You are on page 1of 28

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

-----o0o----

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: ĐÀM PHÁN TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

TÊN ĐỀ TÀI:

TÌM HIỂU VĂN HÓA ĐÀM PHÁN CỦA ĐẤT NƯỚC HOA KỲ VÀ
PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CỦA NƯỚC ĐÓ VỚI VIỆT NAM
TRONG KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2024


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

-----o0o----

TÊN ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VĂN HÓA ĐÀM PHÁN CỦA ĐẤT NƯỚC
HOA KỲ VÀ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CỦA NƯỚC ĐÓ VỚI VIỆT
NAM TRONG KINH DOANH
Trưởng nhóm: Giảng viên hướng dẫn: Lê Thị Biên Thùy
Lê Thị Dung
Thành viên:
1.Phạm Thị Phương Hằng
2. Nguyễn Thị Họa My
3. Phan Thị Thùy Linh
4. Phạm Nguyễn Minh Thư
5. Bùi Nguyễn Thanh Trang

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2024


BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC VÀ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC

Phần
Công việc phụ trăm
Stt Họ và tên MSSV Nhận xét
trách hoàn
thành

Câu hỏi trắc


1. Nhóm 2036212237 Tốt đúng
Lê Thị Dung nghiệm+thuyết 100%
trưởng hạn
trình

Phạm Thị Phương


2036213703 Tốt đúng
2 Hằng Nội dung 1+4 100%
hạn

Nguyễn Thị Họa My 2036213771 Tốt đúng


3 100%
Nội dung 2.2 hạn

Câu hỏi trắc


Tốt đúng
4 Phan Thị Thùy Linh 2036213747 nghiệm+thuyết 100%
hạn
trình

Phạm Nguyễn Minh Tốt đúng


5 2036210006 Nội dung 2 100%
Thư hạn
Bùi Nguyễn Thanh Tốt đúng
6 2036213889 Nội dung 3 100%
Trang hạn

LỜI CAM ĐOAN


Chúng em xin cam đoan đề tài: "Tìm hiểu văn hóa đàm phán của nước Hoa Kỳ và phân
tích mối quan hệ của nước đó với Việt Nam trong kinh doanh” do nhóm nghiên cứu và
thực hiện. Nhóm xin cam đoan rằng tất cả các thông tin, nghiên cứu, và phân tích được
trình bày trong báo cáo này là chân thực và đáng tin cậy. Chúng em đã tự mình thực hiện
và hoàn thành đề tài theo đúng yêu cầu và quy định. Các tài liệu tham khảo và nguồn
thông tin được trích dẫn đầy đủ và chính xác theo quy định hiện hành. Chúng em xin cam
đoan rằng kết quả bài nghiên cứu là trung thực và không sao chép từ bất kỳ bài của nhóm
khác.

Lê Thị Dung
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................................1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HOA KỲ................................................................................2

CHƯƠNG 2: VĂN HÓA ĐÀM PHÁN CỦA ĐẤT NƯỚC HOA KỲ.....................................................5

2.1. Giao tiếp ở Hoa Kỳ.........................................................................................................................5

2.2. Những vấn đề về giờ giấc và nội dung làm việc............................................................................6

2.3. Trang phục......................................................................................................................................7

2.4. Mời cơm làm việc............................................................................................................................7

2.5. Ngôn ngữ.........................................................................................................................................8

2.6. Hệ thống đảng phái chính trị ở Hoa Kỳ........................................................................................8

2.7. Văn hóa ở Hoa Kỳ...........................................................................................................................8

2.7. Tôn giáo ở Hoa Kỳ..........................................................................................................................8

2.8. Môi trường kinh tế ở Hoa Kỳ........................................................................................................9

2.9. Hệ thống pháp luật ở Hoa Kỳ......................................................................................................10

2.12. Chiều văn hóa của Hofstede.......................................................................................................12

2.13. Những lưu ý và những điều cần tránh khi đàm phán với nước Hoa Kỳ:...............................14

CHƯƠNG 3: MỐI QUAN HỆ GIỮA HOA KỲ VÀ VIỆT NAM TRONG KINH DOANH..............16

3.1. Tỉ lệ xuất nhập khẩu giữa Việt Nam-Mỹ.....................................................................................16

3.2. Những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ.........................................................................16

3.3.Những mặt hàng Việt Nam nhập khẩu.........................................................................................17

CHƯƠNG 4: GỢI Ý CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI LÀM ĂN VỚI ĐỐI TÁC HOA KỲ
..................................................................................................................................................................18

4.1. Nắm vững văn hóa kinh doanh của Hoa Kỳ:..............................................................................18

4.2. Xây dựng mối quan hệ dựa trên sự tin cậy và trung thực:........................................................18
4.3.Chú trọng đến chất lượng và hiệu suất:.......................................................................................18

4.4. Đầu tư vào việc xây dựng mối quan hệ:......................................................................................18


LỜI MỞ ĐẦU
Mỗi ngày mọi người đều đang đàm phán một việc gì đó mỗi ngày, cũng như bắt gặp nó
mỗi ngày trong cuộc sống, công việc. Chúng ta đàm phán với mọi người, thương lượng
về mọi chuyện. Đàm phán hay thỏa thuận về việc mua hàng hóa, dịch vụ với giá mình
mong muốn, hay dàn xếp một vụ kiện, tất cả đó được gọi là đàm phán. Chúng ta thường
bắt gặp đàm phán về chính trị, ngoại giao, quân sự, kinh doanh đến những quan hệ khác..
Ngày càng có nhiều những tình huống cần chúng ta buộc phải đàm phán. Con người
không ai giống ai và họ đàm phán để giải quyết sự khác nhau đó. Đặc biệt là trong kinh
doanh, doanh nghiệp nào cũng muốn đạt kết quả, lợi nhuận cao nhất. Điều đó phụ thuộc
rất nhiều ở tài ngoại giao, đàm phán, thương thảo hợp đồng của nhà kinh doanh trên
thương trường. Trong điều kiện hội nhập, đàm phán ngày càng phát triển hơn, phức tạp
hơn đòi hỏi chúng ta phải tìm hiểu, học hỏi văn hóa của các nước đối tác như môi trường
kinh tế, tôn giáo, chính trị, pháp luật... để đạt được hiệu quả tốt nhất trong các cuộc đàm
phán.
Vì những lí do trên và nhận thấy được việc chúng ta tìm hiểu văn hóa đàm phán của
đối tác quốc tế là rất cần thiết đối với hoạt động kinh tế và đề tài: “Tìm hiểu văn hóa
đàm phán phán của đất nước Hoa Kỳ và phân tích mối quan hệ của Hoa Kỳ với Việt
Nam trong kinh doanh” đã được nhóm em chọn để nghiên cứu.

1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HOA KỲ
Hoa Kỳ là một nước cộng hòa lập hiến liên bang gồm 50 tiểu bang và 1 đặc
khu liên bang, nằm gần hoàn toàn trong Tây Bán cầu và thủ đô Washington, D.C.,
nằm giữa Bắc Mỹ, giáp Thái Bình Dương ở phía tây, Đại Tây Dương ở phía đông,
Canada ở phía bắc, và México ở phía nam.
Với dân số 331,9 triệu người (2021) và diện tích 9,833,520 km 2 . Mỹ là một
quốc gia rộng lớn với sự đa dạng về cảnh quan, văn hóa và người dân.
Quốc kỳ Mỹ hay quốc kỳ Hoa Kỳ là một hình chữ nhật gồm 13 đường sọc
ngang màu đỏ – trắng xen kẽ biểu tượng cho 13 bang ban đầu của nước này và 50
ngôi sao trắng đại diện cho 50 bang của Mỹ hiện nay.

Dân cư Mỹ được hình thành từ sự pha trộn của nhiều nhóm dân tộc và di dân
từ khắp nơi trên thế giới. Dân số của Mỹ bao gồm người da trắng, da đen, châu Á,
châu Phi, châu Mỹ, và nhiều quốc gia khác. Điều này tạo nên một văn hóa phong phú
và đa dạng, với sự ảnh hưởng từ các truyền thống, ngôn ngữ, và tín ngưỡng khác
nhau. người Mỹ rất coi trọng tính tự lập của cá nhân và sự tự do bình đẳng. So với các
châu lục khác thì tại Mỹ gia đình, xã hội, tôn giáo hay các tổ chức đều được xếp thứ
hai so với quyền cá nhân của bản thân. Và hơn hết là chủ nghĩa cá nhân này đã giúp
họ phần nào tự tin thể hiện tiếng nói trong cộng đồng còn được xem là cạnh tranh.
Mỹ là quốc gia có nền kinh tế lớn mạnh nằm trong top đầu thế giới; đồng thời
sở hữu nền văn hóa có thể dễ dàng trở thành xu hướng vào trào lưu trên toàn cầu.
Vậy văn hóa nước Mỹ có điểm gì đặc biệt?

2
Ngày nay, với sự du nhập của nhiều nền văn hóa khác nhau, ẩm thực xứ sở cờ
hoa cũng trở nên phong phú và đa dạng với những phương pháp chế biến đặc trưng
cho từng vùng miền. Một số món ăn đặc trưng được xác định của người Mỹ hiện nay
có thể kể đến như: hot dog, hamburger, khoai tây chiên, mì ống, thịt nướng, phô
mát….
Văn hóa nước Mỹ còn được biết đến rộng rãi trên khắp thế giới thông qua các
chương trình truyền hình và phim ảnh. Ngành công nghiệp điện ảnh tập trung tại
Hollywood đã cho ra đời hàng loạt bom tấn, mang về doanh thu hàng trăm tỷ USD
mỗi năm, đặc trưng là 771 tỷ USD với những bộ phim Hollywood như Avartar,
Titanic, …..
Lễ hội là mội trong những nét đặc sắc trong nền văn hóa nước Mỹ. Trong đó,
lễ hội âm nhạc Coachella là một trong những lễ hội nổi tiếng nhất.
Những nét đặc trưng về thói quen của người Mỹ:
 Tôn trọng sự khác biệt: Người Mỹ luôn tự hào về sự khác biệt trong mỗi
người. Cho dù mối quan hệ với gia đình và cộng đồng xung quanh có chặt chẽ
và khăng khít, song họ luôn tôn trọng tính cá nhân của người khác.
 Tự lập: Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ em tại đây đã được dạy cách sống tự lập
thay vì ỉ lại cha mẹ và những người xung quanh. Do đó, việc những người
trưởng thành hoặc là những người dù giàu có tại Mỹ phải vật lộn đi làm để trả
tiền vay khi học đại học là điều vô cùng phổ biến.
 Thẳng thắn và thoải mái: Họ nói chuyện thẳng thắn, trực tiếp đi thẳng vào
vấn đề và không vòng vo dài dòng. Điều này giúp họ có thể dễ dàng thảo luận,
trao đổi và giải quyết khi bất đồng quan điểm mà không cần phải nhờ đến sự
giúp đỡ từ người thứ 3.
 Đánh giá cao thành tựu: Một trong những lý do đưa Mỹ trở thành cường
quốc kinh tế hàng đầu thế giới đó là người dân ở đây rất coi trọng thành tựu.
Họ coi trọng thành tích của mình, thích thể hiện với người khác những kiến
thức, kỹ năng và trình độ của mình. Đồng thời, họ thường cạnh tranh với nhau
để nâng cao trình độ của bản thân và hiệu quả công việc. Tuy nhiên, sự cạnh

3
tranh ở đây không hề căng thẳng mà rất thân thiện, với mục đích chính là cùng
nhau phát triển và đạt được mục tiêu đặt ra.
 Coi trọng thời gian: Phong cách sống của người Mỹ rất năng động, bận rộn
và vội vàng. Chính vì vậy họ có thói quen sắp xếp thời gian biểu của mình một
cách khoa học, đồng thời cũng rất đúng giờ. Khi có cuộc hẹn với người Mỹ
bạn không nên trễ hẹn, nếu không thể đến đúng giờ thì hãy gọi điện thông báo,
xin lỗi đối phương và thông báo giờ có mặt tại cuộc hẹn chính xác.
Tóm lại, Mỹ là một quốc gia đa dạng với một lịch sử phong phú và văn hóa đa
dạng. Từ địa lý đến người dân, từ ẩm thực đến văn hóa, Mỹ luôn là một đất nước đầy
sức sống và sự đa dạng.

4
CHƯƠNG 2: VĂN HÓA ĐÀM PHÁN CỦA ĐẤT NƯỚC HOA KỲ
2.1. Giao tiếp ở Hoa Kỳ
 Cách bắt tay
Ở Hoa Kỳ, bắt tay là một cách chào phổ biến. Chúng ta có thể bắt tay cả đàn ông
và phụ nữ ở những lần gặp nhau đầu tiên hoặc sau đó.Trong phong tục bắt tay, người Hoa
Kỳ thường siết chặt cả bàn tay chứ không chỉ các ngón tay (điều này không có nghĩa là
siết mạnh đến mức làm đau tay người khác) để thể hiện sự thân thiện, nhiệt tình. Không
phải nhất thiết là nắm tay nhau chặt nhưng cần đủ chắc chắn, điều đó cho thấy rằng bạn
tự nguyện, hòa nhã khi bắt đầu cuộc trò chuyện của hai người. Một cái bắt tay lỏng lẻo có
thể được coi là sự không chắc chắn về mối quan hệ, sự thiếu tự tin hoặc thậm chí là thờ ơ.
Hiếm khi thấy người Hoa Kỳ bắt tay bằng cả hai tay.
 Ôm, cọ má vào nhau hoặc hôn nhẹ lên má khi giao tiếp
Thỉnh thoảng chúng ta sẽ thấy nam nữ hay nữ nữ ôm nhau thậm chí là cọ má nhau
hay hôn nhẹ lên má nhau để chào nhau. Kiểu chào hỏi này thường chỉ phù hợp với những
người đã là bạn bè lâu năm, hoặc ít nhất là với người mà chúng ta đã quen biết. Ngoài ra,
người Mỹ rất ít khi đụng chạm vào nhau.
 Các cử chỉ, hành động trong giao tiếp
Có thể thấy người Mỹ đặt một chân trước chân kia và ngả người ra sau khi ngồi
nói chuyện với khách. Những đặc điểm văn hóa này thường mâu thuẫn với truyền thống
tôn trọng sự lịch sự và khiêm tốn của người châu Á. Điều này không có nghĩa là người
Mỹ kiêu ngạo hay thô lỗ. Người Mỹ thường coi trọng tính hiệu quả hơn là lịch sự.
Người Mỹ cũng sử dụng nhiều mức độ cử chỉ, điệu bộ khác nhau trong giao tiếp
để nhấn mạnh điều họ muốn nói, hoặc có lẽ chỉ theo thói quen tự nhiên. Lắc đầu sang trái
và phải để thể hiện sự không đồng ý. Gật đầu có nghĩa là đồng ý. Nhướn mày để bày tỏ
sự ngạc nhiên. Nhún vai để bày tỏ sự nghi ngờ hoặc không chắc chắn.
 Cách giới thiệu bản thân

5
Trong những cuộc nói chuyện, đặc biệt là những người lần đầu gặp, người Mỹ
thường có thói quen giới thiệu bản thân. Điều này không chỉ thể hiện tính lịch sự mà
còn là cách giúp làm quen đối phương một cách gần gũi nhất. Thông thường, người
Mỹ thường giới thiệu về bản thân bằng tên và họ.
 Cách thể hiện ý kiến của bản thân
Ở Hoa Kỳ họ luôn coi trọng sự thẳng thắn và chính trực và điều này được thể hiện
trong tất cả mọi thứ ở Hoa Kỳ từ cách sống đến văn hóa giao tiếp. Ở xứ sở cờ hoa, nói
dối được xem là một điều có lỗi và nó còn xấu hơn trộm cắp. Hơn thế họ tin rằng
những người rụt rè và dài dòng là người không đáng tin. Chính vì thế, trong giao tiếp
nhất là khi trao đổi về một vấn đề nào đó, người Mỹ luôn vào thẳng vấn đề. Ngoài ra,
trong mọi việc họ thường không quan tâm đến quá trình mà chỉ quan tâm đến kết quả
đạt được. Có lẽ, điều này có vẻ rất khác với người Việt và người phương Đông.
 Giao tiếp ngoài xã hội
Ở Hoa Kỳ trong môi trường công cộng như khi đi đến nhà hàng, nếu họ muốn gọi
phục vụ, người Mỹ sẽ giơ tay lên cao và chìa ngón tay ra để thu hút sự chú ý. Tuy
nhiên, nếu vẫy hoặc chỉ thẳng ngón tay trỏ vào người khác có nghĩa là buộc tội hoặc
thách thức người đó. Còn hành động giơ tay ra với lòng bàn tay hướng về phía trước
có nghĩa là dừng lại. Ngoài ra, khi đi đến nơi làm việc, nhận được lời chào hỏi của
nhân viên hay sự vui vẻ nhiệt tình giúp đỡ của đồng nghiệp, người Mỹ không quên
cảm ơn và gửi đến họ lời chúc tốt lành.
 Những điều nên tránh khi giao tiếp với người Mỹ
Khi giao tiếp, Người Mỹ thường nhìn thẳng vào nhau khi nói chuyện và không
đứng quá gần. Không nhìn thẳng vào người đang nói chuyện, nói nhỏ nhẹ hoặc có thái độ
ngại ngùng có thể bị coi là thiếu uy quyền hoặc yếu đuối.
2.2. Những vấn đề về giờ giấc và nội dung làm việc
Người Mỹ muốn biết trước nội dung cuộc gặp, vai trò, quyền hạn và thậm chí cả
sự nghiệp của khách. Trong nhiều trường hợp, đặc biệt là trong các cuộc họp với quan
chức chính phủ hoặc lãnh đạo doanh nghiệp cấp cao, bên chủ nhà thường yêu cầu gửi
một bản tiểu sử tóm tắt của người đứng đầu đoàn trước. Họ thường ấn định trước thời

6
lượng của các cuộc họp (các cuộc họp thường kéo dài 30-45 phút và hiếm khi vượt quá 1
giờ) và không ngần ngại kết thúc khi hết thời gian, đặc biệt nếu họ bận hoặc thấy rằng
cuộc họp có không hữu ích gì. Không thiếu những cuộc họp kết thúc mà khách không thể
đề cập hết đến tất cả những điều họ muốn thảo luận.
Người Mỹ thông thường rất đúng giờ, đến muộn đồng nghĩa với việc đối phương thiếu
quan tâm đến đối tác, thờ ơ hoặc quản lý thời gian kém. Ở những thành phố lớn, nơi
thường xảy ra ùn tắc giao thông thì có thể cho phép đến sớm hoặc muộn hơn một chút
nhưng không nhiều. Nếu chẳng may đến muộn 10-15 phút thì nên gọi điện thoại báo
trước để xin lỗi và có thể nếu rõ lý do. Ở Hoa Kỳ nhiều thành phố rất rộng lớn, đôi khi có
thể mất vài giờ để đi từ nơi này đến nơi khác. Vì vậy, khi tổ chức các cuộc họp cần phải
tính toán trước thời gian di chuyển, giảm giờ cao điểm. Ngược lại, việc đến sớm có thể
làm cho chủ nhà bối rối vì chưa sẵn sàng tiếp đón.
2.3. Trang phục
Nhìn chung, người Mỹ ăn mặc rất thoải mái, không cầu kỳ và không quan tâm
nhiều đến việc người khác ăn mặc như thế nào. Trên đường phố, rất khó phân biệt đẳng
cấp, địa vị xã hội hay nghề nghiệp dựa vào trang phục bên ngoài. Tuy nhiên, trong môi
trường làm việc, tại các hội nghị, hội thảo và các cuộc tiếp khách các doanh nhân Mỹ
cũng ăn mặc lịch sự và đẹp như ở các nước khác. Khách đến thăm và làm việc thường
mặc com lê tối màu và đeo cà vạt. Vào mùa hè, mùa xuân hoặc những dịp ít quan trọng
hơn có thể mặc com lê màu sáng. Thông thường, doanh nhân nữ cũng có thể mặc com lê
với màu sắc đa dạng hơn so với nam giới. Ở Hoa Kỳ, ăn mặc đúng cách quan trọng hơn
là phong cách. Một số doanh nhân sử dụng chất lượng của giày và đồng hồ để thể hiện
bản thân. Mặc dù người Mỹ nhìn chung không kén chọn quần áo nhưng một doanh nhân
bước vào cửa hàng trong bộ vest cũ kỹ và nhăn nheo chắc chắn sẽ gây ấn tượng xấu ban
đầu với đồng nghiệp của mình.
2.4. Mời cơm làm việc
Đối tác nước ngoài đến làm việc có thể được bên chủ mời bữa sáng, trưa, chiều,
tối và ăn trong thời gian làm việc. Tuy nhiên, bên chủ cũng có thể mời khách ăn ngay sau
khi kết thúc công việc thành công. Người Mỹ cũng có thể thảo luận công việc trước khi
7
ăn. Hầu hết, họ không uống đồ uống có cồn vào trong bữa ăn sáng hoặc bữa trưa vì vẫn
đang trong thời gian làm việc. Ở Hoa Kỳ, không có cảnh ép hoặc thi nhau uống rượu
trong bữa ăn. Nếu được mời, có thể từ chối và nói thẳng lý do nếu mình không muốn
uống. Không uống rượu là điều bình thường ở Hoa Kỳ.
2.5. Ngôn ngữ
Hoa Kỳ không có ngôn ngữ chính thức, tiếng Anh được coi là ngôn ngữ phổ biến
nhất được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp hằng ngày, lĩnh vực chính trị, kinh doanh, giáo
dục. Tiếng Anh được sử dụng bởi khoảng 82% dân số và là ngôn ngữ mẹ đẻ của phần lớn
người dân nước Mỹ. Tiếng Anh tại Mỹ hay còn được gọi là tiếng Anh - Mỹ có nhiều biến
thể địa phương với phương ngôn và từ vựng đặc trưng từng vùng.
2.6. Hệ thống đảng phái chính trị ở Hoa Kỳ
Ở Hoa Kỳ, có hai đảng chính thức là Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa. Đây là hai
đảng truyền thống và lâu đời nhất, có sự ảnh hưởng lớn đến chính trị và hệ thống chính trị
của nước này.
Ngoài hai đảng chính thức này, còn có một số đảng nhỏ khác cũng hoạt động trong
hệ thống chính trị của Mỹ. Một số đảng nhỏ đáng chú ý bao gồm Đảng Xanh (Green
Party), Đảng Liên hiệp Tự do (Libertarian Party), và Đảng Công nhân (Socialist Party).
2.7. Văn hóa ở Hoa Kỳ
Văn hóa Mỹ hay còn gọi Hợp chủng quốc Hoa Kỳ chủ yếu có nguồn gốc và hình
thức từ văn hóa phương Tây (châu Âu), nhưng bị ảnh hưởng bởi một nền văn hóa đa văn
hóa bao gồm người châu Phi, người Mỹ bản địa, người châu Á, người Polynesia và người
Mỹ Latinh và nền văn hóa của họ. Mỹ là một quốc gia đa dạng về sắc tộc và chủng tộc do
hậu quả của việc di cư quy mô lớn từ nhiều quốc gia trong suốt lịch sử. Nhiều yếu tố văn
hóa Mỹ, đặc biệt là từ văn hóa đại chúng, đã lan rộng trên toàn cầu thông qua các phương
tiện thông tin đại chúng hiện đại.

8
2.7. Tôn giáo ở Hoa Kỳ
Hoa Kỳ giống như các quốc gia khác, có quyền tự do tôn giáo và Hoa Kỳ là một
trong những quốc gia đa dạng về tôn giáo nhất trên thế giới. Ngoài việc có tất cả các giáo
phái tôn giáo chính trên thế giới, Hoa Kỳ còn là quốc gia của các tôn giáo thiểu số.
Tôn giáo Hoa Kỳ được đặt trưng bởi sự đa dạng về tín ngưỡng và thực hành tôn
giáo. Theo cuộc thăm dò gần đây, 76% tổng dân số Mỹ theo đạo Kitô giáo ( 52% theo
đạo Tin Lành, 24% theo Công giáo Rôma), 1% là Do Thái và 1% theo Hồi giáo. Một
cuộc khảo sát khác, 40% họ cho biết có tham gia buổi lễ hàng tuần và 58% cho biết họ
cầu nguyện ít nhất một lần một tuần. Đa số người Mỹ, cho rằng tôn giáo của họ đóng vai
trò rất quan trọng trong cuộc sống của họ. Nhiều tôn giáo phát triển mạnh ở Hoa Kỳ, cả
những tôn giáo có nguồn gốc từ Hoa Kỳ và những tôn giáo sau này được du nhập bởi
những người nhập cư. Kết quả là, Hoa Kỳ là một quốc gia đa dạng về văn hóa nhất.
2.8. Môi trường kinh tế ở Hoa Kỳ
Nền kinh tế Hoa Kỳ (US) là một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa hỗn hợp với kỹ
nghệ, có trình độ công nghiệp hóa phát triển rất cao. Đồng đô la Mỹ (USD) là đồng tiền
được sử dụng nhiều nhất trong giao dịch quốc tế và là đồng tiền dự trữ phổ biến nhất
trên thế giới, được đảm bảo bởi khoa học công nghệ tiên tiến, sức mạnh quân sự vượt
trội, niềm tin vào khả năng trả nợ của chính phủ Hoa Kỳ.
Sự phát triển của nền kinh tế Hoa Kỳ được hưởng lợi từ nguồn tài nguyên thiên
nhiên dồi dào, đồng thời hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển và năng suất lao động cao. Mỹ
có nền kinh tế quốc dân lớn nhất thế giới ( không bao gồm các thuộc địa) kể từ những
năm 1890 và Hoa Kỳ là nước sản xuất dầu mỏ và khí gas lớn thứ 3 thế giới.
Hoa Kỳ là một trong những thị trường tài chính lớn nhất và có ảnh hưởng nhất trên
thế giới. Thị trường chứng khoán New York (NYSE) hiện là thị trường chứng khoán có
mức vốn hoá lớn nhất. Nền kinh tế Hoa Kỳ tiếp tục dẫn đầu về đầu tư trực tiếp và tài trợ
cho R&D( Reasearch and Development). Hoa Kỳ có thị trường tiêu dùng lớn nhất thế
giới, với mức chi tiêu trung bình của hộ gia đình gấp 5 lần so với Nhật Bản. Thị trường
lao động Mỹ đã thu hút người nhập cư từ khắp nơi trên thế giới và tỷ lệ nhập cư ròng tại
đây luôn nằm trong mức cao nhất thế giới. Hoa Kỳ nằm trong bảng xếp hạng một trong

9
các quốc gia có nền kinh tế cạnh tranh và hoạt động hiệu quả nhất theo các báo cáo của
Ease of Doing Business, Báo cáo cạnh tranh toàn cầu và các báo cáo khác.
2.9. Hệ thống pháp luật ở Hoa Kỳ
Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ được xây dựng dựa trên nền tảng của luật dân sự và
luật án lệ. Nó có cấu trúc phức tạp và đa dạng, bao gồm:
1. Luật liên bang:
• Áp dụng cho toàn bộ quốc gia.
• Được tạo ra bởi Quốc hội Hoa Kỳ thông qua luật và được giải thích bởi Tòa án Tối cao
Hoa Kỳ.
• Bao gồm các lĩnh vực như luật hình sự, luật thương mại, luật thuế, luật nhập cư, v.v.
2. Luật tiểu bang:
• Áp dụng cho từng tiểu bang riêng biệt.
• Được tạo ra bởi cơ quan lập pháp của mỗi tiểu bang và được giải thích bởi tòa án tối cao
của mỗi tiểu bang.
• Bao gồm các lĩnh vực như luật hôn nhân, luật gia đình, luật hợp đồng, luật sở hữu, v.v.
3. Luật địa phương:
• Áp dụng cho các khu vực địa phương như thành phố, quận, v.v.
• Được tạo ra bởi chính quyền địa phương.
• Bao gồm các lĩnh vực như luật zoning, luật xây dựng, luật thuế tài sản, v.v.
2.10. Những đặc trưng đàm phán với đất nước Hoa Kỳ
Nếu muốn đàm phán thương mại với đối tác người Hoa Kỳ thì ít nhất cũng phải
nắm bắt được những mong muốn của họ: người Mỹ rất thực tế, họ đánh giá cao trình độ
của những thương nhân chuyên nghiệp, lắng nghe các ý kiến đóng góp, phê bình. Đàm
phán của người Mỹ trong các cuộc thương thảo được đánh giá là rất cao và chuẩn mực.
Khi người Mỹ muốn được gặp đối tác, trong tay họ đã có sẵn chương trình thực hiện chứ
không phải là bản thảo dự án nữa. Cuộc thương lượng nên diễn ra trong bầu không khí
cởi mở, người Mỹ thường là những người có đầu óc hài hước và không đến nỗi cứng
nhắc trong mọi hành động. Người Mỹ không tự ái nếu chúng ta chen ngang vào câu
chuyện của họ bằng những lời đóng góp, phê bình. Họ tranh luận đến cùng để chứng

10
minh cho chúng thấy vấn đề mà họ đề cập đến là đúng và có tính khả thi. Và để đạt được
kết quả, họ sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc, mọi nghi vấn của chúng ta.
2.11. Sự khác biệt của văn hóa Hoa Kỳ và Việt Nam
 Văn hóa chào hỏi
Người Việt Nam không chào người lạ khi đi ngang qua nhau, khi chạy bộ vô tình
gặp nhau hoặc khi đi du lịch. Ở Việt Nam, khi chào hỏi ai đó, kể cả người thân trong
gia đình, người ta thường không có những hành động thân mật và khi những người trẻ
tuổi đến thăm một gia đình, muốn thể hiện sự tôn trọng của mình bằng cách chào hỏi
người lớn tuổi nhất trong gia đình trước.
Người Mỹ lại rất cởi mở và chào hỏi tất cả mọi người ngay cả khi họ không quen
biết người đó. Đối với những người thân, người Mỹ thường bắt tay và trao một nụ hôn
nhẹ trên má người đối diện khi chào hỏi và người Mỹ chào hỏi bất cứ ai mà họ nhìn
thấy, không phân biệt lớn hay nhỏ.
 Văn hóa gia đình
Ở Hoa Kỳ, hai thế hệ sống trong một mái nhà, cha mẹ già sống trong viện dưỡng
lão. Ở Mỹ, ngay từ khi trên 18 tuổi các bạn trẻ có sự độc lập về mặt pháp lý. Các gia
đình có thành viên rải rác trên khắp nước Mỹ.
Ở Việt Nam, hai, ba hay thậm chí bốn thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà
và họ sống với con cái. Và ở Việt Nam, các gia đình càng ở gần nhau càng tốt. Bổn
phận gia đình không phải là chuyện đùa, và với tư cách là con trai / con gái, phải có
trách nhiệm chăm sóc cha mẹ và các thành viên lớn tuổi trong gia đình.
 Văn hóa trong công việc
Người Mỹ rất coi trọng sự phát triển năng lực của nhân viên, cấp trên thích giao
việc cho nhân viên càng nhiều càng tốt. Đồng thời cũng rất khuyến khích sự trao đổi công
việc giữa cấp trên và cấp dưới (có thể thông qua các cuộc họp, thảo luận hoặc trao đổi
qua các công cụ điện tử).
Người Việt Nam, cũng có sự trao đổi giữa sếp và nhân viên, nhưng thường sẽ
dừng lại ở việc nhân viên đưa ra ý kiến để cấp trên xem xét, rất ít thấy trường hợp cấp

11
trên và nhân viên tranh luận gay gắt trong công việc. Chính vì vậy hiệu quả công việc sẽ
bị ảnh hưởng rất lớn bởi năng lực cá nhân của người lãnh đạo.
 Sự tự tin vào bản thân
Người Mỹ rất coi trọng cái tôi và tính cá nhân trong nhiều mặt của cuộc sống. Họ
lạc quan, không ngần ngại ca ngợi bản thân để thể hiện sự tự tin. Người Mỹ không ngại
thể hiện quan điểm cá nhân cũng như cạnh tranh trong công việc.
Người Việt khi nói chuyện thường hạ mình xuống như một sự khiêm nhường. Người Việt
chấp nhận sự lạc quan hay bi quan như một chuyện thường tình và coi trọng sự nhường
nhịn.
 Đặt vấn đề và giải quyết việc
Người Mỹ với tính cách thẳng thắn thường sẽ đi thẳng vào vấn đề. Họ coi trọng
kết quả sau cùng, sẵn sàng đối đầu với mọi cản trở để đạt được kết quả nhanh và hiệu quả
nhất.
Người Việt thì đề cao sự mềm mỏng, khéo léo nên khi đặt vấn đề thường vòng vo
mà không đi thẳng vào vấn đề. Họ không thích xung đột nên có thể chấp nhận đi vòng
một chút (có thể tốn thời gian hơn) để đạt được kết quả mà không mất quá nhiều sức lực.
2.12. Chiều văn hóa của Hofstede

- Khoảng cách quyền lực

Mỹ Việt Nam
- Văn hóa Mỹ đề cao sự bình đẳng và - Văn hóa Việt Nam đề cao sự phân
phân cấp ít hơn cấp và tôn trọng thứ bậc.

12
- Mọi người có xu hướng chấp nhận sự - Mọi người có xu hướng chấp nhận
phân cấp quyền lực dựa trên năng lực và sự phân cấp quyền lực dựa trên tuổi
thành tích. tác, địa vị xã hội và chức danh.

- Tôn trọng ý kiến của đa số và khuyến - Tôn trọng cấp trên và đề cao tính kỷ
khích sự tham gia của mọi người luật.

Vậy sự ảnh hưởng mà nó mang lại là gì:

Mỹ:

- Môi trường làm việc cởi mở, khuyến khích giao tiếp trực tiếp và phản hồi.

- Quản lý tập trung vào việc trao quyền và tạo động lực cho nhân viên.

- Xung đột được giải quyết thông qua thảo luận và thương lượng.

Việt Nam:

- Môi trường làm việc tôn trọng thứ bậc, giao tiếp gián tiếp và đề cao sự hòa hợp.

- Quản lý tập trung vào việc ra lệnh và kiểm soát nhân viên.

- Xung đột được giải quyết thông qua trung gian và tránh đối đầu trực tiếp.

- Tính cá nhân tập thể

Mỹ Việt Nam
- Nền văn hóa đề cao tính độc lập, tự - Nền văn hóa đề cao tính tập thể, gắn
chủ, tự chịu trách nhiệm cho bản thân. kết, tương trợ lẫn nhau.

- Mọi người được khuyến khích phát - Mọi người coi trọng lợi ích chung

13
triển bản thân, theo đuổi mục tiêu cá của nhóm hơn lợi ích cá nhân.
nhân.
- Quan hệ cá nhân được xây dựng dựa
- Quan hệ cá nhân được xây dựng dựa trên sự ràng buộc về gia đình, quê
trên sự đồng thuận và tôn trọng lẫn hương, và nghĩa vụ.
nhau.

2.13. Những lưu ý và những điều cần tránh khi đàm phán với nước Hoa Kỳ:
Trước khi đàm phán:
• Hiểu rõ về đối tác: Nghiên cứu về văn hóa kinh doanh, phong cách đàm phán, và mục
tiêu của đối tác Hoa Kỳ.
• Xác định mục tiêu rõ ràng: Xác định rõ ràng những gì bạn muốn đạt được trong quá
trình đàm phán.
• Chuẩn bị đầy đủ thông tin và tài liệu: Mang theo tất cả các tài liệu cần thiết để chứng
minh cho lập luận của bạn.
• Luyện tập kỹ năng đàm phán: Tham gia các khóa học hoặc diễn tập với người khác để
nâng cao kỹ năng đàm phán của bạn.
Trong quá trình đàm phán:
• Đến đúng giờ: Người Mỹ rất coi trọng sự đúng giờ.
• Giao tiếp rõ ràng và trực tiếp: Nói to, rõ ràng và sử dụng ngôn ngữ đơn giản.
• Thể hiện sự tự tin: Thể hiện sự tự tin và chuyên nghiệp trong cách nói chuyện và hành
xử.
• Giữ bình tĩnh và kiên nhẫn: Đàm phán có thể mất nhiều thời gian, hãy kiên nhẫn và giữ
bình tĩnh.
• Lắng nghe cẩn thận: Lắng nghe cẩn thận quan điểm của đối tác và thể hiện sự tôn
trọng.

14
• Sẵn sàng thỏa hiệp: Không mong đợi mọi thứ theo ý mình, hãy sẵn sàng thỏa hiệp để
đạt được thỏa thuận chung.
Một số lưu ý khác:
• Hiểu biết về luật pháp Hoa Kỳ: Hiểu biết về luật pháp Hoa Kỳ liên quan đến lĩnh vực
bạn đàm phán sẽ giúp bạn bảo vệ quyền lợi của mình.
• Sử dụng luật sư hoặc chuyên gia tư vấn: Nếu bạn không có kinh nghiệm đàm phán với
Hoa Kỳ, hãy cân nhắc sử dụng luật sư hoặc chuyên gia tư vấn để hỗ trợ bạn.
• Tôn trọng văn hóa và phong tục tập quán của Hoa Kỳ: Tôn trọng văn hóa và phong tục
tập quán của Hoa Kỳ sẽ giúp bạn tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với đối tác.
Ngoài ra:
• Cẩn thận với ngôn ngữ cơ thể: Người Mỹ rất chú ý đến ngôn ngữ cơ thể, hãy đảm bảo
ngôn ngữ cơ thể của bạn phù hợp với lời nói của bạn.
• Tránh đưa ra những lời phàn nàn hoặc chỉ trích: Người Mỹ không thích những người
hay phàn nàn hoặc chỉ trích.
• Thể hiện sự lạc quan: Người Mỹ thích những người lạc quan và tin tưởng vào tương
lai.
Những điều cần tránh:
• Trễ giờ: Người Mỹ rất coi trọng sự đúng giờ, trễ giờ sẽ khiến bạn mất điểm trong mắt
đối tác.
• Nói vòng vo: Người Mỹ thích giao tiếp trực tiếp và rõ ràng, hãy tránh nói vòng vo hoặc
sử dụng ngôn ngữ mập mờ.
• Thể hiện sự thiếu tôn trọng: Luôn thể hiện sự tôn trọng đối với đối tác, ngay cả khi bạn
không đồng ý với họ.
• Mất bình tĩnh: Giữ bình tĩnh trong mọi tình huống, không nên nóng giận hay mất kiểm
soát.
• Đưa ra lời hứa mà bạn không thể thực hiện: Chỉ đưa ra những lời hứa mà bạn có thể
thực hiện.
• Thiếu chuẩn bị: Chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi đàm phán là vô cùng quan trọng, thiếu
chuẩn bị sẽ khiến bạn gặp khó khăn trong quá trình đàm phán.

15
CHƯƠNG 3: MỐI QUAN HỆ GIỮA HOA KỲ VÀ VIỆT NAM TRONG KINH
DOANH
Quan hệ kinh tế Việt-Mỹ phát triển mạnh mẽ từ giữa những thập niên 90. Quan hệ
ngoại giao Việt Nam-Hoa Kỳ được chính thức thiết lập ngày 12/07/1995.
Năm ngoái, Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ và là quốc
gia thành viên thuộc Hiệp hội Các quốc gia khu vực Đông Nam Á (ASEAN) xuất khẩu
nhiều nhất sang Mỹ.
Về phía Việt Nam, Mỹ hiện tại là đối tác thương mại lớn thứ 2 và là thị trường
xuất khẩu lớn nhất Việt Nma. Trong 10 năm qua, kim ngạch xuất khẩu hàng năm của
Việt Nam sang Mỹ đã tăng trường bình quân gần 20%.
3.1. Tỉ lệ xuất nhập khẩu giữa Việt Nam-Mỹ
Theo bộ Công Thương, trong 11 tháng năm 2023, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn
nhất Việt Nam với kim ngạch ước đạt 88,05 tỉ USD, giảm 13,1% so với cùng kid năm
ngoái, chiếm 27% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Nhập khẩu từ Mỹ đạt 12,57%,
giảm 6,4%.
è Việc kim ngạch xuất nhập khẩu có sự giảm sụt do tình hình kinh tế khó khăn chung trên
toàn thế giới, đặc biệt là sau khi trải qua đại dịch COVID. Dự báo trong thời gian tới,
xuất nhập khẩu sẽ được phục hồi nhanh chóng.
3.2. Những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ
Nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch lớn nhất là máy móc, thiết bị dụng cụ với
12,5 tỷ USD. Tiếp theo đó là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 11,82 tỷ
USD. Cuối cùng là ngành dệt may với 11 tỷ USD.
Như vậy, với riêng 3 nhóm hàng này đã chiếm gần 50% kim ngạch xuất khẩu của
Việt Nam sang Mỹ.
Ngoài ra, Việt Nam còn xuất khẩu những mặt hàng như thủy sản, giày dép, dầu
thô, sản phẩm gỗ, hạt điều, cà phê ...
Với 1 thị trường lớn như Mỹ thì sản phẩm ta xuất khẩu sang cũng đòi hỏi chất
lượng cũng như hình thức khắt khe. Đây là một cơ hội tìm năng để Việt Nam định vi
thương hiệu của mình.

16
3.3.Những mặt hàng Việt Nam nhập khẩu
Ở chiều ngược lại, kim ngạch xuất khẩu từ Mỹ đạt 10,26 tỷ USD, giảm khoảng
900 triệu so với năm ngoái.
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất với
2.63 tỷ USD.
Ngoài ra, còn nhiều nhóm hàng nhập khầu từ Mỹ có kim ngạch hàng năm triệu
USD như bông, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; sắt thép... Hợp tác kinh tế, thương
mại luôn là điểm sáng trong quan hệ Việt Nam-Mỹ, trao đổi thương mại 2 chiều đạt
123,9 tỷ, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ gần 110 tỷ USD.
Chuyến thăm Việt Nam của tổng thống Mỹ Joe Biden diễn Ra vào tháng 9 năm
ngoái đã tạo nên dấu đặc biệt sâu sắc trong quan hệ hai nước. Việt Nam từ quan hệ “đối
tác toàn diện” sang “đối tác chiến lược toàn diện” vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền
vững. Hai bên nhất trí tạo điều kiện thuận lợi và mở cửa thị trường hơn nữa cho hàng
hóa, dịch vụ của cả 2 nước, cùng nhau gaiir quyết các vấn đề rào cản thương mại.

17
CHƯƠNG 4: GỢI Ý CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI LÀM ĂN VỚI ĐỐI
TÁC HOA KỲ
4.1. Nắm vững văn hóa kinh doanh của Hoa Kỳ:
Trong văn hóa kinh doanh của Mỹ, sự linh hoạt và sáng tạo thường được đánh giá
cao. Các doanh nghiệp cần phải có khả năng thích nghi nhanh chóng với các thay đổi
trong thị trường và cung cấp các giải pháp và sản phẩm mới mẻ để đáp ứng nhu cầu của
khách hàng. Một ví dụ điển hình là cách mà các công ty công nghệ Mỹ như Google và
Apple liên tục đổi mới và phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới để duy trì sự cạnh tranh
và thu hút người tiêu dùng.

4.2. Xây dựng mối quan hệ dựa trên sự tin cậy và trung thực:
Trong giao dịch kinh doanh với Mỹ, sự tin cậy và trung thực là yếu tố quan trọng.
Ví dụ, khi ký kết hợp đồng hoặc thỏa thuận với đối tác Mỹ, việc đảm bảo rằng các điều
khoản và điều kiện được minh bạch và dễ hiểu là rất quan trọng.
4.3.Chú trọng đến chất lượng và hiệu suất:
Mỹ là một thị trường rất đòi hỏi về chất lượng và hiệu suất sản phẩm và dịch vụ.
Ví dụ, trong lĩnh vực thực phẩm và nông sản, việc tuân thủ các tiêu chuẩn về an toàn thực
phẩm của Mỹ là cực kỳ quan trọng. Các doanh nghiệp cần phải đảm bảo rằng sản phẩm
của họ không chỉ đáp ứng được các yêu cầu về an toàn thực phẩm mà còn đảm bảo rằng
chất lượng và dinh dưỡng của sản phẩm là tốt nhất có thể. Việc này sẽ giúp đảm bảo rằng
sản phẩm được chấp nhận và tin tưởng bởi người tiêu dùng Mỹ. Trong lĩnh vực công
nghệ, việc đảm bảo chất lượng và hiệu suất của các sản phẩm và dịch vụ cũng là một yếu
tố quan trọng. Các doanh nghiệp cần phải đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để tạo ra
các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao và hiệu suất tốt nhất có thể. Điều này sẽ giúp
củng cố uy tín của họ trên thị trường Mỹ và thu hút sự quan tâm từ phía khách hàng.
4.4. Đầu tư vào việc xây dựng mối quan hệ:
Một cách hiệu quả để xây dựng mối quan hệ với đối tác Mỹ là thường xuyên tạo
cơ hội gặp gỡ và trao đổi ý kiến trực tiếp, điều đó củng cố mối quan hệ càng thêm chặt
chẽ. Ngoài ra, việc đầu tư vào việc hiểu sâu hơn về văn hóa và quan điểm kinh doanh của

18
đối tác cũng là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ. Điều này giúp
tạo ra sự tôn trọng và sự tương tác tích cực giữa các bên, từ đó củng cố mối quan hệ kinh
doanh và tạo ra một môi trường làm việc tích cực và hỗ trợ cho cả hai bên. Cuối cùng,
việc duy trì sự liên lạc và giao tiếp định kỳ cũng rất quan trọng để duy trì mối quan hệ.
Việc tạo ra một lịch trình liên lạc định kỳ và duy trì sự thông tin liên tục giữa các bên
giúp đảm bảo rằng mối quan hệ không chỉ được xây dựng một cách hiệu quả mà còn
được duy trì và phát triển theo thời gian.

19
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyen, T. (2023). Văn hóa nước Mỹ - Sự đặc biệt của quốc gia có tầm ảnh
hưởng. Retrieved from https://think.edu.vn/van-hoa-nuoc-my/
2. Sơn, V. (2007). 5 yếu tố vàng trong làm ăn với người Mỹ. Retrieved from
https://vneconomy.vn/5-yeu-to-vang-trong-lam-an-voi-nguoi-my.htm
3. “Du học Mỹ- Văn hóa giao tiếp, ứng xử khi gặp người dân Mỹ”.
https://duhocaau.vn/chi-tiet-du-hoc/du-hoc-my-van-hoa-giao-tiep-ung-xu-
khi-gap-nguoi-dan-my. Truy cập (1/3/2024)
4. “Văn hoá giao tiếp kinh doanh của Hoa Kỳ và những vấn đề doanh nhân
Việt Nam cần lưu ý khi giao tiếp, đàm phán với đối tác Hoa Kỳ” (2009).
https://chongbanphagia.vn/van-hoa-giao-tiep-kinh-doanh-cua-hoa-ky-va-
nhung-van-de-doanh-nhan-viet-nam-can-luu-y-khi-giao-tiep-
n1051.html .Truy cập (1/3/2024)
5. “Cách giao tiếp với người Mỹ nhiều điều có thể học hỏi” (2015).
http://me.phununet.com/WikiPhununet/ChiTietWiki.aspx?
m=0&StoreID=23311. Truy cập (20/2/2024)
6. “Sự đa dạng về tôn giáo tại Hoa Kỳ”. https://www.dinhcutoancau.vn/su-da-
dang-ve-ton-giao-tai-hoa-ky/. Truy cập (20/2/2024)
7. “Kinh tế Hoa Kỳ”. https://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_t%E1%BA
%BF_Hoa_K%E1%BB%B3. Truy cập (21/2/2024)
8. Legal Aid Society of Cleveland - Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ hoạt động
như thế nào?: https://lasclev.org/vi/how-does-the-u-s-legal-system-work/
9. Bạn biết gì về nghệ thuật đàm phán của người Mỹ, (2021).
https://luatminhkhue.vn/ban-biet-gi-ve-nghe-thuat-dam-phan-thuong-mai-
voi-nguoi-my-.aspx . Truy cập (1/3/2024).
10. Đôi nét về văn hóa Việt Nam và Mỹ (2020). https://anbvietnam.vn/tin-tuc-
my/van-hoa-my-va-viet-nam.html. Truy cập (1/3/2024)

You might also like