You are on page 1of 28

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

BỘ MÔN QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG - KHOA NGÂN HÀNG

BÀI TẬP LỚN

HỌC PHẦN: CÔNG CỤ PHÁI SINH

ĐỀ TÀI:

Giảng viên hướng dẫn : Đào Mỹ Hằng

Lớp : 231FIN93A06

Nhóm sinh viên thực hiện : 05

Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2023


DANH SÁCH NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN

STT Tên sinh viên Mã sinh viên Phần trăm đóng góp

1 Nguyễn Thị Hồng Ngọc 24A4012748

2 Nguyễn Thị Nhung 24A4012964

3 Bùi Mai Linh 24A4010201

4 Hồ Thuỳ Anh 24A4012484

5 Trương Linh Huệ 24A4011854


LỜI MỞ ĐẦU

Hợp đồng công cụ phái sinh đã trở thành một phần quan trọng trong thế giới tài chính
hiện đại. Với sự phát triển của các thị trường phái sinh và sự gia tăng của các công cụ
phái sinh, việc hiểu và nắm vững về hợp đồng công cụ phái sinh là cực kỳ quan trọng đối
với các nhà đầu tư, doanh nghiệp và các chuyên gia tài chính.
Nhóm em sẽ nghiên cứu về việc PNJ sử dụng hợp đồng công cụ phái sinh trong thực
tế để bảo vệ rủi ro cho doanh nghiệp đến việc đầu cơ và tận dụng cơ hội trong thị trường
tài chính, đánh giá tầm quan trọng của việc hiểu và sử dụng hợp đồng công cụ phái sinh
trong môi trường kinh doanh ngày nay, xem xét những thách thức và cơ hội mà hợp đồng
công cụ phái sinh mang lại, cũng như những xu hướng mới trong lĩnh vực này.
Với sự phát triển không ngừng của thị trường tài chính và sự gia tăng của các công cụ
phái sinh, việc nắm vững về hợp đồng công cụ phái sinh là cực kỳ quan trọng để đảm bảo
sự thành công và bền vững trong môi trường kinh doanh phức tạp ngày nay.
Kết quả của bài tập lớn này là công trình nghiên cứu của nhóm 5 chúng em. Tất cả các
thông tin, ý kiến và phân tích trong bài tiểu luận này đều được trình bày một cách trung
thực và đáng tin cậy dựa trên nguồn tài liệu và thông tin có sẵn. Vì kiến thức chuyên môn
còn hạn chế nên không tránh được những sai sót, chúng em mong nhận được những lời
nhận xét và góp ý của thầy cô.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!


I.GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP

1. Giới thiệu tổng quát

Công ty PNJ được thành lập vào ngày 28/04/1988 với tên Cửa hàng kinh doanh Vàng
bạc Đá quý Phú Nhuận, sau đó được tổ chức lại thành Công ty Vàng Bạc Mỹ Nghệ Kiều
Hối Phú Nhuận, mang thương hiệu vàng miếng Phượng Hoàng.

Trải qua 20 năm xây dựng và phát triển, từ một cửa hàng vàng bạc đá quý cấp quận,
đến nay PNJ đã là một thương hiệu lớn trong ngành kim hoàn và nằm trong top 200
doanh nghiệp lớn của Việt Nam
 Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (Phu Nhuan Jewelry
Joint Stock Company)
 Logo:

 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0300521758


 Đăng ký lần đầu: 02/01/2004
 Đăng ký thay đổi lần thứ 3: 28/12/2006
 Nơi cấp: Sở kế hoạch đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh
 Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp: Bà Cao Thị Ngọc Dung - Chủ
tịch HĐQT PNJ
 Cổ phiếu PNJ niêm yết tại HOSE vào 23/3/2009
 Vốn điều lệ: 2.252.935.850.000
 Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ Phần
 Địa chỉ: 170E Phan Đăng Lưu, phường 3, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí
Minh
 Điện thoại: (08) 39.951.703 – 39.951.702
 Website: www.pnj.com.
 Ngành nghề kinh doanh chính: sản xuất kinh doanh trang sức bằng vàng, bạc, đá
quý, phụ kiện thời trang, quà lưu niệm; kinh doanh đồng hồ và mua bán vàng
miếng; dịch vụ kiểm định kim cương, đá quý, kim loại quý
* Triết lý kinh doanh

 Tầm nhìn kinh doanh của PNJ chính là “doanh nghiệp chế tác và bán lẻ trang sức
đứng đầu Châu Á, giữ vị trí số 1 trong phân khúc trung và cao cấp nhất tại Việt
Nam” với slogan: Niềm tin và Phong Cách
 Đi kèm với tầm nhìn kinh doanh chính là giá trị cốt lõi mà PNJ hướng đến là:
“Chất lượng – Chính trực – Trách nhiệm – Đổi mới – Gắn kết”
 Sứ mệnh của PNJ là mang lại niềm kiêu hãnh cho khách hàng bằng các sản phần
trang sức tinh tế, chất lượng vượt trội
 Triết lý phát triển bền vững: Đặt lợi ích khách hàng và lợi ích xã hội vào lợi ích
doanh nghiệp

* Mục tiêu hướng tới


Là một doanh nghiệp đi đầu trong ngành trang sức, luôn vững vàng trước giông bão,
ban lãnh đạo PNJ đã đưa ra tầm nhìn mới biến PNJ trở thành công ty hàng đầu Châu Á
trong lĩnh vực chế tác trang sức, kinh doanh bán lẻ sản phẩm. giúp khách hàng tôn vinh
vẻ đẹp và đưa sản phẩm vươn tầm thế giới.
Để đạt mục tiêu này, PNJ đã và đang xây dựng chiến lược phát triển, tiếp tục hoạt
động mở rộng thương mại sản xuất với đội ngũ thiết kế - sáng tạo mẫu mã riêng biệt.
Thúc đẩy mở rộng cửa hàng, ra mắt thêm nhiều thương hiệu mới nhắm tới từng phân
khúc khách hàng trên thị trường. Phát triển những dòng sản phẩm riêng biệt, có độ phân
giải thấp nhằm tiếp cận khách hàng gần hơn. Đây sẽ là một chiến lược mới, hướng đi dài
hạn của PNJ.
*Nguyên liệu đầu vào: chủ yếu là các loại vàng nguyên liệu, bạc nguyên liệu, vàng
miếng, đá quý, kim cương

 Vàng nguyên liệu: chủ yếu từ hoạt động thu mua trực tiếp của khách vãng lai hoặc
từ các nguồn vàng khác trong nước. Bên cạnh đó PNJ cũng được NHNN cấp giấy
phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để chế tác nữ trang sức
 Bạc nguyên liệu: chủ yếu nhập khẩu thông qua 1 số đối tác cung ứng như Métaux
Precieux SA Métalor
 Đá quý: thông qua đối tác là Netis Gems tại Việt Nam
 Kim cương: nhập từ Forte, mua trong dân

*Hoạt động phân phối:

 Phân phối sỉ: Hiện nay PNJ đã có Trung tâm bán sỉ với nhiều sản phẩm đa dạng về
chất liệu, mẫu mã như đồ mỹ nghệ kim hoàn, các sản phẩm quà tặng dành cho
khách hàng doanh nghiệp được đặt ở các vị trí trung tâm, địa hình đắc địa ở các
thành phố lớn, ngoài ra khách hàng cũng có thể mua sỉ online trên trang web của
PNJ
 Phân phối lẻ: Các sản phẩm do PNJ chế tác đã được phân phối trực tiếp tới hàng
triệu khách hàng thông qua hàng trăm các cửa hàng bán lẻ và các kênh thương mại
điện tử với nhiều mẫu mã: trang sức, đồng hồ, kính mắt, đá quý,...

2.Phân tích doanh nghiệp

2.1. Tổng quan về hoạt động kinh doanh

Trải qua hơn 30 năm phát triển và vươn tầm thế giới, tính đến nay công ty PNJ đã có
gần 6000 nhân viên cùng với 353 cửa hàng được phân bố khắp cả nước. Ngoài ra PNJ
còn có nhà máy chế tạo được hơn 4 triệu sản phẩm trong năm, cung ứng việc làm cho
hơn 1200 nhân viên. Đây được xem là xí nghiệp chế tác trang sức lớn nhất khu vực Châu
Á.
Hiện tại, PNJ Group có gần 7000 nhân viên với hệ thống bán sỉ, và gần 400 cửa hàng
bán lẻ trải rộng trên toàn quốc; Công ty PNJ có công suất sản xuất đạt trên 4 triệu sản
phẩm/năm, được đánh giá là một trong những nhà máy chế tác nữ trang lớn nhất khu vực
Châu Á với đội ngũ gần 1.500 nhân viên.

Hiện tại, công ty PNJ có thể sản xuất được hàng ngàn sản phẩm trang sức với đa dạng
mẫu mã khác nhau, có giá trị từ thấp đến cao, phù hợp túi tiền của từng phân khúc khách
hàng như:
- Dòng sản phẩm đá quý PNJ: Đá quý PNJ là sản phẩm đa dạng về chủng loại,
nhiều màu sắc. Đây là dòng sản phẩm mang tầm nghệ thuật cao và ngày càng trở
nên phổ biến trên thị trường.
- Dòng sản phẩm kim cương: Kim cương của PNJ có độ tinh khiết cao, giác cắt
hoàn hảo mang đến sự tinh xảo cho sản phẩm. Tùy vào từng mẫu sẽ có họa tiết
khác nhau, số lượng kim cương được đính khác nhau
- Sản phẩm vàng: Tại các cửa hàng vàng bạc đá quý PNJ trưng bày nhiều loại như:
Vàng miếng SJC, vàng 18K, vàng 9999 – vàng 24K,… Hay các loại vàng miếng
thần tài, vàng 12 con giáp PNJ phục vụ cho những ngày lễ thần tài,… Ngoài ra còn
có thêm các loại tượng phật phong thủy, tranh phong thủy,… làm bộ quà tặng
phục vụ cho các doanh nghiệp.
- Dòng sản phẩm đồng hồ cao cấp: Năm 2019, PNJ bắt đầu triển khai kinh doanh
đồng hồ. Tại đây, đồng hồ được làm từ những chất liệu cao cấp theo tiêu chuẩn
quốc tế, với nhiều thương hiệu nổi tiếng như: Thụy Sĩ, Nhật Bản, Italy,…

2.2.Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản


Năm 2022, doanh thu của PNJ đạt hơn 33.876 tỷ đồng doanh và lợi nhuận đạt 1.807 tỷ
đồng, tăng lần lượt 73% và 76% so với năm 2021, vượt 31% chỉ tiêu doanh thu và 37%
kế hoạch lợi nhuận.
Theo đó, PNJ ghi nhận doanh thu quý 4/2022 đạt hơn 8.300 tỷ đồng, tăng 18% so với
cùng kỳ tăng vọt gấp hơn 12 lần quý 4/2021 lên hơn 37 tỷ đồng, chủ yếu do tăng lãi tiền
gửi và chênh lệch tỷ giá, song giá vốn và các loại chi phí đều tăng.

Doanh thu mảng bán lẻ PNJ tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc tăng trưởng
78% so với năm 2021 và đóng góp 85,5% vào tổng doanh thu PNJ.
Doanh thu sỉ năm 2022 tăng 56.1% so với cùng kỳ và chiếm 12% tổng doanh thu PNJ
nhờ việc phát triển tập khách hàng sỉ hiệu quả, danh mục hàng hoá đa dạng, đáp ứng
được các nhu cầu khác nhau của khách hàng.
Doanh thu vàng 24K năm 2022 tăng 74,6% so với cùng kỳ do nhu cầu của khách hàng
trong bối cảnh các yếu tố vĩ mô và địa chính trị còn nhiều rủi ro.

Tại thời điểm 31/12/2022, tổng tài sản của PNJ đạt hơn 13.321 tỷ đồng, tăng hơn 25%
so với cùng kỳ năm 2021.Nợ phải trả của PNJ ở mức hơn 4.723 tỷ đồng, tăng gần 4% so
với đầu năm .
Về cơ cấu nguồn vốn của PNJ: PNJ không có khoản mục nợ phải trả nào có nguy cơ
ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh. PNJ không sử dụng vốn vay dài hạn và hầu
hết vốn vay ngắn hạn được sử dụng như nguồn vốn lưu động của công ty. Cơ cấu tổng nợ
trên tổng tài sản được duy trì ổn định ở mức 0,4 lần trong khi các hệ số nợ trên vốn chủ
sở hữu giảm đáng kể so với năm 2021 cho thấy cơ cấu vốn lành mạnh
Đáng chú ý là hàng tồn kho tăng 20% lên gần 10.506 tỷ đồng, chiếm 79% vào tổng tài
sản
Chỉ số lợi nhuận trên tổng tài sản ROA cải thiện đáng kể từ mức 10,8% trong năm 2021
lên mức 15,1% trong năm 2022.
PNJ có khả năng sinh lời vượt trội .Tỷ lệ ROE tăng từ mức 18,3% (2021) lên mức 25%
cho thấy công ty sử dụng vốn hợp lý và hiệu quả. PNJ tiếp tục duy trì việc trả cổ tức tiền
mặt cho cổ đông với tỷ lệ chi trả cổ tức (payout ratio) lên tới 20% trong năm 2022

2.3.Phân tích các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của DN

Trong hoạt động kinh doanh của PNJ (Phú Nhuận Jewelry), có một số rủi ro tiềm ẩn
mà công ty cần quan tâm và đối phó. Dưới đây là một số ví dụ:
1.Rủi ro thị trường: PNJ hoạt động trong ngành công nghiệp trang sức, một ngành có tính
cạnh tranh cao. Sự biến động trong xu hướng thị trường, thay đổi sở thích của khách hàng
và sự cạnh tranh từ các đối thủ có thể ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của PNJ.
Ngày nay, trong lĩnh vực kinh doanh vàng bạc đá quý có rất nhiều doanh nghiệp cạnh
tranh với PNJ như Doji, Vàng Bạc Đá Quý Sài Gòn – SJC, Vàng Bạc Đá Quý
Sacombank – SBJ, Bảo Tín Minh Châu, Prima Gold Việt Nam, Cửu Long Jewelry,
Skymond Luxury,...
2. Rủi ro về giá cả và thiếu hụt nguồn cung: PNJ sử dụng vàng và các nguyên liệu khác
để sản xuất trang sức. Biến động giá vàng và giá nguyên liệu khác có thể ảnh hưởng đến
giá thành sản phẩm và lợi nhuận của công ty. Trong năm 2023, giá vàng thế giới đã có xu
hướng tăng mạnh, từ mức 1.700 USD/ounce vào đầu năm lên mức 2.000 USD/ounce vào
cuối năm. Điều này đã giúp PNJ có lợi nhuận tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên, giá vàng
là một yếu tố biến động mạnh, do đó PNJ luôn phải đối mặt với rủi ro giá vàng giảm.
Ngoài ra, sự thiếu hụt nguồn cung có thể gây khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu của
khách hàng. Nguồn cung vàng cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động
sản xuất của PNJ. Khi nguồn cung vàng khan hiếm, PNJ sẽ gặp khó khăn trong việc nhập
khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất. Điều này có thể dẫn đến giá vàng trong nước tăng
cao, khiến PNJ chịu áp lực về chi phí sản xuất. Trong năm 2023, nguồn cung vàng thế
giới cũng đang có xu hướng giảm do nhu cầu vàng tăng cao, trong khi sản lượng khai
thác vàng không tăng đáng kể. Điều này đã góp phần đẩy giá vàng tăng cao.
3. Rủi ro về hậu quả môi trường: Quá trình luyện kim vàng có thể sử dụng các hóa chất
độc hại như xyanua và thủy ngân. Các hóa chất này có thể gây ô nhiễm đất, nước và
không khí,... PNJ cần đảm bảo rằng hoạt động sản xuất và kinh doanh của mình tuân thủ
các quy định về bảo vệ môi trường. Bất kỳ vi phạm nào có thể gây ra hậu quả nghiêm
trọng cho hình ảnh công ty và có thể bị xử lý pháp lý.
4. Rủi ro về an ninh thông tin: Với sự phát triển của công nghệ thông tin, PNJ phải đối
mặt với nguy cơ bị tấn công mạng và mất thông tin quan trọng. Bảo vệ dữ liệu khách
hàng và thông tin nội bộ là một ưu tiên quan trọng để tránh mất mát tài sản và thiệt hại về
uy tín của doanh nghiệp.
5. Rủi ro về quản lý tài chính: PNJ cần quản lý cẩn thận tài chính của mình để đảm bảo
sự ổn định và phát triển bền vững. Rủi ro tài chính bao gồm sự thay đổi trong lãi suất, rủi
ro ngoại tệ và rủi ro tín dụng từ các đối tác kinh doanh.
6. Rủi ro tỷ giá mua vàng: Nếu PNJ mua vàng từ các nhà cung cấp nước ngoài, giá của
vàng sẽ được tính bằng đồng ngoại tệ như USD hoặc Euro. Nếu tỷ giá tăng lên, giá mua
vàng sẽ tăng và có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của PNJ. Ví dụ, nếu mua 1 lượng vàng
trị giá 50 triệu đồng bằng USD, và tỷ giá hối đoái USD/VND là 23.000 đồng/USD tại
thời điểm mua. Sau một thời gian, tỷ giá hối đoái USD/VND tăng lên 24.000 đồng/USD.
Khi bán vàng PNJ, họ sẽ chỉ nhận được 41.666 USD, tương đương với 99 triệu đồng.
Như vậy, đã bị lỗ 1 triệu đồng do tỷ giá hối đoái tăng.
7. Rủi ro tỷ giá bán vàng: Nếu PNJ xuất khẩu vàng hoặc bán vàng cho khách hàng nước
ngoài, giá bán vàng cũng sẽ phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái. Nếu tỷ giá giảm, giá bán vàng
cũng sẽ giảm và có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của PNJ.
8. Rủi ro tỷ giá trong quá trình vận chuyển: Nếu PNJ phải vận chuyển vàng từ nước
ngoài về Việt Nam, tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển và bảo hiểm.
Nếu tỷ giá tăng, chi phí vận chuyển và bảo hiểm cũng sẽ tăng.
Thị trường vàng là một thị trường toàn cầu, còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác
như:
Tình hình kinh tế vĩ mô, chẳng hạn như lạm phát, lãi suất, tăng trưởng kinh tế.
Các sự kiện chính trị, chẳng hạn như chiến tranh, khủng hoảng tài chính.
Nhu cầu vàng từ các nhà đầu tư, các ngân hàng trung ương và các nhà sản xuất trang sức.
Để đối phó với các rủi ro này, PNJ có thể áp dụng các biện pháp như đầu tư vào
nghiên cứu và phát triển để đa dạng hóa sản phẩm, duy trì quan hệ tốt với các nhà cung
cấp, tuân thủ quy định về môi trường và an ninh thông tin, và quản lý tài chính một cách
cẩn thận, sử dụng các công cụ tài chính như hợp đồng tương lai hoặc hợp đồng chuyển
đổi tiền tệ để bảo vệ giá mua và bán vàng khỏi biến động tỷ giá, tìm kiếm các nhà cung
cấp và khách hàng từ nhiều quốc gia khác nhau để giảm rủi ro tỷ giá từ một quốc gia cụ
thể,.....

II.GIẢ ĐỊNH HỢP ĐỒNG GỐC


1.Các giả định trong hợp đồng gốc
 Công ty HECLA MINING COMPANY - MỸ đồng ý bán bạc cho CÔNG TY CỔ
PHẦN VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ PHÚ NHUẬN, điều kiện giao hàng CIF có:
 Yêu cầu về Quy cách, phẩm chất hàng hóa:
Màu sắc: màu trắng, sáng bóng
Có độ phản xạ ánh sáng cao
Tính chất : mềm dẻo
Được đúc thành những loại bạc miếng, bạc thỏi hay trang sức bạc trơn đơn giản
 Yêu cầu về các chỉ tiêu lý hóa:
Gồm 99.90%-99.99% là bạc nguyên chất, 0.1% hoặc 0.01% còn lại là kim loại
khác (thường là đồng).
Độ cứng Mohs: 2,5.
Khối lượng riêng: 10,49 g/cm3.
 Số lượng: 1000 tấn
 Yêu cầu đóng gói:Bạc miếng là bạc được dập thành miếng, có đóng chữ, số chỉ
khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của doanh nghiệp
 Ở hai bên mỗi kiện, ghi những ký mã hiệu sau đây bằng mực không phai nước:
- Người gửi hàng: HECLA MINING COMPANY - MỸ
- Số hợp đồng: AA2023
- Số thư tín dụng: [SO THU TIN DUNG]
- Kiện số: A/B (A. số thứ tự của kiện – B. tổng số kiện được giao lên tàu)
- Khối lượng sản phẩm: 1000 ounce
- Cảng nhận: Cảng Hải Phòng
- Người nhận hàng: CÔNG TY CỔ PHẦN VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ PHÚ NHUẬN
 Giao hàng, thông báo giao hàng
- Toàn bộ sản phẩm sẽ được giao lên tàu trong vòng ba (03) tháng kể từ khi bên bán
đã nhận được thư tín dụng để được tu chỉnh hoàn hảo.
- Mười ngày trước ngày giao hàng theo lịch định trước. Bên bán sẽ gửi cho bên mua
một thông báo trước khi giao hàng. Nội dung thông báo gồm: tên con tàu dự định
chở hàng, mô tả tổng quát về hàng hóa sẽ giao, tên cảng khởi hành.
- Ngay sau khi xếp hàng lên tại hoặc chậm nhất là 02 ngay sau khi tàu khởi hành,
bên bán sẽ thông báo cho bên mua bằng telex/fax về những chi tiết của việc giao
hàng ấy, bao gồm: tên tàu, số vận đơn đường biển và ngày ký phát vận đơn, trị giá
trên hóa đơn, số lượng kiện và trọng lượng các kiện, dự định giờ tàu khởi hành, dự
định giờ tàu cập cảng…
 Giá cả và phương thức thanh toán
- Giá được căn cứ trên thư tín dụng có thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký phát vận
đơn bao gồm cả lãi suất ngân hàng, giá cả hàng hóa, chi phí vận chuyển, bảo
hiểm.
- Tổng giá trị hợp đồng này sẽ được bên mua thanh toán cho bên bán hàng bằng
thư tín dụng không hủy ngang có thời hạn 10 ngày sau ngày ký phát vận đơn.
Bên mua xin mở thư tín dụng này qua ngân hàng Vietinbank và yêu cầu
những chứng từ chuyển nhượng sau đây để thanh toán.
o Trọn bộ hóa đơn thương mại.
o Trọn bộ vận đơn sạch hàng đã chất lên tàu
o Giấy chứng nhận xuất xứ.
o Bảng kê hàng hóa (danh sách đóng gói)
- 15 ngày sau khi ký kết hợp đồng bên mua sẽ làm thủ tục mở thư tín dụng, nếu
không hợp đồng này sẽ bị vô hiệu mà không đem lại sự bồi hoàn nào cả.
- Đồng tiền chấp nhận là USD. Sau khi ký hợp đồng 1 tháng công ty xuất khẩu
mới tiến hành giao hàng cho công ty cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận. Sau
10 ngày khi hợp đồng công ty nhập khẩu phải mở L/C tại ngân hàng
Vietinbank theo yêu công của công ty xuất khẩu. Khi giao hàng chứng từ sẽ
được gửi cho ngân hàng Vietinbank và ngân hàng Vietinbank sẽ thanh toán
cho công ty xuất khẩu. Để lấy được hàng công ty phải đến ngân hàng
Vietinbank trả tiền, lấy toàn bộ chứng từ và tới cảng lấy hàng.
2.1. Rủi ro về giá:
 Thế giới:

Nhận định: Cung và cầu


Một phần lớn nhu cầu bạc đến từ các ứng dụng công nghiệp ngày càng mở rộng của
kim loại này. Bạc có độ dẫn điện cao nhất so với bất kỳ kim loại nào và trở thành một
thành phần quan trọng trong việc xây cơ sở hạ tầng bền vững, chẳng hạn như các tấm pin
mặt trời. Kim loại này cũng có nhiều ứng dụng trong lĩnh vực y tế.
Trung bình 27,000 tấn bạc được khai thác trên toàn thế giới mỗi năm, trong đó Trung
Quốc, Mexico và Peru dẫn đầu về sản lượng. Các quốc gia nhập khẩu lớn như Mỹ, Anh
và Ấn Độ có thể cần tới 29,000 tấn bạc mỗi năm.Trong đó, khối lượng bạc mà Ấn Độ
mua vào cũng giảm gần một nửa xuống còn 1.735 tấn, giá bạc ở Ấn Độ đã tăng sốc hơn
60% lên mức cao kỉ lục trong bối cảnh lợi suất trái phiếu thực giảm, đồng USD yếu và
bất ổn kinh tế kéo dài.
Sự giảm kim ngạch nhập khẩu khiến cho thị trường mất cân bằng gây biến động trên
thị trường bạc.
=> Nguồn cung, cầu bạc trên thị trường Mỹ ảnh hưởng trực tiếp đến giá bạc của hàng
hóa hợp đồng trong tương lai
Theo giả định trong hợp đồng gốc, doanh nghiệp nhập khẩu 1000 ounce bạc với đơn
giá 21 USD/ ounce ( giá vào ngày 13/11/2023). Với mức biến động của giá bạc khó dự
đoán, nếu trong tương lai giá bạc ngày càng giảm doanh nghiệp sẽ gặp rủi ro, cụ thể là
doanh nghiệp bị lỗ vì đã mua khối lượng bạc với mức giá cao hơn giá trong tương lai, số
tiền lỗ càng lớn nếu giá càng giảm sâu. Tuy nhiên vì trong hợp đồng đã ấn định mức giá
mà doanh nghiệp phải trả cho bên công ty tại Mỹ vào ngày 13/11/2023 là 21 USD/ ounce,
nên trong tương lai dù giá bạc biến động tăng hay giảm thì doanh nghiệp vẫn phải trả với
số tiền đã ký kết.
 Trong nước:
Cung và cầu bạc thế giới tác động không nhỏ đến thị trường cung cầu bạc trong nước
Lãi suất:lãi suất giảm làm tăng sức hấp dẫn của bạc, do đó có thể làm tăng nhu cầu
mua bạc, dẫn đến giá bạc tăng.
=> Với thống kê mức lãi suất thấp hơn khoảng 1 - 3%/năm, giá bạc từ đó cũng có xu
hướng tăng, DN có lợi khi giá bạc trong nước tăng, trong giả định là tỷ giá USD ít biến
động
Chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương: Các ngân hàng trung ương có thể sử
dụng các công cụ tiền tệ để điều chỉnh lãi suất, từ đó có thể ảnh hưởng đến giá bạc.

2.2. Rủi ro tỷ giá


 Do mối quan hệ giữa Bạc và USD
Bạc và USD có mối quan hệ ngược pha. USD suy yếu sẽ khiến bạc rẻ hơn đối với các
quốc gia khác, khiến giá bạc tăng lên. USD mạnh lên làm bạc đắt hơn, khiến giá trị của
kim loại này giảm.
Tương quan nghịch của bạc với USD khiến bạc trở thành một tài sản phòng hộ lạm
phát phổ biến. Tuy nhiên, một đồng USD mạnh sẽ gây tương đối áp lực lên giá bạc.

Biểu đồ cho thấy tương quan nghịch của USD và bạc.

=> DN sẽ chịu rủi ro tỷ giá do chịu sự chi phối của tỷ giá USD trên thế giới (cụ thể là
Mỹ), tỷ giá USD tăng khiến giá bạc tăng, ảnh hưởng trực tiếp đến DN khi nhập khẩu, giá
nguyên liệu đầu vào tăng trong khi giá vốn không đổi khiến giá bán tăng, ảnh hưởng trực
tiếp đến doanh thu của DN.
 Do thời hạn giao ngay
Do thanh toán đơn hàng bằng USD nên doanh nghiệp sẽ chịu rủi ro tỷ giá. Cụ thể như
sau:
- Ngày 8/10/2023, doanh nghiệp ký hợp đồng mua 1000 ounce bạc với giá là 21
USD/ounce. Sau 10 ngày kí hợp đồng doanh nghiệp mở L/C tại ngân hàng
Vietinbank theo yêu công của công ty xuất khẩu.
- Đến ngày 13/11/2023 khi hàng về tới cảng theo đúng quy định trong hợp đồng.Khi
đó doanh nghiệp có nghĩa vụ thanh toán số tiền hàng bằng USD cho Vietinbank.
Như vậy, PNJ sẽ có khoản phải trả là 21.000 USD trong vòng 3 tháng tới. Theo
những thông tin từ sự biến động của thị trường và nền kinh tế hầu hết đều có sự nhận
định rằng USD sẽ tăng giá vào dịp cuối năm.
=> Doanh nghiệp chịu lỗ do phải tất toán lượng 1000 ounce bằng USD, tỷ giá USD
tăng sẽ khiến doanh nghiệp đứng trước rủi ro chịu lỗ khi thực hiện hợp đồng. Ngoài ra
mối quan hệ giữa bạc với USD, cùng tăng cùng giảm khiến giá bạc trong nước tăng,
khiến chi phí nguyên liệu đầu vào tăng trong khi giá vốn không đổi làm giá bán tăng, có
thể ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

III. ĐỀ XUẤT CÔNG CỤ PHÁI SINH

1.Tìm hiểu về sàn giao dịch phái sinh tập trung (CME)

Sàn giao dịch phái sinh tập trung CME (Chicago Mercantile Exchange) là một trong
những sàn giao dịch phái sinh lớn nhất và có uy tín nhất trên thế giới. Được thành lập vào
năm 1898 tại Chicago, Mỹ, CME đã phát triển thành một nơi giao dịch đa dạng các loại
hợp đồng phái sinh, bao gồm hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn và hợp đồng phái
sinh trao đổi. CME cung cấp nền tảng giao dịch cho các loại tài sản và sản phẩm phái
sinh khác nhau, bao gồm chứng khoán, chỉ số, ngoại hối, hàng hóa và lãi suất. Các loại
hợp đồng phái sinh trên CME được giao dịch thông qua hệ thống điện tử giao dịch của
sàn, gọi là CME Globex. Hệ thống này cho phép các nhà giao dịch trên toàn cầu tham gia
vào giao dịch mọi lúc, mọi nơi.
CME có những đặc điểm sau:
- Cung cấp các sản phẩm lãi suất, chỉ số chứng khoán, ngoại hối, sản phẩm nông
nghiệp. kim loại, thời tiết và bất động sản
- Dễ dàng giao dịch, mua bán với một hợp đồng khối lượng lớn chỉ trong thời gian rất
ngắn
- Tạo ra một thị trường an toàn và minh bạch bằng hệ thống các quy định, tiêu chuẩn
chặt chẽ khi tham gia giao dịch trên sàn cũng như giao dịch phi tập trung
- Cơ chế linh hoạt và tiện lợi bằng các công nghệ tân tiến, sự đổi mới các giải pháp cho
thị trường
- Có nguồn dữ liệu về thị trường phong phú về các hợp đồng tương lai, ngoại hối,
chứng khoán để cung cấp cho khách hàng là các định chế cũng như khách hàng cá
nhân

CME mở cửa giao dịch các ngày từ thứ hai đến thứ sáu theo khung giờ sau:
- Giờ mở cửa: 16:40 (GMT +2)
- Giờ đóng cửa: 22:55 (GMT +2)
Các giao dịch diễn ra theo hình thức giá công khai, theo 2 chế độ:
- Đấu thầu rộng rãi
- Phòng thương mại điện tử
Với sự đa dạng và quy mô của các sản phẩm giao dịch, sự tin cậy và công nghệ tiên
tiến, CME đã trở thành một trong những sàn giao dịch phái sinh hàng đầu trên thế giới và
thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và nhà giao dịch trên toàn cầu.

2. Tìm hiểu, giới thiệu về sản phẩm phái sinh doanh nghiệp dự định sử dụng để
phòng ngừa rủi ro

2.1. Giới thiệu HĐTL Bạc


Hàng hóa giao dịch Bạc (Silver)
Mã hàng hóa CME Globex: SI
CME ClearPort: SI
TAS: SIT
Clearing: SI
Độ lớn hợp đồng 5000 troy ounce
Đơn vị yết giá USD/ troy ounce
Thời gian giao dịch CME Globex:
CN đến Thứ 6: 6:00 chiều - 5:00 chiều (5:00 chiều - 4:00
chiều CT) với 60 phút nghỉ mỗi ngày bắt đầu lúc 5:00 chiều
(4:00 chiều. CT)

TAS: CN đến Thứ 6: 6:00 chiều - 1:25 chiều (5:00 chiều -


12:25 chiều CT)

TAM: CN đến Thứ 6: 6:00 chiều. ET - 12:02 chiều. Giờ Luân


Đôn
CME ClearPort:
CN: 5:00 chiều đến Thứ 6: 4:00 chiều. CT không báo cáo
Thứ Hai - Thứ Năm từ 4:00 chiều - 5:00 chiều.

Bước giá 0,005 USD/ troy ounce


Thời gian đáo hạn Hợp đồng hàng tháng được liệt kê trong 3 tháng liên tiếp và
bất kỳ tháng 1, tháng 3, tháng 5 và tháng 9 nào trong 23 tháng
gần nhất và bất kỳ tháng 7 và tháng 12 nào trong 60 tháng
gần nhất
Ngày đăng ký giao Ngày làm việc thứ 5 trước ngày thông báo đầu tiên
nhận
Ngày thông báo đầu Ngày làm việc cuối cùng của tháng liền trước tháng đáo hạn
tiên
Ngày giao dịch cuối Giao dịch kết thúc lúc 12:25 chiều. CT vào ngày làm việc
cùng cuối cùng thứ ba của tháng hợp đồng.

Ký quỹ Theo quy định của CBOT


Giới hạn vị thế Theo quy định của CBOT
Biến động giá tối thiểu 0,005 mỗi troy ounce = 25,00 đô la
TAS/TAM: Không hoặc +/- 10 tích tắc với gia số 0,001
Phương thức thanh Có thể giao được
toán
Ngày giao hàng cuối Việc giao hàng có thể diễn ra vào bất kỳ ngày làm việc nào
cùng bắt đầu từ ngày làm việc đầu tiên của tháng giao hàng hoặc
bất kỳ ngày làm việc tiếp theo nào của tháng giao hàng,
nhưng không muộn hơn ngày làm việc cuối cùng của tháng
giao hàng hiện tại.
Tiêu chuẩn chất lượng Bạc được giao theo hợp đồng này sẽ được kiểm tra đến độ
mịn tối thiểu là 999

2.2. Mô tả quy trình giao dịch phái sinh


2.2.1. Mở tài khoản

- Bước 1: Vào trang cmegroup.com và chọn Log in


- Bước 2: Ấn vào “Create Account” để tạo tài khoản

- Bước 3: Điền đầy đủ thông tin theo hướng dẫn và ấn vào “Submit” để hoàn thành
2.2.2. Tiến hành giao dịch

- Bước 1: Sau khi đã đăng nhập thì chọn mục “Education” và ấn vào “Trading
Simulator” để giao dịch
- Bước 2: Chọn HĐTL – Futures, sau đó chọn “Metals”, và mua HĐTL bạc ở phần
Trade của “Silver”

- Bước 3: Nhóm đã mở 5 HĐ lệnh Market với vị thế Long vào ngày 30/10 theo giờ
Việt Nam
Kết quả lệnh đã khớp với giá 23,450 và mức ký quỹ ban đầu 44,000
- Bước 4: Nhóm đã tiến hành tất toán 5 HĐ vào ngày 13/11/2023 với mức giá
22,410

2.2.3. Tính toán lãi/lỗ của giao dịch phái sinh tại thời điểm hợp đồng gốc của DN
được thực hiện
Trạng thái: Mua
Giá mua: 23,450 USD
Ngày mua: 30/10/2023
Quy chuẩn: 200 oune/hợp đồng
Số HĐ: 5

Ngày Giá tương Unrealized Realized Account


lai P/L P/L balance

30/10 23,450 0 0 100.000

1/11 22,790 -660 0 99.340

3/11 23,285 -165 0 99.835

6/11 23,234 -216 0 99.784

7/11 22,589 -861 0 99.139

9/11 23,000 -450 0 99.550

13/11 22,410 0 -1040 99.410

Doanh nghiệp mua giá giao ngay ngày 13/11 là 21,410 , chi phí phải trả cho đối tác:
21,410 * 200 * 5 = 21.410 (USD)
Lãi/lỗ từ việc ký mua HĐTL: (22,410 - 23,450) * 200 * 5= -1.040 (USD)
=> Tổng chi phí là: 21.410 + 1.040 = 22.450 (USD)

Vậy hợp đồng tương lai trên không đạt hiệu quả như mong muốn, nhà đầu tư đang
chịu 1 khoản lỗ là 1.040 USD
IV. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CÁCH THỨC SỬ DỤNG CỦA PHƯƠNG ÁN
PHÒNG NGỪA RỦI RO CỦA DOANH NGHIỆP

4.1. Nhận xét cách thức sử dụng, các đặc tính


Cơ chế giao dịch của hợp đồng tương lai gần như tương tự chứng khoán thông thường.
Sức hấp dẫn của sản phẩm hợp đồng tương lai được thể hiện ở việc nhà đầu tư có thể
mua/bán mà không cần nắm giữ tài sản cơ sở tương ứng do bản chất hợp đồng tương lai
là giao dịch dựa trên kỳ vọng giá của các nhà đầu tư. Chính vì vậy, khi tin rằng thị trường
sẽ giảm, nhà đầu tư hoàn toàn có thể bán khống hợp đồng tương lai để bảo vệ danh mục
trước sau đó mua lại để chốt lãi/lỗ. Khi thực hiện phòng ngừa rủi ro (hedge) bằng hợp
đồng tương lai, sự giảm – tăng giá trị danh mục sẽ được bù đắp bởi việc tăng giảm của
hợp đồng tương lai.
Các hợp đồng tương lai được tiêu chuẩn hóa, nhìn từ góc độ hợp đồng (có tư cách như
các thỏa thuận pháp lý) và được giao dịch tại các địa điểm cụ thể (sàn giao dịch hợp đồng
tương lai). Do đó, các hợp đồng trong tương lai phải tuân theo một bộ quy tắc cụ thể, ví
dụ có thể bao gồm các quy tắc về quy mô của hợp đồng và lãi suất theo ngày. Trong
nhiều trường hợp, việc thực hiện các hợp đồng tương lai được đảm bảo bởi một cơ quan
thanh toán bù trừ, điều đó giúp các bên có thể giao dịch với mức độ rủi ro đối tác giảm.

4.2. Ưu và nhược điểm


 Ưu điểm:
- Bảo vệ giá: Mua hợp đồng tương lai giúp bảo vệ giá của tài sản hoặc hàng hóa
trong tương lai giúp PNJ đảm bảo giá trị của tài sản và tránh mất mát do biến động
giá.
- Giảm rủi ro: Mua hợp đồng tương lai giúp giảm rủi ro do biến động giá. PNJ có
thể định giá trước cho một số tài sản hoặc hàng hóa và tránh mất mát do giá tăng
hoặc giảm đột ngột.
- Dễ dàng tiếp cận thị trường: Mua hợp đồng tương lai cho phép PNJ tiếp cận thị
trường tài chính và hàng hóa một cách dễ dàng. Điều này giúp tăng cơ hội để tìm
kiếm các cơ hội đầu tư và quản lý rủi ro hiệu quả
- Linh hoạt: Hợp đồng tương lai có tính linh hoạt cao, cho phép PNJ điều chỉnh
hoặc chuyển nhượng hợp đồng tùy theo nhu cầu và tình hình thị trường giúp tối ưu
hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro
 Nhược điểm:
- Chi phí: Mua hợp đồng tương lai đòi hỏi một số chi phí nhất định, bao gồm phí
giao dịch, phí lưu ký và phí duy trì hợp đồng. Điều này có thể làm tăng chi phí
tổng cộng và ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty
- Rủi ro pháp lý: Mua hợp đồng tương lai có thể mang lại một số rủi ro pháp lý. PNJ
cần phải hiểu rõ các quy định và điều kiện của hợp đồng để tránh các tranh chấp
pháp lý và mất mát không đáng có.
- Khả năng không thực hiện: Trong một số trường hợp, người bán có thể không thực
hiện hợp đồng tương lai, gây ra rủi ro cho công ty. Điều này có thể xảy ra
trong trường hợp người bán không đủ tài chính hoặc không đáp ứng được các yêu
cầu giao dịch.
- Khả năng lỗ: Mua hợp đồng tương lai không đảm bảo lợi nhuận và có thể gây ra
lỗ. Nếu giá của tài sản hoặc hàng hóa không thay đổi theo dự đoán hoặc diễn biến
thị trường không thuận lợi, công ty có thể mất mát tiền đầu tư.
Trước khi mua hợp đồng tương lai để phòng ngừa rủi ro, PNJ nên cân nhắc kỹ lưỡng
và tìm hiểu về các yếu tố liên quan để đảm bảo quyết định đầu tư là hợp lý và phù hợp
với mục tiêu của mình.
LỜI KẾT THÚC

Tóm lại, các hợp đồng công cụ tài chính phái sinh được dùng nhằm mục đích phòng
ngừa rủi ro, tuy nhiên nó cũng chứa đựng nhiều rủi ro nếu không biết sử dụng đúng cách.
Các công cụ tài chính phái sinh đôi khi là nguyên nhân dẫn đến các khoản lỗ lớn cho các
doanh nghiệp, nếu các doanh nghiệp chuyển từ “phòng ngừa rủi ro” sang “đầu cơ” và sử
dụng chúng không phù hợp. Các công cụ này chứa đựng đòn bẩy khá cao, nghĩa là
những thay đổi nhỏ trong giá cả có thể dẫn đến những khoản lợi nhuận hoặc mức lỗ lớn.

Sử dụng chúng trong những trường hợp không phù hợp là rất nguy hiểm, tiến hành đầu
cơ trong khi phải tiến hành phòng ngừa rủi ro là một sai lầm. Tuy vậy, các công cụ tài
chính phái sinh vẫn phát triển mạnh mẽ và được sử dụng rộng khắp ở các thị trường tài
chính lớn của thế giới, vì đây vẫn là phương thức để các DN phòng ngừa rủi ro. Việc thực
hiện quản trị rủi ro tài chính và kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng sản phẩm tài chính phái
sinh, sẽ giúp cho DN có một công cụ phòng ngừa rủi ro tài chính một cách hiệu quả. Vì
vậy, trước khi quyết định mua bán các hợp đồng phái sinh, các doanh nghiệp nên xem xét
kỹ lưỡng, đánh giá trước được những lợi ích cũng như rủi ro mà chúng mang lại.
PNJ ghi nhận kết quả kinh doanh năm 2019 với doanh thu thuần 17,000 tỷ đồng (+17%
YoY) và LNST đạt 1,194 tỷ đồng (+24% YoY) lần lượt hoàn thành 93% kế hoạch doanh
thu và vượt kế hoạch LNST khoảng 1% của năm 2019. Biên lợi nhuận gộp đạt 20.4%, cải
thiện đáng kể so với mức 19.1% của năm 2018 nhờ hệ thống ERP hoạt động ổn định trở
lại và chiến lược tối ưu hóa chi phí.. Doanh thu của PNJ tăng trưởng một cách nhanh
chóng từ Q3 năm 2019. Cụ thể, mức tăng trưởng Q3/2019 và Q4/2019 lần lượt đạt 24.8%
và 32.8%.
Đóng góp chính cho sự tăng trưởng doanh thu đến từ kênh bán lẻ và kênh bán sỉ. Doanh
số kênh bán lẻ đạt 9,639 tỷ đồng (+34% YoY), có tỷ trọng lớn nhất tổng doanh thu là
57.2%. Kênh bán sỉ có doanh thu đạt 3,808 tỷ đồng (+21%YoY).

You might also like