You are on page 1of 3

CÂU HỎI SINH HỌC PHÂN TỬ

BÀI 7. BỘ GEN TẾ BÀO NHÂN THẬT


I. TRẮC NGHIỆM:
Câu 1. Ý nào sau đây KHÔNG đúng với trình tự tăng cường:
A. Có tác động trans B. Ở trước hay sau promoter
C. Cách xa vị trí khởi đầu phiên mã D. Thường có cấu trúc không đối xứng
Câu 2. Điều nào KHÔNG ĐÚNG với trình tự tăng cường (enhancer sequence):
A. Gắn với protein hoạt hóa sẽ tăng cường sự phiên mã
B. Khi hoạt động sẽ làm tăng số lượng ARN polymerase
C. Có khả năng tác động cách xa gen cấu trúc đến vài nghìn base
D. Là vị trí gắn của protein ức chế
E. Trình tự tăng cương đầu tiên được tìm thấy ở virus khỉ 40 (SV40)
Câu 3. Bậc cấu trúc ADN nhỏ nhất của nhiễm sắc thể nhân thật:
A. Nhiễm sắc tử B. Thể hoa thị C. Loop D. Nucleosome
Câu 4. Gen mã hóa protein thuộc:
A. ADN tiểu vệ tinh B. ADN vệ tinh
C. ADN trình tự lặp lại trung bình D. ADN trình tự lặp lại độc nhất
Câu 5. Trình tự lặp lại ở telomere có đặc điểm:
A. Bảo tồn ở mức độ loài
B. Không có tính bảo tồn
C. Có thể nối dài nhờ cơ chế sao chép đặc biệt
D. Ít bắt màu với thuốc nhuộm Giemsa
Câu 6. Vai trò của telomere:
A Bảo vệ nhiễm sắc thể B. Chứa trình tự các gen giả
C. Quyết định tỉ lệ (A+T)/(G+C) của 1 loài D. Giúp nhiễm sắc thể nhân đôi
Câu 7. Trình tự ADN lặp lại mức độ trung bình liên quan đến:
A. ADN vệ tinh B. ADN tiểu vệ tinh
C. ADN vi vệ tinh D. Yếu tố di truyền động
Câu 8. Ở tế bào nhân thật, trình tự ADN chiếm số lượng nhiều nhất:
A. Trình tự ADN lặp lại cao B. Trình tự ADN lặp lại trung bình
C. Trình tự ADN lặp lại độc nhất D. Thay đổi giữa các cá thể
Câu 9. Giá trị C là:
A. Tổng số nucleotid có trong tế bào B. Kích thước nhiễm sắc thể
C. Kích thước gen D. Kích thước bộ gen lưỡng bội
E. Kích thước bộ gen đơn bội
Câu 10. Nghịch lý giá trị C:
A. Là giá trị nghịch đảo của giá trị C
B. Sự khác biệt giữa giá trị C của sinh vật bậc cao với vi khuẩn
C. Sự khác biệt giữa giá trị C của người với sinh vật bậc cao khác
D. Sự không tương xứng giữa kích thước bộ gen với số gen
E. Sự không tương xứng giữa bộ gen đơn bội và lưỡng bội
Câu 11. Các trình tự lặp lại ở ADN tế bào nhân thật gồm:
A. SINE B. LINE C. CEN D. TEL E. Tất cả
Câu 12. Trình tự TEL:
A. Thuộc nhóm telomer B. Bảo vệ đầu mút nhiễm sắc thể
C. Kìm hãm sự tiến hóa D. Không gắn với màng nhân
E. A và B
Câu 13. Trình tự SINE:
A. Còn gọi là Alu B. Không chứa nhóm Alu
C. Ngắn hơn LINE D. Dài hơn LINE
E. A và C
Câu 14. Gen giả là
A. Trình tự lặp lại thấp B. Trình tự lặp lại cao
C. Trình tự độc nhất D. Không mã hóa cho protein
E. C và D
Câu 15. Các hormon có thể kích thích phiên mã bằng cách:
A. Tách ADN khỏi histone B. Tác động như một chất cảm ứng
C. Hoạt hóa protein hiệu ứng D. Gắn với protein tạo phức hợp hoạt hóa
E. Tất cả
Câu 16. Các mức điều hòa biểu hiện gen ở tế bào nhân thật:
A. Chất nhiễm sắc B. Phiên mã
C. Hậu phiên mã D. Dịch mã và hậu dịch mã
E. Tất cả
Câu 17. Enhancer:
A. Có tác động cis B. Hoạt động theo kiểu trans
C. Có khả năng thực hiện tác động cách xa đến bài nghìn cặp base
D. Hoạt động theo hướng 5’ → 3’ E. A và C
Câu 18. Điều hòa hoạt động gen ở tế bào nhân thật khác tế bào nhân nguyên thủy:
A. Trình tự điều hòa 5’ thường rất dài
B. Trình tự điều hòa 3’ thường rất dài
C. Chủ yếu đáp ứng lại tín hiệu ngoại sinh
D. Chủ yếu đáp ứng lại tín hiệu nội sinh
E. A và D
Câu 19. Nghịch lý giá trị C phản ánh:
A. Sự tương quan giữa số gen và kích thước của sinh vật
B. Sự không tương xứng giữa kích thước bộ gen với số lượng protein của sinh vật
C. Sự không tương xứng giữa kích thước bộ gen với số gen của 1 loài
D. Tỉ lệ (A+T)/(G+C) của 1 loài
Câu 20. Ở nhân thật, ADN có mấy thành phần lặp lại:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 21. Vị trí của telomere trên nhiễm sắc thể nhân thật:
A. Sợi ngắn B. Tận cùng đầu mút C. Sợi dài D. Eo thắt bậc 1
Câu 22. Gen giả:
A. Không dịch mã thành protein chức năng B. Dịch mã thành protein tương đồng
C. Dịch mã thành protein khác D. Dịch mã thành protein bình thường
Câu 23. Trong điều hòa biểu hiện gen, trình tự tăng cường:
A. Làm tăng tốc độ dịch mã B. Là trình tự có tác động cis
C. Phải ở phía trước promoter D. Không gây ảnh hưởng
Câu 24. Thành phần khác biệt giữa nhiễm sắc thể nhân thật và nhiễm sắc thể nhân nguyên thủy
là:
A. Base nitơ B. Đường pentose C. ADN nối D. Histone
Câu 25. Nghịch lý giá trị C của loài nào sau đây nhỏ nhất:
A. Vi khuẩn B. Thực vật C. Virus D. Người
II. CÂU HỎI NGẮN:
1. Trên nhiễm sắc thể nhân thật, telemore ở vị trí _______________.
2. Các loại trình tự ADN lặp lại ở mức độ cao ____________________.
3. Sự phân loại các trình tự ADN lặp lại mức độ cao dựa vào __________________.
4. Telomerase xúc tác quá trình ___________________.
5. Trình tự ADN lặp lại mức độ trung bình liên quan đến _____________.
6. Bậc cấu trúc nhỏ nhất của ADN nhiễm sắc thể nhân thật ______________.
7. Nucleosome cấu tạo gồm ___________________.

You might also like