You are on page 1of 4

Buổi 2: 20/09/2023

Bài 1: KHÁI QUÁT LUẬT BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG


2.1 Khái niệm pháp luật bảo vệ người tiêu dùng
2.1.1 Khái niệm
2.1.2 Đặc điểm
- Áp đặt những điều kiện bắt buộc thương nhân phải tuân thủ để khắc phục những bất lợi của
người tiêu dùng trong quan hệ với nhà cung cấp dịch vụ
- Xác định trách nhiệm sản phẩm một cách nghiêm khắc và mở rộng về chủ thể chịu trách
nhiệm
- Thiết lập những ngoại lệ so với những nguyên tắc tố tụng dân sự truyền thống nhằm tạo
điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng tham gia giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền
lợi của mình bị vi phạm
2.2 Lịch sử pháp luật bảo vệ người tiêu dùng thế giới
2.3 Nội dung pháp luật bảo vệ người tiêu dùng
- Quyền nghĩa vụ người tiêu dùng
- Quyền nghĩa vụ bên cung cấp hàng hóa, dịch vụ
- Các cơ quan khác
- Quản lý nhà nước
3. Khái quát pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
3.1 Sự hình thành và phát triển
- Trước năm 1986 không có
- 1986 đến 1999 rải rác chưa có văn bản thống nhất
- 1999 đến 2000 có Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhưng còn sơ khai
- 2000 đến 2010: Luật Bảo vệ người tiêu dùng 2010 ra đời.
3.2 Hiệu lực của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010
- Đối tượng áp dụng: Người tiêu dùng; tổ chức, các nhận kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; các
tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Thời gian áp dụng: từ ngày 01/7/2011
- Phạm vi điều chỉnh
3.3 Nguồn của pháp Luật Bảo vệ người tiêu dùng 20101
- Hiến pháp 2013
- Luật
- Văn bản dưới luật
Bài 2: THIẾT CHẾ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG
1. Khái quát về thiết chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Thiết chế bảo vệ người tiêu dùng là các cơ quan tổ chức giải quyết hoặc hỗ trợ giải quyết
những vấn dề liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng
- 3 nhóm cơ quan:
+ Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:
+ Hệ thống tổ chức tài phán: tòa án (cấp huyện, tỉnh, cấp cao, tối cao) và trọng tài
thương mại
+ Hệ thống các tổ chức xã hội trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Hội Bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng2

1
1. Hiểu như thế nào là nguồn của pháp luật bảo vệ người tiêu dùng
=> Hiểu nôm na là căn cứ để giải quyết những vấn đề trong pháp luật bảo vệ người tiêu
dùng
Nguồn của pháp luật là tất cả các căn cứ được các chủ thể có thẩm quyền sử dụng làm cơ sở
để xây dựng, ban hành, giải thích pháp luật cũng như để áp dụng vào việc giải quyết các vụ
việc pháp lý xảy ra trong thực tế.
2. Điều kiện để trở thành nguồn
=> Đúng, chính xác, mang tính xác minh, xác thực
=> Áp dụng được cho hầu hết mọi tình huống liên quan đến những vấn đề phát sinh trong
quan hệ
3. Nêu ra văn bản pháp luật hiện hành là nguồn của pháp luật bảo vệ người tiêu dùng
- Văn bản quy phạm pháp luật
- Tập quán pháp
- Tiền lệ pháp
? Điều ước quốc tế có là nguồn của Pháp luật Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam hay không?
 Có nhưng không phải tất cả. Điều kiện: Điều ước Việt Nam là thành viên; có những
quy phạm pháp luật liết quan đến Pháp luật Bảo vệ người tiêu dùng
Buổi 3: 27/09/2023

2. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- CP thống nhất quản lý nhà nước
- Bộ Công thương chịu trách nhiệm trước CP
- Bộ, cơ quan ngang Bộ phối hợp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn
- UBND các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện QLNN
3. Hệ thống cơ quan tài phán về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Tòa án nhân dân
- Trọng tài thương mại
- Các tổ chức hòa giải chuyên nghiệp do cơ quan quản lí nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng
(Trung tâm hòa giải thương mại, trung tâm trọng tài thương mại) hoặc các tổ chức xã hội
tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng) thành lập
4. Vai trò tổ chức xã hội trong việc bảo vệ quyền lợ gnuwof
- Hướng dẫn, giúp đỡ, tư vấn khi có yêu cầu
- Đại diện người tiêu dùng khởi kiện hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng
- Cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông tin về
hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức
- Độc lập khảo sát, thử nghiệm, công bố kết quả khảo sát, thử nghiệm chất lượng hàng hóa,
dịch vụ do mình thực hiện, thông tin, cảnh báo cho người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ và
chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin, cảnh báo của mình; kiến nghị Cơ quan quản lý
nhà nước có thẩm quyền xử lý
Bài 3: TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KINH DOANH HÀNG HÓA
DỊCH VỤ ĐỐI VỚI NGƯỜI TIÊU DÙNG
1. Trách nhiệm cung cấp thông tin về hàng hóa dịch vụ cho người tiêu dùng
1.1 Ý nghĩa của việc cung cấp thông tin cho người tiêu dùng
- Đảm bảo cho người tiêu dùng có thể đưa ra quyết định, lựa chọn đúng đắn trước khi xác
lập, giao dịch đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh về việc mua hoặc sử dụng hàng hóa, dịch
vụ
2
Hội bảo vệ người tiêu dùng chưa có hiệu quả cao vì xuất phát từ chính bản thân người tiêu
dùng (không biết đến Hội), từ chính Hội bảo vệ người tiêu dùng, sự tiếp cập của chính sách,
luật pháp nhà nước (Luật quy định thẩm quyền của Hội rất ít). Thừa nhận là để bảo vệ người
tiêu dùng thì những người trong Hội phải có kiến thức ít nhất là vững về pháp luật, không
đảm bảo về chất lượng cũng như là tinh thần của người trong Hội. Thiếu động lực vận hành
luật.
1.2 Nội dung trách nhiệm cung cấp thông tin
- Căn cứ điều 12 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:
+ Ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật.
+ Niêm yết công khai giá hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm kinh doanh, văn phòng dịch
vụ.
+ Cảnh báo khả năng hàng hóa, dịch vụ có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính mạng,
tài sản của người tiêu dùng và các biện pháp phòng ngừa.
+ Cung cấp thông tin về khả năng cung ứng linh kiện, phụ kiện thay thế của hàng hóa.
+ Cung cấp hướng dẫn sử dụng; điều kiện, thời hạn, địa điểm, thủ tục bảo hành trong
trường hợp hàng hóa, dịch vụ có bảo hành.
+ Thông báo chính xác, đầy đủ cho người tiêu dùng về hợp đồng theo mẫu, điều kiện
giao dịch chung trước khi giao dịch.
- Trách nhiệm của bên thứ ba: điều 13
2. Trách nhiệm thực hiện hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung
3. Trách nhiệm cung cấp bằng chứng giao dịch
4. Trách nhiệm bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện
5. Trách nhiệm bồi thường

You might also like