You are on page 1of 4

CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN

(Dành cho hệ đào tạo đóng học phí )

A- Lý thuyết

Câu 1: Sản xuất hàng hóa là gì? Phân tích điều kiện ra đời của sản xuất hàng
hóa. Liên hệ với thực tiễn quá trình phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt
Nam?

Câu 2: Hàng hóa là gì? Phân tích hai thuộc tính của hàng hóa. Vì sao hàng
hóa lại có 2 thuộc tính?

Câu 3: Phân tích lượng giá trị hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng
giá trị hàng hóa? Liên hệ với thực tiễn phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt
Nam hiện nay.

Câu 4: Trình bày nội dung, yêu cầu và tác động của quy luật giá trị trong nền
kinh tế hàng hóa? Ý nghĩa của việc nghiên cứu quy luật này trong quá trình
phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay.

Câu 5: Kinh tế thị trường là gì? Trình bày đặc trưng, ưu thế và khuyết tật của
nền kinh tế thị trường? Cần làm gì để phát huy những ưu thế và hạn chế
khuyết tật trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta hiện nay?

Câu 6: Trình bày vai trò của các chủ thể chính tham gia thị trường. Liên hệ
với bản thân khi tham gia vào các hoạt động kinh tế - xã hội?

Câu 7: Phân tích quá trình sản xuất giá trị thặng dư và nêu vai trò của lao
động trong quá trình này?

Câu 8: Phân tích hàng hóa sức lao động và ý nghĩa của việc phát hiện ra hàng
hóa sức lao động? Nghiên cứu vấn đề này có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi
sinh viên?

Câu 9: Nêu khái niệm và phân tích tính tất yếu khách quan của việc phát triển
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam?
Câu 10: Nêu khái niệm và phân tích các đặc trưng của nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN ở Việt Nam?

Câu 11: Phân tích vai trò của các cuộc cách mạng công nghiệp đối với quá
trình phát triển? Ý nghĩa của cách mạng công nghiệp với quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam?

Câu 12: Tình bày khái niệm và tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa,
hiện đại hóa ở Việt Nam.

B - BÀI TẬP

Ôn luyện các dạng bài tập có liên quan tới kết cấu lượng giá trị hàng hóa, tư
bản bất biến, tư bản khả biến, tư bản cố định, tư bản lưu động.

BÀI TẬP VẬN DỤNG CHƯƠNG 2


Câu 1: Trong 8 giờ sản xuất được 16 sản phẩm có tổng giá trị là 80 đô-la. Hỏi
giá trị tổng sản phẩm làm ra trong ngày và giá trị của một sản phẩm là bao
nhiêu, nếu:
a) Năng suất tăng lên 2 lần.
b) Cường độ lao động tăng lên 1,5 lần

BÀI TẬP VẬN DỤNG CHƯƠNG 3


Bài 1: Một doạnh nghiệp sản xuất 1 tháng được 1000 sản phẩm. Trong đó tư
bản đầu tư là 100.000 USD, cấu tạo hữu cơ c/v = 4/1, tỷ suất giá trị thặng dư
là 200%. Tính giá trị của một đơn vị sản phẩm và kết cấu giá trị của nó.
Bài 2: Một tư bản có cấu tạo hữu cơ là 9/1, nguyên liệu và vật liệu phụ gấp 2
lần tiền thuê lao động. Hãy xác định lượng tư bản cố định, lượng tư bản lưu
động, lượng tư bản bất biến, lượng tư bản khả biến? Biết rằng quy mô tư bản
đầu tư là 1.000.000 USD.
Bài 3: Một tư bản có 500.000 USD nhà xưởng, 200.000 USD thiết bị máy
móc, nguyên liệu và vật liệu phụ gấp 2 lần tiền thuê lao động. Hãy xác định
lượng tư bản cố định, lượng tư bản lưu động, lượng tư bản bất biến, lượng tư
bản khả biến? Biết rằng quy mô tư bản ứng trước là 1.000.000 USD.
Bài 4: Một doanh nghiệp tư bản cần thuê bao nhiêu công nhân để trong cả
năm thu được 360.000 USD giá trị thặng dư. Biết rằng tỷ suất giá trị thặng dư
là 300% và tiền công trả cho mỗi công nhân là 200 USD/tháng, cấu tạo hữu
cơ là 4/1.
Bài 5: Trong quá trình sản xuất sản phẩm, hao mòn thiết bị và máy móc là
100.000 USD. Chi phí nguyên liệu, vật liệu và nhiên liệu là 300.000 USD.
Hãy xác định chi phí tư bản khả biễn nếu biết rằng giá trị sản phẩm là 1 triệu
USD và trình độ bóc lột là 200%.

Bài 6: 100 công nhân làm thuê sản xuất 1 tháng được 12.500 đơn vị sản phẩm
với chi phí tư bản bất biến là 250.000 đô-la. Giá trị sức lao động 1 tháng của
mỗi công nhân là 250 đô-la, m=300%. Hãy xác định giá trị của một đơn vị
sản phẩm và kết cấu của nó.

Bài 7: Tư bản đầu tư 900 ngàn đô-la, trong đó bỏ vào tư liệu sản xuất 780
ngàn đô-la. Số công nhân làm thuê thu hút vào sản xuất là 400 người. Hãy xác
định khối lượng giá trị mới do một công nhân tạo ra, biết rằng tỷ xuất giá trị
thặng dư là 200%.

Bài 8: Ngày làm việc 8 giò thì m’=300%. Sau đó, nhà tư bản kéo dài ngày
làm việc đến 10 giờ. Trình độ bóc lột trong xí nghiệp thay đối như thế nào
nếu giá trị sức lao động không thay đổi. Nhà tư bản tăng thêm giá trị thăng dư
bằng phương pháp nào?

Bài 9: Ngày làm việc 8 giờ, thời gian lao động thặng dư là 4 giờ. Sau đó tăng
năng suất lao động trong các ngành sản xuất vật phẩm tiêu dùng nên hàng hoá
ở những ngành này rẻ hơn trước 2 lần. Trình độ bóc lột thay đổi như thế nào
nếu độ dài ngày lao động không thay đổi? Dùng phương pháp bóc lột giá trị
thặng dư nào?

Bài 10: Tư bản ứng trước là 1.000.000 USD với c/v = 4/1, số công nhân làm

thuê là 2.000 người. Sau đó tư bản tăng lên 1.800.000 USD, cấu tạo hữu cơ tư

bản tăng lên 9:1. Hỏi nhu cầu sức lao động tăng lên như thế nào, nếu tiền

lương của mỗi công nhân không thay đổi.

Hà Nội, ngày 28 tháng 03 năm 2021

Chủ nhiệm bộ môn LL Mác-Lênin

(Đã ký)

TS Đặng Thị Thu Hiền

You might also like