You are on page 1of 41

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TIỂU LUẬN

KẾT THÚC HỌC PHẦN: GIAO TIẾP TRONG KINH


DOANH

Lớp học phần: 2321101068206

Giảng viên giảng dạy: TS. Trần Nhân Phúc

ĐỀ TÀI: GIAO TIẾP NỘI BỘ DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG


TY TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - BIDV

Sinh viên thực hiện:

NGUYỄN THỊ MINH THƯ MSSV: 2121007158

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 8 năm 2023


BÀI TIỂU LUẬN

KẾT THÚC HỌC PHẦN: GIAO TIẾP TRONG KINH


DOANH

Lớp học phần: 2321101068206

Giảng viên giảng dạy: TS. Trần Nhân Phúc

ĐỀ TÀI: GIAO TIẾP NỘI BỘ DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG


TY TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - BIDV

Sinh viên thực hiện:

NGUYỄN THỊ MINH THƯ MSSV: 2121007158


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1: Đồng phục tại Ngân hàng BIDV..........................................................................

Hình 2: Kiến trúc đặc trưng tại trụ sở chính của BIDV.....................................................

Hình 3: Kiến trúc đặc trưng tại phòng giao dịch của BIDV..............................................

Hình 4: Kiến trúc đặc trưng tại phòng họp của BIDV.......................................................

Hình 5: Cơ cấu tổ chức bộ máy và điều hành của BIDV..................................................

Hình 6: Sơ đồ hệ thống tổ chức của ngân hàng BIDV......................................................

Hình 7: Sơ đồ thành viên hội đồng quản trị tại BIDV.......................................................

Hình 8: Sơ đồ thành viên ban điều hành tại BIDV............................................................

Hình 9: Sơ đồ thành viên ban kiểm soát BIDV.................................................................


MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.................................................................................

1.1. KHÁI NIỆM GIAO TIẾP NỘI BỘ DOANH NGHIỆP....................................

1.2. ĐẶC ĐIỂM GIAO TIẾP NỘI BỘ......................................................................

1.3. VAI TRÒ GIAO TIẾP NỘI BỘ..........................................................................

1.4. CÁC NGUYÊN TẮC GIAO TIẾP NỘI BỘ DOANH NGHIỆP......................

1.4.1. Giao tiếp với cấp trên......................................................................................

1.4.2. Giao tiếp với cấp dưới.....................................................................................

1.4.3. Giao tiếp với đồng nghiệp...............................................................................

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN


VIỆT NAM – BIDV.........................................................................................................

2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG BIDV..................................

2.1.1. Thông tin chung.............................................................................................

2.1.2. Qúa trình hình thành và phát triển của BIDV................................................

2.1.3. Đồng phục.....................................................................................................

2.1.4. Ấn phẩm nội bộ.............................................................................................

2.1.5. Kiến trúc đặc trưng........................................................................................

2.2. CÁC SẢN PHẨM/DỊCH VỤ TẠI BIDV..........................................................

2.3. GIỚI THIỆU CƠ CẤU TỔ CHỨC..................................................................

2.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy và điều hành của Trụ sở chính.................................

2.3.2. Hệ thống tổ chức của ngân hàng BIDV.........................................................

2.4. TẦM NHÌN VÀ SỨ MỆNH CỦA NGÂN HÀNG BIDV................................

2.4.1. Sứ mệnh.........................................................................................................

2.4.2. Tầm nhìn........................................................................................................

2.4.3. Giá trị cốt lõi..................................................................................................


2.4.4. Triết lý kinh doanh........................................................................................

2.5. CÁC NGUYÊN NHÂN TẮC GIAO TIẾP, CÁC ĐẶC TRƯNG
TRONG GIAO TIẾP TẠI NGÂN HÀNG BIDV.......................................................

2.5.1. Các nguyên tắc giao tiếp tại ngân hàng BIDV..............................................

2.5.2. Các đặc trưng trong giao tiếp tại ngân hàng BIDV.......................................

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH GIAO TIẾP NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG TMCP
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – BIDV.........................................................

3.1. THỰC TRẠNG GIAO TIẾP NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG BIDV.................

3.1.1. Văn hóa ứng xử với cấp trên.........................................................................

3.1.2. Văn hóa ứng xử với cấp dưới........................................................................

3.1.3. Văn hóa ứng xử với đồng nghiệp..................................................................

3.1.4. Văn hóa ứng xử với công việc.......................................................................

3.1.5. Các kênh truyền tải........................................................................................

3.2. SỰ KHÁC BIỆT TRONG CÁC NGUYÊN TẮC GIAO TIẾP TẠI
NGÂN HÀNG BIDV QUA TỪNG GIAI ĐOẠN.......................................................

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN...............................................................................................

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................


NỘI DUNG BÀI TIỂU LUẬN

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT


NAM – BIDV

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH GIAO TIẾP NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU
TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – BIDV

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1. KHÁI NIỆM GIAO TIẾP NỘI BỘ DOANH NGHIỆP


Một doanh nghiệp được cấu thành bởi nhiều bộ phận, phòng ban. Để doanh
nghiệp vận hành và phát triển đòi hỏi phải có sự phối hợp hoạt động giữa các bộ
phận với nhau. Hiệu quả của sự phối hợp hoạt động này phần lớn phụ thuộc vào
hiệu quả của hoạt động giao tiếp giữa các thành viên trong doanh nghiệp. Sự chia
sẻ thông tin giữa các thành viên trong một bộ phận, giữa các bộ phận, phòng ban
với nhau chính là chất keo để kết nối tất cả những mảnh ghép rời rạc của tổ chức
thành một tập thể ổn định, vững chắc.
Hoạt động giao tiếp tiến hành trong phạm vi nội bộ của một tổ chức như:
giao tiếp với cấp trên, giao tiếp với cấp dưới, giao tiếp với đồng nghiệp được gọi là
giao tiếp nội bộ; chỉ sự trao đổi thông tin và ý kiến trong phạm vi của tổ chức đó.
Giao tiếp giữa các thành viên trong một tổ chức là cần thiết để các bộ phận
chức năng hoạt động và phối hợp có hiệu quả

1.2. ĐẶC ĐIỂM GIAO TIẾP NỘI BỘ


Giao tiếp nội bộ có thể theo chiều dọc, chiều ngang hay qua mạng:Trong
giao tiếp theo chiều dọc, thông điệp được truyền lên trên hoặc xuốngdưới theo một
đường được gọi là “chuỗi truyền lệnh”. Báo cáo, kiến nghị, đề xuất thường được
chuyển lên trên; quyết định, thông báo, chính sách, chỉ thị hay hướng dẫn thường
được chuyển xuống dưới.
Dòng thông điệp theo chiều ngang xuất hiện giữa những nhân viên hay đơn
vị ngang hàng khi họ cần chia sẻ dữ liệu hay muốn hợp tác.
Trong giao tiếp qua mạng - ở đây muốn nói đến mạng lưới giao tiếp, thông
tin truyền một cách tự do giữa những người có mối quan hệ chung không vượt quá
vai trò của người hay đơn vị tham gia trong tổ chức. Vai trò hay địa vị của các
thành viên trong tổ chức nhìn chung sẽ có sức ảnh hưởng lớn nhất đến giao tiếp
theo chiều dọcvà ít ảnh hưởng nhất trong giao tiếp qua mạng.

1.3. VAI TRÒ GIAO TIẾP NỘI BỘ


Giao tiếp nội bộ ảnh hưởng đến tính thống nhất và sự ổn định của một tổ
chức.Nhờ có giao tiếp mà mọi thành viên có thể làm việc chung, các bộ phận có thể
phối hợp hoạt động thuận lợi nhằm hoàn thành những mục tiêu chung của doanh
nghiệp.
Giao tiếp nội bộ hiệu quả mang lại lợi ích về phía cá nhân lẫn doanh nghiệp.
 Lợi ích cá nhân:
 Nâng cao hiệu quả công việc
 Tạo tâm lý vui vẻ, hài lòng trong thời gian làm việc
 Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp, từ đó giúp cho việc
tương tác trong công việc trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn.
 Lợi ích công ty:
 Có thông tin đúng, tận dụng được ý tưởng của nhân viên, gia tăng
tính ổn định về nguồn nhân lực
 Giúp cho giao tiếp bên ngoài hiệu quả
 Giao tiếp nội bộ hiệu quả giúp hình thành văn hóa công ty, tạo nên
sứcmạnh nối kết, chia sẻ hỗ trợ trong công việc

1.4. CÁC NGUYÊN TẮC GIAO TIẾP NỘI BỘ DOANH NGHIỆP


1.4.1. Giao tiếp với cấp trên

Giao tiếp với cấp trên hay giao tiếp từ cấp dưới lên thường xuất hiện trong
các tình huống nhân viên phản hồi về việc triển khai và kết quả của các hoạt động
của tổ chức, bao gồm cả việc thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của cấp trên
cũng như ý kiến về các chính sách của tổ chức. Giao tiếp từ cấp dưới lên thường
thấy ở dạng các báo cáo, bản ghi nhớ, hòm thư góp ý, họp nhóm, các đơn đề xuất
hay những lời phản nàn truyền miệng
Nhìn chung giao tiếp với cấp trên được dùng để thực hiện 3 mục tiêu:
 Báo cáo việc thực hiện công việc hay thành tích cá nhân, bộ phận
 Đưa ra các đề xuất, kiến nghị
 Phát huy sự tham gia vào quản lý của người lao động
Thông tin giao tiếp từ cấp dưới chính xác sẽ giúp cho nhà quản trị có được
những thông tin về tình cảm, nhận thức của cấp dưới, giúp họ phát hiện ra những
khả năng cũng như hạn chế của nhân viên và chuẩn bị một luồng giao tiếp từ trên
xuống dưới hiệu quả hơn. Tuy nhiên, thông tin giao tiếp từ cấp dưới lên có thể
không hoàn toàn đáng tin cậy, vì nhìn chung nhân viên thường báo cáo cho cấp trên
những gì họ tin chắc rằng cấp trên muốn nghe chủ không phải toàn bộ sự thật
những gì mà họ cần nói khi họ nhận thấy các nguy cơ ảnh hưởng đến quyền lợi và
công việc của mình.Khi nhận thấy rủi ro từ việc nói lên toàn bộ suy nghĩ của minh
với cấp trên, phản ứng thường thấy của nhân viên là phủ nhận hoặc che giấu những
thông tin mà họ cho là không có lợi.
Giao tiếp từ cấp dưới lên chỉ thật sự đáng tin cậy khi hai bên có sự tin tưởng
lẫn nhau. Khi hai bên tin tưởng nhau ở một mức độ nào đó, thì họ có thể bộc lộ
chính bản thân mình và sẽ không cảm thấy lo sợ khi phải nói lên toàn bộ sự thật.
Chỉ như vậy nhà quản trị mới thật sự hiểu điều gì đang diễn ra trong doanh nghiệp
và trong cả nhận thức của người lao động, từ đó mới có cách thức xử lý phù hợp và
kịp thời. Về phía nhân viên, khi đó họ cũng làm việc với tinh thần tích cực hơn khi
không phải lo lắng hay băn khoăn về việc mình không cung cấp toàn bộ sự thật cho
cấp trên.
Để đảm bảo hiệu quả khi giao tiếp với cấp trên cũng như tránh những sai sót
trong công việc do các yếu tố nhiều trong quá trình giao tiếp với cấp trên, nhân
viêncần chú ý các nguyên tắc sau đây:
Tuân thủ trật tự đẳng cấp: việc tuân thủ thứ tự cấp bậc trong một tổ chức
đảm bảo cho hoạt động của tổ chức được ổn định, tránh sự rối loạn do thông tin
chống chéo và cách giải quyết không nhất quán khi có hành vi vượt cấp của bất kỳ
nhân viên nào. Hơn nữa, khi bạn vượt cấp trong việc báo cáo công việc hay đề xuất
một ý kiến nào đó, hành vi này sẽ được nhà quản trị đánh giá là thiếu tôn trọng quy
định tổ chức, thiếu tôn trọng cấp trên trực tiếp cũng như không biết quy tắc làm
việc nơi công sở. Chỉ trong trường hợp bạn đã báo cáo với người quản lý trực tiếp
nhưng không được giải quyết kịp thời, hoặc người quản lý của bạn vắng mặt thì
việc xin ý kiến người quản lý cao hơn để giải quyết công việc trước mắt được coi là
một hành vi thể hiện tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc.
Phản hồi thường xuyên về việc thực hiện công việc của mình: tâm lý “sợ
sệt” do vị thế khác biệt thưởng khiến nhân viên e ngại việc phản hồi khi được cấp
trên giao việc. Vì thế khi cấp trên giao nhiều việc họ cũng không dám từ chối, dẫn
đến chất lượng công việc không cao hoặc không thể hoàn thành hết các nhiệm vụ
được giao. Ngoài ra, tâm lý sợ bị đánh giá yếu kém khi yêu cầu sự hỗ trợ từ cấp
trên cũng là nguyên nhân làm cho hiệu quả công việc của họ không đạt như mong
đợi của nhà quản lý. Để tránh rơi vào tình trạng trên, khi được cấp trên giao việc,
bạn cần chủ động hỏi những thông tin cụ thể, cần thiết cho việc thực hiện nhiệm
vụ, thời hạn hoàn thành, tiêu chỉ đánh giá kết quả, người hỗ trợ khi cần. Trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ, nếu gặp khó khăn hay cần bất cứ sự hỗ trợ nào từ cấp
quản lý, bạn cần chủ động trao đối để được hướng dẫn xử lý kịp thời. Sự tích cực,
chủ động trong công việc của bạn sẽ để lại ấn tượng tốt trong đánh giá của nhà
quản lý
Tiếp nhận những lời phê bình một cách vô tư: không một nhân viên nào
mong muốn bị cấp trên phê bình, tuy nhiên thực tế là bạn không thể tránh khỏi sai
sót trong suốt quá trình làm việc. Vì thế bạn cần thay đổi thái độ khi tiếp nhận lời
phê bình của cấp trên. Nếu bạn cho rằng cấp trên phê bình vì những hiềm khích cá
nhân thì điều này chỉ làm cho bạn không thể nhận ra sai sót trong công việc để khắc
phục.Ngược lại, nếu bạn xem những lời phê bình đó là cần thiết và giúp cho bạn có
thể hoàn thành công việc tốt hơn thì bạn cần phải cảm ơn cấp trên vì đã giúp cho
bạn nhận thấy những hạn chế của bản thân.
Quý trọng thời gian của cấp trên: cấp trên vừa quản lý, hỗ trợ công việc
không chỉ cho bạn mà còn nhiều nhân viên khác; bên cạnh đó họ phải thực hiện các
nhiệm vụ khác do ban lãnh đạo yêu cầu. Chính vì thể thời gian của họ luôn được
quản lý chặt chẽ. Khi giao tiếp với cấp trên, bạn cần đặt trước một cuộc hẹn, chuẩn
bị nội dung trình bảy ngắn gọn, rõ ràng, cụ thể. Nếu cần có thể gửi trước tài liệu
cho cấp trên xem xét để rút gọn thời gian trao đổi trực tiếp. Ngoài ra, việc tuân thủ
đúng giờ hẹn là điều quan trọng cần lưu ý khi giao tiếp với cấp trên.
Cư xử một cách khéo léo, không nói xấu, không chê bai sau lưng: khi
giao tiếp với cấp trên, bạn cần chú ý đến trạng thái tâm lý của họ để có những cách
ứng xử phù hợp. Nếu họ đang trong trạng thái mệt mỏi, căng thẳng thì việc trình
bày một yêu cầu hay hối thúc phê duyệt một hợp đồng để xuất nào đó là điều không
nên. Nếu nhận thấy yêu cầu hay đánh giá của họ không đúng, bạn cần mạnh dạn
trao đổi và góp ý vì dù là cấp trên thì họ cũng không tránh khỏi những sai sót trong
công việc. Điều này sẽ tốt hơn là việc họ nghe lại từ một người khác những ý kiến
đó của bạn.
Học hỏi những phong cách và kinh nghiệm tốt: đối với nhà quản lý, một
nhân viên bỏ năng lực chưa xuất sắc nhưng có tinh thần cầu tiến thì được đánh giá
tốt hơn là người có năng lực nhưng không chịu khó học hỏi. Có thể trong công tác
chuyên môn, bạn có nhiều kinh nghiệm hơn cấp trên, nhưng bạn có thể học ở họ kỹ
năng phân tích, đánh giá vấn đề bao quát, toàn diện; kỹ năng quản lý thời gian, kỹ
năng giao tiếp giúp cho bạn nhanh chóng thăng tiến trong công việc.
Trong quá trình tương tác với cấp trên, nhân viên cần lưu ý:
 Hiểu ý cấp trên
 Lắng nghe mà không bàn tán, tuyên truyền
 San sẻ nỗi lo với cấp trên
 Mang theo số ghi chép khi trao đổi công việc với cấp trên
 Hỏi lại nếu chưa hiểu rõ lệnh của cấp trên
 Hỏi rõ thời gian hoàn thành công việc
 Kịp thời báo cáo công việc với cấp trên

1.4.2. Giao tiếp với cấp dưới

Đây là hoạt động có thể bị yếu tố quyền hạn quyền lực gây nhiều trong quá
trình giao tiếp. Nhân viên thường có tâm lý e dè, ngại hỏi thêm những vấn đề chưa
rõ khi được cấp trên giao việc làm hiệu quả giao tiếp không được đảm bảo. Kết quả
là công việc không đạt được như cấp trên mong đợi dẫn đến khoảng cách giữa hai
bên ngày càng rộng.Giao tiếp với cấp dưới hay còn gọi là giao tiếp từ cấp trên
xuống cấp dưới là hình thức giao tiếp mà thông tin được truyền từ cấp cao xuống
cấp dưới hơn, ví dụ: phân công trách nhiệm, hướng dẫn công việc, đánh giá của
người quản lý về kết quả làm việc của nhân viên, thông báo kế hoạch của công ty ...
Quá trình giao tiếp với cấp dưới nhằm đạt các mục đích sau đây của nhà
quản trị:
 Kiểm tra việc thực hiện các quyết định
 Đánh giá tiến độ thực hiện công việc của nhân viên trong bộ phận,
kịp thời động viên người lao động
 Đánh giá cấp dưới về phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, khả
năng thăng tiến
 Nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân viên để có biện pháp tác
động, hỗ trợ phù hợp
Để đạt được các mục đích trên, đòi hỏi nhà quản trị cần phải có nghệ thuật
giao tiếp để tạo bầu không khi tâm lý thân tình, cởi mở ở nhân viên như giữ thái độ
đúng mực, lịch thiệp, chủ ý lắng nghe ý kiến nhân viên, không ép buộc nhân viên
bằng uy quyền mà phải thuyết phục họ bằng uy tín thật sự. Vì vậy, khi giao tiếp với
cấp dưới, nhà quản trị cần thực hiện các nguyên tắc sau đây:
Tin tưởng và tín nhiệm nhân tài: Tuyển dụng được người tải đã khó,
nhưng sử dụng và giữ họ còn khó hơn. Để sử dụng người tài, trước hết cần phải tin
tưởng và tín nhiệm họ, có như vậy họ mới làm việc và cống hiến toàn tâm toàn lực
cho doanh nghiệp. Khi được tin tưởng, họ sẽ mạnh dạn đưa ra những đề xuất, ý
tưởng mới và tập trung sức lực để chứng minh cho cấp trên thấy khả năng của họ.
Được cấp trên tin tưởng và tín nhiệm là một động lực mạnh mẽ thúc đẩy người lao
động vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tin tưởng và trao
quyển cho người tài là biện pháp quản lý hiệu quả để đưa doanh nghiệp đến thành
công.
Dùng người đúng dùng việc: nhà quản trị phải xác định đúng khả năng và
tiềm năng của nhân viên đề bố trí công việc phù hợp, có như vậy mới sử dụng hết
giá trị của họ. Nếu một nhân viên có tài nhưng không được trọng dụng mà bố trí
vào công việc thấp hơn khá năng và ngược lại, người được giao công việc vượt quá
khả năng của mình thì tâm lý chán nản, bất mãn ở họ là điều không tránh khỏi.
Điều này không chỉ làm cho hiệu quả công việc của họ xuống thấp mà còn ảnh
hưởng đến bầu không khi tâm lý chung của bộ phận phòng ban, trạng thái tâm lý
tiêu cực này sẽ lây lan sang nhiều người và cuối cùng là ảnh hưởng đến hiệu quả
làm việc của toàn doanh nghiệp. “Đúng người đúng việc” phải là nguyên tắc hàng
đầu của việc tuyển dụng cũng như bổ trị, phản công và hoạch định nhân sự, có như
vậy mới sử dụng hết khả năng và phát huy tiềm năng của người lao động và là biện
pháp giữ người hiệu quả của doanh nghiệp.
Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực: Tài năng của con người không
phải tự sinh ra mà nó là kết quả của quá trình rèn luyện và phát triển trong học tập,
lao động. Vì vậy, nhà quản lý cần quan tâm đến vấn đề đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực cho doanh nghiệp. Có như vậy mới đảm bảo doanh nghiệp có được nguồn
nhân lực chất lượng cao và gắn bỏ lâu dài với sự phát triển của doanh nghiệp. Việc
đào tạo có thể diễn ra bên ngoài doanh nghiệp – đưa nhân viên đi học tập, huấn
luyện ở các trung tâm đào tạo trong nước hay nước ngoài. Hoặc việc đào tạo cũng
có thể tiến hành trong doanh nghiệp: cấp trên đảo tạo cấp dưới, người có nhiều kinh
nghiệm chia sẻ cho người mới đi làm, nhân viên được đưa đi đào tạo bên ngoài
huấn luyện trở lại cho các nhân viên khác. Tùy thuộc vào nội dung đào tạo và khả
năng của người lao động cũng như chiến lược hoạch định nhân sự của doanh
nghiệp mà có hình thức đào tạo phù hợp. Một trong những động cơ làm việc của
người lao động là được học hỏi,phát triển nghề nghiệp. Nếu người quản lý giúp cho
nhân viên của mình thỏa mãn được nhu cầu này trong khi thực hiện các nhiệm vụ
thì sẽ tạo được sự gắn bó lâu dài của họ đối với công việc.
Lắng nghe ý kiến của cấp dưới: Ai cũng có nhu cầu được người khác
lắngnghe. Người quản lý có lắng nghe mới nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của
nhân viên để đáp ứng kịp thời nhu cầu của họ; đồng thời nhanh chóng điều chỉnh
các chính sách, kế hoạch cho phù hợp. Mặt khác, lắng nghe còn khuyến khích tính
tích cực, sáng tạo của nhân viên. Vì khi được cấp trên lắng nghe, nhân viên cảm
thấy mình được tôn trọng và những ý kiến của mình có giá trị với công ty. Từ đó họ
càng mạnh dạn nêu lên ý kiến của mình góp phần nâng cao hiệu quả công việc cho
doanh nghiệp.
Tôn trọng và quan tâm đến cấp dưới: Được tôn trọng và quan tâm là
nhucầu chính đáng của người lao động. Nếu nhà quản lý tôn trọng và quan tâm đến
nhân viên lẫn gia đình họ. sẽ làm cho họ cảm kích và sẵn sàng cống hiến toàn tâm
toàn ý cho doanh nghiệp. Chỉ bằng những hành động nhỏ như tôn trọng đặc điểm
cá nhân của người lao động (giọng nói địa phương, hình thế, tôn giáo, quan điểm cá
nhân...) hay một câu nói/tin nhắn hỏi thăm khi bản thân người lao động hay người
thân của họ có chuyện buồn cũng đủ làm họ vô cùng cảm kích. Điều này sẽ làm
thật chặt hơn nữa sợi dây tình cảm nơi công sở vốn chỉ có nguyên tắc và quy định
khô khan.
Tăng cường mối quan hệ tình cảm: Trong công việc, nếu nhà quản lý và
nhân viên chỉ làm việc theo nguyên tắc cứng nhắc thì việc tương tác, hỗ trợ sẽ khó
linh hoạt; mối quan hệ sẽ lỏng lẻo, không bền chặt. Vì thế, ngoài công việc, nhà
quản trị cần quan tâm đến đời sống cá nhân của nhân viên, tạo điều kiện cho các
thành viên trong bộ phận lẫn nhân viên và quản lý có cơ hội tìm hiểu, gắn bỏ về
mặt tình cảm với nhau thông qua các hoạt động, các buổi sinh hoạt ngoài giờ làm
việc. Chi trong các hoạt động ngoài môi trường công sở ấy, cấp trên và nhân viên
mới có cơ hội hiểu rõ về nhau, đồng cảm và hợp tác dễ dàng hơn trong công việc.
Giữ lời hứa: Một khi đã hứa điều gì với cấp dưới nhà quản trị cần cố gắng
thực hiện, nếu không thực hiện được phải phản hồi, xin lỗi kịp thời. Có như vậy
mới xây dựng và giữ vững được niềm tin của cấp dưới. Trong nhận thức của người
lao động cấp trên là người ở vị thế cao hơn, lời nói và hành động của họ có giá trị
và uy tín cao đối với mọi người. Vì thế nhà quản lý phải cân nhắc thật kỹ trước khi
đưa ra lời hứa để tránh làm mất lòng tin nơi cấp dưới.
Khen chê kịp thời, đúng mực, khách quan, công bằng, tế nhị, đúng thời
điểm và bối cảnh: Khi nhân viên hoàn thành công việc tốt, đạt thành tích cao thì
người quản lý cần khen thưởng công khai, kịp thời, có như vậy mới đảm bảo tính
động viên, thúc đẩy họ ngày càng cố gắng phấn đấu. Trường hợp cấp dưới sai
phạm,nhà quản trị cũng cần nhanh chóng có biện pháp xử lý theo quy định của
công ty. Tuy nhiên khi xử lý các vi phạm kỷ luật cần đảm bảo hợp tình hợp lý, công
tư phân minh. Có như vậy các biện pháp xử lý mới có tác dụng răn đe và ngăn ngừa
những sai phạm tiếp theo.

1.4.3. Giao tiếp với đồng nghiệp

Giao tiếp với đồng nghiệp hay còn gọi là giao tiếp hàng ngang (đồng cấp).
Đây là luồng giao tiếp giữa những người cùng một cấp, một bậc trong tổ chức,
nhưng lĩnh vực hoạt động khác nhau. Tuy trong các sơ đồ tổ chức không phản ánh
quan hệ hàng ngang giữa các cấp nhưng trong thực tế các quan hệ này lại là cơ sở
để đạt được sự phối hợp giữa các cá nhân và các bộ phận cung cấp trong tổ chức.
Sự giao tiếp theo hàng ngang là phương thức chủ yếu để đạt được sự phối hợp
trong tổ chức.
Kênh giao tiếp này không ngừng trở nên quan trọng khi tổ chức trở nên rộng
lớn hơn, phức tạp hơn và chuyên môn hóa hơn. Mặc dù vậy, ngay trong các công ty
có quy mô nhỏ, giao tiếp hàng ngang cũng thiết yếu để phối hợp những chức năng
khác nhau, khuyến khích tinh thần tập thể giữa các đồng nghiệp. Những trở ngại
chính trong giao tiếp hàng ngang bao gồm: sự biệt lập giữa các bộ phận, thiếu thời
gian và cơ hội giao tiếp, sự ghen tỵ và kinh địch giữa các nhóm, sự khác biệt về
quyền lợi và trách nhiệm giữa các nhóm ... Ngoài ra, kênh giao tiếp này còn chịu
ảnh hưởng bởi sự khác biệt về tính cách, văn hóa, kinh nghiệm, thành kiến, nhận
thức ... Những trở ngại này có thể vượt qua được nếu như tất cả các thành viên đều
đề cao lợi ích tập thể, hiểu được lợi ích cá nhân luôn gắn liền với lợi ích tập thể để
từ đó phối hợp công tác, giải quyết khó khăn, chia sẻ thông tin, giải quyết tranh
chấp, tăng cường mối quan hệ cả nhân, tích cực hỗ trợ nhau trong công việc
chung... Trên cơ sở đó, các bộ phận trong một tổ chức phối hợp hoạt động với nhau
để thực hiện mục tiêu chung như một dây chuyển liên tục.
Vì tính chất quan trọng đó, là thành viên của một tổ chức, mỗi nhân viên cần
lưu ý những điều sau đây nhằm tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp:
 Tránh tranh chấp kinh tế với đồng nghiệp
 Nhiệt tình giúp đỡ đồng nghiệp
 Tôn trọng công việc riêng tư của nhau
 Chủ động xin lỗi
 Làm việc với tinh thần hợp tác
 Không tuỳ tiện mượn và sử dụng đỗ của đồng nghiệp
 Không giải quyết công việc theo cảm tính
 Khiêm tốn
Để đảm bảo hiệu quả khi giao tiếp với đồng nghiệp, tránh các mâu thuẫn và
xung đột không đáng có, tất cả các thành viên trong một tổ chức cần tuân thủ các
nguyên tắc sau đây:
 Không nên nói quá nhanh và quá nhiều
 Lắng nghe ý kiến người khác
 Tìm kiếm những điểm tương đồng, cách giải quyết thoả đáng nhất
 Tìm cách giảng hoà khi xảy ra mâu thuẫn, xung đột với đồng nghiệp
 Bình tĩnh khi đối phương bị kích động
 Không nên tin tuyệt đối hay đi tuyên truyền những tin đồn
 Tích cực xây đắp tinh thần làm việc tập thể
 Thấu cảm vị thế công tác của các đồng nghiệp
 Tôn trọng và tạo điều kiện cho đồng nghiệp
 Tham gia hoạt động của những nhóm phi chính thức
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM – BIDV

2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG BIDV


2.1.1. Thông tin chung
Ngày 26/4/1957, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (tiền thân của Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV) chính thức được thành lập. BIDV tự
hào là ngân hàng có lịch sử lâu đời nhất trong hệ thống các tổ chức tín dụng Việt
Nam.

Danh mục Thông tin cơ bản

Tên đầy đủ Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Tên tiếng anh Bank for Investment and Development of Vietnam JSC

Tên viết tắt BIDV

Trụ sở chính: Tháp BIDV – 35 Hàng Vôi, Hoàn Kiếm, Hà Nội


Hotline: 1900 9247 và (+84) 24 22200588
Địa chỉ Email: bidv247@bidv.com.vn
Website: https://www.bidv.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/BIDVbankvietnam

Tổng tài sản: 1,85 triệu tỷ VNĐ (Đến hết quý I – 2023)
Số chi nhánh: 190
Số phòng giao dịch: 871
Quy mô
Số nhân viên: 25.000
ATM và POS: 57.825
Các quốc gia đặt trụ sở: 6

BIDVVNVX:
4 ký tự đầu: để nhân diện ngân hàng
Mã ngân
2 ký tự tiếp theo: Mã quốc gia
hàng
2 ký tự kế tiếp: Mã địa phương
3 ký tự cuối: Mã chi nhánh ngân hàng

16
Khẩu hiệu (Slogan): “Vững bước tiên phong, đồng hành phát
triển”
Thương hiệu
Logo:

Lịch sử xây dựng và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam là một chặng đường đầy gian nan thử thách nhưng cũng rất đỗi tự hào
gắn với từng thời kỳ lịch sử bảo vệ và xây dựng phát triển đất nước của dân tộc
Việt Nam...

2.1.2. Qúa trình hình thành và phát triển của BIDV


 Ngày thành lập
Ngày 26/4/1957, với Nghị định 177/TTg của Thủ tướng Chính phủ, lịch sử
ngành tài chính - ngân hàng Việt Nam được ghi thêm một dấu mốc quan trọng với
sự ra đời của Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam - đơn vị thuộc Bộ Tài chính và là tiền
thân của BIDV ngày nay.
Ngân hàng Kiến thiết được thành lập với nhiệm vụ chính là cấp phát vốn
ngân sách cho đầu tư xây dựng cơ bản, phục vụ công cuộc xây dựng CNXH ở miền
Bắc và sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
 Niêm yết
Ngày 24-01-2014, BIDV giao dịch chính thức cổ phiếu với mã chứng khoán
BID trên sàn chứng khoán. Với số lượng cổ phiếu là 2.811.202.644 cổ phiếu. Tổng
giá trị cổ phiếu niêm yết theo mệnh giá: 28.112.026.440.000 đồng.
 65 năm xây dựng và phát triển
 Giai đoạn 1957 - 1981: Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam
Ngày 26/4/1957, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 177/TTg v/v
chuyển Vụ Cấp phát vốn Kiến thiết cơ bản thảnh Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam,
thuộc Bộ tài chính. Đây chính là “Giấy khai sinh” của Ngân hàng Kiến thiết Việt
Nam tiền thân của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) ngày
nay.

 Giai đoạn 1981 – 1990: Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam

17
Giai đoạn “Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam” gắn với một thời kỳ
sôi nổi của đất nước - chuẩn bị và tiến hành công cuộc đổi mới (1981 - 1990), thực
hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm là phục vụ nền kinh tế, cùng với cả nền kinh tế chuyển
sang hoạt động theo cơ chế kinh tế thị trường.
 Giai đoạn 1990 - 2012: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Giai đoạn “Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” gắn với quá trình
chuyển đổi của BIDV từ một ngân hàng chuyên doanh sang hoạt động theo cơ chế
của một ngân hàng thương mại, tuân thủ các nguyên tắc thị trường và định hướng
mở cửa của nền kinh tế.
 Giai đoạn 2012 - nay: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam
Giai đoạn chuyển đổi hoạt động theo mô hình Ngân hàng TMCP. Đây là một
bước phát triển mạnh mẽ của BIDV trong tiến trình hội nhập. Đó là sự thay đổi căn
bản và thực chất về cơ chế, sở hữu và phương thức hoạt động khi BIDV cổ phần
hóa thành công, trở thành ngân hàng thương mại cổ phần hoạt động đầy đủ theo
nguyên tắc thị trường với định hướng hội nhập và cạnh tranh quốc tế mạnh mẽ.

2.1.3. Đồng phục


Bộ đồng phục được phối giữa giàu xanh ngọc – xanh – vàng – trắng, đây
cũng chính là mày chỉ đạo của logo công ty. Màu sắc trên đồng phục sơ mi được
BIDV bố trí hài hòa, đẹp mắt để tạo một ấn tượng tốt đến khách hàng.

Hình 1: Đồng phục tại Ngân hàng BIDV

Diện bộ đồng phục không chỉ đưa hình ảnh nhân viên BIDV làm việc
chuyên nghiệp đến với công chúng mà còn thể hiện được tinh thần dân tộc qua hình

18
ảnh tà áo dài của những bạn nhân viên nữ tại BIDV và thể hiện được tinh thần đoàn
kết giữa các nhân viên với nhau.

2.1.4. Ấn phẩm nội bộ


 Sổ tay văn hóa
 Báo cáo thường niên
 Bản tuyên bố về sứ mệnh
 Sổ vàng truyền thống

2.1.5. Kiến trúc đặc trưng


- Tòa nhà BIDV – Trụ sở chính

Hình 2: Kiến trúc đặc trưng tại trụ sở chính của BIDV

- Phòng giao dịch

Hình 3: Kiến trúc đặc trưng tại phòng giao dịch của BIDV
- Phòng họp

19
2.2. CÁC SẢN PHẨM/DỊCH VỤ TẠI BIDV
Ngân hàng BIDV cung cấp đa dạng các sản phẩm dịch vụ dành cho khách
hàng cá nhân và doanh nghiệp. Dưới đây là những sản phẩm, dịch vụ chính tại
ngân hàng BIDV.
 Sản phẩm gửi tiết kiệm BIDV
 Tiền gửi thanh toán
 Tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn
 Tiền gửi kinh doanh chứng khoán và Tiền gửi chuyên dùng
 Tiết kiệm tích lũy
 Tiết kiệm trực tuyến
 Tiết kiệm tích lũy cho con
 Sản phẩm cho vay của BIDV
 Vay nhu cầu nhà ở
 Vay mua ôtô
 Vay du học
 Vay tiêu dùng tài sản không đảm bảo
 Vay sản xuất kinh doanh
 Vay cầm cố
 Vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo
 Dịch vụ thẻ BIDV
 Thẻ ghi nợ nội địa
 Thẻ BIDV Smart (phi vật lý)
 Thẻ BIDV Smart (thẻ vật lý)
 Thẻ ghi nợ quốc tế
 Thẻ BIDV Mastercard Ready
 Thẻ BIDV Mastercard Discovery

20
 Thẻ BIDV MasterCard Ready
 Thẻ BIDV MasterCard Vietravel Debit
 Thẻ tín dụng quốc tế
 Thẻ BIDV Visa Infinite
 Thẻ BIDV Visa Cashback 360
 Thẻ BIDV Visa Cashback Online
 Thẻ BIDV Mastercard Inspire
 Thẻ BIDV Visa Flexi
 Thẻ BIDV Visa Easy
 Thẻ BIDV JCB Ultimate
 Thẻ BIDV Visa Infinite
 Thẻ BIDV Vietravel Platinum
 Thẻ đồng thương hiệu
 Thẻ tín dụng quốc tế Thẻ BIDV Visa Prepaid
 Trả góp thẻ tín dụng
 Dịch vụ bảo hiểm
 Bảo hiểm nhân thọ
 Bảo hiểm phi nhân thọ
 Dịch vụ chứng khoán
 Giao dịch chứng khoán
 Chứng khoán phát sinh
 Môi giới chúng khoán
 Thanh toán & chuyển tiền
 Dịch vụ thanh toán
 Chuyển tiền trong nước
 Nhận tiền từ nước ngoài về Việt Nam và ngược lại
 Dịch vụ ví điện tử
 Dịch vụ công
 Các sản phẩm khác
 Ngoại hối và thị trường vốn

21
 Dịch vụ ngân hàng điện tử
 Gửi giữ tài sản
 Bảo lãnh ngân hàng
 Cho thuê tài chính

1.5. GIỚI THIỆU CƠ CẤU TỔ CHỨC


2.1.6. Cơ cấu tổ chức bộ máy và điều hành của Trụ sở chính
 Ngân hàng Liên doanh Lào Việt (LaoViet Bank)
 Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam (BSC)
 Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam BIDV (BIC)
 Công ty Bảo hiểm Lào Việt (LVI),
 Công ty Cho thuê tài chính TNHH BIDV (BIDV-SuMi Trust Leasing)
 Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và khai thác tài sản BIDV (BAMC)
và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia (BIDC)
 Ngân hàng liên doanh Việt Nga (VRB)
 Công ty liên doanh Tháp BIDV (BIDV Tower)
 Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ MetLife
 Công ty Cổ phần Cho thuê máy bay Việt Nam (VALC)

22
Hình 5: Cơ cấu tổ chức bộ máy và điều hành của BIDV
(Nguồn hình: https://www.bidv.com.vn/vn/quan-he-nha-dau-tu/quan-tri-doanh-
nghiep/co-cau-to-chuc )
2.1.7. Hệ thống tổ chức của ngân hàng BIDV
 Sơ đồ hệ thống tổ chức của ngân hàng BIDV:

23
Hình 6: Sơ đồ hệ thống tổ chức của ngân hàng BIDV
(Nguồn hình: https://www.bidv.com.vn/vn/quan-he-nha-dau-tu/quan-tri-doanh-
nghiep/co-cau-to-chuc )
 Đặc điểm
Cơ cấu tổ chức trực tuyến chức năng
Phát huy khả năng của các giám đốc phòng ban
Chế độ trách nhiệm rõ ràng
Tạo sự thống nhất tập trung cao
Sử dụng tốt nguồn lực
 Thành viên hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị BIDV có 10 thành viên, trong đó có 01 ủy viên độc lập

24
Hình 7: Sơ đồ thành viên hội đồng quản trị tại BIDV

 Thành viên ban điều hành

25
Hình 8: Sơ đồ thành viên ban điều hành tại BIDV

 Thành viên ban kiểm soát

26
Hình 9: Sơ đồ thành viên ban kiểm soát BIDV
1.6. TẦM NHÌN VÀ SỨ MỆNH CỦA NGÂN HÀNG BIDV
2.1.8. Sứ mệnh
BIDV đem lại lợi ích, tiện ích tốt nhất cho khách hàng, cổ đông, người lao
động và cộng đồng xã hội.

2.1.9. Tầm nhìn


Là định chế tài chính hàng đầu khu vực Đông Nam Á, có nền tảng số tốt
nhất Việt Nam, phấn đấu thuộc nhóm 100 Ngân hàng lớn nhất khu vực Châu Á.

2.1.10.Giá trị cốt lõi


5 giá trị cốt lõi của BIDV là: Trí tuệ - Niềm tin - Liêm chính - Chuyên
nghiệp - Khát vọng được thể hiện khái quát qua cụm từ "iBIDV" là các chữ cái
được ghép từ chữ cái đầu tiên của từ tiếng Anh phù hợp (intelligence - Belief -
Integrity - Detail Orientation và Vitality).

2.1.11.Triết lý kinh doanh

27
BIDV là người đồng hành thông tuệ, là điểm tựa niềm tin cho mỗi khách
hàng, cổ đông, người lao động và cộng đồng xã hội; thượng tôn pháp luật, có tư
duy đổi mới, có tinh thần học hỏi sáng tạo, chuyên nghiệp, tận tâm, trách nhiệm,
nghĩa tình; luôn khát vọng vươn lên, mang lại những giá trị bền vững và lan tỏa
năng lượng tích cực đến cộng đồng.

1.7. CÁC NGUYÊN NHÂN TẮC GIAO TIẾP, CÁC ĐẶC TRƯNG
TRONG GIAO TIẾP TẠI NGÂN HÀNG BIDV
2.1.12.Các nguyên tắc giao tiếp tại ngân hàng BIDV
Để khẳng định quyết tâm cho một BIDV xứng tầm thời đại, trên cơ sở kế
thừa các giá trị văn hóa truyền thống, các quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp và quy
tắc ứng xử đã ban hành trước đây, BIDV đã chắt lọc, đúc kết và lựa chọn những giá
trị, chuẩn mực phù hợp để giới thiệu trong Sổ tay Văn hóa.
Trí tuệ: Người BIDV hiểu và tin tưởng sâu sắc rằng, tri thức là sức mạnh để
thay đổi thế giới. Với nền tảng kinh nghiệm được tích lũy qua nhiều thế hệ, mỗi
ngày, người BIDV liên tục học tập và sẵn sàng tâm thế đón nhận những kiến thức
mới, công nghệ mới, cách tư duy mới và nắm bắt thời cơ để không ngừng tạo ra
những sáng tạo, đổi mới nhằm gia tăng lợi ích và tiện ích cho khách hàng, đối tác,
cộng đồng, người lao động và góp phần thúc đẩy xã hội tiến bộ.
Niềm tin: Người BIDV hiểu niềm tin, sự tín nhiệm của khách hàng, đối tác,
cộng đồng và của chính cán bộ là nền tảng cho mọi thành công trong hiện tại và
tương lai. Vì vậy, mỗi người không ngừng tận tâm, trách nhiệm trong mọi hoạt
động, thực hiện đúng, đủ và hiệu quả mọi cam kết, thỏa thuận do BIDV đưa ra.
Mỗi hành động đều dựa trên cặm cứ xác thực, giữ lời hứa, nói đi đôi với làm; tiếp
nối các thế hệ đi trước bồi đắp cho lối sống nhân văn, trân trọng những điều tốt
đẹp; hành xử nghĩa tình, chân thành, đúng mực.
Liêm chính: Người BIDV hiểu và coi trọng danh dự của bản thân, trách
nhiệm với nghề nghiệp bằng việc "luôn hành động trung thực, thượng tôn pháp
luật, tôn trọng lẽ phải và tuân theo các chuẩn mực đạo đức; đấu tranh chống "cái
sai", bảo vệ "cái đúng". Mỗi người luôn tu dưỡng, rèn luyện bản lĩnh nghề nghiệp;
minh bạch trong các mối quan hệ liên quan đến lợi ích; thẳng thắn, nghiêm túc với
bản thân và với những người xung quanh.

28
Chuyên nghiệp: Người BIDV hiểu ý nghĩa, tầm quan trọng của tính chuyên
nghiệp và coi đây là yếu tố xuyên suốt trong việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ tốt
nhất, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động của BIDV cũng như sự tin tưởng của
khách hàng. Mỗi người luôn quan tâm và làm tốt từ chi tiết nhỏ. Mỗi hành động, lời
nói đều được thực hiện với sự tận tâm, chỉnh chu và tinh thần trách nhiệm cao, luôn
tôn trọng và thực hiện đúng, thực hiện đến cùng các cam kết của mình với khách
hàng, đối tác, cộng đồng.
Khát vọng: Người BIDV hiểu giá trị của một dân tộc hùng cường, một
doanh nghiệp vững mạnh để luôn nuôi dưỡng khát vọng góp phần xây dựng Việt
Nam văn minh, có chất lượng cuộc sống tốt; khát vọng xây dựng BIDV trở thành
ngân hàng hàng đầu Việt Nam, có môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp,
hiện đại và lan tỏa năng lượng mạnh mã, đến cộng đồng. Khát vọng đó sẽ luôn
được bồi đắp qua các thế hệ; hàng ngày, hàng giờ ở trong mỗi con người BIDV. Đó
cũng là cách để người BIDV thể hiện sự tri ân đối với tất cả những người đã và
đang làm nên sự phát triển của BIDV cũng như sự phát triển của đất nước.
Bên cạnh đó, Sổ tay Văn hóa còn hướng dẫn những Quy chuẩn đạo đức
nghề nghiệp và Quy tắc ứng xử để mỗi người BIDV có thể thực hành và hoàn thiện
phong cách, bản lĩnh trong làm việc, ứng xử với đa dạng các mối quan hệ.

2.1.13.Các đặc trưng trong giao tiếp tại ngân hàng BIDV
BIDV là ngân hàng thương mại lớn, có vai trò quan trọng của ngành Ngân
hàng Việt Nam. Văn hóa BIDV chính là văn hóa công sở trong BIDV, nó quy định
hành vi ứng xử, giao tiếp giữa các thành viên BIDV với nhau và với bên ngoài.
Văn hóa giao tiếp tại BIDV: Có thể nói, ứng xử, giao tiếp là một bộ phận cấu
thành nên giá trị hữu hình dễ quan sát nhất của văn hóa BIDV. Tại BIDV, mọi hành
vi ứng giao tiếp như: Chào hỏi, giới thiệu, danh thiếp, nói chuyện, giao tiếp qua
điện thoại, thư điện tử giữa lãnh đạo với nhân viên, giữa nhân viên với lãnh đạo,
giao tiếp khách hàng, dự họp,… đều phải tuân thủ những quy tắc nhất định mà ban
lãnh đạo BIDV đề ra.
Hành vi cá nhân tại nơi làm việc: tại nơi làm việc, nhân viên BIDV phải tuân
thủ nghiêm túc các quy định, quy tắc về trang phục, giờ giấc làm việc, phong cách

29
đi đứng, tác phong làm việc, vệ sinh, nội vụ, ý thức với công việc và tập thể, ý thức
tham gia hội họp , ứng khi khi tiếp nhận nhân viên mới.
Bài trí nơi làm việc: Phòng làm việc của BIDV được bố trí đồng nhất về
màu sắc và cách thức bài trí tương đồng với biểu tượng logo của BIDV (2 màu chủ
đạo: Xanh ngọc lục bảo, vàng và trắng). Phòng giao dịch với khách hàng luôn treo
logo và slogan của BIDV luôn ở vị trí trung tâm. Khu vực giao dịch được thiết kế
thành quầy kín vừa đảm bảo an toàn, riêng tư, nhưng vẫn thể hiện được sự trang
trọng, gần gũi với khách hàng bằng vách kính trong suốt. Khu vực giao dịch với
khách hàng được trang bị ghế ngồi thoải mái, vị trí làm việc của nhân viên với
khách hàng được đảm bảo đủ rộng rãi để thuận tiện cho việc giao dịch cũng như
mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Ngoài ra, khu vực chờ còn được
trang bị thêm ghế sofa băng chờ êm ái, sẵn cây nước để phục vụ khách hàng.
Khu vực làm việc bên trong quầy giao dịch được chia thành 2 dãy làm việc
và vị trí lãnh đạo được đặt ở nơi giúp bao quát được toàn bộ quá trình làm việc của
nhân viên trong phòng giao dịch. Có thể thấy, BIDV có cách thức tổ chức phòng
ban khá khoa học và phù hợp với tính chất công việc.
Văn hóa trong các hoạt động khác: Các giá trị văn hóa truyền thống của
BIDV luôn được giữ gìn và bảo tồn thông qua các buổi gặp mặt thường niên, các
hội nghị; Ngày truyền thống BIDV – BIDV day; Tuần lễ văn hóa BIDV và giải
thưởng văn hóa;… Ngoài ra còn có văn hóa dự tiệc và văn hóa cộng đồng cũng
được nêu rõ vào sổ tay văn hóa của công ty.

30
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH GIAO TIẾP NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG TMCP
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – BIDV.

1.8. THỰC TRẠNG GIAO TIẾP NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG BIDV
2.1.14.Văn hóa ứng xử với cấp trên
Tuân thủ: Cán bộ cấp dưới tôn trọng và tuân thủ quyết định, phân công của
cấp trên: Chủ động trình bày quan điểm, đề xuất ý kiến để cải tiền công việc, thực
hiện đúng vai trò, vị trí của mình trong công việc; không gây tổn hại uy tín của cấp
trên, của tổ chức.
Tin tưởng: Luôn tin tưởng, thẳng thắn, trung thực và chân thành trong quan
hệ với cấp trên. Tôn trọng, tiếp thu sự hướng dẫn của cấp trên và nỗ lực học hỏi để
tiến bộ.
Tự tin: Trong mọi tình huống giao tiếp, ứng xử với cấp trên bạn nên giữ thái
độ bình tĩnh, tự tin khi trình bày những quan điểm của mình, mạnh dạn đề xuất ý
kiến, sáng kiến để cải tiến công việc; sẵn sàng tiếp nhận ý kiến đóng góp của cấp
trên và có ý thức cầu thị, không lặp lại những sai sót. Cố gắng hoàn thành công việc
của mình hoàn hảo hơn sự kỳ vọng của cấp trên và chấp nhận những thử thách mới.
Điều này sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội thăng tiến hơn trong tương lai.
Tôn trọng: Cán bộ cần tin tưởng, tôn trọng vai trò lãnh đạo của cấp trên.
Khi đưa ra bất kì một quyết định nào các lãnh đạo thường có những phân tích và
suy nghĩ thấu đáo bởi vậy khi cấp trên đưa ra quyết định, cấp dưới cần nghiêm túc
thực hiện theo. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh ra những vấn đề không còn
phù hợp với thực tiễn thì cán bộ cần phải báo cáo lại với cấp trên để điều chỉnh phù
hợp.
Chân thành: Trong quan hệ với cấp trên cần trung thực và chân thành. Cán
bộ phải phản ánh trung thực với cấp trên các công việc đang diễn ra hàng ngày, từ
đó lãnh đạo mới đưa ra được quyết định xử lý công việc đúng và chính xác. Tránh
tình trạng đưa thông tin sai lệch, phiến diện hoặc không rõ ràng. Bởi vì, khi các
thông tin phản ánh trung thực thì các quyết định của lãnh đạo mới đúng đắn, ngược
lại khi thông tin bị phản ánh sai lệch sẽ tạo ra các quyết định sai lầm gây tổn hại
đến uy tín và hình ảnh của cá nhân lãnh đạo và tổ chức, làm giảm sút kết quả hoạt
31
động kinh doanh của Công ty. Vì vậy trong BIDV, luôn phải coi trọng và đề cao
tính trung thực và chân thành của cán bộ.

2.1.15.Văn hóa ứng xử với cấp dưới


Thành công của BIDV là tổng hòa đóng góp của toàn bộ nguồn nhân lực,vai
trò của cán bộ là không hề nhỏ trong thành công đó. Vì vậy, ứng xử với cấp dưới
nhằm động viên, khuyến khích cấp dưới hoàn thành công việc được giao, đó là
nghệ thuật trong văn hóa ứng xử với cấp dưới. Muốn làm được như vậy, người lãnh
đạo phải tạo cho cấp dưới niềm tin và giúp họ có một nguồn năng lượng tràn đầy để
có thể bắt đầu công việc như:
Tiên phong, đi đầu, “xắn tay” cùng cấp dưới “xung trận”, muốn làm được
điều đó người lãnh đạo phải sáng suốt trong mọi quyết định và chịu trách nhiệm
trước những quyết định trong phạm vi quyền hạn, không đùn đẩy trách nhiệm của
mình cho cấp phó/ hay cấp dưới. Sau khi xảy ra những quyết định chưa phù hợp,
không được trách mắng nhân viên của mình mà thay vào đó hãy cùng ngồi lại với
nhân viên để phân tích nguyên nhân và rút ra những bài học kinh nghiệm cho các
quyết định lần sau.
Công bằng: Cán bộ cấp trên quan tâm, khiêm nhường, lăng nghe ý kiên,
nguyện vọng của cấp dưới; bố trí công việc đúng năng lực, sở trường; công bằng,
khách quan và minh bạch trong phân công và đánh giá cán bộ.
Khi giao nhiệm vụ cho cấp dưới cần đánh giá khả năng của từng cán bộ để
có phong cách lãnh đạo phù hợp với từng nhân viên, chẳng hạn: đối với những
nhânviên mới bạn cần “cầm tay chỉ việc” hướng dẫn công việc một cách chi tiết, tỉ
mỉ, phác thảo rõ yêu cầu công việc, thời gian hoàn thành và giám sát thường xuyên;
đối với nhân viên có năng lực tốt thì bạn có thể trao quyền cho họ trong xử lý công
việc, giao cho các công việc mới để có thể phát huy được tính sáng tạo, khơi gợi
được tiềm năng trong cán bộ để đóng góp nhiều hơn cho Công ty
Nêu gương: Hỗ trợ, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất để cán bộ thực thi
nhiệm vụ, bảo vệ quyền lợi, danh dự và uy tín của cán bộ; luôn gương mẫu trong
công việc và trong cuộc sống; cởi mở, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm,
nói đi đôi với làm, không lợi dụng chức vụ để thu lợi cá nhân.

32
Người lãnh đạo phải luôn tạo động lực cho cán bộ thông qua các chính sách
thưởng, phạt công minh đúng người, đúng việc, đúng mức độ và đúng thời điểm
đối với mọi đối tượng người lao động. Khi nhân viên làm tốt thì phải ghi nhận một
cách chân thành, không đánh giá cao bằng giữa người làm tốt và người làm không
tốt. Người lãnh đạo phải đánh giá được động lực thực sự của nhân viên đang ở mức
nào để xác định thời điểm cần tạo động lực. Khi động lực của nhân viên giảm sút,
lãnh đạo cần sát cánh, tương tác nhiều hơn, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra các giải
pháp giúp cán bộ lấy lại được động lực làm việc.

2.1.16.Văn hóa ứng xử với đồng nghiệp


Xây dựng mối quan hệ tốt: Đồng nghiệp trong công ty, đó là những người
hàng ngày tiếp xúc với nhau trong công việc vì một mục tiêu chung: xây dựng
BIDV ngày càng phát triển. Vai trò của đồng nghiệp không chỉ đơn thuần là công
việc, mà đối với ngôi nhà BIDV nó còn nhiều ý nghĩa hơn nữa, họ là những người
bạn, người anh em, người thầy, người tri kỉ. Vì vậy, chúng ta phải xây dựng mối
quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp, hãy luôn coi đồng nghiệp như những người bạn
đồng hành để chia sẻ công việc và tận hưởng thành công. Ai cũng mong muốn
mình có được những đồng nghiệp tốt, được tôn trọng, thì chúng ta phải đoàn kết,
hợp tác tương trợ, sống có nghĩa, có tình, quan tâm chia sẻ với đồng nghiệp, luôn
coi đồng nghiệp như anh em trong một nhà, chia ngọt sẻ bùi cùng nhau, nó phải trở
thành một Văn hóa ứng xử tốt ở BIDV.
Tinh thần hợp tác: Trong quá trình làm việc cần có tinh thần hợp tác, biết
lắng nghe, thông cảm, chia sẻ và học hỏi đồng nghiệp. Mỗi bộ phận, phòng, ban có
chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng đều phục vụ cho hoạt động chung của Công ty.
Nếu không có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận làm cho quá trình làm việc
bị gián đoạn, gây ảnh hưởng không nhỏ tiến độ công việc cũng như uy tín của
Công ty bởi vậy trong quá trình tác nghiệp các cá nhân, phòng/ban cần lấy lợi ích
chung của cảCông ty làm kim chỉ nam cho mọi hành động, không hành động chỉ vì
đạt được nhiệm vụ cá nhân, phòng/ban mình nhưng lại làm tổn hại đến lợi ích
chung của Công ty.
Tất cả những bất đồng trong giải quyết công việc đều cần được xem xét và
giải quyết triệt để thông qua việc các cán bộ ngồi lại với nhau để lắng nghe thấu

33
đáo quan điểm của đồng nghiệp, nói thẳng, nói thật tất cả những gì cảm nhận chưa
đúng và trân trọng những ý kiến trao đổi, góp ý, phê bình của đồng nghiệp, cùng
tìm hiểu nguyên nhân và tìm ra giải pháp khắc phục. Khi góp ý với đồng nghiệp
phải chân thành, khách quan với tinh thần xây dựng. Khi đã được đồng nghiệp góp
ý nếu thấy sai thì nên tiếp thu, sửa chữa không nên biện bạch, bảo thủ, quanh co.
Thói quen không tốt: Trong văn hóa ứng xử với đồng nghiệp, thói quen
“nói xấu” đồng nghiệp là một trong những căn bệnh đáng lên án nhất. Thói quen
này diễn ra ở hầu hết các doanh nghiệp, trong đó BIDV cũng không phải ngoại lệ.
Một số cá nhân bàn tán, nói xấu đồng nghiệp là thú vui, một số khác lại nghĩ rằng
khi nói xấu người khác làm cho người đó bị mất uy tín, khi đó giá trị bản thân của
mình sẽ được đánh giá cao hơn, ... đó là những ý nghĩ hết sức sai lầm! Giá trị nội
tại của một cá nhân chính là năng lực, phẩm chất của cá nhân đó. Bởi vậy, mỗi cá
nhân hãy tự mình khẳng định mình bằng cách không ngừng nỗ lực làm việc, chịu
khó học hỏi để nâng cao năng lực bản thân, hàng ngày mài dũa phẩm chất. Lãnh
đạo sẽ chỉ đánh giá nhân viên thông qua việc làm và kết quả họ đạt được chứ không
đánh giá qua việc nghe người khác. Những ai còn hay đi nói xấu người khác hãy
xem lại chính bản thân mình, hãy thay đổi thói quen, hãy khách quan, công tâm,
thận trọng khi nhận xét, đánh giá về đồng nghiệp; không phát ngôn tùy tiện, thiếu
căn cứ,… đặc biệt không viết, phát tán đơn thư tố cáo có tính bịa đặt, mạo danh,
nặc danh, xuyên tạc sự thật; dựng chuyện vu khống, bôi nhọ đồng nghiệp; không có
hành vi làm tổn hại đến uy tín và danh dự của đồng nghiệp và tập thể.

2.1.17.Văn hóa ứng xử với công việc


Tôn trọng: Cho dù bạn là ai, bạn là lãnh đạo hay nhân viên thì bạn đều cần
phải có thái độ tôn trọng công việc của mình. Hãy thực hiện công việc được giao
đúng kế hoạch với sự sáng tạo, nỗ lực tối đa và cống hiến hết mình để đạt được kết
quả cao nhất. Song bạn cũng không nên chỉ dừng lại ở việc hoàn thành kế hoạch
được giao,bạn nên chủ động tìm tòi và đề xuất các ý tưởng mới mang lại hiệu quả
hoạt động cho Công ty. Nhà quản lý sẽ đánh giá rất cao những nhân viên luôn sẵn
sàng nhận côngviệc, nhiệm vụ khó/phức tạp và đưa ra được các giải pháp phù hợp
để thực hiện.

34
Thái độ tôn trọng với công việc còn được thể hiện ở các khía cạnh: tôn trọng
giờ giấc làm việc, không lãng phí thời gian làm việc tại Công ty vào những việc
riêng cánhân. Trong mọi việc làm cần gương mẫu, dám nghĩ, dám làm và dám chịu
trách nhiệm với quyết định của mình, biết nhận trách nhiệm khi mắc lỗi bằng cách
làm việc tích cực hơn, đảm bảo các sai lầm sẽ không xảy ra nữa.
Tích cực: Tích cực tư duy, không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, nâng
cao năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ để đáp ứng tốt nhất yêu
cầu của công việc. Kiến thức là sức mạnh bởi vậy mỗi cán bộ BIDV không ngừng
học tập thông qua các khóa đào tạo của Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân
lực BIDV, các khóa đào tạo bên ngoài và đào tạo thông qua công việc để có thể
nâng cao năng lực bản thân, giúp giải quyết công việc nhanh chóng mang lại hiệu
quả cao cho Công ty. Việc duy trì sự thành công của BIDV phụ thuộc rất lớn vào
nội lực của chúng ta mà nền tảng của nó là văn hóa ứng xử trong nội bộ. Bởi vậy,
mỗi cán bộ BIDV với tinh thần, ý thức, trách nhiệm của mình cần thực hiện tốt
hành động ứng xử trong nội bộ nêu trên. Làm được điều đó chúng ta sẽ xây dựng
được một tập thể vững mạnh góp phần thực hiện thành công, thắng lợi chiến lược
và các mục tiêu hoạt động kinh doanh của BIDV trong tương lai.

2.1.18.Các kênh truyền tải


Sử dụng “Sổ tay văn hóa” BIDV tuyên truyền với nhân viên về “Sổ tay văn
hóa doanh nghiệp BIDV”, trong đó có quy tắc đạo đức nghề nghiệp, giá trị cốt lõi,
giao tiếp, ứng xử, giá trị văn hóa trong BIDV.
Sử dụng website (https://www.bidv.com.vn/), bảng tin nội bộ của doanh
nghiệp: tuyên truyền các nội dung về xây dựng văn hóa công sở, văn hóa doanh
nghiệp và đạo đức nghề nghiệp.
Kênh YouTube, fanpage Facebook “BIDV – Ngân hàng TMCP Đầu Tư và
Phát triển Việt Nam” với 659 nghìn người theo dõi.
Website “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”
Ban thông tin truyền thông báo chí: Tuyên truyền hoạt động ngân hàng đến
với khách hàng.
Các hoạt động:
 Tổ chức truyền thông quy mô toàn hệ thống

35
 Tổ chức “Hội nghị truyền thông văn hóa BIDV” nhằm truyền thông
tới mỗi cán bộ nhân viên BIDV để hiểu biết sâu sắc về các giá trị văn hóa, chuẩn
mực đạo đức, nguyên tắc ứng sở ở BIDV.
 Phát động cuộc thi “Tìm hiểu Sổ Tay Văn Hóa BIDV” bằng hình thức
online dưới dạng thi viết và hình thức sân khấu hóa đối với toàn thể CBNV và các
công đoàn cơ sở trong hệ thống. Cuộc thi được tổ chức không nằm ngoài mục tiêu
truyền thông sâu rộng hơn nữa về văn hóa BIDV, tôn vinh nét đẹp văn hóa BIDV,
nâng cao giá trị thương hiệu BIDV. Đây cũng là dịp để không chỉ nội bộ cán bộ
BIDV chia sẻ những cảm nhận của mình về nơi gắn bó hàng ngày
 Cuộc thi online “Văn hóa doanh nghiệp BIDV trong mắt bạn”
 Biên soạn những ấn phẩm, tờ rơi: nội dung xây dựng văn hóa công
sở, văn hóa doanh nghiệp

1.9. SỰ KHÁC BIỆT TRONG CÁC NGUYÊN TẮC GIAO TIẾP TẠI
NGÂN HÀNG BIDV QUA TỪNG GIAI ĐOẠN
Mỗi doanh nghiệp đều có một Văn hóa ứng xử nội bộ khác nhau, đó chính là
bản sắc riêng của doanh nghiệp đó, nó được tạo nên bởi bản chất văn hóa của nội
bộ doanh nghiệp. BIDV sau 65 năm xây dựng và phát triển cũng hình thành một
bản sắc văn hóa ứng xử nội bộ của riêng mình.
Tuy nhiên, với môi trường làm việc ngày trở nên đa dạng, đòi hỏi văn hóa
ứng xử nội bộ phải có thay đổi nền tảng thiết lập bền vững. Đòi hỏi văn hóa ứng xử
nội bộ phải có sự thay đổi trên nền tảng được thiết lập bền vững hơn. Đó là mối
quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với công việc, thể hiện
thông qua các chuẩn mực văn hóa ứng xử với cấp trên, với cấp dưới, với đồng
nghiệp và với công việc. Chính vì vậy, việc chuyển đổi Văn hóa Doanh nghiệp
BIDV vô cùng cấp thiết.
Trong khoảng 25 năm đầu thành lập, nhiệm vụ cốt lõi của Ngân hàng Kiến
Thiết trải qua 3 thời kỳ: thời kỳ phục vụ “kiến thiết” đất nước trong điều kiện hòa
bình; thời kỳ vừa phục vụ yêu cầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa đáp ứng các yêu
cầu của chiến tranh bảo vệ miền Bắc và giải phóng miền Nam; thời kỳ cả nước
thống nhất, hòa bình, phục vụ công cuộc khôi phục sau chiến tranh, cả nước cùng
đi lên chủ nghĩa xã hội.

36
Trong giai đoạn 1981 - 1990, Ngân hàng hoạt động chuyên nghiệp và dày
dạn kinh nghiệm trong việc cấp phát vốn; kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ,
chính sách của Nhà nước về xây dựng cơ bản.
Theo đó năm 2009, BIDV đã ban hành 2 bộ quy chuẩn về đạo đức nghề
nghiệp và quy tắc ứng xử để làm định hướng cho hành động của các cán bộ. Tại
thời điểm đó, BIDV xác định 3 giá trị cốt lõi là: Trung thực – Thân thiện – Tiên tiến
và “6 chữ vàng” trong ứng xử với khách hàng là: Thân thiện – Tận tình – Tiên tiến.
Để tiếp tục phát triển thì Văn hóa Doanh nghiệp phải được đề cao - nhất là
trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh khốc liệt đi kèm với sự phát triển của khoa học
công nghệ, sự biến đổi trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, kinh doanh. Trong bối
cảnh ấy,Văn hóa Doanh nghiệp là hồn cốt để gắn kết, thúc đẩy hoạt động của tổ
chức theo đúng mục tiêu bền vững. Chính vì vậy, việc chuyển đổi Văn hóa Doanh
nghiệp tại thời điểm này là vô cùng cấp thiết.
Với mục tiêu sàng lọc và cập nhật theo bối cảnh hiện nay, BIDV đã ban
hành sổ tay văn hóa Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát triển Việt Nam để thay thế
cho 2 bộ quy chuẩn trước đó và đã được các đơn vị trên toàn hệ thống lập tức triển
khai.
BIDV đã hoàn thiện đầy đủ bộ tài liệu về Văn hóa Doanh nghiệp với 5 giá
trị cốt lõi, đồng thời làm rõ ý nghĩa, định hướng hành động cho từng cán bộ, nhân
viên có thể hiểu và điểu chỉnh hành vi trong tài liệu Sổ tay văn hóa vào tháng 8
năm 2022. Những giá trị cốt lỗi đó là: “Trí tuệ - Niềm tin - Liêm chính - Chuyên
nghiệp - Khát vọng.” Và những giá trị cốt lỗi này sẽ được truyền tải vào tư tưởng,
thái độ và trở thành “Kim chỉ nam” cho mọi hoạt động xuyên suốt của các cấp, các
bộ phận và từng cán bộ, đưa vào năng lực cốt lõi của mỗi cán bộ, nhân viên và đại
diện cho các giá trị văn hóa tiêu biểu của BIDV.
Qua những thay đổi trong việc xác định giá trị cốt lỗi qua từng giai đoạn trên
có thể thấy được rằng:
 Trong giai đoạn thành lập và phát triển ban đầu, sổ tay văn hóa có thể
tập trung vào việc xây dựng nền tảng cơ bản cho văn hóa doanh nghiệp. Nó có thể
chứa các giá trị cốt lõi, mục tiêu và nguyên tắc cơ bản của BIDV. Sổ tay này có thể
giúp nhân viên mới hiểu rõ về văn hóa và quy định công ty.

37
 Khi BIDV mở rộng quy mô hoạt động và tăng cường tầm ảnh hưởng,
sổ tay văn hóa có thể được cập nhật để thể hiện sự mở rộng và đa dạng hóa của tổ
chức. Nó có thể ghi nhận các giá trị mới, tiêu chí định hướng và mục tiêu phát triển
trong quá trình mở rộng của BIDV.
 Giai đoạn định hướng văn hóa doanh nghiệp: Trong giai đoạn này, sổ
tay văn hóa có thể tập trung vào việc xây dựng và thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp.
Nó có thể bao gồm các giá trị cốt lõi của văn hóa, mục tiêu phát triển dài hạn, và
các nguyên tắc giao tiếp và hành vi chuyên nghiệp. Sổ tay này có thể giúp nhân
viên hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp và đóng góp vào sự
phát triển của tổ chức.
Và trong tương lai, BIDV khẳng định trong 10 năm tới, tầm nhìn đến 2030,
BIDV nhất quán với quan điểm phát triển “66 năm xây dựng và trưởng thành là
hành trình đầy tự hào của lớp lớp các thế hệ cán bộ lãnh đạo, người lao động của
BIDV, trải qua “bao
BIDV thông qua các nội dung về định hướng chiến lược phát triển BIDV
giai đoạn 2020 – 2030, tầm nhìn 2030 với khát vọng trở thành “Là định chế tài
chính hàng đầu khu vực Đông Nam Á, có nền tảng số tốt nhất Việt Nam, phấn đấu
thuộc nhóm 100 Ngân hàng lớn nhất khu vực Châu Á.” Với sứ mệnh “ Đem lại lợi
ích, tiện ích tốt nhất cho khách hàng, cổ đông, người lao động và cộng đồng xã
hội.”
Xác định được khát vọng đặt ra trong giai đoạn 10 năm tới sẽ rất thách thức
đối với toàn hệ thống; tuy nhiên BIDV khẳng định tiếp tục thay đổi mạnh mẽ, phát
triển quy mô cùng với hiệu quả hoạt động, xây dựng vị thế ngân hàng mạnh và uy
tín nhất Việt Nam, Top đầu trong khu vực và vươn tầm thế giới, xếp hạng tương
đương với các ngân hàng mang tầm cỡ khu vực và toàn cầu, xây dựng và khẳng
định uy tín trên toàn thế giới theo xếp hạng uy tín của các tổ chức xếp hạng quốc tế.

38
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN

Việc xây dựng quy tắc về hành vi ứng xử và giao tiếp giữa cá nhân với đồng
nghiệp, với đối tác và khách hàng trên toàn hệ thống của BIDVđã góp phần tạo ra
tính nhất quán cũng như những giá trị văn hóa đặc trưng cho Ngân hàng. Sự lan tỏa
của các giá trị văn hóa này giúp tạo ra môi trường làm việc năng động với những
con người có phong cách phục vụ chuyên nghiệp và nhiệt tình.
BIDV trong thời gian qua, ngân hàng luôn nhất quán về sứ mệnh, tầm nhìn,
giá trị cốt lõi đến từng hành vi của mỗi thành viên. Sự thành công của khách
hàng là sự thành công của BIDV. Điều đó thể hiện rõ nét trong cách nghĩ và
ứng xử; trong công việc vớibkhách hàng đối tác, với cổ đông và với đồng nghiệp.
Đến nay, BIDV đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ, sẵn sàng các
nguồn lực để thực hiện Kế hoạch Kinh doanh trong tương lai với quan điểm phát
triển là“Ngân hàng thương mại quốc gia, đóng vai trò trụ cột và chủ lực của nền
kinh tế, đồng hành phục vụ cho sự phát triển của đất nước, phát huy lợi thế tiềm
năng của ngân hàng, khai thác tối đa nguồn lực nội tại, gắn chặt chẽ tăng trưởng
của ngân hàng với các ngành kinh tế chủ lực, các vùng kinh tế trọng điểm của đất
nước, chủ động tham gia vào quá trình hội nhập. Nâng cao chất lượng và hiệu quả
tăng trưởng, phát triển ngân hàng tương đương với các ngân hàng hàng đầu khu
vực và phát triển bền vững”
Với 6 lần đạt được danh hiệu “Thương hiệu Quốc Gia” là sự ghi nhận vai
trò, giá trị và đóng góp của BIDV trong sự phát triển kinh tế xã hội và hội nhập
kinh tế của đất nước. Đây là động lực để BIDV tiếp tục nâng cao hơn nữa giá trị
sản phẩm, dịch vụ, năng lực cạnh tranh, góp phần khẳng định uy tín, hình ảnh
thương hiệu doanh nghiệp Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng Việt Nam nói
riêng trên thị trường khu vực và quốc tế.
Danh hiệu “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa kinh doanh Việt Nam năm
2022”, là sự ghi nhận của Chính phủ, các bộ, ban ngành, cộng đồng doanh nghiệp,
các tổ chức, xã hội đối với BIDV bởi những đóng góp tích cực cho sự phát triển
của cộng đồng doanh nghiệp, hệ thống Ngân hàng Việt Nam cũng như nền kinh tế
của đất nước.

39
Nhưng nếu tổ chức quá chú trọng tới việc xây dựng văn hóa công sở, doanh
nghiệp sẽ dễ bị rơi vào tình trạng quá chú trọng tới hình thức, lễ nghi bên ngoài.
Trên thực tế, rất nhiều khách hàng kêu ca về cung cách làm việc và giao tiếp của
các nhân viên BIDV. Một vấn đề nữa có thể nảy sinh ở các nguyên tắc này đó là tổ
chức sẽ thiếu khả năng thích ứng của tổ chức với những thay đổi của môi trường
bên ngoài. Bởi thực tế là tổ chức chỉ quan tâm tới việc xây dựng văn hóa ứng xử
trong nội bộ mà ít quan tâm tới yếu tố bên ngoài.

40
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trích dẫn
1. BIDV. (2022). Sổ tay Văn hóa.
https://bidv.com.vn/wps/wcm/connect/fe1d23f9-d17c-4d4d-b006-9cb3ed76ed4f/S
%E1%BB%94+TAY+V%C4%82N+H%C3%93A+BIDV.pdf?
MOD=AJPERES&CVID=okV9-ME.
2. Carlsoon, G. (2023). BIDV Là Ngân Hàng Gì? Nhà Nước Hay Tư
Nhân? Retrieved from https://unaids.org.vn/bidv-la-ngan-hang-gi/
3. Giáo trình Giao tiếp trong kinh doanh. (n.d.). Trường Đại học Tài
Chính - Marketing.

You might also like