You are on page 1of 24

CHƯƠNG 3

CHÍNH SÁCH CHI TIÊU


CỦA CHÍNH PHỦ

12/19/2023 1
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.1. Hàng hóa công và vai trò của chính phủ


3.2. Chi tiêu công
3.3. Chính sách chi tiêu công của Việt Nam

12/19/2023 2
3.1. Hàng hóa công và vai trò của chính phủ
3.1.1. Hàng hóa công
 Là loại hàng hóa mà bất kỳ chủ thể nào đầu tư đều mang
lại lợi ích cho mọi người trong một nhóm lớn hơn.
Hàng hóa công là hàng hóa không có tính loại trừ.
VD: An ninh quốc phòng. Quân đội bảo vệ cho một
người dân khỏi nạn xâm lược thì đồng nghĩa cũng bảo vệ
cho toàn dân.
 Hàng hóa công thuần túy;
 Hàng hoá công không thuần túy.

12/19/2023 3
3.1.1. Hàng hóa công (tt)
 Hai đặc điểm của hàng hóa công thuần túy:
 Tiêu dùng chung và không cạnh tranh trong tiêu dùng
 Tính không loại trừ trong tiêu dùng
 Hàng hoá công chỉ thoả mãn 1 trong 2 điều kiện trên là
hàng hoá công không thuần tuý.

Có tính cạnh tranh?


Có Không
Có tính
Có Kem cây Truyền hình cáp
loại trừ?
Không Vỉa hè An ninh quốc phòng

12/19/2023 4
3.1.1. Hàng hóa công (tt)
Chi phí biên tiêu dùng hàng hóa công
Chi phí (Dollars)

200

Với một lượng hàng hóa công


thuần túy cho trước, chi phí biên
của một người tiêu dùng thêm vào
là zero.

0 1 Lượng người tiêu dùng

Hinh 3.1. Chi phí biên tiêu dùng một hàng hóa công thuần túy.

12/19/2023 5
3.1.1. Hàng hóa công (tt)
Chi phí biên sản xuất hàng hóa công
Chi phí biên sản xuất hàng hóa công
thuần túy
200 MC = AC
Chi phí (dollars)

0 Lượng hàng hóa công thuần túy/năm


Hình 3.2. Chi phí biên sản xuất hàng hóa công thuần túy

12/19/2023 6
3.1.1. Hàng hóa công (tt)
 Trên thực tế, việc phân loại hàng hóa công thuần túy và
không thuần túy không có tính tuyệt đối.
 Hàng hóa công có tính loại trừ qua giá.
VD: công chứng, đường cao tốc có thu phí
 Hàng hóa công tắc nghẽn.
VD: cầu đường, công viên, thư viện.

12/19/2023 7
3.1.2. Vai trò của chính phủ trong cung ứng hàng hóa công
3.1.2.1. Cung cấp hàng hóa tư tối ưu
 Đường tổng cầu phản ánh lợi ích xã hội biên (SMB) về tiêu dùng
mặt hàng kem
 Đường cung thị trường mặt hàng kem phản ánh chi phí biên
sản xuất kem (SMC)
 Cân bằng thị trường khi SMB = SMC: tối đa hóa hiệu quả xã hội
(tối đa hóa thặng dư xã hội).
Pk (Giá cả kem)

$3
S = SMC
E
$2
DJ DB SMB = DB+DJ
0 QJ QB Q Qk (Số lượng kem)
12/19/2023 Hình 3.3. Đường tổng cầu hàng hóa tư 8
3.1.2.2. Cung cấp hàng hóa công tối ưu
 Tổng cầu thị trường: cộng theo chiều dọc – cộng thêm giá cả mà
mỗi cá nhân sẵn lòng thanh toán để có được một lượng tên lửa
nhất định.
 Tối ưu hiệu quả xã hội khi chi phí biên bằng tổng MRS của tất
cả cá nhân
 Tối ưu xã hội của người sản xuất khi chi phí biên bằng tổng lợi
ích biên của tất cả người tiêu dùng  khác biệt với hàng hóa tư.
Pt (Giá cả tên lửa)

$6
S = SMC
$4 DJ
$3 SMB = DB+DJ
Hình 3.4. $2
Đường tổng cầu DB
hàng hóa công $1
12/19/2023
0 1 5 Qt (Số lượng tên lửa)
9
3.2. Chi tiêu công
3.2.1. Khái niệm chi tiêu công
 Các khoản chi tiêu của các cấp chính quyền, các đơn vị
quản lý hành chính, các đơn vị sự nghiệp.
 Phản ánh trị giá của các loại hàng hóa mà chính phủ mua
vào để qua đó cung cấp các loại hàng hóa công cho xã hội.
 Chi tiêu công trong giai đoạn kinh tế thị trường hiện đại
hoàn toàn không mất đi mà trái lại nó tạo ra sự tái phân
phối giữa các khu vực trong nền kinh tế.
 Thực hiện tái phân phối thu nhập xã hội công bằng hơn

12/19/2023 10
3.2.1. Khái niệm chi tiêu công (tt)
 Đặc điểm chi tiêu công:
 Chi tiêu công là nhằm phục vụ cho lợi ích chung của
cộng đồng;
 Chi tiêu công luôn gắn liền với bộ máy nhà nước và
những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà nhà nước
thực hiện;
 Các khoản chi tiêu công mang tính không hoàn trả hay
hoàn trả không trực tiếp.

12/19/2023 11
3.2.2. Phân loại chi tiêu công
 Căn cứ chức năng vĩ mô của nhà nước
Xây dựng cơ sở hạ tầng
Toà án và viện kiểm soát
Hệ thống quân đội và an ninh xã hội
Hệ thống giáo dục
Hệ thống an sinh xã hội
Hỗ trợ cho các doanh nghiệp
Hệ thống quản lý hành chính nhà nước
Chi tiêu viện trợ nước ngoài, ngoại giao
Chi khác
12/19/2023 12
3.2.2. Phân loại chi tiêu công (tt)
 Căn cứ vào tính chất kinh tế
Chi thường xuyên
Chi đầu tư phát triển
 Căn cứ quy trình lập ngân sách
Chi tiêu công theo các yếu tố đầu vào
Chi tiêu công theo các yếu tố đầu ra

12/19/2023 13
3.2.3. Các yếu tố cơ bản tác động sự gia tăng chi tiêu công
 Sự phát triển vai trò của nhà nước trong nền kinh tế
 Gánh vác thêm nhiệm vụ mới: nhà nước sẽ đảm nhận các
vai trò trong các lĩnh vực mà khu vực tư không tham gia;
 “Xã hội hóa các rủi ro”.
 Sự thay đổi quan niệm tổng quát về tài chính công
 Chi tiêu công còn tài trợ cho các hoạt động kinh tế, đảm
bảo sự cân bằng kinh tế vĩ mô và ổn định xã hội;
 Sự gia tăng chi tiêu công ảnh hưởng đến sự tái phân bổ
nguồn lực giữa khu vực công và khu vực tư
 Có nên giới hạn quy mô chi tiêu công hay không?

12/19/2023 14
3.2.4. Vai trò chi tiêu công
 Có vai trò rất quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư của
khu vực tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
 Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng;
 Duy trì cơ cấu giữa các ngành phù hợp;
 Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp;
 Phát triển nguồn nhân lực…
 Góp phần điều chỉnh chu kỳ kinh tế: tăng chi tiêu khi kinh tế
suy thoái, cắt giảm chi tiêu khi kinh tế hưng thịnh.
 Góp phần tái phân phối thu nhập giữa các tầng lớp dân cư,
thực hiện công bằng XH: công cụ thuế và chi tiêu công.
12/19/2023 15
3.2.5. Đánh giá chi tiêu công
 Mục đích: giúp cho chính phủ sử dụng hiệu quả hơn các
nguồn lực tài chính công thông qua ưu tiên hóa các khoản
chi tiêu nhằm đem lại lợi ích thiết thực vì mục đích phát
triển kinh tế - xã hội.
 Nội dung: là một quá trình phân tích trên hai khía cạnh
 Mặt định tính
 Mặt định lượng

12/19/2023 16
3.2.5. Đánh giá chi tiêu công (tt)
 Các bước đánh giá chi tiêu công
(1) Phân tích tổng thể chương trình chi tiêu công
(2) Phân tích chi tiết thất bại của thị trường (sự độc quyền; thiếu
hụt hàng hoá công; ngoại tác; thông tin bất cân xứng)
(3) Xác lập những hình thức can thiệp của chính phủ (trực tiếp
tổ chức sản xuất; trao quyền cho khu vực tư; đánh thuế,
trợ cấp, quy định số lượng hàng hoá)
(4) Đánh giá tính hiệu quả (tác động đến khu vực tư; tác động
thu nhập và thay thế; tác động đến phân phối)
(5) Đánh đổi giữa mục tiêu công bằng và hiệu quả
(6) Kinh tế chính trị hay lựa chọn công
12/19/2023 17
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3
3.1. Những loại hàng hóa sau đây thuộc hàng hóa công hay hàng
hóa tư? Tai sao?
(a) Vùng hoang dã
(b) Đường sá
(c) Những chương trình truyền hình công cộng
(d) Những chương trình truyền hình cáp
3.2. Hàng hóa tiêu dùng chung là gì? Có quan điểm cho rằng khu
vực tư sản xuất quá ít hàng hóa tiêu dùng chung. Hãy bình luận
quan điểm này.
3.3. Hàng hóa không có tính loại trừ là gì? Có quan điểm cho
rằng khu vực tư sản xuất quá ít hàng hóa không có tính loại trừ.
Hãy bình luận quan điểm này.
12/19/2023 18
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3 (tt)
3.4. Có thể chuyển hàng hóa tiêu dùng cá nhân thành hàng hóa
tiêu dùng chung bằng việc cung cấp nó nhiều hơn? Giải thích.
3.5. Một hàng hóa công thông thường được miêu tả như là hàng
hóa tạo ra ngoại tác tích cực. Giải thích ý nghĩa này.
3.6. Chúng ta cộng tất cả nhu cầu của hàng hóa tư theo chiều
ngang nhưng cộng tất cả nhu cầu hàng hóa công theo chiều dọc
khi xác định lợi ích biên đối với xã hội. Tại sao có sự khác nhau
về cách thức xác định lợi ích biên giữa hàng hóa công và hàng
hóa tư?

12/19/2023 19
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3 (tt)
3.7. Nhu cầu của ông A về Hamburgers (hàng hóa tư) là Q = 20 –
2P và nhu cầu của ông B là Q = 10 – P.
(a) Viết phương trình lợi ích biên xã hội tiêu dùng hàng hóa này.
(b) Giả sử Hamburgers là hàng hóa công. Viết phương trình
lợi ích biên xã hội về tiêu dùng hàng hóa này.
3.8. Hãy cho ví dụ về vấn đề free-rider ở địa phương của bạn.
Bạn hãy cho biết chính quyền địa phương đã khắc phục vấn đề
này như thế nào?

12/19/2023 20
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3 (tt)
3.9. Xét các đặc trưng của hàng hóa công: tính không cạnh tranh
và tính không loại trừ. Hỏi:
(i) đài phát thanh có đặc trưng gì của hàng hóa công;
(ii) đường cao tốc có đặc trưng gì của hàng hóa công?
3.10. Giả sử có 2 nhóm người. Nhóm I có mười người, đường
cầu về đèn đường của mỗi người có dạng Q = 20 – 4P. Nhóm II
có mười người, đường cầu về đèn đường của mỗi người có dạng
Q = 8 – P. Chi phí biên cung cấp hàng hóa công này ở mức cố
định là 6 USD.
(a) Mức sản xuất tối ưu xã hội là bao nhiêu?
(b) Có bao nhiêu đèn được cung cấp?
12/19/2023 21
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3 (tt)
3.11. Xét một nền kinh tế có 3 nhóm người. Mỗi nhóm có sở
thích khác nhau về các tượng đài. Các cá nhân thuộc nhóm thứ
nhất đánh giá lợi ích tượng đài với giá trị cố định là 100 USD.
Các cá nhân thuộc nhóm thứ hai và thứ ba đánh giá lợi ích tượng
đài lần lượt là:
(a) BII = 200 + 30M – 1.5M2
(b) BIII = 150 + 90M – 4.5M2
Trong đó M là số tượng đài trong thành phố. Giả sử có 50 người
trong mỗi nhóm. Chi phí xây dựng tượng đài là 3.600 USD.
Hỏi có bao nhiêu tượng đài nên được xây dựng?

12/19/2023 22
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3 (tt)
3.12. Thelma và Louise là hàng xóm của nhau. Trong suốt mùa
đông, xe dọn tuyết dọn dẹp tuyết trên con đường qua nhà của
Thelma và Louise. Lợi ích biên của Thelma từ việc dọn dẹp tuyết
là 12 – Z với Z là số lần con đường được dọn dẹp. Lợi ích biên
của Louise là 8 – 2Z. Chi phí biên cho việc dọn dẹp tuyết là 16
USD.
(a) Hãy vẽ hai đường lợi ích biên và đường lợi ích biên tổng của
hai đường đó.
(b) Hãy vẽ đường chi phí biên và tìm mức cung cấp hiệu quả
dịch vụ dọn tuyết.

12/19/2023 23
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3 (tt)
3.13. Vào năm 1993, nhà điều hành Federal Highway đề nghị các
doanh nghiệp tư nhân quản lý một phần 42.500 dặm xa lộ giữa
các tiểu bang, được phép thu phí và dùng số tiền này để sửa chữa,
bảo quản xa lộ. Một nhóm chỉ trích cho rằng chính sách này sẽ
dẫn tới đầu tư trục lợi và lấy làm lạ tại sao chính phủ quản lý xa
lộ không hiệu quả như các công ty tư nhân. Việc tư nhân hóa việc
quản lý xa lộ có là một ý kiến hợp lý hay không?

12/19/2023 24

You might also like