You are on page 1of 2

*Nguyên tắc quản trị các mối quan hệ KD TMQT:

 Cùng có lợi;
Đối với bất kỳ mối quan hệ nào để làm việc nó cần phải cùng
có lợi
Việc hợp tác phải trên cơ sở tin tưởng, hỗ trợ lẫn nhau để
cùng đạt được mục đích và cùng hướng tới phát triển, cạnh
tranh trên thị trường.
 Tôn trọng và tin cậy lẫn nhau;
Nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau là nguyên tắc ứng xử trong
quan hệ giữa các chủ thể trên cơ sở biết lắng nghe ý kiến của
nhau; sẵn sàng chấp nhận những cái đúng, hợp lý do mỗi bên
đề xuất; cam kết thực hiện đúng những điều đã thỏa thuận.
 Cá biệt hóa trong quản trị mối quan hệ với đối tác;
Quản trị mối quan hệ với đối tác là một lĩnh vực quản
trị liên quan đến việc hiểu rõ vai trò, quan điểm, m ức
độ ảnh hưởng và nhu cầu của các đối tác để có
phương pháp quản lý mối quan hệ và phương pháp
giao tiếp cho phù hợp. Tùy theo từng đối tác mà các
lợi ích, quan tâm của họ đối với một doanh nghi ệp có
khác nhau.

Làm thế nào để quản lý quan hệ đối tác?

Quá trình quản lý quan hệ đối tác đòi hỏi một kế hoạch tập trung
và thực hành có hệ thống, có phương pháp và phải nhất quán
trong toàn doanh nghiệp. Nhiều công ty nước ngoài sử dụng một
công cụ, gọi là kế hoạch quản lý đối tác. Bản kế hoạch này liệt
kê các đối tác chủ chốt của doanh nghiệp, xác định vai trò, ảnh
hưởng của họ đối với doanh nghiệp, cũng như “sách lược” mà
doanh nghiệp dành cho họ.

Một trong những nội dung quan trọng nhất của kế hoạch quản lý
quan hệ đối tác chính là kế hoạch giao tiếp với các đối tác, tức
là xác định những thông tin cần trao đổi, mức độ tiếp xúc, cách
truyền đạt thông tin sao cho hiệu quả nhất. Việc lập kế hoạch
này được xây dựng trên cơ sở hiểu rõ vai trò, nhu cầu và mong
đợi của các đối tác khác nhau.

Các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình phát triển thường
phải thực hiện rất nhiều dự án mở rộng sản xuất kinh doanh như:
triển khai ISO, kế toán quản trị, tin học hóa quản lý, tái cấu trúc
doanh nghiệp, cổ phần hóa, niêm yết, xây dựng thương hiệu…
Từng dự án đều có các đối tác với những lợi ích và mối quan
tâm khác nhau, vì thế sự thành công của doanh nghiệp cũng
phụ thuộc vào cách quản lý các kỳ vọng, lợi ích và sự hợp tác
của các đối tác.

- Các thông tin quản trị về đối tác nên được thiết kế, tổ chức thu
thập một cách khoa học trong hệ thống thông tin quản trị của
doanh nghiệp. Từ đó doanh nghiệp sẽ có được những thông tin
đáng tin cậy để có thể chủ động và kịp thời đưa ra các “sách
lược” phù hợp với từng đối tác. Ngoài ra, với một hệ thống thông
tin tốt, doanh nghiệp sẽ chủ động và kịp thời cung cấp những
thông tin giá trị cho các đối tác khi có yêu cầu.

Hướng đến mối quan hệ lâu dài, bền vững, “win - win”

Trong thương trường hay cuộc sống rất ít các cuộc đàm phán và thương
lượng chỉ xảy ra 1 lần giữa 2 bên là xong. Thông thường chúng ta đều
mong muốn có thể làm ăn lâu dài với nhau. Vậy nên, các doanh nghiệp
đều tìm cách đi đến 1 thỏa thuận chung có lợi cho các bên để nhằm tạo
dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài, bền vững với đối tác của họ.

Win – Win (nguyên tắc thắng – thắng) là một trong những nguyên tắc cơ bản của nghệ thật đàm phán,
kinh doanh hiện đại, hay đặc biệt là trong việc quản trị các mối quan hệ kinh doanh. Theo nguyên tắc
này, những người tham gia hợp tác kinh doanh với nhau sẽ tôn trọng và chấp nhận nguyên tắc “đôi bên
cùng có lợi” (win – win). Nguyên tắc này đảm bảo cho kết quả hợp tác bền lâu.

Nguyên tắc win – win đưa ra dựa trên cơ sở làm cho đối tác hiểu được những quyền lợi của họ dưới góc
nhìn của mình cũng như thế cân bằng trong hợp tác giữa 2 bên. Điều này đem lại mối quan hệ hợp tác
lâu dài, bền vững.

You might also like