You are on page 1of 2

HAI ĐỨA TRẺ- MỘT ÁNH CHIỀU TÀ RỰC RỠ TRONG THẠCH LAM

Văn chương tự cổ chí kim trước giờ chưa từng một lần cố dành lấy cái danh vọng
hão huyền hay chiếm góc nào đó vĩ đại của thế giới. “Văn học và đời sống là 2
vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người.”(Nguyễn Minh Châu). Văn tồn tại
là vì con người, vì những câu chuyện của cảm xúc truyền từ trái tim này đến trái
tim khác. Nói đến chuyện cảm xúc, truyện và chỉ có những rung động trong tâm
hồn, truyện mà đôi khi chẳng có cốt truyện, hiếm ai có thể không nghĩ được đến
ngòi bút Thạch Lam. Văn ông nhẹ nhàng, tinh tế mà đầy sâu lắng, đằm thắm. Tiêu
biểu trong sự nghiệp sang tác của mình, truyện ngắn “Hai đứa trẻ” hiện lên như
một điểm sáng thật đặc biệt.
Nhà văn Nam Cao từng chiêm nghiệm: “sống đã rồi hãy viết, hãy hòa mình vào
cuộc sống vĩ đại của nhân dân.” Theo lẽ đó, Thạch Lam ắt hẳn đã làm hài lòng
Nam Cao bằng một cuộc đời rất “trải” của mình. Bố ông qua đời sớm vì một cơn
bạo bệnh. Mẹ bằng nghề bán buôn phải chăm lo mẹ chồng và nuôi sống 7 đứa
con. Trong phân nửa đời mình ở phố huyện Cẩm giàng, Thạch Lam đã thấm đẫm
cái khó khăn, cực nhọc của người dân lao động nghèo khổ. Ấy có lẽ là niềm cảm
hứng bất tận để nhà văn nung nấu, thai nghén nên “Hai đứa trẻ”.
“Hai đứa trẻ” khai thác chủ đề về những cảnh người lầm than, khốn khổ trong
một phố huyện nhỏ nghèo. Không có diễn biến cao trào hay thắt nút, mở nút, ấy
chỉ như một đoạn phim ngắn chiếu cảnh một ngày tàn, một phiên chợ tàn, của
những con người tồi tàn. Cảnh chiều tà đến tối muộn mang một khung cảnh u
uất, man mác buồn, trùm lên con đường, mái nhà, và có khi là những phận người
ở đó nữa. Song bóng tôi dường như không phủ được hết con phố ấy. Lóe lên
trong đó ấm lên một tình người thật nồng đượm. Người ta hi vọng về 1 tương lai
sáng hơn, đẹp hơn ở phía trước.
Câu chuyện được kể lại dưới góc nhìn của nhân vật Liên, một cô bé giàu tình cảm
với những rung động đầy tinh tế. Liên luôn tràn đầy yêu thương với những người
xung quanh. Người đầu tiên có lẽ là mẹ chị. Ngày trước, mẹ chị còn lắm của cho
chị ăn toàn những thức quà ngon, “được đi bờ hồ uống những cốc nước lạnh
xanh đỏ” nơi Hà Nội thủ đô tấp nập, nhưng giờ đây mẹ nghèo, Liên phải bon chen
sống trong 1 khu nhà nghèo đói, ngày ngày giúp mẹ trông cửa hang. Tuy vậy, cái
nhìn của Liên vẫn luôn tình cảm. Chị không chê mẹ, Liên chấp nhận thực tại và
không nửa lời oán trách. Không những thế, chị còn tự hào vì được phụ giúp gia
đình, chị hãnh diện biết bao khi đeo chiếc xà tích bạc trên lưng, “ tỏ ra là người
con gái lớn và đảm đang.”
Liên thương nhiều người, ngay cả những đứa trẻ lạ mặt. Chị trông thấy chúng
đang cố nhặt nhạnh lại đồ mà người bán hang vô tình để rơi ra hoặc sót lại đem
về dùng. Chị muốn cho chúng thứ gì đó, nhưng rồi nhận ra mình cũng đói, cũng
nghèo. Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư từng chiêm nghiệm :” Người ta ngây ngất trước
sự hào nhoáng, mê mẩn trước sự bóng bẩy nhưng chỉ thực sự rơi nước mắt trước
sự giản dị tự đáy lòng. “ Suy nghĩ của Liên mang đầy những chua xót, cay đắng.
Chị muốn giúp đỡ có lẽ không chỉ là những đứa trẻ ấy, còn là nhiều mảnh đời đau
khổ nữa. Tiếc là bản thân chị cũng là lá đã rách nhiều phần.
Tình yêu đôi khi là không cần phải nói, nó được thể hiện ở ngay những hành động
nhỏ nhất. Nom thấy cụ Thi nửa điên nửa dại đến mua rượu mỗi ngày, Liên hơi sợ
nhưng cũng lặng lẽ rót vào li rượu đầy hơn một chút cho cụ. Chỉ một hành động
thôi mà thấy được tất cả tình cảm giữa người với nhau. Cụ Thi tuy không còn mấy
tỉnh táo, nhưng cũm cảm nhận được trong những gì Liên gửi gắm trong ly rượu ấy
mà cất lên: “ Em Liên hôm nay thảo nhỉ.”
Bản thân Liên với em mình cũng phải dọn hàng đến khuya, tuy mục đích thực sự
của họ không phải bán hàng mà là để nhìn chuyến tàu Hà Nội về từ đêm, song
Liên vẫn động lòng trắc ẩn với những con người phải bôn ba lúc tối muộn. Chị
thương mẹ con Tí phải chờ chực để bán cho đôi người phu xe hay lính lệ. Chị
thương cả nhà hát xẩm với đứa con lê lết trên mảnh chiếu rách với thau sắt trống.
Nam Cao đã từng tâm niệm “ một người đau chân thì có mấy khi nghĩ được đến
cái đau của người khác đâu.” Liên nghèo, và có lẽ là một người đau chân thật đấy,
nhưng chị vẫn nghĩ về những người chung quanh và dành cho họ những xúc cảm
chân thành nhất. Ấy là một Liên cao thượng, đẹp đẽ mà không ít người đọc phải
thán phục ngưỡng mộ, yêu mến.
Liên trong câu chuyện còn hiện lên là một người đầy tinh tế và nhạy cảm.

You might also like