You are on page 1of 5

Câu 1: Hãy nêu Sứ mạng và hệ thống giá trị cơ bản của Trường Đại học Ngoại

ngữ, Đại học Huế?

*Sứ mệnh:

- Sứ mệnh của Trường Đại học Ngoại ngữ là đào tạo, nghiên cứu khoa học về ngôn ngữ
và văn hoá nhằm không ngừng nâng cao năng lực ngoại ngữ của người Việt Nam, trước
hết là những người dân miền Trung và Tây Nguyên, và người nước ngoài vì sự hiểu biết
và gắn kết các dân tộc trên toàn thế giới.

*Hệ thống giá trị cơ bản:

- Trường Đại học Ngoại ngữ cam kết duy trì và phát huy các giá trị cốt lõi sau đây:

+ Tôn trọng và khuyến khích tính sáng tạo;

+ Đổi mới, chất lượng và hiệu quả trong các lĩnh vực hoạt động.

+ Đề cao tinh thần trách nhiệm, chuẩn mực và tận tụy trong dạy - học và nghiên cứu khoa
học.

+ Phát huy tính dân chủ, đoàn kết, hợp tác trong công việc; trung thực, khoan dung, nhân
ái trong ứng xử và lối sống.

- Hãy nêu quy định liên quan đến Ngoại ngữ không chuyên và Ngoại ngữ 2 tổng hợp áp
dụng đối với sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế.

- Chương trình được xây dựng nhằm đạt các mục tiêu đã được quy định tại kiến thức,
điều 35 của Luật giáo dục, cụ thể là đào tạo cử nhân ngành Ngoại ngữ (theo kỹ năng, các
định hướng nghề nghiệp hoặc nghiên cứu), có phẩm chất chính trị và trình độ đạo đức
nghề nghiệp, có sức khoẻ tốt, có khả năng giải quyết tốt các công ngoại ngữ việc thuộc
ngành nghề chuyên môn, đáp ứng được những yêu cầu của xã đạt được hội và của nền
kinh tế trong quá trình hội nhập.

- Chương trình được xây dựng nhằm cung cấp cho người học những kiến thức tương đối
sâu và rộng về ngôn ngữ, văn hoá - văn học nước ngoài; rèn luyện và phát huy các kỹ
năng giao tiếp bằng ngoại ngữ được học ở mức độ thành thạo; cho phép người học đạt
được trình độ nghiệp vụ vững vàng (như giảng dạy ngoại ngữ ở các bậc học, làm công tác
biên - phiên dịch trong các lĩnh vực kinh tế - văn hoá - xã hội, bước đầu hình thành năng
lực nghiên cứu khoa học về ngôn ngữ, văn học hoặc văn hoá-văn minh của các nước
mình học tiếng, cũng như có khả năng hành nghề trong một số hoạt động dịch vụ khác
như hướng dẫn du lịch, bảo tàng.

- Có trình độ ngoại ngữ chuyên đạt bậc 4/6 (B2) đối với sinh viên tốt nghiệp

đại học các ngành sư phạm và ngôn ngữ, bậc 4/6 Tiếng Anh đối với sinh viên tốt nghiệp
ngành Quốc tế học, bậc 3/6 Tiếng Anh đối với sinh viên tốt nghiệp ngành Việt Nam học.

- Có trình độ ngoại ngữ không chuyên ( ngoại ngữ 2) bậc 3/6.

- Hãy nêu yêu cầu liên quan đến học lại và học cải thiện.

a. Sinh viên có học phần bắt buộc bị điểm F phải đăng ký học lại học phần đó ở một
trong các học kỳ tiếp theo cho đến khi đạt điểm A, B, C hoặc D.

b. Sinh viên có học phần tự chọn bị điểm F phải đăng ký học lại học phần đó hoặc học
đổi sang học phần tự chọn tương đương khác.

· c. Ngoài các trường hợp quy định tại khoản b và khoản c của Điều này, sinh viên được
quyền đăng ký học lại hoặc học đổi sang học phần khác đối với các học phần bị điểm D
để cải thiện điểm trung bình chung tích lũy.

Câu 2: Trình bày trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; tổ
chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng? Với tư cách là người tiêu dùng
thông minh, các anh (chị) có quyền và nghĩa vụ gì ?
- Để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (2010)
đã quy định tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có các trách nhiệm sau đối với
người tiêu dùng:
+ Trách nhiệm cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng;
+ Giải thích hợp đồng giao kết với người tiêu dùng;
+ Cung cấp bằng chứng giao dịch;
+ Bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện;
+ Thu hồi hàng hóa có khuyết tật;
+ Bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra.
- Theo Điều 28, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (2010), tổ chức xã hội tham
gia bảo vệ người tiêu dùng bằng các hoạt động sau đây:
Hướng dẫn, giúp đỡ, tư vấn người tiêu dùng khi có yêu cầu;
Đại diện người tiêu dùng khởi kiện hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng;
Cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông tin về
hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ;
Độc lập khảo sát, thử nghiệm; công bố kết quả khảo sát, thử nghiệm chất lượng hàng
hóa, dịch vụ do mình thực hiện; thông tin, cảnh báo cho người tiêu dùng về hàng hóa,
dịch vụ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thông tin, cảnh báo của mình; kiến
nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng;
Tham gia xây dựng pháp luật, chủ trương, chính sách, phương hướng, kế hoạch và biện
pháp về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
Thực hiện nhiệm vụ được cơ quan nhà nước giao theo quy định tại Điều 29 Luật bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng;
Tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức tiêu dùng.
- Với tư cách là người tiêu dùng thông minh, tôi có quyền và nghĩa vụ
Quyền của người tiêu dùng
1. Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi
tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ cung cấp (bên bán).
2. Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về bên bán; nội dung giao dịch hàng hóa,
dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan và thông tin
cần thiết khác.
3. Lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, bên bán theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình. Quyết
định tham gia hoặc không tham gia giao dịch và các nội dung thỏa thuận.
4. Góp ý kiến với bên bán về giá cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ,
phương thức giao dịch và nội dung khác liên quan đến giao dịch.
5. Tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng.
6. Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn
kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả. Hoặc nội dung khác mà bên
bán đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết.
7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi
của mình theo quy định.
8. Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.
Nghĩa vụ của người tiêu dùng
Kiểm tra hàng hóa trước khi nhận;
Lựa chọn tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không làm tổn hại
đến môi trường, trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, không gây nguy hại đến
tính mạng, sức khỏe của mình và của người khác;
Thực hiện chính xác, đầy đủ hướng dẫn sử dụng hàng hóa, dịch vụ.
Thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện hàng hóa,
dịch vụ lưu hành trên thị trường không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây
thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng;
Thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện hành vi của
bên bán xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.
Câu 3: Trình bày trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; tổ
chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng? Với tư cách người tiêu dùng
thông minh, các anh (chị) có quyền và nghĩa vụ gì?
*Các nguyên nhân gây ra cháy, nổ:
- Cháy do nhiệt độ cao đủ sức đốt cháy một số chất như que diêm, dăm bào, gỗ (750800),
khi hàn hơi, hàn điện, …
- Nguyên nhân tự bốc cháy: gỗ thông 250, giấy 184, vải sợi hoá học 180,
- Cháy do tác dụng của hoá chất, do phản ứng hóa học: một vài chất nào đó khi tác dụng
với nhau sẽ gây ra hiện tượng cháy.
- Cháy do điện: khi chất cách điện bị hư hỏng, do quá tải hay ngắn mạch chập điện, dòng
điện tăng cao gây nóng dây dẫn, do hồ quang điện sinh ra khi đóng cầu dao điện, khi
cháy cầu chì, chạm mach, …
- Cháy do ma sát tĩnh điện của các vật thể chất cháy với nhau, như ma sát mài, …
- Cháy do tia bức xạ: tia nắng mặt trời khi tiếp xúc với những hỗn hợp cháy, nắng rọi qua
những tấm thủy tinh lồi có thể hội tụ sức nóng tạo thành nguồn.
- Cháy do sét đánh, tia lửa sét.
- Cháy do áp suất thay đổi đột ngột: trường hợp này dễ gây nổ hơn gây cháy. Khi đổ nước
nguội vào nước kim loại nóng chảy gây nổ; bởi vì khi nước nguội gặp nhiệt độ cao sẽ bốc
hơi, tức khắc kéo theo tăng áp suất gây nổ. VD: Chất pH3 bình thường không gây nổ khi
có oxy, nhưng khi hạ áp suất xuống lại gây ra nổ.
- Cháy nổ. Trong công nghiệp hay dùng các thiết bị có nhiệt độ cao như lò đốt, lò nung,
các đường ống dẫn khí cháy, các bể chứa nhiên liệu dễ cháy gặp lửa hay tia lửa điện có
thể gây cháy, nổ.
+ Nổ lý học: là trường hợp nổ do áp suất trong một thể tích tăng cao mà vỏ bình chứa
không chịu nổi áp suất nén đó nên bị nổ.
+ Nổ hoá học: là hiện tượng nổ do cháy cực nhanh gây ra (thuốc súng, bom, đạn, mìn,
… ).
*Các phương pháp phòng chống cháy nổ:
Nên che chắn cẩn thận khi dùng các thiết bị hàn có tình trạng phóng tia lửa điện.
Không dùng lửa để kiểm tra các thiết bị chứa chất dễ cháy như bình gas trong bếp, xăng
dầu trong bình hoặc những nơi có nguy cơ gây cháy.
Tắt bếp, thiết bị điện khi ngừng sử dụng, không nên làm việc này và việc kia cùng lúc vì
dễ dẫn đến tình trạng quên tắt thiết bị.
Sử dụng thiết bị điện đúng công suất để đảm bảo sự an toàn cho chính bạn và những
người xung quanh
Không lưu trữ những chất dễ gây cháy nổ khi không được phép của cơ quan có chức
năng. Phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn phòng cháy của cơ quan chức năng khi được phép
lưu trữ.
Khi có cháy, cần ngắt các thiết bị điện trong gia đình qua công tắc điện tổng bằng gậy,
chất cách điện.
Sử dụng bình chữa cháy gần nhất để dập tắt các đám lửa nhỏ không liên quan đến xăng,
dầu…
Tuyệt đối không sử dụng nước để dập lửa phát ra từ xăng, dầu vì các chất trên nhẹ hơn
nước nên sẽ khiến ngọn lửa nhanh chóng lan rộng, khó khống chế.

You might also like