You are on page 1of 77

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC


TÀI CHÍNH –
MARKETING
KHOA QUẢN TRỊ
KINH DOANH

TIỂU LUẬN QUÁ


TRÌNH
KẾ HOẠCH KINH DOANH CỦA WYZOM
– CÔNG TY CHUYÊN CUNG CẤP KHÓA
HỌC TIẾNG ANH TẠI PHILIPPINES

SINH VIÊN THỰC HIỆN:

1. Nguyễn Hoàng Khang - 2121006747

2. Trần Đăng Khoa - 2121001866

3. Đỗ Nguyên Vũ - 2121006637

4. Nguyễn Lê Nguyên - 2121001699

5. Huỳnh Tấn Nghĩa - 2121006954

6. Bùi Văn Nghĩa - 2121001762

7. Thái Văn Sâm - 2121006688

Giảng viên hướng dẫn:


Phạm Hồng Hải
Thành phố Hồ Chí
Minh, 2024
BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC
TÀI CHÍNH –
MARKETING
KHOA QUẢN TRỊ
KINH DOANH

TIỂU LUẬN QUÁ


TRÌNH
KẾ HOẠCH KINH DOANH CỦA WYZOM
– CÔNG TY CHUYÊN CUNG CẤP KHÓA
HỌC TIẾNG ANH TẠI PHILIPPINES
SINH VIÊN THỰC HIỆN:

8. Nguyễn Hoàng Khang - 2121006747

9. Trần Đăng Khoa - 2121001866

10. Đỗ Nguyên Vũ - 2121006637

11. Nguyễn Lê Nguyên - 2121001699

12. Huỳnh Tấn Nghĩa - 2121006954

13. Bùi Văn Nghĩa - 2121001762

14. Thái Văn Sâm - 2121006688

Giảng viên hướng dẫn:


Phạm Hồng Hải
Thành phố Hồ Chí
Minh, 2024
NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

Tp. Hồ Chí Minh,


ngày... tháng... năm...

Giảng viên hướng dẫn


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Bảng chi phí dự kiến bao gồm trong khóa học........................................6

Bảng 3.1: Bảng tổ chức chương trình kế hoạch Marketing...................................26

Bảng 4.1: Bảng tổ chức chương trình kế hoạch bán hàng.....................................35


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Mô hình Canvas đổi mới của Wyzom.......................................................3

Hình 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP tại Việt Nam từ 2013 – 2022............................8

Hình 2.2: Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2013 – 2022...................................9

Hình 2.3: Thu nhập bình quân đầu người (USD/người/năm) tại Việt Nam...........9

Hình 2.4: Cơ sở vật chất tại trường.........................................................................16

Hình 2.5: Ký túc xá tại trường.................................................................................17

Hình 2.6: Lớp học tại trường....................................................................................17

Hình 3.1: Logo Wyzom..............................................................................................21

Hình 4.1: Sơ đồ triển khai hoạt động kinh doanh..................................................41

Hình 5.1: Mô hình tổ chức của công ty Wyzom......................................................44


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

OTT – Over the top: Những ứng dụng đứng đầu

STP – Segmentation Targeting Positioning: Phân khúc thị trường – Khách hàng
mục tiêu – Định vị

SEO – Search Engine Optimization: Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm

KOL: Người có sức ảnh hưởng

CAC – Customer Acquisition Cost: Chi phí bỏ ra để có được khách hàng mới

CTR – Click-through Rate: Tỷ lệ người xem nhấp vào liên kết so với tổng người
xem

BHXH: Bảo hiểm xã hội

BHYT: Bảo hiểm y tế

BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp


MỤC LỤC

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN........................................II

DANH MỤC BẢNG........................................................................................III

DANH MỤC HÌNH.........................................................................................IV

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................V

MỤC LỤC........................................................................................................VI

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ WYZOM - CÔNG TY DU


HỌC TIẾNG ANH TẠI PHILIPPINES..........................................................1

1.1. TÓM TẮT DỰ ÁN KINH DOANH................................................................1

1.1.1. Mục tiêu......................................................................................................1

1.1.2. Tầm nhìn và sứ mệnh................................................................................1

1.1.3. Mô hình hoạt động.....................................................................................1

1.1.4. Lý do nên đầu tư vào doanh nghiệp.........................................................2

1.1.5. Mô hình Canvas đổi mới...........................................................................3

1.2. GIỚI THIỆU DỰ ÁN/DOANH NGHIỆP......................................................3

1.2.1. Thông tin chung về dự án/doanh nghiệp.................................................3

1.2.2. Phân tích ma trận SWOT.........................................................................3

1.3. SẢN PHẨM.......................................................................................................5

1.4. THỜI GIAN KHÓA HỌC...............................................................................5

1.5. CHI PHÍ BAO GỒM TRONG KHÓA HỌC.................................................5

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG DU HỌC TIẾNG ANH TẠI


PHILIPPINES....................................................................................................8

2.1. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ............................................................8


2.1.1. Yếu tố kinh tế.............................................................................................8

2.1.2. Môi trường nhân khẩu............................................................................10

2.1.3. Yếu tố văn hóa – xã hội...........................................................................10

2.1.4. Yếu tố công nghệ......................................................................................11

2.1.5. Yếu tố chính trị – pháp luật....................................................................11

2.2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VI MÔ..........................................................12

2.2.1. Quy mô thị trường...................................................................................12

2.2.2. Phân khúc thị trường..............................................................................12

2.2.3. Đối thủ cạnh tranh...................................................................................14

2.2.4. Nhà cung cấp............................................................................................15

2.2.5. Phân tích khách hàng..............................................................................18

2.2.6. Sản phẩm thay thế...................................................................................18

2.2.7. Tương lai của ngành................................................................................19

CHƯƠNG 3 KẾ HOẠCH MARKETING.....................................................20

3.1. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU...................................................20

3.2. MÔ HÌNH STP (SEGMENTATION TARGETING POSITIONING)......20

3.2.1. Phân khúc thị trường..............................................................................20

3.2.2. Khách hàng mục tiêu...............................................................................21

3.2.3. Định vị - chiến lược thương hiệu............................................................21

3.3. KÊNH MARKETING....................................................................................22

3.3.1. Kênh Marketing chủ yếu........................................................................22

3.3.2. Chiến lược phát triển Website................................................................22

3.4. MỤC TIÊU MARKETING...........................................................................23

3.4.1. Mục tiêu dài hạn......................................................................................23

3.4.2. Mục tiêu ngắn hạn...................................................................................23


3.5. CHƯƠNG TRÌNH MARKETING (CHIẾN LƯỢC 4PS)..........................23

3.5.1. Chiến lược sản phẩm...............................................................................23

3.5.2. Chiến lược giá..........................................................................................24

3.5.3. Chiến lược phân phối..............................................................................24

3.5.4. Chiến lược chiêu thị.................................................................................25

3.5.5. Tổ chức chương trình Marketing...........................................................26

3.6. DỰ TRÙ NGÂN SÁCH..................................................................................28

3.7. THEO DÕI, ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ..................................................29

3.7.1. Chỉ số đánh giá hiệu quả Marketing dành cho doanh nghiệp.............29

3.7.2. Chỉ số đánh giá hiệu quả Marketing trên Social..................................29

CHƯƠNG 4 KẾ HOẠCH BÁN HÀNG.........................................................32

4.1. MỤC TIÊU BÁN HÀNG...............................................................................32

4.1.1. Giai đoạn năm 1.......................................................................................32

4.1.2. Giai đoạn năm 2.......................................................................................32

4.1.3. Giai đoạn năm 3.......................................................................................33

4.1.4. Giai đoạn năm 4.......................................................................................33

4.1.5. Giai đoạn năm 5.......................................................................................33

4.2. KÊNH BÁN HÀNG........................................................................................34

4.3. TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH BÁN HÀNG................................................35

4.4. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG.......................................................40

CHƯƠNG 5 KẾ HOẠCH NHÂN SỰ............................................................44

5.1. MỤC TIÊU TUYỂN DỤNG..........................................................................44

5.2. MÔ HÌNH TỔ CHỨC....................................................................................44

5.3. ĐỘI NGŨ QUẢN LÝ.....................................................................................44

5.4. CHÍNH SÁCH NHÂN SỰ.............................................................................45


5.5. PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO VÀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA
CÔNG TY WYZOM.............................................................................................57

5.5.1. Phong cách lãnh đạo................................................................................57

5.5.2. Văn hóa doanh nghiệp.............................................................................57

CHƯƠNG 6 KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH.........................................................58

6.1. DỰ TRÙ KINH PHÍ ĐẦU TƯ......................................................................58

6.2. CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG.................................................................................58

6.3. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH...................................................60

6.4. LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ..............................................................................61

6.5. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN.........................................................................63

6.6. CHỈ SỐ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH.......................................................66

KẾT LUẬN.......................................................................................................67

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................X


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ WYZOM - CÔNG TY DU HỌC TIẾNG
ANH TẠI PHILIPPINES

1.1. TÓM TẮT DỰ ÁN KINH DOANH

1.1.1. Mục tiêu

Wyzom là công ty du học tiếng Anh tại Philippines với mục tiêu chính là cung
cấp một môi trường học tập chất lượng và thân thiện. Chúng tôi cam kết giúp học
viên đạt được mục tiêu cá nhân là học tiếng Anh và chuẩn bị cho các kỳ thi quốc tế
như IELTS hoặc ESL. Đồng thời, chúng tôi mong muốn xây dựng một cộng đồng học
viên đa dạng và phát triển quan hệ đối tác để mang lại nhiều cơ hội học tập hơn cho
học viên. Chúng tôi rất coi trọng danh tiếng và thương hiệu của mình để thu hút nhiều
học viên và nhận được sự tin tưởng của sinh viên và đối tác.

1.1.2. Tầm nhìn và sứ mệnh

Sự phát triển của thế giới kỹ thuật số hiện tại đã làm thay đổi cách các doanh
nghiệp giáo dục hoạt động trên toàn cầu. Do đó Wyzom được thành lập với sứ mệnh
trở thành trung gian kết nối giữa học viên và các tổ chức giáo dục nước ngoài. Tầm
nhìn của chúng tôi là trở thành đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn khóa học tại
Philipines tại Việt Nam trong tương lai gần.

 Kết nối học viên Việt Nam với các trường Anh ngữ tại Philippines.
 Xây dựng cộng đồng chuyên chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức du học cho người
Việt.

Hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước. Hỗ trợ học viên tìm kiếm cơ hội việc
làm quốc tế.

1.1.3. Mô hình hoạt động

Hình thức kinh doanh: Là trung gian đại lý bán hàng, hợp tác bán các khoá học
của các trường chuyên cung cấp giải pháp học tiếng Anh cho học viên Việt Nam theo
hai hình thức như sau:

1
 Bán gói sản phẩm là khoá học, đưa học viên đi du học tiếng Anh tại
Singapore: Cụ thể doanh nghiệp sẽ hoạt động như một tổ chức trung gian, kết
nối các trường Anh ngữ ở Singapore với học viên có nhu cầu vừa học tiếng
anh vừa mong muốn trải nghiệm tại Singapore.
- Cung cấp khóa học E Learning của các trường Anh ngữ tại Singapore:
Đối với một số học viên không có thời gian và điều kiện đi học ở nước ngoài
nhưng vẫn muốn trải nghiệm môi trường quốc tế thì khóa học online là lựa
chọn hoàn hảo.

1.1.4. Lý do nên đầu tư vào doanh nghiệp

 Xây dựng tương lai giáo dục: Wyzom mời bạn hợp tác cùng chúng tôi để
cùng nhau xây dựng và lan tỏa chất lượng giáo dục tiếng Anh tại Philippines.
Chúng tôi cam kết mang đến những khóa học chất lượng, phù hợp với mọi đối
tượng học viên, từ trẻ em đến người lớn, từ cơ bản đến nâng cao.
 Góp Phần Vào Cộng Đồng Thông Qua Giáo Dục: Tham gia cùng Wyzom,
bạn không chỉ là một đối tác mà còn là một phần của sứ mệnh lan tỏa giáo dục
chất lượng. Chúng ta cùng nhau tạo nên sự khác biệt, hỗ trợ học viên phát triển
kỹ năng và kiến thức, qua đó đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng. Hợp tác
với chúng tôi, bạn sẽ được tiếp cận với mạng lưới rộng lớn, kinh nghiệm giảng
dạy và tài nguyên giáo dục phong phú.
 Mang Lại Giá Trị Bền Vững: Hãy cùng chúng tôi tạo ra sự thay đổi tích cực
trong lĩnh vực giáo dục. Hợp tác này không chỉ về mở rộng cơ hội học tập, mà
còn về việc xây dựng một tương lai bền vững cho giáo dục thông qua việc chia
sẻ tri thức và kinh nghiệm.

2
1.1.5. Mô hình Canvas đổi mới

Hình 1.1: Mô hình Canvas đổi mới của Wyzom


1.2. GIỚI THIỆU DỰ ÁN/DOANH NGHIỆP

1.2.1. Thông tin chung về dự án/doanh nghiệp

 Giới thiệu ý tưởng

Hiện nay, việc học tiếng Anh là xu hướng của rất nhiều người Việt Nam, vì vậy
thị trường giảng dạy, cung cấp dịch vụ dạy học đang phát triển rất nhanh. Vì vậy
nhóm lựa chọn ý tưởng “Công ty chuyên cung cấp các khóa học tiếng Anh tại
Singapore”.

 Tên thương hiệu: Wyzom


 Nhà cung cấp: Các trường Anh ngữ tại Singapore

1.2.2. Phân tích ma trận SWOT

 Strengths – Điểm mạnh

Sự linh hoạt trong việc thí nghiệm và điều chỉnh: Có sự linh hoạt cao trong
việc thí nghiệm và điều chỉnh mô hình kinh doanh của mình nhằm phản ánh phản hồi
từ thị trường. Điều này giúp thích ứng nhanh chóng và cải thiện hiệu quả kinh doanh.

3
Sự tận tâm và đam mê: Các doanh nghiệp mới thường có sự tận tâm và đam
mê lớn đối với dịch vụ của mình. Sự cam kết này có thể tạo ra một động lực mạnh mẽ
để vượt qua các thách thức và đạt được thành công.

Dịch vụ hỗ trợ toàn diện: Wyzom có thể cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ đa
chiều cho học viên từ giai đoạn tìm kiếm thông tin đến khi họ hoàn thành chương
trình học tại Philippines.

 Weaknesses – Điểm yếu

Thị trường cạnh tranh: Thị trường tư vấn du học tại Philippines có thể khá
cạnh tranh với nhiều công ty khác cung cấp dịch vụ tương tự. Điều này đặt ra thách
thức trong việc giữ và tăng cường thị phần.

Khả năng mở rộng: Doanh nghiệp mới có thể gặp khó khăn trong việc mở
rộng hoạt động kinh doanh và mở rộng vào các thị trường mới. Thiếu nguồn lực và
kinh nghiệm có thể làm cho quá trình mở rộng trở nên chậm trễ và rủi ro hơn.

Hiệu quả vận hành: Thiếu kinh nghiệm và kiến thức trong việc quản lý hoạt
động kinh doanh có thể gây ra các vấn đề liên quan đến hiệu quả vận hành của doanh
nghiệp. Các quy trình kinh doanh không được tối ưu hóa có thể dẫn đến lãng phí và
chi phí không cần thiết.

 Opportunities - Cơ hội

Thị trường mở rộng: Với sự tăng trưởng của ngành du học và nhu cầu ngày
càng tăng về việc học tiếng Anh ở Philippines, doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận một
thị trường tiềm năng đang phát triển.

Cải thiện trải nghiệm học tập: Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ học tập và cuộc
sống tốt hơn, bao gồm chỗ ở, các hoạt động giải trí và văn hóa, có thể giúp doanh
nghiệp mới tạo ra một trải nghiệm du học tích cực cho học sinh.

Hợp tác quốc tế: Xây dựng các liên kết và hợp tác quốc tế với các tổ chức và
doanh nghiệp khác có thể tạo ra cơ hội mở rộng và phát triển cho doanh nghiệp.

 Threats – Thách thức

4
Xây dựng uy tín và niềm tin: Một doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với thách thức
của việc xây dựng và củng cố uy tín trong ngành. Khách hàng có thể chần chừ khi
chọn lựa doanh nghiệp mới thay vì các đối thủ có uy tín đã tồn tại lâu năm.

Tài chính và nguồn lực hạn chế: Thiếu nguồn lực tài chính và nhân lực có thể
là một thách thức đối với các doanh nghiệp mới thành lập, đặc biệt là trong giai đoạn
đầu khi họ cần phải đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng và quảng bá.

Quản lý rủi ro: Việc quản lý rủi ro, bao gồm các vấn đề như hủy bỏ học, pháp
lý và bảo vệ người tiêu dùng, là một thách thức quan trọng mà doanh nghiệp mới cần
đối mặt.

1.3. SẢN PHẨM

OFFLINE:

 English for kids (6 - 12)


 English for teens (12-17)
 English for adults (18 trở lên)

ONLINE:

 English for teens (12-17)


 English for adults (18 trở lên)

1.4. THỜI GIAN KHÓA HỌC

8 tuần đối với khoá OFFLINE, học 6 ngày/tuần, 2 buổi/ngày, 3h/buổi.

12 tuần đối với khoá ONLINE, học 4 buổi/tuần, 2,5h/buổi.

1.5. CHI PHÍ BAO GỒM TRONG KHÓA HỌC

OFFLINE:

 English for kids - 25.000.000đ: Bao gồm chi phí máy bay, chi phí ăn
uống, chi phí di chuyển, chi phí nơi ở, chi phí bảo hiểm, chi phí khoá học
đối với kids, các chi phí dự trù phát sinh.

5
 English for teens - 26.000.000: Bao gồm chi phí máy bay, chi phí ăn
uống, chi phí di chuyển, chi phí nơi ở, chi phí bảo hiểm, chi phí khoá học
đối với teens.
 English for adults - 28.000.000: Bao gồm chi phí máy bay, chi phí ăn
uống, chi phí di chuyển, chi phí nơi ở, chi phí khoá học đối với adults.

ONLINE:

 English for teens - 8.000.000: bao gồm chi phí khoá học cho teens, chi
phí các lớp học phụ trợ.
 English for adults - 10.000.000: bao gồm chi phí khoá học cho adults, chi
phí các lớp học phụ trợ.

English for English for English for English for English for
STT Chi phí
kids teens adults teens (onl) adults (onl)
Chi phí ăn
1 6.000.000 6.000.000 7.000.000
uống
Chi phí
dịch vụ
2 600.000 600.000 600.000
(vệ sinh,
giặt là..)
Chi phí
3 3.000.000 3.000.000 3.000.000
nơi ở
Chí phí
4 400.000 400.000 400.000 400.000 400.000
đăng kí
Chi phí
5 12.000.000 13.000.000 15.000.000 5.800.000 6.800.000
khoá học
Chi phí
6 1.000.000 1.000.000 800.000 1.000.000 1.200.000
giáo trình
Các chi
phí dự trù
7 2.000.000 2.000.000 1.200.000 1.200.000 1.600.000
phát sinh
khác
Bảng 1.1: Bảng chi phí dự kiến bao gồm trong khóa học
Doanh thu: hoa hồng 35% từ việc bán khoá học (35% đối với offline và 20% với
online). Khoảng thời gian cao điểm cho các khoá học ở cả 2 hình thức sẽ dao động

6
trong tháng 4 - 6, khoảng thời gian cuối năm từ tháng 9 - 11 là giai đoạn cao điểm các
khoá học online.

7
CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG DU HỌC TIẾNG ANH TẠI
PHILIPPINES

2.1. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ

2.1.1. Yếu tố kinh tế

a) Tốc độ tăng trưởng GDP

Xét tổng thể, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong giai đoạn 2013-2022
tương đối tốt và ổn định. Năm 2020 và 2021 được xem là giai đoạn có đầy khó khăn
và thách thức đối với nền kinh tế thế giới nói chung. Trước sự xuất hiện của đại dịch
Covid-19, kinh tế thế giới được dự báo suy thoái nghiêm trọng, tuy nhiên Việt Nam
vẫn duy trì được mức tăng trưởng 2.91%. Tốc độ tăng trưởng GDP khi tăng lên, cho
thấy nền kinh tế đang hoạt động rất tốt, khi này doanh nghiệp có thể tự tin đầu tư
nhiều hơn, có nhiều cơ hội phát triển hơn Bước sang năm 2021 đạt mức 2,6%, nhưng
sang năm 2022 bật tăng trở lại với mức 8.02%, đó là dấu hiệu tích cực cho thấy nền
kinh tế Việt Nam đã thích ứng và phục hồi tốt sau đại dịch.

Hình 2.2: Tốc độ tăng trưởng GDP tại Việt Nam từ 2013 – 2022
Nguồn: Tổng cục thống kê (2023)

b) Lạm phát

Trong 10 năm gần đây, trung bình tỷ lệ lạm phát ở nước ta duy trì mức thấp
dưới 4%. Ngay cả trong gian đoạn đại dịch Covid - 19 diễn ra phức tạp nhất, tỷ lệ lạm
phát ở Việt Nam vẫn duy trì ở mức thấp, chỉ 3.23% vào năm 2020 và 1.84% vào năm

8
2021. Đó là dấu hiệu rất lạc quan của nền kinh tế Việt Nam, cho thấy sự bình ổn giá ở
nước ta được kiểm soát khá tốt.

Hình 2.3: Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2013 – 2022
Nguồn: Tổng cục thống kê (2023)

c) Thu nhập bình quân đầu người

Nếu so với năm 1997, hiện nay có 55.75% số hộ gia đình trong cả nước có mức
sống khá hơn. Mức thu nhập bình quân đầu người năm 2022 đạt 4,163
USD/người/năm, tăng 11.1% so với năm 2021. Từ năm 2019 đến năm 2021, thu nhập
bình quân đầu người tại Việt Nam tăng tương đối chậm do sự ảnh hưởng trực tiếp bởi
đại dịch Covid. Đến 2022, có dấu hiệu tăng mạnh trở lại, đánh dấu sự khôi phục kinh
tế và tỉnh hình đời sống dân cư.

Hình 2.4: Thu nhập bình quân đầu người (USD/người/năm) tại Việt Nam

9
Nguồn: Tổng cục thống kê (2023)

2.1.2. Môi trường nhân khẩu

a) Dân số

Năm 2021 quy mô dân số nước ta đạt 98.51 triệu người, dự kiến tăng lên xấp xỉ 100
triệu dân trong năm 2023, trở thành quốc gia đông dân thứ ba tại khu vực Đông Nam
Á và thứ 15 trên thế giới. Đây được xem là một con số rất có ý nghĩa, khi mà trong
bối cảnh cạnh tranh kinh tế toàn cầu, tất cả các quốc gia trên thế giới đều coi nguồn
nhân lực là công cụ quan trọng nhất để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Cùng
với đó, cơ cấu dân số Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng khi có tới 68% dân số
đang trong độ tuổi lao động. Đây là yếu tố tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển
của đất nước. Tính đến tháng 01/2023, TP.HCM tiếp tục là địa phương có dân số
đông nhất cả nước với hơn 9.3 triệu người.

b) Trình độ nhận thức

Hội nhập quốc tế cùng với sự phát triển của truyền thông, mạng xã hội
(Facebook, Twitter, Tiktok, Instagram, LinkedIn), các ứng dụng OTT (Zalo,
Whatsapp, Messenger, Viber, Skype, Wechat.....) đã mang đến nhiều cơ hội tiếp cận
các thông tin, sự kiện, kiến thức toàn cầu một cách nhanh và thuận tiện, từ đó góp
phần nâng cao nhận thức của người sử dụng nói chung và học sinh, sinh viên nói
riêng.

2.1.3. Yếu tố văn hóa – xã hội

Việt Nam là một quốc gia có đặc điểm văn hóa riêng biệt, đậm đà bảo sắc dân
tộc khi so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, nền văn hóa Việt
Nam nói chung mang đậm tính cộng đồng, quan hệ mật thiết với nhau trong các hoạt
động đời sống, khi làm việc, học tập hay vui chơi giải trí, người dân thường chia sẻ
cho nhau.

Trong văn hóa Việt Nam, việc học tiếng Anh được coi là một phần quan trọng
của sự phát triển cá nhân và sự nghiệp, do đó tạo ra một thị trường mạnh mẽ cho các

10
dịch vụ giáo dục tiếng Anh, từ các khóa học truyền thống hay hiện đại (trải nghiệm)
đến các ứng dụng và nền tảng học trực tuyến.

Đặc điểm độ tuổi:

+ Độ tuổi từ 6 đến 12: Đây là độ tuổi khi trẻ bắt đầu tiếp cận với việc học ngoại
ngữ. Trong giai đoạn này, sự tò mò và mong muốn khám phá mới thúc đẩy việc học
tiếng Anh.

+ Độ tuổi từ 13 đến 17: Trong độ tuổi này, việc học tiếng Anh trở nên quan
trọng hơn khi các bạn trẻ bắt đầu chuẩn bị cho kì thi quốc tế, các bằng cấp chứng chỉ
hoặc phục vụ cho nhu cầu đi du học.

+ Độ tuổi 18 trở lên: Đối với nhóm độ tuổi này, việc học tiếng Anh thường liên
quan chặt chẽ đến cơ hội nghề nghiệp và phát triển cá nhân.

2.1.4. Yếu tố công nghệ

Công nghệ di động đã thay đổi cách mà mọi người tiếp cận và tiêu thụ thông tin,
bao gồm cả giáo dục. Ứng dụng di động cho phép học viên tiếp cận tài liệu học, bài
giảng, và các tài nguyên giáo dục từ bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào. Điều này tạo ra một
cơ hội lớn cho các tổ chức cung cấp khóa học tiếng Anh trên các ứng dụng di động,
nền tàng học trực tuyến, cung cấp trải nghiệm học tập linh hoạt và tiện lợi cho học
viên. Nhu cầu về việc học tiếng Anh vẫn rất lớn trên toàn cầu, đặc biệt là trong môi
trường công việc và giáo dục quốc tế. Việc hiểu và đáp ứng được nhu cầu này thông
qua các khóa học chất lượng và linh hoạt sẽ giúp các tổ chức giáo dục phát triển và
mở rộng thị trường của mình.

Việc tích hợp công nghệ vào quá trình học tập trực tuyến đang trở thành một xu
hướng quan trọng. Công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI), học máy (Machine Learning)
và phân tích dữ liệu đã và đang được sử dụng để cá nhân hóa trải nghiệm học tập,
cung cấp phản hồi tức thì và tối ưu hóa quá trình học tập cho mỗi học viên.

2.1.5. Yếu tố chính trị – pháp luật

Sự ổn định về chính trị có ý nghĩa rất lớn đối với việc tạo ra một môi trường
kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp, giải quyết được các vấn đề việc làm cho
người lao động, góp phần thúc đẩy nền kinh tế của đất nước phát triển, qua đó cũng

11
tác động mạnh mẽ đến việc tăng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Một quốc gia có
môi trường chính trị ổn định có thấy được sự vững chắc, vẹn toàn của bộ máy chính
quyền từ trung ương đến địa phương, có thể trụ vững trước những biến động chính trị
như bạo loạn, khủng bố, các thế lực thù địch chống phá. Trải qua quá trình dài đầu
tranh giữ nước và dựng nước, dân tộc Việt Nam hiểu rõ ý nghĩa của hòa bình, ổn định
đất nước, vì vậy, trong suốt hơn 45 năm thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, yếu tố chính trị
tại Việt Nam luôn được đảm bảo và giữ vững thông qua cơ chế hệ thống nhà nước
một Đảng lãnh đạo, cầm quyền.

2.2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VI MÔ

2.2.1. Quy mô thị trường

Thị trường nhỏ, chỉ thực sự được nhiều người quan tâm vài năm gần đây nên có
cơ hội trở thành người dẫn đầu thị trường. Philippines nổi tiếng là quốc gia chuyên về
giảng dạy tiếng Anh, đồng thời chi phí cũng rẻ hơn các nước khác nên ngày càng
được ưa chuộng.

2.2.2. Phân khúc thị trường

a) Phân khúc theo đặc điểm xã hội học

 Tuổi tác: Ở mỗi độ tuổi khác nhau thì tâm lý và nhu cầu cũng sẽ khác nhau. Và
những người có nhu cầu học tiếng anh thì đối với độ tuổi học sinh và sinh viên
sẽ là cao nhất. Có 3 nhóm độ doanh nghiệp sẽ hướng đến: 6 - 12, 13 - 17, 18 trở
lên.

 Thu nhập: Đối với yếu tố này sẽ chia ra thành 2 nhóm, nhóm đầu tiên bao gồm
các học viên chưa có thu nhập và phụ huynh sẽ là người chi trả cho các khoá
học, nhóm thứ hai là người có thu nhập và có khả năng chi trả cho khoá học. Cả
hai nhóm đều yêu cầu phải có thu nhập từ trung bình đến cao để có khả năng chi
trả cho các khoá học và các chi phí có liên quan khác.

b) Phân khúc theo nhu cầu

Khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ học tiếng Anh để đáp ứng về nhu cầu
học tập, việc làm và các nhu cầu khác, cụ thể:

12
+ Học sinh:

 Cấp 1: Tập trung vào phát triển nền tảng tiếng Anh cơ bản, ngữ pháp và phát
âm.
 Cấp 2: Chuẩn bị cho các kỳ thi học sinh giỏi, thi chuyển cấp.
 Cấp 3: Ôn luyện thi đại học, tiếng Anh du học.

+ Sinh viên:

 Nâng cao trình độ tiếng Anh để đáp ứng yêu cầu học tập và cơ hội việc làm.
 Chuẩn bị cho các kỳ thi tiếng Anh quốc tế như IELTS, TOEFL...

+ Chuyên viên văn phòng:

 Tiếng Anh giao tiếp cấp tốc trong môi trường công việc.
 Tiếng Anh chuyên ngành.

+ Doanh nhân: Tiếng Anh để đàm phán kinh doanh, giao tiếp quốc tế.

+ Người làm việc trong ngành dịch vụ: Tiếng Anh giao tiếp du lịch, khách sạn, nhà
hàng...

c) Phân khúc địa lý

+ Hồ Chí Minh:

 Mật độ dân số cao, tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng và doanh nghiệp
lớn.

 Nhu cầu học tiếng Anh cao, đặc biệt là tiếng Anh giao tiếp và tiếng Anh
chuyên ngành.

 Khả năng chi trả cho các khóa học tiếng Anh cao.

+ Hà Nội:

 Trung tâm giáo dục và đào tạo lớn nhất cả nước.

 Nhu cầu học tiếng Anh cao, đặc biệt là tiếng Anh du học và tiếng Anh cho các
kỳ thi quốc tế.

 Khả năng chi trả cho các khóa học tiếng Anh cao.

13
+ Đà Nẵng:

 Thành phố du lịch trọng điểm, thu hút nhiều du khách quốc tế.

 Nhu cầu học tiếng Anh giao tiếp du lịch cao.

 Khả năng chi trả cho các khóa học tiếng Anh đa dạng.

2.2.3. Đối thủ cạnh tranh

Một số đối thủ cạnh tranh nổi bật trong lĩnh vực cung cấp khóa du học tiếng
Anh tại Philippines hiện nay chính là:

+ Phil English: Cung cấp các khóa học tiếng anh ở Philippines với các trường
nổi tiếng như HANA, EV, CIP,... với giá thành từ 55.000.000 - 70.000.000đ/8 tuần.
Điểm mạnh: Tư vấn du học Philippines đa quốc gia. Có nhiều chương trình học đa
dạng phù hợp với nhu cầu của học viên. Cung cấp đa dạng các hình thức tư vấn. Là
một trong số những doanh nghiệp lâu năm có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực.

+ EduPhil: Đối thủ cung cấp các khóa học cao cấp với mức giá từ 90.000.000 -
130.000.000đ/8 tuần của các trường nổi tiếng như Bacolod, Clark,… Điểm mạnh:
Chương trình học được thiết kế bài bản và hiệu quả, được đánh giá là một trong
những trung tâm cung cấp khoá học với chất lượng cao nhất tại thị trường Việt Nam.

+ Go Fly Vietnam: Cung cấp các khóa học với giá thành từ 60.000.000 -
75.000.000đ/8 tuần, trung tâm kết hợp với các trường nổi tiếng bên Philippines như:
QQ English, API BECI, BTES,... Điểm mạnh: Hợp tác chặt chẽ, lâu dài với các
trường và nhà hàng - khách sạn số 1 tại Philippines, Đài Loan, mang đến chương
trình học tập và làm việc tốt nhất cho học viên. Cam kết thực tập, cơ hội việc làm
quốc tế

Qua việc phân tích trên có thể thấy Wyzom có giá thành rẻ hơn so với các đối
thủ cạnh tranh, lý do chính là vì đây là thương hiệu mới, chấp nhận giảm giá hoa
hồng ở thời điểm đầu để thâm nhập thị trường và xây dựng tệp khách hàng. Đồng
thời quy mô của thương hiệu cũng tinh gọn hơn, có cách thức marketing hiện đại hơn
nên sẽ giảm được các chi phí liên quan. Nhưng không vì mức giá rẻ hơn mà đồng
nghĩa với việc chất lượng sẽ thấp hơn, Wyzom cam kết luôn mang đến cho học viên
các khoá học tiếng anh chất lượng và hiệu quả nhất.

14
Ngành du học tiếng Anh Philippines đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Nhu
cầu học tiếng Anh của người Việt Nam ngày càng cao. Chưa có qua nhiều công ty
cung cấp dịch vụ du học tiếng Anh Philippines.

Xu hướng cạnh tranh:

 Cạnh tranh về giá cả.


 Cạnh tranh về chất lượng dịch vụ.
 Cạnh tranh về chương trình học.
 Cạnh tranh về marketing.

Đối thủ cạnh tranh gián tiếp

 Các trung tâm tiếng Anh tại Việt Nam.


 Các doanh nghiệp ở mảng du học tiếng Anh ở các quốc gia khác như Mỹ,
Canada, Úc,...

2.2.4. Nhà cung cấp

Ở đây là các trường Anh ngữ tại Philippines, vì các trường muốn mở rộng ở thị
trường Việt nên rất cởi mở trong vấn đề hợp tác dù là doanh nghiệp mới thành lập.
Các trường nổi bật và được đa số các đánh giá cao từ học viên như: Philinter
Academy, English Fella, Happy Learning, JIC, QQ English, API Beci,...

Một số thông tin cụ thể về Philinter Academy

Thành lập năm 2003, tại Cebu, với quy mô 230 học viên và các mô hình học chủ yếu
là Sparta, Semi-Sparta. Hệ thống giáo viên có trình độ đạt chuẩn và Hệ thống giáo
viên chủ nhiệm, tiên phong cho các mô hình của các trường sau này.

Philinter cung cấp môi trường an toàn ngay tại Cebu với tỉ lệ tội phạm thấp hơn đáng
kể so với tiêu chuẩn ở phương Tây. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc di
chuyển từ trường đến các khu vực thể thao dưới nước và resort biển đảo. Với vị trí
gần sân bay, chỉ mất khoảng 10 phút để đến sân bay quốc tế Mactan (Cebu), giúp tiết
kiệm thời gian và lo lắng về tình hình giao thông, đồng thời thuận tiện cho gia đình
hoặc bạn bè muốn ghé thăm học viên.

15
Tại Philinter, tập trung vào chất lượng đào tạo học thuật là một trong những ưu tiên
hàng đầu. Trường chú trọng vào kết quả thực tế nhằm hỗ trợ mục tiêu của học viên,
giúp học viên định hướng lộ trình, cải thiện khả năng tiếng Anh nhanh và bền vững.

Các khoá học cung cấp bao gồm ESL Intensive (Spartar), ESL General, Intensive
Power Speaking, IELTS Intensive (Sparta), IELTS Guarantee (Sparta), TOEIC
Regular, TOEIC Guarantee, Focus Industry, Basic Business, Junior ESL, Junior
IELTS

Các hình ảnh về cơ sở vật chất:

Hình 2.5: Cơ sở vật chất tại trường

16
Hình 2.6: Ký túc xá tại trường

Hình 2.7: Lớp học tại trường

17
2.2.5. Phân tích khách hàng

Khách hàng của doanh nghiệp sẽ là học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng,
nhân viên các mảng dịch vụ,...bao gồm trong các phân khúc sau:

 Độ tuổi: 6 - 12, 13 - 17, 18 trở lên.


 Thu nhập: Trung bình đến cao.
 Nhu cầu: Học tập, việc làm, du học, ...
 Vị trí địa lý: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng.

Cách thức tiếp cận với cận với nhóm khách hàng này sẽ chủ yếu nằm ở 2 kênh
là online và offline. Kênh online sẽ được tiếp cận thông qua các nền tảng social
media, website của doanh nghiệp, các hình thức marketing như email marketing,
google ads, facebook ads,...Kênh offline sẽ chủ yếu tại các buổi tư vấn trực tiếp do
danh nghiệp tổ chức, các buổi hội chợ du học, hội thảo về việc học tiếng anh,...

Khả năng đàm phán về giá đối với các nhóm khách hàng của doanh nghiệp:

 Học sinh, sinh viên: Khả năng đàm phán thấp, phụ thuộc vào quyết định của
phụ huynh.
 Chuyên viên văn phòng, người làm việc trong ngành dịch vụ: Khả năng đàm
phán trung bình.
 Doanh nhân: Khả năng đàm phán cao.

2.2.6. Sản phẩm thay thế

Các khoá học tiếng anh tại các trung tâm ở Việt Nam

 Điểm mạnh: Cung cấp các khóa học tiếng Anh với đa dạng mức độ, từ cơ bản
đến nâng cao, phù hợp với nhu cầu và trình độ của học viên. Các trung tâm
tiếng Anh tại Việt Nam thường cung cấp các khóa học linh hoạt, tập trung
vào việc phát triển kỹ năng ngôn ngữ cũng như giao tiếp.
 Điểm yếu: Không cung cấp trải nghiệm học tập ở nước ngoài, không tiếp cận
được với môi trường ngôn ngữ tiếng Anh tự nhiên như ở các quốc gia nói
tiếng Anh.

18
Các khoá du học tiếng anh sang các nước khác như: Singapore, Hàn Quốc,
Malaysia, EU,...

 Điểm mạnh: Cung cấp trải nghiệm học tập thực tế trong môi trường ngôn ngữ
tiếng Anh tự nhiên. Học viên có cơ hội tiếp xúc và làm quen với văn hóa,
phong tục của các quốc gia mà họ du học. Ngoài ra, các quốc gia như
Singapore, Hàn Quốc, Malaysia, EU thường có chất lượng giáo dục cao.
 Điểm yếu: Chi phí du học thường cao hơn so với việc học tại các trung tâm
tiếng Anh trong nước.

2.2.7. Tương lai của ngành

Tận dụng sự tăng trưởng của ngành du học, trong đó tiếng Anh vẫn được coi là
ngôn ngữ quan trọng. Việc cung cấp trải nghiệm học tập ở nước ngoài không chỉ giúp
học viên nắm vững ngôn ngữ mà còn giúp họ trải nghiệm văn hóa và hệ thống giáo
dục mới.

Trong khi môi trường kinh doanh và du học có thể thúc đẩy nhu cầu về việc học
tiếng Anh, cạnh tranh cũng trở nên khốc liệt hơn. Các doanh nghiệp sẽ cần phải tìm
cách để phát triển và duy trì sự độc đáo và giá trị của mình trong thị trường này.

19
CHƯƠNG 3
KẾ HOẠCH MARKETING

3.1. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU

 Đối tượng: Người có nhu cầu cải thiện kĩ năng tiếng Anh trong thời gian
ngắn để có thể đạt được những mục tiêu của cá nhân như: Tăng cơ hội tìm
kiếm việc làm, lấy bằng để xét tốt nghiệp, du học, định cư... Muốn học tập,
sinh hoạt trong môi trường giao tiếp hoàn toàn bằng tiếng Anh 24/24.

 Phân khúc: Tập trung vào phân khúc khách hàng có độ tuổi từ 18-25 tuổi,
đồng thời cũng sẽ có những khóa học cho các bé từ 6-17. Khóa học sẽ đánh
vào các khách hàng có thu nhập cao, tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn
như thành phố Hồ Chí Minh.

3.2. MÔ HÌNH STP (SEGMENTATION TARGETING POSITIONING)

3.2.1. Phân khúc thị trường

a. Phân khúc theo đặc điểm xã hội học

 Tuổi tác: Ở mỗi độ tuổi khác nhau thì tâm lý và nhu cầu cũng sẽ khác nhau.
Và những người có nhu cầu học tiếng anh thì đối với độ tuổi học sinh và sinh
viên sẽ là cao nhất. Do đó thương hiệu sẽ tập trung vào lứa tuổi từ 18 đến 25
tuổi.

 Thu nhập: Phân khúc mà công ty nhắm đến là những khách hàng có thu nhập
trung bình cao hoặc phụ huynh có thu nhập trung bình cao.

b. Phân khúc theo nhu cầu

Khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ học tiếng Anh để đáp ứng về nhu cầu
học tập, việc làm và các nhu cầu khác, cụ thể:

 Nhu cầu học tập: Học tiếng Anh để được xét tuyển vào các trường đại học,
xét học bổng du học.

 Nhu cầu công việc: Học tiếng Anh để được thăng chức, tìm kiếm cơ hội việc
làm tốt hơn, được làm việc ở môi trường quốc tế.

20
 Nhu cầu khác: Học tiếng Anh với mục đích định cư, sinh sống tại nước ngoài,
nhu cầu giao tiếp với người nước ngoài trong công việc, đời sống.

3.2.2. Khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu: Là những người có độ tuổi từ 18 – 25 tuổi. Mục tiêu
nhóm khách hàng này là học để lấy các chứng chỉ tiếng anh thông dụng để đáp ứng
nhu cầu học tập cũng như công việc. Đối với nhóm này thì đa số người chi trả sẽ là
bố mẹ học viên, số ít sẽ tự chi trả cho khóa học do đó cần tập trung vào việc thuyết
phục và đáp ứng tốt yêu cầu của cả 2 đối tượng.

Khách hàng tiềm năng: Nhóm khách hàng tiềm năng của thương hiệu chính là
những người định hướng làm việc hoặc đang làm việc lại công ty, tập đoàn nước
ngoài, tập đoàn quốc tế. Ngoài ra còn có nhóm khách hàng là phụ huynh của những
học sinh, sinh viên học tại các trường quốc tế.

3.2.3. Định vị - chiến lược thương hiệu

Định vị thương hiệu

Thương hiệu tiến vào thị trường với định vị là đơn vị bán các khóa du học tiếng
Anh tại Philippines với hai yếu tố rẻ và chất lượng. Cả hai yếu tố thương hiệu đều có
thể đáp ứng được khi lấy mức hoa hồng thấp và chỉ kết nối với các trường Anh ngữ
Philippines chất lượng tốt nhất, chất lượng hơn số lượng.

Hình 3.8: Logo Wyzom

21
 Giải nghĩa logo: Logo của thương hiệu là sự kết hợp giữa một cuốn sách
đang mở và đôi cánh dang rộng để bay lên bầu trời. Quyển sách chính là đại
diện cho tri thức còn đôi cánh sẽ đưa khách hàng đi đến những vùng đất mới,
mang lại những trải nghiệm mới, bay cao bay xa hơn trong học tập, công
việc, cuộc sống. Đây cũng chính là những gì mà thương hiệu cam kết mang
lại cho khách hàng.

 Màu thương hiệu: #3871C2, #79D3F5, #FFFFFF

 Font thương hiệu: Manrope

 Slogan: Break the limits with Wyzom

Học tiếng Anh luôn là thử thách với rất nhiều học viên Việt Nam, vì vậy Wyzom
sẽ đồng hành cùng bạn để phá vỡ giới hạn!

3.3. KÊNH MARKETING

3.3.1. Kênh Marketing chủ yếu

Kênh marketing chủ yếu của Wyzom chính là thông qua hình thức online. Vì
vậy thương hiệu sẽ tập trung nguồn lực chủ yếu vào các kênh Facebook, Youtube,
Tiktok, Instagram và đặc biệt là website.

3.3.2. Chiến lược phát triển Website

Mục tiêu của website: Thương hiệu định hướng phát triển website với mục đích
xây dựng niềm tin, sự uy tín, cung cấp thông tin về khóa học, hỗ trợ nhân viên bán
hàng khi tư vấn cho khách. Website không được lập ra với mục tiêu bán hàng trực
tiếp vì đây là sản phẩm có giá cao, khách hàng không thể nào mua hàng mà không có
sự tư vấn người với người.

Các tuyến nội dung trên website: Thương hiệu sẽ xây dựng các tuyến nội dung
là chuỗi bài viết dài liên quan đến du học tiếng Anh tại Philippines, trang thông tin về
từng trường Anh ngữ, thông cáo báo chí, trang thông tin về từng khóa học, trang về
chúng tôi. Trong đó, các bài viết liên quan đến việc du học cũng như chuỗi bài viết về
du học cũng như landing page về trường là cần đầu tư nhiều nhất.

22
3.4. MỤC TIÊU MARKETING

3.4.1. Mục tiêu dài hạn

 Cung cấp cho khách hàng các khóa học phù hợp, hiệu quả.

 Nâng cao nhận thức của khách hàng về tầm quan trọng của việc học tiếng anh
trải nghiệm thực tế với người bản xứ.

 Trở thành top 3 thương hiệu cung cấp khóa du học tiếng Anh tại Philippines
lớn nhất Việt Nam.

 Xây dựng cộng đồng người du học tiếng Anh tại Philippines trên nền tảng
Facebook đạt 20.000 thành viên.

3.4.2. Mục tiêu ngắn hạn

 Triển khai các kênh truyền thông trên tất cả các nền tảng phổ biến như
Facebook, Instagram, Youtube, Tiktok, Website. Tổng số người theo dõi trên
tất cả các nền tảng đạt 10.000 lượt, tập trung chủ yếu vào Facebook và
Tiktok.

 50% khách hàng có nhu cầu học tiếng Anh ở nước ngoài biết đến thương hiệu
Wyzom.

 Các kênh truyền thông của thương hiệu cung cấp đủ thông tin cần thiết để hỗ
trợ cho đội ngũ bán hàng trong quá trình tư vấn cho khách hàng, tiết kiệm
thời gian tư vấn.

 Đạt được 1000 leads trong năm đầu tiên.

3.5. CHƯƠNG TRÌNH MARKETING (CHIẾN LƯỢC 4PS)

3.5.1. Chiến lược sản phẩm

 Sản phẩm chủ đạo: Khách hàng mục tiêu của thương hiệu định vị là người
thuộc nhóm tuổi từ 18-25 tuổi. Vì vậy sản phẩm cốt lõi và được tập trung đầu
tư nhiều nhất của thương hiệu là English for teens và English for adults.

 Ngoài các sản phẩm chủ đạo, thương hiệu còn tạo sự đa dạng sản phẩm khi
cung cấp các khóa học cho đối tượng khách hàng nhỏ tuổi (English for kid).

23
 Sản phẩm phụ: Nhận thấy không phải khách hàng nào cũng có thể sắp xếp
được thời gian từ 4 đến 8 tuần để du học tiếng Anh. Do đó thương hiệu còn
cung cấp khóa học tiếng Anh online do giáo viên người Philippines trực tiếp
giảng dạy, học viên có thể sắp xếp thời gian học sao cho phù hợp với từng cá
nhân nhất.

3.5.2. Chiến lược giá

Hiện nay, các đối thủ cạnh tranh tiêu biểu của Wyzom đang là Phil English,
EduPhil, Go Fly Vietnam,... Do đó công ty tiến hành thực hiện chiến lược định giá
thấp, để thâm nhập thị trường, chủ yếu tập trung đánh vào tâm lý của khách hàng và
các lợi thế về nhà cung cấp các khóa học.

OFFLINE:

 English for kids - 25.000.000đ

 English for teens - 26.000.000đ

 English for adults - 28.000.000đ

Lưu ý: Vé máy bay khứ hồi Việt Nam - Cebu, bảo hiểm quốc tế theo thời gian
đăng ký, phí nhập cảnh dành cho học viên dưới 15 tuổi, bảo hiểm quốc tế theo khóa
học, phí ủy quyền giám hộ tại Việt Nam, tiền tiêu vặt cá nhân của học viên.

ONLINE:

 English for teens - 8.000.000đ

 English for adults - 10.000.000đ

Lưu ý: Đối với khoá học online, học viên sẽ học ghép với các học viên khác có
cùng khoá học, thông thường từ 3-5 học viên 1 lớp. Thời gian chuẩn bị mỗi khoá học
khoảng 15 ngày.

3.5.3. Chiến lược phân phối

 Định hướng sẽ giới thiệu các sản phẩm của mình trên các nền tảng trực tuyến
như Facebook, Tiktok và website, khách hàng sẽ để lại thông tin liên hệ để
nhận tư vấn. Sau đó nhân viên sale sẽ hẹn một buổi trò chuyện, tư vấn với

24
khách hàng theo hình thức online hoặc trực tiếp tại văn phòng. Do đây là
dòng sản phẩm có giá trị cao, phải gặp hoặc nói chuyện trực tiếp với khách
hàng để thông tin tốt nhất.

 Lý do chọn phân phối trên các nền tảng trực tuyến: Đây là thị trường đang
phát triển mạnh mẽ, dễ tiếp cận với khách hàng mục tiêu, chi phí rẻ hơn và
hiệu quả hơn so với nền tảng trực tiếp.

3.5.4. Chiến lược chiêu thị

3.5.4.1. Về mảng truyền thông

Truyền thông trực tuyến:

Xây dựng đầy đủ các kênh truyền thông trực tuyến: Facebook, Instagram,
Tiktok, Youtube để chia sẻ thông tin về các khóa học Tiếng Anh, đăng các bài viết
học thuật, video giới thiệu giáo viên và học viên, cũng như các bài viết hướng dẫn
học tập.

Content SEO: Thương hiệu đầu tư vào SEO để các bài blog trên trang web được
xếp hạng cao trên công cụ tìm kiếm Google. Xây dựng tuyến nội dung chủ đạo là “du
học tiếng Anh tại Philippines” và các tuyến nội dung liên quan đến học tập, đời sống
tại Philippines.

Truyền thông trực tiếp:

Mời quản lý người Việt Nam của các trường Anh ngữ để tổ chức thực hiện
podcast, hỗ trợ cho các kênh truyền thông, tăng độ uy tín cũng như giúp cho đội ngũ
bán hàng hiểu hơn về sản phẩm.

Tổ chức đi thăm, giới thiệu sản phẩm ở các trường quốc tế cấp 2, cấp 3 tại Việt
Nam, ví dụ như hệ thống trường Hoàng Việt, Sky-line, Edison… Chính các trường sẽ
truyền thông cho phụ huynh cũng như học sinh để đăng ký khóa du học tiếng Anh tại
Philippines.

3.5.4.2. Về mảng xúc tiến bán hàng

Thương hiệu dự kiến sẽ có các chương trình xúc tiến bán hàng sau:

25
 Chương trình dùng thử: Liên kết với trường, cho khách hàng trải nghiệm miễn
phí 1 buổi học online với giáo viên người Philippines.

 Chương trình đặt trước: Liên hệ với các trường tại Philippines để tạo ra chương
trình khuyến mãi giảm giá 5% học phí với những học viên đặt trước vào mùa
thấp điểm.

 Tận dụng ưu đãi của các trường: Các trường Anh ngữ thường cung cấp các
chương trình khuyến mãi cho Agency, vì thế có thể tận dụng để tạo ra các ưu đãi
bổ sung cho học viên.

3.5.5. Tổ chức chương trình Marketing

Bảng 3.2: Bảng tổ chức chương trình kế hoạch Marketing

Thời gian cụ
Năm Chương trình bán hàng
thể
 Tổ chức hội thảo ra mắt công ty.
15/1/2025
 Xây dựng kênh website, facebook trước tiên
1/2/2025 -  Tổ chức chương trình đăng ký sớm để được
1/3/2025 đăng ký giảm 5%.

1 1/4/2025 -  Bắt đầu xây dựng kênh truyền thông Tiktok,


31/6/2025 Youtube
 Tiếp tục thực hiện chương trình đăng ký trước
1/7/2025 - để được giảm 5% học phí vì đây là giai đoạn
31/12/2025 thấp điểm.
 Viết chuỗi bài SEO trên trang web
2 15/1/2026  Hoàn thiện, nâng cấp các kênh truyền thông
1/2/2026 -  Liên hệ với quản lý người Việt của các
1/6/2026 trường, quay podcast mỗi 2 tuần.
1/7/2026 -
 Tổ chức chương trình giảm giá đăng ký sớm
1/8/2026
15/8/2026 -
 Thăm trường quốc tế Skyline
15/9/2026
15/9/2026 -  Triển khai chiến dịch trại hè tiếng Anh quốc

26
15/12/2026 tế 2027
1/1/2027 -  Tiếp tục triển khai chiến dịch trại hè tiếng
1/4/2027 Anh 2027
15/4/2027 -
 Khuyến mãi đăng ký sớm cho học viên
15/7/2027
15/7/2027 -
3  Thăm trường quốc tế Edison
15/8/2027
 Tổ chức hội thảo du học tiếng Anh tại tp. Hồ
31/9/2027
Chí Minh
15/10/2027 -
 Tiếp tục quản trị các kênh truyền thông sẵn có
31/12/2027
1/1/2028 -
 Gửi KOL sang trường để làm truyền thông
1/5/2028
1/6/2028 -  Cập nhật lại các bài SEO trên web để phù hợp
1/7/2028 với thời điểm hiện tại.
4
 Tổ chức hội thảo cho người đi làm muốn du
15/8/2028
học tiếng Anh
15/9/2028 -
 Chiến dịch “Khám phá Cebu cùng Wyzom”
15/12/2028
1/1/2029 -
 Khảo sát, tham quan các trường Anh ngữ
1/2/2029
15/2/2029 -  Khuyến mãi giảm $50 cho học viên đăng ký
15/4/2029 từ 8 tuần
5
01/05/2029 -  Gửi KOL sang Philippines để làm truyền
01/08/2029 thông.
 Tổ chức hội thảo, tập hợp các trường Anh
1/9/2029
ngữ để tư vấn, giới thiệu sản phẩm.
3.6. DỰ TRÙ NGÂN SÁCH

Thương hiệu dự trù sẽ chi khoảng 100 triệu ngân sách cho mảng Marketing ở
năm đầu tiên. Vào các năm tiếp theo sẽ tăng lên 10 - 20% tùy theo tình hình kinh
doanh. Đây là chi phí của năm 1:

27
 Chi phí các công cụ quản lý kênh truyền thông: 18.000.000.

 Chi phí thực hiện các chiến dịch truyền thông, SEO: 22.000.000.

 Chi phí mời đại diện các trường đến làm việc, quay chụp phục vụ marketing:
15.000.000.

 Chi phí tổ chức các chuyến thăm các trường quốc tế ở Việt Nam, thúc đẩy bán
hàng: 30.000.000.

 Chi phí phát sinh khác: 15.000.000 (đơn vị: đồng)

3.7. THEO DÕI, ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ

3.7.1. Chỉ số đánh giá hiệu quả Marketing dành cho doanh nghiệp

3.7.1.1. Chi phí doanh nghiệp cần bỏ ra để có được một khách hàng mới (CAC
– Customer Acquisition Cost)

Chi phí cho Marketing và bán hàng = Chi phí Marketing + Chi phí nhân công +
Hoa hồng + Tiền thưởng + Chi phí phát sinh.

Số khách hàng mới = Số lượng khách hàng mới trong một tháng, một quý hoặc
một năm.

Chi phí để có một khách hàng mới – CAC = Chi phí cho Marketing và bán
hàng/Số khách hàng mới.

3.7.1.2. Tỷ lệ khách hàng tự nhiên

Cách tính toán: Chọn khoảng thời gian xác định, lấy tất cả các khách hàng mới, chia
cho số khách hàng thu được từ chương trình marketing.

3.7.1.3. Tỷ lệ khách hàng thu được từ Marketing

Cách tính: Lấy tất cả khách hàng mới của khách hàng tích lũy trong một khoảng
thời gian nhất định và tìm hiểu xem có bao nhiêu phần trăm người trong số họ có sự
tương tác nào với các chương trình marketing của bạn để trở thành Leads.

Công thức: Tổng số khách hàng mới tương tác với tiếp thị Tổng số khách hàng
mới = Tiếp thị ảnh hưởng đến khách hàng %.

28
3.7.2. Chỉ số đánh giá hiệu quả Marketing trên Social

Về trang web, sử dụng Google Analytics để theo dõi, thống kê và đánh giá dữ
liệu, sự hiệu quả và có cách điều chỉnh cho phù hợp. Về các kênh social khác sẽ có
công cụ riêng, lập báo cáo hàng tháng, hàng quý.

3.7.2.1. Tỷ lệ người xem (Audiences)

1. Tỷ lệ tăng trưởng khán giả:

 Đo tốc độ tăng người theo dõi thương hiệu trên mạng xã hội.

 So sánh với đối thủ để đánh giá hiệu quả chiến dịch thu hút người theo dõi.

2. Phạm vi tiếp cận:

 Số người đã xem bài đăng kể từ khi xuất hiện trực tuyến.

 Đo lường hiệu quả của quảng cáo trên các kênh khác nhau (mạng xã hội, tạp
chí, truyền hình,...).

3. Thị phần thảo luận:

 Phản ánh tần suất xuất hiện và nhắc tới thương hiệu so với đối thủ.

 Đánh giá mức độ tương tác, nhận diện thương hiệu, hiệu quả quảng cáo và lượt
truy cập website.

3.7.2.2. Độ tương tác (Engagement)

1. Số lượng like, comment, share:

 Cho biết mức độ quan tâm của người dùng với nội dung.

 Giúp đánh giá hiệu quả của bài đăng hoặc nội dung.

2. Tương tác qua thời gian:

 Xác định khung giờ đăng bài thu hút nhiều người tương tác nhất.

 Tăng hiệu quả tiếp cận khách hàng tiềm năng.

3. Chất lượng tương tác:

 Hiểu rõ phản ứng của khách hàng đối với nội dung.

29
 Cải thiện nội dung và chiến lược marketing để đáp ứng nhu cầu khách hàng.

3.7.2.3. Tỷ lệ người xem bấm vào link (Click’through Rate – CTR)

1. CTR là gì?

 Tỷ lệ phần trăm người xem nhấp vào liên kết so với tổng số người xem.

 CTR cao cho thấy nội dung hoặc quảng cáo thu hút sự chú ý và hành động của
khách hàng.

2. Phân tích CTR:

 Theo dõi CTR của các chiến dịch tiếp thị và nội dung để đánh giá hiệu quả của
liên kết.

 Điều chỉnh chiến lược tiếp thị để tối ưu hóa CTR.

3. Yếu tố ảnh hưởng đến CTR:

 Tiêu đề, mô tả, vị trí liên kết, hình ảnh, ngữ cảnh nội dung.

3.7.2.4. Tỷ lệ người để lại thông tin (Leads Rate)

1. Leads Rate là gì?

 Tỷ lệ phần trăm người xem hoặc tương tác đã để lại thông tin liên hệ.

 Leads Rate cao cho thấy chiến dịch thu hút sự chú ý và tạo ra sự quan tâm từ
khách hàng.

2. Phân tích Leads Rate:

 Theo dõi và phân tích Leads Rate để đánh giá hiệu quả chiến dịch.

 Điều chỉnh chiến lược tiếp thị để tối ưu hóa tỷ lệ leads.

3. So sánh với mục tiêu kinh doanh:

 Đánh giá Leads Rate dựa trên mục tiêu kinh doanh (tăng leads, doanh số,...)

 Đảm bảo chiến lược marketing phù hợp với mục tiêu chung.

4. Yếu tố ảnh hưởng đến Leads Rate:

 Nội dung, tiêu đề, giao diện, hình ảnh, định dạng biểu mẫu.

30
 Cải thiện các yếu tố này để tăng tỷ lệ leads.

31
CHƯƠNG 4
KẾ HOẠCH BÁN HÀNG

4.1. MỤC TIÊU BÁN HÀNG

4.1.1. Giai đoạn năm 1

Ở giai đoạn này tập trung vào xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp nên mục
tiêu bán hàng sẽ là khoảng 15 khoá học “English for kid”, 15 khoá học “English for
teens”, 20 “English for adults” thêm vào đó sẽ có 2 khoá học online đó là “English
for teens online” và “English for adults online” và mục tiêu số lượng cho 2 khoá này
đều sẽ là 30. Tổng số lượng các khoá học sẽ là 110

Với cái mức giá của từng sản phẩm:

 English for kid: 25.000.000 VNĐ

 English for teens: 26.000.000 VNĐ

 English for adults: 28.000.000 VNĐ

 English for teens online: 8.000.000 VNĐ

 English for adults online: 10.000.000 VNĐ

Thì số tiền mà doanh nghiệp dự kiến có thể thu về từ việc bán khoá học là
1.865.000.000 VNĐ và doanh thu của doanh nghiệp sẽ là tiền hoa hồng của tổng số
tiền mà đã bán khoá học offline với mức 35% và online là 25% thì doanh thu của
doanh nghiệp sẽ là 598.750.000 VNĐ.

4.1.2. Giai đoạn năm 2

Ở giai đoạn này doanh nghiệp sẽ tập trung vào tăng cường doanh số bán hàng
thông qua việc mở rộng thị trường nên doanh nghiệp dự kiến sẽ có thể bán được 20
khoá học “English for kid”, 20 khoá học “English for teens”, 30 “English for adults”
và 2 khoá học online đó là “English for teens online” và “English for adults online”
và mục tiêu số lượng cho 2 khoá này sẽ là 30. Tổng số lượng dự kiến của các khoá
học là 130. Tăng thêm 30 so với năm thứ nhất. Vào giai đoạn này doanh nghiệp sẽ
tăng cường bán các sản phẩm offline để có thể gia tăng doanh số bán hàng

32
Với cái mức giá của từng sản phẩm tương tự như năm thứ nhất. Thì số tiền mà
doanh nghiệp dự kiến có thể thu về từ việc bán khoá học là 2.400.000.000 VNĐ và
doanh thu của doanh nghiệp sẽ là tiền hoa hồng của tổng số tiền mà đã bán khoá học
với mức 35% cho khoá học offline và 25% cho khoá học thì doanh thu của doanh
nghiệp sẽ là 786.000.000 VNĐ.

4.1.3. Giai đoạn năm 3

Ở giai đoạn này doanh nghiệp vẫn sẽ tập trung vào tăng cường doanh số, đồng
thời cũng sẽ mở rộng thương hiệu. Với sự phát triển của hai năm trước và thương
hiệu cũng đã được đông đảo người biết tới nên dự kiến vào năm này thì sẽ bán được
180 sản phẩm bao gồm dự kiến sẽ bán được 30 khoá “English for kid”, 30 khoá
“English for teens” , 40 khoá “English for adults”, 40 khoá “ English for teens
online” và 40 khoá “English for adults online”

Doanh nghiệp đảm bảo mức giá sẽ được giữ nguyên qua mọi năm nên số tiền
thu về được ở năm 3 sẽ là 3.370.000.000 VNĐ và doanh thu sẽ là 1.107.500.000
VNĐ.

4.1.4. Giai đoạn năm 4

Giai đoạn này không những tập trung vào doanh số mà còn phải tập trung vào
phát triển thương hiệu để không bị thụt lùi so với các năm trước. Dự kiến sẽ bán được
240 sản phẩm bao gồm 40 khoá “English for kid”, 50 khoá “English for teens”, 60
khoá “English for adults”, 40 khoá “English for teens online” và 50 khoá “English for
adults online”.

Vì mức giá được giữ nguyên qua mỗi năm nên số tiền thu được thông qua bán
sản phẩm sẽ là 4.800.000.000 VNĐ và doanh thu sẽ là 1.598.000.000 VNĐ.

4.1.5. Giai đoạn năm 5

Ở giai đoạn này dự kiến sẽ bán được 300 sản phẩm vì thương hiệu đã được xây
dựng trong vòng 4 năm và đã được biết đến với rất nhiều người, tạo dựng được lòng
tin với người dân. Do đó dự kiến tổng sản phẩm so với năm thứ 4 sẽ tăng thêm 60 sẽ
là 300. Trong đó sẽ bán được 60 khoá “English for kid”, 60 khoá “English for teens”,

33
70 khoá “English for adults”, 60 khoá “English for teens online” và cuối cùng là 50
khoá “English for adults online”

Tổng số tiền thu về ở năm này sẽ là 6.000.000.000 VNĐ và doanh thu sẽ là


2.002.000.000 VNĐ

Cơ sở để doanh nghiệp để có thể đạt khoảng doanh thu trên sẽ đến từ việc dự
báo nhu cầu thị trường và giá thành cho một khoá học tiếng anh ở nước ngoài của
trung tâm cũng rẻ hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác. Có thể thấy phụ huynh bây
giờ rất muốn con em mình có thể được tiếp xúc tiếng anh từ khi còn nhỏ. Thứ hai thì
hiện tại có khá nhiều trường đại học và công việc đòi hỏi trình độ tiếng anh cao để có
thể ra trường, do đó doanh nghiệp có thể dự kiến sẽ bán được các khoá học cho
những người trưởng thành đây cũng là nhóm khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.

4.2. KÊNH BÁN HÀNG

Quy trình bán hàng: Đầu tiên, khách hàng sẽ biết đến thương hiệu và khóa du
học tiếng Anh tại Philippines. Sau đó nếu quan tâm thì khách hàng sẽ để lại thông tin
cá nhân tại trang web. Sau đó nhân viên bán hàng sẽ gọi điện hỏi một số thông tin,
nhu cầu cơ bản và hẹn lịch 1 buổi tư vấn chi tiết hơn. Lúc này tùy theo từng khách
hàng có thể lựa chọn tư vấn thông qua kênh trực tiếp hoặc trực tuyến.

Các kênh bán hàng sẽ được sử dụng:

Kênh bán hàng trực tuyến:

 Thông qua điện thoại: tư vấn các khoá học cho khách hàng.

 Thông qua các nền tảng gặp mặt trực tuyến

Kênh bán hàng trực tiếp:

 Tư vấn tại trung tâm: Đội ngũ sales sẽ tư vấn cho các khách hàng đến trung
tâm, do đó nhân viên tư vấn cần phải thân thiện và hoà đồng, hiểu được tâm
lý khách hàng.

Cách gia tăng hiệu quả các chương trình bán hàng:

 Tạo chương trình khuyến mãi hấp dẫn: Đưa ra các chương trình khuyến mãi
như giảm giá, tặng quà, học bổng, v.v. để thu hút khách hàng.

34
 Cung cấp dịch vụ khách hàng tốt: Cung cấp dịch vụ khách hàng tốt như tư
vấn miễn phí, giải đáp thắc mắc nhanh chóng, hỗ trợ học tập hiệu quả, v.v. để
giữ chân khách hàng.

 Xây dựng thương hiệu uy tín: Xây dựng thương hiệu uy tín cho khóa học của
bạn thông qua các bài viết chia sẻ kiến thức, đánh giá của học viên, v.v.

Ngoài ra, cũng cần:

 Cập nhật xu hướng: Cập nhật xu hướng học tiếng Anh online để điều chỉnh
nội dung và chiến dịch bán hàng cho phù hợp.

 Đo lường hiệu quả: Đo lường hiệu quả của từng kênh bán hàng và chiến dịch
marketing để điều chỉnh cho phù hợp.

4.3. TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH BÁN HÀNG

Bảng 4.3: Bảng tổ chức chương trình kế hoạch bán hàng

Năm Thời gian cụ Chương trình bán hàng


thể

1 15/1/2025  Tổ chức hội thảo ra mắt công ty.

1/2/2025 -  Tổ chức chương trình đăng ký sớm để được


1/3/2025 đăng ký giảm 5%.

 Thúc đẩy các chương trình marketing nhằm thu


hút các học viên là học sinh, sinh viên vì đây là
giai đoạn nghỉ hè. Đăng ký thời gian này sẽ
1/4/2025 - được tặng các phần quà ý nghĩa.
31/6/2025  Mời các giảng viên Tiếng Anh về dự hội thảo
do công ty tổ chức.
 Có một buổi giới thiệu sản phẩm cho các phụ
huynh có con học ở trường quốc tế.

 Tiếp tục thực hiện chương trình đăng ký trước


để được giảm 5% học phí vì đây là giai đoạn
1/7/2025 -
thấp điểm.
31/12/2025
 Đồng thời vì là thời gian thấp điểm mọi người
sẽ không có thời gian học offline nên sẽ tạo ra

35
những khuyến mãi cho khoá online để thu hút
khách hàng.

1/3/2026 -  Chương trình khuyến mãi đăng ký khóa học hè


15/3/2026 cho học sinh 5%

1/7/2026 -
1/8/2026  Tổ chức chương trình giảm giá đăng ký sớm

15/9/2026 -  Triển khai chiến dịch trại hè tiếng Anh quốc tế


15/12/2026 2027. Tổ chức hoạt động giảm giá cho học viên
đăng ký trong năm 2026.

36
3

1/3/2027 -
 Giới thiệu sản phẩm ở các trường quốc tế
15/3/2027

 Khuyến mãi đăng ký sớm cho học viên

15/4/2027 -
15/7/2027

 Tổ chức hội thảo du học tiếng Anh tại tp. Hồ


Chí Minh

31/9/2027

4  Triển khai chiến dịch hỗ trợ bán hàng thông


qua tệp khách hàng từ KOL

1/1/2028 -
1/5/2028

37
15/8/2028  Tổ chức hội thảo cho người đi làm muốn du
học tiếng Anh

15/9/2028 -  Tổ chức kế hoạch bán hàng cho chiến dịch


15/12/2028 “Khám phá Cebu cùng Wyzom”

5 15/2/2029 -  Khuyến mãi giảm $50 cho học viên đăng ký từ


15/4/2029 8 tuần

01/05/2029 -  Triển khai chiến dịch hỗ trợ bán hàng thông


01/08/2029 qua tệp khách hàng từ KOL

38
1/9/2029  Tổ chức hội thảo, tập hợp các trường Anh ngữ
để tư vấn, giới thiệu sản phẩm

4.4. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG

Các bước triển khai hoạt động bán hàng:

Bước 1: Tìm kiếm khách hàng

Bước 2: Khám phá nhu cầu của khách hàng

Nhằm xác định nhu cầu, khả năng thanh toán và động lực mua hàng của khách
hàng tiềm năng. Các nguồn thông tin để ta có thể khám phá nhu cầu: danh bạ điện
thoại, đối thủ, hội thảo,... Do đó cần đào tạo các nhân viên sales thành thạo kĩ năng
thăm dò và các phương pháp thu thập thông tin của khách hàng.

Bước 3: Đánh giá tiềm năng

Nhằm để xác định khách hàng có thật sự là khách hàng tiềm năng hay không
dựa trên các yếu tố về nhu cầu của đối tượng, độ lớn của nhu cầu, khả năng thoả mãn
nhu cầu.

Lúc này trung tâm cần phải xây dựng tiêu chuẩn của một khách hàng tiềm năng

Bước 4: Chuẩn bị tiếp xúc

Lúc này nhân viên Sale cần thu thập thông tin của khách hàng, xác định rõ mục
tiêu của khách hàng, xác định trước những nội dung công việc cần trình bày với đối
tượng và cuối cùng tạo cuộc hẹn với khách hàng

Bước 5: Tiếp xúc và chào hàng

Cần phải tạo ấn tượng tốt ngay từ lần đầu gặp mặt. Sau đó giới thiệu lợi ích của
khoá học tiếng anh này, đưa ra đề nghị mua hàng với khách hàng, thuyết phục khách
hàng mua hàng và cuối cùng là phản bác của khách hàng.

Bước 6: Kết thúc bán hàng

Đưa ra lời đề nghị mua khoá học trực tiếp

Bước 7: Theo dõi và chăm sóc khách hàng trong quá trình khách hàng
đang học

39
Chăm sóc khách hàng đồng nghĩa với việc thể hiện sự quan tâm của công ty với
khách hàng, từ đó tạo ra sự tin cậy và mối quan hệ lâu dài với khách hàng, từ đó
chúng ta đã có một người khách hàng có thể quảng cáo cho những người thân.

Hình 4.9: Sơ đồ triển khai hoạt động kinh doanh


Mô hình bán hàng:

Trung tâm sẽ áp dụng mô hình thoả mãn nhu cầu, nhằm có thể khám phá và đáp
ứng nhu cầu của khách hàng:

 Nghiên cứu thị trường và phân tích nhu cầu: Trước khi phát triển bất kỳ khóa
học nào, trung tâm cần tiến hành nghiên cứu thị trường để hiểu rõ nhu cầu
của đối tượng học viên cụ thể mà họ muốn phục vụ. Phân tích nhu cầu này có
thể bao gồm việc xác định trình độ hiện tại của học viên, mục tiêu học tập,
lịch trình và ngữ cảnh sử dụng ngôn ngữ.

 Phát triển các khóa học đa dạng: Dựa trên thông tin thu thập được, trung tâm
có thể phát triển một loạt các khóa học tiếng Anh đa dạng, từ cơ bản đến nâng
cao, offline và online.

 Sử dụng các phương tiện và công nghệ hiện đại: Cung cấp khóa học trực
tuyến thông qua các nền tảng học trực tuyến, video học, tài liệu tham khảo

40
trực tuyến và ứng dụng di động để tăng cường sự tiện lợi và tính tương tác
cho học viên.

 Đánh giá và phản hồi định kỳ: Tổ chức các bài kiểm tra định kỳ để đánh giá
tiến trình học tập của học viên và cung cấp phản hồi xây dựng. Cung cấp cơ
hội cho học viên thảo luận và phản hồi về chất lượng của khóa học.

 Tạo cộng đồng học tập: Tạo ra một môi trường học tập tích cực bằng cách tạo
ra các cộng đồng học viên, diễn đàn trực tuyến hoặc sự kiện offline như buổi
gặp gỡ hàng tháng. Điều này có thể giúp học viên cảm thấy được hỗ trợ và
động viên từ những người cùng chí hướng.

 Tạo ra các gói dịch vụ linh hoạt: Cung cấp các gói dịch vụ linh hoạt cho phép
học viên lựa chọn các khóa học cá nhân hoặc nhóm, lịch học linh hoạt và các
tài liệu học phù hợp với nhu cầu cụ thể của họ.

Triển khai chương trình bán hàng:

 Chương trình khuyến mãi và ưu đãi: Trung tâm sẽ có những đợt tổ chức các
chương trình khuyến mãi và ưu đãi cho các học viên. Ví dụ trong mua thấp
điểm sẽ mở những lớp đăng kí trước với mức học phí được giảm 5%.

 Chương trình chăm sóc và dịch vụ sau bán: Đây là phần quan trọng nhất
trong chương trình bán hàng của trung tâm. Điều này có thể đảm bảo cho
khách hàng có thể nhận được những dịch vụ hỗ trợ và chăm sóc trong thời
gian học và sau khi học. Dịch vụ sau bán bao gồm các hỗ trợ tự vấn và giải
đáp thắc mắc của học viên.

 Chính sách đổi trả và hoàn tiền: Chính sách đổi trả và hoàn tiền là một yếu tố
quan trọng để xây dựng lòng tin và sự hài lòng của khách hàng. Điều này cho
phép khách hàng đổi trả hoặc hoàn tiền sản phẩm nếu khóa học không đáp
ứng được nhu cầu hoặc không đạt được sự mong đợi. Chính sách này tạo
điều kiện cho khách hàng yên tâm mua sắm và có sự bảo đảm về quyền lợi
của mình.

41
CHƯƠNG 5
KẾ HOẠCH NHÂN SỰ

5.1. MỤC TIÊU TUYỂN DỤNG

 Xây dựng một đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp và nhiệt tình.

 Tìm kiếm và tuyển dụng những chuyên gia tiếp thị và quảng cáo để thu hút học
viên mới. Ưu tiên những ứng viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực tiếp thị online
và offline, có khả năng phát triển chiến lược tiếp thị hiệu quả.

 Đảm bảo sự ổn định và hiệu suất cao của hệ thống công nghệ thông tin để hỗ trợ
quá trình học của học viên.

5.2. MÔ HÌNH TỔ CHỨC

Hình 5.10: Mô hình tổ chức của công ty Wyzom


5.3. ĐỘI NGŨ QUẢN LÝ

Giám đốc

- Đảm nhiệm trách nhiệm quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động của công ty.
Đưa ra quyết định về các vấn đề liên quan đến hoạt động công ty và chịu trách
nhiệm pháp lý đối với các quyết định cá nhân.
- Lập kế hoạch và chương trình hoạt động của công ty, đề xuất cho cấp có thẩm
quyền phê duyệt. Thiết lập quy định về nội quy và chế độ làm việc trong công
ty.

42
- Ký kết các hợp đồng liên quan đến dịch vụ, tư vấn, môi giới, hoặc ủy thác trong
lĩnh vực giao dịch khóa học tiếng Anh.

Quản lý bán hàng

Thực hiện nhiệm vụ quản lý hoạt động bán hàng, đảm bảo đạt chất lượng theo
đúng yêu cầu và chiến lược của công ty. Đồng thời, tổ chức và hợp tác cùng các đơn
vị khác để quản lý nhân sự, đào tạo và cập nhật kiến thức cho nhân viên. Tuân thủ và
thực hiện các chủ trương, quy định, và chỉ thị của giám đốc. Nghiên cứu, soạn thảo và
duyệt các kế hoạch bán hàng, đồng thời xây dựng cơ cấu tổ chức phù hợp cho công
ty.

Quản lý Marketing

Có trách nhiệm quản lý hoạt động Marketing và thực hiện nghĩa vụ giám sát,
điều chỉnh các chiến dịch Marketing của công ty. Lên kế quảng bá sản phẩm/dịch vụ,
xây dựng mối quan hệ khách hàng, phân tích thị trường và đối thủ cạnh tranh, cũng
như cung cấp thông tin đáng tin cậy về xu hướng của thị trường khóa học tiếng Anh
ngày nay.

5.4. CHÍNH SÁCH NHÂN SỰ

Nhân sự công ty qua từng thời kỳ

Kế hoạch nhân sự của công ty Wyzom trong 5 năm

BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN BÁN HÀNG

Số lượng: 2 nhân viên.

…Ngày…tháng…năm…

Người thiết lập Người kiểm soát Người phê duyệt

(ký tên) (ký tên) (ký tên)


Họ tên: Họ tên: Họ tên:
Chức vụ: Chức vụ: Chức vụ:

43
Chức danh công việc: Phòng: Mã số công việc:
Khối: Bộ phận:

Địa điểm làm việc: tại công ty Wyzom

Mô tả công việc

ST Mô tả
T

Ghi nhận và phản hồi các cuộc gọi hoặc tin nhắn đến từ nhiều kênh khác
1
nhau (đường dây nóng, tin nhắn Facebook, trang web công ty…).

Chủ động tìm kiếm khách hàng mới thông qua chiến dịch truyền thông,
2
chương trình giới thiệu khách hàng, và từ những nền tảng trực tuyến khác.

3 Xây dựng và hỗ trợ toàn bộ quy trình đăng ký khóa học của học viên.

Tư vấn học viên đăng ký khóa học, hỗ trợ chăm sóc học viên, liên hệ với
4
phụ huynh trong và sau thời gian tham gia khóa học.

Phối hợp với team Marketing để xác định insight khách hàng, hỗ trợ thông
5
tin cho team Marketing trong các chiến dịch truyền thông.

Tham gia các buổi họp dự án theo tuần, họp nhóm và họp 1-1 với quản lý bộ
6
phận.

Yêu cầu ứng viên

ST Mô tả
T

Có ít nhất 01 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bán hàng, ứng viên đã từng
1
làm việc trong ngành giáo dục là một lợi thế.

2 Tốt nghiệp Đại học trở lên, chấp nhận các bạn sinh viên năm cuối đang tìm

44
kiếm công việc và có mong muốn cống hiến cho startup.

Có kinh nghiệm sale, telesale, chăm sóc khách hàng ở các mảng dịch vụ, bán
3
lẻ, giáo dục, ...

4 Có kiến thức về các khoá học như IELTS, Toeic, Toefl... là 1 lợi thế.

Hoạt ngôn, có khả năng đàm phán – thuyết phục tốt, chịu được áp lực công
5
việc cao. Chăm chỉ, luôn có mục tiêu công việc cụ thể để phấn đấu.

6 Đam mê kinh doanh và có trách nhiệm với công việc.

7 Kỹ năng văn phòng: thành thạo Word, Excel, tin học văn phòng.

8 Kỹ năng tiếng Anh: giao tiếp cơ bản.

Quyền lợi

ST Nội dung
T

Thu nhập thực tế từ không giới hạn, cụ thể lương cơ bản: 3.000.0000 + hoa
1
hồng (cho vị trí full time).

2 Thưởng team, thưởng tháng, thưởng quý, thưởng năm.

3 Có lộ trình tăng tiến chi tiết.

Môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp, khuyến khích tư duy mở và
4
sáng tạo

5 Được đào tạo bài bản nghiệp vụ Sale và Chăm sóc khách hàng

6 Party sinh nhật, thưởng Lễ, Tết đầy đủ

7 Lương tháng 13 + thưởng tích lũy năm

8 Được đóng BHXH, BHYT theo Luật lao động quy định.

45
Quyền hạn

ST Nội dung
T

Được truy cập vào tài liệu bán hàng của công ty cho mục đích kinh
1
doanh.

2 Đề xuất, tham mưu, nêu ý kiến về các hoạt động liên quan đến hàng hóa.

3 Đề xuất các phương án nhằm tăng khả năng bán hàng của công ty.

Điều kiện làm việc

STT Nội dung

1 Thời gian làm việc: Từ 8h30 đến 17h30.

Thời gian nghỉ ngơi: Nhân viên được nghỉ 2 ngày cuối tuần và các dịp
2
lễ lớn trong năm.

3 Địa điểm làm việc: Tại văn phòng công ty.

4 An toàn lao động: Đảm bảo an toàn cho nhân viên.

Vệ sinh lao động: Môi trường làm việc sạch sẽ, hợp vệ sinh, đảm bảo
5
sức khỏe cho nhân viên.

Bảo hiểm xã hội: Nhân viên được đóng đầy đủ các khoản bảo hiểm dựa
6
trên phần trích từ lương.

Tạo môi trường làm việc lý tưởng không chỉ giúp doanh nghiệp tăng
7 hiệu suất mà còn tạo sự hài lòng và gắn kết của nhân viên 12. Điều này
đóng góp quan trọng đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

46
47
BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN MARKETING

Số lượng: 1 nhân viên.

…Ngày…tháng…năm…

Người thiết lập Người kiểm soát Người phê duyệt

(ký tên) (ký tên) (ký tên)


Họ tên: Họ tên: Họ tên:
Chức vụ: Chức vụ: Chức vụ:

Chức danh công việc: Phòng: Mã số công việc:


Khối: Bộ phận:

Địa điểm làm việc: tại công ty Wyzom

Mô tả công việc

STT Nội dung

Chịu trách nhiệm quản lí vận hành, quảng cáo trên kênh social media,
1
theo dõi hiệu quả trên các kênh social media.

2 Đề xuất phương án thực thi chiến dịch Marketing và ngân sách/tháng.

Lên kế hoạch, thảo luận và vận hành các chương trình khuyến mãi,
3
branding, ấn phẩm, marketing online, offline, ...

4 Đánh giá tối ưu quảng cáo theo xu hướng thị trường hằng ngày.

5 Báo cáo kế hoạch cho quản lý.

Yêu cầu ứng viên

STT Nội dung

1 Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Marketing, Kinh tế hoặc các lĩnh vực

48
liên quan.

2 Kinh nghiệm 1 năm trở lên trong mảng Agency/Retail về quảng cáo.

3 Chịu áp lực được công việc.

Yêu thích, đam mê và có kinh nghiệm trong lĩnh vực Marketing


4
(branding, digital performance, social media).

5 Sáng tạo, có tư duy giải quyết vấn đề.

Teamwork tốt, giao tiếp tự tin, không ngại học hỏi và có tinh thần nhiệt
6
huyết trong công việc.

Quyền lợi

STT Nội dung

1 Mức lương: 8.000.000 - 12.000.000 VND (thỏa thuận theo năng lực).

2 Có lộ trình tăng tiến chi tiết.

Môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp, khuyến khích tư duy
3
mở và sáng tạo.

4 Được đào tạo bài bản nghiệp vụ Sale và Chăm sóc khách hàng.

5 Party sinh nhật, thưởng Lễ, Tết đầy đủ.

6 Lương tháng 13 + thưởng tích lũy năm.

7 Được đóng BHXH, BHYT theo Luật lao động quy định.

Quyền hạn

STT Nội dung

1 Nhân viên được độc lập về chuyên môn và nghiệp vụ Marketing.

49
Đề xuất các phương án Marketing cải tiến để thực hiện tốt các chiến
2
dịch của doanh nghiệp.

Được truy cập vào tài liệu giới thiệu về doanh nghiệp, sản phẩm và
3
dịch vụ.

4 Được tổ chức khảo sát và phỏng vấn trải nghiệm của khách hàng.

Được quay, chụp văn phòng của doanh nghiệp để thực hiện các chiến
5
dịch, dự án cụ thể.

6 Sử dụng ngân sách đã phê duyệt trong các chiến dịch truyền thông.

Điều kiện làm việc

STT Nội dung

1 Thời gian làm việc: Từ 8h30 đến 17h30.

Thời gian nghỉ ngơi: Nhân viên được nghỉ 2 ngày cuối tuần và các dịp
2
lễ lớn trong năm.

3 Địa điểm làm việc: Tại văn phòng công ty.

4 An toàn lao động: Đảm bảo an toàn cho nhân viên.

Vệ sinh lao động: Môi trường làm việc sạch sẽ, hợp vệ sinh, đảm bảo
5
sức khỏe cho nhân viên.

Bảo hiểm xã hội: Nhân viên được đóng đầy đủ các khoản bảo hiểm dựa
6
trên phần trích từ lương.

Tạo môi trường làm việc lý tưởng không chỉ giúp doanh nghiệp tăng
7 hiệu suất mà còn tạo sự hài lòng và gắn kết của nhân viên 12. Điều này
đóng góp quan trọng đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

50
51
BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN KẾ TOÁN

Số lượng: 1 nhân viên.

…Ngày…tháng…năm…

Người thiết lập Người kiểm soát Người phê duyệt

(ký tên) (ký tên) (ký tên)


Họ tên: Họ tên: Họ tên:
Chức vụ: Chức vụ: Chức vụ:

Chức danh công việc: Phòng: Mã số công việc:


Khối: Bộ phận:

Địa điểm làm việc: tại công ty Wyzom

Mô tả công việc

STT Nội dung

Kiểm tra thông tin thanh toán, đơn hàng của khách hàng bán lẻ tại cửa
1
hàng.

2 Đối soát hóa đơn thanh toán chuyển khoản, quẹt thẻ với sao kê.

3 Thực hiện các công việc liên quan đến thuế, bảo hiểm xã hội.

4 Yêu cầu ứng viên

Tốt nghiệp Cao đẳng trở lên, chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán (Chỉ
5
tuyển ứng viên nữ).

Ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm 6 tháng - 12 tháng tại vị trí tương
6
đương.

7 Sử dụng máy vi tính thành thạo (đặc biệt, thành thạo sử dụng Excel).

52
Khả năng làm việc độc lập, làm việc nhóm, trách nhiệm, trung thực, cầu
8
tiến, tinh thần ham học hỏi.

Quyền lợi

ST
Nội dung
T

1 Lương từ 6 - 8 triệu (thỏa thuận theo năng lực).

2 Có lộ trình tăng tiến chi tiết.

Môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp, khuyến khích tư duy mở và
3
sáng tạo.

4 Được đào tạo bài bản nghiệp vụ Sale và Chăm sóc khách hàng.

5 Party sinh nhật, thưởng Lễ, Tết đầy đủ.

6 Lương tháng 13 + thưởng tích lũy năm.

7 Được đóng BHXH, BHYT theo Luật lao động quy định.

Quyền hạn

STT Nội dung

1 Có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.

Tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán, thực hiện các công việc
2 được phân công và chịu trách nhiệm về chuyên môn nghiệp vụ của
mình.

Tổ chức công tác và tổ chức bộ máy kế toán, thống kê gọn nhẹ, phù hợp
3
với quy mô.

4 Tổ chức thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin chính

53
xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ tình hình tài sản, vật tư, tiền vốn trong
quá trình hoạt động của công ty

5 Tổ chức kiểm tra kế toán trong nội bộ đơn vị

Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, xây dựng đội ngũ cán
6
bộ nhân viên kế toán đơn vị.

Tổ chức phân tích hoạt động kinh tế tài chính, phát hiện những lãng phí
7
báo cáo để xử lý kịp thời.

Điều kiện làm việc

ST
Nội dung
T

1 Thời gian làm việc: Từ 8h30 đến 17h30.

Thời gian nghỉ ngơi: Nhân viên được nghỉ 2 ngày cuối tuần và các dịp lễ lớn
2
trong năm.

3 Địa điểm làm việc: Tại văn phòng công ty.

4 An toàn lao động: Đảm bảo an toàn cho nhân viên.

Vệ sinh lao động: Môi trường làm việc sạch sẽ, hợp vệ sinh, đảm bảo sức
5
khỏe cho nhân viên.

Bảo hiểm xã hội: Nhân viên được đóng đầy đủ các khoản bảo hiểm dựa trên
6
phần trích từ lương.

Tạo môi trường làm việc lý tưởng không chỉ giúp doanh nghiệp tăng hiệu
7 suất mà còn tạo sự hài lòng và gắn kết của nhân viên 12. Điều này đóng góp
quan trọng đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO

54
- Đào tạo nhân viên về kiến thức: Tổ chức các buổi phổ cập kiến thức về sản
phẩm và và thị trường bán khóa học tiếng Anh trong nước.
- Đào tạo nhân viên về phẩm chất: Mở lớp giảng dạy nhân viên xây dựng những
đức tính tốt và khả năng lan tỏa năng lượng tích cực đến với khách hàng.
- Đào tạo nhân viên về kỹ năng nghiệp vụ cần thiết: Kỹ năng tìm kiếm khách
hàng, Kỹ năng tư vấn, bán hàng, Cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ, giọng
nói…phù hợp với từng khách hàng, từng hoàn cảnh, Đào tạo kỹ năng xử lý
vấn đề, Đào tạo kỹ năng chăm sóc khách hàng, Kỹ năng sử dụng các công cụ
phục vụ nhân viên kinh doanh.
- Đào tạo nhân viên kỹ năng sử dụng phần mềm.

CHÍNH SÁCH KHEN THƯỞNG

Tiền thưởng là khoản tiền công ty cấp thêm cho nhân viên để khuyến khích họ
làm việc nâng suất và hoàn thành tốt công việc.

Đơn vị: đồng

ST Đối tượng Khoản hưởng


T

1 Lương tháng 13. Bằng 1 tháng lương nhân viên.

2 Chốt sales khóa học trên 100 triệu. 10,000,000.

Ngoài ra, công ty còn khen thưởng đối với các cá nhân xuất sắc nhất tháng, năm…

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NHÂN SỰ

Sau 5 năm hoạt động công ty sẽ mở rộng quy mô nhân sự, tổ chức tuyển dụng
thêm nhiều nhân viên của các bộ phận. Tổ chức mở rộng thêm nhiều phòng ban để tối
ưu hóa quá trình hoạt động kinh doanh của công ty.

55
5.5. PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO VÀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA
CÔNG TY WYZOM

5.5.1. Phong cách lãnh đạo

- Động viên và truyền cảm hứng: Ban lãnh đạo tại Wyzom có khả năng động
viên và truyền cảm hứng cho nhân viên, tạo ra một môi trường làm việc tích
cực, nơi mà mọi người cảm thấy được động viên và khích lệ.
- Minh bạch và trung thực: Ban lãnh đạo tại Wyzom luôn giữ một cách tiếp cận
minh bạch và trung thực với nhân viên, luôn giữ tinh thần học hỏi để nhân
viên cảm thấy thoải mái trong việc chia sẻ ý kiến, lo ngại và ý tưởng của họ.
- Tinh thần đổi mới: Khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới trong mọi lĩnh vực
của công ty.

5.5.2. Văn hóa doanh nghiệp

- Tôn trọng và hỗ trợ: Xây dựng một văn hóa tôn trọng và hỗ trợ, nơi mà mỗi
nhân viên đều được coi trọng và được đặt vào vị trí phát triển.
- Hợp tác và đoàn kết: Khuyến khích sự hợp tác và đoàn kết giữa các nhân viên.
Điều này có thể thúc đẩy sự hiệu quả và tạo ra một môi trường làm việc tích
cực.
- Phát triển cá nhân: Đầu tư vào việc phát triển kỹ năng cá nhân và chuyên môn
của nhân viên. Điều này không chỉ giúp nhân viên cải thiện hiệu suất làm việc
mà còn thúc đẩy sự hài lòng và cam kết đối với Wyzom.

56
CHƯƠNG 6
KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH

6.1. DỰ TRÙ KINH PHÍ ĐẦU TƯ

Bảng 6.4: Dự trù kinh phí đầu tư cho dự án


Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Tổng số

1. Tổng
vốn cần
Vốn cố 432.680.000 541.880.000 601.960.000 826.720.000 905.320.000 3.308.560.000
định
Vốn lưu 220.657.500 295.380.000 427.295.000 471.820.000 642.980.000 2.058.132.500
động
2. Nguồn 1.000.000.00 907.950.000 813.610.000 835.588.300 1.046.514.100
vốn 0
Vốn chủ 700.000.000
sở hữu
Vốn vay 300.000.000

Tiến trình
sử dụng Lương nhân
vốn vay 332.337.500 viên năm 1

6.2. CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG

Bảng 6.5: Dự kiến chi phí hoạt động của dự án


STT Hạng mục chi phí Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
1 Giá vốn hàng bán
1.1 Giá trị hàng hóa/dịch
vụ mua vào để bán 0 0 0 0 0
1.2 Nguyên vật liệu trực
tiếp phục vụ công
việc 70.000.000 25.000.000 15.000.000 20.000.000 10.000.000
1.3 Nhân công trực tiếp 0 0 0 0 0
Chi phí sản xuất
1.4 chung 0 0 0 0 0
Tổng 70.000.000 25.000.000 15.000.000 20.000.000 10.000.000
2 Chi phí bán hàng
Lương nhân viên bán
2.1 hàng 101.937.500 147.300.000 247.375.000 271.900.000 388.100.000
Các khoản trích theo
lương (BHXH +
BHYT + BHTN +
2.2 KPCĐ) 18.720.000 28.080.000 49.920.000 49.920.000 74.880.000
2.3 Chi phí bán hàng: 100.000.000 120.000.000 130.000.000 150.000.000 180.000.000

57
chi phí marketing, đi
công tác, tổ chức sự
kiện, khuyến mại,
tiếp khách hàng, ….
Tổng 220.657.500 295.380.000 427.295.000 471.820.000 642.980.000
Chi phí quản lý
3 doanh nghiệp
3.1 Lương nhân viên 168.000.000 288.000.000 336.000.000 492.000.000 552.000.000
Các khoản trích theo
lương (BHXH +
BHYT + BHTN +
3.2 KPCĐ) 43.680.000 74.880.000 87.360.000 127.920.000 143.520.000
Chi phí thuê văn
3.3 phòng 60.000.000 60.000.000 60.000.000 70.000.000 70.000.000
3.4 Chi phí nhà xưởng 0 0 0 0 0
3.5 Chi phí khấu hao 8.000.000 10.000.000 10.000.000 12.000.000 12.000.000
Chi phí điện thoại,
điện, nước, văn
3.6 phòng phẩm, … 18.000.000 18.000.000 21.600.000 22.800.000 22.800.000
Chi phí bảo trì bảo
3.7 dưỡng 5.000.000 6.000.000 8.000.000 8.000.000 8.000.000
Các chi phí quản lý
3.8 khác 10.000.000 10.000.000 12.000.000 12.000.000 12.000.000
Tổng 312.680.000 466.880.000 534.960.000 744.720.000 820.320.000
4 Chi phí tài chính 19.500.000 19.500.000 21.000.000 21.000.000 319.500.000
Chi phí dự phòng
5 rủi ro 30.000.000 30.000.000 30.000.000 40.000.000 50.000.000
6 Thuế 0 0 2.041.700 19.594.200 6.174.400
7 Chi phí khác 20.000.000 20.000.000 22.000.000 22.000.000 25.000.000
1.052.296.70 1.873.974.40
Tổng chi phí 672.837.500 856.760.000 0 1.339.134.200 0

58
6.3. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Bảng 6.6: Kết quả hoạt động kinh doanh dự kiến


STT Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
Doanh thu bán hàng 1.107.500.00 2.002.000.00
1
và cung cấp dịch vụ 598.750.000 786.000.000 0 1.598.000.000 0
Các khoản giảm trừ
2
doanh thu 17.962.500 23.580.000 33.225.000 47.940.000 60.060.000
Doanh thu thuần về
bán hàng và cung
3
cấp dịch vụ 1.074.275.00 1.941.940.00
(3) = (1)-(2) 580.787.500 762.420.000 0 1.550.060.000 0
4 Giá vốn hàng bán 70.000.000 25.000.000 15.000.000 20.000.000 10.000.000
Lợi nhuận gộp về
5 bán hàng và cung 1.059.275.00 1.931.940.00
cấp dịch vụ 510.787.500 737.420.000 0 1.530.060.000 0
6 Doanh thu tài chính 0 0 0 0 0
7 Chi phí tài chính 19.500.000 19.500.000 21.000.000 21.000.000 321.000.000
Trong đó: Chi phí lãi
-
vay 0 0 0 0 0
8 Chi phí bán hàng 220.657.500 295.380.000 427.295.000 471.820.000 642.980.000
Chi phí quản lý
9
doanh nghiệp 312.680.000 466.880.000 534.960.000 744.720.000 820.320.000
Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh
10
doanh (10) =
(5)+(6)-(7)-(8)-(9) -42.050.000 -44.340.000 76.020.000 292.520.000 147.640.000
11 Thu nhập khác 0 0 0 0 0
12 Chi phí khác 50.000.000 50.000.000 52.000.000 62.000.000 75.000.000
Lợi nhuận khác
13
(13) = (11) - (12) -50.000.000 -50.000.000 -52.000.000 -62.000.000 -75.000.000
Tổng lợi nhuận kế
14 toán trước thuế
(14) = (10) + (13) -92.050.000 -94.340.000 24.020.000 230.520.000 72.640.000
Chi phí thuế TNDN
15
hiện hành 0 0 2.041.700 19.594.200 6.174.400
Lợi nhuận sau thuế
16 TNDN
(16) = (14) - (15) -92.050.000 -94.340.000 21.978.300 210.925.800 66.465.600

59
6.4. LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ

Bảng 6.7: Bảng lưu chuyển tiền tệ dự kiến


Đơn vị tính: Đồng
M
ã Thuyế
Chỉ tiêu số t minh Năm 2025 Năm 2026 Năm 2027 Năm 2028 Năm 2029
1 2 3 4 5 6 7 8
I. Lưu
chuyển tiền
từ hoạt động
kinh doanh
1. Tiền thu từ
bán hàng,
cung cấp dịch
vụ và doanh 1.865.000.00 2.400.000.00 3.370.000.00 4.800.000.00
thu khác 1 0 0 0 0 6.000.000.000
2. Tiền chi trả
cho người
cung cấp
hoàng hóa, 1.266.250.00 1.614.000.00 1.614.000.00 2.262.500.00
dịch vụ 2 0 0 0 0 3.998.000.000
3. Tiền chi trả
cho người lao
động 3 332.337.500 538.260.000 720.655.000 941.740.000 1.158.500.000
4. Tiền lãi vay
đã trả 4 19.500.000 19.500.000 21.000.000 21.000.000 19.500.000
5. Thuế thu
nhập doanh
nghiệp đã nộp 5 0 0 2.041.700 19.594.200 6.174.400
6. Tiền thu
khác từ hoạt
động kinh
doanh 6 0 0 0 0 0
7. Tiền chi
khác cho hoạt
động kinh
doanh 7 160.000.000 180.000.000 194.000.000 224.000.000 267.000.000
Lưu chuyển
tiền thuần từ
hoạt động 3.643.087.50 4.751.760.00 5.921.696.70 8.268.834.20 11.449.174.40
kinh doanh 20 0 0 0 0 0
II. Lưu
chuyển tiền
từ hoạt động
đầu tư
1. Tiền chi để
mua sắm, xây
dựng TSCĐ,
BĐSĐT và
các tài sản dài
hạn khác 21 161.000.000 119.000.000 114.600.000 132.800.000 122.800.000
2. Tiền thu 22 0 0 0 0 0

60
thanh lý,
nhượng bán
TSCĐ,
BĐSĐT và
các tài sản dài
hạn khác
3. Tiền chi
cho vay, đầu
tư góp vốn
vào đơn vị
khác 23 0 0 0 0 0
4. Tiền thu hồi
cho vay, đầu
tư góp vốn
vào đơn vị
khác 24 0 0 0 0 0
5. Tiền thu lãi
cho vay, cổ
tức và lợi
nhuận được
chia 25 0 0 0 0 0
Lưu chuyển
tiền thuần từ
hoạt động
đầu tư 30 161.000.000 119.000.000 114.600.000 132.800.000 122.800.000
III. Lưu
chuyển tiền
từ hoạt động
tài chính 0 0 0 0 0
1. Tiền thu từ
phát hành cổ
phiếu, nhận
vốn góp của
chủ sở hữu 31 0 0 0 0 0
2. Tiền trả lại
vốn góp cho
các chủ sở
hữu, mua lại
cổ phiếu của
doanh nghiệp
đã phát hành 32 0 0 0 0 0
3. Tiền thu từ
đi vay 33 0 0 0 0 0
4. Tiền trả nợ
gốc vay và nợ
thuê tài chính 34 0 0 0 0 300.000.000
5. Cổ tức, lợi
nhuận đã trả
cho chủ sở
hữu 35 0 0 0 0 0
Lưu chuyển
tiền thuần từ
hoạt động tài
chính 40 0 0 0 0 300.000.000
Lưu chuyển 50 3.804.087.50 4.870.760.00 6.036.296.70 8.401.634.20 11.871.974.40
tiền thuần 0 0 0 0 0

61
trong kỳ
(50=20+30+4
0)
Tiền và
tương
đương tiền 1.000.000.00
đầu kỳ 60 0 907.950.000 813.610.000 835.588.300 1.046.514.100
Ảnh hưởng
của thay đổi
tỷ giá hối đoái
quy đổi ngoại
tệ 61 0 0 0 0 0
Tiền và
tương
đương tiền
cuối kỳ ( 70 = 4.804.087.50 5.778.710.00 6.849.906.70 9.237.222.50 12.918.488.50
50+60+61) 70 0 0 0 0 0

6.5. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Bảng 6.8: Bảng cân đối kế toán dự kiến


TÀI SẢN Mã số Thuyết minh Số đầu năm
1 2 3 4
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN (100 = 110 + 120 + 130 + 140 +
150) 100 1.598.750.000
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 1.000.000.000
1. Tiền 111 V.01 0
2. Các khoản tương đương tiền 112 0
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 V.02 0
1. Đầu tư ngắn hạn 121 0
2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) 129 0
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 598.750.000
1. Phải thu khách hàng 131 1.865.000.000
2. Trả trước cho người bán 132 1.266.250.000
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 0 0
4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 134 0
5. Các khoản phải thu khác 135 V.03 0
6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) 139 0
IV. Hàng tồn kho 140 0
1. Hàng tồn kho 141 V.04 0
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 0
V. Tài sản ngắn hạn khác 150 0
1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 0
2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 0
3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 154 V.05 0
4. Tài sản ngắn hạn khác 158 0
B. TÀI SẢN DÀI HẠN (200 = 210 + 220 + 240 + 250 + 260) 200 62.000.000
I. Các khoản phải thu dài hạn 210 0

62
1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211 0
2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 212 0
3. Phải thu dài hạn nội bộ 213 V.06 0
4. Phải thu dài hạn khác 218 V.07 0
5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) 219 0
II. Tài sản cố định 220 62.000.000
1. Tài sản cố định hữu hình 221 V.08 62.000.000
- Nguyên giá 222 70.000.000
- Giá trị hao mòn lũy kế (*) 223 8000000
2. Tài sản cố định thuê tài chính 224 V.09 0
- Nguyên giá 225 0
- Giá trị hao mòn lũy kế (*) 226 0
3. Tài sản cố định vô hình 227 V.10 0
- Nguyên giá 228 0
- Giá trị hao mòn lũy kế (*) 229 0
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 V.11 0
III. Bất động sản đầu tư 240 V.12 0
- Nguyên giá 241 0
- Giá trị hao mòn lũy kế (*) 242 0
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 0
1. Đầu tư vào công ty con 251 0
2. Đầu tư vào công tư liên kết, liên doanh 252 0
3. Đầu tư dài hạn khác 258 V.13 0
4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (*) 259 0
V. Tài sản dài hạn khác 260 0
1. Chi phí trả trước dài hạn 261 V.14 0
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 V.21 0
3. Tài sản dài hạn khác 268 0
TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270 = 100 + 200) 270 1.660.750.000
NGUỒN VỐN Mã số Thuyết minh Số đầu năm
1 2 3 4
A. NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310 + 330) 300 124.675.000
I. Nợ ngắn hạn 310 424.675.000
1. Vay và nợ ngắn hạn 311 V.15 0
2. Phải trả người bán 312 0
3. Người mua trả tiền trước 313 0
4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 V.16 0
5. Phải trả người lao động 315 332.337.500
6. Chi phí phải trả 316 V.17 0
7. Phải trả nội bộ 317 0
8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 318 0
9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 319 V.18 0
10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 320 0
11. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 323 92.337.500

63
II. Nợ dài hạn 330 -300.000.000
1. Phải trả dài hạn người bán 331 0
2. Phải trả dài hạn nội bộ 332 V.19 0
3. Phải trả dài hạn khác 333 0
4. Vay và nợ dài hạn 334 V.20 300.000.000
5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 335 V.21 0
6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 0
7. Dự phòng phải trả dài hạn 337 0
8. Doanh thu chưa thực hiện 338 0
9. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ 339 0
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 = 410 + 430) 400 700.000.000
I. Vốn chủ sở hữu 410 V.22 700.000.000
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 700.000.000
2. Thặng dư vốn cổ phần 412 0
3. Vốn khác của chủ sở hữu 413 0
4. Cổ phiếu quỹ (*) 414 0
5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 415 0
6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416 0
7. Quỹ đầu tư phát triển 417 0
8. Quỹ dự phòng tài chính 418 0
9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 419 0
10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420 0
11. Nguồn vốn đầu tư XDCB 421 0
12. Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp 422 0
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 0
1. Nguồn kinh phí 431 V.23 0
2. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 432 0
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440 = 300 + 400) 440 824.675.000

6.6. CHỈ SỐ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Bảng 6.9: Chỉ số hoạt động kinh doanh dự kiến


Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
Đầu tư TSCĐ
70.000.000
(VCĐ)
Đầu tư TSNH
930.000.000
(VLĐ)
Doanh thu 598.750.000 786.000.000 1.107.500.000 1.598.000.000 2.002.000.000
Tổng chi phí 672.837.500 856.760.000 1.052.296.700 1.339.134.200 1.873.974.400
Biến phí 120.657.500 175.380.000 297.295.000 321.820.000 462.980.000
Định phí 544.180.000 671.380.000 745.001.700 1.005.314.200 1.398.994.400
Chi phí khấu
8.000.000 10.000.000 10.000.000 12.000.000 12.000.000
hao TSCĐ
EBIT -74.087.500 -70.760.000 55.203.300 258.865.800 128.025.600

64
EAT -92.050.000 -94.340.000 21.978.300 210.925.800 66.465.600
Dòng tiền dự -
-84.340.000 31.978.300 222.925.800 78.465.600
án (CF) 1.084.050.000

PV cf -985.500.000 -69.702.479 24.025.770 152.261.321 48.720.964


NPV -844.694.424
IRR
0,19 = 19%
(tính tay)
ROA -0,09 -0,09 0,02 0,21 0,07
ROE -0,13 -0,13 0,03 0,30 0,09
6.7.

65
KẾT LUẬN

Bài luận này đề xuất mô hình kinh doanh cho việc bán khóa du học tiếng Anh
tại Philippines. Mô hình này có tính ứng dụng cao, với chiến lược rõ ràng cho từng
bước triển khai, từ tìm kiếm khách hàng đến chăm sóc sau bán hàng. Nhờ vậy, mô
hình thể hiện sự thấu hiểu nhu cầu khách hàng và hướng đến tối ưu hóa trải nghiệm
của họ.

Điểm nhấn của mô hình là quy trình bán hàng linh hoạt, hiệu quả, giúp xây
dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Mô hình kinh doanh này tạo sự khác biệt
nhờ chiến lược nhân sự và marketing phù hợp. Wyzom đã xây dựng đội ngũ nhân
viên bán hàng chuyên nghiệp, tận tâm, đồng thời sử dụng hiệu quả các kênh truyền
thông hiện đại và chương trình khuyến mãi linh hoạt. Nhờ vậy, công ty tạo dựng được
môi trường kinh doanh năng động, thu hút, tạo lợi thế cạnh tranh trong thị trường
giáo dục đầy tiềm năng. Tuy nhiên, mô hình này cũng đối mặt với một số thách thức.
Duy trì và phát triển đội ngũ nhân viên chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng của
khách hàng đòi hỏi sự đầu tư lớn về thời gian và nguồn lực. Việc duy trì chiến lược
marketing hiệu quả, liên tục cập nhật xu hướng thị trường cũng là một thách thức
đáng kể.

Kết luận, mô hình kinh doanh này có nhiều ưu điểm như tập trung vào khách
hàng, chiến lược linh hoạt và quản lý nhân sự chuyên nghiệp. Tuy nhiên, để đạt được
thành công bền vững, Wyzom cần liên tục cập nhật, phát triển mô hình để đáp ứng sự
thay đổi của thị trường và nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.

66
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Hạnh, T. T. (2022). Hoạch định chiến lược kinh doanh lĩnh vực xây dựng tại Công ty
Cổ phần Sản xuất Thương mại Thiết kế Bình Minh năm 2026. Luận Văn Thạc
sĩ. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

kê, T. c. (2022). Kinh tế Việt Nam 2020. Được truy lục từ https://www.gso.gov.vn/du-
lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/12/bao-cao-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-quy-iv-va-
nam 2021/#:~:text=T%C3%ADnh%20chung%20n%C4%83m%202021%2C
%20kim,%2C%20t%C4%83ng%2029%2C1%25.

Thành phố Hồ Chí Minh. (2011). Được truy lục từ https://hochiminhcity.gov.vn/dieu-
kien-tu-nhien

You might also like