You are on page 1of 31

Bộ môn Ngôn ngữ &VHVN

Môn: Nhập môn VNH

Tuần 7:
PHẦN 3: NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆT

Nhóm 7
I. NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆT
1. Khái quát về ngữ pháp
1.1. Ngữ pháp và ngữ pháp học
a. Ngữ pháp
Là một bộ phận của cấu trúc ngôn ngữ , nó có đơn vị khác với các
đơn vị của từ vựng và ngữ âm.
b. Ngữ pháp học
Là một ngành của ngôn ngữ học nghiên cứu sự hoạt động, hành chức
theo những quy tắc nhất định để biến các đơn vị ngôn ngữ thành các
đơn vị giao tiếp
Ngữ pháp học là khoa học nghiên cứu về ngữ pháp
1.2 Các phân môn của ngữ pháp học
Theo cách phân chia truyền thống, ngữ pháp học được chia thành 2
bộ phận : từ pháp học và cú pháp học
Bộ phận Từ pháp học Cú pháp học
Vấn đề nghiên cứu Quy tắc biến hình của Quy tắc kết hợp từ,
từ, các phương thức nhóm từ thành các kết
cấu tạo từ và các đặc cấu cú pháp để ngôn
tính ngữ pháp của từ ngữ trở thành “phương
loại tiện giao tiếp quan
trọng nhất của loài
người”

Hai bộ phận này có mối quan hệ hữu cơ, khăng khít với nhau
Ngoài cách chia truyền thống, ngữ pháp học có thể chia thành
2 phân môn:
• Ngữ pháp học đại cương: nghiên cứu những quy luật chung
của hoạt động ngữ pháp trong tất cả các ngôn ngữ
• Ngữ pháp học cụ thể: nghiên cứu đặc trưng ngữ pháp của
từng ngôn ngữ
Trong ngữ pháp học cụ thể, có thể chia thành ngữ pháp lí
luận và ngữ pháp thực hành
II.TỪ LOẠI
1. Khái niệm
- Từ loại: Là sự phân loại vốn từ của một ngôn ngữ cụ thể (vốn
từ Tiếng Việt) thành những nhóm, những loại dựa vào đặc trưng ngữ
pháp.
- Mục đích của việc phân loại:
+ Nhằm phát hiện ra bản chất ngữ pháp, tính quy tắc trong hoạt động
ngữ pháp và sự hành chức của các lớp từ loại trong quá trình thực hiện
các chức năng cơ bản của ngôn ngữ
→ Sử dụng các lớp từ đúng quy tắc, hợp với phong cách và chuẩn của
tiếng Việt hiện đại.
2. Tiêu chí phân định từ loại:
Ý nghĩa ngữ pháp Khả năng kết hợp Chức vụ cú pháp
khái quát
Là ý nghĩa chung Là khả năng kết Khả năng đảm
cho cả một lớp từ hợp của từ đó với nhiệm thành phần
Ví dụ: chó, mèo, từ làm chứng câu
chuột -> động vật Ví dụ: quyển Ví dụ: Bài học rất
sách/quyển vở/cái khó
bút đó
3. Kết quả phân định từ loại
a. Danh từ
- Có ý nghĩa khái quát chỉ sự vật
- Có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở trước và các từ chỉ định ở
sau để tạo thành cụm danh từ (Ví dụ: Ba con mèo kia)
- Có thể làm thành phần chính hoặc thành phần phụ trong câu.
Ví dụ: – Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau.
- Danh từ được chia thành 2 lớp nhỏ:
+ Danh từ riêng: chỉ cá thể như tên người, tên đất, tên
sông,...
Ví dụ: Trường Sơn, Hà Nội, Nguyễn Văn A, ....
+ Danh từ chung: Chỉ cả một lớp vật đồng tính xét theo một
tiêu chuẩn đã chọn.
Ví dụ: bàn, ghế, nhà, ...
- Danh từ chung có thể chia thành nhiều nhóm nhỏ hơn theo những tiêu chuẩn có tính đến đặc trưng ngữ pháp cụ thể hơn của chúng:

CĂN CỨ VÀO TÍNH CHẤT TỔNG HỢP


Danh từ tổng hợp Danh từ không tổng hợp
- Là những danh từ ghép gồm 2
(ít khi hơn 2) từ tố phân biệt
nghĩa hoặc gần nghĩa gộp lại để
chỉ vật kèm theo tính chất tổng
hợp.
Vd: - Quần áo, binh lính, bếp núc,
máy móc,... Vd: - Bàn, hoa, nhà, xe...
CĂN CỨ VÀO HÌNH THỂ CỦA VẬT
Loại danh từ Đặc điểm Ví dụ

Danh từ vật thể - Chỉ người, động vật, thực - Vd: Cây, nhà, ông,
vật, đồ vật. bà,...
- Chỉ vật xét ở chất thể của - Vd: Đá, nước,dầu,
Danh từ chất thể chúng ( rắn, lỏng, khí,...). khói,...

Danh từ tượng - Chỉ các vật thể tưởng - Vd: Tư tưởng, đạo
tượng, các khái niệm chỉ vật
thể đức,...
trừu tượng.

- Chỉ các tập hợp vật thường


Danh từ tập thể là đồng chất được hình dung - Vd: Đàn, bầy, lũ,
bọn,...
thành một khối rời.
Căn cứ vào khả năng kết hợp trực tiếp sau số từ (2, 3, 4, 10,...)
chia thành: Danh từ không đếm được, danh từ đếm được.

- Danh từ không đếm được gồm có: Danh từ tổng hợp, danh
từ chất thể.
Ví dụ: Bạn bè, nước, dầu, sữa,...
- Danh từ đếm được gồm 2 nhóm nhỏ: Danh từ đếm được
tuyệt đối, danh từ đếm được không tuyệt đối.
- Danh từ đếm được tuyệt đối
+ Danh từ chỉ loại: Cái, con, cây, người, tấm, bức, cục, hòn, hạt,...
+ Danh từ chỉ đơn vị đại lượng: Mẫu, sào, thước, mét, lít, tấn,...
+ Danh từ chỉ đơn vị hành chính: Nước, tỉnh, xã, hệ, lớp, ngành, nghề,...
+ Danh từ chỉ đơn vị thời gian: Năm, tháng, tuần, giờ, tuổi,...
+ Danh từ chỉ lần: Lần, lượt, phen, chuyến, trận,...
+ Danh từ chỉ đơn vị không gian: Chỗ, nơi, chốn, xứ, miền, khoảnh,...
+ Danh từ chỉ màu sắc, mùi vị, âm thanh: Màu, mùi, giọng, ...
+ Danh từ chỉ khái niệm trừu tượng: Trí tuệ, tài năng, tư tưởng, khả năng,...
+ Danh từ tập thể: Bọn, tụi, dàn, bộ, nắm,...
+ Danh từ phức ( gồm 2 âm tiết trở lên) không tổng hợp : Học sinh, bác sĩ, xe đạp,
bánh xe,...
- Danh từ đếm được không tuyệt đối: là những danh từ vật thể được dùng khi liệt kê, hoặc khi chúng kết hợp với số
từ làm vị ngữ hoặc định ngữ

Ví dụ:- Trong lồng có 3 gà, 4 vịt. (liệt kê)


- Nó thích đồng hồ ba kim.
- Con hổ này ba chân.
b.Động từ

- Động từ có ý nghĩa khái quát chỉ hành động


(hiểu rộng bao gồm các hoạt động vật lí- tâm
lí- sinh lí), có thể đứng sau từ “hãy” và
thường giữ chức vụ vị ngữ trong câu.
Phân loại động từ
CĂN CỨ VÀO Ý NGHĨA VÀ ĐẶC TRƯNG NGỮ PHÁP
Có đặc điểm là 1 mặt kết hợp với từ “hãy”, Vd: - Yêu, nể, kính trọng, chán,
Động từ chỉ trạng thái tâm lý mặt khác kết hợp được với từ “rất”. ghét,...

Chỉ sự cần thiết, khả năng, bản thân chúng đã


mang ý nghĩa mệnh lệnh nên không dễ kết Vd: - Cần, nên, phải... có thể...
Động từ tình thái hợp với “hãy”, nhưng dễ kết hợp với “rất”.

Động từ chỉ trạng thái thụ


động. Vd: - Bị, được, mắc, phải, chịu,...

Vd: - Có, còn, hết, thôi, mất, xuất


Động từ chỉ các trạng thái hiện,...
- Ngủ, thức, mê, tỉnh,...
khác. - Đứng, ngồi, nằm, quỳ,...
- Vỡ, gãy, sứt, lành,...

Vd: - Toan, định, dám,...


Chỉ hoạt động tinh thần và hoạt động vật lí.
Động từ chỉ hành động - Suy nghĩ, tìm hiểu, nhận thấy,...
- Đi, chạy, bò, lê,...
Mặt khác, lớp động từ cũng thường được chia thành 2 lớp
con là: Động từ ngoại động và động từ nội động.
- Động từ ngoại động có nội dung ý nghĩa chỉ hoạt động tác
dụng lên đối tượng làm biến đổi, hình thành, tiêu tán nó.
Vd: - đào, tìm, bắt, xây, viết, mua, sản xuất.,...
- Động từ nội động có nội dung ý nghĩa chỉ hoạt động không tác
dụng lên đối tượng mà tập trung ở chủ thể hành động.
Vd: - Ngủ, nằm, đi, xuất hiện,...
c. Tính từ
- Tính từ có ý nghĩa khái quát chỉ tính chất, có thể đứng sau từ
“rất” và thường làm vị ngữ hay định ngữ trong câu.
- Chia ra làm 2 lớp con: Tính từ tính chất và tính từ quan hệ.
+ Tính từ tính chất xuất hiện sau “rất”, “quá” hoặc trước
“lắm”, “quá”.
+ Tính từ quan hệ có khả năng kết hợp như tính từ tính chất,
duy thay vì “rất” còn dùng được “rặt”.
Vd: Tập quán rặt Việt Nam; giọng rặt Sài Gòn; tính
tình rặt đàn bà.
d. Chú thích về các từ loại khác
- Số từ có tính chất của từ hư do chúng thường xuất hiện ở
cùng một vị trí với các quán từ: những, các, một. Mấy từ này
giữ vai trò thành tố phụ trước của đoản ngữ danh từ.
- Mặt khác số từ lại có tính chất thực từ vì đó là tên gọi các số
đếm cụ thể và có thể giữ vai trò chủ ngữ hay bổ ngữ trong câu
như danh từ.
=> Vậy số từ thiên về phía thực từ nhiều hơn.
- Đại từ bao gồm nhiều nhóm, cụ thể là đại từ nhân xưng, đại
từ thay thế ( thế, vậy), đại từ chỉ định, đại từ chỉ lượng ( tất cả,
cả).

Trong đó, đại từ nhân xưng có tính chất của từ thực


nhiều hơn; đại từ chỉ định có tính chất từ hư nhiều nhất ( nó
được coi là chứng tố của danh từ). Tính chất hư chung của lớp
đại từ là ở chức năng thay thế
- Phụ từ là những từ chuyên làm thành tố phụ cho danh từ ( những, các, một, mọi, mỗi, từng,...) và làm thành tố phụ
cho vị từ ( vẫn, cứ, vừa, đã, rồi,...). Một số phụ từ có thể đứng một mình làm câu trả lời.

- Kết từ là những từ dùng để chỉ quan hệ bình đẳng, quan hệ


chính phụ và làm nhiệm vụ liên kết 2 từ hay 2 bộ phận từ ngữ với
nhau.
Vd: Và, còn, mà, thì, vì, nên, nếu,...
- Trợ từ nhấn mạnh không có mặt trong cấu tạo của nhóm từ,
chúng thường chỉ xuất hiện ở bậc câu.
Vd: Cả, chỉ, đích thị, chính, đúng, những (3 bát)......

- Từ tình thái chỉ xuất hiện ở bậc câu để đánh dấu câu theo
mục đích nói ( câu nghi vấn, mệnh lệnh, cảm thán, tường
thuật,...)
Vd: À, ừ, nhỉ, nhé, hở, nghen,...
hoặc biểu hiện nhận xét, thái độ của người nói đối với nội
dung câu nói hoặc đối với người nghe.
Vd: Hình như, có lẽ, tất nhiên, ạ,...
- Thán từ dùng để biểu thị cảm xúc và có quan hệ trực tiếp với
cảm xúc chứ không có nội dung ý nghĩa rõ rệt. Vì vậy nó có
tính chất của từ hư.
Thán từ bao gồm 2 loại đó là:
+ Thán từ bộc lộ cảm xúc, tình cảm: ôi, trời ơi, than ôi…
        VD: Chao ôi! Chiếc váy này thật là đẹp.
+ Thán từ dùng để gọi đáp: này, hỡi, ơi, vâng, dạ…
       VD: Này, bạn sắp trễ mất buổi học hôm nay rồi đó.
Thán từ có thể tự mình làm thành câu, hoặc giữ vai trò
thành phần phụ của câu, biến câu thành câu cảm thán.
VD: + Ôi!
+ Trời ơi!
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ngữ pháp là:


A. một bộ phận của cấu trúc ngôn ngữ
B. một ngành của ngôn ngữ học
C. một hệ thống kiến thức dùng từ

Câu 2: Khoa học nghiên cứu về ngữ pháp còn được gọi là:
A. Việt ngữ học
B. Ngữ pháp học
C. Ngôn ngữ học
Câu 3: Theo cách phân chia truyền thống thì ngữ pháp học
được chia làm mấy bộ phận?
A. 2
B. 4
C. 10

Câu 4: khi đặt câu cần nắm vững những quy tắc gì?
A. quy tắc biến hình
B. các đặc điểm của ngữ pháp
C. cả 2 quy tắc trên
Câu 5: Ngoài cách chia truyền thống, ngữ pháp học có thể chia
thành mấy phân môn?
A. 1
B. 2
C. 6

Câu 6: Khi nghiên cứu về ngữ pháp học thường có mấy vấn đề
cơ bản?
A. 4
B. 2
C. 3
Câu 7: Câu nào sau đây đúng với ngữ pháp tiếng Việt?
A. Hôm qua ở công viên tôi đạp xe.
B. Công viên hôm qua tôi đạp xe ở.
C. Hôm qua xe đạp tôi ở công viên.

Câu 8: Tiếng Việt có mấy loại từ:


A. 3
B. 10
C. Không đếm được
Câu 9: Cụm từ nào sau đây chỉ chứa các danh từ?
A. Quần áo, nhà cửa, ô tô
B. Công viên, đấm nhau, gọi
C. Đất nước, đẹp đẽ, xinh xắn

Câu 10: Động từ thường giữ chức vụ gì trong câu?


A. Vị ngữ
B. Chủ ngữ
C. Tân ngữ
Câu 11: Đâu là thán từ?
A. Ghê vậy sao!
B. Nhà cửa
C. Ăn uống

Câu 12: Những từ dùng để chỉ quan hệ bình đẳng, quan hệ


chính phụ và làm nhiệm vụ liên kết hai từ và hai bộ phận từ
ngữ với nhau được gọi là
A. Đại từ
B. Phụ từ
C. Kết từ
Câu 13: Để biểu lộ cảm xúc người ta dùng kiểu từ gì?
A. Danh từ
B. Tính từ
C. Thán từ

Câu 14: Dựa vào những gì đã biết từ loại có thể phân định theo
mấy yếu tố?
A. 5
B. 7
C. 3 ( Ý nghĩa khái quát; khả năng kết hợp; khả năng giữ
chức vụ ngữ pháp trong câu)
Câu 15: Tính từ có thể chia làm các lớp con nào
A. Tính từ tính chất
B. Tính từ quan hệ
C. Cả hai đáp án trên

You might also like