You are on page 1of 25

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP.HCM


KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

-----o0o-----

Bài tiểu luận: Công nghệ bao bì và đóng gói thực phẩm
ĐỀ TÀI:

TÌM HIỂU VỀ BAO BÌ THỦY TINH

GVHD: Đỗ Vĩnh Long

SVTH: Nhóm 8

2005210954- Lê Thị Bích Ngân

2005211881- Nguyễn Lý Phương Ngân

2041214054 - Trần Ngọc Thuý Ngân

2005210187 - Trần Thị Kim Ngân

2005211017 - Trần Thị Bích Ngọc

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9, năm 2023


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

-----o0o-----

Bài tiểu luận: Công nghệ bao bì và đóng gói thực phẩm
ĐỀ TÀI:

TÌM HIỂU VỀ BAO BÌ THỦY TINH

Nhóm 8: Giảng viên hướng dẫn:


Đỗ Vĩnh Long

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2023


BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

Đánh giá mức độ


Nhiệm vụ phân
Họ và tên MSSV hoàn thành công
công
việc
Thuyết trình, làm
nội dung, làm
Lê Thị Bích Ngân 2005210954 Hoàn thành tốt
PowerPoint, làm
trắc nghiệm
Thuyết trình, làm
nội dung, làm
Trần Thị Kim Ngân 2005210187 Hoàn thành tốt
PowerPoint, làm
trắc nghiệm
Thuyết trình, làm
nội dung, làm
Trần Ngọc Thúy Ngân 2041214054 Hoàn thành tốt
Word, làm trắc
nghiệm
Thuyết trình, làm
nội dung, làm
Trần Thị Bích Ngọc 2005211017 Hoàn thành tốt
PowerPoint, làm
trắc nghiệm
Thuyết trình, làm
nội dung, làm
Nguyễn Lý Phương Ngân 2005211881 Hoàn thành tốt
Word, làm trắc
nghiệm
BẢNG ĐÁNH GIÁ THAM GIA HOẠT ĐỘNG NHÓM

ST Tên Thời gian Thái độ Mức độ Chất TỔNG


T tham gia tham gia hoàn lượng sản ĐIỂM
họp nhóm 20% thành phẩm
20% công việc giao nộp
20% 40%

1 Lê Thị Bích Ngân 10 10 10 10 10

2 Trần Thị Kim 10 10 10 10 10


Ngân

3 Trần Ngọc Thúy 9 10 10 10 9,75


Ngân

4 Trần Thị Bích 10 10 10 10 10


Ngọc

5 Nguyễn Lý 10 10 10 10 10
Phương Ngân

2
MỤC LỤC
MỤC LỤC.....................................................................................................................................................2
MỤC LỤC BẢNG.........................................................................................................................................3
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................................................4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ BAO BÌ THỦY TINH..........................................................................5
1.1. Thế nào là bao bì thủy tinh:........................................................................................................5
1.2. Đặc tính chung bao bì thủy tinh:................................................................................................5
1.2.1. Đặc tính chung:......................................................................................................................5
1.2.2. Phân loại thủy tinh vô cơ:......................................................................................................5
1.2.3. Tính chất của thủy tinh bị ảnh hưởng bởi các cấu tử riêng phần :........................................6
1.3. Ưu và nhược điểm của bao bì thủy tinh :..................................................................................6
1.3.1. Ưu điểm:................................................................................................................................6
1.3.2. Nhược điểm:...........................................................................................................................7
CHƯƠNG 2. NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT BAO BÌ THỦY TINH........................................................7
2.1. Nguyên liệu sản xuất thủy tinh:.......................................................................................................7
2.2. Nguyên liệu nấu thủy tinh:..........................................................................................................7
2.2.1. Nguyên liệu chính :................................................................................................................7
2.2.2. Nguyên liệu phụ:....................................................................................................................8
2.3. Quy trình sản xuất:......................................................................................................................8
2.3.1. Phương pháp thủ công:..........................................................................................................8
2.3.2. Phương pháp hiện đại:..........................................................................................................9
CHƯƠNG 3. TÍNH CHẤT VẬT LÝ, HÓA HỌC CỦA BAO BÌ THỦY TINH..................................11
3.1. Độ bền cơ:...................................................................................................................................11
3.2. Độ bền nhiệt:..............................................................................................................................12
3.3. Tính quang học của bao bì thủy tinh:......................................................................................13
3.4. Độ bền hóa học:..........................................................................................................................14
CHƯƠNG 4. NẮP BAO BÌ THỦY TINH...............................................................................................15
4.1. Khái niệm:..................................................................................................................................15
4.2. Phân loại.....................................................................................................................................15
4.3. Yêu cầu đối với nắp bao bì thủy tinh:......................................................................................19
KẾT LUẬN..................................................................................................................................................21
TÀI LIỆU THAM KHẢO:..........................................................................................................................22

3
MỤC LỤC HÌNH ẢNH
Hình 2. 1 Bao bì thủy tinh.........................................................................................................................10
Hình 2. 2 Quy trình công nghệ chế tạo thủy tinh.......................................................................................11

Hình 3. 1 Tác động của nhiệt độ chiết rót dung dịch lên chai thủy tinh.....................................................13

Hình 4. 1 Các loại miệng chai...................................................................................................................16


Hình 4. 2 Cấu tạo miệng ren và nắp ren.....................................................................................................17
Hình 4. 3 Phương pháp đóng kín chai miệng đai.......................................................................................18
Hình 4. 4 Cách bậc nút khỏi chai...............................................................................................................18
Hình 4. 5 Nắp làm một đường ren.............................................................................................................19

MỤC LỤC BẢNG


Bảng 3. 1 Trạng thái màu của bao bì thủy tinh............................................................................................14

4
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay bao bì được sử dụng rất phổ biến dùng để chứa tất cả các loại hàng hóa đặc
biệt là trong thực phẩm, bao bì được sử dụng trong các quá trình vận chuyển, bảo quản,
phân phối và kiểm tra. Bao bì giúp bảo vệ sản phẩm, giảm thiểu được chất thải thực phẩm
hạn chế sự hư hỏng của thực phẩm và ngoài ra bao bì còn giúp tiếp thị sản phẩm một
cách hiệu quả. Chính vì những công dụng tiện ích này mà công nghiệp bao bì ngày càng
được phát triển, nghiên cứu, cải tiến để đáp ứng nhu cầu của sản xuất và trao đổi hàng
hóa.

Bao bì được phát triển và cải tiến với rất nhiều loại tiện ích đa dạng mẫu mã. Trong
đó không thể không nhắc đến đó là bao bì thủy tinh, mặc dù trên thị trường có rất nhiều
loại bao bì tiện dụng hơn so với bao bì thủy tinh nhưng nhờ những đặc tính tốt như không
phản ứng với sản phẩm chứa đựng, không độc, chịu được axit... mà bao bì được sử dụng
rộng rãi trong các sản phẩm dạng lỏng.

Với những kiến thức đã được học và qua quá trình tìm hiểu kĩ càng, nhóm em xin
được trình bày về đề tài: “Tìm hiểu bao bì thủy tinh” để làm rõ hơn các các đặc điểm,
tính chất, nguyên liệu và quy trình sản xuất bao bì thủy tinh trong thực phẩm. Do kiến
thức còn hạn chế nên không tránh khỏi sai sót kính mong thầy và các bạn đóng góp ý
kiến để bài tiểu luận của nhóm chúng em được hoàn thiện hơn.

5
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ BAO BÌ THỦY TINH

1.1. Thế nào là bao bì thủy tinh:

Bao bì thủy tinh được làm từ thủy tinh. Nguyên liệu sản xuất thủy tinh là cát thạch
anh (silica), yêu cầu của loại cát này là phải sạch và không được lẫn tạp chất. Thủy
tinh có lịch sử ra đời từ hàng ngàn thế kỷ trước và hiện được đánh giá là loại bao bì
sang chảnh và quyến rũ nhất hiện nay.

1.2. Đặc tính chung bao bì thủy tinh:


1.2.1. Đặc tính chung:
Bao bì thủy tinh gồm những chai, lọ bằng thủy tinh silicat để chứa đựng thực
phẩm. Vật liệu chế tạo ra chúng thường tồn tại dưới dạng:
- Dạng khí.
- Dạng rắn tinh thể.
- Vật thể rắn vô định hình.

Khi được gia nhiệt, thủy tinh trở nên mềm dần và trở nên linh động hơn, chảy thành
giọt hay thành dòng, độ nhớt càng giảm thấp khi nhiệt độ càng tăng.

Thuỷ tinh có tính chuyển đổi trạng thái thuận nghịch theo sự tăng giảm nhiệt độ, tính
chất ban đầu thường vẫn được giữ nguyên trong suốt quá trình. Cấu trúc của thủy tinh
trong khối thủy tinh được xem như giống nhau.

1.2.2. Phân loại thủy tinh vô cơ:

Thủy tinh đơn nguyên tử là thủy tinh chỉ tập hợp một loại nguyên tố hóa học, các
nguyên tố này thuộc nhóm V, VI của bảng phân loại tuần hoàn, đây chính là dạng
đóng rắn của S, P, Se, As...

Thủy tinh oxyt là dạng tập hợp các phân tử oxyt axit, hay oxyt bazơ cùng loại hay
nhiều loại tồn tại ở nhiệt độ thường như B2O3, SiO2, P2O5.

6
Thủy tinh silicat là một loại thủy tinh oxyt rất phổ biến, chính là vật liệu làm chai
lọ chứa đựng thực phẩm như:

+ Chai nước giải khát, bia, rượu, nước ép quả…

+ Lọ đựng rau quả ngâm

1.2.3. Tính chất của thủy tinh bị ảnh hưởng bởi các cấu tử riêng phần :

Khi trộn các oxyt thành một hỗn hợp vật lý thì không có phản ứng hóa học xảy ra,
mỗi oxyt vẫn mang tính chất như khi nó tồn tại độc lập. Nếu thủy tinh là hỗn hợp vật
lý của các oxyt thì tính chất của các oxyt thành phần đó sẽ không đổi trong thủy tinh
và được xem như tương đương với các tính chất của các oxyt đó ở dạng tinh thể hoặc
dạng thủy tinh thuần khiết. Nhưng trong thực tế, khi nấu chảy các hỗn hợp oxyt thì
chúng tương tác nhau, sắp xếp vị trí trong mạch vô định hình làm thay đổi tính chất
của chúng so với khi ở dạng tự do. Tính chất kỹ thuật này được áp dụng trong chế tạo
thủy tinh silicat làm vật liệu bao bì thực phẩm và vật liệu cho nhiều ngành công
nghiệp khác, các oxyt kim loại kiềm và kiềm thổ được cho vào ở lượng nhỏ để đẳm
bảo tính năng mới cho thủy tinh silicat.

1.3. Ưu và nhược điểm của bao bì thủy tinh :


1.3.1. Ưu điểm:
- Nguồn nguyên liệu tự nhiên phong phú
- Có khả năng chịu được áp suất bên trong
- Bảo vệ được thực phẩm bên trong (ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân gây
hư hỏng sản phẩm)
- Tái sinh dễ dàng không gây ô nhiễm môi trường
- Tái sử dụng nhiều lần, nhưng phải có chế độ rửa chai lọ đạt an toàn vệ sinh.
- Trong suốt có thể thấy được sản phẩm, hấp dẫn người tiêu dùng.
- Ít bị ăn mòn hóa học bởi môi trường kiềm và acid. Bao bì thủy tinh chứa thực
phẩm không bị ăn mòn bởi pH của thực phẩm mà thường bị ăn mòn bởi môi
trường kiềm, vệ sinh chai lọ để tái sử dụng.

7
- Nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất thủy tinh là cát, cùng với công nghệ sản
xuất hiện đại nên bao bì thủy tinh đã được sử dụng rộng rãi với giá thành không
quá cao.
1.3.2. Nhược điểm:
- Dẫn nhiệt kém
- Có thể bị vỡ, nứt khi nhiệt độ thay đổi hoặc do va chạm cơ học. Mảnh vỡ có thể
gây hại cho người tiêu dùng (mối nguy vật lí của sản phẩm)
- Nặng, khối lượng bao bì có thể lớn hơn thực phẩm được chứa đựng bên trong, tỷ
trọng của thủy tinh 2,2  6,6. Vì vậy gây bất tiện trong chuyên chở.
- Bao bì thủy tinh có thể tái sử dụng nhưng phải được đảm bảo vệ sinh tuyệt đối.
- Không thể in, ghi nhãn theo qui định nhà nước lên bao bì mà chỉ có thể vẽ sơn logo
hay thương hiệu của công ty, nhà máy hoặc khi sản xuất phải dán nhãn giấy lên
chai như trường hợp sản phẩm rượu, bia, nước ngọt chứa đựng trong chai thủy
tinh.

CHƯƠNG 2. NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT BAO BÌ THỦY TINH


2.1. Nguyên liệu sản xuất thủy tinh:
Nguyên liệu sản xuất bao bì thủy tinh là các hợp chất vô cơ được sản xuất từ
quặng, mỏ như: các oxyt kim loại hiếm lưỡng tính. Oxyt kiềm và oxyt kiềm thổ, trong
đó dioxyt silic SiO2 là một thành phần chính, chiếm tỉ lệ cao nhất.
Chất phụ gia : là các oxyt kim loại hiếm như Au, Ag, Cu, V, Pb, Ba,..., nhằm hỗ
trợ kỹ thuật chế tạo, được sử dụng với hàm lượng nhỏ.
2.2. Nguyên liệu nấu thủy tinh:
2.2.1. Nguyên liệu chính :
Nguyên liệu chính để sản xuất thủy tinh là SiO 2, có nhiều trong cát và thạch anh.
SiO2 nóng chảy ở nhiệt độ khoảng 20000C. Thông thường để đơn giản hóa trong quy
trình chế tạo, người ta pha thêm các chất khác vào. Chẳng hạn, khi pha thêm Na 2CO3
vào thì nhiệt độ nóng chảy của cát giảm xuống còn 1000 0C nhưng việc này làm cho
thủy tinh bị hòa tan trong nước do xảy ra phản ứng:
Na2CO3 + SiO2  Na2SiO3 + CO2
8
Na2SiO3 là một chất rắn tan trong nước vì vậy thủy tinh khi pha thêm
Na2CO3 vào sẽ dễ tan trong nước. Để khắc phục tình trạng này người ta pha vôi
sống (hoặc MgO, Al2O3) nhằm phục hồi tớnh khụng hòa tan.
CaCO3 + SiO2  CaSiO3 + CO2
Người ta cũng có thể pha thêm một số kim lọai hay oxớt của chúng để tạo màu
cho thủy tinh.
2.2.2. Nguyên liệu phụ:
Chất nhuộm màu thủy tinh gồm chất nhuộm màu phân tử hoặc nhuộm màu khuếch
tán. Chất nhuộm màu phân tử sẽ không làm thay đổi tính chất của thủy tinh, cho màu
ổn định và trong suốt đối với tất cả các quá trình quá nhiệt khi sử dụng sản phẩm thủy
tinh. Chất nhuộm màu dạng keo khuếch tán sẽ cho thủy tinh thành phẩm có màu đục
và thay đổi theo sự gia nhiệt của thủy tinh thành phẩm.
Thủy tinh có thể được nhuộm bởi các phụ gia FeS, Fe 2O3 làm cho thủy tinh có màu
từ vàng rơm đến xanh lá cây.
2.3. Quy trình sản xuất:
2.3.1. Phương pháp thủ công:
Quy trình sản xuất chai thủy tinh thủ công được chia làm những giai đoạn chính
sau:

Bước 1: Sàng lọc nguyên liệu làm thủy tinh (chủ yếu là cát trắng). Việc này
được làm cực kỳ cẩn thận và tỉ mỉ để có được sản phẩm đẹp mắt.

Bước 2: Nấu thủy tinh trong lò đun bằng than. Thủy tinh được nấu trong 10
tiếng với nhiệt độ khoảng 2000 độ C.

Bước 3: Làm nguội bằng nước và xoay ống để thủy tinh tròn đều. Đây là một
giai đoạn khá quan trọng, người thợ thổi thủy tinh phải có sức khỏe tốt để xoay
ống thổi liên tục,

Bước 4: Tạo hình cho thủy tinh, làm nguội sản phẩm.

Bước 5: Kiểm tra, đóng gói và hoàn thiện sản phẩm.


9
2.3.2. Phương pháp hiện đại:

Là một trong những hình thức được ưa chuộng nhất hiện nay. Với công nghệ, máy
móc hiện đại thủy tinh sẽ được sản xuất một cách liên tục với số lượng lớn hơn rất
nhiều. Nhờ vậy có thể phục vụ cho các ngành công nghiệp hiện nay. Một ưu điểm nữa
của hình thức này đó chính là thời gian sản xuất nhanh chóng, chất lượng sản phẩm
đồng đều, kiểu dáng giống nhau,… Từ các sản phẩm chai lọ thủy tinh, hũ đựng mỹ
phẩm, ..rồi đến các vật dụng thủy tinh khác nữa.
Quy trình sản xuất thuỷ tinh hiện đại bao gồm các bước sau:
 Nguyên liệu:
Đầu tiên, các nguyên liệu cần thiết để sản xuất thuỷ tinh bao gồm đất sét, đá
vôi, soda, quặng thạch anh và các chất phụ gia khác được thu thập và chuẩn bị.
2. Nấu chảy: Các nguyên liệu được đưa vào lò nấu chảy và được nung ở nhiệt
độ cao để chúng tan chảy và trở thành một chất lỏng đồng nhất.
 Tạo hình:
Chất lỏng thuỷ tinh được đổ vào khuôn để tạo hình sản phẩm mong muốn.
Khuôn có thể được làm bằng kim loại hoặc các vật liệu khác.
 Tinh chế:
Sau khi sản phẩm được tạo hình, chúng được tinh chế bằng cách cắt, mài hoặc
đánh bóng để loại bỏ các vết nứt hoặc bất thường khác.
 Kiểm tra chất lượng:
Sản phẩm được kiểm tra chất lượng để đảm bảo rằng chúng đáp ứng các tiêu
chuẩn chất lượng và an toàn.
 Đóng gói: Cuối cùng, sản phẩm được đóng gói và vận chuyển đến các cửa
hàng hoặc khách hàng cuối cùng.

10
Đây là quy trình chung để sản xuất thuỷ tinh, tuy nhiên, các công ty sản xuất thuỷ tinh
có thể có các quy trình khác nhau tùy thuộc vào sản phẩm cụ thể mà họ đang sản xuất.

Hình 2. 1 Bao bì thủy tinh

Sơ đồ quy trình

11
Hình 2. 2 Quy trình công nghệ chế tạo thủy tinh

CHƯƠNG 3. TÍNH CHẤT VẬT LÝ, HÓA HỌC CỦA BAO BÌ THỦY TINH
3.1. Độ bền cơ:

Độ bền cơ học của bao bì thủy tinh được quyết định từ thành phần nguyên
liệu, công nghệ chế tạo, cấu tạo, hình dạng bao bì.

Những loại chai lọ miệng rộng không có cổ chai, miệng chai nối với thân chai, loại
này dùng để đựng những thực phẩm dạng paste, hoặc dạng hỗn hợp rắn lỏng, để dễ

12
dàng cho sản phẩm vào và lấy ra. Loại chai này không chịu tác động lớn cửa lực cơ
học khi chiết rót trừ khi va chạm vào thành hoặc bị rơi vỡ.

Những loại chai có cổ: dùng để đựng các loại nước giải khát, cồn, bia, rượu. Các
loại chai này thường chịu tác động các lực sau:

- Lực theo phương thẳng đứng tác dụng lên đáy chai trong quá trình chiết rót
và lực tác dụng lên cổ chai khi đóng nút chai.
- Lực theo phương ngang (phương thẳng góc với đường trục của chai), chính
là áp lực của khí CO2 tác dụng thẳng góc với thành chai. Áp lực này càng lớn
lúc thanh trùng, sau khi chiết rót đóng nút chai.
Để đảm bảo chai được bền dưới tác động của lực trong quá trình chiết rót, đóng
nắp chai thủy tinh luôn luôn được thiết kế.
 Độ dày thành chai và đáy chai đồng đều nhau.
 Thân trụ thẳng đáy tròn.
 Đáy là một mặt cầu lồi.
 Cổ chai phía bên trong có dạng mặt cầu lồi tròn xoay và độ cong của
cổ chai không thay đổi một cách đột ngột.
3.2. Độ bền nhiệt:

Khi chai lọ được rót dung dịch nóng thì thành trong sẽ được giỡn nở tạo ứng
lực vòng chạy suốt chiều cao của thân trụ bên trong. Ở thành ngoài, khi chưa cân
bằng nhiệt với thành trong thì sẽ xuất hiện ứng lực kéo. Nếu nhiệt độ dung dịch và
bao bì không chênh quá 70℃ thì ứng lực kéo ở thành ngoài và ứng lực nén ở thành
trong cũng không chênh lệnh một cách đột ngột, không gây vỡ chai. Tương tự rót
cho dung dịch lạnh.

13
Hình 3. 1 Tác động của nhiệt độ chiết rót dung dịch lên chai thủy tinh

a) Ứng lực nén xuất hiện ở thành trong, và tạo ra ứng lực kéo ở thành phần
ngoài.
b) Thành phần ngoài xuất hiện ứng lực nén khi rót dung dịch lạnh (như nước
giải khát có gas, bia)

Chai đựng thực phẩm có áp lực khí hoặc được đun nóng, làm lạnh, cần thiết
được cấu tạo thân trụ thẳng đáy tròn, cổ và thân chai không được giảm nhanh sự
chênh lệch đường kính, thì tăng độ bền cơ hơn chai có cấu tạo khác nhau.

3.3. Tính quang học của bao bì thủy tinh:

Thủy tinh có đặc tính quang học thể hiện ở khả năng hấp thụ ánh sáng và
phản xạ ánh sánh. Thủy tinh silicat có khả năng hấp thụ tia có bước sóng 150-
600nm. Có thể điều khiển sự truyền ánh sáng qua thủy tinh bằng cách cho thêm các
chất màu như: hợp chất của lưu huỳnh, hợp chất của selen, oxy kim loại.

Thủy tinh chứa hỗn hợp của các oxy kim loại như cobalt (Co), niken (Ni),
chrominu (Cr), sắt (Fe) đều có thể tăng sự hấp thụ ánh sáng khả kiến, tia hồng
ngoại, tia tử ngoại. Riêng oxy sắt tạo màu xanh lá cho thủy tinh có khả năng hấp
thụ tia cực tím và hồng ngoại.

14
Trạng thái màu Oxyt kim loại tạo màu
Không màu, hấp thụ tia UV ( không CeO 2, TiO 2, Fe2 O 3
cho tia UV truyền qua thủy tinh)
Xanh da trời Co3 O4, Cu2 O + CuO

(Purple) màu đỏ tía, xanh lam + đỏ Mn 2 O3, NiO

Xanh lá cây Cr 2 O3, Fe2 O3+Cr 2 O3+ CuO, V 2 O3

Bảng 3. 1 Trạng thái màu của bao bì thủy tinh

Ngoài ra, khi bổ sung kim loại hay oxyt kim loại và thủy tinh trong quá trình
sản xuất có thể biến đổi màu sắc của thủy tinh như: thêm 2hay 3% của oxyt đồng sẽ
sinh ra màu xanh lam. Đồng nguyên chất sinh ra thủy tinh mờ có màu đỏ thẫm, đôi
khi được sử dụng thay thế cho thủy tinh màu hồng ngọc của vàng. Niken, phụ
thuộc vào nồng độ, sinh ra thủy tinh có màu xanh da trời, màu tím hay màu đen. Sự
bổ sung titan sinh ra thủy tinh có màu vàng.

Thủy tinh amber và thủy tinh xanh lá cây là thủy tinh cản quang tốt nhất, vì
bao bì thủy tinh cản quang chỉ cho xuyên qua khoảng 10% ánh sáng có bước sóng
290÷450nm, nhưng thủy tinh lại cho khuynh hướng hóa sẫm đen dưới năng lượng
của bức xạ mạn như trong trường hợp chiếu xạ thực phẩm.

3.4. Độ bền hóa học:

Là khả năng chống ăn mòn hóa học của môi trường tiếp xúc với thủy tinh,
tùy thuộc vào thành phần nguyên liệu ban đầu và điều kiện của môi trường tiếp xúc
với thủy tinh.

Silic là nguyên tố lưỡng tính nên thủy tinh có thể bị an mòn bởi môi trường
axit hoặc môi trường kiềm.

- Môi trường nước và axit: Sự ăn mòn này tạo cho thủy tinh có bề mặt nhám,
bị lõi thành những vết li ti, mất vẻ sáng bóng , ảnh hưởng đến tính chất

15
quang học. Thủy tinh kiềm thổ bị ăn mòn bởi môi trường axit ở mức độ kém
hơn so với thủy tinh kiềm.
2 H +¿¿ + 2Na→ 2 H 2+ 2 Na+¿¿
- Môi trường kiềm: Môi trường ăn mòn thủy tinh nhanh chóng hơn so với các
môi trường axit. Sự ăn mòn tạo nên các vết khuyết rõ ràng hơn so với trường
hợp của axit.
- Nhiệt độ môi trường ăn mòn càng cao thì thủy tinh bị ăn mòn càng nhanh,
nếu bề mặt thủy tinh có vết trầy xước thì cũng tạo điều kiện ăn mòn dễ dàng.

CHƯƠNG 4. NẮP BAO BÌ THỦY TINH


4.1. Khái niệm:

Nắp hoặc nút có thể được xem là thành phần quan trọng của bao bì thủy tinh. Nắp
đậy che phủ miệng chai, nút nắm lọt vào bên trong miệng chai và các thành phần phụ của
chúng như đệm, nhôm lá để bọc... góp phần đảm bảo độ kín của chai lọ, đảm bảo chức
năng bảo quản thực phẩm chứa đựng, chức năng tiện lợi trong phân phối tiêu thụ và
không gây nhiễm độc cho thực phẩm.

4.2. Phân loại

Tùy theo dạng chai lọ đựng thực phẩm, tính chất và giá trị thương phẩm của thực
phẩm chứa bên trong, hạn sử dụng dài hay ngắn của sản phẩm mà sử dụng loại nắp của
bao bì thủy tinh thích hợp, cùng với thiết kế kiểu miệng chai tương ứng các loại cấu tạo
chai.

16
Hình 4. 1 Các loại miệng chai

Các loại miệng cơ bản của chai thân trụ thẳng, cổ θ 26 , 6 ± 0 ,3 mm

Miệng chai loại A: có ren vặn đóng nắp vào, nắp tương ứng cũng có cấu tạo ren.
Chai thủy tinh miệng loại A chứa đựng chất lỏng không áp lực khí như khí CO2 hoặc chỉ
có áp lực riêng phần của ethanol trong sản phẩm rượu mùi có nồng độ cồn ≤ 400V. Loại
nắp này được làm bằng nhôm hoặc thiếc có phủ lớp sơn bên trong và bên ngoài, có đệm
plastic để đảm bảo độ kín cho chai, ngoài ra cần có nút đệm, đậy miệng chai trước khi đậy
nắp, nút đệm thường bằng vật liệu HDPE. Sau khi đậy nút đệm, vặn nắp thiếc vào theo
đường ren thì miệng nắp đệm sẽ áp sát vào lớp đệm của nắp thiếc, tạo độ kín khít hoàn
toàn.

Miệng chai loại B: có cấu tạo thành miệng chai khá dày, để chứa các loại rượu
vang, rượu champagne,... có áp lực CO2 cao, có thời hạn tồn trữ và sử dụng rất dài nên
cần phải đậy kín và có khả năng chịu áp lực cao của khí CO2 được nén trong chai. Chai
được đậy kín bằng nút bấc, nút có cấu tạo hình trụ tròn hoặc dạng hình tròn có mũ nấm,
thân trụ dài khoảng 4cm. Nút bằng gỗ bấc có tính đàn hồi cao, sẽ đậy chặt khít miệng chai
và nhô lên khỏi miệng chai khoảng 1,5cm, và dây thép được buộc bên ngoài miệng chai
giúp cho núp bấc chịu được áp lực nén cao của CO2 bên trong chai. Kế đến lớp bọc ngoài
là lớp giấy nhôm áp sát vào miệng chai, các mép giấy che phủ dây thép bên trong.

17
Hình 4. 2 Cấu tạo miệng ren và nắp ren

- Cấu tạo miệng ren và nắp ren


a) Hình thiệt diện đứng miệng chai
b) Thiết diện đứng của nắp
c) Hình chiếu đứng cuẩ nắp ren

Hiện nay một số chai rượu vang có cấu tạo nắp chai thay đổi về vật liệu:

 Nút bật được chế tạo bằng plastic có độ đàn hồi cao.
 Dây thép được thay bằng nắp ren tương ứng với chai miệng ren( không dùng
miệng đay). Nút cao su được đóng kín vào miệng chai không có phần nhô lên
khoảng 1/3 – ¼ chai và sẽ được khui bằng dụng cụ khui chuyên dụng dạng vít
xoắn.
 Giấy nhôm được bọc thay thế bằng màng có plastic có in thương hiệu.

Phương pháp đậy kín sản phẩm rượu vang có áp lực CO2 trong chai đã đạt kết quả
hữu hiệu; cho đến nay vẫn chưa có phương án nào hữu hiệu hơn có thể thay thế
nguyên tắc này. Ngoài ra, cấu tạo chai, cách đóng gói này đã mang lại tính truyền
thống cao cấp cho sản phẩm rượu vang.

Miệng chai loại C: có cấu tạo thành miệng dày và có gờ, được đậy bằng nắp mũ.
Nắp bằng thiếc có lót lớp đệm bằng gỗ bấc hoặc bằng cao su để có thể áp chặt khít vào
miệng chai, tạo sự kín hoàn toàn khi nắp được dập trên miệng chai bằng một lực cơ
học và tạo nên lớp gợn chung quanh( hình 3). Loại này đóng nắp phủ miệng được
18
dùng chứa đựng nước giải khát có gas, sản phẩm có giá thành thấp, được tiêu thụ
nhanh và áp lực CO2 trong chai không quá cao.

Hình 4. 3 Phương pháp đóng kín chai miệng đai

a) Chai miệng đai được đóng kín hoàn chỉnh


b) Đã bóc bỏ lớp giấy nhôm, còn lớp dây thép buộc chặt bấc với miệng chai
c) Đã tháo lớp dây thép( còn lại nút bấc kín miệng chai)

Cách đóng gói miệng loại C không được dùng để bảo quản sản phẩm có CO2 trong
thời gian dài như đối với loại B.

Hình 4. 4 Cách bậc nút khỏi chai

19
Ngoài ba loại nút nắp chai cơ bản như trên, có thể dùng số nắp chai nấu tạo theo
nguyên tắc A là vặn ren như chai miệng rộng dùng đựng rau quả có thể thanh trùng có
nắp làm bằng thép có một đường ren.

Hình 4. 5 Nắp làm một đường ren


4.3. Yêu cầu đối với nắp bao bì thủy tinh:

Nắp bao bì thủy tinh đóng vai trò quan trọng trong bảo quản chất lỏng bên trong. Dưới
đây là yêu cầu cơ bản về nắp bao bì thủy tinh:

 Bảo vệ chất lỏng

Nắp bao bì thủy tinh giúp đảm bảo chất lỏng bên trong không bị tiếp xúc với không
khí, ánh sáng và vi khuẩn. Điều này giúp bảo quản chất lỏng tránh tình trạng oxi hóa, mất
hương vị, và duy trì chất lượng sản phẩm.

 Tính năng chống rò rỉ

Nắp bao bì thủy tinh được thiết kế để khít kín và ngăn chặn rò rỉ chất lỏng ra ngoài.
Điều này đảm bảo an toàn và giữ cho sản phẩm không bị mất đi qua quá trình vận chuyển
và lưu trữ.

 Tính dễ mở và đóng

20
Nắp bao bì thủy tinh thường được thiết kế với các cơ chế dễ mở và đóng, ví dụ như
nắp vặn hoặc nắp rút. Điều này giúp người dùng tiện lợi khi sử dụng và đảm bảo kín đáo
khi nắp không được sử dụng.

 Chất liệu an toàn

Nắp bao bì thủy tinh thường được làm từ các chất liệu an toàn như nhựa PP hoặc cao
su silicone. Chúng không gây tác động xấu đến chất lỏng bên trong và đáp ứng các tiêu
chuẩn an toàn thực phẩm.

 Tính thẩm mỹ

Nắp bao bì thủy tinh được thiết kế để phù hợp với phong cách và thẩm mỹ chung của
bao bì. Nắp có thể được trang trí hoặc có các chi tiết bổ sung để tạo điểm nhấn và tăng
tính thẩm mỹ của sản phẩm. Tuy nhiên, một số hạn chế của nắp bao bì thủy tinh có thể
gồm: không thể tái sử dụng, hạn chế với các chất lỏng nhạy cảm đến ánh sáng và không
an toàn khi bị vỡ hoặc hỏng. Việc sử dụng và xử lý nắp cần được thực hiện cẩn thận để
tránh những rủi ro tiềm ẩn.

21
KẾT LUẬN
Trong kinh tế hàng hóa, sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, bao bì hàng hóa
trở thành vấn đề nhiều nhà sản xuất, kinh doanh quan tâm bao bì tốt hay xấu ảnh hưởng
đến hiệu quả của sản phẩm. Bao bì là phương tiện quan trọng để gìn giữ nguyên vẹn số
lượng chất lượng sản phẩm hàng hóa, giảm tổn thất, hoa hụt bao bì được coi như là bộ
phận cấu thành sản phẩm, bao bì là bộ phận không tách rời góp phần tạo nên chất lượng
của sản phẩm. Bao bì thủy tinh vật liệu có nhiều tính chất vượt trội nên được dùng trong
nhiều lĩnh vực bao bì thực phẩm là một trong số đó. Bao bì thủy tinh còn có thể tái sử
dụng được nhiều lần giúp giảm thiểu rác thải ra môi trường, ô nhiễm môi trường hiện nay
là vấn đề đáng lo ngại.

Hơn nữa đối với bao bì không sử dụng khi tiêu dùng sản phẩm, bao bì sẽ bị thải loại
gây ra các loại rác thải cho môi trường. Vì thế, vấn đề đặt ra cần phải sử dụng bao bì phù
hợp với từng loại sản phẩm sao cho nó vừa đảm bảo được lợi ích kinh tế của người tiêu
dùng, người kinh doanh, bảo quản sản phẩm vừa đảm bảo được vệ sinh môi trường.

22
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
[1] Đỗ Vĩnh Long (chủ biên), Đặng Thị Yến, Nguyễn Thị Phượng, 2019,“Công nghệ bao
bì và đóng gói thực phẩm”, Nxb. Tp Hồ Chí Minh.

[2] Đống Thị Anh Đào (chủ biên), Kỹ thuật bao bì thực phẩm, NXB Đại học Quốc gia Tp.
Hồ Chí Minh, 2005
[3] 123Docz.Net, 2023,” Bài giảng về bao bì giấy, bao bì vận chuyển hàng hóa”,
https://123docz.net/document/3085489-bai-giang-ve-bao-bi-giay-bao-bi-van-chuyen-
hang-hoa.htm.

23

You might also like