You are on page 1of 2

PHÂN LOẠI QUYỀN LỰC

1. Quyền lực

Khái niệm: Quyền lực được xem là khả năng của cá nhân hay tổ chức có thể buộc các cá nhân hay tổ
chức khác phải phục tùng ý chí của mình. Quyền lực sinh ra từ nhu cầu tổ chức hoạt động chung, nhu
cầu phân công lao động xã hội và quản lí xã hội. Quyền lực là điều kiện và phương tiện cần thiết khách
quan bảo đảm sự hoạt động bình thường của bất kì cộng đồng xã hội nào.

2. Quyền lực xã hội

Quyền lực xã hội (tiếng anh là Social power) là một dạng quan hệ xã hội theo chiều dọc biểu hiện ở khả
năng một cá nhân hoặc nhóm điều khiển hành vi, thái độ, quan điểm của cá nhân khác, nhóm khác. Chủ
thể và khách thể thực hiện quyền lực xã hội có thể là một cá nhân, một nhóm xã hội hay một cộng đồng,
một xã hội. Thực chất, quyền lực chính là việc giới hạn đồng thời mở rộng mức độ tự do của các chủ thể
và khách thể thực hiện quyền lực.

3. Quyền lực chính trị

Quyền lực chính trị là cái khả năng ép buộc người khác, công khai hoặc kín đáo, để thực hiện ý muốn của
mình. Cái khả năng này cư ngụ ở một chức vị, như ở ngôi vua hay chức tổng thống, hoặc ở nơi tiền bạc.
Nó không nằm trong con người chiếm giữ chức vị đó hoặc sở hữu số tiền bạc đó. Vì vậy quyền lực chính
trị không có liên hệ gì với sự thiệt hoặc sự khôn ngoan. Có những kẻ rất ngu đần và rất xấu xa đã từng
làm vua trên cõi đời này. Nhưng quyền lực tinh thần thì nằm hoàn toàn trong cá nhân con người và
không liên hệ gì đến khả năng ép buộc người khác. Người có quyền lực tinh thần to lớn có thể giàu có và
đôi khi còn nắm giữ những địa vị chính trị của giới lãnh đạo. Nhưng họ cũng có thể là nghèo khó và
không có một quyền thế chính trị nào. Vậy thì khả năng của quyền lực tinh thần là gì nếu không phải là
khả năng ép buộc? Đó là khả năng đưa ra những quyết định với nhận thức tối đa. Đó là ý thức.

4. Quyền lực nhà nước

Quyền lực nhà nước (tiếng anh là State power) là quyền lực gắn liền với sự ra đời của nhà nước, theo đó
nhà nước được áp dặt ý chí và buộc những chủ thể khác trong xã hội phải phục tùng mệnh lệnh của
mình nhằm đảm bảo an ninh, duy trì trật tự xã hội. Quyền lực Nhà nước lớn mạnh đến đâu còn phụ
thuộc vào sức mạnh vũ trang, kinh tế, uy tín,… của chính nhà nước đó trong xã hội.

5. Quyền lực nhân dân

6. Quyền lực cứng

Quyền lực cứng (hard power) là quyền lực có được dựa trên sức mạnh quân sự và kinh tế. Thomas
Schelling đã chỉ ra hai nguồn chính của quyền lực cứng là sự đe dọa và dụ dỗ, và hai nguồn này có liên hệ
rất gần gũi với nhau.

7. Quyền lực mềm

Quyền lực mềm (soft power) là quyền lực được thực hiện thông qua sự hấp dẫn (attraction) và thuyết
phục (persuation). Những tư tưởng cơ bản của "Quyền lực mềm" - coi sự hấp dẫn là một loại quyền lực -
xuất hiện trong tư tưởng kinh tế - chính trị phương Đông cổ đại (năm 630 trước công nguyên, Lão Tử đã
nói: “Một nhà lãnh đạo tốt nhất khi mọi người biết rõ ràng rằng anh ta tồn tại, không tốt lắm khi mọi
người vâng lời và tôn anh ta lên, và tồi tệ nhất khi họ khinh miệt anh ta”). Nhưng quyền lực mềm chỉ
thực sự phát triển thành một lý thuyết hiện đại vào cuối thế kỷ XX với những nghiên cứu của Joseph Nye
và Lukes. Khái niệm này, sau đó, được Joseph Nye nghiên cứu và phát triển thành một học thuyết.

8. Quyền lực thông minh

Quyền lực thông minh không phải là một loại quyền lực thứ ba. Quyền lực thông minh là sự kết hợp hay
pha trộn giữa quyền lực mềm và quyền lực cứng. Đó là khả năng xác định bối cảnh, lợi dụng các xu
hướng và sử dụng hợp lý quyền lực cứng và quyền lực mềm để đạt được hiệu quả cao nhất. Nó được coi
là phù hợp hơn với các nền dân chủ, nơi mà sự tham gia có tính tự giác được đặt lên hàng đầu và mọi sự
cưỡng bức đều bị coi là phá vỡ các nguyên tắc dân chủ.

You might also like