You are on page 1of 8

TRƯỜNG TRUNG CẤP TÂY SÀI GÒN

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN DƯỢC LIỆU


LỚP DƯỢC SỸ TRUNG HỌC
I. CHỌN CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG
Câu 1: Đối với DL có bộ phận dùng là lá thời điểm thu hoạch tốt nhất là:
A. Lúc cây đang phát triển B. Lúc cây bắt đầu ra hoa1
C. Lúc cây mới ra những lá đầu tiên D. Lúc cây bắt đầu tàn rụi
Câu 2 : Thời điểm thu hái các loại rễ, rễ củ, thân rẽ tốt nhất là lúc :
A. Lúc cây đang phát triển. B. Lúc cây phát triển tốt nhất.
C. Vào cuối thu sang đông.2 D. Lúc cây bắt đầu ra hoa.
Câu 3 : Độ ẩm an toàn của các loại hạt thường là :
A. 5-7% B. 8-10%3
C. 10-12% D. 12-15%
Câu 4: Acid benzoic có nhiều trong:
A. cây Quế B. cây Thuốc phiện C. cây Ô đầu D. nhựa Cánh kiến trắng4
Câu 5 : Mùi thơm của Dứa là mùi của ester
A. Isoamyl acetat B. Amyl butyrat C. Amyl isovalerianat D. Ethyl butyrat5
Câu 6 : Acid tartric có nhiều trong :
A. Qủa nho6 B. Hạnh nhân đắng C. Canh ki na D. Chanh
Câu 7 : Acid aconitic có trong cây :
A. Táo mèo B. Thuốc phiện C. Ô đầu7 D. Chua me
Câu 8: Acid hydrocarpic có trong dầu Đại phong tử có tác dụng trị :
A. Viêm dạ dày B. Lao, hủi8 C. Nhuận tràng D. Đau nhức
Câu 9: Acid nào là một acid amin :
A. acid malic B. acid mandelic C. acid quisqualic D. acid aconitic9
Câu 10: Styrax benzoin là tên khoa học của dược liệu nào :
A. Vông nem B. Cánh kiến trắng10 C. Đại phong tử D. Hạnh nhân đắng
Câu 11: Các đường kép (oligosaccharid) là các đường khi bị thủy phân sẽ cho mấy phân tử đường đơn :
A. 2 B. 4 C. 6 D. Tất cả đều đúng11
Câu 12: Chất nào có bản chất khác với những chất còn lại ;
A. Cellulose12 B. Pectin C. Gôm D. Alginat
Câu 13 : Đường maltose giống loại đường nào :
A. Glucose B. Lactose13 C. Fructose D. Rhamnose

1
Lá cây thu hái khi cây sắp hay bắt đầu ra hoa là thời kỳ cây quang tổng hợp mạnh nhất, khi đó lá đã phát triển đầy đủ và chứa nhiều
hoạt chất nhất (GT Dược liệu tr. 10)
2
Tùy loại cây, mà có thể thu hái vào cuối mùa thu sang đông, hay cuối mùa đông (GT Dược liệu tr. 9)
3
Độ ẩm an toàn của hạt thường là: 8-10%, của hoa lá, vỏ cây là: 10-12%, rễ và dược liệu chứa nhiều bột, đường là: 12-15%
(GT Dược liệu tr. 11)
4
Acid benzoic có trong Cánh kiến trắng (Styrax benzoin Dryand) và muối natri benzoat có tác dụng sát khuẩn, long đàm, chữa ho
(GT Dược liệu tr. 17)
5
Dạng ester có trong các quả chín, nó làm cho các quả khi chín có mùi thơm như: amyl acetat có trong tinh dầu Chuối, ethyl butyrat
có trong tinh dầu Dứa (GT Dược liệu tr. 16)
6
Acid tartric có trong quả Nho, acid oxalic có trong Khế, Me, cây Chua me…, acid ascorbic có trong quả Kim anh, Sơn tra…
(GT Dược liệu tr. 16)
7
Acid aconitic có trong cây Ô dầu (Aconitum fortunei Hemls.) (GT Dược liệu tr. 16)
8
Acid hydrocarpic trong dầu Đại phong tử có tác dụng trị lao, hủi (phong) (GT Dược liệu tr. 17)
9
Acid amin là một loại phân tử hữu cơ có chứa một nhóm carboxyl (-COOH), một nhóm amino (-NH2) và một nhóm R. Cấu tạo của
acid aconitic không có nhóm (-NH2) do đó không phải là acid amin (GT Dược liệu tr. 16)
10
Theo chú thích (4) của đề cương tr. 1
11
Các đường kép (oligosaccharid) như: saccharose, lactose, maltose… là các đường khi bị thủy phân sẽ cho từ 2 - 6 phân tử đường
đơn (GT Dược liệu tr. 17)
12
Cellulose là một loại homopolysaccharid là các polysaccharid đơn giản hình thành do sự ngưng tụ của duy nhất một loại
monosaccharid. Gôm, chất nhầy, pectin, thạch Agar, alginat là những heteropolysaccharid là những polysaccharid phức tạp hình
thành do sự ngưng tụ của không ít hơn hai loại monosaccharid (GT Dược liệu tr. 17)
13
Theo chú thích số (11) của đề cương tr. 1
Câu 14: Saccharose là:
A. Đường kép (oligosaccharid)14 B. Polysaccharid.
C. Đường đơn (monosaccharid). D. Heteropolysaccharid.
Câu 15: Loại hạt tinh bột nào có kích thước nhỏ nhất:
A. Bắp B. Sắn dây15 C. Lúa mì D. Khoai tây
Câu 16: Khi thủy phân tinh bột bằng enzym sẽ cho các sản phẩm sau, ngoại trừ:
A. Maltose B. Fructose16 C. Dextrin D. Glucose
Câu 17: Dược liệu nào chứa nhiều chất nhầy:
A. Ý dỉ B. Hoài sơn C. Thiên môn17 D. Sắn dây
Câu 18: Nhóm hợp chất nào sau đây thuộc loại glycosid:
A. Tinh dầu. B. Các acid hữu cơ.
18
C. Tanin . D. Gôm và chất nhầy.
Câu 19: Dược liệu nào sau đây chứa glycosid tim:
A. Thiên môn. B. Thảo quyết minh.
C. Bách bộ D. Dương địa hoàng19
Câu 20: Nhóm hợp chất nào sau đây thuộc loại glycosid:
A. Saponin20 B. Cerid.
C. Lecithin. D. Gôm và chất nhầy.
Câu 21: Saponin có các tác dụng sau, ngoại trừ:
A. Chữa ho, long đờm B. Lợi tiểu C. Nhuận tẩy21 D. Bổ dưỡng
Câu 22 : Dược liệu nào sau đây chứa chủ yếu là saponin:
A. Trúc đào B. Ngưu tất22 C. Ngũ bội tử D. Liên nhục
Câu 23: Phản ứng Libermann-Burchard thường dùng để định tính:
A. Tanin B. Acid hữu cơ C. Saponin23 D. Glucid
Câu 24: Các dược liệu sau chủ yếu chứa saponin, ngoại trừ:
A. Râu mèo B. Thông thiên24 C. Tam thất D. Ngưu tất
Câu 25: Chrysophanol là hợp chất thuộc nhóm:
A. Anthraglycosid25 B. Glycosid tim C. Saponin D. Glucid
Câu 26: Alizarin là một chất thuộc nhóm:
A. Anthraglycosid nhóm nhuận tẩy B. Glycosid tim
C. Saponin D. Anthraglycosid nhóm phẩm nhuộm26
Câu 27 : Alcaloid nào có tác dụng diệt sán:

14
Theo chú thích số (11) của đề cương tr. 1
15
Tinh bột sắn dây 2-10µm, bắp 4-25µm, lúa mì hạt to 30-40µm, hạt nhỏ 2-8µm, khoai tây trung bình 50µm, lớn 80-100µm (GT
Dược liệu tr. 18)
16
Khi thủy phân tinh bột bằng enzyme, sự thủy phân xảy ra không hoàn toàn, cho ra các sản phẩm khác nhau như: maltose, dextrin,
glucose, tùy thuộc vào nguồn gốc của tinh bột và loại enzyme (GT Dược liệu tr. 19)
17
Chất nhầy chứa nhiều trong thiên môn, mạch môn có tác dụng chữa táo bón, làm mát phổi, bổ phổi (GT Dược liệu tr. 20)
18
Glycosid là một hợp chất hữu cơ được tạo thành từ một hoặc nhiều phân tử đường (ose, glycon) liên kết với một phân tử không
phải đường (aglycon, genin) thông qua một dây nối (liên kết glycosid). Tanin là một loại glycosid vì được tạo thành từ phân tử đường
(monosaccharide hoặc oligosaccharide) và phân tử không phải đường có thể là: phenolic, flavonoid, hoặc các hợp chất khác
(GT Dược liệu tr. 21 & 30)
19
Các dược liệu chứa glycosid tim: Dương địa hoàng, Trúc đào, Thông thiên, Sừng dê hoa vàng, Cây đay quả dài… (GT Dược liệu
tr. 23)
20
Saponin (saponosid) là một nhóm glycosid có những tính chất chung như: Tạo bọt bền khi lắc với nước, làm vỡ hồng cầu khi tiếp
xúc trực tiếp dù ở các nồng độ rất loãng, độc với cá… Vị đắng đôi khi gây kích ứng niêm mạc, gây hắt hơi, đỏ mắt (GT Dược liệu
tr. 23)
21
Tác dụng của saponin: bổ dưỡng, long đờm, chữa ho, lợi tiểu, kháng viêm, kháng khuẩn, kháng nấm, ức chế virus (GT Dược liệu
tr. 24)
22
Các dược liệu chứa saponin: Bồ kết, Cam thảo, Ngưu tất, cỏ xước, Ngũ gia bì, Nhân sâm, Tam thất, Râu mèo… (GT Dược liệu
tr. 24)
23
Phản ứng Libermann-Burchard lên màu với tất cả các dẫn chất có nhân steroid trong đó có các saponin steroid (GT Dược liệu
tr. 24)
24
Theo chú thích số (22) của đề cương tr. 2
25
(GT Dược liệu tr. 25)
26
(GT Dược liệu tr. 25)
A. Spartein B. Isopelletierin27 C. Ephedrin D. Atropin
Câu 28: Saponin có những tính chất sau, ngoại trừ:
A. Làm vỡ hồng cầu khi tiếp xúc trực tiếp. B. Độc với cá.
C. Có tác dụng điều hòa nhịp tim28 D. Tạo bọt bền khi lắc với nước.
Câu 29: Dược liệu nào sau đây không chứa saponin:
A. Tam thất B. Râu mèo. C. Cam thảo D. Lô hội.29
Câu 30: Phần không phải đường của nhóm nào có cấu trúc anthraquinon
A. Glycosid tim B. Anthranoid30 C. Flavonoid D. Tanin
Câu 31: Alcaloid nào không có nhân dị vòng
A. Strychnin B. Cafein C. Ephedrin31 D. Atropin
Câu 32: Tính chất của tinh bột là:
A. Dễ tan trong nước. B. Không thay đổi khi đun nóng với nước.
C. Dễ bị thủy phân bởi acid hoặc enzym.32 D. Dễ tan trong dung môi hữu cơ
Câu 33: Alcaloid nào có tác dụng kích thích thần kinh trung ương
A. Nicotin B. Strychnin C. Ephedrin33 D. Quinin
Câu 34 : Alcaloid nào có tác dụng trên tim:
A. Cafein B. Cocain C. Quinidin34 D. Palmatin
Câu 35: L-tetrahydropalmatin (rotundin) là thành phần chính của:
A. Câu đằng B. Vông nem C. Liên ngẫu D. Bình vôi35
Câu 36: Chữa động kinh co giật do sốt cao, đau đầu, choáng váng do cao huyết áp là công dụng của:
A. Vông nem B. Câu đằng36 C. Liên nhục D. Bình vôi
Câu 37: Vị thuốc nào có nguồn gốc khác với các vị thuốc còn lại:
A. Thuyền thoái37 B. Liên phòng C. Vông nem D. Câu đằng
Câu 38: Thành phần chính là tinh dầu, trong đó chủ yếu là menthol là thành phần của:
A. Thanh hao hoa vàng B. Kinh giới C. Xuyên khung D. Bạc hà38
Câu 39: Elsholtzia ciliata là tên KH của cây:
A. Kinh giới39 B. Bạch chỉ C. Xuyên khung D. Sắn dây
Câu 40: Bộ phận dùng là cành lá chứa tinh dầu, trong đó chủ yếu là eugenol là của:
A. Kinh giới B. Hương nhu tía40 C. Bạch chỉ D. Cúc hoa vàng
Câu 41: Có chứa tinh dầu và băng phiến (thành phần băng phiến gồm D-borneol, L-camphor, cineol)
là của:
A. Xuyên khung B. Kinh giới C. Đại bi41 D. Sài hồ
Câu 42: Chứa nhựa màu vàng và tinh dầu là thành phần của:
A. Cúc hoa vàng B. Bạch chỉ42 C. Xuyên khung D. Hương nhu tía
Câu 43: Xuyên khung có tên khoa học là:

27
Spartein, Ephedrin, Atropin đều là các alcaloid có tác dụng lên hệ thần kinh (GT Dược liệu tr. 36)
28
Theo chú thích số (20) của đề cương tr. 2
29
Theo chú thích số (22) của đề cương tr. 2
30
Anthraglycosid (anthranoid) là những glycosid có phần aglycon là dẫn chất của 9,10 anthracendion (anthraquinon) (GT Dược liệu
tr. 24)
31
Các alcaloid không có nhân dị vòng, ví dụ: hordenin trong mầm mạch nha, mescalin trong cây Lophophora walliamssi, ephedrin có
trong ma hoàng, colchicin trong hạt tỏi độc, capsaicin trong ớt (GT Dược liệu tr. 33)
32
Tính chất của tinh bột: không tan trong nước lạnh nhưng trương nở (hồ hóa) khi đun nóng với nước, dễ bị thủy phân bởi acid hoặc
enzym (GT Dược liệu tr. 19)
33
Theo chú thích số (27) của đề cương tr. 3
34
Các alcaloid: ajmalin, quinidin có tác dụng trên tim (GT Dược liệu tr. 36)
35
Bình vôi chứa alcaloid với hàm lượng rất khác nhau tùy theo loài. Alcaloid chính là L-tetrahydropalmatin (rotundin), stepharin,
roemerin…và tinh bột (GT Dược liệu tr. 49)
36
Câu đằng dùng làm thuốc chữa đau đầu, ù tai, hoa mắt, chóng mặt do cao huyết áp, trẻ em sốt cao co giật, nổi ban sởi
(GT Dược liệu tr. 50)
37
Thuyền thoái là xác lột của con Ve sầu (GT Dược liệu tr. 51)
38
Tinh dầu Bạc hà, menthol sát trùng mạnh, chữa viêm họng, viêm mũi, đau bụng lạnh (GT Dược liệu tr. 53)
39
(GT Dược liệu tr. 59)
40
Hương nhu là nguyên liệu để cất tinh dầu và chiết xuất eugenol (nguyên liệu chính để tổng hợp vanilin) (GT Dược liệu tr. 60)
41
(GT Dược liệu tr. 61)
42
(GT Dược liệu tr. 55)
A. Angelica dahurica B. Ocimum tenuiflorum C. Artemisia annua D. Ligusticum wallichii43
Câu 44: Thành phần chính là tinh bột, ngoài ra còn có flavonoid (puerarin) là của:
A. Sắn dây44 B. Đại bi C. Thanh hao hoa vàng D. Kinh giới
Câu 45: Các dược liệu nào cùng một họ thực vật:
A. Sắn dây – Kinh giới B. Đại bi – Thiên hoa phấn
C. Xuyên khung – Bạch chỉ45 D. Sài hồ - Hương nhu tía
Câu 46: Bộ phận dùng của dược liệu nào khác với các dược liệu khác:
A. Sài hồ B. Sắn dây C. Bạch chỉ D. Thanh hao hoa vàng46
Câu 47: Dược liệu nào hiện nay được thăm dò chữa tiểu đường, HIV/AIDS47
A. Cúc hoa vàng B. Thiên hoa phấn48 C. Sắn dây D. Đại bi
Câu 48: Rễ có saponin, phytosterol, rượu là bupleurumol, tinh dầu là thành phần của:
A. Thiên hoa phấn B. Sắn dây C. Xuyên khung D. Sài hồ49
Câu 49: Dược liệu dùng để chiết xuất Artemisinin có tác dụng chữa bệnh sốt rét
A. Bạch chỉ B. Thanh cao hoa vàng50 C. Cúc hoa vàng D. Ngãi cứu
Câu 50: Chữa phong hàn tê thấp, chân tay co quắp, bán thân bất toại là công dụng của:
A. Ô đầu51 B. Ngưu tất C. Đỗ trọng D. Tục đoạn
Câu 51: Cây nào thuộc họ Rau giền (Amaranthaceae)
A. Eucommia ulmoides B. Achyranthes bidentata52
C. Drynaria fortunei D. Cibotium barometz
Câu 52: Thành phần chủ yếu là chất nhựa là thành phần chính của:
A. Ngưu tất B. Ô đầu C. Cốt toái bổ D. Đỗ trọng53
Câu 53: Dược liệu nào là loài một lá mầm (lớp Hành):54
A. Hy thiêm B. Thiên niên kiện55 C. Ngưu tất D. Tục đoạn
Câu 54: Thân rễ có chứa chủ yếu là tinh dầu (0,8 – 1%) là của:
A. Tục đoạn B. Thổ phục linh C. Thiên niên kiện56 D. Cốt toái bổ
Câu 55: Dược liệu nào có bộ phận dùng là toàn cây:
A. Ngưu tất B. Hy thiêm57 C. Thổ phục linh D. Tục đoạn
Câu 56: Thành phần chứa chất đắng là darutin thuộc dẫn chất của acid salicylic là của
A. Cẩu tích B. Ngưu tất C. Đỗ trọng D. Hy thiêm58
Câu 57: Dược liệu nào không thuộc ngành Ngọc lan:59
A. Cốt toái bổ60 B. Thổ phục linh C. Đỗ trọng D. Ô đầu

43
(GT Dược liệu tr. 54)
44
(GT Dược liệu tr. 57)
45
Xuyên khung và Bạch chỉ đều là họ Hoa tán (Apiaceae) (GT Dược liệu tr. 54 & 55)
46
Bộ phận dùng của Thanh cao hoa vàng là cành mang lá và hoa (GT Dược liệu tr. 56)
47
Không tìm thấy trong GT Dược liệu
48
Thiên hoa phấn là rễ củ đã cạo sạch vỏ ngoài, phơi hay sấy khô của cây Qua lâu (Trichosanthes kirilowii Maxim) (GT Dược liệu
tr. 62) Trichosanthin (TCS), an active protein component isolated from a traditional Chinese medicinal herb Trichosanthes kirilowii,
has been shown to inhibit HIV infection and has been applied in clinical treatment of AIDS
49
(GT Dược liệu tr. 63)
50
(GT Dược liệu tr. 57)
51
(GT Dược liệu tr. 77)
52
(GT Dược liệu tr. 69)
53
Đỗ trọng có chất nhựa 70% (GT Dược liệu tr. 70)
54
Không tìm thấy trong GT Dược liệu
55
Thiên niên kiện thuộc họ Araceae (GT Dược liệu tr. 71), là một họ thực vật có hoa một lá mầm
56
(GT Dược liệu tr. 71)
57
(GT Dược liệu tr. 72)
58
(GT Dược liệu tr. 72)
59
Không tìm thấy trong GT Dược liệu
60
Cốt toái bổ thuộc họ Dương xỉ (Polypodiopsida hoặc Polypodiophyta) (GT Dược liệu tr. 72) là một nhóm thực vật có mạch sinh
sản thông qua bào tử và không có hạt cũng không có hoa. Ngành Ngọc lan là ngành thực vật có hoa và hạt
Câu 58: Dipsacus japonicas là tên KH của cây:
A. Thổ phục linh B. Tục đoạn61 C. Thiên niên kiện D. Hy thiêm
Câu 59: Chữa phong tê thấp, chân tay co quắp, đau nhức, lỡ ngứa ngoài da, phù thũng là của:
A. Tục đoạn B. Cót toái bổ C. Thổ phục linh62 D. Ô đầu
Câu 60: Dược liệu nào dùng lông có tác dụng cầm máu tốt:
A. Cẩu tích63 B. Thiên niên kiện C. Thổ phục linh D. Ngưu tất
Câu 61: Ngoài tác dụng chữa cao huyết áp, Dừa cạn còn có thể dùng chiết xuất hoạt chất chữa :
A. Thần kinh suy nhược B. Bạch cầu cấp64
C. Mất ngủ, hay quên D. Táo bón
Câu 62: Câu nào sai trong thành phần hóa học các vị thuốc sau:
A. Rễ cây Ba gạc có alcaloid là reserpin. B. Hòe hoa có chứa rutin.
65
C. Trắc bách diệp có alcaloid. D. Lá cây Dừa cạn có vinplastin, vincristin.
Câu 63: Có chứa nhiều alcaloid, trong đó hoạt chất chính là stemonin là thành phần của:
A. Cam thảo B. Bách bộ66 C. Hy thiêm D. Bách hợp
Câu 64: Rễ chứa chủ yếu là saponin, trong đó chủ yếu là glycyrizin là thành phần của:
A. Cam thảo67 B. Bách hợp C. Dâu tằm D. Mạch môn
Câu 65: Vai trò của alcaloid trong nhóm dược liệu chữa ho, hen
A. Tiêu viêm, kích thích long đờm. B. Ức chế trung khu ho.
C. Sát khuẩn đường hô hấp. D. Tất cả các câu trên.68
Câu 66 : Armeniaca vulgaris là tên khoa học của cây:
A. Bách bộ B. Bách hợp C. Mơ69 D. Cát cánh
Câu 67: Rễ củ có chứa acid amin (asparagin), chất nhầy, đường..là thành phần của:
A. Thiên môn70 B. Mạch môn C. Bán hạ D. Bạch giới tử
Câu 68 : Cây Mạch môn có tên khoa học là:
A. Asparagus cochinchinensis B. Glycyrrhiza uralensis
C. Pinella ternata D. Ophiopogon japonicas71
Câu 69 :Chữa ho hen suyễn nhiều đờm, nôn mửa, viêm họng, bụng dầy trướng là công dụng của:
A. Mạch môn B. Cam thảo C. Bán hạ72 D. Bách bộ
Câu 70 : Thành phần có các acid hữu cơ (chủ yếu là a. citric, a. tartric) vitamin C, đường.. là của:
A. Mơ73 B. Cam thảo C. Thiên môn D. Bán hạ
Câu 71 : Trong thân hành chứa chất colchilein, protein, tinh bột và một ít vitamin C là thành phần của:
A. Bán hạ B. Bách hợp74 C. Thiên môn D. Bách bộ
Câu 72 : Chữa ho khan, ho có đờm quánh, ho tức ngực, ho ra máu, viêm phế quản, sốt nóng phiền nhiệt là
công dụng của:
A. Mạch môn B. Cam thảo C. Bách hợp75 D. Mơ
Câu 73 : Có chứa saponin trong đó chủ yếu là kikyosaponin là thành phần của:
A. Trần bì B. Cát cánh76 C. Mạch môn D. Bách bộ

61
(GT Dược liệu tr. 73)
62
(GT Dược liệu tr. 75)
63
(GT Dược liệu tr. 76)
64
(GT Dược liệu tr. 99)
65
(GT Dược liệu tr. 96, 97, 98, 99)
66
(GT Dược liệu tr. 82)
67
(GT Dược liệu tr. 83)
68
(GT Dược liệu tr. 81)
69
(GT Dược liệu tr. 85)
70
(GT Dược liệu tr. 86)
71
(GT Dược liệu tr. 88)
72
(GT Dược liệu tr. 89)
73
(GT Dược liệu tr. 86)
74
(GT Dược liệu tr. 90)
75
(GT Dược liệu tr. 90)
76
(GT Dược liệu tr. 90)
Câu 74 : Platycodon grandiflorum là tên khoa học của:
A. Bách bộ B. Thiên môn C. Bách hợp D. Cát cánh77
Câu 75 : Thành phần chính là flavonoid chủ yếu là rutin (trên 20%) là thành phần của:
A. Dừa cạn B. Hoa hòe78 C. Ba gạc D. Bán hạ
Câu 76 : Bộ phận dùng là cành lá là của:
A. Ba gạc B. Ma hoàng C. Trắc bách diệp79 D. Long não
Câu 77 : Dược liệu nào dùng cành lá và còn dùng hạt:
A. Trắc bách diệp80 B. Ba gạc C. Hoa hòe D. Viễn chí
Câu 78 : Chứa chủ yếu là alcaloid trong đó vinblastine chiếm tỷ lệ cao nhất là thành phần của:
A. Dừa cạn81 B. Bách bộ C. Long não D. Ba gạc
Câu 79 : Chứa 3,8 – 4,2% tinh dầu trong đó chủ yếu là camphor là thành phần của:
A. Trần bì B. Đại bi C. Kinh giới D. Long não82
Câu 80 : Chữa viêm loét lưỡi, miệng, dạ dày ruột là công dụng của:
A. Hoa hòe B. Dạ cẩm83 C. Cửu khổng D. Cây Khôi
Câu 81 : Cây Khôi thuộc họ:
A. Myristicaceae B. Lauracae C. Myrtaceae D. Myrsinaceae84
Câu 82 : Chữa đau dạ dày do thừa acid dịch vị, ra mồ hôi trộm, băng huyết, tràng nhạc là công dụng của:
A. Mẫu lệ85 B. Mai mực C. Dạ cẩm D. Cửu khổng
Câu 83 : Chữa đau dạ dày do thừa acid dịch vị, cầm máu, chữa đau mắt kéo màng là công dụng của:
A. Mai mực B. Cây Khôi C. Mẫu lệ D. Cửu khổng86
Câu 84 : Cassia tora là tên khoa học của:
87
A. Phan tả diệp B. Thảo quyết minh C. Đại hoàng D. Chút chit
Câu 85 : Thân rễ có chứa anthraglycosid chủ yếu là emodin, rhein, chrysophanol, aloe-emodin là thành
phần:
A. Thảo quyết minh B. Muồng trâu88 C. Đại hoàng D. Chút chit
Câu 86 : Trong các dược liệu có tác dụng nhuận tẩy sau, dược liệu nào là thân rễ:
A. Lô hội B. Đại hoàng89 C. Muồng trâu D. Thảo quyết minh
Câu 87 : Cây nào không cùng chi thực vật với các cây còn lại
A. Thảo quyết minh B. Muồng trâu C. Đại90 D.Vọng giang nam
Câu 88 : Cây nào dùng hạt và vỏ quả:
A. Phan tả diệp B. Bí đỏ C, Cau91 D. Sử quân
Câu 89 : Thành phần là các alcaloid: arecolin, arecaidin là thành phần của dược liệu nào:
A. Sử quân tử B. Hạt bí ngô C. Vỏ rễ Lựu D. Binh lang92
Câu 90 : Cây Lựu có tên khoa học là:
A. Quisqualis indica B. Areca catechu
93
C. Punica granatum D. Leucaena glauca
Câu 91 : Có các dầu béo màu xanh, muối kali của acid quisqualic là thành phần chính của:
A. Sử quân tử94 B. Keo giậu C. Bí ngô D. Vỏ rễ lựu
77
(GT Dược liệu tr. 90)
78
(GT Dược liệu tr. 97)
79
(GT Dược liệu tr. 98)
80
(GT Dược liệu tr. 97)
81
(GT Dược liệu tr. 99)
82
(GT Dược liệu tr. 99)
83
(GT Dược liệu tr. 104)
84
(GT Dược liệu tr. 104)
85
(GT Dược liệu tr. 105)
86
(GT Dược liệu tr. 105)
87
(GT Dược liệu tr. 108)
88
(GT Dược liệu tr. 109)
89
(GT Dược liệu tr. 110)
90
Thảo quyết minh, Muồng trâu, Vọng giang nam đều thuộc họ Đậu (Fabaceae)
91
(GT Dược liệu tr. 116)
92
(GT Dược liệu tr. 117)
93
(GT Dược liệu tr. 117)
94
(GT Dược liệu tr. 119)
Câu 92 : Chữa giun đũa, giun kim, trẻ em cam tích là tác dụng của:
A. Bí ngô B. Sử quân tử95 C. Keo dậu D. Lô hội
Câu 93 : Hạt có chứa dầu béo, alcaloid là leucenin (leucenol) là của:
A. Sử quân tử B. Hạt cau C. Bí ngô D. Keo giậu96
Câu 94: Thành phần là các alcaloid: evodiamin, rutecarpin…là thành phần của:
A. Đại hồi B, Ngô thù du97 C. Đinh hương D. Sa nhân
Câu 95: Những dược liệu nào có bộ phận dùng giống nhau
A. Sa nhân và Đinh hương B. Ngũ bội tử và Ngô thù du
98
C. Gừng và Thạch xương bồ D. Quế và Đại hồi
Câu 96: Thành phần chính của tinh dầu là asaron, as aryl aldehyde, glycosid đắng là acorin là của:
A. Sa nhân B. Thạch xương bồ99 C. Đại hồi D. Ngô thù du.
Câu 97: Thành phần có a. tartric, a. citric, vitamin C và đường là thành phần của:
A. Sơn tra100 B. Ngô thù du C. Định hương D. Đại hồi
Câu 98: Dược liệu nào có bộ phận dùng khác với các DL khác:
A. Đại hồi B. Ngô thù du C. Đinh hương101 D. Thảo quả
Câu 99: Thành phần có rehmannin, mannit, glucose, carotene là thành phần của:
A. Địa hoàng102 B. Bạch truật C. Bạch thược D. Hà thủ ô đỏ
Câu 100: Dược liệu có tác dụng bổ dưỡng
A. Nhân sâm, Đại hồi, Sa nhân B. Bạch thược, Đan sâm, Nhân sâm103
C. Trần bì, Viễn chí, Ma hoàng D. Bách bộ, Cam thảo, Cây Mơ
II. CHỌN CÂU ĐÚNG (Đ) - SAI (S)
Câu 101: Bộ phận dùng của Tục đoạn và Ngưu tất giống nhau (Đ)104
Câu 102: Chữa đau lưng, nhức mỏi gối, động thai, huyết áp tăng là công dụng của Đỗ trọng (Đ)105
Câu 103: Thành phần chính của Ngưu tất là saponin (Đ)106
Câu 104: Drynaria fortunei là tên khoa học của cây Cốt toái bổ (Đ)107
Câu 105: Bộ phận dùng của Bán hạ nam là rễ củ (Đ)108
Câu 106: Tanin có tác dụng làm kết tủa alcaloid (S)109
Câu 107: Cibotium barometz là tên khoa học của Thổ phục linh (S)110
Câu 108: Thành phần chính của Đỗ trọng là tinh dầu (S)111
Câu 109: Thành phần chính của tinh dầu Hồi là eugenol (S)112
Câu 110: Bộ phận dùng của Cẩu tích và Đại hoàng giống nhau (Đ)113
Câu 111: Aldehyd cinamic có trong thành phần của tinh dầu Quế (Đ)114
Câu 112: Bách hợp có chứa chất colchichein (Đ)115
95
(GT Dược liệu tr. 119)
96
(GT Dược liệu tr. 120)
97
(GT Dược liệu tr. 127)
98
(GT Dược liệu tr. 125 & 127)
99
(GT Dược liệu tr. 127)
100
(GT Dược liệu tr. 128)
101
(GT Dược liệu tr. 128). Đại hồi, Ngô thù du, Thảo quả đều có bộ phận dùng là quả (GT Dược liệu tr. 123, 126, 130)
102
(GT Dược liệu tr. 130)
103
(GT Dược liệu tr. 146, 160, 161)
104
(GT Dược liệu tr. 69 & 74)
105
(GT Dược liệu tr. 70)
106
(GT Dược liệu tr. 69)
107
(GT Dược liệu tr. 73)
108
(GT Dược liệu tr. 89)
109
Tanin làm kết tủa protein chứ không làm kết tủa alcaloid (GT Dược liệu tr. 30)
110
Cibotium barometz là tên khoa học của Câu tích (GT Dược liệu tr. 76)
111
Đỗ trọng có chất nhựa 70% (GT Dược liệu tr. 70)
112
Anethol có trong tinh dầu Hồi (Oleum Anisi stellati) (GT Dược liệu tr. 38)
113
(GT Dược liệu tr. 76 & 110)
114
Aldehyd cinamic có trong tinh dầu Quế (Oleum Cinnamomi) (GT Dược liệu tr. 38)
115
(GT Dược liệu tr. 90)
Câu 115: Chữa hồi hộp, hay quên, viêm cuống phổi, ho nhiều đờm là tác dụng của Viễn chí (Đ)116
Câu 116: Trong Keo giậu có chứa muối kali của acid quisqualic (S)117
Câu 117: Gamodermataceae là tên khoa học của họ Nấm lim (S)118
Câu 118: Dược liệu là than rễ nên thu hái vào mùa hè (S)119
Câu 119: Muối kali còn có tác dụng lợi tiểu và tăng cường tác dụng của các glycosid tim… (Đ)120
Câu 120: Acid protocatechic và acid citric là các thành phần cấu tạo nên chất tanin. (Đ)121

HẾT

116
(GT Dược liệu tr. 87)
117
Sử quân tử có muối kali của acid quisqualic (GT Dược liệu tr. 119)
118
Nấm lim có tên khoa học là Ganoderma lucidum (GT Dược liệu tr. 163)
119
Theo chú thích số (2) của đề cương tr. 1
120
Muối kali còn có tác dụng lợi tiểu và tăng cường tác dụng của các glycosid tim (GT Dược liệu tr. 15)
121
(GT Dược liệu tr. 16)

You might also like