You are on page 1of 78

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HCM


KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM



BÁO CÁO ĐỒ ÁN
KỸ THUẬT THỰC PHẨM

Đề tài:

THIẾT KẾ HỆ THỐNG CHƯNG CẤT MÂM CHÓP HỆ ETANOL –


NƯỚC NĂNG SUẤT NHẬP LIỆU 2000 L/H

SVTH (Nhóm 8): Trần Đăng Quân 2005160188

Nguyễn Thị Bích Nhi 2005160155

Lớp: 07DHTP2

Giảng viên hướng dẫn: Thầy Trần Chí Hải

TP. HCM – 12/2019


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HCM
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM



BÁO CÁO ĐỒ ÁN
KỸ THUẬT THỰC PHẨM

Đề tài:

THIẾT KẾ HỆ THỐNG CHƯNG CẤT MÂM CHÓP HỆ ETANOL –


NƯỚC NĂNG SUẤT NHẬP LIỆU 2000 L/H

SVTH (Nhóm 8): Trần Đăng Quân 2005160188

Nguyễn Thị Bích Nhi 2005160155

Lớp: 07DHTP2

Giảng viên hướng dẫn: Thầy Trần Chí Hải

TP. HCM – 12/2019


LỜI MỞ ĐẦU

Trong công cuộc ngày càng đổi mới và phát triển. Ta ngày càng tiến sâu vào quá
trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước không ngừng. Áp dụng những thành tựu
khoa học, kỹ thuật mới, tiên tiến. Trên thế giới, các ngành công nghiệp luôn phát triển
và đổi mới không ngừng nhằm phục vụ cho nhu cầu của con người. Mỗi ngành đều có
những thành tựu to lớn được con người ghi nhận một cách khách quan. Cùng với sự phát
triển đó, đất nước ta luôn luôn học hỏi, tìm tòi những cải tiến mới để áp dụng trong
ngành công nghiệp của nước nhà.

Mỗi ngành công nghiệp đều có những đóng góp to lớn như ngành công nghiệp hóa
học, sinh học, cơ khí, kỹ thuật… Trong đó, ngành công nghiệp thực phẩm là một trong
những ngành có đóng góp vô cùng to lớn đối với nước ta nói riêng cũng như trên thế
giới nói chung.

Hiện nay, trong nhiều ngành sản xuất hóa học cũng như sử dụng sản phẩm hóa học,
nhu cầu sử dụng nguyên liệu hoặc sản phẩm hóa học có độ tinh khiết cao phải phù hợp
với quy trình sản xuất hoặc nhu cầu sử dụng.

Ngày nay, có rất nhiều phương pháp để nâng cao độ tinh khiết của sản phẩm như:
trích ly, chưng cất, cô đặc, hấp thu… Tùy theo đặc tính và yêu cầu của sản phẩm mà ta
có thể lựa chọn phương pháp phù hợp. Đối với hệ ethanol – nước là 2 cấu tử tan hoàn
toàn vào nhau có sự chênh lệch về nhiệt độ sôi (ethanol có nhiệt độ sôi nhỏ hơn nước),
ta nên dùng phương pháp chưng cất để thu được rượu tinh khiết một cách triệt để.

Đồ án môn học Quá trình và thiết bị là một môn học quan trọng. Môn học này tổng
hợp hầu hết các kiến thức cơ bản mà một sinh viên ngành Công nghệ hóa – Thực phẩm
phải có từ truyền nhiệt, kỹ thuật, truyền khối đến các quá trình cơ học, cơ sở thiết kế
máy móc,… giúp sinh viên có đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm để có thể thiết kế một
thiết bị hóa học hoàn chỉnh, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của quá trình phản ứng, chất lượng
sản phẩm, tuổi thọ cao, giá thành phù hợp, an toàn với con người và môi trường và phục
vụ tốt đối với yêu cầu của xã hội và con người.

Nhiệm vụ của nhóm: Thiết kế hệ thống chưng cất mâm chóp hệ ethanol – nước với
năng suất nhập liệu 2000 L/h, nồng độ nhập liệu 9 độ cồn, nồng độ sản phẩm đỉnh 90
độ cồn, nhập liệu trạng thái lỏng sôi và trao đổi nhiệt với sản phẩm đáy.
Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Trần Chí Hải đã hướng dẫn và giúp đỡ chúng
em trong suốt quá trình xây dựng đồ án. Trong quá trình hoàn thành đồ án sẽ không
tránh khỏi sai sót, mong quý thầy cô sẽ góp ý và chỉ dẫn thêm.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Nhận xét:

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

Điểm đánh giá:

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

TP. HCM, ngày tháng năm 2019

GV ký tên
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

Nhận xét:

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

Điểm đánh giá:

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

TP. HCM, ngày tháng năm 2019

GV ký tên
MỤC LỤC

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN .........................................................................................1


1.1. Lý thuyết về chưng cất ...........................................................................................1
1.1.1. Khái niệm ...........................................................................................................1
1.1.2. Phương pháp chưng cất ......................................................................................1
1.1.3. Thiết bị chưng cất............................................................................................... 3
1.2. Giới thiệu .................................................................................................................4
1.2.1. Hệ thống chưng cất mâm chóp ..........................................................................4
1.2.2. Nguyên liệu ........................................................................................................4
CHƯƠNG II: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ.............................................................. 10
2.1. Sơ đồ quy trình công nghệ chưng cất hệ Ethanol – Nước ................................ 10
2.2. Thuyết minh quy trình công nghệ.......................................................................11
CHƯƠNG III: CÂN BẰNG VẬT CHẤT..................................................................12
3.1. Các thông số ban đầu ...........................................................................................12
3.2. Xác định các suất lượng sản phẩm đỉnh và đáy ................................................12
3.3. Xác định chỉ số hoàn lưu làm việc .......................................................................14
3.3.1. Chỉ số hoàn lưu tối thiểu ..................................................................................14
3.3.2. Chỉ số hoàn lưu làm việc ..................................................................................15
3.4. Phương trình đường làm việc – số mâm lý thuyết ............................................15
3.4.1. Phương trình đường làm việc ...........................................................................15
3.4.2. Xác định số mâm lý thuyết ..............................................................................16
3.5. Xác định số mâm thực tế......................................................................................16
CHƯƠNG IV: CÂN BẰNG NĂNG LƯỢNG ...........................................................20
4.1. Cân bằng nhiệt lượng của thiết bị đun nóng hỗn hợp ban đầu........................20
4.2. Cân bằng nhiệt cho toàn tháp..............................................................................22
4.3. Cân bằng nhiệt lượng của thiết bị ngưng tụ ......................................................24
4.4. Cân bằng nhiệt lượng của thiết bị làm nguội sản phẩm đỉnh ..........................26
4.5. Thiết bị trao đổi nhiệt giữa nhập liệu và sản phẩm đáy ...................................27
4.6. Thiết bị gia nhiệt nhập liệu ..................................................................................28
CHƯƠNG V: TÍNH TOÁN THIẾT BỊ CHÍNH ......................................................29
5.1. Tính đường kính tháp (Dt) ...................................................................................29
5.1.1. Đường kính đoạn cất ........................................................................................29
5.1.2. Đường kính đoạn chưng ...................................................................................32

i
5.2. Tính chiều cao tháp .............................................................................................. 36
5.3. Tính toán chóp - ống chảy chuyền ......................................................................36
5.3.1. Tính toán chóp..................................................................................................36
5.3.1.1. Tính cho phần cất.......................................................................................38
5.3.1.2. Tính cho phần chưng .................................................................................39
5.3.2. Tính toán ống chảy chuyền ..............................................................................40
5.4. Tính trở lực tháp...................................................................................................48
5.4.1. Tính trở lực phần cất ........................................................................................48
5.4.1.1. Trở lực đĩa khô ∆Pk....................................................................................48
5.4.1.2. Trở lực do sức căng bề mặt........................................................................49
5.4.1.3. Trở lực của lớp chất lỏng trên đĩa (trở lực thủy tĩnh ∆Pt)..........................49
5.4.2. Tính trở lực phần chưng ...................................................................................51
5.4.2.1. Trở lực đĩa khô ∆Pk....................................................................................51
5.4.2.2. Trở lực do sức căng bề mặt........................................................................51
5.4.2.3. Trở lực của lớp chất lỏng trên đĩa (trở lực thủy tĩnh ∆Pt)..........................52
5.4.3. Tổng trở lực của tháp .......................................................................................54
CHƯƠNG VI: TÍNH TOÁN CƠ KHÍ ......................................................................55
6.1. Tính bề dày thân trụ của tháp .............................................................................55
6.2. Tính, chọn bề dày của đáy và nắp thiết bị..........................................................58
6.3. Chọn bích và vòng đệm ........................................................................................60
6.4. Chân đỡ và tai treo thiết bị ..................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................68

ii
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1. CTCT của Ethanol ...........................................................................................4


Hình 1.2. Giản đồ x-y (% mol) của hệ Etanol – Nước ....................................................9
Hình 3.1. Giản đồ số mâm lý thuyết ..............................................................................16
Hình 6.1. CTCT của Ethanol .........................................................................................58
Hình 6.2. Bích liền không cổ (kiểu I) ............................................................................61
Hình 6.3. Chân đỡ tháp ..................................................................................................65
Hình 6.4. Tai treo thiết bị .............................................................................................. 66

iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 6.1. Bích liền bằng thép để nối thiết bị ................................................................ 61


Bảng 6.2. Kích thước chiều dài đoạn ống nối ............................................................... 63
Bảng 6.3. Kích thước bề mặt đệm bít kín ......................................................................63
Bảng 6.4. Thông số chân tháp .......................................................................................65
Bảng 6.5. Thông số tai treo thiết bị ...............................................................................66

iv
Đồ án kỹ thuật thực phẩm

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN

1.1. Lý thuyết về chưng cất

1.1.1. Khái niệm

Chưng cất là một phương pháp dùng nhiệt để tách hỗn hợp đồng thể (dung dịch) của
các chất lỏng khác nhau dựa vào độ bay hơi của chúng (hay nhiệt độ sôi khác nhau ở
cùng áp suất).

➢ Cơ sở khoa học

Do các chất lỏng có áp suất hơi khác nhau tại cùng một nhiệt độ nên quá trình chưng
cất dựa trên nhiệt độ sôi khác nhau của các chất lỏng tham gia. Vì có áp suất hơi khác
nhau nên khi đưa năng lượng vào hệ thống, chất có áp suất hơi cao hơn (hay nhiệt độ
sôi thấp hơn) bốc hơi nhiều hơn các chất khác, vì thế mà trong quá trình chưng cất, nồng
độ chất có nhiệt độ sôi thấp hơn trong phần cất cao hơn là ở trong hỗn hợp ban đầu.

Chưng cất là quá trình trong đó cả dung môi và chất tan đều bay hơi, khác với cô
đặc, là quá trình trong đó chỉ có dung môi bay hơi.

Khi chưng cất ta thu được nhiều cấu tử và thường thì bao nhiêu cấu tử sẽ thu được
bấy nhiêu sản phẩm. Nếu xét hệ đơn giản chỉ có 2 hệ cấu tử thì ta thu được 2 sản phẩm:
sản phẩm đỉnh chủ yếu gồm cấu tử có độ bay hơi lớn (nhiệt độ sôi nhỏ), sản phẩm đáy
chủ yếu gồm cấu tử có độ bay hơi bé (nhiệt độ sôi lớn).

 Vậy đối với hệ ethanol – nước:


- Sản phẩm đỉnh chủ yếu là ethanol.
- Sản phẩm đáy chủ yếu là nước.

1.1.2. Phương pháp chưng cất

➢ Phân loại theo quá trình chưng cất

+ Chưng cất phân đoạn: Được dùng để có được một độ tinh khiết cao của phần cất
hay để chưng cất nhiều chất khác nhau từ một hỗn hợp. Có thể chưng cất dưới áp suất

GVHD: Trần Chí Hải 1


Đồ án kỹ thuật thực phẩm

thấp hơn để cải thiện bước tách nếu nhiệt độ sôi gần nhau vì như thế nhiệt độ sôi sẽ nằm
xa nhau hơn.

+ Chưng cất lôi cuốn: Được dùng khi các chất lỏng cần phải tách hòa tan với nhau,
thí dụ như dung dịch cồn và nước. Nếu hỗn hợp là của những chất không hòa tan vào
nhau, thí dụ như nước và dầu thì lệ thường là có thể tách các chất lỏng bằng cách lắng
và gạn đi.

➢ Phân loại theo nguyên lý làm việc

+ Chưng cất đơn giản (gián đoạn): Dùng để tách các hỗn hợp gồm có các cấu tử có
độ bay hơi khác nhau. Phương pháp này thường dùng để tách sơ bộ và làm sạch các cấu
tử khỏi tạp chất.

+ Chưng cất bằng hơi nước trực tiếp: Phương pháp thường dùng để tách các hỗn
hợp gồm các chất khó bay hơi và tạp chất không bay hơi. Thường được ứng dụng trong
trường hợp chất được tách không tan vào nước.

+ Chưng cất chân không: Dùng trong trường hợp cần hạ thấp nhiệt độ sôi của cấu
tử. Ví dụ như trường hợp các cấu tử trong hỗn hợp dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao hay
trường hợp các cấu tử có nhiệt độ sôi quá cao.

+ Chưng cất hỗn hợp 2 cấu tử (dùng thiết bị hoạt động liên tục): là quá trình được
thực hiện liên tục, nghịch dòng, nhiều đoạn.

➢ Phân loại theo áp suất làm việc

- Áp suất thấp
- Áp suất thường
- Áp suất cao

Nguyên tắc của phương pháp này là dựa vào nhiệt độ sôi của các cấu tử, nếu nhiệt
độ sôi của các cấu tử quá cao thì ta giảm áp suất làm việc để giảm nhiệt độ sôi của các
cấu tử.

➢ Phân loại theo phương pháp cấp nhiệt ở đáy tháp

GVHD: Trần Chí Hải 2


Đồ án kỹ thuật thực phẩm

- Cấp nhiệt trực tiếp


- Cấp nhiệt gián tiếp

Thường được áp dụng chất được tách không tan trong nước.

➔ Vậy: đối với hệ Ethanol – Nước, ta chọn phương pháp chưng cất liên tục, cấp
nhiệt gián tiếp bằng nồi đun ở áp suất thường.

1.1.3. Thiết bị chưng cất

Trong sản xuất, người ta thường sử dụng rất nhiều loại tháp chưng cất nhưng chúng
phải có một yêu cầu cơ bản là diện tích bề mặt tiếp xúc pha phải lớn, điều này phụ thuộc
vào độ phân tán của lưu chất này vào lưu chất kia.

Tháp chưng cất rất phong phú về kích cỡ và ứng dụng, các loại tháp lớn nhất thường
được ứng trong công nghiệp lọc hóa dầu. Kích thước của tháp (đường kính và chiều cao)
tùy thuộc vào suất lượng pha lỏng, pha khí và độ tinh khiết của sản phẩm. Ta sẽ khảo
sát 2 loại tháp chưng cất thường dùng là tháp mâm và tháp chêm.

Tháp mâm:

- Tháp mâm chóp


- Tháp mâm xuyên lỗ

Tháp chêm (tháp đệm).

Ưu, nhược điểm của các loại tháp chưng cất:

Tháp mâm chóp Tháp mâm xuyên lỗ Tháp chêm

Hiệu suất truyền


Chế tạo đơn giản, vệ sinh
khối cao, ổn định,
dễ dàng, trở lực thấp hơn Chế tạo đơn giản,
Ưu điểm ít tiêu hao năng
tháp chóp, ít tốn kim loại trở lực thấp.
lượng => số mâm
hơn tháp chóp.
ít hơn.

GVHD: Trần Chí Hải 3


Đồ án kỹ thuật thực phẩm

Yêu cầu lắp đặt cao.


Những tháp có đường kính
Hiệu suất thấp, kém
Chế tạo phức tạp, quá lớn (> 2.4m) ít dùng
Nhược điểm ổn định, khó kiểm
trở lực lớn. mâm xuyên lỗ vì khi đó
soát, khó chế tạo.
chất lỏng phân phối không
đều trên mâm.

1.2. Giới thiệu

1.2.1. Hệ thống chưng cất mâm chóp

1.2.2. Nguyên liệu

a. Ethanol

Hình 1.1. CTCT của Ethanol

Ethanol, còn được biết đến như là rượu etylic, ancol etylic, rượu ngũ cốc hay cồn,
là một hợp chất hữu cơ nằm trong dãy đồng đẳng của ancol, dễ cháy, không màu, là một
trong các rượu thông thường có trong thành phần của đồ uống chứa cồn. Trong cách nói
dân dã, thông thường nó được nhắc đến một cách đơn giản là rượu.

Ethanol là một ancol mạch hở, công thức hóa học của nó là C2H6O hay C2H5OH.
Một công thức thay thế khác là CH3-CH2-OH thể hiện cacbon ở nhóm metyl (CH3–) liên
kết với carbon ở nhóm metylen (–CH2–), nhóm này lại liên kết với oxy của nhóm
hydroxyl (–OH). Nó là đồng phân nhóm chức của dimetyl ete. Ethanol thường được viết
tắt là EtOH, sử dụng cách ký hiệu hoá học thường dùng đại diện cho nhóm etyl (C2H5)
là Et.

GVHD: Trần Chí Hải 4


Đồ án kỹ thuật thực phẩm

➢ Tính chất vật lý

Rượu etylic là một chất lỏng, không màu, trong suốt, mùi thơm dễ chịu và đặc trưng,
vị cay, nhẹ hơn nước, tan trong nước vô hạn, tan trong ete và clorofom, hút ẩm, dễ cháy,
khi cháy không có khói và ngọn lửa có màu xanh da trời.

- Khối lượng riêng 0,7936 g/ml ở 15°C


- Dễ bay hơi (sôi ở nhiệt độ 78,39°C)
- Hóa rắn ở -114,15°C

Sở dĩ rượu etylic tan vô hạn trong nước và có nhiệt độ sôi cao hơn nhiều so với este
hay aldehyde có khối lượng phân tử xấp xỉ là do sự tạo thành liên kết hydro giữa các
phân tử rượu với nhau và với nước.

➢ Tính chất hóa học

+ Tính chất của một rượu đơn chức.

+ Phản ứng thế với kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ:

2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2

+ Phản ứng este hóa, phản ứng giữa rượu và axit với môi trường là axit sulfuric đặc
nóng tạo ra este:

C2H5OH + CH3COOH → CH3COOC2H5 + H2O

+ Phản ứng loại nước như tách nước trong một phân tử để tạo thành olefin trong
môi trường axit sulfuric đặc ở 170oC:
H2SO4 đặc
C2H5OH C2H4 + H2O
170°C
+ Hay tách nước giữa 2 phân tử rượu thành ether:

C2H5OH + C2H5OH → C2H5 – O ‒ C2H5 + H2O

+ Phản ứng oxi hóa:

CH3-CH2-OH + CuO → CH3-CHO + Cu + H2O

GVHD: Trần Chí Hải 5


Đồ án kỹ thuật thực phẩm

CH3-CH2-OH + O2 → CH3-COOH + H2O

C2H5OH + 3O2 → 2 CO2 + 3H2O

+ Phản ứng tạo ra butadien-1,3: cho hơi rượu đi qua chất xúc tác hỗn hợp:

2C2H5OH → CH2=CH-CH=CH2 + 2H2O + H2

+ Phản ứng lên men giấm:

CH3-CH2-OH + O2 → CH3-COOH + H2O

➢ Phương pháp sản xuất

Ethanol được sản xuất bằng cả công nghiệp hóa dầu, thông qua công nghệ hyđrat
hóa etylen, và theo phương pháp sinh học, bằng cách lên men đường hay ngũ cốc với
men rượu.

- Hyđrat hóa etylen:

Ethanol được sử dụng như là nguyên liệu công nghiệp và thông thường nó được sản
xuất từ các nguyên liệu dầu mỏ, chủ yếu là thông qua phương pháp hydrat hóa etylen
bằng xúc tác axit, được trình bày theo phản ứng hóa học sau. Cho etylen hợp nước ở
300°C, áp suất 70-80 atm với chất xúc tác là axit wolframic hoặc axit phosphoric:

H2C=CH2 + H2O → CH3CH2OH

- Lên men:

Ethanol để sử dụng trong đồ uống chứa cồn cũng như phần lớn ethanol sử dụng làm
nhiên liệu, được sản xuất bằng cách lên men: khi một số loài men rượu nhất định (quan
trọng nhất là Saccharomyces cerevisiae) chuyển hóa đường trong điều kiện không có
oxy (gọi là yếm khí), chúng sản xuất ra ethanol và carbon dioxit CO2. Phản ứng hóa học
tổng quát có thể viết như sau:

C6H12O6 → 2CH3CH2OH + 2CO2

➢ Ứng dụng của ethanol

GVHD: Trần Chí Hải 6


Đồ án kỹ thuật thực phẩm

 Ethanol ứng dụng trong công nghiệp:

- Etanol cũng được sử dụng trong các sản phẩm chống đông lạnh vì điểm đóng
băng thấp của nó.

- Etanol dùng để điều chế một số hợp chất hữu cơ như axit axetic, dietyl ete,
etyl axetat…

- Etanol được dùng làm dung môi hoặc chất pha để pha vecni, dược phẩm, nước
hoa…

- Cồn Etanol dùng để pha chế xăng sinh học E5, E10, thường tỉ lệ xăng chiếm
trên 90%.

- Ethanol dùng trong công nghiệp in, công nghiệp điện tử, dệt may.

- Cồn Ethanol dùng trong ngành điện tử, lau vi mạch, bo mạch.

 Ethanol ứng dụng vào ngành công nghiệp thực phẩm hay còn gọi là cồn thực phẩm
và có những ứng dụng sau đây:

- Ethanol là một trong những nguyên liệu để tạo ra đồ uống có cồn mà hằng
ngày chúng ta vẫn hay sử dụng như bia, rượu,…

- Ethanol còn được dùng như nước ướp gia vị.

 Ethanol ứng dụng trong dược phẩm và y học:

- Ethanol được dùng như một chất chống vi khuẩn, sát trùng.

- Ethanol được dùng để điều chế thuốc ngủ.

- Ethanol ở nồng độ nhất định còn là dung dịch dùng để tẩy rửa, vệ sinh các
dụng cụ y tế.

b. Nước

Nước là một hợp chất hóa học của oxy và hydro, có công thức hóa học là H2O. Với
các tính chất lý hóa đặc biệt (ví dụ như tính lưỡng cực, liên kết hiđrô và tính bất thường

GVHD: Trần Chí Hải 7


Đồ án kỹ thuật thực phẩm

của khối lượng riêng), nước là một chất rất quan trọng trong nhiều ngành khoa học và
trong đời sống. 70% diện tích bề mặt của Trái Đất được nước che phủ nhưng chỉ 0,3%
tổng lượng nước trên Trái Đất nằm trong các nguồn có thể khai thác dùng làm nước
uống.

+ Nước: thể lỏng trắng, hầu như không màu, không mùi, độ trong suốt cao, phần
lớn màu sắc ngả về màu lam khi kết tinh hoặc dưới trạng thái lỏng.

+ Khi hóa rắn, nước có thể tồn tại ở nhiều dạng tinh thể khác nhau.

+ Công thức phân tử: H2O.

+ Khối lượng mol: 18.01528(33) g/mol.

+ Nhiệt độ nóng chảy: 0°C.

+ Nhiệt độ sôi: 100°C.

+ Khối lượng riêng: 999.9720 kg/m3 ≈ 1 t/m3 = 1 kg/l = 1 g/cm3 ≈ 62.4 lb/ft3.

Trong công nghiệp, nước là dung môi phân cực mạnh, có khả năng hòa tan nhiều
chất và là dung môi quan trọng trong kỹ thuật hóa học. Trong công nghiệp, nước có thể
hóa lỏng bằng cách làm tan băng đá, hoặc lọc từ nước biển và các nguồn nước không
tinh khiết bằng các phương pháp khác nhau như lọc, chiết, tách, chưng cất, bay hơi,...
có sự kết hợp của ngưng tụ.

c. Hỗn hợp etanol – nước

Ta có bảng thành phần lỏng (x) – hơi (y) và nhiệt độ của hỗn hợp Ethanol – Nước ở
760 mmHg:

x (%
0 5 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
mol)
y (%
0 33,2 44,2 53,1 57,6 61,4 65,4 69,9 75,3 81,8 89,8 100
mol)
t (°C) 100 90,5 86,5 83,2 81,7 80,8 80 79,4 79 78,6 78,4 78,4

GVHD: Trần Chí Hải 8


Đồ án kỹ thuật thực phẩm

Hình 1.2. Giản đồ x-y (% mol) của hệ Etanol – Nước

GVHD: Trần Chí Hải 9


Đồ án kỹ thuật thực phẩm

CHƯƠNG II: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ

Ethanol là một chất lỏng tan vô hạn trong nước, có nhiệt độ sôi là 78,3°C ở
760mmHg, còn nhiệt độ sôi của nước là 100°C ở 760mmHg. Do nhiệt độ sôi của hai
cấu tử cách nhau khá xa, ta nên chọn phương pháp chưng cất để thu ethanol một cách
hiệu quả và có độ tinh khiết cao.

Thiết bị chưng cất mâm chóp có hiệu suất truyền khối cao, ổn định, ít tiêu hao năng
lượng nên số mâm ít hơn.

Trong trường hợp này, ta không nên sử dụng phương pháp cô đặc vì hai cấu tử đều
có khả năng bay hơi => không thu được ethanol. Không sử dụng phương pháp trích ly
cũng như phương pháp hấp thụ vì phải đưa vào một chất lỏng khác – dung môi để tách
=> làm quá trình trở nên phức tạp và không tách được hoàn toàn.

2.1. Sơ đồ quy trình công nghệ chưng cất hệ Ethanol – Nước

Chú thích:

1/ Bồn chứa nguyên liệu

2/ Bơm

3/ Thiết bị gia nhiệt

4/ Tháp chưng cất

5/ Thiết bị ngưng tụ

6/ Thiết bị làm nguội sản phẩm đỉnh

7/ Bồn chứa sản phẩm đỉnh

8/ Nồi đun đáy tháp

9/ Thiết bị trao đổi nhiệt sản phẩm đáy với nhập liệu

10/ Bồn chứa sản phẩm đáy

GVHD: Trần Chí Hải 10


Đồ án kỹ thuật thực phẩm

11/ Bẫy hơi

12/ Phân phối sản phẩm đỉnh

13/ Bồn cao vị

2.2. Thuyết minh quy trình công nghệ

Hỗn hợp Ethanol – Nước có nồng độ ethanol 9 độ cồn, nhiệt độ khoảng 25oC tại
bồn chứa nguyên liệu (1) được bơm (2) bơm qua thiết bị trao đổi nhiệt (9) (trao đổi nhiệt
với sản phẩm đáy). Sau đó, hỗn hợp được đun sôi đến nhiệt độ sôi trong thiết bị gia nhiệt
(3) bằng hơi đốt là hơi nước bão hòa 2,5 atm, tiếp theo đó hỗn hợp được đưa vào tháp
chưng cất (4) ở đĩa nhập liệu.

Trên đĩa nhập liệu, chất lỏng được trộn với phần lỏng từ đoạn cất của tháp chảy
xuống. Trong tháp, hơi đi từ dưới lên gặp chất lỏng đi từ trên xuống. Ở đây, có sự tiếp
xúc và trao đổi giữa hai pha với nhau. Pha lỏng chuyển động trong phần chưng, càng
xuống dưới, nồng độ các cấu tử dễ bay hơi càng giảm vì đã bị pha hơi (tạo nên từ nồi
đun (8) bằng hơi nước 3 atm cấp nhiệt gián tiếp) lôi cuốn cấu tử dễ bay hơi. Nhiệt độ
càng lên trên càng thấp, nên khi hơi đi qua các đĩa từ dưới lên thì cấu tử có nhiệt độ sôi
cao là nước sẽ ngưng tụ lại, cuối cùng trên đỉnh tháp ta thu được hỗn hợp có cấu tử
Ethanol chiếm nhiều nhất (có nồng độ 90 độ cồn). Hơi này đi vào thiết bị ngưng tụ (5)
và được ngưng tụ hoàn toàn. Một phần chất lỏng ngưng tụ đi qua thiết bị làm nguội sản
phẩm đỉnh (6), được làm nguội đến 30oC, rồi được đưa qua bồn chứa sản phẩm đỉnh (7).
Phần còn lại của chất lỏng ngưng tụ được hoàn lưu về tháp ở đĩa trên cùng với chỉ số
hoàn lưu tối ưu. Một phần cấu tử có nhiệt độ sôi thấp được bốc hơi, còn lại cấu tử có
nhiệt độ sôi cao trong chất lỏng ngày càng tăng. Cuối cùng, ở đáy tháp ta thu được hỗn
hợp lỏng, hầu hết là các cấu tử khó bay hơi (nước). Hỗn hợp lỏng ở đáy có nồng độ
Ethanol là 1% (phần khối lượng), còn lại là nước. Dung dịch lỏng đáy đi ra khỏi tháp
vào thiết bị trao đổi nhiệt với dòng nhập liệu và được chứa ở bồn chứa (10).

Hệ thống làm việc liên tục cho ra sản phẩm đỉnh là Ethanol, sản phẩm đáy sau khi
trao đổi nhiệt với nhập liệu được đưa về khu xử lý nước thải.

GVHD: Trần Chí Hải 11


Đồ án kỹ thuật thực phẩm

CHƯƠNG III: CÂN BẰNG VẬT CHẤT

3.1. Các thông số ban đầu

+ Năng suất nhập liệu 2000 L/h.

+ Nồng độ nhập liệu 9 độ cồn.

+ Nồng độ sản phẩm đỉnh 90 độ cồn.

+ Nồng độ sản phẩm đáy: x̅w = 1%.

+ Khối lượng phân tử của rượu và nước: MR = 46; MN = 18.

+ Trạng thái nhập liệu là trạng thái lỏng sôi.

➢ Các ký hiệu:

+ F̅ (GF), F: suất lượng nhập liệu (kg/h); (kmol/h)

̅ (GD), D: suất lượng sản phẩm đỉnh (kg/h); (kmol/h)


+D

̅ (GW), W: suất lượng sản phẩm đáy (kg/h); (kmol/h)


+W

+ xi, 𝑥̅𝑖 : nồng độ phần mol, phần khối lượng của cấu tử i

3.2. Xác định các suất lượng sản phẩm đỉnh và đáy

❖ Nồng độ nhập liệu 9 độ cồn:

Ta có: 𝜌𝑛ướ𝑐 = 998 kg/m3 và 𝜌𝑒𝑡ℎ𝑎𝑛𝑜𝑙 = 789 kg/m3

𝑣𝑒𝑡ℎ𝑎𝑛𝑜𝑙 × 𝜌𝑒𝑡ℎ𝑎𝑛𝑜𝑙
x̅F = = 0,0725
𝑣𝑒𝑡ℎ𝑎𝑛𝑜𝑙 × 𝜌𝑒𝑡ℎ𝑎𝑛𝑜𝑙 + (1 − 𝑣𝑒𝑡ℎ𝑎𝑛𝑜𝑙 ) 𝜌𝑛ướ𝑐

Trong đó: 𝑣𝑒𝑡ℎ𝑎𝑛𝑜𝑙 là %V ethanol so với hỗn hợp.

x̅F
xF = 46 = 0,0297
x̅F 1 − x̅F
+
46 18

GVHD: Trần Chí Hải 12


Đồ án kỹ thuật thực phẩm

Dựa vào bảng thành phần lỏng (x) – hơi (y) và nhiệt độ của hỗn hợp Ethanol – Nước
ở 760 mmHg => Ứng với nồng độ nhập liệu xF = 0,0297 thì tF = 94,357°C.

 Tra bảng 1.2, trang 9 (sổ tay tập 1):

 Khối lượng riêng của nước ở 94,357°C: 𝜌𝑛ướ𝑐 = 961,9501 kg/m3

 Tra bảng 1.2, trang 9 (sổ tay tập 1):

 Khối lượng riêng của ethanol ở 92,92°C: 𝜌𝑒𝑡ℎ𝑎𝑛𝑜𝑙 = 721,3609 kg/m3

 Áp dụng công thức 1.2, trang 5 (sổ tay tập 1):

→ Khối lượng riêng của hỗn hợp lỏng:

1 (1−x̅F ) x̅F (1−0,0725) 0,0725


= + = + → 𝜌ℎℎ = 939,23903 kg/m3
𝜌ℎℎ 𝜌𝑛ướ𝑐 𝜌𝑒𝑡ℎ𝑎𝑛𝑜𝑙 961,9501 721,3609

Ta có: 2000 L/h = 2 m3/h → F̅ = 2 (m3/h) x 939,23903 (kg/m3) = 1878,4781 (kg/h)

Khối lượng phân tử trung bình dòng nhập liệu:

MF = 46. xF + (1 − xF ). 18 = 46 × 0,0297 + (1 − 0,0297) × 18


= 18,8316 (kg/kmol)

GF 1878,4781 kmol
F= = = 99,7514 ( )
MF 18,8316 h

❖ Nồng độ sản phẩm đỉnh 90 độ cồn:

Ta có: 𝜌𝑛ướ𝑐 = 998 kg/m3 và 𝜌𝑒𝑡ℎ𝑎𝑛𝑜𝑙 = 789 kg/m3

𝑣𝑒𝑡ℎ𝑎𝑛𝑜𝑙 × 𝜌𝑒𝑡ℎ𝑎𝑛𝑜𝑙
x̅D = = 0,8768
𝑣𝑒𝑡ℎ𝑎𝑛𝑜𝑙 × 𝜌𝑒𝑡ℎ𝑎𝑛𝑜𝑙 + (1 − 𝑣𝑒𝑡ℎ𝑎𝑛𝑜𝑙 ) 𝜌𝑛ướ𝑐

Trong đó: 𝑣𝑒𝑡ℎ𝑎𝑛𝑜𝑙 là %V ethanol so với hỗn hợp.

x̅D
xD = 46 = 0,7358
x̅D 1 − x̅D
+
46 18

GVHD: Trần Chí Hải 13


Đồ án kỹ thuật thực phẩm

Khối lượng phân tử trung bình dòng sản phẩm đỉnh:

MD = 46. xD + (1 − xD ). 18 = 38,6024 (kg/kmol)

❖ Nồng độ sản phẩm đáy x̅w = 1%:

x̅W
xW = 46 = 0,0039
x̅W 1 − x̅W
+
46 18

❖ Cân bằng vật chất cho toàn tháp: F = D + W (II.1)

Cân bằng cấu tử ethanol (cấu tử nhẹ): F. xF = D. xD + W. xW (II.2)

Từ (II.1), (II.2), ta có:

99,7514 = D + W

99,7514 x 0,0297 = D x 0,7358 + W x 0,0039

 D = 3,5163 (kmol/h) và W = 96,2351 (kmol/h)

Khối lượng phân tử trung bình dòng sản phẩm đáy:

MW = 46. xW + (1 − xW ). 18 = 18,1092 (kg/kmol)

GD kg
D= → GD = 135,7376 ( )
MD h

GW kg
W= → GW = 1742,7407 ( )
MW h

3.3. Xác định chỉ số hoàn lưu làm việc

3.3.1. Chỉ số hoàn lưu tối thiểu

Chỉ số hoàn lưu tối thiểu của tháp chưng luyện: Tỉ số hoàn lưu tối thiểu là chế độ
làm việc mà tại đó ứng với số mâm lý thuyết là vô cực. Do đó, chi phí cố định là vô cực
nhưng chi phí điều hành (nhiên liệu, nước và bơm,…) là tối thiểu.

GVHD: Trần Chí Hải 14


Đồ án kỹ thuật thực phẩm

Dựa vào bảng thành phần lỏng (x) – hơi (y) và nhiệt độ của hỗn hợp Ethanol – Nước
ở 760 mmHg => Ứng với nồng độ nhập liệu xF = 0,0297 thì nồng độ pha hơi cân bằng
y*F = 0,197208.

xD − yF∗ 0,7358 − 0,197208


R min = ∗ = = 3,2153
yF − xF 0,197208 − 0,0297

3.3.2. Chỉ số hoàn lưu làm việc

Chỉ số hoàn lưu làm việc thường được xác định qua chỉ số hoàn lưu tối thiểu:

R = b. R min (b: hệ số dư)

Vấn đề chọn chỉ số hoàn lưu thích hợp rất quan trọng, vì khi chỉ số hoàn lưu bé thì
số bậc của tháp lớn nhưng tiêu tốn hơi đốt ít, ngược lại khi chỉ số hoàn lưu lớn thì số
bậc của tháp ít hơn nhưng tiêu tốn hơi đốt lại rất lớn. Trong tính toán công nghiệp, ta có
thể chọn cách xác định chỉ số hoàn lưu sau đây:

R = 1,3. R min + 0,3 = 4,4799

3.4. Phương trình đường làm việc – số mâm lý thuyết

3.4.1. Phương trình đường làm việc

Phương trình đường làm việc của đoạn cất: (IX.20, trang 144, sổ tay 2)

R xD 4,4799 0,7358
y= x+ = x+
R+1 R + 1 4,4799 + 1 4,4799 + 1

 ycất = 0,8175x + 0,1343

Phương trình đường làm việc của đoạn chưng: (IX.22, trang 158, sổ tay 2)

R+L L−1 4,4799 + 28,3683 28,3683 − 1


y= x− xW = x− × 0,0039
R+1 R+1 4,4799 + 1 4,4799 + 1

 ychưng = 5,9943x − 0,0195

F 99,7514
Với: L = = = 28,3683
D 3,5163

GVHD: Trần Chí Hải 15


Đồ án kỹ thuật thực phẩm

3.4.2. Xác định số mâm lý thuyết

120

Giản đồ số mâm lý thuyết


100

80

60

40

20

0
0 20 40 60 80 100 120

Hình 3.1. Giản đồ số mâm lý thuyết

Từ đồ thị => Số mâm lý thuyết: Nlt = 10,4 mâm (phần chưng là 5,4; phần cất là 5)

3.5. Xác định số mâm thực tế

Nlt
❖ Số mâm thực tế tính theo hiệu suất trung bình: Ntt =
ηtb

Trong đó:

+ ηtb: hiệu suất trung bình của đĩa, là một hàm số của độ bay hơi tương đối và độ
nhớt của hỗn hợp lỏng: η = f (α, µ).

+ Ntt: số mâm thực tế.

+ Nlt: số mâm lý thuyết.

GVHD: Trần Chí Hải 16


Đồ án kỹ thuật thực phẩm

❖ Xác định hiệu suất trung bình của tháp ηtb

ηF + ηD + ηW
ηtb =
3

Độ bay hơi tương đối của cấu tử dễ bay hơi:

y∗ 1−x
= ∙
1 − y∗ x

Với x: phần mol của rượu trong pha lỏng

y*: phần mol của rượu trong pha hơi cân bằng với pha lỏng

 Tại vị trí nhập liệu:

xF = 0,0297 ta tra đồ thị cân bằng của hệ → yF∗ = 0,1972

t F = 94,357℃

yF∗ 1 − xF 0,1972 1 − 0,0297


αF = × = × = 8,0251
1 − yF∗ xF 1 − 0,1972 0,0297

Từ tF = 94,357oC, tra tài liệu [1], bảng I.101, trang 91:

µN = 0,3046 (mPa.s) = 0,3046.103 (N.s/m2) = 0,3046 (cP)

µR = 0,3568 (mPa.s) = 0,3568.103 (N.s/m2) = 0,3568 (cP)

logμhh = xF × logμR + (1 − xF ) × logμN


= 0,0297 × log 0,3568 + (1 − 0,0297) × log 0,3046

 μhh = 0,306 cP

 αF . μF = 8,0251 x 0,306 = 2,4557

Tra tài liệu tham khảo [2] trang 171: ηF = 0,4

 Tại vị trí mâm đáy:


xW = 0,0039 ta tra đồ thị cân bằng của hệ → yW = 0,0259

GVHD: Trần Chí Hải 17


Đồ án kỹ thuật thực phẩm

t W = 99,259℃


yW 1 − xW 0,0259 1 − 0,0039
αW = ∗ × = × = 6,791
1 − yW xW 1 − 0,0259 0,0039

Từ tW = 99,259oC, tra tài liệu [1], bảng I.101, trang 91:

µN = 0,2867 (mPa.s) = 0,2867.103 (N.s/m2) = 0,2867 (cP)

µR = 0,33 (mPa.s) = 0,33.103 (N.s/m2) = 0,33 (cP)

logμhh = xW × logμR + (1 − xW ) × logμN


= 0,0039 × log 0,33 + (1 − 0,0039) × log 0,2867

 μhh = 0,2869 cP

 αW . μW = 6,791 × 0,2869 = 1,948

Tra tài liệu tham khảo [2] trang 171: ηW = 0,42

 Tại vị trí mâm đỉnh:

xD = 0,7358 ta tra đồ thị cân bằng của hệ → yD∗ = 0,7763

t D = 79,8568℃

yD∗ 1 − xD 0,7763 1 − 0,7358


αD = ∗ × = × = 1,2461
1 − yD xD 1 − 0,7763 0,7358

Từ tD = 79,8568oC, tra tài liệu [1], bảng I.101, trang 91:

µN = 0,3578 (mPa.s) = 0,3578.103 (N.s/m2) = 0,3578 (cP)

µR = 0,4361 (mPa.s) = 0,4361.103 (N.s/m2) = 0,4361 (cP)

logμhh = xD × logμR + (1 − xD ) × logμN


= 0,7358 × log 0,4361 + (1 − 0,7358) × log 0,3578

 μhh = 0,4139 cP

GVHD: Trần Chí Hải 18


Đồ án kỹ thuật thực phẩm

 αD . μD = 1,2461 × 0,4139 = 0,5158

Tra tài liệu tham khảo [2] trang 171: ηW = 0,572

Vậy hiệu suất trung bình của tháp:

ηF + ηD + ηW 0,4 + 0,42 + 0,572


ηtb = = = 0,464
3 3

Số mâm thực tế:

Nlt 10,4
Ntt = = = 22,4138
ηtb 0,464

→ Số mâm thực tế là Ntt = 23

Số mâm thực tế cho phần cất Ntt cất = 10

Số mâm thực tế cho phần chưng Ntt chưng = 13

Nhập liệu ở mâm số 13.

GVHD: Trần Chí Hải 19


Đồ án kỹ thuật thực phẩm

CHƯƠNG IV: CÂN BẰNG NĂNG LƯỢNG

4.1. Cân bằng nhiệt lượng của thiết bị đun nóng hỗn hợp ban đầu

QD1 + Qf = QF + Qng1 + Qxq1 ([2],IX.149 trang 196)

Tính nhiệt lượng do hơi đốt mang vào:

QD1 = D11 = D1.(r1 + C1. θ1) ([2],IX.150 trang 196)

Trong đó: + D1: lượng hơi đốt (kg/h)

+ r1: ẩn nhiệt hóa hơi (J/kg)

+ 1: nhiệt lượng riêng của hơi đốt (J/kg)

+ θ1, C1: nhiệt độ nước ngưng (°C), nhiệt dung riêng của nước ngưng (J/kg.độ)

Chọn áp suất vào của hơi đốt (hơi nước) là 2at. Tra bảng I.251 trang 314, [1] ta
được:

+ t = 119,6oC

+ r1 = 2208.103 (J/kg)

Tính nhiệt lượng do hỗn hợp đầu mang vào:

Qf = GF.Cf.tf ([2],IX.151 trang 196)

Trong đó: + GF: lượng hỗn hợp đầu (kg/h)

+ Cf : nhiệt dung riêng của hỗn hợp đầu (J/kg.độ)

+ tf : nhiệt độ đầu của hỗn hợp (oC )

Chọn nhiệt độ đầu của hỗn hợp tf = 25oC. Tra bảng I.153 và I.154 trang 172, [1] ta
được:

CR = 2537,5 (J/kg.độ) và CN = 4178,75 (J/kg.độ)

Nhiệt dung riêng của hỗn hợp đầu:

GVHD: Trần Chí Hải 20


Đồ án kỹ thuật thực phẩm

Cf = xF .CR + (1 - xF ).CN = 0,0725.2537,5 + (1 – 0,0725).4178,75 = 4059,7594 (J/kg.độ)

 Qf = GF.Cf.tf = 1878,4781 x 4059,7594 x 25 = 1,9065.108 (J/h)

Nhiệt lượng do hỗn hợp đầu mang ra: ([2],IX.152 trang 196)

Q F = GF . CF . t F

Trong đó: + GF: lượng hỗn hợp đầu (kg/h)

+ CF: nhiệt dung riêng của hỗn hợp khi đi ra (J/kg.độ)

+ tF: nhiệt độ của hỗn hợp khi đi ra khỏi thiết bị đun nóng (94,357oC )

Tra bảng I.153 và I.154 trang 172, [1] ở 94,357 oC, ta được:

CR = 3435,355 (J/kg.độ) và CN = 4218,714 (J/kg.độ)

Vậy CF = xF .CR + (1 - xF ).CN = 0,0725.3435,355 + (1 – 0,0725).4218,714 =


4161,9205 (J/kg.độ)

 QF = GF.CF.tF = 1878,4781 x 4161,9205 x 94,357 = 7,3769.108 (J/h)

Nhiệt lượng do nước ngưng mang ra:

Q ng1 = Gng1 × C1 × θ1 = D1 × C1 × θ1

Trong đó: Gng1: lượng nước ngưng bằng lượng hơi đốt

Nhiệt lượng mất ra môi trường xung quanh lấy bằng 5% nhiệt tiêu tốn:

Q xq1 = 0,05D1 r1

Lượng hơi đốt (lượng hơi nước) cần thiết để đun nóng dung dịch đầu đến nhiệt độ
sôi:

Q F − Q f 7,3769 × 108 − 1,9065 × 108 kg


D1 = = = 260,7933 ( )
0,95r1 0,95 × 2208 × 1000 h

J
Q xq1 = 0,05D1 r1 = 0,05 × 260,7933 × 2208 × 103 = 2,8792 × 107 ( )
h

GVHD: Trần Chí Hải 21


Đồ án kỹ thuật thực phẩm

4.2. Cân bằng nhiệt cho toàn tháp

Tổng lượng nhiệt mang vào bằng tổng lượng nhiệt mang ra:

Q F + Q D2 + Q R = Q y + Q W + Q xq + Q ng2

Tính nhiệt lượng do hơi đốt mang vào:

QD2 = D22 = D2.(r2 + C2. θ2) ([2],IX.157 trang 197)

Trong đó: + D2: lượng hơi đốt để đun sôi dung dịch trong đáy tháp (kg/h)

+ R2: ẩn nhiệt hóa hơi (J/kg)

+ 2: nhiệt lượng riêng của hơi đốt (J/kg)

+ θ2, C2: nhiệt độ nước ngưng (°C), nhiệt dung riêng của nước ngưng (J/kg.độ)

Nhiệt lượng do hỗn hợp mang vào tháp:

QF = 7,3769.108 (J/h)

Nhiệt lượng do lượng lỏng hồi lưu mang vào tháp:

Q R = GR × C R × t R

Trong đó:

+ GR: lượng lỏng hồi lưu

kg
GR = GD × R x = 135,7376 × 4,4799 = 608,0909 ( )
h

+ Rx: chỉ số hồi lưu

+ CR = CD, tR = tD: nhiệt dung riêng và nhiệt độ của chất lỏng hồi lưu

Ở nhiệt độ tD = 79,8568oC, tra bảng I.153 và bảng I.154 trang 172, [1] ta được:

CR = 3218,21 (J/kg.độ) và CN = 4190 (J/kg.độ)

GVHD: Trần Chí Hải 22


Đồ án kỹ thuật thực phẩm

 CD = xD .CR + (1 - xD ).CN = 0,8768.3218,21 + (1 – 0,8768).4190 = 3337,9345


(J/kg.độ)

 QR = 608,0909 x 3337,9345 x 79,8568 = 1,6209.108 (J/h)

Nhiệt lượng do hơi mang ra ở đỉnh tháp:

Q y = GD × (1 + R x )λđ ([2], IX.159 trang 197)

 Q y = GD × (1 + R x )(rD + t D CD )

Trong đó: λđ : nhiệt lượng riêng của hơi ở đỉnh tháp (J/kg)

Tra bảng I.212 trang 254, [1] ở tD = 79,8568oC, ta có:

rR = 845,9734.103 J/kg và rN = 2341,0208.103 J/kg

 rD = x̅D rR + (1 − x̅D )rN = 0,8768 × 845,9734 × 103 + (1 − 0,8768) ×


J
2341,0208 × 103 = 1030163,24 ( )
kg

 Q y = GD × (1 + R x )(rD + t D CD ) = 135,7376 × (1 + 4,4799) (1030163,24 +


J
79,8568 × 3337,9345) = 9,6454 × 108 ( )
h

Nhiệt lượng do sản phẩm đáy mang ra:

Q W = GW . C W . t W

Trong đó: + GW = 1742,7407 (kg/h): lượng sản phẩm đáy

+ tW = 99,259oC: nhiệt độ của sản phẩm đáy

Ở nhiệt độ tW = 99,259oC, tra bảng I.153 và bảng I.154 trang 172, [1] ta được:

CR = 3508,885 (J/kg.độ) và CN = 4228,518 (J/kg.độ)

CW = xW .CR + (1 - xW ).CN = 0,01.3508,885 + (1 – 0,01).4228,518 = 4221,3217


(J/kg.độ)

GVHD: Trần Chí Hải 23


Đồ án kỹ thuật thực phẩm

J
 Q W = GW . CW . t W = 1742,7407 × 4221,3217 × 99,259 = 7,3022 × 108 ( )
h

Nhiệt lượng do nước ngưng mang ra:

Q ngt = Gngt × C2 × θ2 = D2 × C2 × θ2

Trong đó: + Gngt: lượng nước ngưng tụ (kg/h)

+ C2, θ2: nhiệt dung riêng (J/kg.độ) và nhiệt độ nước ngưng (oC)

Nhiệt lượng mất ra môi trường xung quanh lấy bằng 5% nhiệt tiêu tốn ở đáy tháp:

Q xq2 = 0,05D2 r2

Chọn áp suất vào của hơi đốt (hơi nước) là 2at. Tra bảng I.251 trang 314, [1] ta
được:

+ t = 119,6oC

+ r1 = 2208.103 (J/kg)

Vậy lượng hơi đốt cần thiết để đun sôi dung dịch ở đáy tháp: ([2], IX.163, trang
198)

Q y + Q W + Q ngt + Q xq2 − Q F − Q f
D2 =
λ2

 D2 (r2 + C2 θ2 ) = Q y + Q W + D2 × C2 θ2 + 0,05D2 r2 − Q F − Q f

 D2 (r2 + C2 θ2 − C2 θ2 − 0,05r2 ) = Q y + Q W − Q F − Q f

Qy +QW −QF −Qf 9,6454×108 +7,3022×108 −7,3769.108 −1,9065.108 kg


 D2 = = = 365,3795 ( )
0,95r2 0,95 × 2208.103 h

J
Q xq2 = 0,05D2 r2 = 0,05 × 365,3795 × 2208 × 1000 = 4,0338 × 107 ( )
h

4.3. Cân bằng nhiệt lượng của thiết bị ngưng tụ

Trong hệ thống này ta ngưng tụ hoàn toàn thì:

GVHD: Trần Chí Hải 24


Đồ án kỹ thuật thực phẩm

Q nt = GD (R x + 1)r = Gn Cn (t r − t v ) ([2], IX.165 trang 198)

GD (Rx +1)r
 Gn =
Cn (tr −tv )

Trong đó: + r: ẩn nhiệt ngưng tụ (J/kg)

+ Cn: nhiệt dung riêng của nước ở nhiệt độ trung bình (J/kg.độ)

+ tv, tr: nhiệt độ vào và ra của nước làm lạnh (oC)

Nhiệt lượng tổn thất ra môi trường xung quanh: Q tt = 5%Q

Chọn nhiệt độ vào và ra của nước làm lạnh: tv = 28oC, tr = 40oC

tv + tr
t tb = = 34℃
2

Tra bảng I.153 trang 172 [1] ở tTB = 34oC: Cn = 4176,5 (J/kg.độ)

Nồng độ ethanol trong pha hơi ở tD = 79,8568°C là yD = 0,7763

46yD 46 × 0,7763
y̅D = = = 0,8987
46yD + (1 − yD )18 46 × 0,7763 + (1 − 0,7763) × 18

Ẩn nhiệt ngưng tụ ở nhiệt độ tD = 79,8568oC: Tra bảng I.212 trang 254, [1]

rR = 845,9734.103 J/kg và rN = 2341,0208.103 J/kg

 rD = y̅D rR + (1 − y̅D )rN = 0,8987 × 845,9734 × 103 + (1 − 0,8987) ×


J
2341,0208 × 103 = 997421,7016 ( )
kg

Nhiệt lượng của thiết bị ngưng tụ:

Q nt = GD (R x + 1)r = 135,7376 × (4,4799 + 1) × 997421,7016


J
= 7,4191 × 108 ( )
h

Lượng nước lạnh tiêu tốn:

GVHD: Trần Chí Hải 25


Đồ án kỹ thuật thực phẩm

Q nt + Q tt 7,4191 × 108 + 5% × 7,4191 × 108 kg


Gn = = = 15543,4275 ( )
Cn × (t r − t v ) 4176,5 × (40 − 28) h

4.4. Cân bằng nhiệt lượng của thiết bị làm nguội sản phẩm đỉnh

GD Cp (t ′v − t ′r ) = Gn3 CN (t r − t v ) ([2], IX.166 trang 198)

Trong đó: + Cp: nhiệt dung riêng của sản phẩm đỉnh đã ngưng tụ, J/kg.độ

+ Nhiệt độ vào của sản phẩm đỉnh: t’v = tD = 79,8568oC

+ Chọn nhiệt độ ra của sản phẩm đỉnh t’r = 30oC

+ Nhiệt độ trung bình của sản phẩm đỉnh: t’TB = 54,9284oC

+ Chọn nhiệt độ vào của nước làm lạnh sản phẩm đỉnh tv = 28oC

+ Chọn nhiệt độ ra của nước làm lạnh sản phẩm đỉnh tr = 40oC

 tTB = 34oC

Tra bảng I.153 trang 172, [1] ở tTB = 34oC: Cn = 4176,5 (J/kg.độ)

Tra bảng I.153 và I.154 trang 172, [1] ở t’TB = 54,9284oC:

CR = 2904,0692 (J/kg.độ) và CN = 4186,1963 (J/kg.độ)

CP = x̅D CR + (1 − x̅D )CN = 0,8768 × 2904,0692 + (1 − 0,8768) × 4186,1963 =


3062,0273 (J/kg.độ)

Nhiệt lượng tổn thất ra môi trường xung quanh: Q tt = 5%Q

Nhiệt lượng của thiết bị làm nguội sản phẩm đỉnh:

Q ln = GD Cp (t ′v − t ′r ) = 135,7376 × 3062,0273 × (79,8568 − 30)


J
= 2,0723 × 107 ( )
h

Lượng nước làm lạnh cần dùng:

GVHD: Trần Chí Hải 26


Đồ án kỹ thuật thực phẩm

Q ln + Q tt 2,0723 × 107 + 5% × 2,0723 × 107 kg


Gn3 = = = 434,1584 ( )
Cn (t r − t v ) 4176,5 × (40 − 28) h

4.5. Thiết bị trao đổi nhiệt giữa nhập liệu và sản phẩm đáy

Dòng nhập liệu (ống trong) với nhiệt độ đầu tf = 25°C

Sản phẩm đáy với nhiệt độ đầu (ống ngoài) tw = 99,259°C, nhiệt độ cuối t’w = 60°C

99,259+60
=> t tb = = 79,6295°C => Tra bảng I.153 trang 172 [1]:
2

CN = 4190 (J/kg.độ) và CR = 3215,3688 (J/kg.độ)

Cw = x̅w CR + (1 − x̅w )CN = 0,01 × 3215,3688 + (1 − 0,01). 4190 =


4180,2537 (J/kg.độ)

Nhiệt lượng tổn thất ra môi trường xung quanh: Q tt = 5%Q

Lượng nhiệt cần tải:

Q t = Gw Cw (t w − t ′w ) = 1742,7407 × 4180,2537 × (99,259 − 60)


J
= 2.8601 × 108 ( )
h

Ở tf = 25oC. Tra bảng I.153 và I.154 trang 172, [1] ta được:

CR = 2537,5 (J/kg.độ) và CN = 4178,75 (J/kg.độ)

Nhiệt dung riêng của hỗn hợp đầu:

Cf = xF .CR + (1 - xF ).CN = 0,0725.2537,5 + (1 – 0,0725).4178,75 = 4059,7594(J/kg.độ)

Nhiệt độ của sản phẩm đỉnh sau khi trao đổi nhiệt với sản phẩm đáy:

Q t − Q tt 2,8601 × 108 − 5% × 2,8601 × 108


t ′′F = + tf = + 25 = 60,6286℃
GF C f 1878,4781 × 4059,7594

GVHD: Trần Chí Hải 27


Đồ án kỹ thuật thực phẩm

4.6. Thiết bị gia nhiệt nhập liệu

Dòng nhập liệu (ống trong) với nhiệt độ đầu t ′′F = 60,6286℃, nhiệt độ cuối tF =
94,357°C → t tb = 77,4928℃

Tra bảng I.153 và I.154 trang 172, [1] ta được:

CR = 3188,66 (J/kg.độ) và CN = 4190 (J/kg.độ)

CF′ = x̅F CR + (1 − x̅F )CN = 0,0725 × 3188,66 + (1 − 0,0725). 4190 =


4117,4029 (J/kg.độ)

Chọn áp suất vào của hơi đốt (hơi nước) là 1at. Tra bảng I.251 trang 314, [1] ta
được:

+ t = 99,1°C

+ rN = 2264.103 (J/kg)

Nhiệt lượng tổn thất ra môi trường xung quanh: Q tt = 5%Q

Lượng nhiệt cần tải cung cấp cho dòng nhập liệu:

Q c = GF CF′ (t F − t ′′F ) = 1878,4781 × 4117,4029 × (94,357 − 60,6286)


J
= 2,6087 × 108 ( )
h

Suất lượng nước cần dùng:

Q c + Q tt 2,6087 × 108 + 5% × 2,6087 × 108 kg


Gn = = = 120,9865 ( )
rN 2264 × 103 h

GVHD: Trần Chí Hải 28


Đồ án kỹ thuật thực phẩm

CHƯƠNG V: TÍNH TOÁN THIẾT BỊ CHÍNH

Phương trình đường làm việc:

Phần cất: y = 0,8175x + 0,1343

Phần chưng: y = 5,9943x – 0,0195

5.1. Tính đường kính tháp (Dt)

4.Vtb gtb
Dt = √ = 0,0188.√ (m)
π.3600.ωtb (ρy .ωy )tb

Vtb: lượng hơi trung bình đi trong tháp, m3/h

ωtb : tốc độ hơi trung bình đi trong tháp, m/s

gtb: lượng hơi trung bình đi trong tháp, kg/h

Lượng hơi trung bình đi trong đoạn chưng và đoạn cất khác nhau. Do đó, đường
kính đoạn chưng và cất cũng khác nhau.

5.1.1. Đường kính đoạn cất

Nồng độ trung bình của pha lỏng:

′ (xF + xD ) (0,0297 + 0,7358)


xm = = = 0,3828
2 2

Nồng độ trung bình của pha hơi theo phương trình đường làm việc:

′ ′
ym = 0,8175xm + 0,1343 = 0,8175 x 0,3828 + 0,1343 = 0,4472

Nhiệt độ trung bình của pha hơi, pha lỏng từ giản đồ t-x-y:


xm = 0,3828 → t ′x = 80,955℃


ym = 0,4472 → t ′y = 86,307℃

Khối lượng mol trung bình và khối lượng riêng pha hơi:

GVHD: Trần Chí Hải 29


Đồ án kỹ thuật thực phẩm

′ ′ ′ )
Mm = ym . Methanol + (1 − ym . Mnước

= 0,4472 x 46 + (1 – 0,4472) x 18 = 30,5216 (kg/kmol)

M′m x T0 30,5216 x 273


ρ′y = = = 1,0353 (kg/m3)
22,4 x T′y 22,4 x (273+86,307)

Khối lượng riêng pha lỏng:

0,3828 x 46

xm = 0,3828 → x̅ ′m = = 0,6132
0,3828 x 46 + (1−0,3828) x 18

 t ′x = 80,955℃, tra bảng I.2 trang 9, sổ tay tập 1 ta được: ρ′ethanol = 734,0928
(kg/m3) và ρ′nước = 971,3315 (kg/m3).

1 x̅′m 1−x̅′m 0,6132 1−0,6132


=> = + = +
ρ′x ρ′ethanol ρ′nước 734,0928 971,3315

 ρ′x = 810,68 (kg/m3)

Lượng hơi trung bình đi trong đoạn luyện:

gd + g1
gtb = , kg/h
2

Trong đó: gd: lượng hơi ra khỏi đĩa trên cùng của tháp, kg/h

̅ x (R x + 1)
g d = GR + GD = GD x ( R x + 1 ) = D

= 135,7376 x (0,8733 + 1) = 254,277 (kg/h)

D.xD
(Rx: tỷ số thu hồi, Rx = = 0,8733)
F.xF

g1: lượng hơi đi vào đĩa dưới cùng của đoạn cất, kg/h

̅ = G1 + 135,7376 (kg/h)
g1 = G1 + GD = G1 + D

Lượng hơi g1, hàm lượng y1, lượng lỏng G1 được xác định theo hệ phương trình:

GVHD: Trần Chí Hải 30


Đồ án kỹ thuật thực phẩm

g1 = G1 + D ̅ (IX. 93 trang 182, [2])


̅ . x̅ D
(5.1) {g1 . y1 = G1 . x1 + D (x1 = x̅F = 0,0725) (IX. 94 trang 182, [2])
g1 . r1 = g d . rd (IX. 95 trang 182, [2])

r1 = rethanol . y1 + (1 − y1 ). rnước

rd = rethanol . yd + (1 − yd ). rnước

Tại vị trí nhập liệu:

 t F = 94,357℃, tra bảng I.212 trang 254, [1] → ra = rethanol = 821,69 (kJ/kg)

rb = rnước = 2280,31 (kJ/kg)

⇒ r1 = ra . y1 + (1 − y1 ). rb = 821,69.y1 + (1 − y1 ).2280,31

= 2280,31 – 1458,62. y1

Ta có: rd = 997,422 (kJ/kg) (theo cân bằng năng lượng chương IV – phần 4.3)

⇒ g1 . r1 = g d . rd = 254,277 x 997,422 = 253621,4739

g1 = G1 + 135,7376
(5.1) ⇒ {g1 . y1 = G1 . 0,0725 + 135,7376 x 0,8768
g1 . r1 = 253621,4739 (r1 = 2280,31 – 1458,62. y1 )

kg
g1 = 189,862 (
)
h
⇒ kg
G1 = 54,124 ( )
h
{y1 = 0,648

gd + g1 254,277 + 189,862
gtb = = = 222,0695 (kg/h)
2 2

Vận tốc hơi đi trong tháp:

(ρy . ωy )tb = 0,065. φ[δ]. √h. ρ′xtb . ρ′ytb

+ ρ′xtb : Khối lượng riêng trung bình của pha lỏng

GVHD: Trần Chí Hải 31


Đồ án kỹ thuật thực phẩm

ρ′xtb = 810,68 (kg/m3)

+ ρ′ytb : Khối lượng riêng trung bình của pha hơi

ρ′ytb = 1,0353 (kg/m3)

+ h: khoảng cách giữa các mâm (m), chọn h = 0,25 (m)

+ φ[δ]: hệ số tính đến sức căng bề mặt

1 1 1
= +
δhh δethanol δnước

Tra bảng I.242 trang 301, [1] ở t ′y = 86,307℃ ta được:

𝛿𝑒𝑡ℎ𝑎𝑛𝑜𝑙 = 16,732 và 𝛿𝑛ướ𝑐 = 61,433

⇒ 𝛿ℎℎ = 13,15 < 20 dyn/cm

Nên: 𝜑[𝛿] = 0,8 (Tra trang 184, [2])

⟹ (ρy . ωy )tb = 0,065 x 0,8 x √0,25 x 810,68 x 1,0353 = 0,7532 (kg/m2.s)

Vậy đường kính đoạn cất là:

222,0695
Dcất = 0,0188√ = 0,323 (m)
0,7532

5.1.2. Đường kính đoạn chưng

Nồng độ trung bình của pha lỏng:

" (xF + xW ) (0,0297 + 0,0039)


xm = = = 0,0168
2 2

Nồng độ trung bình của pha hơi theo phương trình đường làm việc:

′′ ′′
ym = 5,9943. xm − 0,0195 = 5,9943 x 0,0168 – 0,0195 = 0,0812

Nhiệt độ trung bình của pha lỏng, pha hơi từ giản đồ t-x-y:

GVHD: Trần Chí Hải 32


Đồ án kỹ thuật thực phẩm

′′
xm = 0,0168 → t ′′x = 96,808℃

′′
ym = 0,0812 → t ′′y = 97,677℃

Khối lượng mol trung bình và khối lượng riêng pha hơi:

′′ ′′ ′′ )
Mm = ym . Methanol + (1 − ym . Mnước

= 0,0812 x 46 + (1 – 0,0812) x 18 = 20,2736 (kg/kmol)

M′′
m .T0 20,2736 x 273
ρ′′
y = = = 0,667 (kg/m3)
22,4.T′′
y 22,4 x (273 + 97,677)

Khối lượng riêng pha lỏng:

0,0168 x 46
′′
xm = 0,0168 → x̅ ′′
m = = 0,042
0,0168 x 46 + (1−0,0168) x 18

 t ′′x = 96,808℃, tra bảng I.2 trang 9, [1] ta được: ρ′′ethanol = 719,0324 (kg/m3) và
ρ′′nước = 960,2344 (kg/m3)

1 x̅′′
m 1−x̅′′
m 0,042 1−0,042
⇒ ′′ = + = +
ρx ρ′′
ethanol ρ′′
nước 719,0324 960,2344

⇒ ρ′′x = 946,89 (kg/m3)

Lượng hơi trung bình đi trong đoạn chưng:

’ g′d + g′1
g tb = (IX.96 trang 182, [2])
2

Trong đó:

+ g ′d : lượng hơi ra khỏi đoạn chưng

+ g1′ : lượng hơi đi vào đoạn chưng

Vì lượng hơi ra khỏi đoạn chưng bằng lượng hơi đi vào đoạn luyện nên:

g1 + g′1
g’d = g1 hay g’tb =
2

GVHD: Trần Chí Hải 33


Đồ án kỹ thuật thực phẩm

Lượng hơi đi vào đoạn chưng g1′ , lượng lỏng G1′ , và hàm lượng lỏng x1′ được xác
định theo hệ phương trình cân bằng vật chất và cân bằng năng lượng:

G1′ = g1′ + W ̅ (IX. 98, [2])


̅ . x̅W
(5.2) { G1′ . x1′ = g1′ . y̅W + W (IX. 99, [2])
′ ′ ′ ′
g1 . r1 = g n . rn = g1 . r1 (IX. 100, [2])

Với W̅ = 1742,7407 (kg/h) và x̅W = 0,01

xw = 0,0039 => từ đường cân bằng (t-x-y): yw = 0,026

0,026 x 46
→ y̅w = = 0,064
0,026 x 46 + (1−0,026) x 18

g1.r1 = 253621,4739

r’1 = r’a. y̅w + (1 - y̅w ). r’b

Tại đáy tháp:

 t ′ w = 99,259℃, tra bảng I.212 trang 254, [1] → r′a = rethanol = 813,48 (kJ/kg)

r′b = rnước = 2259,79 (kJ/kg)

⇒ r1′ = r′a . y̅ w + (1 − y̅ w ). r′b = 813,48.0,064 + (1 - 0,064).2259,79 = 2167,23 (kJ/kg)

kg
g1′ = 117,026 ( )
h
(5.2) ⇒ G1′ = 1859,767 ( )
kg
h
{x1′ = 0,0134

Lượng hơi trung bình đi trong đoạn chưng:

189,862 + 117,026
g’tb = = 153,444 (kg/h)
2

Vận tốc hơi đi trong tháp:

(ρy . ωy )′tb = 0,065. φ[δ]. √h. ρ′′xtb . ρ′′ytb

+ ρ′′xtb : Khối lượng riêng trung bình của pha lỏng

GVHD: Trần Chí Hải 34


Đồ án kỹ thuật thực phẩm

ρ′′xtb = 946,89 (kg/m3)

+ ρ′′ytb : Khối lượng riêng trung bình của pha hơi

ρ′′ytb = 0,667 (kg/m3)

+ h: khoảng cách giữa các mâm (m), chọn h = 0,25 (m)

+ φ[δ]: hệ số tính đến sức căng bề mặt

1 1 1
= +
𝛿ℎℎ 𝛿𝑒𝑡ℎ𝑎𝑛𝑜𝑙 𝛿𝑛ướ𝑐

Tra bảng I.242 trang 301, [1] ở nhiệt độ t ′′y = 97,677℃ ta được:

𝛿𝑒𝑡ℎ𝑎𝑛𝑜𝑙 = 15,71 và 𝛿𝑛ướ𝑐 = 59,33

⇒ 𝛿ℎℎ = 12,421 < 20 dyn/cm

Nên: φ[δ] = 0,8 (Tra trang 184, [2])

⟹ (ρy . ωy )′tb = 0,065.0,8. √0,25 x 946,89 x 0,667 = 0,6534 (kg/m2.s)

Vậy đường kính đoạn chưng:

153,444
Dchưng = 0,0188.√ = 0,288 (m)
0,6534

Kết luận: Hai đường kính đoạn cất và đoạn chưng không chênh lệch nhau quá lớn
nên ta chọn đường kính của toàn tháp là: Dt = 0,4 (m)

Khi đó tốc độ làm việc thực ở:

0,01882 .gtb 0,01882 .222,0695


+ Phần cất: lv = = = 0,474 (m/s)
D2t .ρ′ytb 0,4 2 .1,0353

0,01882 .g′tb 0,01882 .153,444


+ Phần chưng: lv = = = 0,508 (m/s)
D2t .ρ′′
ytb 0,4 2 .0,667

GVHD: Trần Chí Hải 35


Đồ án kỹ thuật thực phẩm

5.2. Tính chiều cao tháp

Chiều cao của thân thiết bị:

H = Ntt.(Hđ + ) + (0,8 ÷ 1), m (IX.54 trang 169, [2])

Trong đó: + Ntt: Số mâm thực tế: Ntt = 23 mâm

+ Hđ = 250 mm = 0,25 m: khoảng cách giữa 2 mâm (Bảng IX.5 trang 170, [2])

+  = 2 mm = 0,002 m: chiều dày mâm

+ Chọn khoảng cách cho phép ở đỉnh và đáy tháp là 0,9

→ H = 23.(0,25 + 0,002) + 0,9 = 6,7 (m)

Chiều cao đáy và nắp thiết bị:

+ Hđ+n = 2.(ht + hgờ)

+ Dt = 0,4 (m) => ht = 0,1 (m) (tra bảng XIII.10 trang 382, [2])

Chọn hgờ = 0,025 (m)

 Hđ+n = 2.(0,1 + 0,025) = 0,25 (m)

Vậy chiều cao toàn thiết bị là: H + Hđ+n = 6,7 + 0,25 = 7 (m)

5.3. Tính toán chóp - ống chảy chuyền

5.3.1. Tính toán chóp

Chọn đường kính ống hơi dh = 40 (mm) = 0,04 (m)

+ Số chóp phân bố trên đĩa:

Dt 2 0,42
n = 0,1. 2 = 0,1. = 10
dh 0,042

Chọn số chóp phân bố trên đĩa: n = 10 (chóp) (Dt: đường kính trong của tháp)

+ Chiều cao chóp phía trên ống dẫn hơi:

GVHD: Trần Chí Hải 36


Đồ án kỹ thuật thực phẩm

h2 = 0,25.dh = 0,25.0,04 = 0,01 (m)

+ Đường kính chóp:

dch = √dh 2 + (dh + 2ch )2

ch : chiều dày chóp, chọn 𝑐ℎ = 2 (mm)

 dch = √402 + (40 + 2.2)2 = 59,464 (mm)

→ Chọn dch = 60 (mm).

+ Khoảng cách từ mặt đĩa đến chân chóp:

S = 0 ÷ 25 (mm), chọn S = 12 (mm)

+ Chiều cao mức chất lỏng trên khe chóp:

hl = 15  40 (mm); chọn h1 = 30 (mm)

+ Tiết diện tháp:

πD2 π.0,42
F= = = 0,13 (m2)
4 4

❖ Kiểm tra khoảng cách giữa các mâm:

2
23300.ρy F.ωY
hmin = .( )
ρx n.π.dch,t

+ ρy, ρx: khối lượng riêng trung bình của pha hơi, pha lỏng

ρ′ytb + ρ′′
ytb 1,0353 + 0,667
ρy = = = 0,8512 (kg/m3)
2 2

ρ′xtb + ρ′′
xtb 810,68 + 946,89
ρx = = = 878,785 (kg/m3)
2 2

+ ωy: vận tốc hơi trung bình đi trong tháp

GVHD: Trần Chí Hải 37


Đồ án kỹ thuật thực phẩm


(ρy .ωy ) (ρ .ω )
tb + y y tb 0,7532 0,6534
ρ′ytb ρ′′
ytb
+
1,0353 0,667
ωy = =[ ] = 0,854 (m/s)
2 2
[ ]

23300.ρy F.ωy 2 23300.0,8512 0,13.0,854 2


hmin = .( ) = .( ) = 0,0783 (m) < 0,25 (m)
ρx n.π.dch 878,785 10.π.0,06

Vậy khoảng cách giữa hai mâm là 0,25m là hợp lý.

❖ Bước tối thiểu của khe chóp trên mâm:

tmin = dch + 2δch + l2

l2: khoảng cách nhỏ nhất giữa các chóp:

l2 = 12 + 0,25.dch = 12 + 0,25.60 = 27 (mm)

→ Chọn l2 = 27 (mm).

⇒ tmin = 60 + 2.2 + 27 = 91 (mm)

5.3.1.1. Tính cho phần cất

Chiều cao khe chóp:

ωy 2 .ρ′ytb
b = .
g.ρ′xtb

+ : hệ số trở lực của đĩa chóp;  = 1.5  2; chọn  = 2

+ ’ytb, ’xtb: khối lượng riêng trung bình của pha hơi và pha lỏng, kg/m3

+ y: vận tốc pha hơi trong tháp, m/s

4.Vy
y =
3600.π.d2h .n

+ n: số chóp trên một đĩa

+ dh: đường kính ống hơi

GVHD: Trần Chí Hải 38


Đồ án kỹ thuật thực phẩm

+ Vy: lưu lượng hơi đi trong tháp (m3/h)

gtb 222,0695
Vy = = = 214,5 (m3/h)
ρ′ytb 1,0353

4.214,5
⇒ y = = 4,74 (m/s)
3600.π.0,04 2 .10

4,742 x 1,0353
⇒b=2x = 0,00585 (m) = 5,85 (mm)
9,81 x 810,68

→ Chọn b = 10 (mm) (b = 10 ÷ 50 mm)

Chiều rộng khe chóp: a = 2 ÷ 7 (mm) → Chọn a = 6 (mm)

Số lượng khe hở của mỗi chóp:

π d2h
i = (dch − )
c 4b

+ c = 3  4 (mm): khoảng cách giữa các khe; chọn: c = 3 (mm)

π 402
 i = (60 − ) = 20,94 (khe) → Chọn i = 21 (khe)
3 4.10

5.3.1.2. Tính cho phần chưng

Chiều cao khe chóp:

ω′y 2 .ρ′′ytb
b=.
g.ρ′′xtb

+ : hệ số trở lực của đĩa chóp;  = 1.52; chọn = 2

+ ’’ytb, ’’xtb: khối lượng riêng trung bình của pha hơi và pha lỏng, kg/m3

+ ’y: vận tốc pha hơi trong tháp, m/s

4V′y
’y =
3600.π.d2h .n

+ n: số chóp trên một đĩa

GVHD: Trần Chí Hải 39


Đồ án kỹ thuật thực phẩm

+ dh: đường kính ống hơi

+ V’y: lưu lượng hơi đi trong tháp (m3/h)

g′,tb 153,444
V’y = = = 230,05 (m3/h)
ρ′′
ytb 0,667

4.230,05
⇒ ’y = = 5,085 (m/s)
3600.π.0,04 2 .10

5,0852 .0,667
⇒b=2x = 0,0037 (m) = 3,7 (mm)
9,81.946,89

Chọn b = 10 (mm) (b = 10 ÷ 50 mm)

Chiều rộng khe chóp: a = 2 ÷ 7 (mm) → Chọn a = 6 (mm)

Số lượng khe hở của mỗi chóp:

π d2h
i = (dch − )
c 4b

+ c = 3  4 (mm) khoảng cách giữa các khe → Chọn c = 3 (mm)

π 402
➔ i = (60 − ) = 20,94 (khe) → Chọn i = 21 (khe)
3 4.10

5.3.2. Tính toán ống chảy chuyền

❖ Chiều cao lớp chất lỏng trên mâm:

hm = h1 + (S + hsr + b) = 30 + (12 + 5 + 10) = 57 (mm)

hsr: khoảng cách từ mép dưới của chóp đến mép dưới của khe chóp; chọn hsr = 5 mm

Tiết diện ống hơi:

π.d2h,t π.0,042
Srj = S1 = = = 0,00126 (m2)
4 4

Tiết diện hình vành khăn:

GVHD: Trần Chí Hải 40


Đồ án kỹ thuật thực phẩm

π π(0,062 − 0,0442 )
Saj = S2 = (d2ch,t − d2h,n ) = = 0,00131 (m2)
4 4

Trong đó: dh,n = dh,t + 2.δc = 0,04 + 2.0,002 = 0,044 (m)

Tổng diện tích các khe chóp:

S3 = i.a.b = 21.0,006.0,01 = 0,00126 (m2)

Diện tích lỗ mở trên ống hơi:

S4 = 𝜋.dh .h2 = 𝜋.0,04.0,01 = 0,00126 (m2)

Ta có: S1 ≈ S2 ≈ S3 ≈ S4 (hợp lý)

- Lỗ tháo lỏng:

Tiết diện cắt ngang của tháp F = 0,13 (m2)

Cứ 1m2 chọn 4cm2 lỗ tháo lỏng. Do đó tổng diện tích lỗ tháo lỏng trên 1 mâm là:

F.4 0,13.4
= = 0,52 (cm2)
1 1

Chọn đường kín lỗ tháo lỏng là 5 (mm) = 0,5 (cm)

Nên số lỗ tháo lỏng cần thiết trên 1 mâm là:

F.4 0,13.4
π.d2
= π.0,52
≈ 3 (lỗ)
4 4

- Độ mở lỗ chóp hs:

1/3 2/3
ρy 2/3 V
hs = 7,55. ( ) . Hs . ( G )
ρx −ρy SS

HS = hso = b = 10 (mm)

Vy + V′y 214,5 + 230,05


VG = = = 222,275 (m3/h) = 0,062 (m3/s)
2 2

SS = n.S3 = 10.0,00126 = 0,0126 (m2)

GVHD: Trần Chí Hải 41


Đồ án kỹ thuật thực phẩm

0,8512 1/3 0,062 2/3


hs = 7,55. ( ) . 102/3 . ( ) = 10,034 (mm)
878,785−0,8512 0,0126

hs 10,034
Nên ta có = ≈ 1 (hợp lý).
hso 10

❖ Chiều cao mực chất lỏng trên gờ chảy tràn:

QL 2/3
how = 2,84.K.( )
LW

Với K: hệ số hiệu chỉnh cho gờ chảy tràn, phụ thuộc vào 2 giá trị:

QL 1,539
x = 0,226.( ) = 0,226.(0,242,5) = 12,326
L2,5
w

Trong đó:

QL: lưu lượng pha lỏng trung bình trong tháp được tính như sau:

+ Lưu lượng chất lỏng trong phần cất của tháp:

GD .Rx .M′m ̅ .Rx .M′m


D 135,7376.4,4799.30,5216
Q′L = = = = 0,000165 (m3/s)
3600.MD .ρ′x 3600.MD .ρ′x 3600.38,6024.810,68

+ Lưu lượng chất lỏng trong phần chưng của tháp:

GD .Rx GF M′′
m x ̅ .R
D m ̅
F M′′
Q′′L = ( + ) . 3600∗ρ ′′ = ( M + ).
MD MF x M 3600.ρ′′
D F x

135,7376.4,4799 1878,4781 20,2736


=( + ) . 3600.946,89 = 0,00069 (m3/s)
38,6024 18,8316

Vậy lưu lượng chất lỏng trung bình đi trong tháp:

Q′L +Q′′
L 0,000165+0,00069
QL = = = 0,0004275 (m3/s) = 1,539 (m3/h)
2 2

Lw: chiều dài gờ chảy tràn

Tra đồ thị hình IX.22 trang 186, sổ tay tập 2, ta chọn Lw = 0,6.Dt = 0,6.0,4 = 0,24 m

→ K = 1,03

GVHD: Trần Chí Hải 42


Đồ án kỹ thuật thực phẩm

1,539 2/3
Do đó how = 2,84.1,03.( ) = 10,1 (mm).
0,24

❖ Đường kính ống chảy chuyền, CT (IX.217), trang 236, [2]:

4.Gx
dc = √
3600.π.ρx .ωc .z

Gx: lưu lượng lỏng trung bình đi trong tháp (kg/h)

G1 +G′1 54,124 + 1859,767


Gx = = = 956,946 (kg/h)
2 2

z: số ống chảy chuyền, chọn z = 1

ωc : tốc độ chất lỏng trong ống chảy chuyền, ωc = 0,1 ÷ 0,2 (m/s)

→ Chọn ωc = 0,2 (m/s)

ρ′xtb + ρ′′
xtb 810,68 + 946,89
ρx = = = 878,785 (kg/m3)
2 2

4.956,946
→ dc = √ = 0,0438 (m) = 43,8 (mm)
3600.π.878,785.0,2.1

Vậy chọn dc = 44 (mm).

❖ Khoảng cách từ đĩa đến chân ống chảy chuyền, CT (IX.218) trang 237, [2]:

S1 = 0,25dc = 0,25.44 = 11 (mm)

❖ Chiều cao ống chảy chuyền trên đĩa, CT (IX.219) trang 237, [2]:

hc = (h1 + b + S) − h

Trong đó:

+ h1: chiều cao mức chất lỏng trên khe chóp = 30 (mm)

+ b: chiều cao khe chóp = 10 (mm)

+ S: khoảng cách từ mặt đĩa đến chân chóp = 12 (mm)

GVHD: Trần Chí Hải 43


Đồ án kỹ thuật thực phẩm

+ h: chiều cao mực chất lỏng ở bên trên ống chảy chuyền

3 V
h = √( )2 ; CT trang 237, [2]
3600.1,85.π.d c

Với: V là thể tích chất lỏng chảy qua, m3 /h

Q′L + Q′′L
V= = 1,539 (m3/h)
2

3 1,539
→ h = √( )2 = 0,0141 (m) = 14,1 (mm)
3600.1,85.π.0,044

Do đó hc = (30 + 10 + 12) – 14,1 = 37,9 (mm).

❖ Khoảng cách từ ống chảy chuyền đến tâm chóp gần nhất:

dc dch
t1 = + c + + ch + l1 ; CT (IX.221) trang 238, [2]
2 2

Trong đó:

+ dc: đường kính ống chảy chuyền, dc = 44 (mm)

+ l1: khoảng cách nhỏ nhất giữa chóp và ống chảy chuyền, chọn l1 = 19 (mm)

+ δc: bề dày ống chảy chuyền (2-4 mm), chọn δc = 2 (mm)

+ ch : chiều dày chóp = 2 (mm)

+ dch: đường kính chóp = 60 (mm)

44 60
→ t1 = +2+ + 2 + 19 = 75 (mm).
2 2

❖ Gradient chiều cao mực chất lỏng trên mâm:

∆ = Cg.∆′ .nh

Chiều rộng trung bình của mâm Bm:

+ Chiều rộng của ống chảy chuyền: dw = 0,16.Dt = 0,16.0,4 = 0,064 (m)

GVHD: Trần Chí Hải 44


Đồ án kỹ thuật thực phẩm

+ Diện tích của ống chảy chuyền: Sd = 0,08.F = 0,08.0,13 = 0,0104 (m2)

Khoảng cách giữa hai gờ chảy tràn l = Dt – 2.dw = 0,4 – 2.0,064 = 0,272 (m)

+ Diện tích giữa gờ chảy tràn:

A = F – 2.Sd = 0,13 – 2.0,0104 = 0,1092 (m2)

A 0,1092
Chiều rộng trung bình: Bm = = = 0,401 (m)
l 0,272

Hệ số hiệu chỉnh suất lượng pha khí Cg phụ thuộc hai giá trị:

1,34.QL 1,34.1,539
x= = = 5,143
Bm 0,401

0,82.v.√ρG = 0,82.0,5. √0,8512 = 0,38

4.VG 4.0,062
với v = = = 0,5 (m/s)
π.D2 π.0,4 2

Tra đồ thị hình 5.10 trang 111, [3] ta được Cg = 0,362

Giá trị 4.∆’ tra từ hình 5.14a trang 112, [3] với x = 5,143

Với: hsc = 12,5 (mm) và hm = 57 (mm)

4,48
→ Được 4.∆’ = 4,48 hay ∆’ = = 1,12
4

❖ Số hàng chóp nh = 3. Khi đó ∆ = 0,362.1,12.3 = 1,216 (mm)

Chiều cao gờ chảy tràn hw:

Do hm = hw + how + 0,5. ∆

→ hw = hm – how – 0,5.∆ = 57 – 10,1 – 0,5.1,216 = 46,292 (mm)

❖ Kiểm tra sự ổn định của mâm:

∆ < 0,5 (hfv + hs)

GVHD: Trần Chí Hải 45


Đồ án kỹ thuật thực phẩm

+ Độ giảm áp do ma sát và biến đổi vận tốc pha khí thổi qua chóp khi không có chất
lỏng, hfv:

ρy VG 2
hfv = 274.E. .( )
ρx −ρy Sr

Saj
≈ 1, nên theo hình 5.16 trang 115,[3] ta được E = 0,65
Srj

Sr = n.Srj = 10.0,00126 = 0,0126 (m2)

0,8512 0,062 2
Nên hfv = 274.0,65. .( ) = 4,181 (mm)
878,785−0,8512 0,0126

Do đó 0,5.(hfv + hs) = 0,5.(4,181 + 10,034) = 7,1075 > ∆ (= 1,516)

→ Vậy mâm ổn định.

❖ Độ giảm áp của pha khí qua một mâm ht:

+ Chiều cao thủy tĩnh lớp chất lỏng trên lỗ chóp gờ chảy tràn hss:

hss = hw - ( hsc + hsr + Hs ) = 46,292 – (12,5 + 5 + 10) = 18,792 (mm)

+ Độ giảm áp của pha khí qua một mâm:

ht = hfv + hs + hss + 0,5.∆ + how = 4,181 + 10,034 + 18,792 + 0,5.1,216 + 10,1 = 43,715

Chiều cao lớp chất lỏng không bọt trên ống chảy chuyền:

hd = hw + how + ∆ + h’d + ht

Tổn thất thủy lực do dòng chất lỏng chảy từ ống chảy chuyền vào mâm hd được xác
định theo biểu thức sau:

QL 2
h’d = 0,128.( ) (mm chất lỏng)
100.Sd

Khoảng cách giữa hai gờ chảy tràn l = 272 < 1500 nên khoảng cách giữa mép trên
của gờ chảy tràn và mép dưới của ống chảy chuyền được chọn là 12,5 (mm).

GVHD: Trần Chí Hải 46


Đồ án kỹ thuật thực phẩm

Do đó khoảng cách giữa mép dưới ống chảy chuyền và mâm:

Sl = 46,292 – 12,5 = 33,792 (mm) = 0,033792 (m)

Nên tiết diện giữa ống chảy chuyền và mâm dưới:

Sd = 0,033792.Lw = 0,033792.0,24 = 0,0081 (m2)

1,539 2
Và h’d = 0,128.( ) = 0,462
100.0,0081

Ta tính được hd = 46,292 + 10,1 + 1,216 + 0,462 + 43,715 = 101,785 (mm)

Chiều cao hd dùng để kiểm tra mâm: Để đảm bảo điều kiện tháp không bị ngập lụt
khi hoạt động, ta có:

hd = 101,785 < 0,5.Hđ = 0,5.250 = 125

Chất lỏng chảy vào ống chảy chuyền tc:

dtw = 0,8.√how . ho

Khoảng cách rơi tự do trong ống chảy chuyền:

ho = Hđ + hw – hd = 250 + 46,292 – 101,785 = 194,507 (mm)

how = 10,1 (mm)

Suy ra dtw = 0,8.√10,1.194,507 = 35,46 (mm)

Đại lượng này để kiểm tra chất lỏng chảy vào tháp có đều không và chất lỏng không
dtw
va đập vào thành: tỷ số ≤ 0,6
dw

dtw 35,46
= = 0,554 ≤ 0,6 (thỏa)
dw 64

Độ giảm áp tổng cộng của pha hơi giữa tháp:

Ht = Ntt.ht = 23.43,715.10-3 = 1,005 (m chất lỏng)

GVHD: Trần Chí Hải 47


Đồ án kỹ thuật thực phẩm

Vậy tổng trở lực toàn tháp:

∆P = ρx.g.Ht = 878,785.9,81.1,005 = 8664 N/m2 = 0,0883 at

5.4. Tính trở lực tháp

Trở lực tháp chóp được xác định theo công thức:

∆P = Ntt . ∆Pđ (N/m2)

Ntt: số mâm thực tế của tháp

∆Pđ: tổng trở lực qua một mâm

Ở phần chưng và phần cất, trở lực qua các đĩa không đều. Do đó để chính xác, trở
lực sẽ được tính riêng cho từng phần.

5.4.1. Tính trở lực phần cất

Tổng trở lực qua một đĩa:

∆Pđ = ∆Pk + ∆Ps + ∆Pt

5.4.1.1. Trở lực đĩa khô ∆𝐏k

ρy .ω2
o
Pk = . , N/m2 (IX.140 trang 194, [2])
2

+ ξ: hệ số trở lực đĩa khô, ξ = 4,5÷5, chọn ξ = 5

+ ρy = ρ’y = 1,0353 (kg/m3)

+ ω0: vận tốc hơi qua rãnh chóp (m/s)

Vy
ω0 =
n.i.a.b

Vy: lưu lượng pha hơi trung bình đi trong phần cất

Vy = 214,5 (m3/h) = 0,0596 (m3/s)

GVHD: Trần Chí Hải 48


Đồ án kỹ thuật thực phẩm

0,0596
 ω0 = = 4,73 (m/s)
10.21.0,006.0,01

1,0353.4,732
Vậy: ΔPk = 5. = 57,91 (N/m2)
2

5.4.1.2. Trở lực do sức căng bề mặt

4.σhh
ΔPs =
dtd

σ: sức căng bề mặt trung bình của hỗn hợp

Ở t’x = 80,955℃, tra bảng I-242 trang 301, [1] → σethanol = 17,214.10-3 (N/m)

σnước = 62,423.10-3 (N/m)

1 1 1
= +
σhh σethanol σnước

 σhh = 0,0135 (N/m)

dtđ: đường kính tương đương của khe rãnh

4.fx 4.a.b
dtđ = =
H 2.(a+b)

fx: diện tích tiết diện tự do của rãnh

H: chu vi rãnh

4.6.10
dtđ = = 7,5 (mm) = 7,5.10-3 (m)
2.(6+10)

4.σhh 4.0,0135
→ ΔPs = = = 7,2 (N/m2)
dtđ 7,5.10−3

5.4.1.3. Trở lực của lớp chất lỏng trên đĩa (trở lực thủy tĩnh ∆𝐏t)

ΔPt = ρb.g.(hb – hr/2) (N/m2)

+ ρb: khối lượng riêng của bọt, thường ρb = (0,4 ÷ 0,6).ρ’x

GVHD: Trần Chí Hải 49


Đồ án kỹ thuật thực phẩm

Chọn ρb = 0,5.ρ’x = 0,5.810,68 = 405,34 (kg/m3)

+ hr: chiều cao của khe chóp (m), hr = b = 10 (mm) = 0,01 (m)

+ hb: chiều cao lớp bọt trên đĩa (m)

(hc + Δ− hx ).(F−f).ρ′x + hx .ρb .f+(hch −hx ).f.ρb


hb =
F.ρb

+ Δ: chiều cao của chất lỏng trên ống chảy chuyền

Δ = Δh = 14,1 (mm) = 0,0141 (m)

+ hc: chiều cao đoạn ống chảy chuyền nhô lên trên đĩa

hc = 37,9 (mm) = 0,0379 (m)

+ hx: chiều cao lớp chất lỏng (không lẫn bọt) trên đĩa

hx = S + 0,5.b = 0,012 + 0,5.0,01 = 0,017 (m) = 17 (mm)

+ F: phần diện tích bề mặt đĩa có gắn chóp (nghĩa là trừ hai phần diện tích để bố trí
ống chảy chuyền)

Fo = F – 2.Sd = 0,84.F = 0,84.0,13 = 0,1092 (m2)

+ f: tổng diện tích các chóp trên đĩa

f = 0,785.d2ch .n = 0,785.0,062.10 = 0,02826 (m2)

+ hch: chiều cao của chóp

hch = hc + Δ = 0,0379 + 0,0141 = 0,052 (m)

→ hhơi = hch - h2 - ch + mâm + h + S = 52 – 10 – 2 + 2 + 2 + 12 = 56 (mm)

Chọn bề dày ống hơi: h = 2 (mm)

(0,0379+0,0141−0,017).(0,13−0,02826).810,68+0,017.405,34.0,02826
➔ hb = +
0,13.405,34
(0,052−0,017).0,02826.405,34
= 0,06609 (m) = 66,09 (mm)
0,13.405,34

GVHD: Trần Chí Hải 50


Đồ án kỹ thuật thực phẩm

0,06609−0,01
 ΔPt = 405,34.9,81.( ) = 111,518 (N/m2)
2

Tổng trở lực qua một đĩa:

ΔPđ cất = ΔPk + ΔPs + ΔPt = 57,91 + 7,2 + 111,518 = 176,628 (N/m2)

Tổng trở lực phần cất:

ΔPcất = Ntt cất . ΔPđ cất = 10.176,628 = 1766,28 (N/m2)

5.4.2. Tính trở lực phần chưng

Tổng trở lực qua một đĩa:

∆Pđ = ∆Pk + ∆Ps + ∆Pt

5.4.2.1. Trở lực đĩa khô ∆𝐏k

ρ"y .ω2
0
ΔPk = ξ. (N/m2)
2

+ ξ: hệ số trở lực đĩa khô, ξ = 4,5 ÷ 5, chọn ξ = 5

+ ρy = ρ”y = 0,667 (kg/m3)

+ ω0: vận tốc hơi qua rãnh chóp (m/s)

V′y
ω0 =
n.i.a.b

V’y: lưu lượng pha hơi trung bình đi trong phần chưng

V’y = 230,05 (m3/h) = 0,064 (m3/s)

0,064
 ω0 = = 5,08 (m/s)
10.21.0,006.0,01

0,667.5,082
ΔPk = 5. = 43,032 (N/m2)
2

5.4.2.2. Trở lực do sức căng bề mặt

GVHD: Trần Chí Hải 51


Đồ án kỹ thuật thực phẩm

4.σhh
ΔPs =
dtd

σ: sức căng bề mặt trung bình của hỗn hợp

Ở t”x = 96,808℃, tra bảng I.242 trang 301, [1] → σethanol = 15,787.10-3 (N/m)

σnước = 59,5.10-3 (N/m)

1 1 1
= +
σhh σethanol σnước

 σhh = 0,0125 (N/m)

dtđ: đường kính tương đương của khe rãnh

4.fx 4.a.b
dtđ = =
H 2.(a+b)

fx: diện tích tiết diện tự do của rãnh

H: chu vi rãnh

4.6.10
dtđ = = 7,5 (mm) = 7,5.10-3 (m)
2.(6+10)

4.σhh 4.0,0125
ΔPs = = = 6,667 (N/m2)
dtđ 7,5.10−3

5.4.2.3. Trở lực của lớp chất lỏng trên đĩa (trở lực thủy tĩnh ∆𝐏t)

ΔPt = ρ’b.g.(h’b – hr/2) (N/m2)

+ ρ’b: khối lượng riêng của bọt, thường ρ’b = (0,4 ÷ 0,6).ρ”x

Chọn ρ’b = 0,5.ρ’’x = 0,5.946,89 = 473,445 (kg/m3)

+ hr: chiều cao của khe chóp (m), hr = b = 10 (mm) = 0,01 (m)

+ h’b: chiều cao lớp bọt trên đĩa (m)

(hc + Δ− hx ).(F−f).ρ′′x + hx .ρ′b .f+(hch −hx ).f.ρ′b


h’b =
F.ρ′b

GVHD: Trần Chí Hải 52


Đồ án kỹ thuật thực phẩm

+ Δ: chiều cao của chất lỏng trên ống chảy chuyền

Δ = Δh = 14,1 (mm) = 0,0141 (m)

+ hc: chiều cao đoạn ống chảy chuyền nhô lên trên đĩa

hc = 37,9 (mm) = 0,0379 (m)

+ hx: chiều cao lớp chất lỏng (không lẫn bọt) trên đĩa

hx = S + 0,5.b = 0,012 + 0,5.0,01 = 0,017 (m) = 17 (mm)

+ F: phần diện tích bề mặt đĩa có gắn chóp (nghĩa là trừ hai phần diện tích để bố trí
ống chảy chuyền)

Fo = F – 2Sd = 0,84.F = 0,84.0,13 = 0,1092 (m2)

+ f: tổng diện tích các chóp trên đĩa

f = 0,785.d2ch .n = 0,785.0,06 2.10 = 0,02826 (m2)

+ hch: chiều cao của chóp

hch = hc + Δ = 0,0379 + 0,0141 = 0,052 m

(0,0379+0,0141−0,017).(0,13−0,02826).946,89+0,017.473,445.0,02826
 hb = +
0,13.473,445
(0,052−0,017).0,02826.473,445
= 0,06609 (m) = 66,09 (mm)
0,13.473,445

0,06609−0,01
 ΔPt = 473,445.9,81.( ) = 130,255 (N/m2)
2

Tổng trở lực qua một đĩa:

ΔPđ chưng = ΔPk + ΔPs + ΔPt = 43,032 + 6,667 + 130,255 = 179,954 (N/m2)

Tổng trở lực phần chưng:

ΔPchưng = Ntt chưng . ΔPđ chưng = 13.179,954 = 2339,402 (N/m2)

GVHD: Trần Chí Hải 53


Đồ án kỹ thuật thực phẩm

5.4.3. Tổng trở lực của tháp

Tổng trở lực của tháp ΔP:

ΔP = ΔPcất + ΔPchưng = 1766,28 + 2339,402 = 4105,682 (N/m2) = 0,042 (at)

Kiểm tra lại khoảng cách mâm h = 0,25 (m) đảm bảo điều kiện hoạt động bình
ΔPđ chưng
thường của tháp: h > 1,8 .
ρx .g

Vì ΔPđ cất < ΔPđ chưng nên ta lấy ΔPđ chưng để kiểm tra:

179,954
1,8 . = 0,0349 (m) < 0,25 (m) (thỏa)
946,89.9,81

Vậy chọn h = 0,25 (m) là hợp lý.

GVHD: Trần Chí Hải 54


Đồ án kỹ thuật thực phẩm

CHƯƠNG VI: TÍNH TOÁN CƠ KHÍ

6.1. Tính bề dày thân trụ của tháp

Vì tháp chưng cất hoạt động ở áp suất thường nên ta thiết kế thân hình trụ bằng
phương pháp hàn giáp mối (hàn dọc, phương pháp hồ quang), kiểu hàn giáp mối một
bên có tấm lót khắp chu vi làm việc với áp suất trong. Thân tháp được ghép với nhau
bằng các mối ghép bích. Thân không có lỗ, thiết bị thuộc nhóm 2 loại II.

Để đảm bảo chất lượng của sản phẩm và khả năng ăn mòn của etylic đối với thiết
bị, ta chọn vật liệu chế tạo thân tháp là thép không gỉ mã X18H10T. Tốc độ ăn mòn của
thép ≤ 0,1 mm/năm.

Dựa vào bảng XII.4 và bảng XII.7 trang 310 và 313, [2] (Tính chất vật lý của kim
loại đen và hợp kim của chúng), các thông số đặc trưng của X18H10T (với chiều dày
tấm thép 4 ÷ 25 mm):

+ Giới hạn bền kéo: k = 550.106 (N/m2)

+ Giới hạn bền chảy: ch = 220.106 (N/m2)

+ Hệ số dãn khi kéo ở nhiệt độ 20-100oC là 16,6.10-6 (1/oC)

+ Khối lượng riêng ρ = 7,9.103 ( kg/m3)

Tra bảng XIII.3 trang 356, [2] ta được:

+ Hệ số an toàn bền kéo: nk = 2,6

+ Hệ số an toàn bền chảy: nch = 1,5

Ðiều kiện làm việc của tháp chưng cất:

+ Áp suất bên trong tháp (tính tại đáy tháp => Ph = 0) với môi trường làm việc lỏng
- khí:

P = Ph + PL + ∆P

GVHD: Trần Chí Hải 55


Đồ án kỹ thuật thực phẩm

+ Áp suất thủy tĩnh của cột chất lỏng: PL = ρL.g.H (XIII.10, trang 360, [2])

H = 6,7 (m)

ρL = ρ̅xtb (kg/m3)

ρ′xtb + ρ′′xtb 810,68 + 946,89


PL = ρL × g × H = ×g×H= × 9,81 × 6,7
2 2
N N
= 57759,9017 ( 2 ) = 0,0578 ( )
m mm2

Tổng trở lực của tháp: P = 8664 (N/m2)

N N
P = PL + ∆P = 57759,9017 + 8664 = 66423,9017 ( ) = 0,0664 ( )
m2 mm2

Ta có Dt = 400mm => Theo bảng XIII.8 trang 362, [2] hệ số bền mối hàn φh = 0,9

Theo bảng XIII.2 trang 356, thiết bị không đốt nóng trực tiếp thuộc loại II.

 Hệ số hiệu chỉnh: η = 1,0

Ứng suất cho phép:

δk 550×106 N
[σk ] = η= × 1 = 211,5385 × 106 ( ) (XIII.1, trang 355, [2])
nk 2,6 m2

δch 220×106 N
[σk ] = η= × 1 = 146,6667 × 106 ( ) (XIII.2, trang 355, [2])
nch 1,5 m2

Theo bảng XIII.4, trang 357, [2] => chọn giá trị bé nhất

N N
=> [σ] = 146,6667 × 106 ( ) = 146,6667 ( )
m2 mm2

Xét tỷ số:

[σ] 146,6667
φh = × 0,9 = 1987,952 ≥ 50
P 0,0664

 Do đó có thể bỏ qua đại lượng P ở mẫu số

GVHD: Trần Chí Hải 56


Đồ án kỹ thuật thực phẩm

Bề dày tháp được tính theo công thức:

P × Dt 0,0664 × 400
S= +C= + C = 0,1006 + C
2[σ]φh 2 × 146,6667 × 0,9

Trong đó: C là hệ số bổ sung bề dày

C = C1 + C2 + C3 (XIII.17, trang 363 [2])

Với:

+ C1: hệ số bổ sung do ăn mòn, xuất phát từ điều kiện ăn mòn vật liệu của môi
trường và thời gian làm việc của thiết bị. Chọn tốc độ ăn mòn là 0,1 mm/năm, thiết bị
hoạt động trong 20 năm => C1 = 2 mm

+ C2: hệ số bổ sung do bào mòn cơ học => C2 = 0

+ C3: hệ số bổ sung do dung sai của chiều dày phụ thuộc vào chiều dày tấm vật liệu
cho ở bảng XIII.9 => C3 = 0,4 mm

Khi đó: C = 2 + 0 + 0,4 = 2,4 mm

 S = 0,1006 + 2,4 = 2,5006 mm => lấy S = 4 mm

N
Vì P = 0,0664 ( ) < 0,07 => Theo bảng XIII.5, trang 358 [2], ta có:
mm2

N
pth = (p + 0,1) × 106 = (0,0664 + 0,1) × 106 = 0,1664 × 106 ( )
m2
N
= 0,1664 ( )
mm2

Áp suất thử tính toán p0 được xác định theo công thức: (XIII.27, trang 366, [2])

N
p0 = pth + pL = 0,1664 + 0,0578 = 0,2242 ( )
mm2

Kiểm tra ứng suất theo áp suất thử bằng công thức: (XIII.26, trang 365, [2])

[Dt + (S − C)]p0 [400 + (4 − 2,4)] × 0,2242


σ= =
2 (S − C)φ 2(4 − 2,4) × 0,9

GVHD: Trần Chí Hải 57


Đồ án kỹ thuật thực phẩm

N σc N
= 31,2634 ( 2
)≤ = 122,2223 ( )
mm 1,2 mm2

Kiểm tra bề dày của thân:

S − Ca 4 − 2
= = 0,005 < 0,1 → đúng
Dt 400

Kiểm tra áp suất tính toán cho phép:

2[σ]φh (S − Ca ) 2 × 146,6667 × 0,9. (4 − 2) N


[P] = = = 1,3134 ( )>P
Dt + (S − Ca ) 400 + (4 − 2) mm2
= 0,0664 → đúng

Vậy bề dày thực của tháp là S = 4 (mm).

6.2. Tính, chọn bề dày của đáy và nắp thiết bị

Chọn đáy và nắp có dạng ellipise tiêu chuẩn, có gờ bằng thép X18H10T.

Bề dày đáy và nắp là bằng nhau.

Dt

ht

Hình 6.4. CTCT của Ethanol

Ta có Dt = 400 mm, theo bảng XIII.10, trang 382, [2]: ht = 100 mm

Diện tích bề mặt trong: Sđáy = 0,2 m2

Chọn chiều cao gờ: hgờ = 25 mm

Chiều dày S được xác định theo công thức sau:

GVHD: Trần Chí Hải 58


Đồ án kỹ thuật thực phẩm

Dt × P Dt
S= × +C
3,8[σ] × k × φh − P 2ht

Trong đó:

+ ht: chiều cao phần lồi của đáy (m)

+ φh : hệ số bền của mối hàn hướng tâm

+ k: hệ số không thứ nguyên

Chọn đường kính lớn nhất của lỗ ở nắp không tăng cứng d = 0,15 m

d 0,15
k=1− =1− = 0,625
Dt 0,4

Xét tỷ số:

[σ] 146,6667
× k × φh = × 0,625 × 0,9 = 1242,4702 ≥ 30
P 0,0664

 Bỏ qua đại lượng p ở mẫu số

Dt × P Dt 400 × 0,0664 400


S= × +C= × +C
3,8[σ] × k × φh 2ht 3,8 × 146,6667 × 0,625 × 0,9 2 × 100
= 0,169 + C

Có tăng thêm một ít đối với đáy, nắp dập tùy theo chiều dày:

S − C = 0,169 < 10 mm

 Thêm 2 mm

Đại lượng bổ sung C tính theo công thức:

C = C1 + C2 + C3 (XIII.17, trang 363 [2])

Với:

GVHD: Trần Chí Hải 59


Đồ án kỹ thuật thực phẩm

+ C1: hệ số bổ sung do ăn mòn, xuất phát từ điều kiện ăn mòn vật liệu của môi
trường và thời gian làm việc của thiết bị. Chọn tốc độ ăn mòn là 0,1 mm/năm, thiết bị
hoạt động trong 20 năm => C1 = 2 mm

+ C2: hệ số bổ sung do bào mòn cơ học => C2 = 0

+ C3: hệ số bổ sung do dung sai của chiều dày phụ thuộc vào chiều dày tấm vật liệu
cho ở bảng XIII.9 => C3 = 0,4 mm

C = 2 + 0 + 0,4 + 2 = 4,4

 S = 0,169 + 4,4 = 4,569 mm

Chọn bề dày của nắp và đáy thiết bị 6 mm.

Kiểm tra ứng suất thành ở áp suất thử thủy lực theo công thức: (XIII.49, trang 386,
[2])

[D2t + 2ht (S − C)]p0 [4002 + 2 × 100(6 − 4,4)]. 0,2242


σ= =
7,6kφh ht (S − C) 7,6 × 0,625 × 0,9 × 100 × (6 − 4,4)

N σc N
= 52,5493 ( ) ≤ = 122,2223 ( ) → hợp lý
mm2 1,2 mm2

Vậy bề dày của đáy và nắp thiết bị là 6 mm.

6.3. Chọn bích và vòng đệm

Mặt bích là một bộ phận quan trọng dùng để nối các phần của thiết bị cũng như nối
các bộ phận khác của thiết bị. Các loại mặt bích thường sử dụng:

- Bích liền: là bộ phận nối liền với thiết bị (hàn, đúc, rèn). Loại bích này chủ
yếu dùng với áp suất thấp và áp suất trung bình.

- Bích tự do: chủ yếu dùng để nối các ống thép làm việc ở nhiệt độ cao, để nối
các bộ phận bằng kim loại màu và hợp kim của chúng, đặc biệt là khi cần làm
mặt bích bằng vật liệu bền hơn thiết bị.

- Bích ren: chủ yếu dùng cho áp suất cao.

GVHD: Trần Chí Hải 60


Đồ án kỹ thuật thực phẩm

Chọn bích được ghép thân, đáy và nắp làm bằng thép X18H10T, cấu tạo của bích là
bích liền không cổ (kiểu I).

Hình 6.5. Bích liền không cổ (kiểu I)

• Bích và đệm để nối và bít kín thiết bị

Bích được làm bằng thép CT3, cấu tạo của bích là bích liền không cổ (kiểu 1).

Theo bảng XIII.27, trang 417 [2], ứng với Dt = 400mm và áp suất tính toán P =
0,0664 (N/mm2), ta có:

Bảng 6.1. Bích liền bằng thép để nối thiết bị

Kích thước nối


Bu-lông h
Dt D Db Dl Do
db Z
mm cái mm
400 515 475 450 411 M16 20 20

Trong đó:

+ Dn = 408 mm: đường kính ngoài của thiết bị

+ Dt: đường kính trong thiết bị

+ D: đường kính bích

+ Db: đường kính tâm bu-lông

+ Dl: đường kính mép vát

GVHD: Trần Chí Hải 61


Đồ án kỹ thuật thực phẩm

+ h: chiều cao bích

+ db: đường kính bu-lông

+ Z: số bu-lông

Tra bảng IX.5 trang 170, [2], chọn số mâm giữa hai mặt bích là 4 mâm, ứng với
đường kính trong cả tháp Dt = 400 (mm) và khoảng cách giữa hai đĩa Hđ = 250 (mm).

 Số mặt bích dùng để ghép thân-đáy-nắp là:

23
+ 2 = 7,75 ≈ 8 𝑏í𝑐ℎ
4

Theo bảng XIII.31 trang 433, [2] tương ứng với bảng XIII.27 trang 417, [2]: kích
thước bề mặt đệm bít kín:

+ Dt = 400 (mm)

+ H = h = 20 (mm)

+ D2 = 447 (mm)

+ D4 = 427 (mm)

Và do Dt < 1000 (mm) nên D3 = D2 + 1 = 448 (mm)

D5 = D4 – 1 = 426 (mm)

• Bích để nối ống dẫn

Chọn vật liệu là thép CT3, chọn kiểu 1, theo bảng XIII.26 trang 409, [2] và tra bảng
XIII.32 trang 434, [2].

Ta có bảng sau:

GVHD: Trần Chí Hải 62


Đồ án kỹ thuật thực phẩm

Bảng 6.2. Kích thước chiều dài đoạn ống nối

Kích thước nối


Loại
Dy h l
STT ống Bu-lông
(mm) Dn D 𝑫𝜹 D1 (mm) (mm)
dẫn db z
(mm) (mm) (mm) (mm)
(mm) (cái)
Nhập
1 20 25 90 65 50 M10 4 12 80
liệu
Hoàn
2 32 38 120 90 70 M12 4 12 90
lưu
Dẫn
3 40 45 130 100 80 M12 4 12 100
hơi ra
Dòng
4 25 32 100 75 60 M10 4 12 90
sp đáy
Hơi
5 40 45 130 100 80 M12 4 12 100
vào đáy

Theo bảng XIII.30 trang 432, [2] tương ứng với bảng XIII.26 trang 409, [2]: kích
thước bề mặt đệm bít kín:

Ta có bảng sau:

Bảng 6.3. Kích thước bề mặt đệm bít kín

D D1 D2 D3 D4 D5 b b1 z f
STT
(mm) (mm) (mm) (mm) (mm) (mm) (mm) (mm) (rãnh) (mm)
1 20 50 43 44 33 32 4 1 2 4
2 32 70 59 60 49 48 4 1 2 4
3 40 80 69 70 55 54 4 1 3 4
4 25 60 51 52 41 40 4 1 2 4
5 40 80 69 70 55 54 4 1 3 4

6.4. Chân đỡ và tai treo thiết bị

Tra bảng XII.7 trang 313, [2] ta có khối lượng riêng của thép CT3 là:

ρCT3 = 7850 (kg/m3) và ρX18H10T = 7900 (kg/m3)

❖ Khối lượng của một bích ghép thân:

GVHD: Trần Chí Hải 63


Đồ án kỹ thuật thực phẩm

Chọn khoảng cách 2 mặt nối bích là 900 – 1100 (mm) và số đĩa giữa 2 mặt bích là
3 (nđ = 3).

23
Số mặt bích cần dùng để ghép là: + 2 = 7,75 ≈ 8 bích
4

π 2 π
m1 = (D − D2t ) × h × ρX18H10T = (0,5152 − 0,42 ) × 0,02 × 7900
4 4
= 13,0577(kg)

❖ Khối lượng của một mâm:

Chọn bề dày mâm bằng 2 mm và vật liệu là thép X18H10T.

π π
m2 = × D2t × δmâm × 0,7 × ρX18H10T = × 0,42 × 0,002 × 0,7 × 7900
4 4
= 1,3898(kg)

❖ Khối lượng của thân tháp:

π π
m3 = × (D2n − D2t ) × H × ρX18H10T = × (0,4082 − 0,42 ) × 6,7 × 7900
4 4
= 268,716 (kg)

❖ Khối lượng của đáy (nắp) tháp:

m4 = Sbề mặt × đáy × ρX18H10T = 0,2 × 0,006 × 7900 = 9,48 kg

❖ Khối lượng của dung dịch trong tháp:

π π
mdd = Vdd × ρdd = × D2t × Hthiết bị × ρdd = × 0,42 × 7 × 878,785 = 773,02 kg
4 4

❖ Khối lượng của toàn tháp:

m = 8m1 + 22m2 + m3 + 2m4 + mdd


= 8 × 13,0577 + 22 × 1,3898 + 268,716 + 2 × 9,48 + 773,02
= 1195,7332 kg

Trọng lượng của toàn tháp:

GVHD: Trần Chí Hải 64


Đồ án kỹ thuật thực phẩm

P = m × g = 1195,7332 × 9,81 = 11730,1427 kg

 Tính chân đỡ tháp

Chọn chân đỡ: Tháp được đỡ trên bốn chân.

Hình 6.6. Chân đỡ tháp

Vật liệu làm chân đỡ tháp là thép CT3.

P 11730,1427
Tải trọng cho phép trên một chân: Gc = = = 2932,536 N
4 4

Để đảm bảo độ an toàn cho thiết bị, ta chọn: Gc = 5000 (N)

Tra bảng XIII.35, trang 437, [2] ta chọn chân đỡ có các thông số sau:

Bảng 6.4. Thông số chân tháp

L B B1 B2 H h S l d
(mm)
160 110 135 195 240 145 10 55 23

 Tính tai treo thiết bị

Chọn tai treo: Tai treo được gắn trên thân tháp để giữ cho tháp khỏi bị dao động
trong điều kiện ngoại cảnh.

Chọn vật liệu tai treo là thép CT3.

GVHD: Trần Chí Hải 65


Đồ án kỹ thuật thực phẩm

Ta chọn bốn tai treo, tải trọng cho phép trên một tai treo: Gt = Gc = 5000 (N)

Hình 6.7. Tai treo thiết bị

Tra bảng XIII.36, trang 438, [2], ta chọn tai treo có các thông số sau:

Bảng 6.5. Thông số tai treo thiết bị

L B B1 H S L a d
(mm)
100 75 85 155 6 40 15 18

GVHD: Trần Chí Hải 66


LỜI KẾT

Chưng luyện là quá trình tiến hành đa số trong tháp có các dòng chuyển động ngược
chiều nhau. Trong đó phải có các chi tiết để tiến hành đảm bảo sự tiếp xúc pha tốt nhất
(các loại đĩa…). Phương pháp tính toán và thiết kế một hệ thống chưng luyện liên tục
và hấp thụ có nhiều điểm giống nhau. Tuy nhiên, do đặc điểm của quá trình chưng luyện
là hệ số phân bố thay đổi theo chiều cao của tháp, đồng thời quá trình truyền nhiệt diễn
ra song song với quá trình truyền khối, vì vậy làm cho quá trình tính toán và thiết kế trở
nên phức tạp.

Một khó khăn nữa mà khi tính toán và thiết kế tháp chưng luyện luôn gặp phải đó
là không có công thức chung cho việc tính toán các hệ số động học của quá trình chưng
luyện hoặc công thức tính toán chưa phản ánh được đầy đủ các tác dụng động học của
các hiệu ứng hóa học, lý học… mà chủ yếu là công thức thực nghiệm và trong các công
thức tính toán thì phần lớn phải tính theo các giá trị trung bình, các thông số vật lý chủ
yếu nội suy, nên rất khó khăn trong tính toán chính xác.

Trong phạm vi khuôn khổ của đồ án môn học, do thời gian không cho phép đồng
thời đây là lần đầu tiên tiếp xúc với cách làm đồ án cho nên không tránh khỏi những bỡ
ngỡ, sai sót. Mặt khác, quá trình tính toán thiết kế trên chỉ là những tính toán lý thuyết,
các kết quả tìm được đều phải quy chuẩn. Do vậy, khi áp dụng vào thực tế cần phải có
sự tính toán cụ thể và rõ ràng hơn để phù hợp với thực tế sản xuất. Là sinh viên, chúng
em chưa được tiếp xúc nhiều với công nghệ, với thực tế sản xuất, vì vậy việc tính toán
cơ khí và tính bền của các chi tiết cũng không tránh khỏi những sai sót.

Trong thời gian làm đồ án vừa qua, chúng em đã nhận được sự quan tâm và giúp đỡ
nhiệt tình của thầy Trần Chí Hải, thầy đã giúp chúng em hiểu rõ hơn về môn học, cũng
như phương pháp thực hiện tính toán thiết kế, cách tra cứu số liệu, xử lý số liệu để chúng
em có thể hoàn thành tốt bài đồ án của mình. Chúng em xin chân thành cám ơn thầy!

67
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] GS, TSKH Nguyễn Bin – PGS, TS Đỗ Văn Đài – KS Long Thanh Hùng – TS Đinh
Văn Huỳnh – PGS, TS Nguyễn Trọng Khuông – TS Phan Văn Thơm – TS Phạm Xuân
Toản – TS Trần Xoa, Sổ tay quá trình và thiết bị Công nghệ Hóa chất tập 1, NXB Khoa
học và Kỹ thuật Hà Nội.

[2] GS, TSKH Nguyễn Bin – PGS, TS Đỗ Văn Đài – KS Long Thanh Hùng – TS Đinh
Văn Huỳnh – PGS, TS Nguyễn Trọng Khuông – TS Phan Văn Thơm – TS Phạm Xuân
Toản – TS Trần Xoa, Sổ tay quá trình và thiết bị Công nghệ Hóa chất tập 2, NXB Khoa
học và Kỹ thuật Hà Nội.

[3] Phạm Văn Bôn – Vũ Bá Minh – Hoàng Minh Nam, Quá trình và thiết bị công nghệ
hóa học tập 10 – Ví dụ và bài tập, Trường ĐH Bách Khoa TP. HCM.

[4] Bảng tra cứu quá trình và thiết bị công nghệ hóa học và thực phẩm, (2012), NXB
Đại học Quốc gia TP. HCM.

[5] Quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất tập 2, (2006), NXB Khoa học và Kỹ thuật
Hà Nội.

[6] Các tài liệu tham khảo khác.

68

You might also like