You are on page 1of 2

BÀI TẬP LÀM THÊM - 1 - 2023

Câu 1:
1.1. Trong phân tử MX2 có tổng số hạt p, n, e bằng 164 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không
mang điện là 52 hạt. Số khối của nguyên tử M lớn hơn số khối của nguyên tử X là 5. Tổng số hạt p, n, e trong
một nguyên tử M lớn hơn trong một nguyên tử X là 8 hạt. Xác định nguyên tố M và X. Viết cấu hình electron
của M, X và cho biết bộ 4 số lượng tử ứng với electron cuối cùng trong nguyên tử M, X.
1.2. Giả sử đồng vị phóng xạ 92
238
U phóng ra các hạt α, β với chu kì bán hủy là 5.109 năm tạo thành 82
206
Pb .
a. Có bao nhiêu hạt α, β tạo thành từ 1 hạt 238
92 U?
b. Một mẫu đá chứa 47,6 mg 238
92 U và 30,9 mg 206
82 Pb . Tính tuổi của mẫu đá đó.
1.3. Từ các dữ kiện:
Chất O2 (k) Cl2 (k) HCl (k) H2O (k)
0
S298 (J.mol-1K -1 ) 205,03 222,9 186,7 188,7
ΔH 0298 (kJ.mol-1 ) 0 0 -92,31 -241,83
a. Tính hằng số cân bằng của phản ứng ở 298K:
4HCl (k) + O2 (k) 2Cl2 (k) + 2H2O (k)
b. Giả thiết rằng ∆H và ∆S của phản ứng không phụ thuộc vào nhiệt độ, tính hằng số cân bằng của phản
ứng ở 698K. Biết: hằng số khí R = 8,3145 J.K-1.mol-1; ∆G = -RTlnK = ∆H - T∆S
1.4. Viết công thức VSEPR của các hợp chất sau: CH4; BeCl2; PCl5,CO2. Cho biết trạng thái lai hóa của nguyên
tử trung tâm trong các phân tử trên.
Câu 2:
2.1. Photgen là một chất khí độc được điều chế theo phản ứng: CO(k) + Cl2(k) COCl2(k)
Số liệu thực nghiệm tại 200C về động học phản ứng này như sau:
Thí nghiệm [CO]ban đầu [Cl2]ban đầu (mol/lít) Tốc độ ban đầu (mol/lít.s)
(mol/lít)
1 1,00 0,10 1,31.10-29
2 0,10 0,10 1,32.10-30
3 0,10 1,00 1,31.10-29
4 0,10 0,01 1,32.10-31
a. Hãy viết biểu thức tốc độ phản ứng.
b. Nếu [CO] ban đầu là 1,00 mol/lít và [Cl2] ban đầu 0,10 mol/lít, thì sau thời gian bao lâu [Cl2] còn lại 0,08
mol/lít.
2.2. Bằng kiến thức về hoá học, em hãy giải thích câu tục ngữ:
“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”
2.3. Lập cân bằng các phản ứng sau bằng phương pháp thăng bằng electron.
a. Mg + HNO3  Mg(NO3)2 + NH4NO3 + H2O
b. FexOy + H2SO4 đ   Fe2(SO4)3 +SO2 + H2O
o
t

c. Al + HNO3  Al(NO3)3 + NO + N2O + H2O


(Biết tỉ khối của hỗn hợp khí NO và N2O so với hiđro bằng 16,75).

Câu 3:
3.1. a. Tính nồng độ H+ và giá trị pH của dung dịch X tạo thành khi cho 0,82g CH3COONa vào 1,0 lít dung
dịch CH3COOH 0,1M.
b. Phải thêm vào bao nhiêu gam NaOH rắn vào dung dịch X để thu được dung dịch Y có giá trị pH =4,76.
Biết Ka(CH3COOH) = 10-4,76
Giả sử thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể khi cho thêm chất rắn.
3.2. Ion Fe3+(dd) là axit, phản ứng với nước theo cân bằng
Fe3 (dd)  H 2O Fe(OH ) 2  H 3O  , K a  10 2,2
Xác định pH của dung dịch FeCl3 103 M .
Câu 4:
4.1. Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon A, rồi hấp thụ hết sản phẩm cháy vào bình đựng Ca(OH)2. Sau thí
nghiệm thấy khối lượng bình nước vôi tăng 26,24 gam. Lọc thu được 20 gam kết tủa. Đun nước lọc một thời gian
thu được 10 gam kết tủa nữa.
a. Tìm công thức phân tử của A.
b. Khi cho A phản ứng với Cl2 ở 3000C thu được 4 sản phẩm dẫn xuất monoclorua của A
4.2. Các hiđrocacbon X, Y, Z, T (MX < MY < MZ < MT) đều có 7,6923% khối lượng hiđro trong phân tử. Tỉ khối
hơi của T so với không khí nhỏ hơn 4,0. Các chất trên thỏa mãn:
-1 mol chất T tác dụng tối đa 1 mol Br2 trong dung môi CCl4.
-Từ chất X, để điều chế chất Y hoặc chất Z chỉ cần một phản ứng.
- Z không làm mất màu dung dịch brom.
a. Xác định công thức cấu tạo, gọi tên các chất X, Y, Z, T.
b. Từ chất X, các chất vô cơ và điều kiện khác xem như có đủ, viết các phương trình điều chế chất Z và T.
Câu 5:
5. 1. Nêu hiện tượng và viết phương trình hoá học xảy ra trong các trường hợp sau:
a) Cho đồng kim loại vào dung dịch hỗn hợp NaNO3 và H2SO4 loãng.
b) Sục khí NH3 đến dư vào dung dịch MgCl2.
c) Cho (NH4)2CO3 vào dung dịch Ba(OH)2 .
d) Hai lọ hóa chất mở nắp để cạnh nhau: một lọ đựng dung dịch NH3 đậm đặc, một lọ đựng dung dịch HCl đặc.

5.2. Dung dịch A chứa Na2CO3 0,1M và NaHCO3 0,1M; dung dịch B chứa KHCO3 0,1M
a) Tính thể tích khí CO2 (đktc) thoát ra khi cho từ từ từng giọt đến hết 150 ml dung dịch HCl 0,1M vào 100 ml
dung dịch A.
b) Xác định số mol các chất có trong dung dịch thu được khi thêm 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào 150 ml
dung dịch B.
Câu 6:
1. Cho 200 ml dung dịch X chứa H2SO4 0,05M và HCl 0,1M tác dụng với 300 ml dung dịch Y chứa Ba(OH)2 a
M và KOH 0,05M, thu được m gam kết tủa và 500 ml dung dịch Z có pH = 12. Tính giá trị của m và a.
2. Hỗn hợp A gồm Mg, Al, Zn. Hòa tan hoàn toàn 7,5 gam A trong dung dịch HNO3, sau khi phản ứng kết thúc
thu được dung dịch B và 1,12 lít hỗn hợp khí NO và N2O có số mol bằng nhau. Cô cạn dung dịch B thu được
31,75 gam muối.
Tính thể tích dung dịch HNO3 0,5 M tối thiểu để hòa tan hoàn toàn A.
Câu 7: Chia 2,24 lít (đktc) hỗn hợp X gồm hai anken phân tử khác nhau 2 nhóm CH2 thành hai phần bằng nhau.
Phần 1: Đốt cháy hoàn toàn rồi cho sản phẩm cháy qua dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 12,5 gam kết tủa.
Phần 2: Cho tác dụng hoàn toàn với nước có xúc tác thu được hỗn hợp chỉ gồm 2 ancol. Đun nóng hỗn hợp
2 ancol với H2SO4 đặc ở 1400C một thời gian, thu được 1,63 gam hỗn hợp 3 ete. Hoá hơi lượng ete thu được
0,4256 lít (đktc).
a) Xác định công thức cấu tạo của hai anken và tính phần trăm theo thể tích mỗi chất trong X.
b) Xác định hiệu suất tạo ete của mỗi ancol.

You might also like