You are on page 1of 19

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH – NHÀ NƯỚC
BỘ MÔN: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LUẬT DÂN SỰ,
TÀI SẢN, THỪA KẾ

BÀI THẢO LUẬN DÂN SỰ 1 ĐỢT 3

TÀI SẢN VÀ QUYỀN TÀI SẢN

SINH VIÊN THỰC HIỆN: VI THỊ KIM OANH


MSSV: 2353801014154
LỚP: HC48A3
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: ĐẶNG LÊ PHƯƠNG UYÊN
PHẦN I: KHÁI NIỆM TÀI SẢN……………………………………………………….4
PHẦN II: CĂN CỨ XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU…………………………………...13
PHẦN III: CHUYỂN RỦI RO ĐỐI VỚI TÀI SẢN………………………………….16

3
1. Khái niệm tài sản
Nghiên cứu:
- Điều 105 và Điều 115 BLDS 2015 (Điều 163, 181 và 322 BLDS 2005); Án lệ số
31/2020/AL và các quy định liên quan khác (nếu có)
- Quyết định số 06/2017/QĐ-PT ngày 11/7/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Khánh
Hòa, Bản án số 39/2018/DSST ngày 28/8/2018 của Tòa án nhân dân huyện Long
Hồ tỉnh Vĩnh Long
- Bản án số 841/2023/HS-PT ngày 01/11/2023 của Tòa án nhân dân cấp cao tại
TP. Hồ Chí Minh, Bản án số 22/2017/HC-ST ngày 21/9/2017 của Tòa án nhân
dân tỉnh Bến Tre; - Quyết định số 05/2018/DS-GĐT ngày 10-4-2018 của Hội đồng
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Đọc:
- Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế của Đại
học Luật TP. HCM, Nxb. Hồng Đức 2023, Chương I;
- Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt Nam,
Nxb. Đại học quốc gia 2007, tr.111 và 112;
-Nguyễn Minh Oanh, “Các loại tài sản trong Luật dân sự Việt Nam”, Tạp chí Luật
học số 1/2009, tr.14 và tiếp theo; Đỗ Thành Công, “Vai trò của Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất và vấn đề kiện đòi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”, in Đỗ
Văn Đại (chủ biên), Giao dịch và giải quyết tranh chấp giao dịch về quyền sử
dụng đất, Nxb. Lao động 2012 (được cung cấp cùng đề cương);
- Tài liệu liên quan khác (nếu có)
* Tóm tắt Quyết định số 06/2017/QĐ-PT ngày 11/7/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh
Khánh Hòa
- Nguyên đơn: Ông Phan Hai, sinh năm 1939
- Bị đơn: Ông Phan Quốc Thái, sinh năm 1977
- Nội dung bản án: Giải quyết việc kháng cáo đối với quyết định đình chỉ vụ án
Vào ngày 16/02/2017 ông Phan Hai đã đề đơn kiện đến Tòa án nhân dân huyện Diên
Khánh nhằm yêu cầu ông Phan Quốc Thái trả lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số
phát hành 0926009, số vào sổ 01868QSDĐ/DS-DK cấp ngày 23/7/1999 của Ủy ban nhân
dân huyện Diên Khánh mang tên Lương Thị Xàm. Theo đó Tòa án nhân dân huyện Diên
Khánh đã đình chỉ giải quyết vụ án căn cứ theo điểm b Khoản 1 Điều 192 và Điểm g
Khoản 1 Điều 217 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Tại quyết định số 06/2017/QĐ-PT Tòa án
nhân dân tỉnh Khánh Hòa xác định Giấy chứng nhận quyền sử dụng đấy chỉ là văn bản
chứa đựng thông tin về Quyền sử dụng đất, là văn bản chứng quyền, không phải là tài sản
vầ không thể xem loại giấy tờ đó có giá vì vậy việc khởi kiện yêu cầu ông Phan Quốc
Thái trả lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không thuộc thẩm quyền giải quyết của
Tòa án, do đó Tòa án quyết định không chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát và

4
kháng cáo của ông Phan Hai, đình chỉ giải quyết vụ án, trả lại đơn khởi kiện của ông
Phan Hai vào các tài liệu kèm theo.

* Tóm tắt Bản án số 39/2018/DSST ngày 28/8/2018 của Tòa án nhân dân huyện Long
Hồ tỉnh Vĩnh Long
-Nguyên đơn: Ông Võ Văn B và bà Bùi Thị H, cùng sinh năm 1954
Người Đại Diện theo uỷ quyền
Luật sư Nguyễn Ngọc Sang
Luật sư Huỳnh Ngọc Chiêu
- Bị đơn: bà Nguyễn Thị Thủy T, sinh năm 1979
Người đại diện theo uỷ quyền: anh Bùi Văn Kh
Nội Dung: Ông B và Bà H khởi kiện yêu cầu bà T trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất số AM 090902 cho ông B và bà H.
Năm 2012, trong lúc ông B dọn hết đồ nhà ra sân để sửa nhà, sau 10 ngày dọn dẹp thì
phát hiện bị mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AM 090902 nên đã đi tới UBND
huyện để xin cấp lại. Việc đã được UBND huyện Long Hồ xác nhận ngày 18/10/1012.
Ngay sau đó, UBND huyện Long Hồ đã ban hành quyết định 3643/QĐ.UBND huỷ bỏ
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ ông B bị mất và cấp lại giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất của hộ ông B mang số hiệu BM 904331. Nhưng sau đó bị bà T tranh
chấp vì bà T đưa ra Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà ông B báo mất nên UBND đã
thu hồi quyết định 3643/QĐ.UBND . Lúc này, Bà T yêu cầu ông B trả số tiền là
120.000.000 đồng đã nợ thì mới trả lại Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất trên. Tuy nhiên sau đó bà T đã rút lại yêu cầu đòi nợ nhưng vẫn giữ
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông B và bà H. Căn cứ theo Khoảng 2 Điều 4;
Khoảng 14 Điều 26 và Điều 45 Bộ luật tố tụng dân sự, Tòa án đã chấp nhận yêu cầu của
nguyên đơn và buộc bà T phải giao trả lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hai
người ông B và bà H.

1.1. Thế nào là giấy tờ có giá? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời và cho ví dụ minh họa về
giấy tờ có giá.
- Giấy tờ có giá là giấy tờ trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao lưu dân
sự.
- Bộ Luật dân sự 2015 cũng như các Bộ Luật dân sự khác chưa có định nghĩa cụ thể giấy
tờ có giá. Và theo khoản 1 Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định "Tài sản là vật, tiền,
giấy tờ có giá và quyền tài sản". Như vậy, giấy tờ có giá là một loại tài sản.
-Theo Khoản 8, Điều 6, Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010; Khoản 1, Điều 3
Thông tư 04/2016/TT-NHNN và Khoản 1 Điều 2 Thông tư 01/2012/TT-NHNN quy
định: “Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành
giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả
lãi và các điều kiện khác".

5
- Theo khoản 1 Điều 1 Nghị định số 11/2012/NĐ-CP thì “Giấy tờ có giá bao gồm cổ
phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, séc, chứng chỉ quỹ,
giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật, trị giá được thành tiền và được phép
giao dịch”.
- Ví dụ về giấy tờ có giá: Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu, hối
phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc,...

1.2. Trong thực tế xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận
quyền sở hữu nhà” có là giấy tờ có giá không? Quyết định số 06 và Bản án số 39 có
cho câu trả lời không? Vì sao?
- Trong thực tế xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở
hữu nhà” không phải là giấy tờ có giá.
Căn cứ theo khoản 8 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 quy định về
giấy tờ có giá: “Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát
hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều
kiện trả lãi và các điều kiện khác.”. Khoản 16 điều 3 Luật đất đai 2013 quy định về giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở: “Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư
pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn
liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở
hữu tài sản khác gắn liền với đất.” Như vậy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không
phải là giấy tờ có giá mà chỉ là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp.
-Trong Quyết định số 06 và Bản án số 39 có đưa ra câu trả lời như sau:
Quyết định số 06 đã trả lời rằng: “Căn cứ Khoản 16 Điều 3 Luật đất đai năm 2013: “Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là
chứng thư pháp lý để nhà nước xác lập quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản
khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất”. Như vậy, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ là văn
bản chứa đựng thông tin về Quyền sử dụng đất, là văn bản chứng quyền, không phải là tài
sản và không thể xem là giấy tờ có giá.” Như vậy Quyết định số 06 đã cho câu trả lời là
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở không phải là
giấy tờ có giá
Bản án số 39 cũng có đoạn: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý
để nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với
đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sài sản khác gắn
liền với đất”. Tuy nhiên trong Bản án không có câu trả lời giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở có phải giây tờ có giá không mà chỉ nêu ra để chứng minh
nội dung này hàm chứa một số quyền tài sản gắn liền với đất. Như vậy bản án số 39

6
không cho câu trả lời về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở
hữu đối với nhà ở có phải là giấy tờ có giá hay không.
1.3.Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận
sở hữu nhà” có là tài sản không? Quyết định số 06 và Bản án số 39 có cho câu trả
lời không? Vì sao?
- Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở
hữu nhà ở” không phải là tài sản.
Căn cứ Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản như sau:”1. Tài sản là vật,
tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. 2.Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất
động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương
lai.”.Bên cạnh đó tại Điều 115 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền tài sản như sau:
“Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng
quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.” Ngoài ra, tại khoản
16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của
người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền
với đất”. Như vậy, quyền sử dụng đất là quyền tài sản (nằm trong khái niệm tài sản), còn
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không được xem là tài sản mà chỉ là chứng thư pháp
lý để Nhà nước xác định quyền sử dụng đất. Hay nói cách khác là văn bản chứa đựng
quyền sử dụng đất (quyền tài sản).
- Quyết định số 06 và Bản án số 39 đưa ra câu trả lời như sau:
Trong quyết định số 06 trả lời rằng: “Theo Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài
sản như sau:”1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. 2.Tài sản bao gồm
bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản
hình thành trong tương lai.”. Điều 115 Bộ luật Dân sự 2015: “Quyền tài sản là quyền trị
giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền
sử dụng đất và các quyền tài sản khác”. Căn cứ Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy
định: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”. Như vậy, giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất chỉ là văn bản chứa đựng thông tin về Quyền sử dụng đất, là văn bản chứng
quyền, không phải là tài sản”. Như vậy Quyết định số 06 đã đưa ra câu trả lời giấy là
chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở không phải là tài
sản.
Trong Bản án số 39 cũng đưa ra câu trả lời: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là
chứng thư pháp lý để nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản
khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài

7
sản khác gắn liền với đất, cho thấy nội dung này hàm chứa một số quyền về tài sản gắn
liền với đất”. Như vậy Bảm án số 39 cũng đưa ra câu trả lời lag giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở không phải là tài sản.
1.4. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Quyết định số 06 liên quan đến
"Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà" nhìn từ khái
niệm tài sản
- Theo em, trong Quyết định số 06 đã giải quyết theo hướng xác định “giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở” không phải là tài sản căn cứ
theo quy định tại khoản 1 Điều 105 BLDS năm 2015: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ
có giá và các quyền tài sản". Hướng giải quyết của Toà án trong Quyết định số 06 liên
quan đến việc không công nhận “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận
sở hữu nhà" là tài sản, tức là giải quyết vụ việc về “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở” theo góc nhìn tài sản là hợp lí và thuyết phục. Toà
đã viện dẫn quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật đất đai năm 2013 để làm căn cứ chứng
minh rằng các loại giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu này chỉ là văn bản chứng quyền,
không được xem là loại giấy tờ có giá và do đó nó không phải là tài sản theo định nghĩa
của pháp luật dân sự ở nước ta. Như vậy việc Tòa án từ chối giải quyết vụ khởi kiện là
hoàn toàn hợp lí.

1.5. Nếu áp dụng BLDS năm 2015, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng
nhận sở hữu nhà có là tài sản không? Vì sao?
- Nếu áp dụng BLDS năm 2015, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở
hữu nhà không là tài sản.
- Vì:
Căn cứ theo Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản như sau: “1.Tài sản là vật,
tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. 2.Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất
động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”.
Điều 115 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng
tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và
các quyền tài sản khác”

1.6.Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Bản án số 39 liên quan đến “giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà”.

- Theo quan điểm cá nhân, hướng giải quyết trong Bản án số 39 liên quan đến “giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà” là hợp lý.
- Vì: trong phần “Nhận định của Tòa án” đoạn: “Hội đồng xét xử thấy rằng Bộ luật tố
tụng dân sự không quy định rõ thẩm quyền giải quyết tranh chấp này. Tuy nhiên về
nguyên tắc Tòa án không được từ chối giải quyết vụ án dân sự vì lý do chưa có điều
luật để áp dụng. Giấy chứng nhận quyền sử dụng là chứng thư pháp lý để nhà nước

8
xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp
pháp của người có quyền sử dụng đất, cho thấy nội dung này hàm chứa một số quyền
về tài sản gắn liền với đất nên thuộc phạm vi điều chỉnh của luật dân sự”. Từ đoạn
trên, trong phần “Quyết định” Tòa án ra tuyên xử: “Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của
ông B và bà H. Buộc bà T giao trả cho ông B và bà T giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất…”

* Tóm tắt Bản án số 841/2023/HS-PT ngày 01/11/2023 của Tòa án nhân dân cấp cao
tại TP.Hồ Chí Minh
- Các bị cáo: Hồ Ngọc Tài, Trần Ngọc Hoàng, Trương Chí Hải, Trịnh Tuấn Anh, Nguyễn
Quốc Dũng, Nguyễn Anh Tuấn, Bùi Quang Chung, Phạm Văn Thành, Nguyễn Chí Thanh,
Nguyễn Văn Đức
- Người bị hại: ông Lê Đức Nguyên
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: bà Trương Ngọc Lệ, Ngân hàng TMCP Quốc tế
Việt Nam (VIB).
Vấn đề tranh chấp: Cướp tài sản.
Nội dung: Các bị cáo tìm anh Nguyên để đòi lại số tiền đã đầu tư vào các sàn tiền ảo. Đến
ngày 17/5/2020, các bị cáo đuổi theo anh Nguyên và khống chế anh cùng người đi cùng là
anh Hiếu. Trong quá trình khống chế, các bị cáo đã thao tác và chiếm đoạt được số tài sản
gồm 03 điện thoại di động, 01 camera hành trình có tổng trị giá là 45.115.000 đồng và
168 Bitcoin rồi quy đổi 86,91 BTC (Bitcoin) được 18.880.000.000 đồng. Nhận định và
quyết định của Tòa án: Căn cứ vào điểm a, b khoảng 1 Điều 355, Điều 356, điểm c
khoảng 1 Điều 357 của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, các bị cáo là những người có
đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự, các bị cáo có thể nhận thức được việc dùng vũ lực,
khống chế người khác là vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền sở hữu của người khác
nhưng vẫn cố tình thực hiện. Tòa nhận định các bị cáo phạm tội “Cướp
tài sản” và không có cơ sở chấp nhận quan điểm của các luật sư bào chữa cho các bị cáo.
Căn cứ vào điểm a, b khoảng 1 Điều 355, Điều 356, điểm c khoảng 1 Điều 357 của Bộ
luật Tố tụng Hình sự năm 2015.

Tóm tắt bản án số 22/2017/HC-ST ngày 21/9/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre:
- Người khởi kiện: Ông Nguyễn Việt Cường, sinh năm 1984
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện:
1. Ông Nguyễn Thanh Lương, sinh năm 1962
2. Luật sư Trần Thị Ánh
3. Luật sư Nguyễn Minh Châu
- Người bị kiện:
1. Chi cục trưởng Chi cục thuế thành phố Bến Tre
Người đại diện theo Pháp luật: Ông Nguyễn Văn Bé
Người đại diện theo ủy quyền: Ông Lê Minh Thiện
2. Cục trưởng cục thuế tỉnh Bến Tre
- Nội dung bản án:

9
Ông Cường có tham gia kinh doanh tiền ảo, ông đã đăng ký kinh doanh ngành nghề này
tại phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư Bến Tre nhưng do đây là
hình thức kinh doanh mới xuất hiện và pháp luật chưa có các quy định điều chỉnh nên
phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bến Tre đã từ chối việc xin
đăng ký kinh doanh ngành nghề mua bán tiền điện tử của ông Cường theo Nghị định số
96/2014/NĐ-CP. Sau đó Thủ Tướng Chính Phủ đã giao cho Bộ Tài chính xây dựng văn
bản pháp luật về thuế liên quan đến tiền ảo, nhưng Chi cục Chi cục trưởng Chi cục thuế
thành phố Bến Tre đã căn cứ vào Công văn số 4356/BCT-TCT ra Quyết định số 714/QĐ-
CCT xác định mua bán tiền kỹ thuật số là hoạt động mua bán hàng hóa và tiền kỹ thuật số
chịu thuế giá trị gia tăng và cá nhân kinh doanh tiền kỹ thuật số chịu thuế thu nhập cá
nhân vì vậy ông Nguyễn Việt Cường có đơn khởi kiện Chi cục trưởng Chi cục thuế
Thành phố Bến Tre và Cục trưởng Cục thuế tỉnh Bến Tre yêu câu Toà án huỷ Quyết định
số 714/QĐ-CCT ngày 12/5/2016 của Chi cục trưởng Chi cục thuế thành phố tỉnh Bến Tre
và Quyết định 1002/QĐ-CT ngày 18/5/2017 của Cục trưởng Cục thuế tỉnh Bến Tre vì
quyết định của Chi cục trưởng Chi cục thuế thành phố Bến Tre là vượt quyền và ảnh
hưởng đến lợi ích hợp pháp của ông Cường.
- Quyết định của Tòa án: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Việt Cường,
tuyên xử: hủy quyết dịnh số 714/QĐ-CCT ngày 12/5/2016 và Quyết định số 1002/QĐ-
CT ngày 18/5/2017 củ Chi cục trưởng Chi cục thuế và cục trưởng cục thuế tỉnh Bến Tre.
1.7. Bitcoin là gì?
- Bitcoin là một đồng tiền điện tử (tiền mã hóa) đầu tiên và lớn nhất được tạo ra từ công
nghệ blockchain, được phát minh bởi một cá nhân hoặc tổ chức vô danh dùng tên Satoshi
Nakamoto dưới dạng phần mềm mã nguồn mở từ năm 2009. Nó được sử dụng như một
phương tiện thanh toán trực tuyến và có tính tiền tệ độc lập, không phụ thuộc vào ngân
hàng trung ương hay chính phủ nào. Đây cũng là đồng tiền điện tử đầu tiên trên thế giới
và đã mở ra con đường cho sự phát triển của thị trường crypto. Bitcoin có thể được trao
đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet mà không cần thông qua một tổ chức tài chính
trung gian nào. Bitcoin có kí hiệu là BTC, XBT.

1.8. Theo các bị cáo trong vụ án “Cướp tài sản”, Bitcoin có là tài sản không?
- Theo các bị cáo trong vụ án “Cướp tài sản”, Bitcoin không được xem là tài sản. Căn cứ
vào đoạn “Tại phiên tòa phúc thẩm, các bị cáo và các luật sư bào chữa cho các bị cáo cho
rằng các bị cáo chiếm đoạt tiền điện tử (tiền ảo), nhưng hiện nay pháp luật chưa có quy
định cụ thể về tiền điện tử (tiền ảo) và đây không phải là tài sản theo quy định tại Điều
105 Bộ luật dân sự 2015.

1.9 .Ở các vụ việc về Bitcoin, Tòa án có xác định Bitcoin là tài sản theo pháp luật
Việt Nam không?
- Ở các vụ việc về Bitcoin, Tòa án xác định Bitcoin không phải là tài sản theo quy định
của pháp luật Việt Nam.

10
- Vì theo Công văn số 5747/NHNN-PC của Ngân hàng nhà nước có quy định: “Căn cứ
quy định nêu trên, tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng không phải là tiền tệ
và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Việc phát hành, cung ứng và sử dụng tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng
(phương tiện thanh toán không hợp pháp) làm tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán là hành
vi bị cấm. Chế tài xử lý hành vi này đã được quy định tại Nghị định 96/2014/NĐ-CP của
Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng và Bộ luật
Hình sự 2015 (đã sửa đổi, bổ sung).”. Và theo chỉ thị 10/CT-TTg 2018, Thủ tướng yêu
cầu các cơ quan như Ngân hàng Nhà nước, Bộ tài chính, Bộ công an,... kiểm soát, ngăn
chặn và xử lý việc thực hiện các giao dịch (gồm phát hành, giao dịch, môi giới) liên quan
đến tiền ảo trái pháp luật. Hiện nay, khung pháp lý về Bitcoin chưa được ban hành, vì thế
Bitcoin không thể được coi là tài sản.

1.10 .Pháp luật nước ngoài có coi Bitcoin là tài sản không? Nếu có, nêu hệ thống
pháp luật mà anh/chị biết.
- Ở một số quốc gia trên thế giới đã công nhận Bitcoin là một loại tài sản trong hệ thống
pháp luật của họ.
- Bitcoin là hợp pháp ở Mexico kể từ năm 2017, . Luật FinTech quy định bitcoin là tài sản
ảo
- Cộng hòa Trung Phi đã chấp nhận Bitcoin như một phương tiện thanh toán hợp pháp
vào quý 2/2022. Theo sau “màn chào sân” của El Salvador.

1.11. Theo anh/chị, có nên coi Bitcoin là tài sản ở Việt Nam không? Vì sao?
- Theo quan điểm cá nhân, Bitcoin nên được coi là tài sản hợp pháp ở Việt Nam.
- Vì hiện nay, theo xu hướng kinh tế thế giới, Bitcoin ngày càng được công nhận và phát
triển rộng rãi ở khắp các quốc gia trên thế giới, điển hình là Hoa Kỳ, Áo, Angola, Cộng
hòa Trung Phi hay nước láng giềng của Việt Nam là Thái Lan,... Theo đó, Bitcoin được
xem là hệ thống tài chính cởi mở nhất cho đến nay, hệ thống tiền ảo này cho phép thanh
toán 24/7 trên toàn thế giới. Đồng thời, theo tờ báo điện tử Vietnam.net đăng tài ngày
13/3/2024 đã đề cập: “Nhà sáng lập kiêm CEO Công ty công nghệ Alpha True cho hay, ở
thời điểm tháng 5/2023, tổng giá trị giao dịch của người dùng Việt Nam chỉ riêng trên
một sàn tài sản ảo top đầu đã vào khoảng 20 tỷ USD/tháng”. Thấy được thị trường tiền ảo
tại Việt Nam đang rất phát triển, ngày càng có nhiều người dân đầu tư vào chúng. Nhằm
góp phần thúc đẩy nền kinh tế cởi mở của Việt Nam và bảo vệ người dân - những người
theo đuổi lĩnh vực kinh tế số, thì Việt Nam nên công nhận Bitcoin là tài sản và có những
chính sách, điều luật chính thức về Bitcoin. Cũng theo báo Vietnam.net, khi gợi ý chính
sách, Tổng thư ký Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam cho rằng, để tận dụng nguồn
vốn ngoại, Việt Nam từng coi USD như một loại tài sản, người dân có thể nắm giữ, gửi
ngân hàng lấy lãi nhưng không được thanh toán bằng USD và “Chúng ta có thể xem xét
ứng xử với các loại tài sản ảo theo cách tương tự”. Ngoài ra, trong Bản án số
841/2023/HS-PT ngày 01/11/2023 của Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí
Minh, trong phiên tòa phúc thẩm, các bị cáo và luật sư bào chữa đã tận dụng “lỗ hổng” về
việc Bitcoin không phải là tài sản và cũng không có quy định nào cụ thể về Bitcoin trong

11
pháp luật hiện nay, nhằm giảm nhẹ tội cho các bị cáo, tương tự, trong tương lai, có khả
năng sẽ có những trường hợp vi phạm, phạm tội liên quan tới Bitcoin mà khi đó, người vi
phạm, phạm tội có thể lợi dụng “lỗ hổng” ấy để giảm nhẹ hình phạt. Điều chắc chắn sẽ
trở thành vấn đề đáng quan ngại nếu thành sự thật đối với những người bị hại và đối với
xã hội.

1.12. Quyền tài sản là gì?


- Theo định nghĩa tại Điều 115 Bộ luật Dân sự năm 2015:“Quyền tài sản là quyền trị giá
được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử
dụng đất và các quyền tài sản khác”.
1.13. Có quy định nào cho phép khẳng định quyền thuê, quyền mua tài sản là quyền
tài sản không?
- Hiện nay chưa có quy định nào cho phép khẳng định quyền thuê, quyền mua tài sản là
quyền tài sản.
- Theo quy định tại Điều 115 Bộ luật Dân sự 2015 “Quyền tài sản là quyền trị giá được
bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng
đất và các quyền tài sản khác”.Từ quy định này có thể thấy, quyền tài sản chỉ còn mang
một đặc điểm duy nhất “có thể trị giá được bằng tiền”- tức là bất kỳ quyền nào đem lại
giá trị kinh tế cho con người sẽ được coi là quyền tài sản.

1.14. Đoạn nào của Quyết định số 05 cho thấy Tòa án nhân dân tối cao theo hướng
quyền thuê, quyền mua là tài sản?
- Quyết định số 05 cho thấy Tòa án nhân dân tối cao theo hướng quyền thuê, quyền mua
là tài sản qua đoạn: “Theo quy định tại Điều 188 và Điều 634 Bộ luật Dân sự năm 1995,
quyền thuê, mua hóa giá nhà của cụ T là quyền tài sản (trị giá được bằng tiền) và được
chuyển giao cho các thừa kế của cụ T. Do đó, bà H và ông T1 được hưởng thừa kế quyền
thuê, mua hóa giá nhà của cụ T.”

1.15. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao trong
Quyết định số 05 về quyền thuê, quyền mua (trong mối quan hệ với khái niệm tài
sản)?
- Theo em, hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao trong Quyết định số 05 về
quyền thuê, quyền mua là hợp lý.
- Vì Tòa án căn cứ vào Điều 118 BLDS 1995: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng
tiền và có thể chuyển giao trong giao lưu dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ quy định tại
Phần thứ sáu của Bộ luật này”, từ đó, xét theo hướng quyền thuê, quyền mua cũng được
coi là quyền tài sản vì những quyền này trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao
trong giao lưu dân sự. Bởi nếu không xác định như vậy thì khi còn sống, nếu như cụ T
không làm thủ tục mua hóa giá nhà theo quy định của pháp luật thì nghiễm nhiên căn nhà
ấy vẫn sẽ thuộc quản lý của Nhà nước và Nhà nước sẽ xem xét cho thuê, bán nhà theo
Nghị định số 61/CP. Nếu như vậy sẽ gây bất lợi cho bà H và các đương sự được hưởng
quyền liên quan khi bà L đã mua căn nhà trước với chế độ liệt sĩ của cụ T và ngôi nhà sẽ

12
thành tài sản riêng của vợ chồng bà L. Tuy nhiên, khi Tòa xem xét quyền mua, quyền
thuê nhà hóa giá của cụ T là tài sản thì lúc này quyền mua, quyền thuê đó sẽ được giao
cho các thừa kế của cụ T, đảm bảo được công bằng cho các thừa kế.

13
2. Xác lập quyền sở hữu
Nghiên cứu:
- Điều 221 và Điều 236 BLDS 2015 (Điều 170, Điều 185, Điều 186 và Điều 247
BLDS 2005);
- Quyết định số 111/2013/DS-GĐT ngày 09-09-2013 của Hội đồng thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao;
- Các quy định liên quan khác (nếu có).
Đọc:
- Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế của
Đại học Luật TP. HCM, Nxb. Hồng Đức 2023, Chương II;

* Tóm tắt Quyết định số 111/2013 DS-GĐT ngày 09/9/2013 của Hội đồng Thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao
- Nguyên đơn: Cụ Dư Thị Hảo sinh năm 1910 (chết ngày 28/01/2007)
Người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của của cụ Hảo:
1. Bà Nguyễn Thị Cầu (sinh năm 1932)
2. Ông Nguyễn Đắc Điều (sinh năm 1937)
3. Bà Nguyễn Minh Thu (sinh năm 1939)
4. Anh Nguyễn Thanh Sơn (sinh năm 1956)
5. Anh Ngyễn Thanh Bình (sinh năm 1958)
6. Chị Nguyễn Lệ Thu (sinh năm 1960)
7. Anh Nguyễn Thanh Xuân (sinh năm 1963)
8. Chị Nguyễn Lệ Thủy (sinh năm 1967)
9. Anh Nguyễn Thanh Lâm (sinh năm 1969)
- Bị đơn: Chị Nhữ Thị Vân
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
1. Chị Lê Thị Ngọc Lan
2. Anh Nguyễn Hồng Sơn
3. Anh Nhữ Duy Lâm
4. Anh Nhữ Duy Lân
- Nội dung bản án:
Tòa án nhân dân tối cao.
Cụ Hảo có tài sản là nhà số 2 Hàng Bút, quận Hoàn Kiếm. Năm 1954, cụ giao nhà cho
ông Chính và bà Châu (vợ chồng con trai) quản lý. Năm 1968 hai vợ chồng cho ông Hải
thuê và đóng tiền thuê nhà hàng năm (bị đơn Vân khai ông Hải thuê nhà của cụ Hảo từ
năm 1954). Sau khi ông Hải mất, chị Vân vẫn sử dụng đến ngày nay mà không đóng tiền
thuê cho ông Chính dù từ sau 1975 gia đình cụ Hảo đã đòi nhà nhiều lần. Ngày
18/2/2001, chị Vân bán căn nhà cho vợ chồng chị Lan và anh Sơn, (giấy mua bán không
có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền), vợ chồng chị Lan và anh Sơn đã bỏ ra
25.000.000 để tu sửa lại căn nhà. Năm 2004, cụ Hảo khởi kiện yêu cầu chị Vân trả lại căn
nhà cho thuê và có di chúc giao quyền bất động sản số 2 Hàng Bút cho bà Châu toàn
quyền sở hữu (di chúc có xác nhận của UBND xã Kim Chung). Năm 2007, cụ Hảo mất

14
ông Chính ủy quyền bà Châu toàn quyền khởi kiện đòi nhà số 2 Hàng Bút. Tại bản án sơ
thẩm số 15, Tòa án quận Hoàn Kiếm chấp nhận yêu cầu đòi nhà cho thuê của cụ Hảo (chị
Châu đại diện) buộc gia đình chị Vân và chị Lan trả lại nhà. Sau đó, chị Vân và chị Lan
có đơn kháng cáo nhưng không được chấp nhận.
- Quyết định của Tòa án:
Hủy toàn bộ bản án dân sự phúc thẩm số 90/2011/DSPT ngày 30/5/2011 của Tòa phúc
thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội
Hủy toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm số 49/2010/2010/DS-ST ngày 31/8/2010 của Tòa án
nhân dân thành phố Hà Nội về vụ án “Đòi nhà” giữa nguyên đơn là cụ Dư Thị Hảo (mất
ngày 28/01/2007) người kế thừ quyền và nghĩa vụ tố tụng là các con của cụ với bị đơn là
chị Nhữ Thị vân và người có quyền liwj và nghĩa vụ liên quan là anh Nguyễn Hồng Sơn,
chị Dương Thị Ngọc Lan, anh Nhữ Duy Lâm và anh Nhữ duy Lân.

2.1.Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã
chiếm hữu nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của anh/chị về
khẳng định này của Tòa án?
- Trong quyết định số 111/2013/DS-GĐT ngày 09/9/2013 về vụ án đòi nhà có đoạn khẳng
định chị Vân đã chiếm hữu nhà đất có tranh chấp trên 30 năm: “Gia đình chị Nhữ Thị
Vân ở tại nhà số 2 Hàng Bút đã nhiều thế hệ, tuy chị Vân có lời khai thừa nhận gia đình
chị thuê nhà của cụ Hảo và nộp tiền thuê nhà cho ông Chính (con cụ Hảo), nhưng cụ Hảo
vào miền Nam sinh sống từ năm 1954, ông Chính không xuất trình được tài liệu cụ Hảo
ủy quyền cho ông Chính quản lý căn nhà. Trong khi đó chị Vân khai gia đình chị ở tại
căn nhà số 2 Hàng Bút từ năm 1954, lúc đầu là ông nội chị ở, sau này là bố chị Vân và
chị Vân tiếp tục ở”.
- Theo quan điểm cá nhân, khẳng định của Tòa án là hợp lý vì: Theo lời của chị Vân thì
gia đình chị đã ở nhà số 2 Hàng Bút từ năm 1954 tới lúc bị khởi kiện là năm 2004 (50
năm) đã hơn 30 năm. Còn theo lời của ông Chính thì đã cho gia đình chị Vân thuê từ năm
1968 tới lúc khởi kiện là năm 2004 (36 năm), cũng đã trên 30 năm. Mặc dù phía nguyên
đơn có đòi lại nhà với gia đình chị Vân từ năm 1975 nhưng lại không có tài liệu minh
chứng cụ thể vì thực tế cụ Hảo không còn là chủ sở hữu nhà đất đó. Bên cạnh đó gia đình
chị Vân đã ở căn nhà tại số 2 Hàng Bút trên 30 năm (từ năm 1975) và phù hợp với quy
định tại Điều 236 Bộ luật Dân sự năm 2015 về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu đã
nêu ở trên. Vậy trong 2 trường hợp trên thì gia đình chị Vân đều chiếm hữu nhà đất có
tranh chấp, ở đây là nhà số 2 Hàng Bút trên 30 năm nên khẳng định của Tòa án là hoàn
toàn hợp lý.

2.2.Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã
chiếm hữu ngay tình nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của
anh/chị về khẳng định này của Tòa án?
- Trong quyết định số 111/2013/DS-GĐT ngày 09/9/2013 về vụ án đòi nhà có đoạn khẳng
định gia định chị Vân đã chiếm hữu ngay tình: “...Gia đình chị Nhữ Thị Vân ở tại nhà số
2 Hàng Bút đã nhiều thế hệ, tuy chị Vân có lời khai thừa nhận gia đình chị thuê nhà của

15
cụ hảo và nộp tiền thuê nhà cho ông Chính (con của cụ Hảo), nhưng cụ Hảo vào miền
Nam sinh sống từ năm 1954, ông Chính cũng không xuất trình được tài liệu cụ Hảo ủy
quyền cho ông Chính quản lý căn nhà…”
- Theo quan điểm cá nhân, khẳng định trên của Tòa án là không hợp lý vì: Theo Điều 189
BLDS 2005 quy định về chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình thì
“Người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là người chiếm hữu
mà không biết và không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp
luật.”, do đó quyết định của Tòa án chưa phù hợp với quy định của điều luật này. Gia
đình chị Vân chiếm hữu căn nhà là không phù hợp với quy định tại Điều 183 Bộ luật Dân
sự 2005, gia đình chị Vân biết chủ sở hữu của ngôi nhà và đang chiếm hữu nhà cho thuê
nhưng lại không thực hiện nghĩa vụ của bên thuê là phải trả tiền nhà “Sau khi ông nội
chết (năm 1995) thì gia đình chị không đóng tiền thuê nhà cho ông Chính nữa. Sau đó bố
chị và chị tiếp tục quản lý. Năm 1997, bố chị chết thì chị tiếp tục ở tại nhà số 2 Hàng Bút
(tầng 1), chị không trả tiền thuê nhà cho ai…” và khi bên cho thuê đòi nhà thì chị không
chịu trả lại nhà.

2.3.Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã
chiếm hữu liên tục nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của
anh/chị về khẳng định này của Tòa án?
- Trong quyết định số 111/2013/DS-GĐT ngày 09/9/2013 về vụ án đòi nhà có đoạn khẳng
định gia đình chị Vân đã chiếm hữu liên tục nhà đất có tranh chấp 30 năm: “Trong khi đó
chị Vân khai gia đình chị Vân ở tại nhà số 2 Hàng Bút từ năm 1954, lúc đầu là ông nội
chị Vân ở, sau này bố chị Vân và chị Vân tiếp tục ở. Mặc dù phía nguyên đơn khai có đòi
nhà đối với gia đình chị Vân từ sau năm 1975 nhưng không có tài liệu chứng minh (chỉ
có biên bản hòa giải tại Ủy ban nhân dân phường Hàng Bồ năm 2001); đến năm 2004 cụ
Hảo mới có đơn khởi kiện ra Tòa án yêu cầu chị Vân trả nhà…”
- Theo quan điểm cá nhân, khẳng định của Tòa án về gia đình chị Vân đã chiếm hữu liên
tục nhà đất có tranh chấp 30 năm là hợp lý. Dựa vào Điều 190 BLDS 2005: “ Việc chiếm
hữu tài sản được thực hiện trong một khoảng thời gian mà không có tranh chấp về tài
sản đó là chiếm hữu liên tục, kể cả khi tài sản được giao cho người khác chiếm hữu.”, có
được: gia đình chị Vân đã thực hiện việc chiếm hữu tài sản từ năm 1954 mà không hề có
tranh chấp về tài sản đó, cho đến năm 2004 (đã thực hiện việc chiếm hữu hơn 30 năm)
mới có đơn khởi kiện của cụ Hảo; mà lúc đó vì đã chiếm hữu ngay tình, liên tục, công
khai trên 30 năm đối với bất động sản nên cụ Hảo không còn là chủ sở hữu của căn nhà,
nên tài sản đang được chiếm hữu được xem là vẫn không bị tranh chấp.

2.4. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã
chiếm hữu công khai nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của
anh/chị về khẳng định này của Tòa án?
- Trong quyết định số 111/2013/DS-GĐT ngày 09/9/2013 về vụ án đòi nhà có đoạn khẳng
định gia đình chị Vân đã chiếm hữu công khai nhà đất có tranh chấp 30 năm: “Bị đơn là
chị Nhữ Thị Vân có lời khai trong hồ sơ (chị Vân đi khỏi nơi cư trú không xác định được

16
địa chỉ): Ông nội, bố mẹ và chị ở tại căn nhà số 2 Hàng Bút, quận Hoàn Kiếm, thành phố
Hà Nội…Chị có nghe ông nội nói là ông nội thuê nhà số 2 Hàng Bút của cụ Dư Thị Hảo
từ năm 1954. Chị không biết cụ Hảo mà chị biết ông Chính là người cho gia đình chị thuê
nhà số 2 Hàng Bút; hàng năm gia định chị đóng tiền thuê nhà cho ông Chính. Sau khi ông
nội chết (năm 1995) thì gia đình chị không đóng tiền thuê nhà cho ông Chính nữa. Sau đó
bố chị (ông Nhữ Duy Sơn) và chị tiếp tục quản lý. Năm 1997, bố chị chết thì chị tiếp tục
ở tại nhà số 2 Hàng Bút (tầng 1), chị không trả tiền thuê nhà cho ai, quá trình ở thì bố chị
có nâng cao nền nhà, thay cửa, còn chị không sửa chữa gì thêm.”
- Theo quan điểm cá nhân Theo quan điểm cá nhân khẳng định của Tòa án về gia đình chị
Vân đã chiếm hữu công khai nhà đất có tranh chấp 30 năm là có cơ sở. Dựa vào cơ sở là
Điều 191 BLDS 2005 quy định: “Việc chiếm hữu tài sản được coi là chiếm hữu công
khai khi thực hiện một cách minh bạch, không giấu giếm; tài sản đang chiếm hữu được
sử dụng theo tính năng, công dụng và được người chiếm hữu bảo quản, giữ gìn như tài
sản của chính mình.”. Theo đó, chi tiết “Chị có nghe ông nội nói là ông nội thuê nhà số 2
Hàng Bút của cụ Dư Thị Hào…” và “Chị không biết cụ Hảo mà chị biết ông Chính là
người cho gia đình chị thuê nhà…” đã cho thấy việc chiếm hữu được thực hiện một cách
minh bạch, không bị giấu giếm. Ngoài ra, tài sản đang bị chiếm hữu được sử dụng theo
tính năng, công dụng thể hiện qua việc “Ông nội, bố mẹ và chị cùng ở”. Cuối cùng, chi
tiết “quá trình ở thì bố chị có nâng cao nền nhà, thay cửa, còn chị không sửa chữa gì
thêm.” đã cho thấy gia đình chị đã bảo quản, gìn giữ căn nhà như tài sản của mình.

2.5. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định cụ Hảo không còn là
chủ sở hữu nhà đất có tranh chấp và cho biết suy nghĩ của anh/chị về khẳng định
này của Tòa án?
- Trong quyết định số 111/2013/DS-GĐT ngày 09/9/2013 về vụ án đòi nhà có đoạn Tòa
án đã khẳng định cụ Hảo không còn là chủ sở hữu nhà đất có tranh chấp: “...vì thực tế cụ
Hảo không còn là chủ sở hữu nhà đất nêu trên. Gia đình chị Vân đã ở tại căn nhà này trên
30 năm là chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai…”
- Theo quan điểm cá nhân, khẳng định này của Tòa án là hợp lý vì: Tòa án đã chỉ ra
những cơ sở chứng minh gia đình chị Vân đã ở lại căn nhà đó trên 30 năm là chiếm hữu
ngay tình, liên tục, công khai theo quy định của khoản 1 Điều 247 BLDS 2005 từ đó thấy
được chị Vân đã trở thành chủ sở hữu tài sản đó.
2.6.Theo anh/chị, gia đình chị Vân có được xác lập quyền sở hữu đối với nhà đất có
tranh chấp trên cơ sở quy định về thời hiệu hưởng quyền không? Vì sao?
- Theo quan điểm cá nhân Nếu cụ Hải thuê nhà của cụ Hảo từ năm 1954 thì chị Vân được
hưởng quyền dân sự vì thời hiệu hưởng quyền của chị đã hết nên chị được xác lập quyền
sở hữu đối với nhà đất có tranh chấp.Vì theo Khoản 1, Điều 247, Bộ luật Dân sự năm
2005 và Điều 236, Bộ luật Dân sự năm 2015: “Người chiếm hữu, người được lợi về tài
sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm
đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ
thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định
khác”. Gia đình chị Vân đã ở tại nhà đất có tranh chấp trên từ năm 1954 đến năm 2004

17
(thời điểm cụ Hảo đưa khởi kiện ra Toà yêu cầu chị Vân trả nhà) thì đã được 50 năm.
Theo quy định thì chị Vân đã chiếm hữu bất động sản trên 30 năm nên trở thành chủ sở
hữu của tài sản này.
- Nếu cụ Hải thuê nhà của ông Chính từ năm 1968 thì cụ Hảo vẫn là chủ sở hữu nhà đất
nên chị Vân không được xác lập quyền sở hữu đối với nhà đất có tranh chấp.

3. Chuyển rủi ro đối với tài sản


Nghiên cứu:
- Điều 162 và Điều 441 BLDS 2015 (Điều 166, 234, 248 và Điều 440 BLDS
2005);
- Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế của
Đại học Luật TP. HCM, Nxb. Hồng Đức 2023, Chương II;
- Tình huống sau: Bà Dung có mua của bà Thủy 01 ghe xoài trị giá 16.476.250
đồng. Tuy nhiên ghe xoài này đã bị hư do cháy chợ sau khi bà Dung nhận hàng và
bà Dung từ chối thanh toán tiền mua với lý do đây là việc rủi ro.
Đọc:
Đỗ Văn Đại và Nguyễn Nhật Thanh, “Rủi ro đối với tài sản trong pháp luật Việt
Nam”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 6/2015

3.1. Ai phải chịu rủi ro đối với tài sản theo quy định của BLDS? Nêu cơ sở pháp lý
khi trả lời.
Theo Điều 162 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về chịu rủi ro đối với tài sản: “Chủ sở hữu
phải chịu rủi ro về tài sản thuộc sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
hoặc Bộ luật dân sự 2015, luật khác có liên quan quy định khác.
Chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải chịu rủi ro về tài sản trong phạm vi quyền
của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với chủ sở hữu tài sản hoặc Bộ luật dân
2015, luật khác có liên quan quy định khác”. Điều 166 BLDS 2005 quy định: “Chủ sở
hữu phải chịu rủi ro khi tài sản bị tiêu hủy hoặc bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng, trừ
trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.”
Như vậy, theo BLDS, người phải chịu rủi ro đốivới tài sản là chủ sở hữu tài sản.

3.2. Tại thời điểm cháy chợ, ai là chủ sở hữu số xoài? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Tại thời điểm cháy chợ, bà Dung là chủ sở hữu số xoài. Vì thời điểm cháy chợ xảy ra
sau khi bà Dung đã nhận được hàng.
- Theo khoản 1 Điều 161 Bộ luật Dân sự quy định: “Thời điểm xác lập quyền sở hữu,
quyền khác đối với tài sản thực hiện theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên
quan; trường hợp luật không có quy định thì thực hiện theo thỏa thuận của các bên;
trường hợp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì thời điểm xác lập
quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là thời điểm tài sản được chuyển giao. Thời
điểm tài sản được chuyển giao là thời điểm bên có quyền hoặc người đại diện hợp pháp
của họ chiếm hữu tài sản.”, Điều 234 Bộ Luật dân sự năm 2005 quy định: “Người được

18
giao tài sản thông qua hợp đồng mua bán, tặng cho, trao đổi, cho vay có quyền sở hữu
tài sản đó, kể từ thời điểm chuyển giao tài sản, nếu các bên không có thoả thuận khác
hoặc pháp luật không có quy định khác.”. Như vậy từ thời điểm bà Dung nhận xoài thì bà
Dung đã xác lập quyền sở hữu đối với tài sản (ghe xoài) đồng nghĩa với việc bà Dung đã
là chủ sở hữu số xoài vì vậy ở thời điểm cháy chợ là thời gian sau khi bà Dung đã là chủ
sở hữu ghe xoài nên chủ của ghe xoài là bà Dung.
3.3. Bà Dung có phả thanh toán tiền mua ghe xoài kia không? Vì sao? Nêu cơ sở
pháp lý khi trả lời.
- Bà Dung phải thanh toán tiền mua ghe xoài. Vì bà Dung đã nhận xoài và là chủ của ghe
xoài.
- Căn cứ theo Điều 440 BLDS 2005 và Điều 441 BLDS 2015 quy định:
”1. Bên bán chịu rủi ro đối với tài sản trước khi tài sản được giao cho bên mua, bên mua
chịu rủi ro đối với tài sản kể từ thời điểm nhận tài sản, trừ trường hợp có thoả thuận
khác hoặc luật có quy định khác. 2. Đối với hợp đồng mua bán tài sản mà pháp luật quy
định tài sản đó phải đăng ký quyền sở hữu thì bên bán chịu rủi ro cho đến khi hoàn thành
thủ tục đăng ký, bên mua chịu rủi ro kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký, trừ
trường hợp có thoả thuận khác”. Và Điều 60 Luật Thương mại quy định rằng: “Trừ
trường hợp có thỏa thuận khác, nếu đối tượng của hợp đồng là hàng hoá đang trên
đường vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên
mua kể từ thời điểm giao kết hợp đồng ”. Vì Bà Dung (bên mua) đã nhận hàng, hai bên
không có thỏa thuận khác về thời điểm chuyển quyền sở hữu tài sản thì kể từ thời
điểm nhận hàng bà Dung được coi là chủ sở hữu của ghe xoài. Và theo điều luật trên thì
khi xảy ra rủi ro (cháy chợ) bà Dung (bên mua) sẽ phải chịu rủi ro và vẫn phải trả tiền
ghe xoài.

19

You might also like