You are on page 1of 33

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

KHOA KINH TẾ - LUẬT

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN KHỞI NGHIỆP

TRÀ SỮA HẠT

“VEGAN”

NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 2

MÃ LỚP HỌC PHẦN: EC4281 - CR01

Đồng Tháp, Tháng 3/2024


DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA

LỚP HỌC PHẦN: EC4281 - CR01

NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 2

Số
Mức độ
thứ
tham
Họ và tên tự Ghi
Stt MSSV Lớp gia thực Ký tên
thành viên trong chú
hiện
lớp
(%)
HP

Lưu Võ Kiều
1 0021411051 20 ĐHKT21C 100 CR01
Vy

Nguyễn Thị
2 0021411284 15 ĐHKT21C 100 CR01
Hồng Hạnh

Nguyễn Thái
3 0021411676 35 ĐHKT21B 100 CR01
Quyên

4 0021413106 Trần Quốc Sĩ 41 ĐHKT21B 100 CR01

5 0021413850 Lê Minh Vũ 46 ĐHKT21B 100 CR01

Nhóm trưởng:

- Họ và tên: Trần Quốc Sĩ

- Số điện thoại liên hệ: 0888452152

- Email liên hệ: tranquocsi1999@gmail.com


1

MỤC LỤC

Trang
MỤC LỤC ......................................................................................................................1
NỘI DUNG .....................................................................................................................3
1. Giới thiệu về ý tưởng .................................................................................................3
1.1. Lý do hình thành ý tưởng .....................................................................................3
1.2. Mô tả về ý tưởng kinh doanh ...............................................................................3
2. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và khó khăn đối với dự án ......................................4
2.1. Điểm mạnh ...........................................................................................................4
2.2. Điểm yếu ..............................................................................................................5
2.3. Cơ hội ...................................................................................................................6
2.2.4. Thách thức .........................................................................................................6
3. Thị trường mục tiêu, định vị sản phẩm ...................................................................7
3.1. Thị trường mục tiêu.............................................................................................. 7
3.1.1 Phân khúc theo vị trí địa lí: ............................................................................7
3.1.2. Phân khúc theo dân số - xã hội học .............................................................. 7
3.1.3. Phân khúc theo tâm lý...................................................................................7
3.1.4. Phân khúc theo hành vi tiêu dùng: ................................................................ 7
3.2. Định vị sản phẩm .................................................................................................8
4. Kế hoạch marketing mix ...........................................................................................9
4.1. Sản phẩm ..............................................................................................................9
4.2. Giá ......................................................................................................................11
4.3. Phân phối ............................................................................................................14
4.4. Truyền thông marketing .....................................................................................14
4.4.1. Quảng cáo ...................................................................................................14
4.4.2. Khuyến mại .................................................................................................14
4.4.3. Marketing trực tiếp .....................................................................................15
4.4.4. Bán hàng cá nhân ........................................................................................15
4.4.5. Quan hệ công chúng ...................................................................................15
4.5. Con người ...........................................................................................................15
4.6. Quy trình ............................................................................................................16
2

4.7. Cơ sở vật chất .....................................................................................................16


4.8. Bảng chi phí truyền thông ..................................................................................17
5. Kế hoạch sản xuất ....................................................................................................17
5.1. Bảng nhu cầu, dự báo doanh thu trong 5 năm ...................................................17
5.2. Kế hoạch về địa điểm, bố trí mặt bằng và trưng bày hàng hoá ..........................18
5.3. Quy trình sản xuất/quy trình cung cấp dịch vụ ..................................................19
5.3.1. Quy trình sản xuất .......................................................................................19
5.3.2. Quy trình cung cấp dịch vụ ........................................................................20
5.4. Bảng mua sắm các công cụ dụng cụ, thiết bị máy móc .....................................20
6. Kế hoạch nhân sự ....................................................................................................25
6.1. Bảng mô tả vị trí công việc và yêu cầu .............................................................. 25
6.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của dự án..........................................................................27
6.3. Dự kiến công tác tuyển dụng và đào tạo ............................................................ 28
6.3.1. Công tác tuyển dụng ...................................................................................28
6.3.2. Đào tạo, khen thưởng ..................................................................................30
6.4. Dự kiến tiền lương ............................................................................................. 30
6.5. Bảng chi phí tổng hợp về nhân sự cho sự phương án ........................................31
3

NỘI DUNG

1. Giới thiệu về ý tưởng

1.1. Lý do hình thành ý tưởng

- Tên ý tưởng: Trà sữa hạt

- Lý do hình thành ý tưởng:

Trà sữa là một thức uống ngon và phổ biến trên thế giới, đặc biệt là ở khu vực
Châu Á. Tại các quốc gia khác nhau, món trà sữa đã có những biến tấu riêng để phù hợp
hơn với phong cách ẩm thực và văn hóa của từng quốc gia.

Ở Việt Nam, trà sữa xuất hiện từ khoảng cuối năm 2002 và sau đó phát triển mạnh
mẽ trên khắp cả nước. Vì sự phát triển đó mà hàng ngàn quán trà sữa “mọc lên”, với
mong muốn kiếm lời từ ngành trà sữa mà nhiều người không tiếc sử dụng những nguyên
liệu không rõ nguồn gốc như bột sữa, bột béo, set trà sữa pha sẵn,… chứa nhiều chất
hóa học gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.

Trong khi đó, sự xuất hiện của sữa hạt như một cứu tính thay thế cho các loại sữa
bột ngày nay. Sữa hạt là một sản phẩm thuần chay, được làm từ các loại hạt có giá trị
dinh dưỡng cao và thơm ngon. Trong sữa hạt chứa protein, chất xơ, canxi, sắt.. cung cấp
nhiều dưỡng chất cho sức khỏe của mọi người. Ngoài ra, sữa hạt không chứa chất bảo
quản, không nhiều chất béo như sữa bò, sữa đặc làm giảm nguy cơ măc các bệnh tim,
béo phì, tiểu đường. Vì thế, sự kết hợp của “trà” và “sữa hạt” sẽ tạo nên một loại thức
uống an toàn, độc đáo, thơm ngon và bổ dưỡng.

Với mong muốn tạo nên một sản phẩm vừa đáp ứng nhu cầu trà sữa vừa bảo vệ
sức khỏe của mọi người, nhóm chúng tôi quyết định chọn sản phẩm“Trà sữa hạt” làm
ý tưởng kinh doanh khởi nghiệp của mình.

1.2. Mô tả về ý tưởng kinh doanh

- Tên cơ sơ kinh doanh: Trà sữa hạt Vegan

- Loại hình kinh doanh: Quán

- Logan: Trà sữa hạt Vegan thơm ngon hương hạt, ngạt ngào hương thơm
4

- Logo:

Hình 1: Logo quán trà sữa hạt Vegan


(Nguồn: Nhóm tác giả tự thiết kế)

- Địa điểm kinh doanh: đường Thiên Hộ Dương, phường 4, TP Cao Lãnh, tỉnh
Đồng Tháp.

- Diện tích: 200m2 (ngang 10 mét, dài 20 mét)

- Không gian: quán được thiết kế theo phong cách hiện đại, rộng rãi, có bãi đỗ xe,
có khu vực ngoài trời và phòng lạnh. Sử dụng bàn ghế từ gỗ, ánh đèn vàng nhẹ giúp tăng
thêm sự sang trọng cho quán.

- Sản phẩm: Quán kinh doanh sản phẩm chính là trà sữa hạt. Bên cạnh đó, còn kinh
doanh thêm các sản phẩm phụ khác như trà, cà phê, nước ép và các loại bánh làm từ
hạt,…

- Mục tiêu: cung cấp cho khách hàng những sản phẩm chất lượng, thơm ngon, bổ
dưỡng. Đồng thời mang đến cho khách hàng một không gian yên tĩnh, hiện đại, thoải
mái để khách hàng có thể đến làm việc và thư giãn.

2. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và khó khăn đối với dự án

2.1. Điểm mạnh

- Sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Trà sữa của chúng tôi sử dụng sữa hạt thay
cho các loại sữa bột, sữa đặt thông thường vì thế sẽ giúp giảm thiểu các chất béo, chất
bảo quản, hóa chất gây hạt cho sức khỏe con người. Đồng thời, sản phẩm cũng sẽ cung
cấp cho khách hàng nhiều dưỡng chất từ các loại hạt như protein, vitamin, chất xơ và
5

nhiều khoáng chất khác như magie, sắt, kali, canxi,.. giúp hỗ trợ tăng cường sức đề
kháng và hệ miễn dịch.

- Điều đặt biệt nhất của Trà sữa hạt “Vegan” là nguồn nguyên liệu chất lượng cao
được khai thác tại các vùng nông sản sạch ở trong và ngoài nước: Hạt điều từ Bình
Phước, Cacao từ Đắk Lắk, hạt hạnh nhân, óc chó được nhập khẩu từ Mỹ. Ngoài ra,
đường phèn mật mía tự nhiên được sản xuất tại Nghệ An, Quảng Ngãi. Đây đều là những
nguyên liệu tự nhiên cực kỳ tốt với sức khỏe con người.

- Không gian quán rộng rãi, sạch sẽ, chỗ ngồi thoải mái thoáng mát.

- Nhân viên được đào tạo nhiều kỹ năng để phục vụ khách, luôn thân thiện, nhiệt
huyết với công việc.

- Sử dụng ly, ống hút, bao bì kiểu dáng mới lạ, chất liệu an toàn, thân thiện với
môi trường.

- Quán ngoài kinh doanh thức uống thì còn cung cấp thêm bánh hạt dinh dưỡng
cho khách hàng thưởng thức cùng. Ngoài ra, đội ngũ nhân viên phục vụ còn làm thêm
dịch vụ giao hàng tận nơi. Khách hàng tiềm năng sẽ có nhu cầu thưởng thức đồ ăn hoặc
thức uống được phục vụ sẵn mà không phải đi ra ngoài. Đây sẽ là một dịch vụ tuyệt vời
để có thêm lợi nhuận cho quán.

2.2. Điểm yếu

- Chi phí mở quán khá lớn nên để có thể kinh doanh có lãi, phải quản lý mọi thứ
cực kỳ sát sao, đặc biệt là giá cả nhập hàng, nguồn nguyên liệu được cung cấp cũng có
thể tăng giá leo thang theo thời gian, nếu không thể thương lượng được, hoặc không thể
tìm ra được nguồn cung cấp thay thế thì việc kinh doanh của quán sẽ rơi vào khủng
hoảng.

- Chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc bán hàng, nên việc thành lập và cạnh tranh
với các đối thủ có từ lâu năm là rất khó.

- Giá sản phẩm cao hơn các đối thủ cạnh tranh, do đó phải cho khách hàng thấy
được giá trị của quán mang lại bằng không gian, trang trí.
6

2.3. Cơ hội

- Thị trường tiềm năng và ngày càng được mở rộng. Do nhu cầu uống trà sữa ngày
nay vẫn đang đang phát triển mạnh mẻ, vấn đề về chăm sóc sức khỏe ngày càng được
chú trọng nhiều hơn nên việc kinh doanh trà sữa hạt sẽ là một sản phẩm tiềm năng trên
thị trường.

- Sau khi có lượng khách tốt thì việc mở rộng cửa hàng ở các địa điểm địa lý khác
nhau là một ý tưởng tốt để mở rộng kinh doanh, với nhiều tầng lớp khách hàng khác
nhau. Thương hiệu có thể mở rộng trực tiếp hoặc mở dưới dạng nhượng quyền, cùng
một tên thương hiệu. Đó là cách thương hiệu có thể tăng thị trường mục tiêu và thị phần.

- Xây dựng thương hiệu riêng bằng cách đẩy truyền thông mạnh, tổ chức chiến
dịch quảng cáo online thông qua mạng xã hội hoặc offline (tờ rơi) đều có tác dụng.

- Vị trí đi lại giao thông thuận tiện, gần các trường trung học phổ thông và đại học
dễ dàng tiếp cận đến thị trường mục tiêu.

2.2.4. Thách thức

- Mô hình cạnh tranh dễ bị sao chép

- Chất lượng sản phẩm phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu (các loại hạt) nên dễ bị
ảnh hưởng bởi khí hậu,thời tiết, mùa vụ, khó bảo quản chuẩn bị

- Do vị trí trung tâm gần các trường học nên rất nhiều đối thủ cạnh tranh khá mạnh
và có tiếng từ trước như Trà sữa Muối house,Trà sữa Mây,…

- Thị trường nhạy cảm về giá: trà sữa là sản phẩm có một biên độ giá nhất định và
công khai. Nếu quán cung cấp đồ uống có giá quá cao thì chắc chắn sẽ không có khách
hàng. Vậy nên, người ta thường nói, kinh doanh quán trà sữa thường có biên lợi nhuận
thấp, khi giá thì không thể tăng, nhưng nhiều chi phí nhỏ lẻ phát sinh.

- Thách thức từ đối thủ cạnh tranh: Để có thể thu hút được khách hàng thì nhiều
doanh nghiệp sẵn sàng hạ giá thành sản phẩm. Vậy nên nếu quán cũng ở trong tình trạng
này thì việc phải hạ giá để cạnh tranh hoặc tung ra các chương trình giảm giá là điều
không thể tránh khỏi. Về tương lai lâu dài thì điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới lợi nhuận
của quán.
7

3. Thị trường mục tiêu, định vị sản phẩm

3.1. Thị trường mục tiêu

3.1.1 Phân khúc theo vị trí địa lí

Quán sẽ mở ở phường 4 thành phố Cao Lãnh. Đây là nơi gần trung tâm thành phố
có nhiều trường học, cơ quan, doanh nghiệp... Nơi này có đầy đủ tất cả các loại khách
hàng là đối tượng của quán hướng đến. Và đây cũng sẽ là nơi tiềm năng để phát triển
quán sau này.

3.1.2. Phân khúc theo dân số - xã hội học

Bảng 1: Phân khúc theo dân số - xã hội học

Tiêu chí Thị trường

Độ tuổi 15 - 35 tuổi

Giới tính Nam, Nữ

Mức chi tiêu Từ 3 đến 6 triệu

Nghề nghiệp Học sinh, sinh viên, người đi làm

(Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp)

3.1.3. Phân khúc theo tâm lý

- Lối sống: ăn uống lành mạnh, sử dụng các sản phẩm giàu dinh dưỡng

- Sở thích: thích làm đẹp, ăn kiêng, thích đến các quán nước, thích sự yên tĩnh,
thoải mái,...

- Nhu cầu: muốn đến không gian độc đáo, mới lạ, có không gian yên tĩnh để làm
việc hay cần nơi để trò chuyện với bạn bè, vui chơi,...

3.1.4. Phân khúc theo hành vi tiêu dùng:

- Tình huống sử dụng: sử dụng trực tiếp, mua mang về

- Lợi ích mà khách hàng tìm đến quán: Quán có thể mang đến cho khách hàng các
sản phẩm ngon, bổ dưỡng, an toàn và cho phép khách hàng có thể lựa chọn mix các loại
8

hạt phù hợp với sở thích, nhu cầu dinh dưỡng của bản thân. Ngoài ra, không gian quán
còn tạo môi trường yên tĩnh, thoải mái cho khách hàng đến để trò chuyện, làm việc, học
tập, chụp ảnh,...

 Khách hàng mục tiêu: Học sinh, sinh viên, người đi làm trong độ tuổi từ 15 -
35 tuổi và có mức chi tiêu từ 3 đến 6 triệu. Họ là những người quan tâm đến sức khỏe,
sử dụng những sản phẩm giàu dinh dưỡng có nguồn gốc từ thiên nhiên và thường đến
các quán nước để thưởng thức, thư giãn, học tập và làm việc,...

3.2. Định vị sản phẩm

- Định vị thị trường gồm 3 chiến lược:

+ Sự khác biệt của sản phẩm: trà sữa hạt ít béo, nhiều dinh dưỡng. Khách hàng có
thể điều chỉnh lượng đường, lượng đá theo yêu cầu và có thể lựa chọn sử dụng nóng
hoặc lạnh hoặc mix các hạt tùy sở thích. Ly, ống hút, quai xách được làm bằng giấy thiết
kế đặc trưng để giảm thiểu rác thải nhựa ra môi trường, nâng cao nhận thức của khách
hàng.

+ Không gian và dịch vụ: quán được thiết kế với không gian rộng rãi, hiện đại đầy
đủ tiện nghi có cả không gian kín và không gian ngoài trời, trang bị đầy đủ bàn ghế,
thiết bị cho khách hàng thoái mái sử dụng. Bên cạnh đó đội ngũ nhân viên của quán
được tuyển chọn kỹ lưỡng, chuyên nghiệp, thân thiện, nhiệt tình, vui vẻ để mang đến
trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

+ So sánh đối thủ cạnh tranh: các quán trà sữa lớn, nhỏ xung quanh khu vực phường
4, thành phố Cao Lãnh như Trà sữa Gió, Trà sữa Cam, Trà sữa Muối House, Khôi
Garden coffee,... Trong đó, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là Khôi Garden coffee bởi quản
lí của quán nhận được nhiều sự yêu thích của các bạn trẻ. Tuy nhiên, Trà sữa hạt Vegan
của chúng tôi có thức uống đa dạng, bao bì đặc trưng, lối trang trí quán lấy cảm hứng
độc lạ thân thiện với môi trường mà khách hàng mục tiêu là giới trẻ, thanh niên.
9

- Sơ đồ định vị sản phẩm, dịch vụ:

Hình 2: Sơ đồ định vị sản phẩm, dịch vụ


(Nguồn: Nhóm tác giả tự nghiên cứu)

4. Kế hoạch marketing mix

4.1. Sản phẩm

Sản phẩm kinh doanh: quán xây dựng menu đa dạng với sản phẩm kinh doanh
chính là các loại trà sữa hạt, sản phẩm phụ là các loại đồ uống khác như trà, cà phê, nước
ép và các loại bánh làm từ hạt.

- Trà sữa hạt: bao gồm các loại như trà sữa hạnh nhân, trà sữa hạt điều, trà sữa hạt
óc chó, trà sữa mix hạt,… các sản phẩm đều có nguồn gốc từ các hạt tự nhiên và được
chọn lọc kĩ càng, sản xuất ra vẫn giữ nguyên mùi vị, hàm lượng dinh dưỡng, độ ngọt,…
10

- Các loại đồ uống khác: Hoa quả được sử dụng làm các loại nước ép sẽ được lấy
từ các nhà cung cấp trái cây tại vườn, siêu thị nông sản. Trà, cà phê được nhập từ các
nhà cung cấp uy tín ở Thái Nguyên, Đắc Lăk để đảm bảo nguồn gốc và chất lượng cho
nguyên liệu.

- Các loại bánh: bánh gạo lức, bánh thuyền hạt dinh dưỡng, bánh đồng tiền mix
hạt,… đều được lấy từ các cơ sở sản xuất bánh, cửa hàng chuyên cung cấp uy tín trong
khu vực.

Chất lượng sản phẩm: Quán chú trọng đầu tư kỹ lưỡng vào chất lượng sản phẩm
từ việc chọn nguyên liệu sạch, an toàn, đầu tư máy móc hiện đại, đào tạo nhân viên pha
chế chuyên nghiệp,... để có thể mang đến cho khách hàng một thức uống chất lượng
nhất, thơm ngon nhất và bổ dưỡng nhất

Bao bì, nhãn mác: quán sử dụng bao bì, nhãn mác có chất liệu từ giấy. Bởi vì giấy
là chất liệu thân thiện với môi trường, có tính thẩm mỹ cao và đảm bảo chất lượng sản
phẩm được giữ nguyên vẹn, tròn vị. Ngoài ra, các loại ly giấy có trọng lượng nhỏ, kích
thước tinh gọn và đa dạng về mẫu mã, dung tích chứa đựng, để thỏa mãn nhu cầu sử
dụng của khách hàng.

Hình 3: Bao bì, nhãn mác, ly, ống hút, quai xách giấy của quán
(Nguồn: nhóm tác giả tự thiết kế)
11

4.2. Giá

Mức giá các loại đồ uống của quán giao động từ 18 - 38K. Mức giá này được lựa
chọn dựa trên 2 cơ sở:

- Đối tượng mà quán hướng đến là học sinh, sinh viên, người đi làm có thu thập
trung bình khá trở lên, đây là nhóm đối tường có nhu cầu sử dụng trà sữa cao và sẵn
sàng chi trả số tiền trên cho 1 ly trà sữa.

- Khảo sát giá của các đối thủ cạnh tranh trong khu vực để đưa ra mức giá phù hợp
vừa đảm bảo được chi phí bỏ ra vừa duy trì hoạt động kinh doanh.

Bảng 2: Mức giá của các đối thủ cạnh tranh trong khu vực

STT Đối thủ cạnh tranh Mức giá

1 Muối House tea & coffee 15. 000- 37.000

2 Khôi Garden coffee 15.000 - 40.000

3 Trà sữa hạt Vegan 18.000 - 38.000

4 Trà sữa Gió 22.000 - 37.000

5 Trà sữa Thương 16.000 - 49.000

(Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp)

Bảng 3: Menu mức giá cụ thể từng sản phẩm

Sản phẩm Giá

TRÀ SỮA HẠT S M L

Trà sữa hạt điều 20 25 30

Trà sữa hạnh nhân 20 25 30

Trà sữa hạt óc chó 20 25 30

Trà sữa hạt bí 20 25 30


12

Trà sữa đậu nành 20 25 30

Trà sữa đậu phộng 20 25 30

Trà sữa hạt sen 20 25 30

Trà sữa hạnh nhân cacao 22 28 32

Trà sữa hạt điều bí đỏ 22 28 32

Trà sữa hạt óc chó bí đỏ 22 28 32

Trà sữa hạt sen gạo lức 22 28 32

Trà sữa hạnh nhân matcha 22 28 32

Trà sữa mix hạt tùy chọn 26 32 38

TRÀ S M L

Hồng trà - 15 20

Trà ô lông - 18 25

Trà đào - 18 25

Trà vải - 18 25

Trà ổi hồng - 18 25

Trà dâu - 18 25

Trà mãng cầu - 18 25

CÀ PHÊ & SODA S M L

Cà phê máy - 15 20

Cà phê phin - 15 20
13

Cà phê sữa - 17 22

Bạc xĩu - 19 25

Soda bạc hà - 20 23

Soda việt quất - 20 23

Soda blue - 20 23

SỮA TƯƠI & ĐÁ XAY S M L

Sữa tươi trân châu đường đen 22 27 35

Sữa tươi gongcha đường đen 23 28 36

Matcha đá xây 28 32 38

Cacao đá xây 28 32 38

BÁNH Cái - -

Bánh đông tiền mix hạt 5 - -

Bánh gạo lức rong biển 5 - -

Bánh gạo ngũ cốc chà bông 5 - -

Bánh thuyền hạt dinh dưỡng 10 - -

Bánh hạt dẻ 15 - -

Bánh nướng hạt điều 15 - -

TOPPING - - -

Trân châu 4 - -

Gongcha 4 - -
14

Thạch trái cây 4 - -

Pudding 4 - -

Full topping 7 - -

(Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp)

4.3. Phân phối

- Trà sữa hạt dinh dưỡng Vegan sử dụng kênh phân chính là phân phối trực tiếp,
không qua trung gian. Sản phẩm và dịch vụ sẽ được cung cấp đến khách hàng tại quán
và ship tận nơi cho khách hàng khi khách hàng đặt hàng qua số điện thoại, fanpaga, hoặc
trên các ứng dụng giao hàng liền kết với quán.

Trà sữa hạt dinh dưỡng


Khách hàng
Vegan

4.4. Truyền thông marketing

4.4.1. Quảng cáo

- Dán poster và treo băng gôn trước cửa tiệm

- Phát tờ rơi trước cổng các trường học

- Tạo tài khoản mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Instagram để đăng các bài giới
thiệu về quán, sản phẩm, chương trình khuyến mại, lời chúc vào dịp lễ tết,…

- Quay những thước phim về hoạt động của quán (toàn cảnh quán, quy trình chế
biến thạch, trà sữa thơm ngon, các đoạn phim thưởng thức, cảm nhận trà sữa,..) để mang
hình ảnh của quán đến gần hơn với khách hàng

- Liên kết với các ứng dụng giao hàng Vill, Grabfood,…

4.4.2. Khuyến mại

- Chương trình ưu đãi mỗi ngày:

+ Mua 10 ly tặng 1 ly
+ Tặng túi vải cho hóa đơn từ 299k
+ Free ship 3km
15

- Vào ngày chủ nhật hàng tuần khách hàng đến mua và check-in với sản phẩm của
quán và đăng lên facebook sẽ được nhận voucher giảm 5k cho lầm mua sau.

- Tặng thẻ thành viên cho khách tích lũy đủ 1 triệu. Khách hàng có thẻ thành viên
sẽ được giảm 20% vào ngày sinh nhật, các ngày còn lại trong tháng sinh được giảm
10%; được ưu tiên nhận thông tin chương trình khuyến mại, sản phẩm mới qua tin nhắn
Zalo, nhận lời chúc vào các dịp sinh nhật, lễ tết.

4.4.3. Marketing trực tiếp

- Giới thiệu các món mới, món đặc trưng của quán khi khách hàng order

- Bán hàng trực tiếp tại quán

- Dựng quầy dùng thử sản phẩm mới trước cửa hàng

4.4.4. Bán hàng cá nhân

- Hỗ trợ giải quyết vấn đề khi khách hàng liên hệ

- Chủ động quan sát, tiếp cận phục vụ khách hàng để tạo sự tôn trọng, thiện cảm
cho khách hàng quay trở lại

4.4.5. Quan hệ công chúng

- Tổ chức chương trình thiện nguyện: phát quà bánh cho trẻ em trại mồ côi, tặng
thức ăn, nước uống cho người vô gia cư,…

- Gây quỹ từ thiện: khách hàng mua 1 ly nước = quyên góp 1.000 đồng vào quỹ
(số tiền góp được + 10% lợi nhuận của quán dùng để giúp đỡ người người có hoàn cảnh
khó khăn)

4.5. Con người

Xây dựng đội ngũ nhân viên phục vụ chuyên nghiệp, nhiệt tình, nhanh nhẹn và
giao tiếp khéo léo. Nhân viên phục vụ cần:

+ Mang lại cảm giác thoải mái cho khách hàng khi đến với quán
+ Luôn tươi cười, thân thiện với khách hàng, thái độ làm việc chuyên nghiệp,
nghiêm túc, chỉnh chu
+ Nhanh chóng đáp ứng những yêu cầu của khách hàng nếu điều đó nằm trong
khả năng.
16

Lắng nghe, tiếp nhận và phản hồi kịp thời những ý kiến từ phía khách hàng để
nâng cao chất lượng dịch vụ của quán, đồng thời tạo được sự thiện cảm, tin tưởng đối
với khách hàng.

4.6. Quy trình

- Nguyên vật liệu sẽ được chuẩn bị sẵn sàng trước khi mở của bán

- Thành phẩm sẽ được pha chế theo yêu cầu của khách hàng sau khi khách hàng
order

- Khách hàng có thể mua hàng trược tiếp, đặt hàng qua số điện thoại, nhắn tin cho
fanpage hoặc đặt hàng trên ứng dụng như VILL

- Khách hàng có thể sử dụng tại quán hoặc mang đi. Khi sử dụng sản phẩm tại
quán sẽ có nhân viên tận tình phục vụ hướng dẫn order, tìm chỗ ngồi, phục vụ trà,…

- Thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản

- Khách hàng có thể bày tỏ ý kiến về sản phẩm, dịch vụ trên các trang fanpage của
quán hoặc trực tiếp góp ý cho quán lí và nhân viên quán.

- Mọi quy trình hoạt động của quán đều được tối ưu hóa, nhanh chóng, gọn gàng,
chuyên nghiệp nhằm mang đếm trải nghiệm tuyệt vời nhất cho khách hàng.

4.7. Cơ sở vật chất

- Thiết kế không gian quan rộng rãi, thoát mái và hiện đại, có khu vực ngoài trời
và phòng lạnh, có bãi đỗ xe

- Bàn ghế được bố trí, sắp xếp theo từng khu vực có bàn làm việc dài, bàn nhóm
nhỏ và bàn đơn, việc sắp xếp bàn ghế đảm bảo hợp lí để khách hàng có thể đến làm việc,
thư giãn, trò chuyện,…

- Các vật trang trí chủ yếu từ gỗ, tre,… bày trí thêm nhiều cây xanh để tăng sự dễ
chịu, mát mẻ cho quán. Ngoài ra, quán còn trang bị thêm wifi, các ổ cắm điện cho khách
hàng có nhu cầu sử dụng.

- Máy móc và trang thiết bị hiện đại được chú trọng đầu tư kỹ lưỡng phục vụ cho
quy trình sản suất đảm bảo sự đồng đều về chất lượng của các sản phẩm.
17

4.8. Bảng chi phí truyền thông

Bảng 4: Tổng hợp chi phí truyền thông


Đvt: đồng/năm

Stt Khoản chi phí Số tiền

1 In ấn (poster, tờ rơi, băng gôn, bảng quảng cáo,…) 2.000.000

2 Chạy quảng cáo trên mạng xã hội 3.000.000

3 Quay video quảng cáo 3.000.000

4 Hợp tác với đơn vị giao hàng Vill, Garbfood,… 5.000.000

5 Chi phí phát sinh khác 2.000.000

Tổng chi phí 15.000.000

(Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp)

5. Kế hoạch sản xuất

5.1. Bảng nhu cầu, dự báo doanh thu trong 5 năm

Bảng 5: dự báo nhu cầu, doanh htu trong năm


Đvt: đồng/năm

Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5

P (giá bán
26.000 26.000 27.000 28.000 30.000
trung bình)

Q (sản
lượng dự 39.600 43.560 47.916 52.708 57.978
kiến)

Doanh thu
1.029.600.000 1.132.560.000 1.293.732.000 1.475.812.800 1.739.350.800
= PxQ

(Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp)


18

5.2. Kế hoạch về địa điểm, bố trí mặt bằng và trưng bày hàng hoá

Địa điểm: quán Trà sữa hạt Vegan được đặt tại đường Thiên Hộ Dương, phường
4, thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp. Vị trí của quán nằm gần trung tâm thành phố và
gần các trường cao đẳng, trung học như Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp, THTP Thành
Phố Cao Lãnh, THPT Đỗ Công Tường,… đây là khu vực dân cư đông đúc và có nhiều
học sinh, sinh viên, người đi làm tạo thuận lợi cho việc tiếp cận khách hàng mục tiêu
của quán.

Bố trí mặt bằng:

- Quán có diện tích rộng 200m2 (chiều ngang 10 mét, chiều dài 20 mét)

- Bên ngoài: mặt tiền của quan nằm ngay trên đường Thiên Hộ Dương, đây là tuyến
đường 2 chiều giao có thông thuận lợi và có lượng xe cộ qua lại đông đúc, nằm cách
trung tâm thành phố 3 phút đi xe máy, cách các trường Cao đẳng Cộng đồng, THTP
Thành Phố Cao Lãnh, THPT Đỗ Công Tường từ 500m - 900m. Điều này rất thuận lợi
cho việc thu hút khách hàng và thuận tiện cho khách hàng ghé quán.

- Bên trong: quán chia thành 2 khu vực. Phía trước là khu vực ngoài trời (có bố trí
mái hiên di động để che mưa che nắng) phù hợp với khách hàng yêu thích sự rộng rãi,
thoải mái. Phía sau là khu vực phòng lạnh có không gian yên tĩnh để khách hàng đến
làm việc và thư giãn. Ngoài ra quan còn bố trí thêm các khu vực khác như khu để xe và
nhà vệ sinh,…

Hình 4: Mã QR mặt bằng và không gian quán


(Nguồn: Internet có chỉnh sửa)
19

5.3. Quy trình sản xuất/quy trình cung cấp dịch vụ

5.3.1. Quy trình sản xuất

Hình 5: Quy trình sản xuất trà sữa hạt


(Nguồn: Tác giả tự thiết kế)
20

5.3.2. Quy trình cung cấp dịch vụ

• Chào hỏi và hướng dẫn khách hành đến quầy order


1

• Tiếp nhận order của khách hàng và thanh toán tại quầy
2

• Đưa số bàn và tìm vị trí ngồi theo mong muốn của khách hàng
3

• Pha chế thức uống cho khách hàng


4

• Nhân viên phục vụ chuyển đồ uống đến khách hàng


5

• Tiễn khách hàng ra cửa sau khi khách hàng sử dụng xong và rời quán
6

• Dọn dẹp khu vực bàn khách ngồi chuẩn bị đón khách mới
7

Hình 6: Quy trình phục vụ của quán


(Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp)

Quy trình phục vụ được tối giản tạo điều kiện cho các công việc của quán được
tiến hành một cách gọn gàng, nhanh chóng. Đảm bảo cho nhân viên luôn đứng ở các
khu vực dễ quan sát để phục vụ bất kỳ lúc nào khách gọi. Bên cạnh đó, toàn bộ giai đoạn
từ khi khách gọi nước cho đến khi nước được phục vụ phải cung cấp kịp thời, không để
khách hàng đợi quá lâu ảnh hưởng đến cảm xúc của họ.

5.4. Bảng mua sắm các công cụ dụng cụ, thiết bị máy móc

Bảng 6: Công cụ, dụng cụ cần mua sắm

Tên công cụ, dụng Đơn vị Số Thành


Stt Nhãn hiệu Đơn giá
cụ mua sắm tính lượng tiền

1 Nồi inox 10 lít Vietcook Cái 2 950.000 1.900.000

2 Nồi inox 5 lít Vietcook Cái 2 390.000 780.000

3 Nồi nấu trân châu 5 lít Unibar Cái 2 1.750.000 3.500.000

4 Bình ủ trà 10 lít Subron Cái 3 330.000 990.000


21

5 Dụng cụ lọc trà - Cái 2 35.000 70.000

6 Ca đong 1000ml Duy Tân Cái 2 45.000 90.000

7 Ca đong 500 ml Duy Tân Cái 2 35.000 70.000

8 Ca đong 250 ml Duy Tân Cái 2 25.000 50.000

9 Thìa đong định lượng - Bộ 1 50.000 50.000

10 Zic đong - Cái 2 15.000 30.000

Khuông đỗ thạch
11 - Cái 10 20.000 200.000
silicon

12 Muỗng pha chế - Cái 10 17.000 170.000

13 Chầy dầm pha chế - Cái 2 65.000 130.000

14 Bình lắc inox 700ml - Cái 2 120.000 240.000

15 Bình lắc inox 500ml - Cái 2 90.000 180.000

16 Bình lắc inox 350ml - Cái 2 70.000 140.000

Bình thủy tinh bơm


17 - Cái 2 70.000 140.000
đường 1000ml

Bình nước thủy tinh


18 Luminarc Cái 6 80.000 480.000
1,7 lít

Khay nhôm đựng


19 - Cái 8 60.000 480.000
topping

20 Lọ rắc bột - Cái 2 29.000 58.000

Lọ thủy tinh đựng


21 - Cái 10 50.000 500.000
nguyên liệu
22

22 Phin cà phê - Cái 20 25.000 500.000

23 Thùng đá 85L Hitaco Cái 1 950.000 950.000

24 Muôi xúc đá - Cái 2 20.000 40.000

25 Dao - Cái 2 30.000 60.000

26 Vá - Cái 2 30.000 60.000

27 Thớt - Cái 2 50.000 100.000

28 Khay phục vụ - Cái 15 50.000 750.000

29 Miếng lót Ly - Miếng 50 8.000 400.000

30 Khăn lau bàn - Cái 20 10.000 200.000

31 Hộp đựng khăn giấy - Cái 20 25.000 500.000

32 Thùng rác 240 lít - Cái 2 430.000 860.000

33 Thùng rác 60 lít - Cái 4 170.000 680.000

34 Chổi - Cái 2 35.000 70.000

35 Đồ hốt rác - Cái 2 30.000 60.000

36 Bộ cây lau sàn - Bộ 2 120.000 240.000

37 Menu - Cái 8 100.000 800.000

38 Tạp giề - Cái 20 80.000 1.600.000

39 Đồng phục nhân viên - Áo 20 150.000 3.000.000

40 Ly giấy - Cái 4000 420 1.680.000


23


41 Quai giấy - (500 10 450.000 4.500.000
cái)

Bịch
42 Muỗng nhựa - (100 50 12.000 600.000
cái)

Bịch
43 Ống hút giấy - (100 50 16.000 800.000
cái)

44 Khăn giấy - Kg 20 50.000 1.000.000

45 Tem Logo - Tem 4500 400 1.800.000

Tổng chi phí 31.498.000

(Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp)

Bảng 7: Thiết bị máy móc cần mua sắm

Đơn
Tên máy móc thiết Số
Stt Nhãn hiệu vị Đơn giá Thành tiền
bị lượng
tính

1 Camera Hikvision Cái 4 1.040.000 4.160.000

2 Máy làm sữa hạt Unie V8S Máy 4 1.990.000 7.960.000

3 Máy pha cà phê Delonghi Máy 1 35.950.000 35.950.000

4 Máy ép hoa quả Philips Máy 2 1.390.000 2.780.000

5 Tủ lạnh LG Cái 1 26.190.000 26.190.000

6 Loa Sony Cái 4 1.099.000 4.396.000


24

7 Máy lạnh Nagakawa Máy 4 6.840.000 27.360.000

Máy đun + xục nóng


8 Fest Máy 2 8.900.000 17.800.000
trà

9 Quạt trần Panasonic Cái 4 1.420.000 5.680.000

Quạt đứng công


10 Dasin Cái 4 1.000.000 4.000.000
nghiệp

11 Máy in hóa đơn Xprinter Máy 1 1.749.000 1.749.000

12 Máy tính Asus Máy 1 19.990.000 19.990.000

13 Máy đánh tạo bọt Sipanic Máy 2 119.000 238.000

Kệ trưng bày bánh 2


14 - Cái 1 8.000.000 8.000.000
tầng

15 Tủ đông Kangaroo Cái 1 7.990.000 7.990.000

16 Két đựng tiền Maken Két 1 1.200.000 1.200.000

Vibra
17 Cân điện tử Cái 2 500.000 1.000.000
Shinko

18 Bàn dài (8 ghế) - Bộ 2 8.000.000 16.000.000

19 Bàn vuông (4 ghế) - Bộ 10 4.000.000 40.000.000

20 Bàn tròn (2 ghế) - Bộ 6 3.000.000 18.000.000

21 Bàn gỗ xếp - Cái 8 700.000 5.600.000

22 Ghế gỗ xếp - Cái 25 350.000 8.750.000

Tổng chi phí 264.793.000

(Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp)


25

6. Kế hoạch nhân sự

6.1. Bảng mô tả vị trí công việc và yêu cầu

Bảng 8: Mô tả vị trí công việc

Tên vị trí Số Yêu cầu đối với


STT Mô tả công việc
công việc lượng người thực hiện

- Quản lý tổng thể hoạt động - Tốt nghiệp cao đẳng,


quán bao gồm lập kế hoạch, tổ đại học từ 20 – 35 tuổi
chức và điều hành các hoạt - Ưu tiên có kinh
động hàng ngày đảm bảo hiệu nghiệm làm việc quản
quả và lợi nhuận. Kiểm tra lý hàng quán.
vận hành máy móc
- Kỹ năng giao tiếp
- Quản lý nhân viên (sắp xếp chuyên nghiệp
ca, phân công nhiệm vụ, giám
- Có chuyên môn: hiểu
sát hiệu suất làm việc, cung
biết về quy trình pha
cấp phản hồi, hỗ trợ giải quyết
chế, chuẩn bị, phục vụ
vấn đề phát sinh
và quản lý nhân sự
1 Quản lý 1 - Quản lý hàng hóa, nguyên
- Hiểu biết về các loại
vật liệu: theo dõi, quản lý tồn
trà sữa, đồ uống, đặc
kho, kiểm tra chất lượng
biệt về nguyên liệu hạt
nguyên vật liệu cần thiết
- Có kỹ năng quản lý:
- Chăm sóc khách hàng: Tạo
khả năng lãnh đạo,
môi trường phục vụ tốt, đảm
điều hành hoạt động
bảo sự hài lòng của khách
đội nhóm
hàng, xử lý các phản hồi và
khiếu nại từ khách hàng một
cách chuyên nghiệp

- Tuyển dụng và đào tạo nhân


viên: tham gia xây dựng đội
26

ngũ nhân viên chất lượng,


giúp hiểu rõ về nhiệm vụ, tiêu
chuẩn của quán

- Tổ chức họp, báo cáo, phân


tích tình hình quán

- Từ 18-30 tuổi

- Ưu tiên có kinh
Nhân - Chuẩn bị nguyên vật liệu nghiệm pha chế và làm
2 viên pha 2 - Thực hiện pha chế việc lâu dài
chế - Sắp xếp khu vực pha chế - Nhanh nhẹn, sáng
tạo, sạch sẽ, có trách
nhiệm

- Không yêu cầu kinh


nghiệm

- Nam, nữ từ 18-25 tuổi


- Phục vụ order, lên món
- Ngoại hình khá,
Nhân - Giao hàng
nhanh nhẹn, niềm nở
viên phục - Sắp xếp bàn ghế
3 6 với khách hàng
vụ, giao - Dọn dẹp tại quán
- Sức khỏe tốt
hàng
- Hỗ trợ người pha chế chuẩn
- Giao tiếp tốt
bị NVL
- Ưu tiên làm được
cuối tuần và các ngày
lễ, tết

Nhân - Thanh toán thu, chi - Nam, nữ từ 18-25 tuổi


4 viên thu 1 - Xuất hóa đơn, kiểm soát hóa - Biết sử dụng máy tính
ngân đơn cơ bản
27

- Chốt doanh thu - Trung thực, linh

- Quản lý tiền ca và bàn giao hoạt,vui vẻ

- Ưu tiên có kinh
nghiệm

- Dắt xe, trông coi xe cho - Nam từ 20 – 40 tuổi


Nhân khách - Chịu khó, trung thực
5 viên bảo 1
- Bảo vệ an ninh quán - Làm việc lâu dài
vệ
- Bảo vệ tài sản của quán

- Từ 30 - 45 tuổi

6 Lao công 1 - Vệ sinh quán - Sức khỏe tốt

- Trung thực, chịu khó

(Nguồn: Nhóm tác giả tự nghiên cứu)

6.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của dự án

Quản lý

Bộ phận Marketing
Thu ngân
phục vụ

Pha chế Nhân viên Bảo vệ Lao công


phục vụ
(Nguồn: Nhóm tác giả tự xây dựng)
Hình 7: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của quán
- Quản lý: Thay mặt chủ quán giám sát và điều hành mọi hoạt động hàng ngày của
quán, bao gồm phục vụ khách hàng, chế biến đồ uống và vận hành quán. Đảm bảo môi
trường phục vụ tốt. Đòi hỏi người quản lý có kỹ năng lãnh đạo giỏi, có kỹ năng tổ chức
tốt, khả năng giải quyết vấn đề và làm việc hiệu quả dưới áp lực trong môi trường làm
việc năng động.

- Bộ phận maketing: tìm kiếm khách hàng mục tiêu cho quán, lên kế hoạch quản
28

cáo, xây dựng thương hiệu trên nền tảng mạng xã hội. Thực hiện giải đáp thắc mắc của
khách hàng, chăm sóc khách hàng trực tuyến.

- Pha chế: Nhân viên pha chế là người quyết định chất lượng, hương vị của một
cốc trà sữa. Vì vậy, ngoài có khả năng sắp xếp chuẩn bị nguyên vật liệu cần thiết, pha
chế tùy theo yêu cầu khách hàng, nhân viên pha chế cần tuân thủ tỷ lệ pha chế chuẩn để
mỗi ly trà sữa đều có chất lượng đồng nhất, đồng thời đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm. Ưu tiên tuyển những nhân viên đã có kinh nghiệm để tiết kiệm chi phí đào tạo.

- Phục vụ: Ngoài chất lượng đồ uống ngon thì thái độ phục vụ tốt cũng là một trong
những cách giữ chân khách hàng ở lại quán, nhân viên phục vụ tiếp xúc trực tiếp với
khách hàng vì thế cần đem lại cho họ cảm giác bản thân được chăm sóc, được phục vụ
một cách thoải mái, tận tình, lịch sự và cởi mởi.

- Thu ngân: là nhân viên có nhiệm vụ thanh toán thu, chi từ khách hàng, qâunr lý
tiền mặt, xuất hóa đơn bán hàng và tổng hợp doanh số bán hàng trong ngày của quán.
Phải là người trung thực, cẩn thận, nhạy bén và tỉ mỉ.

- Bảo vệ: là người trông coi, giữ xe và bảo vệ tài sản của quán cần được hướng dẫn
qua các kỹ năng sử dụng bình chữa cháy, sơ cứu và các cách tự vệ khác. Vì vậy, vị trí
này đòi hỏi có sức khỏe bền bỉ.

- Lao công: người phụ trách việc vệ sinh, quét dọn, lau sàn trước khi mở cửa và
sau khi quán ngừng nhận khách.

6.3. Dự kiến công tác tuyển dụng và đào tạo

6.3.1. Công tác tuyển dụng

 Cách thức tuyển dụng

Đối với quán, việc tuyển dụng tập trung vào các phương thức tuyển dụng đơn giản,
chi phí phí thấp, tuyển dụng được nhân sự phù hợp với nhu cầu kinh doanh mà không
cần phải tốn nhiều chi phí quảng cáo:

- Đặt bảng tìm việc tại quán

- Đăng tin tuyển dụng trên trang fanpage của quán và mạng xã hội phổ biến như
Facebook hoặc Instagram kèm hashtag để mở rộng phạm vi tìm kiếm.

- Đăng tin trên các hội nhóm, cộng đồng tìm việc làm tại khu vực TP Cao Lãnh
29

- Giới thiệu từ bạn bè, nhân viên hiện tại hoặc từ người dân địa phương,...

 Quy trình tuyển dụng


1
Xác định nhu cầu nhân sự

Quản lý xác định nhu cầu nhân


sự bao gồm vị trí tuyển và số
lượng.

2 6
Lập kế hoạch tuyển dụng Kiểm tra tham khảo

Xác định nguồn tuyển dụng và Tiến hành đánh giá kỹ năng, kinh
thời gian dự kiến cho quá trình nghiệm, thái độ làm việc với các
tuyển dụng. ứng viên tiềm năng.

3 7
Yêu cầu công việc Ra quyết định

Mô tả công việc chi tiết và yêu Chọn lựa ứng viên phù hợp làm
cầu cho các vị trí tuyển dụng việc tại quán và thông báo kết quả
bao gồm kinh nghiệm, độ tuổi, phỏng vấn.
kỹ năng, thái độ làm việc,...

4 8
Đăng tuyển Hoàn thành hồ sơ

Đăng tải thông tin tuyển dụng Bổ sung hồ sơ, lập hợp đồng lao
thông qua fanpage, mạng xã hội động và bắt đầu thử việc.
và các phương thức tuyển dụng
khác để thu hút ứng viên.

5 9
Sàng lọc hồ sơ và phỏng vấn Quan sát và đánh giá

Tiếp nhận hồ sơ, xem xét và lựa Theo dõi quá trình thử việc của
chọn những ứng viên phù hợp nhân viên mơi, tiến hành đánh giá
để phỏng vấn trực tiếp tại quán. và điều chỉnh nếu cần thiết.

Hình 8: Quy trình tuyển dựng nhân sự

(Nguồn: Nhóm tác giả tự xây dựng)


30

6.3.2. Đào tạo, khen thưởng

- Đào tạo: Tất cả nhân viên khi tuyển dụng vào đều được đào tạo và thử việc trong
vòng 6 ngày, hướng dẫn cụ thể công việc sẽ đảm nhiệm để thực hiện tốt công việc của
mình, nhằm mang lại cho khách hàng sự hài lòng nhất có thể. Quản lý chịu trách nhiêm
hướng dẫn cho nhân viên làm quen với công việc, đặc biệt là nhân viên pha chế vì trà
sữa hạt công đoạn chuẩn bị khác trà sữa thông thường và nhân viên phục vụ - hướng
dẫn phục vụ và ứng xử. Đồng thời, hướng dẫn kỹ năng phòng cháy chữa cháy cho tất cả
nhân sự tại quán.

- Khen thưởng: khen thưởng vào các dịp lễ, Tết. Doanh số bán hàng của quán hơn
dự kiến 10% – 15% thì sẽ trích số % lại thưởng cho nhân viên, tùy trường hợp và quyết
định của quản lý trong từng thời điểm cụ thể. Kích thích sự phấn khởi, nhiệt tình khuyến
khích nhân viên làm tốt công việc

6.4. Dự kiến tiền lương

Bảng 9: bảng dự kiến tiền lương


Đvt: đồng

STT Vị trí Lương/tháng Số lượng Thành tiền

1 Quản lý 8.000.000 1 8.000.000

2 Pha chế 5.500.000 2 11.000.000

3 Thu ngân 5.500.000 1 5.500.000

4 Phục vụ 4.600.000 6 27.600.000

5 Bảo vệ 4.500.000 1 4.500.000

6 Lao công 4.500.000 1 4.500.000

Tổng chi phí 61.600.000

(Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp)


31

6.5. Bảng chi phí tổng hợp về nhân sự cho sự phương án

Bảng 10: Chi phí tổng hợp về nhân sự

Stt Chi phí Số tiền

Chi phí tuyển dụng 1.700.000

1 Bảng tìm việc đặt tại quán 200.000

2 Chi phí truyền thông đăng tin tuyển dụng 500.000

3 Chi phí hoa hồng cho người giới thiệu 1.000.000

Chi phí đào tạo 27.000.000

1 Lương thử việc 12.000.000

2 Chi phí cử nhân viên tham gia các khóa học pha chế 15.000.000

Lương và các khoản khen thưởng 69.600.000

1 Lương nhân viên chính thức 61.600.000

2 Tiền thưởng cho nhân viên khi vượt doanh số 8.000.000

Tổng chi phí 98.300.000

(Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp)

You might also like