You are on page 1of 31

lOMoARcPSD|10951450

PHẢN BIỆN CHỦ ĐỀ 3-CÔNG TY DABACO

Phân tích BCTC (Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh)

Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university


Downloaded by H?NH NGUY?N TH? KIM (hanhnguyen.31211023485@st.ueh.edu.vn)
lOMoARcPSD|10951450

ĐẠI HỌC UEH

KHOA KẾ TOÁN

TIỂU LUẬN NHÓM


Môn học: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Giảng viên: Lê Đoàn Minh Đức

 Mã lớp học phần: 23D1ACC50702009


 Khóa – Nhóm: K46 – Nhóm 9
 Chủ đề: Phân tích BCTC tại CTCP Tập đoàn DABACO Việt Nam (Mã
chứng khoán: DBC); thuộc nhóm ngành chăn nuôi. Phân tích từ góc nhìn
của bên cho vay tiền

TP Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 5 năm 2023

Downloaded by H?NH NGUY?N TH? KIM (hanhnguyen.31211023485@st.ueh.edu.vn)


lOMoARcPSD|10951450

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................................... 3
I. GIỚI THIỆU CÔNG TY..................................................................................................4
NGUỒN GỐC SỐ LIỆU..........................................................................................................5
PHÂN TÍCH 5 YẾU TỐ CẠNH TRANH...................................................................................5
Áp lực cạnh tranh 1: Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đang hiện tại..................................5
Áp lực cạnh tranh thứ 2: Nguy cơ xâm nhập ngành..............................................................8
Áp lực cạnh tranh thứ 3: Mối đe dọa của sản phẩm thay thế.................................................9
Áp lực cạnh tranh thứ 4: Năng lực thương lượng của người mua........................................10
Áp lực cạnh tranh 5: Năng lực cạnh tranh của nhà cung cấp...............................................11
II. PHÂN TÍCH XU HƯỚNG MỘT SỐ CHỈ TIÊU NHƯ DOANH THU, GIÁ VỐN, LỢI
NHUẬN, TÀN SẢN, NPT, VCSH QUA 5 NĂM 2018-2022......................................................11
1. Khái niệm phân tích xu hướng báo cáo tài chính..........................................................11
2. Phân tích xu hướng các chỉ tiêu...................................................................................12
III. PHÂN TÍCH CHỈ SỐ TÀI CHÍNH NĂM 2021-2022....................................................16
1. Khả năng thanh toán..................................................................................................16
2. Khả năng sinh lời........................................................................................................18
3. Đánh giá năng lực dòng tiền.......................................................................................19
4. Các chỉ số kiểm tra trị trường.......................................................................................22
5. Đánh giá hoạt động....................................................................................................22
KẾT LUẬN............................................................................................................................ 25
ĐỀ XUẤT.............................................................................................................................. 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................27

Downloaded by H?NH NGUY?N TH? KIM (hanhnguyen.31211023485@st.ueh.edu.vn)


lOMoARcPSD|10951450

PHẢN BIỆN CHỦ ĐỀ 3

Tên Phần trăm


đóng góp
Nguyễn Tường Vi 100%

Đỗ Phương Uyên 100%

Giang Lâm Yến 100%

Đồng Vĩnh Ý 80%

Nguyễn Thị Cẩm Tuyền 80%

Downloaded by H?NH NGUY?N TH? KIM (hanhnguyen.31211023485@st.ueh.edu.vn)


lOMoARcPSD|10951450

LỜI MỞ ĐẦU
Từ thời xa xưa, nông nghiệp đã gắn liền với người dân nước mình, ngoài ra còn có chăn
nuôi cũng là ngành gần như được gọi là “Đôi bạn cùng tiến” với nông nghiệp. Cũng như
nuôi trâu để giúp ta cày lúa, cho ta có một vụ mùa bội thu hơn, tiết kiệm được 1 phần sức
người.
Hiện nay, kinh tế thế giới phát triển với trình độ ngày càng cao thì nền kinh tế Việt Nam cũng
đang dần phát triển theo xu hướng hội nhập. Doanh nghiệp Việt ngày càng đa dạng, phong
phú về các mảng kinh doanh và hoạt động sôi động, đòi hỏi luật pháp và các biện pháp kinh
tế của nhà nước phải đổi mới để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế. Trong xu hướng đó,
CTCP Tập đoàn DABACO Việt Nam đã cập nhật và không ngừng phát triển, hoàn thiện về
nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền sản
xuất. Để hiểu rõ hơn về ngành chăn nuôi của nước ta hiện nay, chúng tôi chọn ra một công
ty, điển hình là công ty DABACO để phân tích Báo cáo tài chính từ đó xem xét hoạt động
kinh doanh của DABACO có ổn định hay không, đang gặp phải những vấn đề gì, nguyên
nhân, cách giải quyết,...

Downloaded by H?NH NGUY?N TH? KIM (hanhnguyen.31211023485@st.ueh.edu.vn)


lOMoARcPSD|10951450

I. GIỚI THIỆU CÔNG TY ĐANG PHÂN TÍCH.


Trên thị trường hiện nay có rất là nhiều công ty lớn nhỏ hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi
như là công ty CP Chăn nuôi C.P Việt nam, Công ty TNHH Cargill việt nam, công ty TNHH
CJ VINA AGRI, đây là 3 công ty top đầu của thị trường chăn nuôi trong năm 2021. Nhưng ở
bài này, chúng tôi sẽ phân tích công ty DABACO Việt Nam, đứng top 7 năm 2021.
Tập đoàn DABACO Việt Nam – là một Tập đoàn hoạt động đa ngành nghề, trong đó, lĩnh
vực chính là sản xuất thức ăn chăn nuôi, giống gia súc, gia cầm và chế biến thực phẩm.
Bên cạnh đó, DABACO còn tham gia vào lĩnh vực đầu tư xây dựng hạ tầng khu công
nghiệp, khu đô thị và kinh doanh bất động sản. DABACO tự hào là một trong những thương
hiệu xuất hiện sớm nhất trên thị trường thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam và là một trong 10
doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn nhất cả nước.
Tiền thân là doanh nghiệp nhà nước được thành lập năm 1996 và được cổ phần hóa năm
2005. Từ đó đến nay, công ty đã thành công trong việc phát triển cả chuỗi giá trị từ sản xuất
con giống đến thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi gia công và chế biến thịt. Trải qua nhiều khó
khăn, thách thức, DABACO đã bứt phá từ vị trí của một doanh nghiệp nhà nước nhỏ trở
thành Tập đoàn kinh tế đa ngành nghề, với nguồn lực hùng mạnh cả về tài chính, nhân lực
cũng như uy tín, thương hiệu trên thị trường.
Chiến lược phát triển của DABACO giai đoạn 2011-2015 là thực hiện thành công mô hình
sản xuất tiên tiến, khép kín từ: “Sản xuất con giống gia súc, gia cầm - Sản xuất thức ăn -
Chăn nuôi gia công – Giết mổ và chế biến thực phẩm song song với phát triển hệ thống bán
lẻ hiện đại theo mô hình Siêu thị và Cửa hàng thực phẩm sạch DABACO”.

Hình 1: Chiến lược phát triển của Tập đoàn DABACO


II. NGUỒN GỐC SỐ LIỆU
Số liệu dùng cho các phân tích, tính toán trong bài luận được thu thập tại trang
cophieu68.vn. Ở trang web này, có khá nhiều thông tin hữu ích, các chỉ số tài chính, nhưng
ở đây chúng tôi chỉ lấy những số liệu cần thiết trong Bảng cân đối kế toán và Báo cáo Kết
quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ qua các năm, từ 2018 đến 2022. Sau
đó thống kê lại thành một bảng excel, để tiện cho việc phân tích cũng như so sánh qua các
năm.

Downloaded by H?NH NGUY?N TH? KIM (hanhnguyen.31211023485@st.ueh.edu.vn)


lOMoARcPSD|10951450

Link số liệu nhóm tự thống kê:


https://docs.google.com/spreadsheets/d/1eYOcVQmzszbV2F6_8v6Y7gE-
AANGVutJLLFt00POdHw/edit#gid=1955668590

III. PHÂN TÍCH 5 YẾU TỐ CẠNH TRANH CỦA TẬP ĐOÀN DABACO.
1. Áp lực cạnh tranh 1: Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đang hiện tại
- Tốc độ tăng trưởng của ngành:
DABACO là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quả với ngành sản xuất thức ăn
gia súc là ngành tiềm năng và có tốc độ tăng trưởng cao. Nhu cầu thực phẩm ngày càng
tăng, kéo theo tác động tích cực đến tăng trưởng của thị trường ngành chăn nuôi, hoạt động
sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi phát triển.
Đối với ngành chăn nuôi, tuy phải chịu nhiều biến cố do phải chịu “khó khăn kép” từ dịch tả
lợn Châu Phi và đại dịch COVID-19, ngành chăn nuôi Việt Nam đã nâng cao sức sản xuất,
hội nhập mạnh với khu vực và quốc tế: Sản lượng thức ăn chăn nuôi cả nước chỉ đạt 8,5
triệu tấn vào năm 2008 nay đã tăng lên mức 20,5 triệu tấn vào năm 2020 với tốc độ tăng
trưởng bình quân vào khoảng 7,6%/năm. Chăn nuôi Việt Nam phát triển với tốc độ 5 -
7%/năm, góp phần quan trọng duy trì tốc độ tăng trưởng của ngành Nông nghiệp. Với chính
sách mở cửa, Việt Nam đã tạo môi trường đầu tư và điều kiện thuận lợi cho nhiều tập đoàn,
doanh nghiệp lớn trên thế giới từ Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung
Quốc... đến đầu tư và phát triển kinh doanh chăn nuôi tại Việt Nam. Từ đó cho thấy, ngành
chăn nuôi đang có tốc độ phát triển nhanh, đáp ứng được nhu cầu của thị trường, góp phần
lớn trong phát triển kinh tế cả nước.
- Tập trung và cân bằng giữa các đối thủ cạnh tranh:
Các sản phẩm của DABACO giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành chăn nuôi
và được ưu tiên trong chiến lược phát triển nền nông nghiệp Việt Nam.
Trong suốt quá trình phát triển, DABACO đã không ngừng mở rộng hoạt động sản xuất kinh
doanh bằng việc mở rộng quy mô sản xuất cũng như cơ cấu ngành nghề, góp phần củng cố
vị thế trong ngành. Ngoài lĩnh vực chính là sản xuất thức ăn chăn nuôi, DABACO đã mở
rộng kinh doanh đa ngành nghề sang các lĩnh vực khác.
Để cân bằng giữa các đối thủ cạnh tranh, DABACO sở hữu mô hình sản xuất tiên tiến, khép
kín (mô hình 3F: Feed – Farm – Food), được DABACO phát triển lên hình thái rất cao, với
bản sắc riêng biệt. Chủ động việc phân phối sản phẩm ra thị trường bằng cách phát triển hệ
thống bán lẻ hiện đại theo mô hình Siêu thị và Cửa hàng thực phẩm sạch.
- Mức độ khác biệt của sản phẩm, dịch vụ và chi phí chuyển đổi:
Với sứ mệnh: Kiểm soát chuỗi giá trị trong ngành nông nghiệp - thực phẩm, DABACO tự tin
cạnh tranh với các đối thủ không chỉ về chất lượng mà còn giá cả. Thay bằng việc chăn nuôi
nhỏ lẻ, ngay từ những ngày đầu bước ra thị trường DABACO đã xác định mục tiêu xây
dựng chuỗi cung ứng khép kín 3F: Feed – Farm – Food. Mô hình sản xuất quy trình khép
kín và an toàn bắt đầu từ thức ăn chăn nuôi, trang trại, đến khâu chế biến thực phẩm mang
dấu ấn riêng biệt cho DABACO.

Downloaded by H?NH NGUY?N TH? KIM (hanhnguyen.31211023485@st.ueh.edu.vn)


lOMoARcPSD|10951450

Hình 2: Mô hình 3F (Feed - Farm - Food) của Tập đoàn DABACO.


DABACO nổi tiếng trên thị trường khi sở hữu nhiều giống lợn, gà có năng suất và chất
lượng cao. Doanh nghiệp ra sức đầu tư vào nghiên cứu, nhân giống lợn ngoại, gà màu quý
hiếm có năng suất và giá trị cao. Điều này góp phần tạo nên thành công cho chuỗi cung ứng
khép kín của DABACO.
Sở hữu 7 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi có tổng công suất công suất 85 tấn/giờ,
chiếm 60% doanh thu của Tập đoàn. Các nhà máy sản xuất phụ trợ độc quyền sản xuất bao
bì nhựa PP và PE. Các nhà máy chế biến của DABACO có nhiệm vụ sản xuất thực phẩm
ăn liền đảm bảo được hương vị hấp dẫn và vệ sinh an toàn thực phẩm, dần dần tạo nên sự
quen thuộc với người tiêu dùng. Đây chính là cơ sở để tạo dựng được chỗ đứng trên thị
trường cũng như những bước phát triển bền vững về sau.
- Các lợi thế về quy mô/học tập và tỷ lệ của định phí so với biến phí:
Chi phí chuyển đổi không cao dẫn đến DABACO dễ bị cạnh tranh với các doanh nghiệp
khác và sản xuất kinh doanh chăn nuôi nhỏ lẻ. Với quy trình sản xuất khép kín, sử dụng
công nghệ tiên tiến trong nông nghiệp giúp tăng sản lượng, hướng đến sức khỏe người tiêu
dùng.
- Năng lực thừa và các rào cản rời khỏi ngành:
DABACO không ngừng phát triển và mở rộng địa bàn kinh doanh theo mô hình sản xuất tiên
tiến, khép kín song song hệ thống bán lẻ hiện đại. Các thương hiệu và sản phẩm của công
ty đã trở nên quen thuộc và giữ vị trí vững chắc trên thị trường
DABACO đối mặt với cạnh tranh tăng khi các doanh nghiệp chăn nuôi trong nước ngày một
khép kín quy trình. Năm 2022, thị trường thịt lợn Việt Nam đang trở nên sôi động với sự
xuất hiện của nhiều thương hiệu mới. Để tối đa hóa lợi nhuận khi thị trường thịt lợn gặp

Downloaded by H?NH NGUY?N TH? KIM (hanhnguyen.31211023485@st.ueh.edu.vn)


lOMoARcPSD|10951450

nhiều biến động do nguồn cung bị hạn chế, DABACO đang chuyển hướng kinh doanh đẩy
mạnh phát triển thêm bên mảng bất động sản.
2. Áp lực cạnh tranh thứ 2: Nguy cơ xâm nhập ngành
Rủi ro trong việc đánh mất lợi thế cạnh tranh, khi mức độ tăng trưởng của ngành giảm và
khi nhiều đối thủ cạnh tranh ngày càng cải tiến sự khác biệt của họ
- Lợi thế nhờ quy mô:
Với chiến lược đầu tư phát triển hợp lý trong những năm qua, DABACO đã trở thành doanh
nghiệp hàng đầu trong ngành công - nông nghiệp trên phạm vi cả nước. DABACO có 18
công ty con và 16 đơn vị trực thuộc với khoảng trên 600 đại lý tiêu thụ. Dabaco cung cấp ra
thị trường 6 nhãn hiệu thức ăn chăn nuôi, mỗi thương hiệu có 50 chủng loại khác nhau.
Hiện nay sản phẩm của Dabaco chiếm lĩnh khoảng 20% thị trường Miền Bắc và miền Trung,
6% thị phần cả nước. Sở hữu mạng lưới tiêu thụ rộng, các sản phẩm của DABACO đã có
mặt và lan tỏa tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.
DABACO luôn ưu tiên đầu tư hàng chục triệu USD vào lĩnh vực chăn nuôi bằng việc nghiên
cứu những dây chuyền, máy móc hiện đại nhất trên thế giới trang bị từ khâu con giống, gà
bố mẹ đến thức ăn chăn nuôi và đặc biệt là giết mổ chế biến.
- Lợi thế của những công ty tiên phong:
DABACO hiện là doanh nghiệp nội duy nhất có hệ thống khép kín trong chăn nuôi từ đầu
cho đến cuối chuỗi giá trị. Tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp – thực phẩm với
chuỗi giá trị bền vững 3F; Tiên phong ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ tiên tiến
trong nông nghiệp một cách hiệu quả nhất.
- Tiếp cận các kênh phân phối và các mối liên hệ với các nhà cung cấp và khách hàng:
DABACO có chuỗi khép kín từ con giống, thức ăn chăn nuôi, thú y, gia công đến giết mổ,
chế biến nên nhận được sự hỗ trợ tốt nhất từ các công ty thành viên vì vậy nguồn nguyên
liệu đầu vào của DABACO luôn có sự ổn định và giá thành thấp nhất.
Dabaco sở hữu hệ thống Nhà máy thức ăn chăn nuôi tại các địa bàn trọng yếu từ Bắc vào
Nam. Với hệ thống nhà phân phối liên tục gia tăng về số lượng và chất lượng, DABACO
không những cung cấp thức ăn chăn nuôi trải dài khắp cả nước mà còn là để cung cấp cho
chính các trang trại của tập đoàn. Hàng ngàn nhà đại lý là cầu nối quan trọng để các sản
phẩm chất lượng cao của DABACO đến tay người chăn nuôi, người tiêu dùng dễ dàng và
thuận lợi.
Các sản phẩm của DABACO chiếm khoảng 20% thị trường chăn nuôi tại các tỉnh miền Bắc
và miền Trung - thị trường chủ yếu của công ty và chiếm khoảng 6% tổng thị trường cả
nước.
- Các rào cản về pháp lý
Các sản phẩm thức ăn chăn nuôi trong quá trình sản xuất đều được kiểm soát nghiêm ngặt,
áp dụng công nghệ cao trong thiết lập khẩu phần cân đối, quản lý quá trình sản xuất tự
động đảm bảo ổn định về chất lượng sản phẩm và được sản xuất cho nhiều loại vật nuôi và
nhiều giai đoạn phát triển khác nhau của vật nuôi, đảm bảo cân đối các chất dinh dưỡng,
hiệu suất chuyển hóa thức ăn.
3. Áp lực cạnh tranh thứ 3: Mối đe dọa của sản phẩm thay thế
Sở hữu chuỗi sản xuất khép kín, giá thành sản xuất ổn định nên DABACO có lợi thế khi
cạnh tranh với các DN lớn trong lĩnh vực chế biến thực phẩm trong và ngoài nước. Tuy
nhiên, càng ngày loại hình 3F càng được nhiều doanh nghiệp theo đuổi, hình thành chuỗi
sản xuất khép kín. Áp lực cạnh tranh với các sản phẩm ngoại cùng với sản phẩm nội địa
trong nước, DABACO đang đối mặt với những thách thức cạnh tranh.

Downloaded by H?NH NGUY?N TH? KIM (hanhnguyen.31211023485@st.ueh.edu.vn)


lOMoARcPSD|10951450

Hình 3: Một số doanh chăn nuôi kinh doanh mô hình 3F ngoài DABACO.
Nhiều đại gia trong nước cũng đã rót hàng nghìn tỷ đồng vào chăn nuôi lợn ví dụ như Tập
đoàn Hòa Phát, Tập đoàn Trường Hải hay sự xuất hiện của Hoàng Anh Gia Lai đối với sản
phẩm "Heo ăn chuối". Các ông lớn ngành thịt Việt Nam như Masan Meatlife đã sở hữu thị
phần nhất định, có mặt rộng rãi trên hệ thống siêu thị Winmart và chiếm khoảng 2-3% thị
phần. Sản phẩm thịt mát Meat Deli của MML vẫn đang đứng đầu về mức giá trong phân
khúc thịt lợn có thương hiệu với câu chuyện “thịt mát theo tiêu chuẩn châu Âu đầu tiên tại
Việt Nam” - sử dụng công nghệ đóng gói Oxy Fresh 9. Ngày 17/9, Tập đoàn Hoàng Anh Gia
Lai (HAG) đã ra mắt thương hiệu Bapi “Heo ăn chuối” và cửa hàng BabiMart đầu tiên tại
Thành phố Hồ Chí Minh.
Mặt khác, với bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, các sản phẩm của các nước trong Hiệp
định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có nhiều lợi thế khi được
sở hữu ưu đãi về thuế nhập khẩu. Giá thức ăn chăn nuôi tại thị trường Việt Nam cao hơn so
với giá sản phẩm cùng loại tại các nước trong khu vực từ 8-12%. Số liệu của Cục Chăn nuôi
cho hay, cả nước hiện có khoảng 218 DN ngoại - nội sản xuất thức ăn chăn nuôi với công
suất khoảng 28.200 tấn/năm; trong đó, có 71 doanh nghiệp FDI và 147 doanh nghiệp Việt.
Công suất sản xuất của doanh nghiệp Việt khoảng 12.465 tấn/năm, còn doanh nghiệp FDI
có công suất trên 15.700 tấn/năm; chiếm 60 - 65% tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi sản
xuất ra. Có thể thấy, tiềm năng của thị trường thức ăn chăn nuôi Việt Nam được đánh giá
khá màu mỡ, thế nhưng ưu thế trên thị trường hiện nay đang nghiêng hẳn về các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
4. Áp lực cạnh tranh thứ 4: Năng lực thương lượng của người mua
Bên cạnh những nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng thức ăn chăn nuôi, giảm thiểu kháng
sinh và loại bỏ các chất hóa học độc hại. Có nhiều thức ăn chăn nuôi với giá thành rẻ, kém
chất lượng tràn ngập trên thị trường. Việc quản lý lỏng lẻo các hóa chất và thuốc kháng sinh
sử dụng trong chăn nuôi khiến người chăn nuôi bất chấp bán thực phẩm “bẩn” để đạt lợi
nhuận tối đa. Chăn nuôi siêu tốc như vậy nên giá bán xuất chồng của họ cũng thấp hơn
nhiều so với các sản phẩm như của DABACO.
Tuy nhiên, bình quân thu nhập của người Việt đang tăng, vấn đề sức khỏe và an toàn thực
phẩm ngày càng được quan tâm. Người tiêu dùng đang có xu hướng dịch chuyển từ mua

Downloaded by H?NH NGUY?N TH? KIM (hanhnguyen.31211023485@st.ueh.edu.vn)


lOMoARcPSD|10951450

thịt heo ở chợ, không rõ nguồn gốc sang những nơi có thương hiệu, có tiêu chuẩn cao hơn
về chất lượng, an toàn thực phẩm.
Mức tiêu thụ gia cầm và thịt gia súc của Việt Nam ngày càng tăng. DABACO có nhiều đối
thủ chiếm thị phần lớn trong ngành và các đối thủ mới tham gia vào thị trường, xuất hiện
nhiều sản phẩm thay thế. Giá thành sản phẩm trong ngành không có sự chênh lệch lớn giữa
các thương hiệu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp để gia tăng năng lực cạnh tranh đã lên kế
hoạch cắt giảm giá thành sản phẩm. Từ đó ảnh hưởng tới thị phần của DABACO.

Hình 4: Biểu đồ so sánh giá cả thịt ba chỉ trên thị trường năm 2021 (đơn vị: đồng/kg)
5. Áp lực cạnh tranh 5: Năng lực cạnh tranh của nhà cung cấp
Theo Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), nhu cầu về hàng hóa thực phẩm sẽ tăng
60% vào năm 2050, trong đó nhu cầu về protein động vật sẽ tăng 1,7% mỗi năm. Theo
thống kê, tổng nhu cầu thức ăn tinh cho toàn ngành chăn nuôi Việt Nam khoảng 33 triệu
tấn/năm. Tuy nhiên, nguồn cung trong nước chỉ đạt khoảng 13 triệu tấn/năm, chiếm 35%.
Như vậy tức là Việt Nam phải nhập khẩu đến 65% từ thị trường bên ngoài. Việc sản xuất
thức ăn chăn nuôi phụ thuộc vào xuất nhập khẩu khiến ngành chăn nuôi rơi vào thế bị động.
Tình hình dịch bệnh trên gia súc gia cầm, nguồn cung bị đứt gãy do rào cản từ đại dịch
Covid-19 và xung đột Nga - Ukraine khiến DABACO và các doanh nghiệp ngành chăn nuôi
trong nước đang gặp khó khăn.
Để giảm chi phí sản xuất do phụ thuộc của việc nhập khẩu nguồn nguyên liệu thức ăn chăn
nuôi, DABACO nỗ lực mua nguyên liệu từ các nhà sản xuất chứ không phải thương mại.
IV. PHÂN TÍCH XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA TẬP
ĐOÀN DABACO QUA 5 NĂM 2018-2022.
1. Khái niệm về phân tích xu hướng báo cáo tài chính

Phân tích xu hướng của báo cáo tài chính là phương pháp phân tích dữ liệu trong báo cáo
tài chính để nhận biết các xu hướng, chủ yếu là để đánh giá sự thay đổi của các chỉ số tài
chính trong một khoảng thời gian cụ thể, thường là trong 5 năm. Để phân tích xu hướng
chúng ta sẽ gồm các bước sau đây:
B1: Thu thập dữ liệu báo cáo cáo tài chính của các năm gần đây cần phân tích

Downloaded by H?NH NGUY?N TH? KIM (hanhnguyen.31211023485@st.ueh.edu.vn)


lOMoARcPSD|10951450

B2: Xem xét các chỉ số tài chính cần thiết và quan trọng như tài sản, doanh thu, lợi nhuận, tỷ
lệ nợ, vốn chủ sở hữu, và các chỉ số khác.
B3: Tổng hợp và so sánh giá trị của các chỉ số tài chính trong các năm khác nhau để nhận
thấy sự thay đổi theo thời gian.
B4: Phân tích và đánh giá các xu hướng được phát hiện từ phân tích trên để hiểu những
thay đổi của công ty và ra các quyết định kinh doanh phù hợp.
2. Phân tích xu hướng các chỉ tiêu tài chính giai đoạn 2018 – 2022.

Chỉ tiêu 2018 (năm gốc) 2019 2020 2021 2022


8.350.013.449.18 9.591.924.923.00 10.101.271.295.2 10.862.554.292.1 12.974.103.921.3
Tổng tài sản
7 0 41 55 50
5.603.485.031.55 6.565.967.444.14 5.894.311.104.55 6.176.631.172.02 8.332.876.258.11
Nợ phải trả
1 0 3 1 9
6.674.305.470.81 7.186.757.173.74 10.021.583.505.6 10.812.794.593.1 11.557.594.666.2
Doanh thu thuần
6 9 83 41 47
2.746.528.417.63 3.025.957.478.86 4.206.960.190.68 4.685.923.120.13 4.641.227.663.23
Vốn chủ sở hữu
6 0 8 4 1
Lợi nhuận gộp về
1.078.724.285.28 1.166.549.088.52 2.557.685.672.54 1.852.959.029.42
bán hàng và cung 959.535.700.820
3 3 4 6
cấp dịch vụ
Lợi nhuận thuần
1.549.363.667.96
từ hoạt động kinh 387.156.820.297 338.937.269.596 934.149.863.644 40.918.137.191
1
doanh
Lợi nhuận sau
1.400.296.032.32
thuế thu nhập 360.235.354.153 305.130.242.224 829.557.934.446 5.194.587.097
8
doanh nghiệp
5.595.581.185.53 6.020.208.085.22 7.463.897.833.13 8.959.835.563.71 10.598.058.965.4
Giá vốn hàng bán
3 6 9 5 27
Chi phí bán hàng 258.384.611.438 267.546.339.711 380.425.428.122 405.236.274.419 403.169.934.750
Chi phí quản lý
281.328.855.897 293.922.671.278 339.149.837.912 344.480.753.443 343.520.530.816
doanh nghiệp
Tổng chi phí bán
hàng và quản lý 539.713.467.335 561.469.010.989 719.575.266.034 749.717.027.862 746.690.465.566
doanh nghiệp
Phân tích xu hướng
Tổng tài sản 100% 114,87% 120,97% 130,09% 155,38%
Nợ phải trả 100% 117,18% 105,19% 110,23% 148,71%
Doanh thu thuần 100% 107,68% 150,15% 162,01% 173,17%
Vốn chủ sở hữu 100% 110,17% 153,17% 170,61% 168,99%
Lợi nhuận gộp về
bán hàng và cung 100% 108,14% 237,10% 171,77% 88,95%
cấp dịch vụ
Lợi nhuận thuần
từ hoạt động kinh 100% 87,55% 400,19% 241,28% 10,57%
doanh
Lợi nhuận sau
thuế thu nhập 100% 84,70% 388,72% 230,28% 1,44%
doanh nghiệp
Giá vốn hàng bán 100% 107,59% 133,39% 160,12% 189,40%

10

Downloaded by H?NH NGUY?N TH? KIM (hanhnguyen.31211023485@st.ueh.edu.vn)


lOMoARcPSD|10951450

Tổng chi phí bán


hàng và quản lý 100% 104,03% 133,33% 138,91% 138,35%
doanh nghiệp
Bảng số liệu trích từ BCTC của công ty cổ phần Tập đoàn DABACO Việt Nam
Dựa vào bảng số liệu thể hiện các chỉ tiêu trong 5 năm hoạt động của CTCP Tập đoàn
DABACO, chúng ta có các nhận xét chung về phân tích xu hướng của các chỉ tiêu:
- Nhận xét tại năm 2022, Tập đoàn DABACO Việt Nam có tiềm lực tài chính
khá mạnh lớn với tổng tài sản lên tới gần 13.000 tỷ đồng (cụ thể là
12.974.103.921.350 đồng).
- Vốn chủ sở hữu 4.641 tỷ đồng và chúng ta thấy rằng vốn chủ sở hữu đang bị
“lấn át” bởi quy mô nợ phải trả của tập đoàn DABACO với giá trị nợ lên tới
8.332 tỷ đồng (nợ ngắn hạn là 7.213 tỷ đồng; nợ dài hạn là 1.119 tỷ đồng), tổng
nợ lớn gấp hơn 1,8 lần vốn chủ sở hữu. Và dựa vào Bảng cân đối kế toán, thanh
khoản từ tiền và tương đương tiền chỉ có 627 tỷ đồng, nguồn lực chính chủ yếu
dựa vào hàng tồn kho với giá trị cao 5.207 tỷ đồng để chi trả có các khoản nợ
ngắn hạn.
- Doanh thu thuần trong năm 2022 đạt đến 11.557 tỷ đồng trong đó lợi nhuận
thuần từ hoạt động kinh doanh không cao so với 2019 chỉ gần 41 tỷ đồng thấp
hơn 2019 gần 893 tỷ đồng.

11

Downloaded by H?NH NGUY?N TH? KIM (hanhnguyen.31211023485@st.ueh.edu.vn)


lOMoARcPSD|10951450

Hình 5: Biểu đồ thể hiện xu hướng của các chỉ tiêu trong giai đoạn 2018 – 2022 của Tập
đoàn DABACO
2.1. Xu hướng biến động tài sản giai đoạn 2018 – 2022:
Từ năm 2018-2021 biến động tăng qua các năm, tăng mạnh vào 2022. Từ năm 2018-2021
biến động tăng qua các năm, tăng hơn 25% vào 2022. Tài sản chủ yếu của công ty là hàng
tồn kho chiếm tỷ trọng lớn gồm thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, thuốc gia súc gia cầm. So
với năm gốc 2018 lượng tài sản tăng đều tới năm 2022 tăng 155,38% cao hơn các năm
khác.
Năm 2018 – 2019 tăng 14,87%;
Năm 2019 – 2020 tăng 6,1%;
Năm 2020 – 2021 tăng 9,12%;
Năm 2021 – 2022 tăng mạnh 25,29%;
2.2. Xu hướng biến động nợ phải trả giai đoạn 2018 – 2022.
Nợ phải trả có xu hướng biến động không đều giữa các năm. Giảm nhẹ tại năm 2019-2020,
và tăng mạnh 38,48%. Khi so sánh với 2020-2021 thì ta thấy được tài sản tăng nhưng ít
hơn khoản nợ phải trả cùng năm chênh lệch là 13,19%. Như trên đã đề cập thì lượng tiền
mặt và tương đương tiền không cao, nợ phải trả sẽ được thanh toán với lượng hàng tồn
kho trị giá 5.207 tỷ đồng và hàng tồn kho có tính thanh khoản thấp nhất vì phải qua giai
đoạn phân phối và tiêu thụ để chuyển thành khoản phải thu, rồi từ khoản phải thu sau một
thời gian mới chuyển thành tiền mặt. Với tình hình biến động của dịch bệnh gia súc và gia
cầm và dịch bệnh Covid-19 thì Tập đoàn DABACO có thể phải đối mặt với rủi ro thanh toán
các khoản nợ trong tương lai.
Với góc nhìn của người cho vay ngắn hạn và dài hạn thì đây là xu hướng không mấy khả
quan khi nợ của công ty Dabaco lại biến động tăng vọt vào 2021-2022 và khả năng thanh
toán phải dựa vào lượng bán hàng tồn kho.
Năm 2018-2019 tăng 17,18%;
Năm 2019-2020 giảm 12%;
Năm 2020-2021 tăng 5,04%;
Năm 2021-2022 tăng mạnh 38,48%;
2.3. Xu hướng biến động doanh thu thuần giai đoạn 2018 – 2022.
Doanh thu có xu hướng tăng nhưng không đều qua các năm. Vì công ty DABACO hoạt
động trên lĩnh vực chăn nuôi, sản xuất thực phẩm chế biến từ gia súc gia cầm và phân phối
sản phẩm nên doanh thu của công ty có sự thay đổi nhiều năm và bị ảnh hưởng bởi nhiều
yếu tố khác nhau. Nhìn chung từ năm 2018 tới 2022 thì doanh thu có mức tăng trưởng đều
nhau, đây là xu hướng tích cực đối với công ty .
Năm 2018-2019 tăng 7,68%;
Năm 2019-2020 tăng mạnh 42,47%;
Năm 2020-2021 tăng nhẹ 11,85%;
Năm 2021-2022 tăng nhẹ 11,16%;
2.4. Xu hướng biến động vốn chủ sở hữu giai đoạn 2018 – 2022.
Vốn chủ sở hữu trong 4 năm 2018-2021 có xu hướng tăng nhưng tới 2022 giảm nhẹ. Theo
báo cáo tài chính gần nhất 2022 thì tổng số vốn của DABACO là 4,641 tỷ đồng, so với năm
2018 thì 2022 đã tăng gần 70% trong đó bao gồm một số khoản vay và nợ.
Năm 2018-2019 tăng 10,17%;

12

Downloaded by H?NH NGUY?N TH? KIM (hanhnguyen.31211023485@st.ueh.edu.vn)


lOMoARcPSD|10951450

Năm 2019-2020 tăng mạnh 43%;


Năm 2020-2021 tăng 17,44%;
Năm 2021-2022 giảm 1,63%;
2.5. Xu hướng biến động chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giai
đoạn 2018 – 2022.
Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp các năm tăng nhẹ và từ 2021-2022 giảm dưới
1%. Chi phí của DABACO bao gồm các chi phí sản xuất, vận hành và giá vốn. Trong đó chi
phí sản xuất đến từ chế biến thực phẩm từ thịt và cần các nguồn thực phẩm để chăn nuôi.
Chi phí vận hành thì gồm chi phí quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như chi
phí nhân công, chi phí marketing và chi phí máy móc… Giá vốn thì gồm các phí tạo ra sản
phẩm và dịch vụ để cung cấp cho thị trường. Năm 2019-2020 chi phí tăng cao gần 30%
một phần do tác động của dịch bệnh khiến cho giá chi phí thức ăn và chăm sóc tăng cao ,
đồng thời ảnh hưởng giá bán biến đổi thất thường.
Năm 2018-2019 tăng 4,03%;
Năm 2019-2020 tăng 29,29%;
Năm 2020-2021 tăng 5,58%;
Năm 2021-2022 giảm 0,56%;
2.6. Xu hướng biến động lợi nhuận sau thuế doanh nghiệp giai đoạn 2018 –
2022.
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2019 – 2020 tăng vọt nhưng sau 2 năm
giảm mạnh. Năm 2022 giảm gấp 69,35 lần; 98,6% so với năm gốc 2018.
Theo giải trình của DABACO, công ty cho biết năm 2022, tình hình kinh tế trong nước lẫn
thế giới gặp nhiều khó khăn đầu tiên do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, gần đây là ảnh
hưởng từ xung đột Nga-Ukraine dẫn đến nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu… Các sự kiện
trên cũng ảnh hưởng không nhỏ tới ngành chăn nuôi, tác động nặng nề khi giá nguyên vật
liệu đầu vào cao, chi phí vận chuyển và chi phí khác tăng, không thể tránh khỏi dịch bệnh
trên đàn gia súc gia cầm và diễn biến phức tạp, thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi giảm
chậm, giá bán thấp khó khiến người chăn nuôi tiếp tục hoạt động dẫn đến thu hẹp sản xuất,
từ đó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các đơn vị trong tập đoàn.
Năm 2018-2019 giảm 15,30%;
Năm 2019-2020 tăng rất mạnh 304,01%;
Năm 2020-2021 giảm mạnh 158,43%;
Năm 2021-2022 giảm mạnh 228,84%;
V. PHÂN TÍCH CHỈ SỐ TÀI CHÍNH CỦA TẬP ĐOÀN DABACO 2021-
2022.
1. Khả năng thanh toán

1.1. Khả năng thanh toán ngắn hạn.


- Hệ số thanh toán ngắn hạn hiện hành.
Hệ số thanh toán ngắn hạn đo lường khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
Khoản Mục Cuối Kỳ (2022) Đầu kỳ (2021) Chênh lệch BQN

13

Downloaded by H?NH NGUY?N TH? KIM (hanhnguyen.31211023485@st.ueh.edu.vn)


lOMoARcPSD|10951450

Tài sản ngắn hạn 7.065.129.967.45 5.637.467.418.0 1.427.662.549.36


5 86 9

Nợ ngắn hạn 7.213.028.754.79 5.171.698.802.6 2.041.329.952.17


0 16 4

Hệ số thanh toán
ngắn hạn 0,980 1,09 -0,111 0,55

Hệ số thanh toán ngắn hạn của DABACO trong năm 2022 là 0,98 và năm 2021 là 1,09, tức
đã biến động giảm và giảm 0.11, cho thấy khả năng thanh toán của công ty DABACO đang
có chiều hướng tiêu cực so với năm trước, tuy nhiên, nhìn chung tuy là giảm nhưng không
quá lớn, thể hiện công ty đang bị cảm nhẹ, sức khỏe không tốt bằng năm 2021 nhưng
không quá tệ so với các công ty cùng ngành khác.
Hệ số thanh toán giảm là do nợ ngắn hạn tăng 2.041.329.952.174, còn tài sản ngắn hạn thì
tăng 1.427.662.549.369, nghĩa là tài sản tăng chậm hơn nợ phải trả, nếu trong tương lai tỷ
số này ngày càng giảm, thể hiện công ty có khả năng chi trả và tính thanh khoản ở mức
thấp, từ đó, những chủ nợ hay bên cho vay tiền sẽ xem xét và cân nhắc lại chuyện cho vay,
cũng như sẽ mất niềm tin với công ty. Từ đó, có thể công ty sẽ gặp khó khăn trong việc vay
nợ.
So với BQN là 0,55 thì công ty DABACO cao hơn 0,43, nhìn chung công ty hiện tại có chỉ số
thanh toán nợ ngắn hạn giảm so với năm 2021 nhưng vẫn cao hơn so với bình quân các
công ty khác cùng ngành. Nguyên nhân do dịch bệnh Covid-19 làm ảnh hưởng đến tình
hình kinh tế của công ty, nhưng mức chênh lệch không cao nên không mấy lo ngại.
- Hệ số thanh toán nhanh.
Hệ số thanh toán nhanh kiểm tra khả năng thanh toán nợ ngắn hạn mà không dựa vào hàng
tồn kho.
Khoản Mục Cuối kỳ (2022) Đầu kỳ (2021) Chênh lệch BQN

Tiền, Đầu tư
1.697.921.639.9 1.360.858.066. 337.063.573.24
ngắn hạn, Các
81 740 1
khoản phải thu

Nợ ngắn hạn 7.213.028.754.7 5.171.698.802. 2.041.329.952.1


90 616 74

HS thanh toán
0,24 0,26 -0,028 1,27
nhanh

Năm 2022, hệ số thanh toán của DABACO có giảm nhưng không nhiều, chỉ giảm 0,02.
Trong 2 năm 2021-2022, hệ số thanh toán nhanh của DABACO không cao, cho thấy công ty
vẫn còn khó khăn khi thanh toán nợ ngắn hạn mà không phải xử lý hàng tồn kho.
Hệ số thanh toán ngắn hạn giảm là do nợ ngắn hạn tăng 2.041.329.952.174, so với tăng
tiền, đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu khác cũng tăng 337.063.573.241 nhưng không
đáng kể,. Dựa vào xu hướng biến động ta dự đoán tương lai công ty sẽ có một khoản nợ
ngắn hạn rất lớn mà các khoản tiền, đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu khác không bù
đắp được, vì thế mà bên cho vay họ cũng sẽ cân nhắc về việc cho công ty vay tiếp.

14

Downloaded by H?NH NGUY?N TH? KIM (hanhnguyen.31211023485@st.ueh.edu.vn)


lOMoARcPSD|10951450

Hệ số thanh toán ngắn hạn bình quân ngành là 1.27 cao hơn rất nhiều so với cty (0.24) cho
thấy đến công ty đang gặp khó khăn về việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của mình so
với các công ty khác trong ngành. Công ty cần cải thiện hệ số thanh toán của mình.

1.2. Khả năng thanh toán dài hạn.


- Hệ số nợ phải trả/Nguồn vốn chủ sở hữu
Hệ số nợ phải trả/Nguồn vốn chủ sở hữu đo lường mối quan hệ tương quan giữa số tiền tài
trợ của chủ nợ với chủ sở hữu hay để đánh giá đòn bẩy tài chính của công ty, đồng thời hệ
số này cũng là thước đo quan trọng để doanh nghiệp tự nhìn nhận và đánh giá năng lực tài
chính của mình, từ đó phát hiện các rủi ro tiềm ẩn và có biện pháp ứng phó kịp thời.
Khoản Mục Cuối kỳ (2022) Đầu kỳ (2021) Chênh Lệch BQN

8.332.876.258.1 6.176.631.172.0 2.156.245.086.0


Nợ Phải Trả
19 21 98

4.641.227.663.2 4.685.923.120.1
Nguồn VCSH -44.695.456.903
31 34

Hệ số
1,79 1,31 0,48 0,98
NPT/VCSH
Năm 2022, Hệ số nợ phải trả/Nguồn vốn chủ sở hữu của DABACO là 1,79 tăng 0,48 so với
năm 2021 là 1,31. Đây được xem là thông tin không tích cực cho DABACO, vì lẽ, hệ số này
ngày càng cao cho thấy doanh nghiệp đang có khoản vay lớn hơn vốn chủ sở hữu. Kèm với
đó, hệ số này bình quân 2 năm 2021-2022 của DABACO đều lớn hơn 1, thể hiện tài sản của
doanh nghiệp phần lớn là những khoản đi vay bên ngoài tài trợ chính cho hoạt động kinh
doanh.
Hệ số này tăng nhưng nguồn vốn chủ sở hữu giảm và nợ phải trả tăng rất mạnh cho thấy
công ty đang gặp khó khăn về nguồn vốn và nợ phải trả. Với góc nhìn bên cho vay, nợ phải
trả tăng và nguồn vốn giảm là dấu hiệu xấu và xem xét lại việc cho DABACO vay nợ.
Hệ số nợ phải trả/Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty là 1.79 so với các công ty cùng ngành
là 0.98. Hệ số này đang cao hơn với bình quân ngành, nghĩa là nợ phải trả của DABACO
đang cao hơn với các công ty còn lại hoặc nguồn vốn chủ sở hữu thấp so với các công ty
cùng ngành hoặc là cả 2 điều này đều xảy ra, công ty nên cải thiện 1 trong 2 chỉ số trên
hoặc là cải thiện cùng lúc cả 2 chỉ số này.

- Số lần hoàn trả lãi vay


Tỷ số thanh toán lãi/ số lần hoàn trả lãi vay đo lường khả năng mà công ty chi trả lãi suất
vay bằng lợi nhuận trước thuế. Tỷ lệ này càng cao thì khả năng thanh toán nợ của công ty
càng tốt.
Khoản Mục Cuối kỳ (2022) Đầu kỳ (2021) Chênh Lệch BQN

-
Lợi nhuận trước 979.684.614.4
78.978.068.397 900.706.546.0
thuế 53
56

15

Downloaded by H?NH NGUY?N TH? KIM (hanhnguyen.31211023485@st.ueh.edu.vn)


lOMoARcPSD|10951450

179.749.859.50 182.283.276.2
Chi phí lãi vay -2.533.416.764
2 66

Tỷ lệ thanh toán lãi


1.43 6.37 -4.93 —
vay
Trong năm 2022, tỷ lệ thanh toán lãi vay của DABACO là 1.43 giảm 4.93 so với năm 2021 là
6.37. Tỷ lệ thanh toán lãi vay của công ty DABACO giảm mạnh đồng nghĩa với tài sản sinh
lời của công ty không lớn. Việc mà tỷ lệ thanh toán lãi vay của công ty giảm đột ngột, tụt dốc
không phanh, có thể là do một phần nào bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid, làm cho nền kinh
tế trì trệ, ngành chăn nuôi cũng ảnh hưởng theo vì trong thời điểm này chẳng một ai còn
muốn nuôi nấng gì nửa, nuôi bản thân còn khó huống hồ gì chăn nuôi.
Tỷ lệ thanh toán lãi vay của công ty đang có xu hướng tiêu cực ảnh hưởng đến tình hình
vay nợ trong tương lai của DABACO.

2. Đánh giá hiệu quả hoạt động.

- Số vòng quay hàng tồn kho


Số vòng quay hàng tồn kho là số lần hàng tồn kho được bán hết trong năm. Số vòng quay
càng cao thì tồn kho của doanh nghiệp càng ít, cho thấy quản lý hàng tồn kho hiệu quả.
Khoản Mục Cuối kỳ (2022) Đầu kỳ (2021) Chênh Lệch BQN

10.598.058.965. 8.959.835.563.7 1.638.223.401.7


Giá vốn hàng bán
427 15 12

Hàng tồn kho bình 4.705.273.094.6 3.776.167.786.3 929.105.308.26


quân 55 87 8

Số vòng quay hàng


2,25 2,37 -0,12 —
tồn kho
Năm 2022, số vòng quay của HTK là 2.25 giảm 0.12 so với năm 2021 là 2.37. Chỉ số của
năm 2022 không quá thấp vì thế lượng hàng hóa bán ra khá nhanh và ít hàng tồn kho
chứng tỏ doanh nghiệp vẫn hoạt động kinh doanh tốt và làm khá tốt trong khả năng quản trị
hàng tồn kho.
Tuy có xu hướng giảm nhẹ số vòng quay hàng tồn kho qua 1 năm nhưng giảm không đáng
kể, nên chỉ số này không làm ảnh hưởng nhiều đến việc vay tiền trong tương lai.
- Số ngày dự trữ hàng tồn kho
Số ngày dự trữ hàng tồn kho là số ngày mà hàng tồn kho ở lại trong kho đợi bán ra ngoài.
Số ngày này càng nhỏ thì chứng tỏ tốc độ bán hàng của công ty càng nhanh, bán chạy,
doanh thu sẽ càng cao, chi phí tồn trữ hàng giảm.
Khoản mục Cuối kỳ Đầu kỳ (2021) Chênh lệch BQN
(2022)

Số ngày trong năm: 365 365 0

Số vòng quay hàng tồn


2,25 2,37 -0,12
kho

16

Downloaded by H?NH NGUY?N TH? KIM (hanhnguyen.31211023485@st.ueh.edu.vn)


lOMoARcPSD|10951450

Số ngày dự trữ hàng tồn


163 154 9 —
kho
Năm 2022, thời gian tồn kho bình quân là 163 ngày nhiều hơn 9 ngày so với năm 2021 là
154 ngày. Số ngày dự trữ hàng tồn kho tăng do vòng quay hàng tồn kho giảm, do đó chi phí
tồn trữ sẽ tăng, kéo theo doanh thu, lợi nhuận sẽ giảm, có thể là do chính sách hàng tồn kho
của công ty đang cần được cải tiến, phát triển. Tuy nhiên, số ngày tồn kho tăng khá nhẹ nên
vẫn không gây ảnh hưởng nhiều đến chi phí tồn trữ, DABACO không cần phải tăng giá vốn
hàng bán.
Số ngày dự trữ hàng tồn kho qua 1 năm tăng không đáng kể nên không gây ảnh hưởng
nhiều đến việc bên cho vay khi cho công ty vay tiền.
- Số vòng quay các khoản phải thu
Số vòng quay các khoản phải thu đo lường các khoản phải thu đã chuyển thành tiền bao
nhiêu lần trong năm. Chỉ số này càng cao, doanh nghiệp thu hồi các khoản phải thu càng
nhanh, giúp tăng tính thanh khoản và giảm rủi ro cho doanh nghiệp.
Khoản mục Cuối kỳ (2022) Đầu kỳ (2021) Chênh lệch BQN

11.557.594.666.2 10.812.794.593.1 744.800.073.1


Doanh thu thuần
47 41 06

Các khoản phải 57.542.177.77


574.872.348.600 517.330.170.830
thu bình quân 0

Số vòng quay
các khoản phải 20 21 -1 —
thu
Trong năm 2022, số vòng quay các khoản phải thu là 20 vòng, ít hơn năm trước là 1 vòng.
Điều này cho thấy công ty thu hồi nợ kém hơn năm trước, khiến dòng tiền trong công ty di
chuyển chậm, có thể ảnh hưởng đến việc thanh toán các khoản chi phí của công ty. Tuy số
vòng quay giảm nhưng không quá lớn. Nhìn chung, vẫn không ảnh hưởng gì nhiều lắm đến
khả năng vay nợ của công ty.

- Số ngày thu tiền bình quân


Số ngày thu tiền bán hàng bình quân đo lường số ngày bình quân để thu tiền một khoản
phải thu. Chỉ số này càng cao thì khả năng thu tiền của doanh nghiệp giảm.
Khoản mục Cuối kỳ (2022) Đầu kỳ (2021) Chênh lệch BQN

Số ngày trong năm 365 365 0

Số vòng quay các


20 21 -1
khoản phải thu

Số ngày thu tiền


19 18 1 —
bình quân

Trong năm 2022, số ngày thu tiền bình quân là 18 ngày tăng 1 ngày so với năm 2021 là 17
ngày. Biến động tăng thể hiện thời gian thu hồi khoản phải thu bị kéo dài, khả năng quản trị

17

Downloaded by H?NH NGUY?N TH? KIM (hanhnguyen.31211023485@st.ueh.edu.vn)


lOMoARcPSD|10951450

việc thu nợ của công ty cần được cải thiện. Tuy nhiên biến động này giảm không đáng kể,
không làm ảnh hưởng nhiều đến quyết định cho DABACO vay nợ của các bên cho vay.
- Số vòng quay tài sản
Số vòng quay của tổng tài sản đo lường hiệu quả tài sản để tạo ra doanh thu thuần. Chỉ số
này càng cao thì doanh nghiệp sử dụng tài sản càng hiệu quả.
Khoản mục Cuối kỳ (2022) Đầu kỳ (2021) Chênh lệch BQN

Doanh thu 11.557.594.666.2 10.812.794.593. 744.800.073.10


thuần 47 141 6

Tổng tài sản 11.918.329.106.7 10.481.912.793. 1.436.416.313.0


bình quân 53 698 55

Số vòng quay
0,97 1,03 -0,06 1,03
tài sản
Năm 2022, số vòng quay tài sản là 0.97 giảm 0.06 so với năm 2021 là 1.03. Chứng tỏ công
ty cần cải thiện chỉ số này để việc sử dụng tài sản đạt ở mức tối đa.
Số vòng quay tài sản giảm nhưng không đáng kể vì thế sẽ không ảnh hưởng gì nhiều lắm
đến việc quyết định của bên cho vay cho công ty DABACO vay tiền.
Số vòng quay tài sản của công ty tuy thấp hơn các công ty cùng ngành nhưng chỉ thấp hơn
0.06. Chênh lệch này khá nhỏ vì thế công ty cần cố gắng tăng doanh thu thuần hoặc là giảm
tổng tài sản bình quân hoặc là cả 2 điều này cùng xảy ra thì số vòng quay tài sản của công
ty sẽ cải thiện đáng kể so với bình quân trong ngành.
- Chu kỳ hoạt động của một doanh nghiệp
Chu kỳ hoạt động của doanh nghiệp (hay còn gọi là chu kỳ kinh tế): là quá trình biến
động của nền kinh tế qua các giai đoạn có tính lặp.

Khoản mục Cuối kỳ Đầu kỳ Chênh lệch BQN


(2022) (2021)

Số ngày dự trữ hàng tồn


163 154 9
kho

Số ngày thu tiền bán hàng


18 17 1
bình quân

Chu kỳ hoạt động của một


181 171 10 —
doanh nghiệp
Trong năm 2022, chu kỳ hoạt động của DABACO là 181 tăng 10 so với năm 2021 là 171.
Sự tăng này cho thấy công ty khó thu hồi vốn đầu tư và khó có đủ tiền mặt để đáp ứng
nghĩa vụ của mình.
Chu kỳ hoạt động của doanh nghiệp biến động tăng sau 1 năm. Có thể thấy kinh tế của
DABACO đang đi xuống, gây ảnh hưởng đến khả năng vay nợ. Tuy nhiên biến động này
khá nhỏ, mức độ ảnh hưởng đến quyết định của bên cho vay không cao.
3. Khả năng sinh lời

- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)

18

Downloaded by H?NH NGUY?N TH? KIM (hanhnguyen.31211023485@st.ueh.edu.vn)


lOMoARcPSD|10951450

Tỷ suất lợi nhuận /Doanh thu (ROS) là tỷ lệ giữa lợi nhuận trước thuế và doanh thu. Tỷ số
cho biết 1 đồng doanh thu thuần thu được từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể
tạo ra bao nhiêu lợi nhuận sau thuế cho doanh nghiệp. Nó giúp nhà đầu tư chủ động nắm
bắt tình hiện kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp. Nhờ đó, chủ doanh nghiệp có thể
biết được chính xác số vốn bỏ ra và lợi nhuận thu vào.
Khoản Mục Cuối kỳ (2022) Đầu kỳ (2021) Chênh Lệch BQN

-
Lợi nhuận thuần 5.194.587.097 829.557.934.446 824.363.347.34
9

Doanh thu 11.557.594.666.2 10.812.794.593.1 744.800.073.10


thuần 47 41 6

ROS 0,04% 7,67% -7,63% 0,15


Năm 2022, tỷ suất ROS của DABACO là 0,04% giảm 7,63% so với năm 2021 là 7,67%. Và
trong năm 2022 tỷ số này vẫn giữ được ở mức dương nghĩa là doanh nghiệp vẫn đang sinh
lời nhưng với mức giảm như trên cho thấy việc quản lý chi phí doanh nghiệp đang gặp sự
cố.
Qua 1 năm chỉ số này giảm khá mạnh cho thấy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đang
gặp khó khăn. Điều này khiến bên cho vay sẽ xem xét về khả năng cho vay nợ trong tương
lai của DABACO, vì lợi nhuận của công ty đang giảm rất mạnh. Nếu công ty muốn tiếp tục
vay thì nên cải thiện lợi nhuận thuần của mình.
Và khi so sánh chỉ số ROS của công ty với bình quân ngành, ta thấy chỉ số này chênh lệch
khá lớn cho thấy khả năng tạo ra lợi nhuận của DABACO quá thấp so với các công ty cùng
ngành.
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ suất lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu thể hiện khả năng sinh lời và hiệu quả sử dụng vốn của
doanh nghiệp.
Khoản mục Cuối kỳ (2022) Đầu kỳ (2021) Chênh Lệch BQN

-
Lợi nhuận
5.194.587.097 829.557.934.446 824.363.347.34
thuần
9

VCSH bình 4.663.575.391.6 4.446.441.655.4 217.133.736.27


quân 83 11 2

ROE 0,11% 18,66% -18,55% 0,26

Trong năm 2020, ROE của DABACO là 0,11% giảm 18,55% so với năm 2021 là 18,66%.
Với việc ROE giảm mạnh cho thấy công ty đang sử dụng vốn chủ sở hữu của công ty mình
không hiệu quả nên khó có thể tạo ra lợi nhuận, hiệu quả tài chính kém.
Đối với các nhà cho vay tiền, ROE là một chỉ số quan trọng để xem xét DABACO đang sử
dụng tốt vốn đầu tư để tạo ra lợi nhuận. Tuy nhiên, việc quản lý nguồn vốn của DABACO
đang có xu hướng biến động xấu, nên ảnh hưởng tới quyết định tiếp tục cho vay của bên
cho vay tiền.
Và khi so với các công ty khác cùng ngành thì chỉ số này của cty cũng đang quá thấp, nếu
muốn tồn tại thì cty nên cải thiện việc quản lý và sử dụng vốn chủ sở hữu của mình.

19

Downloaded by H?NH NGUY?N TH? KIM (hanhnguyen.31211023485@st.ueh.edu.vn)


lOMoARcPSD|10951450

- Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA)


Tỷ suất lợi nhuận/Tài sản đo lường chính xác khả năng sinh lời trên từng đồng vốn của
doanh nghiệp.
Khoản mục Cuối kỳ (2022) Đầu kỳ (2021) Chênh Lệch BQN

-
Lợi nhuận
5.194.587.097 829.557.934.446 824.363.347.34
thuần
9

Tài sản bình 11.918.329.106. 10.481.912.793. 1.436.416.313.0


quân 753 698 55

ROA 0,04% 7,91% -7,87% 0,14


Trong năm 2022, ROA của DABACO là 0,04% giảm 7,87% so với năm 2021 là 7,91%. Với
việc ROA giảm mạnh cho thấy công ty đang không sử dụng tài sản của mình hiệu quả dẫn
đến việc tạo ra lợi nhuận gặp khó khăn.
Chỉ số này cũng khá quan trọng với các nhà đầu tư. Qua 1 năm thì ROA của DABACO giảm
mạnh trong khi DABACO đang trong giai đoạn tăng trưởng ổn định khiến bên cho vay họ sẽ
suy nghĩ lại về việc có nên tiếp tục cho công ty vay hay không.
Và khi so với các đơn vị khác cùng ngành thì con số này quá thấp so với cả 2 năm. Công ty
cần cải thiện chính sách sử dụng tài sản của mình hiệu quả hơn để đạt lợi nhuận.
- Lợi nhuận mỗi cổ phiếu (EPS)
EPS có tên tiếng Anh là Earning Per Share, đây là khoản lợi nhuận sau thuế mà nhà đầu tư
nhận được từ 1 cổ phiếu, đo lường khoản lợi mà nhà đầu tư kiếm được trên một số vốn ban
đầu. EPS được sử dụng để đánh giá khả năng sinh lời của một doanh nghiệp trên thị
trường chứng khoán.

Trong năm 2022, lợi nhuận cổ phiếu của DABACO là 21,47đ/cổ phiếu, năm 2021 là
7198,56đ/cổ phiếu, biến động giảm 7177,09đ/cp, sự suy giảm đột ngột này của công ty là
một dấu hiệu không mấy tích cực, sự lao dốc này là vì lợi nhuận sau thuế giảm không
phanh, kéo theo EPS giảm sâu. Lợi nhuận sau thuế giảm sâu có thể là do công ty đang mở
rộng mô hình kinh doanh ra kinh doanh bất động sản, cùng với đó là tăng các khoản chi phí
trong giai đoạn đại dịch diễn ra, dẫn đến lợi nhuận khá thấp. Khi lợi nhuận thấp, có thể sẽ
ảnh hưởng đến lòng tin của bên cho vay. Vì đối với họ thì EPS là một chỉ số đống vai trò

20

Downloaded by H?NH NGUY?N TH? KIM (hanhnguyen.31211023485@st.ueh.edu.vn)


lOMoARcPSD|10951450

quan trọng có nên quyết định cho vay hay không, EPS là chỉ số bao quát kết kết quả hoạt
động kinh doanh doanh của doanh nghiệp.
So với các công ty khác cùng ngành, thì công ty DABACO vẫn giữ đượcchỉ số EPS cao hơn
và ở mức dương là 21,47 trong khi bình quân ngành là -0,24, thế nên mặc dù so với năm cũ
thì EPS giảm khá sâu nhưng so với các công ty khác cùng ngành vẫn kinh doanh ổn, vì thế,
bên đi vay sẽ không ảnh hưởng mấy đến quyết định cho vay của mình.
- Tỷ lệ chi trả cổ tức

Theo công bố trong Nghị quyết Đại hội cổ đông 2021, công ty đã thực hiện phát hành
11.522.999 cổ phiếu trả cổ tức năm 2021 tỷ lệ 5% trên mệnh giá cổ phiếu. Tức là tương
đương tỷ lệ phát hành 20:1, cổ đông sở hữu mỗi 20 cổ phiếu sẽ nhận được 1 cổ phiếu mới.
Như vậy, với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu, sau khi phát hành 11,52 triệu cổ phiếu mới,
vốn điều lệ của Dabaco sẽ tăng từ 2.341 tỷ đồng lên 2.456,2 tỷ đồng
Năm 2022, do công ty đang trong giai đoạn đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh,
HĐQT trình ĐHĐCĐ không chia cổ tức năm 2022, số lợi nhuận có được công ty sẽ bổ sung
quỹ đầu tư phát triển. Mặc dù trước đó DABACO có kế hoạch chi trả cổ tức cho năm 2022
với 15% bằng cổ tức. Do chiến sự Nga – Ukraine gây đứt gãy chuỗi cung ứng, các ổ dịch
cúm gia cầm và dịch tả lợn châu Phi và khó khăn chung khiến sức mua sản phẩm bị giảm
65%, lợn chết hàng loạt, các dự án đầu tư đều gặp vướng mắc… Lợi nhuận lao dốc vào
quý I/2022 khiến lợi nhuận cả năm của DABACO chỉ đạt 5,2 tỷ đồng trong khi doanh thu lên
tới 11.557 tỷ.
Khó khăn khiến DABACO không có khả năng chi trả cổ tức cho các cổ đông. Đứng dưới
góc độ của nhà cho vay, điều này ảnh hưởng xấu đến uy tín và khả năng trả nợ của công ty.
Nhìn chung, tình hình thế giới và dịch bệnh làm cho các công ty khác cũng không tránh khỏi
khả năng không thể chi trả cổ tức. Nếu xét DABACO, có thể nhà cho vay sẽ không muốn
cho DABACO vay nợ. Tuy nhiên trên tổng thể tình hình cả nước và trong ngành, nhà cho
vay có thể suy xét đến khả năng phục hồi và phát triển của DABACO trong tương lai để
quyết định khả năng cho vay.
4. Đánh giá năng lực dòng tiền

- Tỷ suất dòng tiền trên lợi nhuận


Tỷ suất dòng tiền/Lợi nhuận khả năng tạo ra tiền từ hoạt động kinh doanh trong mối quan hệ
với lợi nhuận. Tỷ số thể hiện cũng như cho biết đơn vị nhận được bao nhiêu đồng trên một
đồng lợi nhuận thu về được.
KHOẢN MỤC Cuối kỳ (2022) Đầu kỳ (2021) Chênh lệch BQN

21

Downloaded by H?NH NGUY?N TH? KIM (hanhnguyen.31211023485@st.ueh.edu.vn)


lOMoARcPSD|10951450

Dòng tiền thuần từ 311.757.100.6 586.372.531.6 -


hoạt động kinh doanh 59 94 274.615.431.0
35

Lợi nhuận thuần 5.194.587.097 829.557.934.4 -


46 824.363.347.3
49

Tỷ suất dòng tiền trên 60,02 0,71 59,31


lợi nhuận
Năm 2022, tỷ suất dòng tiền trên lợi nhuận năm 2022 là 60,0158 trong khi năm 2021 là
0,7068. Biến động chênh lệch lớn do lợi nhuận thuần năm 2022 tụt dốc mạnh, trong khi
dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh biến động không quá lớn.
Tỷ số biến động lớn thể hiện việc kinh doanh của DABACO đang khó khăn, khả năng sinh
lời thấp. Biến động này cũng ảnh hưởng lớn đến việc đi vay của DABACO trong tương lai
khi hiệu quả sử dụng dòng tiền của công ty đang bất ổn. Tuy nhiên, tỷ số này trong 2 năm
2021 - 2022 vẫn ở mức dương, tức là công ty vẫn hoạt động kinh doanh sinh lời. DABACO
cần điều chỉnh kế hoạch kinh doanh để cải thiện chỉ số này trong tương lai.
- Tỷ suất dòng tiền trên doanh thu
Dòng tiền thuần trên doanh thu là tỉ lệ hiệu suất đo lường dòng tiền từ hoạt động kinh doanh
trừ chi phí tài sản cố định trong mối tương quan với doanh thu bán hàng, đo lường khả năng
tạo ra tiền từ hoạt động kinh doanh trong mối quan hệ với doanh thu. Tỷ suất này càng cao
thì càng tốt và sẽ là tốt nhất khi dòng tiền từ hoạt động kinh doanh sẽ tăng cùng với sự gia
tăng của doanh thu.

Khoản mục Cuối kỳ (2022) Đầu kỳ (2021) Chênh Lệch BQN

Dòng tiền 311.757.100.659 586.372.531.694 -


thuần từ hoạt 274.615.431.0
động kinh 35
doanh

Doanh thu 11.557.594.666.2 10.812.794.593. 744.800.073.1


thuần 47 141 06

Tỷ suất dòng 0,03 0,05 -0,02


tiền trên doanh —
thu

Trong năm 2022, tỷ số là 0,027 chênh lệch giảm so với năm 2021 là 0,05. Biến động giảm
cho thấy khả năng tạo ra tiền từ doanh thu thuần của DABACO đang giảm, đây là một biến
động tiêu cực, cho thấy rằng khả năng tạo ra tiền của công ty từ hoạt động kinh doanh trong
mối quan hệ với lợi nhuận chưa thực sự tốt. Nguyên nhân có thể là do tốc độ tăng trưởng
của dòng tiền thuần đang chậm hơn rất nhiều so với doanh thu thuần, cụ thể dòng tiền
thuần năm 2022 thấp hơn 2021 là 274.615.431.035, trong khi đó doanh thu thuần lại tăng
lên 744.800.073.106.

22

Downloaded by H?NH NGUY?N TH? KIM (hanhnguyen.31211023485@st.ueh.edu.vn)


lOMoARcPSD|10951450

Với góc độ bên cho vay tiền, tỷ số giảm làm bên cho vay cũng dao động vì chỉ số đang tuột
dốc dần, mặc dù không lớn nhưng dự đoán nếu không có chính sách hợp lý thì trong tương
lai công ty sẽ tiếp tục lao dốc.

- Tỷ suất dòng tiền trên tài sản


Tỷ suất dòng tiền/Tài sản là tỉ lệ khả năng thanh toán tài chính, đo lường khả năng tạo ra
tiền từ hoạt động kinh doanh trong mối quan hệ với tài sản.
Khoản mục Cuối kỳ (2022) Đầu kỳ (2021) Chênh Lệch BQN

Dòng tiền thuần từ


311.757.100.65 586.372.531.69
hoạt động kinh -274.615.431.035
9 4
doanh

Tổng tài sản bình 11.918.329.106 10.481.912.793.


1.436.416.313.055
quân .753 698

Tỷ suất dòng tiền


0,03 0,06 -0,03 —
trên tài sản
Trong năm 2022, tỷ suất dòng tiền trên tài sản là 0,03, năm 2021 là 0,06, biến động giảm
0,03. Nguyên nhân là do dòng tiền từ hoạt động kinh doanh giảm, trong khi tổng tài sản bình
quân thì vẫn tăng đều ở mức là 1.436.416.313.055. Nhìn chung, đây là một biến động tiêu
cực khi mà khả năng tạo ra tiền từ hoạt động kinh doanh kém hơn nhiều so với tài sản công
ty, giảm đòn bẩy tài chính. Tài sản tuy có tăng trưởng nhưng không nhiều lắm so với năm
2021, có thể công ty đang đầu tư tài sản thêm để mở rộng quy mô sản xuất thức ăn chăn
nuôi hoặc là đầu tư cho những dự án mới để đa dạng loại hình kinh doanh.
TỔNG HỢP CÁC CHỈ SỐ

KHOẢN MỤC 2022 2021 CL BQN

1. Hệ số thanh toán ngắn hạn hiện hành 0,98 1,09 -0,111 0,55

2. HS thanh toán nhanh 0,24 0,26 -0,028 1,27

3. Hệ số Nợ phải trả/Nguồn vốn chủ sở hữu 1,79 1,31 0,48 0,98

4. Số lần hoàn trả lãi vay 1,43 6,37 -4,93 —

5. Số vòng quay hàng tồn kho 2,25 2,37 -0,12 —

6. Số ngày dự trữ hàng tồn kho 163 154 9 —

7. Số vòng quay các khoản phải thu 20 21 -1 —

23

Downloaded by H?NH NGUY?N TH? KIM (hanhnguyen.31211023485@st.ueh.edu.vn)


lOMoARcPSD|10951450

8. Số ngày thu tiền bình quân 19 18 1 —

9. Số vòng quay tài sản 0,97 1,03 -0,06 1,03

10. Chu kỳ hoạt động của một doanh nghiệp 182 172 10 –

11. ROS 0,0004 0,0767 -0,0763 0,15

12. ROA 0,0004 0,0791 -0,0787 0,14

13. ROE 0,0011 0,1866 -0,1855 0,26

60,02
14. Tỷ suất dòng tiền trên lợi nhuận thuần 0,71 59,31 —

15. Tỷ suất dòng tiền trên doanh thu thuần 0,03 0,05 -0,02 —

16. Tỷ suất dòng tiền trên tài sản 0,03 0,06 -0,03 —

17. EPS 21,47 7198,56 -7177,09 -0,24

18. Tỷ lệ chi trả cổ tức 0% 5% -5%

Nhận xét chung: Từ các chỉ số tài chính cho ta thấy, công ty đang gặp khó khăn trong tính
thanh khoản, chi trả chi phí lãi vay, dự trữ hàng tồn kho năm 2022 lâu hơn so với năm 2021,
nợ phải thu thu lâu hơn,... Từ đó, ta có thể thấy việc kinh doanh của DABACO đang đi
xuống so với năm 2021, xuất hiện những hiện tượng lợi nhuận giảm khá sâu, đều này sẽ
ảnh hưởng không tốt đến DABACO về mặt vay tiền, cũng như về góc nhìn bên cho vay
cũng sẽ cân nhắc, giảm mức độ tin cậy đối với DABACO. Tuy nhiên, so với các công ty
cùng ngành khác thì DABACO không đến nỗi đứng hàng cuối, đây là biến động chung toàn
đất nước, ảnh hưởng đến tất cả các công ty ngành chăn nuôi, do là đại dịch Covid - 19 và
cuộc chiến giữa Nga- Ukraine, sự suy thoái kinh tế toàn cầu, giá nguyên vật liệu, chi phí
vận chuyển tăng,...nên DBC cùng với các công ty ngành chăn nuôi đều làm ăn không được
mấy thuận lợi.
5. Đánh giá tỷ số kiểm tra trị trường.

- Hệ số Giá cả/Lợi tức (P/E-Price/Earnings Ratio)


Hệ số P/E: chỉ số thể hiện mức giá mà bạn sẵn sàng bỏ ra cho một đồng lợi nhuận thu được
từ cổ phiếu. Chỉ số tăng cao thể hiện sự kỳ vọng của nhà đầu tư về việc tăng trưởng thu
nhập từ cổ phiếu.

24

Downloaded by H?NH NGUY?N TH? KIM (hanhnguyen.31211023485@st.ueh.edu.vn)


lOMoARcPSD|10951450

KHOẢN MỤC 2022 2021 CL

(1). Thị giá mỗi cổ 14,10 34,76 -20,66


phiếu

(2).Lợi nhuận mỗi cổ 21,47 7198,56 -7177,09


phiếu

(3). HS Giá cả/Lợi 0,66 0,005 0,655


nhuận(3)= (1)/(2)

Hệ số giả cả trên lợi nhuận năm 2022 là 0,66, năm 2021 là 0,005, biến động tăng 0,655,
nguyên nhân dẫn đến tốc độ tăng này là giá thị trường của mỗi cổ phiếu giảm, cùng với đó
lợi nhuận mỗi cổ phiếu cũng giảm, từ đây cho thấy đây là một biến động tích cực. Đối với
bên cho vay thì chỉ số P/E tăng cũng không ảnh hưởng mấy đến bên cho vay mà chủ yếu là
nhà đầu tư.

- Cổ tức mang lại (Dividends Yield)

KHOẢN MỤC 2022 2021 CL

(1). Cổ tức phân phối mỗi cổ phiếu 0 2.500 -2.500

(2). Thị giá mỗi cổ phiếu 14.100 34.760 -20.660

(3). Cổ tức mang lại % (3)= (1)/(2) 0% 7% -7%

Cổ tức mang lại năm 2022 là 0%, năm 2021 là 7%, biến động giảm 7%. Sự suy giảm này là
do năm 2022 công ty không chia cổ tức để bổ sung cho quỹ đầu tư phát triển, mở rộng kinh
doanh sang thị trường bất động sản. Như vậy ta có thể thấy rằng lợi tức mang lại của một
đồng đầu tư đang bị suy giảm. Đây là một dấu hiệu tiêu cực đối với nhà đầu tư, còn về bên
cho vay thì không ảnh hưởng lắm, cái mà nhà cho vay quan tâm nhiều nhất là tính thanh
khoản.
- Giá trị sổ sách mỗi cổ phiếu (Book Value Per Share): Nguồn vốn chủ sở hữu/Số
lượng cổ phiếu đang lưu hành.

KHOẢN MỤC 2022 2021 CL

(1). Nguồn vốn chủ sở hữu 4.641.227.663.231 4.685.923.120.134 -44.695.456.903

25

Downloaded by H?NH NGUY?N TH? KIM (hanhnguyen.31211023485@st.ueh.edu.vn)


lOMoARcPSD|10951450

(2). Số lượng cổ phiếu đang lưu hành 242.001.859 115.239.430 126.762.429

(3) Giá trị số sách mỗi cổ phiếu (3)= 19.178,48 40.662,50 -21.484,02
(1)/(2)

Giá trị sổ sách mỗi cổ phiếu năm 2022 là 19178,48đ/cp, trong khi đó năm 2021 là
40662,50đ/cp, tức là biến động giảm 21484,02. Vốn chủ sở hữu giảm 44.695.456.903, trong
khi số lượng cổ phiếu đang lưu hành lại tăng 126.762.429 dẫn đến giá trị của mỗi cổ phiếu
giảm. Tỷ số này càng cao thì sẽ càng có ý nghĩa đối với công ty trong trường hợp xấu nhất
là công ty bị phá sản, nghĩa là nếu công ty bị phá sản thì số tiền 19178,48đ/cp chính là số
tiền còn lại mà các cổ đông có thể nhận được sau khi thanh lý tài sản và chi trả các khoản
nợ. Chỉ số này giảm thì các cổ đông sẽ quan tâm nhiều nhiều hơn là chủ nợ.
- Rủi ro thị trường

KHOẢN MỤC Số liệu

Biến động của thị giá cá biệt 12,83

Biến động thị giá bình quân 6,34

Giá trị sổ sách mỗi cổ phiếu 2,02

Theo số liệu được tính toán trên trang web cophieu68 từ 15/04/2022 đến 09/05/2023, chỉ số
Rủi ro thị trường bằng 2,02. Trong đó biến động của thị giá cá biệt là 12,83 và biến động thị
giá bình quân là 6,34. Chỉ số này lớn hơn 1 và chênh lệch khá lớn chứng tỏ mức độ biến
động của chứng khoán công ty DABACO cao hơn nhiều so với thị trường. Cụ thể khi thị
trường biến động 10% thì cổ phiếu của DABACO biến động 20,2%. Với biên độ dao động
nhiều hơn thị trường là 102%, công ty DABACO thể hiện khả năng sinh lời cao hơn so với
công ty khác cùng ngành, tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cao.
Dựa vào chỉ số Rủi ro thị trường, các nhà đầu tư có thể dự đoán được khả năng sinh lời
hoặc khả năng chịu rủi ro khi đầu tư vào cổ phiếu của DABACO, từ đó đưa ra quyết định
đầu tư phù hợp.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT


I. Kết luận tình hình tài chính của DABACO.
Dựa trên phân tích các chỉ số tài chính của CTCP Tập đoàn DABACO Việt Nam, ta có thể
kết luận rằng công ty đang đi đúng hướng trong việc tăng trưởng và có tiềm năng phát triển
trong tương lai. Tuy nhiên, so với kết quả năm 2021 tình hình kinh doanh của DABACO tuột
dốc, lợi nhuận thuần giảm đi rất nhiều. Do ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác nhau như đại
dịch Covid , sự kiện xung đột giữa Nga- Ukraine , nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu....
Ngoài ra ngành chăn nuôi còn chịu ảnh hưởng phần lớn dịch bệnh từ gia súc, gia cầm làm
chi phí tăng cao. Ảnh hưởng của việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu khiến giá cả nguyên
liệu đầu vào, chi phí logistics và chi phí sản xuất tăng cao trong khi nhu cầu tiêu dùng và giá

26

Downloaded by H?NH NGUY?N TH? KIM (hanhnguyen.31211023485@st.ueh.edu.vn)


lOMoARcPSD|10951450

bán giảm. Tổng quan trong 5 năm từ 2018-2022 thì tình hình tài chính của DABACO cũng
được đánh giá khá ổn định, với tỷ suất lợi nhuận và từ năm 2021-2022 ROE ở mức trung
bình so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng ngành sản xuất
thức ăn gia súc là một ngành có tính cạnh tranh cao và có rủi ro khiến cho giá cả thị trường
dao động không ổn định. Ngoài ra, chi phí chăn nuôi tăng cao trong khi sức mua giảm, giá
bán các sản phẩm trên thị trường ở mức thấp trong thời gian dài, dẫn đến kết quả chăn nuôi
của các công ty con giảm mạnh so với cùng kỳ. Do đó, DABACO cần có chiến lược và kế
hoạch phát triển bền vững để sống sót và phát triển trong ngành này.
Đối với các nhà đầu tư, đứng dưới góc nhìn bên cho vay, chúng ta tập trung vào hệ số
thanh toán của công ty DABACO thì hệ số thanh toán của 2021-2022 đang có xu hướng
không mấy khả quan, thanh toán trong ngắn hạn giảm nhưng không nhiều (năm 2022 là
0,98, giảm so với năm 2021 là 1,09) và thanh toán nhanh cũng giảm ít 0,02 lần điều này thể
hiện rằng DBC sẽ xử lý nguồn nợ ngắn hạn gặp khó khăn và bị động với hoạt động buôn
bán hàng tồn kho. Còn hệ số nợ phải trả/Nguồn vốn chủ sở hữu thuộc phần thanh toán dài
hạn cũng đang theo xu hướng không tích cực và gặp khó khăn khi 2022 tăng 0,48 lần so với
năm 2021, điều này được đề cập bên trên cho thấy rằng DABACO có phần lớn tài sản đến
từ vốn vay bên ngoài. Tuy hệ số thanh toán đối với các chủ nợ không quá tốt nhưng hiện tại
và tương lai DBC vẫn tiếp tục phát triển với nhiều kế hoạch và kỳ vọng lớn, DBC đầu tư vào
các dự án mới, mở rộng quy mô hoạt động tăng thị trường kinh doanh và bền vững với kế
hoạch và mục tiêu tốt hơn.
Tóm lại, dựa trên phân tích báo cáo tài chính của DABACO, công ty này có một tình hình tài
chính khá ổn định. Tuy nhiên, để tiếp tục phát triển trong ngành sản xuất thức ăn gia súc,
công ty cần có chiến lược và kế hoạch phát triển bền vững.
II. Một số đề xuất cải thiện chỉ số tài chính của công ty DABACO.

Trước tình hình biến động bất ổn ngành chăn nuôi hiện nay và lạm phát kéo dài do tình hình
chính trị thế giới, DABACO cần có mục tiêu chiến lược để công ty phát triển và tăng cường
năng lực cạnh tranh:
- Tăng cường các hoạt động nghiên cứu và phát triển để nâng cao chất lượng sản
phẩm, giảm chi phí sản xuất và tăng tính cạnh tranh của công ty.
- Phân phối sản phẩm của DABACO đến các thị trường mới. Điều này có thể giúp
công ty đa dạng hóa nguồn thu nhập và giảm thiểu rủi ro từ sự dao động giá cả trên
thị trường nội địa.
- Quản lý tài chính hiệu quả hơn bằng cách tối ưu hóa quy trình chi trả, giảm thiểu chi
phí lãi vay, và tiết kiệm nhiên liệu trong hoạt động sản xuất.
- Tăng cường quảng bá thương hiệu và tiếp cận khách hàng thông qua các kênh bán
hàng trực tuyến và ngoại tuyến.
- Tăng cường các hoạt động bảo vệ môi trường và xã hội, đảm bảo việc sản xuất của
công ty được thực hiện một cách bền vững và có trách nhiệm với cộng đồng.
- Tận dụng các cơ hội từ linh vực kinh doanh khác để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh, phát triển thương hiệu DABACO trên thị trường.

27

Downloaded by H?NH NGUY?N TH? KIM (hanhnguyen.31211023485@st.ueh.edu.vn)


lOMoARcPSD|10951450

- Cập nhật biến động tình hình trong nước và thế giới, có kế hoạch điều chỉnh ngưỡng
vay nợ an toàn, giảm thiểu rủi ro biến động tỷ giá, dòng tiền hiệu quả, tránh khả năng
vỡ nợ trong tình hình biến động hiện nay.

Tổng quát, để phát triển và tăng cường năng lực cạnh tranh, DABACO cần tập trung vào
các hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm, đa dạng hóa nguồn thu nhập, quản lý tài
chính hiệu quả và tăng cường quảng bá thương hiệu của mình trên thị trường. Đồng thời,
công ty cần có trách nhiệm với cộng đồng và đảm bảo việc sản xuất được thực hiện một
cách bền vững.

28

Downloaded by H?NH NGUY?N TH? KIM (hanhnguyen.31211023485@st.ueh.edu.vn)


lOMoARcPSD|10951450

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Công ty Cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam, Báo cáo Hội đồng quản trị 2021 - 2022.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam, Báo cáo tài chính Hợp nhất Kiểm toán 2018 -
2022.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam, Tài liệu Đại hội Cổ đông thường niên 2021 -
2023.
Duy Bắc (2023, ngày 01 tháng 04), Sau kiểm toán, lợi nhuận Dabaco Việt Nam “bốc hơi”
144,9 tỷ đồng, về 5,19 tỷ đồng. Báo điện tử Đầu tư.
Gia Cư (2022), Ngành chăn nuôi đóng góp 25,2% vào GDP nông nghiệp. Báo điện tử Thời
báo Tài chính Việt Nam.
Hiếu Phương (2022, ngày 16 tháng 12), Triển vọng tăng trưởng thị trường thức ăn chăn
nuôi năm 2023. Tạp chí Kinh tế và Dự báo Online.
Hoàng Hà (2022, ngày 03 tháng 10), Doanh nghiệp cạnh tranh mảng thịt lợn sạch, “sân
chơi” ngày càng chật chội. Báo điện tử Nhịp sống Kinh doanh - Trang thông tin điện tử tổng
hợp.
Hoàng Kiều (2023, ngày 23 tháng 04), Ông Nguyễn Như So: Dabaco sản xuất thức ăn chăn
nuôi không bao giờ lỗ, dự báo giá heo sẽ đi lên. Việt Nam Biz - Trang thông tin điện tử tổng
hợp.
Nguyên Huân (2015, ngày 07 tháng 04), Chế biến thực phẩm: Cuộc đua khốc liệt. Báo điện
tử Nông nghiệp Việt Nam.
Quỳnh Anh (2022, ngày 15 tháng 12), Thế giới biến động ảnh hưởng đến thị trường ngành
thức ăn chăn nuôi. Báo Kiểm toán.
Thanh Giang (2017, ngày 11 tháng 12), Thị trường thức ăn chăn nuôi: Nội - ngoại so găng.
Báo điện tử Đại đoàn kết.
Trang web Dabaco.com.vn.

I.

29

Downloaded by H?NH NGUY?N TH? KIM (hanhnguyen.31211023485@st.ueh.edu.vn)

You might also like