You are on page 1of 24

8/12/2021

QUẢN TRỊ HỌC

CHƯƠNG 4:
CHỨC NĂNG TỔ CHỨC

MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG 4

Sau khi học xong chương 4, sinh viên


có thể trình bày và hiểu rõ các nội
dung:
 Khái niệm, vai trò và nội dung cơ bản
của chức năng tổ chức
 Hiểu được khái niệm về tầm kiểm
soát/tầm quản trị.
 Hiểu được các kiểu cơ cấu quản trị,
ưu và nhược điểm của mỗi kiểu cơ
cấu quản trị và phạm vi áp dụng.
 Nắm được khái niệm tập quyền và
phân quyền trong quản trị và hiểu sự
ủy quyền trong quản trị.

1
8/12/2021

HƯỚNG DẪN HỌC

 Sinh viên nên tìm hiểu thêm một số kiến


thức về thiết kế cơ cấu tổ chức của
doanh nghiệp.
 Tham khảo giáo trình: Giáo trình Quản
trị học –TS. Nguyễn Thị Thanh Dần–
NXB Bách Khoa.
 Thảo luận với giáo viên và các sinh viên
khác về các vấn đề chưa nắm rõ.

Nội dung chương 4

4.1. Khái niệm, vai trò và nội dung cơ bản của


chức năng tổ chức

4.2 Phân công lao động, chuyên môn hóa và


tiêu chuẩn hóa

4.3. Quyền lực

4.4. Cơ cấu tổ chức

2
8/12/2021

4.1. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ NỘI DUNG CƠ


BẢN CỦA CHỨC NĂNG TỔ CHỨC

Khái niệm tổ chức

Nội dung cơ bản


Vai trò của tổ
của chức năng tổ
chức
chức

4.1. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ NỘI DUNG CƠ


BẢN CỦA CHỨC NĂNG TỔ CHỨC

Khái niệm về tổ chức:


Theo Chester I. Barnard thì tổ chức là một hệ thống những hoạt
động hay nỗ lực của hai hay nhiều người được kết hợp với nhau
một cách có ý thức.
Theo Harold Koontz, Cyril Odonnell và Heinz Weihrich thì công
tác tổ chức là “việc nhóm gộp các hoạt động cần thiết để đạt
được các mục tiêu, là việc giao phó mỗi nhóm cho một người
quản lý với quyền hạn cần thiết để giám sát nó, và tạo điều kiện
cho sự liên kết ngang và dọc trong cơ cấu của doanh nghiệp”.
.

3
8/12/2021

4.1. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ NỘI DUNG CƠ


BẢN CỦA CHỨC NĂNG TỔ CHỨC

Nhiệm vụ chính của chức năng tổ chức là hình thành chuẩn


xác thiết chế tổ chức bao gồm:
 (1) hình thành cơ cấu bộ máy của tổ chức;
 (2) phân định trách nhiệm quyền hạn của các phân hệ
các cá nhân trong tổ chức;
 (3) công tác nhân sự;
 (4) Tổ chức công việc khoa học;
 (5) Phát hiện, uốn nắn và điều chỉnh kịp thời mọi hoạt
động yếu kém trong tổ chức;

4.1. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ NỘI DUNG CƠ


BẢN CỦA CHỨC NĂNG TỔ CHỨC

Vai trò của chức năng tổ chức:


 Chức năng tổ chức giúp đảm bảo triển khai các mục tiêu
và kế hoạch đã đề ra.
 Chức năng tổ chức giúp tạo ra môi trường làm việc phù
hợp cho các cá nhân và bộ phận trong doanh nghiệp.
 Việc điều chỉnh cơ cấu tổ chức tạo điều kiện thuận lợi
cho sự mở rộng đa dạng hóa tổ chức.
Có thể khẳng định rằng, chức năng tổ chức là cốt lõi của
quy trình quản trị, tạo nên sự thành công trong quản trị và
doanh nghiệp

4
8/12/2021

4.1. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ NỘI DUNG CƠ


BẢN CỦA CHỨC NĂNG TỔ CHỨC

Nội dung của chức năng tổ chức:


 Tổ chức cơ cấu
 Tổ chức quá trình quản lý
 Tổ chức nhân sự

4.1. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ NỘI DUNG CƠ


BẢN CỦA CHỨC NĂNG TỔ CHỨC
Tổ chức cơ cấu
 Tổ chức cơ cấu là tổ chức những bộ phận có quan hệ
phụ thuộc và liên kết với nhau. Mỗi bộ phận được chuyên môn
hóa riêng biệt đảm bảo nhiệm vụ và quyền hạn nhất định. Mỗi
một tổ chức sẽ có cơ cấu riêng biệt tùy theo yêu cầu của tổ
chức nhằm đạt được mục tiêu chung đã xác định.
Tổ chức quá trình quản lý
 Tổ chức quá trình quản lý thể hiện hình thức phân loại
theo quyền hạn bao gồm quyền hạn trực tuyến, quyền hạn
tham mưu và quyền hạn chức năng. Khi tổ chức quá trình
quản lý, nhà quản trị sẽ sử dụng các loại quyền hạn phù hợp,
thực hiện phân quyền, ủy quyền phù hợp để góp phần làm
tăng hiệu quả quản lý

5
8/12/2021

4.1. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ NỘI DUNG CƠ


BẢN CỦA CHỨC NĂNG TỔ CHỨC

Nội dung của chức năng tổ chức:


Tổ chức nhân sự
 Tổ chức nhân sự thể hiện cách phân cấp con người thành các
cấp bậc trong tổ chức, với mỗi nhiệm vụ, trách nhiệm và
quyền hạn của mỗi người phù hợp với vị trí công việc xác
định. Mỗi bộ phận sẽ có số lượng nhân viên xác định với chất

4.2. PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG, CHUYÊN MÔN HÓA VÀ


TIÊU CHUẨN HÓA

Phân công lao động và chuyên môn hóa:


 Chuyên môn hóa lao động được hiểu là mức độ phân chia các
nhiệm vụ trong tổ chức thành các bộ phận nhỏ hơn gọi là các
công việc.
 Lợi thế của phân công lao động và chuyên môn hóa là có thể
làm tăng năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả làm việc
của người lao động.
 Mặt hạn chế là có thể dẫn đến sự nhàm chán, giảm khả năng
sáng tạo của người lao động.

6
8/12/2021

4.2. PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG, CHUYÊN MÔN HÓA VÀ


TIÊU CHUẨN HÓA

Tiêu chuẩn hóa


 Tiêu chuẩn hóa là quá trình phát triển các thủ tục của tổ chức
mà theo đó, các nhân viên có thể hoàn thành công việc theo
quy định với cách thức thống nhất và phù hợp.
 Tiêu chuẩn hóa được thể hiện thông qua quy trình và chính
sách, tác động vào mỗi nhân viên theo một cơ chế rõ ràng,
hướng tới đạt được mục tiêu chung của tổ chức.
 Tiêu chuẩn hóa giúp cho việc đo lường thành tích, đánh giá
kết quả thực hiện của người lao động được minh bạch, đồng
thời là cơ sở để tuyển chọn nhân viên của tổ chức.

4.3. QUYỀN LỰC

Quyền lực trong quản trị


 Quyền lực tổ chức được hiểu là mức độ, phạm vi tác động và
chi phối, khống chế, của nhà quản trị trong tổ chức đối với
con người trong các phạm vi nhất định trong tổ chức. Quyền
lực tổ chức thể hiện thông qua quyền lực quản trị trong tổ
chức, được thực hiện ở các cấp quản trị trong tổ chức.
 Quyền lực quản trị thường đi kèm với trách nhiệm và nghĩa vụ.
 Quyền lực quản trị thường gắn liền với lợi ích,

7
8/12/2021

4.3. QUYỀN LỰC

Quyền lực trong quản trị


 Trong tổ chức, quyền hạn quản trị là quyền lực quản trị được
thừa nhận hợp pháp, đi đôi với trách nhiệm của người đó.
Trong tổ chức quyền hạn chia làm ba loại: quyền hạn trực
tuyến, quyền hạn tham mưu và quyền hạn chức năng, được
phân biết chủ yếu bằng mối quan hệ với quá trình ra quyết
định.

4.3. QUYỀN LỰC

Tầm hạn quản trị


 Tầm hạn quản trị là khái niệm dùng để chỉ số lượng nhân viên
cấp dưới mà một nhà quản trị có thể quản trị thông qua giao
việc, điều khiển, kiểm tra hướng dẫn, lãnh đạo nhân viên dưới
quyền một cách hiệu quả nhất.

8
8/12/2021

4.3. QUYỀN LỰC


 TẦM HẠN QUẢN TRỊ
Tầm hạn quản trị hẹp
Ưu điểm Nhược điểm
- Truyền đạt thông tin nhanh - Tăng số cấp quản trị, dẫn đến tốn kém
chóng xuống cấp dưới chi phí quản trị
- Giám sát và kiểm tra chặt chẽ - Cấp trên dễ can thiệp sâu vào công việc
của cấp dưới, có thể tạo ra sự chuyên
quyền.
- Truyền đạt thông tin đến cấp cuối cùng
chậm do có quá nhiều cấp quản trị
Tầm quản trị rộng
Ưu điểm Nhược điểm
- Giảm số cấp quản trị, dẫn đến - Tình trạng quá tải ở cấp trên do tầm hạn
tiết kiệm được chi phí quản quản trị rộng, có nguy cơ khó kiểm soát.
trị. - Yêu cầu các nhà quản trị giỏi
- Giảm xu hướng tập quyền do - Truyền đạt thông tin đến các cấp dưới
cấp trên buộc phải phân chia không nhanh chóng bằng tầm hạn quản
quyền hạn trị hẹp
- Chính sách, quy định rõ ràng

4.3. QUYỀN LỰC


Phân quyền, tập quyền, ủy quyền trong quản trị

 Phân quyền (Decentralization) có mục đích nhằm tạo điều kiện cho
các tổ chức đáp ứng kịp thời, nhanh chóng và phù hợp với những
yêu cầu của tình hình quản trị, đồng thời, giải phóng bớt khối lượng
công việc cho nhà quản trị cấp cao, tạo điều kiện đào tạo các nhà
quản trị cấp trung gian, chuẩn bị các phương án thay thế các nhà
quản trị cấp cao khi cần thiết.
 Tập quyền (Centralization of power) được hiểu là sự tập trung xu
hướng quyền lực tập trung vào tay những nhà quản trị cấp cao mà
không hoặc rất ít được giao phó cho cấp thấp hơn.
 Ủy quyền (delegation) là giao phó quyền hạn và trách nhiệm cho
người khác để họ thay quyền thực hiện một nhiệm vụ riêng biệt

9
8/12/2021

4.4. CƠ CẤU TỔ CHỨC

Các yêu cầu


Khái niệm cơ đối với một
cấu tổ chức cơ cấu quản
trị tối ưu

Các mô hình Một số mô


cơ cấu tổ hình cơ cấu
chức cơ bản tổ chức khác

4.4. CƠ CẤU TỔ CHỨC


Khái niệm:
Cơ cấu tổ chức là tổng hợp các bộ phận (đơn vị và cá nhân) khác
nhau, thực hiện các chức năng quản trị với những trách nhiệm và
quyền hạn nhất định, được bố trí theo những cấp khác nhau, có mối
liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, nhằm đạt được mục đích
chung của tổ chức.
Cơ cấu tổ chức dưới góc nhìn quản trị thể hiện rõ các nội dung dưới
đây:
 Hình thức phân công nhiệm vụ của các bộ phận thuộc lĩnh vực quản
trị, thể hiện rõ trách nhiệm và quyền hạn của mỗi bộ phận.
 Gắn chặt với cơ cấu tổ chức, nghiên cứu cơ cấu tổ chức quản trị về
cơ bản cũng giống như việc nghiên cứu cơ cấu hệ thống.

10
8/12/2021

4.4. CƠ CẤU TỔ CHỨC

 Các yêu cầu đối với một cơ cấu tổ chức quản trị tối ưu

Việc xây dựng hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản trị tối ưu phải đảm bảo
những yêu cầu sau đây:
 Tính tối ưu
 Tính linh hoạt
 Tính tin cậy
 Tính kinh tế
 Tính bảo mật

4.4. CƠ CẤU TỔ CHỨC

Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức quản trị

Nhóm các nhân tố bên trong tổ chức

Nhóm các nhân tố bên ngoài tổ chức

11
8/12/2021

4.4. CƠ CẤU TỔ CHỨC

Mục tiêu, phương hướng của tổ chức, chính sách


của tổ chức đối với đội ngũ cán bộ nhân viên…

Tình trạng và trình độ phát triển của tổ chức (quá


trình thử thách, đào luyện con người và kinh
nghiệm tích luỹ của tổ chức v.v).

Nhóm các
Quan hệ bên trong tổ chức, quan hệ lợi ích tồn tại
nhân tố bên
giữa các cá nhân và tổ chức
trong tổ chức

Mức độ chuyên môn hóa và tập trung hóa của các


hoạt động quản trị

Trình độ cơ giới và tự động hóa các hoạt động


quản trị, trình độ kiến thức tay nghề của cán bộ
quản trị, hiệu suất lao động, uy tín của họ v.v...

4.4. CƠ CẤU TỔ CHỨC

Những quy định của Nhà nước về hệ thống tổ chức


và sự phân cấp ảnh hưởng tổ chức (ví dụ như quy
định các loại vốn pháp định cho doanh nghiệp, quy
định về mức lương sàn tại mỗi khu vực...)
Nhóm các nhân
tố bên ngoài tổ Trình độ công nghệ, kỹ thuật và mức độ trang bị
chức lao động của thị trường

Môi trường hoạt động của tổ chức .

Với nhóm nhân tố này, tổ chức hoàn toàn có thể tự thay đổi cho phù hợp với
những yếu tố này, khi đó tổ chức sẽ tận dụng được nguồn lực sẵn có nhằm phát
huy tối đa hiệu quả.

12
8/12/2021

4.4. CƠ CẤU TỔ CHỨC

Sơ đồ tổ chức:

 Là biểu đồ trình bày các mối quan hệ báo cáo giữa các bộ phận chức

năng, phòng ban và chức vụ bên trong một tổ chức.

 Cung cấp 4 thông tin chủ yếu:

 Công việc

 Các bộ phận

 Các cấp quản trị

 Phạm vi quyền hạn

4.4. CƠ CẤU TỔ CHỨC

Những hình thức cấu trúc cơ bản của tổ chức:

Mô hình cơ
cấu tổ
chức theo
trực tuyến
đơn giản
Mô hình cơ Mô hình cơ
cấu tổ cấu tổ
chức ma
trận Có 6 hình chức theo
chức năng

thức cơ
cấu cơ
Mô hình cơ
cấu tổ bản Mô hình cơ
cấu trực
chức theo tuyến -
địa lý chức năng

Mô hình cơ
cấu theo
sản phẩm

13
8/12/2021

MÔ HÌNH CƠ CẤU TỔ CHỨC THEO TRỰC TUYẾN


ĐƠN GIẢN
Tổng giám
đốc

Giám đốc Cty 1 Giám đốc Cty 2

Quản đốc PX A Quản đốc PX B Quản đốc PX C

Đặc điểm: Đây là cơ cấu tổ chức, cơ bản và đơn giản nhất, trong đó có một
cấp trên và một số cấp dưới. Nhà quản trị ra các quyết định và theo dõi mọi
hoạt động trong khi các cán bộ làm việc thông qua quyền giám sát. Quyền
hạn trong tổ chức được thực hiện theo kênh liên hệ đường thẳng. Người thừa
hành mệnh lệnh chỉ nhận mệnh lệnh qua một cấp trên trực tiếp và chỉ thi
hành mệnh lệnh của người đó mà thôi.

MÔ HÌNH CƠ CẤU TỔ CHỨC THEO TRỰC TUYẾN


ĐƠN GIẢN (SIMPLE STRUCTURE)

Ưu điểm: Cơ cấu này có sự thống nhất cao, rõ ràng về quyền ra lệnh và


trách nhiệm từ lãnh đạo cấp cao đến cấp cuối cùng.
Nhược điểm:
• Đòi hỏi người lãnh đạo cần phải có kiến thức toàn diện, tổng hợp.
• Hạn chế việc sử dụng các chuyên gia có trình độ cao về từng mặt
quản trị;
• Việc phối hợp, hợp tác công việc giữa các bộ phận hoặc cá nhân
ngang quyền thường bị chậm trễ do các thông tin và chỉ thị đi theo
đường vòng, truyền từ lãnh đạo xuống để tiện cho việc truyền mệnh
lệnh theo nguyên tắc trực tuyến.

14
8/12/2021

MÔ HÌNH CƠ CẤU TỔ CHỨC THEO CHỨC NĂNG

Tổng giám đốc

Marketing Kỹ thuật Sản xuất Tài chính Nhân sự

Đặc điểm:
• Cơ cấu thể hiện sự gộp nhóm những con người trên cơ sở kinh
nghiệm và chuyên môn chung, hình thành các bộ phận chức năng
riêng biệt, theo đó một cá nhân chỉ nhận lệnh từ một lãnh đạo bộ
phận duy nhất trực tiếp quản lý.
• Bản chất của cơ cấu tổ chức chức năng là theo phân quyền hàng
dọc, lãnh đạo cao hơn có quyền ra lệnh và buộc cấp dưới trực thuộc
ngành dọc thực hiện công việc theo yêu cầu và chỉ dẫn của mình.

MÔ HÌNH CƠ CẤU TỔ CHỨC THEO CHỨC NĂNG


Ưu điểm:
• Thu hút được nhiều cá nhân có trình độ, kỹ năng và chuyên môn
• Giúp quá trình làm việc trở nên hiệu quả, giảm chi phí, linh hoạt trong
thực hiện công việc
• Giúp các nhà quản trị giảm bớt trách nhiệm và khả năng kiểm soát tốt
hơn các hoạt động của tổ chức. Việc thực hiện hoạt động quản trị trở
nên dễ dàng hơn với các nhóm khác nhau chuyên môn hoá các nhiệm
vụ khác nhau và được quản lý tách biệt nhau.
Nhược điểm:
Nhược điểm chủ yếu của cơ cấu chức năng là người lãnh đạo cao nhất tổ chức
khó có thể phối hợp được tất cả mệnh lệnh của họ, dẫn đến tình trạng người
thừa hành trong một lúc có thể phải nhận nhiều mệnh lệnh từ các cấp chức
năng khác nhau, thậm chí các mệnh lệnh lại trái ngược nhau.

15
8/12/2021

MÔ HÌNH CƠ CẤU TỔ CHỨC THEO TRỰC TUYẾN -


CHỨC NĂNG
Tổng giám đốc

Marketing Kỹ thuật Sản xuất Tài chính Nhân sự

Công ty A Công ty B Công ty C

Đặc điểm: Người lãnh đạo cấp cao của tổ chức được sự giúp đỡ của các
bộ phận chức năng để chuẩn bị các quyết định, hướng dẫn và kiểm tra
việc thực hiện quyết định. Người lãnh đạo cấp cao nhất vẫn chịu trách
nhiệm về mọi mặt công việc và toàn quyền quyết định trong phạm vi tổ
chức.
Chính vì vậy, trong mô hình cơ cấu tổ chức này vẫn đạt được tính thống
nhất trong mệnh lệnh, nâng cao được chất lượng các loại quyết định
quản lý. Mô hình này được áp dụng khá phổ biến cho các doanh nghiệp
tại Việt Nam.

MÔ HÌNH CƠ CẤU TỔ CHỨC THEO TRỰC TUYẾN -


CHỨC NĂNG

Ưu điểm: Cơ cấu này phát huy được ưu điểm của cơ cấu trực tuyến và
cơ cấu chức năng
Nhược điểm:
• Cơ cấu này vẫn phát sinh những ý kiến tham mưu, đề xuất khác
nhau, không thống nhất giữa các bộ phận chức năng.
• Sự liên lạc và hỗ trợ trong tổ chức trở nên phức tạp, vì vậy khó phối
hợp những lĩnh vực chức năng khác nhau, đặc biệt nếu tổ chức luôn
phải điều chỉnh để phù hợp với môi trường bên ngoài.

16
8/12/2021

MÔ HÌNH CƠ CẤU TỔ CHỨC THEO SẢN PHẨM


Tổng giám đốc

Sản phẩm A Sản phẩm B

Bán Kỹ Sản Tài Nhân Bán Kỹ Sản Tài Nhân


hàng thuật xuất chính sự hàng thuật xuất chính sự

Đặc điểm: Mô hình cơ cấu tổ chức theo sản phẩm hay dịch vụ
phân chia tổ chức thành những đơn vị chuyên trách thiết kế,
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hay dịch vụ nhất định.

MÔ HÌNH CƠ CẤU TỔ CHỨC THEO SẢN PHẨM


Ưu điểm:
• Cơ cấu này giúp gia tăng sự chuyên môn hóa
• Nhà quản trị có thể duy trì tính linh hoạt, phản ứng kịp thời với những
thay đổi về nhu cầu tiêu dùng và biến động của môi trường, do chú
trọng vào một vài sản phẩm cụ thể.
• Nhà quản trị sẽ xác định khá chính xác các yếu tố: Chi phí, lợi nhuận
những vấn đề cần giải quyết và khả năng thành công của mỗi tuyến
sản phẩm. Đồng thời, cho phép mỗi bộ phận có thể phát huy tối đa khả
năng cạnh tranh hay lợi thế chiến lược của sản phẩm.
Nhược điểm:
• Mô hình cơ cấu tổ chức theo sản phẩm là rất khó phối hợp hoạt động
giữa các bộ phận sản phẩm.
• Việc điều động và thuyên chuyển nhân sự trong nội bộ từng tuyến sản
phẩm là khó khăn vì nhân sự đã được chuyên môn hóa sản phẩm.

17
8/12/2021

MÔ HÌNH CƠ CẤU TỔ CHỨC THEO ĐỊA LÝ


Tổng giám đốc

Giám đốc khu vực miền Bắc Giám đốc khu vực miền Nam

Bán Kỹ Sản Tài Nhân Bán Kỹ Sản Tài Nhân


hàng thuật xuất chính sự hàng thuật xuất chính sự

Đặc điểm: Mô hình cơ cấu tổ chức theo địa lý được sử dụng ở các
doanh nghiệp hoạt động ở nhiều khu vực địa lý khác nhau. Tại mỗi
khu vực địa lý, sẽ có những nhà quản trị đứng đầu đảm nhiệm tất cả
các chức năng thay vì phân chia các chức năng hay tập hợp mọi việc
về bộ phận trung tâm.

MÔ HÌNH CƠ CẤU TỔ CHỨC THEO ĐỊA LÝ

Ưu điểm:
• Cơ cấu này thích hợp với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường, do
có bộ phận quản lý theo từng khu vực địa lý.
• Các yếu tố liên quan đến sản phẩm và dịch vụ luôn được xác định rõ
trên từng địa bàn cụ thể
Nhược điểm:
• Cơ cấu tổ chức này chưa tối đa hóa hiệu quả các kỹ năng và nguồn lực
của tổ chức do sự phân tán trên khu vực địa lý khác nhau.
• Dễ tạo ra sự tranh chấp các nguồn lực giữa các khu vực địa lý, nếu
không có chính sách rõ ràng từ phía hội sở chính của doanh nghiệp.
• Có sự giới hạn khả năng giải quyết vấn đề trong phạm vi một sản
phẩm, dịch vụ.

18
8/12/2021

MÔ HÌNH CƠ CẤU TỔ CHỨC MA TRẬN


Tổng giám đốc

Marketing Nhân sự Mua sắm Tài chính

Giám đốc khu


vực châu Á

Giám đốc khu


vực châu Âu

Đặc điểm: Cơ cấu này được xây dựng bằng cách kết hợp cơ cấu trực
tuyến và chương trình – mục tiêu. Trong cơ cấu này, các cán bộ
quản trị theo chức năng và theo khu vực đều có vị thế ngang nhau.
Họ chịu trách nhiệm báo cáo cho cùng một cấp lãnh đạo và có thẩm
quyền ra quyết định thuộc lĩnh vực mà họ phụ trách.

MÔ HÌNH CƠ CẤU TỔ CHỨC MA TRẬN

Ưu điểm:
• Mô hình cơ cấu này phát duy được sức mạnh của các chuyên gia, và luôn
định hướng theo kết quả cuối cùng rõ ràng.
• Giúp các nhà quản trị có thể linh hoạt điều động nhân sự giữa các bộ
phận, góp phần thúc đẩy sự hợp tác giữa các bộ phận trong tổ chức.
• Phát huy vai trò quyết định, thông tin và giao tiếp của các nhà quản trị
của các bộ phận.
Nhược điểm:
• Có thể có sự mâu thuẫn về quyền hạn trong tổ chức.
• Có thể có sự không thống nhất về mệnh lệnh theo chiều dọc và theo
chiều ngang, quá trình thực hiện phức tạp nên sẽ làm phát sinh một các
chi phí không lường trước.

19
8/12/2021

4.4 CƠ CẤU TỔ CHỨC

Các mô hình cơ cấu tổ chức khác của tổ chức:

Mô hình cơ
cấu tổ chức
linh hoạt

Mô hình cơ
Mô hình cơ
cấu tổ chức
Một số hình thức cơ cấu theo
hành chính
cấu khác chương trình
chuyên
–mục tiêu
nghiệp

Mô hình cơ
cấu hành
chính máy
móc

MÔ HÌNH CƠ CẤU TỔ CHỨC LINH HOẠT

Mô hình cơ cấu tổ chức linh hoạt (Adhocracy)


Đặc điểm: Mô hình cấu trúc linh hoạt (Adhocracy) dựa trên sự điều chỉnh những hoạt
động chung, trong đó các nhân viên làm việc trong mô hình này có thể đến từ các bộ phận
và các chuyên gia từ các chuyên ngành khác nhau. Với sự tham gia của các chuyên gia,
từng nhóm nhỏ hơn sẽ được thiết lập để thực hiện những công việc khác nhau. Trong quá
trình hoạt động, các nhóm nhỏ sẽ có sự điều chỉnh thích hợp để phối hợp với nhau một
cách phù hợp.
Mô hình cấu trúc linh hoạt thường được áp dụng cho những tổ chức có quy mô nhỏ, nhân
viên sử dụng những công nghệ thiếu tính ổn định hoặc phụ thuộc vào môi trường hay biến
đổi, do đó trong tổ chức thường xuyên xảy ra những biến động.

Cấu trúc linh hoạt có thể chia làm hai loại chính: Cấu trúc linh hoạt hoạt động và cấu trúc
linh hoạt quản trị.

20
8/12/2021

MÔ HÌNH CƠ CẤU THEO CHƯƠNG TRÌNH –MỤC TIÊU

Đặc điểm:
• Trong cơ cấu theo chương trình –mục tiêu, các ngành có quan hệ đến việc
thực hiện chương trình –mục tiêu được liên kết lại và có một cơ quan để
quản lý thống nhất chương trình gọi là ban chủ nhiệm chương trình mục
tiêu.
• Ban chủ nhiệm chương trình –mục tiêu có nhiệm vụ điều hoà phối hợp các
thành viên, các nguồn dự trữ, giải quyết các quan hệ lợi ích ... nhằm đạt
được mục tiêu của chương trình đã xác định.

MÔ HÌNH CƠ CẤU HÀNH CHÍNH MÁY MÓC

Đặc điểm:
• Mô hình cơ cấu hành chính máy móc (Machine Bureaucracy) dựa
trên tiêu chuẩn hóa quy trình làm việc. Trong đó, yếu tố và cấu
trúc kỹ thuật đóng vai trò chủ đạo, các nhiệm vụ và thủ tục được
quy chuẩn hóa.
• Có sự phân biệt rõ ràng giữa các cấp bậc quản lý và nhân viên do
bộ máy chính quyền phụ thuộc phần lớn vào quá trình chuẩn hóa
các quy trình làm việc và phối hợp.

• Cấu trúc hành chính máy móc thường được áp dụng trong các môi
trường đơn giản và ổn định. Công việc của các môi trường phức
tạp không thể hợp lý hóa thành các nhiệm vụ điều hành đơn giản.

21
8/12/2021

MÔ HÌNH CƠ CẤU TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH CHUYÊN NGHIỆP

Đặc điểm:
• Mô hình cơ cấu tổ chức hành chính chuyên nghiệp dựa
trên tiêu chuẩn hóa các kỹ năng, được ứng dụng trong
các hệ thống trường học, công ty kế toán và các doanh
nghiệp sản xuất thủ công.
• Các tổ chức này thuê những chuyên gia có trình độ cao
trong lĩnh vực mà mình hoạt động, và sau đó cho họ
quyền tự chủ trong công việc của họ.

4.4 CƠ CẤU TỔ CHỨC

Hoàn thiện cơ cấu tổ chức


của các doanh nghiệp.

Một số vấn đề trong


thiết lập cơ cấu tổ chức

Tổ chức và hợp tác nhóm


trong tổ chức

22
8/12/2021

4.4 CƠ CẤU TỔ CHỨC

Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của các doanh nghiệp.

Quá trình hoàn thiện cơ cấu tổ chức doanh nghiệp thường bao gồm
các nội dung

Nhà quản trị


nên biểu diễn
Tiến hành cơ cấu dưới
Nghiên cứu Đưa ra các
đánh giá cơ dạng sơ đồ,
một cách kỹ giải pháp
cấu đó theo chỉ rõ quan hệ
lưỡng cơ cấu hoàn thiện cơ
những chỉ tiêu phụ thuộc của
hiện tại cấu tổ chức
nhất định từng bộ phận
và các chức
năng.

4.4 CƠ CẤU TỔ CHỨC


Tổ chức và hợp tác nhóm trong tổ chức

Sự phối hợp:
Các nhà quản trị cần thực hiện công việc quản trị liên quan đến việc điều chỉnh và đồng bộ
hóa tất cả những hoạt động đa dạng giữa các cá nhân và bộ phận khác nhau, dựa trên
những quy định, chính sách phù hợp, để hỗ trợ, triển khai, thực hiện hoạt động liên tục,
thường xuyên, đáp ứng được mục tiêu trong mỗi thời kỳ.
Sự cộng tác:
Các nhà quản trị thực hiện nỗ lực liên kết không chỉ trong bộ phận của mình, mà còn là sự
liên kết giữa những con người trong các bộ phận khác nhau, nhằm đạt được mục đích chia
sẻ, hướng tới mục đích chung của tổ chức.
Sự phối hợp mối quan hệ:
Các nhà quản trị nên thực hiện việc truyền thông hiệu quả (đúng lúc và thường xuyên),
khuyến khích tinh thần làm việc theo nhóm, và sự liên kết giữa các nhóm với nhau dựa trên
sự chia sẻ kiến thức, công việc và sự tôn trọng lẫn nhau

23
8/12/2021

4.4 CƠ CẤU TỔ CHỨC


Tổ chức và hợp tác nhóm trong tổ chức
Bên cạnh đó, trong tổ chức cần thực hiện triển khai một số nội dung để hỗ trợ cho việc tổ
chức và hợp tác nhóm trong tổ chức:
Tổ chức lực lượng đặc nhiệm: Trong thực tế, một đội nhóm hay 01 bộ phận được hình
thành tạm thời để giải quyết một vấn đề liên quan đến nhiều bộ phận khác. Các thành viên
của lực lượng này đại diện cho bộ phận của họ và chia sẻ thông tin, liên kết với nhiều bộ
phận khác để đảm bảo sự phối hợp.
Tổ chức đội liên chức năng (đội đa chức năng): Các tổ đội liên chức năng (bao gồm
các thành viên đến từ các bộ phận khác nhau) được thành lập để thúc đẩy sự hợp tác theo
chiều ngang. Hoạt động của tổ đội này thông qua sự gặp mặt nhau liên tục để giải quyết
các vấn đề đang diễn ra liên quan đến lợi ích chung.
Tổ chức các dự án: Để tiến hành các kế hoạch kinh doanh, các dự án được thành lập
trong tổ chức. Mỗi dự án thể hiện một hoặc một nhóm nhiệm vụ cần được thực hiện với một
bộ kết quả xác định nhằm thoả mãn một nhu cầu nào đó và tồn tại trong thời gian nhất
định.

24

You might also like