You are on page 1of 33

BSNT Nguyễn Thị Thu Thúy

I. DỤNG CỤ

II. CHỈ KHÂU

III. NGUYÊN TẮC RẠCH DA

IV. NGUYÊN TẮC KHÂU DA

V. MỘT SỐ KỸ THUẬT KHÂU


CẤU TRÚC DA
 Gồm 3 lớp:

- Thượng bì: 5 lớp tế bào, lớp


đáy sinh sản, nuôi dưỡng bởi
bạch mạch
- Trung bì (lớp da thực sự): gồm
các sợi của tổ chức liên kết,
chất cơ bản trung gian tế bào
và các tế bào tạo nên độ chun
giãn của da
- Hạ bì: là mô mỡ lỏng lẻo.
Ranh giới giữa trung bì và hạ
bì là đám rối mạch
DỤNG CỤ

 Dao mổ:

 Mổ nhỏ và mổ sâu: dao lưỡi nhọn

 Rạch da: dao lưỡi tròn bầu hơn

 Nguyên tắc: cắt bằng mũi dao, không bao giờ cắt
bằng bụng dao
DỤNG CỤ
 Kẹp phẫu tích:

• Kẹp không mấu: dùng để nâng,


kẹp tổ chức tránh gây tổn thương
mạch máu và thần kinh

• Kẹp có mấu: dùng để kẹp, nâng


da, cân và cơ (dùng kẹp không
mấu sẽ gây bầm dập da và niêm
mạc)
DỤNG CỤ
• Móc: một số tác giả khuyên dùng thay kẹp khi khâu da
(ít gây sang chấn cho da hơn so với kẹp)

• Kéo: cắt bằng cách kẹp nát tổ chức  chỉ dùng khi
không dùng được dao, khi cắt da không nên dùng kéo
• Kìm cầm máu: kìm đầu nhọn, thanh và không có mấu
(kìm Moskit), hay kẹp cầm máu kelly
CÁC LOẠI CHỈ
 Phân loại dựa vào các đặc điểm khác nhau:

• Tiêu – Không tiêu


• Đơn sợi – Đa sợi (gây
phản ứng mô, sẹo và
nguy cơ NK lớn hơn
khi khâu da, nhưng dễ
thắt hơn)
• Tổng hợp – Sinh học
(silk hoặc collagen, gây
nhiều phản ứng mô
hơn)
CÁC LOẠI CHỈ

• Kích thước chỉ:


CÁC LOẠI CHỈ
• Hình dạng kim:

 Thẳng
 1/4 đường tròn
 3/8 đường tròn: thường
dùng cho vi phẫu và
đóng da
 1/2 đường tròn
 5/8 đường tròn: thường
dùng cho những vùng
hẹp như khung chậu và
trực tràng)
CÁC LOẠI CHỈ
• Chỉ đơn sợi, tiêu:

 Monosyn (glyconate) mất 50% sức bền sau 2


tuần, tiêu hoàn toàn sau 60-90 ngày  thường
dùng trong PT tiêu hóa, tiết niệu
 PDS (polydioxanone) mất 50% sức bền sau 4 tuần,
tiêu hoàn toàn trong 210 ngày  duy trì sức bền
trong thời gian dài, nên dùng cho những vùng có
xu hướng tạo sẹo căng (như vùng lưng)
CÁC LOẠI CHỈ
• Chỉ đa sợi, tiêu:

 VICRYL (polyglactin 910) còn 75% sức bền sau


2 tuần, tiêu hoàn toàn trong 70 ngày  khâu VT
nhanh liền, đóng khoảng chết ở lớp dưới da, và
thắt (mạch máu, ống tuyến)
 VICRYL Rapide tiêu nhanh hơn VICRYL  dùng
khi chỉ cần hỗ trợ VT trong thời gian ngắn (7-10
ngày): ở trẻ em, hoặc vùng đầu mặt
CÁC LOẠI CHỈ
• Chỉ đơn sợi không tiêu:

 DAFILON, NYLON: Dafilon xanh


hoặc không nhuộm (polyamide
polymers 6/6.6) dùng cho khâu da,
Dafilon đen (polyamide 6.6) dùng
cho vi phẫu và nhãn khoa

 PROLENE (polypropylene): dùng


cho khâu cân, mạch máu, thần
kinh và PT nhãn khoa
CÁC LOẠI CHỈ

• Chỉ đa sợi không tiêu:

 Perma-Hand (silk) tiêu rất chậm  dùng cho


thắt mạch máu
 ETHIBOND (extra polyester fiber)  dùng cho
phẫu thuật thay van tim
CÁC LOẠI CHỈ

• Chỉ thép (thép không rỉ 316L):

 Đơn sợi hoặc đa sợi


 Dùng cho đóng VT thành
bụng, điều trị thoát vị, cố
định xương ức sau PT mở
ngực, và chấn thương chỉnh
hình (buộc vòng xương
bánh chè, sửa chữa gân),
tạo hình vành tai
KỸ THUẬT RẠCH DA
• Chọn đường rạch da trùng với nếp nhăn
da hoặc theo các đường Langer (tạo bởi
sự co cơ, sự chun giãn của các bó sợi
trong da)
• Thao tác chính xác nhẹ nhàng

• Không rạch theo


đường Langer được
 rạch theo đường
cong hoặc chữ S
(rạch đường thẳng dễ
tạo thành sẹo co kéo)
KỸ THUẬT RẠCH DA
• Tổn thương da được cắt bỏ theo
hình elip, trục dài song song với
đường căng da, và gấp 4 lần trục
ngắn (ngắn hơn  xuất hiện nếp da
thừa ở 2 đầu đường khâu  dùng
móc gilles móc nếp da thừa + cắt
bằng dao theo trục dọc VT rồi khâu
lại, nếp da thừa lệch về 1 bên thì cắt
da theo hình tam giác cân)

• Rạch da hình nêm: được áp dụng ở các


bờ tự do tai, môi, cánh mũi, mí mắt.
NGUYÊN TẮC KHÂU DA

 Cầm máu kỹ trước khi


khâu da (tránh gây toác
vết mổ hoặc nhiễm trùng
do bội nhiễm)
 Khâu từ sâu ra nông,
không để lại khoảng trống
 Khâu các lớp tương ứng
ở 2 mép VT và 2 bên mép
vết mổ bằng nhau
NGUYÊN TẮC KHÂU DA

• Lộn các mép da từ trong


ra ngoài (cho phép kép
vết mổ tối đa, mép da lộn
ra ngoài sẽ dần phẳng lại,
trong khi mép lộn vào
trong có xu hướng giữ
nguyên hình thái gây sẹo
lõm) bằng cách khâu mũi
rời sao cho kim đâm vào
và đâm ra theo hướng
thẳng đứng
NGUYÊN TẮC KHÂU DA

• Tránh căng ở VT: Các mũi


khâu ở hạ bì là chắc nhất
trong đóng VT, giúp hạn chế
giãn sẹo sau khi tháo chỉ.
• Các mũi khâu da chỉ cần áp
các mép da là đủ (thắt quá
chặt gây phù nề sau mổ 
tăng sức căng và gây thiếu
máu cục bộ + để lại vết chỉ
hình chân rết)
NGUYÊN TẮC KHÂU DA
• Giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn và thiếu máu cục
bộ VT bằng cách sử dụng số các mũi khâu rời dưới
da ít nhất

• Thời gian cắt chỉ tùy thuộc vào vùng phẫu thuật và
độ căng của vết mổ (cần cắt chỉ đúng thời điểm để
tránh tạo đường rãnh xuất hiện do sức căng), có
thể lâu hơn nếu chậm liền (như ở BN ĐTĐ):

 Mặt và cổ: ≤5 ngày (mi mắt 3-4 ngày)


 Da đầu, tay: 10 ngày
 Lưng, chân: 10-14 ngày
KỸ THUẬT KHÂU DA
• Khâu da mũi rời

 Ưu điểm: chắc chắn, dịch


dễ thoát, khi khâu có thể
chia và san đều hai mép
khâu, nếu bị tuột chỉ 1 mũi
thì các mũi còn lại đủ để
giữ vết mổ không bị toác
 Nhược điểm: mất thời gian
KỸ THUẬT KHÂU DA
• Khâu vắt:

 Ưu điểm: Khâu nhanh


 Nhược điểm: dễ xe dịch chỉ
khâu, khó thoát dịch, đứt chỉ
tuột toàn bộ

o Khâu vắt đơn giản: các nút chỉ bắt chéo và song song
o Khâu vắt khóa chỉ: các mũi chỉ cài vào nhau  hạn
chế bung rộng vết mổ khi bị đứt nút chỉ
o Khâu vắt đối xứng: khâu liên tục mà các mũi chỉ có
hình chữ U  chắc chắn, nhưng các nút chỉ gây
nghẹt mép da nên nuôi dưỡng vết mổ kém
KỸ THUẬT KHÂU DA
• Khâu trong da: thẩm mỹ nhất và sẹo nhỏ, dùng
được khi vết mổ khô và không căng

 Khâu liên tục theo đường zikzak


 Nút trên da cách vết mổ 1cm,
các mũi chỉ vào và ra phải đối
xứng, nên khâu vuông góc (vừa
chắc vết mổ vừa dễ rút chỉ)
 Không khâu chỉ đa sợi vì khó rút
chỉ, sau 7 ngày có thể rút chỉ,
chỉ tự tiêu thì có thể cắt bỏ 2
đầu sợi chỉ
KỸ THUẬT KHÂU DA
• Khâu da kiểu Blair – Donati (khâu đệm dọc):

 Bên xa xuyên kim cách mép


da 4mm, luồn kim sang bên
đối diện, rồi cắm kim ngược
lại cách mép da 1 mm, thắt
chỉ ở bên xuất phát

 Ưu điểm: lộn mép VT ra


ngoài, thắt miệng vết thương
tốt ( dùng cho những vết
thương quá căng)
KỸ THUẬT KHÂU DA
• Khâu đệm ngang: giúp lộn mép VT ra ngoài,
dùng để khâu những vùng da mềm mại hoặc
chịu sức căng lớn (như khi giữa 2 mép VT có
khoảng cách lớn)

 Ưu điểm: cầm máu tốt, sẹo


lồi ít
 Nhược điểm: nguy cơ thiểu
dưỡng do thắt quá chặt
(ảnh hưởng đến cấp máu
cho vùng da nằm bên
trong mũi khâu), rút chỉ khó
CÁC PHƯƠNG PHÁP
ĐÓNG DA KHÁC

• Ghim phẫu thuật:

 Ưu điểm: đóng vết mổ nhanh, ép 2 mép da vào nhau tốt,


ít gây thoát huyết tương (vì không xuyên thủng da), hay
dùng cho da đầu vì ít gây tổn thương nang tóc và dễ
tháo hơn cắt chỉ
 Nhược điểm: có thể để lại nhiều vết trên da
CÁC PHƯƠNG PHÁP
ĐÓNG DA KHÁC
• Băng dính: dùng để hỗ trợ
các mũi khâu dưới da hoặc
khi vết rách rất ít căng

 Ưu điểm: nhanh, chắc chắn


 Nhược điểm: thường để lại
khoảng trống dưới da  tụ
dịch, nhiễm trùng

• Keo dán (giúp khép miệng những vết mổ không căng):


phết keo lên vùng mổ và giữ chặt 2 mép da trong 2’ 
không phải thay băng, keo tự tiêu sau 5-10 ngày, sẹo nhỏ
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Roãn Tuất, Kỹ thuật rạch da và khâu da,
Bài giảng Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Nhà
xuất bản y học, 2017, 37-45.
2. Handbook of plastic surgery: Steven E. Greer,
Prosper Benhaim, H. Peter Lorenz, James
Chang, Marc H.Hedrick, 37-41.

You might also like