You are on page 1of 20

THAM VẤN HƯỚNG NGHIỆP

TRONG TRƯỜNG HỌC

TS. NGUYỄN BÁ ĐẠT


BỘ MÔN TÂM LÝ HỌC THAM VẤN,
KHOA TÂM LÝ HỌC, ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN,
ĐHQGHN
THÁCH THỨC LỨA TUỔI

Trường
học Học sinh có thể
giải quyết vấn
đề này bằng
cách phát triển
năng lực thông
Định
hướng
Cá Thế giới
qua các hoạt
bản thân nhân việc làm
động diễn ra
bên trong và
bên ngoài
trường học
(Albisser et
Gia đình
al.2011).
CÁ NHÂN

• Năng lực chung


• Năng lực nghề nghiệp
• Sự do dự nghề nghiệp
• Thích ứng nghề nghiệp
• Sở thích
NĂNG LỰC

• Năng lực đóng một vai trò quan trọng trong việc định hướng
và khẳng định bản thân, đáp ứng yêu cầu và kỳ vọng của xã
hội (Keller Schneider et al. 2018)
• Năng lực tiềm ẩn trong nhận thức và tình cảm, cho phép cá
nhân đưa ra quyết định và giải quyết các nhiệm vụ đầy thử
thách (Blömeke và cộng sự 2015)
NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP

• Năng lực nghề nghiệp gồm nhận thức và kỹ năng chung, kỹ


năng chuyên biệt gắn với một lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể, kỹ
năng quản lý bản thân, kỹ năng xây dựng phát triển nghề nghiệp
(Bridgstock 2009).
• Năng lực nghề nghiệp đề cập đến những năng lực giúp cá nhân
khám phá và thấu hiểu bản thân, cơ hội nghề nghiệp, giáo dục –
đào tạo, đưa ra các quyết định nghề nghiệp (Sultana 2012).
• Năng lực nghề nghiệp được nhìn nhận là năng lực tổng thể có sự
tích hợp kiến thức, kỹ năng, thái độ, bối cảnh (Mulder 2011;
Kurunsaari và cộng sự. 2018)
NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP

• Năng lực nghề nghiệp bao gồm kiến thức (ví dụ: kiến thức
về bản thân, về thế giới nghề nghiệp, về công việc cụ thể, về
các công ty, cơ sở sản xuất kinh doanh, về tiền lương), kỹ
năng (ví dụ: đặt câu hỏi, trình bày những thông tin quan
trọng hoặc thu thập thông tin về một công ty), thái độ và
niềm tin (Keller-Schneider et al. 2018)
• Năng lực nghề nghiệp liên tục phát triển, liên quan đến sự
hiểu biết về công việc, cả ở cấp độ cá nhân và nhóm (Bound
và Lin 2013).
GIÁO DỤC NĂNG LỰC NGHỀ
NGHIỆP
• Giáo dục năng lực nghề nghiệp – dựa vào năng lực của cá
nhân của học sinh nhằm phát triển các thế mạnh của cá
nhân, bản sắc nghề nghiệp, con đường phát triển nghề
nghiệp để trở thành chuyên gia có năng lực (Sturing et al.
2011).
SỰ DO DỰ NGHỀ NGHIỆP

• Sự do dự trong việc lựa chọn nghề nghiệp, cá nhân không


chắc chắn trong việc lựa chọn nghề nghiệp, trong khi những
người khác kiên định với sự lựa chọn của bản thân về nghề
nghiệp (Wanberg & Muchinsky, 1992)
• Sự do dự nghề nghiệp muốn đề cập đến sự thiếu quyết đoán
của một số cá nhân trong việc lựa chọn nghề nghiệp (Santos
&Coimbra, 2000).
• Chưa quyết định được nghề nghiệp là một trạng thái bình
thường và mang tính tạm thời (Betz, 1992; Lewko, 1994;
Osipow, 1999)
SỰ DO DỰ NGHỀ NGHIỆP

• Những cá nhân lưỡng lự trong việc lựa chọn


nghề nghiệp - muốn nói đến sự bất lực trong
quá trình ra quyết định lựa chọn và theo đuổi
nghề nghiệp bởi họ có một số vấn đề tâm lý
(Hartman, Fuqua, & Hartman, 1983), có dấu
hiệu rối loạn nhân cách (Callanan &
Greenhaus, 1992), hoặc có có thói quen lười
biếng (Guerra & Braungart-Rieker, 1999).
SỰ DO DỰ NGHỀ NGHIỆP

• Phân biệt
• Những cá nhân thiếu quyết đoán và
• Những người chưa quyết định được nghề nghiệp,
• Các nhà nghiên cứu ghi nhận quá trình lựa
chọn nghề nghiệp là một cấu trúc đa chiều,
phức tạp (Vondracek, Hostetler, Schulenberg,
& Shimizu, 1990).
SỰ DO DỰ NGHỀ NGHIỆP VÀ TỰ
HIỂU QUẢ BẢN THÂN
• Hiệu quả bản thân ảnh hưởng đến sự thiếu quyết đoán trong lựa chọn nghề nghiệp đã
được ghi nhận bởi các nghiên cứu thực nghiệm trong những thập kỷ qua.

• Cấu trúc của tự hiệu quả, được đề xuất bởi Bandura (1997), liên quan đến các nhận
định về các kỹ năng của cá nhân để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

• Sự hiệu quả bản thân không liên quan đến số lượng kỹ năng bạn có mà là với những
gì bạn tin rằng bạn có thể làm.

• Trong lĩnh vực tâm lý học nghề nghiệp, nghiên cứu được thực hiện bởi Betz và
Hackett (1986) đã nghiên cứu về tính hiệu quả của bản thân về lựa chọn nghề nghiệp.

• Phần lớn kết quả nghiên cứu hỗ trợ việc sử dụng hiệu quả bản than trong việc tự ra
quyết định nghề nghiệp, dự đoán sự sai lầm trong nghề nghiệp (Betz, Klein, & Taylor,
1996; Betz & Luzzo, 1996; Giannakos, 1998)
HIỆU QUẢ BẢN THÂN

• Tự đánh giá Hiệu quả bản thân được liên kết với một lĩnh vực
hoạt động, một số nhà nghiên cứu cũng kiểm chứng về hiệu quả
của bản thân một cách tổng quát của cá nhân .
• Cảm giác đặc biệt về niềm tin hiệu quả bản thân đề cập đến niềm
tin tổng quát về khả năng đối phó của một người trên phạm vi
rộng, nhiều tình huống mới lạ (Sherer và cộng sự, 1982).
• Tự đánh giá hiệu quả bản than mục đích hướng tới một ý thức
tổng quát và ổn định về năng lực cá nhân để giải quyết hiệu quả
với nhiều tình huống căng thẳng (Schwarzer & Scholz, 2000),
chẳng hạn như sự do dự trong nghề nghiệp.
SỰ DO DỰ VÀ THÍCH ỨNG NGHỀ NGHIỆP

Tập trung
Sự căng thẳng:
Các vào cảm xúc
Sự do dự
nghề
tình huống khó chiến
xử và xung đột
nghiệp yếu tố bên trong lược
và bên ngoài
ứng phó Tập trung
vào vấn đề
DO DỰ NGHỀ NGHIỆP VÀ SỞ
THÍCH NGHỀ NGHIỆP

• Giáo dục nghề định nghĩa sở thích là những thứ mà cá nhân


thích và cảm thấy thú vị (Hyde & Trickey, 1995;
Sidiropoulou Dimakakou, 2000).
• Sở thích được thể hiện thông qua các hoạt động mà cá nhân
theo đuổi, đó là những điều được cá nhân đánh giá cao và
cảm thấy vui, thú vị hoặc thách thức.
• Sở thích có ảnh hưởng đến kế hoạch giáo dục, đào tạo và
lựa chọn nghề nghiệp
ĐÁNH GIÁ SỞ THÍCH NGHỀ NGHIỆP

Đánh giá sự tự nhận


thức bản thân

Sở thích là
Khám phá các
những điều cá
tình huống
nhân cảm thấy Lựa chọn nghề
khó xử trong
thích thú, thú nghiệp
lựa chọn nghề
vị, và thách
nghiệp
thức

Quyết định nghề


nghiệp
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP

THAM VẤN NGHỀ GIÁO DỤC NGHỀ

• Diễn ra tại văn phòng tham vấn • Tổ chức dưới hình thức là một
học đường môn học chính thức trong
chương trình giáo dục
• Gắn với cá nhân và nhóm nhỏ
• Phát triển cá nhân
• Hỗ trợ học sinh, cha mẹ lựa chọn
và ra quyết định nghề nghiệp • Các chủ đề hướng nghiệp: nhận
thức và quản lý bản thân, giới
• Hỗ trợ giáo viên xây dựng và tổ
trong nghề nghiệp, quan hệ
chức các giờ giáo dục nghề
đồng nghiệp,
• Đề xuất các sáng kiến trong việc
phát triển năng lực nghề nghiệp
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC
HƯỚNG NGHIỆP
• Giao lưu với chuyên gia – khám phá con đường phát triển nghề
nghiệp (phỏng vấn chuyên gia về con đường sự nghiệp của họ),
• Khám phá bản thân và sở thích riêng (sơ yếu lý lịch, cá nhân và
lợi ích nghề nghiệp),
• Thị trường lao động (với hai yếu tố cấu thành: cơ hội việc làm
trong cộng đồng của tôi và rủi ro, yêu cầu cơ hội và triển vọng
cho một công việc),
• Khám phá nơi làm việc (với hai thành phần: lập kế hoạch và
thực hiện chuyến thăm thực tế nơi làm việc, viết lại và trình
bày kết quả của chuyến thăm)
CÁC YẾU TỐ LÀM GIA TĂNG HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP

• Sách bài tập và bài tập viết


• Diễn giải và phản hồi được cá nhân hoá – thảo luận
• Tìm kiếm những thông tin nghề nghiệp
• Mô hình hoá các nội dung – thông điệp
• Thúc đẩy, hỗ trợ học sinh tìm kiếm thông tin nghề nghiệp
ĐÁNH GIÁ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA
CHƯƠNG TRÌNH HƯỚNG NGHIỆP

• Ra quyết định nghề nghiệp


• Hiệu quả của hoạt động tìm kiếm việc làm (kỹ năng chuẩn
bị hồ sơ, trả lời phỏng vấn xin việc,
• Trạng thái tâm lý khi tham gia chương trình: sự hài long,
cảm nhận về sự hiệu quả
ƯU ĐIỂM CỦA
PHƯƠNG PHÁP TỰ ĐÁNH GIÁ
• Dễ dàng áp dụng đối với một nhóm lớn
• Đo lường được nhiều kỹ năng hoặc các khía cạnh nhận thức
về nghề nghiệp
• Đánh giá được các khía cạnh kỹ năng và nhận thức sâu sắc
ở cá nhân – khi cá nhân tự nhận thức về bản thân, người
khác (cha mẹ, người chăm sóc, giáo viên báo cáo) có thể
không nhận ra
• Khi đánh giá cần sử dụng thang đo – đo được nhiều khía
cạnh và khách quan, có độ tin cậy, hiệu lực

You might also like