You are on page 1of 16

LỜI MỞ ĐẦU

Bánh mochi hay còn gọi là bánh dày Nhật Bản là món bánh được làm từ gạo nấu
lên rồi giã đều sau đó nặn thành bánh. Mọi người thông thường sẽ nhìn thấy bánh
mochi có dạng tròn và có kích cỡ khoảng một nắm tay. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng
mùa và từng lễ hội đặc biệt trong văn hóa Nhật Bản sẽ cho ra đời các bánh mochi có
hình dạng khác nhau. Đối với những ai muốn tìm mua bánh kẹo Nhật Bản về làm
quà thì không thể nào bỏ lỡ những chiếc bánh mochi xinh xắn, thơm ngon. Nhìn
chung, hình dáng của mochi được bán ngoài các cửa hàng khá bắt mắt. Nhân bánh
lại càng đa dạng, phong phú hơn. Đó có thể là nhân đậu đỏ truyền thống, nhân kem
tươi với đầy đủ các mùi vị cho bạn cơ hội thưởng thức những chiếc bánh có lớp vỏ
ngoài mềm dẻo với phần nhân ngọt thanh. Theo tương truyền, mochi có nguồn
gốc từ Trung Quốc. Ban đầu chỉ là bánh gạo nếp trộn với đậu đỏ và chỉ dành cho giới
quý tộc, thượng lưu thời đó thưởng thức. Thiên Hoàng Nhật Bản khi đó rất yêu
thích món bánh này đồng thời xem chúng như một điềm lành và sự thịnh vượng cho
quốc gia. Mãi về sau, khi Nhật Bản phát triển hơn thì bánh mochi đã tiếp cận được
toàn bộ người dân trên cả nước. Trải qua hàng trăm năm kể từ khi ra đời, mochi vẫn
luôn được người Nhật ưu ái thưởng thức như một món ăn Nhật Bản truyền thống.
Đồng thời, họ còn kính dâng lên các vị thần linh trong văn hóa Nhật Bản vào các lễ
hội quan trọng như chào đón năm mới, tết Trung thu… Để xác định lại những thành
phần có ý nghĩa theo đánh giá của người tiêu dùng về đồ ăn vặt, định vị lại bánh
Mochi đang ở đâu theo đánh giá của người tiêu dùng, dựa theo các yếu tố cấu thành
nên tài sản thương hiệu, trên cở sở đó có thể đề xuất các giải pháp để nâng cao giá trị
sản phẩm bánh Mochi chấm kem tại Việt Nam. Chúng em quyết định chọn đề tài
“Nghiên cứu mức độ yêu thích khi sử dụng sản phẩm bánh Mochi chấm kem
của sinh viên đại học trên địa bàn Hà Nội”. Đề tài dựa trên những đánh giá mang
tính khách quan của khách hàng là nguồn thông tin giá trị cho nhà quản lý ra các
quyết định phát triển các chiến lược Marketing trong thời gian sắp tới.
BÀI 1: THU THẬP DỮ LIỆU

1. Mô tả kế hoạch thu thập dữ liệu


1.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài này là nghiên cứu mức độ yêu thích khi sử dụng sản phẩm
bánh Mochi chấm kem , phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của
khách hàng sử dụng sản phẩm trên địa bàn Hà Nội. Để đưa ra các khuyến nghị
nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ cũng như sự hài lòng của khách hàng.
1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: là nghiên cứu mức độ yêu thích khi sử dụng sản phẩm
bánh Mochi chấm kem.
Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện chủ yếu dựa trên sinh viên đại
học tại địa bàn Hà Nội.

2. Xây dựng bảng hỏi trên phần mềm


2.1 Cách thu thập dữ liệu
Thu thập bằng cách sử dụng google form để tạo các câu hỏi dung để thu thập
các thông tin mình cần nghiên cứu. Chúng em đã tiến hành khảo sát online bằng
cách gửi phiếu khảo sát thông qua các mạng xã hội như: Facebook, Zalo,
Messenger,…
2.2. Đối tượng và phạm vi khảo sát
Trong bài khảo sát đối tượng em chọn để làm đề tài là sinh viên đại học trên địa
bàn Hà Nôi. Phần lớn là khách hàng nữ chiếm 71,4%, nam 25,7%.
2.3. Phạm vi thời gian
Quá trình tìm hiểu nghiên cứu, tìm kiếm tài liệu liên quan đến bài khảo sát từ
ngày 15/02/2024 đến 10/03/2024. Thời gian tiến hành khảo sát từ ngày
15/02/2024 đến hết ngày 10/03/2024 và đến thời điểm hiện tại đã thu thập được
105 phiếu khảo sát.

3. Thực hiện khảo sát và kết xuất dữ liệu


3.1. Các câu hỏi khảo sát
 3 câu hỏi likert
o Hãy cho biết sự hài lòng, thỏa mãn của bạn đối với sản phẩm bánh
mochi chấm kem?
o Mức độ yêu thích của bạn đối với mỗi vị kem chấm của bánh mochi?
o Giá thành của bánh mochi chấm kem có phù hợp với thu nhập của bạn?
 10 câu hỏi đóng
o Mức thu nhập hàng tháng của bạn khoảng bao nhiêu?
o Bạn đã và đang sử dụng qua sản phẩm bánh mochi chấm kem bao giờ
chưa?
o Bạn biết đến bánh mochi chấm kem bằng cách nào?
o Hàng tháng, bạn chi tiêu bao nhiêu cho việc mua bánh mochi chấm
kem?
o Yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định sử dụng sản phẩm bánh mochi
chấm kem?
o Tần suất sử dụng bánh mochi chấm kem?
o Bạn thường mua bánh mochi chấm kem ở đâu?
o Lý do bạn sẽ tiếp tục sử dụng bánh mochi chấm kem?
o Anh/chị có phải chờ lâu khi gọi món, đợi đồ hoặc thanh toán kh?
o Bạn có sẵn sàng giới thiệu sản phẩm đến mọi người kh?
 1 câu hỏi mở
 Hãy chia sẻ ấn tượng hay cảm nhận đặc biệt của bạn khi thưởng thức bánh
mochi chấm kem các vị?

3.2. Phân tích câu hỏi khảo sát

Biểu đồ 1

Phần lớn các bạn sinh viên có thu nhập thấp từ 1-3 triệu đồng chiếm 49,5%,theo
sau đó là thu nhập từ 3-5 triệu chiếm 37,1%.

Biểu đồ 2
Qua khảo sát phần lớn sinh viên đều đã biết đến sản phẩm bánh mochi chấm
kem và đã hoặc đang sử dụng một vài lần chiếm 76,2%. Sinh viên sử dụng
thường xuyên sản phẩm chiếm 20% , phần ít còn lại là chưa bao giờ sử dụng.
Có thể thấy đây là sản phẩm rất được nhiều lứa tuổi thanh thiếu niên ưa chuộng.

Biểu đồ 3

Nhìn vào biểu đồ ta thấy rằng phần lớn chi tiêu cho việc mua bánh mochi chấm
kem của sinh viên là 200-500 nghìn đồng 1 tháng chiếm 53,3%. Tiếp sau đó là
chi tiêu dưới 200 nghìn đồng và 500 nghìn - 1 triệu đồng chiếm lần lượt là
22,9% và 21%.

Từ dữ liệu trên thấy được sinh viên dễ dàng tiếp cận đến sản phẩm với mức giá
phải chăng và phù hợp với thu nhập hay chi tiêu của sinh viên.
Biểu đồ 4

Đối với sản phẩm bánh được làm thủ công thì có lẽ chất lượng là điều ảnh
hưởng đến quyết định mua sản phẩm của khách hàng ( chiếm 64,8%). Cũng có
những thực khách tìm đến sản phẩm chỉ vì sở thích yêu mếm đồ ngọt cũng như
thích sự mềm mại dẻo dai của chiếc bánh mochi ( chiếm 55,2%). Những yếu tố
còn lại là giá thành phải chăng dễ dàng tiếp cận đối với sinh viên có thu nhập
thấp (30,5%) cũng như là bao bì sạch sẽ tiện ích với môi trường và các chương
trình khiến mãi chiếm 27,6% và 15,2%.
Biểu đồ 5

Phần lớn vì là sản phẩm mới nổi trên thị trường nên hầu hết là mọi người đều
muốn thử qua nên tần suất sử dụng 2-5 lần/tháng chiếm tương đối (47,6%).
Cũng còn 40% sử dụng 2-3 lần/tuần có thể là vì sự mới lạ, cuốn hút của bánh
Mochi cùng vị béo ngậy của kem khiến mọi người tìm đến loại bánh này như
vậy. Riêng đối với 7,6% tần suất sử dụng thường xuyên thì ắt hẳn là thích mê
món này.

Biểu đồ 6
Ở thời nay mạng xã hội được sử dụng rộng rãi nên hầu hết mọi người thường
biết qua Internet và trên các trang mạng xã hội.

Biểu đồ 7

Bánh Mochi cũng có rất nhiều vị phong phú như matcha, socola, vị dâu, cheese,
… Ở thời điểm hiện tại thì mọi người khá hài lòng về các loại nhân của bánh.
Menu khá phong phú đáp ứng tốt nhu cầu của người sử dụng. Mochi cũng đa
dạng hóa khẩu vị, kích thước, mẫu mã của sản phẩm để phù hợp với người tiêu
dùng.
Biểu đồ 8

Đa số khi mua hàng mọi người thường quan tâm đến rất quan tâm những yếu tố
như là: hương vị, bao bì, giá thành, hàm lượng dinh dưỡng. Người tiêu dùng
ngày càng quan tâm nhiều hơn đến thực phẩm dinh dưỡng và các nguyên liệu
lành mạnh, tiện lợi.

Biểu đồ 9
Có thể thấy sản phẩm bánh Mochi chấm kem với mức giá dao động trong
khoảng từ 40-60.000đ đang là mức giá thích hợp đối với những đối tượng là sinh
viên

Biểu đồ 10

Dễ thấy được sự thu hút khách hàng biết đến và tiếp cận sản phẩm bánh Mochi
chấm kem trước hết là giá thành phù hợp, thêm vào đó ở độ tuổi sinh viên rất
chú trọng vào vẻ ngoài nên với hộp đựng hay bao bì đẹp sẽ rất thu hút, có thể
thấy rõ qua bảng số liệu trên.
Biểu đồ 11

Sau khi trải nghiệm những sản phẩm bánh Mochi chấm kem có tới 99% sẽ giới
thiệu tới mọi người xung quanh đây là một tỉ lệ rất lớn. Còn 1% khách hàng
chưa cảm thấy hài lòng, hoặc có thể có trải nghiệm không tốt khi sử dụng sản
phẩm.

Biểu đồ 12 (câu hỏi mở)


Đối với sản phẩm mới như bánh Mochi chấm kem đây thì đa số là sở thích mới lạ
của lứa tuổi sinh viên nên vô vàn lời khen tích cực.
BÀI 2: TRÌNH BÀY DỮ LIỆU
Câu 21: Độ tuổi của khách hàng sử dụng sản phẩm của KFC ?
Số liệu của 50 khách hàng qua khảo sát như sau:

16 18 40 41 45 25 26 28 30 33
15 19 15 16 19 20 18 19 22 40
15 21 20 16 17 19 18 26 24 26
17 22 35 31 32 22 21 20 25 25
18 31 34 25 16 19 20 18 25 28

DÙNG EXCEL
n = 50 => Số tổ = (2x50)^1/3 = 4,64 ~ 5
Xác định khoảng cách tổ: k = (Xmax – Xmin)/số tổ = (45-15)/5 = 6

Độ tuổi Số người
15-21 23
21-27 14
27-33 6
33-39 3
39-45 4
Tổng 50

Dùng lệnh Countifs để thống kê số người theo độ tuổi của từng tổ


Tổ 1 =COUNTIFS($A$1:$J$5,">=15",$A$1:$J$5,"<23")
Vẽ đồ thị trên Excel

25 Chart Title

20

15

10

0
15-21 21-27 27-33 33-39 39-45

DÙNG SPSS
 Xác định khoảng cách tổ: k = (Xmax – Xmin)/số tổ = (45-15)/5 = 6
 Xác định các trị số giới hạn dưới, giới hạn trên từng tổ
 Transform => Record Into Different Variables => đưa biến cần phân lớp
sang ô Numeric Variable (độ tuổi) -> Output Variable. Nhập tên biến mới
là Phanto trong ô Output Variable, bấm Change => Bấm Old and New
Values
 Cửa sổ Old and New Values hiện lên. Trong cột Old Value chọn Range/
Range, LOWEST through value (lấy cả giá trị đc gán)/Range, value through
HIGHEST để lần lượt gán các giá trị theo từng tổ.
 Chọn Output Variables are strings để có thể tạo ra biến mới dưới dạng
chuỗi
 Width: độ dài tên giá trị gán
 Nhập đủ các giá trị tổ cần gán, bấm Continue để tạo biến Phanto.
 Tạo bảng tần số:
- Analyze => Descriptive Statistics => Frequencies
- Chọn các biến cần lập bảng tần số bên trái đưa vào khung Variable bên
phải và ấn OK. Ở đây ta cần lập bảng tần số cho biến Phanto nên ta đưa biến
này vào ô bên phải.
- Chọn Chart vẽ biểu đồ.
Kết quả SPSS

You might also like