You are on page 1of 74

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM


KHOA ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG HÀNG KHÔNG

¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾

TIỂU LUẬN MÔN HỌC

ĐO LƯỜNG ĐIỆN TỬ

Giáo viên hướng dẫn: NGUYỄN HỮU CHÂU MINH

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN MAI UYÊN

MSSV: 2053020096

Lớp: 20ĐHĐT02

Thành phố Hồ Chí Minh 06-2021


BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM


KHOA ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG HÀNG KHÔNG

¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾

TIỂU LUẬN

KẾT THÚC HỌC PHẦN

ĐO LƯỜNG ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

Giáo viên hướng dẫn: NGUYỄN HỮU CHÂU MINH

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN MAI UYÊN

MSSV: 2053020096

Lớp: 20ĐHĐT02

Thành phố Hồ Chí Minh 06-2021


LỜI CẢM ƠN
_________________________________________________________

Trong quá trình làm bài tiểu luận này để có được kết quả như ngày hôm nay,
tôi luôn nhận được sự giúp đỡ rất nhiều của giáo viên hướng dẫn và học viện.

Lời đầu tiên, tôi xin cảm ơn thầy NGUYỄN HỮU CHÂU MINH đã hết lòng
giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện bài tiểu luận. Trong quá trình tìm hiểu tôi còn
gặp nhiều khó khăn và thắc mắc, nhưng nhận được sự giúp đỡ và giải đáp tận tình
của thầy nên đa phần các vấn đề đó đã được giải quyết. Tiếp đến tôi xin cảm ơn
học viện đã tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thành tiểu luận một cách tốt nhất. Cuối
cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các quý thầy cô trong khoa điện tử viễn
thông đã giảng dạy cho tôi những kiến thức hữu ích trong suốt quá trình theo học
tại trường.

Do thời gian thực hiện tiểu luận không có nhiều nên chắc chắn sẽ còn thiếu
sót. Kính mong thầy NGUYỄN HỮU CHÂU MINH và các thầy cô trong hội đồng
nhận xét, chỉ ra cho tôi những điều sai sót. Tôi xin chân thành cảm ơn và kính chúc
các thầy cô sức khỏe.
LỜI CAM ĐOAN
_____________________________________________

Tôi xin cam đoan tiểu luận môn học này là công trình nghiên cứu của bản
thân, được đúc kết từ quá trình học tập và nghiên cứu thực tiễn trong thời gian
qua. Các thông tin và số liệu được sử dụng trong tiểu luận môn học này là hoàn
toàn trung thực.

TpHCM, tháng 06 năm 2021

Sinh viên thực hiện

(ký và ghi rõ họ tên)


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
________________________________________________________

...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................

Phần đánh giá:

 Ý thức thực hiện:


 Nội dung thực hiện:
 Hình thức trình bày:
 Tổng hợp kết quả:
Điểm bằng số: Điểm bằng chữ:
(Quy định về thang điểm và lấy điểm tròn theo quy định của trường)

TpHCM, tháng 06 năm 2021

Giáo viên bộ môn

(ký và ghi rõ họ tên)


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
________________________________________________________

...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................

Phần đánh giá:


 Ý thức thực hiện:
 Nội dung thực hiện:
 Hình thức trình bày:
 Tổng hợp kết quả:
Điểm bằng số: Điểm bằng chữ:
(Quy định về thang điểm và lấy điểm tròn theo quy định của trường)

TpHCM, tháng 06 năm 2021

Giáo viên phản biện

(ký và ghi rõ họ tên)


M Ụ C L Ụ C

NỘI DUNG ÔN TẬP LÝ THUYẾT ĐO LƯỜNG ĐIỆN – ĐIỆN TỬ...................................................8


1. Các vấn đề về sai số:.......................................................................................................................8
2. Cấu tạo nguyên lý các cơ cấu đo:..................................................................................................11
3. Các phương pháp khi đo lường một đại lượng nói chung:............................................................15
4. Các phương pháp, sơ đồ mạch, thiết bị:........................................................................................18
bài tập và phương pháp giải:..................................................................................................................22
Phương pháp đo và kiểm tra các đại lượng:..........................................................................................54
1. ĐO DÒNG ĐIỆN:.........................................................................................................................54
 Đo dòng điện một chiều (DC):........................................................................................................54
 Dụng cụ đo: để đo dòng điện đọc thẳng người ta dùng Ampe – mét.................................................54
 Phương pháp đo: khi đo ampe – mét được mắc nối tiếp với phụ tải..................................................54
 Mở rộng giới hạn đo cho Ampe – mét từ điện:..................................................................................54
 Nguyên lý đo:....................................................................................................................................56
 Mở rộng tầm đo:................................................................................................................................56
2. ĐO ĐIỆN ÁP:...............................................................................................................................57
1. Đo điện áp DC..................................................................................................................................57
 Nguyên lý đo: điện áp được chuyển thành dòng điện đo đi qua cơ cấu đo........................................57
 Mở rộng giới hạn đo:.........................................................................................................................58
2. Đo điện áp AC:................................................................................................................................59
 Vôn-mét điện từ:..............................................................................................................................59
 Vôn-mét điện động:.........................................................................................................................60
3. ĐO CÔNG SUẤT (P):...................................................................................................................60
1. Đo công suất tác dụng mạch một chiều:.........................................................................................60
 Đo gián tiếp:.....................................................................................................................................60
2. Đo công suất tác dụng mạch xoay chiều 1 pha, 3 pha:..................................................................62
 Đo công suất trong mạch điện xoay chiều 1 pha:..........................................................................62
3. ĐO HỆ SỐ CÔNG SUẤT (cosφ):.................................................................................................65
4. Đo điện năng:................................................................................................................................66
Công dụng:............................................................................................................................................66
 Cấu tạo:.........................................................................................................................................67
 Nguyên lý làm việc:.......................................................................................................................67
Công tơ điện làm việc theo nguyên lý cảm ứng điện từ.........................................................................67
Cách chọn công tơ hợp lý:.....................................................................................................................68
Đo kiểm công tơ:...................................................................................................................................68
5. ĐO ĐIỆN TRỞ R:.........................................................................................................................68
Đo điện trở gián tiếp:............................................................................................................................68
Đo bằng cầu đơn (Wheastone):.............................................................................................................69
Đo điện trở trực tiếp:............................................................................................................................70
6. ĐO ĐIỆN CẢM L:........................................................................................................................71
Khái niệm:.............................................................................................................................................71
Sơ đồ Vôn-mét, Ampe- mét:...................................................................................................................71
Sơ đồ Vôn-mét, ampe-mét và oát-mét:...................................................................................................71
NỘI DUNG ÔN TẬP LÝ THUYẾT ĐO LƯỜNG ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

1. Các vấn đề về sai số:

Trong thực tế, khó xác định trị số thực các đại lượng đo. Vì vậy, trị số đo được cho
bằng thiết bị đo, được gọi là trị số tin cậy được (expected value). Bất kì đại lượng
đo nào cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều thông số. Do kết quả đo ít khi phản ánh đúng
trị số tín cậy được. Cho nên có nhiều hệ số (factor) ảnh hưởng trong đo lường liên
quan đến thiết bị đo. Ngoài ra có những hệ số khác liên quan đến con người sử
dụng thiết bị đo. Như vậy, độ chính xác của thiết bị đo được diễn tả dưới hình thức
sai số.

Khi một phép đo không lấy được giá trị thực của đại lượng cần đo, ta nói phép đo
đó đã mắc sai số. Có thể khẳng định rằng tất cả các phép đo đều mắc sai số. Thiết
bị đo dù có chất lượng cao đến thế nào cũng vẫn mắc sai số, chỉ khác là sai số đó
lớn hay bé mà thôi.

Nguyên nhân gây ra sai số:


 Nguyên nhân chủ quan: Là nguyên nhân do người thực hiện phép đo gây ra
vì không nắm vững nguyên lí đo, không đảm bảo các điều kiện khi đo, hoặc
ghi sai kết quả đo...
 Nguyên nhân khách quan: Là các nguyên nhân còn lại (không phải do
nguyên nhân chủ quan). Sai số do nguyên nhân khách quan gây ra thường
rất phức tạp, có thể do chính thiết bị đo hoặc do sự tác động từ phía môi
trường ngoài ảnh hưởng lên quá trình đo.

Các loại sai số:


 Sai số tuyệt đối: e = Yn – Xn với e: sai số tuyệt đối;
Yn: trị số tin cậy được;
Xn: trị số đo được.
Yn−Xn
 Sai số tương đối (tính theo %): er = | Yn | 100%

Yn−Xn
Độ chính xác tương đối: A = 1 - | Yn |

Độ chính xác tính theo %: a = 100% - er = (A x 100%)

3
Ví dụ: điện áp hai đầu điện trở có trị số tin cậy được là 50V. Dùng Vôn – kế
đo được 49V.

Như vậy sai số tuyệt đối: e = 1V


 Sai số tương đối: e = (1V/50V)100% = 2%

Độ chính xác : A = 1 – 0.02 = 0.98; a = 98% = 100% - 2 %

|
Xn−Xn
Tính chính xác (precision): 1− Xn |
Xn : trị số trung bình của n lần đo

Ví dụ: Xn = 97, trị số đo được Xn = 101, 1 trị số trung bình của 10 lần đo
97−101.1
Tính chính xác của cách đo: 1 - | 101.1
| = 96% => 96%

 Sai số chủ quan: một cách tổng quát, sai số này do lỗi lầm của người sử
dụng thiết bị đo và phụ thuộc vào vào việc đọc sai kết quả,hoặc ghi sai, hoặc
người sử dụng sai không đúng theo quy trình hoạt động.
 Sai số hệ thống: phụ thuộc vào thiết bị đo và điều kiện môi trường.
 Sai số do thiết bị đo: các phần tử của thiết bị đom có sai số do công nghệ
chế tạo, sự lão hoá do sử dụng. Muốn giảm sai số này cần phải bảo trì định
kỳ cho thiết bị đo.
 Sai số do ảnh hưởng của điều kiện môi trường: cụ thể như nhiệt độ tăng cao,
áp suất tăng, độ ẩm tăng, điện trường hoặc từ trường tăng đều ảnh hưởng tới
sai số của thiết bị đo lường. Giảm sai số này bằng cách giữ sao cho diều kiện
môi trường ít thay đổi hoặc bổ chính (compensation) đối với nhiệt độ và độ
ẩm. Và dung biện pháp bảo vệ chống ảnh hưởng tĩnh điện và từ trường
nhiễu. Sai số hệ thống chịu ảnh hưởng khác nhau ở trạng thái tĩnh và trạng
thái động:
 Ở trạng thái tĩnh: sai số hệ thống phụ thuộc vào giới hạn của thiết bị
đo hoặc do quy luật vật lý chi phối sự hoạt động của nó.
 Ở trạng thái động: sai số hệ thống do sự không đáp ứng theo tốc độ
thay đổi nhanh theo đại lượng đo.
 Sai số ngẫu nhiên: ngoài sự hiện diện sai số do chủ quan trong cách thức đo
và sai số hệ thống thì còn lại là sai số ngẫu nhiên. Thông thường, sai số ngẫu
nhiên được thu nhập từ một số lớn những ảnh hưởng nhiều được tính toán

4
trong đo lường do có tính chính xác cao. Sai số ngẫu nhiên thường được
phân tích bằng phương pháp thống kê.
Ví dụ: giả sử điện áp được đo bằng một Vôn – kế được đọc cách khoảng 1
phút. Mặc dù vôn – kế hoạt động trong điều kiện môi trường không thay đổi,
được chuẩn hoá trước khi đo và đại lượng điện áp đó xem như không thay
đổi, thì trị số đọc của Vôn - kế vẫn có thay đổi chút ít. Sự thay đổi này
không được hiệu chỉnh bởi bất kì phương pháp định chuẩn nào khác, vì do
sai số ngẫu nhiên gây ra.

Khi đo một đại lượng bất kì nào mà bết kế quả đo phụ thuộc vào nhiều yếu
tố thì những yếu tố này đều quan trọng cả. Theo điều kiện lý tưởng mức độ
ảnh hưởng của các thông số.

Các nguồn sai số:

Thiết bị đo không đo được trị số chính xác vì những lý do sau:

- Không nắm vững những thông số đo và điều kiện thiết kế;

- Thiết kế nhiều khuyết điểm;

- Thiết bị đo hoạt động không ổn định;

- Bảo trì thiết bị đo kém;

- Do người vận hành thiết bị đi không đúng;

- Do những giới hạn của thiết kế.

5
2. Cấu tạo nguyên lý các cơ cấu đo:

a) Cơ cấu đo từ điện

Cấu tạo: do từ điện gồm có 2 phần: phần tĩnh và phần động

- Phần tĩnh gồm nam châm vĩnh cửu, mạch từ, cực từ và lõi hình thành mạch
từ khép kín. Giữa cực từ và lõi có khe hở gọi là khe hở làm việc, trong đó
khung quay chuyển động.
- Phần động gồm khung quay làm việc bằng vật liệu nhôm hình chữ nhật,
quấn dây đòng bọc lớp cách điện nhỏ, khối lượng khung quay càng nhỏ càng
tốt sao cho moment quán tính càng nhỏ, khung quay được gắn trên trục quay
có lò xo phản kéo kim chỉ thị về vị trí ban đầu khi hết thao tác đo, kim chỉ
thị, bộ phận cản dịu, đối trọng phía sau khim chỉ thị giúp cho trọng tâm của
kim chỉ thị nằm trên trục quay.

Nguyên lý hoạt động: khi có dòng điện chạy qua khung quay (phần động) dưới tác
dụng của nam châm vĩnh cửu, khung quay lệch khỏi vị trí ban đầu 1 góc d. Khi
dòng điện qua khung quay đổi chiều, momen quay đổi dấu, kim quay theo chiều
ngược lại.

Ưu điểm:
 Từ trường của cơ cấu do nam châm vĩnh cửu tạo ra mạnh, ít bị ảnh hưởng
của từ trường bên ngoài.
 Công suất tiêu thụ nhỏ từ 25 μW đến 200 μW phụ thuộc vào dòng Imax.
 Độ chính xác cao với cấp chính xác là 0.5%.
 Vì góc quay tuyến tính nên thang chia có khoảng chia đều.

6
Khuyết điểm:
 Cuộn dây của khung quay thường chịu đựng quá tải nhỏ nên tránh dùng cho
dòng điện quá mức đi qua.
 Chỉ sử dụng dòng DC.
 Đối với khung dây xoắn dễ hư hỏng khi bị chấn động mạnh hoặc di chuyển
quá mức giới hạn.

Ứng dụng:

Cơ cấu đo từ điện được sử dụng trong các máy đo dòng điện, điện áp vạn
năng, trong lĩnh vực đo lường đối với cơ cấu chỉ thị kim.
b) Cơ cấu đo điện từ:

Cấu tạo: gồm hai phần động và tĩnh


- Phần tĩnh gồm cuộn dây cho dòng điện cần đo chạy qua, tạo ra từ trường
trong lòng cuộn dây là 1 khe hẹp hình chữ nhật.
- Phần động gồm một lá kim loại hình cánh quạt làm bằng vật liệu sắt từ mềm
gắn trên trục quay và chuyển động trong khe hở của cuộn dây tĩnh. Trên trục
quay còn có lò xo phản, kim chỉ thị, bộ phận cản dịu kiểu không khí.

Nguyên lý hoạt động:

7
Khi dòng điện xoay chiều hay một chiều chạy qua cuộn dây (phần tĩnh) sẽ
làm xuất hiện từ hút lá kim loại kết quả xuất hiện momen quay. Momen quay tỉ lệ
với bình phương cường độ dòng điện.

Ứng dụng:
 Vì momen quay tỉ lệ với bình phương cường độ dòng điện cho nên cơ cấu
đo điện từ có thể sử dụng để đo trong mạch điện 1 chiều hay xoay chiều.
 Chế tạo đơn giản, giá thành rẻ. Sử dụng trong công nghiệp là Ampe met,
Volt met, cos met.

c) Cơ cấu đo điện động:

Cấu tạo: gồm hai phần động và tĩnh:


 Phần tĩnh gồm cuộn dây tĩnh để tạo từ trường khi có dòng điện chạy qua.
Cuộn dây tĩnh thường gồm 2 cuộn ghép lại có khe hở giữa cho trục quay đi
qua.
 Phần động gồm cuộn dây động đặt trong lòng cuộn dây tĩnh. Cuộn dây gắn
với trục quay, trên trục quay còn có lò xo phản, bộ phận cản dịu và kim chỉ
thị.

Nguyên lý hoạt động:

Cơ cấu đo điện động hoạt động dựa trên nguyên lý tác động tương hỗ giữa
các lực điện từ của cuộn dây tĩnh và động. Khi dòng điện chạy vào cuộn dây tĩnh,
trong lòng cuộn dây xuất hiện từ trường. Từ trường này tác động với dòng điện
chạy trong cuộn dây động và tạo nên momen quay phần động làm phần động quay
1 góc .

Ưu điểm: đo điện AC, DC với cấp chính xác cao.

Ứng dụng:

Cơ cấu đo điện động được sử dụng chế tạo ampe kế, volt kế, wat kế một
chiều và xoay chiều tấn số công nghiệp, các pha kế đo góc lệch hay hệ số công
suất cos. Khi sử dụng trong mạch xoay chiều tần số cao phải có mạch bù tần số
để đo được với dãi tần đến 20KHz.

Bảng kí hiệu:

8
Các đơn vị đại lượng đo lường điện:

9
3. Các phương pháp khi đo lường một đại lượng nói chung:

“Đo lường là quá trình đánh giá định lượng đại lượng cần đo. Đó là sự so sánh đại
lượng cần đo với những giá trị chuẩn của đại lượng đó. Những giá trị chuẩn này
được chọn làm đơn vị đo”.

“Đo lường điện là quá trình đo lường các đại lượng vật lý (điện hoặc không điện)
thông qua phép đo các đại lượng điện. Để thực hiện được đo lường điện các đại
lượng không điện, thiết bị đo phải có bộ phận cảm nhận tín hiệu cần đo và biến đổi
nó thành tín hiệu điện”.

Phân loại: có hai phương pháp đo khác nhau tùy thuộc vào độ chính xã yêu cầu,
điều kiện thí nghiệm và thiết bị hiện có,…
a) Phương pháp đo biến đổi thẳng:
 Là phương pháp đo có sơ đồ cấu trúc theo biến đổi thẳng, nghĩa là không có
khâu phản hồi:

 Quá trình biến đổi thẳng:

 Trước tiên đại lượng cần đo X được đưa qua một hay nhiều khâu biến đổi
và cuối cùng được biến đổi thành số NX. Còn đơn vị của đại lượng đo X0

10
cũng được biến đổi thành số N0 (ví dụ như khắc độ trên dụng cụ tương tự).
Quá trình này được gọi là quá trình khắc độ theo mẫu N0 được ghi nhớ lại.
 Sau đó diễn ra quá trình so sánh giữa đại lượng cần đo với đơn vị của chúng.
Quá trình này được thực hiện bằng phép chia NX/N0. Kết quả đo được thể
hiện:

 Quá trình đo như vậy được gọi là quá trình biến đổi thẳng. Thiết bị đo thực
hiện quá trình được gọi là thiết bị đo biến đổi thẳng.

b) Phương pháp đo kiểu so sánh:


 Là phương pháp đo có sơ đồ cấu trúc theo kiểu mạch vòng nghĩa là có khâu
phản hồi.

 Quá trình đo kiểu so sánh:

 Trước tiên đại lượng đo X và đại lượng đo mẫu X0 được biến đổi thành một
đại lượng vật lý nào đó (ví dụ dòng hay áp chẳng hạn) để thuận tiện cho việc
11
so sánh. Quá trình so sánh được diễn ra suốt quá trình đo. Khi hai đại lượng
bằng nhau ta đọc kết quả ở mẫu sẽ suy ra giá trị đại lượng cần đo.
 Quá trình đo như vậy gọi là quá trình đo kiểu so sánh (hay thiết bị bù).
 Tín hiệu X được so sánh với một tín hiệu Xk tỉ lệ với đại lượng mẫu X0.
 Qua sơ bộ so sánh ta có:

X – Xk = X
 Tùy thuộc vào cách so sánh mà ta có các phương pháp sau:
 So sánh cân bằng: phép so sánh mà đại lượng cần đo X là đại lượng mẫu X0
sau khi biến đổi thành Xk được so sánh với nhau sao cho luôn có:
X = 0, khi đó: X=Xk=NkX0

Phương pháp này sử dụng để đo trong trường hợp cầu cân bằng.
 So sánh không cân bằng:

Nếu đại lượng Xk là một đại lượng không đổi, lúc đó ta có: X – Xk =X

Nghĩa là kết quả của phép đo được đánh giá theo đại lượng X. tức biết
trước Xk, đó X có thể suy ra X.

Phương pháp này sử dụng để đo các đại lượng không điện.


 So sánh không đồng thời:

Việc so sánh không đồng thời được thực hiện theo cách sau: đầu tiên dưới
tác động của đại lượng đo X gây ra một trạng thái nào đo trong thiết bị đo.
Sau đó, thay X bằng đại lượng đo mẫu Xk, bằng cách thay đổi đại lượng đo
mẫu Xk sao cho tring thiết bị đo cũng gây ra đính trạng thái đó như khi X tác
động, trong điều kiện đó rõ ràng X=Xk.

Phương pháp này chính xác vì khi thay Xk bằng X ta giữ nguyên mọi trạng
thái của thiết bị đo và loại được ảnh hưởng của điều kiện bên ngoài đến kết
quả đo.
 So sánh đồng thời: là phép so sánh cùng lúc nhiều điểm của đại lượng đo X
và của mẫu Xk.

Căn cứ vào các điểm trùng nhau mà tìm ra đại lượng cần đo.

12
Phương pháp này dùng để thử nghiệm các đặc tính của các cảm biến, hay
của thiết bị đo để đánh giá sai số của chúng.

13
4. Các phương pháp, sơ đồ mạch, thiết bị:

DÒNG ĐIỆN MỘT CHIỀU DC:


 Đo trực tiếp, đo gián tiếp, đo so sánh:
 Đo trực tiếp: Dùng đồng hồ đo Ampe đo trực tiếp, hiển thị thông tin trên
thang đo của thiết bị.
 Đo gián tiếp: Đo qua điện áp rơi trên một cái điện trở mà ta biết giá trị trước
và ta sẽ tính lại giá trị dòng điện.
 Đo so sánh:Sẽ có một giá trị, dòng điện có độ chính xác cao, cái mạch đo so
sánh sẽ đạt tới một trạng thái cân bằng, chúng ta sẽ nhận được giá trị cần đo.

 Phương pháp đo: khi đo ampe – mét được mắc nối tiếp với phụ tải:

Ta có: Rtđ = Rt +Rm

Trong đó: Rm là điện trở trong của ampe – mét gây sai số.

Mặt khác, khi đo Ampe – mét tiêu thụ một lượng công suất PA = I2Rm.

Từ đó, để đo được chính xác thì Rm phải rất nhỏ.

Chú ý chiều dòng điện và cực tính của thiết bị đo.


 Cơ cấu đo dòng điện thường là từ điện, có nam châm vĩnh cửu và khung dây.
Khi có dòng điện tác dụng vào khung dây theo chiều từ dương sang âm thì sẽ
sinh ra lực điện từ nhỏ hay lớn phụ thuộc vào dòng điện.

14
 Mở rộng tầm đo (khi dòng điện cần đo vượt quá giới hạn của cơ cấu đo). Mắc
cái điện trở song song với cơ cấu để mở rộng tầm đo.
I m . Rm
R S=
I t −I m

 Mở rộng từng cấp;


 Mở rộng nhiều cấp.
 Điện trở Shunt được chọn có độ chính xác cao hơn cơ cấu đo. Thường là vật
liệu Manganmin.
 Điện trở nội của cơ cấu sẽ tương đối theo nhiệt độ. Thường cần bù bằng cách
thêm vào nhiệt trở Ampe Rb.

DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU AC:

 Phương pháp đo:


 Ampe kế có cơ cấu điện từ, điện động hoặc từ điện chỉnh lưu.
 Dòng điện tần số cao hơn được đo bằng Ampe kế nhiệt điện.
 Cơ cấu đo chỉnh lưu.

 Mở rộng tầm đo bằng điện trở Shunt hoặc máy biến áp:

15
Điện trở Shunt:
1. Đi - ốt mắc nối tiếp với cơ cấu, do đó dòng điện Icltb qua cơ cấu, dòng còn lại
qua điện trở Shunt.
2. Nói chung các Ampe – mét chỉnh lưu có độ chính xác không cao do hệ số
chỉnh lưu thay đổi theo nhiệt độ, thay đổi theo tần số. Vì vậy cần phải bù nhiệt
độ và bù tần số.
3. Dưới đây là sơ đồ bù tần số của các ampe - mét chính lưu bằng cuộn cảm và tụ
điện.
Máy Biến Áp:
 Thường là tỉ lệ 15/5A,50/5A,70/5A ;…

 Thứ cấp nên được nối với ampe kế hoặc nối tắt, nên được nối đất.

ĐIỆN TRỞ:

 Phương pháp đo:


 Đo trực tiếp;
 Đo gián tiếp bằng Ohm kế;
 Phương pháp cầu.
 Đo trực tiếp:
- Dùng Ohm kế dựa vào định luật Ohm.
- Có hai loại ohm kế: nối tiếp và song song.
- Thang đo có độ chia ngược và các vạch không đều.
- Nguồn áp E giảm dần theo thời gian dẫn đến sai số phép đo, thêm biến trở
song song vào để bù.
 Đo gián tiếp:
- Sử dụng ampe kế và vôn kế.
- Mắc rẽ ngắn (ampe kế mắc trước) khi điện trở cần đo nhỏ (hoặc RV rất lớn).
- Mắc rẽ dài (vôn kế mắc trước) khi điện trở cần đo lớn hơn (hoặc RA rất bé).

16
 Phương pháp đo cầu Wheatston:
- Chọn R1 và R2 biết trước giá trị.
R1
- Điều chỉnh R3 để dòng Ig = 0A; R X = R × R
2 3

CUỘN CẢM:

 Phương pháp đo:


 Đo cuộn cảm L(H) bằng volmeter và ammeter hoặc dung cầu.
 Hệ số phẩm chất:
2 πfl
Q=
R
 Cấp nguồn một chiều đo điện trở nội:
U DC
R 1=
I DC
 Cấp nguồn xoay chiều đo tổng trở:
U AC
Z RL=
I AC

TỤ ĐIỆN:

 Đo tụ điện C(F) bằng volmeter và ammeter hoặc dung cầu.


 Cấp nguồn xoay chiều đo tổng trở:
U AC
Z RL=
I AC
1
ZC =
2 πf

Với ZC: dung kháng, đơn vị là Ω

f: là tần số, đơn vị là Hz

C: điện dung, đơn vị là fara

17
bài tập và phương pháp giải:

Phần trắc nghiệm:

Câu 1: Cơ cấu chỉ thị từ điện hoạt động đối với dòng:
A. Một chiều B. Xoay chiều
C. Dạng bất kì D. Tất cả đều đúng

Câu 2: Cơ cấu chỉ thị điện từ hoạt động đối với dòng:
A. Một chiểu B. Xoay chiều
C. Không đổi D. Cả một chiều và xoay chiều

Câu 3: Cơ cấu chỉ thị điện động hoạt động đối với dòng:
A. Một chiểu B. Xoay chiều
C. Thay đổi D. Cả một chiều và xoay chiều

Câu 4: Cơ cấu chỉ thị nào hoạt động đối với dòng xoay chiều:

A. Từ điện, điện từ B. Từ điện, điện động

C. Điện từ, điện động D. Tất cả đều đúng

Câu 5: Đối với cơ cấu từ điện, khi dòng điện ngõ vào tăng gấp đôi thì góc quay:

A. Giảm một nửa B. Tăng gấp đôi

C. Tăng 4 lần D. Giảm 4 lần

Câu 6: Ưu điểm của cơ cấu chỉ thị điện động là:

A. Có độ chính xác cao B. Anh hưởng của từ trường bên ngoài bé

C. Độ nhạy cao D. Tiêu thụ công suất bé

Câu 7: Nhược điểm của cơ cấu chi thị tử điện là:

A. Khả năng chịu quá tải kém B. Chi sử dụng dòng một chiều

C. Dị hư hỏng D. Tất cả đều đúng

Câu 8: Nhược điểm của cơ cấu chỉ thị điện tử là:

18
A. Tiêu thụ công suất lớn B. Ảnh hưởng của từ trường
bên ngoài

C. Kém chính xác, thang do không đều D. Tất cả đều đúng

Câu 10: Nguyên lý đo dòng điện là:

A. Mắc cơ cấu chỉ thị nối tiếp với mạch B. Mặc Ampe nối tiếp
với nhánh cần đo

C. Dùng điện trở Shunt D. Tất cả đều sai

Câu 11: Nội trở của Ampe kế:

A. Thay đổi theo thang đo B. Thay đổi theo dạng tín hiệu

C. Không thay đổi theo thang đo D. Thay đổi theo giá trị dòng
điện cần đo

Câu 12: Khi đo điện áp, nội trở của Vôn kế:

A. Không ảnh hưởng đến sai sổ phép đo B. Anh hưởng nhiều đến
sai số phép đo

C. Ảnh hưởng ít đến sai sổ phép đo D. Có ảnh hướng đến sai


số phép đo

Câu 13: Mở rộng tầm đo điện áp cho Vôn kể DC và AC dùng:

A. Điện trở nối tiếp B. Biến áp đo lường biến điện áp

C. Thay đổi số vòng dây D. Tất cả đều đúng

(cơ cấu điện tử)

Câu 14: Máy biến dòng điện (BI) có công dụng:

A. Biến dòng điện nhỏ lành dòng điện lớn phù hợp với công suất tải

B. Biến dòng điện lớn thành dòng điện nhỏ phù hợp với dụng cụ đo tiêu chuẩn

C. Biến điện áp nhỏ thành điện áp lớn phù hợp với điện áp của thiết bị

D. Biến điện áp lớn thành điện áp nhỏ phù hợp với dụng cụ đo tiêu chuẩn

19
Câu 15: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về máy biến dòng điện?

A. Dòng điện đầu vào và đầu ra tỉ lệ thuận với nhau

B. Dòng điện đầu ra tỉ lệ nghịch với số vòng dây thứ cấp

C. Khi số vòng dây sơ cấp tăng gấp đôi thì tỉ số biến dòng tăng gấp đôi

D. Khi số vòng dây sơ cấp tăng gấp đôi thì tỉ số biến dòng giảm một nửa

Câu 16: Một cơ cấu đo kiểu từ điện có Igm = 75 μA, Rg = 1kΩ. Để cơ cấu này trở
thành Ampe kế có thang đo 2,5mA. Giá trị điện trở Shunt là:

A. 428,57 Ω B. 30,93 Ω C. 3 Ω D. 0,3 ΚΩ

Câu 17: Cơ cấu từ điện có độ nhạy 20kΩ/V, khi kim lệch 25% độ lệch tối đa thì
dòng điện đi qua cơ cấu là:

Α. 25 μΑ B. 12,5μA C. 50 μA D. 100 μA

20
Phần tự luận:

Ví dụ 1: Người ta cần kiểm tra cấp chính xác của một Vôn kế, biết Vôn kế này có
giới hạn đo là 200V. Dùng một Vôn kế mẫu có cấp chính xác là 0,1 và giới hạn đo
là 200V để kiểm tra. Khi đo áp, Vôn kế mẫu chỉ 128V và Vôn kế cần kiểm tra chỉ
124,5V.
a. Tính cấp số tuyệt đối, sai số tương dối của Vôn kế cần kiểm tra?
b. Tìm cấp chính xác của Vôn kế kiểm tra, biết rằng sai số tuyệt đối đã tìm
được là sai số tuyệt đối lớn nhất?

Giải:
a. Sai số tuyệt đối:
∆U=|U D−U r |=|124 , 5−128|=3.5 V

Sai số tương đối:


∆U 3.5
δ U= .100= .100=2 ,73 %
Ur 128

b. Cấp chính xác:


∆ U MAX 3 ,5
CCX = .100= .100=1 , 75 %
U MAX 128

Ví dụ 2: Cho một mạch điện kiểm tra ảnh hưởng của ampe kế như hình 3.2. Biết
điện áp nguồn là 12V. Ampe kế có nội trở là 50Ω, điện trở tái có giá trị R=1KΩ.
Tính dòng điện qua tải khi khóa K mở và sai số của phép đo.

Giải:

Dòng điện qua điển trở tải khi khóa K đóng (không có ampe kế trong mạch):
U 12
I= = =0,012=12 mA
R 1000

Dòng điện qua tải khi khóa K mở (có ampe kế trong mạch):
U 12
I A= = =0,01143=11, 43 mA
R A + R 1050

21
Sai số tương đối của phép đo:

|I −I A| |12−11, 43|
δI= .100= .100=4 , 75 %
I 12

Ví dụ 3: Một cơ cấu đo kiểu từ điện có nội trở là 99Ω và dòng điện làm kim lệch
tối đa là 0,1Ma. Dùng điện trở Shunt 1Ω để mở rộng thang đo. TÍnh giá trị dòng
điện qua mạch đo trong các trường hợp sau:
a. Khi kim lệch tối đa.
b. Khi kim lệch 50% so với góc lệch pha.
c. Khi kim lệch 25% với góc lệch cực đại.

Giải:

a. Dòng điện qua điện trở Shunt là:


U S R g . I gm 99 Ω.0 , 1 mA
I S= = = =9 , 9 mA
RS RS 1Ω

Dòng điện qua mạch đo khi kim lệch tối đa là:


I =I gm + I s=0 , 1+9 , 9=10 mA

b. Vì độ lệch của kim tỉ lệ thuận với dòng điện, nên sau khi kim lệch 50% so
với góc lệch cực đại, dòng điện qua mạch đo là:

t I
I =50 %I = =5 mA
2

c. Vì độ lệch của kim tỉ lệ thuận với dòng điện, nên sau khi kim lệch 25% so
với góc lệch cực đại, dòng điện qua mạch đo là:

n I
I =25 %I= =2 ,5 mA
2

Ví dụ 4: Cho mạch đo điện trở dùng Vôn kế và Ampe kế, với Ampe kế mắc gần
tải. Biết điện áp nguồn US là 36V, nổi trở của ampe kế là 4Ω, dòng điện đo
được từ ampe kế là 0,3A.

22
a. Tính giá trị điện trở RX.

b. Tính sai số phép đo.

Giải:

a. Giá trị điện trở RX là:


U U 36
RA+ R X= =≫ R X = −R A = −4=16 Ω
I I 0,3

b. Sai số phép đo là:


RA 4
δ R= .100= .100=3 , 45
RX 116

1. Hướng dẫn sử dụng máy hiện sóng (OSCILLOSCOPE):

Máy hiện sóng (Oscilloscope) là một dụng cụ đo trực quan trợ lực hữu ích cho
việc sửa chữa nghiên cứu điện tử, điện thoại, máy hiện sóng có khả năng hiển
thị các dạng tín hiệu, xung lên màn hình một cách trực quan mà đồng hồ
không thể hiển thị được, hơn nữa có những khu vực tín hiệu chỉ thể hiện dưới
dạng xung, đồng hồ đo volt không thể phát hiện được ở đó có tồn tại hay
không mà chỉ có máy hiện sóng mới thể hiện được, thực tế có rất nhiều loại
máy hiện sóng:

 Máy hiện sóng dùng đèn hình (CRT: Cathode Ray Tube): loại này
đèn hình dùng sợi đốt có tim, điện áp đốt khoảng 6V, loại này có cấu
trúc kềnh càng, thường là các đời máy cũ, tần số đo từ vài trăm KHz
đến vài trăm MHz.

 Máy hiện sóng dùng tinh thể lỏng (LCD: Liquid Crystal Display):
máy có cấu trúc gọn nhẹ, hiện đại, có khả năng giao tiếp máy tính và in
ra dạng sóng, tần số đo khoảng vài chục MHz đến vài trăm MHz. Hiện
nay phổ biến loại LCD, tuy nhiên giá thành của máy còn khá cao.

23
24
CÔNG DỤNG CÁC NÚT CHỈNH TRÊN MÁY HIỆN SÓNG:

 POWER: tắt mở nguồn cung cấp cho Oscillocope (P.ON/P.OFF).


 INTENSITY: điều chỉnh độ sáng tia quét.
 TRACE ROTATION: chỉnh vệt sáng về vị trí nằm ngang (khi vệt sáng bị
nghiêng).
 FOCUS: điều chỉnh độ nét của tia sáng.
 COMP.TEST (Component Test): dùng để kiểm tra linh kiện (tụ, điện trở,
…).
 COMP TEST JACK: dùng để nối mass khi thử.
 GND: Mass của máy nối với sườn máy/linh kiện.
 CAL (2VPP): cung cấp dạng sóng vuông chuẩn 2Vpp, tần số 1KHz dùng
để kiểm tra độ chính xác về biên độ cũng như tần số của máy hiện sóng
trước khi sử dụng, ngoài ra còn dùng để kiểm tra lại sự méo do đầu que đo
(probe) gây ra. Tùy theo loại máy mà tần số và biên độ sóng vuông chuẩn
đưa ra có thể khác nhau.
 BEAM FIND: ấn nút này, vệt sáng sẽ xuất hiện ở tâm màn hình không bị
ảnh hưởng của các núm khác, mục đích dùng để định vị tia sáng.

ĐIỀU CHỈNH KÊNH A (CHANNEL A):

 POSITION: dùng để điều chỉnh vị trí tia sáng của kênh A theo chiều dọc.
 1M , 25PF (jack): Jack này dùng để cấp tín hiệu cho channel (A). Nó cũng là
ngõ vào hàng ngang trong chế độ hoạt động X-Y.
 VOLTS/DIV = Volt/divider = điện áp/1 ô chia.
Chỉnh từng nấc để thay đổi độ cao của tín hiệu vào thích hợp cho việc đọc giá
trị volt, đỉnh – đỉnh (Vpp Peak to Peak Voltage) trên màn hình. Giá trị đọc trên
một thang đo là Vpp/ô chia.
Ví dụ: Volt/div = 2V độ cao 1 ô tương đương với 2Vpp của tín hiệu.
 VAR PULL X5 MAG: (đồng trục với Volt/div) chỉnh liên tục để thay đổi độ
cao của dạng tín hiệu trong giới hạn 1/3 trị số đặt bởi núm Volt/div. Khi vặn tối
đa theo chiều kim đồng hồ. Độ cao dạng sóng sẽ đạt trị số được đặt bởi
Volt/div.
Nếu kéo núm VAR thì chiều cao dạng tín hiệu sẽ lớn gấp 5 lần giá trị đọc, lúc
này trị số thực là trị số hiển thị chia 5.
 AC-DC-GND: chọn chế độ quan sát tín hiệu:
 AC: quan sát dạng sóng mà không cần quan tâm thành phần DC.

25
 DC: dùng để đo mức DC của tín hiệu. Bật về vị trí này, dạng sóng không
xuất hiện, chỉ xuất hiện đường sáng nằm ngang của thành phần DC.
 GND: ngõ vào tín hiệu nối mass không hiển thị được dạng tín hiệu trên
màn hình.

ĐIỀU CHỈNH KÊNH CH-B (CHANNEL B):

 Đối với các núm sau, cách điều chỉnh tương tự kênh A:
 POSITION;
 1MHz 25PF;
 Volt/ Div;
 VAR Pull x5 mag;
 AC-GND-DC.

CÁC NÚM ĐIỀU CHỈNH CHUNG CHO CẢ HAI KÊNH:

 VERT MODE: khóa điện này có 4 vị trí:

+ CHA: chỉ hiển thị kênh A.

+ CHB: chỉ hiển thị kênh B.

+ DUAL: hiển thị cho cả A và B.

+ ADD: cộng hai dạng sóng kênh A và kênh B lại với nhau (về biên độ)
để cho ra dạng sóng tổng.

 TRIGGER LEVEL: cho phép hiển thị một ô chia tín hiệu đồng bộ với điểm bắt
đầu của dạng sóng (chỉnh sai, hình bị trôi ngang).
 COUPLING: đặt chế độ kích khởi trong các trường hợp sau:

+ Auto: mạch quét ngang tự động quét, chế độ này chỉ cho (phép) kích
khởi các tín hiệu lớn hơn 100Hz. Đối với các tín hiệu nhỏ hơn 100Hz. Đối
với các tín hiệu nhỏ hơn 100MHz hãy đặt ở chế độ normal.

+ Normal: chế độ kích khởi bình thường. Ở chế độ này khi mất tín hiệu
kích khởi mạch quét ngang ngưng hoạt động tức mất vệt sáng trên màn
hình.

+ TV-V: loại bỏ thành phần DC và xung đồng bộ tần số cao của tín hiệu
hỗn hợp hình ảnh. Tần số kích khởi nhỏ hơn 1KHz.

26
+ TV-H: loại bỏ thành phần DC và xung đồng bộ tần số thấp của tín hiệu
hỗn hợp hình ảnh. Dải tần hoạt động từ: 1KHz 100KHz.

 SOURCE: chọn nguồn tín hiệu kích khởi, nếu chọn sai, hình sẽ bị trôi:

+ CHA: tín hiệu kênh A.

+ CHB: tín hiệu kênh B.

+ LINE: tần số điện nhà AC.

+ EXT: tín hiệu được cung cấp từ Jack EXT TRIGGER.

+ EXT EXTENAL: bên ngoài.

 HOLD OFF: sử dụng nút điều chỉnh này trong trường hợp dạng sóng được tạo
thành từ các tín hiệu lặp đi lặp lại và núm TRIGGER LEVEL không đủ để đạt
được dạng sóng ổn định.
 PULL CHOP: ở chế độ này hai kênh A, B được hiển thị luân phiên xuất hiện
với tần số khá cao làm cho ta cảm thấy dạng sóng là liên tục, chế độ nầy thích
hợp với việc quan sát hai tín hiệu có tần số khá cao (> 1ms/div).
 EXT TRIGGER: Jack nối với nguồn tín hiệu bên ngoài dùng để tạo kích khởi
cho mạch quét ngang. Để sử dụng ngõ này bạn phải đặt nút SOURCE về vị trí
EXT.
 POSITION: chỉnh vị trí ngang của tia sáng trên màn hình, nó cũng chỉnh vị trí
X (ngang) trong chế độ X-Y.
PULL X10 MAG: Khi kéo ra bề ngang của tia sáng được nới rộng gấp 10 lần.
 TIME/DIV = Time/divider = thời gian quét / ô chia.

Định thời gian quét tia sáng trên một ô chia. Khi đo tín hiệu có tần số càng cao
phải đặt giá trị Time/div về giá trị càng nhỏ.

Khi đặt giá trị Time/div về vị trí càng nhỏ bề rộng của tín hiệu càng rộng ra do
đó nếu đặt Time/div về vị trí càng nhỏ (vượt quá giá trị cho phép) thì tín hiệu
hiển thị trên màn hình sẽ biến thành lằn sáng nằm ngang (vì vượt quá bề rộng
màn hình).

 VAR: chỉnh bề rộng của tín hiệu hiển thị trên màn hình.

Thí dụ: khi hiển thị xung vuông có tần số 1KHz.

27
Chu kỳ của tín hiệu là:
1 1
T= = ms
f 1000

 Nếu đặt Time/div = 0.5m/s

Số ô theo chiều ngang của 1T (chu kỳ) là:


T 1
S ố ô= = =2 ô
time/¿ 0.5

 Nếu đặt Time/div = 1ms

 Nếu đặt Time/div = 1s (quá nhỏ)

28
Kết luận: phải đặt giá trị Time/div về vị trí thích hợp.

29
2. Băng thông và tốc độ lấy mẫu:

BĂNG THÔNG:

 Băng thông (tên tiếng anh là bandwidth) là tốc độ tối đa mà trang web
có thể truyền tải trong 1s.
 Đối với website, băng thông mô tả số lượng dữ liệu tối đa mà người
truy cập có thể upload và download giữa website với máy tính được
tính trong 1 đơn vị thời gian. Đây chính là số lượng dung lượng tối đa
được phép truyền tải dữ liệu mỗi tháng trên website.
 Băng thông được biểu hiện bằng đơn vị bit/s, tức là số bit truyền tải
trong 1s. Nếu băng thông lớn thì tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh, và
ngược lại.

Công thức tính toán băng thông:

 Có hai bước cơ bản để tính toán băng thông theo yêu cầu:
 Xác định số lượng băng thông mạng có sẵn.
 Xác định mức sử dụng trung bình theo yêu cầu cụ thể.

Cả hai con số này phải được thể hiện bằng byte trên mỗi giây. Xem xét
công thức sau: một mạng GbE có sẵn 125.000.000 Bps băng thông. Con số này
được tính bằng cách lấy số bit - trong một mạng Gigabit, có thể là 1 tỷ và chia
cho 8 để xác định byte.

Sau khi xác định băng thông của mạng, bạn sẽ phải xem có bao nhiêu băng
thông mà mỗi ứng dụng đang sử dụng. Sử dụng một công cụ phân tích mạng để
phát hiện số byte mỗi giây ứng dụng gửi qua mạng. Để làm điều này, đầu tiên hãy
bật cột Cumulative Bytes trong công cụ phân tích mạng của bạn. Tiếp theo thực
hiện theo các bước dưới đây:

1) Lấy lưu lượng truy cập từ và đến một máy trạm chạy thử ứng dụng.

2) Trong cửa sổ giải mã, đánh dấu các gói ở đầu truyền tập tin.

3) Theo dấu thời gian và sau đó nhìn vào trường Cumulative Bytes.

Nếu xác định ứng dụng đang truyền dữ liệu ở 200.000 Bps, thì có thông tin để
thực hiện tính toán: 125.000.000 Bps ÷ 200.000 = 625 người dùng đồng thời.
Trong trường hợp này, mạng sẽ được sử dụng tốt ngay cả khi có vài trăm người

30
dùng cùng một lúc.

Nếu có mạng 100 Mbps: 13.102.000 Bps ÷ 200.000. Với mạng này, không thể có
quá 60 người dùng chạy ứng dụng đồng thời cùng một lúc. Do vậy, biết cách tính
toán công thức băng thông là rất quan trọng đối với các quản trị viên mạng.

Lưu ý: lấy dữ liệu trong khoảng thời gian 10 giây và sau đó thực hiện phân chia.
Ngoài ra, cũng nên kiểm tra nhiều máy trạm để đảm bảo số lượng người dùng.

TỐC ĐỘ LẤY MẪU:

 Tốc độ lấy mẫu là số lượng mẫu trên một đơn vị thời gian. Một mẫu là
phép đo biên độ tín hiệu và nó chứa thông tin về giá trị biên độ của dạng
sóng tín hiệu trong một khoảng thời gian.
 Tốc độ lấy mẫu còn được gọi là tần số mẫu, tần số mẫu cao hơn sẽ thu
được tín hiệu tương tự như tín hiệu tương tự gốc cho chất lượng âm thanh
tốt. Kích thước tệp phụ thuộc vào tần suất mẫu. Độ sâu bit đề cập đến
không của các bit trong mỗi mẫu, xác định tỷ lệ tín hiệu trên nhiễu tối đa.
Độ sâu bit có thể là 16 bit, 24 bit, 32 bit, đối với CD âm thanh thì ưu tiên
16 bit. Tốc độ mẫu được đo bằng hertz (Hz). Theo định lý Lấy mẫu
Nyquist, tần số lấy mẫu để tạo ra dạng sóng gốc chính xác phải gấp đôi tần
số gốc của tín hiệu. Băng thông nghe của con người là 20Hz-20kHz, âm
thanh được lấy mẫu có thể ở tốc độ trên 40kHz (thường ưu tiên là
44.1KHz).

Công thức tính tốc độ lấy mẫu:


1
f = (Hz)
T

Ví dụ: nếu tần số lấy mẫu là 44100 hertz, bản ghi có thời lượng 60 giây sẽ
chứa 2,646,000 mẫu.

31
3. Kỹ thuật con trỏ:

Con trỏ là một trong những tính năng quan trọng của mỗi ngôn ngữ lập trình.
Thực tế, để được gọi là sử dụng thành thạo một ngôn ngữ lập trình như C/C++, lập
trình viên cần biết cách sử dụng con trỏ.

CÁCH SỬ DỤNG CON TRỎ:

Các cú pháp cơ bản:

Khai báo con trỏ:

Dù con trỏ có thể trỏ vào (đại diện cho/là một tên khác của) nhiều biến khác
nhau trong những thời điểm khác nhau, các đối tượng được trỏ vào phải có cùng
một kiểu dữ liệu. Kiểu dữ liệu chung này cần được xác định khi khai báo.

Để khai báo một con trỏ trỏ vào các biến có kiểu dữ liệu int, ta khai báo int
*p hoặc int* p (hai cách này như nhau về mặt cú pháp).

Tương tự, nếu muốn con trỏ của bạn trỏ vào các biến có kiểu string hoặc
queue<char>, ta khai báo string *s hoặc queue<char> *q.

Tổng quát, nếu T là một kiểu dữ liệu nào đó (có thể là kiểu nguyên thủy như
int, char, double hoặc các struct, class như vector<string>, queue<pair<int, int>>)
thì T* là một con trỏ trỏ vào các biến thuộc kiểu T. Do con trỏ cũng là một kiểu dữ
liệu, con trỏ cũng có thể trỏ vào một con trỏ khác.

Ví dụ int **p là một con trỏ trỏ vào một con trỏ trỏ vào một biến kiểu int
hay char *******just_to_troll là một con trỏ trỏ vào một con trỏ trỏ vào một con
trỏ trỏ vào một con trỏ trỏ vào một con trỏ trỏ vào một con trỏ trỏ vào một con trỏ
trỏ vào một biến kiểu char. Thay đổi (gán) biến được con trỏ trỏ vào có thể cho
một con trỏ trỏ vào một biến "thông thường" hoặc trỏ vào nơi mà một con trỏ khác
đang trỏ tới.

Ví dụ:

int normal;

32
int *first;

int *second;

first = &normal;

second = first;

Trong ví dụ trên, ta có normal là một biến "thông thường" kiểu int. First và
second là các con trỏ mà đối tượng (biến) được trỏ tới có kiểu int.

Dòng số 4 first = &normal giúp con trỏ first trỏ vào biến normal. Dòng số 5
second = first mang ý nghĩa rằng con trỏ second trỏ vào nơi mà first đang trỏ
vào, nghĩa là biến normal.

Chú ý rằng: nếu muốn trỏ vào một biến "thông thường", trước tên biến phải
có dấu &. Còn nếu muốn một con trỏ trỏ vào đối tượng của một con trỏ khác, vế
phải không cần có dấu &. Đồng thời, các con trỏ trỏ vào các đối tượng khác kiểu
nhau không thể bị gán ghép với nhau.

Do đó, các dòng code dưới đây đều gặp lỗi khi biên dịch:

int normal;

int *pointer_1, *pointer_2;

string *pointer_string;

pointer_1 = normal; // ERROR!!! should be pointer_1 = &normal

pointer_2 = &pointer_1; // ERROR!!! should be pointer_2 = pointer_1;

pointer_2 = pointer_string // ERROR!!! type mismatches: string* vs int*

Truy cập vào biến được con trỏ trỏ tới:

Ngoại trừ trường hợp con trỏ trỏ vào một con trỏ, các con trỏ được dùng để
"đặt tên khác" cho một biến "thông thường" nào đó. Để truy cập vào một biến
33
được con trỏ p trỏ tới, bạn dùng *p. Các bạn hãy coi *p ở đây như một biến
"thông thường", nghĩa là nếu các biến "thông thường" cùng kiểu có thể xuất hiện
thế nào, *p có thể sử dụng hoàn toàn tương tự như vậy:

int *p_int = ...; // something which does not matter

string *p_string = ...; // something which does not matter

*p_int = 5; (*p_int)++; cout << *p_int << endl;

if (!(*p_string).empty()) for (int i = 0; i < (*p_string).size(); i++) printf("%c",


(*p_string)[i]);

Việc một con trỏ là một tên khác của một biến "thông thường" được thể hiện
dưới đây:

int normal_1, normal_2;

int *pointer;

normal_1 = normal_2 = 100;

pointer = &normal_1;

printf("%d\n", *pointer); // 100

*pointer = 200;

printf("%d\n", normal_1); // 200;

pointer = &normal_2;

*pointer = 300;

printf("%d %d\n", normal_1, normal_2); // 200 300

34
int *another_pointer = pointer;

normal_2 = 400;

printf("%d\n", *another_pointer); // 400

Trong ví dụ trên:

 Đầu tiên con trỏ pointer trỏ vào biến "thông thường" normal_1. Do đó,
normal_1 và *pointer lúc này cùng là một biến: Khi một lệnh làm thay đổi giá
trị normal_1, giá trị của *pointer cũng thay đổi theo và ngược lại.
 Sau lệnh gán pointer=&normal_2, pointer lúc này trỏ vào normal_2 và
không còn trỏ vào normal_1 nữa. Vì vậy, lện gán *pointer_2 = 300 làm thay
đổi normal_2 nhưng không làm thay đổi normal_1.
 Cuối cùng, con trỏ another_pointer được cho trỏ vào nơi pointer đang trỏ
vào, tức là biến "thông thường" normal_2. Do đó lệnh gán normal_2 làm thay
đổi *another_pointer.

Chú ý: Các lệnh gán các biến "thông thường" normal_1 và normal_2 ở trên kia
làm thay đổi *pointer, nhưng không thay đổi pointer. Cần phân biệt rất cẩn
thận hai lệnh *another_pointer = *pointer và another_pointer = pointer. Lệnh thứ
nhất chỉ là phép gán giá trị giữa hai biến "thông thường", trong khi lệnh thứ hai
làm thay đổi đối tượng mà another_pointer đại diện cho.

Con trỏ NULL - con trỏ không trỏ vào một đối tượng nào:

Chú thích: Nếu dùng C++11 hoặc các phiên bản mới hơn, khuyến khích
sử dụng từ khóa nullptr thay cho từ NULL. Tuy việc dùng từ NULL là tương
đối an toàn, nullptr vẫn thích hợp hơn trong trường hợp này.

Một con trỏ có thể không trỏ vào một đối tượng nào, khi đó con trỏ mang
một giá trị mặc định NULL. Khi bạn cố gắng truy cập vào đối tượng của một con
trỏ mang gía trị NULL, chương trình bạn bị crash ngay lập tức (bị crash chứ
không bị crush) và bạn sẽ gặp phải lỗi run-time error (hoặc non-zero exit code,
segmentation fault):

int* p = NULL;

cout << *p << endl; // ERROR!!!


35
Do đó, kinh nghiệm ở đây là luôn kiểm tra một con trỏ có phải NULL hay
không trước khi truy cập vào. Khi biết chương trình chạy sinh lỗi (khi chạy thử test
đề hoặc nộp lên hệ thống bị run-time error), nên rà soát lại toàn bộ code, và xem
các con trỏ đã được kiểm tra NULL trước khi truy cập hay chưa:

int* p ...;

printf("%d\n", *p); // DANGEROUS!!! p might be NULL

printf("%d\n", p != NULL ? *p : 0); // SAFE :)

Lệnh new tạo biến "thông thường":

Dù một con trỏ thường được dùng để trỏ vào ("tạo tên biến khác") cho một
biến đã có trước đó, có những trường hợp chúng ta muốn con trỏ trỏ vào một biến
hoàn toàn mới. Khi đó lệnh new (từ khóa của C/C++) giúp chúng tạo ra một biến
mới:

int normal_1 = 100, normal_2 = 200, normal_3 = 300;

int *pointer = new int;

*pointer = 400;

printf("%d %d %d %d\n", normal_1, normal_2, normal_3, *pointer); // 100 200


300

Ở đây, rõ ràng biến *pointer là một biến "thông thường" kiểu int. Nhưng
biến này không trùng với bất kỳ biến "thông thường" kiểu int nào đã khai báo
trước đó. Do đó lệnh *pointer=400 không ảnh hưởng
tới normal_1, normal_2 hay normal_3.

Nếu đã quen với constructor của struct/class hay các thư viện STL (một cách
truyền tham số để khởi tạo các đối tượng), có thể truyền các tham số một cách
hoàn toàn tương tự để khởi tạo các đối tượng của lệnh new.

36
Dưới đây, ta có một biến thông thường vec là một vector<int> có 10 số 1,
và một con trỏ vec_pointer trỏ vào một vector<int> có 10 số 1. Tuy nhiên, hai
vector này không liên quan đến nhau.

vector<int> vec(10, 1);

vector<int> *vec_pointer = new vector<int>(10, 1);

cerr << (*vec_pointer).size() << " " << (*vec_pointer)[0] << endl; // 10 1

Truy cập các trường của một con trỏ trỏ vào đối tượng:

Nếu một con trỏ trỏ vào một đối tượng (struct/class) hoặc các biến có kiểu là
các kiểu dữ liệu trong STL, ta có thể dùng mũi tên -> để truy cập vào các trường
và hàm của chúng. Về mặt ý nghĩa, (*p).x và p->x hoàn toàn giống nhau, nhưng
cách viết sau ngắn gọn và dễ nhìn hơn.

vector<int> *p = new vector<int>(); // an empty vector

p->push_back(2);

cerr << p->size() << " " << p->front() << "\n"; // 1 2

37
4. Bộ kích hoạt xung là gì? Điện áp Trigger là gì? Các chú ý cần quan
tâm?

Bộ kích hoạt xung:

Nguồn xung là bộ nguồn có tác dụng biến đổi từ nguồn điện xoay chiều sang
nguồn điện một chiều bằng chế độ dao động xung tạo bằng mạch điện tử kết hợp
với một biến áp xung.

Nhìn vào board mạch trên ta thấy rằng một bộ nguồn xung sẽ bao gồm những linh
kiện cơ bản sau (một số kiểu sẽ có thêm những thành phần khác hoặc không có
những linh kiện trên nhưng hầu hết là giống nhau):

 Biến áp xung: cũng cấu tạo gồm các cuộn dây quán trên một lõi từ giống
như biến áp thông thường chỉ có điều biến áp này sử dụng lõi ferit còn biến
áp thường sử dụng lỗi thép kỹ thuật điện. Với cùng một kích thước thì biến
áp xung cho công suất lớn hơn biến áp thường rất nhiều lần. Ngoài ra biến
áp xung hoạt động tốt ở dải tần cao còn biến áp thường chỉ hoạt động ở dải
tần thấp.

38
 Cầu chì: bảo vệ mạch nguồn bị ngắn mạch.

 Cuộn chống nhiễu, tụ lọc sơ cấp, diode chỉnh lưu: có nhiệm vụ biến đổi điện
áp xoay chiều 220V thành điện áp một chiều tích trữ trên tụ lọc sơ cấp để
cung cấp năng lượng cho cuộn sơ cấp của máy biến áp xung.

 Sò công suất: đây là một linh kiện bán dẫn dùng như một công tắc chuyển
mạch, đó có thể là transistor, mosfet, IC tích hợp, IGBT có nhiệm vụ đóng
cắt điện từ chân (+) của tụ lọc sơ cấp vào cuộn dây sơ cấp của biến áp xung
rồi cho xuống mass.

 Tụ lọc nguồn thứ cấp: dùng để tích trữ năng lượng điện từ cuộn thứ cấp của
biến áp xung để cấp cho tải tiêu thụ. Chúng ta biết rằng khi cuộn sơ cấp của
biến áp được đóng cắt điện liên tục bằng sò công suất thì xuất hiện từ trường
biến thiên dẫn đến cuộn thứ cấp của biến áp cũng xuất hiện một điện áp ra.
Điện áp này được chỉnh lưu qua một vài diode rồi đưa ra tụ lọc thứ cấp để
san phẳng điện áp.

 IC quang và IC TL431 : có nhiệm vụ tạo ra một điện áp cố định để khống


chế điện áp ra bên thứ cấp ổn định theo mong muốn. Chúng sẽ làm nhiệm vụ
khống chế dao dộng đóng cắt điện vào cuộn sơ cấp của biến áp xung sao cho
điện áp ra bên thứ cấp đạt yêu cầu.

Đầu tiên điện áp đầu vào từ 80V đến 220V xoay chiều qua các cuộn lọc
nhiễu rồi vào đi ốt chỉnh lưu thành điện một chiều khoảng gần 130 - 300V (tùy
39
từng điện áp AC đầu vào) trên tụ lọc nguồn sơ cấp. Tụ lọc nguồn sơ cấp có nhiệm
vụ tích năng lượng điện một chiều cho cuộn dây sơ cấp biến áp xung hoạt động.
Các tụ lọc sơ cấp thường thấy như 4,7uF – 400V, 10uF-400V, 220uF-400V, 10uF-
200V.

Cuộn dây sơ cấp của biến áp xung được cấp điện theo xung cao tần thông
qua khối chuyển mạch bán dẫn là các linh kiện như transistor, mosfet hay IGBT.
Các xung điện này được tạo ra nhờ bộ tạo xung hoặc các mạch dao động điện tử.
Các mạch dao động tạo xung thường gặp như Viper22, Viper12, hx202, Tl494,
Sg3525 bên cuộn thứ cấp của biến áp xung sẽ có những mạch chỉnh lưu cho ra
điện một chiều cấp điện cho tải tiêu thụ. Điện áp thứ cấp này sẽ được duy trì ở một
điện áp nhất định như 3.3V, 5V, 9V, 12V, 15V, 18V, 24 V nhờ mạch ổn áp. Đồng
thời mạch hồi tiếp sẽ lấy tín hiệu điện áp ra để đưa vào bộ tạo xung dao động nhằm
khống chế sao cho tần số dao động ổn định với điện áp ra mong muốn.

Các IC ổn áp thường dùng là 7805, 7809, 7812, 7818. IC ghim áp đưa vào
mạch hồi tiếp là IC431, còn IC hồi tiếp là opto couple PC817.

Ưu điểm:

 Kích thước nhỏ gọn và nhẹ.

 Hiệu suất cao hơn và ít nóng.

 Điều chỉnh tốt hơn.

 Biên độ điện áp vào lớn.

 Giá thành rẻ.

Nhược điểm:

 Bởi vì có rất nhiều linh kiện sử dụng trong mạch nguồn cho nên khi xuất
hiện lỗi nó có thể làm rất nhiều linh kiện bị lỗi theo ví dụ lỗi khi bị sét đánh
hoặc điện áp vào quá cao.
 Với nhiều mạch điện khác nhau được sử dụng trong nguồn xung ví dụ như
mạch dao động, mạch phản hồi, mạch bảo vệ, mạch nguồn phụ… và khi xảy
ra nhiều vấn đề nó thậm chí có thể là nguyên nhân gây rắc rối trong quá trình
sửa chữa nguồn xung.
 Một số linh kiện thay thế rất đắt tiền và khó mua được trên thị trường ví dụ
như Mosfet, ic nguồn và biến áp xung.
40
 Nhiễu cao tần phát ra từ biến áp xung có thể làm nhiều vấn đề bị gián đoạn.
 Chế tạo đòi hỏi kĩ thuật cao, thiết kế phức tạp, việc sửa chữa khó khăn cho
người mới học.

41
Các loại nguồn xung:

Buck converter

 Đây là loại thông dụng nhất trong các loại nguồn xung thông dụng. Người ta
sử dụng nó trong các mạch với đầu vào DC lớn (24-48V) với các mức đầu ra
15V, 12V, 9V, 5V… với hao phí điện năng rất thấp. Buck converter sử dụng
một transistor để đóng cắt liên tục theo chu kỳ điện áp đầu vào qua một cuộn
dây. Sơ đồ nguyên lý cơ bản như sau:

 Hai hình bên dưới mô tả hoạt động của mạch ở 2 trạng thái nạp và xả của
cuộn dây. Ta sẽ tính dòng qua điện trở LOAD (tải) ở hai trạng thái:

 Trạng thái nạp: do chênh lệch điện thế giữa 2 điểm SW và V0, dòng
qua cuộn dây tăng dần lên, tụ C0 đồng thời được nạp. Dòng điện qua
LOAD tính theo công thức I(LOAD)=I(L)-I(C0).

 Trạng thái xả: nguồn Vin bị ngắt ra, lúc này dòng cấp cho tải LOAD sẽ
là dòng xả của cuộn dây và của tụ C0. I(LOAD)=I(L)-I(C0) (dấu – vì
chiều quy ước của I(C0) chảy về C0). Với cuộn dây có điện cảm đủ lớn

42
và tụ có điện dung đủ lớn, ta sẽ có điện áp ra tải V0 gần như phẳng
(gợn sóng chỉ cỡ mV) V0=I(LOAD)*R(LOAD).

Mạch boost converter cho điện áp DC đầu ra cao hơn đầu vào (cùng dấu):

 Sơ đồ nguyên lý mạch boost converter như sau:

 Hoạt động cơ bản như sau: khi công tắc đóng, dòng qua cuộn dây tăng dần
lên. Khi công tắc mở ra, dòng qua cuộn dây giảm (do có thêm tải) khiến điện
áp cuộn dây tăng lên. Điện áp này đặt vào tụ khiến cho tụ được nạp với điện
áp lớn hơn điện áp Vin.
 Lưu ý rằng năng lượng đầu ra chỉ có thể nhỏ hơn hoặc bằng năng lượng đầu
vào, do đó ở mạch boost converter dòng đầu ra phải nhỏ hơn dòng đầu vào
(do áp đầu ra lớn hơn áp đầu vào).

Hiện tượng trigơ hay Schmitt Trigger là gì?

 Hiện tượng trigơ hay Schmitt Trigger là kiểu đầu vào logic cung cấp độ trễ
hoặc hai mức điện áp ngưỡng khác nhau cho cạnh tăng và giảm. Điều này
rất hữu ích vì nó có thể tránh các lỗi khi chúng ta có tín hiệu đầu vào nhiễu
mà từ đó chúng ta muốn nhận được tín hiệu sóng vuông.

43
Ví dụ: nếu chúng ta có một tín hiệu đầu vào nhiễu như thế này, có nghĩa là
có 2 xung, một thiết bị chỉ có một điểm đặt hoặc ngưỡng, có thể nhận được đầu
vào không chính xác và nó có thể có nhiều hơn hai xung như được hiển thị trong
này hình minh họa. Và nếu chúng ta sử dụng Schmitt Trigger cho cùng một tín
hiệu đầu vào, chúng ta sẽ nhận được một đầu vào chính xác của hai xung do hai
ngưỡng khác nhau. Vì vậy, đó là chức năng cơ bản của Schmitt Trigger, để chuyển
đổi các đầu vào sóng vuông nhiễu, sóng sin hoặc các cạnh tăng chậm thành sóng
vuông sạch.

Các loại Schmitt Trigers:

Có nhiều IC logic được tích hợp sẵn Schmitt Trigger trên đầu vào của
chúng, nhưng nó cũng có thể được xây dựng bằng bóng bán dẫn hoặc dễ dàng hơn
bằng cách sử dụng. Bộ khuếch đại hoạt động hoặc bộ so sánh và chỉ cần thêm một
số điện trở vào đó và phản hồi tích cực.

44
Bộ Trigger Schmitt dựa trên Bộ khuếch đại thuật toán:

Ở đây chúng ta có một op-amp mà đầu vào đảo được kết nối với đất hoặc
không vôn và đầu vào không đảo được kết nối với đầu vào điện áp, V IN. Vì vậy,
đây thực sự là một bộ so sánh và so sánh đầu vào không đảo với đầu vào đảo hoặc
trong trường hợp này là điện áp đầu vào V IN thành 0V. Vì vậy, khi giá trị VIN dưới
0 vôn, đầu ra của bộ so sánh sẽ là âm VCC và nếu điện áp đầu vào trên 0 volt thì đầu
ra sẽ là VCC dương.

Bây giờ nếu chúng ta thêm một phản hồi tích cực bằng cách kết nối điện áp
đầu ra với đầu vào không đảo với một điện trở giữa chúng và một điện trở khác
giữa VIN và đầu vào không đảo, chúng ta sẽ nhận được trigger Schmitt. Bây giờ
đầu ra sẽ chuyển từ VCC – sang VCC + khi điện áp tại nút A sẽ vượt qua 0 volt.

Có nghĩa là bây giờ bằng cách điều chỉnh các giá trị của điện trở, chúng ta
có thể đặt ở giá trị nào của đầu vào VIN, công tắc sẽ xảy ra bằng cách sử dụng các
phương trình sau. Nhận được các phương trình với các mối quan hệ sau đây. Dòng
45
điện “i” qua đường này bằng VIN –VA chia cho R1 cũng như VA–VOUT chia cho
R2. Vì vậy, nếu chúng ta thay VA bằng 0, vì chúng ta cần giá trị đó để chuyển đổi
xảy ra, chúng ta sẽ nhận được phương trình cuối cùng.

Ví dụ: nếu đầu ra là -12 volt và VIN đầu vào là âm và tăng, chuyển đổi từ -
12V sang +12V sẽ xảy ra ở 6 volt theo phương trình và giá trị của điện trở và
ngược lại khi đầu vào VIN cao và giảm công tắc từ +12 V thành – 12V sẽ xảy ra ở -
6 volt.

46
Trigger Schmitt không đối xứng:

Để có được hai ngưỡng không đối xứng khác nhau, chúng ta có thể sử dụng
mạch này của trigger hoạt Schmitt cấp nguồn đơn đảo chiều. Ở đây điện
áp VREF giống với VCC của op-amp. Bây giờ vì đầu vào VIN được kết nối với đầu
vào đảo ngược của op-amp khi các giá trị của nó sẽ đạt đến ngưỡng trên, đầu ra sẽ
tắt về 0 volt và sau đó khi giá trị của nó sẽ giảm xuống ngưỡng thấp hơn, đầu ra sẽ
chuyển sang 5 volt.

Đây là một ví dụ về cách chúng tôi có thể tính toán các ngưỡng. VREF và
VCC sẽ là 5 volt và ba điện trở sẽ có cùng 10k ohms. Vì vậy, những gì chúng ta cần
tính toán bây giờ là điện áp tại nút A. Trong trường hợp đầu tiên khi đầu ra là 0V,
mạch của chúng ta sẽ trông như thế này, một bộ chia điện áp đơn giản và giá trị
của VA sẽ là 1,66V. Điều này có nghĩa là đầu vào VIN cần giảm xuống dưới giá trị
đó để đầu ra để chuyển sang 5 volt. Bây giờ với 5 volt này ở đầu ra, mạch sẽ giống
như thế này. Giá trị của VA sẽ là 3,33V. Điều này có nghĩa là đầu vào VIN cần tăng
lên trên giá trị đó để đầu ra chuyển sang 0 volt.

47
5. Các vấn đề nguy hiểm cần chú ý khi sử dụng máy hiện sóng và sửa
chữa nguồn xung?

4 điểm cần lưu ý khi sử dụng máy hiện sóng:

 Không được đo quá điện áp mà máy hiện sóng có thể chịu được, tùy vào các
bạn để que đo ở vị trí x1, x10 hay x100 để có thể ước lượng, hầu hết máy
hiện song quy định điện áp tối đa khi để x1 là 50V.
 Hạn chế đo nóng ở những nơi có cuộn dây, biến áp xung vì ở ở đó dao động
rất mạnh có thể tạo ra điện áp rất lớn có thể làm hỏng máy hiện sóng, nếu
phải thường xuyên làm việc với biến áp xung thì nên sắm cho mình que đo
cao áp x100 trở lên.
 Để tăng độ bền cho máy thì không nên sử dụng lên tục từ 2h trở lên và nên
để máy nghỉ ngơi một chút khoảng 15p trước khi sử dụng tiếp.
 Tránh để máy ở những nơi có độ ẩm cao nên để nơi thoáng mát và sạch sẽ
tránh bụi bặm.

Sửa chữa nguồn xung:

1. Loại bỏ Mosfet ra khỏi bo mạch hoặc


có thể đo nhanh trên mạch để xác
định sống chết bằng đồng hồ vạn
năng kim hoặc số, lúc này kĩ năng
kiểm tra linh kiện rất là quan trọng nó
giúp bạn có thể xác định rất nhanh
trên bo mạch điện tử.

48
2. Chắc chắn là Mosfet ở đây đã bị chết và các bạn cần thay thế nó bằng một
con mới tương đương hoặc tốt hơn và nhớ là thay con trở 1 Ohm mới.

3. Sau khi thay thế Mosfet hãy đảm bảo là các bạn thay thế những con diode bị
cháy và kiểm tra nhanh những con diode chỉnh lưu khác.

4. Có thể kiểm tra nguội nhanh nhưng linh kiện xung quanh phần bị bị hỏng
nếu bạn còn nghi ngờ ở đâu đó.

5. Sau khi các vấn đề bạn nghi ngờ đã được giải quyết lúc này chúng ta cắm
nguồn vào để thử nhưng để an toàn các bạn không được cắm trực tiếp vào ổ
điện mà hãy qua một bảng thử tải để đảm bảo mạch không bị nổ nếu vẫn còn
sự cố trong mạch.

6. Sau khi cắm qua bảng thử tải, nếu bóng đèn không sáng hoặc sáng hơi nhẹ
thì nó là dấu hiệu của sửa chữa đã thành công. Lúc này bạn có thể đo điện áp
đầu ra bằng đồng hồ vạn năng để xem điện áp có đủ không.

7. Khi điện áp ra có thì bạn kết nối với tải xem hoạt động có đúng như ban đầu
không.

8. Nếu mọi thứ đã hoạt động bình thường thì xin chúc mừng bạn, bạn đã sửa
chữa thành công một bo nguồn xung rồi đó.

9. Trong trường hợp nếu cắm vào bóng đèn sáng rực thì rất có thể phần sơ cấp
vẫn đang có vấn đề, lúc này bạn rút điện ra và kiêm tra các bộ phận bên sơ
cấp.

10.Các thành phần rất dễ bị hỏng khi làm viêc với điện áp cao như diode, điện
trở, transistor BJT nhỏ, lúc này kĩ năng kiểm tra linh kiện điện tử sẽ giúp
bạn nhanh chóng xác định được.

49
Phương pháp đo và kiểm tra các đại lượng:
1. ĐO DÒNG ĐIỆN:

 Đo dòng điện một chiều (DC):

 Dụng cụ đo: để đo dòng điện đọc thẳng người ta dùng Ampe – mét.
 Ký hiệu:

 Phương pháp đo: khi đo ampe – mét được mắc nối tiếp với phụ tải.

Ta có: Rtđ = Rt + Rm

Trong đó:

+ Rm: điện trở trong của ampe – mét ↔ gây sai số.

+Mặt khác, khi đo Ampe – mét tiêu thụ một lượng công suất PA = RmI2

Từ đó, để đo được chính xác thì Rm phải rất nhỏ.

 Mở rộng giới hạn đo cho Ampe – mét từ điện:

Khi đo điện cần đo vượt quá giới hạn của cơ cấu đo người ta mở rộng thang đo
bằng cách mắc những điện trở song song với cơ cấu đo gọi là sun (đây là phương
pháp phân mạch).

Ta có: IsRs = IARm

+ Rm: điện trở trong của cơ cấu đo

+ Rs: điện trở Sun

50
 Ampe – mét được mắc nhiều điện trở Sun khác nhau để có nhiều tầm đo
khác nhau như hình vẽ:

Có thể dùng cách chuyển đổi tầm đo theo kiểu Sun Ayrton.

Mạch đo kiển Sun Ayrton có 3 tầm đo 1, 2, 3:


 Khi khóa K ở vị trí 1: tầm đo nhỏ nhất

Điện trở Sun ở vị trí 1

Rs1 = R1 + R2 + R3

Nội trở của cơ cấu là Rm


 Khi khóa K ở vị trí 2:
Điện trở Sun ở vị trí 2

Rs2 = R1 + R2

Nội trở của cơ cấu là Rm + R3


 Khi khóa K ở vị trí 3:

Điện trở Sun ở vị trí 3

Rs3 = R1

Nội trở của cơ cấu là Rm + R3 + R2

 Mở rộng tầm đo cho cơ cấu điện từ:

Thay đổi số vòng dây quấn cho cuộn dây cố định với lực điện từ F không đổi:

F = 300 ampe/vòng cho 3 tầm đo: 𝐼1 = 1A; 𝐼2 = 5A; 𝐼3 = 10A.

51
Khi đó: n1= 300 vòng cho tầm đo 1A;

n2= 60 vòng cho tầm đo 5A;

n3 = 30 vòng cho tầm đo 10A.

 Mở rộng tầm đo cho cơ cấu điện động:

Mắc song song các điện trở Sun với cuộn dây di động.

Cách tính điện trở Sun giống như cách tính ở cơ cấu từ điện.

2. Đo dòng điện xoay chiều (AC)


 Nguyên lý đo:

Cơ cấu điện từ và điện động đều hoạt động được với dòng điện xoay chiều, do đó
có thể dùng hai cơ cấu này trực tiếp và mở rộng tầm đo như Ampe – mét đo dòng
điện một chiều.

Riêng cơ cấu từ điện khi dùng phải biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện
một chiều. Ngoài ra, do tính chính xác của cơ cấu từ điện nên cơ cấu này rất thông
dụng trong phần lớn Ampe – mét (trong máy đo vạn năng VOM).

 Mở rộng tầm đo:

Dùng điện Sun và đi - ốt cho cơ cấu từ điện (Ampe – mét chỉnh lưu)
 Đi - ốt mắc nối tiếp với cơ cấu, do đó dòng điện Icltb qua cơ cấu, dòng còn
lại qua điện trở Sun.
 Nói chung các Ampe – mét chỉnh lưu có độ chính xác không cao do hệ số
chỉnh lưu thay đổi theo nhiệt độ, thay đổi theo tần số. Vì vậy, cần phải bù
nhiệt độ và bù tần số.

Ampe mét điện từ là dụng cụ đo dòng điện dựa trên cơ cấu chỉ thị điện từ. Mỗi cơ
cấu điện từ được chế tạo với số Ampe và số vòng nhất định.

Ampe – mét điện động: thường sử dụng đo dòng điện ở tần số 50Hz hoặc cao hơn
(400 ÷ 200) với độ chính xác cao (cấp 0,5 ÷ 0,2).

52
2. ĐO ĐIỆN ÁP:

 Dụng cụ đo: để đo điện áp đọc thẳng trị số ta dùng Vôn – mét.


 Kí hiệu :
 Phương pháp đo: khi đo Vôn-mét được mắc song song với đoạn mạch cần đo:

Ta có:
U
I V= (¿)
rV

(𝑟𝑉: hằng số, biết 𝐼𝑉 suy ra U)

Dòng qua cơ cấu IV làm quay kim một góc tỷ lệ với dòng điện IV cũng chính tỷ lệ
với điện áp cần đo U. Trên thang đo ta ghi thẳng trị số điện áp.

Từ (*) suy ra IV gây sai số, muốn giảm sai số thì phải tăng điện trở rV.
2
U
Mặt khác, vôn – mét cũng tiêu thụ một lượng công suất: PV = r → rV càng lớn thì
V

PV càng nhỏ, điện áp U đo được càng chính xác.

1. Đo điện áp DC

 Nguyên lý đo: điện áp được chuyển thành dòng điện đo đi qua cơ cấu đo.

Nếu cơ cấu đo có Imax và điện trở nối tiếp R thì:


V đo
I đo= ≤I với Rm là điện trở trong của cơ cấu đo.
R + Rm max

Tổng trở vào vôn – kế: ZV = R + Rm


 Các cơ cấu từ điện, điện từ, điện động đều được dùng làm vôn – mét DC.

Bằng cách nối tiếp điện trở để hạn chế dòng điện qua cơ cấu chỉ thị.

53
Riêng cơ cấu điện động cuộn dây di động và cuộn dây di động mắc nối tiếp.

 Mở rộng giới hạn đo:

Mỗi cơ cấu đo chỉ giới hạn đo được một giá trị nhất định. Vì vậy, để mở rộng giới
hạn đo của Vôn–mét (khi điện áp cần đo vượt quá giới hạn đo cho phép của Vôn –
mét) người ta mắc thêm một điện trở phụ Rp nối tiếp với cơ cấu đo.
 Ta có:

Up
U P=I . R P → I =
RP

UV
U v =I . r V → I =
rV

U p U v U p R p U p+ U v U p+ R p
= = =
R p rv U v rv U v rv

Vì: Up + Uv = U

Nên:

U R p +r v Rp
= =1+
Uv rv rv

Đặt:

Rp
1+ =nu
rv

U
=n U=U v nu
Uv u

Rp
(nu =1+ r : bội số điện trở phụ)
v

 Hệ số nu cho biết khi mắc điện trở phụ thì thang đo của Vôn – mét được mở rộng
nu lần.

54
 Nếu Rp rất lớn so với rv thì thang đo càng được mở rộng.
 Rp càng lớn so với nu thì cỡ đo càng được mở rộng.

 Muốn có nhiều tầm đo khác nhau ta dùng mạch đo như sau:

 Tổng trở vào của Vôn – mét thay đổi theo tầm đo nghĩa là tổng trở vào càng
lớn thì tầm đo điện áp càng lớn. Cho nên người ta dùng trị số độ nhạy
Ω/VDC của Vôn-mét để xác định tổng trở vào cho mỗi tầm đo.

Ví dụ: Vôn – mét có độ nhạy 20kΩ/VDC

+ Ở tầm đo 2,5V, tổng trở vào là: ZV1 = 2,5V *20kΩ/VDC = 50kΩ

+ Ở tầm đo 10V, tổng trở vào là : ZV2 = 10V *20kΩ/VDC = 200kΩ

2. Đo điện áp AC:

Đối với cơ cấu đo điện động, điện từ, Vôn – mét AC dùng những cơ cấu này phải
mắc nối tiếp điện trở với cơ cấu đo như Vôn – mét DC. Vì hai cơ cấu này hoạt
động với trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều. Riêng cơ cấu từ điện phải dùng
phương pháp biến đổi như ở Ampe – mét tức là dùng Đi – ốt chỉnh lưu.
 Vôn-mét từ điện chỉnh lưu đo điện áp xoay chiều:
 Là dụng cụ được phối hợp mạch chỉnh lưu với cơ cấu đo từ điện như hình
vẽ.
 Mở rộng thang đo ở Vôn-mét từ điện chỉnh lưu cũng tương tự Vôn-mét từ
điện một chiều.

 Vôn-mét điện từ:

Là dụng cụ đo điện áp xoay chiều tần số công nghiệp. Cuộn dây phần tĩnh có số
vòng lớn từ 1000 – 6000 vòng. Để mở rộng thang đo, người ta mắc nối tiếp với

55
cuộn dây các điện trở phụ như hình dưới đây. Tụ điện C dùng để bù tần số khi đo ở
tần số cao hơn tần số công nghiệp.

 Vôn-mét điện động:


 Cấu tạo của Vôn – mét điện động giống Ampe – mét điện động nhưng số
vòng cuộn dây tĩnh lớn hơn, tiết diện dây nhỏ hơn.
 Trong Vôn – mét điện động cuộn dây tĩnh và cuộn dây động được mắc nối
tiếp nhau. Cuộn dây tĩnh được chia thành 2 phần 𝐴1 và 𝐴2.
 Khi đo điện áp nhỏ hơn hoặc bằng 150V, hoặc đoạn 𝐴1 và 𝐴2 được mắc song
song với nhau. Nếu điện áp U > 150V, các đoạn 𝐴1 và 𝐴2 được mắc nối tiếp
nhau.

Ví dụ: Thanh góp điện áp 110kV có đặt biến điện áp 115000/100V, bên thứ cấp
mắc Vôn – mét và các dụng cụ đo. Khi vôn – mét chỉ U = 95V thì điện áp trên
thanh góp là bao nhiêu?

Giải:

Ta có tỷ số biến áp:
U 1 115000
KU= = =1150
U2 100

Điện áp trên thanh góp chính là điện áp sơ cấp của BU, ta có:

U1 = KU.U2 = 1150.95 = 109250 (V) = 109,25 (kV)

Vậy điện áp trên thanh góp là 109,25 (kV)

3. ĐO CÔNG SUẤT (P):

1. Đo công suất tác dụng mạch một chiều:

 Đo gián tiếp:

Ta biết công suất mạch một chiều được tính theo công thức:

P = UI

Nên ta đo công suất bằng cách mắc sơ đồ đo như sau:

56
+ Dùng ampe – mét xác định trị số dòng điện qua tải.

+ Dùng Von-mét xác định trị số điện áp giáng trên tải.

Từ đó ta xác định được công suất tiêu thụ trên tải theo công thức trên.

Nhược điểm:

+ Chậm có kết quả vì phải qua quá trình tính toán trung gian.

+ Cần phải có 2 dụng cụ đo.

+ Sai số tương đối lớn.

Sai số phép đo = (sai số ampe-mét + sai số Vôn-mét + sai số tính toán)


 Đo trực tiếp:

Để đo công suất trực tiếp ta dùng dụng cụ đo là oát-mét.

Oát-mét thường được chế tạo từ cơ cấu đo điện động hoặc sắt điện động.

Đây là hai cơ cấu đo vừa đo được IAC và IDC.

Oát-mét gồm hai cuộn dây:

57
+ Cuộn dây tĩnh (1): có số vòng ít, dùng dây có tiết diện lớn và được mắc nối tiếp
với mạch cần đo công suất gọi là cuộn dòng.

+ Cuộn dây động (2): được quấn nhiều vòng với tiết diện dây nhỏ, có điện trở nhỏ
được mắc nối tiếp với điện trở phụ Rp và song song với mạch cần đo công suất gọi
là cuộn áp.

Trên thang đo người ta ghi thẳng trị số công suất ứng với góc quay α.

Khi đổi chiều dòng điện của một trong hai cuộn dây, mô-men quay sẽ đổi chiều, do
đó kim của oát-mét sẽ quay ngược lại. Tính chất đó gọi là cực tính của oát-mét.

Để tránh mắc nhầm cực tính, các đầu cuộn dây cùng nối với đầu nguồn được đánh
dấu (*) hoặc (+). Cần chú ý điều này khi sử dụng Oát-mét.

2. Đo công suất tác dụng mạch xoay chiều 1 pha, 3 pha:

 Đo công suất trong mạch điện xoay chiều 1 pha:

Cách đấu Oát-mét vào mạch: có 2 cách

58
+Đấu cuộn dòng điện trong : dùng khi đo mạch điện có công suất nhỏ.

+Đấu cuộn dòng điện ngoài: dùng khi đo mạch điện có công suất lớn.

Thay đổi tầm đo:

+ Đối với cuộn dòng điện: người ta chia cuộn dòng (cuộn tĩnh) thành hai nửa cuộn
rồi đấu nối tiếp hoặc song song lại với nhau:
 Khi đấu nối tiếp hai nửa cuộn: tầm đo là Iđm
 Khi đấu song song hai nửa cuộn: tầm đo là 2Iđm

+ Đối với cuộn điện áp: dùng điện trở phụ nhiều cỡ để thay đổi tầm đo như vôn-
mét, mắc nối tiếp các điện trở phụ vào cuộn động.
 Đo công suất trong mạch điện xoay chiều 3 pha:

Mạch 3 pha 4 dây:

 Để đo công suất ở mạch 3 pha 4 dây, người ta dùng 3 oát-mét 1 pha,


mỗi oát-mét mắc vào một pha, sau đó cộng các chỉ số của chúng lại với nhau:
P3P = P1 + P2 + P3
 Phương trình đặc tính thang đo:
α = K3P3P
 Sơ đồ mắc như sau:

59
Mạch 3 pha 3 dây:
 Gọi dòng điện chạy trong 3 pha lần lượt là iA; iB; iC, ta có:

iA + iB + iC = 0 => iC = −(iA + iB)


 Công suất tức thời 3 pha:

P3P = iAUA + iBUB + iCUC = iAUA + iBUB − (iA + iB)UC

= iA(UA − UC) + iB(UB − UC) = iAUAC + iBUBC = P1 + P2


 Như vậy, công suất của mạng 3 pha 3 dây được đo 2 oát-mét một pha:

+ Oát-mét thứ nhất đo dòng điện pha A và điện áp UAC;

+ Oát –mét thứ hai đo dòng điện pha B và điện áp UBC;


 Sơ đồ mắc Oát-mét như sau:

 Trong thực tế người ta chế tạo oát-mét 3 pha 2 phần tử nối chung một trục,
cách mắc dây oát-mét 3 pha như cách mắc ở phương pháp đo công suất

60
mạng 3 pha bằng 2 oátmét, số chỉ của oát-mét này sẽ là công suất của mạng
3 pha 3 dây.
 Sơ đồ mắc oát-mét như sau:

Trường hợp mạng 3 pha cân bằng:

Nếu trường hợp mạng 3 pha cân bằng, chúng ta chỉ cần dùng một oát-mét một
pha đo công suất ở một pha sau đó lấy kết quả đo được nhân với 3 (mạch 3 pha 4
dây) hoặc nhân với 2 (mạch 3 pha 3 dây).
3. ĐO HỆ SỐ CÔNG SUẤT (cosφ):

Hệ số công suất cosφ của mạch điện xoay chiều dùng để đánh giá chất

lượng của mạch điện. Trong đó φ là góc lệch pha giữa điện áp và dòng điện.

Đo hệ số công suất bằng phương pháp đo gián tiếp:

Theo công thức tính công suất, ta có:


P
P = UIcosφ => cosφ = UI

Vậy dùng các dụng cụ đo: oát-mét, vôn-mét và ampe-mét.


 Với mạch 3 pha đối xứng:
P
P= √ 3 U d I d cos φ cos φ=
√3 U d I d

 Với mạch 3 pha không đối xứng: cos𝜑 của 3 pha không bằng nhau nên có
khái niệm cos𝜑 của mạch 3 pha như sau:

61
Từ tam giác công suất, ta có:

Với hộ tiêu thụ điện năng:


1
cos φ=

√ ( )
2
W PK
1+
W TD

Trong đó:

+ WPK : điện năng phản kháng đo bằng dụng cụ đếm điện năng phản kháng (công
tơ phản kháng).

+ WTD: điện năng tác dụng đo bằng dụng cụ đếm điện năng tác dụng (công tơ
điện).

Đo hệ số công suất đọc thẳng:

Cuộn dây phần tĩnh của tỷ số kế là cuộn dòng điện có dòng điện của phụ tải đi qua,
cuộn dây điện áp được chia thành 2 cuộn được đặt dưới điện áp U, trong đó một
cuộn được nối tiếp với điện trở phụ Rp lớn nên dòng I1 qua cuộn dây 1 trùng pha
với điện áp U, cuộn dây 2 nối tiếp với cuộn cảm L có điện cảm lớn nên dòng I2 qua
cuộn dây 2 chậm pha sau so với điện áp U một góc 90o.
4. Đo điện năng:

Công dụng:

Để đo điện năng trong mạch điện xoay chiều người ta dùng công tơ điện (còn gọi
là máy đếm điện năng, điện kế hay điện năng kế). Nói cách khác, công tơ điện là
loại máy đo dùng để đo lượng điện năng tiêu thụ của phụ tải. Số chỉ trên công tơ
được tính bằng KWh.

Cấu tạo – nguyên lý làm việc của công tơ điện:

62
 Cấu tạo:
 Phần tĩnh: gồm có nam châm điện chữ G, nam châm dòng điện chữ U và
một nam châm vĩnh cữu làm bộ cản dịu.
 Nam châm điện chữ G quấn dây cỡ nhỏ, số vòng nhiều, nối song song
với mạch cần đo làm cuộn áp.
 Nam châm dòng điện chữ U quấn số vòng dây ít, tiết diện dây lớn làm
cuộn dòng và được mắc nối tiếp với mạch cần đo.
 Nam châm vĩnh cửu để tạo ra mô-men cản.
 Phần động: Là một đĩa nhôm tròn, ở tâm dĩa có gắn trục quay, một đầu trục
gắn trên ổ đỡ, một đầu còn lại gắn với hệ thống bánh xe răng có cáu tạo đặc
biệt theo tỷ lệ để đếm số vòng quay của đĩa nhôm thể hiện trên bánh xe của
trục số.

 Nguyên lý làm việc:

Công tơ điện làm việc theo nguyên lý cảm ứng điện từ.

Khi có dòng điện xoay chiều đi qua cuộn dòng điện sẽ sinh ra từ thông Φ1 biến
thiên qua đĩa nhôm. Do đó, trong đĩa nhôm sẽ xuất hiện dòng điện xoáy ii. Tương
tự như vậy, ở cuộn điện áp xoay chiều sinh ra từ thông Φ2 biến thiên do đó sinh ra
dòng điện iu ngược chiều với ii. Các dòng ii và iu tác dụng với Φ1 và Φ2 tạo thành
mô-men quay làm đĩa nhôm quay.

Mq = K1P

Do đĩa nhôm lại nằm trong từ trường của nam châm vĩnh cửu nên khi đĩa nhôm
quay thì trong đĩa lại xuất hiện dòng cảm ứng ic. Sự tương tác giữa ic và từ trường
của nam châm vĩnh cửu sẽ sinh ra mô-men hãm, ngược chiều với mô-men quay
(do đó nam châm vĩnh cửu còn gọi là nam châm hãm).

Mc = K2.n (n là tốc độ quay của đĩa nhôm)

Khi Mq = Mc thì đĩa nhôm quay đều

Mq = Mc => K1P = K2n


K
1 K 1
=> n=P K =K 3 P ( K 3= K )
2 2

63
Như vậy, tốc độ quay của đĩa nhôm tỷ lệ với công suất P của mạch cần đo (công
suất qua công tơ điện).

Cách chọn công tơ hợp lý:


 Trên công tơ điện, nhà sản xuất sẽ cho các giá trị:

Điện áp định mức: Uđm là giá trị điện áp cho phép công tơ làm việc. Công tơ 1 pha
thường có điện áp định mức là 220V hoặc 110V; công tơ 3 pha thường có điện áp
định mức là: 3 pha 380V hoặc 3 pha 220V.

Dòng điện định mức: Iđm là giá trị dòng điện làm việc của công tơ. Nhà sản
xuất thường cho giá trị dòng điện làm việc bình thường (định mức) và dòng điện
tối đa (cực đại) mà công tơ có thể làm việc được dưới dạng Iđm (Imax).

Hằng số công tơ: cho biết số vòng quay của công tơ trên mỗi KWh điện
năng tiêu thụ. Thông thường có các số sau: 450Rev/KWh; 600Rev/KWh;
900Rev/KWh; 1200Rev/KWh; …

Ngoài ra, trên nhãn còn có các thông số khác như: tần số, số hiệu sản phẩm, năm
sản xuất,…
 Quan sát kĩ các kí hiệu trên mặt công tơ để chọn công tơ thích hợp với mạch
cần đo: điện áp, dòng điện định mức, hằng số công tơ, cấp chính xác, v.v…

Khi chọn công tơ, ngoài việc chọn điện áp của công tơ thích hợp với điện áp
mạch cần đo, ta cần phải chọn dòng điện định mức của công tơ thích hợp với dòng
điện mạch đo. Muốn vậy ta phải tính cường độ dòng điện tối đa của tất cả các đồ
dùng điện trong nhà, xem như tất cả đồ dùng điện này được sử dụng cùng một lúc.

Đo kiểm công tơ:

Do cấu tạo công tơ (cuộn dòng điện dây to ít vòng và cuộn điện áp dây nhỏ
nhiều vòng hơn) nên khi dùng Ohm kế để đo kiểm sẽ được kết quả Rdòng ≪ Ráp.

Chú ý: muốn phép đo được chính xác, khi đo phải hở đầu nối tại điểm số 2 trên sơ
đồ.
5. ĐO ĐIỆN TRỞ R:

64
Đo điện trở gián tiếp:

Nguyên tắc: biết được dòng điện qua điện trở cần đo Rx và điện áp giáng trên nó
thì theo định luật Ohm sẽ xác định được điện trở đó:
U
RX=
I

Phương pháp dùng Vôn-mét và Ampe-mét:

Đo điện trở nhỏ:

Ta có:

( )
U U 1 1 R X +r V
I =I X + I V = + =U + =U .
R X rV R X rV RX r V

R X + rV
→ I =U .
R X rV

Lấy điện áp U chia cho 2 vế ta được:

U RX r V rV
= =R X
I R X +r V R X +r V

Chia tử và mẫu của vế phải cho rv ta có:


U 1
=R X
I RX
1+
rV

1
≈1 U
RX càng nhỏ so với rV thì 1+ R X nên I ≈ R X nghĩa là sai số càng nhỏ.
rV

Kết luận: sơ đồ ampe-mét và vôn-mét thường được dùng để đo các điện trở Rx nhỏ
hơn nhiều lần (ít nhất 100 lần) so với điện trở trong rv của Vôn-mét.

Đo điện trở trung bình và tương đối lớn:

Phân tích tương tự như trên ta có:


U
=R X + r A
I

Nếu Rx càng lớn thì ảnh hưởng của rA càng không đáng kể.

65
Kết luận: Sơ đồ vôn-mét và ampe-mét thường dùng để đo các điện trở Rx lớn hơn
nhiều lần (ít nhất 100 lần) so với điện trở trong rA của ampemét.

Đo bằng cầu đơn (Wheastone):

Điều chỉnh các biến trở R1 để kim điện kế chỉ 0.

Ta nói cầu đã cân bằng Ua =Ub.

Hay Uab = 0 (không có dòng điện qua nhánh AB).


R1
Ua= U
R 1+ R 2 O

RX
Ub= U
R X + R3 O

Mà Ua = Ub ta được:
R1 RX
=
R 1+ R 2 R X + R 3

R3
→ R X= R
R2 1

R3
=k (biết trước nên thang khắc độ có thể khắc trực tiếp giá trị của điện trở R2 cần
R2
đo tùy thuộc vào vị trí con chạy của R1).

Đo điện trở trực tiếp:

Đo bằng Ohm-mét:

 Đấu nối tiếp:

Khi đo, dòng điện qua cơ cấu đo sẽ là:


U
I=
R p+ RX+ Rm

Nếu giữ U và Rp không đổi thì dòng điện I sẽ phụ thuộc vào giá trị của điện
trở Rx, từ đó góc lệch của kim là α sẽ phụ thuộc vào giá trị của điện trở cần đo.
Trên thang đo người ta ghi trực tiếp trị số của điện trở:

66
Điện trở Rp được chọn sao cho khi ấn N, Rx = 0 (tức là Im = max, dòng cực đại qua
cơ cấu) thì kim của Ohm-mét quay hết mạch chia độ và khi hở mạch thì Rx = ∞
(tức là Im = 0, không có dòng qua cơ cấu) thì kim đứng yên. Như vậy ở Ohm-mét,
mặt chia độ ngược với chiều quay của kim.

Trong quá trình dùng Ohm-mét đo điện trở, điện áp của pin (Unguồn) sẽ giảm dần
làm kết quả đo kém chính xác. Vì vậy trước mỗi lần đo phải ấn nút N xuống để
chỉnh kim đúng vị trí không sau đó mới bắt đầu đo.

 Đấu song song:

Ưu điểm của loại Ohm-mét này là có thể đo được điện trở tương đối nhỏ và điện
trở trong của Ohm-mét RΩ nhỏ khi dòng điện từ nguồn cung cấp không lớn lắm.
Do đó Rxmắc song song với cơ cấu đo nên khi Rx = ∞ (chưa có Rx) dòng điện qua
cơ cấu đo là lớn nhất, với Rx = 0 dòng điện qua cơ cấu đo là gần bằng không.
Thang đo được khắc độ giống như Vôn-mét.
6. ĐO ĐIỆN CẢM L:

Khái niệm:

Cuộn cảm lý tưởng là cuộn dây chỉ có thành phần điện kháng (XL = ωL)
hoặc chỉ là thuần khiết là điện cảm L, nhưng trong thực tế các cuộn dây, ngoài
thành phần điện kháng XL còn có điện trở của cuộn dây RL. Điện trở RL càng lớn
độ phẩm chất của cuộn dây càng kém. Nếu gọi Q là độ phẩm chất của cuộn dây thì
XL
Q được đặc trưng bởi tỷ số giữa điện kháng XL và điện trở của cuộn dây đó: Q = R
L

Sơ đồ Vôn-mét, Ampe- mét:

Tổng trở của cuộn dây được xác định:


U
Z=
I
2

= R x +( L X ω )
2

2 2 2
→ ( LX ω ) =Z R X

1
2√
2 2 2
→ LX = Z −R X
ω

Điện trở Rx được xác định trước.

67
Sơ đồ Vôn-mét, ampe-mét và oát-mét:

Ta có:
P
RX= 2
I

Tổng trở cuộn dây:


U
Z=
I √ 2 2 2 2 2 2 2 2 2
R X + ( L X ω ) → Z =R X + ( LX ω ) → L X ω =Z R X

√ Z 2−R 2X

2 2
1 U P
→ LX = 2
= −
ω ω I2 I4

→ LX =
ω √
1 U 2 I 2 −P 2
I
4
1
= 2 √ U 2 I 2−P2
ωI

Trong đó:

+ P : công suất tiêu hao của cuộn dây được xác định bằng oát-mét.

+ U: đọc được trên Vôn – mét.

+ I: đọc được trên Ampe-mét.

Đo điện cảm bằng cầu đo đơn giản:

 Nguyên lý:
 Điều chỉnh R3, R4, L1 để cầu cân bằng.
 Khi cầu cân bằng ta có:

R4
L1 R 4=L X R3 → LX L
R3 1

68

You might also like