You are on page 1of 41

BƢỚU PHẦN MỀM VÙNG MIỆNG HÀM MẶT

GS. J.E. Bouquot


University of Texas
Dental Branch at Houston
Bs. Lê Hải Triều dịch
Mục tiêu:
1. Xác định nguyên nhân (bệnh nguyên, bệnh sinh), nguồn gốc mô, tế bào và tần
suất mắc bệnh.
2. Giới, tuổi, vị trí (G-T-VT) thường gặp.
3. Mô tả dấu hiệu điển hình:
– Các thể lâm sàng thường gặp.
– Các chẩn đoán phân biệt.
– Mối liên hệ giữa tổn thương với bệnh toàn thân hay di truyền.
– Mối liên hệ giữa tổn thương với thuốc, chất ngoại lai,...
4. Mô tả đặc điểm vi thể cơ bản của tổn thương.
5. Mô tả đặc điểm về sinh lý bệnh của tổn thương.
– Tỉ lệ, kiểu tăng trưởng.
– Tiên lượng nếu không điều trị.
6. Điều trị và tiên lượng của việc điều trị.
7. Mô tả dấu hiệu (các thể) đặc biệt có ở tổn thương (vi thể, sinh lý bệnh, lâm sàng ,
...).

U SỢI KÍCH THÍCH (U SỢI, U SỢI CHẤN THƢƠNG, TĂNG SẢN SỢI DO
PHẢN ỨNG):
Irritation fibroma (fibroma, traumatic fibroma, reactive fibrous hyperplasia)
1. Bệnh căn: do chấn thương cấp tính hay lặp đi lặp lại.
– Có thể phát triển từ u hạt sinh mủ.
– Tổn thương dạng khối ở mô mềm thường gặp nhất; tổn thương niêm mạc
thường gặp thứ 3 ở người lớn.
– Tần suất: 12/1.000 người lớn.
2. G.T.VT:
– Giới: không rõ (nữ gấp 2 lần ở các ca được sinh thiết).
– Tuổi: 40-60.
– Vị trí: má, môi, lưỡi, nướu.
3. Tổn thương dạng hòn (nodule), không đau, màu sắc của niêm mạc bình thường,
bề mặt nhẵn.
– Có thể bị nhiễm sắc (sắc tố của chủng tộc ở lớp biểu mô bề mặt).
– Bề mặt có thể bị sừng hóa hay loét do chấn thương.
– Thường không có cuống, nhưng cũng có thể có cuống.
1
4. Vi thể: mô đệm sợi dày đặc, không có mạch máu.
– Không có vỏ bao.
– Thường teo biểu mô.
– Một ít lymphocytes trong mô đệm sợi.
5. Tăng trưởng <1 cm trong vòng 6 tháng; tăng rất ít sau đó.
– Có thể đạt 3-4 cm.
– Không lớn hơn nữa.
– Không biến đổi ác tính.
6. Điều trị: phẫu thuật.
7. Thể đặc biệt: u sợi hình lá cây là một u sợi phẳng tăng trưởng dưới nền hàm giả.
– Thường có các sần nhỏ dọc theo ranh giới của “chiếc lá”.
– Tổn thương niêm mạc thường gặp thứ 6; tần suất = 7/1.000, nữ nhiều hơn hẳn
nam.
– Điều trị như u sợi kích thích bình thường.

U sợi kích thích: lâm sàng & giải phẫu bệnh.

U sợi hình lá cây (Leaf-shaped fibroma).


Chẩn đoán phân biệt:

Fibrolipoma (khối mỡ má thoát vị) Sẹo mô.

U SỢI TẾ BÀO KHÔNG LỒ (TĂNG SẢN SỢI DO PHẢN ỨNG):


Giant cell fibroma (reactive fibrous hyperplasia)
1. Bệnh căn: chưa rõ, được cho là không liên quan đến chấn thương.
– 2-5% các tổn thương tế bào sợi dạng khối ở miệng được sinh thiết.
2. G.T.VT:
– Nữ nhiều hơn một ít (chỉ những ca được sinh thiết).
– BN trẻ.
– 50% ở nướu.
3. Tổn thương dạng hòn, nhỏ, thường phân thùy, mặt nhẵn hay sần sùi.
4. Vi thể: giống u sợi kích thích, nhưng các nguyên bào sợi dưới biểu mô có kích
thước rất lớn, hình sao.
– Đôi khi có nhiều nhân.
5. Kích thước thường < 5 mm; nhưng không có giới hạn.
6. Điều trị: phẫu thuật.
7. Tổn thương đặc biệt: nhú sau răng nanh (retrocuspid papilla):
– Hòn nhỏ ở nướu phía sau R nanh hàm dưới; thường 2 bên.
– Trẻ em hay gặp hơn (ít nhất là 25%) người lớn (ít nhất là 6%).
– Có các nguyên bào sợi khổng lồ như u sợi tế bào khổng lồ.

U sợi tb khổng lồ Nhú sau răng nanh 3


Giải phẫu bệnh u sợi tế bào khổng lồ.

U LỢI KHE (TĂNG SẢN SỢI DO PHẢN ỨNG; TĂNG SẢN SỢI DO VIÊM;
U LỢI DO HÀM GIẢ):
Epulis fissuratum (reactive fibrous hyperplasia; inflammatory fibrous
hyperplasia; denture injury tumor; denture epulis)
1. Bệnh căn: chấn thương lặp đi lặp lại do bờ hàm giả.
– Tổn thương dạng khối ở niêm mạc thường gặp thứ 11; tần suất = 4/1.000 người
lớn.
2. G.T.VT:
– Giới: không rõ (nhưng nam nhiều hơn hẳn trong các ca được sinh thiết).
– Tuổi: trung niên hay lớn tuổi.
– Vị trí: ngách hành lang phía trước, ngách hành lang phía sau, sàn miệng phía
trước.
3. Cuộn mô sợi, không đau, thường phân thùy, dọc theo chiều sâu của ngách hành
lang hay xương ổ răng phía ngoài.
– Có thể có loét chấn thương ở phần sâu của khe.
– Có thể có nhiều khối song song nhau (“nhiều lớp mô”).
– Có thể có vùng tăng sản nhú dọc theo bờ tổn thương.
4. Vi thể: giống u sợi kích thích nhưng có nhiều tế bào viêm mạn tính hơn trong mô
đệm, có thể có tăng sinh biểu mô bề mặt; loét bề mặt.
– Lưu ý: tăng sản giả ung thƣ biểu mô có thể giống các đảo carcinôm tế
bào gai nếu cắt tiếp tuyến hay cắt xéo.
5. Tiếp tục kéo dài theo thời gian (và bị chấn thương liên tục).
– Phát triển các khối mô song song, có thể bị loét.
– Không biến đổi ác tính (mặc dù trước đây từng cho là tổn thương tiền ung thư).
6. Điều trị: phẫu thuật & thay/ sửa hàm giả.

4
TĂNG SẢN DẠNG NHÚ DO VIÊM (TĂNG SẢN DẠNG NHÚ Ở KHẨU CÁI;
BỆNH U NHÚ DO HÀM GIẢ):
Inflammatory papillary hyperplasia (papillary hyperplasia of the palate; denture
papillomatosis)
1. Bệnh căn: chấn thương lặp đi lặp lại do nền hàm giả, đặc biệt ở những người
mang hàm giả lúc ngủ.
– Thường kèm nhiễm nấm Candida.
– Tổn thương niêm mạc thường gặp đứng hàng thứ 15; tần suất = 3/1.000 người
lớn.
– Có thể gặp ở người không mang hàm giả với vòm khẩu cái cao hay suy giảm
miễn dịch (như AIDS).
2. G.T.VT:
– Nữ gấp 2 lần.
– Tuổi trung niên hay lớn tuổi.
– Khẩu cái cứng (dưới hàm giả).

5
3. Nhiều sần lan tỏa ở khẩu cái cứng, không đau, tập trung ở đường giữa.
– Tổn thương sớm: sưng và đỏ.
– Có thể có cảm giác nóng rát nếu nhiễm Candida thứ phát.
4. Vi thể: mỗi sần giống như một u sợi kích thích nhỏ; tổn thương sớm bao gồm mô
hạt phù với các tế bào viêm mạn tính.
– Lưu ý: tăng sản giả ung thƣ biểu mô có thể trông giống carcinôm tế bào gai.
5. Tăng trưởng tiếp tục không giới hạn, thậm chí sau khi thay hàm giả mới (các tổn
thương sớm có thể biến mất).
– Không có tiềm năng ác tính.
6. Điều trị: Phẫu thuật hay loại bỏ bằng laser/đốt điện và
– Thay hay sửa hàm giả.
– Các tổn thương phù (sớm) có thể biến mất khi ngưng mang hàm giả nhiều tuần.

Tăng sản dạng nhú ở khẩu cái Tổn thương sớm.

6
BỆNH U SỢI (BỆNH U SỢI XÂM LẤN Ở THANH THIẾU NIÊN):
Fibromatosis (juvenile aggressive fibromatosis; extraabdominal desmoid)
1. Bệnh căn: chưa rõ (tân sinh?); hiếm gặp trong miệng.
2. G.T.VT:
– Trẻ em & người trẻ.
– Nướu hàm dưới.
3. Khối chắc, không đau, thường phân thùy.
– Có thể phá hủy xương bên dưới.
4. Vi thể: mô đệm sợi với nhiều tế bào hình thoi xếp thành các bó.
– Không có vỏ bao.
– Gồm các tế bào trưởng thành.
5. Có thể tăng trưởng đến kích thước lớn đáng kể.
– Có thể phá hủy xương bên dưới.
– Không di căn.
6. Điều trị: cắt rộng, gồm cả phần xương bị ảnh hưởng.
– 1/4 trường hợp tái phát sau điều trị này.
– Có thể gây biến dạng.

Bệnh u sợi.

Tăng sản sợi ở nướu: không phải là bệnh u sợi xâm lấn.

7
SARCÔM SỢI (Fibrosarcoma):
1. Bệnh căn: tân sinh ác tính của nguyên bào sợi (fibroblasts).
– Chưa rõ nguyên nhân.
– 10% ở vùng đầu cổ.
2. G.T.VT:
– Trẻ em, thanh niên & người trẻ.
– Khẩu cái, lưỡi, má.
3. Khối chắc, không đau, đôi khi phân thùy.
– Có thể loét bề mặt.
– Lúc đầu lớn chậm.
4. Vi thể: các tế bào hình thoi trưởng thành, nhiều hoặc ít collagen trong chất nền.
– Loạn sản tế bào hình thoi (Grade I - IV).
– Không có vỏ bao.
– Gián phân.
– Xương có cấu trúc hình chữ chi.
5. Có thể tăng trưởng nhanh đến lúc cuối.
– Phá hủy xương bên dưới (cũng có dạng fibrosarcoma trong xương, có thể
làm thủng xương).
6. Điều trị: loại bỏ triệt để bằng phẫu thuật bao gồm cả phần xương bị ảnh hưởng.
– Tỉ lệ sống 5-năm = 50%.

8
U MÔ BÀO SỢI (U VÀNG SỢI, U XƠ DA)
Fibrous histiocytoma (fibroxanthoma, dermatofibroma):
1. Bệnh căn: tân sinh của các mô bào (histiocytes), biệt hóa dạng sợi; hiếm gặp trong
miệng.
2. G.T.VT:
– Tuổi trung niên & lớn tuổi (tổn thương ở da thì ở người trẻ).
– Má, ngách hành lang.
3. Khối dạng hòn, chắc, không đau; không vỏ bao.
4. Vi thể: tăng sinh rất nhiều tế bào hình thoi, nhân hở (open nuclei) (giống mô bào).
– Cấu trúc dạng tầng.
– Có thể thấy các tế bào tròn giống mô bào.
– Thể ác tính có thể rất lành tính trên mô học.
5. Có thể tăng trưởng đến kích thước lớn đáng kể.
6. Điều trị: phẫu thuật.
– Ít tái phát.
7. Thể ác tính: histiocytoma sợi ác tính
– Ung thư mô mềm thường gặp nhất ở người lớn.
– 40% tái phát.
– Tỉ lệ sống 5-năm = 30%.

9
Histiocytôm sợi ác

U HẠT SINH MỦ (Pyogenic granuloma):


1. Bệnh căn: thiếu hay giảm tổ chức sợi trong quá trình lành thương bình thường;
không phải là nhiễm trùng.
– Tổn thương niêm mạc đứng hàng thứ 50; tần suất = 1/10.000 người lớn.
2. G.T.VT:
– Không rõ giới (mặc dù nữ hơn hẳn trong các ca được sinh thiết).
– Trẻ am & người trẻ.
– Nướu (75%), môi, lưỡi, má.
– U hạt thai nghén (Pregnancy tumor): u hạt sinh mủ ở gai nướu ở phụ nữ mang
thai (có thể nhiều tổn thương).
– U lợi hạt (Epulis granulomatosum): u hạt sinh mủ ở ổ răng lành thương kém
sau nhổ răng.
3. Khối đỏ, không đau (có thể chảy máu), bề mặt phân thùy.
– Thường bị loét.
4. Vi thể: tổ chức hạt phù với các tế bào viêm mạn & cấp tính.
5. Thường < 2 cm.
– Có thể co lại theo thời gian.
– Có thể trở thành u sợi kích thích.
– U hạt thai nghén có thể biến mất sau khi thai phụ sinh.
6. Điều trị: phẫu thuật.
– Đối với u hạt thai nghén: chờ đến lúc thai phụ sinh xong nếu có thể.
– Có thể tái phát nếu nguyên nhân không được loại bỏ (nhiễm trùng, chấn
thương).

10
Các thể đặc biệt:

Chẩn đoán phân biệt:

Loét chấn thương (Traumatic eosinophilic ulcer).

11
U SỢI SINH XƢƠNG NGOẠI BIÊN (U SỢI SINH XƢƠNG/SINH XÊ MĂNG
NGOẠI BIÊN)
Peripheral ossifying fibroma (peripheral cementifying/ossifying fibroma):
1. Bệnh căn: tăng sinh tổ chức sợi do viêm, có khả năng sinh xương hay xê măng.
2. G.T.VT:
– Nữ chiếm 2/3.
– Thanh niên & người trẻ.
– Gai nướu (phải ở vị trí này).
3. Khối chắc, không đau, đỏ hay hồng.
– Có thể phân thùy.
– Có thể loét.
– Thường cản quang.
4. Vi thể: các tế bào hình thoi nguyên thủy trong mô đệm sợi, có sự tạo thành xương
chưa trưởng thành thường do osteoblasts.
5. Thường < 2 cm, đôi khi lên đến 3 cm.
6. Điều trị: phẫu thuật + nạo đáy tổn thương.
– Tái phát 15%.

12
U sợi sinh xương ngoại biên.

Có thể có các thể cầu dạng xê măng, một vài nguyên bào
xê măng, hầu như không có xê măng bào.

U HẠT TẾ BÀO KHỔNG LỒ NGOẠI BIÊN:


Peripheral giant cell granuloma (peripheral giant cell lesion; giant cell epulis):
1. Bệnh căn: tăng sinh các tế bào thực bào do viêm.
– Thứ phát sau kích thích, chấn thương hay nhiễm trùng tại chổ.
2. G.T.VT:
– 60% ở nữ.
– 50-60 tuổi.
– Nướu (phải ở vị trí này).
3. Hòn màu đỏ hay xanh, không đau, có lẽ có chảy máu.
– Sờ hơi mềm.

13
– Có thể tạo hố trên xương vỏ bên dưới.
– Thường cản quang.
– Thường bị loét.
4. Vi thể: mô đệm sợi chưa trưởng thành với các tế bào đa nhân khổng lồ,
– Các hồng cầu thoát mạch.
– Các tế bào trung mô hình thoi.
5. Thường < 2 cm, có thể > 4 cm.
– Không hóa ác.
6. Điều trị: phẫu thuật + nạo đáy tổn thương.
– Tái phát 10%.
– Lưu ý: tổn thương lớn hoặc số lượng nhiều hoặc tái phát có thể là u nâu
trong cƣờng tuyến cận giáp.

Cường tuyến cận giáp:


Tăng PTH => tăng Ca2+ lấy từ xương.
Nguyên phát: tăng PTH do u
90%: adenôm tuyến cận giáp.
10%: tăng sản tuyến cận giáp.
Hiếm: carcinôm tuyến cận giáp.
Thứ phát: giảm canxi kéo dài => tăng PTH.
thường do bệnh thận mạn.
Giảm vitamin D do thận.
Giảm hấp thu canxi ở đường tiêu hóa.
14
Giảm canxi máu.
Nặng: loạn dưỡng xương do thận.
Nam/nữ = ¼ . > 60 tuổi. Vị trí: thận, xương.
Sỏi thận, vôi hóa mô mềm (do tăng canxi máu).
Tiêu xương dưới màng xương của đốt ngón (trỏ & giữa).
X quang: xương có hình ảnh kính mờ, giảm bè xương.
Mất lamina dura (dấu hiệu sớm).
U nâu.
Viêm xương hóa sợi dạng nang (osteitis fibrosa cystica ).
Biến đổi thể nặng ở xương.
Thoái hóa tủy xương.
Xơ hóa u nâu.
Loét tá tràng (đau)
Yếu mệt. Ngủ gà, lẫn lộn, sa sút trí tuệ.

Hình ảnh kính mờ Viêm xương hóa Dấu hiệu kính mờ, mất lamina dura.
sợi dạng nang

U nâu: có các tế bào đa nhân khổng lồ, hồng cầu thoát mạch, lắng đọng
Hemosiderin. Thấu quang (thường nhiều hốc), phồng xương. Số lượng có thể
nhiều. Giống u hạt tb khổng lồ trung tâm ở xương hàm.

15
U MỠ (Lipoma):
1. Bệnh căn: tân sinh lành tính tế bào mỡ; một vài trường hợp là do tăng trưởng.
– U mô mềm thường gặp nhất trong cơ thể, nhưng không thường gặp ở miệng.
– Tổn thương niêm mạc thường gặp đứng hàng thứ 38 ở người lớn.
– Tần suất = 3/10.000.
2. G.T.VT:
– Tuổi trung niên.
– Má, ngách hành lang.
3. Khối mềm, màu vàng, không cuống, không đau.
4. Vi thể: các tế bào mỡ (adipocytes) trưởng thành với các bè collagen.
– Có/không có vỏ bao.
– Có thể “thâm nhiễm” vào trong mô đệm xung quanh.
5. Lớn chậm, thường < 3 cm.
– Không hóa ác.
6. Điều trị: phẫu thuật.
– Thường không tái phát.
– Ngoại trừ dạng thâm nhiễm.

16
U mỡ

Bệnh u mỡ có tính gia đình (familial lipomatosis).

SARCÔM MỠ (Liposarcoma):
1. Bệnh căn: tân sinh ác tính tế bào mỡ.
– Sarcôm mô mềm thường gặp thứ 2 ở người lớn (sau histiocytoma sợi ác).
2. G.T.VT:
– 40- 60 tuổi.
– Cổ (thường gặp nhất ở vùng đầu cổ), má (50% tổn thương ở miệng), lưỡi.
3. Khối mềm, không rõ ràng nằm dưới niêm mạc, lớn chậm.
– Màu vàng nếu nằm nông, nếu không thì có màu hồng.
– Thường không đau hay nhạy cảm ngoại trừ ở giai đoạn muộn.
Tỉ lệ sống 5-năm = 60-70%.

17
U THẦN KINH CHẤN THƢƠNG (Traumatic neuroma):
1. Bệnh căn: tăng sinh tế bào thần kinh do phản ứng sau chấn thương dây thần kinh.
2. G.T.VT: tuổi trung niên; lỗ cằm.
3. Hòn mềm, không loét, bề mặt nhẵn; đau hay nhạy cảm < 50% , có thể nóng rát.
4. Vi thể: các sợi thần kinh ngoằn ngoèo bện vào nhau trong mô đệm sợi.
5. Thường < 1 cm; không hóa ác.
6. Điều trị: phẫu thuật cắt u và một phần nhỏ dây thần kinh bị ảnh hưởng.
– Có thể gây dị cảm và đau tái phát.

U SỢI THẦN KINH (Neurofibroma):


1. Bệnh căn: tân sinh lành tính của tế bào Schwann và nguyên bào sợi quanh thần
kinh.
– U thần kinh ngoại biên thường gặp nhất.
2. G.T.VT:
– Người trẻ.
– Lưỡi, má.
3. Hòn mềm, bề mặt nhẵn, không loét.
– Không đau.
– Có thể rất lớn và nằm lủng lẵng.
4. Vi thể: các bó tế bào dạng hình thoi giới hạn rõ, bện lại với nhau, nhân có dạng
gợn sóng, nằm trong mô đệm sợi.
5. Thường < 2 cm, cũng có thể rất lớn.
– Tổn thương ở miệng hiếm khi hóa ác, khác với tổn thương ở da.
6. Điều trị: phẫu thuật. Hiếm tái phát.

18
U sợi thần kinh trong
ống răng dưới.

7. Bệnh u xơ thần kinh type I (Neurofibromatosis type I hay bệnh von


Recklinghausen, multiple endocrine neoplasia I- MEN I):
– Nhiều u sợi thần kinh (một số là schwannôm) khắp cơ thể (có thể hàng
trăm).
– Di truyền trên gen trội/NST thường (gen trên NST số 17).
– 5-10% hóa ác.
– Chấm màu cà phê sữa (mảng nâu ở da).
– Tổn thương ở miệng gặp trong 1/4 trường hợp.
– Xương phát triển bất thường.
– Hòn Lisch (chấm nâu ở mống mắt).

19
U VỎ BAO THẦN KINH (Schwannoma, Neurilemoma):
1. Bệnh căn: tân sinh lành tính tế bào Schwann.
– 50% xảy ra ở vùng đầu cổ.
2. G.T.VT:
– Người trẻ; trung niên.
– Lưỡi, khẩu cái cứng.
3. Hòn mềm, không loét, bề mặt nhẵn, không đau.
4. Vi thể: có vỏ bao với 2 loại mô:
– Antoni A (các tế bào Schwann hình thoi xếp thành bó tạo thành các thể
Verocay).
– Antoni B (các sợi trục nằm không có trật tự trong mô đệm sợi lỏng lẽo).
5. Thường < 2 cm.
– Tổn thương ở miệng hiếm hóa ác, tổn thương ở da có thể hóa ác nhưng
không thường gặp.
6. Điều trị: phẫu thuật. Hiếm tái phát.

20
U BAO DÂY THẦN KINH NGOẠI BIÊN ÁC TÍNH (SARCÔM SỢI THẦN
KINH, SCHWANNÔM ÁC):
Malignant peripheral nerve sheath tumor (neurofibrosarcoma; malignant
schwannoma)
– Các tế bào hình thoi loạn sản.
– Một ít dây thần kinh có thể nhận ra được.
– Điều trị: phẫu thuật triệt để. Tỉ lệ sống 5-năm = 40-50%.

21
HỘI CHỨNG ĐA U THẦN KINH Ở NIÊM MẠC
Multiple mucosal neuromas syndrome (multiple endocrine neoplasia syndrome
III; MEN III; MEN IIB):
1. Bệnh căn: bệnh lý di truyền (gen trội/NST thường) với nhiều u hay tăng sản tổ
chức thần kinh nội tiết (neuroendocrine tissues).
– Đột biến gen tiền ung thư (protooncogene) RET ở NST số 10.
– Hiếm, nhưng những biểu hiện ở miệng thường là bằng chứng đầu tiên của
bệnh.
2. G.T.VT:
– Thanh niên & người trẻ.
– Lưỡi, môi.
3. Hòn mềm, không cuống, mặt nhẵn, không đau, màu trắng vàng.
– Khuôn mặt hẹp.
– Chi dài.
– Dấu hiệu Abraham Lincoln.
– Yếu cơ.
– U tế bào ƣa crôm (Pheochromocytomas) (50%).
– Carcinôm tuyến giáp thể tủy (Medullary thyroid carcinomas) (90%)
– Tăng calcitonin trong máu và nước tiểu (u tuyến giáp).
– Tăng vanillylmandelic acid (VMA) trong nước tiểu.
– Tăng tỉ số epinephrine/norepinephrine (u tuyến thượng thận).
4. Vi thể: các sợi thần kinh ngoằn ngoèo bện vào nhau, bao bó sợi thần kinh
(perineurium) dày với các khoang (khoang giả) xung quanh chúng.
5. Neuroma ở miệng có kích thước nhỏ (< 5 mm).
– U thần kinh ở miệng không hóa ác.
6. Điều trị: tổn thương ở miệng không cần điều trị ngoại trừ mục đích thẩm mỹ.
– Điều trị các vấn đề toàn thân và u.

22
U NGOẠI BÌ THẦN KINH MELANIN Ở TRẺ THƠ (U NGUYÊN BÀO
VÕNG MẠC):
Melanotic neuroectodermal tumor of infancy (progonoma; retinal anlage tumor):
1. Bệnh căn: tân sinh của các tế bào mào thần kinh (neural crest cells).
– Rất hiếm.
2. G.T.VT:
– Trẻ còn bú; trẻ sơ sinh.
– Xương ổ răng trước hàm trên.
3. Khối phồng không đau, màu xanh/đen, lớn nhanh.
– Thường phá hủy xương bên dưới.
– Tăng vanillylmandelic acid (VMA) trong nước tiểu do u ở miệng.
4. Vi thể: 2 loại tế bào:

23
– Các nguyên bào thần kinh (neuroblastic cells) nhỏ, hình tròn, màu đen.
– Các tế bào dạng biểu mô (epithelioid cells) lớn, có lắng đọng melanin.
5. Có thể đạt kích thước đáng ngại và phá hủy nhiều xương ổ răng.
– Thể ác tính đã được báo cáo (rất hiếm).
6. Điều trị: phẫu thuật
– Tái phát 15%.

24
U TẾ BÀO HẠT (U NGUYÊN BÀO CƠ TẾ BÀO HẠT):
Granular cell tumor (granular cell myoblastoma):
1. Bệnh căn: tân sinh lành tính của tế bào Schwann.
– Lúc đầu được cho là có nguồn gốc từ tế bào cơ vân.
2. G.T.VT:
– Nữ gấp 2 lần.
– 40- 60 tuổi.
– Lưỡi (50% u ở toàn bộ cơ thể).
3. Khối chắc, nhạt màu, không cuống, không đau.
4. Vi thể: các tế bào lớn hình đa giác (giống mô bào), bào tương chứa hạt, nhân nhỏ,
sắp xếp thành dạng lá hay dạng khối cầu.
– Có thể có dạng hình thoi và thâm nhiễm giữa các sợi cơ.
– Lưu ý: tăng sản giả ung thƣ biểu mô có thể trông giống carcinôm tế bào gai.
5. Thường 1-2 cm, hiếm khi lớn hơn.
– Không hóa ác.
6. Điều trị: phẫu thuật.
– Rất hiếm tái phát.

25
26
U LỢI BẨM SINH (U LỢI TẾ BÀO HẠT):
Granular cell epulis (congenital epulis):
1. Bệnh căn: loại u do tăng trưởng không rõ nguồn gốc tạo mô.
2. G.T.VT:
– Nữ (90%)
– Trẻ sơ sinh
– Xương ổ răng trước hàm trên
3. Hòn màu hồng hay nhạt màu, mềm, có cuống, mặt nhẵn.
4. Vi thể: các tế bào lớn hình đa giác, bào tương chứa hạt.
– Giống u tế bào hạt, nhưng khác về hóa mô miễn dịch.
5. Thường < 2 cm nhưng có thể lên đến 9 cm.
6. Điều trị: phẫu thuật
– Không tái phát.
– Nếu không điều trị, các tổn thương nhỏ co lại và thường biến mất (không
cản trở việc mọc răng).

U MẠCH MÁU (Hemangioma):


1. Bệnh căn: tăng trưởng lành tính hay tân sinh lành tính.
– Tổn thương niêm mạc miệng thường gặp đứng hàng thứ 6.
– Tần suất = 6/1.000 người lớn.
27
– Vùng đầu cổ là vị trí thường gặp nhất trong cơ thể.
2. G.T.VT:
– Nữ gấp 3 lần
– Trẻ em & thanh niên
– Hiếm khi bẩm sinh, nhưng phát triển sau sinh chỉ một thời gian ngắn.
– Lưỡi, má, môi.
3. Khối mềm, màu đỏ, không có cuống, thường phân thùy, không đau, bề mặt nhẵn.
– Dao động, màu tái xanh.
– Màu xanh là do máu tĩnh mạch; đỏ là động mạch.
– Ở da: thể rượu vang.
4. Vi thể: nhiều ống được lót bởi tế bào nội mô, mạch máu giãn lớn (u mạch máu
thể hang) hay mạch máu nhỏ (u mạch máu thể mao mạch), không có vỏ bao, nhân
tế bào nội mô to lên khi tổn thương tăng trưởng.
5. Tổn thương ở trẻ tuổi còn bú mẹ có thể tự thoái hóa, tổn thương sau thời kì này thì
không.
– Một số tổn thương tiếp tục lớn lên trong suốt giai đoạn tăng trưởng của bệnh
nhân, thậm chí là sau giai đoạn này.
– Không phát triển thành ung thư.
– Lưu ý vấn đề chảy máu.
6. Điều trị: thường để yên.
– Tổn thương ở trẻ nhỏ có thể đáp ứng với corticosteroids hay interferon--2a
– Liệu pháp Laser có thể hiệu quả.
– Tiêm dung dịch làm xơ hóa như ethanol 95%.

U mạch máu

28
Giải phẫu bệnh u mạch máu.

U mạch máu sâu (deep hemangioma).

U mạch máu thể hang và thể mao mạch:

29
U mạch máu trong tủy (intramedullary hemangioma):

Chẩn đoán phân biệt:

Giãn mạch lưỡi Hematoma

Carcinôm nhầy
dạng biểu bì

30
SARCÔM MẠCH MÁU (Angiosarcoma):
– Biểu hiện lâm sàng giống hemangiôm nhưng tăng trưởng nhanh.
– Tiên lượng kém (tỉ lệ sống 10-năm = 21%).
– U nội mô mạch máu (Hemangioendothelioma) = một tân sinh của mạch máu,
trung gian giữa hemangiôm và angiosarcôm.

BỆNH U MẠCH STURGE-WEBER (HỘI CHỨNG STURGE-WEBER, BỆNH


U MẠCH NÃO-THẦN KINH SINH BA)
Sturge-Weber angiomatosis (Sturge-Weber syndrome, encephalotrigeminal
angiomatosis):
1. Bệnh căn: các đám rối mạch máu hình thành xung quanh phần đầu của ống thần
kinh lúc 6 tuần tuổi nhưng không thoái hóa sau tuần thứ 9 (như bình thường).
– Hiếm.
– Không di truyền.
2. G.T.VT:
– Bẩm sinh
– Mặt, má, xương hàm trên.
3. Dát đỏ/tím phân bố theo dây thần kinh sinh ba (Nhiễm sắc rƣợu vang, nevus
flammeus).
– Thường liên quan niêm mạc miệng.
– U mạch máu ở màng não mềm cùng bên có thể gây động kinh hay chậm
phát triển tâm thần.
– Vôi hóa nội sọ.
4. Vi thể: giống u mạch máu thể hang.
5. Dát mạch máu không thay đổi suốt đời, tổn thương ở miệng có thể gây chảy máu.
6. Điều trị: liệu pháp laser có thể làm giảm sắc màu rượu vang; tổn thương trong
miệng được điều trị với dung dịch làm xơ hóa.

31
SARCÔM KAPOSI (Kaposi’s sarcoma):
1. Bệnh căn: tăng sinh mạch máu (tân sinh ?) trong bệnh AIDS.
– Được kích thích bởi herpesvirus 8 (Kaposi’s sarcoma-associated
herpesvirus).
2. G.T.VT:
– Nam trội hơn hẳn.
– Người trẻ & trung niên.
– Lưỡi, môi, nướu.
3. Dát hay hòn màu đỏ/tím, mềm đến chắc.
– Không đau.
– Không chảy máu.
4. Vi thể: tăng sinh các tế bào hình thoi và tế bào nội mô.
– Hồng cầu thoát mạch.
– Khe Staghorn (Staghorn clefts).
5. Nhiều khối mềm, đỏ, nâu hay tím

32
– Có thể là dát.
– Bề mặt có hạt hay phân thùy.
– Lớn chậm, kèm theo các tổn thương mới.
6. Điều trị: tổn thương biến mất khi điều trị thành công AIDS (thuốc ức chế
protease, ...).

33
TỔN THƢƠNG DẠNG U MẠCH DO CHẤN THƢƠNG ( HỒ TĨNH MẠCH,
PHÌNH TĨNH MẠCH) :
Traumatic angiomatous lesion (venous pool, venous lake, venous aneurysm):
1. Bệnh căn: chấn thương cấp tính tĩnh mạch dưới biểu mô, “phình mạch”.
2. G.T.VT: tuổi trung niên hay lớn tuổi; vị trí ở môi, má.
3. Mụn (bleb) nhỏ, màu đỏ, không đau.
– Màu tái xanh.
4. Vi thể: giãn tĩnh mạch đơn thuần.
– Có thể kèm theo huyết khối trong lòng tĩnh mạch (do vôi hóa).
5. Kích thước giống như vài tuần đầu sau sinh.
– Thường < 4 mm.
– Không phát triển ác tính.
6. Điều trị: phẫu thuật. Có thể để yên ngoại trừ mục đích thẩm mỹ.

34
U MẠCH BẠCH HUYẾT (Lymphangioma):
1. Bệnh căn: tân sinh lành tính hay di dạng phát triển (hamartoma) mạch bạch huyết.
2. G.T.VT:
– Trẻ em & thanh niên.
– Lưỡi (gây tật lưỡi to).
3. Đám các hạt mụn (bleb) riêng lẻ, mềm, không đau.
– Thường kèm các tổn thương vệ tinh vài mm ngoài khối chính.
– Có thể rải rác.
4. Vi thể: giống u mạch máu, nhưng không chứa tế bào máu trong lòng ống.
5. Lớn chậm.
– Không tự thoái hóa như u mạch máu.
– Không phát triển thành ung thư.
6. Điều trị: phẫu thuật.
– Thường cố ý để lại một số u phía sau.
– Ít khi lặp lại phẫu thuật.

35
7. U bạch mạch dạng nang (cystic hygroma): u mạch bạch huyết thể hang bẩm sinh
vùng bên cổ.

SARCÔM MẠCH BẠCH HUYẾT (Lymphangiosarcoma):


– Ung thư mạch bạch huyết.
– Lâm sàng tương tự lymphangiôm nhưng tăng trưởng nhanh và lớn hơn.
– Các tế bào nội mô loạn sản xung quanh ống, không chứa hồng cầu.
– Tiên lượng kém.

36
U CƠ TRƠN (Leiomyoma):
1. Bệnh căn: tân sinh lành tính của cơ trơn.
– Rất hiếm.
2. G.T.VT:
– Trẻ nhỏ.
– Lưỡi, môi.
3. Khối chắc, không đau, thường không có cuống.
– Có màu của mô phủ, bề mặt nhẵn.
4. Vi thể: tăng sinh tế bào cơ trơn.
– Thường có vỏ bao.
5. Thường < 2 cm.
– Không hóa ác.
6. Điều trị: phẫu thuật.
– Một vài trường hợp tái phát.

U CƠ VÂN (Rhabdomyoma):
1. Bệnh căn: tân sinh lành tính của cơ vân.
– Rất hiếm.
2. G.T.VT:
– Trẻ nhỏ.
– Lưỡi, môi.
3. Khối chắc, không đau, thường không có cuống.
– Có màu của mô phủ, bề mặt nhẵn.
4. Vi thể: tăng sinh tế bào cơ vân.
– Thường có vỏ bao.
5. Thường < 2 cm.

37
– Không hóa ác.
6. Điều trị: phẫu thuật.
– Một vài trường hợp tái phát.

SARCÔM CƠ TRƠN (Leiomyosarcoma):


– Khối tương đối chắc, phân thùy.
– Bề mặt có thể bị loét.
– Điều trị: phẫu thuật.
– Tiên lượng kém.

SARCÔM CƠ VÂN (Rhabdomyosarcoma):


– Khối tương đối chắc, phân thùy.
– Bề mặt có thể bị loét.
– Điều trị: phẫu thuật.
– Tỉ lệ sống 5-năm: 70%.

38
U SỤN Ở MÔ MỀM :
Cartilaginous choristoma (soft tissue chondroma; chondroid hamartoma):
1. Bệnh căn: tăng sinh giả u của tổ chức bình thường (sụn) lạc chỗ.
2. G.T.VT:
– Thanh niên, người trẻ.
– Lưỡi.
3. Khối chắc, không đau, không có cuống, màu sắc của mô bình thường hay xanh
xao.
4. Vi thể: sụn bình thường trong mô đệm sợi.
5. Thường từ 1-2 cm.
– Không hóa ác.
6. Điều trị: phẫu thuật.
– Không tái phát.

7. Thể đặc biệt: Cutright tumor:


– Có lẽ thứ phát sau chấn thương nhẹ, liên tục.
– Người lớn tuổi.
– Xương ổ răng trước hàm trên ngay đường giữa.
– Hòn chắc, không có cuống bên dưới hàm giả.
– Điều trị: phẫu thuật & sửa hàm giả.
(Hiếm tái phát).

U XƢƠNG Ở MÔ MỀM
Osseous choristoma (soft tissue osteoma):
39
1. Bệnh căn: tăng sinh giả u của tổ chức bình thường (xương) lạc chỗ.
2. G.T.VT:
– Thanh niên, người trẻ.
– Lưỡi.
3. Khối chắc, không đau, không có cuống , màu sắc của mô bình thường hay xanh
xao.
4. Vi thể: xương bình thường nhưng chưa trưởng thành (có lẽ có tủy) trong mô đệm
sợi.
5. Thường 1-2 cm.
– Không hóa ác.
6. Điều trị: phẫu thuật.
– Không tái phát.

DI CĂN Ở XOANG MIỆNG:


1. Bệnh căn: di căn từ ung thư ngoài miệng, thường là ung thư biểu mô (carcinôm).
– Thường từ K phổi, K vú, K đường tiêu hóa.
– Chiếm 1-2% ung thư miệng.
2. G.T.VT:
– Nam nhiều hơn.
– Trung niên, lớn tuổi.
– Nướu, lưỡi.
3. Hòn chắc, bề mặt nhẵn, màu sắc bình thường.
– Bề mặt có thể bị loét.
– Có thể đau.
4. Vi thể: giống với ung thư nguyên phát.
5. Tăng trưởng nhanh.
– Cuối cùng làm loét bề mặt.
6. Điều trị: phẫu thuật, xạ trị hay hóa trị.
– Tiên lượng phụ thuộc tình trạng của ung thư nguyên phát và các di căn khác.

Carcinôm thực quản di căn.

40
41

You might also like