You are on page 1of 6

Họ tên: Lê Hữu Đoan

Vị trí : Thực tập sinh

1. Các loại Local Charge đối với hàng xuất/nhập khẩu.


Phí local charge hàng xuất khẩu nguyên container
1/ Phí THC ( Terminal Handling Charge )
Phụ phí xếp dỡ tại cảng, đây là khoản phí thu trên mỗi cont hàng để bù đắp lại phần
chi phi cho các hoạt động tại cảng như: xếp dỡ, tập kết container ra cầu tàu,… khoản
phí này được cảng thu thu các hãng tàu, sau đó các hãng tàu sẽ thu lại đối với khách
hàng (Cnee và Shipper) với tên phí gọi là thc
Ở việt nam mức phí này sẽ chệch lệch khác nhau tuỳ thuôc và cảng và tuỳ vào loại
container.
Ví dụ: tại cảng cát lái thì mức phí thc hàng xuất rất đa dạng, một số hãng tàu thường
inc luôn phần chí phi này trong cước cho một số tuyến, còn lại thì chi phí tại năm
2018 được thu cho cont 20 là vào khoản $120 và cont 40 là khoản $180
2/ Phí B/L (Bill of Lading Fee) – phí AWB (Airway Bill Fee) – phí chứng từ
(Documentation Fee).
Tương tự như phí d/o nhưng mỗi khi có một lô hàng xuất khẩu thì các hãng tàu /
forwarder phải phát hàng một cái gọi là bill of lading (hàng vận tải bằng đường biển)
hoặc airway bill (hàng vận tải bằng đường không).
Phần phí bill này thường có chi phí cố định được các hãng tàu hoặc forwader thu
khách hàng, mức phí vào khoản 35 usd.
3/ Phí Seal
Phần chi phí này là là chi phí cho phần niêm phong container khi lô hàng đã được
đóng hàng xong và xuất đi. Nhằm đảo bảo trách nhiệm hàng hóa còn nguyên tình
trạng đến lúc người nhận hàng mở container. Phần chi phí này giao động vào khoản
$10.
4/ Phí Bill Telex Release
Là một loại phí hình thức giao hàng bằng mà không cần nhận bill gốc. Khi khách hàng
gửi xuất hàng đi nước ngoài mà toàn bộ chi phí tiền hàng của bên mua đã thanh toán
cho bên bán xong thì bên bán sẽ ủy quyền xuất telex release để bên nhận hàng có thể
lấy hàng mà không cần phải dùng bill gốc.
5/ Phí BAF (Bunker Adjustment Factor) phụ phí biến động giá nhiên liệu
Là khoản phụ phí (ngoài cước biển) hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát
sinh do biến động giá nhiên liệu. Tương đương với thuật ngữ faf (fuel adjustment
factor)…
– Phí BAF (Bulker Adjustment Factor): phụ phí xăng dầu (cho tuyến châu âu).
– Phí EBS (Emergency Unker Surcharge): phụ phí xăng dầu (cho tuyến châu á)
6/ Phí AMS (Advanced Manifest System Fee)
Phí này là bắt buộc do hải quan mỹ, canada và một số nước khác yêu cầu khai báo chi
tiết hàng hóa trước khi hàng hóa này được xếp lên tàu để chở đến USA, Canada…
Mức chi phí này thường thu vào khoảng $25 / bill of lading.
7/ Phí ANB
Phí này tương tự như phí AMS (áp dụng cho châu á).
Phí local charge hàng nhập khẩu lẻ
Đối với hàng lẽ sở dĩ là được các đơn vị vận chuyển thu gom hàng rồi đóng lại thành
một container để vận chuyển về và giao cho khách hàng. Từ đó mức phí local charge
sẽ được tính toán và thu trên đơn vị là cbm bao gồm:
1/ Phí Bill
Chi phí này cho hàng lẻ vẫn được tính như hàng nguyên Container. Tuy nhiên tùy vào
vào bên đối tác phục vụ cho bạn mà họ có thể tính mức phí này tốt nhất cho bạn hay
không ?
2/ Phí CFS (Container Freight Station Fee)
Phí này là phí được các đơn vị tháo dỡ hàng hoá để đưa vào kho hoặc từ kho đưa vào
container. Mức phí này sẽ tuỳ thuộc vào đơn vị vận chuyển để làm với bạn nhưng
thường sẽ giao dao động vào khoản $15 đến 17$ hoặc hơn một chút tuỳ vào bạn xuất
hàng đi đâu.
3/ Phí THC ( Terminal Handling Charge )
Tương tự hàng container, mức phí này được các kho hàng lẻ tại cảng thu phí để bù cho
chi phí sếp dỡ hàng hoá tại kho hàng lẻ
4/ Phí hun trùng (FUMI)
Là chi phí dịch vụ chuyên ngành để tác động vào các loại hoàng hóa, bưu kiện có liên
qua tới gỗ, các hộp gỗ, kiện gỗ khi gửi hàng đi quốc tế.
Chi phí cho phần hun trùng này thường tính theo shippent vào khoản $10
2. Các loại Container và kí hiệu
Kí Mô tả Mẫu
Loại hiệu
Dry container DC Container khô là loại phổ biến nhất
hiện nay. Ngoài ra, còn có GP
(General Purpose), ST hoặc SD
(Standard) cũng đều là container
thường.
High cube HC Chuyên dùng để đóng gói hàng hóa
có kích thước, khối lượng lớn và có
thể chứa nhiều hàng hóa hơn
container khô thông thường. Loại
này còn được ưa chuộng để làm
văn phòng, nhà container.
Standard RF Container được thiết kế để vận
Reefer chuyển hàng có yêu cầu về nhiệt
độ, độ ẩm hoặc kiểm soát môi
trường (hàng tươi mát - rau củ quả,
hàng đông lạnh - thịt cá thực phẩm
chế biến, các thiết bị linh kiện điện
tử,...). Vách container lạnh này có
cấu tạo 3 lớp: Lớp trong và bên
ngoài của vách container được làm
bằng thép không gỉ, chịu nhiệt, có
độ bền cao, ở giữa 2 lớp vách là
Foam PU cách nhiệt có tỷ trọng 43
- 46kg/m3.
Hi - Cube HR Loại này cũng là thùng container
Reefer đông lạnh nhưng cao hơn container
lạnh thông thường, dùng để vận
chuyển, lưu trữ nhiều hàng hóa
hơn.

Open top OT Đây là loại thùng mở nóc, có thể


đóng hàng vào và dời hàng ra thông
qua nóc container. Khi đó nóc
container sẽ được phủ bạt để che
mưa. Container open top này dùng
để vận chuyển máy móc thiết bị cơ
giới quá khổ.
Flat rack FR Là loại container không vách,
không nóc, chỉ có sàn, chuyên dùng
để vận chuyển các loại hàng hóa
nặng, có kích thước quá khổ.
Container loại này được thiết kế với
vách hai đầu ở phía trước và phía
sau hoặc toàn bộ các mặt không có
vách, các đà trụ có thể được thiết kế
cố định, thiết kế cho phép gấp lại
hoặc tháo rời.
Seal khóa niêm phong container trước
container khi xuất hàng hóa để hạn chế thất
thoát và chất lượng sản phẩm. Loại
kẹp chì này sẽ bao gồm 1 dãy seri
có 6 chữ số, mỗi 1 container niêm
phong 1 số chì duy nhất và được
khai báo hải quan qua các ký hiệu
như: P/L, B/L, C/O.

Kí hiệu container trên vỏ thùng


Trên container có rất nhiều mã hiệu ở phía trước, đằng sau, bên trong, bên ngoài và
trên nóc. Bạn có thể nhận biết ký hiệu cont lạnh qua một số thông tin sau:
Mã chủ sở hữu:
Được viết tắt bằng 3 chữ cái viết hoa được đăng ký với cơ quan đăng kiểm quốc tế
hoặc BIC. Đi kèm với các chữ cái như:
U: Container chở hàng (freight container)
J: Container có thể tháo rời (detachable freight container-related equipment)
Z: Đầu kéo (trailer)
Số seri
Gồm 6 chữ số ví dụ như 012345, 001223,..
Chữ số kiểm tra
Dùng để kiểm tra tính chính xác của chuỗi ký tự đứng trước đó nhằm giảm thiểu rủi ro
trong quá trình nhập số container. Loại container là dòng chữ số ở dưới dãy seri cont
như 11G1, 56R2, 13T5,..
Ký hiệu chữ cái trong cont được chia thành nhóm sau:
G: Container thường
R : cont lạnh
U: Cont open top có thể mở nắp
T: là container bồn
Chữ số sau ký hiệu chữ thường gặp là 0, 1 hoặc 2 ở đầu. 2 số đầu tiên thể hiện chiều
dài container.
Các ký hiệu container khác
Ngoài các ký hiệu trên container, bạn sẽ bắt gặp một số kích thước và mã hiệu
container ở bên dưới cont như sau:
MAX. GROSS: Là tổng lượng max của container bao gồm cả các vật dụng chèn trong
cont. Được tính theo 2 đơn vị là Kg và LB (1 kg ~ 2.2 lbs)
TARE: Thể hiện khối lượng tịnh của vỏ container.
NET (Hoặc PAYLOAD hoặc MAX.C.W): Là trọng lượng hàng tối đa đóng vào
container trước khi xuất khẩu.
CU.CAP (CUBIC CAPACITY): Thể hiện số khối trong cont sẽ tính bằng m khối và
feet khối.
3. Các loại CO
CO form A hàng xuất khẩu sang các nước và Việt Nam sẽ được hưởng ưu đãi
thuế quan phổ cập GSP
- Đây là loại CO đặc trưng nhất, được cấp theo GSP (Hệ thống ưu đãi phổ cập)
của các nước có tên trên mặt sau mẫu A
- Khi có CO này, hàng hóa xuất đi sẽ được hưởng một mức ưu đãi về thuế GSP
của nước nhập khẩu hàng
- Mẫu này chỉ được cấp khi hàng hóa được xuất sang một trong các nước ghi ở
mặt sau của mẫu A & nước này sẽ cho Việt Nam được hưởng những ưu đãi từ
GSP
- Hàng hóa xuất sang phải đáp ứng yêu cầu mà nước đó quy định thì mới được
hưởng ưu đãi
- VCCI sẽ không cấp mẫu A đối với mặt hàng giày dép xuất khẩu sang Liên
minh Châu Âu (EU)
CO form B hàng xuất sang mọi nước, cấp theo quy định về xuất xứ không có ưu
đãi
- Là CO cấp cho hàng hóa xuất xứ tại Việt Nam và xuất đi sang các nước khác
trên thế giới khi: Nước nhập khẩu không có ưu đãi GSP; Nước nhập khẩu có ưu
đãi GSP nhưng Việt Nam không được hưởng; Nước nhập khẩu có chế độ GSP,
cho Việt Nam được hưởng ưu đãi nhưng hàng hóa Việt Nam xuất qua không
đạt tiêu chuẩn nước này đề ra
- CO form D hàng xuất sang các nước trong khối ASEAN thuộc diện được
hưởng ưu đãi thuế quan dựa trên Hiệp định đã ký CEPT
- Là form CO theo Hiệp định về chương trình Ưu đãi Thuế quan có hiệu lực
chung (CEPT)
- Chỉ cấp khi xuất từ một trong các nước thuộc ASEAN sang các nước thành viên
ASEAN khác mà thôi
CO form E hàng xuất khẩu sang Trung Quốc và các nước ASEAN thuộc diện
được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định ký kết Trung Quốc – ASEAN
- Là CO ưu đãi chỉ cấp cho hàng hóa từ Việt Nam sang Trung Quốc
- Hiệu lực được thực hiện từ ngày 26/11/2003 theo Hiệp định khung về Hợp tác
Kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
CO form S hàng xuất sang Lào theo diện được hưởng ưu đãi về thuế quan của
Hiệp định Việt Nam – Lào
- Loại CO này chỉ cấp cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu qua Lào
- Là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa do Cơ quan có thẩm quyền đã được Bộ
Thương mại ủy quyền để cấp cho hàng Việt Nam hưởng các ưu đãi về thuế theo
Hiệp định Hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật giữa Việt Nam và Lào
(ngày 07/01/2005)
CO form AK hàng xuất sang Hàn Quốc và các nước ASEAN theo diện được
hưởng ưu đãi thuế quan của Hiệp định ASEAN – Korea
- Chỉ cấp cho hàng hóa từ Việt Nam xuất qua Hàn Quốc
- Là loại form CO được hưởng ưu đãi theo Hiệp định thương mại hàng hóa thuộc
Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện giữa các chính phủ của các nước
thành viên ASEAN và Hàn Quốc
CO form GSTP hàng xuất sang các nước đã tham gia hệ thống ưu đãi thương
mại toàn cầu (GSTP) cho Việt Nam hưởng ưu đãi này
Các loại form CO khác:
CO form ICO cấp cho sản phẩm làm từ cà phê được trồng và thu hoạch tại Việt Nam
xuất sang các nước theo quy định của Tổ chức Cà phê Thế giới (viết tắt là ICO) để
được hưởng ưu đãi.
CO form Mexico cấp cho hàng dệt may, giày dép xuất khẩu qua Mexico theo quy định
của nước này
Ngoài ra còn có một số các loại form CO khác mà bạn có thể tìm kiếm thêm khi muốn
xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam qua các nước trên thế giới hoặc ngược lại. Khi làm
các loại form CO bạn hãy đọc kỹ các ưu đãi được hưởng, các yêu cầu hàng hóa mà
nước nhập khẩu đề ra đề bạn được hưởng ưu đãi đó,…
Một số trường hợp nếu hàng xuất khẩu không cấp được CO thì VCCI có thể cấp một
loại giấy là Giấy chứng nhận về thực trạng hàng hóa dưới dạng chứng nhận hàng tạm
nhập tái xuất, chứng nhận hàng gia công đơn giản tại Việt Nam,… theo yêu cầu từ
khách nhập, cơ quan chức năng nước nhập hàng hóa hoặc đề nghị của doanh nghiệp
nhập khẩu.

You might also like