You are on page 1of 12

Báo cáo kết quả thực hành

KỸ NĂNG TƯ DUY PHẢN BIỆN


Họ và tên các thành viên: Mã Tú Cẩm
Lớp/khoa: 20H00102 / Ngoại Ngữ
Mã số lớp học kỹ năng: L00027

1
CTK.BM.03 L00027 CRITICAL THINKING - BÁO CÁO THỰC HÀNH Copyright © TDTU
Nội dung báo cáo

1. Mô tả 3 tình huống
2. Báo cáo phân tích

2
CTK.BM.03 L00027 CRITICAL THINKING - BÁO CÁO THỰC HÀNH Copyright © TDTU
1. Mô tả tình huống
 Tình huống 1: Em và một bạn nam tranh luận về việc đàn ông khi tổn thương hay
căng thẳng, mệt mỏi thì họ có được khóc hay không.
Bạn em cho rằng là không, vì đây là dấu hiệu của sự yếu đuối và có khả năng là
người đồng tính luyến ái.
Em không nghĩ như vậy. Thường thì đàn ông luôn được kì vọng rằng họ là những
người mạnh mẽ, gặp chuyện gì xảy ra dù xấu đến thế nào thì họ vẫn sẽ kìm nén không
rơi nước mắt. Nhưng như vậy là điều không tốt, bởi vì bộc lộ cảm xúc thật mới là một
trong những điều chân thành nhất của con người, và việc khóc là một chuyện rất đỗi
bình thường, nó không chỉ giúp cho việc giải toả cảm xúc, giảm căng thẳng mà còn
giúp cho việc thải độc ra khỏi cơ thể để cơ thể trở nên khoẻ mạnh và tích cực hơn.
Và việc khóc không hề phân biệt giới tính, ai cũng có quyền được khóc, ai cũng có
quyền bộc lộ cảm xúc của riêng mình nên việc xem đàn ông khóc rồi bảo họ là người
đồng tính là một trong những điều sai trái nên sửa chữa trong tư duy con người. 
Kết quả: Bạn em đã thay đổi suy nghĩ và thừa nhận là mình đã sai lầm và quá đỗi lạc
hậu khi nói ra điều như vậy.

3
CTK.BM.03 L00027 CRITICAL THINKING - BÁO CÁO THỰC HÀNH Copyright © TDTU
 Tình huống 2: Em và một bạn nữ tranh luận rằng những người xăm mình thì có
phải đều là giang hồ, hổ báo, xã hội đen ngoài xã hội hay không.
Bạn em cho rằng đúng là vậy, đa phần những người xăm mình thì họ muốn thể hiện ta đây
là nhất, ai mà dám đụng vào những người xã hội đen hổ báo xăm mình như họ. 
Em không cho là như vậy. Theo em thì, việc xăm mình là quyết định của bản thân mỗi
người, xăm mình không thật sự là xấu. Phần lớn người Á Đông đều có định kiến về việc
xăm mình vì những ảnh hưởng từ quá khứ, họ không cần biết người xăm ra sao mà đã gắn
mác rằng họ là người xấu và không nên lại gần hay giao du với họ. Nhưng em nghĩ và nói
với bạn em rằng xăm là một hình thức nghệ thuật, người xăm là những người nghệ sĩ,
và mỗi hình xăm đều chứa đựng, mang những ý nghĩa riêng mà chỉ người xăm mới thật sự
hiểu hoặc những người mở lòng sẵn sàng lắng nghe về câu chuyện của họ. Vì vậy chúng ta
không nên chỉ nhìn qua vẻ bề ngoài, hay hình xăm bên ngoài của họ để đánh giá về con
người họ, bởi chúng không hề quyết định về giá trị của một con người. 
Kết quả: Bạn em đã thay đổi suy nghĩ, thừa nhận rằng lý luận của em có lý và thay đổi
cách nhìn của bản thân với họ, những người xăm mình kia.

4
CTK.BM.03 L00027 CRITICAL THINKING - BÁO CÁO THỰC HÀNH Copyright © TDTU
 Tình huống 3: Em và một bạn nam đã tranh luận rằng phụ nữ sau khi kết hôn không đi làm có phải
là những người ăn bám không.
Bạn em cho rằng là có. Phụ nữ sau khi kết hôn thì chỉ cần ở nhà và lo việc nội trợ, làm việc nhà, trông
con. Chỉ chờ chồng mang tiền về thôi thì họ chính là người ăn bám rồi.
Em thì không nghĩ như vậy. Những người phụ nữ sau khi kết hôn không còn đi làm thì bởi vì họ muốn
tập trung hoàn toàn vào gia đình, và điều đó sẽ dễ dàng và an tâm hơn cho người chồng ra ngoài đi
làm kiếm tiền và cũng là nguồn thu nhập chính của gia đình. Nếu như không có những người vợ vì gia
đình như vậy, thì việc hạnh phúc ấm êm của gia đình sẽ có thể gặp trục trặc. Vậy nên, nội trợ không
chỉ là việc đơn giản, nó cần một trình độ chuyên môn cao như việc quản lí kinh tế của gia đình hay
nuôi dạy con cái nên người. Ngày nay cũng có quá nhiều bài báo viết rằng cha mẹ đều đi làm không
còn ai chăm sóc nuôi dạy trẻ khi về nhà, và đã ảnh hưởng có những chuyện đau lòng như con cái xa
lánh cha mẹ, hay không còn hạnh phúc và thường xuyên cáu bẳn khi được hỏi han. Và ngoài ra thì có
những người vợ sau khi kết hôn thì vẫn tìm và làm những công việc nhẹ nhàng để vẫn có thời gian
chăm sóc gia đình của mình. Hoặc họ có những nguồn thu nhập tự động và an tâm khi ở nhà. Vậy nên
chúng ta không chỉ nên nhìn qua vẻ bề ngoài và nói họ là những người ăn bám.
Kết quả: Bạn em đã lắng nghe và chấp nhận thay đổi suy nghĩ, và nhận ra sự vô lý khi nói lên suy
nghĩ lạc hậu của mình. 

5
CTK.BM.03 L00027 CRITICAL THINKING - BÁO CÁO THỰC HÀNH Copyright © TDTU
2. Kết quả bài phân tích
 (Phân tích 1 bài báo/1 sách giáo khoa theo logic 8 yếu tố tư
duy)

6
CTK.BM.03 L00027 CRITICAL THINKING - BÁO CÁO THỰC HÀNH Copyright © TDTU
Phân tích logic 1 bài báo
1. Mục đích chính của bài báo này là
2. Câu hỏi cốt lõi mà tác giả đề cập là
3. Thông tin quan trọng nhất trong bài báo này là
4. Những suy luận chính trong bài báo này là
5. Những khái niệm then chốt dẫn hướng lập luận của
tác giả trong bài báo này là
6. Những giả định chính nằm bên dưới tư duy của tác
giả là
7. Nếu hướng lập luận này đúng, những hàm ý sẽ là
8. Góc nhìn chính được trình bày trong bài báo này là

7
CTK.BM.03 L00027 CRITICAL THINKING - BÁO CÁO THỰC HÀNH Copyright © TDTU
Phân tích logic 1 bài báo
https://www.qdnd.vn/y-te/tin-tuc/vi-sao-nguoi-tiem-2-mui-vac-xin-van-tu-vong-677148
1. Mục đích chính của bài báo này là: Đưa ra lý do giải đáp cho việc vì sao có người tiêm 2 mũi vác-
xin vẫn tử vong.
2. Câu hỏi cốt lõi mà tác giả đề cập là: Nguyên nhân nào dẫn tới thực trạng rằng có người đã tiêm 2
mũi vác-xin nhưng vẫn có trường hợp tử vong.
3. Thông tin quan trọng nhất trong bài báo này là: hiện nay tình hình dịch vẫn còn diễn biến phức tạp,
khó lường. Trong khi đó, một bộ phận người dân vẫn còn có tâm lý lơ là, chủ quan vì đã được
tiêm vắc xin. Đặc biệt là những ngày qua, tại TP Hồ Chí Minh bắt đầu xuất hiện số trường hợp
người dân đã tiêm 2 mũi vắc xin nhưng vẫn mắc bệnh và tử vong. 100% trong số này là người
trên 65 tuổi và có bệnh nền. Có trường hợp ở nhà tự chăm sóc, đến khi quá nặng mới chuyển viện
song cũng có trường hợp nhập viện sớm vẫn không qua khỏi.
4. Những suy luận chính trong bài báo này là: Tìm ra và đề xuất những giải pháp thích hợp hơn để
phổ biến, tuyên truyền và nâng cao tinh thần phòng chống dịch bệnh sau khi biết được nguyên do
tại sao có người vẫn tử vong dù đã tiêm 2 mũi vac-xin.
5. Những khái niệm then chốt dẫn hướng lập luận của tác giả trong bài báo này là: Theo báo cáo Bộ
Y tế, tính từ ngày 7-11 đến nay, số ca mắc Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh đã tăng hơn 1.000 ca/ngày.
Riêng ngày 10-11 có đến 1.414 ca, cao nhất tính từ ngày 12-10, nâng tổng số ca trong đợt dịch thứ 4
lên 442.630. Cùng với ca nhiễm mới, số ca tử vong vì Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh cũng có xu
hướng tăng nhẹ.
8
CTK.BM.03 L00027 CRITICAL THINKING - BÁO CÁO THỰC HÀNH Copyright © TDTU
Tại buổi tiếp xúc, nhiều cử tri băn khoăn, lo lắng về số ca mắc Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh tăng trở lại,
nhu cầu vắc xin rất lớn, trong khi đó việc sản xuất vắc-xin trong nước vẫn còn rất chậm và rất ít thông
tin. Cử tri mong muốn TP Hồ Chí Minh cũng như cả nước chủ động hơn về nguồn cung ứng vắc xin
chứ không thể trông chờ từ việc mua và nhận viện trợ từ nước ngoài. Đặc biệt là mấy ngày gần đây,
trên địa bàn TP Hồ Chí Minh có nhiều người tiêm đủ 2 liều vắc xin phòng Covid-19 vẫn tử vong...
6. Những giả định chính nằm bên dưới tư duy của tác giả là: Dịch bệnh vẫn đang tăng cao và người dân
đã được tiệm vac-xin đầy đủ, thì tin vẫn có trường hợp tử vong là lỗi nằm ở người đó cho việc xem
thường và không nâng cao ý thức chống dịch mới dẫn đến hiện trạng đau lòng như vậy; Phó chủ tịch
TP Hồ Chí Minh đề nghị người dân tiếp tục tuân thủ 5K, không chủ quan. Các địa phương cần tăng
cường nhắc nhở người dân, tuyên truyền về ý thức giữ gìn sức khỏe cho chính bản thân và cộng
đồng", Phó chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Dương Anh Đức nhấn mạnh.
7. Nếu hướng lập luận này đúng, những hàm ý sẽ là: Dù đã tiêm đủ 2 liều vac-xin thì chúng ta vẫn cần
phải tự bảo vệ bản thân theo cách an toàn và cẩn thận nhất, và đất nước cùng nhau đồng lòng chung
tay chống dịch sẽ đẩy lùi được dịch bệnh.
8. Góc nhìn chính được trình bày trong bài báo này là: Tình hình dịch bệnh phức tạp và lí giải nguyên do
tử vong dù đã tiêm đủ 2 liều vác-xin. Chúng ta hãy cùng nâng cao tinh thần tuyên truyền phòng chống
dịch bệnh để bảo vệ người thân, gia đình và đất nước. 

9
CTK.BM.03 L00027 CRITICAL THINKING - BÁO CÁO THỰC HÀNH Copyright © TDTU
Phân tích logic 1cuốn sách giáo khoa
1. Mục đích chính của sách giáo khoa (SGK) này là
2. (Những) câu hỏi chính là tác giả đề cập trong SGK này là
3. Các loại thông tin quan trọng nhất trong SGK này là
4. Những suy luận (và những kết luận) chính trong SGK này

5. Những khái niệm then chốt ta cần hiểu trong SHK này là
6. Những giả định chính nằm bên dưới tư duy của tác giả là
7a. Nếu ta xem SGK này một cách nghiêm túc, những hàm ý
sẽ là
7b. Nếu ta không xem SGK này một cách nghiêm túc, những
hàm ý sẽ là
8. (Những) Góc nhìn chính được trình bày trong SGK này là
10
CTK.BM.03 L00027 CRITICAL THINKING - BÁO CÁO THỰC HÀNH Copyright © TDTU
SÁCH GIÁO KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 6.
1. Mục đích chính của sách giáo khoa (SGK) này là: cung cấp kiến thức trên các nền tảng khoa
học Vật Lí, Hoá Học, Sinh học. 
2. (Những) câu hỏi chính là tác giả đề cập trong SGK này là: Các khái niệm, sự đa dạng của chất
là gì, như thế nào? Trình bày đặc điểm cơ bản, tính chất của chất.
Tế bào là gì? Sự lớn lên và sinh sản của tế bào như thế nào?...
3. Các loại thông tin quan trọng nhất trong SGK này là: Đem đến kiến thức cho học sinh về nền
tảng khoa học qua các chương như Chất và sự biến đổi của chất; Vật sống; Năng lượng và sự
biến đổi; Trái Đất và bầu trời.
4. Những suy luận (và những kết luận) chính trong SGK này là: Có thể biết, xác định, và trả lời
các câu hỏi liên quan đến các vật thể, sự vật, sự việc trong môi trường xung quanh mà ta đang
sống, giúp cho các em học sinh không ngừng sáng tạo và tìm hiểu trước thế giới tự nhiên rộng
lớn mà các em đang sống. Để các em càng thêm yêu quý và ra sức bảo vệ thiên nhiên, phát
triển thế giới tự nhiên một cách bền vững nhất.

11
CTK.BM.03 L00027 CRITICAL THINKING - BÁO CÁO THỰC HÀNH Copyright © TDTU
5. Những khái niệm then chốt ta cần hiểu trong SHK này là: khái niệm, tính chất, đặc điểm, cấu
tạo, hình dạng, phân loại,...
6. Những giả định chính nằm bên dưới tư duy của tác giả là: Thông qua những gì được học thì sẽ
giúp các em học sinh dễ dàng nhận biết và vận dụng thực hành vào thực tiễn, giúp các em
nhìn nhận và đánh giá sự vật sự việc theo chiều hướng khách quan. 
7a. Nếu ta xem SGK này một cách nghiêm túc, những hàm ý sẽ là: các em học sinh sẽ biết được
bản chất và đặc điểm của những gì được học và ứng dụng vào thực tiễn như thế nào, từ đó có
thể phân tích và giải thích cho các sự vật hiện tưởng xảy ra xung quanh.
7b. Nếu ta không xem SGK này một cách nghiêm túc, những hàm ý sẽ là: các em học sinh sẽ
chỉ biết được thông qua hình ảnh và lời nói nhưng không biết rõ bản chất và đặc điểm của nó
như thế nào, từ đó không thể tư duy phân tích và giải thích tại sao lại là như vậy.
8. (Những) Góc nhìn chính được trình bày trong SGK này là: Góc nhìn tổng quan được nghiên
cứu kỹ càng và chính xác dựa trên cơ sở khoa học, từ đó cung cấp kiến thức cho học sinh một
cách hiệu quả nhất.

12
CTK.BM.03 L00027 CRITICAL THINKING - BÁO CÁO THỰC HÀNH Copyright © TDTU

You might also like