You are on page 1of 11

CÂU HỎI MÔN YẾU TỐ CON NGƯỜI TRONG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BAY

CHƯƠNG 1 (3 câu)
Câu 1. Con người phải trải qua các bước nào để đi đến quyết định? (2,5đ)
Mô hình đầu tiên mà chúng ta tìm hiểu là một mô hình đơn giản, biểu thị cho những quy
tắc cơ bản có liên quan tới việc cách cá nhân xử lý thông tin để đưa ra quyết định. Mô
hình này phân chia chu trình xử lý phức tạp ấy ra thành 4 bước cơ bản:
Cảm nhận – để cho não bộ có thể xử lý bất cứ thông tin nào, nó cần được cung cấp thông
tin từ tri giác của chúng ta. Một ví dụ đơn giản chính là chúng ta không thể nhìn trong
bóng tối. Tuy nhiên, nếu mắt của chúng ta có độ nhạy với tia hồng ngoại, chúng ta có thể
nhận biết được bằng mắt các vật ở trong bóng tối (trừ khi chúng ta không còn coi rằng nó
đang tối).
Nhận thức – một khi dữ liệu đã được truyền tải từ tri giác tới não bộ, bộ não sẽ phải xử lý
và hiểu được dữ liệu đó. Vì vậy, nếu chúng ta nhận được những tín hiệu từ mắt, não bộ sẽ
phải hiểu rõ chúng một cách chính xác. Như chúng ta thấy thì việc này không phải lúc nào
cũng xảy ra.
Lên kế hoạch – một khi chúng ta đã quyết định những thông tin đó có nghĩa là gì, ta có
thể mường tượng ra kế hoạch trong đầu xem sẽ làm gì với những thông tin đó. Đôi khi
những dự định có thể rất hoàn hảo và lý tưởng, những lúc khác thì... không!
Tiến hành – một khi đã lên kế hoạch hành động, não bộ sẽ chỉ dẫn cho những bộ phận của
cơ thể làm theo, điều này cũng là cơ hội dẫn tới những sai sót khác
Câu 2. Yếu tố con người liên quan đến những chuyên ngành khoa học chính nào? (2,5đ)
Yếu tố con người là sự áp dụng của một loạt khoa học về con người, bao gồm tâm lý học,
sinh lý học, tâm thần học, nghiên cứu về lao động, sinh cơ học, sinh học, ngành kỹ thuật,
y khoa, xã hội học và khoa học thống kê cho sự hiểu biết về việc tại sao con người mắc
sai sót; cụ thể hơn là những hạn chế khi làm việc của con người ảnh hưởng như thế nào
tới những tai nạn.
Bao gồm:
Tâm lý học – cung cấp nền tảng hiểu biết về cách con người xử lý thông tin và đưa ra
quyết định
Sinh lý học – quá trình cảm nhận, nhận biết, và truyền tải thông tin từ môi trường
Nhân trắc học và sinh cơ học – sử dụng kích thước của cơ thể và những chuyển động giúp
cho việc thiết kế và bố trí bàn kiểm soát và những màn hiển thị

1
Thời sinh học – sự hiểu biết về nhịp sinh học cơ thể và giấc ngủ, và những ảnh hưởng của
chúng đối với làm việc trong môi trường hàng không
Khoa học thống kê – khả năng để nhìn nhận một vấn đề và để đưa ra những dữ liệu có thể
hiểu được bằng sự hiểu biết về hệ thống đó.
Câu 3. Nêu các phương pháp nghiên cứu về Yếu tố con người hiện đang sử dụng vào việc
áp dụng Yếu tố con người trong lĩnh vực hàng không. Cho 02 ví dụ về mối đe dọa (01) và
sai sót (01) trong lĩnh vực kiểm soát không lưu. (3đ)

Khóa học này kết thúc với cái nhìn tổng thể về 2 phương pháp bổ sung hiện đang sử dụng
vào việc áp dụng Yếu tố con người trong lĩnh vực hàng không: Trường hợp về Yếu tố con
người (The Human Factors Case) và Sự quản lý mối đe dọa và các sai sót (Threat and
Error Management)
Trường hợp về Yếu tố con người là phương pháp tối ưu hóa trong giai đoạn thiết kế của
bất kỳ quá trình hàng không nào, được nỗ lực để ngăn chặn trước những vấn đề ngay từ
khi bắt đầu. Phương pháp này có thể sử dụng trong việc thiết kế cho hầu hết các khía cạnh
của hệ thống – ví dụ như một đường băng được thêm vào ở cảng hàng không, những
phương thức bay mới hoặc thiết bị mới được đưa vào sử dụng như là băng phi diễn điện
tử, vv.
Sự quản lý mối đe dọa và sai sót (TEM) được hướng tới một môi trường khai thác hằng
ngày, tập trung vào việc ngăn chặn ngay từ ban đầu không chỉ những sai sót vừa xảy ra
mà còn xác định và quản lý những tình huống có thể dẫn đến xảy ra sai sót.
Mối đe dọa có thể gồm những sự kiện hay sai sót nằm ngoài phạm vi vận hành và cần
phải có sự quản lý những mối đe dọa này để duy trì và củng cố sự an toàn.
Sai sót được định nghĩa như là những hành động hoặc sự thụ động bởi người điều hành
dẫn tới lệch lạc sự chú ý hoặc sự dự tính.
Trong khi cả 2 phương pháp trên hiện tại có thể là những phương pháp hiện đại nhất, thì
những phương pháp mới hoàn toàn có thể phát triển cũng như là sự hiểu biết về hành vi
con người và những mặt hạn chế sẽ tiếp tục phát triển.

CHƯƠNG 2 (3 câu)
Câu 1. Mô hình SHEL là gì, thành phần của mô hình SHEL? Vẽ hình? Mô tả định nghĩa
phân giới Con người – Con người (2,5đ)
Mô hình SHEL đã được ICAO chấp nhận để phân biệt giữa các hệ thống con cơ bản của
hệ thống hàng không và nhận dạng xem sự tương tác của chúng bị ảnh hưởng bởi khả
năng của con người như thế nào.

2
Nó chỉ ra rằng cần phải hiểu đầy đủ về hiệu năng của con người, và do đó sai sót, cần xem
xét từng thành phần (Phần mềm, Phần cứng, Môi trường và Con người) của hệ thống
hàng không và GIAO DIỆN của nó với người sử dụng.
Hình ảnh

Thành phần Ví dụ

Phần mềm - Software (quy trình) MATS, NTP, Quy trình tài liệu, biểu
tượng, danh sách kiểm tra, băng phi diễn.

Phần cứng - Hardware (máy móc và thiết Tai nghe, bàn phím, màn hình, máy tính,
bị) thiết bị liên lạc

Môi trường - Environment (bên trong và Tiếng ồn, chiếu sáng, sự thoải mái, mất tập
bên ngoài nơi làm việc) trung, văn hóa

Con người – Liveware Nhóm, quản lý, phi công, công chúng, cá
nhân
Con người - Con người
Đây là phân giới giữa con người. Nó bao gồm làm việc nhóm, đưa ra quyết định theo
nhóm, khả năng quản lý và lãnh đạo, mọi khía cạnh của hiệp đồng và liên lạc giao tiếp.
Sự sai lệch: Vấn đề về ngôn ngữ, sự thay đổi trong tổ chức, xung đột quyền hạn, giải
quyết vấn đề và quyết định theo nhóm, xung đột giữa các cá nhân.
Câu 2. Mô hình nguyên nhân là gì? Liệt kê 5 cấp độ trong mô hình nguyên nhân. Mô tả
chức năng của lớp “Điều kiện tiên quyết” và cho ví dụ. (2,5đ)
- Mô hình “Nguyên Nhân” là phương pháp tiếp cận hệ thống, mô tả một chuỗi sự kiện
dẫn đến người nào đấy thực hiện một hành vi không an toàn và gây ra sự cố.
- Có năm cấp độ trong Mô hình “Nguyên Nhân”: những người đưa ra quyết định, quản lí
trực tiếp, điều kiện tiên quyết, hoạt động sản xuất và bảo vệ. Thông thường, nếu có sai sót
ở một cấp, sẽ có các quy trình được thực hiện ở các cấp khác để ngăn sai sót này phát
triển (ví dụ như một sai sót tại cấp "hoạt động sản xuất", thường sẽ được phát hiện ở bước
phòng ngừa khi thực hiện các quy trình kiểm tra).
-Điều kiện tiên quyết — tiền chất tâm lý của các hành vi không an toàn:
Điều kiện tiên quyết hoặc tiền chất tâm lý là trạng thái tiềm ẩn. Chúng tạo ra tiềm năng
dẫn đến nhiều hành vi không an toàn và có thể bao gồm môi trường, cơ sở vật chất hoặc
văn hóa, sức khỏe, trạng thái tâm trí và sự xao nhãng.

3
Liệu các yếu tố bên trong hay bên ngoài nơi làm việc có ảnh hưởng đến cá nhân trong
việc thực hiện nhiệm vụ không? Ví dụ như:
• Tiếng ồn
• Nhiệt độ
• Sự xao nhãng
• Kiệt sức
• Sự va chạm
• Khối lượng công việc
• Nỗi lo cá nhân
• Thiếu ngủ
• Ốm
• Điều kiện thời tiết
• Áp lực công nghiệp
• Văn hóa
Liệu hệ thống có được trang bị/thiết lập phù hợp để thực hiện các chức năng được chỉ
định.
Câu 3: Trình bày lớp đầu tiên của mô hình nguyên nhân – Lớp bảo vệ không đầy đủ?

Việc bảo vệ không đầy đủ là các hệ thống hoặc quy trình đã được thiết lập cho sự an toàn
của hệ thống nhưng không ngăn chặn được sự cố xảy ra. Lớp bảo vệ thường được thiết kế
để 'nhận ra' sai sót và ngăn không cho chúng phát triển thành sự cố hay tai nạn. Chúng
bao gồm những thứ như nhận thức, hiểu biết, cảnh báo, hướng dẫn, phục hồi, ngăn chặn,
chạy trốn và giải cứu.
Bảo vệ phần cứng bao gồm các thiết bị kỹ thuật như các tính năng an toàn kỹ thuật tự
động, các rào chắn vật lý, báo động, khóa liên động, khóa, thiết bị bảo hộ cá nhân và thử
nghiệm.
Bảo vệ phần mềm dựa chủ yếu trên giấy và con người: luật pháp, giám sát theo quy định,
quy tắc và thủ tục, đào tạo, huấn luyện và giao ca, kiểm soát hành chính (ví dụ như cấp
phép làm việc, cấp giấy phép, chứng chỉ) và các nhà khai thác tuyến đầu, đặc biệt là trong
các hệ thống điều khiển tự động cao.
Các câu hỏi nên đưa ra có thể là:
 Có đầy đủ các lớp bảo vệ hoặc thiết bị an toàn tại chỗ không?
4
 Các lớp bảo vệ có được thiết kế phù hợp không?
 Các biện pháp bảo vệ có tính đến điểm yếu của con người không?
 Cá nhân liên quan liệu có kiến thức/được đào tạo về hệ thống và lớp bảo vệ của nó
hay không?
 Các cá nhân liên quan có giao tiếp hiệu quả với tất cả các cá nhân khác trong hệ
thống không?
 Hệ thống an toàn có cố tình bị bỏ qua không?

CHƯƠNG 3: (3 câu)

Câu 1: Trình bày nội dung sai sót về kỹ năng? Lấy 01 ví dụ hành vi sai sót về kỹ năng
của Kiểm soát viên không lưu?
Phần lớn các sai sót dựa trên kỹ năng thuộc các loại Nhầm lỡ và Lầm lẫn.
Các sai sót dựa trên kỹ năng xảy ra khi các cá nhân đang có mối bận tâm khác (không chú
ý) hoặc quá tập trung vào một công việc tự động (quá chú ý). Sai sót dựa trên kỹ năng xảy
ra trước khi phát hiện ra vấn đề, và có thể dẫn đến việc bỏ qua, lặp lại, đảo ngược và
nhầm lẫn về nhận thức.
Loại này xảy ra khi không quản lý được quá trình thực hiện hành động thường lệ tại một
số thời điểm then chốt, tức là thiếu chú ý hoặc quá chú ý. Có thể quan sát được loại sai sót
này qua các biểu hiện bên ngoài (như lỡ lời, viết nhầm, hành động nhầm), tức là, sai sót
này là thực hiện một việc gì đó không có chủ định trước hoặc là sai sót về ký ức, và có thể
chỉ rõ ràng với người mắc sai sót đó. Sai sót này là quên không thực hiện một việc đã có
chủ định trước.
Câu 2: Trình bày nội dung sai sót về quy định? Lấy ví dụ hành vi sai sót về quy định của
Kiểm soát viên không lưu?
Sai sót dựa trên quy định được gọi là sai sót sai. Sai sót sai thường đi kèm với sai sót
trong phân loại tình huống dẫn đến áp dụng sai quy định hoặc nhớ nhầm quy trình. Các
sai sót này thường nhỏ và khó phát hiện.
Con người thường có nhiều quy định và giải pháp được chuẩn bị sẵn lưu trữ trong trí nhớ
dài hạn.
Có hai loại sai sót dựa trên quy định chủ yếu:

Áp dụng sai quy định đúng


Quy định đúng là quy định đã được chứng minh là có hiệu quả trong các trường hợp nhất
định. Tuy nhiên, dù quy định đó có thể hoàn toàn đủ cho một trường hợp cụ thể nhất định,
nó có thể bị áp dụng sai vào một tình huống khác có một số điểm tương đồng với trường
hợp nói trên, trong khi lẽ ra cần có những hành động khác.
Áp dụng quy định không phù hợp

5
Quy định không phù hợp là quy định sai, hoặc có thể có hiệu quả nhưng là cách ít hiệu
quả nhất để giải quyết vấn đề, hoặc có thể là một quy định có hiệu quả nhưng sẽ tạo ra
vấn đề tại một nơi khác trong hệ thống.
Một KSVKL hiểu sai phương thức phân cách
KSVKL trong một đơn vị đặc biệt sử dụng một đường tắt không có trong quy định.
Sai sót dựa trên quy định thường là tự động, và không như những sai sót dựa trên kỹ năng
–thường xảy ra trước khi phát hiện vấn đề, sai sót loại này xảy ra khi cố gắng tìm giải
pháp cho một vấn đề đã được nhận diện.
Câu 3: Vi phạm là hành vi như thế nào? Trình bày các loại vi phạm? Lấy ví dụ về 01
trong 04 loại vi phạm liên quan đến Kiểm soát không lưu?

Sai sót được coi là các hành vi không có chủ định trước. Tuy nhiên, đôi khi, một cá nhân
có thể cố tình làm khác các quy định hoặc quy trình. Các trường hợp đó được coi là vi
phạm. Vi phạm không nhất thiết là hành vi phá hoại, vì thông thường các hậu quả tiêu cực
là điều không mong muốn.
Các loại vi phạm
Có bốn loại vi phạm:
 Vi phạm thường lệ thường liên quan đến hành vi dựa trên kỹ năng, và bao gồm
việc rút gọn công đoạn trong công việc, ví dụ bỏ một hành động ra khỏi một chuỗi
hành động.
 Vi phạm lạc quan hóa liên quan đến hành vi dựa trên quy định, và xảy ra khi một
cá nhân cố gắng lạc quan hóa một mục tiêu nào đó (ví dụ tốc độ) đánh đổi lại bằng
nguy cơ vi phạm an toàn.
 Vi phạm không thường lệ thường dựa trên kiến thức, hành vi phá luật chỉ xảy ra
một lần, thường để giải quyết các tình huống bất thường ví dụ cho tàu bay hạ cánh
xuôi gió do khẩn nguy
 Hành vi phá hoại là hành động có chủ ý với ý định gây ra thiệt hại.
Ví dụ?

CHƯƠNG 4 (1 câu)

Câu 1: Trình bày một số mối quan tâm của Khoa học lao động trong điều hành bay.

Trong điều hành bay, một số mối quan tâm của khoa học lao động là:
 Bảo đảm rằng đèn trần nhà không bị phản chiếu lại trên màn hình, để thực sự nhìn
thấy rõ các thông tin hiển thị
 Ghế ngồi có thoải mái cho người sử dụng hay không

6
 Ghế có thể xoay một cách êm ái để kiểm soát viên chuyển từ việc này sang việc
khác hay không
 Một người có thể với bao xa tới các nút hay sử dụng
 Cách chính xác nhất để hiển thị thông tin trong môi trường làm việc (Liệu hệ thống
cảnh báo nên hiển thị bằng hình ảnh hay âm thanh? Nút bấm có dễ nhìn không?
Các thông tin quan trọng nhất có nổi bật hơn các thông tin khác không?)
 Cách nhanh gọn và ít mắc sai sót nhất để phản hồi lại thông tin là gì (ví dụ cần bấm
bao nhiêu nút để phản hồi? Các nút có nằm ở vị trí mà phần lớn mọi người nghĩ nó
sẽ ở đó hay không?)
 Thời gian của một ca làm việc. Thời gian bao lâu là hợp lý cho kiểm soát viên để
họ nghỉ trước khi có khả năng bắt đầu nảy sinh sai sót.
 Mức tự động hóa tối ưu để kiểm soát viên có thêm thời gian suy nghĩ về tàu bay có
vấn đề và không cần đồng thời kiểm tra các tàu bay khác hiện có đang “an toàn”.
 Số lượng tàu bay mà một kiểm soát viên có thể xử lý mà không bị quá tải

CHƯƠNG 5 (2 câu)

Câu 1: Trình bày các nội dung trong sai sót nghe lại?
Nhắc lại/nghe lại là phương pháp kiểm tra lẫn nhau giữa phi công và kiểm soát viên. Tổ
lái nhắc lại huấn lệnh của kiểm soát viên, đặc biệt là những thông tin liên quan đến con
số, nhằm mục đích kiểm tra hai lần giữa phi công và kiểm soát viên để phát hiện sai sót
khi liên lạc. Tuy nhiên, do việc kiểm tra hai lần đã trở thành thường lệ, việc kiểm tra này
có thể trở nên không hiệu quả trong việc ngăn chặn sai sót điều hành bay.
Kết quả của các sai sót hồi đáp này có thể là:
 Sai lệch so với mực bay chỉ định.
 Không tuân thủ giới hạn vượt qua.
 Chuyển hướng mũi theo hướng không chính xác.
 Bay sai đường bay chỉ định.
Trong môi trường điều hành bay trên khắp thế giới, mỗi năm, những hành động sai sót
này sẽ gây ra các tình huống va chạm, những tình huống gần va chạm trên không, khiến
tàu bay bay lại, và hủy bỏ cất cánh.
Từ những điều trên chúng ta có thể thấy rằng cả phi công và kiểm soát viên cần tập trung
không chỉ vào những gì chúng ta nói và cách chúng ta nói, mà phải chú ý khi lắng nghe để
giảm thiểu số lần bị rơi vào bẫy - "nghe lại" là sai sót phổ biến trong liên lạc giữa phi
công và kiểm soát viên.
Phần lớn những gì chúng ta nói trên sóng vô tuyến mang tính thường lệ, tức là ta có thể
làm điều đó với rất ít sự chú tâm – đi ngược lại với những gì chúng ta cần để tránh rơi vào
bẫy.

7
Bằng cách nghiêm túc tuân thủ các thuật ngữ tiêu chuẩn, áp dụng chính xác các quy trình
nhắc lại, tập trung vào từng cuộc trao đổi liên lạc và nhận thức được các cạm bẫy, bạn sẽ
giảm được rất nhiều các báo cáo (hoặc có thể còn tệ hơn).
Câu 2: Trình bày tốc độ nói trong KSKL?
Tốc độ nói 250-300 từ/phút có xu hướng làm giảm khả năng ghi nhớ thông tin. Kiểm soát
viên tiếp cận – tại sân nói với tốc độ nhanh, khoảng 235-365 từ/phút. Sắc thái lời nói, âm
lượng và tốc độ có xu hướng tăng cùng với độ phức tạp của công việc, điều này có thể
gây ra các sự cố liên lạc khi tình hình không lưu đông hoặc phức tạp. Việc đưa thông tin
quá nhanh gây ra thêm 20% sai sót khi thực hiện (ví dụ, nhập sai tần số vô tuyến, bay sai
độ cao).
Khối lượng công việc lớn làm tăng sự không rõ ràng hoặc không chính xác. Nó có thể
khiến các kiểm soát viên và phi công lược bớt tên gọi vô tuyến và bỏ qua việc nhắc lại để
nói nhanh hơn, dẫn đến nhiều tình huống không rõ ràng hơn. Các kiểm soát viên có xu
hướng không sử dụng thuật ngữ tiêu chuẩn trong các trao đổi không thường lệ, và diễn đạt
một cách mơ hồ (như 'nó' và ' cái đó' thay vì 'tốc độ bay' hoặc 'mực bay'), vì họ đang tập
trung vào giải quyết khó khăn trong giao tiếp.
Huấn lệnh dài có thể không được hiểu ngay từ đầu, hoặc có thể bị quên do bị gây nhiễu
bởi các thông tin khác trong trí nhớ hoặc do quên dần thông tin theo thời gian. Liên lạc
trong nhóm và năng suất làm việc của nhóm có thể bị ảnh hưởng khi một người trình bày
quá nhiều thông tin trong một lượt. Huấn lệnh không lưu lý tưởng chỉ nên chứa một hoặc
hai chỉ dẫn.
Huấn lệnh không lưu có thể khó hiểu bởi cấu trúc cũng như độ dài của chúng. Việc truyền
tải hiệu quả hơn khi theo một thứ tự quen thuộc. Câu lệnh trở nên khó hơn khi người nhận
được yêu cầu đưa ra cùng lúc nhiều hơn một kiểu trả lời, vì điều này làm tăng áp lực nhận
thức. Ví dụ, việc không nhắc lại hoặc nhắc lại một phần xảy ra sau khi kiểm soát viên yêu
cầu nhiều câu trả lời khác nhau, ví dụ như các huấn lệnh (yêu cầu nhắc lại và có hành
động) và các câu hỏi (yêu cầu câu trả lời). Điều này cho thấy việc yêu cầu hai loại phản
hồi cho cùng một thông điệp làm tăng khả năng quên đưa ra một trong hai câu trả lời.

CHƯƠNG 6 (3 câu)
Câu 1: Trình bày định nghĩa của nhận thức tình huống? Chất lượng và các mức nhận thức
tình huống?
Nhận thức tình huống là việc cảm nhận các yếu tố của môi trường trong một khoảng thời
gian và không gian, việc hiểu biết ý nghĩa và dự tính sự phát triển của trạng thái thuộc yếu
tố đó trong tương lai gần.
 Chất lượng của nhận thức tình huống
Nhận thức tình huống bị ảnh hưởng bởi năng lực của kiểm soát viên không lưu.

8
+ Huấn luyện và kinh nghiệm;
+ Định kiến và khách quan; và
+ Cường độ công việc đang diễn ra.
 Các mức nhận thức tình huống
Nhận thức tình huống được phân ra làm ba mức:
+ Mức 1 Thu thập thông tin từ môi trường
+ Mức 2 Hiểu biết các thông tin đã thu thập
+ Mức 3 Dự tính sự phát triển của các thông tin trên để đưa ra dấu hiệu của việc gì có
thể xảy ra ngay sau đó.
Mức 3 gắn liền với:
+ Huấn luyện;
+ Kinh nghiệm; và
+ Thực hành phù hợp và chuyên sâu.
Các sai sót về nhận thức tình huống được cho là nguyên nhân gây nên gần 80% sự cố
hàng không. Trong số các sai sót này có 80% liên quan đến Mức 1, ví dụ như không thu
thập thông tin.
Câu 2: Khối lượng công việc là gì? Các phương pháp mà con người đối phó với cường độ
công việc cao?

Khối lượng công việc là một sự đánh giá chủ quan và phải được phân biệt với yêu cầu
công việc. Yêu cầu của tình huống không lưu khi đưa ra cho hai kiểm soát viên không lưu
sẽ luôn ở mức ổn định, tuy nhiên cường độ công việc sẽ thay đổi. Sự thay đổi là việc phản
ánh đặc tính của mỗi kiểm soát viên, cụ thể là:
+ Kiến thức và kinh nghiệm
+ Kỹ năng và sự hiểu biết
+ Động lực
+ Dự đoán trước vấn đề
+ Sự tự tin

Một trong những thử thách trong môi trường ATC là sự thay đổi của khối lượng công
việc, từ không có tàu bay để làm cho đến phải làm việc với năng lực tối đa.
Con người làm việc hiệu quả nhất khi khối lượng công việc vừa đủ để giữ họ tỉnh táo về
trí óc, không đòi hỏi phải suy nghĩ quá sức.
Trong phần này ta chủ yếu xem xét hai vấn đế chính - sự nhàm chán và sự quá tải công
việc.

9
Các phương pháp mà con người đối phó với cường độ công việc cao

Bỏ sót Bỏ qua một số nhiệm vụ hay trách nhiệm

Sai sót Xử lý thông tin sai

Trì hoãn sự phản ứng cho đến khi cường độ công


Xếp theo thứ tự
việc giảm xuống

Chọn lọc Bỏ qua một số thông tin dựa vào thứ tự ưu tiên

Ước lượng Đưa ra phản ứng ít chính xác

Thoái lui Phản ứng lại bằng hành vi quen thuộc

Rút lui Từ bỏ

Câu 3: Một công việc nhàm chán sẽ ảnh hưởng đến năng suất làm việc của con người
như thế nào? Giai đoạn phục hồi sau căng thẳng của Kiểm soát viên không lưu là gì? Vẽ
biểu đồ minh họa.

CHƯƠNG 7 (3 câu)

Câu 1: Giao tiếp là gì? Khái quát giao tiếp bên trong và giao tiếp bên ngoài (mối quan hệ
với bản thân và mối quan hệ với mọi người xung quanh)
Câu 2: Sự khác biệt giữa “nghe thấy” và “lắng nghe” là gì?
Câu 3: Sự phản hồi thông tin của người tiếp nhận thông tin là gì? Các nội dung nào liên
quan đến sự phản hồi thông tin của người tiếp nhận thông tin?

CHƯƠNG 8: (2 câu)
Câu 1: Con người lưu trữ trong trí nhớ ngắn hạn như thế nào? Việc mất thông tin – sai sót
trong trí nhớ ngắn hạn xảy ra như thế nào?
Câu 2: Con người lưu trữ trong trí nhớ ngắn hạn như thế nào? Sai sót trong trí nhớ ngắn
hạn xảy ra như thế nào?

CHƯƠNG 9 (2 câu)
Câu 1: Căng thẳng là gì? Căng thẳng cấp tính được hiểu như thế nào?
Câu 2: Tình huống căng thẳng mãn tính là gì? Những điều nguy hiểm về tình huống
căng thẳng mãn tính?

10
CHƯƠNG 10 (4 câu)

Câu 1: Trình bày các đặc điểm của giấc ngủ và các minh chứng cơ bản về giấc ngủ của
con người đã được nghiên cứu?
Câu 2: Trình bày nội dung liên quan đến mệt mỏi cấp tính, thiếu ngủ, mệt mỏi kinh niên
trong Kiểm soát không lưu?
Câu 3: Việc thay đổi ca trực và những biến đổi nhịp sinh học ảnh hưởng như thế nào đối
với Kiểm soát viên không lưu?
Câu 4: Biện pháp khắc phục đối với giấc ngủ và sự mệt mỏi của KSVKL là gì?

CHƯƠNG 14 (3 câu)
Câu 1: Các ví dụ về sai sót trong kiểm soát không lưu từ góc độ của mô hình quản lý mối
đe dọa và sai sót.
Câu 2: Trình bày các rủi ro (tình trạng không mong muốn) liên quan đến an toàn trong
Kiểm soát không lưu? Nêu ví dụ về các rủi ro (tình trạng không mong muốn) trong Kiểm
soát không lưu?

Câu 3: Trình bày tổng quát về các mối đe dọa trong KSKL? Lấy ví dụ cụ thể về 01 mối
đe dọa?

CHƯƠNG 15 (1 câu)
Câu 1: Trong Quản lý không lưu, đánh giá rủi ro tới từ một mối đe dọa được thực hiện
như thế nào?
Câu hỏi thực tế: Theo anh/chị tại sao trong Quản lý hoạt động bay cần phải nghiên
cứu về Yếu tố con người? (2,5 điểm)
- Trình bày được khái niệm Yếu tố con người là gì? (0.25đ)
- Trong Quản lý hoạt động bay, con người là ai? (0.25đ)
- Vai trò của Kiểm soát viên không lưu là gì? (0.25đ)
- Nghiên cứu mối quan hệ của Kiểm soát viên không lưu với các thành phần
khác trong quá trình làm việc? (0.5đ)
- Phân tích trọng tâm trong Kiểm soát không lưu tại sao con người là trung
tâm? (0.5đ)
- Liên hệ bản thân, làm gì để trở thành Sinh viên tốt, trở thành Kiểm soát viên
không lưu xuất sắc trong tương lai? (0.75đ)

11

You might also like