You are on page 1of 109

MỤC LỤC

I. Công ty:....................................................................................................................3
1. Giới thiệu chung:..................................................................................................3
2. Giới thiệu công ty:................................................................................................3
3. Lịch sử hình thành và phát triển...........................................................................3
4. Giới thiệu về các dòng sản phẩm..........................................................................4
5. Ý nghĩa thương hiệu.............................................................................................8
6. Tầm nhìn và sứ mệnh...........................................................................................9
7. Giá trị cốt lõi và mục tiêu.....................................................................................9
II. Xác định phân khúc thị trường:...............................................................................9
1. Segmentation:.......................................................................................................9
1.1. Demographic (Nhân khẩu học):.....................................................................9
1.2. Geographic (Địa lý).....................................................................................10
1.3. Psychographic (Tâm lý):..............................................................................10
1.4. Behavior (Hành vi)......................................................................................10
2. Đánh giá dựa trên quy định nhà nước, cơ sở pháp lý ngăn cản và chủ quan của
nhà quản trị doanh nghiệp.........................................................................................11
2.1. Châu Á:........................................................................................................11
2.2. Châu Âu:......................................................................................................22
2.3. Châu Phi:.....................................................................................................31
2.4. Châu Đại Dương:.........................................................................................43
2.5. Châu Mỹ:.....................................................................................................47
2.6. Châu Nam Cực:...........................................................................................56
III. Đánh giá xâm nhập ban đầu...............................................................................58
1. Xác định nhu cầu phôi thai và ngầm ẩn.............................................................58
2. Xác định nhu cầu hiện tại và dự báo nhu cầu tương lai.....................................60
2.1. Hoa Kỳ:........................................................................................................60
2.2. Hà Lan:........................................................................................................62
2.3. Nhật Bản......................................................................................................65
2.4. Hàn Quốc.....................................................................................................67
2.5. Trung Quốc..................................................................................................69

1
2.6. Ấn Độ...........................................................................................................70
IV. Đánh giá chi tiết, lập bảng so sánh.....................................................................72
1. Chính trị..............................................................................................................72
2. Xác định đối thủ cạnh tranh................................................................................74
3. Sản phẩm thay thế..............................................................................................82
4. Văn hóa...............................................................................................................85
5. Nhân khẩu học....................................................................................................88
6. Nhu cầu của người tiêu dùng..............................................................................92
7. Độ mở của nền kinh tế........................................................................................95
8. Lạm phát.............................................................................................................99
9. Hỗ trợ từ chính phủ các nước nhập khẩu..........................................................102
10. Giá giày tại thị trường nhập khẩu..................................................................105
V. Bảng EFE.............................................................................................................106

2
NGHIÊN CỨU VÀ TÌM HIỂU CÁC THỊ TRƯỜNG MỚI TIỀM NĂNG CHO
XUẤT KHẨU CỦA THƯƠNG HIỆU GIÀY ANANAS - CTCP HAZZA

I. Công ty:
1. Giới thiệu chung:

Hình 1.1 : Logo thương hiệu Ananas


- Tên đầy đủ: Ananas
- Trực thuộc: Công Ty Cổ Phần Hazza (CTCP Hazza)
- Năm thành lập: 2010
- Địa chỉ: 118/28 đường Nguyễn Văn Hưởng, P. Thảo Điền, TP. Thủ Đức, Tp.
Hồ Chí Minh
- Mã số thuế: 0315225920
- Email: info@ananas.vn
- Website: https://ananas.vn/
2. Giới thiệu công ty:
- Ananas được ra mắt năm 2010, là một thương hiệu trực thuộc Công Ty Cổ
Phần Hazza, giày thể thao 100% sản xuất tại Việt Nam, với hơn 20 năm kinh
nghiệm gia công giày thể thao cho các hãng nổi tiếng, áp dụng và kế thừa công
nghệ của các ông lớn như: Puma, Keds, Burberry hay Reebok,...
- Sản phẩm của Ananas là những đôi giày Sneakers thời trang đơn giản với màu
sắc, chất liệu được kết hợp đa dạng, trẻ trung, thực hiện tỉ mỉ trong tất cả các
khâu từ thiết kế, sản xuất phân phối đến truyền thông, chăm sóc khách hàng.
Ananas đưa ra thị trường với giá bán lẻ vô cùng hợp lý, phù hợp với phần lớn
người tiêu dùng Việt Nam. Điều này giúp cho thương hiệu giày vải mới thành
lập được ít năm nhưng đã nhận được sự săn đón nhiệt tình của giới trẻ, dần
khẳng định được vị thế trong thị trường giày thể thao Việt Nam.
3. Lịch sử hình thành và phát triển
- 2010: Xuất hiện từ năm 2010 thương hiệu đã nhanh chóng chinh phục được
cộng đồng chơi giày ở Việt Nam.
- 2010 - 2016: Mặc dù ở thời điểm mới ra mắt Ananas đã thu hút được giới chơi
giày Sneakers tại Việt Nam nhưng Ananas cũng gặp không ít những trở ngại
bởi sự cạnh tranh khốc liệt từ nhiều thương hiệu nước ngoài nổi tiếng.
- 2017: Vào năm 2017, Ananas đã tạo được sự đột phá và quay trở lại đường đua
sneaker Việt Nam với màu sắc trẻ trung và thân thiện hơn.

3
- 2017 - Nay: Ananas thành công trong việc tái định vị thương hiệu, khẳng định
vị thế trên bản đồ giày Việt Nam. Đồng thời, thương hiệu này cũng tham gia
trực tiếp vào quá trình sản xuất, với nhiều công đoạn thủ công được hoàn thành
tỉ mỉ.
4. Giới thiệu về các dòng sản phẩm
❖ Sản phẩm chính (chiều dài)
- Ananas - hãng giày Việt Nam, lựa chọn giày Vulcanized (giày cao su lưu hóa)
đã có từ rất lâu làm cốt lõi trong hành trình của mình. Mẫu giày này có kiểu
dáng classic, tối giản có thể bắt gặp ở phiên bản giày “bất hủ” như Converse
Chuck Taylor All Star, Vans Old Skool,...
- Giày Vulcanized có phần kém cạnh về độ êm ái hơn so với giày Cold Cement
(phương pháp dán đế lạnh), những mẫu giày phục vụ cho các hoạt động thể
thao như Nike Air Force 1, Adidas Originals Stan Smith, Dinco X, Puma
Suede… rất được cộng đồng chơi giày ưa chuộng. Tuy nhiên, những đôi giày
sản xuất theo công nghệ Vulcanized lại sở hữu đặc tính nguyên bản của một
đôi giày, có tính ứng dụng cao trong đời sống hằng ngày.
- Đây là công nghệ làm giày Sneakers đầu tiên và cơ bản nhất, đã có từ khoảng
trăm năm trước với rất nhiều tên tuổi thành công trên thế giới. Là người đi sau
tiếp nối cái đã có sức ảnh hưởng 100 năm, với Ananas, 100 năm nữa loại giày
này vẫn sẽ tồn tại. Cho đến thời điểm hiện tại thì loại giày này vẫn được ưa
chuộng.
❖ Các dòng sản phẩm nổi bật (chiều rộng)
Bảng 1.1: Các dòng sản phẩm nổi bật của Ananas
Tên dòng Chiều sâu dòng Hình ảnh sản phẩm Mô tả dòng sản phẩm
sản phẩm sản phẩm

BASAS Basas Bumper Ý nghĩa tên: Sự ghép nối tiền tố


GUM - Off “bass”trong từ “basic” và hậu tố
White/Gum - Low “as” trong từ“Ananas”.
Top Thông điệp: Ra đời với mong
muốn mang đến tinh thần đơn
giản, kiểu dáng và màu sắc
trường tồn theo năm tháng; luôn

4
Bumper Gum dễ dàng ứng dụng trong nhiều
EXT (Extension) hoạt động và trang phục khác
NE nhau.
Màu sắc: Đen, trắng, xám, xanh
dương, xanh lá, beige và các màu
monochrome khác.
Mô tả thiết kế: Thiết kế tối giản
với hai phiên bản cổ giày cao
Basas Bumper hoặc thấp, màu sắc đơn sắc dễ
Gum NE - Mule dàng kết hợp với nhiều phong
cách khác nhau.

VINTAS Vintas Saigon Ý nghĩa tên: Từ tiền tố "Vint"


1980s trong từ "Vintage" và hậu tố "as"
(BST lấy cảm hứng trong từ "Ananas”.
Sài Gòn những năm Thông điệp: Kế thừa tinh thần
80) và vẻ đẹp quá khứ nhưng vẫn
mang sự cách tân và hơi thở của
hiện tại để không chỉ phù hợp với
tất cả những ai yêu nét xưa, mà
còn là một điểm nhấn hay một
Vintas Flannel
dấu mốc của sự trưởng thành.
Pack
Màu sắc: Gam màu cổ điển phối
trộn chất liệu da trên mỗi sản
phẩm để tạo nét đặc trưng riêng.
Mô tả thiết kế: Bên cạnh chất
liệu Canvas đặc trưng của
Ananas, các sản phẩm của dòng
Vintas còn được làm từ chất liệu
da lộn cùng với màu sắc cổ điển
như xám, xanh rêu, vàng,...
tượng trưng cho sự cổ điển và
hoài niệm.

5
URBAS Urbas Borderless Ý nghĩa tên: dòng giày được
(BST Pride Flag hình thành bằng cách ghép nối
Outsole là bộ sưu hai từ "Urban" và"Ananas"
tập dành riêng cho Thông điệp: ghi dấu tâm hồn,
cộng đồng LGBT) đậm in cá tính của những người
Việt trẻ hiện đại: đầy tự do, ngập
tràn năng lượng sống tích cực và
luôn luôn mong muốn được thể
hiện chất tôi
Màu sắc: Đen, trắng, xám, xanh
dương, xanh lá, beige và các
màu monochrome khác.
Mô tả thiết kế: Với kiểu thiết kế
basic quen thuộc tuy nhiên màu
sắc của giày đa dạng hơn với các
màu sắc nổi bật và được phối
màu một cách độc đáo
như :hồng, tím, vàng, xanh,…
tượng trưng cho sự cá tính và
năng lượng của tuổi trẻ.

PATTAS Ananas x Lucky Ý nghĩa tên: Được định tên từ


Luke Pattas - High tiền tố "Patt" trong từ "Pattern"
Top - Blue Sunset và hậu tố "as" trong từ "Ananas"
(BST lấy cảm hứng Thông điệp: đem đến sự lựa
từ nhân vật cao bồi chọn mới mẻ về thiết kế trẻ trung
Lucky luke trong cho khách hàng.
bộ phim nổi tiếng Màu sắc: với thiết kế artwork
kết hợp với Ananas Mô tả thiết kế: Các sản phẩm
để truyền tải thông dòng Pattas mang những thiết kế
điệp Discover artwork trên thân giày tạo sự
YOU) khác biệt độc đáo với các dòng
sản phẩm trước

6
Ananas x Lucky
Luke Pattas - High
Top - Dalton
Yellow
(BST lấy cảm hứng
từ nhân vật cao bồi
Lucky luke trong
bộ phim nổi tiếng
kết hợp với Ananas
để truyền tải thông
điệp Discover
YOU)

Ananas x Lucky
Luke Pattas Low
Top - LL Grrr
Blue
(BST lấy cảm hứng
từ nhân vật cao bồi
Lucky luke trong
bộ phim nổi tiếng
kết hợp với Ananas
để truyền tải thông
điệp Discover
YOU)

Ananas x Lucky
Luke Pattas - High
Top - LL Morris
White
(BST lấy cảm hứng
từ nhân vật cao bồi
Lucky luke trong
bộ phim nổi tiếng
kết hợp với Ananas
để truyền tải thông
điệp Discover
YOU)

7
TRACK Craftsman Blue Ý nghĩa tên: được tạo nên bởi sự
6 kết hợp của “sound track” và số
“6” - thứ tự của bài hát “Let It
Be” trong album cùng tên.
Thông điệp: đem đến sự tinh tế,
thiết yếu trong ứng dụng phù hợp
với mọi thứ xung quanh và niềm
say mê những thú vui tao nhã
Botanist Green thêm gia vị tận hưởng cuộc sống
Màu sắc: tông màu dễ chịu như
trắng, xám
Mô tả thiết kế: Đế giày có hình
ảnh đĩa than và các hình tượng
liên quan đến âm nhạc khác.
Trong khi đó, đế giày của các
dòng khác lại là những hình thoi
cách điệu như hình ảnh của “trái
Dứa”.

5. Ý nghĩa thương hiệu


- Ananas lấy cảm hứng từ hình ảnh "Trái Dứa" (Ananas trong tiếng Anh nghĩa là
"Trái Dứa"), một loại quả ngọt lành, kiên cường vươn mình sinh trưởng từ môi
trường đất khô cằn và khắc nghiệt.
- Chính vì thế, CEO trẻ 9x Nguyễn Hoàng Dương cùng cộng sự của mình đã lấy
hình ảnh này để làm biểu tượng nhận diện cho thương hiệu bước vào cuộc
chinh phục thế giới sneaker.
- Ngoài ra, giá trị văn hóa của thương hiệu thông qua hai khẩu hiệu "Be Positive"
(sự lạc quan, quyết tâm đứng trước khó khăn) và "Be Honest" (sự trung thực và
trung thành) cũng chính là một trong những "trụ cột" để Ananas kết nối với
khách hàng.
- Slogan của Ananas là: “DiscoverYOU” (Hãy khám phá chính bạn).
- Theo Ananas, các bạn trẻ (đặc biệt là ở Việt Nam) thường rơi vào trạng thái
mông lung không biết mình muốn gì, điều này xuất phát từ việc các bạn chưa
hiểu rõ con người mình.
- “DiscoverYOU” có thể là lời Ananas nói với khách hàng, chính Ananas nói với
Ananas, hoặc là khách hàng tự nói với bản thân mình. Do đó, “DiscoverYOU”
là thông điệp mà Ananas muốn nhắc nhớ mọi người rằng: "Làm gì thì cũng cần
phải hiểu bản thân và hiểu bản thân mình muốn gì". Vì “Càng hiểu rõ con
người mình thì quyết định sẽ càng chính xác hơn”.

8
6. Tầm nhìn và sứ mệnh
❖ Tầm nhìn
- Tầm nhìn của Ananas là truyền tải những thông điệp mạnh mẽ, năng động từ
những mẫu giày đến giới trẻ cùng với đó là lan tỏa phong trào “Hàng Việt Nam
Chất Lượng Cao”. Thế nên trước tiên Ananas mong muốn sẽ thành công chiếm
được nhiều thị phần ở Thành Phố Hồ Chí Minh và dần dần mở rộng ra các tỉnh
thành ở Việt Nam, sau đó là toàn thế giới.
❖ Sứ mệnh
- Ananas cung cấp cho khách hàng những sản phẩm về giày chất lượng tốt, mẫu
mã đẹp mắt, trong mỗi dòng giày có truyền tải thông điệp, câu chuyện của
chúng, hơn hết là mong muốn mang lại cho khách hàng giá trị hơn cả giá cả
của sản phẩm. Từ đó mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
7. Giá trị cốt lõi và mục tiêu
- Sản phẩm của Ananas là những đôi giày Sneakers thời trang đơn giản với màu
sắc, chất liệu được kết hợp đa dạng, trẻ trung. Trực tiếp thực hiện và tỉ mỉ trong
tất cả các khâu, từ thiết kế, sản xuất, phân phối đến truyền thông, chăm sóc
khách hàng, Ananas đưa sản phẩm ra thị trường với giá bán lẻ vô cùng hợp lý,
phù hợp với phần lớn người tiêu dùng Việt.
II. Xác định phân khúc thị trường:
1. Segmentation:
1.1. Demographic (Nhân khẩu học):
➢ Độ tuổi: từ 16 đến 26 tuổi, thuộc thế hệ Gen Z.
- Từ 16 đến 22 tuổi: Đây là độ tuổi mới lớn, đối tượng quyết định chính khi
mua các sản phẩm thời trang. Thích thể hiện phong cách của bản thân. Nhu cầu
làm đẹp khá cao nhưng vẫn là học sinh, sinh viên nên thu nhập còn thấp, phụ
thuộc vào những sản phẩm giá rẻ.
- Từ 22 đến 26 tuổi: Có tính độc lập trong tiêu dùng cá nhân, thích cập nhật
những xu hướng thời trang mới thường xuyên online, lướt web, xem tin tức và
có sự chọn lọc với các sản phẩm thuộc các thương hiệu khác nhau.
➢ Giới tính: Mọi giới tính
- Giày Ananas có thể đáp ứng nhu cầu của mọi giới tính. Mục tiêu của Ananas là
tạo ra những sản phẩm thân thiện với môi trường và phù hợp với mọi người,
không phân biệt giới tính.
➢ Nghề nghiệp:
- Học sinh, sinh viên: Đây là nhóm đối tượng trẻ trung, năng động, thích những
sản phẩm thời trang như sneaker. Ananas có nhiều mẫu giày giá thành phù hợp
với học sinh, sinh viên phụ thuộc vào bố mẹ hoặc thu nhập thấp.
- Người đi làm: Thu nhập ổn định, mua những sản phẩm sử dụng dài hạn.
- Những người làm trong lĩnh vực sáng tạo: Nhiều mẫu giày sáng tạo, độc đáo
phù hợp với những người yêu thích thời trang và thích thể hiện bản thân.

9
➢ Thu nhập:
- Trung bình, thấp: Đa số là học sinh, sinh viên hoặc thu nhập phụ thuộc vào gia
đình. Nhóm đối tượng này sẽ chi trả vào những sản phẩm giày đa dạng mẫu mã
và giá cả vừa phải.
- Trung bình khá: Mức thu nhập vừa phải, thường là những người làm văn
phòng, họ sẽ có xu hướng chọn những hãng giày chất lượng tốt nhưng giá cả
không quá cao.
1.2. Geographic (Địa lý)
➢ Tập trung vào các khu vực phát triển, thành phố lớn.
- Lý do:
+ Mật độ dân số cao, có mức sống cao, tập trung nhiều khách hàng tiềm
năng.
+ Nhu cầu mua sắm cao, đặc biệt là các mặt hàng về thời trang.
+ Khả năng tiếp cận, am hiểu nguồn tin về các sản phẩm mới dễ dàng hơn
thông qua nhiều hình thức phong phú.
1.3. Psychographic (Tâm lý):
❖ Động cơ mua hàng:
- Những khách hàng yêu thích thời trang, theo đuổi theo phong cách đơn giản,
cơ bản, cổ điển và ưa chuộng sự thoải mái.
- Khách hàng thích mang giày có thương hiệu mà giá thành hợp lý, đủ khả năng
chi trả.
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt.
1.4. Behavior (Hành vi)
- Lý do mua: Thỏa mãn nhu cầu ăn mặc và thương hiệu có tính bền vững trong
sản phẩm nhưng vẫn với mức chi phí hợp lý
- Lợi ích tìm kiếm: Sản phẩm đa dạng, trải nghiệm dễ dàng và bắt kịp xu hướng
giày
- Tình trạng người dùng: người dùng mới/tiềm năng/người trẻ.
- Mức độ trung thành: trung lập, vì Ananas luôn đồng hành cùng các bạn trẻ trên
chặng đường khám phá chính mình, không ngừng hoàn thiện các sản phẩm để
mang lại cho khách hàng trải nghiệm hoàn hảo, tuy nhiên, chất lượng chưa đáp
ứng hoàn toàn độ hài lòng của khách hàng
- Thái độ: Ủng hộ và đang là xu hướng được ưa chuộng
- Mua offline:
+ Mua tại cửa hàng của ANANAS. Khách hàng sẽ dễ dàng chọn được sản
phẩm phù hợp với tỉ lệ cơ thể hay chân của họ mà không mất công đổi
trả sản phẩm
+ Khách hàng muốn cảm nhận không khí trong cửa hàng, lựa chọn thoải
mái, tha hồ ngắm nghía các mẫu mã ở khoảng cách gần và cho họ cảm
giác chân thực khi mua hàng.

10
- Mua online:
+ Họ thấy được sự tiện lợi khi mua online
+ Có nhiều khuyến mãi đi kèm
2. Đánh giá dựa trên quy định nhà nước, cơ sở pháp lý ngăn cản và chủ quan
của nhà quản trị doanh nghiệp
1.1. Châu Á:
1.1.1. Tổng quan:
- Trong năm 2023, châu Á tiếp tục thể hiện sự ổn định và sự phát triển đáng kể
trong lĩnh vực kinh tế. Các quốc gia lớn như Trung Quốc, Ấn Độ và các nền
kinh tế ASEAN đã duy trì tăng trưởng vững chắc.
- Châu Á là thị trường giày lớn nhất thế giới và phát triển nhanh nhất thế giới với
đóng góp hơn 80% lượng giày dép toàn cầu. Doanh thu vào năm 2023 đạt
162,9 tỷ USD và tốc độ tăng trưởng hàng năm (CAGR) dự kiến là 3,9% từ năm
2024 đến năm 2028. Điều này được thúc đẩy bởi dân số của Châu Á chiếm hơn
60% thế giới , tạo ra nhu cầu lớn cho giày dép. Châu Á là khu vực có nhu cầu
đa dạng về giày dép cho nhiều hoạt động như thể thao, du lịch, đi làm, đi
chơi,... Châu Á là một khu vực vô cùng tiềm năng cho thị trường giày dép.

1.1.1. Nhu cầu tiêu thụ:


- Sneaker là phân khúc phát triển nhanh nhất trong thị trường giày tại Châu Á,
đặc biệt là ở 3 quốc gia Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Thị trường
sneaker vào năm 2023 ước tính giá trị đã đạt được khoảng 100 tỷ USD và dự
kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR 10% trong giai đoạn 2023-2028.
- Một xu hướng mới nổi trên thị trường giày dép tại Châu Á nói riêng và toàn
cầu nói chung là sự gia tăng nhu cầu về giày dép thân thiện với môi trường. Đã
có sự tăng trưởng trong việc sử dụng các vật liệu bền vững và các thương hiệu
giày dép bền vững, đã đưa tính bền vững vào thương hiệu của họ ngay từ đầu.

1.1.1. Loại trừ theo chủ quan của nhà quản trị:

1.1.1.1. Loại trừ theo tiêu chí chính trị

Quốc gia Lý do loại trừ

11
Triều Tiên - Tình hình chính trị tại Triều Tiên bất ổn: Thường xuyên có các hoạt động
thử hạt nhân và tên lửa.
- Lệnh cấm vận: Liên Hiệp Quốc và nhiều quốc gia áp dụng lệnh cấm vận
đối với Triều Tiên, hạn chế các hoạt động xuất khẩu. Chính vì điều này có
thể khiến các doanh nghiệp Việt Nam vi phạm luật pháp quốc tế.
- Giữa Triều Tiên và Việt Nam mặc dù cùng đi theo chính thể xã hội chủ
nghĩa, tuy nhiên, quan hệ thương mại giữa Triều Tiên và Việt Nam cũng
thăng trầm giống như quan hệ ngoại giao.
- Ngoài ra, các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với các rủi ro đến từ pháp lý
của Triều Tiên. Vì hệ thống pháp luật tại bán đảo Triều vẫn chưa được
minh bạch, gây rủi ro lớn cho các doanh nghiệp nước ngoài.

Myanmar - Chính quyền quân sự Myanmar đang phải đối mặt thử thách lớn nhất từ
khi lên nắm quyền sau cuộc đảo chính năm 2021. Cho đến nay, Myanmar
vẫn là một quốc gia được đánh giá là có tình hình chính trị chưa ổn định,
việc này kéo theo những rủi ro về đầu tư hoặc xâm nhập thị trường, bởi
khi bất ổn leo thang nền kinh tế cũng phải chịu ảnh hưởng nặng nề.

Thái Lan - Những năm trở lại đây tính hình chính trị của Thái Lan tương đối bất ổn,
do đạo luật không kiểm soát súng đạn, các cuộc bạo loạn diễn ra liên tục.
Những vấn đề liên quan đến tranh cử đang xảy ra tại nước này.

Kazakhstan - Vào tháng 1 năm 2022, Kazakhstan đã xảy ra các cuộc biểu tình bạo lực
trên toàn quốc. Nguyên nhân của các cuộc biểu tình là do giá khí đốt hóa
lỏng (LPG) tăng cao. Số người thiệt mạng trong cuộc bạo loạn hơn 200
người.
- Kazakhstan đang trong quá trình chuyển đổi từ một hệ thống độc tài sang
một nền dân chủ. Quá trình chuyển đổi này đang gặp nhiều thách thức,
bao gồm tham nhũng, bất bình đẳng xã hội và khủng bố.

Kyrgyzstan - Kyrgyzstan là một quốc gia có lịch sử bất ổn chính trị. Kể từ khi độc lập
từ Liên Xô vào năm 1991, Kyrgyzstan đã trải qua nhiều cuộc khủng
hoảng chính trị: vào tháng 10 năm 2020, Kyrgyzstan đã xảy ra các cuộc
biểu tình bạo lực sau cuộc bầu cử quốc hội.
- Dự báo trong những năm sắp tới tình hình chính trị của quốc gia này sẽ
còn bất ổn, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình xâm nhập.

Tajikistan - Giữa Tajikistan và Kyrgyzstan đã xảy ra một cuộc giao tranh vào ngày
18/09/2022. Đây là đợt bùng phát bạo lực tồi tệ nhất trong nhiều năm qua
giữa hai quốc gia Trung Á. Điều này dẫn đến mối quan hệ giữa hai quốc
gia trở nên căng thẳng hơn. Ananas sẽ gặp khó khăn khi thâm nhập vào

12
một thị trường đang có mối quan hệ bất ổn với nước khác.

Turkmenistan - Chính trị tại Turkmenistan hiện nay đang được theo đuổi theo hướng độc
tài và tập trung quyền lực vào Tổng thống. Chính phủ kiểm soát chặt chẽ
các khía cạnh của cuộc sống dân sự, bao gồm cả thông tin truyền thông và
tự do ngôn luận. Do hạn chế thông tin và quyền tự do ngôn luận, việc theo
dõi chính trị tại Turkmenistan trở nên khó khăn. Điều này tạo ra một hình
ảnh mờ mịt về tình hình chính trị thực sự trong quốc gia này.

Pakistan - Pakistan hiện đang đối mặt với an ninh bất ổn. Tình hình khu vực biên
giới Pakistan và nước láng giềng Afghanistan bất ổn kể từ khi lực lượng
Taliban lên nắm quyền ở Afghanistan kéo theo số vụ tấn công ở khu vực
biên giới tăng mạnh, nhất là sự gia tăng trở lại các cuộc tấn công của lực
lượng thánh chiến Hồi giáo kể từ năm ngoái sau khi lệnh ngừng bắn giữa
chính phủ và nhóm Tehreek-e-Taliban Pakistan (TTP) đổ vỡ.

Bangladesh - Quốc gia này thường xuyên có các cuộc biểu tình: chống lại chính phủ,
chống giá lương thực cao, đòi tăng lương,... Gần đây, công nhân dệt may
ở Bangladesh biểu tình hàng loạt đòi tăng lương. Cuộc biểu tình trên đã
làm cho nhiều người bị thiệt mạng và thiệt hại về nhà máy. Các cuộc biểu
tình ở quốc gia này vẫn còn đang tiếp diễn gây mất an ninh quốc gia này.

Afghanistan ● Từ tháng 8/2021, Taliban lên nắm quyền tại Afghanistan. Tuy nhiên, cho
đến nay chính quyền do Taliban lãnh đạo vẫn chưa được cộng đồng quốc
tế công nhận. Thêm vào đó quốc gia này đang có vấn đề về khu vực biên
giới với Pakistan.

Iran ● Iran đang chịu lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ và các nước phương Tây do
chương trình hạt nhân và hoạt động hỗ trợ khủng bố.

Iraq ● Tình hình an ninh chính trị tại Iraq đang bị đe dọa. Quân đội Hoa Kỳ tấn
công ồ ạt vào 85 mục tiêu tại Iraq và Syria nhằm trả đũa Iraq và Syria
trong cuộc tấn công tại Jordan khiến 3 lính Hoa Kỳ bị thiệt mạng.

Kuwait ● Kuwait - quốc gia nắm giữ 7% trữ lượng dầu mỏ của thế giới và là thành
viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), có Quốc hội
quyền lực nhất trong vùng Vịnh. Tuy nhiên, cơ quan lập pháp này luôn
trong tình trạng bế tắc về lập pháp do bất đồng với Nội các được bổ
nhiệm.
● Kể từ khi Kuwait áp dụng hệ thống Nghị viện vào năm 1962, Quốc hội
của quốc gia vùng Vịnh này đã bị giải tán khoảng chục lần và cuộc bầu cử
Quốc hội diễn ra trong năm ngoái là cuộc bầu cử thứ 7 chỉ trong hơn 10

13
năm.
● Quốc hội Kuwait liên tục bị giải tán và thay đổi trong nhiều năm liền. Dẫn
đến việc Ananas khó nắm bắt được thị trường.

Qatar - Qatar đóng vai trò là trung gian trong khu vực Trung Đông. Tuy nhiên
khu vực này thường xảy ra các cuộc xung đột và khủng hoảng liên tiếp
gây ảnh hưởng lên Qatar. Gần đây đã xảy ra cuộc xung đột tại dải Gaza
giữa Israel và Palestine.

Yemen - Xung đột chính trị và nội chiến kéo dài, nạn tham nhũng và còn Liên
minh Anh - Hoa Kỳ không kích vào Yemen.

Syria - Chiến tranh đang diễn ra: Quân đội Israel liên tiếp mở nhiều cuộc không
kích dữ dội vào sâu trong lãnh thổ Syria, gây ra nhiều tiếng nổ lớn và
khiến một số người thương vong.

Israel - Xung đột tại Israel và Gaza (thuộc Palestine) đang diễn biến phức tạp và
thay đổi nhanh chóng.
Palestine

Liban - Chiến tranh đang diễn ra: "Israel không kích một số mục tiêu của phong
trào Hezbollah gần thành phố Baalbek của Liban, và phong trào này cũng
phản công bằng tên lửa nhằm vào UAV của Israel đang hoạt động ở vùng
trời Liban."

Armenia - Tình hình chính trị ở 2 quốc gia Armenia và Azerbaijan diễn ra căng
thẳng với nhau và vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro trong tương lai.
Azerbaijan

Gruzia - Hiện nay, Gruzia và Nga vẫn đang trong tình trạng chiến tranh lạnh. Nga
duy trì quân đội ở Nam Ossetia và Abkhazia, hai khu vực ly khai của
Gruzia. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nguy cơ xung đột mới: Nguy cơ xảy ra
một cuộc xung đột mới giữa Gruzia và Nga vẫn còn hiện hữu.

Abkhazia - Abkhazia là một khu vực ly khai của Gruzia, tự xưng là một quốc gia độc
lập. Tuy nhiên, chỉ có một số ít quốc gia, bao gồm Nga, Nicaragua,
Venezuela, Nauru và Syria, công nhận nền độc lập của Abkhazia. Hầu hết
các quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Liên Hợp Quốc, đều coi Abkhazia
là một phần lãnh thổ của Gruzia.
- Thị trường vẫn còn nhiều tiềm ẩn và rủi ro nhất định về vấn đề chính trị.

Nam Ossetia - Còn 189 trong tổng số 193 quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc không
chính thức công nhận Nam Ossetia là một quốc gia có lãnh thổ chủ quyền.

14
Nagomo - - Tình hình chính trị tại quốc gia này còn nhiều phức tạp và rắc rối.
Karabakh

1.1.1.1. Loại trừ theo tiêu chí dân số + kinh tế

Quốc gia Lý do loại trừ

Mông Cổ ● Dân số Mông Cổ hơn 3,4 triệu, xếp thứ 136 trên thế giới. Có thể thấy dân
số của Mông Cổ khá ít do đó thị trường tiêu thụ ở đây gần như hạn chế.
● Một quốc gia có quy mô kinh tế nhỏ. Theo IMF, GDP của Mông Cổ
khoảng 18,78 tỷ USD (2023).
● Mức sống giữa các bộ phận dân cư có sự chênh lệch. Hơn nữa, hiện nay,
36% người dân Mông Cổ sống dưới mức nghèo khổ, không có khả năng
mua được thực phẩm cơ bản và các hàng hóa cần thiết để sinh sống.

Lào ● Dân số hiện tại của Lào khoảng 7,7 triệu người, chiếm 0,1% dân số thế
giới và đứng thứ 105 trên thế giới.
● Lào là một trong những quốc gia nghèo nhất ở Đông Nam Á. Quy mô của
nền kinh tế khá nhỏ (GDP 18,653 tỷ USD năm 2023) và đang dần cải
thiện trong những năm gần đây nhưng chỉ số này vẫn nhỏ hơn những
nước khác.

Campuchia ● Dân số hiện tại của Campuchia hơn 17 triệu người theo số liệu mới nhất
từ Liên Hợp Quốc. Dân số Campuchia hiện chiếm 0,21% dân số thế giới.
Campuchia đang đứng thứ 71 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số
các nước và vùng lãnh thổ.
● Tuy nhiên, quốc gia này vẫn là một trong những quốc gia nghèo nhất ở
Châu Á. GDP đạt 26,216 tỷ USD (2023) và đứng ở top cuối trong bảng
xếp hạng. Nền kinh tế Campuchia đã tăng trưởng mạnh mẽ trong những
năm gần đây, với tốc độ tăng trưởng GDP trung bình trên 7% mỗi năm
nhưng những chỉ số này vẫn thấp hơn so với các quốc gia khác.

Brunei ● Dân số hiện tại của Brunei là 454.702 người vào ngày 24/02/2024 theo số
liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc. Do đó đây không phải là một trung tâm
mua sắm lớn trong khu vực Đông Nam Á đồng thời nhu cầu tiêu thụ hàng
hóa và dịch vụ của người dân cũng không lớn.

Đông Timor ● Dân số hiện tại của Đông Timor là 1.373.199 người vào ngày 24/02/2024
theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc. Dân số Đông Timor hiện chiếm
0,02% dân số thế giới.
● Tính đến năm 2016, GDP của Đông Timor đạt 2.501 USD, đứng thứ 163

15
thế giới, đứng thứ 43 châu Á và đứng thứ 11 Đông Nam Á. Theo đó, ta có
thể thể thấy Đông Timor là một thị trường trường tiêu thụ có quy mô nhỏ
không phù hợp để xuất khẩu.

Uzbekistan ● Dân số hiện tại của Uzbekistan là 35.503.789 người theo số liệu mới nhất
từ Liên Hợp Quốc.
● Nền kinh tế Uzbekistan được xếp vào loại trung bình so với các quốc gia
trên thế giới.Theo số liệu thống kê từ IMF trong năm 2023, GDP 90,39 tỷ
USD, GDP bình quân đầu người 2,51 nghìn USD.

Bhutan ● Dân số hiện tại là hơn 790 nghìn người, chỉ chiếm 0,01% dân số thế giới.
● Bhutan là một nền kinh tế nhỏ. Với GDP đạt 2,69 tỷ USD, GDP bình
quân đầu người 3,5 nghìn USD.
● Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (World Bank), tỷ lệ thất nghiệp ở
người trẻ tại Bhutan là 29%, còn tốc độ tăng trưởng kinh tế không đổi
xung quanh mức 1,7% suốt 5 năm qua.

Sri Lanka ● Sri Lanka đang trải qua cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ khi
giành lại độc lập năm 1948 với tình trạng thiếu hụt ngoại tệ trầm trọng,
lạm phát phi mã và nền kinh tế rơi vào suy thoái.
● Đất nước này tuyên bố “phá sản” vào tháng 4-2022 với khoản nợ hơn 83
tỷ USD. Sau đó, đảo quốc 22 triệu dân phải trải qua tình trạng khan hiếm
lương thực, thuốc men, nhiên liệu và các nhu yếu phẩm khác. Nền kinh tế
Sri Lanka đã suy giảm tới 7,8% vào năm ngoái.
● Tháng 3-2023, IMF đã chấp thuận đề nghị của nước này về gói cứu trợ trị
giá 2,9 tỷ USD.
● Nền kinh tế đang khủng hoảng trầm trọng và cần phải có sự viện trợ nước
ngoài.

Maldives ● Kinh tế: Maldives là một quốc gia có nền kinh tế nhỏ với GDP bình quân
đầu người tương đối cao. GDP 6,98 tỷ USD, GDP bình quân đầu người
17,56 nghìn USD. Du lịch là ngành kinh tế quan trọng nhất của Maldives,
đóng góp hơn 28% GDP và 60% thu ngân sách.

Jordan ● Nền kinh tế còn phụ thuộc vào nhiều ở các viện trợ quốc tế + Jordan sở
hữu một cảng biển lớn hướng ra biển Đỏ. Do đó, những căng thẳng trong
thời gian vừa qua tại khu vực này đã gây thiệt hại cho hoạt động xuất
nhập khẩu hàng hóa và kinh tế của Jordan.

Nepal ● Dân số hơn 31 triệu người, xếp hạng 49 trên thế giới.
● Nepal là quốc gia đang phát triển, với khoảng 1/4 dân số sống dưới mức
nghèo. GDP: 41.31 tỷ, GDP bình quân đầu người 1,35 nghìn USD khá

16
thấp so với các nước trong khu vực (Theo IMF).

Bahrain ● Bahrain là nền kinh tế dầu mỏ, phụ thuộc vào dầu mỏ là chính.

Đặc khu hành Lý do


chính

HongKong ● Sau khi Trung Quốc áp dụng Luật an ninh quốc gia với HongKong đã gây
ra sự việc như nhiều nhà chính trị và người bất đồng ý kiến bị bắt giữ,...
Tình hình chính trị hiện nay của HongKong đang trong giai đoạn chuyển
tiếp, với nhiều phức tạp và thách thức. Tương lai vẫn sẽ còn nhiều bất ổn
và phụ thuộc vào cách giải quyết những căng thẳng và bất đồng hiện nay.

1.1.1.1. Loại trừ theo tiêu chí Nhu cầu

Quốc gia Lý do loại trừ

Philippines - Năm 2023, chi tiêu tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình cho quần áo và
giày dép ở Philippines trị giá gần 232 tỷ peso Philippines. Chi tiêu cho
quần áo và giày dép giảm so với năm trước.
➔ Nhu cầu tiêu dùng ngày càng giảm, không ổn định.
- Ngoài ra còn có nhu cầu mạnh mẽ về giày thể thao phiên bản giới hạn.
➔ Điều này sẽ gây khó khăn trong việc tạo dựng thương hiệu cho Ananas
khi phải cạnh tranh với vô số những đôi giày thương hiệu như Nike,
Puma,... đang rất được ưa chuộng ở thị trường này.

Malaysia - Doanh thu thị trường sneaker Malaysia hiện đang phải đối mặt với một số
thách thức, ảnh hưởng đến tăng trưởng. Thứ nhất, nền kinh tế nước này
tương đối yếu trong những năm gần đây, dẫn đến sức chi tiêu của người
tiêu dùng giảm và nhu cầu về sneaker cũng giảm. Ngoài ra, sự cạnh tranh
từ các quốc gia Đông Nam Á khác ngày càng gay gắt khi các thương hiệu
tìm cách tận dụng tầng lớp trung lưu đang ngày càng tăng của khu vực.
- Giá thành cao của các sản phẩm có thương hiệu và sự cạnh tranh gay gắt
từ các công ty địa phương là một số thách thức lớn mà những người tham
gia trong ngành phải đối mặt. Ngoài ra, sự hiện diện của các sản phẩm giả
trên thị trường cũng đang hạn chế sự tăng trưởng của thị trường ở một
mức độ nào đó.
- Nhìn chung thị trường sneaker Malaysia có quá nhiều khó khăn khi nhu
cầu người tiêu dùng ngày càng giảm sút. Chính vì vậy ở thị trường này
Ananas không phù hợp để xâm nhập khi nhu cầu quá hẹp.

17
Indonesia
- Phân khúc phi thể thao dự kiến sẽ vẫn là phân khúc lớn nhất trong giai
đoạn dự báo do dân số trong độ tuổi lao động tăng lên đã tạo ra nhu cầu về
giày thông thường và giày trang trọng. Nhu cầu về thời trang của phụ nữ
ngày càng tăng đã dẫn đến sự phát triển của thị trường giày phi thể thao
- Có thể thấy, thị trường sneaker chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong cơ cấu doanh
thu, đa số tập trung vào giày dệt và một số loại giày khác do dân số ở
Indonesia đang già đi và phụ nữ thường có xu hướng mua giày nhiều hơn
so với nam nhằm phục vụ cho những buổi tiệc trang trọng hay trong công
việc nên sneaker không được ưa chuộng ở thị trường này. Không phù hợp
để Ananas thâm nhập vào thị trường.

Singapore
- Thị trường Sneaker khá nhỏ, chỉ chiếm 0,084% cho thấy nhu cầu của
người tiêu dùng về mặt hàng Sneaker còn thấp. Dựa trên mức độ tiềm lực
của nền kinh tế ở Singapore, người tiêu dùng sẵn sàng chi trả những mặt
hàng xa xỉ cao hơn ở các nước khác, một phần vì thu nhập bình quân cao
nhất trong khu vực Đông Nam Á, và cũng vì người dân Singapore có
khuynh hướng tiêu dùng mặt hàng thời trang cao cấp vì thế ít sử dụng sản
phẩm có giá tầm trung đổ xuống

=> Không phù hợp với tệp khách hàng mà Ananas hướng tới.

Các vương Theo Statista, nhu cầu của thị trường này tập trung chủ yếu vào các loại
quốc Ả Rập giày da, thị trường sneaker tại UAE vẫn chưa thực sự có nhu cầu lớn.
Thống nhất

1.1.1.1. Loại trừ theo mối quan hệ ngoại giao giữa các nước với Việt Nam

Quốc gia Lý do loại trừ

Đài Loan Ananas là một thương hiệu khá mới trên thị trường và đây cũng là lần
đầu tiên Ananas xuất khẩu sang thị trường quốc tế. Vì thế, cần phải tìm một
quốc gia có thể giúp Ananas được tận dụng tối đa các điều khoản từ các Hiệp
định nhằm hỗ trợ cho quá trình xuất khẩu. Nhưng vì Đài Loan và Việt Nam

18
không có quá nhiều Hiệp định thương mại giữa đôi bên vì thế Đài Loan không
phải là thị trường tiềm năng để Ananas hướng tới.

Síp Không có quá nhiều Hiệp định giữa đôi bên => Sẽ gây khó khăn
trong quá trình xuất khẩu của Ananas.

Đặc khu hành Lý do loại trừ


chính

Macau Ngoài ra, Việt Nam và MaCau không có quá nhiều Hiệp định thương mại với
nhau vì thế sẽ gây nên một số khó khăn nhất định cho Ananas khi thâm nhập
vào thị trường này so với các thị trường khác đã có Hiệp định thương mại
chung. Đặc biệt là một thương hiệu mới nổi và lần đầu tiên xuất khẩu sang thị
trường quốc tế Ananas cần phải kiếm một thị trường tạo ra nhiều thuận lợi
nhất có thể cho mình.

1.1.1.1. Lý do khác:

Quốc gia Lý do loại trừ

Lãnh thổ Ấn Không có quá nhiều thông tin


Độ Dương => Ananas sẽ gặp khó khăn lớn khi xuất khẩu khi không hiểu rõ về thị
thuộc Anh trường này.

Thổ Nhĩ Kỳ Thổ Nhĩ Kỳ thường xuyên hứng chịu động đất do nằm ở vị trí giao nhau của
các mảng kiến tạo địa tầng, với nhiều đới đứt gãy đang hoạt động.

1.1.2. Các quốc gia còn lại

Quốc gia Lý do chọn

Trung Quốc - Dân số đông hơn 1,4 tỷ, gấp 14 lần dân số Việt Nam, có chung đường
biên giới cả đường bộ, biển và đường hàng không.
- Xếp thứ 2/10 cường quốc kinh đường tế thế giới 2023, GDP Trung
Quốc đạt 17,7 nghìn tỷ USD
- Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng có quan hệ truyền
thống lâu đời. Sau khi bình thường hóa quan hệ năm 1991, quan hệ hợp
tác hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc phát triển nhanh chóng trên nhiều
lĩnh vực. Lãnh đạo cấp cao hai bên thường xuyên tiếp xúc, trao đổi và
củng cố khuôn khổ quan hệ hai nước theo phương châm “láng giềng

19
hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và
nhất trí cùng nhau trở thành “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối
tác tốt”. Các hiệp định mà Trung Quốc đang tham gia: Hiệp định
Thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA), Hiệp định Đối tác
toàn diện khu vực (RCEP); giai đoạn tới, Trung Quốc cũng đang đẩy
mạnh việc tham gia vào Hiệp định Đối tác Toàn diện và xuyên Thái
Bình Dương (CPTPP)…
- Thị trường xuất khẩu mới của VN: xếp thứ hai, sau 11 tháng đầu năm
với kim ngạch ước đạt 55,98 tỷ USD, tăng 6,2%, chiếm 17,3% tổng
kim ngạch xuất khẩu cả nước.
- Nhu cầu tiêu dùng giày dép cao. Thị trường Giày dép ở Trung Quốc dự
kiến sẽ tạo ra doanh thu 86,09 tỷ USD vào năm 2024, với tốc độ tăng
trưởng hàng năm là 3,73% (CAGR 2024-2028).

Nhật Bản - Dân số hơn 122.8 triệu người, xếp thứ 11 trên thế giới
- Quy mô kinh tế Nhật Bản xếp thứ 4 trong 10 cường quốc kinh tế lớn
nhất thế giới 2023 với GDP đạt 4200 tỷ USD
- Việt Nam và Nhật Bản thiết lập hợp tác năm 1974. Hai bên đã ký nhiều
Hiệp định thương mại: Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện ASEAN-
Nhật Bản (AJCEP), Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam-Nhật Bản
(VJEPA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình
Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực
(RCEP). Những FTA này đã và đang tạo ra khuôn khổ hợp tác vô cùng
quan trọng, góp phần thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư, kinh doanh
giữa hai nước theo nguyên tắc đôi bên cùng có lợi.
- Theo Statista Dự kiến thị trường sẽ tăng trưởng với tốc độ hàng năm là
0,97% (CAGR 2024-2028). Khối lượng thị trường Giày dép ở Nhật
Bản dự kiến sẽ đạt 211,40 triệu đôi vào năm 2028.

Hàn Quốc - Dân số Hàn Quốc hơn 57 triệu người, xếp thứ 28
- Đứng thứ 10 trong số các cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới và thứ 4
ở châu Á trong năm 2022, GDP: 1680 tỷ USD
- Việt Nam và Hàn Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao năm
1992 đến nay, quan hệ giữa hai nước đã không ngừng phát triển toàn
diện và được nâng lên tầm "đối tác hợp tác chiến lược.Việt Nam và
Hàn Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1992 đến nay,
quan hệ giữa hai nước đã không ngừng phát triển toàn diện và được
nâng lên tầm "đối tác hợp tác chiến lược, Các hiệp định mà Việt Nam

20
và Hàn Quốc tham gia: Hiệp định đầu tư song phương Hàn Quốc - Việt
Nam (2003), Hiệp định đầu tư ASEAN - Hàn Quốc (2009) và Hiệp
định thương mại tự do Hàn Quốc - Việt Nam (2015),Hiệp định Đối tác
kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)
- Năm 2024, doanh thu thị trường Giày dép Hàn Quốc ước tính là 6,24 tỷ
USD. Thị trường được dự đoán sẽ tăng trưởng hàng năm 4,07%
(CAGR 2024-2028)

Ấn Độ - Dân số Ấn Độ hơn 1,4 tỷ người, xếp thứ 2 thế giới chỉ sau Trung Quốc.
- Số liệu mới nhất từ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho thấy Tổng sản phẩm
quốc nội (GDP) của Ấn Độ trong quý III/ 2023 tăng trưởng 7,8% so với
cùng kỳ năm trước. IMF cũng dự đoán Ấn Độ sẽ trở thành nền kinh tế
lớn thứ ba thế giới trước năm 2030. Các đánh giá lạc quan cho thấy
điều này sớm nhất là năm 2027. Khi đó, GDP Ấn Độ sẽ là 5.430 tỷ
USD, xếp trên Đức: 5.330 tỷ USD và Nhật Bản: 4.570 tỷ USD.
- Việt Nam và Ấn Độ thiết lập mối quan hệ ngoại giao từ năm 1972. Ấn
Độ hiện là một trong 10 đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Cả
hai nước cùng tham gia trong nhiều hiệp định như: Hiệp định Thương
mại và Hợp tác Kinh tế giữa Việt Nam và Ấn Độ, Hiệp định Thương
mại tự do ASEAN - Ấn Độ (AIFTA)
- Năm 2024, doanh thu tạo ra trên thị trường Giày dép ở Ấn Độ lên tới
26,06 tỷ USD. Dự kiến thị trường sẽ tăng trưởng hàng năm 4,85%
(CAGR 2024-2028). Khối lượng thị trường dự kiến sẽ lên tới 2.226,00
triệu đôi vào năm 2028,

1.2. Châu Âu:


1.1.1. Tổng quan:

1.1.1.1. Đánh giá chung:


- Năm 2023 là một năm khó khăn cho kinh tế châu Âu. Các hậu quả của 2 cuộc
khủng hoảng Covid-19 và năng lượng liên quan cuộc xung đột Nga – Ukraine
vẫn còn hiện hữu khiến người dân Châu Âu phải gồng mình chịu đựng. Các
quốc gia ở châu Âu đang thực hiện chính sách hồi phục kinh tế. Tuy nhiên tốc
độ tăng trưởng còn chậm và không đồng đều giữa các quốc gia. Theo dự báo
của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), GDP của Châu Âu sẽ đạt 18.500 tỷ USD vào
năm 2023. Tốc độ tăng trưởng GDP của Châu Âu đạt 2,7% vào năm 2023. Tuy
nhiên, tốc độ tăng trưởng GDP của Châu Âu năm 2023 thấp hơn so với mức
3,8% của năm 2022.

21
1.1.1.2. Nhu cầu tiêu thụ:
- Thị trường giày dép Châu Âu là một trong những thị trường lớn nhất thế giới,
với giá trị ước tính đạt 105 tỷ USD vào năm 2023. Thị trường dự kiến sẽ tiếp
tục tăng trưởng trong những năm tới, với tốc độ tăng trưởng hàng năm (CAGR)
là 2,7% từ năm 2024 đến năm 2028. Dân số ở châu Âu đang có xu hướng già
hóa, nhu cầu tìm kiếm một sản phẩm ưu tiên sự thoải mái và tiện dụng. Thu
nhập bình quân đầu người khá cao, thúc đẩy nhu cầu về giày dép thời trang và
chất lượng cao
- Sneaker là một phân khúc quan trọng trong thị trường giày dép Châu Âu, với
giá trị đạt 16,4 tỷ USD vào năm 2023. Nhu cầu tiêu thụ sneaker tại Châu Âu dự
kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR 4,86% trong giai đoạn 2024-2028.
- Ngày nay nhu cầu về giày dép có chất liệu thân thiện môi trường ngày càng gia
tăng ở châu Âu cũng như các khu vực khác trên thế giới.

1.1.2. Loại trừ dựa trên chủ quan của nhà quản trị

1.1.2.1. Loại trừ do chính trị

Quốc gia Lý do

Pháp - Tình hình chính trị vẫn còn nhiều tiềm ẩn rủi ro trong thời gian sắp tới. Đây
chưa phải là thời điểm thích hợp để Ananas thâm nhập vào thị trường này.
- "Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vẫn giữ nguyên những nhận xét gây
tranh cãi gần đây về khả năng phương Tây triển khai quân tới lãnh thổ
Ukraine, đồng thời khẳng định các tuyên bố của ông đã được cân nhắc kỹ
lưỡng."

Ukraine - Tình hình chiến sự giữa 2 quốc gia này vẫn còn đang trong tình hình căng
thẳng.
Nga

Belarus - Ảnh hưởng giữa cuộc chiến tranh của Nga và Ukraine dẫn đến tình hình an
ninh tại quốc gia này cũng đang tiềm ẩn nhiều rủi ro không đoán trước được.
- "Yêu cầu tổ chức tuần tra vũ trang trên đường phố được ông Lukashenko đưa
ra sau khi giới chức nước này tuyên bố phát hiện và bắt một số "kẻ phá hoại"
ở khu vực biên giới gần Ukraine trong "chiến dịch chống khủng bố". Theo
ông, các nhóm phá hoại kiểu này bị giữ "2-3 lần mỗi tuần".

Albania - Thường xuyên diễn ra các cuộc biểu tình chống tham nhũng và các quyết
sách của chính phủ về tham nhũng. Người dân Albania có xu hướng di cư
qua các nước khác như Anh,... do mức lương thấp, điều kiện làm việc khó

22
khăn.
- Tình hình chính trị bất ổn, dễ xảy ra các cuộc xung đột. Môi trường chính trị
không ổn định, gây rủi ro cho Ananas khi xuất khẩu vào thị trường này.

Bắc - CPI 2023 là 42/100 điểm, xếp hạng 76/180 quốc gia. Thấp hơn trung bình
Macedonia toàn cầu là 43 điểm và châu âu là 66 điểm.
- Bắc Macedonia có tỷ lệ tham nhũng cao, uy tín thấp, tình trạng quan liêu,
môi trường kinh doanh không minh bạch làm doanh nghiệp rất khó để tiếp
cận thị trường này. Môi trường chính trị không rõ ràng, gây bất lợi cho
Ananas xuất khẩu vào thị trường này.

Slovenia - CPI 2023 là 56/100 điểm, xếp hạng 42/180 quốc gia.
- Tháng 11/2023, Ủy ban Chống tham nhũng nước này đã mở cuộc điều tra sơ
bộ đối với đương kim Thủ tướng Robert Golub về cáo buộc vi phạm tính
liêm chính, gây áp lực lên lãnh đạo và nhân viên Bộ Nội vụ một cách trái
phép.
- Slovenia có tỷ lệ tham nhũng cao, uy tín thấp, gây khó khăn trong thủ tục
hành chính, làm tăng chi phí xuất khẩu, cản trở đầu tư đối đối với các doanh
nghiệp nước ngoài.

Montenegro - CPI 2023 là 46/100 điểm, xếp hạng 63/180. Tham nhũng là một vấn vấn đề
nghiêm trọng của Montenegro, thấp hơn trung bình toàn cầu là 43 điểm và 66
điểm của Châu Âu.
- Môi trường chính trị, kinh doanh của Montenegro không minh bạch, thủ tục
hành chính, tình trạng quan liêu gây khó khăn cho các doanh nghiệp thâm
nhập vào thị trường này.

Kosovo - Kosovo tuyên bố độc lập, tách khỏi Serbia vào năm 2008 và được 110 quốc
gia thành viên Liên Hợp Quốc công nhận, ngoại trừ Serbia. Tình hình giữa
hai nước đang leo thang căng thẳng khi liên tục diễn ra các cuộc xung đột,
bạo động.
- Tình hình chính trị bất ổn, dễ xảy ra các cuộc xung đột. Môi trường chính trị
không ổn định, gây bất lợi cho Ananas khi xuất khẩu vào thị trường này.

Transnistria - Không được bất cứ quốc gia nào công nhận và không tồn tại trên bản đồ thế
giới.

Bồ Đào Bồ Đào Nha đang đối mặt với nguy cơ khủng hoảng chính trị trong vấn đề bầu cử.
Nha Trong 2 năm qua, Bồ Đào Nha đã phải tổ chức 2 cuộc bầu cử trước thời hạn.

23
Áo Áo khẳng định quan điểm trung lập quân sự và ủng hộ về chính trị đối
với Ukraine. Nhưng tình hình chính trị giữa Ukraine và Nga đang bất ổn. => Áo
có thể bị ảnh hưởng từ chính trị của Ukraine và Nga.

Bỉ Bỉ thường xuyên xảy ra các cuộc khủng bố. Gần đây nhất là cuộc xả súng
ở sân vận động King Baudouin ở thủ đô Brussels tối 16/10/2023. Ananas không
nên xâm nhập vào một thị trường có nhiều nguy cơ bị khủng bố.

1.1.2.2. Loại trừ do dân số + kinh tế

Quốc gia Lý do

Thụy Điển - Dân số hiện tại của Thụy Điển là 10.653.457 người vào ngày
03/03/2024 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc.
- Thuỵ Điển đang rơi vào giai đoạn suy thoái và tình hình kinh tế không
ổn định dẫn đến việc ngân hàng trung ương nước này phải tăng lãi suất.
Sự gia tăng chi phí hàng hóa và các khoản vay đã buộc các hộ gia đình
phải cắt giảm chi tiêu.

Tây Ban Nha - Các quốc gia đều đang đối mặt với lạm phát cao tăng lên nhanh chóng
và tình hình nợ công cao dẫn đến chính phủ đang áp dụng các biện pháp
Đức thắt chặt chi tiêu buộc các hộ gia đình sẽ phải tiết chế chi tiêu lại khi
Ý mua sắm.
- Dân số các quốc gia trên bao gồm:
Anh và Bắc + Tây Ban Nha: 48 triệu người
Ireland + Đức: 83 triệu người
+ Ý: Gần 59 triệu người
Romania
+ Anh và Bắc Ireland: Gần 68 triệu người
Hy Lạp => Mặc dù Tây Ban Nha, Đức, Ý và Anh và Bắc Ireland đều có dân số
đông, thị trường tiêu lớn và vô cùng tiềm năng để xuất khẩu sang tuy
Hungary nhiên hiện tại các quốc gia trên nền kinh tế đề đang bị ảnh hưởng do lạm
phát tăng cao và tình hình nợ công chạm kỷ lục.
+ Hy Lạp: 11 triệu người
+ Hungary: 10 triệu người
=> Với dân số ít dẫn đến thị trường tiêu thụ nhỏ hơn so với các quốc gia
khác cùng khu vực, thêm vào đó là tình hình kinh tế cũng đang đối mặt
với nhiều biến động như lạm phát tăng cao, nợ công tăng lên,... Vì thế Hy
Lạp và Hungary không phải là thị trường mà Ananas nên xuất khẩu.

24
Quần đảo Faroe - Là lãnh thổ tự trị của Vương quốc Đan Mạch, có 53 ngàn dân cư theo
số liệu mới nhất.
- 2022: GDP là 3,55 tỷ USD. GDP bình quân đầu người là 66,98 ngàn
USD.
=> Thị trường quá nhỏ để Ananas có thể thâm nhập.

Andorra - Là quốc gia nội lục có diện tích nhỏ nhất tại Tây Nam Châu Âu, khoảng
468 km2, với dân số chỉ khoảng 80 ngàn người.
- 2022: GDP là 3,35 tỷ USD. GDP bình quân đầu người gần 42 ngàn
USD.
=> Thị trường quá nhỏ để Ananas có thể thâm nhập.

Liechtenstein - Có diện tích 160 km2 và dân số gần 40 ngàn người.


- 2022: GDP là 7,7 tỷ USD; GDP bình quân đầu người là 197,5 ngàn
USD.
- Là nước xuất siêu khi xuất khẩu năm 2022 đạt 3,58 tỷ USD, so với
nhập khẩu là 2,06 tỷ USD. Lý giải cho tình trạng trên là do
Liechtenstein có quy mô thị trường nhỏ nhưng lại có trình độ phát triển
kinh tế cao và nền công nghiệp cạnh tranh gay gắt.
=> Thị trường của Liechtenstein không phù hợp để Ananas xuất
khẩu.

San Marino - Là một trong những nước có diện tích nhỏ nhất thế giới, với 60 km2 và
có 33,6 ngàn người. Dân số có xu hướng giảm dần theo từng năm. Dự
báo vào năm 2040, dân số San Marino tăng trưởng âm -0,12%.
- 2021: GDP là 1,85 tỷ USD; GDP bình quân đầu người gần 55 ngàn
USD.
=> Thị trường quá nhỏ để Ananas có thể thâm nhập.

Thành Vatican - Có dân số là 523 người.


=> Thị trường quá nhỏ để Ananas có thể thâm nhập.

Malta - Dân số của Malta là 536 ngàn người, chỉ chiếm 0,01% dân số thế giới.
- 2022: GDP là 6,23 tỷ USD; GDP bình quân đầu người là 10 ngàn USD.
=> Quy mô thị trường nhỏ, không thích hợp để Ananas xuất khẩu.

Serbia
Dân số Serbia hơn 7,1 triệu người.

Serbia là một nước có nền kinh tế đang phát triển, chủ yếu dựa vào
dịch vụ, với khu vực dịch vụ chiếm 60% GDP. Lạm phát đang ở mức cao
12,36% trong năm 2023 do giá lương thực và năng lực tăng cao. Bên cạnh

25
đó, tỷ lệ thất nghiệp là 9,1%

Croatia
Dân số gần 4 triệu người, xếp hạng 130 trên thế giới.

Croatia có nền kinh tế đang phát triển và chủ yếu dựa vào dịch vụ.
Tỷ lệ lạm phát ở quốc gia này là 8,4% cùng với đó là tỉ lệ thất nghiệp 6,4%.
Nợ công của quốc gia này hiện là 63,81% GDP và dự đoán sẽ giảm dần
trong những năm tới nhưng vẫn trên mức 50% GDP

Cộng hòa Séc


Dân số hơn 10,5 triệu người, đang đứng thứ 86 trên thế giới

Trong năm 2023, Cộng hòa Séc đã trải qua giai đoạn suy thoái kỹ
thuật. Tỷ lệ lạm phát ở mức khá cao 13% (2023). Tổ chức Hợp tác và Phát
triển Kinh tế cho rằng kinh tế Cộng hòa Czech sẽ chỉ hồi phục vào năm sau,
với mức tăng trưởng thấp, 2,4%.

Slovakia
Dân số Slovakia hơn 5,7 triệu người, xếp hạng thứ 118 trên thế giới

Slovakia là một quốc gia có nền kinh tế cỡ vừa ở Trung Âu. Với tốc
độ tăng trưởng 1.33% và sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới, ước tính
khoảng 2,7% năm 2028 , GDP đạt 133,04 tỷ USD (2023), tỷ lệ thất nghiệp
có xu hướng giảm. Tuy nhiên, Slovakia ghi nhận tỷ lệ lạm phát hàng năm
cao nhất ở mức 7,8% (2023)

Moldova
Dân số hơn 3,3 triệu người, xếp hạng 131 trên thế giới. Đây là một
quốc gia có dân số ít, dẫn đến thị trường tiêu thụ ở đây có phần hạn chế.

Đây là một nền kinh tế mới nổi có mức thu nhập trung bình cao. Tuy
nhiên GDP của nước này ở mức khá thấp 16 tỷ USD

Ireland
Nền kinh tế Ireland hiện đại, phụ thuộc nhiều vào thương mại quốc
tế và dịch vụ. Là một trong những quốc gia có thu nhập bình quân đầu
người cao nhất Liên minh Châu Âu (EU) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Kinh tế (OECD), GDP trong năm 2023 là 589,57 tỷ USD có thể thấy đây là
một con số khá cao so với các nước còn lại trong khu vực. Tuy nhiên, dân
số tại nước này khá ít hơn 5 triệu người khiến cho quy mô thị trường hạn
hẹp.

26
Latvia
Dân số hơn 1,8 triệu người.

Latvia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất ở châu Âu trong


nhiều năm. Với tốc độ tăng trưởng là 0,5% (2023) con số này sẽ tăng lên
3,24% (2028). Tuy nhiên, GDP của quốc gia này vẫn ở mức thấp hơn so với
các quốc gia còn lại là 46,67 tỷ USD.

Litva
Dân số hơn 2 triệu người. Mật độ dân số là 43 người/km2

Đây là một quốc gia có nền kinh tế nhỏ nhưng năng động. Với GDP
cao nhất trong ba quốc gia Baltic ( 79,43 tỷ USD năm 2023)

=> Đây không phải là thị trường tiềm năng cho Ananas xuất khẩu

Estonia
Estonia là một quốc gia nhỏ bé với dân số chỉ khoảng 1,3 triệu
người, nhưng lại sở hữu nền kinh tế số tiên tiến nhất châu Âu. GDP năm
2023 ước tính khoảng 41,8 tỷ USD.

=> Estonia chưa thực sự là thị trường tiềm năng cho ananas

Đan Mạch
Dân số Đan Mạch khá ít chỉ có khoảng 5,9 triệu người, gây nên hạn
chế về thị trường tiêu thụ cho Ananas. Mặc dù Đan Mạch là một nước công
nghiệp phát triển, có nền kinh tế hiện đại, với mức sống và dịch vụ chính
phủ cao. Theo số liệu thống kê năm 2023, GDP Đan Mạch đạt 420,8 tỷ
USD và thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 71,4 nghìn USD.

Phần Lan Phần Lan có GDP bình quân đầu người ngang bằng Vương quốc Anh, Pháp,
Đức, Thụy Điển và Ý. Tuy nhiên dân số tại Phần Lan chỉ có khoảng 5 triệu
người dẫn đến thị trường tiêu thụ nhỏ gây nên hạn chế về thị trường tiêu thụ
cho Ananas.

Bosnia và Bosnia và Herzegovina là một quốc gia có nền kinh tế đang chuyển
Herzegovina tiếp từ nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị trường. GDP và GDP bình
quân đầu người thấp so với các nước châu Âu khác. Tỷ lệ thất nghiệp cao
nhất ở châu Âu 17%

1.1.2.3. Loại trừ do nhu cầu

27
Quốc gia Lý do

Luxembourg - Là quốc gia thuộc khu vực Tây Âu, thành viên của tổ chức Liên Minh
Châu Âu. Dân số của quốc gia này đạt 659 ngàn người.
- Dự kiến doanh thu của Luxembourg trong thị trường Giày dép sẽ đạt
200,30 triệu USD vào năm 2024, với tốc độ tăng trưởng hàng năm là
4,14% (CAGR 2024-2028). Mặt hàng sneakers chiếm thị phần khá nhỏ,
đạt 30,25 triệu USD và tăng 0,023% so với năm 2022. Cũng theo báo
cáo của Statistic, sự tăng trưởng của sneakers từ 2024 đến 2028 khá
khiêm tốn so với dòng giày dép bằng da và giày dép bằng dệt may.
=> Nhu cầu của Luxembourg về ngành giày dép không cao, rất khó
để Ananas thâm nhập vào thị trường này.

Monaco - Có diện tích 2 km2 và dân số 36,2 ngàn người.


- 2022: GDP là 8,78 tỷ USD. GDP bình quân đầu người đạt 240 ngàn
USD.
- Là một trong những quốc gia giàu có và xa xỉ nhất thế giới.
- Nhu cầu về ngành hàng bán lẻ của Monaco không cao, chỉ đạt 578,69
triệu USD, chiếm 6,4% thị phần các ngành hàng năm 2022.
=> Nhu cầu của Monaco về ngành giày dép không cao, rất khó để
Ananas thâm nhập vào thị trường này.

Na Uy Na Uy là quốc gia có GDP cao dẫn đến người tiêu dùng sẽ đòi hỏi những sản
phẩm có chất lượng cao và có ý thức sâu sắc đối với các thương hiệu giày quốc
tế như Nike, Adidas,...

=> Không phù hợp với tệp khách hàng mà Ananas đang hướng tới.

Ba Lan Ba Lan là quốc gia có nhiệt độ khá lạnh vì thế nhu cầu của người tiêu dùng tại
nơi đây sẽ thiên hướng về các sản phẩm có thể giữ ấm.

=> Sản phẩm của Ananas tại thị trường này vẫn chưa phù hợp.

Bulgari Volume share của sneaker tại Bulgaria thấp hơn gần 30 lần với cụ thể là Việt
Nam có khoảng 7.78 triệu đôi còn Bulgaria chỉ có khoảng 0.6 triệu đôi. Đồng
thời giá trị về mặt hàng sneaker tại quốc giá này cũng thấp hơn tại Việt Nam rất
nhiều.

=> Bulgaria không có quá nhiều nhu cầu cho mặt hàng sneaker mà Ananas
đang bán hiện tại và thị trường này được đánh giá là chưa thích hợp để
thâm nhập vào.

28
Thụy Sĩ
Dự kiến vào năm 2024, doanh thu tạo ra ở thị trường Giày dép Thụy
Sĩ dự kiến sẽ lên tới 1,47 tỷ USD. Thị trường được dự đoán sẽ tăng trưởng
hàng năm ở mức 3,24% (CAGR 2024-2028).

Phân khúc thị trường giày da lại chiếm nhiều nhất với 0,81 tỷ USD
(2023), trong khi thị trường giày sneaker chỉ khoảng 0,27 tỷ USD (2023).
Bên cạnh đó, người Thụy Sĩ thường không ưa chuộng giày sneaker như một
phần trang phục thường ngày của họ

1.1.2.4. Loại trừ do quan hệ ngoại giao:

Quốc gia Lý do loại trừ

Iceland Các Hiệp định ký kết giữa Việt Nam và Iceland vẫn chưa nhiều và có thể hỗ
trợ tối đa thuận lợi nhất cho Ananas.

1.1.3. Các quốc gia còn lại

Quốc gia Lý do chọn

Hà Lan
Dân số Hà Lan hơn 17,6 triệu người, xếp hạng 69 trên thế giới.

Kinh tế Hà Lan là một nền kinh tế thịnh vượng, mở và phụ thuộc


mạnh mẽ vào ngoại thương. Đây là một trong những trung tâm kinh tế của
Liên minh châu Âu. Hà Lan nằm trong top 10 nước có nền kinh tế phát
triển nhất châu Âu. Quốc gia này xếp thứ 7 theo GDP bình quân đầu
người 2023 với con số là 61,10 nghìn USD.

Quan hệ Việt Nam - Hà Lan được đánh giá là điển hình của mối
quan hệ năng động và hiệu quả, phát triển tốt đẹp trên tất cả các lĩnh vực
và ngày càng đi vào chiều sâu. Đặc biệt, với việc triển khai Hiệp định
Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), nhiều cơ hội hợp tác đầu tư
kinh doanh giữa các doanh nghiệp hai nước tiếp tục được mở ra.

Vào năm 2024, doanh thu tại thị trường Giày dép Hà Lan dự kiến
sẽ đạt 3,28 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng hàng năm (CAGR) của thị trường
trong giai đoạn 2024-2028 được dự đoán là 3,20%. Khối lượng thị trường

29
giày dép ở Hà Lan dự kiến sẽ đạt 64,74 triệu đôi vào năm 2028. Thị
trường giày dép Hà Lan đang chứng kiến sự gia tăng các loại giày bền
vững => Phù hợp với sản phẩm mà Ananas đang sản xuất.

1.2. Châu Phi:


1.2.1. Đánh giá chung thị trường Châu Phi:
● Châu Phi hiện là châu lục bị hoành hành bởi nghèo đói, tụt hậu và dịch bệnh,
đặc biệt là HIV/AIDS. Đồng thời, sự bất ổn liên tục về xung đột sắc tộc, xung
đột vũ trang, đảo chính đã là những nguyên nhân khiến Châu Phi luôn chìm
vào thảm cảnh nghèo đói, bệnh tật và rồi như là một hệ luỵ nghèo đói, bệnh tật
lại tiếp tục làm gia tăng sự bất ổn chính trị và an ninh...
● Đây là một thực trạng chung ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tiêu thụ các
sản phẩm tại châu Phi, cũng như là một thách thức đối với các doanh nghiệp
mong muốn một thị trường ổn định, tiềm năng.

1.2.2. Nhu cầu tiêu thụ


● Yếu tố thời tiết: Châu Phi có một loạt các loại khí hậu từ sa mạc khô cằn đến
rừng mưa nhiệt đới. Điều này đòi hỏi các loại giày khác nhau, từ giày chống
nước cho mùa mưa đến giày thoáng khí cho thời tiết nóng bức. Sự thay đổi
mùa cũng ảnh hưởng đến lựa chọn giày dép, với nhu cầu tăng lên cho giày bảo
vệ hơn trong mùa mưa và giày thoáng khí hơn trong mùa khô.
● Lối sống: Người dân Châu Phi hiện nay đa số vẫn có thói quen mang chân đất
theo thói quen và địa hình sa mạc.
● Khả năng chi trả: Mức thu nhập thấp ở nhiều quốc gia Châu Phi ảnh hưởng đến
khả năng tiếp cận chi tiêu cho mặt hàng giày dép mà chủ yếu chỉ tập trung vào
mặt hàng nhu yếu phẩm.
1.2.3. Đánh giá dựa trên chủ quan của nhà quản trị:

1.2.3.1. Dựa theo các yếu tố chính trị.

Quốc gia Lý do loại trừ

Burkina ● Burkina Faso - là 1 trong nhóm các quốc gia ở rìa sa mạc
Faso Sahara. Kể từ năm 2015 đến nay, Burkina Faso xuất hiện nhiều
thành phần khủng bố có vũ trang, đảo chính,... và tình trạng bất
ổn ở Burkina Faso đã cướp đi sinh mạng của nhiều người và
khiến hàng nghìn người khác phải rời bỏ nhà cửa.
● Cơ quan Liên hợp quốc cho biết, ít nhất 230 trường học hiện là
nơi trú ẩn tạm thời cho hơn 52.000 người phải di dời trong

30
nước và điều đó cũng khiến các hoạt động giáo dục bị cản trở.

Guinea ● Guinea nằm dưới sự kiểm soát của quân đội kể từ khi chính
quyền quân sự lên nắm quyền sau cuộc đảo chính từ tháng
9/2021. Ngày 19/02/2024, chính quyền quân sự ở Guinea đã
giải tán chính phủ nước này, song không nêu lý do cho động
thái trên cũng như thời hạn thông báo về chính phủ mới. Nhà
lãnh đạo chính quyền quân sự ở Guinea - Tướng Mamady
Doumbouya, ngày 27/2/2024 đã ký sắc lệnh bổ nhiệm nhà kinh
tế Amadou Oury Bah làm thủ tướng.
● Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) vừa tuyên
bố nới lỏng các lệnh trừng phạt đối với Guinea và Mali. Tuyên
bố trên được đưa ra một ngày sau khi ECOWAS công bố quyết
định tương tự đối với Niger, một quốc gia cũng đang dưới
quyền cai trị của lực lượng quân đội.

Guinea- ● Theo sắc lệnh công bố ngày 4/12/2023, Tổng thống Guinea-
Bissau Bissau, ông Umaro Sissoco Embalo đã quyết định giải tán
Quốc hội sau cuộc họp với Hội đồng Nhà nước - cơ quan tham
vấn của tổng thống.
● Trước đó, tối 30/11/2023, đụng độ đã nổ ra giữa lực lượng vệ
binh quốc gia và lực lượng đặc biệt tại thủ đô Bissau khiến 2
người thiệt mạng, trước khi quân đội yêu cầu các lực lượng trở
về doanh trại. Với một loạt cuộc đảo chính hoặc âm mưu đảo
chính, thị trường này chưa phải thị trường ổn định để thâm
nhập vào.

Mali ● Mali - là 1 trong nhóm các quốc gia ở rìa sa mạc Sahara, có tình
hình bất ổn chính trị, luôn chìm sâu vào khủng hoảng an ninh
với những mạng lưới khủng bố được liên kết với tổ chức Nhà
Nước Hồi Giáo. Ngày 16/9/2023 vừa qua, Mali, Burkina Faso
và Niger đã ký thỏa thuận thành lập liên minh quân sự nhằm
đối phó với các thách thức chung về an ninh giữa 3 nước.

Cộng hòa ● Là nước có nền chính trị rối loạn và nền kinh tế nghèo nàn.
Trung Phi Những vấn đề này đã làm gián đoạn đáng kể cuộc sống của
người dân, dẫn đến tình trạng di dời trên diện rộng cả trong
nước và xuyên biên giới.
● Tình hình rất phức tạp, liên quan đến nhiều nhóm vũ trang, phe
phái chính trị và căng thẳng trong cộng đồng, góp phần gây ra
cuộc khủng hoảng và di tản kéo dài.

31
Ethiopia ● Quản trị kém, tham nhũng tràn lan, vô luật pháp, bệnh tật,... đe
dọa cuộc sống người dân. Ethiopia là một trong những quốc gia
đông dân nhất châu Phi với 120 triệu người, nhưng nền kinh tế
của nước này bị hạn chế do thiếu khả năng tiếp cận biển,
thường chịu thiên tai, hạn hán, mất mùa và nội chiến, cho đến
nay Ethiopia chủ yếu vẫn là một nước nông nghiệp rất lạc hậu
về kỹ thuật, luôn bị nạn đói đe dọa và có một nền công nghiệp
nhỏ bé.

Cộng hòa ● Cộng Hòa Chad hiện nay vẫn có bất ổn về chính trị, liên tục có
Chad nhiều vụ xả súng, bạo lực do sự bất ổn trong khu vực chung,
bao gồm dòng người tị nạn từ Sudan và các mối đe dọa từ chủ
nghĩa cực đoan bạo lực ở Sahel.

Somalia ● Trải qua hơn 20 năm xung đột nội bộ và thiếu ổn định chính trị,
với các nhóm phiến quân và tổ chức khủng bố như Al-Shabaab
hoạt động mạnh mẽ.

Mozambiq ● Xảy ra xung đột giữa chính phủ và các nhóm phiến quân ở các
ue khu vực như tỉnh Cabo Delgado

Libya ● Căng thẳng và xung đột vũ trang, với sự tham gia của các phe
phái chính trị và lực lượng vũ trang cạnh tranh với nhau để
kiểm soát lãnh thổ
● Ngày 17/1/2024, cuộc đụng độ giữa các lực lượng liên minh
với chính phủ và một nhóm vũ trang có tên gọi là Lữ đoàn số 7
ở phía Nam thủ đô Tripoli của Libya làm 5 người thiệt mạng và
hơn 20 người khác bị thương.

Sudan ● Các cuộc khủng hoảng chính trị, biểu tình căng thẳng giữa quân
đội Sudan (SAF) và Lực lượng hỗ trợ nhanh bán quân sự (RSF)
● Làn sóng di cư ngày càng lớn, có 1,5 triệu người phải chạy
sang các quốc gia láng giềng kể từ khi xung đột nổ ra.
● Tình hình y tế bị ảnh hưởng hưởng nghiêm trọng, hơn 70% cơ
sở y tế không hoạt động

Tunisia ● Xảy ra bất đồng chính trị, bạo loạn đã xảy ra bên ngoài tòa nhà
Quốc hội khi những người thuộc hai phe ném đá vào nhau,
khiến hàng trăm người bị thương.
● Đối mặt với khủng hoảng di cư. Trong 11 tháng của năm 2023,
số người di cư trái phép bị chính quyền Tunisia ngăn chặn và
bắt giữ lên tới 69.963 người, cao gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ

32
năm 2022, theo số liệu thống kê của Lực lượng Vệ binh Quốc
gia Tunisia.

1.2.3.2. Loại trừ do kinh tế:

Quốc gia Lý do loại trừ

Gambia ● Gambia là quốc gia nhỏ nhất châu Phi với chỉ hơn 2 triệu
dân. Nước này xếp thứ 174/191 về Chỉ số Phát triển Con
người của Liên hợp quốc dựa theo các tiêu chí về y tế, giáo
dục và mức sống.
● Theo Ngân hàng Thế giới (WB), hơn 20% dân số Gambia
đang sống với mức thu nhập dưới 2 USD/ngày.
● Lạm phát hằng năm của nước này trong năm ngoái lên tới
11,6%, đồng thời thâm hụt ngân sách tăng mạnh trong bối
cảnh nguồn thu từ thuế giảm, tiền trợ cấp tăng cao đối với
nhiên liệu, phân bón và ngũ cốc do tác động của cuộc xung
đột tại Ukraine.

Liberia ● Liberia đang trong quá trình phục hồi sau nhiều năm xung
đột. Quốc gia nhỏ bé với 5 triệu dân này đang phải đối mặt
với nạn tham nhũng, tỷ lệ nghèo đói cao và hệ thống tư
pháp yếu kém sau nhiều năm nội chiến liên miên và dịch
Ebola bùng phát.

Mauritania ● Mauritania rất dễ bị ảnh hưởng trước tác động của biến đổi
khí hậu và suy thoái môi trường, đồng thời bị đe dọa bởi
hạn hán theo chu kỳ và gây nên hậu quả đối với sinh kế của
người dân nông thôn và dân cư chuyển giới. Phụ thuộc
nhiều vào thị trường thực phẩm quốc tế, Mauritania phải đối
mặt với xu hướng lạm phát và tắc nghẽn trong chuỗi cung
ứng.
● Tình hình an ninh ở nước láng giềng Mali vẫn còn đáng lo
ngại và số lượng người tị nạn ngày càng tăng đang làm tổn
hại đến sự gắn kết xã hội. Đại diện của Mauritania lưu ý
rằng nước này đang phải vật lộn để đối phó với số lượng
người di cư và người tị nạn vào biên giới ngày càng tăng khi
an ninh suy giảm ở khu vực Sahel.

Niger ● Niger là quốc gia lớn nhất Tây Phi về diện tích nhưng 80%

33
lãnh thổ là sa mạc. Liên minh Sahel bao gồm 3 quốc gia
Niger, Mali và Burkina Faso tái khẳng định việc rút khỏi
ECOWAS.
● Niger nằm sâu trong lục địa, nằm ở vùng rìa sa mạc Sahara,
không có biển, nên các hoạt động xuất nhập khẩu của nước
này phải sử dụng cảng biển quá cảnh của những quốc gia
láng giềng như Benin (cảng Cotonou) và Ghana (Tema), sau
đó hàng hóa được chuyên chở bằng đường bộ qua biên giới
chung.

Nigeria ● Là quốc gia đông dân nhất châu Phi với dân số hơn
210.000.000 người và cũng là cường quốc kinh tế lớn nhất
châu Phi với nguồn thu chính từ việc sản xuất dầu mỏ (lớn
thứ 2 Châu Phi).
● Tuy nhiên, nước này phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu để đáp
ứng nhu cầu của dân số đang tăng trưởng với tốc độ nhanh,
nhưng hiện nay đang chao đảo vì lạm phát và đồng tiền lao
dốc khiến thu nhập khả dụng giảm và áp lực chi phí sinh
hoạt gia tăng. Đây là những mối lo chính trong năm 2024,
tiếp tục khiến người tiêu dùng hạn chế chi tiêu và cản trở
tăng trưởng của khu vực kinh tế tư nhân.
● Cùng với đó, tâm lý bất mãn về kinh tế của người dân đã
dẫn tới các cuộc biểu tình trên toàn quốc.

Siera Leone ● Việt Nam và Siera Leone có mối quan hệ tốt đẹp đặc biệt là
trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghệ, Việt Nam mong
muốn là đối tác cung ứng gạo lâu dài cho Sierra Leone.
● Tuy Sierra Leone có tiềm năng kinh tế nhưng vẫn là một
trong những quốc gia nghèo nhất thế giới. Chính vì vậy tại
đây chỉ có nhu cầu về nhu yếu phẩm và hợp tác cùng Việt
Nam các mặt hàng như gạo,...

Togo ● Togo có nền kinh tế dựa vào nông nghiệp và khai thác
khoáng sản nhưng đối mặt với thách thức về nghèo đói và
phát triển kinh tế.
● Tỷ lệ nghèo ở khu vực nông thôn (58,8%) cao gấp đôi so
với khu vực thành thị (26,5%).
● Điểm của Togo về chỉ số vốn con người (HCI) là 0,43. Điều
này có nghĩa là trẻ em sinh ra ở Togo ngày nay sẽ chỉ đạt
năng suất lao động 43% khi lớn lên nếu chúng được tiếp cận
với sức khỏe, giáo dục và dinh dưỡng tốt.

34
Angola ● Angola được mệnh danh là nước nghèo nhất thế giới.
● Nền kinh tế mắc nợ nặng nề của Angola cũng phụ thuộc vào
Trung Quốc do kết quả của các khoản vay được hỗ trợ bằng
dầu mà nước này đã ký
● Dầu mỏ chiếm 90% xuất khẩu của đất nước, khiến nước này
dễ bị tổn thương bất cứ khi nào giá dầu giảm.

Burundi ● Nghèo đói, thiếu hụt nguồn nhân lực, tỷ lệ sụt giảm dân số
cao. Theo IMF, Burundi xếp thứ 1 trong các quốc gia nghèo
nhất thế giới với GDP bình quân đầu người chỉ vỏn vẹn 308
USD (quy ra sẽ gần 7.500.000 tiền Việt).

Cameroon ● So với các quốc gia khác tại châu Phi, Cameroon có ổn định
tương đối cao về chính trị và xã hội. Điều này cho phép sự
phát triển của nông nghiệp, đường bộ, đường sắt, và các
ngành công nghiệp dầu mỏ và đốn gỗ.
● Tuy thế, một số lượng lớn người dân Cameroon sống trong
nghèo khổ với sinh kế là nông nghiệp.

Cộng hòa Dân ● Với 80 triệu ha đất trồng trọt và hơn một ngàn khoáng sản
chủ Congo và kim loại có giá trị dưới bề mặt, Cộng hòa Dân chủ Congo
có tiềm năng trở thành một trong những quốc gia Châu Phi
giàu nhất và là động lực tăng trưởng cho toàn lục địa, theo
WorldBank.
● Nhưng bất ổn chính trị và tham nhũng đặc hữu tiếp tục làm
thất vọng tiềm năng đó và đẩy đất nước này trở thành 1
trong những quốc gia nghèo nhất thế giới.

Cộng hòa ● CH Congo xếp cao hơn "người anh em sinh đôi" cách 1
Congo dòng sông của mình là CHDC Congo tới 60 bậc về thu nhập
bình quân đầu người. Nhưng chưa vì vậy mà người dân
chưa thoát khỏi đói nghèo và nền kinh tế phát triển tương
đối ổn định.

Guinea Xích ● Mệnh danh là đất nước giàu nhất Châu Phi lục địa. Với dân
Đạo số nhỏ và nguồn thu lớn từ dầu mỏ, đây là nước có thu nhập
bình quân đầu người cao nhất Châu Phi.
● Tuy nhiên, người dân không giàu có như vậy. Bất bình đẳng
giàu nghèo cũng như sự mất ổn định trong địa chính trị
khiến người dân nơi đây không được hưởng lợi từ nguồn
thu dầu mỏ.

35
Gabon ● Dù đã bước qua cuộc đảo chính, lật đổ chính quyền kéo dài
nhiều năm. Nhưng hiện tại, nền kinh tế Gabon vẫn chưa
phục hồi, nhân dân còn chưa thoát khỏi cảnh nghèo nàn lạc
hậu.

São Tomé và ● São Tomé và Príncipe có nền kinh tế kém, là một đảo quốc
Príncipe nhỏ với dân số thấp và nghèo.

Namibia ● Thời tiết khắc nghiệt, hạn hán kéo dài, người dân nằm trong
tình trạng thiếu nguồn lương thực
● Mức lương chênh lệch giữa thành thị và nông thôn.
Ví dụ: Trong thành phố Windhoek, một công nhân trong
ngành công nghiệp chế biến có thể kiếm được khoảng 8.000
đến 12.000 đô la Namibia mỗi tháng. Còn một nông dân
trồng hoa màu trong khu vực nông thôn của Erongo có thể
kiếm được khoảng 3.000 đến 5.000 đô la Namibia mỗi
tháng tùy thuộc vào mùa vụ và sản lượng.
● Tỷ lệ thất nghiệp tương đối cao, đặc biệt là ở cộng đồng dân
cư nghèo. Tỷ lệ thất nghiệp là 20,85% vào năm 2022.

South Africa ● Tỷ lệ thất nghiệp và tội phạm cao


● Tình trạng bất ổn xã hội gia tăng (đình công và biểu tình)
● Mức độ tham nhũng cao
● Tính cạnh tranh cao do thị trường tương đối hoàn thiện
(mature market)
● Tình trạng thiếu hụt điện (lên đến 12 tiếng/ngày).

Eritrea ● Hạn hán nghiêm trọng và nông nghiệp chiếm khoảng 65%
nên đã kìm hãm sự phát triển kinh tế của đất nước này
● Nghèo đói đang lan tràn, và mức độ nghiêm trọng của chiến
tranh ảnh hưởng đến đời sống.
● Hiện chưa đến một nửa dân số Eritrea được sử dụng điện và
cứ 100 người thì chỉ có 14 điện thoại di động. Điện thoại cố
định và thuê bao internet càng hiếm.

Tanzania ● Do kỹ thuật canh tác còn lạc hậu, thiếu máy móc nông
nghiệp, sản lượng thấp nên hàng năm Tanzania phải nhập
khẩu các sản phẩm nông nghiệp: ngô, lúa mì....
● Và Tanzania là 1 trong những nước châu Phi phải nhập
khẩu tới 85% nhu cầu lúa mì từ Ukraine và Nga
● Ukraine và Nga vốn là những nhà cung cấp lúa mì chính
cho châu Phi cho nên phần lớn các nền kinh tế châu Phi

36
đang chịu tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng ở Ukraine
khi chuỗi cung ứng bị gián đoạn.

Uganda ● Tỷ lệ nợ xấu nội bảng của Uganda đã tăng lên đến 3.65%
vào cuối tháng 5 năm 2023, cao hơn mục tiêu kiểm soát đề
ra là 3% 1. Điều này đặt áp lực lên quản lý tài chính và ảnh
hưởng đến sự phát triển kinh tế
● Uganda vẫn phụ thuộc nhiều vào viện trợ quốc tế để duy trì
cuộc sống và phát triển kinh tế. Sự phụ thuộc này có thể tạo
ra rủi ro và ảnh hưởng đến quyền lực quốc gia..

Zambia ● Là nước có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp
khai khoáng không đáng kể mặc dầu có nhiều tài nguyên
thiên nhiên, sự suy giảm của của ngành mỏ ảnh hưởng lớn
đến kinh tế

Comoros ● Là một trong những nước nghèo nhất trên thế giới.
● Đất đai cằn cỗi và bị xói mòn.
● Tỉ lệ tăng dân số cao, nguồn tài nguyên thiên nhiên nghèo
nàn.
● Trình độ học vấn của lực lượng lao động thấp, tình trạng
thất nghiệp cao
● Phụ thuộc nhiều vào sự tài trợ của nước ngoài.

Madagascar ● Mặc dù ngành du lịch phát triển mạnh nhưng Madagascar


lại phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp, lĩnh vực chiếm hơn
2/3 tổng số việc làm.
● Hơn 77% dân số đô thị của nước này sống trong các khu ổ
chuột và khoảng 43% cư dân bị suy dinh dưỡng.
● Tuổi thọ bình quân ở Madagascar chỉ là 66,3, thấp hơn
khoảng 6 năm so với mức trung bình toàn thế giới.

Zimbabwe ● Bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì hiện tượng thời tiết El Nino,
dự kiến sẽ kéo dài tới tháng 4/2024, người dân đã phải trì
hoãn việc trồng ngũ cốc vì nhiệt độ cao. Vì thế, sản lượng
ngô sụt giảm vào năm 2024 sẽ đe dọa đến an ninh lương
thực đối với các hộ gia đình nghèo tại quốc gia miền Nam
châu Phi này.
● Tỷ lệ thất nghiệp 90%, phần lớn người dân sống nghèo khổ
● Lạm phát ngày càng tăng cao. Vào tháng 1/2023, lạm phát
nước này lên tới 230%, có thời điểm đạt mốc 79,6 tỉ %

37
Djibouti ● Tỷ lệ thất nghiệp cao, lên đến 60% khu vực thành thị
● Nguồn thu nhập chính của Djibouti đến từ dịch vụ cảng biển
và dịch vụ giao thông ở Biển Đỏ. Diễn biến căng thẳng ở
Biển Đỏ về cướp biển, tấn công tàu chở hàng hoặc xung đột
quân sự, sẽ gây ra sự gián đoạn và mất mát kinh tế lớn cho
Djibouti

Kenya ● Nợ công của Kenya đã tăng thêm 1.560 tỷ shilling (khoảng


9,9 tỷ euro) lên 10.100 tỷ shilling, vượt mức trần 10.000 tỷ
shilling. Số nợ này tương đương 62,43% Tổng sản phẩm
quốc nội (GDP) của Kenya.
● Tốc độ tăng trưởng của quốc gia này đã chậm lại, chỉ đạt
mức 4,8% trong năm 2022 (so với mức 7,6% năm 2021) và
đang phải đối mặt với lạm phát dai dẳng, lên tới 7,3%.
● Cuộc sống thiếu thốn, phải đốt túi nilon để nấu nước, bên
cạnh đó là các vấn đề về HIV, ma túy và rượu kéo theo bạo
lực

1.2.3.3. Loại trừ do nhu cầu.

Quốc gia Lý do loại trừ

Cape Verde ● Là quốc gia đảo, Cape Verde có tiềm năng về du lịch và
phát triển kinh tế ổn định.
● Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) công bố, đã đánh
giá Top 10 nền kinh tế châu Phi đổi mới nhất năm 2023,
trong đó bao gồm 3 nước Tây Phi: Cape Verde, Senegal,
Ghana.
● Nhưng với dân số chỉ vỏn vẹn 602.562 người vào ngày
03/03/2024 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc. Cape
Verde có ít tiềm năng và nhu cầu tiêu thụ cao mặt hàng
giày dép.

Senegal ● Senegal được coi là một trong những nền dân chủ ổn định
nhất châu Phi. Có nền kinh tế tương đối đa dạng và phát
triển.
● Senegal nối châu Phi với phần còn lại của thế giới và cũng
là cầu nối quan trọng với các thị trường xuất khẩu chính ở
châu Âu, châu Á và châu Mỹ. Các chỉ số kinh tế của

38
Senegal liên tục được cải thiện từ nhiều năm nay. Senegal
có tham vọng trở thành nền kinh tế mới nổi vào năm 2035.
● Mặc dù vậy, người dân ở đây chủ yếu đi giày da, và nhu
cầu tiêu thụ giày dép ở mức trung bình.

Ghana ● Ghana - một trong những “viên ngọc sáng" của lục địa
Đen. Là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh và
ổn định ở Tây Phi với chính phủ dân chủ và cải cách kinh
tế tích cực. Trong cuộc làm việc với Trưởng Phái đoàn
thường trực Ghana tại LHQ, Đại sứ Đặng Hoàng Giang và
Đại sứ Harold Agyeman cùng nhất trí cho rằng Việt Nam
và Ghana có tiềm năng lớn để mở rộng hơn nữa quan hệ
hợp tác song phương trên nhiều mặt.
● Nhưng với quy mô dân số nhỏ, 34.562.117 người vào
ngày 03/03/2024 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc
và mức tiêu thụ giày dép chưa đáng kể, Ghana chưa phải
thị trường giày dép tiềm năng cho Ananas.

Benin ● Benin có cảng biển Cotonou lớn thứ 5 ở châu Phi, hệ


thống cơ sở hạ tầng đường bộ hiện đại nối liền với các
thành phố lớn ở Tây Phi, được xem là cửa ngõ để hàng
hóa của các nước có thể thâm nhập thị trường dễ dàng.
● Ngoài ra, quan hệ Việt Nam - Benin thời gian qua có
những tiến triển tích cực trên một số lĩnh vực quan trọng.
Hai bên nhận định còn nhiều dư địa để tăng cường hợp
tác, nhất là trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, viễn
thông, đào tạo nghề, máy móc thiết bị nông nghiệp, nông
nghiệp,…
● Tuy nhiên, với quy mô dân số nhỏ, 13.959.408 người vào
ngày 03/03/2024 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc
và mức tiêu thụ giày dép chưa đáng kể, Benin chưa phải
thị trường giày dép tiềm năng cho Ananas.

Bờ Biển Ngà ● Nổi tiếng là một trong những quốc gia sản xuất cacao
hàng đầu, Côte d'Ivoire có nền kinh tế tương đối ổn định
và đang phục hồi sau các cuộc khủng hoảng chính trị. Các
hãng sản xuất sô cô la lớn như Cadbury, Hershey's và
Nestle chọn và đặt ca cao của Bờ Biển Ngà thông qua
Euronext, một sàn giao dịch định giá cacao thế giới.
● Dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Alassane Ouattar, Bờ
Biển Ngà đã dần ổn định chính trị và phát triển kinh tế-xã

39
hội.
● Tuy nhiên, với quy mô dân số nhỏ, 29.359.593 người vào
ngày 01/03/2024 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc
và mức tiêu thụ giày dép chưa đáng kể, Benin chưa phải
thị trường giày dép tiềm năng cho Ananas.

Lesotho ● Nhu cầu giày da là chủ yếu. Vào năm 2024, phân khúc
Giày thể thao ở Lesotho được dự đoán sẽ tạo ra doanh thu
4,13 triệu USD.
● Theo dự báo Tốc độ tăng trưởng gộp hàng năm (CAGR)
cho giai đoạn 2024-2028, thị trường dự kiến sẽ tăng
trưởng 3,83% mỗi năm.
● Giai đoạn 2022 - 2023, Doanh thu mặt hàng Sneaker từ
3,91 triệu USD tăng 3,98 triệu USD, cho thấy thị trường
Sneaker ở Lesotho không cao, trong giai đoạn 2022 -
2023, doanh thu thị trường Sneaker chỉ tăng 0,07 triệu
USD
( Nguồn: Statista)

Botswana ● Nhu cầu về giày dép cao su, nhựa, ủng cao su ngày càng
tăng cao. Về doanh thu của thị trường sneaker thì ít có sự
biến động, doanh thu của mặt hàng này không cao.
● Giai đoạn 2022 - 2023, Doanh thu mặt hàng Sneaker từ
10.49 triệu USD tăng 10.74 triệu USD, cho thấy thị
trường Sneaker ở đây không cao, trong giai đoạn 2022 -
2023, doanh thu thị trường Sneaker chỉ tăng 0.25 triệu
USD
● Doanh thu mặt hàng Sneaker ở năm 2023 sang 2024 tăng
1,06 triệu USD, thị trường tiêu thụ chưa cao
● Vào năm 2024, phân khúc Giày thể thao ở Botswana dự
kiến sẽ tạo ra doanh thu 11,30 triệu USD. Thị trường được
dự đoán sẽ có tốc độ tăng trưởng hàng năm là 4,93%
(CAGR 2024-2028).
( Nguồn: Statista)

Rwanda ● Chuộng nhập khẩu những hàng hóa như: dầu khí thô, thiết
bị viễn thông, chất dẻo, vải dệt may,....
● Giai đoạn 2022 - 2023, Doanh thu mặt hàng Sneaker từ
7.77 triệu USD tăng 8.27 triệu USD, cho thấy thị trường
Sneaker ở Rwanda không cao, trong giai đoạn 2022 -
2023, doanh thu thị trường Sneaker chỉ tăng 0,5 triệu USD

40
● Vào năm 2024, phân khúc Giày thể thao ở Rwanda dự
kiến sẽ tạo ra doanh thu 13,18 triệu USD.
● Dự kiến sẽ chứng kiến tốc độ tăng trưởng hàng năm là
5,58% (CAGR 2024-2028).
( Nguồn: Statista)

Seychelles ● Giai đoạn 2022 - 2023, Doanh thu mặt hàng Sneaker từ
1.35 triệu USD tăng 1.64 triệu USD, cho thấy thị trường
Sneaker ở Seychelles không cao, trong giai đoạn 2022 -
2023, doanh thu thị trường Sneaker chỉ tăng 0,29 triệu
USD
● Vào năm 2024, doanh thu trong phân khúc Giày thể thao ở
Seychelles ước tính là 1,75 triệu USD.
● Theo Tốc độ tăng trưởng gộp hàng năm (CAGR) dự kiến
trong giai đoạn 2024-2028, thị trường dự kiến sẽ tăng
trưởng hàng năm là 6,13%.
( Nguồn: Statista)

Mauritius ● Giai đoạn 2022 - 2023, Doanh thu mặt hàng Sneaker từ
14.34 triệu USD tăng 15.22 triệu USD, cho thấy thị
trường Sneaker ở Mauritius không cao, trong giai đoạn
2022 - 2023, doanh thu thị trường Sneaker chỉ tăng 0.88
triệu USD
● Vào năm 2024, phân khúc Giày thể thao ở Mauritius được
dự báo sẽ tạo ra doanh thu 16,11 triệu USD.
● Thị trường dự kiến sẽ chứng kiến tốc độ tăng trưởng hàng
năm là 5,26% (CAGR 2024-2028).
( Nguồn: Statista)

Algeria ● Giai đoạn 2022 - 2023, Doanh thu mặt hàng Sneaker từ
118.5 triệu USD tăng 123.5 triệu USD, cho thấy thị
trường Sneaker ở Algeria không cao, trong giai đoạn 2022
- 2023, doanh thu thị trường Sneaker chỉ tăng 5 triệu USD
● Vào năm 2024, phân khúc Giày thể thao ở Algeria được
dự báo sẽ tạo ra doanh thu 123.5 triệu USD.
● Tuy nhiên, Algeria không phải là thị trường chuộng
Sneaker, theo Statista, doanh thu thị trường giày da dự
kiến sẽ tạo ra doanh thu 0,37 tỷ USD vào năm 2024, cao
gấp 3 lần thị trường Sneaker
( Nguồn: Statista)

41
Malawi ● Giai đoạn 2022 - 2023, Doanh thu mặt hàng Sneaker từ
3.14 triệu USD giảm còn 2.92 triệu USD, cho thấy thị
trường Sneaker ở Malawi không có tiềm năng
● Vào năm 2024, phân khúc Giày thể thao ở Malawi được
dự báo sẽ tạo ra doanh thu 3.11 triệu USD.
● Tuy nhiên, Malawi không phải là thị trường chuộng
Sneaker, theo Statista, doanh thu thị trường giày da dự
kiến sẽ tạo ra doanh thu 23.47 USD vào năm 2024, cao
gấp 7.5 lần thị trường Sneaker.

Ai Cập ● Lạm phát hàng năm tại Ai Cập đã tăng lên 25,8%
● Gánh nặng nợ nần chồng chất, lãi suất tăng và giá trị đồng
tiền giảm đã làm tăng chi phí trả nợ.
● Vào tháng 12/2022, chính phủ Ai Cập xác nhận khoản vay
trị giá 3 tỷ USD liên quan đến các cải cách, bao gồm việc
giảm dấu ấn của nhà nước và quân đội trong nền kinh tế.
Chỉ tính riêng với Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ai Cập phải trả
riêng cho IMF 11,4 tỷ USD trong 3 năm tới.
=> Tuy Ai Cập là một nền kinh tế hàng đầu và dân số 100tr
người nhưng mà nhu cầu chủ yếu vẫn thuộc về giày da.

Nhận xét: Những nước thuộc Châu Phi chưa phải là thị trường tiềm năng để
Ananas xuất khẩu

1.3. Châu Đại Dương:


1.3.1. Tình hình chung
- Tình hình chung về thị trường giày dép ở khu vực Châu Đại Dương (Pacific)
có sự đa dạng đáng kể, với sự tham gia của nhiều quốc gia có nền kinh tế và
văn hóa khác nhau.
- Nổi bật nhất là Australia và New Zealand có nền kinh tế phát triển và có một
thị trường giày dép đa dạng, từ giày thể thao đến giày công sở và giày dép thời
trang. Năm 2024, doanh thu trên thị trường Giày dép của Úc lên tới 4,54 tỷ
USD. Theo tốc độ tăng trưởng gộp hàng năm (CAGR 2024-2028), thị trường
dự kiến sẽ tăng trưởng hàng năm là 2,49%. Ở các nước còn lại đều có mật độ
dân số không cao nên thị trường tiêu thụ giày dép không nhiều, tuy nhiên giày
dép là mặt hàng tất yếu mang lại sự thoải mái tùy theo nhu cầu của người dân
- Các điều kiện khí hậu khác nhau trên khắp Châu Đại Dương, từ khí hậu nhiệt
đới đến vùng ôn đới. Điều này ảnh hưởng đến loại giày dép mà người tiêu dùng
ưa thích. Ở những vùng ấm áp hơn, dép xăng đan và giày thoáng khí có thể phổ
biến, trong khi ở những vùng mát mẻ hơn, nhu cầu về bốt và giày kín có thể

42
tăng lên. Giày thoải mái và thoáng khí thường được ưa chuộng trong những
khu vực ấm áp, trong khi giày chống nước và giày ấm có thể được ưa chuộng ở
các khu vực lạnh hơn.
1.3.2. Nhu cầu tiêu thụ
- Nhu cầu về giày dép ở Châu Đại Dương phản ánh sự đa dạng văn hóa, thời tiết,
lối sống và xu hướng thời trang của người tiêu dùng ở đây. Dưới đây là một số
điểm quan trọng liên quan đến nhu cầu thị trường giày dép ở Châu Đại Dương:
Lối Sống Ngoại ô và Thể Thao:
- Người dân ở Châu Đại Dương thường có lối sống ngoại ô phát triển và thích
thú với các hoạt động ngoại ô như đi bộ đường dài, chạy bộ, và thể thao. Do
đó, giày thể thao và giày chuyên dụng cho các hoạt động ngoại ô có nhu cầu
cao.
Thị Trường Giày Thời Trang:
- Thị trường giày thời trang ở Châu Đại Dương cũng rất phát triển, đặc biệt là
trong các thành phố lớn như Sydney và Melbourne. Người tiêu dùng thường
theo đuổi xu hướng thời trang và quan tâm đến việc sở hữu các đôi giày thời
trang mới.
- Thị trường giày dép ở Úc và Châu Đại Dương dự kiến sẽ tạo ra doanh thu 5,43
tỷ USD vào năm 2024.
- Hơn nữa, nó được dự đoán sẽ tăng trưởng hàng năm ở mức 2,82% (CAGR
2024-2028).
- Phân khúc Giày da thống trị thị trường với khối lượng 2,78 tỷ USD vào năm
2024.
- Ngoài ra, thị trường được dự đoán sẽ có tốc độ tăng trưởng -0,1% vào năm
2025.
- Khối lượng trung bình mỗi người trên thị trường được dự đoán là 2,63 đôi vào
năm 2024.
- Cuối cùng, Hàng không cao cấp sẽ chiếm 82% doanh số bán hàng trên thị
trường Giày dép vào năm 2024.
- Nhu cầu về giày dép bền vững và được sản xuất tại địa phương đang gia tăng ở
Úc và Châu Đại Dương.
=> Tóm lại, nhu cầu thị trường giày dép ở Châu Đại Dương là sự kết hợp của
nhiều yếu tố đa dạng, từ yếu tố thời tiết đến xu hướng thời trang và ưu tiên cá
nhân. Điều này tạo ra một thị trường đa chiều và có cơ hội cho nhiều loại giày
dép khác nhau.

1.3.3. Đánh giá chủ quan của nhà quản trị

1.3.3.1. Loại trừ dựa trên yếu tố chính trị

Quốc gia Lý do loại trừ

43
Papua ● Tỷ lệ thay đổi lãnh đạo và liên minh chính phủ cao và các cuộc bầu cử
New thường bị hủy hoại bởi bạo lực và cáo buộc gian lận. Các khu vực khác của
Guinea đất nước cũng có xu hướng xảy ra xung đột. trước sự bùng phát bạo lực và
bất ổn cộng đồng vẫn tồn tại dọc biên giới lỏng lẻo với Indonesia, với nhiều
nhóm nổi dậy đấu tranh giành độc lập cho tỉnh Papua của Indonesia hoạt
động xuyên biên giới.
● Tội phạm phổ biến trên khắp đất nước và gây ra mối đe dọa nghiêm trọng
cho du khách nước ngoài.
● Các cuộc biểu tình xảy ra định kỳ về các vấn đề kinh tế xã hội, môi trường
và chính trị khác nhau và có thể nhanh chóng leo thang thành bạo lực.

Vanuatu ● Vanuatu rơi vào khủng hoảng chính trị vào 2023 khi lãnh đạo phe đối lập
Bob Loughman đệ đơn bất tín nhiệm chống lại Kalsekar, chỉ trích nhà lãnh
đạo thân phương Tây về các hành động bao gồm cả việc ký hiệp ước an ninh
với Australia.

Solomon ● Chính phủ Quần đảo Solomon có đặc điểm là các đảng chính trị yếu kém và
các liên minh nghị viện rất bất ổn. Họ thường xuyên phải bỏ phiếu bất tín
nhiệm và kết quả là lãnh đạo chính phủ thay đổi thường xuyên. Thay đổi nội
các là phổ biến.
● Tình trạng vô chính phủ, cướp bóc và sự bất lực của cảnh sát khiến Chính
phủ Quần đảo Solomon phải ra thông báo tìm kiếm sự trợ giúp của nước
ngoài.

1.3.3.2. Loại trừ dựa trên yếu tố kinh tế

Quốc gia Lý do loại trừ

Úc ● Tình trạng tài chính của các gia đình sụt giảm nghiêm trọng vì lạm phát
cao, lương thấp dẫn đến lãi suất cao, nhiều hộ gia đình thâm hụt kinh tế dẫn
đến thiếu thức ăn.
● Về triển vọng, nền kinh tế Australia cũng có thể rơi vào suy thoái kỹ thuật,
rủi ro chính là lãi suất tăng quá mức hoặc lãi suất duy trì ở mức quá cao
trong thời gian dài, khiến chúng vượt quá giới hạn.

Micronesia ● Nền kinh tế bị chi phối bởi các dịch vụ của chính phủ và các khoản tài trợ
bên ngoài, với hoạt động của khu vực tư nhân tương đối hạn chế.

44
● Dân số nhỏ, xa xôi, nguồn tài nguyên thiên nhiên hạn hẹp và tính dễ bị tổn
thương trước những cú sốc bên ngoài đặt ra những thách thức cho sự tăng
trưởng.

Nauru
- Nauru rộng chưa đầy 21 km vuông, chỉ lớn hơn 2 quốc gia khác là Vatican
City và Monaco. Với diện tích khiêm tốn như vậy, Nauru không có khu bảo
tồn, không có di sản thế giới, không có sông và chỉ có 30km đường cùng
tuyến đường sắt dài 5km.
- GDP của Nauru hơn 115 triệu USD, đứng thứ 195 quốc gia trên thế giới.

=> Nền kinh tế chậm phát triển khó có thể đưa vào thị trường

Marshall ● Kinh tế quần đảo Marshall dựa vào đánh bắt cá biển; du lịch, dừa và viện
trợ của Hoa Kỳ. Nông nghiệp (các loại cây trồng nhiệt đới khoai sọ, dừa, sa
kê) chỉ đáp ứng vừa đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước.
● Trong thập kỷ qua, GDP tăng trưởng trung bình chỉ 1% do giảm biên chế
chính phủ, nạn hạn hán, ngành xây dựng giảm, sự suy giảm GDP trong
ngành du lịch và đầu tư nước ngoài là do bởi những khó khăn tài chính
châu Á, và giảm thu nhập từ việc đổi mới giấy phép tàu đánh cá.

Loại trừ dựa trên yếu tố nhu cầu


Quốc gia Lý do loại trừ

New New Zealand có dân số 5.228.100 người, có thể thấy dân số của nước này khá ít
Zealand nên nhu cầu tiêu thụ giày dép không cao, đặc biệt số tuổi trung bình của nước rơi
vào khoảng 37 tuổi do đó không thích hợp cho thị phần giày dép ở giới trẻ.
=> Thị trường sneaker không phù hợp để xâm nhập

Kiribati Kiribati có dân số 133.515 người, là một thị trường có quá ít dân số để xâm nhập vì
nhu cầu mua hàng giày dép không cao nên không phù hợp để xâm nhập vào

Tonga Tonga có dân số 107.773 người, bên cạnh đó Tonga nhập khẩu giày dép đứng thứ
203 nước trên toàn thế giới (chủ yếu từ New Zealand) nên không phù hợp để
Ananas xâm nhập vào thị trường

Palau Palau có dân số 18.058 chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong dân số Châu Đại dương, vì là một
quần đảo thu hút khách du lịch nên GDP cao chủ yếu dựa vào ngành du lịch
=> Nhu cầu tiêu thụ về giày dép không cao ở thị trường này

45
Tuvalu Được biết đến là một trong những quốc gia nhỏ và cô lập nhất thế giới, chỉ vỏn vẹn
11.000 người sinh sống nên rất khó để xâm nhập vào thị trường Tuvalu

Fiji Nhu cầu tiêu dùng về giày dép chỉ chiếm phần nhỏ trong tổng số 19,9% còn lại bao
gồm đồ nội thất, hàng gia dụng và Bảo trì, truyền thông, giải trí và văn hóa, nhà
hàng và khách sạn, quần áo và giày dép, y tế và phúc lợi.

Samoa Hiện tại các đối tác thương mại lớn bao gồm New Zealand, Trung Quốc , Australia,
Hoa Kỳ và Nhật Bản, trong đó có hàng tiêu dùng (giày dép) là một trong những
mặt hàng được nhập khẩu chính. Những nước còn lại chỉ chiếm khoảng 15,7% tổng
khối lượng nhập khẩu

Kết luận: Thị trường ở các nước châu Đại Dương không phù hợp để Ananas có thể
thâm nhập do tình hình chính trị phức tạp ở các quốc gia và quy mô dân số có tỷ lệ
cực kỳ thấp nên không thể xâm nhập vào thị trường này,

1.4. Châu Mỹ:


1.4.1. Tình hình chung:
Tình hình chung của thị trường giày ở Châu Mỹ và toàn cầu từ năm 2020 đến 2024
cho thấy sự tăng trưởng với tổng giá trị thị trường dự kiến tăng thêm 42.06 tỷ USD,
tiến triển với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm hơn 2% trong giai đoạn dự báo. Thị trường
được phân chia thành nhiều phân khúc bao gồm giày thể thao và phi thể thao, với các
đối tượng người sử dụng khác nhau như đàn ông, phụ nữ và trẻ em, cũng như các
kênh phân phối khác nhau như trực tuyến và trực tiếp. Bắc Mỹ được xem như một
trong những khu vực địa lý chính của thị trường giày tại thị trường Châu Mỹ.
Một trong những xu hướng chính thúc đẩy tăng trưởng thị trường là sự đổi mới về
thiết kế và vật liệu, dẫn đến việc cao cấp hóa sản phẩm. Các thương hiệu liên tục đổi
mới và giới thiệu các mẫu mã và thiết kế mới vì sự cạnh tranh trên thị trường và nhu
cầu người tiêu dùng không ngừng thay đổi do sự biến đổi trong ngành thời trang.
Châu Mỹ, một khu vực đa dạng với sự phân biệt rõ rệt về thu nhập và sở thích cá
nhân.
Tuy nhiên, thị trường cũng đối mặt với những thách thức như chi phí lao động tăng và
giá cả nguyên liệu biến động, đặc biệt là với các nhà sản xuất quốc tế có cơ sở sản
xuất hoặc đối tác ở các nước Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Bangladesh
và Việt Nam. Sự biến động của giá nguyên vật liệu và chi phí lao động tăng có thể hạn
chế sự tăng trưởng của thị trường trong giai đoạn dự báo.
Đối với thương hiệu giày Ananas của Việt Nam, cho thấy cơ hội để mở rộng và thâm
nhập vào thị trường Châu Mỹ bằng cách tận dụng xu hướng thiết kế đổi mới và nhu
cầu tăng cao về sản phẩm giày thể thao và phi thể thao. Sự hiểu biết về thị trường và

46
khả năng thích ứng với xu hướng và nhu cầu của người tiêu dùng sẽ quyết định khả
năng thành công của Ananas khi mở rộng sang thị trường Châu Mỹ.
1.4.2. Nhu cầu tiêu thụ giày ở Châu Mỹ:
Doanh số bán giày dép tại Châu Mỹ năm 2023 đạt 146 tỷ USD, tăng 5,3% so với năm
2022. Doanh số dự kiến sẽ đạt 193 tỷ USD vào năm 2024. Thị trường giày dép tại
Châu Mỹ, đặc biệt là tại Hoa Kỳ (Bắc Mỹ), là một trong những thị trường lớn và sôi
động nhất trên thế giới. Riêng Bắc Mỹ đã tạo ra hơn 85,8 tỷ đô la doanh thu vào năm
2022, cho thấy quy mô và ảnh hưởng lớn của thị trường này. Tại thị trường Châu Mỹ,
Giày sneaker chiếm 37% tổng doanh số bán giày dép năm 2023, dự kiến đạt 42% vào
năm 2033. Giày da chiếm 22% tổng doanh số năm 2023, dự kiến đạt 20% vào năm
2033. Giày phi thể thao, chiếm 41% tổng doanh số năm 2023 và dự kiến đạt 38% vào
năm 2033. Bắc Mỹ, chiếm thị phần lớn nhất (72%) trong năm 2023, dự kiến sẽ tiếp
tục tăng trưởng trong 10 năm tới. Nam Mỹ doanh số bán giày dép dự kiến tăng trưởng
4,5% mỗi năm từ 2023 đến 2033. Trung Mỹ thị trường tiềm năng với tốc độ tăng
trưởng dự kiến 5,1% mỗi năm. Ngành công nghiệp giày dép được đặc trưng bởi mức
độ cạnh tranh cao, với các nhà sản xuất lớn như Puma, Nike, Adidas,... chiếm ưu thế
trên thị trường do sự thâm nhập rộng lớn thông qua việc xây dựng thương hiệu, các
sản phẩm sáng tạo và chiến lược tiếp thị quyết liệt. Các thương hiệu này đã thành
công trong việc phục vụ nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng, bao gồm nhu cầu ngày
càng tăng về giày dép thể thao, sản phẩm bền vững và thiết kế độc đáo, không phân
biệt giới tính.
Một trong những nguyên nhân quan trọng đẩy mạnh sự phát triển của thị trường là
nhu cầu bùng nổ về giày dép thể thao, được kích thích bởi các chiến dịch tiếp thị
quyết liệt của các thương hiệu hàng đầu. Ngoài ra, thị trường giày dép đang chứng
kiến một xu hướng đến việc tùy chỉnh sản phẩm, cho phép người tiêu dùng tùy chỉnh
mua sắm theo sở thích cụ thể của họ, đẩy mạnh nhu cầu cho các phân khúc giày dép
cao cấp và thể thao.
Mặc dù có những nguyên nhân thúc đẩy tăng trưởng, thị trường vẫn đối mặt với
những thách thức như sự sẵn có rộng rãi của sản phẩm giả mạo, hàng nhái, chi phí lao
động tăng cao và giá nguyên liệu biến động, đặc biệt là đối với các thương hiệu sản
xuất hoặc nguồn cung từ các nước Châu Á. Những yếu tố này có thể tiềm ẩn nguy cơ
cản trở sự phát triển của thị trường.
Nhìn vào tương lai, thị trường dự kiến sẽ phát triển ổn định, với dự báo cho thấy tỷ
suất tăng trưởng hằng năm (CAGR) 5,25% trong thời kỳ dự báo, cho thấy nhu cầu
lành mạnh cho cả giày dép thể thao và phi thể thao. Cụ thể, phân khúc giày dép phi
thể thao, bao gồm các loại giày dép thông thường, thời trang và công sở, dự kiến sẽ
tăng trưởng đáng kể do sự tăng trưởng của ý thức thời trang của người tiêu dùng và sự
chấp nhận ngày càng tăng của giày dép thời trang.

47
1.4.3. Đánh giá dựa trên chủ quan của nhà quản trị:

1.4.3.1. Loại trừ chủ quan theo yếu tố cấm vận, chính trị:

Quốc Gia Lý do loại trừ

Cuba ● Hoa Kỳ áp dụng lệnh cấm vận thương mại và kinh tế đối với Cuba từ năm
1962. Khiến cho Cuba tổn thất nặng nề, hạn chế giao thương, đầu tư, du
lịch, khiến việc hợp tác kinh tế gặp khó khăn.
● Chỉ số cảm nhận tham nhũng của Cuba là 42/100 điểm, xếp hạng 76/180
năm 2023.

Venezuela ● Hoa Kỳ áp dụng lệnh cấm vận tài chính và dầu mỏ đối với Venezuela từ
năm 2019. Gây khó khăn cho chính phủ nước này trong việc nhập khẩu,
tiếp cận nguồn vốn từ thị trường quốc tế.
● Nền kinh tế Venezuela sụp đổ, dẫn đến lạm phát phi mã, thiếu hụt lương
thực, thuốc men và các nhu yếu phẩm, tỷ lệ lạm phát cao, đồng nội tệ mất
giá. Khủng hoảng kinh tế và chính trị dẫn đến khủng hoảng nhân đạo, với
hàng triệu người Venezuela di cư sang các quốc gia láng giềng.
● Tài chính công: nợ khoảng 196 tỷ USD
● Chỉ số cảm nhận tham nhũng của Venezuela khá cao với 13/100 điểm, xếp
hạng 177/180 năm 2023.

Nicaragua ● Chính trị bất ổn, biểu tình phản đối chính phủ thường xuyên xảy ra.
● Hoa Kỳ áp đặt lệnh cấm vận đối với một số quan chức chính phủ Nicaragua
do vi phạm nhân quyền.
● GDP bình quân đầu người thấp (khoảng $2,000 USD/năm), và nền kinh tế
phụ thuộc vào nông nghiệp.
● Chỉ số cảm nhận tham nhũng của Nicaragua là 17/100 điểm, xếp hạng
172/180 năm 2023.

Suriname ● Quan hệ ngoại giao không ổn định với Hoa Kỳ do tranh chấp lãnh thổ.
● Chính phủ liên minh yếu kém, thường xuyên xảy ra bất ổn.
● Nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào khai thác tài nguyên thiên nhiên.
● GDP bình quân đầu người thấp (khoảng $6,000 USD/năm), và thị trường
nội địa nhỏ.
● Chỉ số cảm nhận tham nhũng của Suriname là 40/100 điểm, xếp hạng
87/180 năm 2023.

48
Guyana ● Tranh chấp lãnh thổ, quan hệ căng thẳng với Venezuela về vấn đề lãnh thổ
Essequibo 1899.
● Tỷ lệ tham nhũng tương đối cao và ảnh hưởng lớn tới đời sống kinh tế và
xã hội.
● Chỉ số cảm nhận tham nhũng của Guyana khá cao với 40/100 điểm, xếp
hạng 87/180 năm 2023.

Mexico ● Mexico có tỷ lệ tội phạm cao, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Các băng
đảng ma túy hoạt động mạnh mẽ ở nhiều nơi trong nước.
● Bất ổn chính trị do vấn đề tham nhũng, bạo lực của các băng đảng ma túy
và di cư bất hợp pháp.
● Chính phủ đang nỗ lực giải quyết các vấn đề này nhưng chưa đạt được
nhiều thành công.
● Chỉ số cảm nhận tham nhũng của Mexico là 31/100 điểm, xếp hạng
126/180 năm 2023.

EL ● Bất ổn chính trị do bạo lực của các băng đảng, khủng bố, bạo loạn,...
Salvador ● Tỷ lệ thất nghiệp cao, thu nhập thấp.
● Chỉ số cảm nhận tham nhũng của EL Salvador là 31/100 điểm, xếp hạng
126/180 năm 2023.

Haiti ● Haiti đang trải qua một giai đoạn bất ổn chính trị nghiêm trọng, với nhiều
cuộc biểu tình và bạo lực. Các băng đảng vũ trang kiểm soát nhiều khu vực
của Haiti, dẫn đến tình trạng bất an và hỗn loạn.
● Haiti là một trong những quốc gia nghèo nhất ở Tây bán cầu, tỷ lệ thất
nghiệp cao (40%), và cơ sở hạ tầng kém phát triển, với nền kinh tế yếu kém
và tham nhũng cao, với tỷ lệ lạm phát ở mức trên 17% và đồng nội tệ mất
giá. Tình trạng tội phạm gia tăng.
● Chỉ số cảm nhận tham nhũng của Haiti là 17/100 điểm, xếp hạng 172/180
năm 2023.

49
Honduras ● Gặp bất ổn chính trị sau cuộc bầu cử tổng thống năm 2017.
● Honduras là một trong những quốc gia nghèo nhất ở Trung Mỹ với tỷ lệ
tham nhũng cao.
● Honduras là một trong những nước nghèo nhất châu Mỹ, với mức GDP trên
đầu người vào năm 2016 chỉ là 2.530 đô la Mỹ
● Tình trạng bạo lực và tội phạm gia tăng.
● Chỉ số cảm nhận tham nhũng của Honduras là 23/100 điểm, xếp hạng
154/180 năm 2023.

Argentina ● Argentina đang trải qua một giai đoạn khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng,
với tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp cao.
● Argentina có lượng nợ nước ngoài lớn, khiến cho việc giải quyết khủng
hoảng kinh tế càng thêm khó khăn.
● Bất bình đẳng xã hội là một vấn đề nghiêm trọng ở đất nước này với một bộ
phận nhỏ dân số nắm giữ phần lớn tài sản.
● Chính phủ đang nỗ lực giải quyết khủng hoảng nhưng chưa đạt được nhiều
thành công.
● Chỉ số cảm nhận tham nhũng của Argentina là 37/100 điểm, xếp hạng
98/180 năm 2023.

Bolivia ● Bolivia đã trải qua nhiều giai đoạn bất ổn chính trị trong những năm gần
đây, với nhiều cuộc biểu tình và bạo lực. Bất ổn chính trị sau cuộc bầu cử
tổng thống năm 2020.
● Bolivia có hai phe phái chính trị lớn là phe MAS (Phong trào Xã hội chủ
nghĩa) và phe đối lập, thường xuyên xảy ra bất đồng và tranh cãi.
● Bolivia đang phải đối mặt với nhiều thách thức kinh tế, bao gồm tỷ lệ thất
nghiệp cao và nghèo đói.
● Bolivia là nước sản xuất cocaine lớn thứ ba trên thế giới, chỉ sau Colombia
và Peru, điều này đã dẫn đến tình trạng bạo lực và tội phạm ngày càng gia
tăng.
● Chính phủ nỗ lực hàn gắn sự chia rẽ trong xã hội.
● Chỉ số cảm nhận tham nhũng của Bolivia là 29/100 điểm, xếp hạng 133/180
năm 2023.

50
Brazil ● Bất ổn do có sự chia rẽ chính trị sâu sắc
● Tổng thống Jair Bolsonaro theo chủ nghĩa dân túy cực đoan, gây tranh cãi.
Không chấp nhận thua cuộc của ông Jair Bolsonaro, những kẻ quá khích
ủng hộ ông đã thực hiện hành động tương tự như vụ bạo loạn trên Đồi
Capitol của Hoa Kỳ hồi năm 2021.
● Chỉ số cảm nhận tham nhũng của Brazil là 36/100 điểm, xếp hạng 104/180
năm 2023.

Chile ● Chile đang trong giai đoạn chuyển tiếp chính trị sau một thời gian bất ổn.
Vào năm 2019, Chile đã trải qua các cuộc biểu tình lớn nhất trong lịch sử
hiện đại.
● Bất ổn chính trị do bất bình đẳng xã hội và kinh tế. Biểu tình phản đối chính
phủ thường xuyên xảy ra, các cuộc biểu tình được thúc đẩy bởi nhiều yếu
tố, bao gồm bất bình đẳng kinh tế, chi phí sinh hoạt cao và chất lượng dịch
vụ công thấp.
● Chỉ số cảm nhận tham nhũng của Chile là 66/100 điểm, xếp hạng 29/180
năm 2023.

Colombia ● Bất ổn chính trị do xung đột nội bộ kéo dài.


● Tỷ lệ tội phạm gia tăng. Tháng 10/2023, Chính phủ Colombia bắt đầu triển
khai một kế hoạch mới để giảm thiểu bạo lực và tội phạm.
● Chỉ số cảm nhận tham nhũng của Colombia là 40/100 điểm, xếp hạng
87/180 năm 2023.

Peru ● Ngày 11/10/2022, Tổng Chưởng lý Peru đã đệ đơn cáo buộc Tổng thống
Pedro Castillo điều hành tổ chức tội phạm và tham nhũng
● Sau đó, Peru phải trải qua một cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng
kéo dài từ tháng 12 năm 2022. Nguyên nhân chính là do sự phế truất và bắt
giữ Tổng thống Pedro Castillo bởi Quốc hội. Việc này dẫn đến nhiều cuộc
biểu tình bạo lực từ người ủng hộ ông Castillo, đòi bà Dina Boluarte (người
kế nhiệm) từ chức và tổ chức bầu cử mới.
● Tình trạng bất ổn khiến Peru thiệt hại kinh tế nặng nề, ảnh hưởng đến an
ninh và cuộc sống người dân.
● Chỉ số cảm nhận tham nhũng của Peru là 31/100 điểm, xếp hạng 121/180
năm 2023.

51
Paraguay ● Paraguay là một trong những quốc gia có mức độ bất bình đẳng cao nhất
thế giới.
● Tội phạm có tổ chức, đặc biệt là buôn bán ma túy, là một vấn đề lớn ở
Paraguay.
● Tỷ lệ nghèo ở Paraguay vẫn còn cao.
● Tham nhũng là một vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến đời sống xã hội
của người dân.
● Chỉ số cảm nhận tham nhũng của Paraguay là 28/100 điểm, xếp hạng
136/180 năm 2023.

Ecuador ● Băng đảng ma túy hoạt động mạnh, gây ra nhiều vụ tấn công và bạo lực.
● Phe đối lập và phe chính phủ liên tục tranh cãi, gây bế tắc chính trị.
● Nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu dầu mỏ, bị ảnh hưởng bởi biến động
giá dầu.
● Chỉ số cảm nhận tham nhũng của Ecuador là 34/100 điểm, xếp hạng
115/180 năm 2023.

1.4.3.2. Loại trừ dựa theo kinh tế + dân số

Quốc gia Lý do loại

Jamaica - GDP bình quân đầu người thấp (khoảng $5,000 USD/năm), nền kinh tế phụ
thuộc vào xuất khẩu boxit và nhôm
- Dân số chỉ có khoảng 3 triệu người, đứng hạng 139 về dân số
- Jamaica có mức nợ công cao, chiếm hơn 90% GDP
- Nền kinh tế Jamaica chủ yếu dựa vào ngành dịch vụ trong đó có du lịch.

Trinidad - Dân số chỉ đạt 1.526 triệu người


và Tobago - Diện tích nhỏ 5.128 km²
- GDP bình quân đầu người cao (khoảng $25,000 USD/năm). Sự giàu có của
đất nước này được ghi nhận từ việc khai thác dầu và khí tự nhiên
- Khoảng cách thu nhập giữa người giàu và người nghèo ở Trinidad và
Tobago khá lớn.

Saint - Saint Vincent và Grenadines là một quốc đảo nhỏ với dân số chỉ hơn
Vincent và 100.000 người.
Grenadine - Nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào một số ngành công nghiệp chính như du
s lịch, nông nghiệp và dịch vụ tài chính nên dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố
bên ngoài như biến đổi khí hậu, thiên tai

52
Antigua và - Nền sản xuất nhỏ bé, chủ yếu tập trung vào nông nghiệp và dịch vụ du lịch.
Barbuda - Dân số chỉ khoảng 100.000 người
- Du lịch là tài khoản trực tiếp hoặc gián tiếp cho hơn một nửa GDP của
Antigua và Barbuda và cũng là nguồn thu chủ yếu từ trao đổi nước ngoài
nên dễ bị ảnh hưởng bởi khí hậu, thiên tai

Barbados - Tỷ lệ nợ công chiếm 92%


- Tỷ lệ thất nghiệp ở Barbados đang ở mức 24.54%, điều này cho thấy có
một lượng lớn người lao động không được sử dụng hiệu quả
- Tỷ lệ lạm phát: 38.92%

Costa Rica - Nền kinh tế nhỏ: Costa Rica chỉ có dân số 5,154 triệu (2021) người.
- Thị trường nhỏ hẹp: Diện tích chỉ khoảng 51.100 km²
➔ Thị trường nội địa nhỏ khiến cho việc nhập khẩu sản phẩm số lượng lớn trở
nên khó khăn.

Panama - Dân số nhỏ: Panama chỉ có dân số hơn 4 triệu người. Thị trường nội địa
nhỏ khiến cho việc nhập khẩu sản phẩm số lượng lớn trở nên khó khăn.
- Thị trường nhỏ hẹp: Diện tích chỉ khoảng 75.517 km²

1.4.3.3. Loại trừ dựa theo nhu cầu thị trường

Quốc gia Lý do loại trừ

Canada - Người dân Canada cũng thích sử dụng giày da hoặc vải. Giày Ananas có
thể không phù hợp với khí hậu lạnh và thời tiết khắc nghiệt của Canada.

Uruguay - Phong cách thời trang ở Uruguay thiên về sự thanh lịch, cổ điển, có thể
không phù hợp với kiểu dáng của Ananas.
- Thị trường giày dép Uruguay có sự cạnh tranh cao từ các thương hiệu
quốc tế và nội địa nổi tiếng.
- Người Uruguay ưa chuộng sản phẩm truyền thống, có thể e dè với sản
phẩm mới như Ananas.

1.4.3.4. Loại trừ dựa theo quan hệ ngoại giao

53
Quốc gia Lý do loại trừ

Belize - Belize áp dụng mức thuế nhập khẩu 25% đối với giày dép, khiến giá
thành Ananas tăng cao và ảnh hưởng đến sức cạnh tranh.
- Mức thuế này cao hơn so với mức thuế nhập khẩu trung bình của các
quốc gia châu Mỹ (khoảng 10%).

Guatemala - Mặc dù CPTPP đã cắt giảm thuế nhập khẩu cho nhiều mặt hàng, nhưng
thuế suất cho giày dép vẫn ở mức tương đối cao (khoảng 15-20%).
- Điều này khiến giá thành Ananas tăng cao, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh
so với các sản phẩm nội địa và từ các nước khác.

Bahamas - Nhu cầu tiêu thụ thấp, khó thu hồi vốn đầu tư.
- Khó khăn trong việc tìm kiếm đối tác phân phối và bán lẻ.
Dominica

Dominican
Republic

Grenada

Saint Kitts và
Nevis

Saint Lucia
1.4.4. Các quốc gia còn lại

Quốc gia Lý do chọn

Hoa Kỳ
● Hoa Kỳ có dân số hơn 340 triệu người, thu nhập bình quân đầu người cao,
dẫn đến năng lực chi tiêu cao, là một thị trường hấp dẫn cho Ananas.
● Hoa Kỳ có nền kinh tế lớn nhất thế giới, với GDP ước tính 25,3 nghìn tỷ
USD vào năm 2023.
● Thị trường giày dép Hoa Kỳ lớn nhất thế giới, với giá trị ước tính 104 tỷ
USD vào năm 2023. Nhu cầu đa dạng và đang tăng lên, bao gồm giày thể
thao, giày dép thời trang, giày da, giày cao gót,...
● Việt Nam và Hoa Kỳ còn có quan hệ ngoại giao tốt đẹp. Hai nước đã ký
kết nhiều hiệp định thương mại, bao gồm Hiệp định Thương mại song
phương Việt Nam-Hoa Kỳ (BTA) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến
bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Các hiệp định này giúp giảm thuế
quan và tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu giày dép từ Việt Nam sang

54
Hoa Kỳ.
● Ngoài ra, Hoa Kỳ có tình hình chính trị ổn định, từ đó tạo môi trường kinh
doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam.

1.5. Châu Nam Cực:


1.5.1. Tình hình chung:
- Thị trường giày dép châu Nam Cực đang trải qua một sự phát triển vững chắc,
đặc biệt là trong bối cảnh thời tiết khắc nghiệt của khu vực này. Nhu cầu cao về
giày dép không chỉ là vấn đề thẩm mỹ mà còn liên quan mật thiết đến sự thoải
mái và bảo vệ trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
- Một trong những yếu tố quan trọng là chất liệu được sử dụng trong sản xuất
giày dép. Các nhãn hiệu hàng đầu đã chú trọng vào việc phát triển và sử dụng
các loại vật liệu chống nước, chống gió, và giữ ấm tốt. Điều này giúp người
tiêu dùng thoải mái sử dụng sản phẩm của họ trong môi trường lạnh lẽo và gió
lạnh.
- Ngoài ra, thiết kế của giày dép châu Nam Cực cũng đang trở nên đa dạng và
linh hoạt. Các mẫu giày vừa giữ được tính năng chống thời tiết lại có thiết kế
thời trang, phù hợp với nhu cầu ngày càng cao về sự phối hợp giữa tính năng
và thẩm mỹ. Việc này đã đánh bại đúng vào nhu cầu của một thị trường đang
ngày càng biến đổi và đa dạng hóa.
- Một khía cạnh khác của nhu cầu thị trường là sự chú trọng vào các tính năng
như trọng lượng nhẹ, linh hoạt và độ bền. Với môi trường khắc nghiệt, người
tiêu dùng mong muốn có được giày dép có khả năng chống mài mòn, chống
trượt, và phục vụ cho nhu cầu du lịch và thể thao ngoại ô.
- Tổng cộng, thị trường giày dép châu Nam Cực đang phản ánh sự linh hoạt và
sáng tạo để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng. Các nhãn
hiệu thông minh đã tận dụng cơ hội để cung cấp sản phẩm chất lượng cao,
đồng thời đảm bảo sự an toàn và thoải mái cho người tiêu dùng trong điều kiện
thời tiết khắc nghiệt tại khu vực này.

1.5.2. Tình hình tiêu thụ giày của các nước châu Nam Cực:
- Tình hình tiêu thụ giày của các nước châu Nam Cực đang phản ánh nhiều yếu
tố đặc biệt do điều kiện thời tiết và lối sống đặc trưng của khu vực này.
● Yếu tố thời tiết khắc nghiệt: Với điều kiện thời tiết lạnh lẽo, gió mạnh
và tuyết phủ, người dân châu Nam Cực thường có nhu cầu sở hữu giày
dép chất lượng cao, chống nước và giữ ấm tốt. Điều này đã thúc đẩy nhu
cầu mua sắm giày chất lượng, đáp ứng yêu cầu khắt khe về bảo vệ chân
khỏi điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
● Lối sống Ngoại ô và Thể Thao: Với cảnh đẹp tự nhiên độc đáo và các
hoạt động ngoại ô phong phú, người dân châu Nam Cực thường xuyên
55
tham gia các hoạt động như leo núi, trượt tuyết, và thậm chí là du lịch
khám phá các vùng lãnh thổ. Điều này tạo ra nhu cầu lớn về giày dép đa
năng, chống trượt và bền bỉ.
● Chú trọng vào Thương Hiệu và Thiết Kế: Người tiêu dùng châu Nam
Cực ngày càng chú trọng đến thương hiệu và thiết kế khi mua giày. Họ
muốn sở hữu sản phẩm không chỉ đáp ứng nhu cầu chức năng mà còn
phản ánh phong cách cá nhân và xu hướng thời trang.
● Tiêu chuẩn Vận Động và Bền Bỉ: Đối với những người sống ở khu vực
có địa hình khắc nghiệt, giày dép phải đáp ứng tiêu chuẩn cao về vận
động và bền bỉ. Sự chú ý đặc biệt đến chất lượng vật liệu và quá trình
sản xuất là quan trọng để đảm bảo giày có thể chịu được điều kiện khắc
nghiệt và sử dụng lâu dài.
- Tóm lại, tình hình tiêu thụ giày ở các nước châu Nam Cực đang phản ánh sự đa
dạng và phức tạp, với nhu cầu cao về giày chất lượng cao, chống nước và đa
năng để đáp ứng đòi hỏi của môi trường và lối sống đặc trưng của khu vực này.
Đánh giá và lựa chọn thị trường tiềm năng
● Châu Nam Cực là tài sản chung của toàn nhân loại, thêm vào đó là không có
hoạt động kinh tế ở châu Nam Cực trừ đánh cá ngoài khơi và du lịch quy mô
nhỏ, cả hai đều khởi điểm bên ngoài lục địa.
● Điều kiện thời tiết khắc nghiệt không tạo điều kiện vì nơi đây cần có những yếu
tố quan trọng là chất liệu được sử dụng trong sản xuất giày dép.
● Các nhãn hiệu hàng đầu đã chú trọng vào việc phát triển và sử dụng các loại vật
liệu chống nước, chống gió, và giữ ấm tốt. Trong khi đó giày Ananas là những
loại giày sneaker hay thể thao không phù hợp cho người tiêu dùng ở thị trường
châu Nam Cực.

CÁI NHÌN TỔNG QUAN SAU CÙNG:


Sau khi đánh giá và phân tích các khu vực thị trường tiềm năng. Các quốc gia Hàn
Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hà Lan, Ấn Độ là các khu vực tiềm năng nhất
khi đáp ứng được cái điều kiện về nhu cầu, văn hóa, quy mô thị trường,... Tất cả các
khu vực đều có những ưu điểm riêng, phù hợp với định hướng phát triển của Ananas.

Quốc gia Quy mô Tốc độ Quy Xu hướng tiêu dùng Cơ sở hạ tầng


thị tăng mô dân logistics
trường trưởng số

Trung Rất lớn 3.5% - 1.4 tỷ Người tiêu dùng quan tâm Phát triển
Quốc 5.5% đến tính năng, chất lượng, sự mạnh
thoải mái và giá cả hợp lý.

56
Nhật Bản Lớn 1.5% - 122 Giá trị cao, ưa chuộng sản Phát triển
3.5% triệu phẩm nội địa và sản phẩm
thủ công.

Hàn Quốc Trung 2.5% - 51 triệu Giá cả hợp lý, ưa chuộng Phát triển
bình 3.5% thương hiệu quốc gia và
thương hiệu quốc tế.

Hoa Kỳ Rất lớn 2.0% - 331 Người tiêu dùng quan tâm Phát triển
3.0% triệu đến tính tiện lợi, thoải mái, mạnh
đa dạng và giá cả phải chăng.

Hà Lan Nhỏ 1.5% - 17 triệu Ưa chuộng sản phẩm thân Phát triển
3.0% thiện môi trường.

Ấn Độ Lớn 3.0% - 1.4 tỷ Ưa chuộng sản phẩm bền Phát triển


5.0% vững, thoải mái và giá cả
hợp lý

III. Đánh giá xâm nhập ban đầu


1. Xác định nhu cầu phôi thai và ngầm ẩn
Phân tích lựa chọn thị trường dựa trên nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng sẽ giúp các
nhà quản lý chiến lược hạn chế rủi ro, đề phòng thua lỗ và xuất khẩu sản phẩm sang
các thị trường mới.
a) Market Trend
- Phân khúc giày dép phi thể thao là phân khúc dẫn đầu thị trường trong giai
đoạn 2023-2031.
- Tính bền vững ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt đối với những người
chạy bộ yêu thiên nhiên. Số lượng người tiêu dùng có đạo đức ngày càng tăng
đang thúc đẩy nhu cầu về các sản phẩm bền vững, bao gồm cả giày dép bền
vững. Tương tự, xu hướng giày thể thao “thuần chay” đang gia tăng tạo cơ hội
tăng trưởng đáng kể cho các nhà sản xuất.
- Ananas luôn đem lại các mẫu mã bắt kịp xu hướng của giới trẻ, và phục vụ cả
các tệp khách hàng mang giày thể thao để đẹp và thoải mái cho cuộc sống
thường ngày. Ngoài ra, Ananas hoàn toàn đáp ứng được tính bền vững, thân
thiện với môi trường trong xu thế toàn cầu.

57
Hình 4.1: Quy mô thị trường theo loại (thể thao và phi thể thao)
b) Market Size (Quy mô thị trường)
- Việt Nam là nước xuất khẩu giày dép lớn thứ hai thế giới. Trong đó, Hoa Kỳ,
Trung Quốc và Bỉ là 3 thị trường lớn nhất của giày dép Việt Nam trong năm
2023 qua. Hoa Kỳ chi hơn 7,1 tỷ USD nhập khẩu giày từ Việt Nam, tiếp theo là
Trung Quốc (1,8 tỷ USD) và Bỉ (hơn 1,2 tỷ USD).
- Khu vực Châu Á Thái Bình Dương có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong thị
trường giày dép. Châu Á - Thái Bình Dương là thị trường giày dép toàn cầu
quan trọng nhất và được dự đoán sẽ đạt tốc độ CAGR là 5,01% trong giai đoạn
2023-2031.
- Tại châu Á - Thái Bình Dương: Nhật Bản, Đài Loan, Ấn Độ và Trung Quốc
là những thị trường giày dép sinh lợi. Trong đó, có 3/4 quốc gia thuộc thị
trường tiềm năng mà nhóm tác giả đã phân tích ở trên. Thu nhập tùy ý
(Discretionary Income: là khoản thu nhập còn lại của một cá nhân dùng để chi
tiêu, đầu tư hoặc tiết kiệm sau khi nộp thuế và thanh toán cho các nhu yếu
phẩm như đồ ăn, chỗ ở và quần áo) ngày càng tăng của người tiêu dùng và điều
kiện sống được cải thiện là những yếu tố chính thúc đẩy nhu cầu sản phẩm ở
các quốc gia này.
- Ngoài ra, sự tham gia ngày càng tăng của phụ nữ trong thể thao có thể sẽ thúc
đẩy phân khúc giày dành cho phụ nữ. Theo Tổ chức Thể thao Sasakawa (SSF),
72,4% dân số Nhật Bản tham gia hoặc chơi một môn thể thao ít nhất mỗi năm
một lần. Trong số này, 75,9% nam giới đã tham gia thể thao ít nhất một lần một
năm, trong khi 69,1% phụ nữ đã tham gia một môn thể thao ít nhất một lần một
năm. Điều này được dự đoán sẽ thúc đẩy nhu cầu về giày dép trong khu vực.
➔ Từ các phân tích, có thể thấy rằng người tiêu dùng đến từ các quốc gia trên có
thị trường rộng lớn và nhu cầu tiêu dùng cao về các giày thể thao và phi thể
thao có chất lượng tốt, bắt kịp xu hướng nhưng có mức giá vừa phải, hợp lý.
Ngoài ra, giới trẻ ở những quốc gia này cũng quan tâm đến tính bền vững của
doanh nghiệp và không quan tâm đến độ nhận diện thương hiệu.

58
2. Xác định nhu cầu hiện tại và dự báo nhu cầu tương lai
1.1. Hoa Kỳ:
- Thị trường giày dép Hoa Kỳ là một trong những thị trường lớn nhất thế giới,
ước tính đạt 105,8 tỷ USD vào năm 2024 theo VSI.
- Nhu cầu về giày dép thoải mái, tiện lợi và bền bỉ đang tăng cao. Nhu cầu về
giày dép tại Hoa Kỳ đang tăng trưởng là do một số lí do. Do tăng trưởng về dân
số, dân số Hoa Kỳ dự kiến sẽ tăng trưởng 7,4% từ năm 2020 đến năm 2030. Do
tăng trưởng về thu nhập, thu nhập trung bình của người Hoa Kỳ dự kiến sẽ tăng
1,6% mỗi năm từ năm 2020 đến năm 2030. Và xu hướng athleisure (thời trang
thể thao) ngày càng phổ biến thúc đẩy nhu cầu về giày dép thoải mái.
- Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến các sản phẩm được sản xuất theo
hướng mang nhiều giá trị bền vững. Thị trường được chia thành các phân khúc
chính: giày dép thể thao, giày dép thời trang, giày dép công sở và giày dép
dành cho trẻ em. Phân khúc giày dép thể thao chiếm thị phần lớn nhất, với
doanh thu dự kiến đạt 45,2 tỷ USD vào năm 2024.

Hình 4.2: Doanh thu ngành hàng giày dép Hoa Kỳ năm 2018-2028
- Dự kiến nhu cầu về giày dép tại Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tăng trưởng trong 5-10 năm
tới. Thị trường giày dép Hoa Kỳ dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR 2,5%
từ năm 2024 đến năm 2034.

59
Hình 4.3: Thị phần ngành giày dép bền vững Hoa Kỳ 2020-2030

- Thị trường giày dép bền vững của Hoa Kỳ đang tăng trưởng. Doanh thu dự
kiến sẽ tăng từ 0,8 tỷ USD vào năm 2020 lên 2,9 tỷ USD vào năm 2030.
- Giày thể thao có phân khúc lớn hơn, doanh thu giày thể thao dự kiến sẽ đạt 1,6
tỷ USD vào năm 2030, so với 1,3 tỷ USD cho giày dép phi thể thao.
- Tốc độ tăng trưởng của cả hai phân khúc đều ổn định: CAGR dự kiến là 5,9%
cho giày thể thao và 5,5% cho giày dép phi thể thao.
- Thị trường giày dép bền vững của Hoa Kỳ đang phát triển nhanh chóng và dự
kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới. Nhu cầu ngày càng tăng về
tính bền vững trong ngành thời trang là yếu tố chính thúc đẩy sự tăng trưởng
này.
- Nhu cầu về giày dép dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng theo từng phân khúc nhất
định: Giày dép thể thao dự kiến tăng do sự tăng lên của các hoạt động thể thao,
tập luyện sức khỏe của người dân. Giày dép thời trang tăng do người tiêu dùng
Hoa Kỳ ngày càng quan tâm đến ngoại hình và phong cách cá nhân. Ngoài ra,
giày dép bền vững và thân thiện với môi trường dự kiến sẽ tăng cao.
- Giày dép thể thao: Phân khúc này dự kiến sẽ tăng trưởng nhanh nhất trong 5-10
năm tới, với tốc độ tăng trưởng hàng năm dự kiến là 5,24%.
- Giày dép nữ: Phân khúc này cũng dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh mẽ, với tốc độ
tăng trưởng hàng năm dự kiến là 4,8%.
- Giày dép nam: Phân khúc này dự kiến sẽ tăng trưởng chậm hơn, với tốc độ
tăng trưởng hàng năm dự kiến là 3,5%.
- Các hãng giày lớn, nổi tiếng và có thương hiệu mang tầm ảnh hưởng quốc tế
cũng mang lại doanh thu lớn mỗi năm do nhu cầu về giày dép Hoa Kỳ tăng
dần. Ví dụ Nike: Thương hiệu giày dép lớn nhất Hoa Kỳ, với doanh thu 39,1 tỷ
USD vào năm 2021. Adidas: Thương hiệu giày dép lớn thứ hai Hoa Kỳ, với

60
doanh thu 23,6 tỷ USD vào năm 2021. Under Armour: Thương hiệu giày dép
lớn thứ ba Hoa Kỳ, với doanh thu 5,7 tỷ USD vào năm 2021.
- Mua sắm trực tuyến dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng và chiếm thị phần lớn hơn
trong thị trường giày dép.

Kết luận: Thị trường giày dép Hoa Kỳ là một thị trường lớn và năng động với tiềm
năng tăng trưởng cao. Các nhà cung cấp có thể tận dụng tiềm năng này bằng cách hiểu
rõ các xu hướng thị trường, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và phát triển các
chiến lược cạnh tranh hiệu quả. Ananas có thể xâm nhập thị trường này vì đây là thị
trường tiềm năng, có lượng tiêu thụ giày dép lớn, thêm vào đó Ananas còn cung cấp
nhiều loại giày dép, mẫu mã đa dạng, phù hợp với xu hướng mà thị trường Hoa Kỳ ưa
chuộng.

1.2. Hà Lan:
- Thị trường giày dép Hà Lan dự kiến sẽ đạt 3.28 tỷ USD vào năm 2024. Tốc độ
tăng trưởng gộp hàng năm (CAGR) của thị trường trong giai đoạn 2024-2028
được dự đoán là 3,20%.
- Theo báo cáo, người tiêu dùng Hà Lan chuộng sử dụng giày dép bằng da và
giày dép làm từ vải và các chất liệu khác. Năm 2023, doanh thu giày dép da đạt
1.37 tỷ USD, chiếm gần 44% thị phần; giày dép dệt may và chất liệu khác đạt
0.8 tỷ USD, chiếm hơn 25% thị phần ngành giày dép Hà Lan.
- Còn riêng tốc độ tăng trưởng của Sneaker tại thị trường Hà Lan vào năm 2023
đạt 0.66 tỷ USD, chiếm 21% thị phần vào năm 2023.
- Từ 2020 - 2023, tốc độ tăng trưởng của Sneakers tại thị trường Hà Lan giữ ở
mức ổn định là 0,2 tỷ USD/năm. Tốc độ tăng trưởng gộp hàng năm (CAGR)
của thị trường trong giai đoạn 2020-2023 được thống kê là 2%.

Hình 4.5: Doanh thu ngành hàng giày dép tại Hà Lan 2018 - 2028

61
- Hà Lan có một nền văn hóa vận động và yêu thích thể thao, người dân Hà Lan
có nhu cầu sử dụng giày thể thao và giày dép phù hợp với các hoạt động ngoại
ô, đi bộ, đạp xe và thể dục thể thao. Vì thế mà phân khúc giày thể thao sẽ có xu
hướng tăng trong tương lai.
- Tiếp đó là theo xu hướng hướng sống xanh hiện nay, người Hà Lan quan tâm
đến vấn đề bền vững và môi trường nên ưa chuộng sử dụng giày dép có chất
liệu thân thiện với môi trường, có tính bền bỉ cao. Năm 2023, giày dép bền
vững chiếm 10.6%, tăng 0.8% so với năm 2022. Thị trường giày dép bền vững
của Hà Lan đang phát triển và dự kiến trong tương lai sẽ tiếp tục tăng trưởng
nhiều hơn nữa.

Hình 4.6: Thị phần ngành giày dép bền vững 2013 - 2026
- Số lượng người Hà Lan mua giày dép xa xỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Năm 2018 - 2023,
thị phần giày xa xỉ là không đổi qua các năm, chiếm 14%. Đa số người Hà Lan
ưa thích sử dụng giày dép với mức giá phù hợp, phải chăng. Ta thấy được rằng,
thị trường Hà Lan là 1 thị trường hứa hẹn đầy cơ hội với phân khúc giày dép
phi xa xỉ, khi thị phần này chiếm 86% vào năm 2024, phù hợp với sức mua của
người tiêu dùng.

62
Hình 4.7: Thị phần doanh thu ngành giày dép xa xỉ tại Hà Lan 2016 - 2028

- Trong 4 - 5 năm tiếp theo, thị trường giày thể thao ở Hà Lan dự kiến sẽ tiếp tục
tăng trưởng. Doanh thu dự kiến ở phân khúc giày thể thao vào năm 2028 sẽ
0.87 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng kép hằng năm (CAGR) của thị trường trong
giai đoạn 2024-2028 được dự đoán là 5.59%.
- Đối với phân khúc giày da trong 5 năm tới sẽ chứng kiến sự gia tăng ổn định.
Dự kiến doanh thu thị trường giày da vào năm 2028 sẽ đạt 1.37 tỷ USD, tốc độ
tăng trưởng kép hằng năm (CAGR) của thị trường trong giai đoạn 2024-2028
được dự đoán là 2.11%.
- Ngoài ra, các thương hiệu giày lớn trên thế giới như Nike, Adidas, Jordan,...
cũng mang lại 1 lượng doanh thu lớn cho thị trường giày dép của Hà Lan.
Đồng thời, mua sắm giày dép Online dự kiến vẫn sẽ tiếp tục tăng trong tương
lai, giúp nâng cao doanh thu của thị trường giày dép của Hà Lan

Kết luận: Thị trường giày dép Hà Lan là một thị trường năng động với lượng tiêu thụ
giày dép ổn định qua hằng năm. Ananas có thể xâm nhập thị trường này vì đây phân
khúc bình dân vẫn chiếm ưu thế lớn, xu hướng ưa chuộng sản phẩm bền vững, đồng
thời Ananas còn cung cấp nhiều loại giày dép, mẫu mã đa dạng tăng thêm sự lựa chọn
của khách hàng Hà Lan.

1.3. Nhật Bản


- Doanh thu thị trường Giày dép Nhật Bản năm 2024 dự kiến đạt 11,19 tỷ USD
- Về doanh thu theo phân khúc, người dân Nhật Bản đa số lựa chọn các loại giày
thể thao có tính ứng dụng cao, phù hợp trong nhiều hoàn cảnh. Nhật Bản là
quốc gia có văn hóa thời trang tiên phong, dẫn đầu xu hướng trong ngành giày
dép. Vì thế mà đối với giày thể thao dễ dàng sáng tạo, đột phá rất được ưa

63
chuộng tại xứ sở Phù Tang. Xu hướng này được dự kiến tăng trưởng dài hạn
đến năm 2026.

Hình 4.10: Doanh thu ngành hàng giày dép tại Nhật Bản 2018 - 2026
- Nhu cầu về các sản phẩm giày dép bền vững của người tiêu dùng Nhật Bản
được dự báo tăng trưởng đều đến năm 2026 theo Statista. Người Nhật Bản
chuộng sử dụng giày dép mang tính bền bỉ, thân thiện với môi trường.
Theo báo cáo, thị phần giày dép bền vững tăng trưởng đều trong từng năm và
được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng 0,6% năm 2024 so với năm 2023.

Hình 4.9: Thị phần ngành giày dép bền vững 2013 - 2026
- Người tiêu dùng Nhật Bản đang chi trả nhiều hơn cho những đôi giày xa xỉ.
Theo báo cáo, mức độ mua sắm giày dép xa xỉ tăng 0,2 % vào năm 2023 so với
năm 2022 và được dự báo tăng trưởng 0,1% vào năm 2024. Tuy nhiên, thị phần
giày dép phi xa xỉ vẫn chiếm thị phần lớn khi năm 2023 vẫn chiếm 79%, phù

64
hợp với sức mua của đại đa số người tiêu dùng.

Hình 4.11: Thị phần doanh thu ngành giày dép xa xỉ tại Nhật Bản 2018 - 2028
Kết luận: Đối với mặt hàng giày dép, người dân Nhật Bản có xu hướng sử dụng
những đôi giày mang tính bền vững, thân thiện với môi trường; đồng thời cũng phải
mang lại cảm giác thoải mái, êm ái khi vận động; các thiết kế hợp thời, tạo phong cách
riêng, có thương hiệu, tên tuổi. Tăng nhu cầu về sneaker với giá tầm trung, vật liệu
thân thiện với môi trường, thoải mái khi vận động.
1.4. Hàn Quốc
- Theo báo cáo, người tiêu dùng Hàn Quốc chuộng sử dụng giày dép bằng da và
giày dép làm từ vải và các chất liệu khác. Năm 2023, doanh thu giày dép da đạt
2,38 tỷ USD, chiếm gần 40% thị phần; giày dép dệt may và chất liệu khác đạt
2,03 tỷ USD, chiếm hơn 34% thị phần ngành giày dép Hàn Quốc.
Từ 2021 - 2023, tốc độ tăng trưởng của Sneakers tại thị trường Hàn Quốc giữ ở
mức ổn định 0,96 tỷ USD/năm, chiếm 16% thị phần vào năm 2023 và được dự
báo mức tăng trưởng 4,16% vào năm 2024.

65
Hình 4.12: Doanh thu ngành hàng giày dép tại Hàn Quốc 2018 - 2026
- Ta có thể thấy số lượng người Hàn Quốc mua giày dép xa xỉ chiếm tỷ lệ nhỏ,
có biến động nhưng không đáng kể. Năm 2021 - 2023, thị phần giày xa xỉ là
không đổi qua các năm, chiếm 7%. Đa số người Hàn ưa thích sử dụng giày dép
với mức giá phù hợp, phải chăng. Có thể nói, thị trường Hàn Quốc là một chiếc
bánh lớn với phân khúc giày dép phi xa xỉ, khi thị phần này chiếm 93% vào
năm 2023.

Hình 4.13: Thị phần doanh thu ngành hàng giày xa xỉ tại Hàn Quốc 2018 - 2028

66
- Theo xu hướng chung của thế giới, người Hàn ngày càng ưa chuộng sử dụng
giày dép có độ ổn định cao, chất liệu thân thiện với môi trường. Năm 2023,
giày dép bền vững chiếm 6,2%, tăng 0,4% so với năm 2022. Cũng theo báo
cáo, con số này sẽ tiếp tục tăng qua từng năm.

Hình 4.14: Thị phần ngành giày dép bền vững 2013 - 2026

Kết luận: Thị trường giày dép Hàn Quốc chia ra thành hai hướng chính: Sử dụng giày
dép da và giày dép dệt may và chất liệu khác với giá tầm trung, đồng thời cũng phải
bền bỉ và bảo vệ sức khỏe cho người dùng.
➔ Tăng nhu cầu về các sản phẩm Sneakers, giày dép bằng chất liệu da và vải
dệt tái chế, thân thiện với môi trường đồng thời mang lại cảm giác êm ái, an
toàn khi sử dụng với phân khúc tầm trung trở xuống.
1.5. Trung Quốc
- Thị trường giày dép Trung Quốc là một thị trường vô cùng lớn, với dân số hơn
1,4 tỷ người. Thị trường giày dép Trung Quốc dự kiến sẽ đạt doanh thu 86,09
tỷ USD vào năm 2024, với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 3,73%.
- Phân khúc lớn nhất thuộc về giày dép dệt may và các chất liệu khác, chiếm
39,98 tỷ USD và dự báo sẽ tăng lên 40,82 tỷ USD vào năm 2024. Lý giải cho
sự ưa chuộng này, phải nói đến giá cả và xu hướng thời trang.
- Sự phổ biến của phong cách athleisure đã thúc đẩy nhu cầu về giày dép dệt
may. Và xu hướng thời trang bền vững đã thúc đẩy ngành giày dép sử dụng các
vật liệu tái chế và thân thiện với môi trường.
- Trung Quốc được coi là công xưởng của thế giới, chiếm hơn 60% tổng sản
lượng toàn cầu ngành giày dép. Không lạ gì khi giá cả giày dép ở Trung Quốc
ở phân khúc tiếp cận đại chúng.

67
- Nhu cầu về sneaker của người tiêu dùng Trung Quốc cũng đang tăng dần qua
các năm. Cụ thể vào năm 2023, mặt hàng Sneakers đã tăng 0,78 tỷ USD so với
năm 2022, và được dự báo sẽ tăng 1,27 tỷ USD vào năm 2024.

Hình 4.15 Doanh thu ngành hàng giày dép tại Trung Quốc 2018 - 2026
- Thị phần giày dép xa xỉ chiếm một phần rất nhỏ so với giày dép phi xa xỉ, duy
trì ở mức ổn định 3% từ 2018 - 2022 và tăng 1% vào năm 2023. Có thể thấy
nhu cầu của người tiêu dùng Trung Quốc về giày dép phi xa xỉ là vô cùng lớn.
Điều này dễ hiểu khi giày dép phi xa xỉ đáp ứng được yêu cầu về giá, mẫu mã
cũng như sự tiện lợi của người dân Trung Quốc, phù hợp với mức sống và thu
nhập Trung Quốc hiện nay.

Hình 4.16: Thị phần doanh thu ngành hàng giày xa xỉ ở Trung Quốc 2018 - 2028
- Người tiêu dùng Trung Quốc ngày càng quan tâm đến giày dép được làm từ
các chất liệu tái chế, thân thiện với môi trường. Dự báo xu hướng này sẽ tăng
trưởng 0,3% vào năm 2024 so với năm 2023. Và tiếp tục tăng vào các năm sau.

68
Hình 4.17: Thị phần ngành giày dép bền vững 2013 - 2026

Kết luận: Thị trường giày dép Trung Quốc đang phát triển ổn định với mức tăng
trưởng đều đặn. Phân khúc bình dân vẫn chiếm ưu thế, nhưng xu hướng sản phẩm bền
vững và sản xuất nội địa đang ngày càng được quan tâm.
➔ Tăng nhu cầu về sản phẩm Sneakers, giày dép dệt may và các chất liệu khác
thân thiện với môi trường, xu hướng sử dụng sản phẩm giày dép có giá cả từ
tầm trung đổ xuống, mẫu mã đa dạng.
1.6. Ấn Độ
- Quy mô thị trường giày dép Ấn Độ đạt 15,1 tỷ USD vào năm 2022. Trong
tương lai, Tập đoàn IMARC kỳ vọng thị trường sẽ đạt 31,2 tỷ USD vào năm
2028, đạt tốc độ tăng trưởng (CAGR) là 12% trong giai đoạn 2023-2028.
- Phân khúc Giày Da là phân khúc lớn nhất trên thị trường, với giá trị thị trường
là 18,08 tỷ USD vào năm 2024.
- Liên quan đến tổng số liệu dân số, dự kiến doanh thu mỗi người là 18,20 USD
trên thị trường Giày dép ở Ấn Độ vào năm 2024.
- Khối lượng thị trường dự kiến sẽ lên tới 2.226,00 triệu đôi vào năm 2028, với
mức tăng trưởng khối lượng dự kiến là 0,4% vào năm 2025.
- Khối lượng trung bình mỗi người trong thị trường Giày dép dự kiến là 1,51 đôi
vào năm 2024.
- Điều đáng chú ý là đến năm 2024, 98% doanh số bán hàng trên thị trường Giày
dép ở Ấn Độ sẽ thuộc về lĩnh vực Phi cao cấp.
- Thị trường giày dép Ấn Độ đang phát triển mạnh nhờ tầng lớp trung lưu ngày
càng tăng và doanh số bán hàng thương mại điện tử tăng lên.
- Quy mô thị trường giày dép Ấn Độ đạt 15,1 tỷ USD vào năm 2022. Trong
tương lai, Tập đoàn IMARC kỳ vọng thị trường sẽ đạt 31,2 tỷ USD vào năm
2028, đạt tốc độ tăng trưởng (CAGR) là 12% trong giai đoạn 2023-2028.

69
- Dự báo quy mô thị trường đạt 35,43 tỷ USD vào năm 2027

Biểu đồ về tổng quan phân khúc sản phẩm từ 2022 đến 2029
- Ta có thể thấy mọi phân khúc đều tăng qua các năm kể cả giày thể thao
- Trong những năm qua, giày dép đã phát triển như một biểu tượng của sự sang
trọng và đẳng cấp nhờ sự cao cấp hóa và đổi mới về chất lượng. Tại Ấn Độ, với
xu hướng thời trang và thẩm mỹ thay đổi, người tiêu dùng hiện nay ưa chuộng
mua giày dép có kỹ thuật chế tạo tiên tiến, mang lại sự thoải mái tối đa với
nhiều chất lượng và kiểu dáng đa dạng. Chúng cũng có sẵn cho cả mục đích thể
thao và phi thể thao, do đó nhu cầu về chúng ngày càng thu hút nhiều người
trong nước.
=> Kết luận: Ấn Độ là một trong những thị trường giày dép lớn nhất. Điều này có thể
là do quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa nhanh chóng, dẫn đến nhu cầu ngày
càng tăng về giày dép trang trọng, thông thường, thể thao và thời trang. Bên cạnh đó,
quá trình toàn cầu hóa ngày càng tăng đã dẫn đến sự ra đời của các thương hiệu giày
dép nổi tiếng trên khắp đất nước.

IV. Đánh giá chi tiết, lập bảng so sánh


1. Chính trị
- Chính trị là yếu tố đầu tiên mà các nhà đầu tư, nhà quản trị các doanh nghiệp
quan tâm phân tích để dự báo mức độ an toàn trong các hoạt động tại các quốc
gia, các khu vực nơi mà doanh nghiệp đang có mối quan hệ mua bán hay đầu
tư.

Trọng số thể hiện mức độ quan trong: 0.45


70
Quốc gia Giải thích Điểm

Trung - Chính trị Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa diễn ra trong một 2
Quốc khuôn khổ bán tổng thống chế xã hội chủ nghĩa với một hệ
thống đơn đảng, là Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đảng Cộng
sản Trung Quốc nắm quyền lãnh đạo trên tất cả các lĩnh vực
của đất nước, từ chính sách quốc gia đến quản lý địa phương.
và không có đảng đối lập chính thức.
- Trong mối quan hệ chính trị, Trung Quốc và Việt Nam vẫn có
những tranh chấp lãnh thổ và biển đảo kéo dài từ nhiều năm
trước đó. Điều này làm tăng căng thẳng trong quan hệ giữa hai
nước và gây ra những khó khăn cho các doanh nghiệp tham
gia vào kinh doanh giữa hai nước.
- Chỉ số cảm nhận tham nhũng năm 2023 là 42 điểm (giảm 3
điểm so với năm trước) xếp hạng 76/180

Nhật Bản - Nhật Bản là một quốc gia quân chủ lập hiến với Quốc vương 4
là nguyên thủ quốc gia và Thủ tướng là người đứng đầu chính
phủ.
- Mô hình thế chế chính trị Nhật Bản hiện tại dựa trên chế độ
lưỡng viện đa đảng. Quyền lực chính trị bao gồm quyền lập
pháp, quyền hành chính và quyền tư pháp là độc lập với nhau.
- Về mặt chính trị, Nhật Bản hiện nay đã ổn định và có thể được
coi là một thị trường thuận lợi để xuất khẩu hàng hóa. Tuy
nhiên vẫn xảy ra các cuộc biểu tình nhưng không kéo dài và
cũng không ảnh hưởng đáng kể đến tình hình kinh doanh. Bên
cạnh đó tỷ lệ tệ nạn xã hội ở quốc gia này luôn ở mức thấp
nhất trong vòng 20 năm qua, Tuy nhiên tỷ lệ lừa đảo qua
mạng và internet lại gia tăng. Đây cũng là một điểm đáng lưu
ý khi cho doanh nghiệp khi người tiêu dùng tăng mức cảnh
giác đối với mua sắm online.
- Chỉ số cảm nhận tham nhũng năm 2023 là 73/100 điểm, xếp
hạng 16/180

Hàn Quốc - Chính trị của Hàn Quốc diễn ra trong khuôn khổ một nước 3
cộng hòa dân chủ đại nghị Tổng thống, theo đó Tổng thống là
người đứng đầu nhà nước, và một hệ thống hai đảng.
- Hàn Quốc là một quốc gia có hệ thống chính trị ổn định. Hệ
thống chính trị dân chủ và các cơ sở chính phủ hoạt động đảm
bảo quyền lợi và sự phát triển của doanh nghiệp trong nước và
quốc tế. Nhìn chung an ninh ở Hàn Quốc khá ổn định, hiếm có

71
các của bạo động hay biểu tình lâu dài.
- Chỉ số cảm nhận tham nhũng năm 2023 là 63/100 điểm, xếp
hạng 32/180

Hoa Kỳ - Hoa Kỳ là một nước cộng hoà liên bang thực hiện chế độ 3
chính trị tam quyền phân lập. Hiến pháp Hoa Kỳ quy định
quyền lập pháp thuộc về Quốc hội, quyền hành pháp thuộc
về Tổng thống và quyền tư pháp thuộc về Toà án tối cao. Mỗi
bang có hệ thống hiến pháp và pháp luật riêng nhưng không
được trái với Hiến pháp của Liên bang. Hệ thống của chính
phủ Hoa Kỳ được xây dựng dựa trên kiểm tra và cân bằng để
đảm bảo rằng không có một người có quá nhiều quyền lực, do
đó đảm bảo hoà bình, chính phủ ổn định. Hoa Kỳ có một hệ
thống hai đảng: Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa.
- Hoa Kỳ là một quốc gia có mức độ biến động chính trị tương
đối cao, đặc biệt là với Trung Quốc. Ngoài ra, các cuộc chiến
tranh gần đây như Ukraine - Nga hay Israel - Palestine đều có
liên đới tới Hoa Kỳ do đây là quốc gia thường xuyên đưa ra
các hậu thuẫn về vũ khí trên toàn cầu.
- Chỉ số cảm nhận tham nhũng 69/100 điểm, xếp hạng 24/180

Hà Lan - Hà Lan là một quốc gia quân chủ lập hiến với nền dân chủ đại 4
nghị. Quốc hội đóng vai trò quan trọng trong việc lập pháp và
kiểm soát chính phủ.
- Hà Lan có hệ thống đa đảng với nhiều đảng phái chính trị:
Đảng Nhân dân vì Tự do và Dân chủ, Công đảng, Đảng Dân
chủ Thiên chúa giáo
- Hà Lan có nền chính trị ổn định, luôn lọt top quốc gia hạnh
phúc nhất thế giới.
- Chỉ số cảm nhận tham nhũng 79/100 điểm, xếp hạng 8/180.

Ấn Độ - Ấn Độ là một nước cộng hoà dân chủ liên bang, trong đó Tổng 2
thống Ấn Độ là người đứng đầu nhà nước và Thủ tướng Ấn
Độ là người đứng đầu chính phủ.
- Có nhiều đảng phái chính trị tham gia vào chính trị Ấn Độ bao
gồm: Đảng Bharatiya Janata (BJP) cầm quyền, Đảng Quốc đại
(INC) và các đảng khu vực khác.
- Môi trường chính trị Ấn Độ phức tạp và đa dạng, do Ấn Độ là
một quốc gia đa tôn giáo và tôn giáo ảnh hưởng lớn đến chính
trị.
- Chỉ số cảm nhận tham nhũng 39/100 điểm, xếp hạng 93/180

72
*Chỉ số tham nhũng: Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế, các quốc gia tham nhũng
nhất thế giới thường phải đối mặt với xung đột, nội chiến hoặc có nền chính trị, kinh
tế bất ổn. Tham nhũng vừa là hậu quả và nguyên nhân của xung đột, căng thẳng tại
những quốc gia này. Tham nhũng tạo ra sự bất bình trong xã hội, hoặc thúc đẩy
những căng thẳng hiện có, bằng cách làm suy yếu cơ quan quốc phòng, an ninh và
tính hợp pháp của nhà nước.
2. Xác định đối thủ cạnh tranh
- Đối thủ cạnh tranh của nhà xuất khẩu bao gồm các doanh nghiệp xuất khẩu
khác thâm nhập vào thị trường và các doanh nghiệp sản xuất nội địa. Nắm rõ
các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm giày dép, cùng phân khúc khách hàng và
thị trường dự định xuất khẩu sẽ giúp nhà xuất khẩu hoạch định kế hoạch của
mình chính xác hơn và đưa ra quyết định phù hợp nhất.
- Phương thức cạnh tranh của Ananas: “công nghệ sản xuất giày Vulcanized
(giày cao su lưu hóa)”, “tạo ra giá trị sản phẩm cao hơn so với giá bán’’, “be
honest” và “be positive”

Bảng 5.1: Phân tích các đối thủ cạnh tranh quốc tế

Quốc gia Đối thủ Giải thích Đánh giá

Hoa Kỳ Nike Nike → Khó có


thể cạnh
Adidas - Nike là một công ty thời trang lớn đa tranh với
quốc gia với đa dạng các sản phẩm như những
Fila quần áo, giày dép và phân khúc khách thương hiệu
hàng. quốc tế
Trung Quốc Nike
- Ananas hiện không đủ khả năng để
Adidas cạnh tranh trực tiếp với Nike do còn sự
khác biệt về tài nguyên và quy mô.
Fila
Adidas
Hàn Quốc Nike
- Adidas tập trung vào việc bán ra những
Adidas sản phẩm đa dạng nhiều mẫu mã và phân
khúc vào thị trường khá đến cao cấp cho
Fila giày dép và quần áo.

Hà Lan Nike - Ananas và Adidas không cạnh tranh

73
Adidas trực tiếp do sự tập trung vào phân khúc
có sự khác biệt.
Fila
Fila
Ấn Độ Nike - Giày Fila hoạt động rất tốt ở thị trường
Adidas Thời trang Hàn Quốc, đặc biệt là với
thanh thiếu niên trẻ tuổi và rẻ hơn đáng
Fila kể so với nhiều thương hiệu giày phổ
biến khác.
Nhật Bản Nike - Ananas cạnh tranh trực tiếp với Fila
Adidas trong mảng giày thể thao giá tầm trung
và chất lượng
Fila
- Tại Hoa Kỳ, Nike là hãng giày sneaker
có thị phần lớn nhất, chiếm 29% doanh
thu của thị trường giày thể thao, theo sau
là Adidas với 13% và Fila với 5%.

- Tại Trung Quốc, Nike và Adidas là hai


hãng giày sneaker hàng đầu, với doanh
số bán hàng lần lượt là 6,21 tỷ USD và
4,65 tỷ USD vào năm 2019. Fila đứng
thứ ba với doanh số bán hàng là 1,9 tỷ
USD. Tuy nhiên, gần đây, các hãng giày
sneaker này đã gặp phải sự phản đối của
người tiêu dùng Trung Quốc do tuyên bố
chống lại việc sử dụng bông từ Tân
Cương.

- Tại Hàn Quốc, Nike và Adidas cũng là


hai hãng giày sneaker phổ biến nhất, với
thị phần lần lượt là 31,4% và 25,6% vào
năm 2019. Fila đứng thứ tư với thị phần
là 7,4%, sau Puma với 8,8%.

- Nike, Adidas và Fila là ba thương hiệu


giày thể thao hàng đầu ở Ấn Độ, chiếm
khoảng 60% thị phần giày thể thao.
Trong số đó, Nike là thương hiệu giày

74
thể thao lớn nhất ở Ấn Độ, với doanh thu
khoảng 1,2 tỷ USD vào năm 2020.

- Tại Nhật Bản, Adidas là hãng giày


sneaker được ưa chuộng nhất, với thị
phần là 22,2% vào năm 2019. Nike đứng
thứ hai với thị phần là 17,9%, trong khi
Fila đứng thứ sáu với thị phần là 4,1%

- Tại Hà Lan, Adidas là hãng giày


sneaker được ưa chuộng nhất, với thị
phần là 21%. Nike đứng thứ hai với thị
phần là 13%, trong khi Fila chỉ chiếm 3%
=>
Bảng 5.2: Phân tích các đối thủ cạnh tranh quốc gia

Quốc gia Đối thủ Giải thích Đánh giá

Trung Quốc Li Ning - Thị trường lớn và đa dạng → Vẫn có cơ hội


nhưng sẽ phải đối mặt
Anta Li Ning mức độ cạnh tranh
mạnh trong ngành
- Là một thương hiệu giày thể
giày dép tại quốc gia
thao nổi tiếng được biết đến với
này.
những đôi giày thể thao chất
lượng cao và giá cả phải chăng.

Anta:

- Tập trung sản xuất nhiều loại


giày thể thao cho các môn thể
thao khác nhau.

75
- Thị trường đa dạng với nhiều
thương hiệu tập trung vào các
phân khúc và phương thức cạnh → Cơ hội cạnh tranh
tranh khác nhau. thấp.

Converse
Hoa Kỳ Converse
- Giày Converse được coi là
Vans
biểu tượng của văn hóa thần
tượng Hoa Kỳ. Chất liệu canvas
nhẹ, thoải mái. Dễ phối đồ, phù
hợp với nhiều phong cách từ
nhẹ nhàng đến cá tính đến năng
động. Mức giá của giày
Converse không quá đắt, phù
hợp với sinh viên hay người
mới đi làm.

Vans

- Vans được thành lập vào năm


1966, là một trong những
thương hiệu giày trượt ván đầu
tiên trên thế giới. Giày Vans
được đánh giá cao về độ bền bỉ,
có thể sử dụng trong thời gian
dài. Vans luôn mang đến phong
cách trẻ trung, năng động và dễ
phối đồ. Vans còn là một trong
những thương hiệu giày phổ
biến nhất trên thế giới.

Hàn Quốc MLB MLB → Ananas có cơ hội


thâm nhập thị trường
Domba - Chiếm được trái tim giới trẻ nhờ giá thành rẻ
với phong cách Chunky nhưng mức độ cạnh
Sneaker. Cho đến nay, sự nổi tranh rất lớn đặc biệt

76
bật về thiết kế khác biệt của là những thương hiệu
giày MLB vẫn chưa ngừng đã nổi tiếng có từ lâu
HOT. Chúng tạo nên những cơn đời
bão Trending trong ngành thời
trang thể thao.

Domba

- Hoàn hảo về chất lượng, độ


bền cao, tạo cảm giác thoải mái
và tự tin nhất cho người sử
dụng. Ngoài ra, giá cả của
những đôi giày Domba rất hợp
lý phù hợp với túi tiền của nhiều
đối tượng khách hàng trên thế
giới.

Nhật Bản Asic Asic → Ananas có tiềm


năng xuất khẩu sang
Mizuno - Trong những năm đầu thành thị trường Nhật
lập, Asics chỉ sản xuất giày nhưng vẫn phải đối
bóng rổ và bóng đá cho thị đầu với những đối thủ
trường nội địa. Nhưng đến nay, cạnh tranh hạng nặng
nó đã vươn xa ra ngoài thị ở Nhật và một số
trường trong nước, có mặt ở thương hiệu lớn được
nhiều nước trên thế giới. Nhật nhập khẩu vào.
Mizuno

- Mizuno sử dụng những công


nghệ tiên tiến và hiện đại nhất
để đi trước đối thủ nhằm giữ ấn
tượng mạnh mẽ với khách hàng

Hà Lan Filling Filling Pieces → Ananas có tiềm


Pieces năng xuất khẩu qua
- Thương hiệu này được biết Hà Lan nhờ giá thành
ETQ đến với những đôi giày thể thao rẻ và chất liệu tốt và
Amsterdam nổi bật với sự kết hợp giữa thời có thể cạnh tranh với
trang đường phố và thời trang các hãng nội địa.
cao cấp. Cung cấp nhiều loại

77
giày thể thao bao gồm giày đế
cao, giày đế thấp và giày lười.

ETQ Amsterdam

- Là thương hiệu giày dép Hà


Lan được thành lập vào năm
2013, nổi tiếng với việc tập
trung vào độ bền, tính bền vững
và thiết kế vượt thời gian. ETQ
ưu tiên những đường nét gọn
gàng, không nhanh chóng lỗi
mốt và sử dụng da và da lộn cao
cấp để đảm bảo độ bền của giày
trong nhiều năm. Chủ yếu phục
vụ cho nam giới, cung cấp nhiều
loại giày thể thao, bốt và giày
công sở.

Ấn Độ Campus Campus Activewear → Có khả năng cạnh


Activewear tranh cao nhờ giá cả
- Campus Activewear hiện là phù hợp với thu nhập
Liberty một trong những thương hiệu người dân và mẫu mã
Shoes giày dép thể thao lớn nhất Ấn đẹp nhưng gặp khó
Độ. Giày Campus Activewear khăn trong việc cạnh
được thiết kế để phù hợp với tranh với hãng giày
nhiều hoạt động thể thao và thời nội địa.
trang, như chạy bộ, bóng rổ,
bóng đá, v.v. Giày Campus
Activewear có nhiều màu sắc,
kiểu dáng và kích cỡ để lựa
chọn. Hãng cũng đang mở rộng
sang các thị trường quốc tế như
Bangladesh, Nepal và Sri
Lanka. Giá rẻ chỉ giao động từ
300.000 - 1 triệu VNĐ.

Liberty Shoes

78
- Liberty Shoes được thiết kế để
phù hợp với nhiều phong cách
và dịp khác nhau, từ công sở,
dạo phố, tiệc tùng, v.v. Giày
Liberty Shoes có nhiều màu sắc,
kiểu dáng và kích cỡ để lựa
chọn. giá cả khá hợp lý, dao
động từ 90.000 đến 600.000
đồng Việt Nam tùy theo mẫu
mã và chất lượng. Giày Liberty
Shoes cũng có chất lượng tốt,
bền bỉ và thoải mái khi sử dụng.
https://www.statista.com/chartoftheday/
https://www.euromonitor.com/footwear-in-the-netherlands/report
https://marketsplash.com/vi/thong-ke-adidas/?
ssp=1&darkschemeovr=1&setlang=en&cc=VN&safesearch=moderate
https://www.mordorintelligence.com/vi/industry-reports/athletic-footwear-
market?ssp=1&darkschemeovr=1&setlang=en&cc=VN&safesearch=moderate

Kết luận: Ananas cạnh tranh tại sáu quốc gia Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật
Bản, Ấn Độ và Hà Lan có sự khác biệt. Mặc dù Ananas vẫn chưa đủ tầm để cạnh
tranh đối với các đối thủ quốc tế thâm nhập vào sáu thị trường trên nhưng theo đánh
giá sơ lược thì đối với các đối thủ nội địa thì vẫn còn rất nhiều cơ hội cạnh tranh.
Trọng số thể hiện mức độ quan trọng: 0.08

Quốc gia Điểm

Trung Quốc 2

Nhật Bản 2

Hàn Quốc 2

Hoa Kỳ 1

Ấn Độ 3

Hà Lan 4

79
3. Sản phẩm thay thế
- Sản phẩm thay thế là hàng hóa, có thể thay thế các loại hàng hóa và dịch vụ
khác có cùng một lợi ích và công dụng.
- Nhằm đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, thị trường
thời trang cụ thể là mặt hàng giày dép luôn có những biến đổi không ngừng
trong việc thay đổi và đa dạng hóa sản phẩm.
- Trước tình hình này, Ananas cũng phải chịu một áp lực và khó khăn lớn đối với
các mặt hàng thay thế. Sản phẩm dễ dàng bị thay thế nhất cũng chính là loại
sản phẩm mà Ananas bán ra thị trường đó chính là giày.
Trọng số thể hiện mức độ quan trọng: 0,06
Quốc Sản phẩm Giải thích Đánh giá
gia thay thế
Trung Jinjiang Jinjiang là chợ bán buôn giày chuyên nghiệp => Ananas có
Quốc lớn nhất Trung Quốc. Đây cũng là nơi đặt trụ thể xâm nhập
SENDA sở của các thương hiệu giày thể thao lớn của được nhưng
tính cạnh
Trung Quốc.
tranh khá cao
Thành phố Dệt may & Giày Quốc tế Tấn => 4 điểm
Giang, còn được gọi là “Thủ đô Giày của
Trung Quốc”, là cường quốc về giày dép và
dệt may. Giày vải truyền thống thường được
mang trong các sự kiện văn hóa hoặc làm giày
điều hòa hàng ngày.

SENDA là công ty sản xuất giày hàng đầu


Trung Quốc. Senda trở thành thương hiệu nổi
tiếng đầu tiên của Trung Quốc trong ngành
giày da. Senda là một trong 16 doanh nghiệp
Trung Quốc có năng lực cạnh tranh quốc tế để
vào thương hiệu nổi tiếng thế giới và giày da
thương hiệu Senda được Nhà nước đánh giá là
sản phẩm thương hiệu nổi tiếng của Trung
Quốc

Hoa Kỳ Skechers Sau hơn 20 năm hình thành và phát triển, => Thị
thương hiệu giày Skechers đã gần như được trường tiềm
New phổ biến ra khắp thể giới với hơn 120 quốc năng để xâm
Balance gia. Giày Skechers xuất hiện và được trưng nhập, có thị
bày tại các cửa hàng lớn nhỏ và các khu trung phần sneaker
tâm mua sắm lớn trên thành phố. Skechers cao
được ưa chuộng và khá phổ biến tại Mỹ => 3 điểm
không chỉ vì chất liệu giày mang đến sự thoải

80
mái, dễ chịu cho người mang chúng mà giày
Skechers còn mang đến sự trẻ trung, năng
động, không quá đơn giản nhưng cũng không
quá cầu kỳ.

New Balance là hãng giày nổi tiếng tại Mỹ


với đa dạng mẫu mã, phong cách, khiến các
tín đồ mê giày phải mê mẩn, được đánh giá rất
cao về chất lượng, dù ở dòng sản phẩm nào
cũng đều có chất lượng đáng ngạc nhiên.
Những đôi giày New Balance tại Mỹ được
làm thủ công một cách rất tỉ mỉ từ cách chọn
chất liệu, đường may, keo dán, màu sắc
Hàn Chakhan Với mức giá hợp lý và đa dạng mẫu mã, => Ananas có
Quốc Chakhan đem lại sự thoải mái và phong cách giá thành hợp
Wise cho người tiêu dùng Không chỉ là thương hiệu lý và đa dạng
Enough giày nữ, Chakhan còn nổi tiếng với việc sản hóa mẫu mã
xuất đôi bốt da đẹp, sang trọng, là sự lựa chọn có thể dễ
cao cấp cho các dịp lễ hay phong cách thường dàng gia
ngày.Bằng những ưu điểm độc đáo của mình, nhập vào thị
Chakhan đang khẳng định vị thế của mình trường
trên thị trường giày dép Hàn Quốc và trở => 4 điểm
thành nguồn cảm hứng cho người yêu thời
trang.

Thương hiệu giày Wise Enough, xuất phát từ


Hàn Quốc, đặt mình trong danh sách những
nhãn hiệu thể thao độc đáo và tinh tế. Mỗi sản
phẩm của họ đều đặc trưng bởi sự tỉ mỉ và
tinh tế trong từng chi tiết thiết kế. Các dòng
giày của Wise Enough không chỉ đơn giản là
sản phẩm thể thao, mà còn là biểu tượng thời
trang hiện đại, sáng tạo từ cảm hứng văn hóa
Hàn Quốc, mang trong mình sự tinh tế và đa
dạng trong màu sắc và họa tiết.

Nhật Hiro Hiro Yanagimachi là nhà sản xuất giày nổi => Có thể
Bản Yanagimach tiếng của Nhật Bản, sản xuất hơn 50 kiểu giày xâm nhập với
i và bốt khác nhau. Tất cả đều có thiết kế những thị
nguyên bản, độc đáo và tuân thủ các tiêu trường tiềm
chuẩn truyền thống. Mặc dù đắt tiền nhưng năng này vì
Like Pottery một cặp trẻ em này có thể tồn tại tới 5 năm. có giá thành
Sau khi khai trương cửa hàng giày đầu tiên ở rẻ
Tokyo, Hiro và các đối tác đã mở rộng dòng => 3 điểm

81
sản phẩm của họ từ giày đến phụ kiện.
Vì giày Hiro Yanagimachi được làm thủ công
và đặt làm riêng nên mọi chất liệu chế tác đều
được lựa chọn cần thận từ những nhà cung
cấp tốt nhất ở Nhật Bản và trên thế giới.

Shoes Like Pottery là thương hiệu giày độc


đáo nhất có nguồn gốc từ Nhật Bản nhờ vào
kỹ thuật đóng giày khác thường.
Phương pháp chế tạo giày khéo léo giúp Shoe
Like Pottery thiết kế ra những đôi giày linh
hoạt, thoáng khí, mang lại cảm giác thoải mái
khi mang. Shoes Like Pottery sản xuất giày
thông thường và giày thể thao cho cả nam và
nữ. Màu sắc phổ biến nhất của giày được
Shoes Like Pottery bán là đen và trắng.
Hà Lan Greve Thương hiệu Greve trở nên nổi tiếng với => Phù hợp
những đôi giày brogues và giày da đanh để xâm nhập
Floris van truyền thống được làm thủ công. Ngày nay bởi thị trường
bommel Greve là một đôi giày thời trang, sành điệu ít cạnh tranh
với chất lượng không thể bắt chước được => 2 điểm

Giày Van Bommel được sản xuất theo kiến


thức và kỹ năng được truyền từ cha sang con
qua nhiều thế kỷ. Trong quá trình sản xuất,
trung bình một chiếc giày Van Bommel phải
trải qua khoảng 280 lần xử lý chuyên môn.
Các chất liệu cao cấp như đế trong bằng da,
lớp lót bằng da bê, phần trên bằng da bê
nguyên hạt, chỉ sáp và da đế thuộc da vat đều
đảm bảo chất lượng.
Ấn Độ Woodland Sự lựa chọn hàng đầu cho các cuộc phiêu lưu => Ananas có
ngoài trời vẫn được giữ vững. Giày và bốt da thể xâm nhập
của hãng được chế tạo để tăng sức bền và sử được nhưng
Bata dụng ngoài trời, thu hút những nhà thám hiểm có tính cạnh
dày dạn kinh nghiệm và những cá nhân đang tranh cao vì
tìm kiếm giày dép bền cho cuộc sống hàng có nhiều thị
ngày. trường giày
dép khác
Bata đã có độ tin cậy và khả năng chi trả trong nhập khẩu
bối cảnh giày dép Ấn Độ. Với nguồn gốc từ vào
Séc, thương hiệu này đã tạo dựng được danh => 3 điểm
tiếng vững chắc và ăn sâu vào thị trường Ấn
Độ. Nổi tiếng với giày đi học, Bata cũng đã

82
phát triển để cung cấp nhiều loại giày dép
thông thường và trang trọng cho nam giới,
phụ nữ và trẻ em.

4. Văn hóa
- Văn hóa là một yếu tố quan trọng khi doanh nghiệp muốn thâm nhập vào thị
trường. Doanh nghiệp cần tìm hiểu văn hóa để tránh mâu thuẫn, xung đột và
hòa hợp trong môi trường quốc gia. Từ đó giúp cho doanh nghiệp có thể kinh
doanh và tung ra sản phẩm hợp với văn hóa mỗi quốc gia.
Trọng số thể hiện mức độ quan trọng: 0,11

Tên Giải thích Điểm


nước

Hà Lan - Hà Lan được mệnh danh là “thiên đường xe đạp”, người 2


dân nơi đây đi xe đạp mỗi ngày đi làm, đi học, đi chơi,...
- Người dân ở đất nước phô mai và cối xay gió này là
những người khiêm tốn, khoan dung, độc lập và tự lực.
Họ coi trọng giáo dục, sự chăm chỉ, tham vọng và năng
lực.
- Người Hà Lan thích phong cách thời trang giản dị,
khiêm tốn, kín đáo và nhẹ nhàng. Họ không thích phô
trương, tích lũy tiền là tốt nhưng tiêu pha tiền quá sẽ bị
xem là một thói xấu. Người Hà Lan rất tự hào về di sản
văn hóa, bề dày lịch sử trong lĩnh vực âm nhạc và nghệ
thuật.
- Văn hóa tiêu dùng cho thấy họ thường sẽ mua những
mặt hàng mẫu mã tối giản, dùng cho thường ngày. Giày
dép thể thao thoải mái phù hợp với thói quen đạp xe của
họ.
- Tuy nhiên, với văn hóa tiêu dùng tiết kiệm, không chú
trọng sự đa dạng, Ananas sẽ gặp khó khăn trong việc
đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường này.

Ấn Độ - Trong nhiều dịp lễ hội và nghi lễ tôn giáo, người Ấn Độ 1


thường đi chân không như một hành động tôn kính đối
với thần linh và thiêng liêng.
- Đất nước này có hệ thống đẳng cấp xã hội cứng nhắc và
vẫn còn vấn nạn nhức nhối là nạn phân biệt, kỳ thị đẳng

83
cấp trong xã hội Ấn Độ.
- Thói quen đi chân đất của người Ấn Độ bắt nguồn từ
nhiều phong tục xưa và phổ biến với 2 đẳng cấp chiếm
đại đa số là Vaishyas (thợ thủ công, thương nhân, nông
dân) và Shudras (đẳng cấp nô lệ, những người làm công
việc nặng nhọc). Đại đa số những người có thu nhập
thấp sẽ mang dép trong đời sống thường ngày là chủ
yếu.

Hoa Kỳ ● Hoa Kỳ là một quốc gia đa văn hóa, là nơi sinh sống của 3
những dân nhập cư. Nói đến văn hóa chung của đa số
người dân Hoa Kỳ là có ý nói đến "văn hóa đại chúng
Mỹ". Đó là một nền văn hóa Tây phương phần lớn là sự
đúc kết từ những truyền thống của các di dân từ Tây Âu,
bắt đầu là các dân định cư người Hà Lan, người Anh,...
● Người dân Hoa Kỳ rất chăm làm và mê thể thao. Hoa
Kỳ là một quốc gia có mức sống cao tuy nhiên điều này
không đồng nghĩa với việc tất cả mọi công dân Hoa Kỳ
đều có được cuộc sống ổn định và sung túc. Nhiều
khách nước ngoài cảm thấy ngạc nhiên khi biết rằng
phần lớn người dân Hoa Kỳ làm việc rất chăm chỉ
nhưng lại dành rất ít thời gian để nghỉ ngơi.
● Thậm chí những khoảng thời gian rảnh rỗi ít ỏi họ cũng
dành cả cho các hoạt động thể dục thể thao hay những
sở thích riêng của mình. Họ cảm thấy hối tiếc nếu để
thời gian trôi đi một cách vô ích thay vì những giây phút
thoải mái cùng bạn bè tán gẫu.

Trung 4
Quốc - Trung Quốc rất tự hào vì văn hoá âm dương của họ, đây
một trong những là nét văn hoá truyền thống có từ đời
thượng cổ và "là hình mẫu cơ bản của văn hoá Trung
Hoa", "hạt nhân của văn hoá truyền thống". Văn hoá
Âm Dương được coi là nền tảng của văn hoá truyền
thống Trung Quốc, nó thâm nhập vào mọi khía cạnh
như triết học, nghệ thuật, y học,...
- Văn hoá Trung Quốc đề cao tinh thần tập thể, coi trọng
sự gắn bó giữa con người với nhau trong gia đình, cộng
đồng.
- Đồng thời, Trung Quốc coi trọng ý nghĩa biểu tượng
trong các hình ảnh, con số và màu sắc. Ví dụ, màu đỏ

84
tượng trưng cho sự may mắn, rồng tượng trưng cho sức
mạnh và quyền lực.
- Văn hóa của Trung Quốc khá tiệm cận với Việt Nam,
Ananas hoàn toàn có thể xâm nhập một quốc gia có văn
hóa tương đồng.

Hàn - Tại Hàn Quốc, việc mua sắm không chỉ để phục vụ nhu 2
Quốc cầu tiêu dùng mà còn để thể hiện hình ảnh và địa vị xã
hội, do vậy người tiêu dùng Hàn Quốc rất quan tâm đến
thương hiệu.
- Làn sóng văn hóa Hàn Quốc (Hallyu) nhanh chóng thu
hút giới trẻ qua âm nhạc, phim truyền hình, truyện tranh,
ẩm thực, gameshow, các chương trình truyền hình thực
tế. Điều này khiến cho xu hướng tiêu dùng của người
dân Hàn Quốc sẽ phụ thuộc vào làn sóng Hallyu, những
người nổi tiếng rất nhiều.
- Ananas khó có thể cập nhật nhanh xu hướng và được ưa
chuộng vì văn hóa tiêu dùng theo xu hướng và sản phẩm
có thể sẽ bị “lỗi mốt” khá nhanh.

Nhật Bản - Người tiêu dùng Nhật Bản từ lâu đã có xu hướng thích 3
tiêu dùng hàng hóa có chất lượng hơn là các sản phẩm
đại trà. Tuy nhiên, suy thoái kinh tế đã khiến nhiều
người tiêu dùng tìm đến các sản phẩm giá rẻ hơn, chỉ
cần có thể yên tâm về nguồn gốc xuất xứ.
- Các cửa hàng giảm giá và các sản phẩm có nhãn hiệu
riêng, từng chật vật để thâm nhập vào thị trường Nhật
Bản nay đã có thị phần cao hơn.
- Các tiêu chuẩn chất lượng và kỳ vọng về dịch vụ (quy
trình bán hàng, giao hàng, đóng gói, dịch vụ sau bán
hàng,...) ở Nhật Bản thuộc nhóm cao nhất trên thế giới.
- Người Nhật từ lâu đã nổi tiếng với lối sống tối giản
“Danshari”, được xem là cách giải thoát áp lực vô hình
mà cuộc sống vật chất đè nặng lên tinh thần, trong đó
người ta sẽ giảm thiểu mua sắm đến mức tối đa, chỉ mua
những món đồ thật sự cần thiết để giảm thiểu tác động
tới môi trường, đồng thời giảm ảnh hưởng lên cuộc sống
của người khác.
- Nhật Bản là nơi có văn hóa tiêu dùng đặc trưng với lối
sống tối giản, ưu tiên chất lượng về cả sản phẩm và dịch

85
vụ đi kèm. Ngoài ra, trong tình hình thế giới chung,
người tiêu dùng Nhật Bản dần “mở lòng” với các
thương hiệu giá rẻ hơn.

5. Nhân khẩu học


- Nhân khẩu học là dữ liệu thống kê mà các nhà nghiên cứu sử dụng để nghiên
cứu các nhóm người. Nhân khẩu học đề cập đến các đặc điểm riêng biệt của
dân số. Các nhà nghiên cứu sử dụng phân tích nhân khẩu học để phân tích toàn
bộ xã hội hoặc chỉ các nhóm người riêng lẻ.
- Nhân khẩu học rất quan trọng vì chúng cung cấp sự hiểu biết rộng rãi về các
đặc điểm khác nhau của dân số. Thông tin này đặc biệt hữu ích cho các tổ chức
chính phủ để đưa ra các quyết định chính sách quan trọng liên quan đến dân số,
xem nhân khẩu học có phù hợp với phân khúc mà doanh nghiệp nhắm tới hay
không. Các tập đoàn và các doanh nghiệp khác trong khu vực tư nhân cũng sử
dụng nhân khẩu học để phát triển sự hiểu biết tốt hơn về công chúng và do đó,
lập các kế hoạch kinh doanh và tiếp thị chiến lược.
Trọng số thể hiện mức độ quan trọng: 0,08

Quốc gia Giải thích Điểm


Hàn Quốc - Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2023, dân số 2
Hàn Quốc ước tính là 51.765.524 người
- Tỷ lệ giới tính trong tổng dân số là 1,001 (1.001
nam trên 1.000 nữ) thấp hơn tỷ lệ giới tính toàn
cầu. Tỷ lệ giới tính toàn cầu trên thế giới năm
2023 khoảng 1.017 nam trên 1.000 nữ. Với tỷ lệ
giới tính 1.001 nam trên 1.000 nữ, có thể kỳ vọng
rằng cả nam giới và nữ giới đều có sự quan tâm
đến giày sneaker.
- Độ tuổi trung bình ở Hàn Quốc là 45,1 tuổi. Độ
tuổi có mức độ già hóa cao
- Người Hàn Quốc có thu nhập cao có thể dễ dàng
tiêu tiền cho các sản phẩm giày sneaker cao cấp
từ các thương hiệu nổi tiếng. Đối với nhóm thanh
niên và người trẻ, giày sneaker có thể trở thành
biểu tượng thể hiện địa vị xã hội và phong cách
cá nhân.
=> Thị trường Ananas lợi thế khi sở hữu nền kinh tế
với mức sống người dân khá cao có nhu cầu đối với
sneaker đa dạng nhiều phân khúc người tiêu dùng.
Tuy nhiên dân số già hóa cũng là bất lợi khi sẽ có số
lượng người tiêu dùng khó tính đối với sneaker.

86
Trung Quốc - Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2023, dân số 3
Trung Quốc ước tính là 1.425.493.416 người
- Tỷ lệ giới tính trong tổng dân số là 1,051 (1.051
nam trên 1.000 nữ) cao hơn tỷ lệ giới tính toàn
cầu. Tỷ lệ giới tính toàn cầu trên thế giới năm
2023 khoảng 1.017 nam trên 1.000 nữ.
- Độ tuổi trung bình ở Trung Quốc là 39,5 tuổi.
- Trung Quốc có sự đa dạng về mức sống, từ thành
phố đến vùng nông thôn. Những thành phố lớn
như Bắc Kinh, Thượng Hải có mức sống cao hơn
so với các khu vực nông thôn. Người dân ở các
thành phố lớn có khả năng chi tiêu nhiều hơn cho
hàng hóa cao cấp, bao gồm giày sneaker.
=> Độ tuổi trung bình khá cao, điều này có thể tạo ra
một đối tượng người tiêu dùng ổn định và có thu
nhập. Đồng thời, sự đa dạng về mức sống giữa thành
phố và nông thôn có thể đặt ra nhu cầu đa dạng về
các phân khúc giá và phong cách giày. Do đó, nếu
Ananas có thể xây dựng chiến lược tiếp thị và quảng
cáo hiệu quả, chúng có thể gặt hái thành công trong
các thị trường đô thị lớn.
Nhật Bản - Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2023, dân số 2
Nhật Bản ước tính là 122.963.952 người
- Tỷ lệ giới tính trong tổng dân số là 0,953 (953
nam trên 1.000 nữ) thấp hơn tỷ lệ giới tính toàn
cầu. Tỷ lệ giới tính toàn cầu trên thế giới năm
2023 khoảng 1.017 nam trên 1.000 nữ.
- Độ tuổi trung bình ở Nhật Bản là 49,5 tuổi.
- Mức sống của người Nhật Bản thường đặt ra các
tiêu chí chất lượng và sự đồng thuận của cộng
đồng. Việc mặc những đôi giày sneaker phổ biến
trong cộng đồng là một phần quan trọng của việc
thể hiện sự đồng thuận và phản ánh phong cách
cá nhân
=> Nhật Bản là một thị trường có xu hướng già hóa
đang ngày càng gia tăng. Người Nhật thường có thu
nhập ổn định và quan tâm đến chất lượng sản phẩm
điều này sẽ là thách thức lớn đối với Ananas. Tỷ lệ
giới tính thấp hơn so với tỷ lệ giới tính toàn cầu, với
953 nam trên 1.000 nữ. Điều này có thể ảnh hưởng
đến hành vi tiêu dùng, nhưng vẫn còn nhiều cơ hội
cho thị trường nam giới. Mức sống cao và sự đồng
thuận trong cộng đồng là quan trọng đối với người
Nhật Bản. Do đó, Ananas cần tạo ra các mẫu giày
phù hợp với sở thích và giá trị văn hóa của người

87
Nhật có thể đạt được sự thành công.
Hoa Kỳ - Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2023, dân số 4
Hoa Kỳ ước tính là 340.912.892 người
- Tỷ lệ giới tính trong tổng dân số là 0,979 (979
nam trên 1.000 nữ) thấp hơn tỷ lệ giới tính toàn
cầu. Tỷ lệ giới tính toàn cầu trên thế giới năm
2023 khoảng 1.017 nam trên 1.000 nữ. Với tỷ lệ
giới tính là 0,979 nam trên 1.000 nữ, thị trường
nam giới ở Hoa Kỳ có vẻ lớn và có thể có nhu
cầu cao đối với các sản phẩm thời trang như giày
sneaker.
- Độ tuổi trung bình ở Hoa Kỳ là 38,3 tuổi.
- Mức sống của người Hoa Kỳ đối với thị trường
giày sneaker có thể thay đổi đáng kể tùy thuộc
vào lối sống và giá trị cá nhân. Một số người có
thể chấp nhận chi tiêu nhiều tiền cho giày
sneaker cao cấp, trong khi những người khác có
thể tìm kiếm giải pháp tiết kiệm hơn.
=> Hoa Kỳ có lợi thế với độ tuổi trung bình là 38,3
tuổi, có sự đa dạng trong mức độ mong đợi và quan
tâm về giày sneaker. Nhóm thanh niên và người trẻ có
thể chú trọng đến xu hướng và phong cách mới, trong
khi người lớn tuổi có thể tìm kiếm sự thoải mái và
chất lượng. Ngoài ra mức sống cao và giá trị cá nhân
đặt ra nhu cầu cho sự đa dạng trong phân khúc giá
giày sneaker. Thị trường Hoa Kỳ khá tiềm năng để
Ananas có thể xâm nhập vào.
Hà Lan - Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2023, dân số Hà 3
Lan ước tính là 17.645.122 người
- Tỷ lệ giới tính trong tổng dân số là 0,994 (994
nam trên 1.000 nữ) thấp hơn tỷ lệ giới tính toàn
cầu. Tỷ lệ giới tính toàn cầu trên thế giới năm
2023 khoảng 1.017 nam trên 1.000 nữ.
- Độ tuổi trung bình ở Hà Lan là 42,1 tuổi
- Mức sống cao và văn hóa sáng tạo tại Hà Lan có
thể thúc đẩy sự đa dạng và sáng tạo trong lĩnh
vực thị trường giày sneaker, với người dân
thường xuyên theo đuổi những xu hướng thời
trang mới và chất lượng cao.
=> Hà Lan có độ tuổi trung bình là 42,1 tuổi, người
tiêu dùng ở mọi độ tuổi có thể có sự quan tâm đến
giày sneaker, từ nhóm thanh niên đến người lớn tuổi.
Điều này vừa là thách thức vừa là lợi thế khi Ananas
lựa chọn phân khúc người tiêu dùng. Tiếp tục là lợi

88
thế mức sống cao và văn hóa sáng tạo tại Hà Lan có
thể tạo ra một môi trường thúc đẩy sự đa dạng và
sáng tạo trong ngành thời trang, bao gồm cả giày
sneaker. Người dân có thể có xu hướng theo đuổi
những xu hướng mới và độc đáo trong thế giới giày
dép.
Ấn Độ - Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2023, dân số Ấn 3
Độ ước tính là 1.435.228.798 người
- Tỷ lệ giới tính trong tổng dân số là 1,081 (1.081
nam trên 1.000 nữ) cao hơn tỷ lệ giới tính toàn
cầu. Tỷ lệ giới tính toàn cầu trên thế giới năm
2023 khoảng 1.017 nam trên 1.000 nữ.
- Độ tuổi trung bình ở Ấn Độ là 28,6 tuổi.
- Mức sống của người Ấn Độ thường đặc định bởi
thu nhập, và nước này có sự chênh lệch lớn về
thu nhập giữa các phân khúc xã hội và địa vị.
Người tiêu dùng ở các thành phố lớn có thể có
thu nhập cao hơn so với những người ở vùng
nông thôn. Do đó, sự đa dạng này có thể ảnh
hưởng đến việc tiêu thụ giày sneaker.
=> Với độ tuổi trung bình là 28,6 tuổi, người tiêu
dùng ở Ấn Độ có thể chú ý đến các xu hướng và
thương hiệu mới, đặc biệt là nhóm thanh niên và
người trẻ. Điều này sẽ giúp Ananas lựa chọn phân
khúc người tiêu dùng dễ dàng. Tuy nhiên sẽ bất lợi
khi mặc dù mức sống người Ấn Độ cao nhưng chênh
lệch lớn về thu nhập giữa các phân khúc xã hội và địa
vị có thể ảnh hưởng đến sự đa dạng trong việc tiêu
thụ giày sneaker. Người tiêu dùng ở thành phố lớn có
thể có thu nhập cao và chi tiêu nhiều hơn cho giày
sneaker so với những người ở vùng nông thôn.

6. Nhu cầu của người tiêu dùng


- Trong các trường phái Marketing hiện đại, nhu cầu đóng vai trò là điểm xuất
phát trong hầu hết tất cả hoạt động, chiến lược, kế hoạch Marketing của doanh
nghiệp. Thói quen và nhu cầu sở thích của con người ảnh hưởng đến việc sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Các doanh nghiệp luôn tìm mọi cách để hiểu rõ nhu cầu của các khách hàng
mục tiêu, để từ đó có thể phát triển các sản phẩm/ dịch vụ có khả năng đáp ứng
tốt những nhu cầu ấy. Doanh nghiệp cần có những hoạt động quan sát, nghiên
cứu thường xuyên để nắm bắt rõ về nhu cầu của đối tượng khách hàng mục
tiêu.

89
- Trọng số thể hiện mức độ quan trong: 0.36
Quốc gia Giải thích Điểm

Trung ● Giày sneaker với sự kết hợp giữa phong cách thể thao 4
Quốc và đường phố, thường được ưa chuộng ở Trung Quốc
vì sự thoải mái và phong cách. Đồng thời, mức độ
tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của người dân Trung
Quốc là rất lớn.
● Thị trường Giày dép ở Trung Quốc dự kiến sẽ tạo ra
doanh thu 86.09 tỷ USD vào năm 2024, với tốc độ
tăng trưởng hằng năm là 3.73% (CAGR 2024 - 2028)
● Doanh thu trong phân khúc “Giày Sneaker” của thị
trường giày dép ở Trung Quốc được dự đoán liên tục
từ năm 2024 - 2028 với tổng số 17,11 tỷ USD, dự
đoán sẽ tăng trưởng 6,84% hàng năm (CAGR)
● Sự phát triển của thị trường trực tuyến và các kênh
bán lẻ đã tạo ra nhiều cơ hội cho người tiêu dùng
Trung Quốc để mua sắm các sản phẩm giày sneaker
từ cả thị trường nội địa lẫn quốc tế. Sự thuận tiện và
đa dạng của việc mua sắm trực tuyến đã giúp tăng
cường nhu cầu về giày sneaker.

Hàn Quốc ● Thị trường giày sneaker ở Hàn Quốc đang trở nên 2
ngày càng sôi động. Người tiêu dùng, đặc biệt là giới
trẻ, đánh giá cao sự thoải mái, đa dạng và phong cách
của giày sneaker. Cùng với đó, giới trẻ Hàn Quốc
thường quan tâm đến việc thể hiện phong cách cá
nhân thông qua trang phục và phụ kiện, trong đó giày
sneaker chiếm một vai trò quan trọng.
● Năm 2024, doanh thu thị trường Giày dép Hàn Quốc
ước tính là 6,24 tỷ USD. Thị trường được dự đoán sẽ
tăng trưởng hàng năm 4,07% (CAGR 2024-2028).
● Phân khúc Giày thể thao dự kiến sẽ tạo ra doanh thu
1,00 tỷ USD tại Hàn Quốc. Thị trường dự kiến sẽ có
tốc độ tăng trưởng hàng năm là 4,44% (CAGR 2024-
2028).

Nhật Bản ● Với sự tăng cường của ý thức môi trường, người tiêu 3
dùng Nhật Bản cũng quan tâm đến các sản phẩm có
tính bền vững và được làm từ nguyên liệu tái chế. Các
thương hiệu giày sneaker cũng đang tập trung vào

90
việc phát triển các dòng sản phẩm bền vững và thân
thiện với môi trường để đáp ứng nhu cầu này.
● Vào năm 2024, doanh thu tại thị trường Giày dép
Nhật Bản ước tính lên tới 11,19 tỷ USD mà không có
bất kỳ thay đổi nào về định dạng số hoặc đơn vị, dự
kiến thị trường sẽ tăng trưởng với tốc độ hàng năm là
0,97% (CAGR 2024-2028).
● Phân khúc Giày thể thao dự kiến sẽ tạo ra doanh thu
3,32 tỷ USD vào năm 2024, dự kiến tốc độ tăng
trưởng hàng năm là 4,17% (CAGR 2024-2028) cho
phân khúc thị trường này.

Ấn Độ ● Với một phần lớn dân số ở Ấn Độ có thu nhập trung 1


bình và thấp, giá cả của sản phẩm cũng là một yếu tố
quan trọng. Người tiêu dùng thường tìm kiếm các sản
phẩm giày sneaker với mức giá phải chăng nhưng vẫn
đảm bảo chất lượng và phong cách.
● Năm 2024, doanh thu tạo ra trên thị trường Giày dép
ở Ấn Độ lên tới 26,06 tỷ USD. Dự kiến thị trường sẽ
tăng trưởng hàng năm 4,85% (CAGR 2024-2028).
● Vào năm 2024, phân khúc Giày thể thao ở Ấn Độ
được dự báo sẽ tạo ra doanh thu 2,80 tỷ USD. Dự
kiến sẽ tăng trưởng hàng năm là 6,11% (CAGR 2024-
2028).

Hoa Kỳ ● Thị trường giày dép Hoa Kỳ là một trong những thị 4
trường lớn nhất thế giới, ước tính đạt 105,8 tỷ USD
vào năm 2024.
● Doanh thu của thị trường dự kiến sẽ tăng trưởng hàng
năm với tốc độ 3,25% (CAGR 2024-2028).
● Với một nền văn hóa thể thao phát triển và sự yêu
thích vận động, giày sneaker được sử dụng không chỉ
cho mục đích thời trang mà còn cho các hoạt động thể
thao và ngoại ô như chạy bộ, bóng rổ, đạp xe, đi dạo
và thậm chí là làm việc. Sự tiện ích và độ bền của
giày sneaker cũng là một yếu tố quan trọng khi người
tiêu dùng quyết định mua sản phẩm. Các sản phẩm
được làm từ vật liệu chất lượng cao, có khả năng
chống trượt và chống thấm nước thường được ưa
chuộng hơn.

91
● Doanh số bán Giày dép trực tuyến ở Hoa Kỳ dự kiến
sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR là 5.49% từ năm
2023 đến năm 2028. Sự tăng trưởng này mang lại cơ
hội to lớn cho các doanh nghiệp thâm nhập vào thị
trường trực tuyến và mở rộng cơ sở khách hàng.

Hà Lan ● Người Hà Lan thường quan tâm đến chất lượng và sự 2


thoải mái mà sản phẩm mang đến. Đồng thời, Ngày
càng có nhiều người tiêu dùng ở Hà Lan quan tâm đến
vấn đề bền vững và môi trường. Do đó, các mẫu giày
sneaker được làm từ vật liệu tái chế và có nguồn gốc
bền vững đang trở nên phổ biến và được ưa chuộng
hơn.
● Năm 2024, doanh thu thị trường Giày dép Hà Lan ước
tính là 3.28 tỷ USD. Thị trường được dự đoán sẽ tăng
trưởng hàng năm 3.2% (CAGR 2024-2028).
● Phân khúc Giày thể thao dự kiến sẽ tạo ra doanh thu
0.7 tỷ USD tại Hà Lan. Thị trường dự kiến sẽ có tốc
độ tăng trưởng hàng năm là 5.59% (CAGR 2024-
2028).
● Doanh số bán Giày dép trực tuyến ở Hà Lan dự kiến
sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR là 2.9% từ năm 2023
đến năm 2028.

7. Độ mở của nền kinh tế

- Độ mở của một quốc gia càng được mở rộng thì khả năng các doanh nghiệp
xâm nhập sẽ dễ dàng hơn và ngược lại nếu độ mở của một quốc gia thu hẹp thì
khả năng của các doanh nghiệp xâm nhập vào sẽ khó khăn hơn.

Trọng số thể hiện mức độ quan trong: 0.36

92
Quốc Giải thích Điểm
gia

Trung - Năm 2020, tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc đạt
Quốc 4646 tỷ USD, tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 2374 tỷ USD. 4
- Năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu Trung Quốc đạt 3553 tỷ
USD, tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 3091 tỷ USD.
- Năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu Trung Quốc 4625 tỷ
USD, trong khi tổng kim ngạch nhập khẩu là 3362 tỷ USD.

=> Từ những giá trị trên về xuất nhập khẩu ta thấy Trung Quốc là
đất nước có độ mở nền kinh tế cao. Việc Tăng trưởng xuất khẩu từ
năm 2020 đến 2022 cho thấy nền kinh tế có sự mở cửa và tăng
trưởng mạnh mẽ trong thương mại quốc tế. Dựa vào tỷ lệ xuất
nhập khẩu ta có thể thấy Trung Quốc có xu hướng xuất siêu tăng,
nhập siêu ít.

Nhật - Năm 2020, Tổng kim ngạch xuất khẩu Nhật Bản đạt 796,34 tỷ
Bản USD, Tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 784,17 tỷ USD 3
- Năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu Nhật Bản đạt 936,41 tỷ
USD, tổng kim ngạch nhập khẩu 910,49 tỷ USD
- Năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu Nhật Bản đạt 1057 tỷ
USD, tổng kim ngạch nhập khẩu Nhật Bản đạt 772,27 tỷ USD.

=> Nhật Bản có sự chênh lệch nhỏ giữa xuất khẩu và nhập khẩu, cho
thấy một nền kinh tế mở và có sự tương tác cao với kinh tế toàn cầu.
Xuất khẩu và nhập khẩu có xu hướng giảm vào năm 2020 rồi tăng trở
lại vào năm 2021, phản ánh ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài.

=> Nhật Bản duy trì được sự cân bằng thương mại và thể hiện khả
năng phục hồi trước các thách thức kinh tế.

Hàn - Năm 2020, tổng kim ngạch xuất khẩu tại Hàn Quốc đạt 597,87
Quốc tỷ USD, tổng kim ngạch nhập khẩu là 537,27 tỷ USD. 3
- Năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu Hàn Quốc đạt 761,24 tỷ
USD, tổng kim ngạch nhập khẩu tại nước này là 696,44 tỷ
USD
- Năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu Hàn Quốc là 969,27 tỷ

93
USD, tổng kim ngạch nhập khẩu là 902,76 tỷ USD

=> Hàn Quốc thể hiện sự tăng trưởng mạnh mẽ trong xuất khẩu từ
2020 đến 2022, cho thấy nền kinh tế mở cửa và khả năng cạnh tranh
cao. Sự chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu cũng cho thấy Hàn
Quốc có xu hướng xuất siêu tăng.

Hoa Kỳ - Năm 2020, tổng kim ngạch xuất khẩu Hoa Kỳ đạt 2148 tỷ USD
tăng 6,5% so với năm trước, tổng kim ngạch nhập khẩu 2776 tỷ 4
USD, tăng 3,6% so với năm 2019.

- Năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu tại Hoa Kỳ đạt 2539 tỷ
USD, tổng kim ngạch nhập khẩu tại nước này có phần cao hơn
là 3401 tỷ USD, tăng 625 tỷ USD so với năm trước.

- Năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu Hoa Kỳ đạt 2582 tỷ
USD, tổng kim ngạch nhập khẩu 3752 tỷ USD
=> Nền kinh tế Hoa Kỳ cho thấy sự mở cửa rõ ràng thông qua việc
tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu qua các năm từ 2020
đến 2022. Sự tăng trưởng này phản ánh sự tương tác mạnh mẽ với thị
trường toàn cầu.

=> Hoa Kỳ có xu hướng nhập siêu (tổng kim ngạch nhập khẩu cao
hơn tổng kim ngạch xuất khẩu) từ năm 2001 cho đến nay, ngoại trừ
năm 2019, Hoa Kỳ nhập siêu liên tục, cho thấy nhu cầu tiêu thụ cao
đối với hàng hóa nhập khẩu so với khả năng xuất khẩu hàng hóa của
mình. Sự nhập siêu liên tục của Hoa Kỳ cũng phản ánh vị thế của nó
như một trung tâm tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ toàn cầu.

94
Hà Lan - Năm 2020, tổng kim ngạch xuất khẩu của Hà Lan đạt 485,2 tỷ
USD, tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 465,2 tỷ USD. 3

- Năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu Hà Lan đạt 620,9 tỷ
USD, tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 578,2 tỷ USD.

- Năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu Hà Lan 772,27 tỷ USD,
trong khi tổng kim ngạch nhập khẩu là 641,2 tỷ USD.

=> Hà Lan thể hiện một nền kinh tế cởi mở, với tỷ lệ xuất nhập khẩu
đều tăng đáng kể qua các năm. Hà Lan không chỉ duy trì được cán cân
thương mại tích cực (xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu) qua các năm mà
từ đó còn tăng cường khả năng giao thương với thế giới.

=> Sự tăng trưởng mạnh mẽ trong cả xuất khẩu và nhập khẩu cho thấy
Hà Lan là một trung tâm thương mại quốc tế quan trọng, phản ánh sự
mở cửa và tích cực tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ấn Độ - Năm 2020, tổng kim ngạch xuất khẩu Ấn Độ đạt 281,5 tỷ


USD, Tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 262,4 tỷ USD 2

- Năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu Ấn Độ đạt 447 tỷ USD,
tổng kim ngạch nhập khẩu 232,4 tỷ USD

- Năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu Ấn Độ đạt 495,8 tỷ


USD, tổng kim ngạch nhập khẩu Ấn Độ đạt 478,61 tỷ USD.

=> Ấn Độ ghi nhận mức chênh lệch đáng kể giữa xuất khẩu và nhập
khẩu với kim ngạch xuất khẩu cao hơn nhiều so với nhập khẩu, thể
hiện một nền kinh tế đang mở cửa và mở rộng quy mô xuất khẩu.

=> Sự tăng trưởng mạnh mẽ trong cả xuất khẩu và nhập khẩu chứng
tỏ Ấn Độ đang ngày càng mở cửa nền kinh tế của mình với thế giới,
tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế. Điều này cũng phản
ánh một thị trường tiêu dùng lớn và đa dạng, cũng như nhu cầu cao
đối với hàng hóa và dịch vụ ngoại nhập. Là điều kiện thuận lợi cho
doanh nghiệp Việt Nam muốn xâm nhập vào thị trường này.

95
8. Lạm phát

- Lạm phát là một trong những tiêu chí quan trọng được sử dụng để đánh giá tình
hình kinh tế của một quốc gia vì nó phản ánh sức mua và ổn định giá cả trong
nền kinh tế.

Trọng số thể hiện mức độ quan trong: 0,08

Quốc gia Giải thích Điểm


Hàn Quốc - Năm 2020, Hàn Quốc có tỷ lệ lạm phát vào 4
tháng 1 là cao nhất với 1,2% và thấp nhất là -
0,2% vào tháng 5/2020
- Năm 2021, Hàn Quốc có tỷ lệ lạm phát cao nhất
là 3,8% vào tháng 11, thấp nhất là 0,9% vào
tháng 1/2021.
- Năm 2022, Hàn Quốc có tỷ lệ lạm phát thấp nhất
3,6% vào tháng 1 và 6,3% cao nhất vào tháng
7/2022
=> Hàn Quốc cho thấy một mức độ biến động nhất
định trong lạm phát nhưng không cực đoan, với
mức cao nhất là 6,3% vào năm 2022. Điều này cho
thấy khả năng của Hàn Quốc trong việc quản lý lạm
phát và duy trì sự ổn định kinh tế. Giá cả hàng hóa
có thể biến động tương ứng nhưng không gây ra sự
không ổn định lớn trong nền kinh tế.
=> Cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thể cần
đến các chiến lược linh hoạt để đối phó với sự biến
động giá cả, nhưng nói chung sẽ không đối mặt với
sự biến động giá cả quá lớn.
=> Khả năng điều chỉnh trước các biến động kinh tế
toàn cầu và duy trì sự ổn định giá cả phản ánh sự
linh hoạt và sức mạnh của nền kinh tế Hàn Quốc.
Trung Quốc - Năm 2020, Trung Quốc có tỷ lệ lạm phát cao 3
nhất là 5,4% vào tháng 1, và thấp nhất là -0,5%
vào tháng 11/2020.
- Năm 2021, Trung Quốc tỷ lệ lạm phát cao nhất
vào tháng 11 với mức 2,3%, và thấp nhất là vào
tháng 1 với -0,3%.
- Năm 2022, Trung Quốc tỷ lệ lạm phát cao nhất
vào tháng 9 với mốc 2,8% và thấp nhất là tháng
1, 2 với 0,9%.
=> Trung Quốc cho thấy sự biến động lớn về lạm
phát, với tỷ lệ cao nhất đạt 5.4% vào năm 2020 và
thậm chí ghi nhận tỷ lệ lạm phát âm vào các năm

96
2020 và 2021. Điều này cho thấy nền kinh tế Trung
Quốc đối mặt với các thách thức từ cả hai phía: áp
lực giá cả tăng và giảm.
=> Do biến động lạm phát từ cao đến thấp thậm chí
là xuống âm, giá cả hàng hóa ở Trung Quốc có thể
biến động rõ rệt từ năm này qua năm khác. Trong
những tháng có lạm phát cao, giá cả hàng hóa tăng
có thể làm giảm sức mua của người tiêu dùng.
Trong khi đó, lạm phát âm có thể phản ánh sự giảm
giá của một số hàng hóa do nhu cầu yếu hoặc cung
vượt trội cầu.
Nhật Bản - Năm 2020, Nhật Bản có tỷ lệ lạm phát vào tháng 4
12 là thấp nhất với -1,2% và cao nhất vào tháng
1 với mức 0,7%
- Năm 2021, Nhật Bản có tỷ lệ lạm phát thấp nhất
là vào tháng 4 với tỷ lệ -1,1% và cao nhất là
0,8% vào tháng 12/ 2021.
- Năm 2022, Nhật Bản có tỷ lệ lạm phát cao nhất
là 4% vào tháng 12 và thấp nhất 0,5% vào tháng
1/2022.
=> Nhật Bản có tỷ lệ lạm phát thấp trong suốt ba
năm, thậm chí ghi nhận lạm phát âm, cho thấy sự ổn
định giá cả cao và khả năng của nền kinh tế trong
việc duy trì giá cả.
=> Sự ổn định này tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu
dùng và đầu tư.
Hoa Kỳ - Năm 2021: tỷ lệ lạm phát của Hoa Kỳ là 4,7%, 2
cao nhất vào tháng 12 với 7% và thấp nhất vào
tháng 1 với 1,4%.
- Vào năm 2022, lạm phát của Hoa Kỳ tăng cao so
với năm 2021, cụ thể tăng 3,3%, đạt mức 8%.
Lạm phát thấp nhất vào tháng 12 với 6,5% và
cao nhất vào tháng 12 với 9,1%.
- Đến năm 2023 thì con số này đã giảm còn 4,1%,
lạm phát đạt mức thấp nhất vào tháng 6 với 3%
và cao nhất vào tháng 1 với 6,4%.
- Theo IMF, tỷ lệ lạm phát của Hoa Kỳ sẽ giảm
dần và giảm còn 2,1% vào năm 2028.
=> Hoa kỳ có mức độ biến động lạm phát cao, không
ổn định, dẫn đến các doanh nghiệp khó có thể dự
đoán giá cả thị trường và sức mua của người tiêu
dùng, gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Lạm
phát tăng cao có thể khiến sức mua của người tiêu
dùng giảm, làm doanh nghiệp giảm doanh thu và

97
giảm đầu tư vào thị trường Hoa Kỳ. Tuy nhiên nền
kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi, thị trường Hoa
Kỳ sẽ sớm ổn định giá cả trở lại, kích thích tiêu
dùng, thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
Hà Lan - Năm 2021, tỷ lệ lạm phát của Hà Lan đạt 2,8%, 2
thấp nhất vào tháng 7 với 1,4% và cao nhất vào
tháng 12 với 6,4%.
- Đến năm 2022 thì tỷ lệ lạm phát tăng gấp 3,8 lần
so với năm trước đó, đạt mức cao với 11,6%,
thấp nhất là 7,3% vào tháng 2 và cao nhất là
17,1% vào tháng 9.
- Con số này giảm còn 4% vào năm 2023, thấp
nhất vào tháng 10 với -1% và cao nhất vào tháng
2 với 8,9%
- Theo dự đoán của IMF, tỷ lệ lạm phát của Hà
Lan sẽ giảm dần và đạt 2% vào năm 2026 và duy
trì ổn định đến năm 2028.
=> Lạm phát của Hà Lan biến động lớn qua các năm
và đang có xu hướng giảm dần. Riêng năm 2022 đạt
mức cao kỷ lục do chiến tranh Ukraine - Nga làm giá
năng lượng, giá thực phẩm tăng cao do gián đoạn
chuỗi cung ứng. Mặt khác ta có thể thấy lạm phát
được giữ ở mức ổn định qua bảng dự báo tỷ lệ lạm
phát của IMF từ 2024 - 2028.
=> Thị trường Hà Lan là thị trường có lạm phát ở
mức thấp, giảm dần, cho thấy nhu cầu tiêu dùng
đang dần tăng trở lại. Mức giả cả và sức mua khách
hàng trong 5 năm nữa doanh nghiệp hoàn toàn có
thể dự đoán trước, từ đó xây dựng cho mình các
chiến lược kinh doanh phù hợp, tránh được các rủi
ro.
Ấn Độ - Năm 2021, lạm phát của Ấn độ đạt mức 5,5%, 3
cao nhất vào tháng 5 với 6,3% và thấp nhất vào
tháng 1 với 4,06%.
- Đến năm 2022, lạm phát tăng 6,7%, thấp nhất
vào tháng 12 với 5,72% và cao nhất vào tháng 4
với 7,74%.
- Con số này giảm còn 5,5% vào năm 2023, thấp
nhất là 4,3% vào tháng 5 và cao nhất là 7,4%
vào tháng 7.
- Theo dự báo của IMF, tốc độ lạm phát của Ấn
Độ sẽ giảm còn 4,6% vào năm 2024 và duy trì
ổn định ở mức 4% - 4,1% từ năm 2025 đến năm
2028.

98
=> Mức độ biến động của Ấn Độ không cao, ổn định
qua các năm trừ năm 2022 do chiến tranh Ukraine -
Nga. Trong 5 năm tiếp theo, tỷ lệ lạm phát giữ ở mức
ổn định, là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp đầu tư,
xuất khẩu vào thị trường này.
Tài liệu tham khảo:
1. https://www.usinflationcalculator.com/inflation/current-inflation-rates/
#:~:text=To%20find%20annual%20inflation%20rates,average%20inflation
%20rate%20was%204.1%25.
2. https://ycharts.com/indicators/netherlands_inflation_rate#:~:text=Netherlands
%20Inflation%20Rate%20is%20at,long%20term%20average%20of
%202.35%25.
3. https://tradingeconomics.com/india/inflation-cpi
4. https://www.imf.org/external/datamapper/PCPIPCH@WEO/WEOWORLD/
NLD/USA/IND
9. Hỗ trợ từ chính phủ các nước nhập khẩu
- Tạo môi trường xuất khẩu thông thoáng cho các doanh nghiệp thâm nhập vào
thị trường, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp so với các
doanh nghiệp tại nước nhập khẩu.

Trọng số thể hiện mức độ quan trong: 0.45

Quốc gia Giải thích Điểm

Trung - Trung Quốc đã có thỏa thuận hợp tác song phương với Việt 4
Quốc Nam, cũng như các hiệp định đa phương như Hiệp định Thương
mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA), Hiệp định Đối tác
toàn diện khu vực (RCEP); giai đoạn tới, Trung Quốc cũng đang
đẩy mạnh việc tham gia vào Hiệp định Đối tác Toàn diện và
xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)… Hai nước cũng đã thiết lập
đối tác hợp tác chiến lược toàn diện từ năm 2008.
- Gần đây nhất, cuối tháng 11/2023, Bộ Công Thương Việt Nam
và Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc phối hợp với Ủy ban
Xúc tiến Thương mại Trung Quốc (CCPIT) tổ chức “Hội nghị
xúc tiến thương mại và giao thương Việt Nam-Trung Quốc”
nhằm tăng cường thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư
giữa hai nước.
- Trung Quốc cũng hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia các
hội chợ triển lãm quốc tế tại Trung Quốc, giúp doanh nghiệp

99
quảng bá sản phẩm và tìm kiếm khách hàng.
- Ngoài ra, Trung Quốc còn hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam phát
triển thương hiệu tại Trung Quốc, giúp doanh nghiệp nâng cao
sức cạnh tranh trên thị trường.

Hàn Quốc - Hàn Quốc và Việt Nam đã ký kết Hiệp định Thương mại tự do 3
Việt Nam - Hàn Quốc (FTA) năm 2015. Năm 2022, hai nước
thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.
- Quỹ Hợp tác Phát triển Kinh tế Hàn Quốc (EDCF) cung cấp các
khoản vay ưu đãi cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng và các
dự án khác thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam.
- Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Hàn Quốc (KOTRA)
hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tham gia các hội chợ triển
lãm quốc tế tại Hàn Quốc, tổ chức các hội thảo và sự kiện kết
nối doanh nghiệp, cung cấp thông tin thị trường Hàn Quốc, mở
ra cơ hội giao thương giữa các doanh nghiệp hai nước.

Nhật Bản - Nhật Bản là đối tác đã ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do 4
(FTA) song phương và đa phương nhất với Việt Nam như: Hiệp
định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP),
Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA), Hiệp
định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
(CPTPP), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).
Quan hệ thương mại song phương Việt Nam – Nhật Bản đã và
đang được hỗ trợ rất tích cực thông qua đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) và vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của
Nhật Bản tại Việt Nam. Trong nhiều năm qua, Nhật Bản liên tục
là đối tác đầu tư và viện trợ ODA hàng đầu tại Việt Nam.
(VnEconomy)
- Nhật Bản đã chia sẻ công nghệ và kỹ thuật tiên tiến với Việt
Nam trong nhiều năm. Việc này đã giúp Việt Nam nâng cao
năng lực sản xuất và cải thiện chất lượng sản phẩm. (Bộ Công
Thương)
- Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO): hỗ trợ các
doanh nghiệp Việt Nam tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế
tại Nhật Bản, tổ chức các hội thảo và sự kiện kết nối doanh
nghiệp, cung cấp thông tin thị trường Nhật Bản. (Báo ảnh VN)

Hoa Kỳ - Việt Nam và Hoa Kỳ nâng cấp mối quan hệ thành Đối tác Chiến 3
lược toàn diện vào năm 2023, đã ký 17 hiệp định song phương
và đa phương, có thể kể đến như hiệp định Thương mại song

100
phương (BTA), hiệp định hỗ trợ lẫn nhau trong lĩnh vực Hải
quan,…
- Chính phủ Hoa Kỳ khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam
mở rộng đầu tư sản xuất tại Hoa Kỳ vào rất nhiều lĩnh vực,
ngành nghề khác nhau, từ hàng tiêu dùng, dệt may, năng lượng,
dược sinh học, ô tô, máy móc thiết bị, du lịch khách sạn,…
- Tuy nhiên, Hoa Kỳ là quốc gia có rất nhiều các hàng rào phi
thuế quan cản trở các doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường
này.
Hà Lan - Việt Nam - Hà Lan 50 năm qua như việc hai nước đã trở thành 2
đối tác ưu tiên, quan trọng của nhau tại khu vực thông qua việc
thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện năm 2019, hiệp định EVFTA
và Hà Lan luôn là một trong những đối tác thương mại hàng đầu
của Việt Nam, trong EU.
- Hai nước cũng hợp tác chặt chẽ trong nhiều lĩnh vực như:
thương mại - đầu tư, logistics, thích ứng với biến đổi khí hậu,
quản lý nước và nông nghiệp bền vững, phòng chống COVID
… (chuyên về công nghệ cao và năng lượng xanh)
- Cơ quan Hỗ trợ Doanh nghiệp Hà Lan (EVO): Cung cấp thông
tin và hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhập khẩu về các quy định
và thủ tục nhập khẩu vào Hà Lan; hỗ trợ các doanh nghiệp tìm
kiếm nhà cung cấp và đối tác kinh doanh tại Hà Lan, Cung cấp
tài trợ cho các dự án phát triển thị trường tại Hà Lan.
Ấn Độ - Việt Nam và Ấn Độ đã ký kết nhiều hiệp định như: Hiệp định 3
tránh đánh thuế hai lần, Hiệp định Thương mại và Hợp tác Kinh
tế giữa Việt Nam và Ấn Độ, Hiệp định khung giữa ASEAN-Ấn
Độ về Hợp tác Kinh tế Toàn diện
- Theo Chính sách Ngoại Thương 2023, Ấn Độ tạo điều kiện
thuận lợi cho sản xuất trong nước để thúc đẩy xuất khẩu, đây là
cơ hội tốt cho doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu các
nhóm hàng nông thủy sản nguyên liệu, máy móc, vật tư… phục
vụ sản xuất sang thị trường này.
- Những năm gần đây, Việt Nam và Ấn Độ đều chú trọng kết nối
để tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương, đi lại giữa hai nước:
các hãng hàng không giữa hai nước mở nhiều đường bay trực
tiếp từ Việt Nam đến Ấn Độ; mở tuyến đường biển kết nối khu
vực miền Trung Việt Nam với Kolkata Ấn Độ (và dự kiến kết
nối với Bangladet)... mở ra cơ hội hợp tác kinh doanh lớn cho
các doanh nghiệp giữa hai nước.

Tài liệu tham khảo:


1. https://www.vietnamplus.vn/ho-tro-doanh-nghiep-viet-nam-khai-thac-
hieu-qua-thi-truong-hoa-ky-post919227.vnp

101
2. https://dangcongsan.vn/thoi-su/50-nam-quan-he-viet-nam-ha-lan-thanh-
tuu-va-trien-vong-655528.html
3. https://dangcongsan.vn/kinh-te-va-hoi-nhap/chinh-sach-ngoai-thuong-
moi-cua-an-do-va-co-hoi-cho-xuat-khau-cua-viet-nam-638918.html
4. http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/quoc-te/item/4954-hop-tac-
phat-trien-kinh-te-viet-nam-an-do.html

10. Giá giày tại thị trường nhập khẩu


- Giá bán sản phẩm là yếu tố sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh
nghiệp xuất khẩu, Vì thế,giá giày dép tại thị trường nhập khẩu ảnh hưởng đến
quyết định xuất khẩu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần so sánh giá bán dự
kiến với chi phí sản xuất và chi phí xuất khẩu để đánh giá tiềm năng lợi nhuận
của thị trường.

Quốc gia Biểu đồ Số liệu


Trung Quốc Trung Quốc: Theo Statista, trung bình một đôi 67,22 USD
giày sneaker sẽ có giá trị khoảng 67,22 USD xấp
xỉ với Hàn Quốc. Phân khúc sneaker tại thị
trường này vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng trong các
năm tới.

Nhật Bản Nhật Bản: Năm 2023, giá trị trung bình một đôi 58,48 USD
giày sneaker tại thị trường Nhật Bản đạt khoảng
58,48 USD - đứng thứ 5 trong tổng 6 thị trường
đã được chọn.

Hàn Quốc Hàn Quốc: Theo Statista công bố, vào năm 2023 67,91 USD
giá trị trung bình 1 đôi giày sneaker tại quốc gia
này sẽ có giá trị khoảng 67,91 USD. Theo dự
đoán, trong vòng 5 năm tới giá trị của một sản
phẩm sneaker tại thị trường này vẫn sẽ tiếp tục
tăng dần qua các năm.

Hoa Kỳ Hoa Kỳ: Theo Statista công bố, giá trị trung bình 59,33 USD
một đôi giày tại thị trường Hoa Kỳ sẽ rơi vào
khoảng 59,33 USD. Mức giá này tưởng đối bình
ổn so với cá quốc đã được chọn lọc trên.

Hà Lan Hà Lan: Mặc dù Hà Lan là quốc gia có dân số 83,71 USD


thấp nhất trong tổng các quốc gia được chọn tuy
nhiên trung bình 1 sản phẩm sneaker tại đây lại

102
khoảng 83,71 USD. Điều này cho thấy được các
sản phẩm giày ở thị trường này nói chung và
phân khúc sneaker nói riêng có trị giá đơn vị
cao. Đồng thời tốc độ tăng trưởng của phân khúc
này cũng sẽ tăng trưởng nhanh chóng trong các
năm sắp tới.

Ấn Độ Ấn Độ: Là một thị trường rộng lớn tuy nhiên so 44,08 USD
với 5 thị trường trên đã được chọn lựa ra thì Ấn
Độ là quốc gia có giá trị trung bình một đôi giày
thấp nhất với 44,08 USD.

Trọng số thể hiện mức độ quan trọng: 0.27

Quốc gia Điểm


Trung Quốc 3
Nhật Bản 2
Hàn Quốc 3
Hoa Kỳ 2
Hà Lan 4
Ấn Độ 1

V. Bảng EFE
Phân tích và đánh giá yếu tố bên ngoài của 4 thị trường tiềm năng (EFE)

Trung Hàn Nhật


Trọng số Quốc Thái Lan
Quốc Bản
thể hiện
ST Tổn Tổn Tổn Tổn
Các chỉ tiêu mức độ
T Điể g Điể g Điể g Điể g
quan
trọng m điể m điể m điể m điể
m m m m
Đối thủ cạnh
1 0,08 2 0,16 1 0,08 2 0,16 4 0,32
tranh

103
Sản phẩm thay
2 0,05 4 0,22 4 0,22 3 0,16 2 0,11
thế
3 Văn hóa 0,11 4 0,43 3 0,32 3 0,32 4 0,43

4 Nhân khẩu học 0,08 4 0,32 3 0,24 2 0,16 3 0,24

5 Nhu cầu NTD 0,11 4 0,43 3 0,32 3 0,32 2 0,22

6 Thu nhập 0,11 4 0,43 3 0,32 4 0,43 2 0,22


Độ mở nền kinh
7 0,11 4 0,43 4 0,43 3 0,32 2 0,22
tế
8 Lạm phát 0,08 2 0,16 3 0,24 3 0,24 3 0,24
Hỗ trợ từ chính
9 phủ các nước 0,14 4 0,54 4 0,54 4 0,54 2 0,27
nhập khẩu
10 Chính trị 0,14 3 0,41 4 0,54 4 0,54 2 0,27

TỔNG CỘNG 1,00 3,54 3,27 3,22 2,54

Kết luận:
Như vậy mức độ phản ứng của Trung Quốc đối với sản phẩm giày Ananas là cao nhất,
với tổng điểm là 3,54. Doanh nghiệp có thể tìm hiểu thị trường và xuất khẩu sản phẩm
của mình vào Trung Quốc trong tương lai.
Đứng thứ 2 là Nhật Bản, với tổng điểm là 3,30, đây là thị trường có thể xem xét đầu tư
nếu muốn mở rộng thêm thị trường.

104
LINK NGUỒN PHẦN I
https://giffan.vn/blogs/thuong-hieu-ananas/tiet-lo-ve-ananas-thuong-hieu-giay-
viet#:~:text=Ananas%20l%C3%A0%20gi%C3%A0y%20nam%20n%E1%BB
%AF,v%E1%BA%ADy%20m%C3%A0%20%E1%BB%95n
%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20h%C6%A1n.

https://www.studocu.com/vn/document/truong-cao-dang-vien-dong/ho-thi-huong/
ananas-nhom-4-ewqe/43839358

https://sneakerdaily.vn/ananas-la-gi-gioi-thieu-ve-ananas/

https://www.studocu.com/vn/document/van-lang-university/kinh-te-vi-mo/cong-ty-
ananas-khong-co-gi/43324749

https://www.studocu.com/vn/y/43324749?sid=01708666671

LINK NGUỒN PHẦN 2:


https://maneki.marketing/ananas-marketing-strategy/?
ssp=1&darkschemeovr=1&setlang=en&cc=VN&safesearch=moderate

https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-quoc-te-dai-hoc-quoc-gia-
thanh-pho-ho-chi-minh/service-marketing/group-14-ananas-assignment/50272354?
ssp=1&darkschemeovr=1&setlang=en&cc=VN&safesearch=moderate

https://www.studocu.com/vn/document/international-university-vnu-hcm/principle-
of-marketing/ananas-pdf-assignment/38639793?
ssp=1&darkschemeovr=1&setlang=en&cc=VN&safesearch=moderate

LINK NGUỒN VỀ CHÂU LỤC:

LINK NGUỒN CHÂU Á


1. Doanh thu ngành hàng giày dép tại Trung Quốc:
https://www.statista.com/outlook/cmo/footwear/china
2. Xuất khẩu của Trung Quốc về ngành hàng giày dép:
https://baochinhphu.vn/day-manh-xuat-khau-sang-thi-truong-trung-quoc-
khong-con-de-tinh-10223120716010002.htm
3. Doanh thu giày tại
Sigapore: .https://www.statista.com/outlook/cmo/footwear/singapore

105
4. Báo cáo về ngành hàng giày dép tại Malaysia:
https://www.6wresearch.com/industry-report/malaysia-sports-shoes-market-
2020-2026
5. Ấn Độ: https://cand.com.vn/Chuyen-de/kinh-te-an-do-bung-no-va-thach-
thuc-i718180/#:~:text=IMF%20c%C5%A9ng%20d%E1%BB
%B1%20%C4%91o%C3%A1n%20%E1%BA%A4n,Nh%E1%BA%ADt
%20B%E1%BA%A3n%3A%204.570%20t%E1%BB%B7%20USD.

LINK NGUỒN CHÂU ÂU

1. https://data.worldbank.org
2. https://www.euronews.com/2024/02/21/protests-erupt-in-albania-against-alleged-
government-corruption
3. https://hanoimoi.vn/cang-thang-kosovo-serbia-gia-tang-643559.html
4. https://www.transparency.org/en/cpi/2023
5. https://vietnamnet.vn/transnistria-cuoc-song-tham-lang-o-quoc-gia-khong-ton-
tai-tren-ban-do-the-gioi-2175264.html
6. https://www.statista.com/outlook/emo/fashion/footwear/luxembourg#revenue
7. https://www.monacostatistics.mc
8. https://www.regierung.li/en/
9. https://www.mordorintelligence.com/vi/industry-reports/footwear-market

LINK NGUỒN CHÂU ĐẠI DƯƠNG


1. https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_Oceanian_countries_by_GDP
2. https://danviet.com.au/su-gan-ket-xa-hoi
3. https://www.statista.com/outlook/cmo/footwear/australia-oceania-o-uc-suy-
giam-trong-boi-canh-ap-luc-chinh-tri-va-kinh-te
4. https://www.guampedia.com/people-of-pacific-cultures/peophttps://
crisis24.garda.com/insights-intelligence/intelligence/country-reports/papua-
new-guineale-of-micronesia/
5. https://www.worldometers.info/population/countries-in-oceania-by-
population/
CHÂU MỸ:
Footwear Market Size, Share & Trends to 2027 (technavio.com)
The Footwear Market to grow by $ 42.06 bn during 2020-2024 | Industry Analysis,
Market Trends, Opportunities, and Forecast | Technavio | Business Wire

106
https://moit.gov.vn/tin-tuc/phat-trien-cong-nghiep/giai-bai-toan-nguyen-phu-lieu-giay-
dep-cua-viet-nam-ron-rang-sang-my.html
https://moit.gov.vn/tin-tuc/phat-trien-cong-nghiep/giai-bai-toan-nguyen-phu-lieu-giay-
dep-cua-viet-nam-ron-rang-sang-my.html
https://vtv.vn/the-gioi/doanh-so-ban-giay-cao-got-tai-my-tang-vuot-troi-
20220826221948352.htm

LINK NGUỒN CHÂU MỸ


2023 Corruption Perceptions Index: Explore the… - Transparency.org
https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.MKTP.CD?locations=JM
https://vi.wikipedia.org/wiki/Cu%E1%BB%99c_kh%E1%BB%A7ng_ho
%E1%BA%A3ng_t%E1%BA%A1i_Venezuela
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_t%E1%BA%BF_Jamaica
https://en.wikipedia.org/wiki/Economy_of_Trinidad_and_Tobago
https://www.worldbank.org/en/country/trinidadandtobago/overview
https://cand.com.vn/Ho-so-Interpol/Trinidad--Tobago---vung-dat-moi-cua-toi-
pham-ma-tuy-i298288/
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%A2u_M%E1%BB%B9
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_t%E1%BA%BF_Honduras
https://nhipcaudautu.vn/the-gioi/17-quoc-gia-co-ty-le-no-cong-cao-nhat-tren-
the-gioi-3304753/
https://solieukinhte.com/barbados/
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%99_C%C3%B4ng_Th
%C6%B0%C6%A1ng_(Vi%E1%BB%87t_Nam)
https://www.studocu.com/vn/document/truong-cao-dang-vien-dong/ho-thi-huong/
ananas-nhom-4-ewqe/43839358
https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Costa_Rica?
cc=VN&darkschemeovr=1&safesearch=moderate&setlang=en&ssp=1
https://solieukinhte.com/costa-rica/

LINK NGUỒN
1. https://nghiencuuquocte.org/2015/06/27/hiep-uoc-nam-cuc/
2. https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%A2u_Nam_C%E1%BB%B1c

ĐÔNG BẮC Á: Nguồn: Vnexpress.net (Người Nhật tụt hạng về độ thông thạo tiếng
Anh - VnExpress- (ajunews.com)- Trung Quốc tụt 20 bậc về độ thông thạo tiếng

107
Anh - VnExpress).
EU: Dân số Châu Âu mới nhất (2024) - cập nhật hằng ngày - DanSo.Org
https://data.worldbank.org/indicator/NV.IND.MANF.CD?locations=EU
https://www.mordorintelligence.com/vi/industry-reports/footwear-market
Châu Đại Dương: https://www.statista.com/outlook/cmo/footwear/australia#revenue
Bắc Mỹ: Dân số Bắc Mỹ mới nhất (2024) - cập nhật hằng ngày - DanSo.Org
https://www.mordorintelligence.com/vi/industry-reports/footwear-market.
https://www.statista.com/forecasts/1321644/footwear-market-revenue-united-states
CHÂU NAM CỰC: https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.PCAP.PP.CD

https://www.macrotrends.net/countries/NAC/north-america/gdp-per-capita?
ssp=1&darkschemeovr=1&setlang=en&cc=VN&safesearch=moderate

https://www.statista.com/outlook/cmo/footwear/north-america?
ssp=1&darkschemeovr=1&setlang=en&cc=VN&safesearch=moderate

LINK PHẦN 4:
Nhu cầu phôi thai và tiềm ẩn: LINK.
Xác định và dự báo tương lai: https://www.mordorintelligence.com/vi/industry-
reports/footwear-market
1. Thái Lan:
https://www.6wresearch.com/industry-report/thailand-sports-footwear-
market-outlook
https://www.statista.com/outlook/cmo/footwear/thailand?currency=usd
https://yomi.com.vn/yomi-gia-nhap-thi-truong-thai-lan-danh-dau-buoc-ngoat-
phat-trien-moi-ct-10229
2. ĐBÁ: Statista, Statista
https://lsvn.vn/dan-so-trung-quoc-giam-nhanh-nam-thu-hai-lien-tiep-
1705809101.html#:~:text=Số%20liệu%20do%20Cục%20Thống,giảm%20này%20là
%20850.000%20người.
https://www.statista.com/outlook/cmo/footwear/china
https://fashionchinaagency.com/footwear-market-in-china-key-statistics-and-trends/
Statista

LINK NGUỒN BẢNG EFE

Bảng thu nhập: Statista

108
Bảng nhân khẩu học: https://danso.org/nhat-ban/

https://vneconomy.vn/trung-quoc-tien-sat-nguong-nuoc-thu-nhap-cao.htm
https://tienphong.vn/dan-so-han-quoc-dang-giam-va-gia-di-qua-nhanh-
post1547799.tpo

Lạm phát: Japan Trade Summary 2020 | WITS | Text (worldbank.org)

Japan | Data (worldbank.org)

Economic Indicators | List By Country (tradingeconomics.com)

China: trade openness in comparison 2022 | Statista

IMF Country Information

Japan (JPN) Exports, Imports, and Trade Partners | The Observatory of Economic
Complexity (oec.world)

Văn hóa: https://typeset.io/questions/what-is-consumer-behavior-in-thailand-like-


37krwyy34y
https://www.labbrand.com/insights/article/more-than-just-smiles-cultural-behaviors-
behind-key-market-trends-in-thailand.html

https://kilala.vn/emagazine/nguoi-nhat-thoi-trang-nhanh-va-phat-trien-ben-
vung.html
https://goglobal.moit.gov.vn/vi/dac-diem-tieu-dung-va-cach-tiep-can-cac-nhom-
khach-hang-muc-tieu-tai-nhat-ban.html
https://trungtamwto.vn/thi-truong-rcep/25496-dac-diem-tieu-dung-cua-han-quoc

109

You might also like