You are on page 1of 59

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT TP.HCM


KHOA KINH TẾ

HỌC PHẦN: QUẢN LÝ TÔNG THỂ DOANH NGHIỆP


TRẢ LỜI CÂU HỎI ERP
GVHD: ThS. Trần Kim Toại
Mã học phần: 211ERPS431208
Nhóm sinh viên thực hiện:

STT HỌ VÀ TÊN MSSV


1 Võ Thị Thu Ngân 19126070
2 Nguyễn Thị Hồng Ngân 19126067
3 Nguyễn Diệu Thảo 19126098
4 Lê Thị Hải Âu 19126016
5 Phạm Thị Thu Nguyệt 20132049

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2021


HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-2022
(Lớp thứ 3 – Tiết 1 - 4)
Tiểu luận cuối khóa
MỨC ĐỘ
STT HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN MÃ SỐ SINH VIÊN
HOÀN THÀNH
1 Võ Thị Thu Ngân 19126070 A
2 Nguyễn Thị Hồng Ngân 19126067 A
3 Nguyễn Diệu Thảo 19126098 A
4 Lê Thị Hải Âu 19126016 A
5 Phạm Thị Thu Nguyệt 20132049 A

Ghi chú:
- Trưởng nhóm: Võ Thị Thu Ngân SĐT: 0932103719

Nhận xét của giáo viên


...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

Ngày 27 tháng 11 năm 2021


BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
Hoàn
Họ và tên MSSV Nhiệm vụ
thành
Câu 4 và tổng hợp 100%
Lê Thị Hải Âu 19126016
Word
Nguyễn Diệu Thảo 19126098 Câu 2 và Thiết kế PPT 100%

Nguyễn Thị Hồng Ngân 19126067 Câu 5 100%

Võ Thị Thu Ngân 19126070 100%


Câu 5

Câu 1, 3 và tổng hợp 100%


Phạm Thị Thu Nguyệt 20132049
Word
ĐỀ BÀI
Câu 1: Trình bày các phương pháp triển khai dự án ERP, các bước đánh giá lựa chọn
nhà cung cấp phần mềm ERP, tái cấu trúc mô hình quản trị doanh nghiệp khi triển
khai ERP với quản trị của sự thay đổi (OCM). (Trang1-7)
Câu 2: Chọn 1 công ty nước ngoài hoặc VN, phân tích quá trình chuyển đổi số của
công ty đó, đánh giá những thành tựu và khó khăn với số liệu minh họa cụ thể. Đề
xuất 1 số giải pháp để chuyển đối số thành công khi triển khai ERP. Phân tích tính khả
thi và hiệu quả mong muốn. (Trang 8-19)
Câu 3: Trình bày các yếu tố đảm bảo thành công khi triển khai dự án ERP với các
trích dẫn đầy đủ. (Trang 20-21)
Câu 4: Lựa chọn 1 doanh nghiệp ở VN hoặc nước ngoài hãy đánh giá và lựa chọn
phương pháp triển khai ERP (Trang 22-25)
a) Trình bày ưu điểm và nhược điểm đánh giá lựa chọn phần mềm ERP dưới theo
phương pháp ERP SaaS và ERP on Premise
b) Tính toán chi phí của hai phương pháp triển khai hệ thống ERP trong 5 năm (NPV)
lựa chọn phương pháp nào tại sao?
Câu 5: Thiết kế và xây dựng 1 hệ thống mini-ERP của một doanh nghiệp cụ thể (hư
cấu) (Trang 26-51)
- Giới thiệu sơ lược về hệ thống đó, những khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp
phải, những áp lực trong quản trị doanh nghiệp, từ đó đưa ra các mục tiêu cần
thiết để xây dựng phần mềm quản trị tổng thể doanh nghiệp, đặc tả các tính năng,
quy trình nghiệp vụ cần thiết của phần mềm ERP, xây dựng các quy trình bằng sơ
đồ flow chart và diễn tả các quy trình nghiệp vụ đó.
- Mô phỏng 1 số tính năng cơ bản bằng cách xây dựng các quy trình Sales &
marketing, Accounting & Finance, Supply Chain Management, Human Resource,
Quản lý nguyên vật liệu material management, lập kế hoạch sản xuất, các báo cáo
như bảng cân đối kế toán, hàng tồn kho, kết quả hoạt động kinh doanh… thông
qua tương tác các chức năng trên phần mềm Odoo ERP và chia sẽ dữ liệu tập
trung (Demo 1 số tính năng cơ bản).
1

Câu 1: Trình bày các phương pháp triển khai dự án ERP, các bước đánh giá lựa chọn
nhà cung cấp phần mềm ERP, tái cấu trúc mô hình quản trị doanh nghiệp khi triển
khai ERP với quản trị của sự thay đổi (OCM).
1.1. Các phương pháp triển khai dự án ERP
Hệ thống ERP là viết tắt từ Enterprise resource planning systems. Đây là giải pháp
công nghệ đa nhiệm, có chức năng quản lý hệ thống nhiều phòng, ban của một doanh
nghiệp. Hệ thống ERP dùng để quản lý, thu thập, lưu trữ và phân tích mọi dữ liệu từ
hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhân sự, sản phẩm, thanh toán… của doanh nghiệp.
Có thể nói hệ thống ERP trở thành công cụ quản lý đắc lực mà nhiều doanh nghiệp
ngày nay áp dụng. Giải pháp thân thiện với người dùng, bảo mật cao và tối ưu chi phí
cho doanh nghiệp sử dụng.
Triển khai ERP nhằm tổng hợp, thống nhất và quản lý các thông tin từ phòng/ ban
doanh nghiệp. Triển khai hệ thống ERP giúp nâng cao chất lượng các hoạt động nhờ
nhiều tính năng khép kín và kết nối chặt chẽ. Xây dựng hệ thống ERP mang lại hiệu
quả thiết thực cho doanh nghiệp như gia tăng lợi nhuận, tối ưu thời gian và chi phí sản
xuất, cải thiện hiệu suất làm việc...
Đứng ở góc độ nhà lãnh đạo có quyết định trực tiếp tới phương pháp triển khai
ERP Odoo, chúng ta có thể lựa chọn 1 trong 3 chiến lược triển khai ERP như sau:
- Big Bang (phương pháp triển khai tổng lực): đây là phương pháp triển khai tổng
thể cho toàn bộ các phòng ban ở tất cả các phân hệ đồng thời. Đòi hỏi sự kết hợp
rất lớn về nguồn lực và sẽ không tránh khỏi việc gián đoạn hoạt động kinh doanh.
- Phased (phương pháp phân chia thành giai đoạn): chúng ta có thể chia dự án của
bạn ra làm rất nhiều giai đoạn để triển khai, và sẽ mở rộng từ từ giải pháp ERP
cho các phòng ban ít cần thiết hơn. Giải pháp này là một trong các phương pháp
cốt lõi được TopERP áp dụng để tránh làm tổn thương đến quá trình vận hành
hiện hữu của Doanh nghiệp.
- Parallel (phương pháp triển khai song song): đây là phương pháp triển khai mà
bạn sẽ sử dụng đồng thời giải pháp phần mềm hiện tại và song song với đó bạn
triển khai giải pháp của mới. Giải pháp này ở thời điểm hiện tại gần như là bắt
buộc để đáp ứng tính vẹn toàn của quy trình vận hành hiện có.
 Big Bang - Triển khai tổng lực
Như bản phân tích ở trên, đây là chiến lược triển khai mang trong mình rủi ro rất
lớn, lớn nhất trong 3 chiến lược nhưng bù lại thì nó sẽ có được hai điểm thuận lợi (1)
2

thời gian triển khai nhanh và (2) chi phí thấp. Hãy chon Big Bang một khi yêu cầu của
cấp lãnh đạo là cần làm nhanh nhanh chóng đưa giải pháp ERP Odoo vào trong doanh
nghiệp, nhưng chúng ta cần chuẩn bị cực kỳ kỹ lưỡng cho toàn bộ quá trình triển
khai. Với phương án này thông thường sẽ triển khai vào giai đoạn thấp điểm hoặc vào
những thời điểm thị trường thiếu thuận lợi như giai đoạn Doanh nghiệp gặp phải dịch
Covid 2019 và Covid 2020.
Phương pháp tiếp cận luôn là vấn đề chúng ta cần xem xét thấu đáo. Đa phần các
giải pháp ERP đều được thiết kế với quy trình chuẩn mực, do vậy nên cố gắng nắn
chỉnh quy trình hiện có theo ERP, đặc biệt các ERP có nhiều năm kinh nghiệm như
Odoo, SAP, Oracle, Microsoft Dynamic AX.
Muốn thành công, chúng ta bắt buộc phải nhận diện và giảm thiểu rủi ro đến mức
thấp nhất trong đó việc hiểu rõ nhu cầu và đặc tính của Business là điều tối quan trọng
- các tính năng của giải pháp đã đáp ứng được bao nhiêu phần trăm người dùng yêu
cầu? bao nhiêu yêu cầu còn lại cần phải được tùy chỉnh và phát triển riêng? thời gian
phát triển như thế nào? Có ảnh hưởng đến quá trình vận hành theo kế hoạch không?
Rất nhiều yếu tố cần phải cân nhắc và bàn bạc kỹ lưỡng giữa nhóm triển khai và đội
ngũ tư vấn, đội ngũ kỹ thuật.
Đối với Big Bang thì càng phải được chi tiết hơn, phải được giám sát chặt chẽ hơn với
mục đích duy nhất là giảm rủi ro cho dự án. Mọi sự thay đổi về yêu cầu của người
dùng đều ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ và kế hoạch triển khai của cả dự án. Do vậy,
cần phải được kiểm soát chặt chẽ.
 Triển khai cuốn chiếu từng phần - Phased Rollout Implementation
Phased Rollout được sử dụng khi bạn mong muốn chia dự án ra làm nhiều giai
đoạn như bạn có thể triển khai phần bán hàng, mua hàng, kho trước; sau đó tới phần
logistics, sản xuất, sau đó mới tới phần kế toán tài chính,v.v... Cụ thể giai đoạn nào
trước sau tùy thuộc vào mức độ cấp thiết của từng cụm quy trình lõi trong toàn bộ quá
trình vận hành. Có các cách chia giai đoạn như sau:
- Chia giai đoạn theo phân hệ (Bán hàng, kế toán, tài chính).
- Chia giai đoạn theo chuỗi quy trình liên kết nhiều phòng ban. Đây là phương án
được TopERP gợi ý cho rất nhiều khách hàng triển khai ERP thành công.
- Chia giai đoạn theo các Business Unit của doanh nghiệp bạn (thường áp dụng cho
cấp Tập Đoàn).
- Chia Phased theo vị trí địa lý (thường áp dụng cho các công ty đa quốc gia).
3

Chúng ta sẽ thấy Phased Rollout là chiến lược triển khai trung dung nhất, rủi ro
đặt ở mức độ trung bình, thời gian triển khai cũng nằm ở mức độ trung bình của 3
phương pháp triển khai và cuối cùng là chi phí cũng nằm ở mức độ trung bình của 3
phương pháp triển khai. Khi triển khai thành công được một giai đoạn, doanh nghiệp
và cả đơn vị triển khai sẽ có rất nhiều kinh nghiệm để có thể điều chỉnh lại trong giai
đoạn sau, thay đổi cách tiếp cận cho phù hợp hơn, điều chỉnh lại các bước triển khai,
cách thức làm việc trong nội bộ của team triển khai cũng như đối với người dùng cuối
là nhân viên.
 Parallel Implementation - Triển khai song song
Với phương án triển khai này thì chúng ta vận hành song song giữa phần mềm
hiện tại (excel, misa, bravo, fast, v.v..) và giải pháp ERP trong một thời gian dài, và
cắt chuyển từ từ từng bước một đối với phần mềm quản lý cũ. Đây là phương pháp
triển khai tốn thời gian và tiền bạc nhất, nhưng bù lại là rất an toàn vì người dùng sẽ
tiếp cận một cách từ từ cho đến khi họ hoàn toàn thuần thục giải pháp ERP mới và đủ
kinh nghiệm để bỏ đi giải pháp cũ.
Với từng doanh nghiệp, TopERP có thể đưa ra các phương án phù hợp nhất tùy
theo tình hình thực tế, năng lực của nhân sự. chúng ta có thể chọn phương pháp cụ thể,
hoặc có thể trộn lẫn cho từng giai đoạn triển khai nhằm đảm bảo cho sự thành công
của dự án. Mục tiêu cuối cùng là đảm bảo về mặt thời gian đưa giải pháp ERP vào vận
hành và chi phí sao chấp nhận được.
Xây dựng hệ thống ERP mang lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp như gia
tăng lợi nhuận, tối ưu thời gian và chi phí sản xuất, cải thiện hiệu suất làm việc…Sự
khôn khéo và truyền thông của ban lãnh đạo và ban điều hành Dự án trong chiến lược
triển khai giải pháp ERP đóng vai trò rất quan trọng. chúng ta nên cân nhắc kỹ, nhận
các tư vấn từ các chuyên gia về quản trị doanh nghiệp cũng như các chuyên gia về
triển khai hệ thống nhằm đảm bảo lựa chọn đúng đắn giải pháp cũng như cách thức
triển khai.
1.2. Các bước đánh giá lựa chọn nhà cung cấp phần mềm ERP
1.2.1. Quá trình lựa chọn và đánh giá
Quá trình lựa chọn, đánh giá là một trong những giai đoạn quan trọng nhất khi
triển khai ERP vì điều này sẽ quyết định dự án thành công hay thất bại. Và việc đầu tư
cho một hệ thống ERP cần sự đầu tư rất lớn, chính vì vậy khi đã lựa chọn thì sẽ rất
khó để thay đổi.
4

Theo ông Shankarnarayana, tư vấn cấp cao của công ty Baan Infosystems India
Pvt Ltd (hệ thống ERP – sử dụng IT để đạt được lợi thế cạnh tranh), có vài điểm mấu
chốt quan trọng nên lưu ý khi đánh giá phần mềm ERP:
- Chức năng phù hợp với quy trình kinh doanh của công ty
- Mức độ tích hợp giữa các phân hệ khác nhau của hệ thống ERP
- Sự linh động và khả năng thích ứng (scalability)
- Sự phức tạp
- Sự thân thiện với người sử dụng
- Triển khai nhanh chóng: thời gian triển khai ngắn đồng nghĩa với rủi ro dự án thấp
và cơ hội thành công sẽ nhiều hơn
- Khả năng hỗ trợ việc kiểm soát và hoạch định đa chiều
- Khả năng kỹ thuật client/server, cơ sở dữ liệu độc lập, bảo mật
- Khả năng nâng cấp thường xuyên
- Số lượng yêu cầu chỉnh sửa hệ thống
- Cơ sở hạ tầng CNTT
- Các địa điểm tham khảo
- Tổng chi phí bao gồm: license, đào tạo, triển khai, bảo trì, sửa chữa
(customization) và các yêu cầu về phần cứng
1.2.2. Nhà cung cấp phần mềm ERP
Nhà cung cấp phần mềm ERP chính là nguồn lực chủ yếu trong việc xây dựng và
phát triển giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp. Họ là người sẽ trực tiếp làm việc
với các đơn vị bắt đầu từ khâu tư vấn, khảo sát đến khi triển khai và đi vào sử dụng.
Một nhà cung cấp chuyên nghiệp, có kinh nghiệm và kỹ năng sẽ đem đến rất nhiều lợi
thế cho mỗi công ty khi lựa chọn triển khai ERP. Dưới đây là các tiêu chí đánh giá
một nhà cung cấp giải pháp ERP tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn:
- Đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp: Một nhà triển khai thực sự hiểu vấn đề mà
doanh nghiệp đang gặp phải mới có thể đưa ra những giải pháp phù hợp với chính
doanh nghiệp đó;
- Khả năng công nghệ của doanh nghiệp: Khi quy mô và người dùng hệ thống
ERP tăng lên, đòi hỏi khả năng xử lý khối lượng công việc của phần mềm cũng
phải mở rộng. Chỉ khi một nhà cung cấp giải pháp có năng lực công nghệ, thì mới
5

có thể xây dựng một phần mềm có khả năng mở rộng sau này. Điều này sẽ giúp
tiết kiệm cho doanh nghiệp rất nhiều về thời gian cũng như chi phí triển khai.
Ngoài ra nhà cung cấp giải pháp ERP có kinh nghiệm còn thể hiện ở khả năng
phát triển giải pháp có thể tích hợp những phần mềm thông minh khác, nhằm phù
hợp xu hướng kinh doanh luôn biến động;
- Chính sách hỗ trợ: Mức độ và cam kết hỗ trợ là một trong những tiêu chí để đánh
giá liệu đây có phải nhà cung cấp mà doanh nghiệp nên lựa chọn. Các chính sách
hỗ trợ cần được đảm bảo trong và sau quá trình thực hiện dự án, bởi sẽ rất khó
khăn nếu đến khi vận hành chính thức lại xảy ra các sai sót. Vì thế bên triển khai
giải pháp chỉ dừng làm việc ngay khi ERP đưa vào vận hành mà không có những
hỗ trợ sau này, thì đây sẽ không phải một lựa chọn nhà cung cấp đúng đắn;
- Chất lượng dịch vụ khách hàng: Khách hàng chính là minh chứng rõ nét cho
chất lượng công việc của mỗi doanh nghiệp cung cấp giải pháp ERP. Nếu công ty
của bạn có mong muốn tìm kiếm một bên triển khai ERP, hãy cân nhắc về các
công ty được đánh giá cao và đã phát triển thành công phần mềm cho nhiều doanh
nghiệp trong lĩnh vực của bạn
1.2.3. Lợi thế khi doanh nghiệp lựa chọn được nhà cung cấp ERP chuyên nghiệp,
hiệu quả
ERP là giải pháp ưu việt nhằm gia tăng lợi thế cạnh tranh của bất kì doanh nghiệp.
Khi đơn vị của bạn tìm kiếm được một bên cung cấp giải pháp chuyên nghiệp, hiệu
quả sẽ nhận được rất nhiều lợi ích, bao gồm:
- Tăng tỷ lệ thành công khi đưa vào vận hành: Mỗi doanh nghiệp, mỗi lĩnh vực
hoạt động đều có một quy trình làm việc, đặc thù sản xuất, quản lý… khác nhau.
Thậm chí cùng một doanh nghiệp nhưng ở các giai đoạn khác nhau, quy trình làm
việc cũng có những điểm khác biệt. Chỉ khi tìm kiếm được một doanh nghiệp với
quy trình làm việc chuyên nghiệp, doanh nghiệp mới có thể phát hiện đâu là vấn
đề nội tại mà mình cần giải quyết. Từ việc hiểu nhu cầu khách hàng và phát triển
những giải pháp phù hợp, doanh nghiệp có thể gia tăng tỷ lệ thành công khi ERP
được đưa vào vận hành chính thức.
- Xây dựng được những tính năng giải pháp phù hợp với doanh nghiệp: Từ việc
có một quy trình khảo sát và triển khai thực hiện kỹ càng, doanh nghiệp có thể
loại bỏ những yêu cầu không thực tế và tập trung phát triển những modules cần
thiết với nhu cầu kinh doanh của mình.
6

- Tối ưu chi phí triển khai: Một nhà cung cấp ERP chuyên nghiệp sẽ đi thẳng vào
triển khai những giải pháp mà doanh nghiệp thực sự cần. Điều này giúp giảm bớt
các lãng phí không cần thiết. Ngoài ra, nhà cung cấp cũng sẽ đánh giá rõ các
khoản mà doanh nghiệp cần chi trả, điều này giúp doanh nghiệp có thể chuẩn bị
một ngân sách hợp lý, tránh việc dự án phải dừng khi vẫn đang trong giai đoạn
triển khai.
- Cam kết thời gian triển khai: Đối với những nhà cung cấp ERP có nhiều kinh
nghiệm trong triển khai các dự án khác nhau, họ sẽ giúp doanh nghiệp có thể đưa
ra một cách tương đối về mức thời gian tối thiểu cũng như mức thời gian dự kiến
hoàn thành dự kiến. Điều này cho phép doanh nghiệp có thể xây dựng những kế
hoạch kinh doanh phù hợp, tránh bị động trong một số tình huống phát sinh.
1.3. Tái cấu trúc mô hình quản trị doanh nghiệp khi triển khai ERP với quản trị
của sự thay đổi (OCM)
1.3.1. Tái cấu trúc mô hình quản trị doanh nghiệp
Tái cấu trúc là thay đổi sự liên kết cứng về tổ chức bằng việc sắp xếp lại các
phòng ban, chia tách, hợp nhất. Đối với doanh nghiệp Tái cấu trúc là quá trình tổ chức
(re-engineering), sắp xếp lại doanh nghiệp dựa trên kết cấu cũ, nhằm tạo ra sức hoạt
động tốt hơn cho doanh nghiệp.Tái cấu trúc thể hiện sự thay đổi liên kết mà đối tượng
của sự thay đổi là các nhân sự trong cùng một công ty. Việc tái cấu trúc mô hình quản
trị doanh nghiệp không còn là bước đi mạo hiểm khi đã có sự trợ giúp của công nghệ
hiện đại.
Hiện đại hóa hệ thống CNTT giờ đây cần hướng tới các tiêu chí sau:
- Phục vụ những nhu cầu mới của khách hàng
- Xây dựng các mô hình hợp tác mới với nhà cung cấp
- Mở rộng khả năng phân phối
- Phát triển các dịch vụ điện tử
- Ứng dụng tối đa quản lý dùng quy trình
- Thân thiện hóa việc sử dụng hệ thống CNTT nhằm tăng hiệu quả công việc cho
người dùng.
Vậy đối với DN Việt Nam lần đầu tiên triển khai một hệ thống ứng dụng CNTT
cao cấp tầm ERP, ta cần xây dựng một hệ thống hoạt động hiệu quả dựa trên nền tảng
đang có. Để thực hiện được điều này, chúng ta sẽ không tránh khỏi việc tái cơ cấu,
7

hướng tới mô hình DN quản lý theo qui trình. Tái cơ cấu giờ đây không còn là một
thách thức mạo hiểm khi thiết kế một kiến trúc qui trình tốt trước khi triển khai. Tuy
nhiên, trách nhiệm thiết kế phải được giao cho một tổng công trình sư (Business
Process Architect) thực sự hiểu biết, là người nắm vững nhất hiệu quả của từng qui
trình, hoạch định được qui mô của DN sau cải tổ.
1.3.2. Thách thức với nhà quản lý
Khi hệ thống (ERP) đang ngày một thay thế vai trò con người, lãnh đạo DN luôn phải
đối đầu với những thách thức mới:
- Hiệu quả của công việc dần không còn phụ thuộc vào mức thưởng nhân viên mà
vào việc làm thế nào để không xảy ra sự cố hệ thống.
- Các phòng ban mất dần khả năng tự tổ chức, tự đánh giá. Mọi sự thay đổi về cơ
cấu ngày càng phải phụ thuộc vào hệ thống.
- Nâng cấp và mở rộng hệ thống phải được xem như một sự đầu tư chiến lược thay
vì xem là chi phí. Kinh phí cho việc đầu tư sai vào hệ thống ERP rất khó thu hồi,
khác với đầu tư tài sản. Cần có đánh giá và quyết định đúng đắn cho dự án phát
triển CNTT.
Hệ thống ERP không tự sửa lỗi, không tự đánh giá chất lượng công việc, không
than phiền cũng không quyết định. Hơn thế nữa, nó luôn đòi hỏi một sự giám sát cao
độ. Các cán bộ lãnh đạo cần hiểu rằng kiến thức quản lý nhân viên hay quản lý một bộ
phận của DN giờ đây không còn đủ. Họ cần đào sâu nghiên cứu để có thể sử dụng
thành thạo các chức năng của hệ thống, nắm rõ khả năng hỗ trợ của CNTT, làm sao để
đem lại những đóng góp tích cực nhất trong sự phát triển và hoàn thiện của hệ thống.
Những nhà quản lý luôn phải thấm nhuần: các giải pháp nâng cấp hệ thống phải làm
sao tăng được hiệu quả của quy trình thay vì cố gắng vắt thêm sức lao động của nhân
viên (khi con người chỉ thực hiện những nhiệm vụ mà hệ thống không đảm đương
nổi). Ngày nay, với sự hỗ trợ của CNTT, để quản lý tổng thể và nhất quán, cần bổ
sung cơ cấu hệ thống và cơ cấu quy trình, các cơ cấu này phối hợp phải tạo ra một mô
hình quản lý thống nhất và thân thiện. Sau mỗi giai đoạn nâng cấp hệ thống CNTT,
các nhà quản lý sẽ được nâng lên tầm cao mới, phải đối mặt với các trách nhiệm mới.
Ban lãnh đạo ngày một ít phải đánh giá và tổ chức công việc cho nhân viên, thay vào
đó cần biết tận dụng tối đa khả năng của hệ thống. Nếu lãnh đạo không nắm bắt được
vai trò và chức năng của hệ thống ERP, thì đó là nhược điểm lớn nhất của dự án triển
khai ứng dụng CNTT.
8

Câu 2: Chọn 1 công ty nước ngoài hoặc VN, phân tích quá trình chuyển đổi số của
công ty đó, đánh giá những thành tựu và khó khăn với số liệu minh họa cụ thể. Đề
xuất 1 số giải pháp để chuyển đối số thành công khi triển khai ERP. Phân tích tính khả
thi và hiệu quả mong muốn.
2.1. Giới thiệu, phân tích và đánh giá quá trình chuyển đổi số của Netflix
2.1.1. Giới thiệu công ty Netflix
Netflix Ic. Là một loại dịch vụ truyền dữ liệu video theo yêu cầu trên toàn caàu
cho cho thuê DVD trả phí tạo Hoa Kỳ- nơi DVD và đĩa Bluray được gửi thông qua
thư điện tử bởi Permit Reply Mail. Công ty được thành lập vào năm 1997 tại Calfornia
và tình cở trở thành một trong những công ty gải trí thành công nhất mọi thời đại.
Năm 1999, công ty bắt đầu dịch vụ đăng ký trả phí. Tính đến năm 2009, Netflix sở
hữu 100 000 tựa đề DVD và hơn 10 triệu lượt người đăng ký.
Vào ngày 25-2-2007, Netflix phân phối chiếc DVD thứ 1 tỷ. Tính đến cuối tháng
9-2021, Netflix báo cáo có hơn 231 triệu lượt người sử dụng trên toàn cầu: 73 triệu
người dùng tại Hoa Kỳ và Canada. Năm 2010, công ty lần đầu đưa ra dịch vụ truyển
dữ liệu tại thị trường quốc tế và tiếp tục mở rộng sang 130 lãnh thổ mới vào tháng 1-
2016, trong đó có Việt Nam.
2.1.2. Phân tích quá trình chuyển đổi số của Netflix
“Chuyển đổi số” là sự sống còn của doanh nghiệp, khi mà thời đại công nghệ 4.0
ngày càng ảnh hưởng sâu rộng. Các doanh nghiệp biết rằng nếu đứng ngoài cuộc chơi,
họ sẽ nhanh chóng bị thất bại. Chúng ta đều biết 2-3 năm trở lại đây, chuyển đổi số
được nhắc tới nhiều trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Vậy thì, chuyển đổi
số là gì, chúng có tầm quan trọng như thế nào?
a. Khái niệm “Chuyển đổi số”
Chuyển đổi số (Digital Transformation) là sự tích hợp đầy đủ các công nghệ kỹ
thuật số vào tất cả các lĩnh vực của một doanh nghiệp, ứng dụng các công nghệ để
thay đổi cách thức vận hành, mô hình kinh doanh và đem đến những giá trị mới cho
khách hàng của doanh nghiệp.
Chuyển đổi số còn là sự thay đổi về văn hóa của doanh nghiệp, đòi hỏi doanh
nghiệp cần liên tục cập nhật, thay đổi theo những cái mới, và thoải mái chấp nhận
những điều thất bại.
Đối với Việt Nam, “chuyển đổi số” còn được hiểu theo nghĩa là quá trình thay đổi
mô hình doanh nghiệp từ dạng truyền thống sang dạng doanh nghiệp số. Dựa trên
9

những ứng dụng công nghệ mới (Bigdata), điện toán đám mây (Cloud), Iot,… Để thay
đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình thực hiện, văn hóa của doanh nghiệp.
b. Netflix và chuyển đổi số
 Chuyển đổi số - bước chuyển mình đột phá
Bắt đầu là một nhà cung cấp dịch vụ cho khách hàng thông qua việc gửi các bản
sao vật lý của phim, chương trình, bán và cho thuê DVD qua thư, Netflix như một làn
gió mới mang đến không ít sóng gió cho các cửa hàng và dịch vụ cho thuê băng đĩa
truyền thống. Sau đó, đổi mới kỹ thuật số làm cho các video trực tuyến trở nên phổ
biến trên quy mô rộng. Ngày nay, Netflix cùng lúc đóng vai trò như một mạng truyền
hình truyền thống, truyền hình cáp và các studio sản xuất bằng cách cung cấp một thư
viện nội dung theo nhu cầu ngày càng tăng với giá cả siêu cạnh tranh.
Với dữ liệu hóa, Netflix không chỉ có sự thay đổi đột phá về mô hình kinh doanh,
cho thuê phim chuyển từ vật lý sang phát trực tuyến. Hơn thế nữa, họ còn có được cái
nhìn sâu rộng chưa từng thấy về thói quen và sở thích của khách hàng để có thể dự
đoán những gì họ sẽ xem trong tương lai dựa trên thông tin người tiêu dùng đã xem
trước đó và có thể đề xuất các nội dung phù hợp với nhu cầu cho từng cá nhân. Nó sử
dụng dữ liệu đó để làm nền tảng tạo ra mọi thứ, từ thiết kế trải nghiệm người dùng đến
phát triển các chương trình và phim. Đó chính là chuyển đổi số: tận dụng các công
nghệ sẵn có để thiết lập cách thức hoạt động của một doanh nghiệp.
Số hóa đã cho Netflix khả năng sử dụng dữ liệu trên quy mô rộng, Netflix có thể
thu thập thông tin về những chương trình và bộ phim phổ biến, yêu thích nhất; ai đang
xem nội dung nào và có thể điều chỉnh nội dung cung cấp cho khách hàng để các dịch
vụ của Netflix luôn hấp dẫn và phù hợp với những gì khán giả muốn xem.
 Phát triển thuật toán để thấu hiểu khách hàng
Ngay từ ban đầu, Netflix đã tìm cách tạo ra hệ sinh thái dữ liệu xoay quanh các tài
khoản trực tuyến, thay vì là các đơn hàng lẻ tẻ. Reed Hastings muốn hiểu rõ hơn về
khách hàng của mình, tạo ra một cộng đồng người xem được cung cấp những gợi ý
nội dung phù hợp bất cứ lúc nào.
Vậy là ngay từ năm 2000, Netflix khởi động xây dựng một thuật toán độc quyền
(Recommendation Systems) cho phép xếp hạng phim, dựa trên dữ liệu lớn đưa ra
đánh giá, xếp hạng từng bộ phim, chương trình cụ thể. Thuật toán được dựa trên số
lượt xem, phản hồi, thời gian trung bình xem video, các thao tác dừng hoặc tua của
khách hàng. Từ đó, hệ thống sẽ đề xuất các bộ phim trên các tiêu chí hấp dẫn, phù hợp
và đang có sẵn. Do đó, khách hàng không bị làm phiền vì hệ thống sẽ không hiển thị
những DVD nào đã hết hàng, hoặc không đúng sở thích của họ. Điều đáng nói rằng,
10

thuật toán Recommendation Systems dựa trên nền tảng cơ bản là công nghệ trí tuệ
nhân tạo, cụ thể là học máy (Machine Learing).
Chiến lược này của Netflix được thực hiện rất kiến tiếng nhưng vô cùng mạnh mẽ.
Thậm chí, tháng 9/ 2009, một giải thưởng trị giá 1 triệu USD (được gọi là giải thưởng
Netflix) đã được trao cho nhóm lập trình trẻ có tên gọi “BellKor’s Pragmatic Chaos”,
khi nhóm này đưa ra thuật toán đề xuất video có thể “đánh bại” thuật toán hiện tại của
hãng.
Chẳng mấy chốc, mức độ phổ biến của Netflix tăng vọt. Ngày nay, Netflix thay
thế các mạng truyền hình và truyền hình cáp truyền thống - cũng như các xưởng sản
xuất bằng cách tự phát triển các bộ phim và phim truyền hình của riêng mình.
 Triển khai mô hình chung trên tất cả thị trường
Netflix không cố gắng bước chân vào tất cả các thị trường cùng một lúc. Mà thay
vào đó, họ cẩn trọng lựa chọn các thị trường có vị trí gần nhau về địa lý và cả tâm lý.
Những chiến thuật có ảnh hưởng nhất được thực hiện là sự liên minh với nhiều
nhà sản xuất phim, nhà làm phim và nhà văn để được nhận bản quyền phát sóng nội
dung một cách hợp pháp. Việc thiết lập mối quan hệ đối tác giữa nhà cung cấp Dịch
vụ Internet cũng rất quan trọng. Netflix cũng nhận thấy rằng chúng ta đang sống trong
thế giới mà yếu tố di động là tiên quyết. Đó cũng là lý do mà hãng luôn cung cấp các
dịch vụ streaming vô cùng linh hoạt và tương thích với tất cả các thiết bị. Bằng việc
kết hợp nội dung số cả ở nhà lẫn lúc ra ngoài, hãng đã thu hút thêm được một lượng
lớn khán giả có nhu cầu tìm kiếm sự di động cho các nhu cầu giải trí của mình.
Vào tháng 10-2008, bước ngoặt xảy ra khi Netflix ký hợp đồng trị giá 20 triệu
USD để mua toàn bộ phim của Disney và Sony và đồng thời yêu cầu người dùng phải
trả tiền mỗi tháng. Chỉ vài tháng sau đó, họ lần lượt ký hợp đồng với nhiều công ty
phim lớn như Lionsgate, Paramount và MGM.
Gã khổng lồ" dịch vụ truyền hình trực tuyến cũng hiểu rõ về tâm lý của người
dùng khi tiếp cận với thị trường quốc tế, sử dụng những kinh nghiệm đó để có thu hút
nhiều phân khúc khách hàng. Dù quốc tế hoá rất nhanh nhưng Netflix đã triển khai
cùng một mô hình ở tất cả các thị trường, đó là lấy khách hàng làm trung tâm - chiếc
chìa khoá mang lại sự thành công ở Mỹ. Theo dự đoán của tạp chí Forbes, Netflix sẽ
có hơn 400 triệu người dùng vào năm 2030. Loạt phim Netflix Originals của hãng
ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt với giới trẻ khi gần đây Netflix cho ra đời hàng
loạt bộ phim nhắm đến lứa tuổi này.
2.2. Những thành tựu và khó khăn trong quá trình chuyển đổi số
2.2.1. Thành tựu
11

Các nền tảng công nghệ cho phép khả năng truy cập trực tuyến của Netflix thuận
tiện, độc đáo, không có nhiều công ty truyền thông cung cấp như vậy, điều này làm
cho nền tảng này trở nên hấp dẫn. Tính đến nay, Netflix đã có hơn 213 triệu lượt
người sử dụng trên toàn cầu, bao gồm 73 triệu người dùng tại Hoa Kỳ và Canada,
được trả phí từ hơn 190 quốc gia. Netflix đang tạo ra khoảng 15 tỷ đô-la hàng năm từ
các thành viên ở khắp nơi trên thị trường.
Là người tiên phong trong lĩnh vực này, Netflix hoàn toàn là kẻ thống trị ở mảng
truyền hình trực tuyến so với các đối thủ cạnh tranh như Amazon và Hulu khi nói đến
số lượng thuê bao và thậm chí HBO Now cũng vẫn phải theo sau một phần. Các
chương trình truyền hình original của Netflix như House of Cards, Stranger Things, và
Daredevil đã giúp Netflix trở thành một nhà đài thật sự, nhận được đề cử Emmy cũng
như có được những lời khen ngợi từ giới phê bình và người xem.

Theo một báo cáo mới của Leichtman Research Group, năm 2017 dường như trở
thành năm khủng hoảng của các đài cáp trong khi số lượng thuê bao Netflix tăng đáng
kể. Theo số liệu của Leitchman, truyền hình cáp đã mất số lượng thuê bao ở mức báo
động. Để làm giảm viễn cảnh này, truyền hình cáp đã bổ sung 48,61 triệu thuê bao,
với công ty truyền hình cáp lớn nhất Comcast, chiếm khoảng 22 triệu khách hàng
trong số đó đó. Tuy nhiên con số này cũng chả thấm vào đâu so với 50,85 triệu thuê
bao của Netflix chỉ tính riêng ở Mỹ.
12

Bảng so sánh lượng người sử dụng giữa Cap và Netflix.


Nguồn: Netflix
Lượng người đăng ký tăng mạnh nhờ chiến lược đánh và thị trường quốc tế và địa
phương hóa nội dung phim.

2.2.2. Khó khăn


Netflix cần tùy chỉnh cách tiếp cận đối với các điều kiện khác nhau để cung cấp
trải nghiệm chất lượng cao tới những người dùng hiện tại cũng như mở rộng ra thị
trường mới. Công ty theo dõi tình trạng mạng, tình trạng thiết bị, kiểm tra trải nghiệm
13

người dùng (Ví dụ: chất lượng video), từ đó sử dụng mô hình thống kê và học máy
cho phù hợp dưới đây là một vài thách thức về công nghệ Netflix đối mặt.
 Dự đoán catching
Một lĩnh vực trong đó mô hình thống kê có thể cái thiện trải nghiệm streaming
bằng cách đoán người dùng sẽ bật gì để cache (một phần) nó trên thiết bị trước khi
người dùng ấn nút bật, cho phép video bắt đầu nhanh hơn và/hoặc ở chất lượng cao
hơn.
Ví dụ, Netflix có thể tận dụng từ thực tế rằng một người dùng đang xem phim một
dòng phim cụ thể nào đó rất có khả năng sẽ bật tập phim chưa được xem. Bằng cách
kết hợp nhiều khía cạnh của lịch sử xem phim cùng với tương tác gần đây của người
dùng, Netflix có thể công thức hóa việc này như một vấn đề có sử dụng việc học giám
sát, từ đó Netflix có thể tối ưu hóa khả năng của mô hình trong việc caching những gì
người dùng sẽ thực sự bật lên, trong khi đó tôn trọng những hạn chế xung quanh việc
sử dụng tài nguyên xuất phát từ độ lớn của cache và băng thông sẵn có. Chúng ta đã
chứng kiến sự giảm đáng kể trong thời gian chờ video bắt đầu khi đưa vào mô hình dự
đoán caching.
 Đặc tính hoá (Characterization) và dự báo chất lượng mạng
Trong khi băng thông trung bình và thời gian trễ trọn vòng là chỉ số phổ biến của
chất lượng mạng thì các đặc điểm khác như độ ổn định và khả năng đoán định sẽ tạo
ra sự khác biệt lớn khi stream video. Chất lượng mạng giàu đặc tính hơn sẽ hữu ích
trong việc phân tích mạng (hướng đối tượng/phân tích cải thiện sản phẩm), quyết định
chất lượng ban đầu video/hoặc thích ứng chất lượng video trong quá trình quay lại
video.
Đây là một ví dụ về thông lượng mạng đo được từ quá trình xem trong thời gian
thực: Có thể thấy rằng khá nhiễu và có dao động lớn. Liệu ta có thể đoán thông lượng
(throughput) sẽ như thế nào trong 15 phút nữa khi có dữ liệu của 15 phút trước? Làm
thế nào ta có thể kết hợp thông tin lịch sử trên một khung thời gian dài hơn về mạng
và thiết bị? Dữ liệu cần cung cấp từ máy chủ để cho phép thiết bị thích ứng một cách
tối ưu nhất? Ngay cả khi ta không thể đoán chính xác khi nào việc rớt mạng xảy ra
(điều này xảy ra từ mọi nguyên nhân).
14

Ví dụ về thông lượng mạng đo được từ quá trình xem trong thời gian thực.
Nguồn: FPT Techinsight
 Thích ứng chất lượng video trong quá trình phát lại
Phim và các màn trình diễn thường được mã hóa trong một vài chuẩn chất lượng
video để hỗ trợ năng mạng và thiết bị với những chất lượng khác nhau. Các thuật toán
streaming thích ứng (Adaptive) chịu trách nhiệm thích ứng chuẩn chất lượng video
nào sẽ được stream trong suốt quá trình playback dựa trên tình trạng của mạng và thiết
bị hiện tại. Con số sau sẽ chứng minh cấu hình cho việc thích ứng chất lượng video.
Liệu chúng ta có thể tận dụng dữ liệu để xác định chất lượng video sẽ giúp tối ưu hóa
chất lượng và trải nghiệm?
Chất lượng của trải nghiệm có thể được đo bởi một vài cách, bao gồm thời gian
ban đầu chờ video chạy, chất lượng tổng thể của video trải nghiệm bởi người dùng, số
lần playback ngưng lại để tải thêm video vào vùng đệm – buffer (quá trình này gọi là
rebuffer) và số lượng dao động cho phép của chất lượng trong quá trình playback.
15

Hình . Minh họa vấn đề thích ứng chất lượng video. Nguồn FPT Techinsight
Minh hoạ vấn đề thích ứng chất lượng video. Video được mã hoá ở một vài dạng
chất lượng khác nhau (ở hình trên: chấ lượng cao màu xanh, trung bình màu vàng,
chất lượng thấp màu đỏ). Mỗi phiên bản chất lượng của video được chia thành các
cụm (chunk) bao gồm các đơn vị thời gian định sẵn (hộp màu xám), quyết định được
đưa ra về chất lượng nào cho mỗi cụm thông tin được tả.
Sẽ có sự đánh đổi giữa các chỉ số này: chúng ta có thể chọn lựa cách chủ động và
stream video với chất lượng rất cao nhưng sẽ gia tăng rủi ro rebuffer. Hoặc chúng ta
có thể chọn tải về nhiều video trước và giảm rủi ro rebuffer và đánh đổi bằng thời gian
chờ nhiều hơn. Tín hiệu phản hồi của một quyết định sẽ bị chậm lại.
 Phát hiện sự bất thường trên thiết bị
Netflix vận hành trên hàng ngàn loại thiết bị, trải rộng từ laptop cho tới máy tính
bảng, TV thông minh, điện thoại di động. Các thiết bị mới thường xuyên được bổ
sung vào hệ sinh thái và các thiết bị hiện tại được cập nhật firmware và có sự thay đổi
trên ứng dụng Netflix. Thường những thay đổi như vậy sẽ không tránh khỏi sự giật
mạng nhưng ở quy mô này việc gây ra vấn đề cho trải nghiệm người dùng không phải
là việc hiếm xảy ra.
Ví dụ ứng dụng không khởi động hoặc việc phát lại (playback) bị ngưng lại hoặc
diễn ra không như ý một cách nào đó. Ngoài ra, có một vài xu hướng về chất lượng
thiết bị sẽ diễn ra dần dần theo thời gian. Hay là ví dụ, một chuỗi các thay đổi trong
giao diện người dùng (UI) có thể làm giảm từ từ hiệu suất đối với một thiết bị riêng
biệt khiến chúng ta không thể nhận ra ngay sau mỗi lần thay đổi riêng rẽ.
Phát hiện ra các thay đổi đó là một quá trình phải xử lý thủ công nặng nhọc. Cơ
chế cảnh báo là công cụ hữu ích để rà soát các sự cố có thể xảy ra nhưng thường thì sẽ
khó để xác định tiêu chí phù hợp cho việc gán nhãn cho những vấn đề thực sự. Một
trigger “tự do” sẽ tạo ra nhiều báo động nhầm (false positive), vì vậy phải thực hiện rà
16

soát thủ công một khối lượng lớn bởi nhóm đảm bảo ổn định cho thiết bị, trong khi đó
quá trình trigger kĩ càng quá lại bỏ qua vấn đề thực sự. Tuy nhiên, Netflix có thể dùng
những lịch sử cảnh báo kích hoạt để huấn luyện mô hình giúp dự báo khả năng ở một
số điều kiện đo lường được sẽ gây nên vấn đề thực sự nào.
 Các vấn đề nêu trên là một ví dụ nhỏ của những khó khăn mà chúng tatin rằng
mô hình thống kê và các phương pháp học máy có thể cải thiện so với các cách
làm tốt nhất bây giờ. Ngoài ra, Netflix cũng còn những khó khăn về mặt dữ
liệu:
- Có đủ dữ liệu (hơn 139 triệu thành viên trên thế giới-tháng 1/2019)

- Dịch chuyển từ mô hình đặt hàng qua thư đến mô hình thuê bao đã gia tăng lượng

dữ liệu mà Netflix có thể thu thập lên cực kì lớn.


- Dữ liệu nhiều chiều và khó để làm thủ công một tập tối thiểu các biến thông tin

cho một vấn đề riêng biệt


- Việc nhiều cấu trúc trong dữ liệu do các hiện tượng phức tạp (sử dụng chung

mạng, sở thích con người, năng lực phần cứng thiết bị)
2.3. Giải pháp để chuyển đổi số thành công khi triển khai ERP
Để gia tăng lượng người dùng cũng như trải nghiệm hiệu quả hơn cho khách hàng,
nhóm tác giả đã đưa ra những đề xuất để chuyển đổi số thành công khi triển khai ERP
cho Netflix sau đây:
2.3.1 Ứng dụng trí tuệ nhân tạo để mang đến trải nghiệm khách hàng tốt hơn
Hiện nay trên thế giới, việc chuyển đổi số cũng đi liền với trí tuệ nhân tạo, để có
trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng, nhiều doanh nghiệp lớn như Facebook, Amazon
đã áp dụng trí tuệ nhân tạo để có thể tương tác trực tiếp với người dùng. Việc ứng
dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong ERP vào Netflix là việc cần thiết để gia tăng tương tác
với người dùng.
Việc sử dụng AI trong ERP sẽ thay đổi hoàn toàn cách quản lý dữ liệu và quy
trình kinh doanh. Hệ thống ERP quản lý việc tạo, xỷ lý, báo cáo và hỗ trợ quản lý
thông tin cho doanh nghiệp. Những nhu cầu xử lý dữ liệu quan trọng trải dài trong các
hoạt động tài chính, sản xuất, dự án và nhân sự cần thiết để điều hành doanh nghiệp.
Khi phần mềm và máy móc AI tiếp tục đạt được các kỹ năng và trí thông minh, họ có
thể đảm nhận ngày càng nhiều nhiệm vụ mà hiện đang cần một người xem cét hoặc
yêu cầu phân tích lượng dữ liệu khổng lồ, chỉ được thực hiện bởi máy tính.
 Nhận diên khách hàng qua dữ liệu lần truy cập đầu tiên
17

Không như Facebook, Instagram,... có thể ghi nhớ lần đăng nhập của người dùng,
Netflix vẫn tự động đăng xuất tài khoản người dùng mỗi tuần, điều này gây nhiều khó
khăn cho việc truy cập vào Netflix.
 Dịch vụ trò chuyện cùng AI
Dịch vụ này có thể giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng
thông qua nguồn dữ liệu mà AI thu thập từ người dùng. Netflix có thể ứng dụng việc
này để tham khảo thể loại phim mà người dùng ưa thích rồi phát triển dựa theo đó.
Công cụ AI bổ sung và có thể thực hiện nhiều vấn đề quản lý dữ liệu ERP phổ biến.
Để hỗ trợ cho Netflix đạt được năng suất và lợi nhuận cao hơn, AI đang được sử
dụng để đưa ra các quyết định kinh doanh quan trọng hơn. Các công cụ AI, có quyền
truy cập vào một nhóm dữ liệu lớn hơn và có thể xử lý nhiều hơn bất kỳ người nào, có
thể xác định khách hàng tiềm năng bán hàng, xác định chi phí nào sẽ phù hợp với
khách hàng nhất, nhân viên nào có khả năng bám trụ tại công ty. Những quyết định
này vượt ra ngoài tự động hoá quy trình cơ bản và là những gì phân biệt các công cụ
AI với các công cụ tự động hoá trong quá khứ.

2.3.2. Ứng dụng Cloud


Đám mây là công nghệ cho phép AI khai thác và phân tích dữ liệu để đào sâu
được hơn. Điện toán đám mây đóng vai trò là bước đột phá sáng tạo cho các
accelerator của phần mềm AI. Accelerator là một lớp vi xử lý hoặc hệ thống được
thiết kế để cung cấp khả năng tăng tốc phần cứng cho các ứng dụng AI. Hơn nữa, các
nhà cung cấp đám mây sở hữu thêm một lợi thế so với non-cloud AI: mạng lưới trung
tâm dữ liệu toàn cầu rộng lớn của họ được đặt ở vị trí tốt hơn giúp xử lý lượng dữ liệu
khổng lồ được tạo ra trên toàn thế giới.
Sự linh hoạt của đám mây là việc đám mây có khả năng cung cấp nhanh chóng
các tài nguyên khi cần thiết. Môi trường đám mây có thể cung cấp các máy chủ hoặc
không gian lưu trữ chỉ trong vài phút. Việc phân phối IaaS hiện nay được thực hiện
bằng cách sử dụng bảng điều khiển của các nhà cung cấp đám mây, bảng điều khiển
này liên tục cập nhập các tính năng mới cho người dùng. Các dịch vụ đám mây giúp
làm giảm thời gian phát triển, thử nghiệm và triển khai các ứng dụng phần mềm.
Sử dụng cơ sở dữ liệu trên nền tảng đám mây, Netflix có thể thanh toán theo hình
thức dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu, đây là hình thức thanh toán giúp họ tiết kiệm chi
phí tối đa mỗi khi họ tạo ra các tính năng dựa trên AI để đưa ra các đề xuất được cá
nhân hóa cho người dùng. (AI phải khai thác dữ liệu từ cơ sở dữ liệu của họ và do đó
cơ sở dữ liệu phải được lưu trữ đúng cách và an toàn trên đám mây của Amazon).
18

Với điện toán đám mây, đội ngũ lãnh đạo của Netflix dễ dàng hơn trong việc đưa
ra các quyết định về chiến lược, đánh giá và ngân sách. Việc mua phần cứng và lịch
phát hành của Netflix đang được cải thiện hiệu quả hơn từng ngày.
2.3.3. Ứng dụng data analytics
Big data, Data analytics chính là công cụ, là bí quyết đã đưa nhiều doanh nghiệp
lớn đến được vị thế hàng đầu thế giới. Netflix hiện nay chưa áp dụng triệt để công cụ
này. Việc chú trọng phân tích dữ liệu lớn. Nhằm thích nghi với công nghệ mới như trí
thông minh nhân tạo (AI) là cần thiết để xây dựng nền tảng vũng chắc cho hoạt động
chuyển đổi kỹ thuật số.
Ở Việt Nam, nhiều lĩnh vực, đơn vị đã có ý thức từ rất sớm trong việc sử dụng dữ
liệu lớn trong công tác quản lý nhà nước, trong quá trình sản xuất và kinh doanh. Việt
Nam đang sở hữu những lợi thế cho quá trình chuyển đổi số, bắt đầu bằng xây dựng
dữ liệu lớn. Lợi thế thứ nhất chính là tỷ lệ dân số sở hữu điện thoại thông minh, máy
tính tại Việt Nam tăng nhanh qua các năm, rất thuận lợi cho việc thu thập dữ liệu. Lợi
thế thứ hai, đó là các công ty tại Việt Nam còn rất trẻ, chính vì thế, họ có thể bắt đầu
xây dựng cơ sở hạ tầng mà không bị ảnh hưởng từ hệ thống cũ tồn tại trước đó. Đây
cũng là lợi thế giúp các công ty trẻ tại Việt Nam có được sức bật nhanh chóng nếu
được đầu tư một cách nghiêm túc ngay từ đầu.
Trên thế giới, hoạt động phân tích dữ liệu được thực hiện nhanh chóng và đạt độ
chính xác cao nhờ vào sự hỗ trợ đắc lực của hệ thống công nghệ hiện đại như AI,
Machine Learning. Công nghệ cho phép doanh nghiệp giảm thời gian phân tích, đưa
ra các thông tin sâu sắc hơn, từ đó giúp:
- Hỗ trợ người dùng ra quyết định nhanh chóng và chính xác, tăng cường kiểm

soát thông tin.


- Cải thiện quy trình mang lại lợi thế cạnh tranh.

- Lập các kế hoạch và đưa ra dự báo cụ thể.

- Hạn chế các quyết định có tính rủi ro cao.

- Tiết kiệm được lượng chi phí đáng kể.

2.4. Phân tích tính khả thi và hiệu quả mong muốn
2.4.1. Tính khả thi của giải pháp
Netflix có thể gợi ý nội dung một cách chính xác cho khán giả dựa trên sở thích
của họ, và sở thích của những người khác trùng khớp với hồ sơ của họ. Điều này dẫn
đến việc những người tái đăng kí trong thời gian lâu hơn, đem đến giá trị trọn đời lâu
dài hơn cho công ty.
19

Việc thiết lập mối quan hệ đối tác giữa nhà cung cấp Dịch vụ Internet cũng rất
quan trọng.
Thuật toán nén AI của Netflix để tối thiểu hóa kích thước các file cần phải truyền,
và do đó cải thiện chất lượng phát trực tuyến. AI cho phép những gợi ý này trở nên ăn
ý hơn, vì chúng học từ một bộ dữ liệu về thói quen khách hàng không ngừng tăng
trưởng.
Nền tảng Netflix ban đầu được thiết kế để đảm bảo rằng nó đơn giản và dễ sử
dụng.Các nhà phát triển của trang web đảm bảo liên kết các yếu tố và thúc đẩy sự thân
thiện và cung cấp khả năng tự thiết lập thông qua cổng thông tin trang web, yêu cầu
qua email và người dùng có tùy chọn liên hệ trực tiếp với đại diện, qua điện thoại và
trò chuyện trực tiếp.
Bằng cách sử dụng các dịch vụ từ các nhà cung cấp đám mây như Amazon Web
Services và Open Connect (phát trực tuyến), Netflix đã mở rộng mạng lưới máy chủ
(cả vật lý và ảo) từ Bắc Mỹ ra toàn thế giới, bao gồm các khu vực Châu Âu và Ấn Độ.
2.4.2. Hiệu quả mong muốn
Netflix giờ đây, với phạm vi phủ sóng toàn cầu, đang sở hữu lượng người đăng kí
toàn cầu nhiều hơn tất cả các dịch vụ phát trực tuyến khác gộp lại. Netflix đã tham gia
mạng lưới và các nhà cung cấp dữ liệu lớn như Google và Amazon . (Amazon được
đồng hành để quảng bá danh sách Netflix và các tùy chọn đăng ký).
Các thông tin được liên kết, cập nhật chính xác liên tục, từ đó chăm sóc khách
hàng được thực hiện tốt hơn, giữ chân khách hàng lâu hơn từ đó sự hài lòng của khách
hàng sẽ tốt hơn.
Không chỉ tập trung gia tăng doanh số với các sản phẩm nổi bật, mà còn hoàn
thiện và giới thiệu ra thị trường những bộ sưu tập mới có tính cạnh tranh khác biệt về
nội dung, thể loại, các dự án,…cùng với chi phí phù hợp với thị trường toàn cầu.
Netflix có thể sử dụng cơ sở dữ liệu khổng lồ về thói quen xem mà nó đã xây
dựng để được định hướng bởi dữ liệu về những gì mà người dùng của nó muốn. Phát
trực tuyến video với chất lượng cao và cực cao sử dụng lượng băng thông khổng lồ –
những nguồn lực hạn chế và đắt đỏ. AI có thể giảm thiểu chi phí này bằng cách học để
chỉ truyền những dữ liệu quan trọng.
Các hệ thống phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP sẽ được liên kết tất cả mọi dữ
liệu và quy trình với nhau để đảm bảo có được một cái nhìn tổng quát toàn cảnh.
Netflix cần phải tiếp tục xây dựng kho nội dung toàn cầu và khu vực ngày càng đa
dạng để có thể cạnh tranh với các đối thủ khác.
Bằng cách sử dụng ERP, thống nhất các luồng dữ liệu, hạn chế tối đa các đầu việc
20

thủ công, phân công công việc hợp lý, kiểm soát hiệu quả năng suất làm việc của nhân
viên. Từ đó có thể cắt giảm tối đa chi phí hoạt động để có vốn đầu tư cho những
thương vụ lớn hơn trong tương lai.
Chính vì vậy mà chủ doanh nghiệp quản lý sẽ cảm thấy yên tâm hơn và tự tin hơn
trong mỗi lựa chọn họ đưa ra. ERP giúp họ có một bức tranh tổng thể tốt hơn về các
hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì thế, trước mỗi sự thay đổi hay các cuộc khủng
hoảng, họ hoàn toàn có thể đưa ra quyết định nhanh chóng và chính xác…
21

Câu 3: Trình bày các yếu tố đảm bảo thành công khi triển khai dự án ERP với các
trích dẫn đầy đủ.
 Tập trung vào các yêu cầu và quy trình kinh doanh đầu tiên
Thông thường, các công ty bị trói buộc trong các khả năng kĩ thuật hoặc nền tảng
của một phần mềm hỗ trợ cụ thể. Không điều gì trong số này thực sự quan trọng. Điều
thực sự quan trọng là bạn muốn hệ thống kinh doanh của bạn hoạt động như thế nào
và yêu cầu quan trọng nào để khiến nó có thể hoạt động. Một khi đã xác định được
điều này, bạn có thể chọn phần mềm ERP phù hợp với nhu cầu kinh doanh độc đáo
của bạn một cách hiệu quả hơn.
 Tập trung đạt được tỷ suất hoàn vốn ERP ROI lành mạnh, bao gồm việc đo
lường hiệu suất sau khi thực hiện
Điều này đòi hỏi phải làm nhiều hơn là chỉ phát triển một nghiệp vụ cấp cao để
được chấp thuận từ quản lý hoặc ban giám đốc của bạn. Nó cũng đòi hỏi phải thiết lập
các biện pháp đo lường chính, thiết lập đường cơ sở và mục tiêu cho các biện pháp đo
lường đó, và theo dõi hiệu suất sau khi đi vào hoạt động. Đây củng chính là cách duy
nhất để nhận ra lợi ích vai trò của ERP.
 Quản lý dự án chặt chẽ và cam kết tài nguyên
Tại thời điểm cuối ngày, công ty của bạn làm chủ thành công hay thất bại của một
dự án ERP lớn, vì vây bạn nên quản lý một cách phù hợp. Điều này bao gồm việc đảm
bảo bạn có một quản lý dự án giỏi và nên có sự tham gia của những “A-Players”
(người làm việc hiệu quả nhất trong tổ chức) đến từ doanh nghiệp của bạn để hỗ trợ và
tham gia vào dự án. Thực hiện theo một kế hoạch dự án chặt chẽ và chấp hành nghiêm
túc là chìa khóa để đi đến thành công của ERP.
 Cam kết từ ban giám đốc điều hành công ty
Bất kỳ một dự án không được hỗ trợ từ các quản lý cấp cao của công ty sẽ thất
bại. Sự hỗ trợ từ CIO hoặc IT Director là tốt, nhưng nó là không đủ. Cho dù một dự án
có chạy tốt đến đâu, nó đều tồn tại những vấn đề. Vì vậy CEO và toàn bộ nhân viên
cấp cao phải có mặt để xử lý một trong số các vấn đề này.
 Dành thời gian lên kế hoạch trước khi bắt đầu
Trong suốt quá trình lựa chọn phần mềm, các nhà cung cấp ERP luôn muốn chốt
thỏa thuận càng sớm càng tốt. Bạn cần bảo đảm quá trình lựa chọn phần mềm đang
thực hiện đúng. Các công ty thường xuyên nhảy vào dự án mà không xác nhận việc
22

nhà cung cấp phần mềm hiểu về các yêu cầu kinh doanh hoặc kế hoạch dự án của họ.
Bạn càng dành nhiều thời gian để bảo đảm những điều này sẽ được thực hiện đúng
ngay sau khi bắt đầu dự án, bạn sẽ càng mất ít thời gian sửa chữa những sai lầm về
sau.
 Đào tạo đầy đủ và quản lý thay đổi
Hệ thống ERP liên quan đến những thay đổi lớn đối với con người, và hệ thống sẽ
không giúp được gì cho bạn nếu mọi người không hiểu cách sử dụng nó một cách hiệu
quả. Vì vậy, dành thời gian tiền bạc cho việc đào tạo, quản lý thay đổi, thiết kế công
việc, .v.v là việc rất quan trọng đối với bất kỳ dự án ERP nào. Tất cả những điều này
nên được nằm trong kế hoạch thay đổi hệ thống ERP của bạn.
 Đảm bảo bạn hiểu tại sao bạn triển khai ERP
Đây được cho là yếu tố quan trọng nhất. Dễ dàng nhìn thấy nhiều công ty lớn sử
dụng SAP, Oracle và Odoo và có lẽ bạn củng nên như vậy, nhưng điều khó khăn hơn
là xem xét bạn có thực sự cần một hệ thống ERP hay không? Không chừng, việc cải
tiến quy trình, thiết kế lại tổ chức, lựa chọn công nghệ tốt sẽ đáp ứng được mục tiêu
kinh doanh của bạn với chi phí thấp hơn. Bởi việc hiểu rõ mục tiêu kinh doanh và
những gì bạn đang cố gắng đạt được với hệ thống ERP, bạn sẽ đưa quyết định lựa
chọn sáng suốt, có thể là ERP, củng có thể không liên quan gì đến ERP.
23

Câu 4: Lựa chọn 1 doanh nghiệp ở VN hoặc nước ngoài hãy đánh giá và lựa chọn
phương pháp triển khai ERP
c) Trình bày ưu điểm và nhược điểm đánh giá lựa chọn phần mềm ERP dưới theo
phương pháp ERP SaaS và ERP on Premise
d) Tính toán chi phí của hai phương pháp triển khai hệ thống ERP trong 5 năm (NPV)
lựa chọn phương pháp nào tại sao?
4.1. Ưu và nhược điểm của phương pháp ERP SaaS và phương pháp ERP On-
premise
4.1.1. Phương pháp ERP SaaS:
 Ưu điểm
- Giúp giảm chi phí duy trì cơ sở hạ tầng CNTT. Chi phí là lợi thế lớn nhất của các
dịch vụ được lưu trữ đối với nhiều doanh nghiệp,. Một hệ thống được lưu trữ cho
phép các công ty giảm chi phí mua giấy phép phần mềm, mua và cài đặt phần
cứng cũng như thiết lập mạng.
- Tiết kiệm thời gian, nhân lực. Thay vì doanh nghiệp phải tốn ít nhất 6 tháng để
tạm ngưng hoạt động của một số bộ phận, kết hợp huy động sự hỗ trợ của các
nhân viên kỹ thuật nhằm có thể lắp đặt hệ thống on-premise hoàn chỉnh. Trong khi
đó, với mô hình SaaS thì nhà cung cấp dịch vụ sẽ có bộ phận hỗ trợ đến trực tiếp
công ty và thiết lập tài khoản, training cách sử dụng phần mềm cho các nhân viên.
Thời gian này chưa tới 2 ngày.
- SaaS sẽ đảm bảo triển khai nhanh hơn với ít rủi ro thất bại dự án hơn, các tổ chức
có thể giải phóng mình khỏi những lo lắng về việc cài đặt phần cứng khôi phục cơ
sở dữ liệu, kích hoạt các tính năng bảo mật cũng như duy trì và quản lý phần
mềm.
- SaaS có thể cho phép các địa điểm khác nhau có cùng mức độ truy cập vào hệ
thống. Vì phần mềm được lưu trữ trong một môi trường ảo hóa nên người dùng có
thể truy cập nó bất cứ lúc nào và từ bất cứ đâu.
- Dễ dàng mở rộng quy mô sử dụng. có thể dễ dàng thêm nhiều tài khoản hoặc tích
hợp thêm các phần mềm khác mà không làm ảnh hưởng đến cơ sở dữ liệu.
- ERP phần mềm như một dịch vụ cho phép người dùng linh hoạt tùy chỉnh hệ
thống theo nhu cầu của họ.
24

 Nhược điểm
- SaaS không cung cấp các lớp bảo mật đầy đủ để bảo vệ dữ liệu nhạy cảm của họ
khỏi các cuộc tấn công độc hại vì các lớp bảo mật thường phổ biến trên môi
trường ảo hóa và có thể không đáp ứng các yêu cầu cụ thể của các công ty.
- Vì các dịch vụ được cung cấp qua Internet, đôi khi có thể bị mất điện, hoặc kết nối
đường truyền không ổn định nghiêm trọng - dẫn đến mất năng suất và doanh thu.
- Chỉ nhà cung cấp mới có thể phát hành bản cập nhật phần mềm.
- Chi phí bảo trì hàng năm có thể cao hơn so với hệ thống tại chỗ.
- Việc tích hợp với các hệ thống doanh nghiệp hiện có có thể phức tạp và khó khăn.
4.1.2. Phương pháp ERP on Premise
 Ưu điểm
- Cung cấp khả năng bảo mật mạnh mẽ. Điều này ngăn các bên thứ ba có bất kỳ
quyền truy cập nào vào dữ liệu đó và có thể bảo vệ dữ liệu đó khỏi bị mất mát
tiềm tàng.
- Doanh nghiệp có toàn quyền kiểm soát hệ thống của họ và duy trì 100% quyền
riêng tư. Mọi thay đổi, cấu hình và nâng cấp hệ thống đều được thực hiện theo
quyết định của doanh nghiệp.
- Hệ thống ERP on premise không dựa vào kết nối internet. Do đó, việc mất kết nối
internet trong 1 thời gian công ty vẫn có thể kinh doanh và tiếp tục sản xuất.
- Dễ dàng truyền dữ liệu và di chuyển phần mềm nhanh hơn - Linh hoạt hơn để lên
lịch nâng cấp phần mềm.
 Nhược điểm
- Chi phí rất tốn kém. Để tập trung vào chi phí này, các hệ thống ERP tại chỗ
thường được phân loại là chi phí vốn trong khi dựa trên đám mây được phân loại
là chi phí hoạt động. Chi phí trả trước bao gồm việc mua bản thân hệ thống, các
tài sản vật lý bao gồm máy chủ, giá đỡ và giao diện, cũng như chi phí đào tạo và
hỗ trợ. Việc thuê những người có kỹ năng thiết lập nó cũng có thể nằm ngoài ngân
sách tiền lương của nhà sản xuất.
- Mỗi lần nâng cấp hệ thống hoặc khôi phục sau khi xảy ra sự cố thì mọi phần cứng
và phần mềm cũng như việc lưu trữ, sao lưu dữ liệu đều phải thực hiện theo từng
chi tiết nhỏ. Với nguồn lực kỹ thuật và ngân sách hạn chế, điều này có thể trở
thành một vấn đề lớn, đặc biệt là đối với các công ty nhỏ.
25

- Yêu cầu nhiều nỗ lực nhân lực hơn trong việc lập kế hoạch nguồn lực.
- Khi ứng dụng On – Premise ERP, dữ liệu được quản trị hoàn toàn trong nội bộ
doanh nghiệp. Do đó, các thiết bị thông minh sẽ không thể liên kết được. Đồng
nghĩa với người quản lý, nhân viên chỉ có thể truy cập và sử dụng khi thao tác trên
các thiết bị được thiết lập tại doanh nghiệp.
- Việc triển khai thường mất nhiều thời gian (khoảng 12 tháng). Vì nó phải thiết lập
trên máy chủ và từng máy tính riêng lẻ.
- Khả năng mở rộng: Khi một nhà sản xuất nhỏ mở rộng quy mô, một hệ thống
ERP tại chỗ phải mở rộng quy mô với nó. Điều này có nghĩa là không gian máy
chủ bổ sung để lưu trữ dữ liệu bổ sung, giá đỡ, phiên bản nâng cấp và cập nhật,
đào tạo và một loạt các chi phí khác liên quan đến khả năng mở rộng.
4.2. Chi phí của hai phương pháp triển khai hệ thống ERP trong 5 năm
Triển khai hệ thống ERP SaaS và hệ thống ERP On-Premise cho một công ty
TNHH chế biến thực phẩm Đại Nam cổ phần là công ty mới thành lập với hơn
1.000 nhân viên chăm chỉ, , dây chuyền sản xuất công nghệ cao và hiện đại. Tính toán
chi phí triển khai hệ thống ERP (NVP) của từng hệ thống.

Các chi phí khi triển khai sử dụng ERP SaaS và ERP On-Premise
26

 Khi triển khai phương án ERP On premise


- Chi phí cho năm đầu tiên sẽ cao hơn các năm tiếp theo do nó bao gồm cả chi phí
thiết bị, chi phí máy chủ, chi phí phần mềm, một số chi phí đào tạo, quản trị cũng
cao hơn các năm tiếp theo.
- Từ năm thứ 2 trở đi chi phí hàng năm chỉ còn một số chi phí bảo trì, chi phí quản
trị mạng.
 Khi triển khai phương án ERP SaaS
- Chi phí cho năm đầu tiên sẽ cao hơn các năm tiếp theo do nó bao gồm cả chi phí
thiết bị, một số chi phí đào tạo, quản trị cũng cao hơn các năm tiếp theo.
- Từ năm thứ 2 trở đi chi phí hàng năm sẽ giảm.
- Tỷ suất sinh lợi tối thiểu (Hurdle rate) là 20%, dựa vào đó theo công thức. Ta tính
được NPV theo từng năm (NPVt), sau đó ta tính được tổng chi phí đầu tư dự án
trong 5 năm (NPV).
➤Kết luận: Dựa trên bảng tính toán trên ta có thể thấy cả 2 phương pháp ERP SaaS
và ERP on Premise để có những ưu điểm riêng về chi phí. Xét về chi phí đầu tư ban
đầu thấp hơn thì ERP SaaS sẽ chiếm ưu thế hơn
4.3. Đánh giá và lựa chọn phương pháp triển khai:
Để đánh giá và lựa chọn được phương pháp triển khai hệ thống ERP phù hợp
với mình, công ty cần phải đánh giá dựa trên những ưu nhược điểm, chi phí triển khai
của cả 2 phương pháp ERP SaaS và ERP on Premise đã phân tích ở trên.
Đối với các công ty lớn TNHH chế biến thực phẩm Đại Nam cổ phần là công
ty mới thành lập Họ chưa có khả năng chi trả, hướng đến việc đầu tư phần cứng, đội
ngũ CNTT.
Về chi phí triển khai 2 phương án, đối với phương án Saas NPV của phương án
này nhỏ hơn NPV của on Premise. NPV chính là đem tổng chi phí của dự án về thời
điểm hiện tại nên mọi người có thể xem xét các con số một cách dễ dàng, từ đó đánh
giá được tính khả thi của từng dự án.
➤Do đó với những ưu điểm và những con số tính được từ 2 phương án trên TNHH
chế biến thực phẩm Đại Nam sẽ cân nhắc lựa chọn phương pháp ERP SaaS.
27

Câu 5: Thiết kế và xây dựng 1 hệ thống mini-ERP của một doanh nghiệp cụ thể
5.1. Phần mềm Odoo
5.1.1. Sơ lược đôi nét về phần mềm Odoo
Odoo còn được gọi là Open ERP được thành lập bởi Fabien Pinckaers vào năm
2005. Odoo là một bộ sưu tập lớn cung cấp hàng loạt các ứng dụng liên quan đến các
mô-đun như CRM, quản lý bán hàng, thương mại điện tử, quản lý kho, quản lý mua
hàng, kế toán, quản lý nhân sự,…Tất cả các mô-đun cơ bản này được gọi chung là
phần mềm lập kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp.
5.1.2. Khái niệm Odoo ERP - Tổng quan về phần mềm Odoo ERP
Odoo là phần mềm open source ERP, có nghĩa khả năng tùy chỉnh và phát triển là
vô hạn. Ngoài các module mặc định như CRM, POS, hay Sales, bạn có thể sáng tạo
ra nhiều ứng dụng mới cho doanh nghiệp của mình để tích hợp trên nền tảng của
Odoo.
5.1.3. Lợi ích khi triển khai phần mềm Odoo ERP
- Dễ dàng sử dụng
- Phần mềm toàn diện cùng kho ứng dụng đa dạng
- Tính linh hoạt
- Dễ cài đặt
- Giá thành hợp lý
- Công nghệ được cập nhật liên tục
- Tích hợp các phần mềm khác
5.2. Giới thiệu về công ty TNHH 3 Sạch Food
5.2.1. Giới thiệu về công ty
Tên công ty: 3 Sạch Food - Công Ty TNHH Đầu Tư Và Phát Triển Bầu Trời
Xanh
Sạch Food - Công Ty TNHH Đầu Tư Và Phát Triển Bầu Trời Xanh được thành
lập từ năm 2013, là chuỗi cửa hàng phân phối thực phẩm sạch đến người tiêu dùng
với định hướng kinh doanh từ nông trại đến bàn ăn.
5.2.2. Giới thiệu sản phẩm
28

Ngành nghề kinh danh:


- Thực Phẩm Đông Lạnh.
- Nông Sản Hoa Quả, Trái Cây (Chuối, Cam, Bưởi,..) - Sản Xuất Và Cung Cấp. -
Nông Sản Rau Củ Tươi (Cà Chua, Củ Cải, Ớt,..) - Sản Xuất Và Cung Cấp.
5.3. Việc sử dụng Odoo của công ty TNHH 3 Sạch Food
5.3.1. Lợi ích khi sử dụng Odoo
 Lợi ích ngắn hạn
- Nhiều mô-đun và tích hợp
- Thực hiện nhanh chóng bằng cách điều chỉnh các quy trình
- Tăng trưởng có kế hoạch
 Lợi ích dài hạn
- Thông tin tập trung
- Dễ dàng đào tạo
- Cập nhật
- Khả năng mở rộng
- Cải thiện trải nghiệm khách hàng
- Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp lựa chọn Odoo là hệ thống ERP chính là khả
năng thích ứng của phần mềm khi doanh nghiệp mở rộng quy mô.
5.3.2. Yêu cầu của công ty 3 Sạch Food khi sử dụng Odoo
- Tối ưu lượng tồn kho
- Quản lý tài chính của công ty
- Giảm bớt các công việc thủ công
- Thiết lập quy trình mua hàng chuẩn
- Tránh gián đoạn trong sản xuất kinh doanh
- Giảm thiểu chi phí và nâng cao hiệu quả
- Giao diện
- Cài đặt
5.4. Thực trạng của công ty khi sử dụng phần mềm Odoo và giải pháp
29

5.4.1. Ưu điểm
Thực trạng triển khai ERP tại Việt Nam và việc ứng dụng CNTT vào quản lý
công ty ở Việt Nam hiện vẫn còn rất hạn chế. Những ưu điểm nổi bật của phần mềm
ODOO:
- Mã nguồn mở
- Tính bảo mật cao
- Kho ứng dụng đa dạng
- Giải pháp quản lý toàn diện
- Linh hoạt, dễ mở rộng và ra quyết định nhanh
- Bắt kịp xu hướng công nghệ
5.4.2. Nhược điểm
- Giá cả đắt đỏ của phần mềm
- Khả năng tương thích ngược chưa được đánh giá cao
- Khó khăn trong việc thiết lập
- Thiếu sự hỗ trợ từ Odoo
- Khó khăn trong việc duy trì hệ thống
5.4.3. Giải pháp
- Odoo cho phép người dùng 15 ngày miễn phí dùng thử để trải nghiệm toàn
bộ tính năng.
- Nâng cấp phiên bản như các phiên bản Odoo 12 hay Odoo 13…
- Tổ chức training triển khai Odoo một cách sâu rộng cho đội ngũ lập trình
viên.
- Các nhược điểm trên cũng sẽ được khắc phục dễ dàng nhờ các công ty thứ 3 –
đối tác của Odoo có nhiệm vụ tư vấn, triển khai và tùy chỉnh cho khách hàng.
- Khách hàng có thể liên hệ cho Magenest – đối tác của Odoo tại Việt Nam,
có kinh nghiệm 6 năm triển khai cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước
để nhận tư vấn từ các chuyên gia.
5.5. Quy trình trên Odoo
5.5.1. Tổng quan quy trình quản lý kho vận trên Odoo
30

Để thực hiện quy trình mua bán, chăm sóc khách hàng. Bước đầu tiên Odoo cần có
những thông tin cần thiết cơ bản như thông tin sản phẩm, tồn kho hiện có, quy tắc tái
cung ứng, đánh giá chất lượng, các kế hoạch có thể dự báo trước.
Từ những thông tin đã có đó, Odoo sẽ tiến hành tổng lượng cầu để lên kế hoạch
kiểm tra số lượng trong kho. Sau đó hoạch định nhu cầu sản phẩm mới cần nhập kho.
 Quy trình thêm mới 1 sản phẩm
Bước 1: Bộ phận kế hoạch đưa ra yêu cầu thêm mới sản phẩm kinh doanh.
Bước 2: Bộ phận kho vận tạo sản phẩm

Bước 3: Sau đó phân loại sản phẩm theo nhóm, xác định nhà cung cấp, thiết lập quy
tắc tái cung ứng, các tài khoản doanh thu và chi phí
31

Bước 4: Xác nhận và vào kho vận kiểm tra

5.1.2. Quy trình mua hàng của Odoo


32

Bước 1: Bộ phận kế hoạch đưa ra yêu cầu cung ứng sản phẩm ngay khi phát hiện
thiếu sản phẩm trong kho (Lượng hàng trong kho nhỏ hơn mức tối thiểu theo quy tắc
tái cung ứng)
33

Bước 2: Bộ phận mua hàng Odoo lập tức tạo đơn mua hàng.

Bước 3: Tiến hành xác nhận đơn mua hàng

Bước 4: Khi hàng hóa được nhà cung cấp giao đến, kho vận sẽ nhận hàng và sẽ kiểm
tra chất lượng hàng hóa, nếu đảm bảo sẽ nhập hàng vào kho, xuất phiếu nhập hàng,
đồng thời lập hóa đơn nhà cung cấp và chuyển hóa đơn sang phòng kế toán để thanh
toán. Nếu hàng không đảm bảo chất lượng thì sẽ bị trả về nhà cung cấp.
34
35
36

Hình 5.2. Quy trình mua hàng trên Odoo


5.5.3. Quy trình bán hàng của Odoo
5.5.3.1. Quy trình bán hàng đủ sản phẩm thanh toán bằng đặt cọc
Bước 1: Sau khi nhận được yêu cầu đặt hàng, phòng bán hàng sẽ tiến hành tạo
đơn bán hàng.
Quá trình này bao gồm kiểm tra tồn kho, tên sản phẩm, số lượng, đơn giá,
ngày hết hạn thanh toán và điều khoản thanh toán trong khoảng thời gian cố
định. Nếu đủ số lượng sản phẩm trong kho thì sẽ gửi email cho khách hàng để
xác nhận.
37

Bước 2: Khách hàng xác nhận, phòng bán hàng tạo hóa đơn.
Hình thức thanh toán khách hàng có thể lựa chọn là đặt cọc theo % trên tổng
hóa đơn (Giả sử công ty 3 Sạch Food yêu cầu tối thiểu 50%) hoặc đối với một
số trường hợp đặc biệt có thể đặt cọc 1 số tiền nhất định.

Bước 3: Xác nhận lại và gửi cho phòng kế toán hóa đơn vừa tạo.
38

Bước 4: Phòng kế toán tiến hành nhận thanh toán đặt cọc trước của khách
hàng.

Bước 5: Sau khi ghi nhận thanh toán, bộ phận kế toán liên lạc với bộ phận kho
vận để giao hàng cho khách.

Bước 6: Nếu sản phẩm được đánh giá chất lượng là đạt sẽ giao hàng
thành công, nếu chất lượng không đạt sẽ quay về thay đổi sản phẩm để giao.
Bộ phận kho vận sẽ thông báo cho phòng bán hàng đã giao hàng thành công để
tạo hóa đơn thu số tiền còn lại từ khách hàng.
39

Bước 7: Sau khi nhận được thông báo từ bộ phận bán hàng, phòng kế
toán nhận hóa đơn còn lại và ghi nhận thanh toán cho số tiền còn lại phải thu
từ khách hàng.
40

Hình 5.2. Quy trình mua hàng trên Odoo


5.5.3.2. Quy trình bán hàng thiếu sản phẩm thanh toán ngay
Bước 1: Sau khi nhận được yêu cầu đặt hàng từ khách, phòng bán hàng sẽ
thực hiện tạo đơn bán hàng. Quá trình này bao gồm kiểm tra tồn kho, tên sản
phẩm, số lượng, đơn giá, ngày hết hạn thanh toán và điều khoản thanh toán
trong khoảng thời gian cố định.
Trường hợp số lượng hàng trong kho không đủ số lượng, bộ phận bán hàng
sẽ gửi email để xác nhận với khách hàng giao trước số lượng hiện có trong
kho. Và gửi số lượng còn thiếu hiện tại càng sớm càng tốt.
41

Bước 2: Nếu khách hàng đồng ý, tiến hành xác nhận đơn hàng đã tạo đồng
thời tạo phần dở dang. Nếu khách hàng không đồng ý, đơn hàng sẽ bị hủy.

Bước 3: Sau khi đơn hàng đã được xác nhận. Bộ phận kho sẽ liên lạc bên
kho vận, giao trước lượng hàng hiện có trong kho.
Đánh giá kiểm tra chất lượng, nếu đạt thì giao hàng thành công, không đạt
hàng sẽ quay về kho và thay thế bằng sản phẩm khác.

Bước 4: Khi số lượng hàng trong kho nhỏ hơn mức tối thiểu, bộ phận
mua hàng sẽ nhận được yêu cầu báo giá từ nhà cung cấp. Sau khi xác nhận.
Kho vận sẽ đánh giá chất lượng và nhận hàng để nhập kho. Ngay lập tức khi
hàng nhập kho, bộ phận kho sẽ chịu trách nhiệm xuất hàng cho đơn hàng dở
dang trước đó.
42
43

Bước 5: Lúc này bộ phận bán hàng sẽ tạo hóa đơn. Hình thức thanh toán
trường hợp này là thanh toán 1 lần bằng tiền mặt. Hóa đơn được gửi cho bộ
phận kế toán để ghi nhận thanh toán.
44

Hình 5.3.2. Quy trình bán hàng thiếu sản phẩm thanh toán ngay
5.5.3.3. Quy trình bán hàng khách hàng thanh toán dư
Giống quy trình bán hàng đủ sản phẩm hoặc thiếu sản phẩm nhưng khi
khách hàng tiến hành thanh toán. Bộ phận kế toán sẽ ghi nhận số tiền dư và
khấu trừ vào lần mua tiếp theo của khách hàng.
45

5.5.4. Quy trình chăm sóc khách hàng của Odoo


Bước 1: Xem xét các câu hỏi được khách hàng gửi về từ web, email, fanpage

Bước 2: Phân công công việc cho nhân viên sale


46

Bước 3: Nhân viên sale liên hệ khách hàng. Nếu liên hệ thành công sẽ thực
hiện quy trình chăm sóc khách hàng, xác nhận phản hồi. Nếu khách hàng
chốt đơn sẽ tạo báo giá mới, lên đơn cho khách hàng. Tiếp tục quy trình bán
hàng.
47

Hình 5.4. Quy trình chăm sóc khách hàng trên Odoo
5.5.5. Quy trình quản lý nhân sự
5.5.5.1. Quản lý phòng ban
Bước 1: Cấp trên có nhu cầu tìm hiểu về nhân viên, vị trí trưởng phòng và sơ
đồ cơ cấu các phòng ban với nhau sẽ truy cập vào tuyển dụng. Hoặc khi nhận
thêm 1 nhân viên mới vào bộ phận phòng ban cụ thể, người quản trị sẽ thêm
nhân viên vào phần tuyển dụng để dễ quản lý nhân viên.

Bước 2: Tại mục phòng ban, bạn có thể thêm nhân viên hoặc tạo mới 1 phòng
ban.
48

5.5.5.2. Quy trình tuyển dụng nhân sự


 Đề xuất nhu cầu tuyển dụng
Khi các bộ phận trong công ty có nhu cầu về nhân lực, trưởng bộ phận sẽ thông
báo số lượng cần cho bên nhân sự. Bên nhân sự nhận được báo cáo sẽ tiến hành
quy trình tuyển dụng.

 Thực hiện nhận hồ sơ ứng tuyển


Bước 1: Giả sử ứng viên gửi mail đến công ty để ứng tuyển vị trí nhân viên
bán hàng part-time
49

Bước 2: Sau khi ứng viên gửi, công ty sẽ nhận được hồ sơ ứng tuyển của ứng
viên

Bước 3: Lúc này công ty đã nhận được hồ sơ của ứng viên và tiến hành xem hồ
sơ. Hồ sơ nhận được bao gồm những thông tin kèm theo, file CV đính kèm ứng
viên đã gửi
50

Bước 4: Tiến hành đặt lịch phỏng vấn cho ứng viên. Ở đây nhóm 8 chọn ngày
29/11 lúc 9h-11h làm lịch phỏng vấn.

Bước 5: Sau khi lựa được lịch phỏng vấn, nhóm sẽ liên hệ với ứng viên qua
mail hoặc số điện thoại. Giả sử công ty sẽ liên lạc qua mail.

Bước 6: Sau khi ứng viên nhận được mail thông báo lịch hẹn phỏng vấn thì
ứng viên sẽ bắt đầu thực hiện quá trình phỏng vấn. Ở đây ứng viên sẽ tiến hành
phỏng vấn lần đầu.
51

Bước 7: Nếu ứng viên phỏng vấn không thành công thì công ty sẽ lưu trữ lại
hồ sơ để có thể sử dụng lại sau này. Nhập lý do từ chối và tự động gửi mail cho
ứng viên.
52

Lưu ý: Muốn khôi phục hồ sơ của ứng viên thì chọn khôi phục. Nếu khôi
phục, hồ sơ ứng viên sẽ quay về quy trình thẩm định ban đầu.
Bước 8: Nếu ứng viên qua vòng thử thách 2 thì tiến hành đề xuất hợp đồng

Bước 9: Sau khi tiến hành đề xuất hợp đồng với ứng viên thì ta tiếp tục tiến
hành tạo hồ sơ nhân viên cho ứng viên.

Bước 10: Sau khi hoàn thành, ta sẽ sang phần module “Nhân viên” để xem hồ
sơ đã được thêm vào danh sách nhân viên hay chưa. Nếu đã lưu hồ sơ thành
công, nhân viên có thể bắt đầu làm việc
53

Hình 5.5.2.2. Quy trình tuyển dụng


5.5.6. Chi phí, doanh thu, lợi nhuận
 Báo cáo Lãi và Lỗ
54

Theo như hình trên, nhóm em có tổng chi phí bao gồm thuế GTGT HHDV mua
vào, chi phí bán hàng (chi phí nhân viên, chi phí lưu kho, chi phí nguyên vật
liệu, bao bì, chi phí dụng cụ, đồ dùng), chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí
khác là 13.400.000 VNĐ, tổng doanh thu bán hàng hóa là 113.600.000 VNĐ,
giá vốn hàng bán là 76.000.000 VNĐ, như vậy lợi nhuận ròng sẽ là 24.200.000
VNĐ.
 Bảng Cân đối kế toán
55

Theo như hình trên thì Tổng Tài Sản = Nợ + Vốn Chủ Sở Hữu
 Bảng Tóm tắt hoạt động

You might also like