You are on page 1of 29

HỌC VIỆN Y - DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

BỘ MÔN NỘI - TỔ YHCT

HỌC PHẦN: BỆNH HỌC VÀ ĐIỀU TRỊ NỘI YHCT KẾT HỢP YHHĐ

XƠ CỨNG MẠCH VÀNH,


CƠN ĐAU VÙNG TIM VÀ NHỒI MÁU CƠ TIM

ThS.BS HOÀNG TRỌNG QUÂN


CƠN ĐAU THẮT NGỰC

MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Trình bày được định nghĩa, nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh, triệu chứng lâm sàng, điều trị

Cơn đau thắt ngực không ổn định, Nhồi máu cơ tim theo Y học hiện đại.

2. Trình bày được triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Cơn đau vùng tim, Nhồi máu cơ tim theo

Y học cổ truyền.

3. Trình bày được triệu chứng, chẩn đoán và điều trị xơ cứng mạch vành theo Y học cổ truyền.
ĐẠI CƯƠNG VỀ CƠN ĐAU THẮT NGỰC KHÔNG ỔN ĐỊNH,
NHỒI MÁU CƠ TIM KHÔNG ST CHÊNH LÊN
THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI
ĐẠI CƯƠNG VỀ CĐTNKÔĐ, NSTEMI
THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI

1. TỔNG QUAN

Hội chứng vành cấp là biến cố nặng nề của các bệnh lý động mạch vành, là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong tim

mạch và các biến cố về sau. Trong đó, hội chứng vành cấp không ST chênh lên gồm hai bệnh cảnh lâm sàng:

+ Nhồi máu cơ tim cấp không ST chênh lên (NSTEMI)

+ Cơn đau thắt ngực không ổn định


ĐẠI CƯƠNG VỀ CĐTNKÔĐ, NSTEMI
THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI

2. CHẨN ĐOÁN

2.1. Triệu chứng lâm sàng:

- Các triệu chứng điển hình: Đau ngực điển hình kiểu động mạch vành (đau mới xuất hiện/đau với

tiền sử đã có/đau sau các biến cố tim mạch,...)

- Khám lâm sàng: Ít có giá trị chẩn đoán, có giá trị trong việc chẩn đoán điều trị và đánh giá các yếu

tố nguy cơ
ĐẠI CƯƠNG VỀ CĐTNKÔĐ, NSTEMI
THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI

2. CHẨN ĐOÁN

2.2. Thăm dò cận lâm sàng:

- Điện tâm đồ: ST chênh xuống, T âm nhọn đảo chiều. (Nếu ST chênh lên bền vững hoặc xuất hiện một LBBB

mới, nghĩ tới NMCT cấp ST chênh lên).

- Các dấu ấn sinh học: Troponin I,T hs; CK, CK-MB, LDH, AST,...

- Siêu âm tim: Đánh giá sự rối loạn vận động vùng, tình trạng van tim,...

- Các nghiệm pháp gắng sức: Điện tâm đồ, siêu âm tim gắng sức,...

- Chụp động mạch vành


ĐẠI CƯƠNG VỀ CĐTNKÔĐ, NSTEMI
THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI
ĐẠI CƯƠNG VỀ CĐTNKÔĐ, NSTEMI
THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI

2. CHẨN ĐOÁN

2.3. Chẩn đoán phân biệt:

Chẩn đoán với các nguyên nhân đau ngực khác:

- NMCT cấp có ST chênh lên

- Tách thành động mạch chủ

- Bệnh lý tại phổi: Thuyên tắc động mạch phổi, tràn khí màng phổi, tràn dịch màng phổi, viêm phổi.

- Bệnh lý tại tim: Viêm màng ngoài tim, tràn dịch màng ngoài tim,...

- Bệnh lý dạ dày, tiêu hóa: Viêm loét DDTT, GERD,...

- Bệnh lý lồng ngực: Viêm khớp ức sườn, đau dây thần kinh liên sườn.
ĐẠI CƯƠNG VỀ CĐTNKÔĐ, NSTEMI
THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI

3. ĐIỀU TRỊ

3.1. Chiến lược điều trị

- Đánh giá và nhanh chóng phân tầng nguy cơ

- Xác định chiến lược và thời điểm điều trị can thiệp hay điều trị bảo tồn

- Chỉ định các biện pháp ban đầu và các thuốc cơ bản: Giảm đau, thở oxy (nếu cần), DAPT, chống đông

và các biện pháp điều trị nội khoa tối ưu khác.

- Điều trị duy trì sau ra viện


ĐẠI CƯƠNG VỀ CĐTNKÔĐ, NSTEMI
THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI

3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Chiến lược điều trị
ĐẠI CƯƠNG VỀ CĐTNKÔĐ, NSTEMI
THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI

3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Chiến lược điều trị
ĐẠI CƯƠNG VỀ CĐTNKÔĐ, NSTEMI
THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI

3. ĐIỀU TRỊ

3.2. Các thuốc điều trị

- Thuốc kháng kết tập tiểu cầu kép: Aspirin 300mg-81mg+ Ức chế P2Y12 (Ticagrelor 180mg-90x2mg,

Prasugrel 60mg-10mg, Clopidogrel 600mg-75mg)

- Các thuốc chống đông: Heparin trọng lượng phân tử thấp, thuốc ức chế trực tiếp thrombin,...

- STATIN liều cao không liên quan nồng độ

- ACEi/ARB, BB, CCB,...

- Thở oxy, giảm đau Morphine, giãn mạch Nitroglycerin,...

Không chỉ định dùng tiêu sợi huyết với bệnh nhân NSTEMI
ĐẠI CƯƠNG VỀ CĐTNKÔĐ, NSTEMI
THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI

3. ĐIỀU TRỊ

3.3. Điều trị ngoại viện

- Thao đổi lối sống, chế độ ăn, sinh hoạt, vận động, thể lực,...

- Kiểm soát các bệnh đồng mắc (nếu có): THA, ĐTĐ, RLCH Lipid,...

- DAPT: phụ thuộc vào việc đánh giá nguy cơ chảy máu và đông máu của người bệnh.

- STATIN duy trì, theo dõi chức năng gan và các tác dụng phụ khác

- Chẹn beta giao cảm, chẹn kênh calci, ức chế men chuyển được khuyến cáo sử dụng thường quy.
ĐẠI CƯƠNG VỀ NHỒI MÁU CƠ TIM

ST CHÊNH LÊN THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI


ĐẠI CƯƠNG VỀ STEMI
THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI

1. TỔNG QUAN

Là một thể bệnh ĐMV cấp, thường do tắc nghẽn cấp hoàn toàn động mạch vành với đặc trưng có ST

chênh lên xuất hiện trên điện tâm đồ, cần tái thông động mạch vành càng sớm càng tốt.

- Các bệnh nhân có nhóm YTNC cao: lối sống không lành mạnh, kiểm soát các bệnh nội khoa không ổn

định, thừa cân béo phì,...

- Hơn 50% trường hợp STEMI có yếu tố khởi phát: vận động gắng sức, stress, sau phẫu thuật, có bệnh lý

nội khoa nặng,...


ĐẠI CƯƠNG VỀ STEMI
THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI

2. CHẨN ĐOÁN

2.1. Triệu chứng lâm sàng:

- Các triệu chứng điển hình: Đau ngực điển hình kiểu động mạch vành, có thể kèm theo khó thở,

kích thích, vã mồ hôi,...

- Một vài bệnh nhân với các triệu chứng không điển hình: cảm giác khó chịu, nặng ngực, mệt mỏi,

khó thở,...

- Khám lâm sàng: khoảng 1/4 trường hợp NMCT thành trước có biểu hiện cường giao cảm, 1/2

trường hợp NMCT thành dưới có biểu hiện cường phó giao cảm.

- NMCT thất phải: tụt huyết áp, tĩnh mạch cảnh nổi, phổi trong
ĐẠI CƯƠNG VỀ STEMI
THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI

2. CHẨN ĐOÁN

2.2. Cận lâm sàng:

- Điện tâm đồ 12 chuyển đạo: ST chênh lên >2.5mm ở BN<40T, ST >2.0mm

ở BN >40T. hoặc nữ giới ST >1.5mm ở V2-3 và/hoặc >1mm ở các chuyển đạo

khác. Sóng Q bệnh lý

- Các dấu ấn sinh học tim:

+ Troponin I/T hs tăng sau 3h, kéo dài 7-14 ngày.

+ CK, CK-MB: tăng sau 4-8h, max 12-24h, trở về bình thường 3-4 ngày.

+ AST tăng sau 18-36h, LDH tăng sau 24-36h.

- Siêu âm tim đánh giá rối loạn vận động vùng.

- Các xét nghiệm khác.


ĐẠI CƯƠNG VỀ STEMI
THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI

2. CHẨN ĐOÁN

2.3. Chẩn đoán xác định

- Chẩn đoán xác định khi có tình trạng tổn thương cơ tim cấp tính với bằng chứng lâm sàng thiếu máu cơ

tim cục bộ cấp tính cùng với sự thay đổi nồng độ Troponin kèm theo ít nhất một trong số các yếu tố:

+ Triệu chứng cơ năng của thiếu máu cơ tim cục bộ

+ Sự thay đổi trên điện tâm đồ

+ Tiến triển sóng Q bệnh lý

+ Có bằng chứng về rối loạn vận động vùng trên siêu âm tim

+ Có bằng chứng về huyết khối động mạch vành


ĐẠI CƯƠNG VỀ STEMI
THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI

3. ĐIỀU TRỊ

3.1. Điều trị ban đầu

- Bất động tại giường

- Thở oxy kính mũi 2-4 lít/phút

- Giảm đau, an thần: morphin sulphat 2-4mg tiêm tĩnh mạch, nhắc lại sau 5-10 phút.

- Nitroglycerin ngậm dưới lưỡi, nhắc lại sau mỗi 5 phút. Không chỉ định với NMCT thất phải.

- Thuốc chống kết tập tiểu cầu: Aspirin 325-400mg, Plavix 300-600mg. Có thể dùng kết hợp.

- Thuốc chống đông

- Các nhóm thuốc khác: ACEi, BB, thuốc vận mạch,...


ĐẠI CƯƠNG VỀ STEMI
THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI

3. ĐIỀU TRỊ

3.2. Điều trị tái tưới máu

Tái tưới máu càng sớm càng tốt với 3 biện pháp: thuốc, can thiệp và phẫu thuật. Trong đó 2 biện pháp cơ

bản đó là:

+ Thuốc tiêu sợi huyết: tốt nhất trong 3h đầu

+ Can thiệp động mạch vành (nong, đặt stent) kết hợp cùng các thuốc kiểm soát: Heparin, DAPT, Aspirin,

statin,...
ĐẠI CƯƠNG VỀ STEMI
THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI

3. ĐIỀU TRỊ
3.3. Điều trị sau can thiệp
a) Các biện pháp chung
- Vận động thể lực nhẹ nhàng, tăng dần mức độ vận động.
- Dinh dưỡng: đồ ăn dễ tiêu, tránh táo báo.
- An thần: giảm căng thẳng, lo âu cho bệnh nhân.
b) Các thuốc
- Chống ngưng tập tiểu cầu
- Chống đông
- Nitrate
- Chẹn beta giao cảm, ức chế men chuyển,...
CƠN ĐAU VÙNG TIM VÀ NHỒI MÁU CƠ TIM
THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
CƠN ĐAU VÙNG TIM VÀ NMCT
THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

1. BỆNH DANH

Được mô tả trong phạm vi chứng tâm thống, hung tý theo y học cổ truyền

2. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH

Liên quan chủ yếu tới chức năng của các tạng Tâm, Can, Tỳ, Thận bị giảm sút,

sinh chứng đàm thấp ở bên trong, gặp lạnh làm khí trệ, huyết ứ gây các hiện tượng

đau thắt vùng ngực, nặng hơn có thể tay chân quyết lạnh, tím tái, mạch vi muốn

tuyệt.
CƠN ĐAU VÙNG TIM VÀ NMCT
THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

3. CÁC THỂ BỆNH


3.1. Cơn đau vùng tim (khí trệ huyết ứ)
* Triệu chứng: Tức ngực, đau vùng tim từng cơn thưa thớt hoặc cơn đau liên tục, chất lưỡi tím có điểm ứ
huyết, mạch tràm tế sác. Xuyên khung 12g Trần bì 08g Cam thảo 06g
* Pháp: Hành khí hoạt huyết, thông dương hóa trọc Đương quy 12g Hồng hoa 12g Ngưu tất 16g
* Phương: Huyết phủ trục ứ thang gia giảm
Sinh địa 12g Chỉ xác 08g Cát cánh 08g
Xích thược 12g Sài hồ 12g Đan sâm 16g
Là hợp phương của Đào hồng tứ vật thang với Tứ nghịch tán gia thêm Cát cánh, Ngưu tất.
+ Đào hồng tứ vật thang hoạt huyết hành ứ.
+ Tứ nghịch tán sơ can lý khí hòa vinh, tán uất.
+ Gia Cát cánh để khai khí ở phần hung cách, Ngưu tất để dẫn huyết ứ đi xuống.
Đó là cách nhất thăng, nhất giáng phối ngũ thành phương, nên chữa được tất cả các chứng khí trệ huyết ứ,
cho nên gọi là “trục ứ”.
* Châm cứu: Nội quan, chiên trung, hợp cốc, nhĩ châm thần môn, vùng tâm.
CƠN ĐAU VÙNG TIM VÀ NMCT
THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

3. CÁC THỂ BỆNH


3.2. Nhồi máu cơ tim (tâm dương hư thoát)
* Triệu chứng: Đau vùng ngực dữ dội, cơn đau tái phát nhiều lần, mặt xanh tái nhợt, toát mồ hôi tay chân,
lưỡi tím tái, mạch vi muốn tuyệt.
* Pháp: Ôn dương cứu nghịch, hành khí hoạt huyết phù mạch Nhân sâm 08g Ngũ vị tử 08g
* Phương: Độc sâm thang, Sinh mạch tán Mạch môn 08g Cam thảo 06g

Tên vị thuốc Tính Vị Quy kinh Công năng


Nhân sâm Hơi ôn Ngọt, hơi Tỳ, phế, tâm Đại bổ nguyên khí, ích khí phù mạch
đắng
Mạch môn Hàn Ngọt, hơi Tâm, phế, vị Nhuận phế, dưỡng âm, ích vị sinh tân
đắng
Ngũ vị tử Ôn Chua Phế, thận Liễm phế, sinh tân, thu liễm khí tán

Cam thảo Bình Ngọt Tâm, phế Điều hòa tính vị của các vị thuốc

* Châm cứu: Quan nguyên, khí hải, cao hoang, nội quan, chiên trung,... Nhĩ châm huyệt tâm, thần môn.
CƠN ĐAU VÙNG TIM VÀ NMCT
THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

3. CÁC THỂ BỆNH

3.3. Xơ cứng mạch vành

a) Can thận hư

* Triệu chứng: Chóng mặt ù tai, đau lưng mỏi gối, chất lưỡi đỏ, miệng khô, mạch huyền tế. Nếu can dương

vượng thì hoa mắt chóng mặt, mạch huyền. Nếu âm hư hỏa vượng thì lòng bàn tay bàn chân ấm nóng, ngủ ít,

lưỡi đỏ, mạch huyền tế sác.

* Pháp: Bổ can thận. (Bình can tiềm dương/Tư âm giáng hỏa)

* Phương: Thiên ma câu đằng ẩm/Thủ ô diên thọ thang gia giảm

* Châm cứu: Châm bổ tam âm giao, thái khê, thận du, nội quan, thần môn
CƠN ĐAU VÙNG TIM VÀ NMCT
THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

3. CÁC THỂ BỆNH


3.3. Xơ cứng mạch vành
b) Tâm tỳ lưỡng hư
* Triệu chứng: Đầu choáng, mắt hoa, thở ngắn gấp, hồi hộp, ngủ ít, sắc mặt trắng bệch, môi
nhợt, chất lưỡi nhạt, mạch nhỏ vô lực hay kết đại.
* Pháp: Kiện tỳ dưỡng tâm an thần
* Phương: Quy tỳ thang
* Châm cứu: Châm bổ tam âm giao, thái khê, thận du, nội quan, thần môn

Đảng sâm 12g Táo nhân 08g Đại táo 08g


Hoàng kỳ 08g Viễn chí 08g Mộc hương 06g
Đương quy 06g Long nhãn 08g
Bạch truật 08g Bạch linh 88g
CƠN ĐAU VÙNG TIM VÀ NMCT
THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

3. CÁC THỂ BỆNH

3.3. Xơ cứng mạch vành

b) Tâm thận dương hư

* Triệu chứng: Hồi hộp, thở gấp, người mệt mỏi, tự ra mồ hôi, sợ lạnh, tay chân lạnh, lưng gối

đau mỏi, sắc mặt trắng bệch, mạch trầm tế vô lực.

* Pháp: Ôn bổ tâm thận

* Phương: Đối pháp lập phương

* Châm cứu: Châm bổ tam âm giao, thái khê, thận du, nội quan, thần môn
TRÂN TRỌNG CẢM ƠN SỰ CHÚ Ý LẮNG NGHE CỦA CÁC BẠN!

You might also like