You are on page 1of 143

TRƯỜNG ĐH LUẬT TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT DÂN SỰ

TÀI LIỆU HỘI THẢO KHOA HỌC

QUY ĐỊNH VỀ TÀI SẢN TRONG BỘ LUẬT


DÂN SỰ 2015 VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN
CÁC QUY ĐỊNH KHÁC CỦA PHÁP LUẬT
VIỆT NAM

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 5 năm 2017

1
MỤC LỤC

CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO


QUY ĐỊNH VỀ CHIẾM HỮU VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI CÁC QUY
ĐỊNH KHÁC TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015
TS. Lê Minh Hùng..............................................................................................................1
NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI TÀI SẢN VÀ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN MỘT SỐ PHÁP LUẬT LIÊN QUAN
ThS. Nguyễn Nhật Thanh.................................................................................................21
QUYỀN VỀ LỐI ĐI QUA THEO BLDS VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN CÁC CHẾ
ĐỊNH, NGÀNH LUẬT KHÁC CÓ LIÊN QUAN
CN. Nguyễn Tấn Hoàng Hải............................................................................................27
MỐI LIÊN HỆ CỦA QUYỀN VỀ LỐI ĐI QUA BẤT ĐỘNG SẢN LIỀN KỀ VÀ CÁC
CHẾ ĐỊNH KHÁC THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015
ThS. Nguyễn Thanh Thư..................................................................................................41
QUYỀN HƯỞNG DỤNG –TỪ GÓC ĐỘ PHÁP LUẬT DÂN SỰ PHÁP ĐẾN KINH
NGHIỆM CHO VIỆT NAM

ThS. Lê Minh Khoa và ThS. Nguyễn Thị Thuý..............................................................48

QUYỀN HƯỞNG DỤNG NHÌN TỪ PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
PGS.TS. Đỗ Văn Đại.........................................................................................................62
QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN BỀ MẶT TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015 VÀ MỐI
LIÊN HỆ VỚI CÁC CHẾ ĐỊNH CỦA NGÀNH LUẬT DÂN SỰ
ThS. Lê Thị Hồng Vân......................................................................................................69
BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ BẰNG BIỆN PHÁP DÂN SỰ - SO SÁNH VỚI
QUY ĐỊNH BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN THEO BLDS NĂM 2015
CN. Nguyễn Phương Thảo................................................................................................75
BẢO LƯU QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ
2015
ThS. Lê Thị Diễm Phương................................................................................................88
QUYỀN KHỞI KIỆN CỦA CHẤP HÀNH VIÊN TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH, XỬ LÝ
TÀI SẢN CHUNG ĐỂ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
TS. Nguyễn Văn Tiến........................................................................................................92

2
BÀN VỀ VIỆC BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI THỨ BA NGAY TÌNH QUA BA
TRƯỜNG HỢP THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
TS. Lê Vĩnh Châu.............................................................................................................98
BÀN VỀ KHÔNG ÁP DỤNG THỜI HIỆU KHỞI KIỆN ĐỐI VỚI YÊU CẦU BẢO VỆ
QUYỀN SỞ HỮU
TS. Đặng Thanh Hoa......................................................................................................114
QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015 VÀ
VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG
CN. Lường Minh Sơn.....................................................................................................125
QUY ĐỊNH VỀ TÀI SẢN HÌNH THÀNH TRONG TƯƠNG LAI VÀ NHỮNG TÁC
ĐỘNG ĐẾN VIỆC PHÂN CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI
KỲ HÔN NHÂN
ThS. Ngô Thị Anh Vân...................................................................................................133

3
TRƯỜNG ĐH LUẬT TP.HCM
KHOA LUẬT DÂN SỰ

CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO


QUY ĐỊNH VỀ TÀI SẢN TRONG BLDS 2015 VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ
ĐẾN CÁC QUY ĐỊNH KHÁC CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25/4/2017

--------------------------------

*Chủ trì: TS. Lê Minh Hùng và PGS.TS Đỗ Văn Đại

Thời gian Nội dung Người thực hiện

7h15 - 7h30 Đăng ký đại biểu Ban tổ chức

7g30-7g40 Giới thiệu đại biểu, lý do BTC & MC. Nguyễn Tấn Hoàng Hải

7h40 - 7h50 Khai mạc TS. Lê Minh Hùng

8g00 – 10g00 PHIÊN THỨ NHẤT:


TÀI SẢN, QUYỀN SỞ HỮU VÀ CÁC QUYỀN KHÁC

8h00 - 8h10 Phân loại tài sản, ảnh hưởng của ThS. Nguyễn Nhật Thanh
nó đối với quy định về quyền
hưởng dụng trong BLDS 2015

8h10 – 8h20 Chiếm hữu và ảnh hưởng của nó TS. Lê Minh Hùng
đến các quy định khác trong BLDS
2015

8h20 – 8h30 Quyền hưởng dụng và ảnh hưởng PGS.TS Đỗ Văn Đại
của nó đến pháp luật về BTTH

8h30– 8g40 Những vấn đề pháp lý cơ bản về ThS Lê Thị Hồng Vân

4
quyền bề mặt và ảnh hưởng của nó
đến các lĩnh vực pháp luật khác

8h40 – 9h40 Thảo luận Chủ tọa, các đại biểu tham gia HT

9g40 – 10g00 GIẢI LAO 20 PHÚT


(ĐẠI BIỂU DÙNG TIỆC NGỌT)

10g00 – 12g00 PHIÊN THỨ HAI:


ẢNH HƯỞNG CỦA QUY ĐỊNH VỀ QSH TÀI SẢN CỦA BLDS 2015
ĐẾN CÁC LĨNH VỰC PHÁP LUẬT KHÁC

10h00 – 10h10 Quyền khởi kiện của chấp hành TS. Nguyễn Văn Tiến
viên trong việc xử lý tài sản chung
để thi hành án

10h10 – 10h20 Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba TS. Lê Vĩnh Châu
ngay tình trong 03 trường hợp thi
hành án

10h20-10h30 Bảo vệ QSH TT; Quy định về tài ThS Nguyễn Phương Thảo, ThS.
sản và quyền sở hữu trong các lĩnh Ngô Thị Vân Anh và thầy Lường
vực lao động, hôn nhân gia đình Minh Sơn

10h30 – 11h15 Thảo luận phiên thứ hai

11g15 – 11g20 Bế mạc

5
QUY ĐỊNH VỀ CHIẾM HỮU VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI CÁC
QUY ĐỊNH KHÁC TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015

Lê Minh Hùng*

1. Đặt vấn đề

Chiếm hữu là một khái niệm pháp lý mới được đưa vào trong Bộ luật Dân sự
(BLDS) năm 2015. Trong các BLDS năm 1995, BLDS 2005 chưa tồn tại khái niệm
này. Sở dĩ BLDS 2015 bổ sung quy định về chiếm hữu là vì, trong thực tiễn, có
những trường hợp chủ thể chiếm hữu tài sản mà họ không có quyền sở hữu, thậm chí
việc chiếm hữu của họ cũng không dựa trên căn cứ pháp luật nào, nhưng cũng không
trái pháp luật. Thực trạng này dẫn đến sự xung đột quyền lợi giữa người thực tế
chiếm hữu tài sản với những người xung quanh, thậm chí là xung đột với cả quyền lợi
của chủ sở hữu đích thực của tài sản. Trong một xã hội văn minh, mọi xung đột về lợi
ích cần phải được điều chỉnh, xử lý bằng những quy định cụ thể của pháp luật. Bởi
thế, quy định về chiếm hữu đối với tài sản trong BLDS 2015 đã ra đời trong bối cảnh
cần có sự thừa nhận của pháp luật đối với sự tồn tại thực tế của tình trạng chiếm hữu,
và cần có sự sắp xếp trật tự pháp lý giữa việc chiếm hữu tài sản với quyền sở hữu và
các quyền khác một cách hợp lý, đảm bảo trật tự pháp luật và ổn định xã hội.

Nội dung bài viết này nghiên cứu về khái niệm chiếm hữu, bản chất của chiếm
hữu, hiệu lực của việc chiếm hữu, những ảnh hưởng của quy định về chiếm hữu đối
với các chế định khác trong pháp luật dân sự.

2. Khái niệm, đặc điểm của chiếm hữu trong Bộ luật Dân sự năm 2015

Bên cạnh việc công nhận quyền chiếm hữu với tính chất là một trong ba quyền
năng của chủ sở hữu đối với tài sản, BLDS 2015 còn có quy định mới về sự “chiếm
hữu” của các chủ thể đối với tài sản. Theo BLDS 2015, chiếm hữu là việc chủ thể
nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối
với tài sản (khoản 1 Điều 179). Theo đó, bản chất của chiếm hữu là việc nắm giữ, chi
phối tài sản. Sự nắm giữ, chi phối ở đây được hiểu là những hoạt động cụ thể chủ thể
đối với tài sản, diễn ra bình thường trong đời sống, thể hiện ở việc cầm nắm, giữ gìn,
trông coi, quản lý, kiểm soát thực tế đối với các động sản; hoặc cư ngụ, sinh sống
trong ngôi nhà; hay tiến hành xây dựng nhà cửa, trồng tỉa cây cối trên đất; nuôi trồng
các cây, con trên mặt nước...

*
Tiến sĩ luật học, GV. Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
6
Chiếm hữu là một tình trạng thực tế, tồn tại độc lập, bên ngoài so với quyền sở
hữu và các quyền khác đối với tài sản. Sở dĩ có sự thừa nhận sự chiếm hữu bên cạnh
quyền sở hữu và quyền chiếm hữu đối với tài sản, là bởi vì sự chiếm hữu là một hiện
tượng khách quan, một hoàn cảnh thực tế, thể hiện việc chủ thể đang nắm giữ, chi
phối tài sản một cách yên ổn, bình yên trong một xã hội. Thực tế đó giống như việc
một chủ thể có quyền trên tài sản đang thực hiện quyền đối với tài sản của mình một
cách bình thường trong đời sống hàng ngày, mà không cần xét tới việc chiếm hữu đó
là hợp pháp hay trái pháp luật. Ở khía cạnh này, sự thừa nhận và bảo vệ sự chiếm hữu
chính là để duy trì và bảo vệ trật tự công cộng. Ví dụ: một người đang sử dụng một
chiếc điện thoại thì bị cướp và và kẻ cướp đó bị bắt quả tang. Lúc này, tên cướp đó đã
xâm phạm đến trật tự công, đó là dùng hành vi bạo lực bất hợp pháp để tước đoạt tài
sản ra khỏi sự chiếm hữu bình thường, yên ổn của chủ thể. Người chiếm hữu chỉ cần
chứng minh là mình đang thực tế chiếm hữu chiếc điện thoại đó thì bị cướp, mà
không cần phải chứng minh mình có quyền sở hữu, quyền chiếm hữu (chiếm hữu hợp
pháp hay chiếm hữu có căn cứ pháp luật) đối với chiếc điện thoại (dù có thể anh ta có
được chiếc điện thoại này là do đã lấy trộm của một người khác).

Bên cạnh đó, quy định về chiếm hữu còn là căn cứ để giải quyết các hệ quả
pháp lý phát sinh từ việc chiếm hữu. Cho đến khi chủ thể đang thực tế chiếm hữu tài
sản, nếu chưa bị phán xử bởi bản án, quyết định có hiệu lực của cơ quan có thẩm
quyền được lập thông thủ tục luật định, thì không ai được kết luận việc chiếm hữu đó
trái là pháp luật, và cũng không ai được phép tước đoạt tài sản ra khỏi sự chiếm hữu
của chủ thể, trừ trường hợp chủ thể này đã đoạt lấy tài sản bằng hành vi phạm pháp
quả tang, hoặc hành vi chiếm đoạt rõ ràng là vi phạm pháp luật (đủ dấu hiệu cấu
thành để có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật). Mặt khác, việc pháp luật thừa
nhận sự chiếm hữu còn nhằm mục đích duy trì trật tự xã hội, mà còn hướng đến việc
xác lập hiệu lực của các quyền mà người chiếm hữu có thể được hưởng trong hiện tại
hoặc trong tương lai.

Qua khái niệm trên, có thể thấy chiếm hữu có những đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, chiếm hữu là hành vi thực tế của chủ thể, là hoạt động có tính chất
chủ quan thể hiện sự kiểm soát, quản lý thực tế của chủ thể đối với tài sản. Đây là
những việc làm thể hiện sự trông nom, nắm lấy, giữ lấy đối với tài sản. Có thể nói, về
mặt chủ quan, qua sự chiếm hữu cho thấy, chủ thể đã thực hiện những hành vi, hoạt
động cụ thể nhằm nắm giữ, chi phối tài sản. Những hoạt động, hành vi này chưa được
coi là hành vi pháp lý mà chỉ là hành vi cụ thể, mang tính thực tế. Đó có thể là hành
vi, hoạt động hợp pháp của chủ thể có quyền chiếm hữu (chủ sở hữu thực hiện quyền
chiếm hữu đối với tài sản của mình, hoặc người có quyền chiếm hữu được chủ sở hữu
giao hoặc do pháp luật quy định); Đó cũng có thể là tình trạng chiếm giữ tài sản
7
không dựa trên các căn cứ luật định (như người thứ ba chiếm hữu ngay tình đối với
tài sản); hoặc thậm chí, đó cũng có thể là việc chiếm hữu trái pháp luật (lừa đảo, lạm
dụng tín nhiệm, trộm, cướp, cướp giật, cưỡng đoạt…) đối với tài sản của người khác.
Như vậy, chiếm hữu chỉ có thể được coi là một “hoàn cảnh thực tế”, một hoạt động
của con người đối với tài sản mà những người khác trong xã hội nhìn thấy, nhận biết
được, chứ chưa phải là hành vi pháp lý hay là quan hệ pháp luật về sở hữu.

Thứ hai, chiếm hữu là một sự kiện thực tế, một hiện tượng khách quan, hay
cũng có thể hiểu đây là biểu hiện bề ngoài của quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, chi
phối đối với tài sản. Hiện tượng này “giống như là” việc chủ sở hữu đích thực của tài
sản hoặc chủ thể có quyền hợp pháp đối với tài sản đang thực hiện quyền sở hữu,
quyền hợp pháp khác của mình đối với tài sản. Ở khía cạnh này, người đang chiếm
hữu tài sản “được suy đoán như là” chủ sở hữu, người có quyền chiếm hữu đối với tài
sản. Ví dụ: khi chúng ta thấy một người đang sử dụng điện thoại, hoặc đang sử dụng
một thửa đất chưa được cấp Giấy chứng nhận, thì có thể suy đoán hay xem như người
đó là người có quyền đối với chiếc điện thoại hoặc thửa đất nói trên. Đó là hiện tượng
khách quan, là một sự thật, cần được pháp luật duy trì trong tình trạng yên ổn, đảm
bảo phù hợp với trật tự công cộng. Vì thế, thực tế đó được pháp luật thừa nhận và bảo
vệ, trừ trường hợp sự chiếm hữu đó là hành vi bạo hành, chiếm đoạt tài sản của người
khác trái với pháp luật hình sự, hành chính đang chờ bị truy cứu trách nhiệm pháp lý.
Ví dụ: khi một người đang chạy xe đạp trên đường, những người xung quanh, kể cả
cảnh sát đều nhìn thấy hiện tượng này. Không ai, kể cả cảnh sát, có thể xác quyết
được rằng người đang chạy xe (nắm giữ, chi phối) chiếc xe đạp nói trên có phải là
chủ sở hữu đích thực của chiếc xe đó hay không. Tuy nhiên, nếu có ai đó sử dụng
hành vi bạo lực trái pháp luật để đoạt lấy hoặc gây ra thiệt hại đối với chiếc xe này,
thì người đang người chiếm hữu chiếc xe được pháp luật bảo vệ, tức là người chiếm
hữu được đòi người chiếm đoạt phải trả lại chiếc xe, hoặc đòi người gây thiệt hại phải
bồi thường thiệt hại do làm hỏng xe.

Vì chiếm hữu là sự kiện thực tế, là hiện tượng khách quan thể hiện qua việc
chủ thể nắm giữ, chi phối đối với tài sản như là chủ thể có quyền, cho nên chiếm hữu
khác với quyền chiếm hữu và cũng khác với quyền sở hữu.

Chiếm hữu khác với quyền chiếm hữu. Chiếm hữu cũng được pháp luật thừa
nhận, nhưng đó không phải là quyền, mà đó chỉ là một sự kiện, một hoàn cảnh thực
tế, hay một sự thật khách quan mà thôi. Còn quyền chiếm hữu là khả năng xử sự của
chủ thể được pháp luật thừa nhận.1 Vì quyền chiếm hữu là một quyền năng dân sự

1
Điều 186 BLDS 2015 quy định: “Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi
phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội”.
8
nên việc xác lập quyền chiếm hữu luôn được dựa trên căn cứ do pháp luật quy định. 2
Hơn nữa, quyền chiếm hữu là một khả năng xử sự do pháp luật quy định, nên không
phải ai cũng có quyền chiếm hữu, mà chỉ có những chủ thể xác định mới có quyền
chiếm hữu đối với tài sản, gồm: chủ sở hữu có quyền chiếm hữu tài sản của mình;
hoặc chủ thể khác có quyền chiếm hữu đối với tài sản do được chuyển giao quyền
chiếm hữu hoặc do pháp luật quy định, như người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý,
người được chiếm hữu tài sản thông qua các giao dịch có kèm theo nghĩa vụ giao tài
sản để chủ thể đó quản lý, kiểm soát hoặc người có quyền quản lý tài sản theo quy
định của pháp luật. (Chẳng hạn người nhận cầm cố, người có quyền cầm giữ tài sản,
người quản lý tài sản vắng chủ, quản lý di sản chưa chia thừa kế, quản lý tài sản theo
pháp luật về phá sản doanh nghiệp, pháp luật thi hành án…). Quyền chiếm hữu chỉ
cho phép chủ thể có quyền được cầm nắm, chi phối đối với tài sản phù hợp với quy
định của pháp luật, chứ không làm phát sinh các hiệu lực pháp lý cụ thể, ví dụ: quyền
chiếm hữu không tạo ra hiệu lực đối kháng hay loại trừ quyền sở hữu, thậm chí cũng
không có hiệu lực xác lập quyền sở hữu hay quyền theo đuổi đối với tài sản, trừ
những trường hợp pháp luật có quy định.3

Chiếm hữu cũng khác với quyền sở hữu. Chiếm hữu là một sự tình trạng thực
tế, còn quyền sở hữu là một quan hệ pháp luật dân sự, trong đó chủ sở hữu là bên có
quyền còn mọi người (phần còn lại của thế giới) là bên có nghĩa vụ. Trong quan hệ
pháp luật về sở hữu, thường nhà làm luật không quy định chủ sở hữu phải có nghĩa vụ
tương ứng với bên kia, mà chỉ có trách nhiệm trước xã hội. Đây không phải là nghĩa
vụ đối ứng trong quan hệ pháp luật hay nghĩa vụ do các bên chủ thể thỏa thuận đặt ra,
mà là nghĩa vụ pháp định, nghĩa vụ mang tính tự thân của chủ sở hữu trong khi thực
hiện quyền sở hữu của mình đối với tài sản. Pháp luật của Việt Nam quy định các
nghĩa vụ này trong quy định liên quan đến việc hạn chế quyền sở hữu.4

Chiếm hữu là sự nắm giữ, chi phối thực tế đối với tài sản thì quyền sở hữu là
một quyền năng dân sự được pháp luật thừa nhận. Việc xác lập quyền, nội dung của
quyền, khách thể của quyền đều do pháp luật quy định cụ thể. Quyền sở hữu tài sản
mang tính trừu tượng (vô hình) và có thể được chứng minh bằng nhiều cách mà
không cần chủ sở hữu phải cầm nắm, chi phối tài sản. Quyền sở hữu là quyền năng
dân sự mang tính tổng quát, vì chủ sở hữu có đầy đủ các quyền năng chiếm hữu, sử

2
Trong BLDS 2015, quyền chiếm hữu được xác lập dựa trên các căn cứ luật định: xem quy định tại khoản 1
Điều 165 và các Điều 186, 187, 188 BLDS 2015.
3
Đó là các trường hợp: xác lập quyền sở hữu đối với tài sản được chiếm hữu có căn cứ luật định, nhưng người
chiếm hữu có thể được xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu khi đủ các điều kiện luật định: chiếm hữu đối với
tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, chôn giấu, chìm đắm; gia súc, gia cầm bị thất lạc; vật nuôi dưới nước di chuyển tự
nhiên… không xác định chủ sở hữu (Xem các Điều 228, 229, 230, 231, 232, 233 BLDS 2015).
4
Các nghĩa vụ của chủ sở hữu được ghi nhận trong phần hạn chế quyền sở hữu, từ các Điều 171 – 178 BLDS
2015.
9
dụng, định đoạt tài sản (từ bỏ hay tiêu hủy tài sản, sử dụng tài sản làm vật bảo đảm,
để lại thừa kế tài sản sau khi chết…). Quyền sở hữu còn là một vật quyền rất mạnh,
có hiệu lực đối kháng với toàn thể xã hội, và hiệu lực loại trừ đối với mọi quyền khác
của các chủ thể khác trong trường hợp có sự xung đột với quyền sở hữu, trừ trường
hợp pháp luật có quy định thứ tự ưu tiên (lấy trước, thanh toán trước) cho các quyền
khác theo những căn cứ và điều kiện nhất định. Chủ sở hữu tài sản còn các quyền
theo đuổi, quyền truy đòi tài sản bị người khác chiếm giữ trái pháp luật…

Còn chiếm hữu là một thực tế, nó có thể là chiếm hữu có căn cứ hoặc chiếm
hữu không có căn cứ pháp luật. Khi chủ thể có quyền chiếm hữu dựa trên các căn cứ
luật định, như vừa phân tích ở trên, thì việc chiếm hữu đó được coi là chiếm hữu có
căn cứ pháp luật, và chủ thể chiếm hữu tài sản có căn cứ pháp luật là người có quyền
chiếm hữu (chủ sở hữu của tài sản, người có quyền chiếm hữu do được chủ sở hữu
giao hoặc do pháp luật quy định). Còn nếu việc chiếm hữu tài sản không dựa trên các
căn cứ luật định như quy định tại khoản 1 Điều 165 BLDS 2015, thì việc chiếm hữu
đó là không có căn cứ pháp luật. 5 Việc chiếm hữu của chủ thể đối với tài sản, cho dù
là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật, nhưng vẫn được pháp luật bảo vệ. Trong
nhiều trường hợp, việc chiếm hữu của một chủ thể (người chiếm hữu thực tế) đối với
tài sản có thể độc lập với chủ sở hữu, người có quyền chiếm hữu đối với tài sản. Ví
dụ: người thứ ba chiếm hữu ngay tình đối với tài sản. Sự chiếm hữu không có căn cứ
pháp luật nhưng ngay tình còn có hiệu lực đối kháng, hiệu lực loại trừ cả đối quyền
sở hữu, quyền chiếm hữu của chủ thể có quyền, thậm chí việc chiếm hữu còn có hiệu
lực xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu đối với tài sản trong trường hợp pháp luật có
quy định (người chiếm hữu ngay tình trong những trường hợp luật định)…

3. Hiệu lực của chiếm hữu

Hiệu lực của chiếm hữu là những hệ quả pháp lý do pháp luật quy định dựa
trên sự thừa nhận tình trạng chiếm hữu thực tế đối với tài sản trong những trường hợp
cụ thể, theo những điều kiện luật định. Thông thường, việc chiếm hữu có thể tạo ra
những hệ quả pháp lý sau đây:

3.1. Người chiếm hữu tài sản được suy đoán là người có quyền đối với tài sản

Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu có căn cứ pháp luật thực hiện việc chiếm
hữu đối với tài sản thì đương nhiên họ là người có quyền chiếm hữu. Nhưng đối với
người đang trực tiếp chiếm hữu tài sản một cách công khai, thì rất khó có thể phân
biệt người nào là người có quyền chiếm hữu, và người nào thì không có quyền chiếm
hữu. Hơn nữa, việc đánh giá, chứng minh người đang chiếm hữu có phải là người có

5
Khoản 2 Điều 165 BLDS 2015.
10
quyền hay không, là vấn đề phức tạp, mất nhiều công sức và thời gian. Do đó, trong
hoàn cảnh bình thường cũng như khi có tranh chấp, người chiếm hữu được suy đoán
là người có quyền đối với tài sản. Theo khoản 2 Điều 184 BLDS 2015: “Trường hợp
có tranh chấp về quyền đối với tài sản thì người chiếm hữu được suy đoán là người
có quyền đó. Người có tranh chấp với người chiếm hữu phải chứng minh về việc
người chiếm hữu không có quyền”.

Chiếm hữu là một tình trạng thực tế, không cần biết là có căn cứ hay không.
Khi chủ thể đang chiếm hữu tài sản, thì sự chiếm hữu thực tế đó có thể được coi là
biểu hiện “bề ngoài” của quyền sở hữu, quyền chiếm hữu đối với tài sản. Bởi vậy, khi
chủ thể đang thực tế chiếm hữu tài sản, thì pháp luật suy đoán họ là người có quyền
đối với tài sản. “Suy đoán” có quyền và ‘coi như’ có quyền là hai khái niệm khác
nhau. Suy đoán, tức là khả năng có thể có quyền hoặc không có quyền, còn ‘coi như’
có quyền nghĩa đã khẳng định việc chủ thể đương nhiên có quyền.

Xét về mặt thực tế, sự chiếm hữu là bằng chứng để chứng minh người chiếm
hữu chính là người có quyền. Ví dụ: A đang đeo chiếc đồng hồ tên tay thì bị B tranh
chấp. Cho dù A có phải là chủ sở hữu (đích thực) của chiếc đồng hồ hay không, thì A
cũng không cần phải chứng minh. Việc chiếm hữu chiếc đồng đồ trên thực tế đã đủ
để suy đoán rằng, A chính là chủ (hoặc ít ra, A là người có quyền chiếm hữu) chiếc
đồng hồ đó.

Nhìn từ góc độ tố tụng, thì sự ‘suy đoán’ có quyền không đương nhiên được
hiểu là chủ thể đã có quyền, mà chỉ là tình trạng thực tế chiếm hữu được bảo vệ khi
có tranh chấp. Sở dĩ pháp luật suy đoán người đang chiếm hữu tài sản là người có
quyền là bởi lẽ, việc chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản là quá trình lâu dài và
khó khăn, có thể phải thông qua những thủ tục tư pháp phức tạp, mất nhiều thời gian,
công sức và nhiều rủi ro, thậm chí có nguy cơ người chiếm hữu tài sản không bảo vệ
được sự chiếm hữu của mình.

Cho dù người có tranh chấp có đúng là chủ sở hữu của tài sản hay không, thì
khi có tranh chấp với người chiếm hữu tài sản, người có tranh chấp phải đưa vụ tranh
chấp đó ra giải quyết bằng phương thức luật định, đồng thời phải đưa ra bằng chứng
để chứng minh người chiếm hữu không có quyền đối với tài sản tranh chấp. Điều này
có nghĩa, không ai có thể tự cho rằng mình là người có quyền đối với tài sản mà
không dựa trên bằng chứng xác đáng, hoặc sử dụng bạo lực để đòi tài sản từ người
chiếm hữu, mà không qua những thủ tục tư pháp. Tuy vậy, cũng cần lưu ý, để được
suy đoán có quyền, thì người chiếm hữu phải là người chiếm hữu ngay tình (Điều
181, khoản 2 Điều 182, khoản 2 Điều 183 BLDS 2015).

11
Như vậy, với quy định này, pháp luật đã thừa nhận chiếm hữu có hiệu lực đối
kháng với bất kỳ ai, kể cả với chủ sở hữu. Sự chiếm hữu chỉ có thể bị vô hiệu nếu
người có tranh chấp chứng minh được rằng người chiếm hữu không có quyền. Quy
định này đảm bảo an toàn pháp lý đối với việc chiếm hữu, đồng thời cũng loại trừ khả
năng lạm dụng bạo lực trong việc đòi lại quyền sở hữu tài sản, qua đó giúp duy trì trật
tự - trị an của xã hội, sự ổn định và bình yên của cuộc sống.

3.2. Người chiếm hữu được khai thác, sử dụng tài sản và có thể được hưởng hoa
lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản

Nếu việc chiếm hữu tài sản là có căn cứ pháp luật thì người chiếm hữu đương
nhiên được thực hiện các quyền của mình đối với tài sản, và quyền này có hiệu lực
đối kháng với bất kỳ ai. Nhưng nếu việc chiếm hữu tài sản là không có căn cứ pháp
luật, thì người chiếm hữu có được thực hiện các quyền đối với tài sản hay không, là
một vấn đề pháp lý cần được xem xét. Như vừa phân tích ở tiểu mục 3.1 ở trên, người
chiếm hữu được suy đoán là người có quyền, nên họ cũng có thể thực hiện các quyền
của người có quyền đối với tài sản mà họ đang chiếm hữu. Đó có thể là hành vi quản
lý, sử dụng, khai thác, định đoạt tài sản… giống như người có quyền thực thụ.

Thường thì người chiếm hữu tài sản, được sử dụng, khai thác tài sản thì sẽ kéo
theo khả năng hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Tuy nhiên, việc hành xử thực tế các
hành vi nói trên “giống như” tư cách làm chủ hoặc chiếm hữu tài sản không đồng
nghĩa với việc thụ đắc các lợi ích từ tài sản đó. BLDS 2015 quy định: người chiếm
hữu tài sản không có căn cứ pháp luật chỉ có thể được hưởng hoa lợi, lợi tức phát sinh
từ tài sản nếu việc chiếm hữu đó là ngay tình (khoản 3 Điều 184). Theo quy định này,
điều kiện bắt buộc để người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật được hưởng lợi ích
phát sinh từ tài sản phải ‘chiếm hữu ngay tình’. 6 Đây là một quy định có nội dung
mới của BLDS 2015, vì có sự sửa đổi so với quy định tương ứng của BLDS 2005. 7

Như vậy, người chiếm hữu không ngay tình thì không thể thụ đắc các lợi ích
từ tài sản. Nhưng về nguyên tắc, việc chiếm hữu thực tế thì được suy đoán là ngay
tình (khoản 1 Điều 184). Như vậy, nếu không có bằng chứng nào chứng minh ngược
lại, thì sự chiếm hữu thực tế của chủ thể đối với tài sản thường được coi là chiếm hữu
ngay tình. Từ đó suy đoán rằng, người đang thực tế chiếm hữu thực tế tài sản không
có căn cứ pháp luật, nhưng ngay tình thì được đương nhiên được khai thác, sử dụng

6
Điều 180 BLDS 2015: “Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng
mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu”.
7
Quy định của BLDS 2015 bỏ đi cụm từ “không có căn cứ pháp luật nhưng” trong thuật ngữ “chiếm hữu
không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình”, mà chỉ sử dụng thuật “chiếm hữu ngay tình”. Ngoài ra, nội hàm
của chiếm hữu ngay tình cũng đã có sự thay đổi cơ bản.
12
tài sản và được hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cho đến khi có bằng chứng phản bác
theo chiều ngược lại.

3.3. Người chiếm hữu tài sản được pháp luật bảo vệ quyền lợi khi có tranh chấp
với chủ sở hữu về quyền đối với tài sản

Khi có sự tranh chấp với chủ sở hữu về quyền đối với tài sản, thì người chiếm
hữu cũng được pháp luật bảo vệ các quyền lợi liên quan. Quyền lợi của người chiếm
hữu được đề cập ở đây có thể là được công nhận quyền sở hữu đối với tài sản; được
hưởng hoa lợi hoặc lợi tức phát sinh từ tài sản, được yêu cầu hoàn trả những chi phí
hợp lý khi đầu tư vào việc bảo quản, phát triển giá trị của tài sản.

Cũng như việc được hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản, điều kiện để người chiếm
hữu được bảo vệ quyền lợi trong trường hợp này là phải chiếm hữu ngay tình đối với
tài sản. Tất nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 184 BLDS 2015, người thực tế
chiếm hữu tài sản được suy đoán là người chiếm hữu ngay tình. Ngoài điều kiện này,
thì tùy theo hệ quả pháp lý khác nhau, pháp luật có thể yêu cầu người chiếm hữu phải
đáp ứng các điều kiện thích hợp khác. Các hệ quả pháp lý cụ thể trong trường hợp
này có thể là:

3.3.1. Người chiếm hữu được pháp luật công nhận quyền sở hữu đối với tài sản. Đây
là trường hợp người chiếm hữu ngay tình được pháp luật bảo vệ ưu tiên hơn chủ sở
hữu hoặc người có quyền (sau đây gọi chung là chủ sở hữu) khi giữa người chiếm
hữu ngay tình và chủ sở hữu có sự tranh chấp về quyền đối với tài sản. Theo đó,
BLDS 2015 quy định có hai trường hợp người chiếm hữu ngay tình có thể được
hưởng quyền sở hữu đối với tài sản:8

(i) Bảo vệ người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu

Khi giao dịch bị vô hiệu, thay vì tài sản giao dịch được hoàn trả lại cho các
bên như ban đầu, thì theo quy định Điều 133 BLDS 2015, pháp luật sẽ bảo vệ quyền
của người thứ ba ngay tình thông qua việc công nhận hiệu lực của giao dịch trong các
trường hợp sau:

+ Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài
sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao
8
Sở dĩ nói như vậy là bởi vì, BLDS không quy định trực tiếp là người chiếm hữu ngay tình sẽ được xác lập
quyền sở hữu. Nhưng nếu người chiếm hữu ngay tình thuộc các trường hợp theo quy định tại Điều 133 BLDS
2015, thì giao dịch để nhận tài sản giữa người chiếm hữu ngay tình với người không có quyền sở hữu vẫn được
coi là có hiệu lực. Giao dịch có giao – nhận tài sản này gồm nhiều loại khác nhau, có thể là giao dịch có chuyển
quyền sở hữu (mua bán, trao đổi, tặng cho tài sản…) và giao dịch không chuyển quyền sở hữu (mượn, thuê,
cầm cố, thế chấp tài sản…). Đối với các giao dịch có chuyển quyền sở hữu tài sản, nếu được pháp luật công
nhận là giao dịch có hiệu lực, thì đây chính là căn cứ để bên nhận tài sản (người chiếm hữu ngay tình) xác lập
quyền sở hữu, nếu đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật về xác lập quyền sở hữu đối với tài sản.
13
dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy
định tại Điều 167 của BLDS 2015 (khoản 1 Điều 133);

+ Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ
quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự
khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác
lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu (đoạn 1 khoản 2 Điều 133);

+ Trường hợp giao dịch vô hiệu và tài sản phải đăng ký vẫn chưa được đăng
ký, nhưng người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ
chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không
phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị huỷ, sửa (đoạn 2 khoản 2 Điều
133).

(ii) Các trường hợp người chiếm hữu ngay tình được xác lập quyền sở hữu đối với tài
sản khi có sự tranh chấp quyền với chủ sở hữu (do bị chủ sở hữu đòi tài sản)

Theo quy định tại các Điều 167 và 168 BLDS 2015, các trường hợp sau đây,
người chiếm hữu ngay tình không phải trả lại tài sản khi bị chủ sở hữu yêu cầu:

+ Đối với động sản không đăng ký quyền sở hữu thì người chiếm hữu ngay
tình được pháp luật bảo vệ ưu tiên hơn chủ sở hữu. Trường hợp này, chủ sở hữu
không có quyền đòi lại tài sản, trừ trường hợp người chiếm hữu ngay tình nhận được
tài sản qua hợp đồng không có đền bù; hoặc nếu nhận được tài sản thông qua hợp
đồng có đền bù, nhưng tài sản rời khỏi chủ sở hữu là do bị lấy cắp, bị mất hoặc
trường hợp khác ngoài ý chí của chủ sở hữu (Điều 167 BLDS 2015).

+ Đối với bất động sản hoặc động sản có đăng ký, thì người chiếm hữu ngay
tình có thứ tự ưu tiên thấp hơn so với chủ sở hữu. Theo đó, người chiếm hữu ngay
tình chỉ có thể được pháp luật bảo vệ trong các trường hợp được quy định tại khoản 2
Điều 133 BLDS 2015, như vừa trình bày ở trên (Điều 168 BLDS 2015).

3.3.3. Người chiếm hữu ngay tình được hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản, kể từ khi
chiếm hữu tài sản cho đên khi bị chủ sở hữu kiện đòi, được hoàn trả chi phí hợp lý
trong việc bảo vệ, bảo quản hoặc đầu tư làm tăng giá trị tài sản.Về nguyên tắc, khi
một người chiếm hữu không có căn cứ đối với tài sản của người khác thì phải hoàn
trả lại tài sản, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản cho chủ sở hữu theo quy định của
pháp luật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác (Điều 580 BLDS 2015). Tuy vậy, nếu
người chiếm hữu tài sản là không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, thì có thể
được pháp luật bảo vệ các quyền lợi sau đây:

14
(i) Được hưởng hoa lợi, lợi tức. Theo đó, người chiếm hữu ngay tình, khi bị chủ sở
hữu kiện đòi tài sản, thì người chiếm hữu ngay tình không phải hoàn trả hoa lợi, lợi
tức phát sinh từ tài sản, kể từ khi chiếm hữu cho đến thời điểm phải hoàn trả tài sản
cho chủ sở hữu. Người chiếm hữu ngay tình chỉ trả lại hoa lợi, lợi tức cho chủ sở hữu
từ thời điểm biết hoặc phải biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp
luật (khoản 2 Điều 581 BLDS 2015).

(ii) Được yêu cầu thanh toán, bồi hoàn khi phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu . Theo
đó, nếu tài sản bị buộc trả lại cho chủ sở hữu (hoặc người có quyền), thì người chiếm
hữu ngay tình được đòi người thứ ba đã chuyển giao tài sản cho mình phải hoàn trả
khoản tiền đền bù để nhận được tài sản trong giao dịch chuyển giao tài sản được xác
lập giữa họ với nhau trước đây (Điều 582 BLDS 2015).

Ngoài ra, nếu người chiếm hữu ngay tình có đầu tư chi phí để bảo quản, giữ
gìn tài sản hoặc làm tăng giá trị của tài sản, thì khi tài sản được trả lại cho chủ sở hữu
hoặc người có quyền, thì người chiếm hữu ngay tình còn được đòi thanh toán khoản
tiền đầu tư này (Điều 583 BLDS 2015).

3.4. Người chiếm hữu có thể được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản khi đủ các
điều kiện luật định

Chiếm hữu là một tình trạng thực tế. Người chiếm hữu tài sản có thể không
phải là chủ sở hữu hoặc là người có quyền đối với tài sản. Tuy nhiên, việc chiếm hữu
đó là một hiện trạng thực tế, cần được duy trì để bảo đảm sự ổn định và trật tự, trị an
của xã hội. Bởi vậy, pháp luật có những quy định cho người chiếm hữu tài sản được
xác lập quyền sở hữu đối với tài sản trong những trường hợp cụ thể, khi đủ các điều
kiện luật định. Có hai trường hợp người chiếm hữu được xác lập quyền sở hữu, gồm:

(i) Người chiếm hữu có căn cứ pháp luật được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản
không xác định được chủ sở hữu.

Về nguyên tắc, người chiếm hữu có căn cứ đối với tài sản phải chiếm hữu tài
sản đó theo ý chí của chủ sở hữu (hoặc của người có quyền) hoặc phù hợp với quy
định của pháp luật, và phải trả lại tài sản đó không quyền chiếm hữu chấm dứt. Người
chiếm hữu có căn cứ cũng không thể trở thành chủ sở hữu tài sản hoặc được xác lập
quyền sở hữu theo thời hiệu, trừ những trường hợp ngoại lệ.9 Các trường hợp ngoại lệ
đó là:

+ Người phát hiện tài sản không xác định được chủ sở hữu theo quy định tại
khoản 2 Điều 228 BLDS 2015: người chiếm hữu đối với động sản không xác định

9
Xem quy định tại các Điều 179, 187, 188 BLDS 2015.
15
được chủ sở hữu trong trường hợp này phải đáp ứng được các điều kiện: thông báo
công khai, giao nộp cho cơ quan công an hoặc UBND cấp cơ sở…;

+ Người phát hiện tài sản bị chôn, giấu, vùi, lấp, chìm đắm được tìm thấy
(Điều 229): thực hiện các yêu cầu luật định và được hưởng quyền theo quy định của
pháp luật;

+ Người phát hiện tài sản bị đánh rơi, bỏ quên (Điều 230);

+ Người phát hiện tài sản là gia súc, gia cầm bị thất lạc hoặc vật nuôi dưới
nước di chuyển tự nhiên (các Điều 231, 232, 233 BLDS 2015).

(ii) Người chiếm hữu ngay tình có thể xác lập quyền sở hữu đối với tài sản theo thời
hiệu.

Người chiếm hữu tài sản có thể được xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu khi
đủ các điều kiện luật định. Một trong những hệ quả pháp lý của chiếm hữu là làm cho
người chiếm hữu có thể trở thành người có quyền sở hữu đối với tài sản theo thời
hiệu. Điều kiện để xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu là: (a) việc chiếm hữu tài sản
không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình; (b) đủ các điều kiện luật định về tính
chất của sự chiếm hữu (liên tục và công khai); và (c) đủ thời hạn xác định cho từng
loại tài sản thích hợp. Cụ thể bao gồm các trường hợp sau:

+ Đối với việc chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên
tục10, công khai 10 năm đối động sản và 30 năm đối với bất động sản thì người chiếm
hữu được xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu (Điều 236 BLDS 2015), trừ trường hợp
BLDS 2015 và luật khác có liên quan có quy định khác. Như vậy, quy định này
không áp dụng cho mọi trường hợp chiếm hữu. Chỉ một số trường hợp chiếm hữu
ngay tình và phải đáp ứng các điều kiện luật định thì mới có thể được hưởng quyền sở
hữu. Ngoài ra, luật cũng đưa ra ngoại lệ là trừ trường hợp có quy định khác. Các
trường hợp quy định khác ở đây có thể là quy định về bảo vệ người thứ ba ngay tình
khi giao dịch vô hiệu (Điều 133 BLDS 2015) hoặc quy định về hưởng quyền khi di
sản thừa kế hết thời hiệu khởi kiện…

+ Đối với hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản bị chiếm hữu, tính từ thời điểm
biết việc chiếm hữu đó là không có căn cứ pháp luật, trừ trường hợp xác lập quyền sở
hữu theo thời hiệu tại Điều 236 BLDS 2015 như vừa được đề cập ở trên.

+ Người quản lý di sản là người thừa kế, sau khi hết thời hiệu để yêu cầu chia
thừa kế (10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản), thì được xác lập

10
Điều 182 BLDS 2015 quy định về chiếm hữu liên tục.
16
quyền sở hữu đối với di sản mà người đó đang quản lý (khoản 1 Điều 623 BLDS
2015);

+ Người quản lý di sản không phải là người thừa kế chỉ có thể hưởng tài sản là
di sản khi hết thời hiệu để yêu cầu chia thừa kế theo quy định về xác lập quyền sở
hữu theo thời hiệu tại Điều 236 BLDS 2015 như vừa nêu trên.

3.5. Bảo vệ chiếm hữu

Việc chiếm hữu tài sản không chỉ có hiệu lực bảo vệ đối với người chiếm hữu,
đảm bảo thứ tự ưu tiên của người chiếm hữu trước chủ thể khác, mà còn là cơ sở để
pháp luật bảo vệ chiếm hữu trước sự xâm phạm của người khác.

Không ai, kể cả chủ sở hữu có thể dùng bạo lực hay các hành vi bất hợp pháp
khác để cưỡng đoạt tài sản từ người chiếm hữu, trừ trường hợp là người có quyền
được lấy lại tài sản do bị người chiếm hữu chiếm đoạt bằng các hành vi bạo lực đang
vi phạm quả tang, hoặc bị người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức hữu quan thu
hồi lại để chờ xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu của người khác. Ví dụ: do tài
sản bị chiếm đoạt bởi kẻ trộm cắp đang phạm tội quả tang, hoặc tài sản bị kẻ lừa đảo
bị cơ quan chức năng thu hồi, quản lý theo đúng trình tự, thủ tục luật định để chờ đến
lúc trả lại cho người có quyền, thì tài sản mới có thể được tước đoạt từ người chiếm
hữu thực tế. Còn tài sản bị chiếm hữu trong các trường hợp khác, thì việc chiếm hữu
được bảo vệ mà không cần xét tới việc nguyên nhân hay căn cứ của sự chiếm hữu đó
là có hay không có căn cứ.

Theo quy định tại Điều 185 BLDS 2015, thì “Trường hợp việc chiếm hữu bị
người khác xâm phạm thì người chiếm hữu có quyền yêu cầu người có hành vi xâm
phạm phải chấm dứt hành vi, khôi phục tình trạng ban đầu, trả lại tài sản và bồi
thường thiệt hại hoặc yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc
người đó chấm dứt hành vi, khôi phục tình trạng ban đầu, trả lại tài sản và bồi
thường thiệt hại”.

Khác với trường hợp xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu hoặc hưởng các
quyền lợi khi trả lại tài sản cho người có quyền, quy định về bảo vệ chiếm hữu không
đòi hỏi người chiếm hữu phải đáp ứng các điều kiện cụ thể nào. Điều này có nghĩa,
ngay cả khi người chiếm hữu tài sản là không công khai, hoặc thậm chí là không ngay
tình, thì khi tài sản chiếm hữu bị xâm phạm, thì tình trạng chiếm hữu của chủ thể
đốivới tài sản đó cũng được pháp luật bảo vệ. Ví dụ: một kẻ trộm (A) đã lấy tài sản
của người khác về cất giấu trong nhà của mình, thì bị một kẻ trộm thứ hai (B) đến lấy
trộm, nhưng kẻ trộm (B) bị công an bắt và khai báo đã lấy trộm tài sản từ nhà của
(A). Trường hợp này, công an không thể và không cần kết luận việc chiếm hữu của A
17
là có căn cứ hay không, ngay tình hay không. Đơn giản chỉ là việc công an cần trả lại
tài sản đó cho A vì lúc B trộm tài sản, thì tài sản đó do A chiếm hữu, trừ trường hợp
tài sản đó cũng là tang vật trong một vụ án mà công an đang tìm kiếm, thu hồi để trả
lại cho người chủ thật đã bị A lấy trộm tài sản đó. Tất nhiên việc này cần phải được
chứng bằng các bằng chứng rõ ràng, và phải được thẩm xét qua thủ tục tư pháp luật
định.

Điều kiện bảo vệ chiếm hữu có phần giống với việc bảo vệ quyền sở hữu,
quyền khác đối với tài sản. Đó là khi tài sản bị người khác chiếm đoạt trái pháp luật,
bị gây thiệt hại hoặc bị cản trở thực hiện một cách trái pháp luật. Phương thức bảo vệ
chiếm hữu cũng có nét ‘giống’ với bảo vệ quyền sở hữu và quyền khác đối với tài
sản, như quyền (i) đòi lại tài sản; (ii) đòi bồi thường thiệt hại; hoặc (iii) đòi chấm dứt
hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản
theo các quy định tại các Điều 167, 168, 169, 170 BLDS 2015. Ví dụ khác: A đang sử
dụng chiếc xe đạp trên đường bộ, thì bị B cưỡng đoạt hoặc đập phá làm chiếc xe bị
hư hỏng. Trường hợp này, A được quyền đòi B trả lại xe (nếu bị chiếm đoạt) hoặc bồi
thường (nếu bị đập phá). Trong hoàn cảnh thực tế, không ai, kể cả cảnh sát đều không
cần thiết và có nhiều trường hợp là không thể chứng minh A chiếm hữu chiếc xe là có
căn cứ pháp luật, hoặc có ngay tình hay không.

Sự khác biệt lớn nhất giữa bảo vệ chiếm hữu so với với bảo vệ quyền sở hữu
là:

(i) Bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản dựa trên cơ sở bảo vệ người có
quyền hợp pháp (quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là những quyền pháp lý
được pháp luật quy định cụ thể về căn cứ xác lập, căn cứ chấm dứt, đối tượng quyền,
nội dung quyền…); Còn chiếm hữu là một thực trạng, một sự kiện thực tế, chứ không
phải là một quyền. Người chiếm hữu tài sản không phải lúc nào cũng là người có
quyền.

(ii) Điều kiện về chủ thể bảo vệ chiếm hữu khác với bảo vệ quyền sở hữu. Người có
quyền yêu cầu bảo vệ chiếm hữu là người đang thực tế chiếm hữu tài sản; còn người
có quyền yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu chính là chủ sở hữu tài sản. Về phương diện
chứng minh, thì chủ sở hữu chỉ cần chứng minh mình là chủ sở hữu của tài sản, còn
người kia đang chiếm hữu không có căn cứ pháp luật đối với tài sản của mình là có
thể đòi lại được tài sản (trừ các trường hợp đặc thù pháp luật quy định chủ sở hữu
không đòi được tài sản). Ngược lại, người chiếm hữu không thể chứng minh mình là
chủ của tài sản, mà chỉ có thể chứng minh rằng mình đang chiếm hữu liên tục, công
khai đối với tài sản (để được suy đoán là người có quyền) và khi tài sản mình đang
chiếm hữu thì bị người kia chiếm đoạt trái pháp luật.
18
(iii) Trong quy định bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác thì có quy định đầy đủ về các
trường hợp chủ sở hữu được đòi lại tài sản trong những trường hợp nào, và trường
hợp nào thì không được đòi lại tài sản. Quy định về bảo vệ chiếm hữu không có quy
định cụ thể như vậy.

(iv) Chủ sở hữu hoặc người có quyền khác được đòi lại tài sản cũng như hoa lợi, lợi
tức từ người chiếm hữu, được lợi không có căn cứ pháp luật trừ trường hợp người
chiếm hữu, được lợi tài sản là ngay tình. Còn quy định về bảo vệ chiếm hữu không có
quy định cụ thể về trường hợp này.

4. Ảnh hưởng của quy định chiếm hữu đối các quy định khác trong BLDS năm
2015

Quy định về chiếm hữu là quy định mới được bổ sung trong BLDS 2015. Nếu
đặt trong mối quan hệ tổng thể, thì quy định chắc chắn có ảnh hưởng tới những quy
định, chế định khác, luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

4.1. Ảnh hưởng đến các quy định trong phần chung

Vấn đề chiếm hữu có ảnh hưởng nhất định đến các quy định của phần chung.
Trước hết, vấn đề cần đặt ra để xem xét ở đây là, liệu việc chiếm hữu có thể được
được thực hiện thông qua người đại diện, người quản lý do luật định hay không? Nếu
có thì cần thiết kế quy định pháp luật như thế nào?

- Đối với việc đại diện qua hình thức giám hộ, Điều 59 BLDS 2015 chỉ quy
định về quản lý tài sản của người được giám hộ. Điều luật này dường như chỉ quy
định quản lý tài sản thuộc quyền sở hữucủa người được giám hộ, chứ không quy định
minh thị việc quản lý tài sản mà người được giám hộ đang chiếm hữu. Do đó, (i) cần
có sự giải thích theo nguyên tắc áp dụng tương tự pháp luật; hay là (ii) áp dụng theo
hướng giải thích “mở rộng” khái niệm “tài sản của người được giám hộ” bao gồm cả
tài sản thuộc quyền sở hữu của người được giám hộ cũng như tài sản mà người đang
chiếm hữu; (iii) hoặc nguyên tắc suy đoán người chiếm hữu là người có quyền theo
khoản 2 Điều 184 BLDS 2015, từ đó quy định quản lý tài sản của người được giám
hộ như quy định tại Điều 59 nói trên cũng bao gồm cả trường hợp chiếm hữu?

- Tương tự, các trường hợp quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú
(Điều 65 BLDS 2015) hoặc của người bị Tòa án tuyên bố mất tích (Điều 69 BLDS
2015) có bao gồm cả tài sản mà người vắng mặt hoặc người bị Tòa án tuyên bố mất
tích đang chiếm hữu hay không? Trường hợp này cần có hướng giải quyết tương
đồng với vấn đề quản lý tài sản của người được giám hộ vừa trình bày ở trên.

19
- Vấn đề chiếm hữu cũng có ảnh hưởng cơ bản đến vấn đề giao dịch dân sự,
nhất là trường hợp giao dịch dân sự trong trường hợp tài sản đã được chuyển giao cho
người thứ ba ngay tình chiếm hữu. Như đã phân tích ở trên, các khái niệm “chiếm
hữu ngay tình”, bảo vệ chiếm hữu, suy đoán có quyền, hiệu lực xác lập quyền của
người chiếm hữu… có ảnh hưởng lớn đến quy định về bảo vệ người thứ ba ngay tình
khi giao dịch dân sự vô hiệu.

- Vấn đề điều kiện liên tục của thời hiệu hưởng quyền (Điều 153 BLDS 2015),
nhất là trường hợp khi quyền, nghĩa vụ được chuyển giao cho người khác thì thời
hiệu vẫn được coi là có tính liên tục. Tuy vậy, vấn đề đặt ra là, chiếm hữu không phải
là một quyền pháp lý mà chỉ là một sự kiện thực tế, thì khi người chiếm hữu chuyển
giao tài sản đang chiếm hữu thì có được coi là chuyển giao quyền hay không, và như
thế việc chuyển giao tài sản chiếm hữu có thuộc trường hợp quy định tại khoản 3
Điều 153 BLDS 2015 hay không, là vấn đề còn phải tiếp tục nghiên cứu.

4.2. Ảnh hưởng của quy định về chiếm hữu đối với chế định quyền sở hữu

Các ảnh hưởng này vô cùng cơ bản. Như trên đã phân tích, toàn bộ các vấn đề
liên quan đến chế định sở hữu có sự đổi mới cơ bản do sự xuất hiện của chế định
chiếm hữu.

- Ảnh hưởng quan trọng nhất là, sự chiếm hữu là một hoàn cảnh thực tế, có thể
tồn tại độc lập, bên ngoài quyền sở hữu tài sản. Người thực tế chiếm hữu tài sản có
thể không phải là chủ sở hữu tài sản, nhưng có sự đối kháng quyền lợi so với chủ sở
hữu, hoặc với người có quyền khác đối với tài sản. Các quy định mới về chiếm hữu,
nhất là quy định về chiếm hữu ngay tình, suy đoán hiệu lực chiếm hữu, bảo vệ chiếm
hữu có tác động to lớn đến hệ quả pháp lý và hưởng xử lý các tranh chấp phát sinh
giữ người chiếm hữu với chủ sở hữu, người có quyền khác và các bên liên quan trong
việc hưởng hoa lợi, lợi tức hay xác lập quyền sở hữu, bảo vệ người chiếm hữu ngay
tình khi chủ sở hữu đòi lại tài sản…

- Các quy định về chiếm hữu ngay tình, suy đoán chiếm hữu ngay tình, suy
đoán có quyền, quy định về chiếm hữu liên tục, chiếm hữu công khai… có ảnh hưởng
trong việc quy định về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu. Theo đó, vấn đề chiếm
hữu theo thời hiệu sẽ xuất phát từ việc chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai… 10
năm đối với động sản và 30 năm đối với bất động sản…

- Quy định về bảo vệ chiếm hữu và bảo vệ quyền sở hữu đối với tài sản có mối
liên hệ mật thiết với nhau. Giờ đây, việc tự bảo vệ và khởi kiện yêu cầu bảo vệ quyền
sở hữu không chỉ là câu chuyện riêng của chủ sở hữu, mà còn có quyền bảo vệ của
người chiếm hữu tài sản. Do đó, khi quy định về vấn đề bảo vệ chiếm hữu, bảo vệ
20
quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản cần được đặt trong mối liên hệ tương
quan giữa hai trường hợp này.

4.3. Ảnh hưởng đối với các quy định chung về nghĩa vụ và hợp đồng

- Việc xác định chiếm hữu được suy đoán là người có quyền dẫn đến việc
người chiếm hữu có thể dùng tài sản đang được chiếm hữu để làm vật bảo đảm trong
các giao dịch bảo đảm. Trường hợp giao dịch bảo đảm vô hiệu thì có thể xem xét bảo
vệ quyền lợi của người nhận bảo đảm ngay tình hay không? Hay khi xử lý tài sản bảo
đảm mà có sự tranh chấp với người thứ ba ngay tình hoặc với chủ sở hữu, người có
quyền thật sự đối với tài sản… là những vấn đề đặt ra để nghiên cứu và giải quyết
một cách hợp lý.

- Khi người chiếm hữu tài sản sử dụng tài sản đang bị chiếm hữu để xác lập
các giao dịch hợp đồng liên quan, như mua bán, cho thuê, gửi giữ, vận chuyển, sửa
chữa, ủy quyền quản lý .v.v. thì cũng cần tính đến các điều kiện cần thiết để công
nhận hiệu lực của các hợp đồng, khả năng chuyển nhượng tài sản chiếm hữu và bảo
đảm tính liên tục của thời hiệu hưởng quyền đối với tài sản, hoặc các cơ sở pháp lý
cần thiết để xử lý hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu…

- Vấn đề thực hiện quyền kiện đòi lại tài sản bị chiếm hữu không có căn cứ
pháp luật, xử lý hoa lợi, lợi tức phát sinh sau khi tài sản bị chủ sở hữu đòi lại, vấn đề
người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật đã đầu tư chi phí bảo quản, làm tăng giá
trị tài sản… cũng cần được đặt trong những quy định có thay đổi tương ứng về chiếm
hữu.

4.4. Ảnh hưởng của quy định về chiếm hữu đến các chế định khác trong Bộ luật Dân
sự năm 2015

- Pháp luật về bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra có nhiều điểm liên quan
đến trách nhiệm bồi thường của chủ thể. Trong nhiều trường hợp, nếu tài sản đang
thuộc quyền quản lý của chủ sở hữu mà gây thiệt hại, thì chủ sở hữu là người chịu
trách nhiệm bồi thường. Vấn đề đặt ra là, khi tài sản đang nằm trong sự chi phối,
kiểm soát của người quản lý tài sản hay người thực tế chiếm hữu tài sản, thì ai chịu
trách nhiệm bồi thường? Khi xác định trách nhiệm bồi thường trong trường hợp này,
cần phải giải thích hợp lý thế nào là người “chiếm hữu” đối với tài sản? Từ đó, xác
định đúng cơ sở pháp lý cho việc phân định trách nhiệm bồi thường giữa chủ sở hữu
với trách nhiệm bồi thường của người chiếm hữu.

- Đối với chế định thừa kế, việc chiếm hữu sẽ làm phát sinh nhiều hệ quả liên
quan đến việc xác định di sản do người chết để lại có bao gồm cả tài sản mà người để

21
lại di sản đang chiếm hữu hay không? Nếu trong khối di sản để lại bao gồm cả tài sản
mà người chết đang thực tế chiếm hữu thì xác định di sản như thế nào? Thời điểm
chuyển giao việc chiếm hữu, hệ quả pháp lý của việc chuyển giao chiếm hữu, tính
liên tục về thời hiệu hưởng quyền khi tài sản chiếm hữu được chuyển giao thông qua
thừa kế ra sao? Ngoài ra, vấn đề xử lý lý di sản hết thời hiệu khi di sản đang được
quản lý bởi người chiếm hữu ngay tình thì giải quyết như thế nào v.v.?

5. Một số vấn đề pháp lý đặt ra từ việc thừa nhận, quy định và bảo vệ chiếm hữu
tài sản

5.1. Những mâu thuẫn nội tại trong quy định về chiếm hữu

- Một là, khái niệm chiếm hữu còn chưa nhất quán với bản chất chiếm hữu và
các quy định liên quan. Theo quy định tại khoản 1 Điều 179: “Chiếm hữu là việc chủ
thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền
đối với tài sản”. Theo nghĩa này, thì chiếm hữu là một hoàn cảnh thực tế, độc lập với
quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và các quyền khác đối với tài sản. Cũng theo đó, quy
định sẽ “loại trừ” khỏi danh sách của sự chiếm hữu: chủ sở hữu đang chiếm hữu,
người chiếm hữu theo ý chí của chủ sở hữu hoặc quy định của pháp luật. Tuy nhiên,
theo khoản 2 Điều 179, thì có hai loại chiếm hữu là chiếm hữu của chủ sở hữu và
chiếm hữu của người không phải chủ sở hữu. Có thể thấy quy định này đã mâu thuẫn
với chính khái niệm chiếm hữu nêu trên. Ngoài ra, theo một tác giả, quy định này
cũng ảnh hưởng tiêu cực đến các trường hợp áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do tài sản gây ra, nhất là trường hợp bồi thường thiệt hại do tài sản, nguồn nguy hiểm
cao độ đã giao cho người khác “chiếm hữu”, trong người người được giao chiếm hữu
tài sản không phải là chiếm hữu tài sản ‘như chủ thể có quyền’.11

- Hai là, các quy định liên quan đến chiếm hữu ngay tình, chiếm hữu không
ngay tình, chiếm hữu liên tục, chiếm hữu công khai và việc suy đoán chiếm hữu ngay
tình có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, như pháp luật thực định chưa cho thấy sự “gắn
kết” có tính hệ thống và mối liên hệ logic giữa các quy định này. Để đảm bảo tính
nhất quán giữa các quy định này, thiết nghĩ cần chỉnh sửa lại nội dung của các quy
định liên quan tại Điều 180, 181, 182, 183 và khoản 1 Điều 184 BLDS 2015.

- Ba là, xem xét lại quy định tại khoản 2 Điều 184 khi quy định về việc suy
đoán có quyền: “Trường hợp có tranh chấp về quyền đối với tài sản thì người chiếm
hữu được suy đoán là người có quyền đó. Người có tranh chấp với người chiếm hữu
phải chứng minh về việc người chiếm hữu không có quyền”, vì quy định này chưa

11
Đỗ Văn Đại (Cb), Bình luận khoa học về những điểm mới của BLDS 2015, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, năm
2015, tr. 129.
22
đảm bảo logic. Thực tế, người chiếm hữu một tài sản thì được suy đoán là người có
quyền, mà không cần có việc tranh chấp về quyền đối với tài sản hay không. Do đó,
người chiếm hữu phải được suy đoán là người có quyền cho dù là trong hoàn cảnh
bình thường hay khi tài sản bị tranh chấp. Thiết nghĩ quy định này cần được sửa lại
theo hướng đó để có tính khái quát cao hơn.

5.2. Một số vấn đề pháp lý khác trong các quy định khác có liên quan đến chiếm hữu

- Một là, quy định về tính liên tục của thời hiệu hưởng quyền theo quy định tại
khoản 3 Điều 153 BLDS 2015: khi việc hưởng quyền [miễn trừ nghĩa vụ] được
chuyển giao hợp pháp cho người khác. Quy định đòi hỏi chuyển giao hợp pháp đặt ra
nhiều vấn đề: (i) chuyển giao này có bao gồm cả việc để lại thừa kế hay không (vì
pháp luật thừa kế không có quy định về thừa kế chiếm hữu do chiếm hữu không phải
là một quyền pháp lý, mà chỉ là một tình trạng thực tế khách quan); (ii) yêu cầu hợp
pháp này được hiểu như thế nào, khi mà tài sản đang chiếm hữu không phải là tài sản
hợp pháp của bên chuyển nhượng, và tất nhiên việc chuyển giao sẽ dễ dàng rơi vào
tình trạng không hợp pháp do thiếu những điều kiện cần thiết về tài sản chuyển
nhượng (ví dụ thiếu giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu để đủ điều kiện
giao dịch), hoặc thiếu điều kiện về chủ thể (có tư cách để giao dịch), điều kiện về
hình thức (nếu pháp luật có quy định bắt buộc về hình thức)?

- Hai là, quy định về bảo vệ chiếm hữu cần được đặt trong mối liên hệ mật
thiết với quy định về bảo vệ quyền sở hữu. Vấn đề bảo vệ chiếm hữu theo Điều 185
chưa có sự kết nối và chưa phân lập rõ ràng với quy định về bảo vệ quyền sở hữu.
Qua quy định về hai nội dung này, chúng ta chưa thể biết được là, người chiếm hữu
nào thì có quyền bảo vệ chiếm hữu, trường hợp nào thì không; và một khi chủ thể
kiện đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, nhưng không đòi được tài sản… thì hệ quả có
làm cho người chiếm hữu trở thành chủ sở hữu, hay chỉ đơn giản là bị bác đơn kiện
và bảo vệ nguyên trạng sự chiếm hữu? Bởi lẽ, trên thực tế, đã có trường hợp nguyên
đơn kiện đòi lại tài sản từ bị đơn là người chiếm hữu. Nguyên đơn thắng kiện, được
công nhận quyền sở hữu và bản án đã được thi hành, tài sản đã được giao cho nguyên
đơn làm chủ. Sau đó, bản án bị hủy theo thủ tục giám đốc thẩm để xử lại theo thủ tục
chung, thì nguyên đơn rút đơn kiện, Tòa cấp sơ thẩm ra quyết định đình chỉ vụ án,
nhưng tài sản thì vẫn trong tay của người kiện nhưng đã rút đơn. Vấn đề là, hậu quả
pháp lý của tài sản trong trường hợp này sẽ được giải quyết như thế nào?12
12
Trong thực tiễn, đã có nhiều vụ Tòa án đưa ra phán quyết hoặc giữ nguyên tình trạng chiếm hữu (Quyết định
số 138/2013/DS-GĐT – HĐTP ngày 11/11/2013, Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao, hủy bản án phúc thẩm
số 209/2010/DS-PT ngày 24/9/2010 và bản án dân sự sơ thẩm  số 1048/2009/DS-ST ngày 29/4/2009; giao cho
TAND thành phố Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm lại theo hướng nếu đơn kiện bị bác, thì bị đơn cũng không
đương nhiên được thừa nhận là có quyền sở hữu), nhưng cũng có phán quyết lại đưa ra hướng giải quyết, buộc
các bên đều phải có nghĩa vụ chứng minh quyền của mình; nếu cả nguyên đơn và bị đơn không ai chứng minh
thuyết phục, thì vẫn có thể công nhận quyền của nguyên đơn, theo hướng chia đôi quyền sở hữu tài sản tranh
23
- Ba là, quy định về quyền đòi lại tài sản của người chiếm hữu chưa tương
thích với quy định về quyền đòi lại hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản. Ngoài ra, khi
quy định người chiếm hữu được đòi tài sản bị xâm phạm nhưng chưa giải quyết toàn
diện vấn đề chủ sở hữu tài sản đòi lại tài sản bị chiếm đoạt, cũng như quyền đòi lại tài
sản của những người chiếm hữu khác không phải là chủ sở hữu, nhưng họ là người
chiếm hữu có căn cứ pháp luật???

- Bốn là, quy định về chiếm hữu tài sản và điều kiện về chiếm hữu tài sản
(nguồn nguy hiểm cao độ) để tự người chiếm hữu tài sản phải gánh chịu trách nhiệm
bồi thường là chưa tương thích với nhau…

6. Kết luận

Chiếm hữu là một hiện tượng khách quan, một sự kiện thực tế, chứ không phải
là một sự kiện pháp lý, một hành vi pháp lý hay một quyền hợp pháp. Khi xem xét
hiệu lực của chiếm hữu, người ta không cần xem xét nguồn gốc của sự chiếm hữu là
có căn cứ hay không có căn cứ, mà chỉ cần xác định việc chiếm đó có diễn ra trên
thực tế hay không. Do đó, có thể nói, sự kiện thực tế này là tiền đề để pháp luật thừa
nhận và bảo vệ việc chiếm hữu. Có thể nói, pháp luật thừa nhận và bảo vệ sự chiếm
hữu không chỉ thuần túy duy trì trật tự xã hội, mà xa hơn là để điều chỉnh lợi ích khi
có sự xung đột quyền lợi giữa người chiếm với chủ sở hữu đích thực của tài sản, hoặc
để tính đến khả năng xác lập quyền của người chiếm hữu khi đủ các điều kiện nhất
định. Tuy vậy, vấn đề chiếm hữu không chỉ là một quy định độc lập, tách biệt mà có
liên quan mật thiết với các quy định khác. Việc nhận thức, áp dụng và hoàn thiện quy
định này cần được đặt trong mối liên hệ biện chứng với các quy định có liên quan.

chấp (xem Quyết định giám đốc thẩm số 24/2014/DS-GĐT (HĐTP) ngày 11/11/2013, Hội đồng Thẩm phán
TAND tối cao xử hủy bản án phúc thẩm số 209/2010/DS-PT ngày 24/9/2010 và bản án dân sự sơ thẩm  số
1048/2009/DS-ST ngày 29/4/2009; giao cho TAND thành phố Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm lại theo hướng nếu
cả hai bên đều không chứng minh được có tài sản chung hay không, và nếu có thì tỷ lệ bao nhiêu, thì Tòa cần
xem là các bên có quyền sở hữu chung và tỷ lệ mỗi bên được hưởng ½ giá trị tài sản).
24
NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI TÀI SẢN VÀ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN MỘT SỐ PHÁP LUẬT LIÊN QUAN
Nguyễn Nhật Thanh*
Dẫn nhập
Quan hệ xã hội thuộc lĩnh vực dân sự vốn rất đa dạng, phong phú và phát triển
liên tục với nhiều sự thay đổi theo thời gian, được điều chỉnh không chỉ bởi Bộ luật
dân sự mà còn bởi nhiều luật chuyên ngành khác. Vì vậy, để quyền dân sự của các
chủ thể được tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm thực hiện thì đòi hỏi phải có sự đồng bộ,
thống nhất của cả hệ thống pháp luật “tư”, trong đó có vai trò đặc biệt quan trọng của
Bộ luật dân sự. Bộ luật này không chỉ đóng vai trò là bộ luật nền, có tính định hướng
cho việc hình thành và phát triển của toàn bộ hệ thống pháp luật dân sự mà còn là cơ
sở pháp lý để giải quyết các quan hệ dân sự trong trường hợp không có quy định của
luật chuyên ngành. Bộ luật dân sự năm 2015 (BLDS 2015) được quốc hội thông qua
ngày 24/11/2015 có hiệu lực từ ngày 1/1/2017 đã thay thế Bộ luật dân sự năm 2005
(BLDS 2005) với nhiều quy định mới sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ các quy định
trong BLDS 2005. Những sự thay đổi này tất yếu sẽ tác động không nhỏ đến các
pháp luật liên quan và trong nhiều trường hợp sẽ là cơ sở cho các thay đổi trong
tương lai của pháp luật liên quan.
Những quy định về tài sản đã có sự dịch chuyển về mặt vị trí trong BLDS
2015 so với BLDS 2005. Trước đây, theo bố cục của BLDS 2005, mục “Tài sản” nằm
trong Phần thứ hai quy định về Tài sản và quyền sở hữu. Ngày nay, theo bố cục của
BLDS 2015, mục quy định về “Tài sản” đã được chuyển sang Phần thứ nhất về “Quy
định chung”. Sở dĩ có sự dịch chuyển là vì những quy định trong mục “Tài sản” này
không chỉ đơn thuần áp dụng cho các quy định về quyền sở hữu mà còn được áp dụng
phổ biến ở các phần khác như “Hợp đồng” “Thừa kế”, “Bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng”... Chính vì thế những thay đổi trong khái niệm và phân loại tài trong trong
mục này sẽ có ý nghĩa tác động lớn hơn đối với các pháp luật liên quan. So với BLDS
2005 đối với quy định về tài sản và phân loại tài sản, BLDS 2015 đã có hai sự thay
đổi lớn về quy định quyền tài sản (Điều 115) và hai dạng tài sản là tài sản hiện có và
tài sản hình thành trong tương lai (Điều 105, Điều 108). Bài viết sẽ tập trung phân
tích những ảnh hưởng của sự thay đổi này đến một số pháp luật liên quan.
1. Quyền tài sản trong BLDS 2015 và sự tác động đến một số pháp
luật liên quan
Quyền tài sản là một dạng tài sản và có quy định đặc thù trong BLDS 2005.
Cụ thể, theo Điều 181 BLDS 2005, “quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và

*
Thạc sĩ luật học, Giảng viên Trường đại học Luật Tp.Hồ Chí Minh.
25
có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ”. Điều 181
BLDS 2005 quy định một trong những điều kiện để trở thành quyền tài sản thì đối
tượng đó phải có khả năng chuyển giao trong giao dịch dân sự. Điều này dẫn đến
nhiều quyền có giá trị về vật chất nhưng pháp luật có những quy định không cho phép
chuyển giao (như quyền mua nhà ở tái định cư) hoặc quyền đòi bồi thường do xâm
phạm tới yếu tố nhân thân nên gây ra những khó khăn cho việc áp dụng pháp luật.
Quy định này đã mở rộng hơn nội hàm của tài sản nói chung và quyền tài sản nói
riêng và kéo theo đó sẽ là những tác động đến một số pháp luật liên quan, cụ thể:
Thứ nhất, cơ sở tiền đề để thừa nhận tính tài sản của một số đối tượng.
Mở rộng nội hàm của quyền tài sản sẽ là cơ sở pháp lý tiền đề cho một số đối tượng
hiện nay mặc dù có giá trị trên thực tế nhưng do đặc thù nên pháp luật không cho
phép chuyển giao trên thực tế và vì thế các đối tượng này không được coi là tài sản,
khi bị xâm phạm thì cách thức pháp luật bảo vệ của người có quyền là rất hạn chế. Ví
dụ: tài sản “ảo” trên mạng internet nói chung và tài sản “ảo” trong trò chơi trực tuyến
nói riêng hiện nay khá phổ biến trên thực tế, đem lại những lợi ích không chỉ về tinh
thần mà còn những giá trị lợi ích về vật chất. Tuy nhiên, vì tính chất đặc thù nên pháp
luật hiện hành lại có những quy định không cho phép chuyển giao những đối tượng
này và kèm theo đó là sự “bác bỏ” giá trị tài sản của nó13.
Hay như đối với quyền mua nhà tái định cư hiện nay trên thực tế đã và đang
diễn ra khá phổ biến. Tuy nhiên, dưới góc nhìn về tài sản theo BLDS 2005 thì quyền
được mua suất nhà tái định cư hiện hay không được xem là quyền tài sản vì pháp luật
không cho phép chủ thể có quyền này được phép chuyển nhượng cho chủ thể khác.
Vì vậy, khi có những xâm phạm đến quyền mua nhà tái định cư thì người có quyền
không được bảo vệ như đối với tài sản bị xâm phạm. Tuy nhiên, sự mở rộng nội hàm
trong khái niệm quyền tài sản là cơ sở tiền đề để những xâm phạm đối với loại quyền
này được bảo vệ bằng các phương thức bảo vệ quyền sở hữu mà không lo đến khả
năng chuyển giao của nó.
Khi BLDS 2005 còn có hiệu lực thì một số đối tượng mặc dù không hội đủ có
điều kiện để được xem là quyền tài sản nhưng trên thực tiễn nhiều Tòa án vẫn theo
hướng ghi nhận và bảo vệ nó như đối với tài sản. Ví dụ, A bị xâm phạm tới danh dự
nhưng chưa kịp yêu cầu bồi thường thì chết. Theo BLDS 2005 (khoản 1 Điều 309)
cũng như BLDS 2015 (Điều 396), quyền yêu cầu bồi thường này không thể được
chuyển giao: “Bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ có thể chuyển giao quyền
yêu cầu đó cho người thế quyền theo thoả thuận, trừ trường hợp sau đây: Quyền yêu
cầu cấp dưỡng, yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ,
13
Khoản 4 Điều 7 của Thông tư số 24/2014/TT-BTTTT khẳng định “Vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng chỉ
được sử dụng trong phạm vi trò chơi điện tử và theo đúng mục đích mà doanh nghiệp đã báo cáo. Vật phẩm
ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng không phải là tài sản, không có giá trị quy đổi ngược lại thành tiền, thẻ thanh
toán, phiếu thưởng hoặc các hiện vật có giá trị giao dịch bên ngoài trò chơi điện tử.” và khoản 5 Điều 7 cũng
quy định “Không mua, bán vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng giữa những người chơi với nhau”.
26
danh dự, nhân phẩm, uy tín”. Do các quyền này không thể được chuyển giao nên,
theo quy định của BLDS 2005, không thể là quyền tài sản và, do đó, không thể là tài
sản theo quy định ở đoạn trên. Và vì không là tài sản nên, theo quy định của BLDS
2005, chúng ta không có cơ sở để coi đây là di sản. Tuy nhiên, để bảo vệ người thừa
kế cũng như để buộc người chịu trách nhiệm bồi thường, Tòa án vẫn cho phép những
người thừa kế yêu cầu bồi thường14 (tức coi quyền bồi thường là di sản nên là tài sản).
Hơn nữa, có những thứ không bao giờ được chuyển giao nhưng vẫn là tài sản như đất
đai (theo BLDS 2005 là tài sản thuộc sở hữu Nhà nước và không thể được chuyển
giao vì chỉ Nhà nước mới là chủ sở hữu) nên việc đưa thêm điều kiện trên là không
thuyết phục, có sự nhầm lẫn giữa khái niệm tài sản (thế nào là tài sản) và cơ chế điều
chỉnh tài sản (một khi là tài sản thì có được chuyển giao hay không).
Thứ hai, sự tác động đến pháp luật bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối
với tài sản. Sự mở rộng nội hàm của quyền tài sản kéo theo việc mở rộng các đối
tượng thuộc phạm vi mở rộng được bảo vệ theo chế định bảo vệ quyền sở hữu, quyền
khác đối với tài sản. Tất nhiên, theo việc được bảo vệ theo chế định bảo vệ quyền sở
hữu, quyền khác đối với tài sản sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho chủ thể có
quyền khi tài sản của mình bị xâm phạm. Chủ sở hữu có quyền yêu cầu Tòa án, cơ
quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả
lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền
khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại. 15 Ngoài ra, khoản 2 Điều 155
BLDS 2015 quy định các yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu thì không áp dụng thời hiệu
khởi kiện.
Ngoài ra, Điều 115 BLDS 2015 khẳng định quyền sử dụng đất là quyền tài sản
và đây là điểm mới so với quy định tại Điều 181 BLDS 2005. Thực ra, việc BLDS
2015 coi quyền sử dụng đất là quyền tài sản không thực sự mới so với BLDS 2005.
Bởi lẽ, Điều 322 BLDS 2005 về Quyền tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
dân sự đã liệt kê quyền sử dụng đất trong những quyền tài sản nên đã coi quyền sử
dụng đất là quyền tài sản. Điểm mới ở đây là BLDS 2015 ghi nhận một cách rõ ràng
trong quy định chung, chứ không ghi nhận trong một chế định cụ thể giống như
BLDS 200516.

14
Xem Đỗ Văn Đại và Nguyễn Trương Tín, Pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
(xuất bản lần thứ 2), Nxb. ĐHQG TP. Hồ Chí Minh 2015, phần số 162.
15
Khoản 2 Điều 163 BLDS 2015.
16
Chúng ta biết là bên cạnh “quyền tài sản” như đã trình bày ở trên, BLDS 2005 và BLDS 2015 đều ghi nhận
“vật” là một dạng tài sản (bên cạnh tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản). Dự thảo trình Quốc hội thông qua
năm 2015 muốn làm rõ cả khái niệm “vật” như đối với khái niệm “quyền tài sản”, Cụ thể, Dự thảo đã theo
hướng “Vật được định hình ở dạng thể rắn, thể lỏng, thể khí và các dạng khác mà con người có thể nắm giữ,
chi phối”. Tuy nhiên, trong quá trình chỉnh lý Dự thảo tại Quốc hội, quy định này không được giữ lại vì mang
nhiều tính “giáo trình” và không lý giải được một số tài sản như điện: Điện bán được nên là tài sản nhưng
không là “tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản” và rất khó được coi là “vật” theo nội hàm đề xuất trên.
27
2. Tài sản hiện có, hình thành trong tương lai và sự tác động đến một
số pháp luật liên quan
Trong khoản 2 Điều 105 BLDS 2015 có thêm quy định về loại tài sản, theo
đó: “Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là
tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”. Kế tiếp, Điều 108 BLDS 2015
quy định “tài sản hiện có là tài sản đã hình thành và chủ thể đã xác lập quyền sở hữu,
quyền khác đối với tài sản trước hoặc tại thời điểm xác lập giao dịch” (khoản 1) và
“tài sản hình thành trong tương lai bao gồm: a) Tài sản chưa hình thành; b) Tài sản đã
hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao
dịch” (khoản 2).
Sự tác động đến pháp luật liên quan đến các biện pháp bảo đảm. Thực ra,
loại tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai đã manh nha tồn tại trong
BLDS 2005. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng BLDS 2005 chỉ có một vài quy định đơn
lẻ ghi nhận các tài sản hình thành trong tương lai trong phần “Bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ dân sự” như khoản 2 Điều 32017, khoản 1 Điều 34218, khoản 6 Điều 35119
BLDS 2005. Tuy nhiên, BLDS 2005 vẫn không có bất kỳ quy định nào khái niệm tài
sản hình thành trong tương lai. Vì thế, khoản 2 Điều 4 Nghị định 163/2006/NĐ-CP
được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 11/2012/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm đã quy
định “Tài sản hình thành trong tương lai gồm:
a) Tài sản được hình thành từ vốn vay;
b) Tài sản đang trong giai đoạn hình thành hoặc đang được tạo lập hợp pháp
tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm;
c) Tài sản đã hình thành và thuộc đối tượng phải đăng ký quyền sở hữu,
nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm thì tài sản đó mới được đăng ký theo
quy định của pháp luật.
Tài sản hình thành trong tương lai không bao gồm quyền sử dụng đất.”
Như vậy, có thể thấy khái niệm về tài sản hình thành trong tương lai trong
BLDS 2015 rộng hơn so với các quy định về tài sản hình thành trong tương lai của
BLDS 2005. Với quy định tại BLDS 2015 thì việc không coi quyền sử dụng đất có
thể là tài sản hình thành trong tương lai là không còn phù hợp. Trong trường hợp tài
sản hình thành trong tương lai là đất, tài sản gắn liền với đất: tùy từng trường hợp cụ
thể mà giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng có thể là Giấy chứng nhận
17
Khoản 2 Điều 320 BLDS 2005: “Vật dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là vật hiện có hoặc được
hình thành trong tương lai. Vật hình thành trong tương lai là động sản, bất động sản thuộc sở hữu của bên bảo
đảm sau thời điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm được giao kết.”
18
Khoản 1 Điều 342 BLDS 2005: “...Tài sản thế chấp cũng có thể là tài sản được hình thành trong tương lai”
19
Khoản 6 Điều 351 BLDS 2005: “Giám sát, kiểm tra quá trình hình thành tài sản trong trường hợp nhận thế
chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai”
28
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà nhưng cũng có thể là hợp đồng góp vốn, quyết
định giao thuê đất.
Sự bổ sung quy định theo hướng mở rộng về tài sản hình thành trong tương lai
tại Điều 108 BLDS 2015 sẽ kéo theo việc thay đổi của pháp luật liên quan tài sản
hình thành trong tương lai trong giao dịch bảo đảm. Sẽ có nhiều hơn những đối tượng
được coi là tài sản hình thành trong tương lai trong giao dịch bảo đảm nhưng cũng
kéo theo đó là những thách thức đáng kể. Bởi lẽ, với quy định về tài sản hình thành
trong tương lai tại khoản 2 Điều 108 BLDS 2015, chúng ta thấy dường như sự mở
rộng loại hình tài sản này có vẻ hơi quá mức cần thiết khi không hề có bất kỳ điều
kiện nào để xác định giới hạn cho tài sản hình thành trong tương lai. Điều này tạo tự
do nhưng sẽ gây khó khăn cho các chủ thể tham gia vào quan hệ dân sự trong việc
xác định liệu một đối tượng có khả năng được coi là tài sản hình thành trong tương lai
hay không khi khả năng tài sản này được hình thành trong tương lai là không cao. Về
chủ đề này, chúng tôi cho rằng cần phải có những văn bản hướng dẫn cụ thể điều kiện
để xác định các loại tài sản hình thành trong tương lai.
Sự tác động đến pháp luật bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản.
Việc đưa hai loại tài sản này vào phần Những quy định chung là thuyết phục, đảm
bảo tính khái quát cũng như phạm vi áp dụng của các loại tài sản này. BLDS 2005
không quy định về phân loại tài sản hình thành trong tương lai trong các quy định về
tài sản mà chỉ quy định manh nha ở phần liên quan đến giao dịch bảo đảm. Chính vì
thế việc xác định một đối tượng có là tài sản hình thành trong tương lai để áp dụng
các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu lại phụ thuộc vào các văn bản pháp luật khác có
ghi nhận đó là tài sản hình thành trong tương lai hay không. Ví dụ: khoản 19 Điều 3
Luật Nhà ở 2015 quy định: “Nhà ở hình thành trong tương lai là nhà ở đang trong
quá trình đầu tư xây dựng và chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng.”
Ngoài ra, trước đây BLDS 2005 có xu hướng đề cập đến tài sản hình thành
trong tương lai là Vật20 mà không phải là tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Cũng
chính quy định tại khoản 2 Điều 230 BLDS 2005 mà Nghị định 163/2006/NĐ-CP
được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 11/2012/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm đã quy
định không coi quyền sử dụng đất – một loại quyền tài sản có thể là tài sản hình thành
trong tương lai. Tuy nhiên, BLDS 2015 đã không còn giới hạn tài sản hình thành
trong tương lai ở Vật nữa mà đã mở rộng đối với tài sản nói chung. Điều này cho thấy
nhiều đối tượng hơn như tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản mà đáp ứng được các điều
kiện tại khoản 2 Điều 108 BLDS 2015 được coi là tài sản dưới dạng tài sản hình
thành trong tương lai. Đồng nghĩa với việc khi có hành vi xâm phạm đến các đối

20
Khoản 2 Điều 320 BLDS 2005. quy định: “Vật dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự là vật hiện có
hoặc được hình thành trong tương lai. Vật hình thành trong tương lai là động sản, bất động sản thuộc sở hữu
của bên bảo đảm sau thời điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm được giao kết”.
29
tượng này thì chủ thể có quyền có thể được bảo vệ bằng các biện pháp bảo vệ quyền
sở hữu, quyền khác đối với tài sản trong pháp luật dân sự.
Tóm lại: những thay đổi trong khái niệm và phân loại tài sản của BLDS 2015
theo hướng mở rộng hơn nội hàm của tài sản. Điều này đã góp phần làm tăng các
giao lưu dân sự liên quan đến tài sản cũng như tạo hành lang pháp lý để các chủ thể
có quyền đối với tài sản bảo vệ quyền lợi tốt hơn khi tài sản bị xâm phạm.

30
QUYỀN VỀ LỐI ĐI QUA THEO BLDS VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN CÁC
CHẾ ĐỊNH, NGÀNH LUẬT KHÁC CÓ LIÊN QUAN

Nguyễn Tấn Hoàng Hải*

Dẫn nhập

Quyền sở hữu là vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống kinh tế
xã hội cũng như trong pháp luật dân sự. Nó là một trong những tiền đề vật chất cho
sự phát triển kinh tế, vì quyền sở hữu chính là mức độ xử sự mà pháp luật cho phép
một chủ thể được thực hiện trong quá trình chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản.
Về nguyên tắc, chủ sở hữu có toàn quyền định đoạt số phận thực tế hay số phận pháp
lý tài sản của mình. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhằm bảo đảm hài hoà giữa
lợi ích của chủ sở hữu và lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc lợi ích của
người khác, quyền định đoạt có thể bị hạn chế theo những điều kiện cụ thể do pháp
luật quy định. Cụ thể, trên thực tế, do vị trí tự nhiên hoặc do sự phân chia bất động
sản trong quá trình chuyển dịch quyền sở hữu, quyền sử dụng có rất nhiều trường hợp
bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của nhiều chủ sở hữu khác nhau. Chủ sở
hữu bất động sản, người có quyền sử dụng sẽ rất khó khăn trong việc khai thác, sử
dụng bất động sản, thậm chí không thể sử dụng các bất động sản bị vây bọc đó nếu
không có sự can thiệp của pháp luật. Vì vậy, Bộ luật Dân sự năm 2005 (“BLDS năm
2005”) cũng như Bộ luật Dân sự năm 2015 (“BLDS năm 2015”) quy định trong
những trường hợp đó, chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc có quyền yêu cầu một
trong các chủ sở hữu bất động sản vây bọc thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu của họ
mà trong số đó là nhu cầu có lối đi qua bất động sản vây bọc. Đây là một vấn đề hết
sức nhạy cảm bởi lẽ việc mở một lối đi ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của các
chủ sở hữu, nó không chỉ tác động trực tiếp đến quyền lợi của chủ bất động sản vây
bọc với việc mất diện tích đất mà còn ảnh hưởng thường xuyên, liên tục đến cuộc
sống cũng như điều kiện kinh doanh, sản xuất của họ trong suốt quá trình tồn tại lối
đi. BLDS năm 2015 cũng đã có rất nhiều sự thay đổi liên quan đến quy định này,
không những vậy những sự thay đổi này còn tác động đến không chỉ quyền sở hữu
đối với loại tài sản này mà còn tác động đến các luật khác có liên quan. Trong phạm
vi bài viết này tác giả chủ yếu tập trung vào sự ảnh hưởng của quyền về lối đi qua đến
quyền sở hữu của chủ sở hữu tài sản là bất động sản vây bọc cũng như sự ảnh hưởng
đến luật đất đai.

1. Quy định pháp luật về quyền về lối đi qua


*
Giảng viên Trường đại học Luật Tp.Hồ Chí Minh.
31
1.1. Theo quy định BLDS năm 200521

Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề là một trong những quyền quan trọng
nhất đối với quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề theo quy định của BLDS
năm 2005. Pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật của nhiều nước trên thế giới
không định nghĩa quyền về lối đi qua bất động sản liền kề mà chỉ quy định những căn
cứ, điều kiện, quyền và nghĩa vụ cụ thể của chủ thể. Theo đó, quyền về lối đi qua bất
động sản liền kề là quyền của chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc sử dụng phần diện
tích trên bất động sản liền kề để đi vào bất động sản của mình. Quyền này chỉ là
quyền sử dụng một cách hạn chế trên tài sản của người khác. Chủ sở hữu bất động
sản bị vây bọc có quyền sử dụng lối đi, nhưng quyền này không làm mất quyền năng
sở hữu của chủ sở hữu bất động sản liền kề. Người này vẫn có quyền trên tài sản của
mình. Lối đi tạo lập trên bất động sản của chủ sở hữu, người sử dụng liền kề làm cho
người này phải tự hạn chế những quyền năng nhất định trên tài sản nhưng điều đó
không làm mất đi quyền sở hữu, sử dụng của họ.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 275 BLDS năm 2005, chủ sở hữu bất động sản bị
vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có
quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một
lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó.
Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không
có thỏa thuận khác. Điều luật quá ngắn gọn và có nhiều điểm bất hợp lý, do đó khi áp
dụng trên thực tế đã xuất hiện nhiều bất cập, hạn chế, gây khó khăn cho quá trình giải
quyết tranh chấp. Những bất cập đó có thể được kể đến như:

(i)Thứ nhất, khái niệm bất động sản liền kề

Theo quy định tại khoản 1 Điều 275 BLDS năm 2005, để mở lối đi thì “chủ sở
hữu bất động sản bị vây bọc… có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất

21
Ðiều 275. Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề
1. Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra,
có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường
công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ
sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thỏa thuận khác.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc
điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có
mở lối đi.
2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho
việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có
thẩm quyền xác định.
3. Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau
thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Ðiều này mà không có đền
bù.
32
động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu
cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó …”. Mặc dù BLDS năm 2005 không quy định
một khái niệm cụ thể về bất động sản liền kề. Thế nhưng, theo từ điển Tiếng Việt phổ
thông: “liền” là “Ở kề, sát ngay, không cách”22; “kề” là “Ở vào hoặc làm cho vị trí rất
gần, không còn hoặc coi như không có khoảng cách”23. Tức là những bất động sản ở
ngay cạnh bên nhau có chung với nhau một ranh giới. Bất động sản liền kề có thể
được hiểu là những bất động sản có chung nhau ranh giới. Theo cách định nghĩa của
thuật ngữ pháp lý phổ thông, đất liền kề là: “Khu đất liền nhau, tiếp nối nhau với khu
đất đã được xác định”24.

Như vậy, bất động sản liền kề “được hiểu là bất động sản có sự tiếp giáp nhau về
ranh giới giữa các bất động sản”25. Phải xác định được bất động sản liền kề mới biết
được bất động sản phải hạn chế quyền để phục vụ cho một bất động sản khác.

Tuy nhiên, yếu tố liền kề không nên được hiểu theo một cách máy móc, rập
khuôn, “liền kề” phải là bất động sản có chung ranh giới như cách hiểu nêu trên. Bởi
lẽ trong quá trình khai thác, sử dụng bất động sản bị vây bọc không chỉ cần đến sự
nhượng quyền của bất động sản có chung ranh giới mà còn có cả những bất động sản
khác. Đó là những bất động sản tiếp nối với bất động sản liền kề. Chúng ta nhận thấy
rằng, để một bất động sản bị vây bọc có thể thông thương với đường công cộng cần
phải có một lối đi. Lối đi này có thể không chỉ đi xuyên qua một mà còn có thể qua
nhiều bất động sản của nhiều chủ sở hữu khác nhau. Trong khi đó, bất động sản bị
vây bọc chỉ giáp ranh với một bất động sản. Nghĩa là, sẽ có những bất động sản
không liền kề nhưng vẫn phải hạn chế quyền để tạo lập lối đi. Bởi vì, từ bất động sản
bị vây bọc để có thể đi ra đến đường công cộng nhất thiết phải đi qua những bất động
sản này. Nếu quyền về lối đi chỉ được áp dụng trên bất động sản liền kề thì sẽ gây ra
khó khăn, bất cập, dẫn đến việc áp dụng pháp luật không thống nhất trong thực tiễn 26.
Thậm chí còn có rất nhiều vụ án mà đồng nguyên đơn khởi kiện mở lối đi nhưng thực
chất không phải tất cả các nguyên đơn và bị đơn đều có bất động sản liền kề 27. Nhưng
khi xét xử Tòa án mặc nhiên xem như đủ điều kiện để cho phép mở lối đi. Vì vậy
22
Viện Ngôn ngữ (2010), Từ điển Tiếng Việt phổ thông, NXB Thanh Niên, Hà Nội, tr. 508.
23
Viện Ngôn ngữ (2010), Từ điển Tiếng Việt phổ thông, NXB Thanh Niên, Hà Nội, tr. 520.
24
Nguyễn Ngọc Điệp (2009), 3450 Thuật ngữ pháp lý phổ thông, NXB Giao thông vận tải, tr. 219.
25
Phạm Công Lạc (2006), Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề, NXB Tư pháp, Hà Nội, tr. 56.
26
Theo Bản án số 454/2007/DS-PT ngày 14/06/2007 của Tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang: Đất của anh Thuận
nằm ở phía ngoài và giáp đường công cộng, đất của ông Trọng nằm phía trong và cách đất anh Thuận một con
kinh. Trước đây anh Thuận cho ông Trọng đi qua đất của anh để ra đường công cộng nhưng nay anh không cho
tiếp tục thực hiện lối đi này. Ông Trọng yêu cầu tạo lập lối đi. Vấn đề đặt ra là ông Trọng có quyền mở lối đi
qua đất anh Thuận hay không khi đất của ông cách đất anh Thuận một con kinh? Trong vụ án này, phán quyết
của Tòa sơ thẩm thì chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Trọng buộc anh Thuận mở lối đi cho ông Trọng. Tuy
nhiên, Tòa phúc thẩm thì đảo ngược lại quyết định này khi cho rằng đất ông Trọng và đất anh Thuận không liền
kề nhau vì còn cách nhau một con kinh, nên anh Thuận không có nghĩa vụ mở lối đi cho ông Trọng.
33
thông qua thực tiễn xét xử, Tòa án đã “mở rộng” thêm cách hiểu về yếu tố “liền kề”,
đó là ngoài bất động sản liền kề, trong quá trình sử dụng bất động sản bị vây bọc còn
tác động lên những bất động sản khác chính là những bất động sản xung quanh.

(ii) Thứ hai, các điều kiện được mở lối đi

Khoản 1 Điều 275 BLDS 2005 quy định: “Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc
bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối ra, có quyền yêu cầu
một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến
đường công cộng”. Theo quy định này, chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc chỉ có thể
được yêu cầu hưởng quyền về lối đi qua khi thỏa mãn những điều kiện nhất định:

+ Điều kiện cần thiết đầu tiên đó chính là bất động sản phải “bị vây bọc”. Tuy
nhiên, BLDS năm 2005 chưa làm rõ các tiêu chí của tình trạng này. Một cách hợp lý,
bất động sản chỉ được coi là bị vây bọc một khi nó không thể trực tiếp thông thương
với đường công cộng hoặc có nhưng lối thông thương quá nhỏ, không đủ để bảo đảm
việc khai thác công dụng của bất động sản một cách bình thường.

+ Điều kiện thứ hai là “không có lối đi”. Không có lối đi được hiểu là không có
bất kì một lối đi nào. Khi không có lối đi thì bất động sản đó không thể tiến hành khai
thác, sử dụng được. Chỉ khi nào chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc thực sự không có
một lối đi nào thì mới có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản liền kề cho mở lối
đi. Tuy nhiên, trên thực tế có những trường hợp đã có lối đi nhưng lối đi này không
thể đáp ứng yêu cầu đi lại, phục vụ khai thác sử dụng bất động sản bị vây bọc một
cách bình thường (lối đi này không đủ hoặc lối đi quá khó khăn gây ảnh hưởng đến
cuộc sống bình thường của chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc) thì họ cũng nên được
quyền yêu cầu mở lối đi qua bất động sản liền kề 28. Nếu pháp luật chỉ quy định một
cách cứng nhắc khi chỉ cho phép mở lối đi trong trường hợp không có bất kì một lối
đi nào là tạo ra khó khăn trên thực tiễn giải quyết tranh chấp và ảnh hưởng nghiêm
trọng đến quyền lợi của chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc.

27
Theo Quyết định số 466/2012/DS-GĐT ngày 21/09/2012 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao: Đất của
chị Nhỏ nằm ở phía ngoài sát đường đi công cộng. Đồng nguyên đơn gồm 11 hộ ở phía trong. Từ trước đến nay
các hộ vẫn sử dụng lối đi có một phần diện tích ngang qua đất nhà chị Nhỏ. Nay chị Nhỏ rào lại không cho đi.
Các hộ yêu cầu chị Nhỏ mở lối đi. Trong tranh chấp này có 11 hộ yêu cầu tạo lập lối đi nhưng không đồng
nghĩa 11 hộ này đều liền kề với đất của chị Nhỏ. Vì: “Nằm dọc theo con đường có nhiều hộ nguyên đơn đất của
gia đình chị Nguyễn Thị Bé Nhỏ nằm ngay đầu đường giáp với hộ Bà Huê”. Như vậy, có những hộ yêu cầu tạo
lập lối đi nhưng không liền kề, đây chỉ là những bất động sản xung quanh. Tuy nhiên, Tòa án vẫn chấp nhận
yêu cầu của các đồng nguyên đơn.
28
Xem thêm Bản án số 481/2007/DS-PT ngày 07/9/2007 của Tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang; Quyết định số
38/2010/DS-GĐT của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao ngày 18/08/2010
34
Nếu so sánh với các quy định tại Điều 682 BLDS Pháp 29; Điều 620 BLDS Bắc
Kỳ30; Điều 420 BLDS Sài Gòn31, thì quy định tại khoản 1 Điều 275 BLDS năm 2005
có nội dung “hẹp hơn”. Sự “hẹp hơn” này được thể hiện ở chỗ khoản 1 Điều 275
BLDS năm 2005 chỉ quy định được quyền yêu cầu “có lối đi ra” đến đường công
cộng khi “không có lối đi” mà không quy định trường hợp “không đủ lối đi”. Điều đó
có nghĩa là theo quy định tại Điều 275 BLDS năm 2005 thì khi “đã có lối đi” ra
đường công cộng, thì không có quyền yêu cầu bất cứ một ai dành cho lối đi nữa, bất
kể lối đi đã có không đủ hoặc lối đi này quá khó khăn để khai thác sử dụng bất động
bị vây bọc.

(iii) Thứ ba, vấn đề đền bù

Việc tạo lập lối đi gây ra những phiền lụy, thiệt hại đối với chủ sở hữu bất động
sản liền kề. Chính vì vậy, khi được đáp ứng yêu cầu, người được tạo lập lối đi phải:
“đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề”. Pháp luật quy định cho họ được hưởng
quyền từ việc nhận sự đền bù của chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc. Theo khoản 1
Điều 275 BLDS 2005 quy định: “Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất
động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong
những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công
cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi
phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thoả thuận khác”.
Chúng ta nhận thấy rằng vấn đề đền bù và yêu cầu mở lối đi được quy định trong
cùng một khoản nên đã dẫn tới thực trạng là người được yêu cầu buộc người yêu cầu
đền bù trước khi mở lối đi. Đây cũng là bất cập của quy định này cần phải được thay
đổi cho phù hợp với thực tiễn.

Không những vậy, mặc dù pháp luật quy định người được chấp nhận yêu cầu phải
đền bù, nhưng không quy định đền bù như thế nào? Mức đền bù bao nhiêu? Nếu
không đền bù thì có được hay không? Thực tiễn xét xử cho thấy thông thường, Tòa
án tuyên chủ sở hữu bất động sản liền kề phải dành cho người có bất động sản bị bao
bọc bởi bất động sản khác lối đi hợp lý, nhưng về phần đền bù thì không đề cập đến

29
Điều 682 BLDS Pháp quy định: “Chủ sở hữu một địa sản bị vây bọc không có hoặc không đủ lối đi ra
đường cái cần thiết cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thương mại hoặc cho việc thực hiện công
việc xây dựng, có quyền đòi những người hàng xóm dành cho mình một lối đi thỏa đáng trên phần đất của họ
với điều kiện phải bồi thường tổn thất mình gây ra”.
30
Điều 620 BLDS Bắc Kỳ quy định: “người chủ đất nào đó bị bao bọc xung quanh không có lối đi ra đường
công (kể cả sông ngòi thuyền bè đi được) hay có lối đi mà không đủ sự kinh lý cho các công việc công, nông
trong nhà đất mình, thì có thể đặt lối đi trên đất của người láng giềng được, nhưng thiệt hại cho người ta bao
nhiều thì phải bồi thường bấy nhiêu”.
31
Điều 472 BLDS Sài Gòn quy định: “sở hữu chủ một địa sản bị vây bọc không có hoặc không đủ lối đi ra
công lộ hay thủy đạo cần cho sự khai thác địa sản của mình được quyền đòi các địa chủ lân cận để cho mình đi
qua trên phần đất của họ, với điều kiện phải bồi thường thiệt hại gây ra”.
35
hoặc tuyên phải đền bù nhưng mức đền bù như thế nào thì còn có nhiều ý kiến khác
nhau32.

(iv) Thứ tư, vấn đề “lối đi thuận tiện và hợp lý” nên được hiểu như thế
nào?

BLDS năm 2005 chỉ quy định: vị trí, giới hạn chiều rộng, chiều dài, chiều cao
của lối đi do các bên thỏa thuận bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà
cho các bên. Như thế, lối đi theo quy định của pháp luật nên được hiểu chỉ là lối đi
cho việc khai thác công năng sinh hoạt đi lại theo nghĩa thông thường 33 hay là lối đi
dành cho mục đích kinh doanh thương mại? Vì lối đi có bề ngang 2m phục vụ cho
việc đi lại thông thường lại sẽ khác với lối đi 5m phục vụ cho việc vừa đi lại vừa kinh
doanh thương mại. BLDS năm 2005 không quy định rõ về vấn đề này, vì vậy “lối đi
thuận tiện, hợp lý” trong trường hợp này chỉ có thể được hiểu là sử dụng cho việc đi
lại sinh hoạt hằng ngày.34

Chính vì quy định không rõ ràng như vậy nên trên thực tế đã có những tranh
chấp mà chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc muốn khai thác công năng sử dụng bất
động sản của mình để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại, dịch
vụ nhưng không thể thỏa thuận với các chủ sở hữu bất động sản liền kề để mở một lối
đi rộng hơn, vì BLDS năm 2005 không quy định nghĩa vụ của chủ sở hữu bất động
sản liền kề trong vấn đề này. Hiện nay, các điều kiện kinh tế - xã hội đã có nhiều thay
đổi đáng kể, vượt bậc so với trước đây, cho nên việc quy định quyền có lối đi cho các
cơ sở sản xuất, kinh doanh là điều cần thiết, nhất là các vùng đất mới khai hoang,
phục hóa, trong kinh tế trang trại. Vì vậy cần phải quy định bổ sung quyền yêu cầu về
lối đi cho chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc phải bảo đảm cả các nhu cầu sản xuất,
kinh doanh. Hơn nữa “lối đi” theo quy định tại Điều 275 BLDS năm 2005 chỉ có thể
được hiểu là lối đi cho người mà không phải là các phương tiện giao thông vận tải,
gia súc... và chỉ đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt thông thường mà không phải “hoạt
động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thương mại (Điều 682 BLDS Pháp); cho sự

32
Trần Duy Bình, “Một số vướng mắc trong thực tiễn áp dụng Bộ luật dân sự 2005 và kiến nghị hoàn thiện”,
(xem tại: http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2013/01/10/mot-so-vuong-mac-trong-thuc-tien-p-dung-bo-luat-
dn-su-nam-2005-v-kien-nghi-hoan-thien) (Truy cập ngày 12/01/2017).
33
Theo Từ điển Tiếng Việt phổ thông của Viện ngôn ngữ (2010), thì “lối đi” được hiểu là “khoảng đất hẹp
dùng để đi vào, ra một nơi nào đó, để đi lại từ nơi này đến nơi khác ”. Theo định nghĩa này, khái niệm lối đi có
diện tích nhỏ hơn so với đường đi vì đó chỉ là nơi thực hiện giao thông có diện tích “hẹp”. Yếu tố hẹp có thể
được hiểu là vừa đủ để đáp ứng một cách thiết yếu nhất nhu cầu đi lại. Trong khi đường đi không bị hạn chế
bởi yếu tố này, đường đi có thể cho các loại phương tiện giao thông đi lại một cách dễ dàng, thuận tiện. Tác giả
Phạm Công Lạc cũng cho rằng: “Lối đi là khoảng đất hẹp dùng để vào một nơi nào đó”. Theo cách hiểu thông
thường, lối đi là một đường đi nhỏ phục vụ cho nhu cầu đi, lại. Như vậy, lối đi được hiểu là một diện tích đất
nhỏ, phục vụ nhu cầu đi lại một nơi nào đó.
34
Nguyễn Thị Mân, “Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề - Thực trạng áp dụng pháp luật và hướng hoàn
thiện”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số (7)/ 2012, tr. 29.
36
kỉnh lý các việc công, nông (Điều 620 BLDS Bắc Kỳ); cần cho sự khai thác địa sản
(Điều 472 BLDS Sài Gòn)”.

(v) Thứ năm, về thay đổi hiện trạng lối đi

Lối đi là để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và khai thác, sử dụng bất động sản bị
vây bọc, một khi lối đi đã được thiết lập mà diện tích không đủ để sử dụng một cách
bình thường thì yêu cầu xin mở rộng là một việc làm cần thiết. Nhu cầu xin thay đổi
hiện trạng lối đi là đòi hỏi tất yếu từ những thay đổi của cuộc sống xã hội. Tuy nhiên,
trong các quy định của pháp luật chỉ mới dừng lại ở việc cho chủ thể quyền yêu cầu
mở lối đi mà không có quy định quyền xin thay đổi hiện trạng lối đi khi hiện trạng lối
đi không còn phù hợp với thực tế. Đây là một quyền thiết yếu vì khi lối đi không còn
hợp lý thì buộc phải có sự thay đổi cho phù hợp.

(vi) Thứ sáu, Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề trong trường hợp bất
động sản được phân chia thành nhiều thành phần mà có bất động sản bị vây bọc.

Pháp luật cần quy định rõ quyền về lối đi qua bất động sản liền kề trong trường
hợp phân chia bất động sản thành nhiều phần do mua bán, thừa kế…. mà có bất động
sản bị vây bọc thì lối đi được xác lập trong phạm vi bất động sản liền kề có cùng
nguồn gốc hay với cả các bất động sản liền kề khác? Theo khoản 3 Điều 275 BLDS
năm 2005 quy định: “Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các
chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người
phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù”. Quy định này
chỉ phù hợp trong trường hợp bất động sản bị phân chia (bất động sản gốc) sau khi
phân chia còn quỹ đất để tạo lập lối đi. Trường hợp ngược lại, bất động sản sau khi
phân chia không còn quỹ đất để tạo lập lối đi, hay nói cách khác, nếu lối đi được tạo
lập trên chính bất động sản gốc thì khi phân chia cho các chủ sở hữu, bản thân bất
động sản này quá nhỏ không thể khai thác và sử dụng công năng của nó. Nếu xét về
mặt lý thuyết thì một bất động sản chỉ có giá trị khi có lối đi ra đường công cộng, nếu
bất động sản bị vây bọc mà không có lối đi ra thì quyền về lối đi là quyền chính đáng
đảm bảo khai thác công năng của bất động sản. Nhưng bất động sản liền kề nào chịu
sự phiền lụy này? Pháp luật hiện hành chỉ quy định các bất động sản có cùng nguồn
gốc phải có nghĩa vụ dành lối đi cho bất động sản phía trong khi phân chia mà không
quy định nghĩa vụ này đối với các bất động sản liền kề khác.

1.2. Theo quy định BLDS năm 201535

35
Điều 254 BLDS 2015. Quyền về lối đi qua
“1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có
hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình
một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
37
So với quy định tại Điều 275 BLDS năm 2005, Điều 254 BLDS năm 2015 đã có
một số sự thay đổi cơ bản liên quan đến nội dung của điều luật này:

(i) Thứ nhất, thay đổi đầu tiên dễ nhận thấy nhất đối với điều luật này đó chính là
tên điều luật đã lượt bỏ đi cụm từ gây tranh cãi trong BLDS năm 2005 đó chính là
“bất động sản liền kề”; tên điều luật này hiện nay chỉ còn là “Quyền về lối đi qua”
và khoản 1 Điều 254 BLDS năm 2015 không còn quy định về nội dung “chủ sở hữu
bất động sản bị vây bọc… có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động
sản liền kề…” mà bỏ hẳn cụm từ “liền kề” và thay bằng cụm từ “vây bọc”. Như vậy,
có thể nhận thấy, BLDS năm 2015 đã khắc phục được bất cập đầu tiên liên quan đến
quyền về lối đi qua mà BLDS năm 2005 gặp phải đó chính là về “bất động sản liền
kề”. Với việc thay đổi này sẽ giúp cho chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc có thể yêu
cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc (có thể là chủ sở hữu của bất động sản liền kề
hoặc trong quá trình khai thác, sử dụng bất động sản bị vây bọc còn có thể tác động
lên không chỉ bất động sản liền kề mà còn lên chính những bất động sản khác đó là
những bất động sản xung quanh).

(ii) Thứ hai, về điều kiện để mở lối đi được thay đổi theo hướng phù hợp với thực
tế cuộc sống; tạo điều kiện thuận lợi cho chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc được
quyền yêu cầu mở lối đi. Cụ thể, BLDS năm 2015 đã mở rộng thêm trường hợp chủ
sở hữu bất động sản bị vây bọc được quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc
dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ khi không đủ lối đi. Theo khoản
1 Điều 254 BLDS năm 2015: “Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất
động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công
cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi
hợp lý trên phần đất của họ”. Như vậy, trong trường hợp bất động sản bị vây bọc
hoàn toàn hoặc không đủ hoặc lối đi này quá khó khăn để khai thác sử dụng bất động
bị vây bọc thì đều có thể yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc mở cho mình một
lối đi.
(iii) Thứ ba, điểm thay đổi đáng được lưu ý tiếp theo cũng rơi vào khoản 1
Điều 254 BLDS 2015 khi thay thế quy định tại khoản 1 Điều 275 BLDS 2005 36 với
cấu trúc thay đổi là đoạn 1 và đoạn in nghiêng (với nội dung được thay đổi theo đó
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc
điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có
mở lối đi.
Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng
quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho
việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà
nước có thẩm quyền khác xác định.
3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi
chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù”.
38
“chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất
động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”) đã được tách ra
thành một đoạn độc lập và giữa đó là một nội dung khác để cho thấy đền bù là một
nội dung không liên quan đến điều kiện mở lối đi qua. Với quy định mới, việc đền bù
chỉ là hệ quả việc mở lối đi chứ không là điều kiện được mở lối đi.37
(iv) Thứ tư, theo quy định tại khoản 2 Điều 254 BLDS năm 2015, “nếu có tranh
chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác
xác định”. Như vậy, khoản 2 Điều 254 BLDS năm 2015 đã nêu rõ thẩm quyền giải
quyết tranh chấp về lối đi, các bên sẽ được quyền lựa chọn Tòa án hoặc cơ quan nhà
nước có thẩm quyền khác để xác định chứ không có nêu chung chung như quy định
tại khoản 2 Điều 275 BLDS năm 2005 là “cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác
định”.

2. Một số tác động của quy định quyền về lối đi qua đến các chế định, ngành luật
khác có liên quan

Những thay đổi liên quan đến nội dung quyền về lối đi qua theo quy định tại Điều
254 BLDS năm 2015 tác động không chỉ đến vấn đề sở hữu đối với loại tài sản này
mà còn đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết liên quan đến một số ngành luật khác
mà tiêu biểu như luật đất đai.

(i)Ảnh hưởng đến quyền sở hữu của các bên:

Luật quy định quyền yêu cầu mở lối đi qua bất động sản vây bọc đối với bất động
sản bị vây bọc bởi các bất động sản khác. Nếu bất động sản bị vây bọc bởi ba bất
động sản và mặt còn lại là sông, hồ… thì có được yêu cầu quyền về lối đi qua hay
không? Một mặt sông, biển có được coi là đường giao thông cho chủ sở hữu bất động
sản bị vây bọc sử dụng thuận tiện không bởi không phải lúc nào giao thông đường
thủy cũng có thể sử dụng được. Luật Dân sự Nhật Bản có quy định rất rõ ràng về vấn
đề này38 nhưng luật Dân sự Việt Nam thì không.

Về lối đi thuận tiện, hợp lý, pháp luật hiện hành chỉ quy định: vị trí, giới hạn
chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện
cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên. Thế nhưng pháp luật chưa quy định rõ

36
“Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có
quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công
cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu
bất động sản liền kề, nếu không có thoả thuận khác”.
37
Đỗ Văn Đại (Chủ biên) (2016), Bình luận khoa học Những điểm mới của BLDS năm 2015, NXB. Hồng Đức
– Hội Luật gia Việt Nam, tr. 252 – 253.
38
Điều 210 BLDS Nhật Bản còn áp dụng cho cả trường hợp “không có lối ra do ao, sông, kênh, biển hoặc do
có sự chênh lệch đáng kể về độ dốc giữa khoảng đất và trục đường công cộng”.
39
lối đi thuận tiện, hợp lý chỉ là lối đi lại thông thường phục vụ cho sinh hoạt cá nhân
hay lối đi dành cho mục đích kinh doanh thương mại? BLDS năm 2005 cũng như
BLDS năm 2015 chưa quy định rõ về vấn đề này nên lối đi thuận tiện, hợp lý chỉ
được hiểu là lối đi sử dụng cho việc đi lại, sinh hoạt hằng ngày.

Bên cạnh đó thì vấn đề xác định chiều dài, rộng của lối đi cũng là vấn đề gây
nhiều tranh cãi hiện nay. Quy định về chiều dài, chiều rộng và chiều cao của lối đi
cũng cần phải có một tiêu chuẩn cụ thể về mức tối thiểu và tối đa để đảm bảo nhu cầu
sinh hoạt thiết yếu của bên có bất động sản hưởng quyền và ít gây thiệt hại, bất lợi
nhất cho chủ sở hữu bất động sản phục vụ.

Thêm nữa, hiện nay BLDS năm 2015 cũng đã bổ sung thêm trường hợp là “lối đi
không đủ”. Nếu chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc hoàn toàn thì việc mở lối đi là
đương nhiên nhưng việc xác định thế nào là “lối đi không đủ” thì lại rất phức tạp.
Chính vì thế pháp luật cần quy định rõ thế nào là lối đi không đủ, hơn nữa pháp luật
hiện hành cũng cần phải quy định rõ lối đi không đủ đối với khu vực thành thị và lối
đi không đủ đối với khu vực nông thôn, trên cơ sở đó xác định lối đi thế nào là không
đủ và có các căn cứ thống nhất để giải quyết các tranh chấp, khiếu nại về đất đai.

Không những vậy cũng có những trường hợp chủ sở hữu bất động sản chịu
hưởng quyền cũng có nhu cầu thay đổi kết cấu, thay đổi kiến trúc, cơ sở hạ tầng trên
phần diện tích bất động sản chịu hưởng quyền nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt
hoặc kinh doanh sinh thu lợi nhuận làm nguồn thu nhập cho gia đình. Chủ sở hữu bất
động sản chịu hưởng quyền có nhu cầu chia, tách diện tích bất động sản của mình
thành các phần khác nhau để chuyển nhượng hoặc chia thừa kế, trong đó có phần diện
tích bất động sản chịu hưởng quyền. Đối với vấn đề này, theo quy định tại Điều 249
BLDS 2015 về việc thay đổi việc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề cụ
thể:“Trường hợp có sự thay đổi về sử dụng, khai thác bất động sản chịu hưởng quyền
dẫn đến thay đổi việc thực hiện quyền đối với bất động sản hưởng quyền thì chủ sở
hữu bất động sản chịu hưởng quyền phải thông báo trước cho chủ sở hữu bất động
sản hưởng quyền trong một thời hạn hợp lý. Chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng
quyền phải tạo điều kiện thuận lợi cho chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền phù
hợp với thay đổi này.” Có thể thấy quy định trên còn chung chung chưa cụ thể. Việc
thay đổi về sử dụng, khai thác bất động của chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng
quyền trong trường hợp nào thì được cho là hợp lý và có thể thay đổi nhằm tránh gây
thiệt thòi cho chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền, tránh trường hợp chủ sở hữu bất
động sản chịu hưởng quyền thay đổi cảm tính, bất hợp lý. Hoặc nếu sự thay đổi là
không hợp lý thì có được quyền thay đổi hay không? Đồng thời, cần hướng dẫn, quy
định về thời gian thông báo trước cụ thể là khoảng thời gian bao lâu bằng một con số
xác định như một tháng hoặc hai tháng v.v.. thì phù hợp.
40
Với tinh thần của BLDS là ưu tiên sự tự nguyện thỏa thuận của các bên chủ sở
hữu bất động sản. Tuy nhiên, việc tự nguyện thỏa thuận thì khó có thể diễn ra thành
công. Bởi lẽ, một khi chủ sở hữu bất động sản thụ hưởng đã dùng quyền đối với bất
động sản của mình lên bất động sản phục vụ thì đương nhiên phát sinh sự phiền lụy
cho chủ sở hữu bất động sản phục vụ, quyền sử dụng và chiếm hữu của chủ sở hữu
bất động sản phục vụ bị hạn chế đi phần nào. Điều đó ảnh hưởng không ít đến tâm lý
của chủ sở hữu bất động sản phục vụ. Vì vậy, rất khó để các bên có thể thỏa thuận với
nhau được về cách giải quyết vấn đề mà đa số các vụ tranh chấp đều do cơ quan có
thẩm quyền xác định. Thế nhưng, việc xác định chưa có văn bản pháp luật nào quy
định hướng dẫn rõ ràng mà đa số các cơ quan chức năng thường xác định theo cảm
tính chủ quan dẫn đến các bên chủ sở hữu bất động sản liền kề chưa thật sự thỏa mãn
về quyết định đó gây nhiều bức xúc trong dư luận. Việc xem xét mở lối đi bao nhiêu
mét chiều rộng là hợp lý hiện nay vẫn chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể dẫn đến
khi xét xử các Thẩm phán chỉ dựa vào yêu cầu của các bên và xác định theo cảm tính.
Chính vì vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyền sở hữu của các bên.39

(ii) Ảnh hưởng đến các quy định của luật đất đai:

+ Vấn đề đền bù cho chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành lối đi cho chủ sở hữu
bất động sản bị vây bọc.

Trong trường hợp chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc yêu cầu được mở lối đi và
các bên đã thỏa thuận thống nhất đối với việc mở đường và giá cả đền bù nhưng xảy
ra tình trạng sau khi mở lối đi ra đường công cộng chủ sở hữu bất động sản thụ hưởng
không chỉ dùng lối đi này để đi lại và phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt bình thường mà
còn tận dụng lối đi này để vận chuyển, kinh doanh sinh lợi nhuận bằng việc đi qua lối
đi này thì chủ sở hữu bất động sản phục vụ có được yêu cầu đền bù với mức giá cao
hơn không? Vấn đề này, Điều 254 BLDS năm 2015 chỉ quy định bên được sử dụng
lối đi đó “phải bồi thường” nhưng chưa quy định cụ thể việc đền bù, phương thức
thoả thuận, mức đền bù, nếu không đền bù thì có được hay không? Các biện pháp xử
lý, giải quyết trong trường hợp chủ sở hữu bất động sản liền kề không cho phép chủ
sở hữu nhà, người sử dụng đất tạo lối đi, cấp thoát nước… trên đất của họ mặc dù
những người này đã thỏa thuận đền bù. Vì vậy, trên thực tế chủ sở hữu nhà, người sử
dụng đất gặp nhiều khó khăn trong việc đảm bảo quyền về lối đi qua của mình.

39
Ví dụ: Bất động sản của A bị vây bọc bởi bất động sản của B và không có lối đi ra đường công cộng. Lúc đầu
giữa A và B đã thỏa thuận thành công về việc mở lối đi qua bất động sản của B với chiều rộng là 1m, thế nhưng
năm năm sau do nhu cầu sản xuất, kinh doanh của A thay đổi nên A muốn B có thể mở thêm cho mình 1m nữa,
thế nhưng A không đồng ý. Hai bên khởi kiện ra Tòa án, trong trường hợp này nếu Tòa án đưa ra phán quyết
đồng ý cho A được quyền mở rộng thêm 1m nữa thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyền sở hữu bất động sản này
của B bởi lẽ việc mở lối đi lần đầu tiên đã gây ra những ảnh hưởng, phiền lụy đến chủ sở hữu bất động sản chịu
hưởng quyền mà ở đây chính là B, nay A lại tiếp tục xin mở rộng thêm thì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng hơn
đến quyền sở hữu của B.
41
Ngoài ra, trên thực tế luôn tồn tại song song hai loại giá đối với bất động sản đó
là giá theo quy định của Nhà nước và giá thị trường địa phương. Đứng trước hai hệ
thống giá, các bên khó có thể thống nhất và đi đến một phương án đền bù thỏa đáng.
Bởi lẽ, đối với bất động sản, khung giá do Nhà nước quy định và khung giá theo thị
trường địa phương luôn có sự chệnh lệch rõ rệt. Do đó, nếu xét ở gốc độ là chủ sở
hữu bất động sản hưởng quyền sẽ yêu cầu được áp dụng khung giá do Nhà nước quy
định. Ngược lại, nếu xét ở gốc độ là chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền thì sẽ
yêu cầu được áp dụng khung giá theo thị trường địa phương. Điều này dẫn đến sự
xung đột về lợi ích giữa các bên chủ sở hữu bất động sản liền kề. Từ đó cho thấy, để
đền bù cho những thiệt hại và phiền lụy này của chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng
quyền thì giá đền bù đưa ra phải thật sự hợp tình, hợp lý.

+ Vấn đề thông tin về quyền và nghĩa vụ đối với bất động sản liền kề trên giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất:

Tài sản được thể hiện trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là khách thể
trong quan hệ pháp luật dân sự, đồng thời cũng là đối tượng của các giao dịch về
quyền sử dụng đất, giao dịch về nhà ở, tài sản gắn liền với đất. Tuy nhiên, giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất theo Thông tư số 23/2014/TT-BTNVMT ngày 19 tháng 05
năm 2014 quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất chưa thể hiện các thông tin về quyền đối với bất động sản
liền kề (theo quy định của BLDS năm 2015 đó chính là bất động sản chịu hưởng
quyền và bất động sản hưởng quyền). Việc thể hiện các thông tin nêu trên sẽ bảo đảm
sự ưng thuận của các bên khi xác lập các giao dịch, tránh những tranh chấp về đất đai.
Bởi lẽ trên thực tế có rất nhiều tranh chấp về vấn đề trên mà nguyên nhân chủ yếu là
khi thực hiện việc chuyển quyền, bên nhận quyền không nắm được thông tin trên
mảnh đất đó đã có sẵn lối đi dành cho chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc. Do vậy,
sau khi nhận chuyển quyền, đã phát sinh những tranh chấp với người sử dụng đất,
người sở hữu bất động sản lân cận.

Bên cạnh đó, việc không thể hiện thông tin về quyền về lối đi qua trên giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ hạn chế quyền của người sử dụng đất. Ví dụ: vợ
chồng ông T và bà V có mảnh đất liền kề với nhà ông A, hai nhà có 1 lối đi chung
duy nhất đã hình thành và sử dụng từ rất nhiều năm, và trên bản đồ địa chính, thửa
đất của vợ chồng ông T và của ông A đều thể hiện có phần lối đi chung. Tuy nhiên,
vợ chồng ông T tới nhà các con sinh sống, mảnh đất trên không ai sử dụng. Sau đó,
vợ chồng ông T có nhu cầu muốn chuyển nhượng thửa đất, nhưng khi làm thủ tục thì
xảy ra tranh chấp, vì ông A cho rằng trong thời gian qua, gia đình ông đã được cấp sổ

42
đỏ mới và lối đi chung đã thuộc quyền sở hữu của gia đình ông. Nếu gia đình ông T
bán mảnh đất cho người khác thì gia đình ông A sẽ bịt lối đi.40

+ Ngoài ra, một vấn đề nữa có thể phát sinh đó chính là theo quy định của Luật
Đất đai thì điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là diện tích đất tối thiểu
phải đủ theo quy định của pháp luật trừ một số trường hợp ngoại lệ 41. Vậy nếu trong
trường hợp một bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản khác mà các bất động
sản vây bọc đó đều có diện tích đất bằng hoặc nhỏ hơn diện tích đất tối thiểu để được
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng nếu tạo lối đi qua thì cũng không đủ
diện tích đất tối thiểu thì giải quyết như thế nào? Bởi nếu tạo lối đi qua bất động sản
vây bọc sẽ làm ảnh hưởng đến quyền được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Mà tiêu chí để mở lối đi qua chính là thuận tiện và “ít gây phiền hà nhất”. Đây là vấn
đề rất khó khăn trong điều kiện các đô thị đông dân hiện nay.

3. Một số kiến nghị

Qua việc phân tích một số hạn chế cũng như ảnh hưởng của vấn đề quyền về lối đi
qua đối với quyền sở hữu và luật đất đai, chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị như
sau:

(i) Một là, cần quy định rõ thế nào là “bất động sản bị vây bọc”; “lối đi thuận
tiện, hợp lý” và “lối đi không đủ”; “thay đổi hiện trạng lối đi” để tạo cơ sở pháp lý
và điều kiện thuận lợi cho Tòa án ra các phán quyết đúng đắn, chặt chẽ nhằm giải
quyết tốt các vụ tranh chấp liên quan đến quyền về lối đi qua ngày một nhiều, một
phổ biến trong các cộng đồng dân cư ở nước ta. Việc hướng dẫn này cần phải được
quy định trong những Nghị Quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
hoặc Thông tư hướng dẫn chi tiết, cụ thể, rõ ràng hơn để việc hiểu và áp dụng pháp
luật được thực hiện đúng theo tinh thần của các nhà làm luật liên quan đến nội dung
còn vướng mắc bất cập của Điều 254 BLDS năm 2015.
(ii) Hai là, cần phải nâng cao hơn nữa năng lực xét xử của thẩm phán bởi lẽ trong
khi chờ đợi những sự giải thích, hướng dẫn của pháp luật đối với các vướng mắc nêu
trên. Một khi thực tế phát sinh tranh chấp liên quan đến những vấn đề này, đặt ra yêu
cầu rất lớn cho các thẩm phán trực tiếp tham gia xét xử những tranh chấp quyền về
lối đi qua đó chính là cần phải giải thích, lập luận cũng như đánh giá đúng, chính xác
về những vấn đề nêu trên để đảm bảo “cân bằng” quyền và lợi ích của các bên trong
tranh chấp.

40
Thân Văn Tài, “Thông tin trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số
2/2016, tr. 61.
41
Điều 29 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014, điều kiện để thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích
tối thiểu được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ
đỏ) đối với trường hợp thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu.
43
(iii) Ba là, cần xem xét bổ sung Điều 7 Thông tư số 23/2014/TT-BTNVMT
ngày 19 tháng 05 năm 2014 quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hai mục thông tin liên quan đến quyền
đối với bất động sản liền kề, đó chính là: quyền - nghĩa vụ đối với bất động sản chịu
hưởng quyền và quyền - nghĩa vụ đối với bất động sản hưởng quyền42.

(iv) Bốn là, đối với vấn đề giá đất. Theo chúng tôi, nên quy định cụ thể
khung giá áp dụng trong việc đền bù đối với trường hợp thực hiện quyền đối với bất
động sản liền kề là khung giá thị trường địa phương do một cơ quan có chức năng
thẩm định trên cơ sở giá thị trường tại thời điểm tranh chấp là phù hợp. Trên cơ sở
thông tin về giá đất do hệ thống dịch vụ định giá đất cung cấp, Tòa án hoặc các cơ
quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, khởi kiện tranh chấp về các quyền đối với
bất động sản liền kề có thể áp dụng trong trường hợp các bên tranh chấp không thể
thống nhất về phương án đền bù. Như vậy, đảm bảo được phán quyết của tòa án và
quyết định của các cơ quan hành chính có thẩm quyền được các bên tranh chấp chấp
thuận, tạo thuận lợi cho việc thực thi phán quyết, quyết định đó.

Tóm lại, quyền về lối đi qua là một quyền dân sự sát sườn, thiết thực của người
dân, khi không có lối đi, hoặc có nhưng không đủ hoặc việc quyết định về lối đi làm
ảnh hưởng, gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc, người dân thường
theo đuổi rất quyết liệt về khiếu nại 43. Mặc dù BLDS năm 2015 cũng đã có nhiều sự
thay đổi đáng kể liên quan đến nội dung quyền đối với bất động sản liền kề trong đó
có quy định về quyền về lối đi qua. Tuy nhiên, quy định quyền về lối đi qua vẫn còn
những điểm bất cập chưa được tháo gỡ, nếu áp dụng trên thực tế sẽ gặp những khó
khăn vướng mắc cho các bên liên quan. Chính vì lẽ đó, vấn đề này cần được xem xét
và quy định rõ ràng hơn nữa, khắc phục những điều còn tồn đọng trong quy định của
luật để tránh những tranh chấp dai dẳng có thể kéo dài trên thực tế.

42
Ví dụ: chủ sử dụng hai thửa đất có mã số 35H và 35K đã xác lập và đăng ký quyền đối với bất động sản liền
kề theo quy định của pháp luật. Theo đó, chủ sử dụng thửa đất số 35H có quyền có lối đi qua thửa đất mã số
35K thì trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cần thể hiện rõ nội dung đó.
43
Lê Thu Hà, “Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề”, Tạp chí Toà án nhân dân, kỳ II tháng 5-2008 (số 10),
tr. 33.
44
MỐI LIÊN HỆ CỦA QUYỀN VỀ LỐI ĐI QUA BẤT ĐỘNG SẢN LIỀN KỀ VÀ
CÁC CHẾ ĐỊNH KHÁC THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM
2015

Nguyễn Thanh Thư*

1. Đặt vấn đề
Quyền sở hữu tài sản là quyền năng tuyệt đối của bất kỳ chủ thể nào đối với tài
sản mà không ai có quyền xâm phạm quyền này. Chỉ trong một số trường hợp thật
cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp,
phòng chống thiên tai mà Nhà nước có thể trưng mua, trưng dụng có bồi thường đối
với tài sản của chủ thể khác theo giá thị trường. 44 Tuy nhiên bên cạnh quyền sở hữu
đối với tài sản, hiện nay theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 có đề cập đến nhóm
quyền khác đối với tài sản. Đây là những quyền của người mặc dù không phải là chủ
sở hữu tài sản nhưng họ được pháp luật ghi nhận cho quyền năng đặc biệt xét ở một
khía cạnh nhất định nào đó, cụ thể như quyền bề mặt, quyền hưởng dụng và quyền
đối với bất động sản liền kề. Trong bài viết tác giả đề cập đến một trong những quyền
khác đối với tài sản đó chính là quyền về lối đi qua; một trong những quyền cụ thể
của quyền đối với bất động sản liền kề. Trên cơ sở những quy định trong Bộ luật dân
sự 2015 về quyền này tác giả tiến hành phân tích, đánh giá mối liên hệ của quyền về
lối đi qua bất động sản liền kề với các quy định về quyền thừa kế và hợp đồng theo
Bộ luật dân sự 2015
2. Quy định của Bộ luật dân sự 2015 về quyền về lối đi qua
Thực chất từ thời cổ La Mã, quyền đối với bất động sản liền kề còn được gọi
dưới một thuật ngữ pháp lý khác là quyền địa dịch. Địa dịch đã được định nghĩa là
việc một bất động sản chịu sự khai thác của một bất động sản khác thuộc quyền sở
hữu của một người khác. Với cách định nghĩa đó, bất động sản được coi là một chủ
thể. Đặc biệt, nó cũng có nhu cầu giao tiếp với xã hội bên ngoài và, để làm được việc
đó, trong điều kiện bất động sản tồn tại cố định trong cộng đồng láng giềng, nó có thể
cần phải “đi qua” bất động sản khác, trong quá trình xây dựng con đường thông
thương với xã hội.45 Hiện nay trong luật thực định Việt Nam, địa dịch mang một tên
gọi dài hơn và dễ hiểu hơn đó là quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề. Tên gọi

*
Thạc sĩ luật học - Giảng viên Trường đại học Luật Tp.Hồ Chí Minh.
44
Điều 163 Bộ luật dân sự 2015.
45
Nguyễn Ngọc Điện, Hoàn thiện chế độ pháp lý về sở hữu bất động sản trong khung cảnh hội nhập, Tạp chí
nghiên cứu lập pháp điện tử, http://www.nclp.org.vn/ban_ve_du_an_luat/kinh-te-dan-su/hoan-thien-che-111o-
phap-ly-ve-so-huu-bat-111ong-san-trong-khung-canh-hoi-nhap.
45
này chỉ rõ được nội dung của một trong những quyền khác đối với tài sản đó chính là
việc cho một người không phải là chủ sở hữu bất động sản được sử dụng một cách
hạn chế đối với bất động sản của chủ sở hữu.
Quyền về lối đi qua là một trong những quyền đối với bất động sản liền kề. Việc
ghi nhận quyền về lối đi qua có ý nghĩa bảo đảm cân bằng lợi ích của chủ sở hữu bất
động sản vây bọc (gọi chung là bất động sản chịu hưởng quyền) và lợi ích của chủ sở
hữu bất động sản bị vây bọc (gọi chung là bất động sản hưởng quyền). Ngoài ra còn
đảm bảo tinh thần tương trợ, tình đoàn kết, thân ái của hàng xóm, láng giềng, đảm
bảo đúng tinh thần truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là tối lửa tắt đèn có
nhau.
Có ba điều kiện để có thể áp dụng quyền về lối đi qua bất động sản liền kề theo
quy định tại Điều 254 Bộ luật dân sự 2015 đó chính là:
Thứ nhất, chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ
sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng. Điều kiện này
xuất phát từ vị trí của bất động sản bị vây bọc. Trên thực tế vì nhiều lý do nhất định
như địa thế tự nhiên sẵn có của bất động sản, do chủ sở hữu bất động sản chuyển giao
quyền sở hữu cho nhiều chủ thể khác, do được thừa kế, được tặng cho,…mà một bất
động sản bị bao bọc bởi những bất động sản khác. Trước đây theo quy định tại Điều
275 của Bộ luật dân sự 2005 chỉ đề cập đến việc bất động sản bị vây bọc không có lối
đi ra đến đường công cộng. Tuy nhiên quy định này vẫn chưa đủ bởi lẽ có những
trường hợp đã có lối đi nhưng lối đi đó không thể đi ra đường công cộng do quá nhỏ,
quá ngắn mà những người sử dụng bất động sản bị vây bọc không thể đi ra đến đường
công cộng được. Do vậy đến Bộ luật dân sự 2015 đã bổ sung thêm trường hợp không
đủ lối đi ra đường công cộng thì đầy đủ hơn, đảm bảo tốt hơn cho quyền lợi của chủ
sở hữu bất động sản bị vây bọc.
Thứ hai, chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ
sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Việc đền
bù này nhằm đảm bảo cho quyền lợi của chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền.
Bởi lẽ chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền phải được quyền sử dụng, khai thác
bất động sản theo ý chí của họ. Nhưng trong hiện trạng phải dành cho chủ sở hữu bất
động sản bị vây bọc một lối đi ra trên bất động sản của mình thì họ không thể sử
dụng, khai thác bất động sản theo ý muốn. Việc đền bù mang ý nghĩa hỗ trợ vật chất
cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền khi không thể khai thác, sử dụng phần
bất động sản của mình cho lối đi. Do đó khoản tiền đền bù này không thể hiểu là việc
chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền đã bán đi phần quyền sở hữu của họ đối
với phần diện tích dành cho lối đi chung. Họ vẫn là chủ sở hữu đối với phần diện tích
dành cho lối đi chung này, chỉ có điều quyền sở hữu của họ bị hạn chế mà thôi.

46
Thứ ba, lối đi được mở trên đất của người khác phải là lối đi thuận tiện và hợp lý
nhất. Khi xem xét đến việc mở lối đi trên đất động sản của người khác phải đảm bảo
được điều kiện này. Bởi lẽ nếu không xem xét kỹ lưỡng có thể dẫn đến việc gây thiệt
hại cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền. Do đó khi xem xét việc mở lối đi
cần phải tính toán đến đặc điểm của khu vực, vị trí địa lý, lợi ích và khả năng gây
thiệt hại cho bất động sản chịu hưởng quyền. Ngoài ra việc mở lối đi như thế nào, đi
thẳng, đi cong hay chiều dài, độ rộng, chiều cao phải trên cơ sở đảm bảo thuận tiện và
ít gây phiền hà cho các bên nhất. Khi đảm bảo được điều kiện này thì đã đảm bảo
được sự cân bằng lợi ích của chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền và chủ sở hữu bất
động sản chịu hưởng quyền.
Trên cơ sở khi thỏa mãn ba điều kiện đã phân tích thì chủ sở hữu bất động sản bị
vây bọc có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc phải dành cho mình một
lối đi ra.
Theo quy định tại Điều 246 Bộ luật dân sự 2015 có bốn căn cứ làm phát sinh
quyền về lối đi qua. Các căn cứ đó là: theo địa thế tự nhiên, theo quy định của luật,
theo thỏa thuận hoặc theo di chúc. Mỗi một căn cứ là một trường hợp khác nhau
nhưng dù là rơi vào trường hợp nào thì nó cũng làm phát sinh quyền về lối đi qua.
3. Mối liên hệ của quy định thừa kế và quyền về lối đi qua
Quyền về lối đi qua được phát sinh theo di chúc. 46 Đây là một trong những căn cứ
làm phát sinh quyền về lối đi qua. Căn cứ này là phù hợp bởi lẽ khi người để lại di
sản thừa kế chết họ có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của họ sau khi họ chết.
Từ di chúc quyền về lối đi qua sẽ được xác lập và có thể rơi vào hai trường hợp sau.
Trường hợp thứ nhất, trên cơ sở việc định đoạt tài sản theo di chúc thì ý chí của
người để lại di sản thừa kế đã xác định rõ người thừa kế có quyền về lối đi qua. Như
vậy chủ sở hữu đối với bất động sản chịu hưởng quyền phải tôn trọng ý chí của người
để lại di sản thừa kế. Bởi lẽ trên cơ sở di chúc thì người để lại di sản thừa kế họ được
thể hiện ý chí trong việc định đoạt tài sản của họ sau khi họ chết đi. Do vậy khi trong
di chúc có xác định một phần diện tích của bất động sản phải dành ra cho lối đi chung
thì những người thừa kế phải tôn trọng sự định đoạt này của người để lại di sản thừa
kế. Tuy nhiên một câu hỏi được đặt ra là người thừa kế có quyền về lối đi qua có phải
đền bù cho người thừa kế của bất động sản chịu hưởng quyền không. Thiết nghĩ mặc
dù tại khoản 1 Điều 254 Bộ luật dân sự 2015 yêu cầu: chủ sở hữu bất động sản hưởng
quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác nhưng đây là sự định đoạt trong di chúc, tức là ý chí
của người để lại di sản thừa kế mong muốn như vậy. 47 Vì lẽ đó cần phải tôn trọng ý

46
Điều 246 Bộ luật dân sự 2015.
47
Điều 624 Bộ luật dân sự 2015
47
chí của người để lại di sản và không cần phải yêu cầu người thừa kế của bất động sản
hưởng quyền phải đền bù một khoản tiền cho người thừa kế của bất động sản chịu
hưởng quyền.
Trường hợp thứ hai, trong di chúc không nói rõ việc để dành một phần bất động
sản để làm lối đi qua nhưng khi tiến hành phân chia di sản thừa kế cho các đồng thừa
kế nếu không có lối đi thì bất động sản bị vây bọc không có đường đi ra đến đường
công cộng. Và như vậy trong trường hợp này sẽ phải giải quyết như thế nào. Liệu
rằng có nên xem việc trong di chúc không thể hiện rõ ý chí của người để lại di sản là
dành ra một lối đi cho bất động sản bị vây bọc nhưng bất động sản bị vây bọc đương
nhiên có một lối đi ra mà không phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản vây bọc. Cụ
thể trường hợp như sau: cụ Bênh và cụ Thái có quyền sử dụng lối đi qua tầng trệt của
căn nhà lên lầu 1; chủ sở hữu nhà tầng trệt, lầu 2 có quyền đi từ tầng trệt lên lầu 2 qua
cầu thang không bị hạn chế thời gian. Thực tế sử dụng từ năm 1986 sau khi tầng trệt
và lầu 2 được bán cho bà Dung, bà Dung tiếp tục bán phần nhà thuộc sở hữu của bà
Dung cho ông Bằng, bà Lan thì những người này đều thực hiện đúng cam kết dành
lối đi qua tầng trệt lên lầu 1 cho cụ Bênh, bà Thái. Ngược lại bà Thái cụ Bênh cũng
đồng ý để bà Dung sau là ông Bằng đi qua cầu thang lên lầu 2 của căn nhà. Các bên
đều không hạn chế nhau về thời gian sử dụng lối đi qua cầu thang và tầng trệt. Ngày
25/1/2000 bà Thái lập di chúc cho bà Nguyệt (em dâu) 1/2 diện tích lầu 1 nên bà
Nguyệt được kế thừa quyền và nghĩa vụ sử dụng lối đi qua cầu thang và tầng trệt. 48
Trong vụ việc này Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có nhận định mặc dù
trong di chúc không đề cập đến phần về lối đi nhưng trên cơ sở lối đi đã hình thành
hợp pháp từ trước, được các bên thừa nhận và sử dụng nên có căn cứ rằng sau khi bà
Thái chết đi thì bà Nguyệt người được hưởng di sản thừa kế theo di chúc sẽ được tiếp
tục sử dụng lối đi chung mà không hề bị giới hạn thời gian. Cách giải quyết này theo
quy định của Bộ luật dân sự 2015 là hợp lý bởi lẽ không cần xem xét trong di chúc
khi để lại di sản là bất động sản bị vây bọc cho người thừa kế có ghi rõ quyền về lối
đi qua hay không. Chỉ cần trên thực tế đã có quyền về lối đi qua bất động sản liền thì
người thừa kế có quyền được tiếp tục sử dụng lối đi chung đã có từ trước mà không
có sự phân biệt nào cả, cách thức sử dụng phải tương tự như đối với người để lại di
sản thừa kế đã từng sử dụng lối đi này. Tuy nhiên trong trường hợp này người thừa kế
có cần phải đền bù một khoản tiền cho chủ sở hữu bất động chịu hưởng quyền hay
không. Thiết nghĩ người thừa kế không phải chịu trách nhiệm đền bù vì mặc dù trong
di chúc không đề cập quyến quyền về lối đi qua nhưng lối đi này đã tồn tại từ trước
thời điểm người thừa kế được hưởng di sản thừa kế. Cho nên người thừa kế có quyền
này là đương nhiên.

48
Quyết định giám đốc thẩm số 35/2009/DS-GĐT ngày 2 tháng 10 năm 2009 về vụ án tranh chấp lối đi của
Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
48
Vì vậy, quyền về lối đi qua khi được vận dụng trong trường hợp có di chúc đã
được giải quyết rất tốt và đảm bảo được sự cân bằng lợi ích của các bên chủ thể là
chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền và chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền.
4. Mối liên hệ của quy định hợp đồng và quyền về lối đi qua
Trong Bộ luật dân sự 2015 khi ghi nhận quyền về lối đi qua đã có những quy
định cụ thể để đảm bảo việc ổn định của quyền này khi dịch chuyển bất động sản cho
người khác. Bởi lẽ với sự vận động của nền kinh tế tiền tệ, việc chuyển dịch quyền sở
hữu tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác là giao dịch dân sự diễn ra hàng ngày,
hàng giờ. Do vậy việc một bất động sản đang là bất động sản chịu hưởng quyền được
chuyển giao quyền sở hữu thông qua một hợp đồng dân sự có làm ảnh hưởng đến lối
đi được mở từ trước cho bất động sản hưởng quyền hay không.
Hiện nay theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 khi đề cập đến hiệu lực của
quyền về lối đi qua thì kể cả khi bất động sản được chuyển giao quyền về lối đi qua
vẫn được duy trì.49 Mặt khác trong các trường hợp dẫn đến việc chấm dứt quyền về
lối đi qua không hề đề cập đến trường hợp chuyển giao bất động sản chịu hưởng
quyền cho người khác.50 Từ đó có thể khẳng định thông qua hợp đồng chuyển quyền
sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền hoặc hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng,
quyền chiếm hữu bất động sản chịu hưởng quyền cũng không làm chấm dứt quyền về
lối đi qua bất động sản liền kề. Thực tiễn hiện nay cũng theo hướng này để đảm bảo
sự ổn định của các quan hệ dân sự. Cụ thể trường hợp: chị Nhỏ nhận chuyển nhượng
quyền sử dụng 188 m2 đất tại thửa số 203, tờ bản đồ HK05 xã Hòa Khánh huyện Cái
Bè tỉnh Tiền Giang…Nếu có căn cứ lối đi tranh chấp đã được các nguyên đơn sử
dụng từ lâu (trước khi ông Long chuyển nhượng đất cho chị Nhỏ) thì việc Ủy ban
nhân dân huyện Cái Bè cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ chị Nhỏ trong
đó có cả lối đi này là không phù hợp thực tế. Nếu chị Nhỏ cần sử dụng thuận tiện, tạo
lối đi khác chỉ là hoán đổi lối đi.51 Như vậy theo Tòa án việc đã có lối đi từ trước
trước khi chị Nhỏ nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì chị Nhỏ vẫn phải dành
lối đi cho các hộ bên trong. Nếu mục đích sử dụng đất của chị Nhỏ cần phải dùng
diện tích này vào việc riêng thì cần tạo một lối đi khác cho những hộ dân phía trong.
Tòa án xử lý theo hướng này rất hợp lý (theo quy định tại khoản 2 Điều 274 của Bộ
luật dân sự 2005, Điều 247 Bộ luật dân sự 2015 về vấn đề này cũng không có quy
định khác) và hợp tình. Bởi lẽ Bộ luật dân sự 2015 đã quy định hiệu lực của quyền về
lối đi qua được chuyển giao khi bất động sản được chuyển giao. Lối đi qua bất động
sản đã hình thành từ trước khi chị Nhỏ được chuyển giao bất động sản. Do đó chị
49
Điều 247 Bộ luật dân sự 2015
50
Điều 256 Bộ luật dân sự 2015
51
Quyết định giám đốc thẩm số 466/2012/DS-GĐT ngày 21/9/2012 về việc xin mở lối đi qua bất động sản liền
kề của Tòa dân sự tòa án nhân dân tối cao.
49
Nhỏ phải tôn trọng quyền này. Trong trường hợp chị Nhỏ có sự thay đổi về sử dụng,
khai thác bất động sản của mình dẫn đến thay đổi lối đi qua thì chị Nhỏ phải thông
báo trước cho chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền trong một thời hạn hợp lý. Chị
Nhỏ phải tạo điều kiện thuận lợi cho chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền phù hợp
với thay đổi này. Điều đó có nghĩa chị Nhỏ không được rào lại lối đi mà chỉ có thể
chuyển lối đi từ vị trí này sang vị trí khác sao cho thuận tiện cho chị và cho các hộ
dân bên trong. Một tình huống khác đó là: Nguồn gốc đất tranh chấp là con đường
dân sinh đi qua hai thửa 367 và 378a trước đây thuộc quyền quản lý sử dụng của ông
Công bà Viện. Năm 1992 ông Dong mới mua lại và các hộ vẫn đi qua con đường
này….Đến ngày 7/4/2008 ông Dong tự ý làm cổng sắt bịt lối đi…như vậy việc làm
của ông Dong là không có căn cứ để được pháp luật bảo vệ, khiếu nại của nguyên
đơn là đúng pháp luật.52 Trong trường hợp này cũng tương tự tình huống ban đầu và
Tòa án cũng xác định cách xử lý là chủ sở hữu mới của bất động sản chịu hưởng
quyền phải giữ nguyên lối đi cho những người có quyền về lối đi qua. Từ những quy
định trong Bộ luật dân sự 2005, sau này là Bộ luật dân sự 2015 và tình huống được
xét xử trong thực tiễn có thể thấy được dù thông qua hợp đồng, bất động sản được
chuyển giao từ chủ thể này sang chủ thể khác thì quyền về lối đi qua vẫn được bảo
lưu.
Tuy nhiên, nếu trong trường hợp các bên có thỏa thuận trong hợp đồng sẽ chấm
dứt lối đi qua của những chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền thì thỏa thuận này có
giá trị đối với những chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền hay không. Cụ thể như
tình huống sau: A là chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền phải dành lối đi cho
những hộ dân ở phía trong. Trường hợp A chuyển nhượng bất động sản cho B và
trong hợp đồng có điều khoản thỏa thuận rõ B không phải dành lối đi cho những hộ
dân phía trong nữa. Vậy lúc này quyền lợi của những hộ dân ở phía trong sẽ như thế
nào, họ có được bảo lưu quyền về lối đi qua hay không. Thiết nghĩ hợp đồng là sự tự
do thỏa thuận làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên. Tuy nhiên không phải
mọi thỏa thuận đều có giá trị pháp lý, ý chí của các bên trong quan hệ cũng không
được trái với quy định của luật, trái đạo đức xã hội. Trong trường hợp này Bộ luật
dân sự 2015 đã có quy định quyền về lối đi qua vẫn có hiệu lực nếu bất động sản
được chuyển giao cho người khác.53 Nếu thỏa thuận của hai bên hạn chế đi quyền của
chủ thể khác là không được phép. Vì vậy cam kết này sẽ không có giá trị pháp lý đối
với những hộ dân phía trong, B vẫn phải tôn trọng quyền về lối đi qua cho những hộ
dân phía trong.

52
Quyết định giám đốc thẩm số 372/2012/DS-GĐT ngày 21/8/2012 về tranh chấp lối đi của Tòa dân sự tòa án
nhân dân tối cao.

53
Điều 247 Bộ luật dân sự 2015
50
Một vấn đề nữa cần đặt ra khi xem xét quyền về lối đi qua trong mối liên hệ với
hợp đồng đó chính là việc đền bù một khoản tiền cho chủ sở hữu bất động sản chịu
hưởng quyền. Với một lối đi đã hình thành từ trước thì chủ sở hữu bất động sản
hưởng quyền (sau khi được chuyển giao bất động này theo hợp đồng) có phải đền bù
cho chủ sở hữu bất động chịu hưởng quyền hay không. Có lẽ trong trường hợp này
không nên xem xét đến việc đền bù bởi lẽ chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền cũ
đã phải thực hiện điều này mới có quyền về lối đi qua. Do vậy khi có sự thay đổi chủ
sở hữu của bất động sản hưởng quyền không nên bắt chủ sở hữu mới phải chịu tiền
đền bù lần nữa nếu không với một lối đi chung các chủ thể phải chịu tiền đền bù đến
hai lần. Chỉ trong trường hợp nếu chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền cũ chưa đền
bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền thì mới nên đặt ra vấn đề đền bù
một khoản tiền.
Như vậy khi xem xét mối tương quan của quan hệ hợp đồng và quyền về lối qua
tác giả thấy quy định của Bộ luật dân sự 2015 là hợp lý.
5. Kết luận

Mối quan hệ tình làng nghĩa xóm rất quan trọng thể hiện tinh thần truyền thống tốt
đẹp của dân tộc Việt Nam. Do vậy việc pháp luật dân sự ghi nhận quyền về lối đi qua
thể hiện sự tích cực và tinh thần thiện chí tôn trọng lẫn nhau của những người hàng
xóm láng giềng với nhau. Ngoài ra việc ghi nhận quyền về lối đi qua còn góp phần
trong việc cân bằng quyền lợi giữa chủ sở hữu bất động bị vậy bọc và chủ sở hữu bất
động sản vây bọc. Việc ghi nhận quyền về lối đi qua khi xem xét tổng quan với
những quy định khác của pháp luật dân sự tác giả cho rằng phù hợp và cần thiết để
bảo đảm quyền của người không phải là chủ sở hữu tài sản nhưng họ cần được bảo vệ
để có thể khai thác, sử dụng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình.

51
QUYỀN HƯỞNG DỤNG –TỪ GÓC ĐỘ PHÁP LUẬT DÂN SỰ PHÁP ĐẾN
KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Lê Minh Khoa*

Nguyễn Thị Thuý**

1. Dẫn nhập. Quyền hưởng dụng cùng với quyền bề mặt, quyền đối với bất động
sản liền kề là những điểm mới về quyền đối với tài sản được quy định tại chương
XIV - Bộ luật dân sự 2015 (BLDS 2015) của Việt Nam. Trong khi đó, quyền
hưởng dụng là một chế định đã tồn tại từ lâu đời trong xã hội Pháp. Với vai trò
của một định chế pháp lí đặc biệt, cho phép chúng ta có thể sử dụng quyền hưởng
dụng như một công cụ để bảo vệ quyền lợi của một số chủ thể “yếu thế” thường
phát sinh trong một số quan hệ pháp luật như hôn nhân gia đình, cấp dưỡng, thừa
kế.

Là một chế định mới trong pháp luật dân sự của Việt Nam, việc áp dụng
quyền hưởng dụng trên thực tiễn sẽ gặp rất nhiều khó khăn, lúng túng do những
quy định liên quan đến quyền tài sản này còn khá sơ sài, chưa lường được hết
những hệ quả pháp lí phát sinh khi thực hiện quyền hưởng dụng. Thiết nghĩ, việc
nghiên cứu chi tiết chế định quyền hưởng dụng theo BLDS Pháp là cần thiết và
góp phần trong việc giải quyết các vấn đề có khả năng phát sinh trong quá trình áp
dụng BLDS 2015 tại Việt Nam. Do đó, nội dung bài viết dưới góc độ so sánh với
BLDS Việt Nam 2015 sẽ đề cập đến những vấn đề mang tính khái quát nhất trong
việc đưa ra định nghĩa, tính chất, cách thức xác lập, căn cứ cũng như hệ quả chấm
dứt quyền hưởng dụng theo các quy định hiện hành của BLDS Pháp (I) và nội
dung quan trọng nhất của quyền hưởng dụng – quyền và nghĩa vụ của các bên
trong quan hệ hưởng dụng (II).

I. Khái quát quyền hưởng dụng từ góc nhìn của BLDS Pháp so với quy
định của BLDS 2015

2. Quyền hưởng dụng là một quyền chia cắt từ quyền sở hữu. Quyền sở hữu là
một quyền trọng tâm, cốt lõi của pháp luật dân sự. Cụ thể, bên cạnh quyền sở hữu
trong quyền đối với tài sản, chúng ta còn thấy quyền sở hữu liên quan đến các chế
định quyền thừa kế, quyền tặng cho, các chế định liên quan đến hợp đồng và cả

*
Thạc sĩ luật học - Giảng viên Trường đại học Luật Tp.Hồ Chí Minh.
**
Thạc sĩ luật học - Giảng viên Trường đại học Luật Tp.Hồ Chí Minh.
52
trong chế định hôn nhân... Chính vì tầm ảnh hưởng sâu rộng của quyền sở hữu
trong đời sống, Công ước Châu Âu về nhân quyền đã tuyên bố rằng “tài sản của
mọi cá nhân hay pháp nhân đều phải được tôn trọng”. Theo đó, nhìn từ bên ngoài,
không có gì là đơn giản hơn quyền sở hữu, bởi lẽ quyền sở hữu là việc làm chủ
của một tài sản được thực thi một cách trọn vẹn trên tài sản đó54.

BLDS Pháp đã định nghĩa quyền sở hữu là quyền được hưởng thụ và
định đoạt tài sản đó một cách tuyệt đối nhất, miễn là việc sử dụng tài sản đó
không bị cấm bởi luật hoặc các quy định pháp luật. Qua cách định nghĩa trên,
chúng ta nhận thấy quyền sở hữu theo pháp luật của Pháp là không có giới hạn –
bởi cụm từ “tuyệt đối”, trừ một số hạn chế về việc sử dụng tài sản do pháp luật
quy định. Kế thừa tinh thần của pháp luật La Mã, về nguyên tắc, quyền sở hữu tài
sản được cấu thành từ tập hợp của ba quyền cơ bản gồm: quyền định đoạt, quyền
sử dụng, quyền hưởng hoa lợi và lợi tức từ tài sản. Tuy nhiên, theo cách quy định
của BLDS Pháp thì quyền sở hữu được chia ra thành hai nhóm quyền chính, đó là
(i) nhóm quyền định đoạt và (ii) nhóm quyền được hưởng thụ tức là bao gồm
quyền sử dụng và quyền hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.

Cách phân chia này theo lí giải của các nhà làm luật Pháp thì một khi
chủ thể có được quyền thụ hưởng tức là họ phải sử dụng được tài sản, họ phải tiến
hành tu bổ, kinh doanh và phát triển... trên tài sản đó nếu họ mong muốn thu được
hoa lợi, lợi tức từ tài sản nói trên. Do đó, BLDS Pháp đã ghép quyền sử dụng và
quyền hưởng hoa lợi, lợi tức thành một nhóm quyền bên cạnh quyền định đoạt.

Một lý do khác nữa là các nhà lập pháp muốn nhấn mạnh quyền định
đoạt tài sản so với các quyền còn lại của quyền sở hữu. Quyền định đoạt tài sản
của chủ sở hữu được thể hiện cả về mặt pháp lí lẫn mặt vật chất. Nghĩa là, chủ sở
hữu với quyền định đoạt tài sản có thể: tiến hành mua bán, chuyển nhượng tài sản
hoặc quyết định cách thức sử dụng, khai thác tài sản đó theo ý chí của mình; thậm
chí với quyền định đoạt tài sản, chủ sở hữu còn có thể phá huỷ tài sản đó.

Tóm lại, quyền định đoạt tài sản là yếu tố đặc trưng nhất của quyền sở
hữu, bởi vì, ngược lại với những quyền tài sản khác như quyền hưởng dụng tài
sản, khi tiến hành các quyền này, chủ thể phải có nghĩa vụ giữ gìn, bảo quản hiện
trạng của tài sản, chứ đừng nói đến việc có thể phá huỷ tài sản như quyền định
đoạt.

54
Phillipe MALAURIE và Laurent AYNÈS, Les biens, Droit civil, 5ème éd., Nxb. Defrénois 2013, tr.109.
Xem thêm Điều 1, Nghị định thư n°.1 năm 1952, trong Công ước Châu Âu về nhân quyền
https://rm.coe.int/CoERMPublicCommonSearchServices/DisplayDCTMContent?
documentId=0900001680063427 (truy cập ngày 12/02/2017)
53
3. Khái niệm quyền hưởng dụng. Từ những phân tích trên, chúng ta có thể nhận
định như sau: một chủ thể chỉ có quyền sử dụng, quyền hưởng hoa lợi và lợi tức
từ tài sản nhưng không có quyền định đoạt tài sản đó thì chủ thể đó được gọi là có
quyền hưởng dụng đối với tài sản nói trên. Quy định về quyền hưởng dụng được
ghi nhận tại Điều 578 BLDS Pháp với nội dung: “Quyền hưởng dụng là quyền
được thụ hưởng, như chủ sở hữu, trên tài sản thuộc sở hữu của người khác, nhưng
phải có nghĩa vụ giữ gìn và bảo quản tài sản đó”.

Như vậy, quyền hưởng dụng là một quyền đối với tài sản cho phép chủ
thể nhận quyền hưởng dụng được quyền sử dụng và thu hoa lợi từ tài sản thuộc sở
hữu của một người khác. Trong đó, chủ thể có quyền hưởng dụng một tài sản
được gọi là người hưởng dụng (l’usufruitier). Còn Chủ sở hữu tài sản trong trường
hợp này chỉ còn lại quyền định đoạt đối với tài sản mà không còn các quyền sử
dụng và hưởng hoa lợi từ tài sản của mình nữa. Tên gọi chủ sở hữu trong trường
hợp quyền hưởng dụng theo tiếng Pháp đã đổi từ “le propriétaire” sang tên gọi là
“le nu-propriétaire” mà một số luật gia Việt Nam đã gọi là “chủ sở hữu giảm
thiểu”. Trong phạm vi bài viết, xin phép được gọi chung là “chủ sở hữu tài sản là
đối tượng của quyền hưởng dụng”.

Để dễ hình dung hơn về quyền hưởng dụng, chúng tôi xin phép đưa ra
một ví dụ như sau: trong quan hệ thừa kế, pháp luật Pháp cho phép một bên vợ
hoặc chồng còn sống nhận quyền hưởng dụng di sản thừa kế là một căn hộ chung
cư. Họ có thể sinh sống hoặc cho thuê lại căn hộ nhưng không được bán. Chỉ
những người thừa kế là chủ sở hữu tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng, tức
là căn hộ, mới có quyền bán. Trong trường hợp này, vợ hoặc chồng còn sống là
người hưởng dụng tài sản. Họ có quyền sử dụng và hưởng hoa lợi từ tài sản nhưng
không có quyền định đoạt. Ngược lại, những người thừa kế là chủ sở hữu tài sản
là đối tượng của quyền hưởng dụng chỉ có quyền định đoạt tài sản mà không được
hưởng dụng.

4. Quyền hưởng dụng là một quyền tài sản mang tính chất tạm thời. Với định
nghĩa quyền hưởng dụng là “quyền được thụ hưởng, như chủ sở hữu, trên tài sản
thuộc sở hữu của người khác, nhưng phải có nghĩa vụ giữ gìn và bảo quản tài sản
đó”, chúng ta chỉ thấy quyền hưởng dụng được ghi nhận là một quyền được chia
cắt ra từ quyền sở hữu mà không thấy ghi nhận quyền hưởng dụng là một quyền
tài sản chứ không phải là một quyền đối nhân, bởi vì tại Điều 581 BLDS Pháp đã
chỉ rõ “Quyền hưởng dụng có thể được đặt ra đối với tất cả các loại tài sản là động
sản hoặc bất động sản”. Ngoài ra, khái niệm quyền hưởng dụng tại Điều 578 này
cũng không đề cập đến tính chất tạm thời của quyền hưởng dụng, mặc dù tại Điều
617 BLDS Pháp đã chỉ rõ các trường hợp chấm dứt quyền hưởng dụng, cho thấy
54
đây không phải là một quyền có tính chất trọn đời hay vĩnh viễn. Chính hai yếu tố
không được thể hiện trong khái niệm về quyền hưởng dụng là hai tính chất cơ bản
nhất của quyền hưởng dụng. Trái với pháp luật dân sự Pháp, BLDS Việt Nam
2015 đã nêu rõ tính tạm thời của quyền hưởng dụng ngay trong khái niệm của nó,
cụ thể: “Quyền hưởng dụng là quyền của chủ thể được khai thác công dụng và
hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác trong
một thời hạn nhất định”.

Quyền hưởng dụng luôn mang tính tạm thời. Căn cứ quy định của Điều
617 BLDS Pháp, người hưởng dụng thực hiện quyền hưởng dụng trong một
khoảng thời gian xác định theo thoả thuận; hoặc đến hết cuộc đời của người
hưởng dụng. Mặt khác, Điều 619 BLDS Pháp quy định rằng nếu chủ thể nhận
quyền hưởng dụng không phải là các cá nhân, thì quyền hưởng dụng chỉ kéo dài
30 năm. Như vậy, từ quy định trên có thể hiểu rằng quyền hưởng dụng của pháp
nhân chỉ kéo dài 30 năm. Thời hạn hưởng quyền hưởng dụng của pháp nhân cũng
đã được Toà phá án Pháp khẳng định trong một vụ việc rằng “Quyền hưởng dụng
của pháp nhân không được vượt quá 30 năm” 55. Bởi vì pháp nhân là “một chủ thể
hư cấu, là một sự sáng tạo pháp lí của con người”, nên pháp nhân không bao giờ
chết đi. Chính vì vậy, nếu không quy định khoảng thời gian cụ thể để chấm dứt
quyền hưởng dụng của pháp nhân, thì quyền hưởng dụng có thể trở thành một
quyền mang tính vĩnh viễn, điều này là không thể. Bởi vì chỉ có quyền sở hữu mới
có xu hướng tồn tại vĩnh cửu và tính chất tạm thời này chính là điểm đặc trưng
giúp phân biệt giữa quyền hưởng dụng và quyền sở hữu.

5. Cách thức xác lập quyền hưởng dụng. Từ những phân tích bên trên cho thấy
quyền hưởng dụng sẽ chấm dứt khi người hưởng dụng chết. Trong trường hợp đó,
chủ sở hữu tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng sẽ có lại quyền sử dụng,
quyền thu lợi tức, nghĩa là quyền sở hữu sẽ được xác lập lại. Ngược lại, nếu chủ
sở hữu tài sản chết trước người hưởng dụng, quyền hưởng dụng vẫn tiếp tục tồn
tại.

Quyền hưởng dụng được xác lập bằng nhiều hình thức. Căn cứ quy định
tại Điều 579 BLDS Pháp: “Quyền hưởng dụng được thiết lập bởi luật, hoặc bởi sự
tự nguyện”. Ngoài hai hình thức trên, hệ quả của việc chiếm hữu cũng là một hình
thức xác lập quyền hưởng dụng bằng thời hiệu. Như vậy, quyền hưởng dụng có
thể được xác lập bằng ba cách:

55
Phillipe MALAURIE và Laurent AYNÈS, Les biens, Droit civil, 5ème éd., Nxb. Defrénois 2013:
Cass.civ.3er, 7 mars 2007, Bull.civ.III, n°36; Dr.et patr.févr.2009.96, obs.Seube et Th.Revet: “l’usufruit
accordé à une personne morale ne peut excéder trente ans”, tr.264
55
Thứ nhất, quyền hưởng dụng theo pháp luật mà trong pháp luật dân sự Pháp,
thường tồn tại trong các lĩnh vực liên quan đến thừa kế và hôn nhân gia đình.

Ví dụ: Trường hợp 1, một bên vợ hoặc chồng chết trước để lại con
chung: tuỳ theo lựa chọn của mình, người vợ hoặc người chồng còn sống nhận
được quyền hưởng dụng đối với tất cả tài sản hiện có hoặc một phần tư quyền sở
hữu tài sản (Điều 757 BLDS Pháp); Trường hợp 2, cha và mẹ là người quản lý và
hưởng dụng tài sản của con chưa thành niên cho đến khi người này đủ 16 tuổi
(Điều 382 BLDS Pháp)56; Trường hợp 3, một bên vợ hoặc chồng được cấp dưỡng
dưới dạng quyền hưởng dụng sau khi ly hôn (khoản 2 Điều 274 BLDS Pháp).

Thứ hai, quyền hưởng dụng theo thoả thuận là quyền hưởng dụng được xác lập
bằng ý chí của một người với hình thức bằng văn bản pháp lý đơn phương như di
chúc; hoặc bằng một thoả thuận như hợp đồng mua bán, tặng cho. Quyền hưởng
dụng này có thể liên quan đến việc bảo quản tài sản và chuyển quyền hưởng dụng
cho người thứ ba hoặc chuyển nhượng tài sản nhưng vẫn giữ lại quyền hưởng
dụng.

Ví dụ, cha mẹ tặng cho con quyền sở hữu đối với tài sản và giữ lại quyền
hưởng dụng cho đến khi chết57. Ngoài ra, việc xác lập quyền hưởng dụng bằng
thoả thuận đối với tài sản là bất động sản phải được đăng ký.

Thứ ba, quyền hưởng dụng xác lập bằng thời hiệu tức là quyền hưởng dụng có thể
được hình thành bởi hệ quả của việc chiếm hữu. Tuỳ thuộc vào loại tài sản mà
việc xác lập quyền hưởng dụng sẽ khác nhau.

Đối với tài sản là động sản, bằng việc áp dụng tương tự pháp luật theo
Điều 2276 BLDS Pháp thì quyền hưởng dụng đối với động sản sẽ được xác lập
ngay lập tức trong trường hợp chiếm hữu ngay tình.

Đối với tài sản là bất động sản, thời hiệu của việc chiếm hữu được xác
định theo pháp luật dân sự (trên thực tế, thời hiệu này hiếm khi được áp dụng vì
sau 30 năm kể từ ngày chiếm hữu, người chiếm hữu có thể xác lập quyền sở hữu
đầy đủ đối với bất động sản đó) hoặc thời hiệu của việc chiếm hữu được rút ngắn
còn 10 năm nếu thoả mãn điều kiện nhất định do luật định.

56
Vì mục đích đặc biệt của mình, quyền hưởng dụng trong trường hợp này phải tuân theo một quy chế đặc biệt.
Xem thêm: WEILL và TERRÉ, Les personnes, La famille, Les incapacités, Nxb. Dalloz, nos 764 s.
57
Xem thêm: Đỗ Văn Đại, Bình luận khoa học – Những điểm mới của Bộ luật dân sự năm 2015, Nxb. Hồng
Đức – Hội luật gia Việt Nam 2016 (xuất bản lần thứ 2), tr.270.
56
BLDS Việt Nam 2015 cũng có quy định tương tự BLDS Pháp về việc
chiếm hữu ngay tình đối với động sản sẽ là căn cứ phát sinh quyền hưởng dụng
của người chiếm hữu động sản đó. Trong khi đó, đối với bất động sản thì BLDS
Việt Nam 2015 có quy định khác so với BLDS Pháp, cụ thể là việc chiếm hữu
ngay tình bất động sản sẽ làm phát sinh quyền hưởng dụng nếu thoả mãn các điều
kiện luật định và hết thời hiệu chiếm hữu. Quy định này tạo điều kiện cho người
chiếm hữu ngay tình một tài sản, được hưởng dụng tài sản đó trong khoảng thời
gian chiếm hữu cho đến khi chấm dứt việc chiếm hữu tài sản. Bằng việc thu hoa
lợi, lợi tức từ tài sản, người chiếm hữu ngay tình có thể duy trì tình trạng tài sản
trong một trạng thái tốt nhất.

Các căn xác lập quyền hưởng dụng được pháp luật dân sự Việt Nam quy
định tại Điều 258 BLDS 2015. Ở đây, “quyền hưởng dụng được xác lập theo quy
định của luật, theo thoả thuận hoặc theo di chúc”. Khác với quy định của pháp luật
Việt Nam, BLDS Pháp không quy định di chúc là một căn cứ xác lập quyền
hưởng dụng vì quan điểm các nhà lập pháp Pháp cho rằng di chúc là một dạng
thoả thuận đơn phương thể hiện ý chí của người lập di chúc. Tại thời điểm mở
thừa kế theo di chúc, người nhận thừa kế có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận
việc nhận thừa kế. Như vậy, bản chất của việc xác lập quyền hưởng dụng bằng di
chúc cũng là một dạng thoả thuận.

Trường hợp xác lập bằng pháp luật tại Việt Nam hiện nay vẫn chưa thấy
có quy định nào liên quan58. Trong khi đó, tại Pháp, tồn tại các quy định liên quan
đến thừa kế và hôn nhân gia đình mà khi thoả các điều kiện luật định thì quyền
hưởng dụng phát sinh theo pháp luật, cụ thể theo quy định tại các Điều 274, 382,
757 BLDS Pháp. Quyền hưởng dụng là một chế định đặc biệt cho phép ta có thể
sử dụng như là một công cụ để bảo vệ quyền lợi của một số chủ thể “yếu thế”
thường phát sinh trong quan hệ hôn nhân gia đình. Như vậy, việc quy định căn cứ
xác lập quyền hưởng dụng theo pháp luật là tất yếu. Tuy nhiên, pháp luật dân sự
Việt Nam vẫn chưa thể hiện được sự chưa đồng bộ trong việc thiết lập các quy
định có liên quan đến xác lập quyền hưởng dụng theo pháp luật.

6. Chấm dứt quyền hưởng dụng. Căn cứ chấm dứt quyền hưởng dụng quy định
tại Điều 617 BLDS Pháp, quyền hưởng dụng chấm dứt bằng: (i) việc người hưởng
dụng chết; (ii) việc không sử dụng quyền trong vòng 30 năm; (iii) việc mất tài
sản; (iv) việc người hưởng dụng trở thành chủ sở hữu tài sản là đối tượng của
quyền hưởng dụng. Ngoài ra, Điều 618 BLDS Pháp còn quy định căn cứ chấm dứt

58
Xem thêm: Đỗ Văn Đại, Bình luận khoa học – Những điểm mới của Bộ luật dân sự năm 2015, Nxb. Hồng
Đức – Hội luật gia Việt Nam 2016 (xuất bản lần thứ 2), tr.270.
57
do lạm dụng quyền hưởng dụng. Tóm lại, có ba yếu tố chính dẫn đến việc chấm
dứt quyền hưởng dụng:

Thứ nhất, sự xuất hiện của một số điều kiện như việc cá nhân nhận quyền hưởng
dụng chết dù quyền hưởng dụng đã được chuyển nhượng; hoặc người nhận quyền
hưởng dụng cuối cùng chết trong trường hợp có nhiều người nhận quyền hưởng
dụng; hoặc hết thời hạn nhận quyền hưởng dụng theo quy định của pháp luật hoặc
theo thoả thuận.

Thứ hai, sự biến mất của một vài điều kiện.

(i) Việc mất tài sản dẫn đến chấm dứt quyền hưởng dụng đối với tài sản đó,
với điều kiện đó là sự biến mất hoàn toàn hoặc tài sản đó không còn thích
hợp để sử dụng. Ví dụ: trong trường hợp nhà ở gắn liền với đất bị phá huỷ
thì quyền hưởng dụng đối với ngôi nhà sẽ bị chấm dứt theo dù quyền
hưởng dụng đối với đất vẫn còn tồn tại.
(ii) Quyền hưởng dụng chấm dứt khi người hưởng dụng hoàn toàn không thực
hiện quyền của mình trong khoảng thời gian 30 năm. Thời hiệu này không
được áp dụng trong trường hợp quyền hưởng dụng được thực hiện bởi một
người thứ ba. Ví dụ: người hưởng dụng tài sản không trực tiếp thực hiện
quyền hưởng dụng mà quyền hưởng dụng được thực hiện bởi người đi thuê
tài sản theo hợp đồng cho thuê tài sản có thời hạn là 30 năm. Như vậy,
trong trường hợp này, quyền hưởng dụng không bị chấm dứt do quyền
hưởng dụng được thực hiện bởi một người thứ ba.
(iii) Quyền hưởng dụng bị chấm dứt do sự hợp nhất. Sự hợp nhất ở đây được
hiểu là người có quyền sở hữu đối với tài sản là đối tượng của quyền
hưởng dụng và người có quyền hưởng dụng trở thành một. Ví dụ: chủ sở
hữu đối với tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng, nhận được di sản là
quyền hưởng dụng đối với tài sản đó. Trong trường hợp này, chủ sở hữu
đối với tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng ngoài việc có quyền
định đoạt tài sản còn được nhận thừa kế là quyền hưởng dụng đối với tài
sản đó. Như vậy, quyền hưởng dụng trong trường hợp này sẽ chấm dứt và
chủ sở hữu sẽ có đầy đủ quyền năng của mình.
(iv) Người hưởng dụng từ chối quyền hưởng dụng trong trường hợp nhận
quyền hưởng dụng theo thoả thuận. Tuy nhiên, quyết định từ chối nhận
quyền hưởng dụng có thể bị tuyên bố vô hiệu nếu gây ra thiệt hại cho bên
chuyển nhượng quyền.

Thứ ba, quyền hưởng dụng bị chấm dứt do có sự lạm dụng quyền. Quyền hưởng
dụng có thể bị chấm dứt như một chế tài đối với hành vi lạm dụng quyền hưởng
58
dụng của người nhận quyền. Chế tài này được quy định tại khoản 1 Điều 618
BLDS Pháp như sau: “Quyền hưởng dụng có thể chấm dứt bởi việc lạm dụng
quyền của người hưởng dụng, bằng việc làm cho xuống cấp hoặc làm cho hư hỏng
do không giữ gìn tài sản”. Thẩm phán có thẩm quyền xem xét sự lạm dụng này và
lựa chọn chế tài: tuyên bố chấm dứt quyền hưởng dụng hoặc bồi thường nhằm
đảm bảo quyền lợi cho chủ sở hữu.

Nhìn chung, các quy định của BLDS Việt Nam liên quan đến căn cứ
chấm dứt quyền hưởng dụng khá chi tiết và khá tương đồng với Pháp. Các căn cứ
chấm dứt quyền hưởng dụng được quy định tại Điều 265 BLDS 2015. Cụ thể thì
quyền hưởng dụng chấm dứt khi (i) thời hạn của quyền hưởng dụng đã hết; (ii)
theo thỏa thuận của các bên; (iii) người hưởng dụng trở thành chủ sở hữu tài sản
là đối tượng của quyền hưởng dụng; (iv) người hưởng dụng từ bỏ hoặc không
thực hiện quyền hưởng dụng trong thời hạn do luật quy định; (v) tài sản là đối
tượng của quyền hưởng dụng không còn; (vi) theo quyết định của Tòa án; và (vii)
theo các căn cứ khác theo quy định của luật.

Tuy nhiên, vẫn còn một số trường hợp trên thực tế có thể làm chấm dứt
quyền hưởng dụng mà BLDS 2015 chưa lường trước được đó là người hưởng
dụng là pháp nhân chấm dứt hoạt động của mình. Trong trường hợp này, quyền
hưởng dụng sẽ được giải quyết như thế nào nếu pháp nhân đó được một pháp
nhân khác kế thừa quyền và nghĩa vụ (trường hợp sáp nhập, chia tách, hợp nhất
pháp nhân theo quy định của Luật Doanh nghiệp)? Thời hạn của quyền hưởng
dụng sẽ được tính lại hay vẫn tiếp tục? Nếu pháp nhân đó không được một pháp
nhân khác kế thừa quyền và nghĩa vụ thì sẽ phải giải quyết như thế nào? Vấn đề
trên vẫn chưa được BLDS Pháp và Việt Nam đề cập đến.

Ngoài ra, việc người hưởng dụng lạm dụng quyền của mình cũng chưa
được quy định tại BLDS 2015 là căn cứ chấm dứt quyền hưởng dụng, dù khoản 2
Điều 263 BLDS 2015 có quy định việc Toà án truất quyền hưởng dụng của người
hưởng dụng trong trường hợp có vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của mình. Tuy
nhiên, việc lạm dụng quyền và vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của người hưởng
dụng là khác nhau. Cụ thể thì quy định tại khoản 2 Điều 263 BLDS 2015 chỉ áp
dụng trong trường hợp người hưởng dụng vi phạm nghĩa vụ của mình theo Điều
262 BLDS 2015 và không áp dụng trong trường hợp người hưởng dụng lạm dụng
các quyền của mình theo quy định tại Điều 261 BLDS 2015. Ngược lại với BLDS
Việt Nam 2015, pháp luật dân sự pháp quy định rõ chế tài cho việc lạm dụng
quyền hưởng dụng của người có quyền hưởng dụng, chính là chấm dứt quyền
hưởng dụng (Khoản 1 Điều 618 BLDS Pháp).

59
7. Hậu quả của việc chấm dứt quyền hưởng dụng. Khi kết thúc quyền hưởng
dụng, người hưởng dụng phải hoàn trả lại tài sản theo đúng tình trạng lúc nhận,
không được làm hư hỏng tài sản theo quy định tại Điều 589 BLDS Pháp. Chủ sở
hữu phải chịu phần hao mòn cơ bản theo thời gian của tài sản.

Về nguyên tắc, người hưởng dụng không nhận được đền bù cho việc cải
tạo vật trái ngược với người chiếm hữu vật. Khoản 2 Điều 599 quy định: “Về phía
mình, người nhận quyền hưởng dụng không thể đòi, tại thời điểm chấm dứt quyền
hưởng dụng, bất kỳ khoản đền bù nào cho việc cải tạo mà họ đã thực hiện mặc dù
giá trị của vật đã được tăng lên”. Quy định này phần nào đã hạn chế sự đầu tư
ngược trở lại của người nhận quyền hưởng dụng lên tài sản do không được đền bù
cho việc cải tạo cũng như cho dù làm cho giá trị của tài sản tăng lên. Ngược lại,
người nhận quyền hưởng dụng phải bồi thường cho chủ sở hữu trong trường hợp
làm hư hỏng tài sản.

Cuối cùng, khi chấm dứt quyền hưởng dụng, cùng với việc hoàn trả lại
tài sản, các chủ thể sẽ thực hiện việc quyết toán nhằm cân bằng lại quyền lợi giữa
người hưởng dụng và chủ sở hữu.

Trong khi đó, hệ quả của việc chấm dứt quyền hưởng dụng được BLDS
Việt Nam 2015 quy định tại Điều 266. Cụ thể thì Bộ luật quy định tài sản là đối
tượng của quyền hưởng dụng sẽ được hoàn trả khi quyền hưởng dụng chấm dứt
trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc luật có quy định khác. Có thể thấy, quy
định này còn tương đối sơ sài và chưa bao quát hết các hậu quả pháp lý của việc
chấm dứt quyền hưởng dụng. Chỉ riêng việc hoàn trả tài sản thì bộ luật vẫn chưa
chi tiết hoá được hết các tình huống có thể phát sinh trên thực tế 59. Ngoài ra, các
vấn đề khác trong trường hợp quyền hưởng dụng bị chấm dứt như việc hoàn trả
tài sản không đúng tình trạng ban đầu (hư hỏng tài sản), việc quyết toán lại các chi
phí, các chi phí nào sẽ được hoàn trả lại cho người hưởng dụng trong quá trình
thực hiện quyền hưởng dụng vẫn chưa được quy định cụ thể như pháp luật dân sự
Pháp. Trong tương lai, cần thiết phải có thêm các văn bản hướng dẫn hoặc các án
lệ quy định chi tiết Điều 266 theo đó khi chấm dứt quyền hưởng dụng, tài sản phải
được hoàn trả theo đúng tình trạng ban đầu và quyết toán lại các chi phí đã bỏ ra.

II – Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong mối quan hệ pháp lý của
quyền hưởng dụng

59
Cụ thể là trường hợp quyền hưởng dụng được trao cho hơn một người. Về vấn đề này, xem thêm: Đỗ Văn
Đại, Bình luận khoa học – Những điểm mới của Bộ luật dân sự năm 2015, Nxb. Hồng Đức – Hội luật gia Việt
Nam 2016 (xuất bản lần thứ 2), tr.277.
60
8. Nghĩa vụ của người hưởng dụng. Trong quá trình thực hiện quyền hưởng
dụng, người hưởng dụng phải có nghĩa vụ: (i) bảo quản tài sản, bảo trì, ngăn chặn
các hành vi làm hư hỏng tài sản, thông báo cho chủ sở hữu biết về những hành vi
chiếm đoạt tài sản của người thứ ba (Điều 614 BLDS Pháp) và chịu trách nhiệm
về những hư hỏng mà mình gây ra; (ii) không được thay đổi mục đích sử dụng của
tài sản, có nghĩa là phải phù hợp với cách thức mà chủ sở hữu sử dụng tài sản
trước khi phát sinh quyền hưởng dụng trừ trường hợp có thay đổi về tình hình
kinh tế; (iii) nghĩa vụ phải trả các chi phí liên quan quyền hưởng dụng60.

9. Quyền của người hưởng dụng. Thứ nhất, pháp luật dân sự Pháp quy định
người hưởng dụng có các quyền sử dụng tài sản phục vụ cho nhu cầu cá nhân của
bản thân mình hoặc của người khác, với nghĩa vụ phải tôn trọng mục đích sử dụng
của tài sản (Điều 589 BLDS Pháp).

Thứ hai, người hưởng dụng có quyền hưởng thụ tài sản bằng hai cách: (i) thu hoa
lợi từ tài sản theo quy định tại Điều 582 BLDS Pháp: “Người hưởng dụng có
quyền hưởng tất cả hoa lợi như hoa lợi tự nhiên, hoa lợi công nghiệp hoặc hoa lợi
dân sự của tài sản mà họ có quyền hưởng dụng” 61; (ii) người hưởng dụng có
quyền thực hiện một số hành vi lên tài sản thuộc quyền quản lý của mình, cụ thể
là những hành vi bảo quản cần thiết như hành vi quản lý, khởi kiện có đối tượng
là tài sản thuộc quyền hưởng dụng của mình.

Thứ ba, người hưởng dụng có quyền định đoạt quyền hưởng dụng của mình.
Khoản 1 Điều 595 BLDS Pháp cho phép người hưởng dụng “tự mình hưởng
dụng, cho người khác thuê, thậm chí là bán hoặc chuyển nhượng miễn phí”. Cần
lưu ý là người hưởng dụng có quyền định đoạt đối với đối tượng là quyền hưởng
dụng chứ không phải là tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng.

60
Những chi phí này là kết quả của việc sử dụng và thu hoa lợi từ tài sản. Các chi phí này gồm hai loại chính là
các chi phí truyền thống liên quan đến tài sản và các chi phí liên quan đến việc sửa chữa tài sản. Các chi phí
truyền thống có thể là các chi phí định kỳ như thuế (Điều 608 BLDS Pháp) hoặc là các chi phí bất thường (sẽ
được chia ra cho người hưởng dụng và chủ sở hữu theo quy định tại Điều 609 BLDS Pháp). Các chi phí liên
quan đến việc sửa chữa được các nhà lập pháp Pháp phân thành hai loại: các chi phí nhằm bảo quản, duy trì tài
sản và các sửa chữa nghiêm trọng. Người hưởng dụng có nghĩa vụ chi trả các chi phí nhằm bảo quản, duy trì
tình trạng tài sản trong khi trách nhiệm chi trả chi phí cho các sửa chữa nghiêm trọng thuộc về chủ sở hữu, trừ
trường hợp người nhận quyền hưởng dụng có lỗi.
Điều 606 BLDS Pháp liệt kê các sửa chữa nghiêm trọng như sửa chữa tường, tường chống, hoặc mái vòng. Các
sửa chữa không có quy định khác được xác định là các sửa chữa nhằm bảo quản, duy trì tài sản. Trong quá
trình hưởng dụng, chủ sở hữu có quyền yêu cầu người hưởng dụng thực hiện các công việc sửa chữa nhằm mục
đích bảo trì tài sản. Ngược lại, người hưởng dụng không thể buộc chủ sở hữu thực hiện sửa chữa nghiêm trọng
và có thể phải thực hiện công việc này. Tuy nhiên, khi kết thúc quyền hưởng dụng, người hưởng dụng có thể
yêu cầu chủ sở hữu hoàn trả chi phí.
61
Thời điểm nhận hoa lợi thay đổi tuỳ theo loại hoa lợi. Cụ thể thì người nhận quyền hưởng dụng thu hoa lợi tự
nhiên và hoa lợi công nghiệp tại thời điểm thu hoạch trong khi hoa lợi dân sự được thu ngày qua ngày.
61
10. Quyền của người hưởng dụng trước Toà. Quyền hưởng dụng là một quyền
đối với tài sản nên quyền của người hưởng dụng đối với tài sản sẽ được pháp luật
bảo vệ tối đa. Trong khoảng thời gian có quyền hưởng dụng, người hưởng dụng
không có bất cứ mối quan hệ nào với chủ sở hữu tài sản là đối tượng của quyền
hưởng dụng. Có thể nói hai chủ thể này gần như độc lập và không có bất cứ ràng
buộc nào lẫn nhau. Chính vì vậy, theo pháp luật dân sự Pháp, khi mà các quyền
của người hưởng dụng bị xâm phạm, họ có quyền vận dụng con đường Toà án
nhằm:

(i) Yêu cầu Toà án công nhận quyền hưởng dụng của mình bằng việc
“kiện đòi vật”, kiện đòi lại tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng
đang bị xâm phạm bởi các chủ thể khác kể cả chủ sở hữu tài sản này.

(ii) Yêu cầu Toà án bảo vệ quyền chiếm hữu tài sản. Chủ thể bị khởi
kiện có thể là bất kỳ ai như người thứ ba là chủ sở hữu tài sản hay
người thứ ba chiếm hữu bất kể ngay tình hay không ngay tình. Ví dụ,
chủ nợ của chủ sở hữu muốn lấy tài sản (là đối tượng của quyền hưởng
dụng) để trừ nợ, người hưởng dụng có quyền yêu cầu toà án can thiệp
để không cho phép chủ nợ làm điều đó.

(iii) Yêu cầu Toà án buộc các bên có liên quan phải bồi thường thiệt hại
cho mình62.

Trong khi đó, các quyền cụ thể của người hưởng dụng tại Điều 261
BLDS Việt Nam 2015. Theo đó, người hưởng dụng có thể (i) tự mình hoặc cho
phép người khác khai thác, sử dụng, thu hoa lợi, lợi tức từ đối tượng của quyền
hưởng dụng; (ii) yêu cầu chủ sở hữu tài sản thực hiện nghĩa vụ sửa chữa đối với
tài sản; và (iii) cho thuê quyền hưởng dụng đối với tài sản. BLDS hiện hành chỉ
mới đưa ra được các trường hợp người hưởng dụng khai thác quyền hưởng dụng
mà chưa dự liệu được những vấn đề pháp lý có thể phát sinh trong quan hệ hưởng
dụng, vấn đề người hưởng dụng bị xâm phạm quyền bởi các chủ thể khác cũng
như cách thức để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình như cách thức mà pháp
luật dân sự Pháp đã đưa ra.

Ngoài ra, thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp liên quan đến quyền
hưởng dụng cũng chưa được quy định cụ thể. Việc không quy định thời hiệu
quyền hưởng dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc bảo vệ quyền lợi cũng như gây
khó khăn cho việc giải quyết các yêu cầu, tranh chấp. Liên hệ đến BLDS Pháp về
vấn đề thời hiệu khởi kiện, thì người hưởng dụng có thể bị mất đi quyền yêu cầu

62
Francois Terré và Philippe Simler, Droit civil, Les biens, 4e éd., Nxb. Précis Dalloz, 1992, tr.534
62
đối với Toà án để bảo vệ quyền hưởng dụng của mình nếu hết thời hiệu khởi kiện.
Việc “hết thời hiệu” này là hệ quả pháp lí của việc quyền hưởng dụng bị chấm dứt
nếu người hưởng dụng không thực hiện quyền hưởng dụng trong vòng 30 năm đối
với tài sản (cả bất động sản lẫn động sản) (Điều 617 BLDS Pháp). Một khi không
còn thời hiệu khởi kiện thì các yêu cầu công nhận quyền hưởng dụng sẽ không
được Toà án thụ lý giải quyết.

11. Nghĩa vụ của chủ sở hữu. Về phần nghĩa vụ của mình, chủ sở hữu có nghĩa
vụ không được gây phương hại đến quyền của người hưởng dụng theo quy định
tại khoản 1 Điều 599 BLDS Pháp. Chủ sở hữu phải kiềm chế không được can
thiệp hoặc gây trở ngại cho người có quyền hưởng dụng trong việc thực hiện
quyền của mình. Ngoài ra, chủ sở hữu còn có nghĩa vụ phải thực hiện những công
việc sữa chửa nghiêm trọng được liệt kê tại Điều 606 BLDS Pháp. Nếu chủ sở
hữu không thực hiện, người hưởng dụng không thể khởi kiện ra toà mà chỉ có thể
thực hiện các công việc bằng chi phí riêng của mình và được hoàn trả khi chấm
dứt quyền hưởng dụng và sau khi quyết toán.

12. Quyền của chủ sở hữu. Theo pháp luật dân sự Pháp, chủ sở hữu không có
toàn quyền sở hữu đối với tài sản mà chỉ có quyền định đoạt. Cụ thể là chủ thể
này có quyền mua bán, tặng cho, cầm cố, thế chấp, góp vốn,… Trong trường hợp
này, căn cứ khoản 2 Điều 621 BLDS Pháp quy định việc mua bán tài sản là đối
tượng của quyền hưởng dụng mà không thông qua sự đồng ý của người hưởng
dụng, thì sẽ không làm thay đổi địa vị pháp lí vốn có của người hưởng dụng nếu
họ không tuyên bố từ chối quyền hưởng dụng. Tức là người hưởng dụng vẫn tiếp
tục quyền hưởng dụng của mình đối với tài sản dù chủ sở hữu tài sản đó đã thay
đổi. Người nhận chuyển nhượng trên chỉ có quyền sở hữu đối với tài sản là đối
tượng của quyền hưởng dụng.

Chủ sở hữu cũng có thể thực hiện những biện pháp bảo đảm cần thiết
nếu người có quyền hưởng dụng không thực hiện đúng những quy định do pháp
luật đưa ra. Chủ sở hữu tài sản là đối tượng quyền hưởng dụng còn có quyền thu
“sản vật” và có thể kiện đòi lại vật cũng như kiện bảo vệ quyền sở hữu. Ngoài ra,
chủ thể này còn có quyền giám sát tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng.

13. Quyền trước Toà của chủ sở hữu. Chủ sở hữu tài sản là đối tượng của quyền
hưởng dụng, có thể khởi kiện (i) yêu cầu Toà án bảo vệ quyền của mình bằng
cách kiện đòi lại vật; (ii) yêu cầu việc bồi thường thiệt hại gây ra cho tài sản là đối
tượng của quyền hưởng dụng; (iii) hoặc kiện yêu cầu Toà án bảo vệ quyền chiếm
hữu63.
63
Francois Terré và Philippe Simler, Droit civil, Les biens, 4e éd., Nxb. Précis Dalloz, 1992, tr.540 - 541
63
Pháp luật dân sự Pháp trao quyền chiếm hữu tài sản cho người hưởng
dụng. Tuy nhiên người hưởng dụng chỉ được trao quyền chiếm hữu trong một giới
hạn nhất định. Trong trường hợp này, người hưởng dụng chỉ đơn giản là người
giữ đối tượng của quyền chiếm hữu (yếu tố vật chất của tài sản). Quy định này
được cụ thể hoá từ khoản 2 Điều 2236 BLDS Pháp và được giải thích bằng án lệ
số 103 ngày 13/02/1963: “Theo Điều 2236 BLDS thì người hưởng dụng chỉ là
người giữ tạm thời và chủ sở hữu tài sản – là đối tượng của quyền hưởng dụng –
thì chiếm hữu một cách trung gian”64. Như vậy, dù trên thực tế người hưởng dụng
là người chiếm hữu trực tiếp tài sản nhưng về bản chất họ chỉ là người giữ đối
tượng tạm thời về mặt vật chất. Cũng vì vậy mà quyền chiếm hữu của người
hưởng dụng cũng rất hạn chế. Tuy chủ sở hữu tài sản không chiếm hữu về mặt vật
chất tài sản đó nhưng họ vẫn có thể yêu câu Toà án bảo vệ quyền chiếm hữu đối
với tài sản đó.

Ngoài ra, những tranh chấp, yêu cầu liên quan đến quyền lợi của chủ sở
hữu sẽ không có hiệu lực với người hưởng dụng nếu họ không là nguyên nhân của
vụ kiện. Như vậy, để những bản án mà nguyên đơn là chủ sở hữu phát sinh hiệu
lực với người hưởng dụng thì bị đơn trong vụ án đó phải là người hưởng dụng
hoặc nguyên nhân của vụ kiện xuất phát từ người hưởng dụng.

Theo pháp luật dân sự Việt Nam, quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu tài
sản là đối tượng của quyền hưởng dụng được BLDS 2015 quy định tại Điều 263.
Điều đáng chú ý là pháp luật Việt Nam có quy định trường hợp cho phép người
chủ sở hữu tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng được yêu cầu Toà án truất
quyền hưởng dụng trong trường hợp người hưởng dụng vi phạm nghiêm trọng
nghĩa vụ của mình. Như vậy, có thể hiểu rằng đây cũng là một trong những căn cứ
làm chấm dứt quyền hưởng dụng bằng quyết định của Toà án quy định tại khoản 6
Điều 265 BLDS 2015. Tuy nhiên, thủ tục truất quyền vẫn còn chưa được quy định
rõ kể cả trong BLDS lẫn Bộ luật tố tụng dân sự của Việt Nam, cho nên việc yêu
cầu truất quyền hưởng dụng là một vụ án dân sự hay một việc dân sự? Ngoài ra,
việc người hưởng dụng không thực hiện, thực hiện không đúng, hoặc thực hiện
không đầy đủ nghĩa vụ của mình có được coi là hành vi vi phạm “nghiêm trọng”
hay không65? Căn cứ để xác định như thế nào là vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ
của người hưởng dụng? Cách xác định thẩm quyền theo cấp và theo lãnh thổ của
Toà án?

64
Civ. 1er, 13 fév. 1963, Bull. Civ. I, no 103
65
Đỗ Văn Đại, Bình luận khoa học – Những điểm mới của Bộ luật dân sự năm 2015, Nxb. Hồng Đức – Hội
luật gia Việt Nam 2016 (xuất bản lần thứ 2), tr.273 – 274.
64
Ngoài quy định tại khoản 6 Điều 265 BLDS 2015 thì BLDS không quy
định thêm bất kỳ hình thức nào để bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu tài sản là đối
tượng của quyền hưởng dụng. Thiết nghĩ nên cần có một thời gian áp dụng nhất
định và khi đó phát sinh những vụ việc cụ thể để được hướng dẫn bằng án lệ hoặc
bằng các văn bản hướng dẫn chi tiết.

65
QUYỀN HƯỞNG DỤNG NHÌN TỪ PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT
HẠI

Đỗ Văn Đại

1. Dẫn nhập. Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) có điểm mới là ghi nhận thêm một loại
quyền đối với tài sản. Đó là quyền hưởng dụng theo đó đây là “quyền của chủ thể
được khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc quyền sở
hữu của chủ thể khác trong một thời hạn nhất định” (Điều 257).

Với quy định trên, khi quyền hưởng dụng tồn tại đối với một tài sản, chúng ta
có hai chủ thể có quyền đối với tài sản là chủ sở hữu và người có quyền hưởng dụng.
Trong mối quan hệ với bồi thường thiệt hại, trên thực tế có thể xảy ra hai trường hợp:
Trường hợp thứ nhất là tài sản có quyền hưởng dụng gây thiệt hại (như nhà bị sập gây
thiệt hại) và trường hợp thứ hai là tài sản có quyền hưởng dụng bị xâm phạm (như
nhà bị thiệt hại). Đối với trường hợp thứ nhất, ai chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
và, đối với trường hợp thứ hai, ai được bồi thường thiệt hại?

Hiện nay, các quy định chưa rõ và cũng chưa có một công trình nào được công
bố về câu hỏi nêu trên. Thực tế, việc ghi nhận quyền hưởng dụng của chúng ta khá
gần gũi với pháp luật Pháp (nơi mà quyền hưởng dụng được ghi nhận từ rất lâu) nên
bài viết sẽ sử dụng kinh nghiệm của Pháp để đưa ra hướng xử lý cho hoàn cảnh tương
tự ở Việt Nam liên quan đến hai câu hỏi trên.

I- Trường hợp tài sản có quyền hưởng dụng gây thiệt hại

2. Nguồn cao độ, súc vật gây thiệt hại. Pháp luật hiện hành của chúng ta có quy
định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra. Trong các quy định này, có
quy định theo hướng người chiếm hữu, sử dụng tài sản chịu trách nhiệm bồi thường
nếu tài sản gây thiệt hại ở thời điểm người này đang chiếm hữu, sử dụng tài sản. Cụ
thể, trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại, “nếu chủ sở hữu đã giao
cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường” (khoản 2 Điều
601 BLDS). Tương tự, theo khoản 1 Điều 603 BLDS, “người chiếm hữu, sử dụng súc
vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật”.

Trong trường hợp tài sản có quyền hưởng dụng, thông thường người có quyền
hưởng dụng là người chiếm hữu, sử dụng tài sản (trừ khi chuyển chiếm hữu, sử dụng
cho người khác). Một số quy định hiện hành cho phép khẳng định nội dung vừa nêu.
Cụ thể, với khoản 2 Điều 166 BLDS theo đó “Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài

Phó giáo sư, Tiến sĩ luật học - Trưởng Khoa Luật Dân sự-Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Phó chủ
tịch HĐKHPL Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC).
66
sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang có quyền khác đối với tài sản đó”, chúng ta
hiểu rằng người có quyền khác đối với tài sản trong đó có quyền hưởng dụng là người
chiếm hữu tài sản. Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 261 BLDS đã khẳng định người có
quyền hưởng dụng được “tự mình hoặc cho phép người khác khai thác, sử dụng, thu
hoa lợi, lợi tức từ đối tượng của quyền hưởng dụng” nên nếu người có quyền hưởng
dụng không cho phép người khác khai thác, sử dụng tài sản thì họ chính là người sử
dụng tài sản.

Nội dung trên cho thấy chính người có quyền hưởng dụng là người chiếm hữu,
sử dụng tài sản (nếu không cho phép người khác khai thác, sử dụng) nên, theo quy
định về bồi thường thiệt hại, họ sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản
của mình gây ra. Thực ra, Pháp cũng theo hướng vừa nêu mặc dù thuật ngữ sử dụng
cho các tình huống này khác nhau. Cụ thể, Pháp theo hướng xác định người nào “giữ”
tài sản thì người đó chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra và, trong
trường hợp có quyền hưởng dụng, “việc tạo lập quyền hưởng dụng dẫn đến chuyển
giao việc giữ tài sản” nên người có quyền hưởng dụng là người có đủ các quyền năng
của người giữ tài sản66. Ở đây, “trong mối quan hệ với người thứ ba, người có quyền
hưởng dụng chịu trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại do tài sản gây ra với tư
cách là người giữ tài sản”67. Như vậy, khi tài sản gây ra thiệt hại, người có quyền
hưởng dụng là người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại vì “người có quyền hưởng
dụng kiểm soát thực thụ đối tượng của quyền hưởng dụng”68.

3. Trường hợp tài sản khác gây thiệt hại. Bên cạnh đó quy định trên, chúng ta còn
quy định chưa phân định rõ người chịu trách nhiệm bồi thường khi tài sản bị xâm
phạm. Đó là Điều 604 và 605 BLDS theo đó “chủ sở hữu, người chiếm hữu, người
được giao quản lý phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra” và “chủ sở hữu, người
chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải
bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người
khác”. Tương tự, khoản 3 Điều 584 BLDS 2015 quy định “trường hợp tài sản gây
thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường
thiệt hại”. Ở đây, chúng ta thấy BLDS quy định trách nhiệm của chủ sở hữu, người
chiếm hữu mà không có bất kỳ ưu tiên nào giữa hai người này. Do đó, rất khó để ấn
định chủ sở hữu hay người có quyền hưởng dụng phải chịu trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do tài sản gây ra. Trong trường hợp này, chúng ta nên cho phép người bị
thiệt hại được lựa chọn chủ sở hữu hay người chiếm hữu bồi thường thiệt hại và, sau

66
G. Viney và P. Jourdan, Les conditions de la responsabilité, Nxb. LGDJ 2006, phần số 688.
67
Chr. Atias, Droit civil-Les biens, Nxb. LexisNexis 2014, phần số 235.
68
E. Mackaay và S. Rousseau, Analyse économique du droit, Nxb. Dalloz và Thémis 2008, phần số
862.
67
khi bồi thường thiệt hại, chúng ta cần bàn thêm về việc ai là người chịu trách nhiệm
cuối cùng (để người kia được yêu cầu hoàn trả).

Để biết ai trong hai người (chủ sở hữu và người có quyền hưởng dụng) chịu
trách nhiệm cuối cùng, chúng ta cần xem xét hoàn cảnh gây ra thiệt hại. Cụ thể, nếu
tài sản bị hư hỏng mà không suy giảm đáng kể khả năng sử dụng tài sản dẫn tới gây
thiệt hại thì thiết nghĩ người có quyền hưởng dụng chịu trách nhiệm cuối cùng vì hư
hỏng này thuộc trách nhiệm của người có quyền hưởng dụng trên cơ sở khoản 4 Điều
262 BLDS theo đó họ có nghĩa vụ “Bảo dưỡng, sửa chữa tài sản theo định kỳ để bảo
đảm cho việc sử dụng bình thường; khôi phục tình trạng của tài sản và khắc phục các
hậu quả xấu đối với tài sản do việc không thực hiện tốt nghĩa vụ của mình phù hợp
với yêu cầu kỹ thuật hoặc theo tập quán về bảo quản tài sản”. Trong trường hợp này,
nếu chủ sở hữu đã bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại, họ được yêu cầu người
có quyền hưởng dụng hoàn trả khoản tiền đã bồi thường cho người bị thiệt hại. Đây
cũng là hướng trong pháp luật của Pháp. Theo hai chuyên gia về bồi thường thiệt hại
của Pháp, “khi việc quy trách nhiệm bồi thường được tuyên do không bảo dưỡng, chủ
sở hữu được yêu cầu bồi hoàn đối với người có trách nhiệm bảo dưỡng bất động sản,
đặc biệt là người có quyền hưởng dụng”69.

Đối với trường hợp khác, trách nhiệm thuộc về chủ sở hữu trên cơ sở khoản 4
Điều 263 BLDS theo đó chủ sở hữu có nghĩa vụ “thực hiện nghĩa vụ sửa chữa tài sản
để bảo đảm không bị suy giảm đáng kể dẫn tới tài sản không thể sử dụng được hoặc
mất toàn bộ công dụng, giá trị của tài sản”. Đây cũng là hướng trong pháp luật của
Pháp vì, trong mối quan hệ với người thứ ba, “nếu một bất động sản bị đổ, những hậu
quả của nó thuộc về chủ sở hữu”70. Trong trường hợp này, nếu người có quyền hưởng
dụng đã bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại, họ được yêu cầu chủ sở hữu hoàn
trả khoản tiền đã bồi thường cho người bị thiệt hại.

II- Trường hợp tài sản có quyền hưởng dụng bị thiệt hại

4. Chi phí khắc phục hư hỏng. Tài sản bị xâm phạm có thể ở mức độ bị hư hỏng
như khoản 1 Điều 589 BLDS quy định “thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm: tài
sản bị hư hỏng”. Đây “là trường hợp tài sản bị xâm hại vẫn còn nhưng bị mất hoặc
giảm sút giá trị sử dụng trong tình trạng vẫn có thể khôi phục lại tính năng vốn có của
nó thông qua việc sửa chữa” 71. Khi khôi phục lại tài sản, chúng ta phải bỏ ra chi phí
và, trong trường hợp này, “chi phí hợp lý để khắc phục thiệt hại” được bồi thường
(khoản 3 Điều 589 BLDS). Câu hỏi đặt ra là ai được bồi thường khoản tiền này?
69
G. Viney và P. Jourdan, Les conditions de la responsabilité, Nxb. LGDJ 2006, phần số 730.
70
Chr. Atias, Droit civil-Les biens, Nxb. LexisNexis 2014, phần số 235.
71
Học viện tư pháp, Giáo trình Luật dân sự, Nxb. Công an nhân dân, 2007, tr. 457.
68
Thực ra, văn bản trong phần bồi thường thiệt hại chỉ nêu đây là thiệt hại được
bồi thường nhưng chưa có câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi trên; chúng ta vẫn chưa rõ
chủ sở hữu hay người có quyền hưởng dụng được bồi thường thiệt hại nêu trên. Hiện
nay, khoản 4 Điều 262 BLDS theo hướng người có quyền hưởng dụng có nghĩa vụ
“bảo dưỡng, sửa chữa tài sản theo định kỳ để bảo đảm cho việc sử dụng bình thường;
khôi phục tình trạng của tài sản và khắc phục các hậu quả xấu đối với tài sản do việc
không thực hiện tốt nghĩa vụ của mình phù hợp với yêu cầu kỹ thuật hoặc theo tập
quán về bảo quản tài sản”. Do đó, chúng ta hoàn toàn có thể cho rằng, trong trường
hợp nêu trên, người có quyền hưởng dụng được bồi thường thiệt hại (khi họ bỏ ra các
chi phí để khôi phục tài sản).

5. Mất giảm lợi ích khai thác, sử dụng. Khi tài sản bị xâm phạm, lợi ích khai thác
hay sử dụng tài sản có thể bị mất hay giảm. Đây cũng là thiệt hại được bồi thường
theo khoản 2 Điều 589 BLDS với nội dung “thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao
gồm: Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút”. Về xác
định giá trị khai thác, sử dụng bị mất hay giảm thì thực tiễn theo hướng dựa vào giá
thuê cùng loại72 và đây cũng là hướng được thừa nhận trong Luật trách nhiệm bồi
thường của Nhà nước theo đó “đối với những tài sản trên thị trường có cho thuê, thu
nhập thực tế bị mất được xác định phù hợp với mức giá thuê của tài sản cùng loại
hoặc tài sản có cùng tiêu chuẩn kỹ thuật, tính năng, tác dụng và chất lượng tại thời
điểm giải quyết bồi thường; đối với những tài sản trên thị trường không có cho thuê,
thu nhập thực tế bị mất được xác định trên cơ sở thu nhập do tài sản bị thiệt hại mang
lại trong điều kiện bình thường trước thời điểm thiệt hại xảy ra; nếu tài sản bị kê biên
được giao cho người bị thiệt hại hoặc người khác quản lý thì chi phí hợp lý để ngăn
chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại về tài sản được xác định là những thiệt hại được
bồi thường”.

Câu hỏi đặt ra là ai được bồi thường khoản tiền này? Văn bản về bồi thường
thiệt hại chưa rõ chủ sở hữu hay người có quyền hưởng dụng được bồi thường thiệt
hại nêu trên. Trên cơ sở Điều 257 BLDS theo đó “quyền hưởng dụng là quyền của
chủ thể được khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc
quyền sở hữu của chủ thể khác trong một thời hạn nhất định”, chúng ta hoàn toàn có
thể cho rằng chính người có quyền hưởng dụng được bồi thường thiệt hại: Họ được
khai thác, sử dụng tài sản nhưng do tài sản bị xâm phạm mà họ không còn khả năng
khai thác, sử dụng tài sản thì họ được bồi thường thiệt hại do lợi ích từ việc khai thác,
sử dụng tài sản bị mất, giảm sút.

Xem Đỗ Văn Đại, Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng - Bản án và bình luận bản án, Nxb.
72

Hồng Đức-Hội luật gia Việt Nam 2016 (xuất bản lần thứ ba), Bản án số 54-57.
69
Thực ra, hướng nêu trên cũng được ghi nhận trong án lệ của Pháp. Ở đây,
chính người có quyền hưởng dụng được yêu cầu bồi thường thiệt hại73.

6. Tài sản bị mất, hủy hoại. Theo khoản 1 Điều 589 BLDS, “thiệt hại do tài sản bị
xâm phạm bao gồm tài sản bị mất, bị huỷ hoại”. Trong trường hợp này, chúng ta chỉ
còn cách thay thế bằng tài sản khác là tiền hay tài sản tương đương. Theo BLDS cũng
như theo thực tiễn, việc bồi thường bằng tài sản tương đương là có thể xảy ra nhưng
là rất hiếm74. Trong thực tế, đa phần vẫn là bồi thường bằng tiền và khoản tiền này
được xác định theo giá thị trường đối với tài sản bị mất, hủy hoại 75 và đây cũng là
hướng trong Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước theo đó “thiệt hại được xác
định căn cứ vào giá thị trường của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tính năng,
tiêu chuẩn kỹ thuật và mức độ hao mòn của tài sản đã bị phát mại, bị mất trên thị
trường tại thời điểm giải quyết bồi thường”.

Câu hỏi đặt ra ai được bồi thường? Văn bản về bồi thường thiệt hại chưa rõ
chủ sở hữu hay người có quyền hưởng dụng được bồi thường thiệt hại nêu trên. Thực
ra, đây là trường hợp cả chủ sở hữu và người có quyền hưởng dụng bị ảnh hưởng. Cụ
thể, chủ sở hữu bị ảnh hưởng vì khi tài sản đã bị mất, bị hủy hoại thì quyền sở hữu
của họ đối với tài sản bị xâm phạm bị ảnh hưởng (theo Điều 242 BLDS, “khi tài sản
được tiêu dùng hoặc bị tiêu huỷ thì quyền sở hữu đối với tài sản đó chấm dứt”). Về
phía mình, người có quyền hưởng dụng cũng không còn khả năng khai thác, sử dụng
tài sản nữa (quyền hưởng dụng chấm dứt trên cơ sở khoản 5 Điều 265 BLDS theo đó
“quyền hưởng dụng chấm dứt trong trường hợp sau đây: Tài sản là đối tượng của
quyền hưởng dụng không còn”) nên họ cũng bị ảnh hưởng. Do đó, sẽ là thuyết phục
khi cả hai được bồi thường theo giá trị các quyền mà họ có đối với tài sản.

Thực ra, quyền hưởng dụng của chúng ta có nhiều điểm tương đồng với quyền
hưởng dụng trong pháp luật của Pháp và án lệ Pháp đã gặp phải tình huống như nêu
trên. Để hiểu rõ hơn, chúng ta nghiên cứu vụ án sau: Thành phố Libourne xâm phạm
tới một bất động sản dẫn đến phải phá bỏ tài sản này. Thực tế, trên cơ sở một giao
dịch dân sự (tặng cho và phân chia tài sản do người cha tiến hành), tài sản này có
quyền hưởng dụng thuộc về người cha (ông Henri Magne) và quyền sở hữu thuộc về
những người con (Raymond, Pierre và Beaufort Magne). Về vấn đề bồi thường thiệt
hại, Tham chính viện (Tòa tối cao trong lĩnh vực hành chính) Pháp đã xác định mức
thiệt hại tương đương với giá trị căn nhà là 400.000F và theo hướng chủ sở hữu chỉ

73
CE 12/07/1969, Min. Équipement, RD publ. 1970. 450.
Xem Đỗ Văn Đại, Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng - Bản án và bình luận bản án, Nxb.
74

Hồng Đức-Hội luật gia Việt Nam 2016 (xuất bản lần thứ ba), Bản án số 42-44.
Xem Đỗ Văn Đại, Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng - Bản án và bình luận bản án, Nxb.
75

Hồng Đức-Hội luật gia Việt Nam 2016 (xuất bản lần thứ ba), Bản án số 54-57.
70
được bồi thường mức tiền trên sau khi trừ đi 10% tương đương với giá trị của quyền
hưởng dụng thuộc về người cha76. Ở đây, “quyền hưởng dụng được chuyển từ tài sản,
đối tượng của quyền hưởng dụng, sang khoản bồi thường” 77. Lưu ý thêm rằng, trong
trường hợp tài sản bị phá hủy và được bảo hiểm bồi hoàn thì “khoản tiền bồi hoàn
này thường xuyên được phân chia theo tỷ lệ giá trị tương ứng của hai quyền (quyền
sở hữu và quyền hưởng dụng”78.

7. Tài sản bị hủy hoại, mất do người hưởng dụng. Thực tế còn có thể xảy ra trường
hợp tài sản bị ảnh hưởng xuất phát từ người có quyền hưởng dụng như người có
quyền hưởng dụng làm mất, hủy hoại tài sản vì họ là người đang khai thác, sử dụng
tài sản. Trong trường hợp này, ai bồi thường thiệt hại và ai được bồi thường thiệt hại?

Để hiểu rõ hơn, chúng ta nghiên cứu một vụ án sau đây của Pháp và hoàn cảnh
này hoàn toàn có thể xảy ra ở Việt Nam. Cụ thể, bà X được hưởng dụng một căn nhà
và một đám cháy đã xảy ra làm hư hỏng căn nhà. Thực tế, sau đám cháy, phía chủ sở
hữu đã tu bổ căn nhà và câu hỏi đặt ra ai phải chịu chi phí tu bổ? Phía chủ sở hữu (cụ
thể là bảo hiểm đã thế quyền chủ sở hữu) yêu cầu người hưởng dụng bồi hoàn chi phí
tu bổ nhưng Tòa phúc thẩm đã bác yêu cầu. Hướng của Tòa phúc thẩm đã bị hủy và,
theo Tòa giám đốc thẩm, “người có quyền hưởng dụng một bất động sản có trách
nhiệm giữ gìn nó và trả nó cho chủ sở hữu nên chịu trách nhiệm về việc mất mát mà
chủ sở hữu phải gánh chịu nếu bất động sản, đối tượng của quyền hưởng dụng, bị hủy
hoại trong một đám cháy, trừ trường hợp người có quyền hưởng dụng, như bất kỳ
người có nghĩa vụ nào đối với vật đặc định, chứng minh được tài sản bị hủy hoại do
bất khả kháng”79. Theo một nhà bình luận, giải pháp này “không mới” vì đã được ghi
nhận trong một án lệ ngày 4/7/1887 và “cần được chấp nhận”. Ở đây, “như nội dung
trong án lệ nền tảng năm 1887, suy luận trách nhiệm của người có quyền hưởng dụng
trở thành một nguyên tắc chung của pháp luật” 80. Nói cách khác, “người có quyền
hưởng dụng chịu trách nhiệm về việc hủy hoại tài sản nếu họ không chứng minh được
rằng việc hủy hoại này là do bất khả kháng”81.

Ở Việt Nam, người có quyền hưởng dụng có nghĩa vụ “Giữ gìn, bảo quản tài
sản như tài sản của mình” (khoản 3 Điều 262 BLDS) và “Hoàn trả tài sản cho chủ sở
hữu khi hết thời hạn hưởng dụng” (khoản 5 Điều 262 BLDS). Các nghĩa vụ trên khá
76
CE 8/7/1992, req. no 90581, Cne de Libourne c/Cts Magne, Lebon; D. 1993. Somm. 150, obs.
P. Bon et Ph. Terneyre .
77
F. Terré và Ph. Simler, Droit civil-Les biens, Nxb. Précis-Dalloz 2010, phần số 842.
78
F. Terré và Ph. Simler, Droit civil-Les biens, Nxb. Précis-Dalloz 2010, phần số 842.
79
Cass. 3e civ. 26/6/1991: D. 1991. 208.
80
Frédéric Zenati, Responsabilité de l'usufruitier: RTD civ. 1993. 168
81
Chr. Atias, Droit civil-Les biens, Nxb. LexisNexis 2014, phần số 235.
71
giống với Pháp nên hướng nêu trên của Pháp hoàn toàn và nên được áp dụng tương tự
ở Việt Nam.

72
QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN BỀ MẶT TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015 VÀ
MỐI LIÊN HỆ VỚI CÁC CHẾ ĐỊNH CỦA NGÀNH LUẬT DÂN SỰ

Lê Thị Hồng Vân*

1. Đặt vấn đề

Trên cơ sở kế thừa những quy định của Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2005,
BLDS năm 2015 đã có nhiều quy định mới nhằm điều chỉnh các quan hệ dân sự đa
dạng, phong phú. Trong đó, việc bổ sung quy định về quyền bề mặt – một loại quyền
khác đối với tài sản - là nội dung mới rất có ý nghĩa cả về lý luận lẫn thực tiễn. Đồng
thời, quy định về quyền này trong BLDS năm 2015 có mối liên hệ mật thiết với các
chế định của ngành luật Dân sự. Trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung nghiên
cứu những quy định về quyền bề mặt trong BLDS năm 2015 và mối liên hệ với các
chế định của ngành luật Dân sự như chế định: sở hữu, hợp đồng, thừa kế và bồi
thường thiệt hại.

2. Nội dung

- Về định nghĩa và nội dung của quyền bề mặt

Điều 267 BLDS năm 2015 quy định: Quyền bề mặt là quyền của một chủ thể
đối với mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất mà
quyền sử dụng đất đó thuộc về chủ thể khác. Theo Điều 271 BLDS năm 2015 thì:
Chủ thể quyền bề mặt có quyền khai thác, sử dụng mặt đất, mặt nước, khoảng không
gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất thuộc quyền sử dụng đất của người khác để
xây dựng công trình, trồng cây, canh tác nhưng không được trái với quy định của Bộ
luật này, pháp luật về đất đai, xây dựng, quy hoạch, tài nguyên, khoáng sản và quy
định khác của pháp luật có liên quan; Chủ thể quyền bề mặt có quyền sở hữu đối với
tài sản được tạo lập theo khoản 1 Điều này;….

Các quy định trên về quyền bề mặt trong BLDS năm 2015 cho thấy quyền bề
mặt có mối liên hệ mật thiết đến quyền sở hữu - chủ thể có quyền sở hữu đối với tài
sản là quyền sử dụng đất thì có thể xác lập quyền bề mặt cho chủ thể khác trên quyền
sử dụng đất đó. Đồng thời, chủ thể quyền bề mặt có quyền sở hữu đối với tài sản
được tạo lập trên mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và
lòng đất như công trình xây dựng, cây cối,…. mà không có quyền sở hữu đối với tài
sản là quyền sử dụng đất đó.82 Điều này đòi hỏi các chủ thể phải có sự phân định rõ

*
Thạc sĩ luật học – Giảng viên Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
82
Xem thêm: Bùi Thị Thanh Hằng – Nguyễn Anh Thư, “Ảnh hưởng của một số học thuyết pháp lý đến chế
định vật quyền trong Bộ luật Dân sự năm 2015”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 01/2017, tr. 50 – 59. Theo
73
ràng về phạm vi quyền bề mặt, tránh những tranh chấp phát sinh, đặc biệt là trong
trường hợp có nhiều chủ sở hữu quyền bề mặt khác nhau trên cùng một quyền sử
dụng đất hoặc trường hợp người có quyền bề mặt vi phạm nghĩa vụ trả tiền, có hành
vi hủy hoại đất,… Về vấn đề này, có quan điểm cho rằng cần: “bổ sung các quy định
pháp luật về việc ràng buộc trách nhiệm giữa những chủ thể khác nhau được cấp
quyền bề mặt chồng lấn nhau; bổ sung quy định về ràng buộc trách nhiệm chung của
các chủ sở hữu quyền bề mặt đối với việc làm ảnh hưởng đến diện tích đất hoặc bất
động sản của chủ sở hữu cấp quyền;….”83.

- Về căn cứ xác lập và hiệu lực của quyền bề mặt

Điều 268 BLDS năm 2015 quy định: Quyền bề mặt được xác lập theo quy
định của luật, theo thỏa thuận hoặc theo di chúc. Theo Điều 269 BLDS năm 2015 thì:
Quyền bề mặt có hiệu lực từ thời điểm chủ thể có quyền sử dụng đất chuyển giao mặt
đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất cho chủ thể có
quyền bề mặt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định
khác. Quyền bề mặt có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân, trừ trường hợp luật
liên quan có quy định khác.

Với quy định trên, ngoài trường hợp do “luật định” 84, việc xác lập quyền bề
mặt căn cứ vào thỏa thuận hoặc theo di chúc nên sẽ có mối liên hệ với các chế định
hợp đồng hay thừa kế. Thỏa thuận xác lập quyền bề mặt sẽ làm phát sinh quyền và
nghĩa vụ của chủ thể có quyền bề mặt với chủ sở hữu quyền sử dụng đất. Do đó, các
bên có thể giao kết hợp đồng để thỏa thuận chuyển giao quyền bề mặt với các nội
dung về thời hạn; phạm vi khai thác, sử dụng; chi phí; chấm dứt quyền bề mặt; xử lý
tài sản khi chấm dứt quyền bề mặt; …. Đồng thời, các bên có thể thông qua hợp đồng
để thỏa thuận việc chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền bề mặt theo khoản 3
Điều 271 BLDS năm 2015 - Trường hợp quyền bề mặt được chuyển giao một phần
hoặc toàn bộ thì chủ thể nhận chuyển giao được kế thừa quyền bề mặt theo điều kiện
và trong phạm vi tương ứng với phần quyền bề mặt được chuyển giao. Về vấn đề này,
có quan điểm cho rằng: “nếu người sử dụng đất chuyển nhượng hẳn quyền xây dựng,
trồng cây cho người khác thì quyền sử dụng đất được người chuyển nhượng giữ lại

đó, “Luật La Mã đã thiết kế quyền bề mặt với ý nghĩa quyền này không trao cho người nắm quyền quyền sở
hữu ngôi nhà trên đất mà cho người đó quyền có nhà trên đất của người khác.”.
Xem thêm: Nguyễn Ngọc Điện, Nghiên cứu về tài sản trong Luật Dân sự Việt Nam, NXB. Trẻ TPHCM, năm
1999, tr. 387. Theo đó, quyền sở hữu bề mặt, trong khung cảnh của luật thực định Việt Nam, là quyền sở hữu
của một người không có quyền sử dụng đất đối với các tài sản gắn liền với đất đó.
83
Lê Đăng Khoa, “Quyền bề mặt theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 và dự báo một số vướng mắc, bất
cập trong thực tiễn thực thi quyền này”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 4/2017, tr. 22.
84
Lê Đăng Khoa, tlđd, tr. 20. Theo đó, hiện tại chưa trường hợp nào thể hiện rõ việc xác lập quyền bề mặt theo
quy định của pháp luật. Việc xác lập quyền bề mặt theo quy định của pháp luật được đưa ra nhằm tạo cơ sở cho
những văn bản pháp luật sẽ được ban hành…”.
74
không có giá trị gì nữa.”85. Do đó, khi chuyển giao quyền bề mặt, vấn đề tính toán chi
phí chuyển giao thực sự là không đơn giản. Có quan điểm cho rằng: “Cơ sở để tính
mức phí này không được quy định cụ thể, có thể tính theo giá thị trường hoặc có thể
tính theo giá khung giá đất do Nhà nước đặt ra hoặc do thỏa thuận của các bên. Khó
khăn hơn nữa là xác định mức chuyển nhượng quyền bề mặt thế nào là hợp lý để hài
hòa lợi ích cho các bên giữa chủ sở hữu đất và người có quyền bề mặt, giữa người
được cấp quyền bề mặt lần đầu và những người tiếp sau” 86. Do đó, cần phải có văn
bản hướng dẫn về việc tính chi phí chuyển giao quyền bề mặt để đảm bảo quyền lợi
cho các chủ thể khi chuyển giao quyền này.

Ngoài ra, khi chuyển giao quyền bề mặt thông qua việc để lại thừa kế theo di
chúc thì chủ thể có quyền bề mặt phải tuân thủ các quy định của BLDS năm 2015 về
thừa kế theo di chúc như điều kiện của người lập di chúc, nội dung di chúc, hình thức
di chúc,…. Khi đó, di sản thừa kế sẽ là một phần hoặc toàn bộ quyền bề mặt - là
quyền khai thác, sử dụng mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt
nước và lòng đất thuộc quyền sử dụng đất của người khác. Đây là một loại “quyền
khác đối với tài sản” chứ không phải “quyền tài sản” – là một loại tài sản theo khoản
1 Điều 105 BLDS năm 2015 - nhưng vẫn được xem là “di sản” thừa kế. Trong khi đó,
theo Điều 612 BLDS năm 2015 thì: Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết,
phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. Điều này có điểm
chưa phù hợp, tương đồng giữa các quy định và cần phải được giải thích rõ hơn.

- Về thời hạn của quyền bề mặt

Theo Điều 270 BLDS năm 2015 thì: Thời hạn của quyền bề mặt được xác định
theo quy định của luật, theo thoả thuận hoặc di chúc nhưng không vượt quá thời hạn
của quyền sử dụng đất. Trường hợp thoả thuận hoặc di chúc không xác định thời hạn
của quyền bề mặt thì mỗi bên có quyền chấm dứt quyền này bất cứ lúc nào nhưng
phải thông báo bằng văn bản cho bên kia biết trước ít nhất là 06 tháng.

Thời hạn của quyền bề mặt được xác định theo quy định của luật, theo thỏa
thuận hoặc di chúc nhưng giới hạn là “không vượt quá thời hạn của quyền sử dụng
đất” bởi vì quyền bề mặt được tạo lập trên quyền sử dụng đất của chủ thể khác và phụ
thuộc vào quyền sử dụng đất đó. Quy định này có điểm giống và khác so với quy
định về thời hạn thực hiện hợp đồng. Theo Điều 278 BLDS năm 2015 thì thời hạn
thực hiện hợp đồng cũng có thể được xác định theo quy định của pháp luật hoặc theo
quyết định của cơ quan có thẩm quyền nhưng chủ yếu vẫn là do các bên thỏa thuận,
không có sự giới hạn nào. Khi không xác định được thời hạn theo các căn cứ trên thì
85
Nguyễn Ngọc Điện, tlđd, tr. 398.
86
Lê Đăng Khoa, tlđd, tr. 21.
75
mỗi bên được thực hiện hợp đồng vào bất cứ lúc nào nhưng phải thông báo cho bên
kia biết trước một thời gian hợp lý. Khác với quy định trên, đối với quyền bề mặt,
trường hợp thoả thuận hoặc di chúc không xác định thời hạn thì mỗi bên có quyền
chấm dứt quyền này bất cứ lúc nào nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên kia
biết trước ít nhất là 06 tháng. Ở đây, việc thông báo phải được thực hiện bằng văn
bản và thời hạn tối thiểu phải là “ít nhất là 06 tháng”. Bởi vì bên có quyền bề mặt cần
phải có thời gian để thu xếp, xử lý tài sản khi quyền bề mặt chấm dứt, do đó, quy
định trên phần nào đảm bảo quyền lợi cho bên có quyền bề mặt. Tuy nhiên, tùy vào
quy mô của quyền bề mặt mà thời hạn này có thể rất dài và các bên phải có thỏa
thuận cụ thể khi tiến hành giao kết hợp đồng chuyển giao quyền bề mặt.

Quy định về thời hạn của quyền bề mặt cũng khác so với thời hạn sở hữu tài
sản theo di chúc. Theo Điều 624 BLDS năm 2015 thì Di chúc là sự thể hiện ý chí của
cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Sự chuyển giao
tài sản theo di chúc là phụ thuộc vào ý chí của người lập di chúc và thường là sự
chuyển giao quyền sở hữu tài sản, không có giới hạn về thời gian mặc dù có thể kèm
theo các điều kiện nhất định. Tuy nhiên, nếu di chúc chuyển giao quyền bề mặt thì có
giới hạn thời gian “không vượt quá thời hạn của quyền sử dụng đất”. Đồng thời,
trường hợp di chúc không xác định thời hạn của quyền bề mặt thì mỗi bên có quyền
chấm dứt quyền này bất cứ lúc nào nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên kia
biết trước ít nhất là 06 tháng, tức là bên chủ sở hữu quyền sử dụng đất muốn chấm
dứt quyền bề mặt thì phải thông báo cho những người thừa kế theo di chúc quyền bề
mặt đó biết trước ít nhất là 06 tháng. Điều này được áp dụng khi di chúc quyền bề
mặt còn đối với các tài sản khác, thông thường, không đặt ra vấn đề thời hạn chấm
dứt quyền sở hữu trừ trường hợp theo ý chí của người lập di chúc hoặc theo quy định
của pháp luật.

Như vậy, mặc dù có những điểm tương đồng với quy định về thời hạn thực
hiện hợp đồng cũng như thời hạn sở hữu tài sản theo di chúc nhưng thời hạn của
quyền bề mặt phụ thuộc vào thời hạn của quyền sử dụng đất. Điều này đòi hỏi các
chủ thể khi xác lập quyền bề mặt phải tìm hiểu các quy định pháp luật về đất đai để
xác định rõ thời hạn của quyền sử dụng đất bởi vì tùy vào mỗi loại đất mà Nhà nước
có quy định khác nhau về thời hạn sử dụng. Đồng thời, khi không xác định thời hạn
thì các bên phải tuân thủ nghĩa vụ thông báo bằng văn bản và thời hạn thông báo là ít
nhất 06 tháng trước khi chấm dứt quyền bề mặt.

- Về chấm dứt quyền bề mặt và xử lý tài sản khi quyền bề mặt chấm dứt

Điều 272 BLDS năm 2015 quy định: Quyền bề mặt chấm dứt trong trường
hợp sau đây: Thời hạn hưởng quyền bề mặt đã hết; Chủ thể có quyền bề mặt và chủ
76
thể có quyền sử dụng đất là một; Chủ thể có quyền bề mặt từ bỏ quyền của mình;
Quyền sử dụng đất có quyền bề mặt bị thu hồi theo quy định của Luật đất đai; Theo
thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của luật.

Về việc chấm dứt quyền bề mặt, ngoài các trường hợp được liệt kê hoặc theo
luật định, quyền bề mặt chấm dứt chủ yếu dựa trên sự thỏa thuận của các bên. Khi đó,
các bên giao kết hợp đồng cần lưu ý thỏa thuận về việc chấm dứt quyền bề mặt khi có
sự vi phạm, chẳng hạn như bên có quyền bề mặt không trả chi phí theo thỏa thuận
trong hợp đồng, bên có quyền bề mặt thực hiện hành vi hủy hoại đất,….87

Ngoài ra, theo Điều 273 BLDS năm 2015 thì: Khi quyền bề mặt chấm dứt, chủ
thể quyền bề mặt phải trả lại mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt
nước và lòng đất cho chủ thể có quyền sử dụng đất theo thỏa thuận hoặc theo quy
định của pháp luật; Chủ thể quyền bề mặt phải xử lý tài sản thuộc sở hữu của mình
trước khi quyền bề mặt chấm dứt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; Trường hợp chủ
thể quyền bề mặt không xử lý tài sản trước khi quyền bề mặt chấm dứt thì quyền sở
hữu tài sản đó thuộc về chủ thể có quyền sử dụng đất kể từ thời điểm quyền bề mặt
chấm dứt, trừ trường hợp chủ thể có quyền sử dụng đất không nhận tài sản đó;
Trường hợp chủ thể có quyền sử dụng đất không nhận tài sản mà phải xử lý tài sản thì
chủ thể có quyền bề mặt phải thanh toán chi phí xử lý tài sản.

Nhìn chung, quy định trên đã phần nào bao quát được vấn đề xử lý tài sản của
chủ thể quyền bề mặt nhằm đảm bảo quyền lợi cho chủ thể có quyền sử dụng đất.
Tuy nhiên, quy định “Chủ thể quyền bề mặt phải xử lý tài sản thuộc sở hữu của mình
trước khi quyền bề mặt chấm dứt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác” chưa rõ ràng về
thời gian, “trước khi” ở đây là bao lâu và nếu “trước khi” quyền bề mặt chấm dứt tức
là vẫn còn trong thời hạn khai thác quyền bề mặt. Quy định này đòi hỏi các chủ thể
nếu xác lập quyền bề mặt trên cơ sở hợp đồng thì phải có sự thỏa thuận rõ ràng về
thời điểm xử lý tài sản của chủ thể quyền bề mặt cũng như thời điểm quyền bề mặt
chấm dứt để tránh những tranh chấp về sau.

- Về bảo vệ quyền bề mặt

Là một trong ba loại quyền khác đối với tài sản, quyền bề mặt và quy định về
việc bảo vệ quyền này được BLDS năm 2015 ghi nhận trong các nội dung bảo vệ
quyền khác đối với tài sản và có mối liên hệ mật thiết với quy định về bảo vệ quyền
sở hữu. Theo Điều 164 BLDS năm 2015 thì: Bên cạnh chủ sở hữu, chủ thể có quyền
khác đối với tài sản có quyền tự bảo vệ hoặc yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có
thẩm quyền khác bảo vệ quyền của mình trước những hành vi xâm phạm. Khi đó, tùy

87
Xem thêm: Lê Đăng Khoa, tlđd, tr. 21 – 22.
77
vào tính chất và mức độ của sự xâm phạm mà các chủ thể có thể sử dụng những
phương thức khác nhau như: yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại
tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền và yêu cầu bồi
thường thiệt hại. Như vậy, quy định về bảo vệ quyền khác đối với tài sản nói chung
và quyền bề mặt nói riêng có mối liên hệ với chế định bồi thường thiệt hại. Cụ thể
hơn, khi quyền bề mặt bị xâm phạm (ví dụ: lấn chiếm không gian trên mặt đất thuộc
quyền bề mặt) hay tài sản của chủ thể quyền bề mặt bị xâm phạm dẫn đến thiệt hại thì
chủ thể này có quyền đòi bồi thường thiệt hại nếu thỏa mãn các điều kiện được quy
định trong BLDS năm 2015 về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường, xác định
thiệt hại được bồi thường, ….

Ngoài ra, với mỗi phương thức bảo vệ quyền sở hữu và quyền khác đối với tài
sản (bao gồm quyền bề mặt), BLDS năm 2015 đã cụ thể hóa thành quy định riêng tại
các Điều 166, Điều 169 và Điều 170. Tuy nhiên, trường hợp đòi lại tài sản bị chiếm
hữu không có căn cứ pháp luật từ người chiếm hữu ngay tình thì BLDS năm 2015
không ghi nhận về chủ thể có quyền khác đối với tài sản tại Điều 167 và Điều 168. 88
Đây là điểm thiếu sót, bởi lẽ, chủ thể có quyền khác đối với tài sản (trong đó có chủ
thể quyền bề mặt) cũng có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu ngay tình khi tài
sản bị chiếm hữu không có căn cứ pháp luật. Do đó, tùy vào từng trường hợp, quy
định trên nên được xem xét áp dụng tương tự cho chủ thể có quyền khác đối với tài
sản, trong đó có chủ thể quyền bề mặt.

3. Kết luận

Các quy định về quyền bề mặt mới được ghi nhận trong BLDS năm 2015 và
thuật ngữ “quyền bề mặt” cũng lần đầu tiên được sử dụng trong BLDS này. Đây là
những quy định có ý nghĩa về lý luận cũng như thực tiễn và có mối liên hệ mật thiết
với các chế định của ngành luật Dân sự như chế định: sở hữu, hợp đồng, thừa kế và
bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, để các quy định về quyền bề mặt trong BLDS năm
2015 được thực thi hiệu quả, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho các chủ thể, cần có văn
bản hướng dẫn rõ ràng, cụ thể hơn một số quy định về quyền này.

88
Xem thêm Đỗ Văn Đại (chủ biên), Bình luận khoa học Những điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015, NXB.
Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, năm 2016, tr. 254.
78
BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ BẰNG BIỆN PHÁP DÂN SỰ - SO SÁNH
VỚI QUY ĐỊNH BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN THEO BLDS NĂM 2015

Nguyễn Phương Thảo*

1. Dẫn nhập

Biện pháp dân sự là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ quyền
sở hữu, trong đó có quyền sở hữu trí tuệ (SHTT). Với những đặc trưng riêng, tài sản
trí tuệ được bảo hộ không chỉ bởi Bộ luật Dân sự (BLDS) như các loại tài sản thông
thường mà còn bằng văn bản pháp luật chuyên ngành là Luật Sở hữu trí tuệ năm
2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009 (Luật SHTT). Các biện pháp dân sự để bảo vệ
quyền sở hữu trong hai văn bản này không hoàn toàn giống nhau, do vậy cần có sự
nghiên cứu, so sánh về phạm vi, phương thức áp dụng các biện pháp cụ thể nhằm
nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền cho chủ sở hữu.

2. Các biện pháp dân sự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của
Luật SHTT

Luật SHTT ghi nhận nhiều biện pháp bảo vệ quyền SHTT, bao gồm quyền tự
bảo vệ (Điều 198), biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự (Điều 199). Điều 4
Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật SHTT về bảo vệ quyền SHTT và quản lý nhà nước về SHTT
(Được sửa đổi theo Nghị định 119/2010/NĐ-CP, hiệu lực từ 20/2/2011) đã ghi nhận
cách thức áp dụng các biện pháp dân sự, hành chính, hình sự để bảo vệ quyền SHTT:
Tuỳ theo tính chất và mức độ, hành vi xâm phạm có thể bị xử lý bằng biện pháp dân
sự, hành chính hoặc hình sự theo quy định tại Phần thứ năm (Bảo vệ quyền SHTT)
của Luật SHTT. So với các biện pháp khác, biện pháp dân sự giúp chủ sở hữu quyền
khôi phục nhanh chóng và hiệu quả quyền lợi hợp pháp của mình một cách ôn hòa.
Nội dung bài viết tập trung khai thác các biện pháp dân sự để bảo vệ quyền SHTT,
trong đó có biện pháp tự bảo vệ nhằm ngăn chặn, phòng ngừa và các biện pháp cụ thể
luật định để xử lý hành vi xâm phạm.

2.1. Biện pháp tự bảo vệ

Điều 9 Luật SHTT quy định quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong
việc bảo vệ quyền SHTT: « Tổ chức, cá nhân có quyền áp dụng các biện pháp mà
pháp luật cho phép để tự bảo vệ quyền SHTT của mình và có trách nhiệm tôn trọng

*
Giảng viên Trường đại học Luật Tp.Hồ Chí Minh.
79
quyền SHTT của tổ chức, cá nhân khác theo quy định của Luật này và các quy định
khác của pháp luật có liên quan ».

Đây là biện pháp đầu tiên mà nhà nước đưa ra để chính chủ thể bị xâm phạm
có thể tự đứng ra bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Dưới một góc độ nhất
định, biện pháp này thể hiện cao nhất sự tự định đoạt của các chủ thể trong quan hệ
pháp luật. Đó là sự chủ động không phục thuộc vào bất kỳ thủ tục nào. Pháp luật
SHTT trao cho các chủ thể quyền (là chủ sở hữu quyền SHTT hoặc tổ chức, cá nhân
được chủ sở hữu chuyển giao quyền SHTT) quyền tự bảo vệ trước các hành vi xâm
phạm quyền SHTT của mình, theo đó, chủ sở hữu có thể lựa chọn nhiều biện pháp
khác nhau để bảo vệ quyền của mình như:

+ Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền SHTT;

+ Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền SHTTphải chấm dứt hành vi
xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;

+ Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT
theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

+ Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình
(Điều 198 Luật SHTT).

Biện pháp tự bảo vệ đang ngày càng phát triển và được sử dụng nhiều bởi
những ưu điểm của nó như : Các chủ thể có thể hòa giải, thương lượng với nhau để
chấm dứt tranh chấp vào bất kỳ thời điểm nào ; dễ dàng áp dụng không phụ thuộc vào
sự cho phép của cơ quan nhà nước, giúp nhanh chóng ngăn chặn, chấm dứt hành vi vi
phạm trong một chừng mực nhất định. Tiếp đến, biện pháp này cũng có tính kinh tế
cao do tiết kiệm được thời gian, hạn chế tốn kém chi phí cho việc giải quyết tranh
chấp, tránh làm phức tạp vụ việc. Tuy nhiên, biện pháp tự bảo vệ lại phụ thuộc phần
nhiều vào sự tự nguyện của các bên mà thiếu đi tính cưỡng chế nhà nước nên trong
một số trường hợp không thể phát huy hiệu quả.

Đây là biện pháp có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trước hết, quyền sở hữu là
quyền thuộc về chính tổ chức, cá nhân, không ai có thể bảo vệ tốt hơn quyền lợi của
một người bằng chính chủ thể đó. Bên cạnh đó, khác với những biện pháp xử lý khi
có hành vi xâm phạm xảy ra, biện pháp tự bảo vệ cho phép chủ thể quyền tự mình
xây dựng cơ chế phòng ngừa, hạn chế và ngăn chặn hành vi xâm phạm xảy ra. Nếu
xây dựng tốt cơ chế tự bảo vệ, quyền lợi hợp pháp của chủ thể sẽ được bảo đảm, đặc
biệt là trong bối cảnh hiện nay với sự trợ giúp của khoa học, việc áp dụng các biện
pháp công nghệ để ngăn ngừa hành vi xâm phạm được thực hiện khá hiệu quả. Chủ
sở hữu quyền thực hiện đưa các thông tin chỉ dẫn về căn cứ phát sinh, văn bằng bảo
80
hộ, chủ sở hữu, phạm vi, thời hạn bảo hộ và các thông tin khác về quyền SHTT lên
sản phẩm, phương tiện dịch vụ, bản gốc và bản sao tác phẩm, bản định hình cuộc biểu
diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng nhằm thông báo rằng sản phẩm là
đối tượng thuộc quyền SHTT đang được bảo hộ và khuyến cáo người khác không
được xâm phạm. Đồng thời, chủ thể quyền có thể sử dụng phương tiện hoặc biện
pháp kỹ thuật nhằm đánh dấu, nhận biết, phân biệt, bảo vệ sản phẩm được bảo hộ.
Phát huy tốt biện pháp tự bảo vệ làm hạn chế hành vi xâm phạm xảy ra, cũng là cơ sở
hạn chế chính các thiệt hại trong tương lai cho chủ thể quyền.

2.2. Biện pháp dân sự xử lý hành vi xâm phạm

Biện pháp dân sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm theo yêu cầu của
chủ thể quyền SHTT hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây
ra, kể cả khi hành vi đó đã hoặc đang bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện
pháp hình sự. Thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp dân sự, thẩm quyền, trình tự, thủ tục
áp dụng biện pháp dân sự tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Điều 202 Luật SHTT quy định các biện pháp dân sự để xử lý hành vi xâm
phạm quyền SHTT, bao gồm:

Thứ nhất: Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm.

Hành vi xâm phạm vào thời điểm bị phát hiện và xử lý có thể vẫn còn tồn tại
kéo dài gây thêm những ảnh hưởng xấu cho quyền lợi của chủ sở hữu tài sản trí tuệ,
do đó biện pháp đầu tiên cần được áp dụng là buộc bên vi phạm phải chấm dứt hành
vi bất hợp pháp của mình. Chủ thể quyền SHTT thực hiện bằng cách thông báo bằng
văn bản cho người xâm phạm. Trong văn bản thông báo phải có các thông tin chỉ dẫn
về căn cứ phát sinh, Văn bằng bảo hộ, phạm vi, thời hạn bảo hộ và phải ấn định một
thời hạn hợp lý để người xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm. Đây là biện pháp
được áp dụng phổ biến khi xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT. Cụ thể, trong tranh
chấp quyền tác giả giữa ông Trọng và ông Đăng, bị đơn là ông Đăng đã có hành vi
xâm phạm khi sử dụng hai ca khúc được bảo hộ của ông Trọng mà không xin phép,
không trả tiền. Tòa án buộc ông Đăng không được tiếp tục sử dụng hai ca khúc này
trong những lần tái bản album sau1. Biện pháp này còn được mở rộng không chỉ đối
với hành vi xâm phạm đang còn tiếp diễn mà có áp dụng mang tính chất phòng ngừa
cho các hoạt động trong tương lai2. Trong một vụ việc khác về hành vi xâm phạm
quyền đối với nhãn hiệu, Tòa án đã buộc ông Chín (đại diện hộ kinh doanh Kim Phát

1
Bản án số 1549/2010/KDTM-ST ngày 27/9/2010 của Tòa án nhân dân Tp. HCM.
2
Trường ĐH Luật Tp. HCM (2016), Nguyễn Hồ Bích Hằng (chủ biên), Sách tình huống Luật SHTT Việt Nam,
Nxb. Hồng Đức, tr. 147.
81
Mi Hồng) là bị đơn phải chấm dứt sử dụng cụm từ “Mi Hồng” trên biển hiệu và trên
giấy tờ kinh doanh3.

Thứ hai: Buộc xin lỗi, cải chính công khai.

Trong lĩnh vực SHTT, nhiều trường hợp hành vi xâm phạm không chỉ tổn thất
đến các quyền tài sản mà còn gây ảnh hưởng tới các quyền nhân thân của chủ thể có
liên quan, gây giảm sút uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp. Một thông tin không
chính xác cũng có thể gây ra những hậu quả nặng nề, do đó Luật SHTT ghi nhận biện
pháp dân sự thứ hai để xử lý hành vi xâm phạm là buộc bên vi phạm phải xin lỗi, cải
chính công khai. Toà án quyết định về việc buộc người có hành vi xâm phạm quyền
SHTT phải xin lỗi, cải chính công khai nhằm khôi phục danh dự, nhân phẩm, uy tín,
danh tiếng... cho chủ thể quyền SHTT bị xâm phạm. Việc buộc xin lỗi, cải chính
công khai nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi cho chủ sở hữu quyền SHTT, đặc biệt là
các chủ thể có quyền nhân thân như tác giả tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học,
tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng... Pháp luật
các nước theo hệ thống Thông luật mà điển hình là Anh yêu cầu chủ thể kinh doanh
phải chứng minh được sự tổn hại về danh tiếng, uy tín của mình khi yêu cầu áp dụng
biện pháp buộc xin lỗi4.

Trong trường hợp các đương sự thoả thuận được với nhau về nội dung, cách
thức xin lỗi, cải chính công khai và chi phí thực hiện việc xin lỗi, cải chính đó mà
thoả thuận đó không trái pháp luật, đạo đức xã hội, thì Toà án công nhận sự thoả
thuận của họ. Việc xin lỗi, cải chính công khai có thể được thực hiện trực tiếp tại nơi
có địa chỉ chính của người bị thiệt hại hoặc đăng công khai trên báo hàng ngày của cơ
quan trung ương, báo địa phương nơi có địa chỉ chính của người bị thiệt hại trong ba
số liên tiếp5. Trong một tranh chấp SHTT về hành vi xâm phạm quyền đối với sáng
chế, công ty Trần Thành Đạt (bị đơn) đã có hành vi xâm phạm và bị áp dụng biện
pháp buộc xin lỗi, cải chính trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo Thanh
Niên, Tuổi Trẻ, Pháp Luật Tp. HCM trong ba kỳ liên tiếp)6.

Thứ ba: Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự.

3
Bản án số 1103/2010/KDTM-ST ngày 30/7/2010 của Tòa án nhân dân Tp. HCM.
4
Lionel Bently and Brad Sherman (2009), Intellectual Property Law, Third Edition, Oxford University Press,
pp. 709.
5
Mục B.IV.2. Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BVHTT&DL-BKH&CN-BTP ngày
03/4/2008 hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp về quyền
SHTT tại Tòa án nhân dân.
6
Bản án số 1892/2011/KDTM-ST ngày 24/10/2011 của Tòa án nhân dân TP. HCM.
82
Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự được Toà án quyết định áp dụng đối với người
có hành vi vi phạm nghĩa vụ đối với chủ thể quyền SHTT. Đây là một biện pháp khá
rộng vì “nghĩa vụ dân sự” bao hàm nhiều dạng khác nhau. Trong trường hợp một bên
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã thoả thuận theo hợp đồng và
phải chịu trách nhiệm dân sự đối với chủ thể quyền SHTT (người có quyền). Một
trong những nghĩa vụ dân sự thường được yêu cầu thực hiện là buộc thanh toán
khoản tiền nhuận bút, thù lao hay khoản lợi ích vật chất mà bên bị vi phạm đáng lẽ đã
nhận được.

Thứ tư: Buộc bồi thường thiệt hại.

Khi có hành vi xâm phạm các đối tượng quyền SHTT, chủ thể vi phạm phải
chịu hậu quả bất lợi nhất định mà cụ thể là phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại
gây ra bởi hành vi đó, thông qua việc bù đắp những tổn thất cho chủ sở hữu hoặc
người được nhận quyền từ chủ sở hữu các đối tượng này. Thiệt hại được bồi thường
do hành vi xâm phạm quyền SHTT bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh
thần. Thiệt hại về vật chất bao gồm các tổn thất về tài sản, mức giảm sút về thu nhập,
lợi nhuận, tổn thất về cơ hội kinh doanh, chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt
hại. Thiệt hại về tinh thần bao gồm các tổn thất về danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh
tiếng và những tổn thất khác về tinh thần gây ra cho tác giả của tác phẩm văn học,
nghệ thuật, khoa học; người biểu diễn; tác giả của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp,
thiết kế bố trí, giống cây trồng (khoản 1 Điều 204 Luật SHTT).

Với bản chất là một biện pháp chế tài, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm
phạm quyền SHTT thể hiện chức năng điều chỉnh, bảo vệ của pháp luật đối với lợi
ích của nhà nước và xã hội, ngăn chặn và khắc phục hậu quả từ hành vi trái pháp luật
gây ra. Quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại một mặt nhằm bù đắp những tổn
thất cho chủ thể quyền, mặt khác cũng phải đảm bảo tính chất răn đe, ngăn chặn hành
vi xâm phạm tiếp tục tái diễn. Biện pháp bồi thường được áp dụng phổ biển trong các
tranh chấp liên quan đến xâm phạm quyền SHTT, từ quyền tác giả đến quyền sở hữu
công nghiệp. Trong tranh chấp nhãn hiệu bánh tráng “BAMBOO TREE, Hiệu ba cây
tre và hình”7, nguyên đơn đưa ra yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tiền mua hàng
hoá có dấu hiệu “Bụi tre” (hàng hóa mang dấu hiệu xâm phạm) để từ đó có căn cứ
làm văn bản khuyến cáo ngày 02/12/2009, ngăn chặn Công ty Lương thực Tiền
Giang tiếp tục sản xuất hàng hoá có dấu hiệu “Bụi tre” số tiền 153.143.060 đồng. Tòa
án đã coi đây là “chi phí hạn chế thiệt hại” và chấp nhận yêu cầu buộc bị đơn phải bồi
thường khoản tiền này. Trong một tranh chấp khác về nhãn hiệu “RINGO” 8, bị đơn là

7
Bản án số 173/2010/KDTM-PT ngày 28/9/2010 của Tòa án nhân dân Tp. HCM.
8
Bản án số 17/2015/KDTM-PT ngày 11/5/2015 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại TP. HCM.
83
công ty Tân Chấn Long đã có hành vi xâm phạm nhãn hiệu được bảo hộ của nguyên
đơn là công ty Tuyền Hưng Phú cho sản phẩm màng nhựa bảo quản thực phẩm.
Nguyên đơn yêu cầu bồi thường số tiền 2.720.000 đồng do bị giảm sút về thu nhập,
lợi nhuận. Căn cứ cho yêu cầu này là dựa trên Quyết định xử phạt vi phạm hành
chính số 194/QĐ-XPHA ngày 29/7/2013 của Ủy ban nhân dân Quận 8. Tòa án hai
cấp sơ thẩm và phúc thẩm đều chấp nhận yêu cầu này.

Thứ năm: Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không
nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện
được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền SHTT với
điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền
SHTT.

Việc buộc phân phối hoặc buộc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích
thương mại đối với hàng hoá giả mạo về SHTT, hàng hoá xâm phạm phải đáp ứng
các điều kiện như: Hàng hoá có giá trị sử dụng; Yếu tố xâm phạm đã được loại bỏ
khỏi hàng hoá; Việc phân phối, sử dụng không nhằm thu lợi nhuận và không ảnh
hưởng một cách bất hợp lý tới việc khai thác bình thường quyền của chủ thể quyền sở
hữu trí tuệ, trong đó ưu tiên mục đích nhân đạo, từ thiện hoặc phục vụ lợi ích xã hội;
Người được phân phối, tiếp nhận để sử dụng không phải là khách hàng tiềm năng của
chủ thể quyền SHTT (Điều 30 Nghị định 105/2006/NĐ-CP9).

3. So sánh với quy định bảo vệ quyền sở hữu tài sản theo Bộ luật dân sự
năm 2015

Tranh chấp về SHTT là loại tranh chấp dân sự vì nó xâm phạm tới các quyền
tài sản của các chủ thể nên pháp luật dân sự điều chỉnh là điều đương nhiên. Việc
bảo vệ quyền sở hữu nói chung và quyền SHTT nói riêng bằng biện pháp dân sự cho
phép khôi phục lại tình trạng ban đầu về mặt vật chất hoặc được bù đắp về mặt vật
chất cho những tổn thất mà các chủ thể đã hứng chịu. 1 Để bảo vệ quyền SHTT, ngoài
các quy định cụ thể được ghi nhận trong Luật SHTT thì các quy định chung trong
BLDS cũng có thể được áp dụng mang tính chất bổ sung, hoàn thiện cơ chế bảo vệ
quyền sở hữu tài sản.

3.1 Nguyên tắc bảo vệ quyền sở hữu

9
Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
SHTT về bảo vệ quyền SHTT và quản lý nhà nước về SHTT và quản lý nhà nước về SHTT, được sửa đổi theo
Nghị định 119/2010/NĐ-CP.
1
Trường Đại học Luật TP. HCM (2014), Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ, Nxb. Hồng Đức, tr. 130.
84
Quyền sở hữu là một trong các quyền cơ bản, quan trọng nhất của công dân,
nên pháp luật của bất kỳ quốc gia nào cũng đều có những quy định để bảo vệ quyền
sở hữu. Các quy định của BLDS và Luật SHTT cũng khẳng định quyền sở hữu hợp
pháp của chủ thể, ngăn cản các hành vi trái pháp luật làm ảnh hưởng đến quyền sở
hữu. Khoản 1 Điều 163 BLDS năm 2015 quy định mang tính nguyên tắc “Không ai
có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái luật quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản ».
Về phần này, Luật SHTT cũng thể hiện quan điểm tôn trọng quyền của chủ thể đối
với các tài sản trí tuệ được sáng tạo, sở hữu thông qua các quy định tại Điều 8 : Nhà
nước công nhận và bảo hộ quyền SHTT trên cơ sở đảm bảo hài hòa lợi ích của chủ
thể quyền SHTT với lợi ích công cộng, khuyến khích, thúc đẩy hoạt động sáng tạo,
khai thác tài sản trí tuệ… Tuy nhiên, quy định của Luật SHTT bên cạnh việc bảo hộ
quyền của chủ sở hữu còn đề cao một giá trị khác là lợi ích công cộng, bởi lẽ những
sáng tạo tinh thần thuộc các đối tượng quyền SHTT không chỉ ảnh hưởng đến cá
nhân, tổ chức sở hữu mà còn có giá trị đóng góp to lớn vào sự phát triển chung của xã
hội.

Mặc dù xuất phát từ nguyên tắc chung không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt
trái pháp luật quyền sở hữu, để bảo vệ lợi ích công cộng, vì lý do an ninh, quốc
phòng, pháp luật quy định một số trường hợp cụ thể hạn chế quyền của chủ sở hữu.
Trong BLDS năm 2015, vấn đề này được ghi nhận tại khoản 2 Điều 163 : Trường
hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng
khẩn cấp, phòng chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi
thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường. Điều kiện để áp dụng trường
hợp này là phải « vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng
khẩn cấp, phòng chống thiên tai », Nhà nước được phép trưng mua hoặc trưng dụng
tài sản của tổ chức, cá nhân và phải bồi thường theo giá thị trường. Như vậy, mặc dù
quyền định đoạt của chủ sở hữu bị hạn chế nhưng vẫn được bù đắp phần giá trị lợi ích
tương ứng của tài sản.

Đối với tài sản trí tuệ, việc giới hạn quyền sở hữu thể hiện không chỉ qua các
trường hợp ngoại lệ mà trước hết là sự giới hạn về thời hạn bảo hộ, điều không tồn tại
đối với các tài sản thông thường. Tùy thuộc vào đặc điểm từng đối tượng cụ thể, pháp
luật quy định thời hạn bảo hộ riêng như quyền tác giả (Điều 27), quyền liên quan
(Điều 34), quyền sở hữu công nghiệp (Điều 93) và quyền đối với giống cây trồng
(Điều 169). Điều này có nghĩa là, các quyền tài sản đối với đối tượng SHTT chỉ được
bảo hộ trong một thời gian nhất định theo quy định pháp luật, bởi lẽ giá trị của tài sản
trí tuệ ảnh hưởng ít nhiều đến lợi ích công cộng. Thời hạn bảo hộ được tính toán phù
hợp sao cho trong khoảng thời gian này, chủ thể sáng tạo/chủ sở hữu quyền đã nhận
lại được những lợi ích từ hoạt động lao động sáng tạo đó. Hết thời hạn bảo hộ, các tài

85
sản trí tuệ được phục vụ rộng rãi cho mọi người, trở thành tài sản chung của nhân
loại. Như vậy, quy định thời hạn bảo hộ đã thoả mãn được nhiệm vụ bảo vệ lợi ích cá
nhân và lợi ích công cộng, khuyến khích thúc đẩy hoạt động sáng tạo nhằm góp phần
phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân

Bên cạnh đó, các trường hợp ngoại lệ được quy định khá đa dạng và cụ thể cho
từng đối tượng. Khoản 3 Điều 7 Luật SHTT quy định trong trường hợp nhằm bảo
đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và các lợi ích khác của Nhà nước, xã hội
quy định tại Luật này, Nhà nước có quyền cấm hoặc hạn chế chủ thể quyền sở hữu trí
tuệ thực hiện quyền của mình hoặc buộc chủ thể quyền SHTT phải cho phép tổ chức,
cá nhân khác sử dụng một hoặc một số quyền của mình với những điều kiện phù hợp;
việc giới hạn quyền đối với sáng chế thuộc bí mật nhà nước được thực hiện theo quy
định của Chính phủ2.

Nhìn chung, quy định của BLDS và Luật SHTT đều đề cao bảo hộ tối đa
quyền sở hữu hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên, với tính chất đặc thù của các
đối tượng quyền SHTT, Luật SHTT cho phép nhiều trường hợp ngoại lệ để các chủ
thể khác trong xã hội có khả năng tiếp cận đến tài sản trí tuệ hơn so với các quy định
chung của BLDS (chỉ dành cho chủ thể là Nhà nước trong những trường hợp rất hạn
chế).

3.2 Quyền tự bảo vệ

Một trong những đặc trưng quan trọng nhất của quyền dân sự là nguyên tắc tự
định đoạt. Theo quy định tại khoản 1 Điều 164 BLDS năm 2015, chủ sở hữu, chủ thể
có quyền khác đối với tài sản có quyền tự bảo vệ, ngăn chặn bất kỳ người nào có
hành vi xâm phạm quyền của mình bằng những biện pháp không trái với quy định
của pháp luật. Biện pháp này được thực hiện bởi chính chủ thể quyền, vào trước,
trong và sau khi có hành vi xâm phạm xảy ra, ngay cả khi quyền sở hữu tài sản chưa
bị người khác xâm phạm1. So với quy định của BLDS năm 2005, BLDS năm 2015 đã
sửa đổi biện pháp tự bảo vệ của chủ sở hữu từ « những biện pháp theo quy định của
pháp luật » thành « những biện pháp không trái quy định của pháp luật ». Đây là sửa
đổi theo hướng tích cực cho phép chủ thể quyền được tự do nghĩ ra và lựa chọn
phương pháp thích hợp2, pháp luật chỉ đóng vai trò giới hạn khuôn khổ của sự tự do
chứ không bó hẹp như quy định cũ.
2
Các trường hợp giới hạn quyền của chủ sở hữu được quy định trong Luật SHTT như: Các trường hợp sử dụng
tác phẩm đã công bố, đối tượng quyền liên quan mà không phải xin phép, không phải trả tiền (Điều 25, 26, 32,
33), các trường hợp bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế (Điều 145, 146, 147 Luật SHTT).
1
Trường Đại học Luật Tp. HCM (2014), Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu tài sản và quyền thừa
kế, Nxb. Hồng Đức, tr. 149 – 150.
2
Đỗ Văn Đại (chủ biên) (2016), Bình luận khoa học Những điểm mới của BLDS năm 2015, Nxb. Hồng Đức, tr.
215.
86
Như đã đề cập, quyền tự bảo vệ cũng được ghi nhận trong Luật SHTT nhưng ở
mức độ chi tiết hơn, chuyên biệt hơn. Điều 198 Luật SHTT liệt kê ra những biện pháp
cụ thể mà không mang tính « mở » nhiều như cách quy định của BLDS năm 2015.
Điều này hoàn toàn phù hợp với mối quan hệ giữa luật chung – luật chuyên ngành.
Trong đó, khi áp dụng biện pháp tự bảo vệ đối với các đối tượng quyền SHTT, Luật
SHTT được ưu tiên nhưng không loại trừ việc tìm đến các quy định mang tính
nguyên tắc trong BLDS nhằm bảo vệ tối đa quyền của chủ sở hữu.

3.3. Các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm

Xét về mức độ can thiệp của Nhà nước vào các quan hệ pháp luật, thì trong
quan hệ pháp luật dân sự, sự can thiệp này ở mức độ thấp nhất, xuất phát từ chính bản
thân quan hệ pháp luật dân sự là quan hệ mang tính bình đẳng thoả thuận giữa các
bên, Nhà nước chỉ can thiệp khi thật cần thiết 1. Khoản 2 Điều 164 BLDS năm 2015
ghi nhận các biện pháp dân sự để bảo vệ quyền khi có hành vi xâm phạm xảy ra, cụ
thể chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu Tòa án, cơ
quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả
lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền
khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Có thể phân chia thành các nhóm
biện pháp như sau :

Thứ nhất, biện pháp đòi lại tài sản.

Quyền đòi lại tài sản được ghi nhận tại Điều 166 BLDS năm 2015, theo đó chủ
sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm
hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật. Đây
là phương thức bảo vệ quyền sở hữu mang tính toàn diện khi các quyền năng của chủ
sở hữu bị xâm phạm, giúp chủ sở hữu khôi phục lại mức cao nhất hiện trạng sở hữu
của mình như trước khi có hành vi xâm phạm xảy ra2.

Biện pháp này tỏ ra hữu hiệu đối với các loại tài sản hữu hình thông thường
(tài sản bằng hiện vật) nhưng đối với tài sản trí tuệ dường như lại khó áp dụng. Bản
chất của quyền SHTT là tài sản vô hình. Sự khác biệt đáng chú ý nhất giữa SHTT và
các loại sở hữu khác là tính vô hình của nó, tức là SHTT không thể xác định được
bằng các đặc điểm vật chất của chính nó. Nó phải được thể hiện bằng một cách thức
cụ thể nào đó để có thể bảo vệ được. 3 Tính vô hình của tài sản trí tuệ ở chỗ chúng ta
không thể nhận thấy bằng các giác quan thông thường, không thể sở hữu theo kiểu

1
Nguyễn Hữu Huyên và Song Huy (2009), Bảo vệ quyền sở hữu – Nhìn từ góc độ luật so sánh, Trang thông tin
Bộ Tư pháp http://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/thong-tin-khac.aspx?ItemID=1239 (truy cập ngày 17/2/2017).
2
Trường Đại học Luật Tp. HCM (2014), Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu tài sản và quyền thừa
kế, Nxb. Hồng Đức, tr. 153.
87
vật chất đặc định. Cùng một thời điểm, có thể tồn tại nhiều chủ thể khác nhau cùng
khai thác, sử dụng tài sản trí tuệ. Trong khi đó, điều này khó có thể thực hiện đối với
tài sản hữu hình. Do vậy, nội dung quyền chiếm hữu đối với tài sản trí tuệ trở nên mơ
hồ, việc « đòi » lại tài sản cần phải hiểu ở góc độ trừu tượng hơn. Đó là khi hành vi
sử dụng bất hợp pháp được thực hiện (không được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền),
tức là tài sản trí tuệ đang bị « chiếm hữu, sử dụng » bất hợp pháp, chủ thể quyền thực
hiện « đòi » lại tài sản thông qua việc yêu cầu chấm dứt hành vi sử dụng đó và hoàn
trả lại giá trị tài sản đã mất (hoặc tài sản mà bên kia nhận được) từ việc khai thác
quyền SHTT. Có thể nói, từ tính chất của tài sản vô hình mà biện pháp đòi lại tài sản
ít được đặt ra đối với các đối tượng quyền SHTT, nếu có thì biện pháp này sẽ được
thực hiện qua cơ chế của các biện pháp khác như buộc chấm dứt hành vi xâm phạm
hay yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Một trong những biện pháp dân sự để bảo vệ quyền SHTT là buộc tiêu hủy sản
phẩm, hàng hóa xâm phạm (khoản 5 Điều 202). Bản chất sâu xa của hành vi này cũng
là làm cho quyền SHTT quay trở về chủ sở hữu duy nhất bởi nguyên tắc quan trọng
trong bảo hộ đối tượng SHTT là tính chất độc quyền. Khi các sản phẩm xâm phạm
không còn tồn tại nữa, quyền SHTT trả về duy nhất cho chủ thể hợp pháp, do đó theo
tác giả biện pháp này cũng mang bản chất của việc « đòi » lại tài sản ở nghĩa rộng.

Thứ hai, yêu cầu chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật.

Nội dung quyền yêu cầu chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật được quy định
tại Điều 169 BLDS năm 2015, khi thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài
sản, chủ thể có quyền yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật phải chấm dứt
hành vi đó hoặc có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác
buộc người đó chấm dứt hành vi vi phạm. Thực hiện biện pháp này dưới góc độ lý
luận cần thỏa mãn hai điều kiện : Thứ nhất : Tài sản vẫn nằm trong sự chiếm hữu của
chủ sở hữu ; Thứ hai : Có hành vi trái pháp luật của người khác cản trở chủ sở hữu
thực hiện quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản đó một cách bình thường. Với
tính chất là quyền tài sản, việc khai thác, sử dụng và định đoạt tài sản trí tuệ không
mang tính vật chất nên dường như biện pháp này ít được thể hiện đối với đối tượng
quyền SHTT và Điều 202 Luật SHTT cũng không quy định biện pháp này.

Thứ ba, yêu cầu bồi thường thiệt hại.

3
Laurence R. Hefter và Robert D. Litowitz, Giới thiệu về sở hữu trí tuệ : Sở hữu trí tuệ là gì ? Đại sứ quán
Hoa Kỳ tại Việt Nam
http://vietnam.usembassy.gov/ Phòng Thông tin Văn hóa /Trung tâm Thông tin Tư liệu
88
Đây là biện pháp được ghi nhận cả trong BLDS và Luật SHTT. Bồi thường
thiệt hại được hiểu là “hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi gây ra
thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và tổn thất
về tinh thần cho bên bị thiệt hại” 4. Đặt ra trách nhiệm bồi thường thiệt hại hướng đến
hai mục tiêu, trước hết là buộc người gây thiệt hại chịu trách nhiệm đối với hậu quả
do hành vi vi phạm mà mình gây ra, đồng thời làm cho người bị thiệt hại được bồi
thường, được bù đắp những tổn thất mà họ phải gánh chịu5.

Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 170 BLDS năm
2015, và có các quy định chi tiết đối với trường hợp bồi thường thiệt hại trong và
ngoài hợp đồng. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu
người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản bồi thường
thiệt hại. Khi nghĩa vụ bị vi phạm, bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại
(Điều 360 BLDS năm 2015). Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng,
người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài
sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường
dựa trên nguyên tắc bồi thường toàn bộ và kịp thời (khoản 1 Điều 584 BLDS năm
2015). Như vậy, khi tài sản bị xâm phạm, chủ sở hữu hay người đang nắm giữ quyền
hợp pháp có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Khi có hành vi xâm phạm quyền SHTT, trách nhiệm bồi thường thiệt hại được
áp dụng mang bản chất là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, phát sinh trực tiếp
dưới tác động của các quy phạm pháp luật, ngay cả khi giữa bên vi phạm và bên bị vi
phạm có quan hệ hợp đồng liên quan đến đối tượng SHTT đó. Tuy nhiên, mang bản
chất là loại tài sản đặc biệt, áp dụng biện pháp bồi thường thiệt hại khi có hành vi
xâm phạm quyền SHTT cũng có những nét riêng so với quy định chung của BLDS.
Sự khác biệt đó thể hiện qua căn cứ phát sinh trách nhiệm, loại thiệt hại được bồi
thường, phương thức xác định mức bồi thường cụ thể. Chẳng hạn, về căn cứ phát sinh
trách nhiệm bồi thường, theo quy định cũ của BLDS năm 2005 và văn bản hướng dẫn
là Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng Thẩm phán Toà
án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS năm 2005 về bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng yêu cầu bốn yếu tố: Thiệt hại thực tế, hành vi trái
pháp luật, mối quan hệ nhân quả và lỗi. BLDS năm 2015 ra đời dường như theo
hướng bỏ yếu tố lỗi làm một trong những căn cứ phát sinh trách nhiệm nhưng điều
này chưa được khẳng định rõ và đến nay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể nên còn
nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này. Trong khi đó, quy định của Luật SHTT theo
4
Bộ Tư pháp – Viện Khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nxb. Từ điển Bách khoa và Nxb. Tư pháp,
tr. 30.
5
Trần Ngọc Thành (2013), « Một số vấn đề về thực hiện nguyên tắc bồi thường trong chế định bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng », Tạp chí Tòa án nhân dân, số 22, tr. 13.
89
hướng không cần xem xét yếu tố lỗi khi xác định trách nhiệm bồi thường, mà lỗi sẽ
trở thành một trong những căn cứ để tăng nặng hoặc giảm nhẹ mức bồi thường cụ thể.
Trong tranh chấp giữa nguyên đơn là công ty Xuân Lan và bị đơn là công ty Thành
Đạt6, Tòa án đã chấp nhận yêu cầu bồi thường thiệt hại của công ty Xuân Lan, buộc
công ty Thành Đạt phải bồi thường do hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
cho công ty Xuân Lan 100.000.000 đồng. Cơ sở cho quyết định này cũng chỉ dựa trên
hành vi xâm phạm của công ty Thành Đạt đối với nhãn hiệu hàng hóa của Xuân Lan
đã được bảo hộ và các thiệt hại đã xảy ra như chi phí giám định xử lý vi phạm, phí
thuê đại diện giải quyết xâm phạm quyền SHTT… mà không xem xét đến yếu tố lỗi
của bị đơn. Hướng giải quyết này cũng được ghi nhận trong pháp luật nhiều quốc gia
trên thế giới: Điều L615-1 Bộ luật thương mại Pháp 7 quy định “Tất cả sự xâm phạm
quyền sở hữu từ văn bằng bảo hộ tạo thành hành vi vi phạm quyền SHTT”. Điều 54
Luật Bản quyền tác giả Thụy Điển xác định chủ thể nào có hành vi xâm phạm sẽ phải
BTTH mà không yêu cầu yếu tố lỗi. Giá trị của lỗi chỉ nhằm tăng nặng mức bồi
thường8. Điều 21 Luật về nhãn hiệu của Vương quốc Anh 9 năm 1994 cũng quy định
trách nhiệm bồi thường khi có hành vi xâm phạm và thiệt hại mà không đòi hỏi yếu tố
lỗi.

Đối chiếu giữa các biện pháp bảo vệ được quy định trong BLDS năm 2015 và
Luật SHTT, một biện pháp dân sự được ghi nhận trong Điều 202 Luật SHTT mà
không nêu trong BLDS năm 2015 là biện pháp “buộc xin lỗi, cải chính công khai”.
Như đã đề cập ở mục 2.2, biện pháp này áp dụng chủ yếu cho các trường hợp có sự
xâm phạm quyền SHTT làm ảnh hưởng danh dự, uy tín… của chủ thể quyền. Trong
khi đó, nội hàm quyền sở hữu tài sản trong BLDS nói chung chủ yếu hướng đến giá
trị vật chất của tài sản. Nếu có hành vi xâm phạm xảy ra, các biện pháp bảo vệ làm
nhiệm vụ duy trì, khôi phục, đảm bảo quyền khai thác, sử dụng bình thường tài sản
đó cho chủ sở hữu chứ không chú trọng đến vấn đề danh dự, uy tín. Giả sử hành vi
xâm phạm gây nên những ảnh hưởng xấu về mặt tinh thần cho chủ thể quyền, BLDS
có cơ chế bồi thường thiệt hại về tinh thần, tức là theo hướng tính toán giá trị vật chất
tương đương để bù đắp tổn thất.

6
Bản án số 1369/2012/KDTM-ST ngày 09/11/2012 của Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh.
7
Legifrance – Le service public de la diffusion du droit/Code de commerce/ Luật số 2013-504 ngày 14/6/2013
https://www.legifrance.gouv.fr/affichCode.do?cidTexte=LEGITEXT000005634379&dateTexte=20130701
truy cập ngày 05/1/2017.
8
Khoản 2 Điều 54: Trong trường hợp việc khai thác tác phẩm được thực hiện cố ý hoặc vô ý do cẩu thả, một
khoản bồi thường cũng sẽ phải trả cho thiệt hại ngoài số tiền thù lao mất đi cũng như phải trả cho những tổn
thất về tinh thần và vật chất khác.
9
http://www.legislation.gov.uk/ukpga/1994/26/contents (truy cập ngày 11/9/2016).
90
Trên thực tế, liệu rằng có tồn tại hành vi xâm phạm quyền sở hữu (đối với các
tài sản thông thường) có khả năng gây ra sự giảm sút về danh tiếng, uy tín của chủ sở
hữu và cần thiết phải áp dụng xin lỗi, cải chính công khai hay không? Theo quan
điểm tác giả, quy định biện pháp này là cần thiết. Rất có thể việc xâm phạm quyền sở
hữu tài sản gây ra sự giảm sút về danh tiếng, uy tín (tuy không phải mọi trường hợp)
và điều này cần có biện pháp bảo vệ tương xứng (vấn đề bồi thường thiệt hại thường
chỉ giải quyết về mặt vật chất).

Với tư cách là một loại tài sản đặc biệt, để bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp thì
chủ sở hữu tài sản trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp được ghi nhận trong Luật
SHTT nhưng không loại trừ việc quay trở lại những quy định chung trong BLDS năm
2015. Về nguyên tắc áp dụng pháp luật, quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật SHTT xác
định trong trường hợp có sự khác nhau giữa quy định về SHTT của Luật SHTT với
quy định của luật khác thì áp dụng quy định của Luật SHTT. Điều này cũng phù hợp
với nguyên tắc ưu tiên áp dụng pháp luật chuyên ngành, mặc dù không được quy định
rõ ràng trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 cũng như Luật
năm 2008 nhưng được thừa nhận áp dụng trong cộng đồng các chuyên gia pháp lý 10.
Khi áp dụng chế tài cho hành vi xâm phạm quyền SHTT, trước hết phải áp dụng các
quy định có liên quan trong Luật SHTT.

4. Kết luận

Bảo vệ quyền sở hữu là một trong những vấn đề quan trọng của pháp luật dân
sự vì quyền sở hữu là quyền cơ bản và ảnh hưởng lớn đến các chủ thể. Tài sản trí tuệ
với tính chất vô hình, dễ bị xâm phạm do đó cần những quy định riêng cụ thể trên nền
tảng các quy định chung về bảo vệ quyền sở hữu tài sản của BLDS. Khi thực hiện các
biện pháp bảo vệ quyền SHTT cần ưu tiên áp dụng các quy định của Luật SHTT
nhưng không loại trừ việc vận dụng các nguyên tắc chung của BLDS, tạo ra cơ chế
bảo hộ hữu hiệu và toàn diện.

10
Trường Đại học Luật TP. HCM (2013), Giáo trình Xây dựng văn bản pháp luật, Chủ biên: Nguyễn Cảnh
Hợp, Nxb. Hồng Đức, tr. 296.
91
BẢO LƯU QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN THEO QUY ĐỊNH CỦA
BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015
Lê Thị Diễm Phương*
Trong pháp luật dân sự, biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là một
trong những chế định quan trọng. Nội dung của các biện pháp bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ dân sự chính là bên có nghĩa vụ dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình
để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình đối với bên kia theo hợp
đồng. Nếu đến hạn mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng,
không đầy đủ thì tài sản được bảo đảm sẽ được xử lý theo thỏa thuận trong hợp đồng
hoặc theo quy định của pháp luật để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa
vụ dân sự được quy định tại Mục 3, Chương XV, Phần thứ ba. Tại điều 292 Bộ luật
Dân sự 2015 quy định có 8 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự bao gồm:
Cầm cố tài sản; Thế chấp tài sản; Đặt cọc; Ký cược; Ký quỹ; Bảo lưu quyền sở hữu;
Bảo lãnh; Tín chấp; Cầm giữ tài sản. So với Bộ luật Dân sự 2005 1, Bộ luật Dân sự
2015 đã bổ sung hai biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự mới, đó là: Bảo
lưu quyền sở hữu và Cầm giữ tài sản. Trong nội dung của bài viết, tác giả sẽ phân
tích về nội dung của biện pháp bảo lưu quyền sở hữu tài sản.
Bảo lưu quyền sở hữu được quy định tại Điều 461 Bộ luật Dân sự năm 2005 với
tư cách là một thỏa thuận trong hợp đồng mua trả chậm, trả dần, theo đó “các bên có
thể thoả thuận về việc bên mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua trocng một thời hạn
sau khi nhận vật mua; bên bán được bảo lưu quyền sở hữu của mình đối với vật bán
cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thoả thuận khác” (Điều 461 BLDS
2005). Đến Bộ luật Dân sự năm 2015, bảo lưu quyền sở hữu trong hợp đồng mua bán
được tiếp cận với tư cách là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Cách tiếp cận mới
này của Bộ luật Dân sự năm 2015 phù hợp với bản chất “bảo đảm thực hiện nghĩa
vụ” của biện pháp bảo lưu quyền sở hữu. Bởi lẽ, về nguyên tắc trong hợp đồng mua
bán tài sản, bên bán có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên
mua trả tiền cho bên bán. Tuy nhiên, có trường hợp tài sản đã được chuyển giao
nhưng bên mua chưa thanh toán hết tiền, theo đó bên bán được bảo lưu quyền sở hữu
đối với tài sản mua bán cho đến khi bên mua hoàn tất nghĩa vụ của mình.
Từ nội dung của Điều 331, có thể rút ra một số đặc điểm của quy định này như
sau:

*
Thạc sĩ luật học, Giảng viên Trường đại học Luật Tp.Hồ Chí Minh.
1

92
Thứ nhất, biện pháp bảo đảm này chỉ áp dụng đối với hợp đồng mua bán tài
sản.
Thứ hai, đối tượng bảo đảm của biện pháp là quyền sở hữu tài sản. Biện pháp
bảo đảm này thường được áp dụng đối với những tài sản có đăng ký quyền sở hữu
(như ô tô, xe máy, nhà, đất…). Theo đó, bên bán chọn một trong hai phương thức
chưa tiến hành thủ tục đăng ký quyền sở hữu sau khi chuyển sau khi chuyển giao tài
sản cho bên mua hoặc cùng bên mua làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu tài sản nhưng
bên bán giữ lại bản gốc.
Trong trường hợp bên mua không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cho bên bán
theo thỏa thuận thì bên bán có quyền đòi lại tài sản và bên bán hoàn trả cho bên mua
số tiền bên mua đã thanh toán sau khi trừ đi giá trị hao mòn tài sản do sử dụng.
Trường hợp bên mua làm mất, hư hỏng tài sản thì bên bán có quyền yêu cầu bồi
thường thiệt hại.
Thứ ba, bên mua đã nhận tài sản nhưng quyền sở hữu tài sản vẫn thuộc bên
bán. Lúc này việc mua bán vẫn chưa làm phát sinh quyền sở hữu với người mua mà
chỉ xảy ra khi bên mua đã nhận tài sản, đồng thời phải thực hiện xong toàn bộ nghĩa
vụ thanh toán. Bên mua nhận được tài sản mua bán và có quyền đưa tài sản vào khai
thác công dụng, còn bên bán vẫn được sở hữu tài sản.
Thứ tư, biện pháp bảo lưu quyền sở hữu khác với các biện pháp bảo đảm khác
như: cầm cố, thế chấp, đặt cọc, kỹ quỹ, ký cược, bên bảo đảm phải giao cho bên nhận
bảo đảm tài sản bảo đảm để bảo đảm nghĩa vụ được thực hiện, còn trong biện pháp
bảo lưu quyền sở hữu, bên nhận tài sản lại là bên có nghĩa vụ phải thực hiện
  Việc quy định vấn đề bảo lưu quyền sở hữu nhằm giúp cho bên mua khi nhận
được tài sản họ phải sử dụng tài sản một cách có hiệu quả, có ý thức bảo vệ tài sản và
có trách nhiệm thanh toán tiền cho bên bán khi đến hạn. Còn bên bán được quyền ưu
tiên thanh toán khi mà bên mua có rủi ro, đảm bảo quyền lợi cho bên bán có thể nhận
được đầy đủ giá trị tài sản khi giao tài sản cho bên mua.
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong bảo lưu quyền sở hữu . Ngoài quyền và
nghĩa vụ chung của các bên trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng, tuân thủ các
quy định chung về hợp đồng mua bán tài sản, thì các bên trong hợp đồng  có quyền
và nghĩa vụ cụ thể sau đây:
Bên mua. Có nghĩa vụ thanh toán đúng theo thỏa thuận (trả tiền đủ, đúng hạn). Ngoài
ra còn phải chịu rủi ro khi sử dụng sản phẩm. Bên mua có quyền sử dụng khai thác
công dụng của tài sản là đối tượng mua bán. Tại Điều 333 Bộ luật dân sự quy định
bên mua tài sản có quyền “Sử dụng tài sản và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản trong
thời hạn bảo lưu quyền sở hữu có hiệu lực; chịu rủi ro về tài sản trong thời hạn bảo
lưu quyền sở hữu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác” Quy định này cho thấy bên
93
mua tài sản là bên bảo đảm trong giao dịch bảo đảm bảo lưu quyền sở hữu tài sản.
Khi nhận được tài sản mua bán, bên mua tài sản có quyền sử dụng tài sản và hưởng
hoa lợi, lợi tức từ tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu có hiệu lực. Nếu việc
khai thác, sử dụng tài sản mua bán làm hư hỏng, mất tài sản thì trong trường hợp bên
mua không thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ thanh toán thì bên mua phải chịu rủi ro
trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu. Bên mua phải có nghĩa vụ phải bồi thường các
thiệt hại nếu xảy ra thiệt hại đối với tài sản mua bán, trừ trường hợp các bên có thỏa
thuận là bên mua sẽ không phải chịu trách nhiệm đối với những rủi ro về tài sản mua
bán đó. 
  Bên bán. Có quyền đòi lại tài sản đã bán nếu bên mua vi phạm nghĩa vụ thanh
toán (như không trả tiền, trả tiền không đầy đủ, trả tiền không đúng hạn…). Như vậy,
trong biện pháp bảo lưu quyền sở hữu bên bán là bên nhận bảo đảm vì thông qua biện
pháp này bên bán được bảo đảm là chắc chắn sẽ bán được hàng cho bên mua, chắc
chắn giao dịch mua bán sẽ được diễn ra, sự trì hoãn quyền bảo lưu của bên bán đối
với tài sản là đối tượng mua bán để đảm bảo cho người bán bán được hàng và thu
được đúng số tiền mà bên mua phải trả. Trong khi đó bên bảo đảm là bên mua, biện
pháp bảo lưu quyền sở hữu vẫn làm cho bên bảo đảm tuy chưa chính thức trở thành
chủ sở hữu tài sản bảo đảm nhưng được giữ tài sản và khai thác công dụng của tài sản
đó, và nghĩa vụ trả tiền thuộc về bên bảo đảm, rủi ro trong thời gian sử dụng đối
tượng bảo đảm thuộc về bên bảo đảm.
Về hình thức. Theo quy định tại khoản 2 Điều 331 Bộ luật dân sự 2015  thì
“bảo lưu quyền sở hữu phải được lập thành văn bản riêng hoặc được ghi nhận trong
hợp đồng mua bán” vì thế hình thức bảo lưu quyền sở hữu phải được lập thành văn
bản riêng có ghi nhận điều khoản bảo lưu quyền sở hữu hoặc được ghi nhận là điều
khoản trong hợp đồng mua bán. Điều này có thể hiểu là nếu hợp đồng mua bán được
lập thành văn bản hoặc bắt buộc phải lập thành văn bản, thì trong hợp đồng có thể
kèm theo điều khoản bảo lưu quyền sở hữu. Còn trường hợp hợp đồng mua bán
không lập thành văn bản, nhưng các bên có thoả thuận về điều khoản bảo lưu quyền
sở hữu thì điều khoản này phải được lập trong văn bản riêng
Về hiệu lực đối kháng với người thứ ba: Bảo lưu quyền sở hữu có hiệu lực đối
kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký tài sản theo quy định tại khoản 3,
Điều 331 Bộ luật dân sự 2015. Trên thực tế, có thể có bên thứ ba có quyền lợi liên
quan đến đối tượng của hợp đồng mua bán khi tài sản này đã được chuyển giao cho
bên mua. Như vậy, bên bán phải lưu ý để là bên có quyền lợi đối với tài sản bảo đảm
thì phải tiến hành đăng ký tài sản bảo đảm là đối tượng của hợp đồng mua bán này.
Hướng xử lý khi bên mua vi phạm nghĩa vụ nghĩa vụ thanh toán. Trường hợp
bên mua không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cho bên bán theo thỏa thuận, theo

94
quy định tại Điều 322 Bộ luật dân sự 2015 thì bên bán có quyền đòi lại tài sản. Bên
bán hoàn trả cho bên mua số tiền bên mua đã thanh toán sau khi trừ giá trị hao mòn
do sử dụng. Trường hợp bên mua làm mất, hư hỏng tài sản thì bên bán có quyền yêu
cầu bồi thường thiệt hại. Trong bảo lưu quyền sở hữu, mặc dù tài sản là đối tượng của
hợp đồng mua bán đã chuyển giao cho bên mua nhưng quyền sở hữu vẫn chưa được
chuyển giao mà bên bán vẫn có quyền “bảo lưu” cho đến khi bên mua thanh toán
tiền. Trường hợp bên mua không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán thì bên bán có
quyền đòi lại tài sản đã bán, tức là vẫn giữ nguyên quyền sở hữu tài sản của mình.
Trong trường hợp này, bên bán phải hoàn trả cho bên mua số tiền hàng đã thanh toán
sau khi trừ giá trị hao mòn tài sản do sử dụng. Nếu tài sản đã bị bên mua làm mất, hư
hỏng thì bên bán có quyền yêu cầu bên mua bồi thường toàn bộ thiệt hại phát sinh.
Như vậy, trong biện pháp bảo đảm bằng bảo lưu quyền sở hữu của bên bán đối với tài
sản là đối tượng mua bán để đảm bảo cho người bán được hàng và thu được số tiền
hàng mà bên mua phải trả. Đối với bên bảo đảm là bên mua, biện pháp bảo lưu quyền
sở hữu khiến cho bên mua chưa phải là chủ sở hữu tài sản nhưng vẫn có quyền chiếm
hữu, sử dụng khai thác tài sản đó. 
Biện pháp bảo đảm bảo lưu quyền sở hữu chấm dứt trong trường hợp nghĩa vụ
thanh toán được bên mua thực hiện xong. Trong trường hợp này nghĩa vụ bảo đảm đã
được thực hiện nên biện pháp bảo đảm chấm dứt. Ngoài ra, bên bán nhận lại tài sản
bảo lưu quyền sở hữu là trường hợp bên mua không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng, không đầy đủ nghĩa vụ nên bên bán với tư cách là bên nhận bảo đảm đã nhận
lại tài sản để bảo đảm quyền lợi của mình mà không chuyển giao quyền sở hữu cho
bên mua. Đây là trường hợp nghĩa vụ bảo đảm không được thực hiện. Do đó, bên
nhận bảo đảm có quyền nhận lại chính tài sản là đối tượng của hợp đồng mua bán.
Biện pháp bảo đảm bảo lưu quyền sở hữu cũng chấm dứt khi bên mua nhận lại tài sản
bảo đảm hoặc khi các bên thỏa thuận.
Có thể hiểu rằng bảo lưu quyền sở hữu là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa
vụ dân sự gắn với hợp đồng mua bán tài sản, mà cụ thể là hợp đồng mua bán tài sản
theo hình thức mua chậm, trả dần (thường gọi là hợp đồng mua bán tài sản trả
góp).Việc quy định biện pháp bảo đảm “bảo lưu quyền sở hữu” nhằm đảm bảo tích
tương thích với hợp đồng mua bán tài sản theo hình thức mua chậm, trả dần, đáp ứng
được yêu cầu thực tiễn của giao dịch mua bán tài sản của các chủ thể trong giai đoạn
hiện nay.

95
QUYỀN KHỞI KIỆN CỦA CHẤP HÀNH VIÊN TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH,
XỬ LÝ TÀI SẢN CHUNG ĐỂ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

Nguyễn Văn Tiến*

Quyền khởi kiện vụ án dân sự là quyền cơ bản của công dân trong việc bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình tại tòa án khi bị xâm phạm. Không chỉ có công
dân, các chủ thể khác theo quy định của luật tố tụng dân sự và các luật liên quan,
cũng có quyền khởi kiện vụ án dân sự nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước.

Theo quy định tại Điều 74 Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi, bổ sung
năm 2014, về xác định, phân chia, xử lý tài sản chung để thi hành án, trường hợp
chưa xác định được phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của người
phải thi hành án trong khối tài sản chung để thi hành án thì Chấp hành viên phải
thông báo cho người phải thi hành án và những người có quyền sở hữu chung đối với
tài sản, quyền sử dụng đất biết để họ tự thỏa thuận phân chia tài sản chung hoặc yêu
cầu Tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo mà các bên không có
thỏa thuận hoặc thỏa thuận vi phạm điều cấm của pháp luật và trái đạo đức xã hội
hoặc thỏa thuận không được và không yêu cầu Tòa án giải quyết thì Chấp hành viên
thông báo cho người được thi hành án có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần quyền
sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản
chung theo thủ tục tố tụng dân sự.

Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo mà người được thi hành
án không yêu cầu Tòa án giải quyết thì Chấp hành viên yêu cầu Tòa án xác định phần
quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối
tài sản chung theo thủ tục tố tụng dân sự. Chấp hành viên xử lý tài sản theo quyết
định của Tòa án.

Theo quy định tại Điều 75 của Luật này về giải quyết tranh chấp, yêu cầu hủy
giấy tờ, giao dịch liên quan đến tài sản thi hành án, trường hợp có căn cứ xác định
giao dịch liên quan đến tài sản thi hành án nhằm trốn tránh nghĩa vụ thi hành án thì
Chấp hành viên thông báo cho người được thi hành án để yêu cầu Tòa án tuyên bố
giao dịch đó vô hiệu hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy giấy tờ liên quan đến
giao dịch đó. Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được thông báo mà người được thi

*
Tiến sĩ luật học – Giảng viên Trường đại học Luật Tp.Hồ Chí Minh.
96
hành án không yêu cầu thì Chấp hành viên yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô
hiệu hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy giấy tờ liên quan đến giao dịch đó.

Với các quy định trên của luật thi hành án, nhận thấy:

Thứ nhất, pháp luật thi hành án dân sự quy định Chấp hành viên có quyền khởi
kiện đối với việc xác định tài sản chung của người phải thi hành án với người khác để
thi hành án và giải quyết tranh chấp, yêu cầu hủy giấy tờ, giao dịch liên quan đến tài
sản thi hành án theo thủ tục tố tụng dân sự khi không có đương thực hiện việc khởi
kiện. Quy định này không chỉ ghi nhận quyền khởi kiện trong lĩnh vực thi hành án
dân sự, nhằm tăng cường việc xác định, xử lý tài sản chung để thi hành án cũng như
giải quyết tranh chấp, yêu cầu hủy giấy tờ, giao dịch liên quan đến tài sản thi hành án.
Điều kiện để Chấp hành viên khởi kiện là các đương sự không khởi kiện trong thời
hạn do luật định mặc dù đã được thông báo hợp lệ.

Thứ hai, việc Chấp hành viên khởi kiện nhằm mục đích đẩy nhanh tiến độ của
việc thi hành án bằng việc xử lý tài sản của người phải thi hành án sở hữu chung với
người khác hoặc ngăn chặn người phải thi hành án thông qua giao dịch liên quan đến
tài sản thi hành án nhằm trốn tránh nghĩa vụ thi hành án.

Thứ ba, là chủ thể đang trực tiếp tổ chức thi hành án, Chấp hành viên khởi
kiện nhằm ngăn chặn người phải thi hành án dịch chuyển tài sản hoặc kéo dài việc thi
hành án gây bất lợi cho người được thi hành án hoặc khó khăn trong việc thi hành các
khoản thu cho ngân sách Nhà nước.

Tuy nhiên, theo chúng tôi, quy định tại các điều luật nêu trên, có một số bất
cập nhất định.

Một, theo Khoản 2 Điều 3 Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi, bổ sung
năm 2014, người được thi hành án là cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng quyền,
lợi ích trong bản án, quyết định được thi hành. Theo quy định này và theo điều luật đã
dẫn, người được thi hành án là chủ thể thụ hưởng lợi ích từ việc thi hành án và họ
phải là người chủ động hợp tác với cơ quan thi hành án, Chấp hành viên trong việc
xác minh tài sản của người phải thi hành án cũng như thực hiện các hoạt động thúc
đẩy việc thi hành án nhanh chóng nhằm hoàn tất việc thi hành án. Trong khi đó, mặc
dù đã được Chấp hành viên thông báo nhưng họ vẫn không khởi kiện để yêu cầu tòa
án bảo vệ quyền lợi của mình, điều này có thể suy ra là họ có thể không mong muốn
nhận lợi ích từ việc thi hành án của cơ quan thi hành án. Vậy việc Chấp hành viên
khởi kiện để yêu cầu tòa án xác định tài sản chung để thi hành án và giải quyết tranh
chấp, yêu cầu hủy giấy tờ, giao dịch liên quan đến tài sản thi hành án có cần thiết?
Hành vi của người được thi hành án từ chối khởi kiện có được xem là hành vi họ
97
không muốn bảo vệ quyền lợi của mình bằng công cụ khởi kiện mà luật thi hành án
đã quy định và cơ quan thi hành án hoặc không cần thiết bố trí Chấp hành viên khởi
kiện hoặc đình chỉ thi hành án?

Hai, theo Điều 186, 187 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, hầu hết các chủ thể
khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích
công cộng và lợi ích của Nhà nước là cơ quan, tổ chức tham gia tố tụng với tư cách là
đại diện khởi kiện vụ án dân sự. Trong đó, cá nhân chỉ có quyền khởi kiện vụ án hôn
nhân và gia đình để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác theo quy định của
Luật hôn nhân và gia đình2. Đối với việc bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà
nước, Khoản 4 Điều 187 của luật này quy định: Cơ quan, tổ chức trong phạm vi
nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án
bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách hoặc
theo quy định của pháp luật. Đối chiếu với các quy định nêu trên, quy định tại Điều
74, 75 Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014, chênh với Điều
186, 187 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về chủ thể khởi kiện. Cụ thể, tại Điều 186,
187 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 không có chủ thể là cá nhân khởi kiện vì quyền
và lợi ích hợp pháp của người khác trừ lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Vậy Chấp hành
viên khởi kiện để yêu cầu tòa án xác định tài sản chung để thi hành án và giải quyết
tranh chấp, yêu cầu hủy giấy tờ, giao dịch liên quan đến tài sản thi hành án là bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của người hay là bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà
nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách?

Ba, theo quy định tại Khoản 5 Điều 189, Khoản 3 Điều 362 Bộ luật Tố tụng
dân sự năm 2015, người khởi kiện, yêu cầu, khi khởi kiện, yêu cầu, kèm theo đơn
khởi kiện, yêu cầu, phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của
người khởi kiện bị xâm phạm hoặc có căn cứ và hợp pháp. Trường hợp vì lý do khách
quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi
kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp
của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung
tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.

Như vậy, Chấp hành viên khi khởi kiện vì lợi ích hợp pháp của người khác, lợi
ích công cộng và lợi ích của Nhà nước họ có vị trí như là nguyên đơn và có nghĩa vụ
chứng minh, tham gia tố tụng như các đương sự khác theo thủ tục tố tụng. Vậy vấn đề
đặt ra là họ có đủ thông tin, tài liệu chứng minh cho yêu cầu của họ không khi mà họ
làm việc này vì lợi ích của người khác? Ngược lại, nếu Chấp hành viên không chứng
minh được và tòa án bác yêu cầu của họ thì người được thi hành án, người phải thi

2
Khoản 5 Điều 187 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
98
hành án có được tiếp tục khởi kiện về vụ việc này nữa không?

Bốn, khi khởi kiện, Chấp hành viên nhân danh cá nhân, nếu việc khởi kiện của
Chấp hành viên là nguyên nhân gây ra thiệt hại cho các đương sự về tài sản thì trách
nhiệm này là trách nhiệm cá nhân hay là trách nhiệm của cơ quan thi hành án hoặc
trách nhiệm của cơ quan thi hành án và Chấp hành viên? Điều này chưa thật rõ trong
việc xác định trách nhiệm nếu việc khởi kiện của Chấp hành viên viên là nguyên nhân
gây ra thiệt hại cho các đương sự về tài sản.

Từ các vướng mắc nêu trên, theo chúng tôi, quy định tại Điều 74, 75 Luật Thi
hành án dân sự 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014, nên sửa đổi theo hướng:

Thứ nhất, chủ thể khởi kiện trong các điều luật này nên là cơ quan thi hành án
dân sự mà người được ủy quyền là Chấp hành viên đang tổ chức thi hành bản án,
quyết định đó. Lý do của đề xuất này dựa vào các căn cứ: (i) Phù hợp với quy định
của Điều 187 trong đó có Khoản 4 Điều 187 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Bởi
theo quy định của điều luật này, chủ thể khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước không có
cá nhân hoặc Chấp hành viên. Chấp hành viên không phải là người đại diện cho cơ
quan thi hành án dân sự mà chỉ là chủ thể có thẩm quyền tổ chức việc thi hành án
theo sự phân công của thủ trưởng cơ quan thi hành án.

Ở góc độ thời hạn ban hành, hiệu lực của luật và mối liên quan giữa các luật
với nhau thì trình tự tố tụng là được thực thi theo Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
chứ không phải theo Luật Thi hành án dân sự. Trong khi đó, Bộ luật Tố tụng dân sự
năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2017, Luật Thi hành án dân sự 2008,
sửa đổi, bổ sung năm 2014 được ban hành trước đó và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7
năm 2015. Như vậy, quy định của Luật Thi hành án dân sự phải phù hợp với Bộ luật
Tố tụng dân sự chứ không có chiều ngược lại hoặc khác nhau giữa hai luật.

(ii) Chấp hành viên không thể là người khởi kiện hoặc yêu cầu tòa án xác
định, phân chia, xử lý tài sản chung để thi hành án và giải quyết tranh chấp, yêu cầu
hủy giấy tờ, giao dịch liên quan đến tài sản thi hành án theo thủ tục tố tụng dân sự với
tư cách cá nhân được. Theo quy định, Chấp hành viên có nhiệm vụ ra các quyết định
về thi hành án theo thẩm quyền; thi hành đúng nội dung bản án, quyết định; áp dụng
đúng các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thi hành án, bảo đảm lợi ích của
nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan; triệu tập đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để giải quyết việc thi
hành án; xác minh tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; yêu cầu
cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu để xác minh địa chỉ, tài sản

99
của người phải thi hành án hoặc phối hợp với cơ quan có liên quan xử lý vật chứng,
tài sản và những việc khác liên quan đến thi hành án và quyết định áp dụng biện pháp
bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án; lập kế hoạch cưỡng chế thi
hành án; thu giữ tài sản thi hành án. Với những nhiệm vụ nêu trên, Chấp hành viên
thực hiện các hoạt động tổ chức thi hành án nhân danh quyền lực Nhà nước và nhiệm
vụ được giao phó. Việc Chấp hành viên cùng lúc là người tổ chức thi hành bản án,
quyết định của tòa án và các cơ quan, tổ chức khác, vừa là người khởi kiện vụ án dân
sự có sự bất cân xứng trong thi hành nhiệm vụ. Vì, khi tổ chức thi hành án, Chấp
hành viên được thực hiện pháp luật để áp dụng các biện pháp nhằm thi hành án, trong
khi đó, việc khởi kiện lại là hành vi của một người yêu cầu tòa án giải quyết các tranh
chấp mà đối tượng của tranh chấp lại không thuộc về Chấp hành viên. Và theo luật,
người được hưởng lợi (người được thi hành án) đã được thông báo để khởi kiện
nhưng họ từ chối việc khởi kiện. Việc Chấp hành viên làm thay vai trò của người
được thi hành án là không nên dù Luật Thi hành án dân sự quy định Chấp hành viên
là người có trách nhiệm xác minh tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi
hành án.

Thứ hai, chỉ nên quy định quyền khởi kiện của cơ quan thi hành án dân sự đối
với các vụ án khi tài sản trong vụ án mà cơ quan thi hành án đang tổ chức thi hành là
để bảo vệ lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước. Đề xuất này dựa vào các yếu tố:
(i) Theo quy định của Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014,
trách nhiệm xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án thuộc về cơ
quan thi hành án và Chấp hành viên nhưng phải có mức độ, giới hạn. Xác minh điều
kiện thi hành án của người phải thi hành án là hành vi của Chấp hành viên làm rõ việc
người phải thi hành án có hay không có điều kiện thi hành án chứ không phải là khởi
kiện để yêu cầu tòa án xác định tài sản chung của người phải thi hành án với người
khác và giải quyết tranh chấp, yêu cầu hủy giấy tờ, giao dịch liên quan đến tài sản thi
hành án. Hai vấn đề này là khác nhau về bản chất và nội dung. Việc gộp trách nhiệm
xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án gắn liền với việc khởi kiện
của Chấp hành viên là không thống nhất và thêm gánh nặng cho Chấp hành viên khi
thi hành công vụ. Việc khởi kiện này nên giao lại cho người được thi hành án và
những người liên quan đến tài sản chung mà Chấp hành viên đang xử lý để thi hành
án. Nếu được, thì cơ quan thi hành án và Chấp hành viên là người hỗ trợ cho đương
sự trong việc khởi kiện hoặc cung cấp thông tin liên quan đến việc thi hành án trong
quá trình tố tụng.

(ii) Cơ quan thi hành án dân sự chỉ khởi kiện đối với các vụ án khi tài sản thi
hành án là để bảo vệ lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước. Lợi ích công cộng và
lợi ích của Nhà nước là những lợi ích được bảo vệ ưu tiên và do các cơ quan nhà

100
nước đảm trách. Trong quá trình thi hành án, cơ quan thi hành án và Chấp hành viên,
nhận thấy nếu không thực hiện việc khởi kiện để yêu cầu tòa án xác định tài sản
chung của người phải thi hành án với người khác để thi hành án và giải quyết tranh
chấp, yêu cầu hủy giấy tờ, giao dịch liên quan đến tài sản thi hành án làm phương hại
đến lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước thì Chấp hành viên đề nghị thủ trưởng
cơ quan thi hành án tiến hành việc khởi kiện. Hơn nữa, giới hạn việc khởi kiện của cơ
quan thi hành án cũng đồng thời là phương thức nâng cao ý thức của người được thi
hành án, đương sự trong thi hành án dân sự liên quan đến việc xác định tài sản chung
trong thi hành án và giải quyết tranh chấp, yêu cầu hủy giấy tờ, giao dịch liên quan
đến tài sản thi hành án.

101
BÀN VỀ VIỆC BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI THỨ BA NGAY TÌNH
QUA BA TRƯỜNG HỢP THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

Lê Vĩnh Châu*

Người thứ ba ngay tình là người không biết việc chiếm hữu tài sản, tham gia
giao dịch của mình là bất hợp pháp. Họ chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp lý
nhưng không biết và không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ
pháp luật. Vì lẽ đó, Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2005 và BLDS năm 2015 đã có
những điều khoản nhằm bảo vệ quyền lợi cho họ, tuy nhiên trong thực tiễn hoạt động
thi hành án dân sự (THADS) vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề trên, các
trường hợp THADS liên quan đến giao dịch giữa người phải THADS với người thứ
ba ngay tình dưới đây sẽ làm rõ hơn vấn đề vừa nêu.

Trường hợp thứ nhất: Việc thi hành án dân sự tại Chi cục THADS Quận Thủ
Đức

Thông qua môi giới của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), ông Nguyễn Hữu
Toàn (ngụ số 11 đường 26, P.Linh Đông, Q.Thủ Đức, TP.HCM) được giới thiệu mua
căn nhà tại địa chỉ trên3.

Nhưng sau khi làm hồ sơ sang tên mình và về nhà đó cư ngụ, ông Toàn mới
nhận được giấy triệu tập của Chi cục Thi hành án Q.Thủ Đức yêu cầu giải quyết thi
hành án liên quan đến ngôi nhà trên với phần trách nhiệm thuộc người khác. Ông
Toàn kể:

“Tôi được giới thiệu mua căn nhà tại số 11 đường 26, P.Linh Đông, Q.Thủ Đức,
đây là ngôi nhà đang được thế chấp vay vốn tại ngân hàng này. Sau khi gặp mặt chủ
nhà là ông Nguyễn Hoàng S và bà Nguyễn Kim L, chúng tôi thỏa thuận giá mua bán
và làm hợp đồng chuyển nhượng tại văn phòng công chứng. Sau khi lập hợp đồng
mua bán xong và hoàn thành nghĩa vụ mua bán với ông S và bà L, tôi đã nộp hồ sơ
đăng bộ lên Phòng Tài nguyên - môi trường Q.Thủ Đức để làm thủ tục sang tên như
quy định. Ngày 23-4-2015, Phòng Tài nguyên - môi trường Q.Thủ Đức đã chuyển
quyền sở hữu nhà đất sang tên cho tôi sở hữu.

Tuy nhiên, ngày 24-8-2015 tôi nhận được giấy triệu tập và quyết định ngày 18-
*
Tiến sĩ luật học – Giảng viên Trường đại học Luật Tp.Hồ Chí Minh.
3
Hoàng Điệp, “Mua nhà xong, thi hành án ra quyết định ngăn chặn”, Báo Tuổi trẻ, (xem tại:
http://tuoitre.vn/tin/phap-luat/20151004/nha-mua-xong-thi-hanh-an-ra-quyet-dinh-ngan-chan/979519.html)
(Truy cập ngày: 4/10/2015).
102
8-2015 của Chi cục Thi hành án Q.Thủ Đức về việc tạm dừng đăng ký, chuyển quyền
sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản trên. Lý do: ông S và bà L còn phải thực
hiện nghĩa vụ trong một vụ kiện dân sự đối với Ngân hàng ACB (theo quyết định của
TAND Q.Thủ Đức, bà L và ông S còn nợ ngân hàng này hơn 2,7 tỉ đồng, đồng thời
có trách nhiệm nộp tiền án phí 41 triệu đồng).

Tôi làm đơn khiếu nại đến Chi cục Thi hành án Q.Thủ Đức, nhưng chi cục
trưởng có công văn thông báo không thụ lý đơn khiếu nại thi hành án của tôi. Lý do
“giao dịch mua bán căn nhà số 11 đường 26, P.Linh Đông, Q.Thủ Đức là một giao
dịch dân sự độc lập không liên quan đến việc thi hành án, do vậy đơn khiếu nại không
có căn cứ để Chi cục Thi hành án Q.Thủ Đức thụ lý theo quy định của pháp luật”.

Như vậy một mặt, nhà đất mang tên tôi, được mua bán hợp pháp, được pháp luật
công nhận nhưng lại không được sang nhượng, mua bán. Mặt khác, quyết định của
TAND Q.Thủ Đức ban hành từ tháng 10-2014 nhưng sao Chi cục Thi hành án Q.Thủ
Đức lại không ra thông báo ngay, mà chờ việc mua bán của tôi hoàn thành mới ra
quyết định ngăn chặn? Để giờ tôi phải chịu trách nhiệm đối với một việc hoàn toàn
không liên quan gì đến tôi?”

Với thắc mắc này của người mua tài sản, đại diện cơ quan thi hành án Thủ Đức
trả lời:

Quyết định của TAND Q.Thủ Đức ban hành ngày 24-10-2014 nhưng đến ngày
21-5-2015 chúng tôi mới nhận được quyết định này, ngay sau đó chúng tôi đã có
công văn gửi chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai Q.Thủ Đức đề nghị xác minh tình
trạng pháp lý của căn nhà, ngày 5-8-2015, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai
Q.Thủ Đức có công văn gửi chúng tôi xác nhận nhà đất trên đứng tên chủ sở hữu là
ông bà S và bà L. Căn cứ vào công văn này, chúng tôi ra quyết định về việc tạm dừng
việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản trên.

Việc chúng tôi bác khiếu nại của ông Toàn vì ông Toàn không phải là đối tượng
thi hành án, khi xác minh tại địa chỉ trên, chúng tôi biết ông Toàn đang sinh sống ở
đó nên mời ông Toàn lên để ông biết về việc căn nhà sẽ có quyết định ngăn chặn.

Về thông tin ông Toàn và Ngân hàng ACB cung cấp liên quan đến việc tài sản
này đã được sang tên, chúng tôi sẽ xác minh thông tin thêm một lần nữa rồi sẽ có
công văn hướng dẫn ngân hàng bảo vệ quyền lợi của mình.

Tuy nhiên, trong tình huống tài sản này đã được sang tên, chuyển quyền sở hữu
sang cho người khác thì căn cứ vào nghị định số 58/2009, thông tư hướng dẫn đối với
việc kê biên, xử lý tài sản thì Chi cục Thi hành án Q.Thủ Đức vẫn thực hiện việc kê

103
biên được với tài sản này. Còn về quyền lợi của người thứ ba ngay tình là ông
Nguyễn Hữu Toàn thì ông có thể khởi kiện ông S và bà L ra Tòa dân sự để giải quyết.
Bởi vậy, Chi cục Thi hành án dân sự Q.Thủ Đức vẫn giữ nguyên quyết định trên.

Về việc này, trưởng phòng pháp chế Ngân hàng ACB đã có ý kiến: Đây hoàn
toàn là nghĩa vụ tài chính của bà L đối với Nhà nước chứ không liên quan đến nghĩa
vụ tài sản đối với ngôi nhà. Hiện tại ngôi nhà đang tiếp tục được thế chấp tại Ngân
hàng ACB, do vậy trong quyết định ngăn chặn của Chi cục Thi hành án Q.Thủ Đức
cũng liên quan đến quyền lợi của ACB. Chúng tôi đã làm kiến nghị gửi Chi cục Thi
hành án Q.Thủ Đức đề nghị làm rõ vụ việc này để đảm bảo quyền lợi cho các bên.

Trường hợp thứ hai4

Ngày 19/3/2015 bà Lê Thị Lan (sinh năm 1956, HKTT: tổ 6 phường Tân Thành,
TP Thái Nguyên) có thỏa thuận mua của bà Thân Thị Thông và ông Dương Ngọc
Huân (trú tại tổ 19 phường Gia Sàng) nhà và đất thửa số 02, tờ bản đồ số 32 diện tích
100m2 với giá 1,4 tỷ đồng. Ngày 20/3/2015, hai bên làm thủ tục kí hợp đồng mua bán
tại Văn phòng Công chứng Trung Thành.

Do bà Thông và ông Huân nợ ngân hàng 950 triệu đồng nên đã thỏa thuận bà
Lan sẽ nộp vào ngân hàng số tiền này để lấy bìa đỏ ra để làm thủ tục chuyển nhượng
quyền sử dụng đất. Ngày 26/3/2015 Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) TP. Thái
Nguyên ra Quyết định số 35/QĐ-CCTHA về việc cưỡng chế, xử lý tài sản của bà
Thân Thị Thông (là tài sản bà Lan đã mua).

Do vợ chồng bà Thông còn phải thi hành Bản án dân sự sơ thẩm số


24/2014/DSST ngày 22/9/2014 của TAND TP. Thái Nguyên trả cho bà Dương Thị
Sáu số tiền 317 triệu đồng nên ngày 14/4/2015 bà Lan đã trả hết số tiền bán nhà còn
lại cho gia đình bà Thông. Gia đình bà Thông cam kết dùng số tiền đó để trả nợ cho
bà Dương Thị Sáu để thi hành Bản án số 24 nói trên. Cùng ngày bà Thông đã giao
nhà cho bà Lan (có giấy tờ bàn giao và cam kết kèm theo). Chi cục THADS TP. Thái
Nguyên cũng ra quyết định về việc giải tỏa kê biên.

Sau khi làm thủ tục công chứng và bàn giao tài sản, hai bên mua bán đã tiến
hành thủ tục sang tên. Tuy nhiên, Phòng Tài nguyên và Môi trường TP. Thái Nguyên
sau đó đã trả lời không làm thủ tục sang tên cho bà Lan được, bởi ngày 16/4/2015
TAND TP. Thái Nguyên có Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 02.
Ngày 27/4/2015 Chi cục THADS TP. Thái Nguyên đã ra Quyết định 09 tạm dừng

4
Duy Hưng, “Thái Nguyên: Cưỡng chế thi hành án khi tài sản không còn”, Báo Pháp luật Việt Nam, (xem tại:
http://baophapluat.vn/tranh-luan/thai-nguyen-cuong-che-thi-hanh-an-khi-tai-san-khong-con-326647.html)
(Truy cập ngày: 28/3/2017).
104
chuyển quyền sở hữu tài sản trên. 

Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 22/01/2016 (xử việc tranh chấp hợp đồng vay tài sản
giữa bà Trần Thị Chinh và bà Thân Thị Thông) TAND TP. Thái Nguyên đã quyết
định hủy Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 02 và tuyên bà Thông
phải trả cho bà Chinh số tiền 788.596.000 đồng. Bản án có hiệu lực pháp luật, được
bà Lan (người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan) đem nộp cho Văn phòng đăng kí
đất đai TP. Thái Nguyên nhưng một lần nữa bà bị từ chối. Lý do ngày 24/02/2016,
Chi cục THADS TP. Thái Nguyên đã có Công văn số 80 gửi các cơ quan chức năng
về việc tạm dừng chuyển nhượng tài sản với mảnh đất nói trên.

Nhận thấy yêu cầu tạm dừng chuyển nhượng mảnh đất là trái quy định của pháp
luật nên bà Lan khiếu nại. Ngày 10/03/2016 Chi cục THADS TP. Thái Nguyên đã ra
Quyết định số 10/QĐ về việc chấm dứt tạm dừng chuyển nhượng đối với mảnh đất
gia đình bà Lan đã mua. Tuy nhiên quyết định nói trên không được gửi đến các cơ
quan hữu quan để phối hợp, giải quyết yêu cầu của người dân như khi Chi cục này
ban hành công văn yêu cầu tạm dừng chuyển nhượng. Do không nhận được văn bản
chấm dứt tạm dừng chuyển nhượng nên yêu cầu làm thủ tục sang tên của bà Lan tiếp
tục bị từ chối.

Trong khi cơ quan hữu quan khẳng định không nhận được quyết định chấm dứt
tạm dừng chuyển nhượng của Chi cục THADS TP. Thái Nguyên thì Cục THADS
tỉnh sau đó trong Quyết định giải quyết khiếu nại số 01 ngày 26/10/2016 vẫn cho rằng
Chi cục đã bàn giao cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất TP vào hồi 9h ngày
10/3/2016. 

Ngày 16/05/2016, Chi cục THADS TP Thái Nguyên đã ra Quyết định cưỡng
chế số 39/QĐ-CCTHADS và Thông báo số 249/TB-CCTHADS về việc cưỡng chế
đối với mảnh đất gia đình bà Lan đã mua.

Tại Văn bản số 2002 ngày 28/6/2016 của Tổng cục THADS, Bộ Tư pháp đã nêu
rõ: số tiền bán tài sản của người phải thi hành án được dùng để trả khoản nợ có bảo
đảm của ngân hàng và thi hành Bản án số 24/2014/DSST nêu trên nên việc mua bán
tài sản là hợp pháp. Do đó, Tổng cục yêu cầu Cục trưởng Cục THADS Thái Nguyên
chỉ đạo giải quyết theo thẩm quyền để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công
dân.

Tuy nhiên, quan điểm của Cục THADS Thái Nguyên: Thừa nhận “hợp đồng
chuyển nhượng nhà và đất của bà Lan là ngay thẳng, hợp đồng đã có công chứng, có
giấy bàn giao tiền”… nhưng hiện tại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn chưa
mang tên bà Lan nên việc tổ chức thi hành án và kê biên tài sản của Chi cục THADS
105
TP. Thái Nguyên là đúng. Văn bản trả lời khiếu nại số 01 ngày 22/02/2017 của Chi
cục THADS TP. Thái Nguyên vẫn bảo lưu quan điểm không chấp nhận khiếu nại của
bà Lan, chỉ thừa nhận việc chấp hành viên chậm gửi thông báo cưỡng chế thi hành án
và cần rút kinh nghiệm.

Hiện nay, cơ quan THADS còn hướng dẫn bà Lan khởi kiện bà Thông ra Tòa án
TP. Thái Nguyên để xem hợp đồng chuyển nhượng (đã công chứng) của hai bên là
hợp pháp hay không, đồng thời cùng vụ việc, cơ quan THADS hướng dẫn bà Chinh
khởi kiện để Tòa xem xét hợp đồng giữa bà Lan và vợ chồng bà Thông là vô hiệu.

Trường hợp thứ ba:

Theo Bản án số 06/2013/DS-ST ngày 25/01/2013 của TAND thị xã Lagi, tỉnh
Bình Thuận5: Ông Hùng – bà Thuận phải trả nợ cho bà Thảo 280 triệu đồng và bà
Huỳnh Thị B 105 triệu đồng và lãi suất chậm thi hành án (THA). Sau khi thụ lý đơn
yêu cầu THA, ngày 20/02/2014 cơ quan THADS thị xã Lagi ra quyết định THA.

Xác minh về điều kiện THA, cơ quan THADS thị xã Lagi xác định: Vợ chồng
ông Hùng chỉ có duy nhất ngôi nhà cấp 3 diện tích khoảng 200m2 tại trung tâm thị xã
Lagi, có giá trị khoảng 2 tỷ đồng. Ông bà không còn tài sản khác để THA. Tài sản
này đã thế chấp ở ngân hàng vào đầu năm 2012 để vay số tiền là 1,7 tỷ đồng.

Do không có tiền trả gốc và lãi cho ngân hàng, và được sự đồng ý của ngân
hàng, vợ chồng ông Hùng đã bán căn nhà cho bà Ly. Hợp đồng mua bán được lập
theo đúng qui định pháp luật vào ngày 28.11.2012. Theo thỏa thuận giữa vợ chồng
ông Hùng, ngân hàng, bà Ly, sau khi ký hợp đồng mua bán, bà Ly đã chuyển 1,7 tỷ
vào ngân hàng để trả nợ cho vợ chồng ông Hùng, phần còn lại trả cho vợ chồng ông
Hùng.

Ngày 6.12.2012 TAND thị xã Lagi có Công văn 290 đề nghị tạm dừng việc làm
thủ tục mua bán nhà trên. Phòng Tài nguyên và môi trường thị xã Lagi đã tạm dừng
việc sang tên cho bà Ly

Ngày 15.7.2013 TAND thị xã Lagi có Công văn 192 đề nghị Uỷ ban nhân dân,
Phòng Tài nguyên và môi trường thị xã Lagi cho tiếp tục đăng ký, sang tên căn nhà
trên theo đúng qui định của pháp luật.

Ngày 12.5.2014 Chi cục THADS thị xã Lagi tiến hành việc kê biên toàn bộ khối
tài sản trên (lúc này đã chính thức thuộc quyền sở hữu của bà Khánh Ly). Chi cục thi

5
Hoàng Phương, “Mua nhà hợp pháp bổng dưng bị kê biên”, Báo Pháp luật Việt Nam Plus, (xem tại:
http://www.phapluatplus.vn/vu-nha-mua-hop-phap-bong-dung-bi-ke-bien-tai-la-gi-binh-thuan-ban-an-gay-soc-
cho-duong-su-d19635.html) (Truy cập ngày: 27/7/2016).
106
hành án Lagi cho rằng, khối tài sản đó nguyên trước đây là của vợ chồng ông Hồ
Quốc Hùng, do hai vợ chồng ông Hùng không thực hiện nghĩa vụ phải thi hành một
bản án có liên quan giữa vợ chồng ông Hùng với bà Phan Dạ Thảo nên Chi cục thi
hành án phải tiến hành kê biên trở lại khối tài sản đó. Không đồng ý với quyết định kê
biên, bà Ly đã khiếu nại và tại Thông báo kết luận số 85/TC-THADS ngày
07/10/2015 của Tổng cục thi hành án dân sự: “Trong quá trình tổ chức thi hành án,
Chấp hành viên áp dụng khoản 1, Điều 6, Thông tư liên tịch số 14/TTLT- BTP-
TANDTC-VKSNDTC tiến hành kê biên, xử lý đối với tài sản là căn nhà trên diện
tích 225 m2 đất thuộc đường Cách mạng tháng tám, phường Tân Bình, thị xã Lagi là
trái quy định của pháp luật. Do tài sản này đương sự đã thế chấp tại Ngân hàng Đông
Á trước khi có bản án. Việc ngân hàng đồng ý cho người phải thi hành án chuyển
dịch tài sản để thu hồi nợ là phù hợp với Nghị định số 163/2006/NĐ-CP của Chính
phủ về giao dịch bảo đảm. Do đó tài sản không còn thuộc quyền sở hữu, sử dụng hợp
pháp của người phải thi hành án nên cơ quan thi hành án không có cơ sở để kê biên,
xử lý tài sản này”; “Yêu cầu Cục trưởng Cục thi hành án dân sự tỉnh Bình Thuận và
Chi cục trưởng Chi cục thi hành án Lagi chỉ đạo Chấp hành viên có biện pháp khắc
phục, thu hồi các văn bản, quyết định về thi hành án. Tổ chức kiểm điểm, làm rõ
trách nhiệm của các cá nhân có liên quan đến những sai phạm trong quá trình thi hành
án và giải quyết khiếu nại”.

Không đồng ý kết luận của Tổng cục THADS, bà Thảo khởi kiện ra TAND Thị
xã Lagi yêu cầu hủy hợp đồng mua bán giữa vợ chồng ông Hùng với bà Ly.

Tại phiên tòa dân sự sơ thẩm diễn ra ngày 24/2/2016, TAND thị xã Lagi đã
tuyên xử: “Chấp nhận đơn khởi kiện của bà Phan Dạ Thảo. Tuyên vô hiệu toàn bộ
hợp đồng mua bán giữa Ngân hàng Đông Á, hai vợ chồng ông Hùng – bà Thuận và
bà Nguyễn Thị Khánh Ly đối với khối tài sản thuộc 223, đường Cách mạng tháng
tám, phường Tân Bình, thị xã Lagi”.

Bà Nguyễn Thị Khánh Ly đã làm đơn kháng cáo. Trong hai ngày 19 và
20/7/2016, TAND tỉnh Bình Thuận đã mở phiên tòa dân sự phúc thẩm. HĐXX đã
tuyên: “Không chấp nhận kháng cáo của phía bị đơn. Giữ nguyên bản án dân sự sơ
thẩm xét xử ngày 24/2/2016”.

1. Cơ sở pháp lý để Chấp hành viên, cơ quan thi hành án dân sự ra quyết


định kê biên trong các trường hợp trên?

Thông tư liên tịch số 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày


26/7/2010 của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao
hướng dẫn một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong

107
thi hành án dân sự (TT số 14), tại khoản 1, Điều 6 quy định: “Kể từ thời điểm có bản
án, quyết định sơ thẩm mà người phải thi hành án bán, chuyển đổi, chuyển nhượng,
tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, cầm cố tài sản của mình cho người khác, không thừa
nhận tài sản là của mình mà không sử dụng khoản tiền thu được để thi hành án thì tài
sản đó vẫn bị kê biên để thi hành án, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Nếu
có tranh chấp thì chấp hành viên hướng dẫn đương sự thực hiện việc khởi kiện tại
Tòa án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Hết thời hạn 30 ngày, kể từ
ngày được thông báo mà không có người khởi kiện thì cơ quan thi hành án xử lý tài
sản để thi hành án”. Như vậy, có hai điểm cần lưu ý ở nội dung của TT số 14: (i) thời
điểm người phải thi hành án thực hiện giao dịch để chuyển giao quyền sở hữu, quyền
sử dụng – khi có bản án, quyết định sơ thẩm; (ii) mục đích sử dụng tiền chuyển
nhượng – không dùng để thực hiện nghĩa vụ thi hành án.

Trước TT số 14, Thông tư liên tịch số 12/2001/TTLT-BTP-VKSNDTC ngày


26/02/2001 của Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện một
số quy định pháp luật về thi hành án dân sự cũng từng qui định: “Đối với các trường
hợp sau khi có bản án, quyết định của Tòa án, người phải thi hành án đã chuyển
nhượng các tài sản thuộc quyền sở hữu của mình, thì chấp hành viên có quyền kê
biên tài sản đó và có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ giao dịch đó.
Người được thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền yêu cầu cơ
quan có thẩm quyền hoặc khởi kiện yêu cầu Tòa án hủy bỏ giao dịch đó”. Với quy
định này, mốc thời gian để xác định những tài sản có thể vẫn bị cơ quan thi hành án
dân sự tiến hành việc kê biên tài sản dù đã thực hiện giao dịch chuyển nhượng khi
việc chuyển nhượng đó được thực hiện là “sau khi có bản án, quyết định của Tòa án”.

Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thi hành án dân sự năm 2014 (Nghị
định số 62): “Kể từ thời điểm bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, nếu người
phải thi hành án chuyển đổi, tặng, cho, bán, chuyển nhượng, thế chấp, cầm cố tài sản
cho người khác mà không sử dụng khoản tiền thu được để thi hành án và không còn
tài sản khác hoặc tài sản khác không đủ để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án thì tài sản
đó vẫn bị kê biên, xử lý để thi hành án, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Khi kê biên tài sản, nếu có người khác tranh chấp thì Chấp hành viên thông báo cho
đương sự, người có tranh chấp thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 75 Luật Thi
hành án dân sự…” (Khoản 1, Điều 24). Với hướng dẫn này của Nghị định 62, có ba
điểm cần lưu ý: (i) Thời điểm người phải thi hành án thực hiện giao dịch để chuyển
giao quyền sở hữu, quyền sử dụng – thời điểm bản án, quyết định có hiệu lực pháp
luật; (ii) mục đích sử dụng số tiền từ giao dịch - không sử dụng khoản tiền thu được
để thi hành án; (iii) người phải thi hành án không còn tài sản khác hoặc tài sản khác

108
không đủ để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án.

2. Quyền lợi người thứ ba ngay tình được bảo vệ thế nào trong các trường hợp
này?

Với qui định tại các Điều 138, Điều 189 của BLDS năm 2005 và các Điều 131,
Điều 133, Điều 167, Điều 168 BLDS năm 2015 chúng ta thấy rằng, tuỳ từng trường
hợp giao dịch và từng loại tài sản trong giao dịch, quyền lợi người thứ ba ngay tình
được pháp luật bảo vệ khác nhau, theo các hướng:

Thứ nhất, vẫn thừa nhận giá trị pháp lý của giao dịch, trong trường hợp:

Người chiếm hữu ngay tình đối với động sản không phải đăng ký quyền sở hữu
thông qua hợp đồng có đền bù, trừ trường hợp động sản này bị lấy cắp, bị mất hoặc
trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí chủ sở hữu.

Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan
nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác
cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực
hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.

Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có
thẩm quyền và người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá
tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này
không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị huỷ, sửa thì giao dịch này
không bị vô hiệu.

Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao
dịch dân sự với người này không bị vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều này
nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập
với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại (Khoản 2,
3 Điều 133 BLDS 2015)

Thứ hai, không thừa nhận giá trị pháp lý của giao dịch, người thứ ba ngay tình
có quyền kiện ra Toà yêu cầu bảo vệ quyền lợi của mình, buộc người bán, người
chuyển nhượng phải bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại xảy ra. Cụ thể, khi giao dịch
dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những
gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để
hoàn trả; bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường (Điều 131, khoản 2, 4 BLDS
2015).

109
Có thể nói rằng, trong các giao dịch của người thứ ba ngay tình liên quan đến
bất động sản, quyền lợi của chủ thể này trong giao dịch thường được bảo vệ theo cách
thứ hai này, và để được bảo vệ quyền lợi, điều cần thiết là họ phải được pháp luật
thừa nhận là người thứ ba ngay tình. Toà án là cơ quan thực hiện việc này khi có yêu
cầu.

3. Một vài nhận xét

- Nhận xét về qui định tại TT số 14 và Nghị định số 62:

Có quan điểm cho rằng: Quy định về kê biên tài sản theo Thông tư số 14 và
Nghị Định số 62 nêu trên có sự mâu thuẫn với các quy định của luật khác như: Bộ
luật Dân sự, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật... và xâm phạm đến quyền,
lợi ích hợp pháp của người thứ ba nhận chuyển nhượng tài sản ngay tình 6. Bởi những
lý do sau:

Một là, xét dưới góc độ đối chiếu với các quy định khác của pháp luật thì quy
định tại khoản 1 Điều 6 TT số 14 và Nghị định số 62 có sự mâu thuẫn với nhiều quy
định trong Bộ luật Dân sự. Cụ thể:

- Tại BLDS năm 2005, Điều 170 quy định quyền sở hữu được xác lập đối với tài
sản trong các trường hợp sau đây: “… Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận
hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền…” (khoản 2); Điều 167
quy định: “Quyền sở hữu đối với bất động sản được đăng ký theo quy định của Bộ
luật này và pháp luật về đăng ký bất động sản…”. Với BLDS năm 2015 thì tại Điều
158 quy định: “Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền
định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật”; Điều 221 khi quy định về
căn cứ xác lập quyền sở hữu đã nêu rõ quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản
trong các trường hợp: “… Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo bản
án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác”; Điều 223 quy
định về xác lập quyền sở hữu theo hợp đồng: “Người được giao tài sản thông qua hợp
đồng mua bán hoặc hợp đồng chuyển quyền sở hữu khác theo quy định của pháp luật
thì có quyền sở hữu tài sản đó”.

Từ đó có thể thấy, trong trường hợp tài sản nếu không bị áp dụng bất kỳ biện
pháp ngăn chặn, biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp bảo đảm thi hành án thì việc
người thứ ba khi nhận chuyển nhượng tài sản của người phải thi hành án thực hiện
đầy đủ các quy trình, thủ tục theo quy định và được cấp giấy chứng nhận là chủ sở

6
Mai Thị Thuỳ Dung, “Quy định về kê biên tài sản để đảm bảo thi hành án dân sự trong trường hợp tài sản đã
chuyển nhượng sau khi có bản án, quyết định của Tòa án”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật Online, (xem tại:
http://tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/thi-hanh-phap-luat.aspx?ItemID=340 ) (Truy cập ngày: 23/3/2017).
110
hữu thì họ phải là người có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt hợp pháp đối với tài
sản đó. Cơ quan thi hành án không thể định đoạt tài sản (kê biên, xử lý) của người
khác để thi hành nghĩa vụ cho người phải thi hành án theo một quyết định hay bản án
nào. Mặt khác, nguyên tắc áp dụng trong thi hành án dân sự là chỉ tiến hành kê biên,
xử lý tài sản nếu đó là tài sản của người phải thi hành án (có thể do người thứ ba quản
lý, sử dụng nhưng về mặt pháp lý tài sản đó vẫn thuộc quyền sở hữu của người phải
thi hành án). Như vậy, ở góc độ nào đó, quy định tại Nghị định số 62 cũng mâu thuẫn
với chính Luật Thi hành án dân sự.

Tại khoản 2 Điều 83 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 (hay
khoản 3 Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015) quy định:
“Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng
một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn”. Như vậy, dựa trên
nguyên tắc áp dụng văn bản pháp luật thì trong trường hợp này, nếu áp dụng theo
hướng dẫn của TT số 14 và Nghị định số 62 là có sự vi phạm về hình thức.

Hai là, đối với cơ quan thi hành án (cụ thể là Chấp hành viên được phân công),
theo Điều 44 Luật sửa đổi, bổ sung Luật THADS năm 2014: “Trong thời hạn 10
ngày, kể từ ngày hết thời hạn tự nguyện thi hành án mà người phải thi hành án không
tự nguyện thi hành thì Chấp hành viên tiến hành xác minh; trường hợp thi hành quyết
định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải tiến hành xác minh ngay”. Quy
định này đã ràng buộc rõ trách nhiệm của Chấp hành viên trong thủ tục này. Do đó,
nếu trong trường hợp việc chuyển dịch tài sản của người phải thi hành án sau thời
điểm hết thời hạn tự nguyện thi hành là do lỗi của Chấp hành viên đã không tiến hành
xác minh kịp thời để thực hiện các thủ tục nghiệp vụ tiếp theo đảm bảo cho quá trình
thi hành án (kê biên tài sản), ảnh hưởng đến quyền lợi của người được thi hành án
cũng như người thứ ba ngay tình đã nhận chuyển dịch tài sản thì phải xem xét đến
trách nhiệm bồi thường của Chấp hành viên.

Đối với người phải thi hành án, việc chuyển dịch tài sản khi họ biết rằng họ
đang phải có trách nhiệm thi hành nghĩa vụ theo một bản án hoặc quyết định đã có
hiệu lực pháp luật của Tòa án là một hành vi tẩu tán tài sản (đối với người được thi
hành án) và là hành vi có dấu hiệu của sự lừa dối (đối với người nhận chuyển dịch).
Do đó, trong trường hợp này cần phải xem xét trách nhiệm của người phải thi hành án
chứ không thể bắt người nhận chuyển nhượng tài sản hợp pháp (người thứ ba ngay
tình) phải chịu hậu quả pháp lý.

Đối với người được thi hành án, chính họ phải là người tự bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của mình trước thông qua các quy định của pháp luật đã cho phép. Theo
đó, người được thi hành án có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
111
thời song song với lúc nộp đơn ngay khi Tòa án thụ lý vụ việc để tránh nguy cơ tẩu
tán tài sản của người phải thi hành án ngay từ giai đoạn khởi kiện tại Tòa án.

Ba là, quy định này sẽ gây ra tâm lý hoang mang cho người dân khi thực hiện
các giao dịch dân sự. Bởi với quy định này, dù họ đã thực hiện theo đúng các thủ tục
mà Nhà nước quy định (đã thực hiện giao dịch có hợp đồng công chứng hoặc dù được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với tài sản là
quyền sử dụng đất) nhưng có thể bị mất quyền sở hữu bất cứ lúc nào hoặc là chủ sở
hữu tài sản nhưng không có quyền định đoạt tài sản vì bị cơ quan thi hành án áp dụng
biện pháp ngăn chặn. Đặt quy định này dưới khía cạnh người dân, khi tham gia giao
dịch, họ không có đủ công cụ, phương tiện để tìm hiểu hết được tài sản mà mình đang
thực hiện hoạt động mua, nhận chuyển nhượng có phải của người có nghĩa vụ phải thi
hành án trong một bản án, quyết định nào đó hay không. Bởi hiện nay, vấn đề liên
quan đến quyền tiếp cận thông tin của người dân mà nhất là thông tin liên quan đến
các bản án, quyết định của Tòa án rất khó khăn, cũng đang còn là vấn đề tranh cãi.

Tán đồng với quan điểm cần phải bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình,
tuy nhiên tác giả lại cho rằng: việc Chấp hành viên kê biên các tài sản mà người phải
thi hành án chuyển nhượng sau khi bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp
luật theo hướng dẫn của Nghị định số 62 cũng như Thông tư số 14 nêu trên là phù
hợp, bởi lẽ:

Thứ nhất, nhằm hạn chế việc đương sự tẩu tán tài sản, trốn tránh nghĩa vụ thi
hành án (THA), gây khó khăn cho công tác THA. Khi áp dụng các văn bản này, cần
phải hiểu: Nếu người phải thi hành án thực hiện giao dịch nhằm mục đích tẩu tán tài
sản, trốn tránh nghĩa vụ thi hành án thì tài sản này mới bị kiên biên, chứ không phải
mọi giao dịch do người phải thi hành án thực hiện sau thời điểm bản án, quyết định
của Toà án có hiệu lực pháp luật đều bị kê biên.

Cụ thể: Nếu người phải thi hành án chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng
tài sản của mình cho người khác sau khi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật và
họ không dùng số tiền này để thực hiện nghĩa vụ thi hành án và không có tài sản khác
hoặc có nhưng tài sản không đủ để thực hiện nghĩa vụ thi hành án, thì tài sản này mới
là đối tượng bị kê biên theo suy luận – Người phải thi hành án thực hiện giao dịch
nhằm tẩu tán tài sản, trốn tránh nghĩa vụ thi hành án7. Bên cạnh đó Luật THADS năm
2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật THADS năm 2008 cũng đã qui
định để người nhận chuyển nhượng bảo vệ quyền lợi cho mình theo hướng:

7
Cần lưu ý: Nếu bên nhận cầm cố, thế chấp chuyển nhượng tài sản của người phải thi hành án để xử lý theo
hợp đồng cầm cố, thế chấp thì giao dịch này có giá trị pháp lý, tài sản này không là đối tượng bị kê biên theo
các qui định trên.
112
Trường hợp tài sản của người phải thi hành án bị cưỡng chế để thi hành án mà
có người khác tranh chấp thì Chấp hành viên thông báo cho đương sự, người có tranh
chấp về quyền của họ được khởi kiện tại Tòa án hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền
giải quyết.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo hợp lệ mà đương sự, người
có tranh chấp khởi kiện tại Tòa án hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì
việc xử lý tài sản được thực hiện theo quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm
quyền.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo hợp lệ mà đương sự, người
có tranh chấp không khởi kiện tại Tòa án hoặc không đề nghị cơ quan có thẩm quyền
giải quyết thì Chấp hành viên xử lý tài sản để thi hành án theo quy định của Luật này.

Trường hợp có căn cứ xác định giao dịch liên quan đến tài sản thi hành án nhằm
trốn tránh nghĩa vụ thi hành án thì Chấp hành viên thông báo cho người được thi hành
án để yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm
quyền hủy giấy tờ liên quan đến giao dịch đó. Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được
thông báo mà người được thi hành án không yêu cầu thì Chấp hành viên yêu cầu Tòa
án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy giấy tờ
liên quan đến giao dịch đó (Điều 75).

Thứ hai, bảo đảm hiệu lực thi hành trên thực tế các bản án, quyết định của Tòa
án - “Bản án, quyết định quy định tại Điều 2 của Luật này phải được cơ quan, tổ chức
và mọi công dân tôn trọng. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan trong phạm vi
trách nhiệm của mình chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định và phải chịu trách
nhiệm trước pháp luật về việc thi hành án (Điều 4 Luật THADS sửa đổi, bổ sung năm
2014)”.

Thứ ba, đảm bảo sự phát triển lành mạnh các giao dịch dân sự, phù hợp với các
nguyên tắc cơ bản mà pháp luật dân sự qui định:

- Trong quan hệ dân sự, các bên phải thiện chí, trung thực trong việc xác lập,
thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự, không bên nào được lừa dối bên nào (Điều 6 BLDS
2005).
- Việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi
ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác (Điều
10, BLDS 2005).
- Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của
mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không
vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với
113
các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng; Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực
hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực; Việc
xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi
ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác
(Khoản 2,3,4, Điều 3 BLDS năm 2015).
Thứ tư, các hướng dẫn trên mới chỉ dừng lại ở việc kê biên của Chấp hành viên,
sau khi Chấp hành viên kê biên, người thứ ba ngay tình có quyền khởi kiện ra Toà án
yêu cầu bảo vệ quyền lợi cho mình, họ có quyền yêu cầu Toà án xác định tài sản kê
biên thuộc sở hữu hợp pháp của mình, nếu Toà án xác định như vậy, Chấp hành viên
dĩ nhiên phải giải toả kê biên và trả lại tài sản cho người mua. Chấp hành viên chỉ xử
lý tài sản kê biên này khi Toà án tuyên huỷ hợp đồng mua bán, chuyển nhượng hoặc
khi người mua tài sản không khởi kiện ra Toà. Như vậy, theo lý thuyết chung, khi
giao dịch bị huỷ, lẽ dĩ nhiên tài sản trên vẫn thuộc sở hữu của người bán (người phải
thi hành án), vì vậy việc kê biên là có cơ sở pháp luật và không xâm phạm đến quyền
lợi của người mua tài sản8.
Thứ năm, bảo vệ quyền lợi cho người được thi hành án - trong quá trình thi hành
án, quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ (Điều 5 Luật THADS 2014).
- Nhận xét về việc kê biên tài sản của Chấp hành viên, cơ quan THADS
trong ba trường hợp trên:

Với trường hợp kê biên thứ nhất:

Việc thi hành án này được thực hiện trong thời điểm Luật THADS năm 2008 có
hiệu lực, vì vậy cơ sở pháp lý để Chấp hành viên áp dụng kê biên tài sản trên là Luật
THADS năm 2008 và TT số 14. Nếu chỉ dựa vào thời điểm các bên thực hiện giao
dịch, có cơ sở để Chấp hành án kê biên tài sản này, tuy nhiên Chấp hành viên không
chỉ dựa vào tiêu chí này, mà cần phải xác định về mục đích của việc sử dụng số tiền
chuyển nhượng của người phải thi hành án, trên cơ sở đó đánh giá giao dịch có nhằm
mục đích tẩu tán tài sản hay không.

Ông Toàn mua căn nhà trên có sự đồng ý của bên nhận thế chấp và số tiền bán
căn nhà được thanh toán các khoản vay cho bên nhận thế chấp, nên không có cơ sở để
xác định giao dịch này nhằm tẩu tán tài sản, vì ngân hàng có quyền xử lý nợ theo qui
định của pháp luật về giao dịch bảo đảm. Hơn nữa việc kê biên của Chi cục THADS
Quận Thủ Đức nhằm để thi hành án về án phí và khoản nợ của người bán đối với
ngân hàng ACB mà ngân hàng này lại đồng ý cho bên thế chấp (đồng thời là người
phải thi hành án cho mình) được bán căn nhà trên và còn nhận thế chấp chính căn nhà
8
Tác giả cho rằng: Khi Chấp hành viên kê biên tài sản, trong chừng mực nhất định, quyền lợi của người mua
tài sản ít nhiều bị ảnh hưởng, tuy nhiên đây là rủi ro trong giao dịch, cần phải chấp nhận.
114
này tại ngân hàng của mình. Vì vậy cơ quan THADS Quận Thủ Đức kê biên căn nhà
trên là không có cơ sở, ông Toàn có quyền khiếu nại đến thủ trưởng cơ quan THADS
cấp trên yêu cầu chấm dứt việc kê biên hoặc kiện ra Toà án yêu cầu Toà án bảo vệ
quyền lợi cho mình.

Với trường hợp kê biên thứ hai:

Tác giả đồng ý với kết luận của Tổng cục THADS bởi giao dịch với bà Lan
trong trường hợp này là hợp pháp, không có mục đích tẩu tán tài sản, trốn tránh nghĩa
vụ thi hành án, vì:

(i) Việc bán tài sản thế chấp này có sự đồng ý của bên nhận thế chấp;
(ii) Số tiền thu được từ việc bán tài sản được chi trả cho bên nhận thế chấp và
thực hiện bản án số 24;
(iii) Việc kê biên của cơ quan THADS là để thi hành bản án sơ thẩm ngày
22.1.2016 về việc buộc bà Thông trả tiền cho bà Chinh, như vậy không
có căn cứ áp dụng qui định của Nghị định số 62 để kê biên tài sản trên vì
tài sản này đã được chuyển nhượng trước khi có bản án sơ thẩm;
(iv) Cơ quan THADS TP. Thái Nguyên căn cứ vào việc tài sản chưa sang tên
cho người mua để suy luận đây vẫn là tài sản của người phải thi hành án
và cưỡng chế thi hành án là không thuyết phục, vì việc người mua chưa
sang tên theo qui định của pháp luật là lỗi của Chấp hành viên, cơ quan
THADS TP. Thái Nguyên và lỗi của Phòng Tài nguyên và môi trường
của thành phố này.

Với các lý do này, việc Chấp hành viên, cơ quan THADS TP Thái Nguyên kê
biên căn nhà đã sang nhượng cho bà Lan là không có căn cứ pháp luật, xâm phạm
đến quyền lợi của người thứ ba ngay tình.

Với trường hợp kê biên thứ ba:

Cơ sở pháp lý để Chấp hành viên áp dụng kê biên tài sản trên là Luật THADS
năm 2008 và TT số 14. Tuy nhiên trường hợp này không thuộc phạm vi điều chỉnh
của TT số 14 vì hợp đồng mua bán đã được lập trước khi có bản án, quyết định sơ
thẩm của Toà án. Cụ thể hợp đồng được lập ngày 28.11.2012 trong khi bản án của
Toà án tuyên vào ngày 25.1.2013, hơn nữa việc thực hiện giao dịch này có sự đồng ý
của bên nhận cầm cố, thế chấp và người phải thi hành án đã dùng số tiền bán tài sản
này để trả nợ cho bên nhận cầm cố, thế chấp, nên không có cơ sở để xác định giao
dịch trên là nhằm tẩu tán tài sản, trốn tránh nghĩa vụ thi hành án đối với bà Thảo. Vì
vậy Chấp hành viên không có cơ sở để kê biên tài sản trong tình huống trên.

115
Tóm lại, “Bản án, quyết định của Toà án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải
được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải
nghiêm chỉnh chấp hành”9. Bởi lẽ nếu bản án, quyết định của Toà án tuyên không
được thực hiện trên thực tế, điều đó có nghĩa bản án, quyết định này sẽ không có giá
trị, và như vậy các điều luật mà Toà án dựa vào đó để ra phán quyết cũng sẽ trở nên
vô nghĩa; quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể được ghi nhận trong bản án, quyết
định sẽ không được đảm bảo; người dân sẽ mất niềm tin vào pháp luật, vào Nhà
nước. Vì vậy để nâng cao hiệu lực, hiệu quả thi hành án dân sự, bảo vệ tốt nhất quyền
lợi của người được thi hành án, đồng thời đảm bảo quyền lợi cho chủ thể thứ ba trong
giao dịch với người phải thi hành án, cần phải:

Một là, Chấp hành viên, cơ quan thi hành án dân sự khi kê biên tài sản mà người
phải thi hành án đã chuyển nhượng, cần áp dụng đúng qui định của pháp luật dân sự
về bảo vệ quyền lợi người thứ ba ngay tình và pháp luật thi hành án dân sự. Cụ thể
chỉ kê biên tài sản trong trường hợp xác định người phải thi hành án chuyển nhượng
quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của mình nhằm mục đích tẩu tán tài sản, trốn
tránh nghĩa vụ thi hành án, điều này có thể dựa vào: (i) Thời điểm người phải thi hành
án thực hiện giao dịch để chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng – thời điểm bản
án, quyết định có hiệu lực pháp luật; (ii) mục đích sử dụng số tiền từ giao dịch -
không sử dụng khoản tiền thu được để thi hành án; (iii) người phải thi hành án không
còn tài sản khác hoặc tài sản khác không đủ để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án.

Hai là, người được thi hành án khi thực hiện giao dịch, cần lựa chọn áp dụng
các biện pháp bảo đảm phù hợp để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ sau này; khi
có tranh chấp và khởi kiện ra Toà án, cần cân nhắc yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời nhằm bảo toàn tình trạng tài sản, đảm bảo cho việc thi hành án sau
này; khi bản án, quyết định có hiệu lực thi hành, cần sớm yêu cầu thi hành án và yêu
cầu Chấp hành viên, cơ quan thi hành án dân sự áp dụng các biện pháp bảo đảm.

Ba là, người nhận chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cần tìm
hiểu kỹ tình trạng pháp lý của tài sản cũng như nhân thân của người tham gia giao
dịch với mình. Hiện nay theo qui định của pháp luật về Công chứng, phòng công
chứng ở các địa phương phải lập cơ sở dữ liệu về công chứng, vì vậy người nhận
chuyển nhượng có thể tìm hiểu thông tin về tài sản chuyển nhượng ở các địa chỉ này;
sau khi giao kết hợp đồng, cần sớm hoàn tất các thủ tục pháp lý để trở thành chủ sở
hữu, sử dụng của tài sản.

Bốn là, Nhà nước cần sớm xây dựng và ban hành Luật về đăng ký tài sản, nhằm
tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc tìm hiểu tình trạng pháp lý của tài
9
Điều 106 Hiến Pháp 2013 của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
116
sản giao dịch.

117
BÀN VỀ KHÔNG ÁP DỤNG THỜI HIỆU KHỞI KIỆN ĐỐI VỚI

YÊU CẦU BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU

Đặng Thanh Hoa*

Dẫn nhập

“Thời hiệu” nói chung và “thời hiệu khởi kiện” nói riêng là một trong những
quy định có sửa đổi bổ sung căn bản tại hai bộ luật quan trọng vừa có giá trị thi hành
trong hơn nửa năm trở lại đây (ngày 1/7/2016 áp dụng đối với Bộ luật tố tụng dân sự
năm 2015 – BLTTDS 2015) và mới gần đây (ngày 1/1/2017 đối với Bộ luật dân sự
năm 2015 – BLDS 2015). Một mặt, những quy định mới đã có sự thay đổi so với quy
định trước đây, mặt khác, các quy định về những nội dung liên quan tại hai bộ luật
này vẫn có “độ vênh” mà vẫn chưa có văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất nên
chắc chắn sẽ không tránh khỏi những quan điểm khác nhau khi nghiên cứu, triển khai
áp dụng trong thực tiễn.

Trước đó, về thời hiệu khởi kiện liên quan đến quyền sở hữu, Bộ luật tố tụng
dân sự năm 2004, sửa đổi năm 2011 (BLTTDS 2004 sửa đổi 2011) quy định không
áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với “tranh chấp về quyền sở hữu tài sản; tranh chấp
về quyền đòi lại tài sản do người khác quản lý, chiếm hữu”.10 Tuy nhiên,hiện các
trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện đã không còn được quy định trong
BLTTDS 2015 mà thay vào đó được dẫn chiếu áp dụng các quy định của BLDS 2015
về thời hiệu khởi kiện.11

Về thời hiệu khởi kiện liên quan đến quyền sở hữu, khoản 2 Điều 155 BLDS
2015 quy định không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với “yêu cầu bảo vệ quyền sở
hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”.

Tuy nhiên, yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu hiện chưa được minh thị tại các quy
định của pháp luật. Như vậy, vấn đề đặt ra là liệu “yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu” là
những yêu cầu gì? Không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với “yêu cầu bảo vệ quyền
sở hữu” có đồng nghĩa với việc không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với “tranh
chấp về quyền sở hữu tài sản; tranh chấp về quyền đòi lại tài sản do người khác quản
lý, chiếm hữu”(như quy định trước đây) hay không? Nếu đây là quy định mới thì

10
* Tiến sỹ luật học - Giảng viên Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh.
Điểm a khoản 3 Điều 159 BLTTDS 2004 sửa đổi năm 2011.
11
Điều 185 BLTTDS 2015 quy định: “Áp dụng quy định của Bộ luật dân sự về thời hiệu” và “Các
quy định của Bộ luật dân sự về thời hiệu được áp dụng trong tố tụng dân sự.”
118
trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu
theo BLDS 2015 cần phải hiểu như thế nào?

Tác giả cho rằng, “yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu” là một khái niệm mới và đây
có thể là sự sửa đổi có chủ đích của nhà làm luật. Vì vậy, không thể hiểu “yêu cầu
bảo vệ quyền sở hữu” là “tranh chấp về quyền sở hữu tài sản; tranh chấp về quyền đòi
lại tài sản do người khác quản lý, chiếm hữu”. Thay vào đó, việc xác định thế nào là
“yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu” cần phải dựa trên các quy định của pháp luật về bảo
vệ quyền sở hữu và biện pháp bảo vệ quyền sở hữu; bởi lẽ, yêu cầu bảo vệ quyền sở
hữu chỉ phát sinh khi quyền sở hữu đã không được bảo đảm và cần được bảo vệ
thông qua những biện pháp mà pháp luật quy định.

Trong bài viết này, tác giả trước hết sẽ thử lý giải về cơ sở xác định yêu cầu
bảo vệ quyền sở hữu để từ đó so sánh đối chiếu với các tranh chấp về quyền sở hữu
tài sản, tranh chấp về quyền đòi lại tài sản do người khác quản lý, chiếm hữu mà
chúng thuộc đối tượng không áp dụng thời hiệu khởi kiện theo các quy định của pháp
luật trước đây để trả lời cho câu hỏi được đặt ra ở trên. Tiếp theo, tác giả phân tích về
yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trong mối quan hệ với một số loại tranh chấp thuộc
thẩm quyền giải quyết của Tòa án làm cơ sở để xác định tranh chấp đó có thuộc đối
tượng không áp dụng thời hiệu hay không.

Thế nào là yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu?

Khoản 2 Điều 169 Bộ luật dân sự năm 2005 (BLDS 2005) và khoản 1 Điều
163 BLDS 2015 về bảo vệ quyền sở hữu đều quy định “không ai có thể bị hạn chế,
tước đoạt” quyền sở hữu. Như vậy, bất kỳ quyền chiếm hữu, quyền sử dụng hoặc
quyền định đoạt của chủ sở hữu không thể bị hạn chế hoặc tước đoạt trái pháp luật.

Tước đoạt quyền sở hữu là trường hợp chủ sở hữu bị mất toàn bộ, một hoặc
hai trong ba quyền năng nêu trên. Khi đó, chủ sở hữu có quyền “đòi lại tài sản bị
người khác chiếm hữu, sử dụng hoặc định đoạt trái pháp luật” như quy định tại khoản
2 Điều 169 BLDS 2005, có quyền “đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng
tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật” như quy định tại khoản
1 Điều 166 BLDS 2015. Như vậy, BLDS 2005 và BLDS 2015 đều quy định chủ sở
hữu có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu và người sử dụng trái pháp luật
(BLDS 2015 bổ sung thêm một quyền của chủ sở hữu, đó là quyền đòi lại tài sản từ
người được hưởng lợi trái pháp luật). Trong trường hợp đó, Điều 255 BLDS 2005 về
các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu quy định: “Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp
pháp... có quyền yêu cầu Tòa án... buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu,
quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản... và yêu cầu bồi thường thiệt hại” và khoản 2

119
Điều 164 BLDS 2015 về các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu quy định: “Chủ sở
hữu... có quyền yêu cầuTòa án... buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu,
quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản... và yêu cầu bồi thường thiệt hại”.

Từ các quy định nêu trên cho thấy, trong trường hợp quyền sở hữu bị tước
đoạt thì:

(i) BLDS 2015 chỉ cho phép chủ sở hữu – người có đầy đủ ba quyền năng:
chiếm hữu, sử dụng và định đoạt, mới có quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền sở
hữu; còn BLDS 2005 còn cho phép người chiếm hữu hợp pháp (nhưng không cho
phép người sử dụng hợp pháp) có quyền yêu Tòa án bảo vệ quyền sở hữu;

(ii) Cả hai BLDS 2005 và BLDS 2015 đều quy định yêu cầu bảo vệ quyền
sở hữu trong trường hợp này là yêu cầu người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải
trả lại tài sản cho chủ sở hữu. BLDS 2005 không quy định về việc chủ sở hữu có
quyền đòi lại tài sản từ người được hưởng lợi trái pháp luật, trong khi đó BLDS
2015 có quy định này.

Hạn chế quyền sở hữu theo khoản 1 Điều 255 BLDS 2005 là “hành vi cản
trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu” và theo quy định tại
khoản 2 Điều 164 BLDS 2015 là “hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền
sở hữu”. Trong trường hợp này, Điều 255 BLDS 2005 về biện pháp bảo vệ quyền sở
hữu cho phép “chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu Tòa án...
buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải... chấm dứt
hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và bồi
thường thiệt hại” và khoản 2 Điều 164 BLDS 2015 về biện pháp bảo vệ quyền sở hữu
quy định: “Chủ sở hữu... có quyền yêu cầu Tòa án... buộc người có hành vi xâm
phạm quyền... chấm dứt hành vi cản trở việc thực hiện quyền sở hữu...”.

Từ các quy định nêu trên cho thấy, trong trường hợp việc thực hiện quyền sở
hữu bị hạn chế thì:

(i) BLDS 2015 cho phép chủ sở hữu và người chiếm hữu hợp pháp quyền
yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền sở hữu;

(ii) Trong khi đó, BLDS 2015 chỉ cho phép chủ sở hữu có quyền yêu cầu Tòa
án bảo vệ quyền sở hữu.

Với cách hiểu về yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu như vừa phân tích, vấn đề đặt ra là
quy định trước đây về không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với “tranh chấp về

120
quyền sở hữu tài sản; tranh chấp về quyền đòi lại tài sản do người khác quản lý,
chiếm hữu”12 có đồng nhất với “yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu”13 hay không.

1. Không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với “yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu”
có phải là quy định mới?

Có quan điểm cho rằng, việc bổ sung trong BLDS 2015 trường hợp không áp
dụng thời hiệu khởi kiện đối với “yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu” chỉ mới so với BLDS
2005“nhưng lại không mới so với các văn bản pháp luật khác”. 14 Và quy định này
“nhằm giúp đồng bộ” với quy định tương tự đã được ghi nhận trước đó tại BLTTDS
2004 sửa đổi 2011 và Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội
đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn thi hành mô ̣t số quy định
trong Phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bô ̣ luâ ̣t Tố tụng dân sự đã được sửa
đổi, bổ sung theo Luâ ̣t sửa đổi, bổ sung mô ̣t số điều của Bô ̣ luâ ̣t Tố tụng dân sự (Nghị
quyết 03/2012/NQ-HĐTP).15 Theo đó, không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với các
tranh chấp dân sự sau đây: (i) tranh chấp về quyền sở hữu tài sản mà đó là tranh chấp
ai có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản đó; và (ii) tranh chấp về đòi lại tài
sản do người khác quản lý, chiếm hữu mà đó là tranh chấp về tài sản thuộc quyền sở
hữu, quyền sử dụng hợp pháp của mình nhưng do người khác quản lý, chiếm hữu tài
sản đó?16

Tác giả cho rằng, các tranh chấp nêu trên không đồng nghĩa với “yêu cầu khởi
kiện bảo vệ quyền sở hữu” kể cả theo BLDS 2005 và BLDS 2015.17

Thứ nhất, theo điểm a khoản 3 Điều 159 BLTTDS 2004 sửa đổi 2011 quy định
không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp về đòi tài sản do người khác
quản lý, chiếm hữu mà không quy định về đòi tài sản do người khác đang sử dụng.
Trong khi đó, Điều 255 và Điều 256 BLDS 2005 và khoản 2 Điều 164 và khoản 1
Điều 166 BLDS 2015 quy định đối với yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu của chủ sở hữu
còn bao gồm cả việc đòi tài sản từ bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền sở
hữu, trong đó bao gồm người đang sử dụng trái phép tài sản thuộc sở hữu của chủ sở
hữu;

12
Điểm a khoản 3 Điều 159 BLTTDS 2004 sửa đổi năm 2011.
13
Khoản 2 Điều 155 BLDS 2015.
14
Đỗ Văn Đại (2016), Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật dân sự năm 2015, NXB Hồng Đức, tr.
214.
15
Đỗ Văn Đại, (5), tr. 215.
16
Điểm a, b khoản 2 Điều 23 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP. Xem thêm Đỗ Văn Đại (5), tr. 215.
17
Xem thêm phần phân tích tại mục 1 của bài viết.
121
Thứ hai, điểm a khoản 3 Điều 159 BLTTDS 2004 sửa đổi 2011 quy định
không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp về quyền sở hữu và tranh chấp
về đòi tài sản. Cũng theo Điều 255 BLDS 2005 và khoản 2 Điều 164 BLDS 2015 quy
định đối với yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu còn bao gồm cả yêu cầu Tòa án buộc người
có hành vi xâm phạm quyền chấm dứt hành vi cản trở việc thực hiện quyền sở hữu;

Thứ ba, điểm b khoản 2 Điều 23 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP quy định
không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với “tranh chấp về đòi lại tài sản do người
khác quản lý, chiếm hữu là tranh chấp về tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng
hợp pháp của mình nhưng do người khác quản lý, chiếm hữu tài sản đó”. Điều này có
nghĩa cũng không áp dụng thời hiệu khởi kiện trong trường hợp người sử dụng hợp
pháp tài sản đòi lại tài sản do người khác quản lý, chiếm hữu; trong khi đó, yêu cầu
bảo vệ quyền sở hữu trong việc đòi lại tài sản, theo Điều 255 BLDS 2005 chỉ thuộc
về chủ sở hữu và người chiếm hữu tài sản, và theo Điều 164 BLDS 2015 thì chỉ chủ
sở hữu mới có quyền đòi tài sản.

Thứ tư, yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu quy định tại Điều 255 BLDS 2005 không
dành riêng cho chủ sở hữu mà còn cả cho người chiếm hữu hợp pháp, nhưng Điều
164 BLDS 2015 quy định yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu chỉ dành cho chủ sở hữu. Nói
một cách khác, quy định của BLDS 2005 được hiểu là đối với trường hợp người
chiếm hữu hợp pháp khởi kiện đòi lại tài sản cũng không áp dụng thời hiệu khởi kiện,
nhưng theo BLDS 2015 thì chỉ có chủ sở hữu khởi kiện đòi lại tài sản mới không áp
dụng thời hiệu khởi kiện; và

Thứ năm, các quy định tại BLTTDS 2004 sửa đổi 2011 không có quy định về
trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp đòi lại tài sản từ
người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật. Tuy nhiên, tại Điều 256 BLDS
2005 và Điều 166 BLDS 2015 đều đã có quy định quyền đòi lại tài sản từ người được
hưởng lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật. Vì vậy, đây cũng là trường hợp thuộc
yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu nêncũng không được áp dụng thời hiệu khởi kiện.

Từ những phân tích trên, rõ ràng, quy định trường hợp không áp dụng thời
hiệu khởi kiện đối với yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu là quy định có bổ sung mới và
hoàn thiện hơn so với quy định trước đây về việc không áp dụng thời hiệu khởi kiện
đối với tranh chấp về quyền sở hữu và đòi lại tài sản. Do đó, việc “đánh đồng” các
trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu
tại khoản 2 Điều 155 BLDS 2015 với các trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi
kiện quy định tại điểm a khoản 3 Điều 159 BLTTDS 2004 sửa đổi 2011 và Nghị
quyết 03/2012/NQ-HĐTP là không đúng và sẽ dẫn đến hệ quả là không áp dụng thời
hiệu khởi kiện đối với một số trường hợp không phải là yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu
122
và có những yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu thì lại áp dụng thời hiệu khởi kiện, như đã
phân tích ở trên.

Vậy, vấn đề tiếp theo là quy định về không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với
yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu theo BLDS 2015 được hiểu và xác định như thế nào
trong một số tranh chấp về dân sự có liên quan thuộc thẩm quyền của Tòa án.

2. Có cần thiết phải xác định yêu cầu về bảo vệ quyền sở hữu trong từng vụ
án cụ thể để quyết định áp dụng hay không áp dụng thời hiệu?

Như đã phân tích tại mục 1 và mục 2, nội hàm của “yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu”
bao gồm:

(i) Chỉ có chủ sở hữu – người có đầy đủ ba quyền năng: chiếm hữu, sử dụng và
định đoạt mới có quyền yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu;

(ii) Quyền yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu bao gồm quyền yêu cầu Tòa án buộc
người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản
trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu... và bồi thường thiệt hại.”

Như vậy, các yêu cầu khởi kiện đáp ứng đầy đủ hai yếu tố nêu trên sẽ thuộc
đối tượng không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Các yêu cầu đó có thể được thể hiện
thông qua một trong các tranh chấp liên quan được liệt kê tại Điều 26 BLTTDS 2015
mà thường là tranh chấp về quyền sở hữu, các quyền khác đối với tài sản, tranh chấp
về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự…

Điều 26 BLTTDS 2015 liệt kê các tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của
Tòa án, trong đó không có “yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu”, 18 trong khi pháp luật về
thời hiệu khởi kiện chỉ có quy định chung về thời hiệu khởi kiện; 19 và thời hiệu khởi
kiện (03 năm) đối với tranh chấp về hợp đồng, về thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố

18
Xem thêm các quy định tại khoản 2, 3 Điều 26 BLTTDS 2015...Cũng có ý kiến cho rằng việc quy
định không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với “yêu cầu về bảo vệ quyền sở hữu” là chưa chính xác,
vì thời hiệu khởi kiện chỉ xác định trong vụ án dân sự phát sinh từ tranh chấp, chứ không thể là yêu
cầu vì như vậy sẽ phát sinh theo “việc”. Và nếu là “việc” thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện mà
phải áp dụng thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự. Theo tác giả, trong trường hợp này vẫn có thể
chấp nhận được khi sử dụng thuật ngữ “yêu cầu”, bởi lẽ, dù có tranh chấp thì khi thực hiện hành vi
khởi kiện – chủ thể khởi kiện vẫn phải thể hiện trong nội dung đơn khởi kiện về các yêu cầu cụ thể
của mình để Tòa án xác định, và giải quyết cho họ theo quy định của pháp luật. Vấn đề đặt ra và theo
tác giả là rất quan trọng, chính là, làm thế nào để Tòa án xác định đúng, chính xác yêu cầu bảo vệ
quyền sở hữu của người khởi kiện trong các tranh chấp hỗn hợp thông qua giao dịch dân sự, hợp
đồng dân sự…
19
Khoản 3 Điều 150 BLDS 2015 quy định: “Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền
khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm;
nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện”.
123
giao dịch dân sự vô hiệu (02 năm), thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại
(03 năm), và một số thời hạn khác đối với yêu cầu về thừa kế tài sản… 20 và về việc
không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu. 21 Do đó, như
đã nêu, vì “yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu” có thể “thuộc” bất kỳ một trong số tranh
chấp trên nên việc xác định có áp dụng thời hiệu khởi kiện hay không sẽ không thể
căn cứ vào tranh chấp cụ thể được quy định tại Điều 26 BLTTDS 2015. Thay vào đó,
trong quá trình giải quyết từng tranh chấp cụ thể Tòa án cần phải xem xét tranh chấp
đó có chứa đựng yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu hay không, để từ đó quyết định có áp
dụng thời hiệu khởi kiện hay không.

(i) Xác định yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trong tranh chấp về quyền sở
hữu

Tranh chấp về quyền sở hữu là tranh chấp về việc ai có quyền sở hữu tài sản
đang tranh chấp. Nói cách khác, đó là tranh chấp về việc ai có cả ba quyền năng
chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản. Rõ ràng, tranh chấp quyền sở hữu là để yêu
cầu bảo vệ quyền sở hữu.Vì vậy, trong vụ án mà nguyên đơn A yêu cầu Tòa án buộc
bị đơn B trả lại tài sản cho A mà giữa A và B có tranh chấp ai là chủ sở hữu đối với
tài sản đó (Ví dụ 1) được coi là tranh chấp quyền sở hữu và thuộc trường hợp không
áp dụng thời hiệu khởi kiện. Tranh chấp quyền sở hữu nêu trên có thể xuất phát hoặc
không xuất phát từ một giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự nào giữa A và B.

Tranh chấp chỉ về việc ai có quyền thực hiện một trong ba quyền năng thuộc
quyền sở hữu không phải là tranh chấp về quyền sở hữu nhưng vẫn có thể được xác
định là yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu.

Ví dụ, A là chủ sở hữu căn nhà,theo thỏa thuận giữa A và B, A giao cho B
quyền định đoạt căn nhà. Trong quá trình thực hiện việc định đoạt căn nhà cho người
khác thì A đã cản trở B thực hiện quyền định đoạt đó. B khởi kiện A yêu cầu Tòa án
buộc A phải chấm dứt hành vi cản trở (ví dụ, phải giao giấy tờ về sở hữu căn nhà cho
B để B định đoạt căn nhà) (Ví dụ 2). Đây là yêu cầu về chấm dứt hành vi xâm phạm
việc thực hiện quyền định đoạt tài sản chứ không phải là tranh chấp về quyền sở hữu.
Mặt khác, đây là yêu cầu của người chỉ có quyền định đoạt tài sản chứ không phải là
yêu cầu của chủ sở hữu tài sản. Do đó, tranh chấp nêu trên không phải là yêu cầu bảo
vệ quyền sở hữu và vì vậy không thuộc đối tượng không áp dụng thời hiệu khởi kiện.
Trong trường hợp này, Tòa án cần áp dụng thời hiệu khởi kiện theo hợp đồng (03
năm) vì đây là tranh chấp về hợp đồng mà trong đó yêu cầu khởi kiện không phải là
yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu.
20
Xem Điều 429, Điều 132, Điều 588 và Điều 623 BLDS 2015.
21
Xem khoản 2 Điều 155 BLDS 2015.
124
Tuy nhiên, cũng trong ví dụ nêu trên, ngược lại nếu A kiện B về việc B thực
hiện quyền định đoạt tài sản trái pháp luật hoặc trái thỏa thuận giữa A và B (Ví dụ 3)
thì đây không phải là tranh chấp về quyền sở hữu mà là tranh chấp theo hợp đồng.
Mặc dù phát sinh từ hợp đồng, nhưng đây là yêu cầu của chủ sở hữu buộc B chấm dứt
hành vi xâm phạm việc thực hiện quyền sở hữu bởi lẽ việc thực hiện quyền sở hữu
bao gồm việc thực hiện bất kỳ một trong số ba quyền năng cấu thành quyền sở hữu.
Do đó, căn cứ khoản 2 Điều 164 BLDS 2015 22 đây là yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu và
thuộc đối tượng không áp dụng thời hiệu khởi kiện.

Một ví dụ khác: A là chủ sở hữu tài sản khởi kiện đòi C trả lại tài sản mà C
đang chiếm hữu hoặc sử dụng không có căn cứ pháp luật; đối với tài sản đó, giữa A
và B không tranh chấp về quyền sở hữu và không có một thỏa thuận nào (Ví dụ 4).
Đây không phải là tranh chấp về quyền sở hữu, không phải là tranh chấp về giao dịch
dân sự, hợp đồng dân sự mà là “tranh chấp khác” theo khoản 14 Điều 26 BLTTDS
2015. Tuy nhiên, tương tự như phân tích tại Ví dụ 3 nêu trên, đây là yêu cầu bảo vệ
quyền sở hữu và thuộc trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện.23

Như vậy, việc tranh chấp về quyền sở hữu luôn được xác định là yêu cầu bảo
vệ quyền sở hữu, tranh chấp về việc thực hiện một trong ba quyền năng không phải là
tranh chấp về quyền sở hữu và được coi là yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu nếu người
khởi kiện là chủ sở hữu; nhưng lại không phải là yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu nếu
người khởi kiện chỉ là người thực hiện một trong ba quyền năng đó chứ không phải là
chủ sở hữu.

(ii) Xác định yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trong tranh chấpvề các quyền
khác đối với tài sản

Các quyền khác đối với tài sản là “quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi
phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác”, theo đó bao gồm quyền đối với
bất động sản liền kề, quyền hưởng dụng, quyền bề mặt.24

22
Khoản 2 Điều 164 BLDS 2015 quy định một trong những biện pháp bảo vệ quyền sở hữu của chủ sở
hữu là chủ sở hữu có quyền yêu cầu Tòa án buộc người có hành vi xâm phạm quyền chấm dứt hành vi cản
trở việc thực hiện quyền sở hữu.
23
Nói rõ thêm, trong ví dụ này C xác định mình không phải là chủ sở hữu nhưng có quyền sử dụng, chiếm
hữu vì nhặt được… Bởi nếu C cũng cho rằng mình là chủ sở hữu thì khi đó phải xác định vụ án tranh chấp
về quyền sở hữu theo quy định tại khoản 2 Điều 26 BLTTDS 2015 chứ không phải là trường hợp tranh
chấp khác… quy định tại khoản 14 Điều 26 BLTTDS 2015. Xem thêm khoản 2 Điều 164 BLDS 2015 quy
định một biện pháp khác để bảo vệ quyền sở hữu của chủ sở hữu là chủ sở hữu có quyền yêu cầu Tòa án
buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản.
Xem Điều 159 BLDS 2015 và xem thêm các quy định cụ thể về quyền khác đối với tài sản tại
24

Chương XIV BLDS 2015.


125
Các biện pháp bảo vệ các quyền khác đối với tài sản cũng được quy định tại
Điều 164 BLDS 2015 về “Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài
sản”, theo đó “chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu
Tòa án....” Điều này dẫn tới việc hiểu yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu và yêu cầu bảo vệ
các quyền khác là hai khái niệm khác nhau. Và như vậy, vì yêu cầu bảo vệ các quyền
khác không thuộc các trường hợp nêu tại Điều 155 BLDS 2015 quy định về các
trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện nên không thuộc đối tượng không áp
dụng thời hiệu khởi kiện.

Trong khi đó, yêu cầu bảo vệ các quyền khác, ví dụ yêu cầu Tòa án buộc chủ
sở hữu bất động sản liền kề dành lối cấp, thoát nước (Điều 252 BLDS 2015), dành lối
đi qua (Điều 254 BLDS 2015) v.v... không phải là tranh chấp theo hợp đồng, cũng
không phải là yêu cầu bồi thường thiệt hại mà BLDS 2015 có quy định về thời hiệu
khởi kiện. Như vậy, đối với một số yêu cầu bảo vệ các quyền khác đối với tài sản mà
căn cứ xác lập các quyền đó không phải là do thỏa thuận thì BLDS 2015 không quy
định về thời hiệu khởi kiện và cũng không thuộc trường hợp không áp dụng thời hiệu
khởi kiện quy định tại Điều 155 BLDS 2015.

Tác giả cho rằng, trong các trường hợp mà các quyền khác đối với tài sản được
xác lập do địa thế tự nhiên, theo quy định của pháp luật mà không phải là theo thỏa
thuận thì cần phải xem xét bản chất yêu cầu bảo vệ các quyền khác đó có phải là
nhằm bảo đảm việc thực hiện đầy đủ và trọn vẹn quyền sở hữu tài sản của người yêu
cầu hay không. Trong trường hợp các quyền khác đối với tài sản không được đáp ứng
làm cản trở việc thực hiện đầy đủ và trọn vẹn quyền sở hữu tài sản thì yêu cầu bảo vệ
các quyền khác đối với tài sản cũng phải được hiểu và coi là yêu cầu bảo vệ quyền sở
hữu theo khoản 2 Điều 164 BLDS 2015 (yêu cầu chấm dứt hành vi cản trở trái pháp
luật việc thực hiện quyền sở hữu). Ví dụ, A là chủ sở hữu bất động sản yêu cầu B là
chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho A một lối đi hợp lý theo Điều 254 BLDS
2015, việc B không dành lối đi hợp lý cho A được coi là B đã không thực hiện nghĩa
vụ theo Điều 254 BLDS 2015 và được coi là hành vi cản trở trái pháp luật việc thực
hiện quyền sở hữu bất động sản của A. Vì vậy, mặc dù yêu cầu của A đối với B là
yêu cầu bảo vệ quyền khác đối với tài sản nhưng cũng phải được coi là yêu cầu bảo
vệ quyền sở hữu của A, và do đó thuộc trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi
kiện.

Trong các trường hợp mà các quyền khác đối với tài sản được xác lập theo
thỏa thuận, tác giả cho rằng tranh chấp đối với các quyền đó là tranh chấp theo hợp
đồng, và thời hiệu khởi kiện áp dụng sẽ là 03 năm.25

25
Điều 429 BLDS 2015 quy định thời hiệu khởi kiện về hợp đồng.
126
(iii) Xác định yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trong tranh chấp về giao dịch
dân sự, hợp đồng dân sự

Như đã trình bày ở các phần trên, trong vụ án tranh chấp về giao dịch dân sự,
hợp đồng dân sự mà bản chất của yêu cầu khởi kiện là để bảo vệ quyền sở hữu (chủ
sở hữu đòi lại tài sản do người khác chiếm hữu, sử dụng hoặc yêu cầu chấm dứt hành
vi cản trở trái phép việc thực hiện quyền sở hữu) thì không áp dụng thời hiệu khởi
kiện.Các ví dụ nêu tại điểm (i) trên đây khi bàn về bảo vệ quyền sở hữu trong vụ án
tranh chấp về quyền sở hữu, về thực hiện quyền sở hữu v.v... đã minh thị khá rõ vấn
đề này.

(iv) Yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại để bảo vệ quyền sở hữu

Khoản 2 Điều 164 BLDS 2015 quy định: “Chủ sở hữu... có quyền yêu cầu Tòa
án...buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản
trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu...và yêu cầu bồi thường thiệt hại”. Quy
định này có nghĩa khi chủ sở hữu yêu cầu trả lại tài sản hoặc chấm dứt hành vi cản trở
việc thực hiện quyền sở hữu thì chủ sở hữu cũng có quyền yêu cầu bồi thường thiệt
hại. Yêu cầu bồi thường thiệt hại có thể xuất hiện trong vụ án yêu cầu trả lại tài sản
hoặc yêu cầu chấm dứt hành vi cản trở hoặc có thể xuất hiện độc lập sau khi các hành
vi xâm phạm quyền sở hữu, hành vi cản trở việc thực hiện quyền sở hữu đã chấm dứt.
Do đó, yêu cầu bồi thường thiệt hại trong bất kỳ một trong hai trường hợp nêu trên
đều nhằm bảo vệ quyền sở hữu nên thuộc trường hợp không áp dụng thời hiệu.

Kết luận

Qua nội dung trình bày, tác giả cho rằng xác định yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu
cần phải dựa trên các quy định của BLDS 2015 quy định về bảo vệ quyền sở hữu và
biện pháp bảo vệ quyền sở hữu thông qua Tòa án. Theo đó, yêu cầu bảo vệ quyền sở
hữu là yêu cầu của chủ sở hữu đối với Tòa án đề nghị Tòa án buộc người có hành vi
xâm phạm quyền sở hữu phải trả lại tài sản cho người yêu cầu, chấm dứt hành vi cản
trở trái pháp luật việc thực hiện đầy đủ và trọn vẹn quyền sở hữu và yêu cầu bồi
thường thiệt hại do hành vi xâm phạm hoặc cản trở việc thực hiện quyền sở hữu. Yêu
cầu bảo vệ quyền sở hữu trước hết phải là yêu cầu của chủ sở hữu hoặc người cho
rằng là chủ sở hữu đối với hành vi vi phạm quyền sở hữu hoặc cản trở việc thực hiện
bất kỳ quyền năng nào cấu thành quyền sở hữu.

“Vấn đề bảo vệ quyền sở hữu luôn được coi là một trong những nhiệm vụ
quan trọng hàng đầu của bất cứ Bộ luật dân sự nào, trong đó có Bộ luật dân sự nước
ta”.26 Chính vì lẽ đó, tìm hiểu, phân tích đúng, chính xác và đầy đủ về yêu cầu bảo vệ
26
Xem tờ trình số 390/Ttr-CP, ngày 12/10/2014 về dự án Bộ luật dân sự sửa đổi, tr. 3.
127
quyền sở hữu nói chung, quy định về việc không áp dụng thời hiệu đối với yêu cầu
bảo vệ quyền sở hữu nói riêng là một việc làm cần thiết và quan trọng. So với quy
định trước đây về việc không áp dụng thời hiệu khởi kiện, các quy định mới này
mang tính chính xác, khái quát và đầy đủ hơn. Từ đó, yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu
có thể hiện hữu trong tranh chấp về quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản, tranh
chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự hoặc trong vụ án yêu cầu chấm dứt hành
vi vi phạm pháp luật và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc trong “tranh chấp khác”
theo khoản 14 Điều 26 BLTTDS 2015. Vì vậy, khi triển khai áp dụng, Tòa án cần
phải thận trọng xem xét bản chất của từng vụ án liên quan đến quyền sở hữu để xác
định tranh chấp đó có phải là yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu hay không, cho dù có thể
đó là tranh chấp theo hợp đồng, để xác định chính xác việc áp dụng hay không áp
dụng thời hiệu khởi kiện.

Tác giả hy vọng những ý kiến trao đổi sẽ đóng góp phần nào trong quá trình
xây dựng các văn bản hướng dẫn trong thời gian tới./.

128
QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015
VÀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG
LAO ĐỘNG THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG

Lường Minh Sơn*

Quan hệ lao động (QHLĐ) được hình thành trên cơ sở sự thoả thuận về việc
mua bán hàng hoá sức lao động của người lao động (NLĐ). Trong mối quan hệ này,
tất cả mọi phương tiện để phục vụ cho hoạt động lao động diễn ra đều do người sử
dụng lao động (NSDLĐ) chuẩn bị. Hay nói cách khác, NSDLĐ phải bỏ ra những tài
sản nhất định để phục vụ cho việc thuê mướn và trả công lao động. Vì thế, không thể
tránh khỏi các trường hợp thất thoát, hư hỏng, mất mát hay tiêu hao tài sản của
NSDLĐ. Điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến quyền sở hữu về tài sản của
NSDLĐ. Ngoài ra, QHLĐ được thiết lập nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh
doanh để tạo ra nguồn thu nhập hợp pháp cho NSDLĐ. Vì thế, nếu vì những hành vi
trái pháp luật của NLĐ làm cho QHLĐ không thể diễn ra như mong muốn thì ít nhiều
sẽ làm ảnh hưởng đến tài sản cũng như thu nhập hợp pháp cho NSDLĐ. Do đó, Bộ
luật Dân sự 2015 (BLDS) đã có những quy định về tài sản, quyền sở hữu tài sản và
các vấn đề liên quan để bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp đó. Các quy định trong BLDS
đã tạo cơ sở cho các văn bản pháp luật Lao động thừa nhận và quy định một số biện
pháp để bảo vệ quyền sở hữu tài sản cho NSDLĐ.

1. Quyền sở hữu tài sản của người sử dụng lao động

Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận về quyền tự do kinh doanh của các chủ thể
“mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không
cấm”27. Do đó, Hiến pháp cũng ghi nhận về quyền sở hữu của những chủ thể này:
“mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu
sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức
kinh tế khác”28. Đây là những ghi nhận khá quan trọng trong việc bảo vệ tài sản của
NSDLĐ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Bởi lẽ, bất kỳ một doanh nghiệp, một
tổ chức hay một cá nhân nào muốn tiến hành sản xuất, kinh doanh cũng đòi hỏi phải
có một lượng vốn nhất định. Lượng vốn đó biểu hiện dưới dạng vật chất hay phi vật
chất và được đo bằng tiền gọi là tài sản 29. Hay nói cách khác, đó là nguồn lực do
NSDLĐ kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai. Như vậy, tài sản
*
Giảng viên Trường đại học Luật Tp.Hồ Chí Minh.
27
Điều 33 Hiến pháp năm 2013.
28
Khoản 1 Điều 32 Hiến pháp 2013.
29
Đoàn Quang Thiệu, “Sự hình thành tài sản của doanh nghiệp”, http://quantri.vn/dict/details/8659-su-hinh-
thanh-tai-san-cua-doanh-nghiep, truy cập vào lúc 02:28 ngày 16/3/2017.
129
của NSDLĐ chính là những tài sản thuộc quyền sở hữu của NSDLĐ được NSDLĐ
đưa vào hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm mang lại những lợi ích kinh tế cho
NSDLĐ.

Trên cơ sở việc ghi nhận quyền tự do kinh doanh và quyền sở hữu tài sản đó
trong Hiến pháp 2013, BLDS 2015 đã quy định các vấn đề về tài sản và sở hữu tài
sản cho các chủ thể trong đó có NSDLĐ. Điều 105 BLDS 2015 quy định: “tài sản là
vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”. Như vậy, vốn hay tài sản của NSDLĐ
được hình thành rất đa dạng từ nhiều nguồn gốc khác nhau. Chẳng hạn, tài sản tự có
của NSDLĐ được hình thành từ tài sản cá nhân hay việc góp vốn của các chủ thể.
Hoặc tài sản của NSDLĐ có được nhờ sự tài trợ hay các món nợ phải trả… Về hình
thức, tài sản của NSDLĐ cũng có rất nhiều hình thức. Đó có thể là những vật hữu
hình như trang thiết bị, công nghệ, dụng cụ lao động, nhà xưởng, máy móc, vật tư,
sản phẩm, hàng hoá, …. Hoặc đó có thể là những tài sản vô hình như quyền sở hữu trí
tuệ, bí mật kinh doanh (BMKD), bí mật công nghệ (BMCN), phần mềm máy tính,
phát minh, sáng chế, lợi thế thương mại, bản quyền… Và do đó, quyền sở hữu đối với
những tài sản này cũng được pháp luật ghi nhận dưới nhiều quyền khác nhau tương
ứng với các hình thức tồn tại của tài sản.

Đồng thời, việc xác lập quyền sở hữu tài sản của NSDLĐ còn được ghi nhận
thông qua hoạt động sản xuất, kinh doanh như sau:

“Người lao động, người tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp
có quyền sở hữu tài sản có được từ lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh hợp
pháp kể từ thời điểm có được tài sản đó.

Người tiến hành hoạt động sáng tạo có quyền sở hữu đối với tài sản có được
từ hoạt động sáng tạo theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ”30.

Như vậy, quyền sở hữu tài sản của NSDLĐ được xác lập dưới rất nhiều hoạt
động khác nhau xoay quanh việc sử dụng sức lao động của NLĐ. Để bảo vệ cho
những quyền sở hữu tài sản này, BLDS 2015 thừa nhận: “không ai có thể bị hạn chế,
bị tước đoạt trái pháp luật quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản” 31. Theo đó,
quyền sở hữu tài sản của NSDLĐ được pháp luật thừa nhận là một quyền bất khả
xâm phạm. Trừ “trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi
ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc
trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá trị thị trường” 32. Đây

30
Điều 222 BLDS 2015.
31
Khoản 1 Điều 163 BLDS 2015.
32
Khoản 2 Điều 163 BLDS 2015.
130
là một trong những quy định nhằm đảm bảo sự thu hút đầu tư của các cá nhân tham
gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho xã hội. Vì thế, việc
bảo vệ quyền sở hữu tài sản của NSDLĐ cũng được ghi nhận dưới rất nhiều cách
thức và biện pháp khác nhau. Chẳng hạn, quyền đòi lại tài sản, quyền yêu cầu chấm
dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối
với tài sản, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại (BTTH)…

2. Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu tài sản của người sử dụng lao động

Để bảo vệ quyền sở hữu tài sản của chủ sở hữu nói chung và của NSDLĐ nói
riêng BLDS 2015 có ghi nhận:

“1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền tự
bảo vệ, ngăn chặn bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền của mình
bằng những biện pháp không trái với quy định của pháp luật.

2. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu
cầu Toà án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi
xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật
việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi
thường thiệt hại.”33

Như vậy có rất nhiều biện pháp khác nhau để bảo vệ quyền sở hữu tài sản của
chủ sở hữu. Những biện pháp này có thể do chủ sở hữu tự tiến hành hoặc yêu cầu cơ
quan nhà nước có thẩm quyền, Toà án tiến hành. Trong QHLĐ, quyền sở hữu tài sản
của NSDLĐ được bảo vệ bằng những biện pháp chủ yếu sau đây.

2.1. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ
của người sử dụng lao động

Quyền sở hữu trí tuệ, BMKD, BMCN là thông tin mà cá nhân, tổ chức thu
được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng
trong kinh doanh34. Những thông tin được xem là BMKD, BMCN là những thông tin
cho phép chủ sở hữu những thông tin đó có được những ưu thế nhất định trong hoạt
động kinh doanh mà những chủ thể khác không thể có được. Vì thế, nếu bị mất đi hay
nói cách khác nếu bị tiết lộ thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, kinh
doanh và sự sống còn của doanh nghiệp. BMKD, BMCN bị mất có thể do nhiều lý
do, nhưng phổ biến nhất là việc xuất phát từ phía NLĐ.

33
Điều 164 BLDS 2015.
34
Khoản 23 Điều 4 Luật SHTT.
131
Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đã tự bảo vệ BMKD, BMCN của mình
bằng việc đặt ra các thỏa thuận hạn chế lao động cho đối thủ cạnh tranh đối với NLĐ.
Chẳng hạn, khoản 2 Điều 23 BLLĐ 2012 về nội dung thoả thuận trong HĐLĐ có quy
định: “Khi NLĐ làm việc có liên quan trực tiếp đến BMKD, BMCN theo quy định
của pháp luật, thì NSDLĐ có quyền thỏa thuận bằng văn bản với NLĐ về nội dung,
thời hạn bảo vệ BMKD, BMCN, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp NLĐ
vi phạm”. Những thoả thuận này nhằm để ngăn ngừa NLĐ làm việc cho đối thủ cạnh
tranh khi đang có HĐLĐ hoặc sau khi kết thúc HĐLĐ. Mục đích của việc làm này là
tránh trường hợp khi tham gia vào QHLĐ mới, NLĐ tiết lộ BMKD, BMCN mà họ
tiếp xúc và nắm giữ được trong quá trình thực hiện QHLĐ cũ với NSDLĐ cũ. Việc
thoả thuận như vậy sẽ phần nào bảo vệ được tài sản (nguồn vốn, nguồn thu nhập hợp
pháp) và quyền sở hữu tài sản (quyền sở hữu trí tuệ, BMKD, BMCN) của NSDLĐ.

Tuy nhiên, hiệu quả của thỏa thuận này trên thực tế lại rất khó đạt được. Bởi
lẽ, theo quy định của BLLĐ 2012: “NLĐ được làm việc cho bất kỳ NSDLĐ nào và ở
bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm”35. Và cùng một thời điểm “NLĐ có thể giao
kết HĐLĐ với nhiều NSDLĐ, nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã
giao kết”36. Như vậy, quy định về việc hạn chế lao động cạnh tranh lại có sự cản trở
về quyền tự do lựa chọn việc làm và quyền tự do làm việc của NLĐ. Trong trường
hợp NLĐ đã ký một thỏa thuận không làm việc cho các doanh nghiệp cạnh tranh với
NSDLĐ, nhưng sau đó lại làm trái với những thỏa thuận đã có trước đó với NSDLĐ
thì vấn đề sẽ giải quyết như thế nào. Theo quy định tại Điều 169 BLDS 2015 thì:
“khi thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản, chủ thể có quyền yêu cầu
người có hành vi cản trở trái pháp luật chấm dứt hành vi đó hoặc yêu cầu Toà án, cơ
quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi vi phạm”.

Quyền sở hữu trí tuệ, BMKD, BMCN là những tài sản vô hình nên biện pháp
này là một trong những biện pháp khá quan trọng để bảo vệ quyền sở hữu của
NSDLĐ. Biện pháp này yêu cầu và buộc chủ thể có liên quan đến những tài sản trên
của NSDLĐ (tức NLĐ) không được thực hiện một hành vi nhất định để nhằm bảo vệ
cho tài sản đó.

2.2. Bồi thường thiệt hại khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp
đồng lao động trái pháp luật

Đơn phương chấm dứt HĐLĐ là hành vi xuất phát từ ý chí chủ quan của các
bên trong QHLĐ. Vì thế, việc đơn phương này phải đảm bảo được những yêu cầu do
pháp luật đặt ra (phải có lý do và thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục) để hạn chế
35
Khoản 1 Điều 10 BLLĐ 2012.
36
Điều 21 BLLĐ 2012.
132
việc gây ra những thiệt hại cho chủ thể còn lại. Đối với NLĐ, việc đơn phương chấm
dứt HĐLĐ càng dễ dàng hơn khi NLĐ đang làm việc với loại HĐLĐ không xác định
thời hạn vì chỉ cần thực hiện thủ tục báo trước mà không cần lý do 37. Đồng thời, bởi
NLĐ có quyền tự do làm việc nên cho dù khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp
luật, NLĐ cũng không bị buộc phải quay trở lại và tiếp tục làm việc. Điều này, không
giống với quy định trong pháp luật dân sự về việc buộc tiếp tục thực hiện nghĩa vụ 38.
Hiện tại, pháp luật lao động chỉ đặt ra trách nhiệm đối với NLĐ khi đơn phương
chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật là trách nhiệm hoàn trả và trách nhiệm bồi thường
thiệt hại (BTTH). Cụ thể, điều 43 BLLĐ quy định:

“1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho NSDLĐ nửa
tháng tiền lương theo HĐLĐ.

2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường
cho NSDLĐ một khoản tiền tương ứng với tiền lương của NLĐ trong những
ngày không báo trước.

3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho NSDLĐ theo quy định tại Điều 62 của
Bộ luật này”.

Như vậy, theo quy định trên cho thấy, NLĐ khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ
trái pháp luật sẽ phải gánh chịu một số trách nhiệm về tài sản cho NSDLĐ. Đó có thể
là trách nhiệm hoàn trả lại những thiệt hại thực tế mà NLĐ đã gây ra cho NSDLĐ
hoặc đó có thể là trách nhiệm BTTH cho NSDLĐ.

Trách nhiệm hoàn trả hiện nay pháp luật quy định là hoàn trả chi phí đào tạo.
Trách nhiệm hoàn trả này xuất phát từ việc NSDLĐ bỏ ra nguồn kinh phí (tài sản)
cho NLĐ học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề. Tương ứng với việc nhận được
nguồn kinh phí đó, NLĐ phải có trách nhiệm làm việc cho NSDLĐ sau khi được đào
tạo. Hay nói cách khác nguồn kinh phí này được NSDLĐ bỏ ra nhằm mục đích yêu
cầu NLĐ phải thiết lập và duy trì QHLĐ trong một thời hạn nhất định (làm việc cho
NSDLĐ). Do đó, nếu như sau khi được đào tạo NLĐ không mong muốn tiếp tục thực
hiện và duy trì QHLĐ thì phải trả lại cho NSDLĐ khoản kinh phí đào tạo đã nhận.
Tuy nhiên, vấn đề này cũng có nhiều điểm chưa hợp lý về căn cứ hoàn trả và mức
hoàn trả.

37
Khoản 3 Điều 37 BLLĐ 2012: “Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn
có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít
nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này”.
38
Điều 352 BLDS 2015 quy định: “Khi bên có nghĩa vụ thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì bên có
quyền được yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ”.
133
Trách nhiệm BTTH bao gồm việc bồi thường một khoản tiền tương ứng với
tiền lương của NLĐ trong những ngày không báo trước và bồi thường cho NSDLĐ
nửa tháng tiền lương theo HĐLĐ. Có thể thấy, BLLĐ quy định trách nhiệm BTTH
trong những trường hợp này không xuất phát từ những thiệt hại thực tế mà từ những
thiệt hại do suy đoán. Thiệt hại này được suy đoán từ việc NLĐ đơn phương chấm
dứt HĐLĐ trái pháp luật dẫn đến việc NSDLĐ bị động trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh và phải sử dụng một nguồn kinh phí nhất định để tuyển dụng NLĐ mới thay
thế vào vị trí làm việc của NLĐ cũ. Mục đích của việc quy định trách nhiệm BTTH
với những thiệt hại do suy đoán này nhằm làm tăng trách nhiệm và ý thức kỷ luật của
NLĐ. Trách nhiệm này cũng xuất phát tương ứng từ quy định trách nhiệm do không
thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc quy định trong BLDS 2015. Cụ
thể, khoản 1 Điều 358 BLDS 2015 quy định: “Trường hợp bên có nghĩa vụ không
thực hiện một công việc mà mình phải thực hiện thì bên có quyền có thể yêu cầu bên
có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hoặc tự mình thực hiện hoặc giao người khác thực hiện
công việc đó và yêu cầu bên có nghĩa vụ thanh toán chi phí hợp lý, bồi thường thiệt
hại”.

2.3. Bồi thường trách nhiệm vật chất

Trách nhiệm vật chất là một loại trách nhiệm pháp lý do NSDLĐ áp dụng đối
với NLĐ bằng cách buộc NLĐ phải bồi thường những thiệt hại về tài sản do NLĐ
gây ra cho NSDLĐ trong khi thực hiện nghĩa vụ làm việc theo HĐLĐ39. Trách nhiệm
này được đặt ra khi có thiệt hại thực tế xảy ra đối với tài sản của NSDLĐ. Thiệt hại
về tài sản cho NSDLĐ là điều kiện bắt buộc cho việc áp dụng trách nhiệm vật chất
bởi lẽ đây cũng là một loại trách nhiệm BTTH. Cụ thể sẽ có 02 trường hợp40:

Trường hợp 1: NLĐ làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây
thiệt hại tài sản của NSDLĐ. Trong trường hợp này khi có hành vi gây ra thiệt hại
xảy thì NLĐ phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, nếu NLĐ gây
thiệt hại nhưng thiệt hại này không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10
tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi NLĐ làm việc,
thì NLĐ phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào
lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của BLLĐ 2012.

Trường hợp 2: NLĐ làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của NSDLĐ hoặc tài sản
khác do NSDLĐ giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép. Trong trường hợp
này NLĐ có hành vi vi phạm phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời

39
Đỗ Hải Hà, “Kỷ luật lao động – Trách nhiệm vật chất” trong Giáo trình Luật Lao động trường đại học Luật
Tp.Hồ Chí Minh (2013), Nxb. Hồng Đức, tr.420.
40
Điều 130 BLLĐ 2012.
134
giá thị trường. Nếu giữa các bên có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp
đồng trách nhiệm. Trường hợp do thiên tai, hoả hoạn, địch họa, dịch bệnh, thảm họa, sự
kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc
dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường.

Như vậy, cả hai trường hợp trên đều cho thấy việc BTTH chỉ được đặt ra khi có
hành vi vi phạm của NLĐ và có thiệt hại thực tế xảy ra. Điều này cũng giống như việc
quy định về căn cứ làm phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng được quy định
trong Điều 584 BLDS 2015:

“1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm,
uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi
thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong
trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoà toàn do lỗi của bên
bị thiệt hại, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc luật có quy định khác”.

Tuy nhiên, trong pháp luật lao động, khi NLĐ gây ra thiệt hại có thể chỉ phải
bồi thường một phần thiệt hại xảy ra 41. Như đã nêu trên, trường hợp NLĐ làm hư
hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại cho tài sản của doanh
nghiệp, nếu gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất thì phải bồi thường nhiều
nhất là ba tháng lương. Còn trong trường hợp NLĐ làm mất dụng cụ, thiết bị, làm
mất các tài sản khác do doanh nghiệp giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho
phép thì tùy từng trường hợp có thể chỉ phải bồi thường một phần thiệt hại. Đây là
điểm khác biệt giữa trách nhiệm vật chất trong Luật Lao động và trách nhiệm BTTH
trong Luật Dân sự42.

3. Một số ý kiến nhận xét về quy định bảo vệ quyền sở hữu tài sản của
NSDLĐ trong BLDS 2015 và pháp luật lao động

Thứ nhất, về việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, BMKD, BMCN. Biện pháp bảo
vệ quyền sở hữu trí tuệ, BMKD, BMCN hiện nay chủ yếu là thoả thuận buộc NLĐ
không được làm việc cho NSDLĐ khác là đối thủ cạnh tranh của NSDLĐ hiện tại.
Biện pháp này buộc NLĐ không được thực hiện hành vi lao động hoặc phải chấm dứt
hành vi lao động cho đối thủ cạnh tranh với NSDLĐ. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa
có sự liên hệ rõ ràng giữa pháp luật lao động và pháp luật dân sự về việc bảo vệ tài
sản này. Chẳng hạn như, nếu để các bên tự do thoả thuận trong nội dung HĐLĐ về

41
Phạm Công Trứ (1999), Giáo trình Luật Lao động Việt Nam – Khoa luật trường đại học Khoa học xã hội
nhân văn, tr. 284.
42
Đỗ Hải Hà, Tlđd, tr.420.
135
vấn đề hạn chế cạnh tranh mà phạm vi công việc không được làm việc quá rộng hay
thời gian hạn chế quá lâu làm ảnh hưởng đến đời sống của NLĐ thì sẽ giải quyết như
thế nào. Nên chăng, pháp luật lao động nên quy định về phạm vi và thời gian hạn chế
nhất định để vừa bảo vệ được tài sản cho NSDLĐ vừa bảo vệ được quyền lợi của
NLĐ. Đồng thời, pháp luật lao động cũng có thể quy định về khoản lợi ích mà NLĐ
sẽ nhận được khi thực hiện vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, BMKD, BMCN của
NSDLĐ.

Thứ hai, về trách nhiệm BTTH. Như đã phân tích, so với quy định BLDS
2015 trách nhiệm BTTH trong pháp luật lao động (bao gồm BTTH khi đơn phương
chấm dứt HĐLĐ và BTTH về tài sản) không chỉ xuất phát từ những thiệt hại thực tế
mà còn xuất phát từ những thiệt hại suy đoán do hành vi vi phạm pháp luật gây ra.
Tuy nhiên, cần nghiên cứu và xem xét lại trách nhiệm này vì hiện nay trách nhiệm
BTTH khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật của NLĐ và NSDLĐ có sự
chênh lệch rất lớn. Mức tiền BTTH khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ hiện nay đối
với NLĐ chỉ là nửa tháng tiền lương là quá ít. Do đó, không mang tính răn đe và ràng
buộc đối với NLĐ.

Tóm lại, những quy định về tài sản, quyền sở hữu tài sản và các biện pháp
bảo vệ quyền sở hữu tài sản trong BLDS 2015 đã tạo cơ sở cho việc quy định các
quyền tài sản, quyền sở hữu tài sản và các biện pháp bảo vệ tài sản của NDSLĐ trong
pháp luật lao động. Theo đó, NSDLĐ được quyền sở hữu hợp pháp các tài sản được
đưa vào hoạt động sản xuất, kinh doanh và các nguồn thu nhập hợp pháp phát sinh từ
hoạt động này. Từ đó, pháp luật cũng đề ra các phương thức bảo vệ có thể được thực
hiện để bảo vệ những tài sản và các quyền liên quan đến tài sản của NSDLĐ. Đó có
thể là biện pháp được thực hiện bởi chính NSDLĐ bị vi phạm hoặc cũng có thể là
những biện pháp từ Toà án, cơ quan tổ chức khác có thẩm quyền giải quyết khi
NSDLĐ có yêu cầu./.

136
QUY ĐỊNH VỀ TÀI SẢN HÌNH THÀNH TRONG TƯƠNG LAI VÀ NHỮNG
TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC PHÂN CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG
TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN

Ngô Thị Anh Vân*

1. Khái quát về tài sản và tài sản hình thành trong tương lai

Tài sản là một khái niệm được sử dụng phổ biến trong pháp luật Dân sự (hiểu
theo nghĩa rộng). Với các lĩnh vực như lao động, thương mại, hôn nhân – gia đình,
dân sự thì tài sản và quan hệ về tài sản là một nội dung không thể thiếu. Tuỳ thuộc
vào bản chất của mỗi mối quan hệ mà vai trò của quy định về tài sản lại thể hiện một
ý nghĩa riêng. Đối với pháp luật dân sự, tài sản có thể là mục tiêu, đối tượng của mà
các chủ thể mong muốn đạt được. Trong khi đó, với pháp luật hôn nhân và gia đình,
chế định tài sản được đặt ra nhằm đảm bảo sự ổn định và phát triển của mối quan hệ
hôn nhân nói chung.

Dù rằng ở mỗi lĩnh vực, ý nghĩa của quan hệ tài sản đều chứa đựng những khác
biệt nhất định, tuy vậy, cách hiểu về tài sản luôn có sự thống nhất. Theo Điều 105 Bộ
Luật dân sự 201543, “tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản là bất
động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản
hình thành trong tương lai”. Khái niệm kể trên đã xác định một cách cụ thể nội hàm
của “tài sản”, đồng thời có sự phân chia một cách cơ bản về các loại tài sản. So với
quy định của Bộ luật Dân sự 2005, quy định này không có sự thay đổi đột biến, khái
niệm được nêu chỉ làm rõ trên tinh thần kế thừa nội dung đã từng tồn tại trong quá
khứ.

BLDS 2015 ghi nhận một cách minh thị về hai loại hình tài sản: tài sản hiện có và
tài sản hình thành trong tương lai. Thực ra, hai loại tài sản này đã “manh nha tồn tại
trong BLDS 2005. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng BLDS 2005 chỉ có một vài quy
định đơn lẻ ghi nhận các tài sản hình thành trong tương lai trong phần “Bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ dân sự” chứ không có trong phần những quy định chung. Việc đưa hai
loại tài sản này vào phần quy định chung là thuyết phục, đảm bảo tính khái quát cũng
như phạm vi áp dụng”44.

*
Thạc sĩ luật học – Giảng viên Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
43
Sau đây gọi tắt là BLDS.
44
Đỗ Văn Đại (chủ biên) (2016), “Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015”, NXB
Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam, Tp. Hồ Chí Minh, tr 124.
137
Trong đó tài sản hiện có là tài sản đã hình thành và chủ thể đã xác lập quyền sở
hữu, quyền khác đối với tài sản trước hoặc tại thời điểm xác lập giao dịch. Tài sản
hình thành trong tương lai là những tài sản chưa hình thành hoặc tài sản đã hình thành
nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch 45. Việc
phân loại trên được thực hiện dựa trên thời điểm hình thành tài sản hoặc thời điểm mà
chủ thể xác lập quyền sở hữu đối với tài sản. Với cách hiểu như trên, khái niệm tài
sản được hiểu theo nghĩa rất rộng. Đây là điều khá phù hợp với thực tiễn khi hiện
nay, các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản hình thành trong tương lai đã không
còn là điều xa lạ.

2. Quy định hiện hành về phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời
kỳ hôn nhân

Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: “trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có
quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung”, trừ trường hợp thuộc
Điều 42 của Luật này46. Quy định trên giúp cho vợ chồng tự do thực hiện quyền với
tư cách là chủ sở hữu. Theo đó, vợ chồng được quyền định đoạt theo hướng phân chia
tài sản chung khi có nhu cầu. LHNGĐ 2014 không buộc vợ, chồng phải đưa ra lý do
tiến hành phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Đây là một điểm khác biệt
khá lớn so với LHNGĐ 2000. Theo quy định trước đây, việc phân chia tài sản chỉ
được công nhận nếu thoả mãn một số điều kiện mà pháp luật đặt ra (như đầu tư kinh
doanh, thực hiện nghĩa vụ riêng hoặc có lý do chính đáng khác). Điều này phần nào
tạo ra sự hạn chế quyền định đoạt của vợ chồng – chủ sở hữu tài sản.

Mặc dù công nhận quyền tự do định đoạt tài sản của vợ chồng nhưng pháp luật
cũng đặt ra những giới hạn nhất định, để sự tự do này không làm ảnh hưởng đến
quyền lợi của các chủ thể khác có liên quan. Thông thường, vợ chồng tiến hành phân
chia tài sản nếu muốn tạo nên sự độc lập về mặt tài chính, muốn giảm thiểu rủi ro khi
một bên đầu tư kinh doanh hoặc hạn chế hành vi phá tán tài sản. Việc phân chia tài
sản có thể được thực hiện vì những lý do rất khác nhau. Tuy vậy, nếu điều này thuộc
một trong các trường hợp được nêu tại Điều 42 LHNGĐ thì thoả thuận sẽ bị Toà án
tuyên bố vô hiệu khi có yêu cầu.

Khi tiến hành phân chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng đã “cơ cấu” lại
khối tài sản chung và khối tài sản riêng khác với những gì mà pháp luật định ra. Hai
bên được quyền thoả thuận phân chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung theo nhu
45
Điều 108 BLDS.
46
Điều 38 LHNGĐ.
Cần lưu ý rằng việc phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được hiểu theo quy định
thuộc chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định. Đối với chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận, nội dung
này được áp dụng theo sự thoả thuận của nam nữ trước khi kết hôn.
138
cầu và nguyện vọng của mình. Trong trường hợp phát sinh mâu thuẫn, vợ chồng có
thể nhờ đến sự can thiệp của Toà án. Lúc này, việc phân chia sẽ được tiến hành dựa
trên: nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn 47. Đây là một sự biến
chuyển khá lớn so với LHNGĐ 2000. Trước đây, khi vợ chồng phát sinh tranh chấp,
Toà án sẽ tiến hành giải quyết nếu có yêu cầu. Tuy vậy, LHNGĐ 2000 và Nghị định
70/2001/NĐ-CP đều không đưa ra cách thức phân chia tài sản một cách cụ thể. Cũng
vì lẽ đó, rất khó xác định nguyên tắc sẽ được áp dụng để giải quyết tranh chấp (tài sản
lúc này sẽ được chia đôi, chia theo công sức đóng góp hay chia theo quy định của
pháp luật về phân chia tài sản khi ly hôn?).

Về mặt hình thức, thoả thuận chia tài sản chung phải lập thành văn bản và phải
được công chứng theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc theo quy định của pháp luật. Thoả
thuận phát sinh hiệu lực tại thời điểm vợ chồng ghi nhận trong văn bản; nếu văn bản
không xác định, thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản. Trường hợp tài
sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải
tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ
thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định. Điều này cũng
đồng nghĩa rằng: tại trường hợp cụ thể vừa nêu, thoả thuận về chế độ tài sản của vợ
chồng phải thoả mãn yêu cầu về mặt hình thức nếu muốn phát sinh hiệu lực. Nếu Tòa
án giải quyết, việc phân chia tài sản có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của
Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thời
điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên
có thỏa thuận khác48.

Sau khi phân chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận
chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung. Kể từ thời điểm này, việc xác định tài
sản chung, tài sản riêng của vợ chồng được thực hiện theo quy định tại Điều 33 và
Điều 43 LHNGĐ. Phần tài sản đã được chia vẫn thuộc sở hữu riêng của mỗi bên trừ
trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Trong trường hợp việc chia tài sản được
thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án thì thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của
việc chia tài sản chung phải được Tòa án công nhận49.

Thoả thuận phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị tuyên bố vô hiệu
khi xâm phạm quyền lợi của gia đình, quyền lợi của Nhà nước hoặc của chủ thể thứ

47
Điều 38 LHNGĐ.
48
Điều 39 LHNGĐ.
49
Điều 41 LHNGĐ.
139
ba có liên quan50. Khi thoả thuận vô hiệu, giao dịch giữa vợ, chồng không làm phát
sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa các bên. Lúc này, quan hệ tài sản
giữa vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân sẽ hoàn toàn được khôi phục 51. Quy định
pháp luật điều chỉnh việc xác định tài sản chung, tài sản riêng; quyền và nghĩa vụ
tương ứng của mỗi bên sẽ tiếp tục được áp dụng. Đồng nghĩa với đó, ý chí của vợ
chồng trong việc định đoạt tài sản sẽ không được thực hiện. Tuy vậy, không giống
như những giao dịch dân sự thông thường khác, việc khôi phục tình trạng ban đầu
trước khi phân chia tài sản không có ý nghĩa khắc phục hậu quả và bảo vệ quyền lợi
của chủ thể liên quan một cách trực tiếp. Thông thường, việc phân chia tài sản chung
do vợ chồng cùng nhau thoả thuận thực hiện là rất khó kiểm soát. Trong khi đó,
quyền lợi bị xâm hại của người có liên quan thường là hệ quả của thoả thuận phân
chia tài sản chung. Việc vô hiệu thoả thuận nhằm khôi phục tình trạng ban đầu rất
khó đạt được nếu một bên đã tẩu tán tài sản trước đó. Hiện tại, vẫn chưa có một cơ
chế hiệu quả nào để bảo vệ một cách triệt để quyền lợi của chủ thể thứ ba trong giao
dịch phân chia tài sản chung của vợ chồng. Điều này cho thấy, việc vợ, chồng phân
chia tài sản chung trong thời hôn nhân một mặt đảm bảo cho quyền tự do định đoạt
của chủ sở hữu được thực hiện, nhưng mặt khác cũng dễ dẫn đến rủi ro cho những
chủ thể có liên quan.

3. Tác động của quy định về tài sản hình thành trong tương lai đối với việc
phân chia tài sản chung của vợ chồng

Trước đây, theo quy định của PLHNGĐ 2000, sau khi phân chia tài sản chung
của vợ chồng thì hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản được chia thuộc sở hữu riêng của
mỗi người, phần tài sản còn lại không chia vẫn thuộc sở hữu riêng 52. Quy định này
được hiểu cụ thể rằng: sau khi tiến hành phân chia tài sản chung, hoa lợi, lợi tức phát
sinh từ tài sản được chia thuộc sở hữu riêng của mỗi người (trừ khi vợ chồng thoả
thuận khác). Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ phần tài sản chung còn lại vẫn thuộc sở hữu
chung của vợ chồng. Thu nhập do hoạt động lao động, sản xuất kinh doanh và những
thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của
vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng thoả thuận khác 53. Với quy định kể trên, việc
phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không chỉ tác động đến các tài sản
hiện có, mà còn tạo nên một sự độc lập đáng kể về mặt tài chính (khi thu nhập và thu
nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung lại trở thành tài sản
riêng). Trong khi đó, trước khi phân chia tài sản, theo Điều 27 LHNGĐ 2000 các

50
Xem thêm Điều 42 LHNGĐ.
51
Xem thêm Điều 131 BLDS 2015.
52
Điều 30 LHNGĐ 2000.
53
Điều 8 Nghị định 70/2001/NĐ-CP.
140
khoản thu nhập và thu nhập hợp pháp khác do một bên có được trong thời kỳ hôn
nhân là tài sản chung của vợ chồng.

Gắn với quy định của LHNGĐ 2000 là sự tồn tại của BLDS 2005. Khái niệm “tài
sản” được thể hiện tại Điều 163 “bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài
sản”. Đối với BLDS 2005 “tài sản hình thành trong tương lai” không phải là một khái
niệm hoàn toàn mới mẻ. Tuy nhiên loại tài sản này không được quy định một cách
minh thị như là một trong các loại tài sản mà pháp luật ghi nhận. Như đã đề cập trước
đó, tài sản hình thành trong tương lai chủ yếu được gắn với các giao dịch bảo đảm
nhằm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

Với khái niệm về tài sản được thể hiện tại BLDS 2005 và quy định về hậu quả
phân chia tài sản chung của vợ chồng được thể hiện tại LHNGĐ 2000, vợ chồng hoàn
toàn có thể tác động đến khối tài sản trong tương lai thông qua việc thoả thuận phân
chia những tài sản hiện có. Cũng cần nói thêm rằng khái niệm “tài sản” được thể hiện
tại BLDS 2005 không tạo nên bất cứ sự thay đổi hay tác động đột biến đến quy định
về phân chia tài sản của vợ chồng được thực hiện trong thời kỳ hôn nhân.

LHNGĐ 2014 phát sinh hiệu lực, ghi nhận sự thay đổi về hậu quả pháp lý của
việc phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Theo Điều 40 LHNGĐ thì tài
sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài
sản chung là tài sản riêng của vợ chồng (trừ trường hợp vợ chồng có thoả thuận
khác). Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng. Quy định
của Điều 14 Nghị định 126/2014/NĐ-CP cũng có nội dung tương tự: “từ thời điểm
phân chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu vợ chồng không có thoả thuận
khác thì phần tài sản được chia; hoa lợi lợi tức phát sinh từ tài sản đó; hoa lợi lợi tức
phát sinh từ tài sản riêng khác của vợ chồng là tài sản riêng”. Trong đa số các trường
hợp, quy định tại Điều 14 NĐ 126/2014/NĐ-CP và Điều 40 LHNGĐ được hiểu rằng:
hậu quả pháp lý của việc phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân chỉ tác động
lên nhóm tài sản được chia và nhóm tài sản là hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản
riêng hình thành sau đó. Bên cạnh đó, cũng không thể loại trừ cách hiểu: nếu vợ
chồng có thoả thuận khác, hậu quả của thoả thuận phân chia tài sản chung trong thời
kỳ hôn nhân không chỉ giới hạn trong những khuôn mẫu pháp luật đặt ra, mà hơn thế,
vợ chồng có thể thoả thuận những hệ quả pháp lý khác theo ý chí của mình. Tuy vậy,
cách hiểu này dường như không thực sự phù hợp với đặc điểm của chế độ tài sản theo
luật định – vốn đặt quan hệ tài sản giữa vợ chồng trong sự kiểm soát chặt chẽ của
pháp luật.

Khi LHNGĐ 2014 phát sinh hiệu lực, song song là sự tồn tại của BLDS 2005 thì
dường như pháp luật chỉ công nhận quyền được phân chia tài sản của vợ chồng – tức
141
quyền sắp xếp lại nhóm tài sản hiện có. Khái niệm tài sản lúc này thường chỉ được
giới hạn trong những tài sản đang hiện hữu và thuộc quyền sở hữu của vợ chồng.
Cũng vì lẽ đó, ảnh hưởng của việc phân chia tài sản chung của vợ chồng có nhiều
điểm hạn chế hơn so với quy định của LHNGĐ 2000 (đặc biệt đối với nhóm tài sản là
thu nhập và thu nhập hợp pháp khác có khả năng hình thành trong thời kỳ hôn nhân).

Với sự ra đời của BLDS 2015, phạm vi tài sản được phân chia trong thời kỳ hôn
nhân của vợ chồng không bị giới hạn trong những tài sản hiện có. Vợ chồng có thể
thoả thuận phân chia tài sản hình thành trong tương lai. Qua đó, hai bên có thể xây
dựng nên những nguyên tắc xác lập nên quyền sở hữu tài sản chung và sở hữu tài sản
riêng theo nhu cầu của mình. Theo quan điểm của tác giả, chúng ta chỉ nên mở rộng
phạm vi tài sản được phân chia (tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương
lai). Điều này là có cơ sở và phù hợp với quy định của pháp luật Dân sự hiện hành.
Trái lại, việc xác định hậu quả phân chia tài sản chung không nên được hiểu theo
hướng mở rộng để vợ chồng có thể “thoả thuận khác” đối với mọi loại tài sản54.

Thực chất ra cách quy định của PLHNGĐ 2000 (cụ thể là quy định của Nghị định
70/2001/NĐ-CP) cũng chứa đựng những điểm không hợp lý. Nhóm tài sản là thu
nhập và thu nhập hợp pháp khác trở thành tài sản riêng trong khi nội dung thoả thuận
của các bên có thể hoàn toàn không đề cập đến nhóm tài sản này. Việc mặc nhiên xác
định thu nhập và thu nhập hợp pháp khác phát sinh sau khi phân chia tài sản chung là
tài sản riêng của vợ, chồng (như Nghị định 70/2001/NĐ-CP) là chưa thật sự phù hợp
với quy đinh về căn cứ xác định tài sản chung được thể hiện ở LHNGĐ năm 2000.
Hậu quả pháp lý khi phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân chỉ
nên tác động đến nhóm những tài sản mà vợ chồng thoả thuận phân chia. Đối với
những tài sản còn lại (trừ hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng) 55, cần được áp
dụng các căn cứ xác định tài sản chung và tài sản riêng một cách thống nhất.

Việc phân chia tài sản giữa vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện
với nhiều mục đích khác nhau. Tuy vậy, dù nguyên nhân phân chia tài sản là gì thì vợ
chồng đều hướng đến sự độc lập nhất định trong mối quan hệ tài sản. Trong nhiều
trường hợp, vợ chồng muốn sắp xếp và phân bổ lại khối tài sản chung không chỉ ở
thời điểm hiện tại mà còn trong tương lai. Việc mở rộng phạm vi tài sản được phân
chia tương ứng với quy định về tài sản hình thành trong tương lai được nêu bởi PLDS
là điều cần thiết. Xét trong bối cảnh LHNGĐ ghi nhận sự tồn tại của cả hai chế độ tài

54
Quy định về “thoả thuận khác” nên được hiểu là sự thoả thuận khác về quyền sở hữu đối với nhóm hoa lợi,
lợi tức phát sinh từ tài sản riêng.
55
Thực ra, tài sản là hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được xác định là tài sản
chung theo quy định của Điều 33 LHNGĐ. Tuy vậy, việc xác định nhóm tài sản này trở thành tài sản riêng sau
khi phân chia tài sản chung là một giải pháp có thể áp dụng được bởi suy cho cùng, tài sản gốc vẫn là tài sản
riêng, và vì vậy, tài sản được hình thành từ tài sản gốc là tài sản riêng cũng là điều hợp lý.
142
sản (theo luật định và theo thoả thuận), việc vận dụng quy đinh của PLDS về tài sản
như trên giúp cho chế độ tài sản theo luật định vẫn thể hiện được ý chí của Nhà nước
nhưng không hoàn toàn mang tính khuôn mẫu và cứng nhắc, trái lại khá linh động và
mềm dẻo.

143

You might also like