You are on page 1of 50

Chương 4: Văn hoá trong hoạt động kinh doanh

4.1 Văn hoá ứng xử trong nội bộ DN

4.2 VH trong xây dựng và phát triển thương hiệu

4.3 VH trong hoạt động marketing

4.4 VH trong đàm phán và thương lượng

4.5 VH trong định hướng với khách hàng


www.themegallery.com Company Logo 1
Chương 4: Văn hoá trong hoạt động kinh doanh

4.1.1 Vai trò và biểu hiện của VH ứng xử

4.1 Văn
hoá ứng
xử trong 4.1.2 Tác động của VH ứng xử
nội bộ
DN

4.1.3 Những điều cần tránh trong VH ứng xử

www.themegallery.com Company Logo 2


Chương 4: Văn hoá trong họat động kinh doanh
4.1 Văn hoá ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp
• 4.1.1 Vai trò và biểu hiện của VH ứng xử
• Khái niệm:
• Văn hóa ứng xử: là biểu hiện dễ nhận biết nhất, dễ gây ấn tượng tốt
hoặc không tốt về cá nhân, cơ quan ngay từ những tiếp xúc đầu tiên,
do đó ảnh hưởng khá lớn đến kết quả công việc của cá nhân hay tập
thể đó. Bao gồm những nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất về hành vi
của cá nhân trong một cộng đồng chung, cố kết một tập thể để tạo nên
sức mạnh nội lực cũng như thương hiệu riêng cho tập thể ấy.
• Văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp: là các mối quan hệ ứng xử giữa
cấp trên với cấp dưới, giữa các đồng nghiệp với nhau, giữa con người
với công việc, được xây dựng trên những giá trị chung của doanh
nghiệp.

www.themegallery.com Company Logo 3


Chương 4: Văn hoá trong họat động kinh doanh
4.1 Văn hoá ứng xử trong nội bộ DN

Vai trò
Giúp DN dễ
Thành công
hơn
Củng cố và
phát triển địa Làm đẹp thêm
Vị cá nhân Hình tượng DN
Trong DN
Taọ điều kiện
Phát huy dân chủ
Cho thành viên

4.1.1 Vai trò và biểu hiện của VH ứng xử


www.themegallery.com Company Logo 4
Chương 4: Văn hoá trong họat động kinh doanh
4.1 Văn hoá ứng xử trong nội bộ DN
4.1.1 Vai trò và biểu hiện của văn hoá ứng xử

Cấp trên
Công Biểu hiện với
việc Cấp dưới

Giữa đồng Cấp dưới


nghiệp Với cấp
trên

www.themegallery.com Company Logo 5


4.1.1 Vai trò và biểu hiện của văn hoá ứng xử

• Biểu hiện của văn hoá ứng xử - Cấp trên với cấp dưới:
- Tuyển chọn, dùng người đúng việc, đúng chỗ
- Chế độ thưởng phạt công minh
- Thu phục nhân viên dưới quyền
- Quan tâm tới thông tin phản hồi từ nhân viên
- Giải quyết những xung đột, mâu thuẫn nội tại có hiệu quả

www.themegallery.com Company Logo 6


4.1.1 Vai trò và biểu hiện của văn hoá ứng xử
Biểu hiện của văn hoá ứng xử - Cấp dưới với cấp trên:
- Tôn trọng và cư xử đúng mực với cấp trên, cần
phải hiểu được nhà quản lý mong đợi ở họ điều
gì để có thể đáp ứng một cách tốt nhất.
- Cấp dưới phải thể hiện được vai trò của mình
- Cấp dưới phải trở thành người hỗ trợ đắc lực của
nhà lãnh đạo

www.themegallery.com Company Logo 7


4.1.1 Vai trò và biểu hiện của văn hoá ứng xử

Biểu hiện của văn hoá ứng xử - giữa đồng nghiệp:


- Cần phải biết cách phối hợp với các đồng
nghiệp,
- Xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp
-Xây dựng thái độ cởi mở, hợp tác với nhau

www.themegallery.com Company Logo 8


4.1.1 Vai trò và biểu hiện của văn hoá ứng xử
Biểu hiện của văn hoá ứng xử - Ứng xử với công việc :
- Trang phục phải theo đúng quy định
- Không nên xen vào công việc của người khác
khi chưa có đề nghị hỗ trợ giúp đỡ hay được
yêu cầu
-Thực hiện công việc đúng tiến độ
- Sẵn sàng nhận thêm những nhiệm vụ mới và
sáng tạo nhiều hơn mức là cấp trên mong đợi

www.themegallery.com Company Logo 9


Xây dựng thái độ an tâm công tác

Mang lại hiệu quả công việc cao


4.1.2 Tác động của văn
hoá ứng xử trong nội bộ
Tạo hứng khởi làm việc doanh nghiệp

Xây dựng và củng cố tinh thần hợp tác

Xây dựng VHDN có bản sắc riêng


www.themegallery.com Company Logo 10
4.1.3 Những điều cần tránh trong văn hoá ứng xử

Nhà lãnh đạo doanh nghiệp

- Không biết cách dùng người


- Lãnh đạo thiếu tầm nhìn chiến lược
- Độc đoán chuyên quyền, tập quyền quá mức

www.themegallery.com Company Logo 11


4.1.3 Những điều cần tránh trong văn hoá ứng xử
Đối với cấp dưới:

Lạm dụng việc nghỉ ốm


Ý thức vệ sinh kém
Tự do quá trớn
Thông tấn xã vỉa hè
Luôn miệng kêu ca, phàn nàn
Giải quyết mâu thuẫn cá nhân trong giờ làm việc

www.themegallery.com Company Logo 12


4.1.3 Những điều cần tránh trong văn hoá ứng xử

Trong quan hệ đồng nghiệp:

Thái độ ganh đua không lành mạnh


Thái độ co mình, khép kín, tách khỏi tập thể
Thái độ độc tài, bảo thủ khi giải quyết công việc
Làm hộ phần việc người khác
Cư xử với thái độ kẻ cả, thiếu tôn trọng

www.themegallery.com Company Logo 13


Thảo luận 4.1
• Văn hoá dân tộc có những tác động như thế
nào đến văn hoá ứng xử trong doanh nghiệp?
• Những ưu điểm văn hoá ứng xử trong doanh
nghiệp nhóm em?
• Chuyển đổi số có tác động đến văn hoá ứng xử
trong nội bộ doanh nghiệp không?

www.themegallery.com
C4.2 Văn hoá trong xây dựng và phát triển thương
hiệu
4.2.1 Văn hoá doanh nghiệp và thương hiệu:
Thương hiệu là một cam kết tuyệt đối về chất lượng,
dịch vụ và giá trị trong một thời gian dài và đã được
chứng nhận qua hiệu quả sử dụng và bởi sự thoả
mãn của người tiêu dùng. (Brand Positioning – Jack
Trout).
Thương hiệu là hình ảnh có tính chất văn hóa, lý tính,
cảm tính, trực quan và độc quyền mà bạn liên tưởng
tới khi nhắc đến một sản phẩm hay một công ty.
(Building strong Brands – David A. Aaker).
Nhãn hiệu: (brand) là tên nhà sản xuất đặt cho một
hàng hóa của mình (từ điển Oxford, 1974)
www.themegallery.com Company Logo 15
4.2.Văn hoá trong xây dựng và phát triển thương hiệu

Văn hoá DN là yếu tố không thể thiếu trong cấu thành của thương
hiệu, là nguồn lực nội tại duy trì thương hiệu
• Thương hiệu là yếu tố làm nên nét văn hoá riêng biệt của DN, đại
diện cho hình ảnh những con người ở bên trong và bên ngoài DN.
• Sự khác biệt của thương hiệu là yếu tố làm nên nét riêng biệt của
công ty, thể hiện trong sản phẩm của nó, dịch vụ cung cấp cho khách
hàng, ý tưởng, trong khách hàng sử dụng sản phẩm đó.
• Thương hiệu DN đại diện cho hình ảnh những con người bên trong
và bên ngoài công ty: nhân viên, đối tác, cổ đông, cộng đồng địa
phương
• DN cần định hình một phong cách riêng để mọi người, mọi bộ phận
trong DN cùng làm việc hướng đến một bản sắc thương hiệu riêng.

www.themegallery.com Company Logo 16


4.2 Văn hoá trong xây dựng và phát triển thương hiệu

Khía cạnh văn hoá cần lưu ý trong xây dựng và phát
triển thương hiệu
• Văn hoá trong đặt tên thương hiệu: là phải dễ phân biệt,
không trùng lặp với các tên khác; cần ấn tượng, ngắn gọn,
đơn giản, dễ đọc, dễ nhớ, có tính văn hóa và gắn liền với
đặc tính hoặc chất lượng hàng hóa, có khả năng giữ
nguyên giá trị và ý nghĩa ban đầu trong bất kỳ môi trường
nào, dễ chấp nhận giữa các nền văn hóa khác nhau, cho
phép thương hiệu vượt qua biên giới quốc gia …
• Khi sử dụng tên riêng làm tên thương hiệu cần tính đến sự
khác biệt văn hóa, tránh những tên riêng mang tính kiêng
kỵ ...
www.themegallery.com Company Logo 17
4.2 Văn hoá trong xây dựng và phát triển thương hiệu

Văn hóa trong xây dựng logo của thương hiệu:


• Logo phải có ý nghĩa văn hóa đặc thù, mang bản sắc của
một nền văn hóa nhất định, biểu tượng đưa vào phải thích
ứng với văn hóa, lịch sử công ty, phù hợp với đối tượng
công ty hướng tới, truyền tải những mục tiêu định vị hay
đặc trưng của thương hiệu.
• Logo của thương hiệu phải có khả năng thích nghi trong
các nền văn hóa hay ngôn ngữ khác nhau, vì khách hàng ở
các nước khác nhau, có nền văn hóa khác nhau thường có
cách hiểu khác nhau đối với hình ảnh hay ký hiệu.

www.themegallery.com Company Logo 18


4.2 Văn hoá trong xây dựng và phát triển thương
hiệu
• Logo cuả một số thương hiệu nổi tiếng:

www.themegallery.com Company Logo 19


4.2.Văn hoá cần lưu ý trong xây dựng và phát triển
thương hiệu:
Văn hoá trong xây dựng tính cách thương hiệu
• Mang đậm ý nghĩa văn hóa và giàu hình tượng, tạo thiện cảm
của khách hàng đối với nhãn hiệu qua tính cách gần guĩ của
người thật, vật thật, hoặc tính cách dễ thương, thú vị của nhân
vật hoạt hình hoặc là một hình vẽ.
• Nếu tính cách của thương hiệu trở nên quá hấp dẫn, nó có thể
làm giảm sự chú ý của khách hàng đến những yếu tố quan
trọng: khách hàng quên mất là đang quảng cáo cho thương
hiệu nào và nhầm lẫn.
• Nếu tính cách của thương hiệu được thể hiện qua một con
người cụ thể như một nghệ sĩ nổi tiếng chẳng hạn, thì hình
tượng phải được đổi mới thường xuyên.

www.themegallery.com Company Logo 20


4.2.Văn hoá cần lưu ý trong xây dựng và phát triển
thương hiệu:
Văn hoá trong xây dựng câu khẩu hiệu
Slogan, nguyên nghĩa là tiếng hô trước khi xung trận của những
chiến binh Scotland.
Trong thương mại được hiểu như là khẩu hiệu thương mại của công
ty. Mỗi slogan thường có ý nghĩa trong một giai đoạn nhất định.
Khi chuyển sang giai đoạn khác hoặc chiến lược của doanh
nghiệp thay đổi, thì slogan cũng thay đổi cho phù hợp với điều
kiện lúc đó.
Slogan là một thông điệp truyền tải ngắn gọn nhất đến khách hàng
bằng từ ngữ dể nhớ, dể hiểu, có sức thu hút cao về ý nghĩa, âm
thanh.
Slogan là sự cam kết về giá trị, chất lượng sản phẩm của thương
hiệu với khách hàng.

www.themegallery.com Company Logo 21


4.2.Văn hoá cần lưu ý trong xây dựng và phát triển
thương hiệu:
Văn hoá trong xây dựng câu khẩu hiệu
- Hãng cà phê Maxwell House: "Ngon tới giọt cuối cùng"
- Cty kim cương De Beers Consolidated: "Kim cương là vĩnh cửu"
- Trang vàng Yellow Pages: "Hãy dùng tay thay vì dùng chân"
-KFC -“Vị ngon trên từng ngón tay”
-Bitis - Nâng niu bàn chân Việt”
-Mộc Châu - “Thảo nguyên xanh. Sữa mát lành.”
-dòng sản phẩm của NOKIA : "Trực giác lay động cảm quan"

www.themegallery.com Company Logo 22


Thảo luận 4.2
Nêu 10 câu khẩu hiệu:
• - nhóm doanh nghiệp đào tạo (1) (4)
• - nhóm doanh nghiệp công nghệ ( 6) ( 6)
• - nhóm doanh nghiệp kinh doanh bất động sản (2)(2)
• - nhóm doanh nghiệp kinh doanh sữa và sản phẩm từ sữa (3) ( 3)
• - nhóm doanh nghiệp kinh doanh ô tô (5) (7)
• - nhóm doanh nghiệp kinh doanh du lịch (4) (5)
• - nhóm doanh nghiệp kinh doanh cà phê, đồ uống (7) (1)
• - nhóm doanh nghiệp kinh doanh đồ nông sản Việt (8) (8)

www.themegallery.com
4.3 Văn hoá trong hoạt động marketing
4.3.1 Văn hoá trong lựa chọn thị trường mục tiêu và
định vị thị trường
Văn hoá trong lựa chọn thị trường mục tiêu
Khái niệm:
Thị trường mục tiêu là một hoặc một vài đoạn thị trường
bao gồm các khách hàng có cùng nhu cầu và mong
muốn mà doanh nghiệp có khả năng đáp ứng, đồng thời
các hoạt động marketing của doanh nghiệp có thể tạo
ra ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh và đạt được
mục tiêu kinh doanh đã định.
Là các đoạn thị trường hấp dẫn mà doanh nghiệp quyết
định lựa chọn để tập trung nỗ lực marketing của mình.

www.themegallery.com Company Logo 24


4.3.1 Văn hoá trong lựa chọn thị trường mục tiêu và
định vị thị trường

Văn hoá trong lựa chọn thị trường mục tiêu


• Chủ thể khác nhau đánh giá về qui mô tăng trưởng và sức
hấp dẫn của cơ cấu thị trường khác nhau
• Nhà quản trị phải đối chiếu với mục tiêu, quan điểm, tôn
chỉ hoạt động, sứ mệnh và các qui tắc kinh doanh đã lựa
chọn để hoạt động không bị chệch hướng khỏi quĩ đạo
kinh doanh chung

www.themegallery.com Company Logo 25


Thảo luận 4.3

Thành công của doanh nghiệp trong lựa chọn thị


trường mục tiêu.

www.themegallery.com Company Logo 26


4.3 Văn hoá trong hoạt động marketing
• 4.3.1 Văn hoá trong định vị thị trường:
• Khái niệm:
• Định vị thị trường: là việc thiết kế sản phẩm và
hình ảnh của doanh nghiệp nhằm chiếm được vị
trí đặc biệt và có giá trị trong tâm trí khách hàng
mục tiêu.
• Định vị thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải
quyết định khuyếch trương bao nhiêu điểm khác
biệt và những điểm khác biệt nào giành cho
khách hàng mục tiêu.
www.themegallery.com Company Logo 27
h
Văn hoá trong định vị thị trường

• Tạo ra một hình ảnh cụ thể cho sản phẩm,


nhãn hiệu
• Lựa chọn vị thế của sản phẩm, chủ thể trên thị
trường
• Tạo sự khác biệt cho sản phẩm và nhãn hiệu
• Lựa chọn, khuyếch trương điểm khác biệt có ý
nghĩa

www.themegallery.com Company Logo 28


4.3.2 Văn hoá trong các quyết định về sản phẩm

• Văn hoá trong các quyết định về nhãn hiệu:


Nhãn hiệu là: tên gọi, ký hiệu ghi trên bao bì để xác định từng
hàng hóa cụ thể, nhằm phân biệt hàng hóa này với hàng hóa
khác cũng như để phân biệt với hàng hóa tương tự của hãng
khác.
Tính cách nhãn hiệu: là một thành tố đặc biệt của nhãn hiệu – thể
hiện đặc điểm con người gắn với nhãn hiệu, thường mang đậm
ý nghĩa văn hóa và giàu hình tượng nên nó là phương tiện hữu
hiệu trong quá trình xây dựng nhận thức nhãn hiệu.
Ví dụ: anh chàng cowboy của Marlboro;
ông thọ – sữa đặc có đường của Vinamilk.

www.themegallery.com Company Logo 29


4.3.2 Văn hoá trong các quyết định về sản phẩm
Văn hoá trong các quyết định về nhãn hiệu: nhà quản trị phải giải
quyết các vấn đề như:
• - có gắn nhãn hiệu cho sản phẩm cuả mình không?
• - ai là chủ nhãn hiệu
• Đặt tên cho nhãn hiệu như thế nào?
• 5 tiêu chí thường dùng để lựa chọn tên nhãn hiệu
- Dễ nhớ: đơn giản, dễ phát âm, dễ đánh vần.
- Có ý nghĩa: gần gũi, có ý nghĩa, có khả năng liên tưởng.
- Dễ chuyển đổi: có thể dùng cho nhiều sản phẩm trong cùng một
chủng loại; dễ chấp nhận giữa các lãnh thổ và nền văn hóa khác
nhau.
- Dễ thích nghi: dễ dàng trẻ hóa, hiện đại hóa, quốc tế hóa.
- Đáp ứng yêu cầu bảo hộ

www.themegallery.com Company Logo 30


4.3.2 Văn hoá trong các quyết định về sản phẩm:

Văn hoá trong các quyết định về bao gói sản phẩm:
Bao bì được coi là một trong những liên hệ mạnh nhất của nhãn
hiệu trong đó, hình thức của bao bì có tính quyết định. Yếu tố
tiếp theo là màu sắc, kích thước, công dụng đặc biệt của bao
bì.
Ví dụ: thuốc đánh răng Close-up đựng trong hộp có thể bơm ra
tạo sự tiện lợi, tiết kiệm, không làm nhăn nhúm hộp.
- Đưa thông tin lên bao gói?
- Cân nhắc khía cạnh lợi ích: XH – NTD – DN
- sử dụng dịch vụ khách hàng để tạo ra lợi thế kinh doanh và thể
hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đến khách hàng

www.themegallery.com Company Logo 31


Văn hoá trong các quyết dịnh về thiết kế và marketing
sản phẩm mới

• Mua bằng sáng chế hoặc giấy phép sử dụng từ


chủ thể kinh doanh khác, từ viện nghiên cứu
KH&CN
• Tự tổ chức quá trình nghiên cưú thiết kế sản
phẩm mới bằng nguồn lực của chính mình
• Liên kết, phố hợp các đơn vị khác hoặc viện
nghiên cứu

www.themegallery.com Company Logo 32


4.3 Văn hoá trong hoạt động marketing

4.3.3 Văn hoá trong hoạt động truyền thông


marketing:
• Văn hoá trong quảng cáo
• Văn hoá trong hoạt động xúc tiến bán hàng
• Văn hoá trong hoạt động tuyên truyền
• Văn hoá trong bán hàng cá nhân và marketing
trực tiếp

www.themegallery.com Company Logo 33


4.3 Văn hoá trong hoạt động marketing
4.3.3 Văn hoá trong hoạt động truyền thông marketing:
• Văn hoá trong quảng cáo
• Quảng cáo: là hoạt động bao gồm mọi hình thức giới
thiệu một cách gián tiếp và đề cao những ý tưởng ,
hàng hóa hoặc dịch vụ nhằm thu hút sự chú ý của xã
hội. Thông tin quảng cáo được in và trình bày ở các
nơi công cộng
• Văn hóa trong quảng cáo: chủ thể kinh doanh và các
bên hưũ quan nên đưa ra những chuẩn mực, qui tắc
hoặc qui định pháp lý trong quảng cáo nhằm định
hình khuôn khổ hành vi xã hội phổ biến

www.themegallery.com Company Logo 34


4.3 Văn hoá trong hoạt động marketing
4.3.3 Văn hoá trong hoạt động truyền thông mar:
• Văn hoá trong quảng cáo tại Việt Nam
- lôi kéo, nài ép, dụ dỗ người tiêu dùng
ví dụ: quảng cáo sản phẩm có tên tuổi xen vào giữa các buổi trình diễn
hay chiếu phim ở rạp.
- Quảng cáo tạo ra hay khai thác, lợi dụng một niềm tin sai lầm về sản
phẩm,
ví dụ: quảng cáo nồi cơm điện có phủ lớp chống dính Teflon
-quảng cáo phóng đại, thôỉ phồng sản phẩm vượt quá mức hợp lý
-Quảng cáo có hình thức khó coi, phi thị hiếu, sao chép lố bịch mất đi
vẻ đẹp ngôn ngữ, biến dạng cảnh quan thiên nhiên

www.themegallery.com Company Logo 35


4.3 Văn hoá trong hoạt động marketing
• 4.3.3 Văn hoá trong hoạt động truyền thông mar:
• Văn hoá trong hoạt động xúc tiến bán hàng
• Xúc tiến bán hàng là nhóm công cụ truyền thông
sử dụng hỗn hợp các công cụ cổ động, kích thích
bán hàng nhằm tăng nhu cầu về sản phẩm tại chỗ
tức thì
• Văn hóa trong hoạt động xúc tiến bán hàng: nhà
quản trị cần xác định rõ đối tượng tham gia và
cường độ kích thích phù hợp trước khi tiến hành
xúc tiến.
www.themegallery.com Company Logo 36
4.3 Văn hoá trong hoạt động marketing
• 4.3.3 Văn hoá trong hoạt động truyền thông mar:
• Văn hoá trong hoạt động xúc tiến bán hàng
Bán hàng phi đạo đức:
• +Bán hàng lừa gạt: sản phẩm ghi giảm giá,
• +Bao gói và dán nhãn lừa gạt: “mới”, “cải tiến”,…
• + Nhử và chuyển kênh: hình dáng bao bì, hình ảnh
hấp dẫn,.. gây hiểu lầm
• +Bán hàng dưới chiêu bài nghiên cứu thị trường: tạo
ra một đợt bán điểm

www.themegallery.com Company Logo 37


4.3 Văn hoá trong hoạt động marketing
4.3.3 Văn hoá trong hoạt động truyền thông marketing:
• Văn hoá trong hoạt động tuyên truyền
• Tuyên truyền: là việc sử dụng những phương tiện
truyền thông đại chúng truyền thông tin không mất
tiền về hàng hóa và dịch vụ và về chủ thể kinh doanh
tới khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng nhằm
đạt được mục tiêu cụ thể
• Văn hóa trong tuyên truyền: nhà quản trị cần xem xét
các yếu tố thuộc văn hóa dân tộc và xã hội, luật pháp
và đạo đức nghề nghiệp khi sáng tạo và lựa chọn các
thông điệp.

www.themegallery.com Company Logo 38


4.3 Văn hoá trong hoạt động marketing
• 4.3.3 Văn hoá trong hoạt động truyền thông marketing:
• Văn hoá trong bán hàng cá nhân và marketing trực tiếp
• Bán hàng cá nhân là họat động có mối liên hệ trực tiếp với
khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng.
• Marketing trực tiếp là hoạt động kết hợp cả ba yếu tố: quảng
caó, xúc tiến và bán hàng cá nhân để đi bán hàng trực tiếp.
• Văn hóa trong bán hàng cá nhân: người bán hàng cần hiểu rõ
khách hàng, tạo dựng mối quan hệ tốt với khách hàng, biết
lắng nghe và phân tích, gợi mở và khám phá những nhu cầu
tiềm năng của khách hàng.

www.themegallery.com Company Logo 39


4.4 Văn hoá ứng xử trong đàm phán và thương lượng

4.1.1 Biểu hiện của văn hóa ứng xử trong đàm phán và thương
lượng
• Quan niệm:
• Theo từ điển Tiếng Việt: “Thương lượng là đôi bên hay nhiều
bên bàn, đắn đo, ước lượng, … tính cho cân phân, đồng đều.”
• Đàm phán là phương tiện cơ bản để đạt được cái mà ta mong
muốn từ người khác
• Các kết quả của cuộc đàm phán:
• Thua – thua
• Thắng – thua
• Thắng – thắng

www.themegallery.com Company Logo 40


4.4 Văn hoá ứng xử trong đàm phán và thương lượng

4.1.1 Biểu hiện cuả VH ứng xử trong đàm phán


và thương lượng
Tinh tế trong việc sử dụng hành vi phi ngôn
ngữ
• Taọ sự tin tưởng trong đàm phán
• Biết cách sử dụng kỹ năng đặt câu hỏi
• Biết cách sử dụng kỹ năng trả lời
• Biết cách lắng nghe để ứng xử hợp lý

www.themegallery.com Company Logo 41


4.4 Văn hoá ứng xử trong đàm phán và thương lượng
4.1.1 Biểu hiện của văn hóa ứng xử trong đàm
phán và thương lượng
• Biết cách sử dụng kỹ năng đặt câu hỏi
• “Biết người nhanh nhậy qua câu trả lời.
• Biết người khôn ngoan qua cách đưa câu hỏi.”
Cách hỏi khéo léo có thể đêm lại cho bạn một
lượng thông tin lớn cần thiết qua câu trả lời,
hành động, phản ứng, phong thái và cử chỉ, điệu
bộ của họ để bạn sử dụng chiến thuật trong đàm
phán.
www.themegallery.com Company Logo 42
4.4 Văn hoá ứng xử trong đàm phán và thương lượng

Biểu hiện cuả VH ứng xử trong đàm phán và


thương lượng
Biết cách sử dụng kỹ năng trả lời
• Xác định đúng những điều không đáng phải
trả lời.
• Không nên trả lời hết mọi vấn đề được hỏi.
• Không trả lời sát vào câu hỏi của đối phương.
• Giảm bớt cơ hội để đối phương hỏi đến cùng.
• Đừng trả lời quá dễ dàng…..
www.themegallery.com Company Logo 43
Biểu hiện cuả VH ứng xử trong đàm phán và thương
lượng
Biết cách lắng nghe để ứng xử hợp lý
• kỹ năng nghe cũng thế hiện văn hóa ứng xử: chăm
chú lắng nghe tạo tâm lý người nói được tôn trọng.
đồng thời qua đó cũng thu thập được một cách đầy
đủ thông tin cần thiết để phục vụ cho đàm phán
• Trong khi nghe cần chú ý đến những ý tứ ẩn giấu
bên trong lời nói để đoán biết được nhu cầu tâm lý
của đối tác, đồng thời luôn quan sát thái độ của đối
tác để có thể ứng xử hợp lý nhất trong từng tình
huống.

www.themegallery.com Company Logo 44


Tác động cuả VH ứng xử đến đàm phán và
thương lượng:
- Văn hóa ứng xử là yếu tố quan trọng quyết
định đến thành công cuả đàm phán
- Hứa hẹn mang lại cho DN cơ hội hợp tác thành
công mới, xây dựng mối quan hệ lâu dài, trên
cơ sở tin tưởng, bình đẳng, hai bên cùng có lợi

www.themegallery.com Company Logo 45


Những điều cần tránh trong đàm phán và thương
lượng:
- Tránh phạm phải lời nói kiêng kỵ
- Tránh phạm phải kiêng kỵ về văn hoá: quốc
gia, vùng lãnh thổ trong đàm phán
- Tránh đối diện với điều khó khăn, khó giải
quyết
- Tránh phá hỏng đàm phán
www.themegallery.com Company Logo 46
4.5.1 Ảnh hưởng của văn hoá tới quyết định
mua của khách hàng
Tác động của văn hóa đến người mua không chỉ
tập trung ở nhu cầu, mong muốn, thị hiếu của
họ mà còn thể hiện qua tiêu chuẩn giá trị, thái
độ, qua phong tục, tập quán, qua sự khác biệt
và giao thoa văn hóa và qua văn hóa của
người tiếp thị bán hàng,… Tất cả những điều
đó có ảnh hưởng đến các biện pháp marketing
của doanh nghiệp

www.themegallery.com Company Logo 47


Xây dựng phong cách VHDN định hướng vào
khách hàng
• Tạo lập phong cách văn hoá lấy khách hàng
làm trọng tâm thông qua các yếu tố cơ bản
sau:
• Tạo mối liên kết từ lãnh đạo tới khách hàng
• Phối hợp giải quyết vấn đề chéo chức năng
• Giaỉ quyết các vấn đề cuả KH theo quá trình
chuẩn
• Phân tích dữ liệu khách hàng
• Lên kế hoạch giaỉ quyết khiêú nại khách hàn
• Điều tra, khảo sát về khách hàng
www.themegallery.com Company Logo 48
Xây dựng phong cách VHDN định hướng vào
khách hàng
• Hướng dẫn và định hướng tiêu dùng cho khách
hàng, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho
người tiêu dùng về các quyền của họ, tổ chức
và giúp đỡ họ hiểu và tự bảo vệ quyền lợi của
mình
• Thực hiện các biện pháp cần thiết để định
hướng người tiêu dùng hợp lý

www.themegallery.com Company Logo 49


Phát triển môi trường văn hóa định hướng vào
khách hàng:
• - lắng nghe khách hàng
• - chiến lược chính sách khách hàng
• - Xây dựng lòng trung thành khách hàng

www.themegallery.com Company Logo 50

You might also like