You are on page 1of 1

NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ – NGUYỄN TUÂN

Nguyễn Tuân trong "Tờ hoa" đã từng viết : "Người ta hay nhắc đến mang
nặng đẻ đau. Có những quá trình không phải hoài thai nhưng cũng rất khổ đau và
nặng nhọc đèo bòng". Người yêu văn hay hiểu văn, dù chỉ một chút yêu, một chút
hiểu thôi cũng đã biết sự ra đời của một tác phẩm văn học là cả một quá trình dày
công sáng tạo. Bởi văn học, nó không dung chứa bất kì một thứ gì tạp chất, nó phải
là hạt ngọc mang giá trị liên thành. Người nghệ sĩ phải là những người "sống toàn
tâm! Toàn trí! Sống toàn hồn!/ Sống toàn thân! Và thức nhọn giác quan" ( Xuân
Diệu), phải là những con người mang cái tâm, cái tài của mình say sưa trên từng
trang văn, trang giấy. Nhắc đến cái tâm, cái tài, phải nói đến Nguyễn Tuân – nhà
văn "cả cuộc đời đi tìm cái đẹp", toàn tâm tận hiến hết mình cho văn chương nghệ
thuật. Người lái đò sông Đà chính là tùy bút đặc sắc, khiến ta không khỏi say đắm
trước vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ mà hung bạo trữ tình, đồng thời thán phục trước
hình tượng người lái đò già với khí chất anh hùng mạnh mẽ tài hoa. Đặc biệt là qua
đoạn trích : "…"
Với Nguyễn Tuân, nghệ thuật là một lĩnh vực cao quý. Vì vậy, trong cuộc
đời hoạt động sáng tạo nghệ thuật, ông luôn dành trọn một tình yêu tha thiết, một
niềm say mê, nhiệt huyết trên từng con chữ. Không những thế, Nguyễn Tuân còn
được xem là một nhà "chủ nghĩa duy mĩ", một người có "máu giang hồ xê dịch",
sống tự do và phóng túng. Nhà văn luôn coi rằng " đi để thay đổi thực đơn cho giác
quan", bởi thế với bước chân sục sôi đã thôi thúc người đến với mảnh đất Tây Bắc
hùng vĩ, hoang sơ, khám phá "chất vàng" của thiên nhiên và con người nơi đây,
viết nên tùy bút "Người lái đò sông Đà" – một áng văn đẹp cất nên tiếng ca và
tiếng yêu tha thiết của người nghệ sĩ đối với miền Tây Bắc nói riêng và quê hương
đất nước nói chung.

You might also like