You are on page 1of 14

Cơ hội hợp tác thương mại giữa Singapore và Thái Lan

1. Tổng quan về Singapore

Nền kinh tế của Singapore là một nền kinh tế thị trường tự do với mức độ phát triển cao và
được xếp hạng là nền kinh tế mở nhất trên thế giới. Nền kinh tế Singapore lớn thứ 4 ở khu
vực Đông Nam Á, và 34 toàn cầu theo GDP danh nghĩa năm 2021. Năm 2021, GDP của
Singapore đạt 397 tỷ USD.
Singapore hầu như không có tài nguyên, nguyên liệu đều phải nhập từ bên ngoài. Singapore
chỉ có ít than, chì, nham thạch, đất sét; không có nước ngọt; đất canh tác hẹp, chủ yếu để
trồng cao su, dừa, rau và cây ăn quả, do vậy nông nghiệp không phát triển, hàng năm phải
nhập lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu ở trong nước.
Singapore có cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp phát triển cao hàng đầu châu Á và
thế giới như: cảng biển, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, công nghiệp lọc dầu, chế biến và
lắp ráp máy móc tinh vi. Singapore có 12 khu vực công nghiệp lớn, trong đó lớn nhất là khu
công nghiệp Jurong. Singapore là nước hàng đầu về sản xuất ổ đĩa máy tính điện tử và hàng
bán dẫn. Singapore còn là trung tâm lọc dầu và vận chuyển quá cảnh hàng đầu ở châu Á.
Singapore cũng được coi là nước đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức.
1.1 Thương mại hàng hóa
Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu:

Top 10 mặt hàng Singapore xuất khẩu nhiều nhất năm 2021

Mặt hàng Giá trị (nghìn USD)

Máy móc, thiết bị điện, máy ghi và tái tạo


167.097.352
âm thanh, truyền hình

Máy móc, thiết bị cơ khí,lò phản ứng hạt


69.218.450
nhân

Nhiên liệu khoáng, dầu khoáng, khoáng sản 45.964.366

Hàng hóa không được chỉ định ở nơi khác 24.576.928

Máy ảnh, thiết bị ảnh, thiết bị y tế 22.345.990

Ngọc trai, đá quý, kim loại, kim loại phủ 21.113.334

Nhựa và các sản phẩm từ nhựa 15.913.254

Hóa chất hữu cơ 13.753.345


Tinh dầu và chất tựa nhựa, nước hoa, mỹ
10.393.092
phẩm

Dược phẩm 10.268.977

Top 10 mặt hàng Singapore nhập khẩu nhiều nhất năm 2021

Mặt hàng Giá trị (nghìn USD)

Máy móc, thiết bị điện, máy ghi và tái


137.964.139
tạo âm thanh, truyền hình

Nhiên liệu khoáng, dầu khoáng và các


sản phẩm chưng cất của chúng; chất 75.451.683
bitum; khoáng sản

Máy móc, thiết bị cơ khí, lò phản ứng


59.9554.812
hạt nhân, nồi hơi; các bộ phận của chúng

Ngọc trai tự nhiên hoặc nuôi cấy, đá quý


hoặc đá bán quý, kim loại quý, kim loại
mạ 21.513.704

Máy ảnh, thiết bị ảnh, thiết bị y tế 14.775.070

Hóa chất hữu cơ 8.988.765


Nhựa và các sản phẩm từ nhựa 8.309.321
Sản phẩm hóa chất khác 5.406.150

Máy bay, tàu vũ trụ và các bộ phận của 4.995.244


chúng
Hàng hóa chưa được chỉ định ở nơi khác 4.853.117

Vì Singapore là đất nước phát triển về công nghiệp sản xuất nên Singapore nhập khẩu chủ
yếu các loại máy móc, thiết bị có giá trị gia tăng thấp, sau đó sản xuất, chế tạo ra thành
phẩm và đem xuất khẩu.
Bên cạnh đó Singapore nghèo tài nguyên khoáng sản nên chủ yếu nhập dầu thô từ các quốc
gia khác sau đó sau đó xuất khẩu dầu đã qua tinh chế.

❖ Thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa của Singapore

Thị trường nhập khẩu hàng hóa của Singapore


Nguồn nhập khẩu chính của Singapore: Trung Quốc (13,4%), Malaysia (13,2%), Đài
Bắc Trung Hoa (12,6%), Hoa Kỳ (10%), Hàn Quốc (5,5%), Nhật Bản (5,4%), ... Nhóm 6/20
thị trường lớn nhất tăng trưởng dương: Thái Lan (tăng 29,2%), Hàn Quốc (tăng 14,77%),
Đài Loan (tăng 13,36%), Việt Nam (tăng 11,26%), Hong Kong (tăng 9,68%) và Malaysia
(tăng 1,19%). 14/20 thị trường nhập khẩu lớn còn lại đều bị suy giảm. Thái Lan đứng thứ 11
trong số các thị trường nhập khẩu của Singapore.

Thị trường xuất khẩu hàng hóa của Singapore

Thị trường xuất khẩu chính của Singapore: Trung Quốc (14,8%), Hồng Kông (13,1%)
Malaysia (9,2%), Mỹ (8,6%) , ...Thái Lan đứng thứ 10 trong số các thị trường xuất khẩu của
Singapore

1.2 Thương mại dịch vụ

Xuất nhập khẩu Singapore giai đoạn 2017-2021:

Tổng giá trị xuất- nhập khẩu dịch vụ của Singapore 2017-2021
Năm 2017 2018 2019 2020 2021
170,957 206,748 217,187 187,564 229,866
Xuất khẩu
(tỷ USD)
181,209 200,122 208,198 172,689 223,580
Nhập khẩu
(tỷ USD)
10,252 6,626 8,989 5,875 6,286
Cán cân
thương mại
(tỷ USD)
12,5 20,9 5,0 -13,6 21,41
Xuất khẩu
tăng trưởng
(%)
14,3 10,4 4,0 -17,1 29,46
Nhập khẩu
tăng trưởng
(%)

Tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng. Năm 2020 có sự giảm mạnh do ảnh hưởng của đại
dịch Covid-19 nhưng đến 2021 đã tăng trở lại.

Top dịch vụ Singapore nhập khẩu nhiều nhất năm 2021

Dịch vụ Giá trị (nghìn USD)

Chuyên chở 73.873.000

Các dịch vụ kinh doanh khác 73.860.000

Dịch vụ viễn thông, máy tính và thông tin 26.532.000

Phí sử dụng tài sản trí tuệ 17.813.000

Các dịch vụ tài chính 10.495.000

Dịch vụ sản xuất trên đầu vào vật chất thuộc sở hữu của người khác 8.487.000

Dịch vụ bảo hiểm và hưu trí 6.134.000

Du lịch 4.027.000

Dịch vụ cá nhân, văn hóa và giải trí 797.000

Top dịch vụ Singapore xuất khẩu nhiều nhất năm 2021


Dịch vụ Giá trị (nghìn USD)

Các dịch vụ kinh doanh khác 74.310.000

Giao thông 68.127.000

Các dịch vụ tài chính 37.203.000

Dịch vụ viễn thông, máy tính và thông tin 18.634.000

Phí sử dụng tài sản trí tuệ 11.648.000

Dịch vụ bảo trì và sửa chữa không 7.567.000

Dịch vụ bảo hiểm và hưu trí 5.899.000

Du lịch 3.808.000

Xây dựng 1.086.000

Singapore có cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp phát triển cao hàng đầu. Nền kinh
tế Singapore chủ yếu dựa vào dịch vụ. Thành phố hải cảng của Singapore được xem là một
trong những cảng biển trọng tải lớn bận rộn nhất trên thế giới. Với nền kinh tế phát triển
mạnh và ổn định, Singapore đang phấn đấu trở thành trung tâm tài chính, du lịch, giáo dục
hàng đầu tại Châu Á và trên thế giới.
2. Tổng quan Thái Lan
Kinh tế Thái Lan là một nền kinh tế thị trường công nghiệp mới phụ thuộc lớn vào du lịch
và xuất khẩu với kim ngạch xuất khẩu chiếm khoảng 60% GDP. Đây là nền kinh tế lớn thứ
2 trong khu vực ASEAN (chỉ sau Indonesia), xếp hạng 25 toàn cầu theo GDP danh nghĩa
năm 2021. Năm 2021, GDP của Thái lan đạt 505,9 tỷ USD. Thái Lan là một trong những
nước có tài nguyên quặng: sắt, đồng, mangan, vàng, bạc, thiếc, vonfram, kẽm và chì,
fenspat và thạch cao, muối mỏ (Natri- Kali) hàng đầu thế giới.
2.1 Thương mại hàng hóa
2.1.1 Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu:

Xuất nhập khẩu Thái Lan giai đoạn 2017-2021:

Năm 2017 2018 2019 2020 2021

Xuất khẩu 235.872 249.922 245.381 229.278 267.493


(tỷ USD)
Nhập khẩu 224.999 251.099 240.139 208.615 269.102
(tỷ USD)

Cán cân 10,873 1,177 5,242 20,663 1,609


thương mại
(tỷ USD)

Xuất khẩu - 5,96 -1,82 -6,56 16,67


tăng trưởng
(%)

Nhập khẩu - 11,6 -4,4 -13,1 29,0


tăng trưởng
(%)

Nhìn chung, tổng giá trị xuất nhập khẩu của Thái Lan tăng. Năm 2020 tổng giá trị xuất nhập
khẩu giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19. Cụ thể xuất khẩu giảm 6,56%, nhập
khẩu giảm 13,1% so với năm 2019. Nhưng đến 2021 thương mại đã có sự tăng trở lại do
nhà nước có những biện pháp khắc phục ảnh hưởng của đại dịch.
Top 10 mặt hàng Thái Lan xuất khẩu nhiều nhất năm 2021

Mặt hàng Giá trị (nghìn USD)


Máy móc, thiết bị cơ khí, lò phản ứng hạt
44.861.068
nhân, nồi hơi; các bộ phận của chúng
Máy móc, thiết bị điện và các bộ phận của
40.132.740
chúng; máy ghi và tái tạo âm thanh, truyền
hình . . .
Phương tiện không phải là toa xe lửa hoặc
xe điện, và các bộ phận và phụ kiện của 31.724.267
chúng
Cao su và các sản phẩm của chúng 19.744.576
Nhựa và các sản phẩm bằng chất dẻo 15.526.462
Ngọc trai tự nhiên hoặc nuôi cấy, đá quý
hoặc đá bán quý, kim loại quý, kim loại mạ 9.947.299
...
Nhiên liệu khoáng, dầu khoáng và các sản
phẩm chưng cất của chúng; chất bitum; 9.665.216
khoáng sản . .
Quả và hạt ăn được; vỏ trái cây có múi
6.192.672
hoặc dưa
Các chế phẩm từ thịt, cá hoặc động vật giáp 6.005.984
xác, động vật thân mềm hoặc động vật thủy
sinh không xương sống khác
Hóa chất hữu cơ 5.623.714

Thái Lan xuất khẩu chủ yếu các mặt hàng máy móc thiết bị cơ khí, thiết bị điện, ô tô, điều
hòa,...
Top 10 mặt hàng Thái Lan nhập khẩu nhiều nhất năm 2021

Mặt hàng Giá trị (nghìn USD)


Máy móc, thiết bị điện và các bộ phận của
chúng; máy ghi và tái tạo âm thanh, truyền 53.072.826
hình . . .
Nhiên liệu khoáng, dầu khoáng và các sản
phẩm chưng cất của chúng; chất bitum; 41.309.573
khoáng sản . . .
Máy móc, thiết bị cơ khí, lò phản ứng hạt 30.051.930
nhân, nồi hơi; các bộ phận của chúng
15.309.210
Sắt và thép

Ngọc trai tự nhiên hoặc nuôi cấy, đá quý


hoặc đá bán quý, kim loại quý, kim loại mạ 12.478.071
...
10.771.305
Nhựa và các sản phẩm bằng chất dẻo

Phương tiện không phải là toa xe lửa hoặc


xe điện, và các bộ phận và phụ kiện của 10.238.407
chúng
Sản phẩm bằng sắt hoặc thép 7.342.423
Đồng và các sản phẩm của chúng 6.341.003

Từ một nền kinh tế dựa vào nông nghiệp cách đây hơn 50 năm, Thái Lan đã trở thành trung
tâm sản xuất và xuất khẩu chủ chốt của thế giới. Nhắc đến Thái Lan, người ta nghĩ ngay đến
công nghiệp xe hơi, ngành công nghiệp chế tạo hàng đầu của nước này. Hiện nay, Thái Lan
là nhà sản xuất xe hơi lớn nhất trong khu vực ASEAN. Bởi vậy Thái Lan nhập khẩu nhiều
nhất các mặt hàng máy móc, thiết bị cơ khí, thiết bị điện và các bộ phận của chúng. Các mặt
hàng này đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp chế tạo và sản xuất - lĩnh vực
đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Thái Lan. Năm 2021, Thái Lan nhập khẩu nhóm
mặt hàng máy móc thiết bị điện với giá trị 53.072.826 nghìn USD tăng 22,16% so với năm
2020.
2.1.2 Thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa của Thái Lan
❖ Thị trường nhập khẩu chính của Thái Lan
Năm 2021, Thái Lan nhập khẩu hàng hóa chủ yếu từ các quốc gia: Trung Quốc (25%), Nhật
Bản (13%), Mỹ (5,5%) và Malaysia (4,5%),...
❖ Thị trường xuất khẩu chính của Thái Lan

Năm 2021, Thái Lan xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường: Mỹ (15,46%), Trung Quốc
(13,72%), Nhật bản (9,21%), Việt Nam (4,6%),...

2.2 Thương mại dịch vụ

Top các dịch vụ Thái Lan nhập khẩu nhiều nhất năm 2021

Dịch vụ Giá trị (nghìn USD)


Vận tải 38.445.000
Các dịch vụ kinh doanh khác 12.326.000
Phí sử dụng tài sản trí tuệ 5.606.000
Dịch vụ bảo hiểm và hưu trí 3.085.000
Du lịch 2.722.000
Các dịch vụ tài chính 1.245.000
Dịch vụ viễn thông, máy tính và thông tin 1.211.000
Xây dựng 497.000
Hàng hóa và dịch vụ của chính phủ không 259.000

Top các dịch vụ Thái Lan xuất khẩu nhiều nhất năm 2021

Dịch vụ Giá trị (nghìn USD)


Các dịch vụ kinh doanh khác 13.132.000
Du lịch 4.812.000
Vận tải 4.322.000
Các dịch vụ tài chính 769.000
Dịch vụ viễn thông, máy tính và thông tin 329.000
Hàng hóa và dịch vụ của chính phủ không 326.000
Phí sử dụng tài sản trí tuệ 301.000
Dịch vụ bảo hiểm và hưu trí 213.000
Xây dựng 191.000

Dịch vụ chiếm khoảng 56% GDP và sử dụng khoảng 46% lực lượng lao động. Trong lĩnh
vực dịch vụ, vận tải, dịch vụ thương mại bán buôn và bán lẻ, du lịch và các hoạt động liên
quan đến lữ hành là những ngành đóng góp nổi bật vào GDP và tạo ra việc làm.

3. Cơ sở hợp tác thương mại

Singapore và Thái Lan đã thiết lập mối quan hệ hợp tác thương mại trong nhiều năm qua
thông qua nhiều cơ chế khác nhau. Dưới đây là một số cơ sở hợp tác thương mại giữa hai
quốc gia này:
Thứ nhất, hai nước đều thuộc khối Asean, cùng kí kết Hiệp định Thương mại hàng hóa
ASEAN (ATIGA) và Hiệp định Thương mại dịch vụ (ATISA) nhằm mục đích đạt được
dòng chảy tự do của hàng hóa và dịch vụ trong khu vực.
Thứ hai, cùng tham gia ký kết hiệp định RCEP - hiệp định ký kết giữa 10 nước ASEAN với
5 đối tác là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand. Đây là một FTA
thế hệ mới với các cam kết bao trùm nhiều nội dung như cắt giảm thuế quan, quy tắc xuất
xứ, đơn giản hóa thủ tục hải quan và tạo thuận lợi thương mại, mở cửa dịch vụ, bảo hộ đầu
tư, hợp tác kinh tế - kỹ thuật, sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử, cạnh tranh, giải quyết tranh
chấp…
Thứ ba, Thái Lan và Singapore ký kết 5 Biên bản ghi nhớ (MoU) về quyền sở hữu trí tuệ,
nông nghiệp và doanh nghiệp bền vững.
Khi Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha đến thăm Singapore vào tháng 6 năm 2015,
Singapore và Thái Lan đã ký hai thỏa thuận về tránh đánh thuế hai lần và du lịch bằng tàu
biển. Ngoài ra, để cung cấp một nền tảng cho giao dịch, đầu tư, hoạt động thương mại và
đào tạo nhân sự, Liên đoàn Sản xuất Singapore và Liên đoàn Công nghiệp Thái Lan đã ký
một biên bản ghi nhớ.
4. Thực trạng thương mại giữa Singapore và Thái Lan

4.1 Thương mại hàng hóa

Năm 2017 2018 2019 2020 2021

Singapore 7.167.007 8.301.273 7.657.223 9.785.463 9.812.083


nhập khẩu
từ Thái Lan
(nghìn
USD)

Singapore 14.683.519 15.568.272 15.356.150 14.113.778 15.631.617


xuất khẩu
sang Thái
Lan (nghìn
USD)

Cán cân 7.516.512 7.266.999 7.698.933 4.328.315 5.819.534


thương mại
(nghìn
USD)

Tổng kim 21.850.526 23.869.545 23.013.373 23.899.241 25.443.700


ngạch xuất
nhập khẩu

Nhập khẩu - 15,83 -7,76 27,79 0,27


tăng trưởng
(%)

Xuất khẩu - 6,03 -1,36 -8,09 10,75


tăng trưởng
(%)

Giá trị xuất khẩu hàng hóa của Singapore sang Thái Lan từ năm 2016-2021 có xu hướng
tăng. Cuối năm 2019 và trong năm 2020, con số này giảm do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-
19, sau đó đã tăng trưởng trở lại vào năm 2021 với 15.631.617 nghìn USD. Thái Lan đứng
thứ 10 trong số các thị trường xuất khẩu của Singapore vào năm 2021.
Giá trị hàng hóa nhập khẩu của Singapore từ Thái lan có xu hướng tăng trong giai đoạn
2016-2021. Năm 2019 do ảnh hưởng của dịch Covid nên con số này chỉ còn 7.657.223
nghìn USD giảm 7,75% so với năm 2018 nhưng đến năm 2020 đã tăng mạnh trở lại với
9.758.463 nghìn USD tăng 27,7 % so với năm 2019. Năm 2021 Thái Lan đứng thứ 11 trong
số các thị trường nhập khẩu của Singapore.
Singapore hiện là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Thái Lan và đứng thứ tư trong ASEAN.
Trong 8 tháng đầu năm 2022, kim ngạch thương mại song phương đạt 12,9 tỷ USD, tăng
20,3% so với cùng kỳ năm 2021.
Top 10 mặt hàng Singapore xuất khẩu sang Thái Lan năm 2021

Singapore xuất khẩu sang Thái Lan Giá trị (USD)

Thiết bị điện, điện tử và các bộ phận của nó 6,38 tỷ

Máy móc, lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi 2,01 tỷ

Nhiên liệu khoáng, dầu, sản phẩm chưng 0,89 tỷ


cất

Hóa chất hữu cơ 0,75 tỷ

Nhựa 0,71 tỷ

Ngọc trai, đá quý, kim loại, tiền xu 0,64 tỷ

Tinh dầu, nước hoa, mỹ phẩm, đồ vệ sinh 0,57 tỷ


cá nhân

Thiết bị quang, ảnh, kỹ thuật, y tế 0,48 tỷ

Sản phẩm hóa chất khác 0,33 tỷ

Các chế phẩm ăn được khác 0,29 tỷ

Top 10 mặt hàng Singapore nhập khẩu từ Thái Lan năm 2021

Singapore nhập khẩu từ Thái Lan Giá trị (USD)

Thiết bị điện, điện tử 4,07 tỷ

Nhiên liệu khoáng, dầu, sản phẩm chưng 1,27 tỷ


cất

Máy móc, lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi 1,27 tỷ

Ngọc trai, đá quý, kim loại, tiền xu 1,09 tỷ

Nhựa 0,164 tỷ
Hóa chất hữu cơ 0,164 tỷ

Thiết bị quang, ảnh, kỹ thuật, y tế 0,162 tỷ

Các chế phẩm từ thịt, cá và hải sản 0,121 tỷ

Tinh dầu, nước hoa, mỹ phẩm, đồ vệ sinh 0,116 tỷ


cá nhân

Phương tiện khác ngoài đường sắt, xe điện 0,105 tỷ

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Singapore sang Thái Lan chủ yếu là linh kiện, máy
móc, thiết bị điện tử - các mặt hàng nhập khẩu chủ chốt phục vụ cho ngành công nghiệp sản
xuất và chế tạo đang rất phát triển ở quốc gia này. Ở chiều ngược lại, Singapore cũng nhập
khẩu chủ yếu từ Thái Lan thiết bị điện, điện tử, máy móc có giá trị gia tăng thấp phục vụ
cho ngành công nghiệp sản xuất. Ngoài ra Singapore còn nhập khẩu lượng lớn khoáng sản
dầu thô từ Thái Lan để sản xuất dầu tinh luyện phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu.
4.2 Thương mại dịch vụ
Vào năm 2020, Thái Lan đã xuất khẩu dịch vụ sang Singapore trị giá 2,58 tỷ USD, gồm: các
dịch vụ kinh doanh khác (1,82 tỷ USD), vận tải (316 triệu USD) và du lịch (230 triệu USD).

● Về du lịch, vào năm 2017, Thái Lan đã đạt được một cột mốc quan trọng: lần đầu
tiên, lượng khách hàng năm từ Singapore, theo quốc tịch, đạt mốc 1 triệu. Vào năm
2022 Thái Lan đã chào đón 11,2 triệu khách du lịch nước ngoài với 614.627 lượt
khách từ Singapore.
● Về dịch vụ tài chính: Singapore và Thái Lan đã triển khai liên kết hệ thống thanh
toán theo thời gian thực đầu tiên trên thế giới, điều này sẽ tạo điều kiện cho việc
chuyển tiền xuyên biên giới nhanh hơn và rẻ hơn. Sự hợp tác này, giữa Cơ quan tiền
tệ Singapore (MAS) và Ngân hàng Thái Lan (BOT), cho phép người dùng của hai hệ
thống thanh toán — PayNow ở Singapore và PromptPay ở Thái Lan có thể gửi tiền
hàng ngày từ Singapore đến Thái Lan hoặc ngược lại, lên tới 1.000 đô la Singapore
(747 đô la Mỹ) hoặc 25.000 THB (801 đô la Mỹ), chỉ bằng cách sử dụng số điện
thoại di động của họ. Mối liên kết PayNow-PromptPay có thể đóng vai trò như một
kế hoạch chi tiết để thiết lập mạng lưới thanh toán khắp ASEAN.
● Về dịch vụ vận tải: hãng hàng không Thai Airways đã mở đường bay từ Bangkok
đến Singapore, hãng hàng không Singapore Airlines cũng đã mở đường bay từ
Singapore đến Bangkok và một số thành phố khác của Thái Lan.

3. Cơ hội hợp tác thương mại giữa Singapore và Thái Lan


Thái Lan và Singapore có nền kinh tế bổ sung cho nhau, điều này giải thích động lực trong
quan hệ song phương của họ. Singapore là trung tâm tài chính hàng đầu của Đông Nam Á
và là điểm đến đầu tư hàng đầu của khu vực. Trong khi đó, Thái Lan là nền kinh tế lớn thứ
hai trong ASEAN và cũng nằm trong top đầu những quốc gia thu hút lượng vốn FDI lớn
nhất khu vực. Nhân dịp kỷ niệm 20 năm quan hệ Thái Lan-Singapore vào năm 2022, hai
bên đã nhất trí đẩy mạnh thương mại song phương:
Thứ nhất, Singapore là một đất nước có diện tích nhỏ không tạo điều kiện thuận lợi cho
nông nghiệp phát triển. Trong khi đó Thái Lan là một nước phát triển nông nghiệp, thủy sản
và đặc biệt là gạo. Đó là cơ hội tốt cho Thái Lan xuất khẩu nông sản sang thị trường
Singapore trong thời gian tới.
Thứ hai, năng lượng và nguyên liệu: Thái Lan là một trong những quốc gia hàng đầu về sản
xuất năng lượng tái tạo, bao gồm điện mặt trời và gió. Singapore có thể là một thị trường
tiêu thụ lớn cho các sản phẩm này vì nhu cầu năng lượng tại Singapore đang tăng lên. Ngoài
ra, Thái Lan cũng là một nhà sản xuất lớn của các nguyên liệu như cao su, gỗ, đá, quặng sắt
và dầu mỏ, có thể cung cấp cho Singapore làm nguyên liệu sản xuất.
Thứ ba, sản phẩm công nghiệp: Thái Lan là một trong những quốc gia chế tạo và xuất khẩu
hàng đầu ở Đông Nam Á về lĩnh vực ô tô, điện tử và thiết bị gia dụng, đồng thời Singapore
nhập khẩu chủ yếu thiết bị điện, điện tử làm nguyên liệu đầu vào để hoàn thiện sản phẩm
cuối cùng và tiếp tục xuất khẩu. Như vậy, 2 quốc gia đáp ứng được nhu cầu của nhau đối
với mặt hàng điện tử.

Thứ tư, thực phẩm và thực phẩm chế biến: Thái Lan cũng là một nước sản xuất thực phẩm
chế biến hàng đầu, với các sản phẩm như đồ hộp, thịt, cá, hải sản. Những sản phẩm này
được tiêu thụ rất nhiều tại Singapore và tạo ra cơ hội kinh doanh tốt cho các doanh nghiệp
Thái Lan. Sắp tới, Hiệp hội các nhà sản xuất và chế biến lợn để xuất khẩu Thái Lan dự kiến
sẽ ký Biên bản ghi nhớ với Hiệp hội các nhà kinh doanh thịt Singapore về thịt lợn. Ngoài ra,
Thái Lan đã đề nghị Singapore giúp đẩy nhanh quá trình đăng ký đối với trứng gà và trứng
cút hữu cơ của Thái Lan để tạo cơ hội xuất khẩu lớn hơn cho các sản phẩm này sang
Singapore.
Thứ năm, Singapore đã trở thành một trong những trung tâm vận chuyển hàng hóa đường
biển và hàng không hàng đầu thế giới. Đó cũng là một cơ hội giúp Thái Lan mở rộng hợp
tác các dịch vụ thương mại, vận tải với quốc gia này.
Thứ sáu, Singapore trở thành môi trường lý tưởng để kinh doanh nhờ có mạng lưới cơ sở hạ
tầng phát triển và công nghệ hiện đại. Singapore được coi là "quốc gia sẵn sàng với công
nghệ" và cũng là quốc gia mở cửa nhất trên thế giới. Điều này cũng mở ra cơ hội hợp tác
dịch vụ kinh doanh giữa Thái Lan và Singapore khi Thái Lan là đất nước có nền kinh tế lớn
thứ 2 Asean.

You might also like