You are on page 1of 6

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

Tên học phần: Ngôn ngữ kinh tế thương mại 8: Phiên dịch (2) (口译2)
Mã học phần: TTR421
Khoa: Tiếng Trung Quốc
Bộ môn phụ trách: Lý thuyết tiếng
Số tín chỉ: 3
Điều kiện tiên quyết: Ngôn ngữ kinh tế thương mại 7: Phiên dịch 1
Thời điểm thiết kế/ban hành lần đầu:
Điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung:

1.THÔNG TIN VỀ GIẢNG VIÊN:


STT Tên giảng viên Email Điện thoại
1 TS.Nguyễn Thị Thanh Hằng hangntt@ftu.edu.vn 0919772166
2 ThS.Nguyễn Thị Phương nguyenphuongftu@ftu.edu.vn 0968.549.845

3 TS.Lê Quang Sáng lequangsang@ ftu.edu.vn 0948.273622

2. MÔ TẢ HỌC PHẦN:
Học phần này tiếp tục giúp sinh viên sử dụng thành thạo ngôn ngữ báo chí (khẩu
ngữ) trong tiếng Hán và tiếng Việt, củng cố và nâng cao phương pháp, kĩ năng phiên dịch
(dịch nói). Hệ thống bài thực hành phiên dịch Việt- Hán, Hán - Việt bao gồm những bài
hội thoại, đàm phán, bài phát biểu, tọa đàm, các bản tin về những kinh tế, thương mại,
pháp luật về kinh tế, với tốc độ nói nhanh hơn, độ khó cao hơn so với học phần Ngôn ngữ
kinh tế thương mại 7 (Phiên dịch 1). Ngoài ra, nội dung môn học còn bao gồm phiên dịch
Việt – Hán, Hán – Việt các bản tin về chính trị - xã hội, ngoại giao, an ninh, quốc
phòng,...

3. MỤC TIÊU CỦA HỌC PHẦN:


Sau khi học xong học phần này, sinh viên có thể đạt được:
3.1. Về kiến thức
(1) Học phần này tiếp tục bổ sung cho sinh viên một số kiến thức về kinh tế, thương
mại ở trình độ nâng cao;
(2) Giúp sinh viên tiếp tục mở rộng vốn từ vựng, thuật ngữ thương mại và các cấu
trúc thường dùng trong giao dịch và hoạt động kinh tế thương mại, trong các lĩnh vực
chính trị, xã hội, ngoại giao...;
(3) Học phần này giúp cho sinh viên nâng cao khả năng vận dụng những kiến thức
về ngôn ngữ thương mại vào công tác phiên dịch;
(4)Học phần này giúp sinh viên củng cố và vận dụng các kiến thức về tài chính, đầu
tư, sử dụng linh hoạt trong các tình huống phiên dịch Hán – Việt, Việt – Hán.
3.2. Về kỹ năng
(5) Sau khi học xong học phần này sinh viên có thể tiếp tục rèn luyện và nâng cao
kỹ năng dịch nói trong lĩnh vực đàm phán kinh tế thương mại, nâng cao khả năng biểu
đạt ngôn ngữ trong tiếng Việt và tiếng Hán;
(6) Sau khi học xong học phần này sinh viên có thể sử dụng thành thạo và sáng tạo
kĩ năng đối dịch giữa hai ngôn ngữ Hán – Việt
(7)SV sẽ được luyện kỹ năng xử lý tình huống ngôn ngữ, nâng cao kĩ năng phản xạ
ngôn ngữ trong các cảnh huống ngôn ngữ phức tạp với nội dung khó và độ chuyên ngành
cao;
(8) SV được hỗ trợ nâng cao các kĩ năng ghi chép nhanh, kĩ năng nghe, nói, đọc, viết
ở trình độ khó hơn.
3.3. Về thái độ
(9) Sinh viên có thái độ chủ động, tự tin và linh hoạt hơn khi thực hành phiên dịch
trong ngữ cảnh giao dịch thương mại thực tế;
(10)SV có thể làm chủ các tình huống ngôn ngữ phức tạp hơn, có thái độ thận trọng,
khéo léo khi nắm bắt, xử lí thông tin và chuyển dịch giữa hai ngôn ngữ Hán – Việt;

4. HỌC LIỆU
4.1. Giáo trình: chưa có giáo trình chính thức, cố định
- Bài thực hành trên lớp là các các đoạn video giảng viên tìm trên các phương tiện truyền
thông như Truyền hình, đài phát thanh, các trang mạng,…của Việt Nam, Trung Quốc,
Đài Loan; Một số tình huống đàm phán bằng tiếng Trung, tiếng Việt được lấy từ một số
giáo trình Tiếng Hán thương mại hoặc do giảng viên và các nhóm sinh viên tự xây dựng.

4.2. Tài liệu tham khảo


(1)Giáo trình phiên dịch tin tức Trung – Việt (chưa xuất bản, do Khoa Tiếng Trung Học
viện Ngoại giao biên soạn)
(2) Nguyễn Thị Thanh Hằng,2016,Giáo trình dịch kinh tế thương mại Hán– Việt
(Tài liệu nội bộ, chưa xuất bản)
(3)Tùng Quốc Thắng, Giáo trình dịch Việt –Hán, 2004, NXB Quân sự nghị văn
(4)Li Qianhua, News Chinese: Audio – Visual course I, 2015, NXB ĐH Ngôn ngữ Bắc
Kinh
(5)Lưu Lệ Anh, 2003, Đàm phán kinh tế thương mại ABC , NXB Đại học ngôn ngữ Bắc
kinh.
(6)Giáo trình Dịch nói cơ sở,....
4.3 Websites and Links
+ http://tv.cntv.cn/live/cctv1/
+ http://cctv1.cntv.cn/
+ http://tv.cntv.cn/live/cctv4
+ http://vtv.gov.vn

5 . NỘI DUNG HỌC PHẦN VÀ KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY


5.1 Nội dung học phần
Buổi Chương/Bài Phân bổ thời gian
Số tiết trên lớp Tiểu luận, Tự học
Lý thuyết Thực bài tập có
(thuyết hành, lớn, thực hướng
giảng) (1) thảo tế (3) dẫn (4)
15 luận(2) 31,5 49,5
39
Phiên dịch Hán – Việt: Đàm phán 1 2 0 0
1
thương mại (1)
Phiên dịch Việt - Hán: Đàm phán 0 3 1,5 3
2
thương mại (1)
Phiên dịch Hán – Việt: Đàm phán 0 3 2 3
3
thương mại (2)
Phiên dịch Việt - Hán: Đàm phán 0 3 2 3
4
thương mại (2)
Phiên dịch Hán – Việt: Tọa đàm về 1 2 2 3
5
đầu tư
Phiên dịch Việt – Hán: Tọa đàm về 1 2 2 3
6
đầu tư
Phiên dịch Hán – Việt: Tọa đàm về 1 2 2 3
7
môi trường kinh doanh
Phiên dịch Việt – Hán: Tọa đàm về 1 2 2 3
8
môi trường kinh doanh

9 Phiên dịch Hán – Việt: Bản tin về 1 2 2 3


tranh chấp thương mại
10 Phiên dịch Việt – Hán: Bản tin về 1 2 2 3
tranh chấp thương mại
11 Phiên dịch Hán – Việt: Bản tin về 1 2 2 3
biến đổi khí hậu
Phiên dịch Việt – Hán: Bản tin về 1 2 2 3
12
biến đổi khí hậu
Phiên dịch Hán – Việt: Bản tin về 1 2 2 3
13
cuộc cách mạng 4.0
Phiên dịch Việt – Hán: Bản tin về 1 2 2 3
14
cuộc cách mạng 4.0
Phiên dịch Hán – Việt: Bản tin về 1 2 2 3
15 các vấn đề nổi bật của kinh tế
Trung Quốc
Phiên dịch Việt - Hán: Bản tin về 1 2 2 3
16
chủ quyền biển đảo của Việt Nam
Phiên dịch Hán – Việt: Bản tin về 1 2 2 3
17
các vấn đề chính trị xã hội thế giới
18 Ôn tập và kiểm tra giữa kì 1 2 0 1,5

5.2. Ma trận sự đóng góp của bài giảng đến đạt được mục tiêu của học phần

Buổi Mục tiêu của học phần


1 2 3 4 5 6 7 8 9 1
0

Lý thuyết chung về dịch thuật 1 1 1 1 1 1 1


1-2
Phương pháp dịch nói
3 Các vấn đề kinh tế toàn cầu 1 1 1 1 1 1 1 1

4 Tin vắn kinh tế thế giới 1 1 1 1 1 1 1 1

Phỏng vấn chuyên gia kinh tế về 1 1 1 1 1 1 1 1


5
các vấn đề kinh tế trong nước.
6 Bản tin kinh tế trong nước 1 1 1 1 1 1 1

7 Các vấn đề kinh tế Trung quốc 1 1 1 1 1 1 1 1 1

Chiến lược phát triển kinh tế 1 1 1 1 1 1 1


8
thương mại của Trung quốc

9 Hội nhập kinh tế quốc tế 1 1 1 1 1 1

10 Hỏi đáp pháp luật về kinh tế 1 1 1 1 1 1 1


thương mại

11 Gặp gỡ và xúc tiến thương mại 1 1 1 1 1 1 1

12 Giao dịch TM và 1 1 1 1 1 1 1 1
Đàm phán các điều khoản hợp 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1
13
đồng

14 Đầu tư và liên doanh liên kết 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1

15 Luận đàm về tài chính và TTCK 1 1 1 1 1 1 1


16 Bản tin tài chính 1 1 1 1 1 1 1

17 Diễn văn phát biểu và chúc mừng 1 1 1 1 1 1 1

18 Ôn tập 1 1 1 1 1 1 1

6. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI HỌC PHẦN


- Theo quy chế đào tạo hiện hành;
- BT giống nhau đến 50% trừ 1/2 số điểm;
- BT giống nhau trên 50% bị điểm không;
- Những học viên không nhận BT, không nộp hoặc nộp chậm quá quy định đều bị điểm 0.

7. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập học phần
7.1. Đánh giá thường xuyên (tỷ lệ 10%)

Hình thức Tỷ lệ
Ý thức học tập trên lớp 50%
Thảo luận, Chuyên cần 50%

7.2. Đánh giá định kỳ

Hình thức Tỷ lệ
Thực hành 10%
Thi giữa kỳ 30%
Thi kết thúc học phần 60%

7.3. Tiêu chí đánh giá


 Yêu cầu chung đối với các bài thực hành
Các Clip hoặc tài liệu dịch được yêu cầu chuẩn bị

 Bài chuẩn bị ở nhà trước khi lên lớp


- Tiêu chí đánh giá:
+ Các kết cấu đúng về mặt ngữ pháp và văn phong biểu đạt 5 điểm
+ Ngôn ngữ biểu đạt lưu loát, đa dạng, văn phong chuẩn 2 điểm
+ Tinh thần làm việc nhóm tốt, tương tác tốt; chuẩn bị tốt phần việc của mình 1 điểm
+ Thuyết trình hoặc hướng dẫn thảo luận rõ ràng, ngữ âm tốt 2 điểm

 Thi giữa kỳ
- Hình thức: Bài dịch nói gồm hai nội dung, dịch Việt – Hán, Hán- Việt
- Nội dung: Theo những chủ đề lớn đã học
- Tiêu chí đánh giá:
+ Các kết cấu đúng về mặt ngữ pháp và văn phong biểu đạt chuẩn 6 điểm
+ Ngôn ngữ biểu đạt lưu loát, đa dạng, sử dụng từ và thuật ngữ chính xác 3 điểm
+ Ngữ âm ngữ điệu tốt 1 điểm

 Thi kết thúc học phần


- Hình thức: Thi nói
- Nội dung: Các vấn đề đã được nghiên cứu
- Đề thi bao gồm 2 phần dịch Việt – Hán, Hán- Việt
- Tiêu chí đánh giá:
+ Các kết cấu đúng về mặt ngữ pháp và văn phong biểu đạt chuẩn
6 điểm
+ Ngôn ngữ biểu đạt lưu loát, đa dạng, sử dụng từ và thuật ngữ chính xác 3 điểm
+ Ngữ âm ngữ điệu tốt 1 điểm

TRƯỞNG BỘ MÔN

You might also like