You are on page 1of 27

CHƯƠNG III

ĐẢNG LÃNH ĐẠO CẢ NƯỚC QUÁ ĐỘ LÊN


CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ TIẾN HÀNH CÔNG
CUỘC ĐỔI MỚI
(Từ năm 1975 - đến nay)
I. Lãnh đạo cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội và
bảo vệ Tổ quốc (1975-1986)
1. Lãnh đạo xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc 1975-1981
• Hoàn cảnh lịch sử của thời kỳ sau năm 1975
• Yêu cầu lịch sử đặt ra cho đất nước
a) Lãnh đạo hoàn thành thống nhất nước nhà về mặt nhà nước
• Hội nghị lần thứ 24 BCH TW khóa III (8-1975)
• Hội nghị Hiệp thương chính trị (11-1975)
• Tổng tuyển cử ngày 25-4-1976 và kỳ họp thứ nhất của Quốc hội
• Thống nhất các tổ chức chính trị xã hội
b) Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng và quá trình xây
dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc
• Đổi tên Đảng, sửa đổi điều lệ, bầu BCH trung ương
• Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
• Phân tích tình hình thế giới, trong nước, nêu ba đặc điểm lớn
• Đại hội xác định đường lối chung của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở
nước ta trong giai đoạn mới
• Xác định đường lối xây dựng, phát triển kinh tế
• Phương hướng, kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội 1976-1980
• Hạn chế của Đại hội
• Lãnh đạo thực hiện và kết quả (kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng và
an ninh)
Bảng: Khối lượng nhập khẩu 1976-1980 bằng hiện vật

Mặt hàng Đơn vị 1976 1980 1980/1976(%)

Máy công cụ Chiếc 532 256 48


Tổ máy phát điện - 308 99 32
Máy kéo các loại - 1632 971 59
Ô tô vận tải - 3167 2339 74
Sắt, thép 1000 tấn 248,6 162,3 65
Đồng - 2,5 1,8 72
Nhôm - 5,4 3,3 61
Xăng, dầu các loại - 2.115,6 1.626,2 77
Than cốc - 52,1 7,5 14
Săm lốp ô tô 1000 cái 189,8 105,8 56
Xi măng đen 1000 tấn 126,1 57,1 45
Phân bón (quy đạm) - 987 411,9 42

Nguồn: Niên giám Thống kê 1986, tr.267


Bảng: Mức thực hiện kế hoạch 5 năm 1976-1980
Mặt hàng Năm 1979 (%)
Lương thực 65
Lợn thịt 56
Thịt 45
Diện tích cây công nghiệp 70
Diện tích khu kinh tế mới 61
Lao động đi kinh tế mới 41
Diện tích rừng 42
Sản lượng điện 79
Sản lượng than 57
Sản lượng xi măng 35
Sản lượng gỗ 46
Phân đạm 21
Thép 42
Vải 60
Giấy 40
Đường 45
Hải sản 46
Vốn đầu tư xây dựng 48
Xây dựng 50
Nhà 41
Kim ngạch xuất khẩu 53
Nguồn: Đặng Phong. Tư duy kinh tế Việt Nam 1975-1989. Nxb Tri thức. 2009. tr. 152.
Bảng: So sánh mức tăng GDP và tăng thu nhập
quốc dân (1977-1980)
Năm Mức tăng GDP Mức tăng TNQD

1977 4,4 2,8

1978 4,0 2,3

1979 -1,7 -2,0

1980 -1,0 -1,4

Chung 5 năm 5,8 1,2

Bình quân một năm 1,4 0,4

Nguồn: Niên giám Thống kê 1981,tr. 104


• Hội nghị TW 6 (8-1979) bước đột phá đầu tiên đổi mới kinh tế:
• Chủ trương khắc phục những khuyết điểm, sai lầm trong quản lý kinh
tế, trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, phá bỏ những rào cản để cho “sản
xuất bung ra”
• Xóa các trạm kiểm soát, Chỉ thị số 100-CT/TW, Quyết định số 25-CP
và Quyết định số 26-CP ( 1981), Đề án cải tiến công tác nội thương
(1/1981), cuộc cải cách giá lần thứ 1 (5/1981), dẹp bỏ các cửa hàng
cung cấp đặc biệt...
• Sản xuất công, nông nghiệp có sự chuyển biến mới, nhưng trên mặt
trận lưu thông phân phối có nhiều rối ren.
• Cho đến lúc này, xét về đại thể, tư duy cũ về kinh tế vẫn tồn
tại, nền kinh tế nước ta rơi và khủng hoảng. Sản xuất phát
triển chậm trong khi dân số tăng nhanh, thu nhập chưa bảo
đảm tiêu dùng xã hội. Nền kinh tế chưa tạo được tích lũy từ
bên trong. Lương thực , các hàng tiêu dùng thiết yếu đều
thiếu. Thị trường vật giá không ổn định. Thất nghiệp cao. Đời
sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Lãnh đạo bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc ở biên
giới Tây Nam và biên giới phía Bắc
• Chiến tranh biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc của Tổ
quốc
• Hoạt động phá hoại của lực lượng phản động trong nước và
lưu vong
• Nhận xét chung
2. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng và các bước đột
phá tiếp tục đổi mới kinh tế 1882 - 1986.
a) Đại hội V của Đảng và quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội
• Bổ sung vào đường lối chung những quan điểm mới: Nước ta đang ở
chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên CNXH; nêu hai nhiệm vụ
chiến lược cách mạng nước ta trong giai đoạn mới.
b) Các bước đột phá tiếp tục đổi mới kinh tế
• Hội nghị Trung ương 8 khóa V (6-1985) bước đột phá thứ hai:
• Chủ trương xóa bỏ cơ chế quan liêu, hành chính bao cấp, lấy giá-
lương-tiền là khâu đột phá để chuyển sang cơ chế hạch toán, kinh
doanh xã hội chủ nghĩa.
• Tính đủ chi phí hợp lý vào sản xuất, thực hiện cơ chế một giá trong
toàn bộ hệ thống giá cả, đảm bảo tiền lương thực tế, xác lập quyền tự
chủ tài chính của các ngành và các cơ sở kinh tế... Điều quan trọng là
đã thừa nhận sản xuất hàng hóa và những quy luật sản xuất hàng hóa.
• Cải cách giá-lương-tiền và đổi tiền (15/9/1985) và lạm phát
• Hội nghị lần thứ 9 BCH Trung ương Đảng (12/1985) chỉ ra 1 nguyên
nhân sâu xa là do nhận thức của Đảng về thời kỳ quá độ lên CNXH
vẫn chưa rõ.
• Hội nghị Bộ Chính trị khóa V (8-1986) bước đột phá thứ ba về đổi
mới kinh tế
Bộ Chính trị đã đưa ra kết luận về ba quan điểm kinh tế cơ bản
trong tình hình mới:
Một là về cơ cấu sản xuất; hai là về cải tạo xã hội chủ nghĩa; ba là về cơ
chế quản lý kinh tế. Đây cũng là bước quyết định cho sự ra đời của
đường lối đổi mới của Đảng.
• Tổng kết 10 năm 1975-1986, những thành tựu, sai lầm, khuyết điểm
trong lãnh đạo và nguyên nhân
II. Lãnh đạo công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế (1986 đến nay)
1. Lãnh đạo đổi mới toàn diện, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng
kinh tế - xã hội (1986-1996).
a) Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng và thực hiện đường
lối đổi mới toàn diện.
• Đại hội VI của Đảng tháng 12/1986
• Chỉ ra sai lầm, khuyết điểm của Đảng trong 10 năm về chủ trương,
chính sách, chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện. Nguyên nhân và
bài học lịch sử
Nội dung đường lối đổi mới tập trung trong các vấn đề lớn:
• Đổi mới tư duy lý luận, nhận thức đúng về chính trị xã hội, khắc phục tư duy chủ
quan, duy ý.
• Đổi mới các chính sách kinh tế, trước hết thực hiện chính sách phát triển kinh tế
nhiều thành phần. Đổi mới cơ chế quản lý, xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung, quan
liêu hành chính bao cấp, kết hợp kế hoạch với thị trường. Thực hiện ba chương
trình kinh tế lớn.
• Đổi mới chính sách đối ngoại, chú trọng thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng
quan hệ hợp tác, hữu nghị với các nước.
• Đổi mới chính sách quốc phòng, an ninh của đất nước, bảo đảm chủ động trong
mọi tình huống để bảo vệ Tổ quốc
• Đổi mới chính sách xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
• Đổi mới sự quản lý điều hành của nhà nước, nhà nước quản lý chủ yếu
bằng pháp luật, đổi mới chức năng quản lý nhà nước về kinh tế - xã
hội. Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng, phong cách lãnh đạo của Đảng.
• Ý nghĩa lịch sử của Đại hội VI: Tìm ra con đường thích hợp và giải
pháp ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Một lần nữa Đảng tỏ rõ bản
lĩnh độc lập, tự chủ, sáng tạo, tự lực, tự cường.
• Quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội VI
• Hội nghị Trung ương 6 (3/1989) chính thức dùng khái niệm hệ thống
chính trị, đề ra những chủ trương cụ thể và xác định sáu nguyên tắc
chỉ đạo công cuộc đổi mới.
• Hội nghị Trung ương 8 (3/1990) đã kịp thời phân tích tình hình các
nước xhcn, sự phá hoại của chủ nghĩa đế quốc, đề ra nhiệm vụ của
Đảng.
b) Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII và Cương lĩnh xây dựng
đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ ngĩa xã hội
• Thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội
• Sáu đặc trưng, bảy phương hướng lớn xây dựng chủ nghĩa xã hội
• Thông qua Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm
2000. Mục tiêu của chiến lược.
• Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ (1/1994) (sự kiện và nội
dung chính)
• Kết quả thực hiện
2. Tiếp tục công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
hội nhập quốc tế (từ năm 1996 đến nay)
a) Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII và bước đầu thực hiện công nghiệp
hóa, hiện đại hóa
• Tổng kết 10 năm đổi mới: chỉ rõ khuyết điểm và yếu kém, rút ra 6 bài học kinh
nghiệm
• Mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa
• Quan điểm của Đảng về công nghiệp hóa trong thời kỳ mới
• Chỉ đạo thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm về kinh tế, tăng cường xây dựng
nhà nước pháp quyền, xây dựng Đảng, đào tạo nguồn nhân lực cho CNH,
HĐH, xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
• Kết quả
b) Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ lần IX , tiếp tục thực hiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
• Ngoài những nội dung tiếp tục đổi mới toàn diện, các văn kiện của Đại
hội IX nổi bật với những nhận thức mới về con đường xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở nước ta:
• Con đường phát triển quá độ lên cnxh; nội dung chủ yếu của đấu tranh
giai cấp hiện nay; động lực chủ yếu phát triển đất nước hiện nay; mô
hình kinh tế tổng quát của nước ta hiện nay; văn hóa vừa là mục tiêu,
vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội
• Thông qua Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 (xác định
mục tiêu đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển,..)
• Lãnh đạo thực hiện Nghị quyết đại hội IX
• Kết quả thực hiện
c) Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (4/2006) của Đảng và quá trình
thực hiện Nghị quyết Đại hội
• Tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn của 20 năm đổi mới
• 5 bài học kinh nghiệm
• Những quan điểm mới nổi bật: bổ sung 2 đặc trưng mới của chủ nghĩa
xã hội; xác định nhiệm vụ then chốt là xây dựng, chỉnh đốn Đảng;
phát huy sức mạnh toàn dân tộc; tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị
trường định hướng xhcn; đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển
kinh tế tri thức; chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.
• Thông qua Mục tiêu, phương hướng phát triển đất nước 2006-2010,
mục tiêu thoát khỏi tình trạng kém phát triển.
• Lãnh đạo thực hiện và kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội X
d) Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng bổ sung, phát triển
Cương lĩnh năm 1991
• Thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển cương lĩnh năm 1991)
• Mô hình, mục tiêu, phương hướng cơ bản, những định hướng lớn ( chủ
động, tích cực hội nhập quốc tế). Phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI xây dựng
nước ta trở thành nước công nghiệp hiện đại. Ý nghĩa của cương lĩnh.
• Thông qua Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020. Phấn đấu tạo
nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo
hướng hiện đại
• Lãnh đạo thực hiện Nghị quyết Đại hội XI
• Kết quả thực hiện
e) Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII đẩy mạnh toàn diện, đồng
bộ công cuộc đổi mới, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế
• Đánh giá việc thực hiện nghị quyết Đại hội XI. Bài học kinh nghiệm
• Tổng kết 30 năm đổi mới
• Nhận định, nước ta “đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
hội nhập quốc tế” tuy nhiên “Thực hiện CNH, HĐH còn chậm, chưa
gắn với phát triển kinh tế tri thức”, xác định nhiệm vụ “ Đẩy mạnh
CNH, HĐH, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại”.
• Nêu mục tiêu, 12 nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2016-2020. Sáu
nhiệm vụ trọng tâm. Phấn đấu Thực hiện chỉ đạo đổi mới những lĩnh
vực trọng yếu.
• Kết quả thực hiện
f) Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, tiếp tục đẩy mạnh
toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI,
nước ta trở thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa
• Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XII gắn với việc đánh giá 35
năm tiến hành công cuộc đổi mới, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
2011 - 2020; đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5
năm 2021 - 2025, xác định mục tiêu, phương hướng đến năm 2030 và
tầm nhìn phát triển đất nước đến năm 2045.
• Đại hội XIII đã xác định 5 quan điểm chỉ đạo thực hiện định hướng và
tầm nhìn
• Đại hội XIII đã nêu sáu nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ Đại hội
(2021 - 2025)
Mục tiêu phát triển
• Mục tiêu tổng quát: Nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền
và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong
sạch, vững mạnh toàn diện; củng cố, tăng cường niềm tin của nhân
dân đối với Đảng, nhà nước, chế độ xã hội chủy nghĩa; khơi dậy khát
vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy ý chí và sức
mạnh đại đoàn kết dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh
toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa;
xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa
bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước
phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Mục tiêu cụ thể:
• Đến năm 2025, kỷ niệm 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam,
thống nhất đất nước: là nước đang phát triển, có công nghiệp theo
hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp.
• Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng: là nước đang phát
triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao.
• Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã ội chủ nghĩa Việt Nam: trở thành
nước phát triển, thu nhập cao.
3. Thành tựu, kinh nghiệm của công cuộc đổi mới
a) Những thành tựu
• Về phát triển kinh tế
• Về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ
• Về văn hóa - xã hội
• Về quốc phòng, an ninh
• Về đối ngoại và hội nhập quốc tế
• Về đổi mới hệ thống chính trị, phát huy dân chủ
b) Những hạn chế
• Tồn tại những hạn chế trong các lĩnh vực đã nêu trong phần thành tựu
c) Nguyên nhân
• Về khách quan
• Về chủ quan (là chủ yếu)
d) Bốn bài học kinh nghiệm
Kết luận: Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo đất nước đạt được
• Những thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam
• Năm bài học lớn về sự lãnh đạo của Đảng
• Câu hỏi ôn tập
1. Khái quát quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước và quá
trình tìm con đường đổi mới đất nước?
2. Nội dung Đường lối đổi mới toàn diện của Đại hội VI (12-1986) và
quá trình thức hiện?
3. Nội dung Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội (năm 1991 và năm 2011)?
4. Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp đổi mới, công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế?
5. Thành tựu, ý nghĩa lịch sử và kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng trong
sự nghiệp đổi mới?

You might also like