You are on page 1of 57

LỜI MỞ ĐẦU

Bối cảnh ngành nghề


Trong thời gian qua, trước tình hình đại dịch Covid – 19 đang diễn biến phức tạp và
ảnh hưởng nhiều đến doanh nghiệp khi phải giãn cách xã hội. Trước tình hình này, đòi
hỏi ngành kiểm toán cần có những biện pháp để đảm bảo chất lượng trong các cuộc
kiểm toán. Do đó, kiểm toán viên phải có sự hoài nghi nghề nghiệp và sự cẩn trọng.
Kiểm toán viên cần xem xét kỹ sự hoạt động liên tục của doanh nghiệp, đặc biệt đối
với các doanh nghiệp thay đổi chiến lược kinh doanh và có kế hoạch giải thể, mua
bán, sáp nhập hoặc đóng cửa một bộ phận, hoặc hoạt động kinh doanh chính gần như
ngưng trệ do đại dịch. Khi làm việc từ xa, kiểm toán viên cần đánh giá và xác định rủi
ro tổng thể báo cáo tài chính cẩn trọng hơn, đặc biệt chú trọng các bằng chứng kiểm
toán thu thập được.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra, cùng với
đó là sự phát triển vượt bậc về kỹ thuật và công nghệ, nhiều doanh nghiệp sử lý thông
tin qua hệ thống phần mềm và các chứng từ điện tử. Trong trường hợp này, kiểm toán
trong môi trường công nghệ thông tin cần chú trọng sự phân quyền truy cập và sự phê
chuẩn cũng như sự tự đồng bộ hóa liên tự trong các quy trình tự động hóa. Do đó,
trước bối cảnh hiện tại, các doanh nghiệp kiểm toán càng nên tập trung vào kiểm soát
chất lượng kiểm toán và nâng cáo đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên, và điều
này càng khẳng định tầm quan trọng của kiểm toán độc lập trong nền kinh tế thế giới.
Nguyên nhân chọn Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam
Không chỉ riêng một mình ai, mà hầu như đối với sinh viên theo học các ngành về Kế
toán, Kiểm toán, Tài chính và Ngân hàng thì bạn sinh viên nào cũng muốn được làm
việc tại một trong 4 công ty lớn trong ngành kiểm toán toàn cầu là Ernst & Young,
Deloitte, PwC, KPMG. Trong đó, công ty EY với slogan “ Building a better working
world”, EY đã và đang xây dựng một môi trường tốt đẹp hơn và khẳng định vị thế và
một trong bốn công ty cung cấp dịch vụ nghề nghiệp trong lĩnh vực Kế toán – Kiểm
toán – Tài chính hàng đầu thế giới. Hơn thế nữa, với kinh nghiệp và kỹ năng chuyên
môn luôn được thừa nhận ở mức cao, đội ngũ nhân viên ở EY là những người thầy,
những người đồng nghiệp tốt để cho các bạn sinh viên có thể học tập và tiếp thu kiến
thức, từ đó đặt nền móng cho những kiến thức, trải ngiệm thực tế về ngành nghề để
tạo dựng sự nghiệp cho mỗi sinh viên sau này.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU HƯỚNG ĐẾN
Bài báo cáo hướng đến 03 mục tiêu cơ bản sau:
Quy trình áp dụng thủ tục chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho tại công ty TNHH Ernst
& Young Việt Nam
Quy trình thực hiện kiểm toán khoản mục Tài sản cố định (TSCĐ) tại công ty TNHH
Ernst & Young Việt Nam

1
Quy trình kiểm toán năm đầu tiên tại công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam
GIỚI HẠN CỦA BÀI BÁO CÁO
Do tính chất bảo mật của các hồ sơ kiểm toán và các quyền sở hữu trí tuệ của EY, bài
báo cáo không thể đưa ra được đầy đủ các dẫn chứng để chứng minh cho lập luận
được trình bày.
Một số thủ tục kiểm toán đã được thực hiện trước khi tác giả bước vào kỳ thực tập, do
đó trong các ví dụ minh họa, tác giả không thể nêu ra các vấn đề đó trong phần thực
trạng trong khi bản thân không trực tiếp thực hiện hoặc trực tiếp quan sát việc thực
hiện.
CHƯƠNG I: KẾ HOẠCH THỰC TẬP – HỌC KỲ DOANH NGHIỆP
Tuần Nội dung Mục tiêu Phương Yêu cầu hỗ Yêu cầu kết
công việc cần đạt pháp sử trợ quả
dụng
1 (13/12 – Được Làm quen Quan sát, Sự hỗ trợ Hiểu được
17/12) hướng dẫn được với hệ kiểm tra tài tích cực từ cách làm để
các phần thống chuẩn liệu, lắng các Chủ áp dụng vào
hành liên mực, quy nghe nhiệm kiểm làm thực tế.
quan đến trình kiểm toán và
công việc, toán tại trưởng
giới thiệu công ty, và nhóm kiểm
về công ty cách làm toán hướng
trực tuyến một vài dẫn đào tạo
phần hành trực tuyến
đơn giản
2 (20/12 – Được Làm quen Quan sát, Sự hỗ trợ Hiểu được
24/12) hướng dẫn được với hệ kiểm tra tài tích cực từ cách làm để
các phần thống chuẩn liệu, lắng các Chủ áp dụng vào
hành liên mực, quy nghe nhiệm kiểm làm thực tế.
quan đến trình kiểm toán và
công việc, toán tại trưởng
giới thiệu công ty, và nhóm kiểm
về công ty cách làm toán hướng
trực tuyến một vài dẫn đào tạo
phần hành trực tuyến
đơn giản
3 (27/12 – Được Làm quen Quan sát, Sự hỗ trợ Hiểu được
31/12) hướng dẫn được với hệ kiểm tra tài tích cực từ cách làm để
các phần thống chuẩn liệu, lắng các Chủ áp dụng vào
hành liên mực, quy nghe nhiệm kiểm làm thực tế.
quan đến trình kiểm toán và
công việc, toán tại trưởng
giới thiệu công ty, và nhóm kiểm
về công ty cách làm toán hướng

2
trực tuyến một vài dẫn đào tạo
phần hành trực tuyến
đơn giản
4 (4/1 – Được Làm quen Quan sát, Sự hỗ trợ Hiểu được
7/1) hướng dẫn được với hệ kiểm tra tài tích cực từ cách làm để
các phần thống chuẩn liệu, lắng các Chủ áp dụng vào
hành liên mực, quy nghe nhiệm kiểm làm thực tế.
quan đến trình kiểm toán và
công việc, toán tại trưởng
giới thiệu công ty, và nhóm kiểm
về công ty cách làm toán hướng
trực tuyến một vài dẫn đào tạo
phần hành trực tuyến
đơn giản
5 (10/1 – Được Làm quen Quan sát, Sự hỗ trợ Hiểu được
14/1) hướng dẫn được với hệ kiểm tra tài tích cực từ cách làm để
các phần thống chuẩn liệu, lắng các Chủ áp dụng vào
hành liên mực, quy nghe nhiệm kiểm làm thực tế.
quan đến trình kiểm toán và
công việc, toán tại trưởng
giới thiệu công ty, và nhóm kiểm
về công ty cách làm toán hướng
trực tuyến một vài dẫn đào tạo
phần hành trực tuyến
đơn giản
6 (17/1 – Được Làm quen Quan sát, Sự hỗ trợ Hiểu được
21/1) hướng dẫn được với hệ kiểm tra tài tích cực từ cách làm để
các phần thống chuẩn liệu, lắng các Chủ áp dụng vào
hành liên mực, quy nghe nhiệm kiểm làm thực tế.
quan đến trình kiểm toán và
công việc, toán tại trưởng
giới thiệu công ty, và nhóm kiểm
về công ty cách làm toán hướng
trực tuyến một vài dẫn đào tạo
phần hành trực tuyến
đơn giản
7 (24/1 – Được Làm quen Quan sát, Sự hỗ trợ Hiểu được
28/1) hướng dẫn được với hệ kiểm tra tài tích cực từ cách làm để
các phần thống chuẩn liệu, lắng các Chủ áp dụng vào
hành liên mực, quy nghe nhiệm kiểm làm thực tế.
quan đến trình kiểm toán và
công việc, toán tại trưởng
giới thiệu công ty, và nhóm kiểm
về công ty cách làm toán hướng
trực tuyến một vài dẫn đào tạo
phần hành trực tuyến

3
đơn giản
8 (7/2 – Được Làm quen Quan sát, Sự hỗ trợ Hiểu được
11/2) hướng dẫn được với hệ kiểm tra tài tích cực từ cách làm để
các phần thống chuẩn liệu, lắng các Chủ áp dụng vào
hành liên mực, quy nghe nhiệm kiểm làm thực tế.
quan đến trình kiểm toán và
công việc, toán tại trưởng
giới thiệu công ty, và nhóm kiểm
về công ty cách làm toán hướng
trực tuyến một vài dẫn đào tạo
phần hành trực tuyến
đơn giản
9 (14/2 – Được Làm quen Quan sát, Sự hỗ trợ Hiểu được
18/2) hướng dẫn được với hệ kiểm tra tài tích cực từ cách làm để
các phần thống chuẩn liệu, lắng các Chủ áp dụng vào
hành liên mực, quy nghe nhiệm kiểm làm thực tế.
quan đến trình kiểm toán và
công việc, toán tại trưởng
giới thiệu công ty, và nhóm kiểm
về công ty cách làm toán hướng
trực tuyến một vài dẫn đào tạo
phần hành trực tuyến
đơn giản
10 (21/2 – Được Làm quen Quan sát, Sự hỗ trợ Hiểu được
25/2) hướng dẫn được với hệ kiểm tra tài tích cực từ cách làm để
các phần thống chuẩn liệu, lắng các Chủ áp dụng vào
hành liên mực, quy nghe nhiệm kiểm làm thực tế.
quan đến trình kiểm toán và
công việc, toán tại trưởng
giới thiệu công ty, và nhóm kiểm
về công ty cách làm toán hướng
trực tuyến một vài dẫn đào tạo
phần hành trực tuyến
đơn giản
11 (28/2 – Được Làm quen Quan sát, Sự hỗ trợ Hiểu được
4/3) hướng dẫn được với hệ kiểm tra tài tích cực từ cách làm để
các phần thống chuẩn liệu, lắng các Chủ áp dụng vào
hành liên mực, quy nghe nhiệm kiểm làm thực tế.
quan đến trình kiểm toán và
công việc, toán tại trưởng
giới thiệu công ty, và nhóm kiểm
về công ty cách làm toán hướng
trực tuyến một vài dẫn đào tạo
phần hành trực tuyến
đơn giản
12 (14/3 – Được Làm quen Quan sát, Sự hỗ trợ Hiểu được

4
18/3) hướng dẫn được với hệ kiểm tra tài tích cực từ cách làm để
các phần thống chuẩn liệu, lắng các Chủ áp dụng vào
hành liên mực, quy nghe nhiệm kiểm làm thực tế.
quan đến trình kiểm toán và
công việc, toán tại trưởng
giới thiệu công ty, và nhóm kiểm
về công ty cách làm toán hướng
trực tuyến một vài dẫn đào tạo
phần hành trực tuyến
đơn giản

CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU CÔNG TY – ĐỊA ĐIỂM THAM GIA HỌC KỲ
DOANH NGHIỆP
1. Lịch sử ra đời công ty EY
1.1. EY toàn cầu (EY Global)
EY có tên đầy đủ là Ernst & Young Global Limited (tên gọi EY là tên gọi hoạt
động thương mại), trong đó trụ sở chính được đặt tại Luân Đôn, Vương quốc Anh
với quy mô hoạt động toàn cầu. Với tầm ảnh hưởng rộng khắp thế giới.
Công ty chính thức thành lập vào năm 1989 sau sự kiện sáp nhập giữa 2 công ty
lớn trong ngành kế toán là Ernst & Whinney và Arthur Young & Co, tiền thân của
nó là công ty Harding & Pullein tại Anh bắt đầu từ năm 1849. Kể từ năm 2013 cho
đến nay, tên gọi EY trở thành tên thương mại của Ernst & Young và đồng thời
công ty cũng thay đổi màu logo thành màu vàng xám.
EY phủ khắp trên hơn 150 quốc gia với hơn 700 chi nhánh và sở hữu đội ngũ nhân
viên đông đảo khoảng hơn 300.000 nhân viên, trong đó mạng lưới EY trên thế giới
là một mô hình các công ty độc lập được liên kết với nhau thông qua một pháp
nhân riêng biệt. Khu vực hoạt động của EY bao gồm: Châu Âu, Châu Á – Thái
Bình Dương, Trung Đông, Châu Phi, Bắc Mỹ và Mỹ La-tinh.
Có thể thấy EY phủ sóng khắp nơi trên thế giới. Từ các khu vực trung tâm, EY sẽ
mở rộng và đi sâu vào chi tiết từng vùng địa lý khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu
của khách hàng kiểm toán. Trong đó, EY đặc biệt quan trọng các loại hình dịch vụ:
Kiểm toán, Tư vấn, Định giá,..v...v...
1.2. EY Việt Nam ( EY Vietnam)
EY Việt Nam là một thực thể trong mạng lưới chi nhánh của EY toàn cầu, với tên
đầy đủ là Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam, hình thức 100% vốn đầu tư
nước ngoài được thành lập vào năm 1992, với 2 chi nhánh tại Hà Nội và Thành
phố Hồ Chí Minh. EY Việt Nam đã và đang khẳng định tầm quan trọng trong lĩnh
vực kế toán – kiểm toán – tài chính tại Việt Nam với tập khách hàng cực rộng lớn
và đa dạng trên mọi lĩnh vực, ngành nghề.

5
1.2.1. Giá trị, sứ mệnh và văn hóa của EY
1.2.1.1. Giá trị
EY Việt Nam luôn nỗ lực và quyết tâm đạt được những mục tiêu đề ra thông qua
việc chứng tỏ các giá trị mà doanh nghiệp này mang đến, đó chính là niềm tin và
sự công nhận của xã hội, đồng thời định hướng phương pháp thực hiện các mục
tiêu bằng cách làm lan tỏa đến nhân viên tại công ty. Điều đó tạo ra nguồn cảm
hứng cho một EY trẻ trung, năng động, cởi mở nhưng không kém phần chuyên
nghiệp và sáng tạo để cung cấp một dịch vụ tốt nhất cho khách hàng và khẳng định
lòng tin cho các bên có liên quan.
1.2.1.2 Sứ mệnh
Với sứ mệnh không ngừng đổi mới sáng tạo trong hoạt động cung cấp dịch vụ, mà
trong đó yếu tố cốt lõi chính là con người. Vì vậy, EY tuyển dụng nhiều nhân viên
tài năng và có kiến thức không chỉ sâu rộng về lĩnh vực kê toán – kiểm toán – tài
chính mà còn mở rộng ở nhiều lĩnh vực khác, từ đo tạo nên một đội ngũ nhân viên
đa dạng và toàn diện, đóng góp to lớn vào sự thành công chung của tập thể EY. Từ
đó, công ty có thể đảm bảo cung cấp các dịch vụ kiểm toán, tư vấn với chất lượng
cao nhất với đích đến cuối cùng là phục vụ và góp phần tích cực cho cộng đồng và
xã hội.
1.2.1.3 Văn hóa
EY, cùng câu slogan “Building a better working world” được đánh giá có môi
trường làm việc hòa động. Các lãnh đạo cấp cao của công ty TNHH Ernst &
Young Việt Nam luôn quan tâm xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp có
thể giúp nhân viên phát huy tối đa năng lực, hợp tác làm việc nhóm hiệu quả nhất,
qua đó xây dựng thế giới EY lớn mạnh và ngày càng phát triễn.
Do đặc thù công việc luôn căng thẳng, áp lực và đòi hỏi chính xác cao, Ernst &
Young Việt Nam thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhằm giải tỏa áp
lực cho nhân viên. Sau mỗi quý, các nhân viên của EY sẽ được tham gia chương
trình “End of busy season”. Nhờ những chuyến dã ngoại, vui chơi, giải trí, nhân
viên của EY Việt Nam sẽ có năng lượng tốt nhất để cống hiến sức trẻ cho sự phát
triển của EY.
1.2.2 Cơ cấu tổ chức và các lĩnh vực hoạt động chủ yếu
1.2.2.1 Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Ernst & Young được hình thành từ nhiều bộ phận khác nhau và
cung cấp các dịch vụ khác nhau. Trong đó, mỗi bộ phận sẽ được phân loại ra thành
nhiều bộ phận nhỏ, đảm nhiệm các vai trò cụ thể nhưng luôn có mối quan hệ tương
hỗ lẫn nhau.
Bộ phận lãnh đạo đứng đầu công ty là Ban giám đốc (Partner), đồng thời cũng
chính là cổ đông của công ty trực tiếp điều hành, quản lý, đưa ra các chiến lược

6
phát triển, đánh giá hiệu quả hoạt động và là người trực tiếp ký hợp đồng với
khách hàng. Hơn thế nữa, Ban giám đốc cũng chính là người kiểm soát cuối cùng
hồ sơ kiểm toán, ký duyệt lên Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý để gửi đến khách
hàng sau khi kết thúc cuộc kiểm toán.
Bên dưới Partner bao gồm hai bộ phận chính là bộ phận hành chính và bộ phận
nghiệp vụ. Cả hai bộ phận này đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Bộ phận
hành chính sẽ giải quyết các vấn đề về lương thưởng, chế độ trợ cấp, công nghệ
thông tin, quản lý nhân sự, qua đó tạo điều kiện thuận lợi để bộ phận nghiệp vụ
thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Bộ phận nghiệp vụ bao gồm nhiều chức danh
khác nhau theo cơ cấu tổ chức bao gồm Chủ phần hùn (Partner), Chủ nhiệm kiểm
toán (Manager), Trưởng nhóm kiểm toán (Senior) và các trợ lý kiểm toán (Staff)
cùng phối hợp hỗ trợ lẫn nhau nhằm cung cấp dịch vụ cho khách hàng

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức tại công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam
(Nguồn: Internet)
1.2.2.2. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu
EY cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ, trong đó có 4 nhóm dịch vụ chủ yếu:
 Dịch vụ đảm bảo (Assurance) bao gồm Kiểm toán tài chính (Financial
Audit), Dịch vụ tư vấn kế toán tài chính (Financial accounting advisory
services) và Dịch vụ kế toán điều tra (Forensic & Intergrity).
 Dịch vụ Tư vấn Thuế (Tax) bao gồm giá chuyển nhượng, thuế quốc tế, tuân
thủ thuế trong kinh doanh, thuế nhân sự quốc tế, thương mại toàn cầu, thuế

7
gián thu, tư vấn rủi ro và kế toán thuế, ứng dựng công nghệ trong thuế và
chuyển đổi số, thuế giao dịch.
 Dịch vụ Tư vấn (Consulting) bao gồm bốn loại dịch vụ như thẩm định bảo
hiểm (Actuarial), tư vấn rủi ro và cung cấp dịch vụ bảo đảm liên quan đến
Công nghệ thông tin, tư vấn quản trị rủi ro và cải thiện hiệu suất hoạt động.
 Dịch vụ Tư vấn chiến lược & giao dịch (Strategy & Transaction) bao gồm
định giá doanh nghiệp, thẩm định dự án (Due Diligence), tái cấu trúc doanh
nghiệp, mua bán & sáp nhập (M&A).
1.2.2. Những khách hàng lớn
EY Việt Nam đã xây dựng mối quan hệ với rất nhiều doanh nghiệp tên tuổi đã rất
quen thuộc với công chúng. Khách hàng của EY rất đa dạng trong mọi lĩnh vực, từ
ngân hàng, sản xuất cho đến thương mại và dịch vụ. Trong đó, phần lớn tập khách
hàng của EY đến từ các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán. Vì vậy, đảm
bảo cho một báo cáo tài chính trung thực và hợp lý là một yếu tố cực kỳ quan
trọng ảnh hưởng lớn đến quyết định đầu tư của bên thứ ba đối với đơn vị được
kiểm toán. Một số khách hàng lớn của EY có thể kể đến là:
 Tập đoàn Vin Group
 Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai
 Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải (THACO)
 Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành
 Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan
 Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời
 Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động
 Công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Xanh
 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank)
 Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)
 Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN Group)
2. Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại EY Việt Nam
2.1. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán
2.1.1. Giai đoạn tiền kế hoạch
Đây là giai đoạn cần được tiến hành đối với các cuộc kiểm toán năm đầu tiên.
Bước đầu tìm hiểu về lĩnh vực kinh doanh sản xuất và những rủi ro kiểm toán có
thể xãy ra là yêu cầu cần thiết để EY tiến đến chấp nhận khách hàng tiến hành thực
hiện các giai đoạn tiếp theo.
Tuy nhiên, kể từ năm kiểm toán thứ hai trở đi, các thủ tục này sẽ được thay thế
bằng các thủ tục đánh giá khả năng có thể kiểm toán để xem xét liệu có tiếp tục
cung cấp dịch vụ đảm bảo này cho khách hàng hay không. Cụ thể, các thủ tục này
sẽ được thực hiện dưới dạng bảng câu hỏi mẫu (Questionaires), cung cấp các thông
tin về tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, đồng thời đánh giá các rủi

8
ro và các tác động có thể xảy ra ảnh hưởng đến việc liệu có tiếp tục kiểm toán hay
không.
2.1.2. Giai đoạn lập kế hoạch và đánh giá rủi ro
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên cần thực hiện xác định
phạm vi của cuộc kiểm toán, tiến hành gặp mặt, trao đổi với Ban giám đốc, Ban
kiểm soát, Hội đồng thành viên của đơn vị được kiểm toán nhằm thương thảo về
những mong đợi của khách hàng mà các giá trị của cuộc kiểm toán có thể mang
lại, bên cạnh các điều kiện cụ thể để tiến hành cuộc kiểm toán. Như đã nói ở phần
trên, kiểm toán viên cần có sự hiểu biết sâu rộng và toàn diện đặc điểm, loại hình,
môi trường kinh doanh và cơ cấu tổ chức của đơn vị được kiểm toán, qua đó nhận
dạng các rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó xác định được phạm vi, kiểm
toán viên có thể xác lập được mức trọng yếu ở cấp độ tổng thể báo cáo tài chính và
ở cấp độ cơ sở dẫn liệu, kết hợp các rủi ro đã nhận dạng được với các khoản mục
trọng yếu trên báo cáo tài chính, từ đó tập trung phân bổ nguồn lực vào các khoản
mục có hàm chứa rủi ro cao. Ngoài ra, kiểm toán viên cần xác định các nhóm giao
dịch trọng yếu (Significant Classes of Transaction – SCOTs), mức độ ảnh hưởng
của công nghệ thông tin (IT – Information Technology) lên báo cáo tài chính.
2.1.3. Giai đoạn lập chiến lược kiểm toán
Ngoài những gì đã đề cập ở phần trên, trong giai đoạn này, kiểm toán viên cần
thực hiện xác lập chiến lược kiểm toán thông qua việc xây dựng và thiết kế các thủ
tục kiểm toán hữu hiệu nhằm đáp ứng các mục tiêu kiểm toán đã đề ra nhằm đối
phó với các rủi ro có sai sót trọng yếu đã xác định trước. Hơn thế nữa, những thủ
tục kiểm toán đặc biệt là điều cần lưu ý cho những giao dịch với các bên liên quan,
các luật định có thể ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của đơn vị.
2.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán
Kiểm toán viên sẽ tiến hành thực hiện kiểm toán khi đã đạt được những hiểu biết
nhất định về các nhóm giao dịch trọng yếu, quá trình công bố các thuyết minh
quan trọng, và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị. Thông qua đó, kiểm toán viên
sẽ tiến hành các thử nghiệm kiểm soát để minh chứng cho sự hữu hiệu của hệ
thống kiểm soát nội bộ tại đơn vị. Sau đó, các thử nghiệm cơ bản sẽ được thực
hiện bên cạnh các thủ tục kiểm toán đặc biệt khác nếu có đã được thiết kế trong
giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Tiếp theo, kiểm toán viên đánh giá lại các kết
quả và bằng chứng kiểm toán thu thập được và đánh giá lại rủi ro kết hợp
(Combine Risk Assessment – CRA) để xác định xem liệu sẽ thay đổi nào cho
chiến lược kiểm toán cho việc phản ứng lại trước những thay đổi của rủi ro kết hợp
đã được đánh giá.
2.3. Giai đoạn hoàn thành kiểm toán
Kiểm toán viên phải thực hiện các thủ tục cần thiết để hoàn tất cuộc kiểm toán
như: tổng hợp công việc, thông báo và trao đổi với Ban giám đốc về các phát hiện

9
và các sai sót trọng yếu có thể ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán, kiểm tra các bằng
chứng kiểm toán đã thu thập nhằm xác định liệu đã thu thập đầy đủ các bằng
chứng cần thiết để đảm bảo một cách hợp lý rằng báo cáo tài chính, xét trên
phương diện tổng thể, không còn sai sót trọng yếu do gian lận hay nhầm lẫn, soát
xét lần cuối báo cáo tài chính và lập bảng tổng hợp, lập báo cáo kiểm toán và gửi
khách hàng, hoàn tất hồ sơ kiểm toán và kết thúc cuộc kiểm toán.
Tại EY, quy trình kiểm toán cơ bản được thể hiện và trình bày thông qua mục tiêu
và thủ tục trong EY Atlas. Nhưng trên thực tế, kiểm toán viên tại EY không nhất
thiết phải thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm toán theo quy trình kiểm toán một
cách máy móc. Nói cách khác, khi thực hiện bất kỳ thủ tục kiểm toán nào, một số
mục tiêu kiểm toán có thể đạt được đồng thời khi đạt được các mục tiêu nào đó.
Bên cạnh đó, trong suốt quá trình thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên cần liên tục
theo dõi và điều chỉnh các thủ tục đối với từng mục tiêu kiểm toán khi có bất kỳ sự
thay đổi nào về thông tin.
III CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP TRONG HỌC KÌ DOANH NGHIỆP
1. Hoạt động 1: Quy trình chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho tại công ty
TNHH Ernst & Young Việt Nam
1.1. Thời gian thực tập hoạt động: 04/01/2022 – 07/01/2022
1.2. Phương pháp thực hiện hoạt động:
1.2.1. Tự nghiên cứu và đúc kết:
- Nắm chắc kiến thức liên quan đến yêu cầu và quy trình chứng kiến kiểm kê đối
với khoản mục “Hàng tồn kho” mà bản thân đã ngồi học ở trường qua môn
“Kiểm toán Báo cáo Tài chính 2”.
- Đọc kỹ, nắm chắc các chuẩn mực kiểm toán liên quan: “VSA 501” về “Bằng
chứng kiểm toán đối với các chuẩn mục và các sự kiện đặc biệt”, “ISA – Audit
evidence – Specific Considerations for Selected items”,...
- Đọc kỹ và nắm chắc những quy định liên quan đến Chứng kiến Kiểm kê khoản
mục Hàng tồn kho thuộc hệ thống chuẩn mực của Công ty TNHH EY Việt
Nam.
1.2.2. Trải nghiệm thực tế:
- Tham gia thực tế chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho tại doanh nghiệp.
1.3. Cơ sở lý thuyết về “Chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho”:
Trên thế giới, thủ tục Chứng kiến kiểm kê Hàng tồn kho được quy định tại ISA 501 -
“Audit evidence - Specific Considerations for Selected Items”. Tại Việt Nam, ngày
06/12/2012, Bộ Tài chính đã ban hành thông tư số “214/2012/TT-BTC” về việc áp
dụng ba mươi bảy (37) chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, trong đó bao gồm chuẩn mực
VSA 501 - “Bằng chứng kiểm toán đối với các khoản mục và sự kiện đặc biệt”. Đây
là chuẩn mực có ý nghĩa đặc biệt bởi qua đó, KTV và đơn vị được kiểm toán có thể
xác định chính xác mục tiêu, yêu cầu và cách thức tiến hành chứng kiến kiểm kê trong
quá trình kiểm toán Hàng tồn kho - Khoản mục thường chiếm giá trị trọng yếu đối với
Tài sản của các doanh nghiệp.

10
Theo ISA 501 và VSA 501, mục tiêu của việc chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho chính
là thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về sự hiện hữu và tình trạng của
hàng tồn kho (có tồn tại hàng lỗi thời, hàng hư hỏng, hàng hết hạn sử dụng hay
không). Để làm được điều này, trước khi tiến hành chứng kiến kiểm kê, KTV cần xem
xét, đưa ra nhận xét về các thủ tục hay các hướng dẫn của BGĐ đơn vị được kiểm
toán đối với việc ghi nhận, kiểm soát kết quả kiểm kê Hàng tồn kho. Trong quá trình
tham gia chứng kiến kiểm kê tại đơn vị, KTV phải kết hợp giữa quan sát việc thực
hiện các thủ tục kiểm kê theo quy định của BGĐ đơn vị, xem xét tình trạng hàng tồn
kho và chọn mẫu để kiểm tra hàng tồn kho theo cả hai (2) cách thức: Từ sổ sách đến
thực tế và từ thực tế đến sổ sách. Vào cuối thời điểm chứng kiến kiểm kê, KTV cần
xem xét các sổ kế toán ghi chép cuối cùng về hàng tồn kho của đơn vị, từ đó xác định
các sổ kế toán này có thể hiện đúng kết quả thực tế từ cuộc kiểm kê hay không.
Thực tế, nhiều cuộc chứng kiến kiểm kê không được tổ chức tại ngày kết thúc kỳ kế
toán của đơn vị tiến hành trước hoặc sau ngày này một khoảng thời gian nhất định.
Trong trường hợp này, KTV ngoài thực hiện các bước cơ bản của một cuộc chứng
kiến kiểm kê thông thường còn cần thu thập các chứng từ, tài liệu về những biến động
hàng tồn kho giữa ngày thực hiện kiểm kê và ngày kết thúc kỳ kế toán, từ đó tiến hành
các thủ tục nhằm kết luận về tính chính xác của những ghi chép này. Tương tự, nếu
KTV không thể tham gia tại ngày đơn vị tiến hành kiểm kê, KTV cần chứng kiến
kiểm kê hoặc kiểm kê vào một ngày khác sau đó, đồng thời thực hiện các thủ tục kiểm
toán đối với các giao dịch xảy ra giữa thời điểm kiểm kê lại và thời điểm thực hiện
kiểm kê.
Đối với trường hợp KTV không thể tham gia chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho tại đơn
vị, KTV phải thực hiện các thủ tục thay thế thích hợp. Tuy nhiên, nếu không thể thực
hiện thủ tục thay thế, KTV cần đưa ra ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp
nhận toàn phần theo quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số
705.
Hiện nay, ở nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất, thương mại,...
hàng tồn kho thường được ký gửi tại các kho của đơn vị khác. Nếu KTV xác định
rằng giá trị lượng hàng tồn kho này là trọng yếu, KTV cần thực hiện một trong hai
hoặc đồng thời cùng lúc hai (2) thủ tục: Yêu cầu bên thứ ba xác nhận về số lượng, tình
trạng của hàng tồn kho hiện đang bảo quản tại kho của bên thứ ba; tiến hành kiểm tra
hoặc thực hiện các thủ tục kiểm toán thích hợp khác tùy theo từng trường hợp.
1.4. Quy trình thực hiện chứng kiến kiểm kê Hàng tồn kho tại Ernst &
Young:
1.4.1. Lên kế hoạch tham gia chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho:
1.4.1.1. Những vấn đề cần cân nhắc khi tiến hành kế hoạch chứng kiến kiểm kê
hàng tồn kho:
- Rủi ro có sai sót trọng yếu liên quan đến hàng tồn kho:
 Hiểu bản chất và giá trị gần đúng của hàng tồn kho theo từng vị trí và chủng
loại.

11
 Nắm rõ về số lượng hàng tồn kho, cách xác định hàng tồn kho giá trị lớn,
cách thức kế toán khoản mục hàng tồn kho và điều kiện ghi nhận hàng tồn
kho lỗi thời.
- Kiểm soát nội bộ liên quan đến hàng tồn kho:
 Xem xét lại quy trình kinh doanh, phương pháp kế toán của doanh nghiệp
và hệ thống kiểm soát nội bộ liên quan đến hàng kho để xác định những khu
vực rủi ro tiềm năng.
 Hiểu rõ thủ tục chia cắt niên độ để xem xét đối với các mặt hàng đang
chuyển hay các mặt hàng được nhận/ chuyển đi trong quá trình kiểm kê,
hoặc những hàng tồn kho chuyển đi giữa các điểm kho trong khi cuộc kiểm
kê vẫn đang được tiến hành.
- Xem xét liệu đơn vị được kiểm toán có thiết lập các phương pháp thích hợp đối
với cuộc kiểm kê:
 Kiểm tra lại các hướng dẫn và xem xét liệu chúng đã được ban hành kịp
thời hay chưa.
 Cân nhắc về năng lực của nhân sự được phân công phụ trách kiểm kê.
- Địa điểm nơi hàng tồn kho được cất giữ có thể bao gồm mộ hay nhiều cơ sở.
Việc lựa chọn địa điểm kiểm kê đòi hỏi dựa trên xét đoán chuyên môn của KTV. Đối
với những địa điểm không tiến hành chứng kiến kiểm kê, KTV cần đánh giá xem đã
KTV thực hiện đầy đủ các thủ tục thích hợp đối với hàng tồn kho còn lại hay chưa.
- Xem xét việc tham khảo sự hỗ trợ từ chuyên gia trong quá trình chứng kiến
kiểm kê để xác định số lượng và chất lượng hàng tồn kho.
1.4.1.2. Lựa chọn địa điểm tham gia chứng kiến kiểm kê:
Các bước lựa chọn địa điểm tham gia chứng kiến kiểm kê Hàng tồn kho: Thu thập
danh sách số dư hàng tồn kho theo từng địa điểm -> nắm chắc cách thức kiểm kê của
doanh nghiệp -> lựa chọn địa điểm chứng kiến kiểm kê và loại hàng tồn kho cần
chứng kiến kiểm kê tại mỗi địa điểm -> Đánh giá xem liệu đã thu thập được đầy đủ
bằng chứng kiểm toán thích hợp.
Tại EY, để lựa chọn địa điểm tham gia chứng kiến kiểm kê, đầu tiên, KTV cần thu
thập được danh sách số dư hàng tồn kho theo địa điểm và chủng loại (nguyên vật liệu
thô, hàng dở dang, thành phẩm,...) và đối chiếu danh sách này với sổ nhật ký chung.
Danh sách này sẽ bao gồm thông tin hàng tồn kho tại tất cả các địa điểm (kho của đơn
vị và kho thuê ngoài từ bên thứ ba), loại hàng tồn kho (hàng tồn kho đang chuyển,
nguyên vật liệu thô, thành phẩm, sản phẩm dở dang). Những thông tin này cho phép
KTV tăng sự hiểu biết về tổng số lượng, nơi hàng tồn kho được cất giữ và bản chất
của hàng tồn kho tại mỗi địa điểm là gì.
Bên cạnh đó, KTV cũng cần hiểu bản chất của thủ tục kiểm kê hàng tồn kho của đơn
vị (kiểm kê thường xuyên có chu kỳ hay kiểm kê định kỳ hàng năm). Qua đây, KTV
có thể cân nhắc để lên kế hoạch về các thủ tục cụ thể sẽ được thực hiện tại các địa
điểm kiểm kê.

12
Ngay sau đó, KTV sẽ lựa chọn địa điểm kiểm kê dựa trên giá trị hàng tồn kho được
lưu giữ ở mỗi kho. Thông thường, KTV sẽ chọn các kho có giá trị lớn nhất, bởi khi
tiến hành chứng kiến kiểm kê ở những kho này, KTV có thể thu thập các bằng chứng
kiểm toán nhằm giảm thiểu sai sót đối với số dư hàng tồn kho không được kiểm kê.
Tiếp theo, KTV sẽ chọn các kho tồn tại rủi ro có sai sót trọng yếu. Những nhân tố
dùng để đo lường rủi ro có sai sót trọng yếu bao gồm:
 Các thủ tục đánh giá rủi ro của doanh nghiệp cho đến thời điểm kiểm kê.
 Sự hữu hiệu trong thiết kế và vận hành liên quan đến các kiểm soát.
 Mức độ mất mát hàng tồn kho.
 Tính khả nghi đối với việc ghi nhận hàng tồn kho hư hỏng, lỗi thời.
 Kiến thức và kinh nghiệm của nhân viên tham gia chứng kiến kiểm kê.
 Lịch sử các sai sót trong quá trình kiểm kê.
 Bản chất của hàng tồn kho (khó kiểm đếm, số lượng hàng tồn kho được xác
định thông qua phương pháp đặc biệt).
Đối với các đơn vị có số lượng lớn các kho có kích thước giống nhau, KTV cần áp
dụng xét đoán chuyên môn, đồng thời áp dụng phương pháp “Chấp nhận - Từ chối”
(“Accept - Reject Method”) để xác định số lượng kho cần tham gia chứng kiến kiểm
kê. Khi xác định số lượng kho trong trường hợp này, KTV không chỉ cân nhắc số
lượng kho có kích cỡ gần giống nhau mà còn xem xét cả sự tương đồng giữa các kho
thông qua việc so sánh các yếu tố:
 Hệ thống hàng tồn kho đang áp dụng.
 Cách thức kiểm kê.
 Bản chất của hàng tồn kho.
 Loại hình của kho (Kho sản xuất, kho bán hàng, trung tâm phân phối).
KTV thông thường sẽ chọn ít kho cần chứng kiến kiểm kê hơn nếu có nhiều điểm
tương đồng giữa các kho. Ví dụ, công ty có 100 kho là các cửa hàng bán lẻ và được
kiểm kê thường xuyên có chu kỳ. Ta thấy các cửa hàng này đều cất giữ hàng tồn kho
dùng để bán cho khách hàng, đều sử dụng cùng một hệ thống quản lý hàng tồn kho và
đều được kiểm kê theo phương pháp kiểm kê thường xuyên. Trong trường hợp này,
KTV có thể chỉ kiểm 10 kho (giả sử đã tiến hành lựa chọn theo phương pháp “Chấp
nhận - Từ chối”).
1.4.1.3. Xác định số lượng mẫu cần kiểm đếm:
Thông thường, KTV thường sẽ lên kế hoạch kiểm đếm từ 60 đến 120 mặt hàng tại
mỗi địa điểm nơi KTV tham gia chứng kiến kiểm kê, giả sử tổng thể số lượng mặt
hàng là lớn hơn 200.
Trong một số trường hợp, KTV sẽ kiểm ít hơn 60 mẫu đối với các địa điểm có tổng số
loại hàng hóa nhỏ (ít hơn 200) hoặc ở những địa điểm có nhiều mặt hàng giá trị chiếm
phần lớn giá trị hàng tồn kho của địa điểm. Bên cạnh đó, KTV cũng có thể tự kiểm
đếm nhiều hơn 120 mẫu nếu số lượng này là thích hợp.

13
KTV sẽ kiểm kê theo cả hai cách thức “từ sổ sách đến thực tế” (“tag to floor”) và từ
“thực tế đến sổ sách (“floor to sheet”), mỗi cách thức sẽ kiểm số lượng là một phần
hai (½) so với số lượng mẫu cần có.
1.4.1.4. Lựa chọn nhân viên tham gia chứng kiến kiểm kê:
Trong quá trình lên kế hoạch tham gia chứng kiến kiểm kê, người phụ trách phần hành
Hàng tồn kho trong nhóm kiểm toán sẽ lựa chọn các thành viên tham gia cuộc chứng
kiến kiểm kê.
Sau khi chốt danh sách, những nhân viên này sẽ được cung cấp các thông tin để hiểu
trước về bản chất của hàng tồn kho, cách thức doanh nghiệp kiểm soát và kiểm kê
hàng tồn kho. Đồng thời, nhân viên được lựa chọn tham gia chứng kiến kiểm kê sẽ
được tham gia huấn luyện hoặc được nhân viên phụ trách phần hành Hàng tồn kho
trong nhóm Kiểm toán trao đổi riêng để biết cách kiểm đếm đan xen nhiều loại hàng
tồn kho khác nhau, nắm được cách doanh nghiệp xác định hàng hư hỏng, lỗi thời, làm
thế nào để giải quyết những vấn đề khó phát sinh trong kiểm kê,... và khi nào cần liên
lạc với cấp trên/nhân viên nhiều kinh nghiệm hơn.
1.4.1.5. Nghiên cứu và nắm chắc các hướng dẫn của BGD đối với việc kiểm
đếm hàng tồn kho trước cuộc kiểm kê:
KTV cần thu thập thông tin của đơn vị, bao gồm cả hướng dẫn của BGĐ trước cuộc
chứng kiến kiểm kê, từ đó có thời gian xem xét và trao đổi với BGĐ nếu các điều
chỉnh là cần thiết.
Trong quá trình nghiên cứu hướng dẫn của BGĐ, KTV cần hiểu phương pháp đơn vị
sẽ dùng để định lượng hàng tồn kho và nắm chắc trước cách thức sử dụng những dụng
cụ được sử dụng (nếu có). KTV cũng cần xác định những mặt hàng sẽ được kiểm kê
theo cách thức phức tạp (ví dụ như ước lượng số lượng hải sản trong hồ,...)... Nắm
chắc những yếu tố này sẽ giúp thành viên tham gia chứng kiến kiểm kê xác định
những kỹ năng đặc biệt cần có và ước lượng mức độ công việc sẽ thực hiện trong suốt
cuộc kiểm kê.
Trong một vài trường hợp, BGĐ sẽ thiết lập một ngưỡng chấp nhận các chênh lệch
trong quá trình kiểm kê. KTV cần xem xét các ngưỡng này. Nếu KTV cho rằng
ngưỡng này là không phù hợp, KTV cần thảo luận với BGĐ và đề nghị điều chỉnh
trước khi kiểm kê.
Hiện nay, một vài đơn vị sẽ thuê một bên thứ ba tiến hành kiểm kê. Việc BGĐ sử
dụng dịch vụ của bên thứ ba không làm thay đổi trách nhiệm của KTV trong việc
tham gia buổi chứng kiến kiểm kê và thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán liên
quan đến hàng tồn kho.
Cuối cùng, khi xem xét hướng dẫn của BGĐ, KTV cần chú ý các vấn đề:
 Liệu những hướng dẫn này đã được xem xét và phê duyệt bởi người có thẩm
quyền và đã được trao đổi với người tham gia cuộc kiểm kê hay chưa?

14
 Làm thế nào người kiểm kê và tham gia chứng kiến kiểm kê có thể xác định và
ghi nhận những giai đoạn hoàn thiện của sản phẩm dở dang?
 Liệu hướng dẫn của BGĐ đã có những hướng dẫn đặc biệt cho các vấn đề có
thể phát sinh trong cuộc kiểm kê?
 Liệu BGD đã xây dựng các biện pháp kiểm soát đầy đủ đối với việc kiểm kê
hàng tồn kho (sử dụng nhãn mác đối với hàng tồn kho đã kiểm kê để tránh
kiểm nhiều lần, phân chia trách nhiệm giữa nhân viên phụ trách nhãn mác và
nhân viên phụ trách ghi chú trong Biên bản kiểm kê”,...).
 Liệu nhóm kiểm kê hàng tồn kho đã bao gồm:
o Các nhân viên có thể xác định bản chất và số lượng hàng tồn kho.
o Các nhân viên từ các bộ phận độc lập với bộ phận kho.
o Nếu thành viên tham gia kiểm kê không đến từ cả hai nhóm trên, KTV cần
xem xét lại để xác định liệu tính đầy đủ và chính xác của cuộc kiểm kê có
thể đạt được hay không, liệu hàng chậm luân chuyển, hàng mất mát hư
hỏng có thể xác định.
1.4.2. Tham gia chứng kiến kiểm kê tại ngày Kiểm kê hàng tồn kho hàng năm
của đơn vị:
1.4.2.1. Quan sát việc kiểm kê hàng tồn kho của đơn vị:
KTV tham gia chứng kiến kiểm kê để thu thập các bằng chứng kiểm toán liên quan
đến tính đầy đủ, tính hiện hữu và tính chính xác của khoản mục Hàng tồn kho. Để thu
thập các bằng chứng này, KTV phải biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa chứng kiến quá
trình kiểm kê của đơn vị và tự chọn mẫu kiểm kê.
Trước hết, KTV cần đánh giá việc tuân thủ các hướng dẫn từ BGĐ của nhân viên
kiểm kê, sự giám sát đối với nhóm kiểm kê từ người được phân công. Điều này sẽ
giúp KTV sự chính xác của quá trình kiểm kê.
Bên cạnh đó, KTV cũng cần quan sát cách tổ chức hàng tồn kho thành các khu vực và
xem xét khu vực hàng tồn kho được phân loại là hư hỏng, lỗi thời. Đối với những
hàng hóa doanh nghiệp khẳng định rằng còn hạn sử dụng, KTV cũng cần kiểm tra kỹ
về quy chuẩn của các hàng hóa này để xem doanh nghiệp có phân loại đúng hay
không. Đồng thời, KTV cũng cần phỏng vấn nhân viên đơn vị tham gia kiểm kê và
các bộ phận liên quan (thủ kho,...) về khả năng thu hồi và cách giải quyết của đơn vị
đối với hàng hư hỏng, lỗi thời, hàng hết hạn sử dụng,...
Trong quá trình chứng kiến kiểm kê, KTV cần lưu ý xem thành viên nhóm kiểm kê
của đơn vị có đang đếm đúng hay không bằng cách KTV cũng trực tiếp đếm song
song. Nếu có chênh lệch giữa số KTV và số thành viên đơn vị ghi nhận, hoặc chênh
lệch giữa số được đếm với số trên sổ, KTV yêu cầu nhân viên đơn vị đếm lại lần hai.
Nếu sau khi kiểm đếm lại vẫn chênh lệch, KTV yêu cầu nhân viên đơn vị ghi nhận
đúng theo số thực tế và sẽ tiến hành xử lý chênh lệch sau đó.
1.4.2.2. Tiến hành chọn mẫu chứng kiến kiểm kê Hàng tồn kho:

15
Dựa vào số lượng mẫu cần kiểm đã lên kế hoạch trước đó, thành viên nhóm kiểm toán
tham gia chứng kiến kiểm kê sẽ tự thực hiện kiểm kê thực tế. Tuy nhiên, do ở bước
trước đó, phần mềm chỉ chạy ra số lượng mẫu chứ không chỉ rõ sẽ kiểm mẫu nào,
KTV cần tự mình chọn lựa mẫu. Lúc này, KTV cần lưu ý lựa chọn mẫu đến từ các
danh mục hàng tồn kho khác nhau với những đặc điểm riêng biệt.
KTV tiến hành tự kiểm kê các mẫu đã chọn theo hai phương pháp: Từ thực tế đến sổ
sách (“floor to tag”) và từ sổ sách đến thực tế (“tag to floor”) để lần lượt thu thập bằng
chứng kiểm toán về hai cơ sở dẫn liệu: tính đầy đủ và tính hiện hữu. Tuy nhiên, trên
thực tế, khi nhân viên của đơn vị kiểm đếm hàng tồn kho theo danh sách chi tiết hàng
tồn kho, KTV cũng đã kiểm đếm tất cả các mặt hàng tồn trong danh sách này. Điều
này cũng có nghĩa KTV đã xác nhận được cơ sở dẫn liệu là tính hiện hữu. Sau khi kết
thúc kiểm từ danh sách đến thực tế, KTV chỉ cần chọn mẫu kiểm từ thực tế đến sổ
sách để đảm bảo cơ sở dẫn liệu đầy đủ.
1.4.2.3. Đánh giá và xử lý các chênh lệch tồn tại trong quá trình chứng kiến
kiểm kê:
Các chênh lệch phát sinh trong quá trình kiểm kê có thể xuất phát từ các nguyên nhân:
 Khác biệt trong cách đếm, cân, đo lường hay ước tính.
 Thất bại trong việc tuân thủ các hướng dẫn.
 Kiểm đếm thiếu/ thừa do nhận dạng và mô tả không đầy đủ về các hàng tồn
kho được kiểm đếm.
 Việc giám sát còn yếu kém.
 Phản hồi không đầy đủ khi có vấn đề được xác định, các thủ tục kiểm đếm lại
còn yếu kém khi tồn tại chênh lệch giữa số trên sổ và số thực tế.
 Tồn tại các sai sót liên quan đến:
o Việc kiểm soát các chứng từ kiểm kê, các khu vực riêng.
o Việc kiểm soát các bộ phận, khu vực riêng biệt.
o Các thủ tục để xác định sự tăng giảm hàng tồn kho.
Khi đã xác định được chênh lệch, KTV và nhóm kiểm kê cần:
 Đánh giá và ghi nhận bản chất cùng nguyên nhân dẫn đến chênh lệch. Những
yếu tố để cân nhắc bao gồm:
o Liệu sự chênh lệch này có liên quan đến nhóm kiểm kê hay khu vực
kiểm kê cụ thể trong phạm vi tổ chức kiểm kê?
o Liệu những chênh lệch này có mang tính cơ bản và phổ biến hay không?
Có tồn tại sai sót nào trong hướng dẫn của BGD – hướng dẫn được tuân
thủ bởi tất cả các thành viên của nhóm kiểm kê?
o Những chênh lệch này có phải là dấu hiệu của gian lận hay không?
 Đánh giá tầm ảnh hưởng tiềm năng của các vấn đề liên quan đến tổng thể hàng
tồn tại địa điểm kiểm kê. KTV cần cân nhắc bản chất và mức độ của những
chênh lệch này, đồng thời xem xét liệu những chênh lệch này có dẫn đến sai sót

16
trọng yếu thông qua xét đoán chuyên môn và cân nhắc hậu quả trên phương
diện tổng thể. Những khía cạnh KTV có thể cân nhắc:
o Các chênh lệch phát sinh là tương đối nhỏ khi kiểm kê số lượng lớn mặt
hàng có giá trị thường không được coi là trọng yếu.
o Sự khác biệt lớn về số lượng hoặc/và lặp đi lặp lại thường sẽ được xem là
trọng yếu.
 Xác định các hành động tiếp theo:
o Ghi nhận nguyên nhân và vị trí phát sinh chênh lệch.
o Thu thập thêm các bằng chứng kiểm toán. Số lượng bằng chứng kiểm toán
bổ sung sẽ dựa trên xét đoán chuyên môn của KTV, và đặc biệt là bản chất,
mức độ của các chênh lệch được xác định. Ví dụ, thông thường, KTV
không cần thiết phải thu thập thêm các bằng chứng kiểm toán nếu chỉ có
chênh lệch nhỏ về số lượng. Tuy nhiên, KTV chắc chắc sẽ cần thu thập
thêm bằng chứng kiểm toán nếu chênh lệch phát sinh là lớn.
o Nếu thủ tục kiểm kê dẫn đến sự chênh lệch lớn hoặc/và thường xuyên tại
một địa điểm, hoặc nếu nhóm kiểm kê bị hạn chế tạu một khu vực, KTV
cần yêu cầu đơn vị tiến hành kiểm kê lại tại địa điểm đó, đồng thời KTV
cũng cần tự tiến hành thủ tục chọn mẫu để trực tiếp kiểm kê lần nữa. KTV
tuyệt đối không được tiến hành kiểm kê bổ sung tại những khu vực không
có chênh lệch.
 Thông tin tới những cá nhân liên quan tại địa điểm chứng kiến kiểm kê để họ
ngay lập tức có những xem xét, sửa đổi kịp thời:
o So sánh chênh lệch với nhân viên kho để số liệu hàng tồn kho cuối kỳ được
điều chỉnh theo số thực tế kiểm kê.
o Giúp doanh nghiệp phát hiện ra những lỗ hổng trong quy trình kiểm kê
(giao cho nhóm kiểm kê không đủ năng lực,...) để có những thay đổi phù
hợp hơn.
1.4.3. Kết thúc cuộc chứng kiến kiểm kê
1.4.3.1. Thu thập đầy đủ các tài liệu cần đạt được:
Các tài liệu cần thu thập sau khi kết thúc chứng kiến kiểm kê bao gồm: Biên bản kiểm
kê (“Stock-count minutes”), Phiếu kiểm kê (“Count sheet”) trong trường hợp đơn vị
có quá nhiều khu vực được kiểm kê, không thể ngay lập tức tổng hợp thành Biên bản
kiểm kê.
Đặc biệt, để kiểm tra tính đúng kỳ của hàng tồn kho đơn vị đang nắm giữ, KTV cần
thu thập một số lượng nhất định phiếu nhập kho - phiếu xuất kho liên tục và gần nhất
đối với mỗi kho. Thông thường, KTV sẽ yêu cầu đơn vị cung cấp 5 phiếu xuất kho - 5
phiếu nhập kho đối với mỗi kho được kiểm kê ngay trước và sau cuộc kiểm kê.
Việc kiểm tra tính đúng kỳ sẽ được nói rõ ở phần “1.4.3.3 Kiểm tra tính đúng kỳ của
hàng tồn kho”.
1.4.3.2. Kiểm tra tính đúng kỳ của hàng tồn kho

17
Để kiểm tra tính đúng kỳ tại ngày kiểm kê hàng tồn kho, KTV sẽ tìm hiểu và thu thập
các bằng chứng về quy trình xuất hàng và nhận hàng của đơn vị trước và sau ngày
kiểm kê (bất kể việc đơn vị có tiếp tục nhận hàng và chuyển hàng trong suốt thời gian
kiểm kê hay không). Đồng thời, KTV cũng cần thu thập các thông tin về việc kiểm
soát những di chuyển nội bộ hàng tồn kho giữa những vị trí, khu vực riêng lẻ trong
phạm vi địa điểm kiểm kê để tránh kiểm thiếu hay kiểm kê nhiều lần cùng một hàng
tồn kho.
Thông thường, chứng từ mà KTV thu thập để kiểm tra tính đúng kỳ của hàng tồn kho
là các phiếu xuất kho và nhập kho ngay trước và sau thời điểm diễn ra cuộc kiểm kê.
Số lượng phiếu nhập và xuất không được quy định cụ thể, bởi đây là vấn đề phụ thuộc
vào xét đoán chuyên môn. Thông thường, KTV sẽ yêu cầu đơn vị cung cấp 5 phiếu
xuất kho - 5 phiếu nhập kho đối với mỗi kho được kiểm kê ngay trước và sau cuộc
kiểm kê. Đối với những chứng từ này, KTV cũng cần thu thập các giấy tờ hỗ trợ (hóa
đơn, vận đơn,...) và sẽ xem xét những giấy tờ này, đối chiếu lại với ghi nhận kế toán
của đơn vị để xác định rằng liệu hàng tồn kho nên được thêm vào hay loại bỏ khỏi ghi
nhận hàng tồn kho trong kỳ kế toán.
1.4.3.3. Tài liệu hóa kết quả cuộc chứng kiến kiểm kê:
KTV cần tài liệu hóa kết quả cuộc chứng kiến kiểm kê, bao gồm: Thông tin liên quan
đến cuộc kiểm kê, thủ tục kiểm soát của đơn vị, kết quả của thủ tục chọn mẫu tự kiểm
kê theo hai hình thức: từ sổ sách đến thực tế (“sheet to floor”) và từ thực tế đến sổ
sách (“Floor to sheet”); các kiểm kê bổ sung,... Bên cạnh đó, KTV cũng cần ghi nhận
lại thông tin của các giải pháp, giải thích đối với chênh lệch được phát hiện.
1.4.4. Những trường hợp đặc biệt:
1.4.4.1. Chứng kiến kiểm kê tại thời điểm khác ngày kết thúc kỳ kế toán của đơn
vị:
Trong thực tế, nhiều cuộc chứng kiến kiểm kê không được tổ chức tại ngày kết thúc
kỳ kế toán của đơn vị được kiểm toán. Đối với trường hợp này, KTV cũng tuân thủ
các bước như trên: Lập kế hoạch, tham gia chứng kiến kiểm kê (chứng kiến nhân viên
đơn vị kiểm đếm và trực tiếp chọn mẫu kiểm kê, đánh giá và xử lý các chênh lệch),
kết thúc cuộc kiểm kê (thu thập đầy đủ giấy tờ, kiểm tra tính đúng kỳ và tài liệu hóa
cuộc kiểm kê).
Tuy nhiên, KTV cũng cần phải lưu ý những điểm sau đây.
 Cập nhật hiểu biết và đánh giá các kiểm soát của đơn vị. Nếu KTV có kế hoạch
tin tưởng vào kiểm soát của đơn vị, KTV cần tiến hành các thủ tục kiểm toán
để xác định xem các kiểm soát có đang được vận hành tốt trong thực tế hay
không.
 Thu thập bảng theo dõi những biến động tăng, giảm hàng tồn kho trong khoảng
thời gian từ lúc kiểm kê đến khi kết thúc kỳ kế toán (hoặc kết thúc kỳ kế toán
đến ngày kiểm kê), đối chiếu với sổ nhật ký chung. Sau khi đã thu thập được

18
những thông tin về sự tăng giảm hàng tồn kho trong giai đoạn này, KTV có thể
dễ dàng xác định được số lượng hàng tồn kho.
1.4.4.2. Chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho theo hình thức kiểm kê có chu kỳ:
Thông thường, các công ty sẽ dùng hình thức kiểm kê có chu kỳ để chắc chắn rằng tất
cả các mặt hàng của đơn vị đều được kiểm kê ít nhất một lần mỗi năm. Thủ tục này có
thể được tiến hành bởi một hoặc nhiều nhóm kiểm kê và được tổ chức hằng ngày hoặc
một chu kỳ nhất định.
Đối với KTV, chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho theo hình thức kiểm kê có chu kỳ
thường được xem là một thủ tục thử nghiệm kiểm soát.
Khi tham gia chứng kiến kiểm kê, KTV bắt đầu bằng việc đánh giá xem quy trình
kiểm kê của đơn vị được thiết kế cho mục đích hoạt động hay cho mục đích báo cáo
tài chính. Bởi ở nhiều công ty, việc kiểm kê hàng tồn kho là để nắm số lượng hàng
hóa, từ đó phục vụ cho việc kinh doanh của đơn vị. Tuy nhiên, ở những đơn vị khác,
kiểm kê hàng tồn kho theo hình thức kiểm kê có chu kỳ lại nhằm mục đích xem xét
việc ghi nhận chính xác và kịp thời số lượng hàng tồn kho, đồng thời điều chỉnh hàng
tồn kho cuối năm trên báo cáo tài chính theo số thực tế.
Tiếp theo, KTV cần xem xét kiểm soát nội bộ của đơn vị liên quan đến hàng tồn kho,
bởi như đã đề cập ở trên, khi chứng kiến kiểm kê theo hình thức kiểm kê có chu kỳ,
KTV tập trung vào cách đơn vị kiểm soát hơn tập trung vào xem xét số lượng hàng
tồn kho. KTV cần xem xét các yếu tố:
 Quá trình kiểm kê hàng tồn kho của đơn vị.
 Gia tăng những hiểu biết về thủ tục kiểm kê theo hình thức kiểm kê có chu kỳ
thông qua việc xem xét các hướng dẫn của BGĐ, phỏng vấn nhân viên của đơn
vị và xem xét giấy tờ làm việc của năm trước:
o Liệu tất cả các kho (bao gồm kho của đơn bị và kho thuê ngoài) được kiểm
kê.
o Cách thức xác định các mặt hàng được kiểm kê một hoặc nhiều lần trong
một năm.
o Tính thường xuyên của các cuộc kiểm kê có chu kỳ.
o Cách thức đơn vị giải quyết chênh lệch phát hiện trong cuộc kiểm kê.
 Đánh giá việc thiết kế quy trình kiểm kê:
o Các quy trình này có được vận hành trong suốt kỳ kế toán.
o Thiết kế có đảm bảo tất cả các mặt hàng tồn kho được kiểm đếm ít nhất một
lần trong năm.
o Liệu BGĐ có giám sát quy trình kiểm kê trong năm và xem xét các thông
tin:
 Thu thập Biên bản kiểm kê của các cuộc kiểm kê trong năm và xem xét các
thông tin:
o Ngày kiểm kê.
o Kho kiểm kê.

19
o Mô tả về các mặt hàng.
o Xem xét xem các cuộc kiểm kê có được thực hiện theo đúng lịch trình, các
chênh lệch có được xử lý hay không.
 Tham gia chứng kiến kiểm kê để kiểm tra tính hữu hiệu của việc kiểm soát
kiểm kê theo hình thức kiểm kê có chu kỳ. Trong trường hợp hàng tồn kho ở
nhiều kho, KTV cần cân nhắc lựa chọn kho để tham gia chứng kiến kiểm kê
(cân nhắc trên phương diện trọng yếu và khả năng tồn tại rủi ro có sai sót trọng
yếu). Nếu KTV cần tham khảo ý kiến của chuyên gia để xác minh số lượng,
bản chất và tình trạng tồn kho, KTV cần tài liệu hóa công việc của chuyên gia
trong hồ sơ kiểm toán.
 Kiẻm soát của đơn vị đối với sự tăng, giảm, xuất nhập của hàng tồn kho.
 Tính thường xuyên của kiểm kê.
 Đánh giá thiết kế chương trình kiểm kê theo hình thức kiểm kê có chu kỳ của
BGĐ: tỷ lệ chính xác và việc giám sát những kiểm soát đối với các cuộc kiểm
kê,...
1.5. Minh họa quy trình tham gia chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho tại EY:
1.5.1. Giới thiệu về công ty được kiểm kê:
- Tên công ty: Công ty Cổ phần ABC (tên công ty đã được thay thế).
- Ngành nghề sản xuất, kinh doanh: Hàng may mặc xuất nhập khẩu.
- Thành tựu đạt được:
 ISO 9001:2000.
 Doanh nghiệp xuất khẩu uy tính ba năm liền (2004 – 2006).
 Doanh nghiệp dệt may tiêu biểu năm 2006. (Do Hiệp hội dệt may Việt Nam
kết hợp với Thời báo kinh tế Sài Gòn bình chọn).
- Một vài đặc điểm của doanh nghiệp:
 Công ty có trụ sở chính tại quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh.
 Đơn vị có 4 kho: 3 kho đặt tại Hồ Chí Minh và một kho ở Quy Nhơn. Trong
mỗi kho đó sẽ tách ra thành những kho nhỏ gồm: Kho thành phẩm (quần áo
gia công, túi vải đựng gia công,...), kho Nguyên liệu ( vải , bông gòn), Kho
vật tư ( keo 2 mặt, nhẵn, thẻ bài, dây thun,...), Kho sản phẩm dở dang, ...
 Hàng tồn kho được kiểm kê 6 tháng một lần nhằm mục đích phục vụ cho
báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ tổ chức phân công
nhân viên từ các bộ phận của công ty để thực hiện kiểm kê.
1.5.2. Quy trình kiểm kê hàng tồn kho tại đơn vị:
1.5.2.1. Thông tin chung:
Đơn vị tổ chức kiểm kê trong vòng một tuần. Đơn vị sẽ cử nhiều nhóm nhỏ đến kiểm
kê tại nhiều khu vực. Thành viên nhóm kiểm kê bao gồm nhân viên kho (người nắm
rõ đặc điểm của kho) phụ trách kiểm kê và một nhân viên thuộc bộ phận độc lập với
kho (kế toán, phòng kế hoạch,...) làm nhiệm vụ giám sát. Các hoạt động xuất, nhập
hàng tồn kho và sản xuất của đơn vị cũng được tạm dừng để việc kiểm kê được diễn
ra suôn sẻ và đạt được kết quả tốt nhất.

20
Đối với KTV tham gia, KTV sẽ phân chia thời gian hợp lý để chứng kiến kiểm kê
cùng các nhóm. Chi tiết nhân sự và kế hoạch chứng chứng kiến kiểm kê của KTV.
1.5.2.2. Quy trình chứng kiến kiểm kê tại kho của đơn vị ABC:
Trong phần này, tác giả sẽ đi vào những công việc mà bản thân đã được trải nghiệm
khi tham gia chứng kiến kiểm kê tại kho của công ty Cổ phần ABC.
a. Trước ngày tham gia chứng kiến kiểm kê:
- Tham gia tập huấn kỹ năng chứng kiến kiểm kê Hàng tồn kho do EY tổ chức
qua Microsoft teams. Đây là nội dung nằm trong chuỗi tập huấn của EY. Tham
gia tập huấn, anh chị giới thiệu về quy trình chứng kiến kiểm kê của đơn vị và
các điểm lưu ý khi chứng kiến kiểm kê tại khách hàng.
- Đọc kỹ hướng dẫn của Trưởng nhóm kiểm toán. Trước khi tham gia chứng
kiến kiểm kê, Trưởng nhóm tiến hành gửi thư hướng dẫn qua thư điện tử. Các
được hướng dẫn trong thư bao gồm:
 Giới thiệu chung về kho và các hàng tồn kho của doanh nghiệp: Tại nơi tác
giả được giao kiểm kê, đơn vị được kiểm có tổng 4 kho gồm : Kho nguyên
liệu (vải, bông gòn), kho vật tư (băng keo 2 mặt, hạt nút, gói hút ẩm, nhãn
care,...), kho thành phẩm (quần áo sau khi đã gia công xong, các tủ vải gia
công,...), kho nguyên liệu vật tư, sản phẩm dở dang ở xưởng sản xuất. Mỗi
kho đều được một thủ kho quản lý việc xuất nhập kho, riêng ở xưởng sẽ do
xưởng trưởng phụ trách quản lý.
 Thời gian, địa điểm về thông tin liên lạc của khách hàng. Thời gian ghi
nhận trên mail gửi cho KTV là: cuộc kiểm kê được diễn ra từ ngày 04 tháng
01 năm 2022 đến ngày 07 tháng 01 năm 2022, bắt đầu từ 8 giờ sáng mỗi
ngày tại kho của công ty tại Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh đồng thời là
trụ sở văn phòng của công ty. KTV sẽ tham gia cùng với đoàn kiểm kê
được đơn vị phân công.
 Số lượng mẫu cần kiểm tra theo hai hình thức: Từ thực tế đến sổ sách và từ
sổ sách đến thực tế. KTV chọn mẫu trước và thực hiện chứng kiến kiểm kê
đối với mẫu đã chọn, trong quá trình kiểm kê khi thấy có gì bất thưởng thì
KTV có thể chọn số lượng ở thực tế và đối chiếu với sổ sách.
 Các công việc trước, trong và sau khi tham gia chứng kiến kiểm kê.
 Các tài liệu cần thu thập sau khi chứng kiến kiểm kê gồm: 5 phiếu nhập
kho, xuất kho liên tục trước thời điểm diễn ra kiểm kê và các chứng từ liên
quan khi xảy ra chênh lệch và khách hàng giải trình về số lượng chênh lệch
đó, như chênh lệch tại hàng đang đi đường, hay hàng gửi ở kho khác thì
phải thu thập phiếu xuất kho, giấy xác nhận hàng đang được gửi ở một kho
khác,...
 Những lưu ý đối với cuộc chứng kiến kiểm kê: cần chú ý đến các mặt hàng
đặc biệt như: hàng đã có hóa đơn nhưng chưa chuyển đi, hàng đã nhận
nhưng chưa có hóa đơn, hàng thuộc quyền sở hữu của đơn vị khác, hàng

21
đang chuyển đến khách hàng, hàng mua đang đi đường, hàng hư hỏng, lỗi
thời,...
 Thông tin liên hệ của người phụ trách tại công ty được kiểm toán.
 Hạn cuối gửi tài liệu đã thu thập và bản tóm tắt kết quả kiểm kê tới người
phụ trách phần hành.
KTV tham gia chứng kiến kiểm kê cần nghiên cứu kỹ các nội dung được hướng dẫn,
ghi lại những điểm cần lưu ý và nhờ người phụ trách giải đáp các thắc mắc để hiểu
hơn về đặc điểm của hàng tồn kho của đơn vị và cách thức tham gia chứng kiến kiểm
kê hiệu quả.
- Đọc kỹ bản tóm tắt kết quả kiểm kê của năm trước.
Mỗi bản tóm tắt kết quả kiểm kê đều chứa đựng các thông tin chung về cuộc kiểm kê
và cách thức đơn vị kiểm soát quy trình kiểm kê. Thông qua nghiên cứu trước bản tóm
tắt của năm trước, KTV có thể hình dung được:
 Thông tin chung về cuộc kiểm kê:
o Hình thức cuộc kiểm kê: kiểm kê định kỳ vào cuối niên độ kế toán.
o Các loại mặt hàng đặc biệt cần chú ý: hàng (các sản phẩm gia công hoàn
thành) đã có hóa đơn nhưng chưa chuyển đi, hàng đã nhận nhưng có hóa
đơn, hàng thuộc quyền sở hữu của đơn vị khác, hàng đang chuyển đến
khách hàng, hàng mua đang đi đường, hàng hư hỏng, lỗi thời, chậm luân
chuyển. Ở đơn vị được kiểm toán, hàng chuậm luân chuyển, hư hỏng, lỗi
thời thường là sản phẩm gia công bị lỗi và chưa tìm được đơn vị khác để
thanh lý, do đó dẫn đến tồn kho lâu.
o Các kiểm soát ban đầu của đơn vị:
 Mỗi nhóm kiểm kê gồm ba người là một nhân viên kho, và 2 người từ
bộ phận khác của đơn vị.
 Trong suốt quá trình kiểm kê, các hoạt động xuất, nhập hàng tồn kho và
sản xuất sẽ được dừng lại để đảm bảo tính chính xác của cuộc kiểm kê.
 Mỗi loại hàng được kiểm kê xong sẽ được dán tem đánh giấu đã kiểm,
trên tem ghi nhận ngày kiểm kê và chữ ký của người kiểm kê (không
phải bộ phận kho).
 Nếu phát sinh chênh lệch, nhóm kiểm kê sẽ đếm lại lần nữa. Trường hợp
sau khi đếm vẫn lệch, nhóm kiểm kê sẽ điều tra lý do chênh lệch. Sau
cùng, nếu không giải quyết được, đơn vị sẽ ghi nhận số liệu theo số
lượng kiểm kê thực tế.
 Cách thức ghi nhận mẫu KTV năm ngoái đã chọn để kiểm kê và cách lưu trữ
các chứng từ cần thu thập.
- Chủ động liên lạc với khách hàng để bổ sung thông tin cá nhân nhằm phục vụ
mục đích kiểm tra lúc vào kho và xác nhận các thông tin:
 Thời gian bắt đầu cuộc kiểm kê.
 Số lượng các nhóm sẽ kiểm kê.

22
 Cách thức kiểm kê:
o Kiểm kê tất cả các mặt hàng trong kho theo thứ tự của danh sách chi tiết
hàng tồn kho.
o Đơn vị sẽ sử dụng các bản danh sách chi tiết bao gồm tên mặt hàng và số
lượng đang ghi nhận trên hệ thống. Trong quá trình kiểm kê, nhân viên sẽ
đối chiếu giữa số thực tế với số liệu đang ghi nhận. Nếu tồn tại chênh lệch,
nhân viên sẽ kiểm kê lại và điều tra lý do, cập nhật số liệu thực tế tùy vào
từng trường hợp cụ thể.
 Thông báo về các chứng từ cần thu thập để nhân viên đơn vị chuẩn bị: 5 phiếu
nhập kho và 5 phiếu xuất kho liên tục ngay trước thời điểm bắt đầu kiểm kê đối
với mỗi kho.
b. Trong ngày chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho:
- Trước khi bắt đầu kiểm kê:
Khi tới kho, nhân viên phụ trách kiểm kê Hàng tồn kho của đơn vị tiến hành giới thiệu
sơ lược về buổi kiểm kê. Các thông tin được giới thiệu cơ bản giống với các thông tin
KTV phụ trách phần hành đã hướng dẫn qua thư điện tử.
Đơn vị được kiểm toán có 4 kho khác nhau do đó phân nhóm kiểm toán thành 4 nhóm
để tiến hành chứng kiến kiểm kê. Đơn vị được kiểm toán tổ chức kiểm kê hàng tồn
kho trong 4 ngày. Nhóm kiểm toán đi cùng với thành viên trong nhóm kiểm kê của
đơn vị.
Trước khi bắt đầu làm việc, KTV một lần nữa thông báo nhân viên phụ trách của đơn
vị(kế toán) về các chứng từ cần thu thập khi kết thúc cuộc kiểm kê:
 5 phiếu nhập kho và 5 phiếu xuất kho liên tục ngay trước thời điểm bắt đầu
kiểm kê đối với mỗi kho.
 Phiếu kiểm kê (có chữ ký của người phụ trách) đối với mỗi kho.
 Biên bản kiểm kê (có chữ ký của người phụ trách).
 Danh sách chi tiết hàng tồn kho (lưu trữ bằng phần mềm Excel) để hỗ trợ việc
lưu trữ hóa kết quả cuộc kiểm kê.
KTV cũng nhận danh sách chi tiết hàng tồn kho theo kho (bản giấy) bản than sẽ chứng
kiến kiểm kê.
- Trong quá trình chứng kiến kiểm kê:
Do thời gian đơn vị được kiểm toán chọn để chứng kiến kiểm kê diễn ra trong vòng 4
ngày đặc điểm đơn vị có 4 kho, do đó KTV đã chọn mỗi ngày sẽ thực hiện chứng
kiến kiểm kê mỗi kho. Kế hoạch kiểm kê:
 Ngày thứ nhất (04/01/2022): chứng kiến kiểm kê kho vật tư.
 Ngày thứ hai (05/01/2022): chứng kiến kiểm kê kho nguyên liệu.
 Ngày thứ ba (06/01/2022): chứng kiến kiểm kê kho thành phẩm.

23
 Ngày cuối cúng (07/01/2022): chứng kiến kiểm kê hàng sản xuất dở dang tại
xưởng sản xuất.
Số lượng mẫu chứng kiển kiểm kê đã được trưởng nhóm kiểm toán chọn trước đo, do
đó tác giả theo mẫu đã được chọn do trưởng nhóm kiểm toán gửi để thực hiện chứng
kiến kiểm kê.
 Ngày thứ nhất (04/01/2022): chứng kiến kiểm kê kho vật tư.
Tại kho vật tư, theo như phỏng vấn chị thủ kho và quan sát của KTV thì đơn vị được
kiểm toán tổ chức quản lý tồn kho theo từng khu vực khách hàng nhận gia công và
quản lý theo ngày nhập kho. Tức sau khi đơn vị được kiểm toán ký hợp đồng gia công
với một khách hàng xong thì sau đó bên công ty mới nhận vật tư gia công cho khách
hàng đó về, số lượng nhập kho đúng như số lượng vật tư cần dùng để gia công và
cộng thêm một lượng hao mòn thất thoát theo quy định của hợp đồng, do đo không có
hiện tượng kho vần tư có số lượng hàng tồn chậm luân chuyển để lâu ở trong kho.
Nhóm kiểm kê tại kho vật tư được chia làm 4 nhóm và trong đó KTV đã chọn một
nhóm để đi cùng và thực hiện chứng kiến kiểm kê, một nhóm gồm một nhận viên kho
phụ trách kho vật tư, một chị ở phòng kế hoạch được công ty phân công thực hiện
kiểm kê cùng. Việc thực hiện kiểm đếm do nhân viên kho thực hiện dựa trên số lượng
mẫu mà kiểm toán viên đã chọn trước, kiểm đếm dựa vào mã code của dán trên mỗi
thùng hàng. Mỗi thùng hàng sau khi đã được kiểm kê thì sẽ được dán tem là đã kiểm
kê, trên tem ghi nhận ngày kiểm kê và người phụ trách kiểm kê cùng chữ ký đi kiểm –
thủ tục này hỗ trợ cho việc tránh kiểm kê cùng một mặt hàng nhiều lần.
Sau khi đã chứng kiến kiểm kê hết mẫu được chọn, KTV lập một biên bản kiểm kê và
ghi nhận số lượng đã kiểm đếm thực tế và đưa cho thủ kho xác nhận và ký đóng dấu
vào biên bản kiểm kê ngày hôm đó và thu thập 5 phiếu xuất kho, 5 phiếu nhập kho
liên tục trước ngày ngày diễn ra kiểm kê.

24
Hình : Biên bản kiểm kê vật tư
(Nguồn: Hồ sơ kiểm toán EY)
Cuối ngày, KTV gửi lại biên bản kiểm kê cùng với 5 phiếu xuất kho, phiếu nhập kho
thu thập được gửi lại cho trưởng nhóm kiểm toán.
 Ngày thứ hai (05/01/2022): Chứng kiến kiểm kê kho nguyên liệu
Kho nguyên liệu chủ yếu là vải và bông gòn, cũng được bố trí như kho vật tư là theo
đối tượng khách hàng gia công và theo ngày nhập vào kho. Vải trước khi nhập kho sẽ
được nhân viên kho tiến hành để vào máy đo và đo lại cũng như kiểm tra chất lượng
cuộn vải có vấn đề gì không.
Ở kho nguyên liệu, đơn vị đã tiến hành kiểm toán hôm trước theo kế hoạch kiểm kê
của đơn vị. Do đo ngày kiểm kê, KTV đi cùng một nhân viên kho và và một nhân viên
phòng kế hoạch và thực hiện kiểm kê lại theo số lượng mẫu mà trưởng nhóm kiểm
toán đã chọn trước đó. Trong qua trình kiểm kê, KTV phát hiện có một số mẫu vải có
số lượng thực tế cao hơn so với số liệu sổ sách kế toán gửi trước lúc kiểm kê. KTV đã
ghi nhận lại và hỏi thủ kho thì được giải thích do lúc nhập hàng về bên nhà cung cấp
đã cung cấp dư hơn so với số vải trên hợp đồng, và trường hợp dư do bên nhà cung
cấp gửi qua để xem mẫu và không thu hồi lại, số lượng vải dư so với hợp đồng được
bên thủ kho theo dõi riêng và chỉ ghi nhận số vải theo trên hợp đồng, do đó dẫn đến
chênh lệch giữa số lượng kiểm đếm thực tế và số lượng trên sổ sách kế toán.
Cuối buổi kiểm kê, KTV lập biên bản kiểm kê theo số lượng thực tế và có xác nhận
của thủ kho, cùng các giấy tờ giải trình đi kèm về chênh lệch số liệu, cùng 5 phiếu
xuất nhập kho trước khi kiểm kê.

25
 Ngày thứ ba (06/01/2022): chứng kiến kiểm kê kho thành phẩm
Sau khi phỏng vấn thủ kho kho thành phẩm, KTV được biết thành phẩm sau khi nhập
lên từ nhà xưởng thì tầm từ hai đến ba ngày sau sẽ có đơn vị vận chuyển tới và chuyển
lô hàng đó đi , do đó không có hiện tương tồn kho lâu ở kho thành phẩm. Tuy nhiên,
đơn vị có một lô hàng gia công quần áo bị lỗi
KTV chứng kiến thành viên nhóm kiểm kê của đơn vị kiểm đếm, ghi nhận hàng tồn
kho và nhận thấy:
 Nhóm kiểm kê đã tuân thủ hướng dẫn của nhân viên phụ trách chính: Kiểm kê
các mặt hàng theo thứ tự từ trên xuống dưới trong danh sách chi tiết hàng tồn
kho.
 Khi phát hiện chênh lệch: Nhân viên nhóm kiểm kê sẽ thực hiện lần lượt các
bước: Đếm lại lần thứ hai, kiểm tra các khu vực trong kho để chắc chắn hàng
tồn kho không bị cất giữ nhầm lẫn ở các kệ. Nếu vẫn tồn tại chênh lệch, nhân
viên kho ghi nhận lại theo số lượng thực tế và sẽ tìm hiểu nguyên nhân ngay
sau khi kết thúc kiểm kê.
KTV cũng kiểm đếm cùng với nhân viên kho để chắc chắn rằng nhân viên đơn vị
không nhầm lẫn trong quá trình kiểm đếm. Đồng thời, việc kiểm đếm tất cả các mặt
hàng theo danh sách chi tiết hàng tồn kho cũng giúp KTV đảm bảo được cơ sở dẫn
liệu hiện hữu mà không cần phải chọn mẫu kiểm kê từ sổ sách thực tế. Ngoài ra, để
tránh trường hợp đơn vị kiểm điểm đếm một sản phẩm nhiều lần, KTV tiến hành xem
xét tên, mã số trên mỗi sản phẩm và đối chiếu với tên, mã số trên danh sách chi tiết.
Trong quá trình chứng kiến kiểm kê, KTV đồng thời quan sát tình hình hàng tồn kho
của đơn vị và kết hợp phỏng vấn nhân viên kho, từ đó được biết:
 Tất cả hàng tồn kho đều thuộc quyền sở hữu của đơn vị, không có hàng do đơn
vị khác ký gửi.
 Có hàng tồn kho chậm lâu chuyển đang chờ thanh lý. Lý do: hàng gia công
không đúng kỹ thuật và yêu cầu của bên Đơn vị khách hàng, do ảnh hưởng của
dịch Covid-19 nên chưa tìm được đối tượng để thanh lý.
 Có hàng đã bán cho bên thứ 3 nhưng chưa gửi đi, đang còn ở trong kho, đang
chờ đơn vị vận chuyển đến lấy.
Sau khi nhóm kiểm kê của đơn vị đã kiểm đếm xong tất cả các mặt hàng trên danh
sách chi tiết hàng tồn kho, KTV tiến hành chọn mẫu tự kiểm đếm. KTV chỉ kiểm đếm
trực tiếp theo phương pháp từ thực tế đến sổ sách, không kiểm kê từ sổ sách đến thực
tế. Điều này xuất phát từ việc KTV và nhóm kiểm kê toàn bộ các mặt hàng trong danh
sách. Qua kiểm kê, tất cả các mẫu được chọn ở trong kho đều đã được ghi nhận trên
sổ sách của đơn vị với số lượng chính xác.
- Sau khi chứng kiến kiểm kê:

26
KTV theo dõi cách thức đơn vị xử lý các chênh lệch giữa số lượng thực tế và số liệu
trên sổ sách. Trong buổi kiểm kê, nhân viên của đơn vị đã nhận thấy rằng có một số
hàng tồn kho có số lượng thực tế lớn hơn số liệu trên hệ thống. Qua tìm hiểu, xem xét
hóa đơn, phiếu nhập kho, nhân viên đơn vị đã lý giải nguyên nhân, cụ thể: Số lượng
nhập kho lớn so với số lượng thực tế ghi nhận trong hợp đồng mua, do nhà cung cấp
đã cung cấp thêm để phòng trừ hư hỏng. Do số lượng vượt quá với sổ sách không
nhiều nên đơn vị được kiểm toán ghi nhận ở sổ sách khác để theo dõi.
KTV tiến hành thu thập các chứng từ cần thiết: Phiếu kiểm kê đối với từng kho được
kiểm đếm trong ngày; 5 phiếu nhập kho và 5 phiếu xuất kho liên tục ngay trước thời
điểm bắt đầu kiểm kê đối với mỗi kho. Đối với biên bản kiểm kê, do đơn vị cần phải
tổng hợp từ các kho nên KTV không thể thu thập ngay khi kết thúc cuộc chứng kiến
kiểm kê. Biên bản này sẽ được gửi về cho trưởng nhóm chứng kiến kiểm kê cùng với
danh sách chi tiết hàng tồn kho (lưu trữ bằng phần mềm Excel) thông qua hòm thư
điện tử.
Khi thu thập các tài liệu, KTV xem xét tính hợp lệ của các giấy tờ này. Đối với các
phiếu nhập và phiếu xuất hàng tồn kho. KTV cần phải chắc chắn rằng các phiếu này
đều liên tục và là những phiếu ghi nhận việc nhập hàng, xuất hàng ngay trước thời
điểm bắt đầu kiểm kê. Với các phiếu kiểm kê, KTV cũng tiến hành kiểm tra xem mỗi
phiếu đều đã có chữ ký của tất cả các thành viên đơn vị tham gia kiểm kê hay chưa.
c. Sau ngày chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho:
KTV chủ động liên lạc với nhân viên phụ trách chính cuộc kiểm kê tại đơn vị để cảm
ơn sự hỗ trợ và yêu cầu cung cấp các chứng từ còn thiếu (Biên bản kiểm kê hàng tồn
kho, danh sách chi tiết hàng tồn kho được lưu trữ bằng Excel).
KTV tiến hành tài liệu hóa kết quả của cuộc chứng kiến kiểm kê. Các thông tin KTV
cần lưu trữ bao gồm:
 Thông tin chung về cuộc chứng kiến kiểm kê.
 Các thủ tục ban đầu để hiểu về cách thức đơn vị tổ chức và kiểm soát cuộc
kiểm kê.
 Cách thức kiểm toán viên kiểm kê các mẫu.
 Thông tin chi tiết về các mẫu mà kiểm toán viên kiểm kê theo 2 hình thức: Từ
sổ sách đến thực tế và từ thực tế đến sổ sách. Các thông tin bao gồm: Mã sản
phẩm, tên sản phẩm, đơn vị đo lường, kho lưu trữ, số lượng doanh nghiệp kiểm
đếm, số lượng KTV kiểm đếm, chênh lệch giữa số lượng đơn vị kiểm đếm và
số lượng KTV kiểm đếm, đánh giá chênh lệch.
 Kết luận của KTV.
Sau khi thu thập đầy đủ chứng từ và hoàn thành Bản tóm tắt kết quả kiểm kê, KTV
gửi về cho nhân viên phụ trách phần hành Hàng tồn kho đối với khách hàng ABC.
1.6. Đánh giá quy trình chứng kiến kiểm kê Hàng tồn kho tại EY:
1.6.1. Ưu điểm của quy trình chứng kiến kiểm kê Hàng tồn kho tại EY:

27
- Quy trình chứng kiến kiểm kê Hàng tồn kho được quy định rõ ràng và luôn
được đổi mới, cập nhật để phù hợp với yêu cầu kiểm toán.
- Các bước thực hiện đều được hướng dẫn cụ thể trên thư viện tài liệu của EY
(EY Atlas) và được thực hiện nghiêm túc, chuyên nghiệp trong thực tế.
- Các bước chứng kiến kiểm kê đã thu thập được bằng chứng kiểm toán cho các
cơ sở dẫn liệu: Tính đầy đủ, tính hiện hữu, đánh giá và phân bổ, tính đúng kỳ.
- Các chứng từ liên quan đến cuộc kiểm kê đều được lưu trữ đầy đủ, vừa phục vụ
cho cuộc kiểm toán năm nay, vừa là tư liệu để KTV năm sau tham khảo.
- Mỗi nhóm kiểm toán tham gia chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho luôn có các
nhân viên có kinh nghiệm, có thể giải quyết được các vấn đề phát sinh trong
quá trình làm việc tại kho của khách hàng.
- EY luôn nỗ lực áp dụng thành tựu công nghệ vào các công việc kiểm toán.
1.6.2. Hạn chế của quy trình chứng kiến kiểm kê Hàng tồn kho tại EY:
- Trong một vài cuộc chứng kiến kiểm kê, thành viên chính tham gia là nhân
viên có kinh nghiệm từ 1 đến 2 năm và thực tập sinh của đơn vị, trong đó thực
tập sinh chiếm số lượng đông đảo. Điều này dẫn đến hậu quả rằng một vài nhân
viên, thực tập sinh của đơn vị còn lơ là, hoàn thành công việc một cách máy
móc, hoặc xem nhẹ vai trò của quy trình chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho.
- Việc sắp xếp nhân viên tham gia chứng kiến kiểm kê được thực hiện bởi bộ
phận Nghiên cứu và Hoạch định. Sự sắp xếp này chủ yếu đều là ngẫu nhiên.
Chính vì thế, nhân viên phụ trách phần hành Hàng tồn kho trong nhiều trường
hợp không tham gia chứng kiến kiểm kê tại đơn vị mình sẽ làm việc. Mặc dù,
điều này không thực sự là một hạn chế gây ảnh hưởng đến kết quả của cuộc
chứng kiến kiểm kê. Tuy nhiên, nếu nhân viên đó được sắp xếp tham gia tại
đơn vị nhân viên sẽ phụ trách phần hành thì đây sẽ là cơ hội tốt hơn để nhân
viên đó trực tiếp quan sát, nắm bắt tình hình hàng tồn kho, cách thức đơn vị
kiểm soát Hàng tồn kho tại đơn vị.
2. Hoạt động 2: Quy trình thực hiện kiểm toán khoản mục Tài sản cố định
(TSCĐ) tại công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam
2.1. Thời gian thực tập hoạt động: 24/01/2022 – 28/01/2022
2.2. Phương pháp: nghiên cứu tài liệu, thực tế trải nghiệm, phỏng vấn,
quan sát, suy luận rút ra kết luận.
2.3. Cơ sở lý thuyết
2.3.1. Đặc điểm của Tài sản cố định
- Tài sản cố định (TSCĐ) là một khoản mục thuộc phần Tài sản dài hạn trên
bảng cân đối kế toán. Tài sản cố định bao gồm 3 loại: TSCĐ hữu hình, TSCĐ
thuê tài chính và TSCĐ vô hình.
- Các loại TSCĐ nói trên cần được phản ánh theo giá trị thuần, nghĩa là giá trị
còn lại. Tuy nhiên, chuẩn mực và chế độ kế toán yêu cầu phải phản ảnh đồng
thời Nguyên giá và Giá trị hao mòn lũy kế của tài sản. Vì vậy, quá trình kiểm
toán tài sản cố định gắn liền với việc kiểm tra Chi phí khấu hao. Khấu hao là sự
phân bổ có hệ thống đối với giá trị phải khấu hao của TSCĐ trong suốt thời

28
gian sử dụng hữu ích của TSCĐ. Giá trị phải khấu hao là phần còn lại của
Nguyên giá trừ đi Giá trị thanh lý ước tính.
- Bên cạnh phần hành TSCĐ TSCĐại công ty, tác giả sẽ phải phụ trách thêm
phần hành Chi phí xây dựng cơ bản dở dang. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng
hay trang bị lại kĩ thuật công trình. Do tại công ty mà tác giả phụ trách, Chí phí
xây dựng cơ bản sẽ được chuyển giao sang TSCĐ do đã hoàn thành xây dựng
nên tác giả phải thực hiện kiểm toán cho khoản mục này bên cạnh TSCĐ.
- TSCĐ là một khoản mục có giá trị lớn, thường chiếm tỷ trọng đáng kể so với
tổng tài sản trên Bảng cân đối kế toán. Tuy nhiên, việc kiểm toán TSCĐ không
mất quá nhiều thời gian vì:
 Tuy giá trị lớn nhưng số lượng TSCĐ thường sẽ không nhiều và việc kiểm
tra tài sản cố định sẽ dựa trên cơ sở chọn mẫu.
 Nghiệp vụ tăng giảm tài sản cố định trong năm thường không nhiều.
 Vấn đề khóa sổ cuối năm thường sẽ không phức tạp như tài sản ngắn hạn do
khả năng xảy ra nhầm lẫn trong ghi nhận các nghiệp vụ về tài sản cố định
giữa các niên độ thường không cao.
2.3.2. Các thủ tục kiểm toán TSCĐ
2.3.2.1. Thủ tục đánh giá rủi ro
- Một số rủi ro thường gặp đối với khoản mục TSCĐ :
 Thay đổi thời gian sử dụng hữu ích của tài sản.
 Vốn hóa chi phí không hợp lệ, ví dụ như ghi nhận chi phí sửa chữa vào
nguyên giá tài sản.
 Ghi nhận nguyên giá tài sản không phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế
toán.
 Không ghi nhận đầy đủ các tài sản thanh lý và nhượng bán.
 Đánh giá không đúng các tài sản mua lại, trao đổi.
 Tiếp tục trích khấu hao đối với tài sản đã trích đủ khấu hao.
- Để đánh giá rủi ro liên quan đến TSCĐ, KTV cần có hiểu biết về đơn vị được
kiểm toán và môi trường của đơn vị, trong đó có kiểm soát nội bộ. KTV sẽ tiến
hành phỏng vấn BGĐ và các cá nhân khác trong đơn vị, thực hiện phân tích,
quan sát và điều tra.
- Trên cơ sở hiểu biết về đơn vị được kiểm toán, KTV sẽ đánh giá rủi ro có sai
sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu cho tài sản dẫn liệu cho tài sản cố định và
chi phí khấu hao. Dựa trên đánh giá này, KTV sẽ thiết kê nội dung, lịch trình
và phạm vi thủ tục kiểm toán phù hợp.
2.3.2.2. Thử nghiệm kiểm soát
- KTV cần liên hệ những rủi ro có sai sót trọng yếu đã xác định với các sai sót có
thể xảy ra ở cấp độ cơ sở dẫn liệu và cân nhắc xem cần thiết kế và tiến hành thử
nghiệm kiểm soát nào. Tùy vào từng thủ tục kiểm soát của đơn vị được kiểm
toán mà kiểm toán viên có thể áp dụng một hoặc kết hợp các phương pháp để

29
tiến hành thử nghiệm kiểm soát như: kiểm tra chứng từ, tài liệu, quan sát,
phỏng vấn, thực hiện lại thủ tục kiểm soát mà khách hàng đang áp dụng.
2.3.2.3. Thử nghiệm cơ bản
a. Thủ tục phân tích
- Tùy theo đặc điểm của đơn vị, KTV có thể sử dụng nhiều tỷ số khác nhau đối
với TSCĐ hữu hình, thông thường là các tỷ số sau:
 Tỷ số của từng loại TSCĐ so với tổng số và so sánh với năm trước. Tỷ số
này cho biết kết cấu của từng loại tài sản trong tổng TSCĐ.
 Tỷ số giữa doanh thu với tổng giá trị TSCĐ và so sánh với năm trước. Tỷ số
này phản ánh khả năng tạo ra doanh thu của TSCĐ hiện có tại đơn vị.
 Tỷ số giữa tổng giá trị TSCĐ so với vốn chủ sở hữu và so với năm trước.
Tỷ số này liên quan đến mức độ đầu tư vào TSCĐ so với vốn chủ sở hữu.
- Ngoài ra, KTV có thể tính toán các tỷ số khác và so sánh với năm trước hay số
bình quân ngành, ví dụ như tỷ số giữa chi phí sửa chữa, bảo trì so với doanh
thu thuần hoặc so với tổng số từng tháng.
- Nếu các tỷ số tính toán và kết quả so sánh nằm ở mức hợp lý, chúng sẽ cung
cấp bằng chứng để đáp ứng các cơ sở dẫn liệu như hiện hữu, đầy đủ, đánh giá
và phân bổ. Ngược lại, các biến động hoặc quan hệ bất thường sẽ là những chỉ
dẫn cho việc điều tra sâu hơn. Ví dụ sự gia tăng quá lớn trong chi phí sửa chữa,
bảo trì so với doanh thu thuần có thể là chỉ dẫn về việc đã ghi sai tài khoản nên
chi phí bị khai cao.
- Mặc dù việc mua sắm và thanh lý TSCĐ có thể có sự thay đổi lớn giữa các
năm, nhưng các thủ tục trên vẫn giúp KTV nhận thức về xu hướng thay đổi và
xem xét về tính hợp lý chung của khoản mục TSCĐ.
b. Kiểm tra chi tiết
- Dựa theo quy trình kiểm toán mẫu của Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam
VACPA, tác giả xin tóm lược lại những thủ tục kiểm toán viên cần thực hiện ở
thử nghiệm chi tiết đối với khoản mục TSCĐ như sau:
i) Kiểm tra nguyên giá TSCĐ
- Bước 1: Thu thập bảng tổng hợp tình hình biến động từng loại TSCĐ (nguyên
giá, hao mòn lũy kế, số đầu kỳ, tăng/giảm trong kỳ, số cuối kỳ,...). Kiểm tra
tính chính xác số học và đối chiếu số liệu với các tài liệu liên quan (sổ cái, sổ
chi tiết, bảng cân đối số phát sinh, báo cáo tài chính).
- Bước 2: Đọc lướt sổ cái để xác định các nghiệp vụ bất thường (về nội dung, giá
trị, tài khoản đối ứng,...). Tìm hiểu nguyên nhân và thực hiện thủ tục kiểm tra
tương ứng (nếu cần).
- Bước 3: Thủ tục kiểm toán số dư đầu kỳ:
 Chọn mẫu kiểm tra bộ hồ sơ các TSCĐ có giá trị lớn.
 Thu thập biên bản kiểm kê TSCĐ đầu kỳ để đảm bảo tính hiện hữu. Kiểm
tra phương pháp tính khấu hao, cách xác định thời gian sử dụng hữu ích và
tính toán lại giá trị khấu hao lũy kế đầu năm.
 Kiểm tra tính hợp lý của việc phân loại các tài sản cố định.

30
- Bước 4: Kiểm tra các nghiệp vụ nhượng bán, thanh lý TSCĐ. Xem xét các
quyết định thanh lý, hợp đồng mua bán, việc xác định và ghi nhận các khoản
lãi/lỗ về thanh lý, nhượng bán, thời điểm dừng khấu hao TSCĐ.
- Bước 5: Kiểm tra các chi phí sửa chữa, bảo dưỡng, nâng cấp phát sinh trong
năm đảm bảo việc vốn hóa nếu đủ điều kiện (kết hợp với phần hành kiểm toán
liên quan).
- Bước 6: Thu thập danh mục TSCĐ dùng để cầm cố, thế chấp, hạn chế sử
dụng,...(kết hợp với phần hành “Vay và nợ ngắn/dài hạn”) và danh mục TSCĐ
đã ngừng hoạt động, tạm dừng để sửa chữa, không cần dùng chờ thanh lý, đã
hết khấu hao nhưng vẫn còn sử dụng,...(thông qua phỏng vấn khách hàng, kết
hợp với thủ tục quan sát thực tế).
- Bước 7: Kiểm tra việc xóa sổ TSCĐ được thay thế bởi TSCĐ mua mới trong
kỳ.
ii) Quan sát thực tế TSCĐ
- Bước 1: Tham gia chứng kiến kiểm kê thực tế TSCĐ cuối kỳ, đảm bảo các thủ
tục kiểm kê được thực hiện phù hợp và chênh lệch giữa số liệu kiểm kê thực tế
và số liệu sổ kê toán (nếu có) đã xử lý. Đánh giá tình trạng sử dụng của từng
TSCĐ. Trường hợp KTV không tham gia kiểm kê cuối kỳ: Thực hiện quan sát
TSCĐ tại ngày kiểm toán, lập bản kiểm tra và đối chiếu ngược để xác định
TSCĐ thực tế của doanh nghiệp tại ngày kết thúc kỳ kế toán.
- Bước 2: Nếu doanh nghiệp có TSCĐ do bên thứ ba giữ: Lấy xác nhận của bên
thứ ba hoặc trực tiếp quan sát (nếu trọng yếu).
iii) Kiểm tra khấu hao TSCĐ
- Bước 1: Thu thập Bảng tính khấu hao TSCĐ trong kỳ (chi tiết đến từng
TSCĐ). Kiểm tra tính chính xác số học và đối chiếu số liệu với các tài liệu liên
quan (sổ cái, sổ chi tiết, bảng cân đối số phát sinh, báo cáo tài chính).
- Bước 2: Đọc lướt sổ cái để xác định các nghiệp vụ bất thường (về nội dung, giá
trị, tài khoản đối ứng...). Tìm hiểu nguyên nhân vè thực hiện thủ tục kiểm tra
tương ứng (nếu cần).
- Bước 3: Kiểm tra tính hợp lý của bảng tính khấu hao về: Phân loại nhóm tài
sản; khoản mục chi phí phân bổ căn cứ bộ phận và mục đích sử dụng; tính phù
hợp về thời gian khấu hao so với quy định hiện hành, so với đặc điểm sử dụng
của đơn vị; tính nhất quán trong phân bổ giữa năm nay với năm trước, giữa các
kỳ trong năm, giữa các tài sản cùng loại;...
- Bước 4: Ước tính độc lập chi phí khấu hao trong kỳ và so sánh số liệu của
doanh nghiệp.
- Bước 5: Kiểm tra việc ghi giảm khấu hao lũy kế do việc thanh lý, nhượng bán
TSCĐ. Nếu có TSCĐ sử dụng chung cho các bộ phận: Xem tính hợp lý và nhất
quán trong tiêu thức phân bổ cho từng loại chi phí như: chi phí sản xuất chung,
chi phí quản lý, chi phí bán hàng.
- Bước 6: Xem xét chênh lệch giữa phương pháp phân bổ cho mục đích kế toán
và mục đích thuế (nếu có) và tính toán thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phù
hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng.

31
iv) Chi phí xây dựng cơ bản dở dang:
- Bước 1: Thu thập bảng tổng hợp chi tiết chi phí xây dựng cơ bản dở dang theo
từng công trình, từng nội dung chi phí:
 Đối chiếu số liệu với các tài liệu liên quan (sổ cái, sổ chi tiết, bảng cân đối
số phát sinh, báo cáo tài chính).
 Xem xét bảng tổng hợp để xác định các khoản mục bất thường (số dư lớn,
lâu ngày số dư không biến động, các khoản nợ không phải là khách
hàng,...). Thực hiện thủ tục kiểm tra (nếu cần).
- Bước 2: Đọc lướt sổ cái để xác định các nghiệp vụ bất thường (về nội dung, giá
trị, tài khoản đối ứng,...). Tìm hiểu nguyên nhân và thực hiện thủ tục kiểm tra
tương ứng (nếu cần).
- Bước 3: Kiểm tra tính hiện hữu và tình trạng các công trình dở dang bao gồm
việc gửi thư xác nhận tới nhà thầu, kiểm tra chi tiết các hồ sơ liên quan và quan
sát thực tế. Đảm bảo chi phí xây dựng và các khoản nợ phải trả được ghi nhận
tương ứng với công việc xây dựng đã thực hiện tại ngày kết thúc kỳ kê toán.
- Bước 4: Kiểm tra xem chi phí phát triễn được vốn hóa có phù hợp với chuẩn
mực, chế độ kế toán không. Lưu ý chi phí phát sinh trong gia đoạn nghiên cứu
không được vốn hóa.
- Bước 5: Kiểm tra chi tiết bộ hồ sơ chứng từ chứng minh tài sản dở dang đã
hoàn thành để đảm bảo nguyên giá đã được tính toán đúng đắn và tài sản đã
được chuyển giao, phân loại đúng và khấu hao kịp thời.
- Bước 6: Xem xét thu thập giải trình của BGĐ về các vấn đề liên quan đến
TSCĐ và chi phí xây dựng cơ bản dở dang.
- Bước 7: Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán có ảnh
hưởng đến các nghiệp vụ trong kỳ, tính đánh giá của TSCĐ và chi phí xây
dựng cơ bản dở dang, bất động sản đầu tư cuối kỳ.
- Bước 8: Kiểm tra việc phân loại và trình bày các khoản mục TSCĐ hữu hình,
TSCĐ vô hình, chi phí xây dựng cơ bản dở dang, bất động sản đầu tư trên báo
cáo tài chính.
- Bước 9: Kiểm tra việc thuyết minh đầy đủ về TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô
hình, chi phí xây dựng cơ bản xây dựng dở dang, cụ thể:
 TSCĐ khấu hao hết vẫn đang sử dụng.
 TSCĐ cầm cố , thế chấp cho các khoản vay của công ty.
 TSCĐ không còn sử dụng được và chờ thanh lý.
2.4. Minh họa quy trình thực hiện kiểm toán Tài sản cố định tại EY:
2.4.1. Giới thiệu về công ty được kiểm toán:
- Tên công ty: Công ty TNHH ABC (tên công ty đã được thay thế).
- Lĩnh vực hoạt động: công ty sản xuất dầu ăn.
- Một vài đặc điểm của doanh nghiệp:
 Đơn vị có trụ sở chính tại quận 1 - thành phố Hồ Chí Minh.
 Đơn vị có quy mô 4 công ty con, 4 công ty liên kết sản lượng dầu ăn chiếm
80% sản lượng toàn ngành.

32
2.4.2. Quy trình thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ tại công ty TNHH Ernst
& Young Việt Nam.
- Công việc thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính sẽ bao gồm các giai đoạn như
chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán và hoàn thành kiểm toán. Tuy nhiên,
do thời gian thực tập bắt đầu từ tháng 12 năm 2021. Do đó, quy trình kiểm toán
khoản mục TSCĐ sẽ được giới hạn trong phạm vi từ lúc bắt đầu thực tập đến
khi kết thúc kỳ thưc tập, tức từ thủ tục đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu của
khoản mục TSCĐ đến khi hoàn thành giấy tờ làm việc của phần hành này.
2.4.2.1. Đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu của khoản mục TSCĐ
Thông qua chuẩn mực EY GAM và cẩm nang EY Atlas, việc đánh giá rủi ro có sai sót
trọng yếu của từng khoản mục được thực hiện một cách tuần tự, có quy trình. Trước
khi bắt đầu tuần kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán sẽ thực hiện các công việc cần
thiết chuẩn bị cho cuộc kiểm toán, trong đó có việc đánh giá các rủi ro có sai sót trọng
yếu trên EY Canvas. Nội dung của công việc này được trình bày cụ thể như sau:
a) Đánh giá rủi ro tiềm tàng
Việc đánh giá rủi ro tiềm tàng được trưởng nhóm kiểm toán thực hiện dựa trên cơ sở
của hồ sơ kiểm toán năm trước (Prior Period Audit) và các thông tin thu thập được
thông qua phỏng vấn, trao đổi với khách hàng ở kỳ kiểm toán hiện tại. Các nhân tố
ảnh hưởng đến mức độ đánh giá rủi ro tiềm tàng là cao hay thấp chủ yếu được trưởng
nhóm kiểm toán thu thập thông qua việc tìm hiểu để có được sự hiểu biết nhất định về
tình hình hoạt động, kinh doanh của đơn vị được kiểm toán, các khoản mục, giao dịch
phát sinh trọng yếu trong kỳ, bao gồm: môi trường kinh doanh, cạnh tranh trong
ngành nghề kinh doanh của đơn vị, sự thay đổi nhân sự chủ chốt của đơn vị, tốc độ
tăng trưởng của đơn vị, khả năng ảnh hưởng đến giả định hoạt động liên tục của đơn
vị,... Từ đó, trưởng nhóm kiểm toán sẽ nhận dạng được các rủi ro có sai sot trọng yếu
ảnh hưởng đến báo cáo tài chính cơ sở dẫn liệu cần đạt được của khoản mục TSCĐ.
Bằng việc phỏng vấn sơ bộ BGĐ cũng như các nhân sự phụ trách khoản mục TSCĐ
như kế toán tổng hợp và kế toán phụ trách hạch toán TSCĐ, kết hợp với thủ tục phân
tích, KTV đã thu thập được những hiểu biết nhất định cề đặc điểm cũng như phương
pháp kế toán của khoản mục này. Theo đó, khoản mục TSCĐ của doanh nghiệp được
kiểm toán chủ yếu là máy móc thiêt bị sản xuất, dây chuyền sản xuất, nhà xưởng,
quyền sử dụng đất, phần mền công nghệ thông tin.

33
Hình 3.1: Đánh giá CRA của TSCĐ
(Nguồn: Hồ sơ kiểm toán EY)
Dựa trên bảng đánh giá rủi ro kết hợp (Combine Risk Assessment – CRA) giữa rủi ro
tiềm tàng (Inherent risk Assessment) và rủi ro kiểm soát (Control Risk Assessment),
KTV đưa ra giải thích cụ thể cho việc đánh giá các rủi ro này như sau. Trong quá trình
thu thập các bằng chứng kiểm toán ban đầu, KTV đã thu thập được Bảng theo dõi
TSCĐ có đầy đủ các thông tin về nguyên giá ban đầu, giá trị còn lại đầu kì, phát sinh
tăng, giảm trong kỳ, số dư giá trị còn lại cuối kỳ, ngày bắt đầu khấu ha, kỳ khấu hao.
Do đó, rủi ro tiềm tàng đối với cơ sở dẫn liệu về tính đầy đủ (Completeness) trong
việc ghi nhận TSCĐ và chi phí khấu hao được đánh giá thấp. Bên cạnh đó, phương
pháp kế toán của đơn vị được kiểm toán tuân thủ theo VAS 03 và Thông tư 200 theo
quy định kế toán hiện hành, trong năm không có phát sinh mới thêm các hoạt động
mua bán thanh lý TSCĐ, đơn vị có một kho tại thành phố Hồ Chí Minh, do đó KTV
đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với cơ sở dẫn liệu về tính hiện hữu (Existence) là thấp.
Do bản chất TSCĐ hữu hình hay vô hình là những tài sản có giá trị lớn, nghiệp vụ
phát sinh trong năm không nhiều, vì vậy dễ theo dõi và đánh giá. Đồng thời, tất cả các
TSCĐ đều được khấu hao theo phương pháp đường thẳng phù hợp với quy định kế
toán hiện hành, do đó KTV rút ra rủi ro tiềm tàng đối với cơ sở dẫn liệu về đánh giá
(Valuation) là thấp. Tiếp theo, KTV nghiên cứu thêm hồ sơ kiểm toán năm trước chưa
tìm được rủi ro tiềm tàng nào liên quan đến cơ sở dẫn liệu quyền và nghĩa vụ (Rights
and obligations).
b) Đánh gia rủi ro kiểm soát
Với công việc đánh giá rủi ro tiềm tàng của khoản mục TSCĐ đã được thực hiện,
KTV tiếp tục tiến hành đánh giá rủi ro kiểm soát thông qua tìm hiểu hệ thống kiểm
soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán.
Theo hình minh họa ở trên, trong cột tiêu đề “Đánh giá rủi ro kiểm soát” (Control
Risk Assessment) sẽ bao gồm 2 mức độ đánh giá: Hoạt động kiểm soát đáng tin cậy
(Rely on Controls) và hoạt động kiểm soát không đáng tin cậy (Not Rely on Controls).

34
Trong quá trình phỏng vấn và tìm hiểu quy trình kiểm soát nội bộ của đơn vị được
kiểm toán thì KTV nhận thấy hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán dù
được thiết kế và xây dựng phù hợp nhưng lại không thực hiện trên thực tế. Do đó,
KTV đánh giá rủi ro kiểm soát là cao, không dựa vào hệ thống kiểm soát nội bộ của
đơn vị được kiểm toán (Not Rely). Lúc này, KTV sẽ tiến hành các thử nghiệm cơ bản
để thu thập bằng chứng kiểm toán.
c) Đánh giá rủi ro kết hợp
Sau khi đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, KTV sẽ tiến hành đánh giá rủi ro
kết hợp (CRA) tổng hợp lại từ hai rủi ro đã đánh giá, cũng là rủi ro có sai sót trọng
yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu của khoản mục TSCĐ.
Theo hình minh họa, có thể thấy CRA của các cơ sở dẫn liệu như đầy đủ, đánh giá,
hiện hữu, quyền và nghĩa vụ được đánh giá là trung bình (Moderate) do rủi ro tiềm
tàng được đánh giá là thấp nhưng KTV lại không tin tưởng vào hệ thống kiểm soát nội
bộ của đơn vị.
2.4.2.2. Các thủ tục kiểm toán tiếp theo đối với khoản mục TSCĐ
Sau khi tiến hành thực hiện thiết lập mức trọng yếu và đánh giá các rủi ro có sai sót
trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu của khoản mục TSCĐ, KTV sẽ bắt đầu tiến hành
các thủ tục kiểm toán tiếp theo. Đầu tiên, do KTV đánh giá rủi ro kiểm soát đối với
khoản mục TSCĐ là thấp, do đó KTV sẽ tiến hành thực hiện các thử nghiệm kiểm
soát, để chứng minh cho sự tin tưởng của KTV và sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát
nội bộ tại đơn vị được kiểm toán. Sau đó, KTV sẽ tiến hành các thử nghiệm cơ bản để
kiểm tra chặt chẽ và chi tiết về khả năng xảy ra các sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở
dẫn liệu của khoản mục này.
a) Thử nghiệm kiểm soát
Trên thực tế, EY thường sẽ có hai cuộc kiểm toán trong năm là kiểm toán giữa niên độ
(Interim Audit) và kiểm toán cuối niên độ (Final Audit). Trong đó, thử nghiệm kiểm
soát (Test of Control – TOC) thường được thực hiện vào cuộc kiểm toán giữa niên độ.
Sau khi tiến hành thủ tục này, nhóm kiểm toán sẽ đưa ra kết luận rằng liệu hệ thống
kiểm soát nội bộ có thực sự hữu hiệu như những gì KTV đã tin tưởng dựa vào kết quả
của việc đánh giá rủi ro kiểm soát hay không. Nếu thông qua kết quả này, nhóm kiểm
toán đã thu thập được các bằng chứng đầy đủ và thích hợp rằng hệ thống kiểm soát
nội bộ tại đơn vị là thực sự hữu hiệu, KTV sẽ điều chỉnh giảm số lượng bằng chứng
cần thu thập ở thử nghiệm cơ bản. Ngược lại, nếu có bất kỳ mỗi e ngại nào về sự kém
hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại giai đoạn này, KTV có thể giảm bớt số
lượng bằng chứng cần thu thập bằng thử nghiệm kiểm soát hoặc không thực hiện thử
nghiệm kiểm soát và tiến hành tăng số lương bằng chứng kiểm toán cần thu thập qua
thử nghiệm cơ bản. Theo hướng dẫn của EY Atlas, KTV sẽ chọn mẫu thử nghiệm
kiểm soát thông qua phần mềm EY Smart Sampling.

35
Trong các cuộc kiểm toán có tiến hành TOC, EY yêu cầu nhóm kiểm toán thực hiện
giấy tờ làm việc dưới dạng Word và Excel và sẽ nộp lên EY Canvas để trưởng nhóm
kiểm toán soát xét chung.
Mặc dù vậy, vì TSCĐ là khoản mục thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro nên KTV tại
EY thường sẽ không thực hiện thử nghiệm kiểm soát đối với TSCĐ mà tiến hành ngay
thử nghiệm cơ bản. Trong quá trình phụ trách phần hành TSCĐ tại EY, tác giả theo
yêu cầu của trưởng nhóm kiểm toán cũng chưa từng thực hiện thử nghiệm kiểm soát
mà tiến hành ngay các thử nghiệm cơ bản. Vì vậy, các ví dụ minh họa là không phù
hợp đối với thử nghiệm kiểm soát do thiếu sự trải nghiệm thực tế.
b) Thử nghiệm cơ bản
Thử nghiệm cơ bản sẽ bao gồm 2 loại thủ tục chính là thủ tục phân tích và kiểm tra
chi tiết. Như là một thông lệ quan trọng của tất cả các cuộc kiểm toán, trước khi đến
kiểm toán tại công ty khách hàng, trưởng nhóm kiểm toán sẽ tổng hợp lại các chứng
từ tài liệu mà cá nhân phụ trách phần hành TSCĐ cần thu thập, bao gồm:
- Bảng cân đối thử (Trial balance) và Sổ nhật ký chung (General ledger) của
công ty được kiểm toán tại thời điểm ngày 31 tháng 12.
- Bảng chi tiết “Danh sách tài sản cố định” (FAR – Fixed Asset Register) gồm
các thông tin chính như: tên Tên tài sản, nguyên giá, ngày ghi nhận, ngày đưa
vào sử dụng, thời gian phân bổ,...
- Bảng tính khấu hao của khách hàng theo từng tháng để làm cơ sở tính toán lại
khấu hao phù hợp với chuẩn mực ban hành.
- Bảng chi tiết “các khoản chi phí xây dựng cơ bản dở dang” (Contruction in
progress) từ khách hàng. Một số khách hàng sẽ trình bày các khoản chi phí này
chung với file FAR đã đề cập phía trên.
- Biên bản kiểm kê TSCĐ có chữ ký của người tiến hành kiểm kê, người quản lý
tài sản và kế toán.
- Biên bản thanh lý TSCĐ và bằng chứng về quyết định xét duyệt thanh lý
TSCĐ.
Tiếp theo, hoạt động sẽ đi sâu vào chi tiết của từng loại thủ tục trong thử nghiệm cơ
bản:
 Thủ tục phân tích cơ bản
Theo EY Atlas, việc thực hiện thủ tục phân tích đối với TSCĐ chủ yếu để xác định
các mối quan hệ giữa thay đổi nguyên giá năm nay so với năm trước, từ đó dẫn đến
thay đổi của chi phí khấu hao năm nay so với năm trước từ đó so sánh hai giá trị này
với nhau.
Trên thực tế, trưởng nhóm kiểm toán trước khi đến công ty khách hàng sẽ gửi cho
nhóm kiểm toán bộ tài liệu Work Trial Balance (WTB), bảng phân chia công việc
(Work Allocation). Từ đó, KTV sẽ lên trước giấy tờ làm việc của phần hành mình, và
trong đó Leadsheet luôn là sheet được trình bày đầu tiên của mỗi phần hành. Trong

36
leadsheet sẽ trình bày tất cả các thay đổi trong hai năm của khoản mục trên báo cáo tài
chính và các bút toán điều chỉnh liên quan nếu có, qua đó kiểm toán viên sẽ phân tích
tình hình biến động TSCĐ dựa vào hai chỉ tiêu là nguyên giá và hao mòn lũy kế. Qua
đó, KTV sẽ có cái nhìn khái quát về các thay đổi về tình hình TSCĐ trong hai năm, từ
đó để tiến hành các thủ tục kiểm tra chi tiết về sau. Dưới đây là hình ảnh minh họa về
một Leadsheet thuộc phần hành TSCĐ trên thực tế tại EY:

Hình 3.2: Mẫu biểu chỉ đạo của phần hành TSCĐ
(Nguồn: Hồ sơ kiểm toán EY)
Như hình minh họa, một Biểu chỉ đạo đầy đủ bao gồm những nội dung chính sau:
- Thông tin chung về các khoản mục gồm : Tên khoản mục, số dư cuối kỳ báo
cáo chưa kiểm toán năm nay, Số liệu điều chỉnh, Số dư cuối kỳ đã kiểm toán,
số liệu so sánh (kỳ trước), biến động và phần trăm biến động làm cơ sở cho
việc phân tích.
- Phân tích biến động (ARP): KTV sẽ đưa ra những nhận xét sơ bộ của mình về
khoản mục cũng như các thông tin của doanh nghiệp. Ở phần hành này KTV
chủ yếu sẽ dựa vào chênh lệch và phần trăm chênh lệch , tìm hiểu nguyên nhân
chênh lệch đó từ việc thu thập các dữ liệu cần cung cấp từ khách hàng. Như
hình minh họa, KTV nhận thấy không có sự biến động về TSCĐ vô hình và
TSCĐ hữu hình trong kỳ báo cáo do khách hàng không có hoạt động mua thêm
hay thanh lý TSCĐ.
 Thủ tục kiểm tra chi tiết
Có thể nói thủ tục kiểm tra chi tiết chính là thủ tục kiểm toán quan trọng và tốn nhiều
thời gian và chi phí thực hiện. Cụ thể thì đối với khoản TSCĐ, phạm vi và số lượng
bằng chứng cần thu thập trong kiểm tra chi tiết sẽ phụ thuộc vào kết quả của thử
nghiệm kiểm soát và thủ tục phân tích cơ bản. Đối với khoản TSCĐ, các thủ tục kiểm
tra chi tiết sẽ bao gồm các bước như sau:

37
Bước 1: Đối chiếu chi phí khấu hao từ bảng cân đối kế toán (WTB) với bảng tính
khấu hao cung cấp bởi khách hàng (PBC) và đối chiếu chi phí khấu hao với những
phần hành khác.
- Đối chiếu chi phí khấu hao từ WTB với bảng tính khấu hao của khách hàng.
Như đối chiếu nguyên giá TSCĐ đầu kỳ và cuối kỳ, đối chiếu chi phí khâu hao
trong năm và từ bảng theo dõi chi tiết TSCĐ, KTV sẽ tự tính lại xem chi phí
khấu hao khách hàng tính có đúng hay chưa, có hay không những TSCĐ đã
khấu hao hết nhưng doanh nghiệp vẫn tiếp tục khấu hao. KTV đối chiếu xem
có sự chênh lệch giữa kết quả do KTV tự tính với kết quà cung cấp từ khách
hàng, khi có sự chênh lệch và khoản chênh lệch trọng yếu nó lớn hơn mức
SAD thì KTV sẽ phải trao đổi với khách hàng để trao đổi và có những bút toán
điều chỉnh liên quan.
Hình ảnh minh họa:

Hình 3.3: Bảng đối chiếu TB với PBC


(Nguồn: Hồ sơ kiểm toán EY)
Theo hình minh họa, sẽ đối chiếu nguyên giá TSCĐ, chi phí khấu hao và giá trị còn lại
của của tài sản. Cột số dư đầu kỳ, số dư cuối kỳ, tăng giảm trong kỳ được tính bằng
hàm Sumifs dựa vào cột mã (code) để đối chiếu.

38
Hình 3.4: Danh sách tài sản cố định (PBC)
(Nguồn: Hồ sơ kiểm toán EY)

Hình 3.5: Bảng EY tự tính lại chi phí khấu hao


(Nguồn: Hồ sơ kiểm toán EY)
Dựa vào bảng danh sách TSCĐ cung cấp bởi khách hàng, KTV tự đánh giá lại xem
mã code phân loại đã đúng chưa, những tài sản nào đã khấu hao hết, tài sản nào đã
thanh lý, tính lại chi phí khấu hao trong kỳ và phân loại tài khoản đối ứng với khoản
khấu hao đó như tài khoản 641, 642, 627,...
- Đối chiếu chi phí khấu hao với những phần khác. Chi phí khấu hao sẽ được ghi
nhận ở nhiều tài khoản khác nhau tùy theo bản chất của loại chi phí đó. Ví dụ
chi phí khấu hao phục vụ cho hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh
nghiệp thì ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh – tài khoản 627, 642, 642,
811,... hoặc nếu là khấu hao của bất động sản đầu tư thì ghi nhận vào giá vốn
hàng bán – tài khoản 632. Kiểm toán viên cần đảm bảo rằng chi phí khấu hao
tính được ở phần hành TSCĐ phải đồng nhất với chi phí ở phần hành khác.
Hình ảnh minh họa:

39
Hình 3.6: Đối chiếu chi phí khấu hao với những phần hành khác
(Nguồn: Hồ sơ kiểm toán EY)
Theo hình ảnh minh họa, chi phí khấu hao của doanh nghiệp sẽ được ghi nhận ở bốn
loại tài khoản: chi phí quản lý doanh nghiệp (642), chi phí bán hàng (641), giá vốn
hàng bán (632), chi phí sản xuất chung (627) tùy theo bản chất của chi phí. Cột Per
GL là cột chi phí khấu hao được tính qua việc lọc sổ nhật ký chung của doanh nghiệp,
cột Per FA Register được tính qua bảng tự tính lại chi phí khấu hao của KTV, từ đó
kiểm tra xem việc tính toán chi phí liên quan đến khấu hao TSCĐ có đồng nhất hay
không, việc phân loại chi phí có phù hợp hay không.
Bước 2: Thủ tục kiểm tra chi tiết các khoản tăng tài sản trong kỳ
- KTV sẽ tiến hành chọn mẫu để kiểm tra hoặc kiểm tra toàn bộ các tài sản tăng
trong kỳ nếu số lượng ít. KTV sẽ lập một danh sách các TSCĐ cần kiểm tra gửi
cho khách hàng để xin các chứng từ tiên quan đến việc tăng TSCĐ đó. Khi
kiểm tra, KTV sẽ ghi chép lại số hợp đồng, tên khách hàng hoặc nhà cung cấp,
số hóa đơn và số tiền tương ứng. Do doanh nghiệp trong minh họa không có
biến động tăng giảm trong kỳ nên KTV bỏ qua mục này.
Bước 3: Xem xét lại thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ
- KTV sẽ dựa vào Bảng theo dõi tài sản cố định cung cấp bởi khách hàng để xem
phân nhóm TSCĐ của khách hàng cóp thời gian sử dụng hữu ích là bao nhiêu,
từ đó đối chiếu với thông tư 45 của thuế xem có tài sản nào có thời gian vượt
quá hay dưới khoản quy định của thông tư hay không. Trong trường hợp việc
xác định thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ chưa phù hợp với Thông tư 45,
KTV sẽ đánh giá chênh lệch giữa chi phí khấu hao giữa 2 khung thời gian khấu
hao để thực hiện bút toán điều chỉnh chênh lệch cho tình huống phát sinh chi
phí thuế thu thập doanh nghiệp hoãn lại. Từ đó, trao đổi với khách hàng để
khách hàng biết và có những khoản điều chỉnh phù hợp hơn.
Hình ảnh minh họa:

40
Hình 3.7: Bảng xem xét giá trị sự dụng của TSCĐ
(Nguồn: Hồ sơ kiểm toán EY)
Bước 4: Thực hiện thuyết minh cho báo cáo tài chính
- Đây là bước cuối cùng trong mỗi phần hành, KTV phải lên thuyết minh cho tất
cả các khoản mục bao gồm “Tài sản cố định hữu hình”, “Tài sản cố định vô
hình”, biến động của “Bất động sản đầu tư”.
- Bên cạnh đó, KTV cần phải thêm mục thuyết minh về lượng tài sản đã khấu
hao hết nhưng vẫn còn sử dụng trong năm.
- Ở mỗi phần thuyết minh đều có cột so sánh với số liệu trên Biểu chỉ đạo
(Leadsheet) để đảm bảo số trên thuyết minh và số trên Biểu chỉ đạo đồng nhất
với nhau.
- Hình ảnh minh họa:

41
Hình 3.8: Thuyết minh Báo cáo tài chính cho khoản mục TSCĐ hữu hình
(Nguồn: Hồ sơ kiểm toán EY)

Hình 3.9: Thuyết minh Báo cáo tài chính cho khoản mục TSCĐ vô hình
(Nguồn: Hồ sơ kiểm toán EY)

42
Hình 3.10: Thuyết minh Báo cáo tài chính cho khoản mục Bất động sản đầu tư
(Nguồn: Hồ sơ kiểm toán EY)
2.5. Đánh giá về quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ
- Ưu điểm:
 Nhìn chung, quy trình kiểm toán của công ty được chuẩn hóa một cách
khoa học bởi các tiêu chuẩn từ EY Global. Quy trình đã áp dụng đầy đủ các
thủ tục cơ bản giúp cho KTV thu thập được các bằng chứng cho việc đưa ra
ý kết luận khoản mục TSCĐ , chi phí khấu hao không còn sai sót trọng yếu
hoặc nếu có thì cũng đã được KTV phát hiện và yêu cầu điều chỉnh. Quy
trình không chỉ giúp KTV thực hiện tốt công việc kiểm toán mà còn tích lũy
được nhiều kiến thức chuyên ngành từ quy trình tiêu chuẩn quốc tế.
 Thông qua chương trình kiểm toán của EY, KTV có thể mở rộng thêm hay
giảm bớt một số thủ tục không cần thiết tùy vào đặc điểm của từng doanh
nghiệp được kiểm toán. Điều này sẽ giúp cho KTV linh hoạt hơn, phát huy
được năng lực chuyên môn của mình và giúp cho quy trình kiểm toán được
sát với thực tế hơn.
 Trong quá trình kiểm toán, do giấy tờ làm việc rất quan trọng vì nó bao gồm
nhiều bằng chứng có tính thuyết phục cao. Nhận thức rõ được điều đó nên
tại công ty EY, giấy tờ làm việc, bằng chứng và tài liệu có liên quan đến
khách hàng sẽ được lưu trữ trên EY Canvas, tương ứng với từng doanh
nghiệp được kiểm toán. Ngoài ra, để tránh thất lạc dữ liệu, KTV cần phải
quét (Scan) các giấy tờ làm việc và các chứng từ có liên quan và lưu trữ
trên EY Canvas của công ty, các chứng từ đó được đánh số tham chiếu rõ
ràng giúp người đọc và đội ngũ kiểm toán năm sau có thể dễ dàng theo dõi
và cập nhật tình hình.
- Khuyết điểm:
 Trong hầu hết các doanh nghiệp, hệ thống kiểm soát nội bộ đóng một vai
trò quan trọng để đánh giá về tính trung thực, hợp lý về tình hình tài chính
và các số liệu trên báo cáo tài chính. Khi đơn vị được kiểm toán có hệ thống
kiểm soát nội bộ được đánh giá là hiệu quả thì kiểm toán viên có thể thu
hẹp các phạm vi của thử nghiệm cơ bản, giúp tiết kiệm được thời gian và
chi phí của cuộc kiểm toán.
 Hiện tại công ty chưa tiến hành phân bổ mức trọng yếu mà chỉ xác định
mức trọng yếu tổng thể (PM), mức trọng yếu thực hiện (TE) và ngưỡng sai
sót không đáng kể (SAD) cho tất cả các khoản mục. Chính vì thế, đối với
các khoản mục mang tính trọng yếu và có khả năng xảy ra sai sót cao như
TSCĐ, KTV cần phải mở rộng quy mô mẫu kiểm tra chi tiết dựa trên xét
đoán chuyên môn của mình để đảm bảo không có sai sót trọng yếu trên
BCTC.
3. Hoạt động 3: Quy trình thực hiện kiểm toán năm đầu tiên tại công ty
TNHH Ernst & Young Việt Nam.
3.1. Thời gian thực tập hoạt động: 14/02/2022 – 18/02/2022

43
3.2. Phương pháp:
3.2.1. Tự nghiên cứu và đúc kết:
- Nắm chắc kiến thức liên quan đến yêu cầu và quy trình kiểm toán năm đầu tiên.
- Đọc kỹ, nắm chắc các chuẩn mực kiểm toán liên quan: “VSA 510” về “Kiểm
toán năm đầu tiên – Số dư đầu kỳ”,...
- Đọc kỹ và nắm chắc những quy định liên quan đến Kiểm toán năm đầu tiên
thuộc hệ thống chuẩn mực của Công ty TNHH EY Việt Nam.
3.2.2. Trải nghiệm thực tế:
- Tham gia thực tế kiểm toán năm đầu tiên tại đơn vị.

3.3. Quy trình thực hiện kiểm toán năm đầu tiên tại công ty TNHH Ernst &
Young Việt Nam
3.3.1. Cơ sở lý luận
Kiểm toán năm đầu tiên được quy định cụ thể trong VSA 510. Trong đó, bằng
chứng kiểm toán liên quan đến số dư đầu kỳ là một bằng chứng kiểm toán đặc biệt và
quan trọng trong xuyên suốt quá trình thực hiện kiểm toán năm đầu tiên tại đơn vị
được kiểm toán.
Khi kiểm toán viên được mời kiểm toán cho một doanh nghiệp có báo cáo tài
chính chưa được kiểm toán vào năm trước hoặc được kiểm toán bởi kiểm toán viên
tiền nhiệm khác, số dư đầu kỳ trên báo cáo tài chính đã được kiểm toán bởi kiểm toán
viên tiền nhiệm hoặc chưa được kiểm toán. Theo VSA 510, khi thực hiện kiểm toán
năm đầu tiên, mục tiêu cơ bản của kiểm toán viên là thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm
toán thích hợp về việc liệu số dư đầu kỳ có chứa đựng sai sót gây ảnh hưởng trọng yếu
đến báo cáo tài chính kỳ hiện tại hay không và; liệu các chính sách kế toán liên quan
đến số dư đầu kỳ hiện tại có được áp dụng một cách nhất quán hay không, hay những
thay đổi trong chính sách kế toán có được thực hiện một cách thích hợp và được trình
bày, thuyết minh đầy đủ theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp
dụng hay không.
Đối với một số đáng kể trường hợp, số dư đầu kỳ sẽ có thể ảnh hưởng trọng yếu đến
báo cáo tài chính năm hiện tại, ví dụ như nếu nguyên giá tài sản cố định ở thời điểm
đầu kỳ không được xác định chính xác sẽ dẫn đến tính toán sai chi phí khấu hao năm
hiện hành và giá trị còn lại vào cuối kỳ; hoặc khi có sự kết chuyển sai giữa số dư cuối
kỳ trước sang số dư đầu kỳ này, sẽ dẫn đến xác định sai số dư cuối kỳ cũng như kết
quả kinh doanh kỳ hiện tại. Chính vì thế, kiểm toán viên phải xác định rằng liệu số dư
cuối kỳ trước có được kết chuyển sang số dư đầu kỳ kỳ này một cách chính xác hay
chưa, và liệu rằng số dư đầu kỳ có phản ánh đầy đủ các chính sách kế toán được áp
dụng một cách thích hợp hay không. Bên cạnh đó, kiểm toán viên cũng cần kiểm tra
sự nhất quán trong chính sách kế toán do không kiểm toán đơn vị vào năm trước. Tiếp
đến, nếu có sự thay đổi trong chính sách này, kiểm toán viên cần phải yêu cầu đơn vị
được kiểm toán tuân thủ các quy định của chuẩn mực kiểm toán có liên quan.

44
3.3.2. Quy trình thực hiện kiểm toán năm đầu tiên tại công ty TNHH Ernst &
Young Việt Nam
Đối với việc lập kế hoạch, nhận dạng rủi ro đã được tác giả trình bày cụ thể ở hoạt
động 2 – Kiểm toán TSCĐ và được áp dụng nhất quán cho tất cả các phần hành kiểm
toán khác nhau, do đó ở phần này tác giả chỉ trình bày những điểm khác biệt khi kiểm
toán năm đầu tiên so với kiểm toán năm cũ. Tuy nhiên, cần nói thêm rằng để đề phòng
rủi ro về việc doanh nghiệp kiểm toán sẽ bị mất uy tín hay bị kiện tụng khi không phát
hiện hết các sai sót trọng yếu trên báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán, trước
khi chấp nhận kiểm toán thì doanh nghiệp kiểm toán phải thực hiện các thủ tục để liệu
có hay không việc chấp nhận khách hàng.
Tại EY, việc thực hiện các thủ tục kiểm toán năm đầu tiên với mục tiêu tập trung vào
việc thu thập các bằng chứng thích hợp liên quan đến số dư đầu kỳ. Để kiểm tra số dư
đầu kỳ, đầu tiên kiểm toán viên (hay trưởng nhóm kiểm toán) phải đọc báo cáo tài
chính của kỳ gần nhất và báo cáo kiểm toán của kiểm toán viên tiền nhiệm về báo cáo
tài chính đó (nếu có) để thu thập các thông tin liên quan đến số dư đầu kỳ, thậm chí là
kể cả các thuyết minh.
Bên cạnh đó, việc xác định nội dung và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cần thiết để
thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp liên quan đến số dư đầu kỳ dựa vào
các yếu tố:
 Các chính sách kế toán được áp dụng tại đơn vị được kiểm toán;
 Nội dung và bản chất của các số dư tài khoản, các nhóm giao dịch, các thuyết
minh và rủi ro có sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính kỳ hiện tại;
 Tầm quan trọng và mức độ trọng yếu của số dư đầu kỳ đối với báo cáo tài
chính kỳ hiện tại;
 Báo cáo tài chính năm trước có được kiểm toán hay không; nếu có thì ý kiến
kiểm toán của kiểm toán viên tiền nhiệm có phải là ý kiến kiểm toán chấp nhận
toàn phần hay không.
Trên thực tế, tại EY, sau khi ký kết hợp đồng kiểm toán, EY sẽ tiến hành tổ chức một
cuộc họp bao gồm Chủ phần hùn phụ trách cuộc kiểm toán (Partner in charge), Chủ
nhiệm kiểm toán phụ trách cuộc kiểm toán (Manager in charge), Trưởng nhóm kiểm
toán (Senior) cùng với các thành viên lãnh đạo của đơn vị được kiểm toán để trao đổi
về kế hoạch, lịch trình, phạm vi và nội dung thực hiện cuộc kiểm toán. Tuy nhiên, với
tình hình dịch bệnh Covid – 19 vẫn đang diễn ra phức tạp, những cuộc họp này hiện
tại được diễn ra bằng hình thức online thông qua Microsoft Teams.
Sau khi có cuộc họp với lãnh đạo của đơn vị được kiểm toán, các thành viên của nhóm
kiểm toán EY sẽ tiến hành tổ chức cuộc họp nội bộ bao gồm Chủ phần hùn phụ trách
cuộc kiểm toán (Partner in charge), Chủ nhiệm kiểm toán phụ trách cuộc kiểm toán
(Manager in charge), Trưởng nhóm kiểm toán (Senior) cùng với các thành viên trợ lý

45
kiểm toán tham gia thực hiện kiểm toán. Nội dung cuộc họp chủ yếu xoay quanh việc
nhận dạng các vấn đề ban đầu nhận dạng được sau cuộc họp với đơn vị được kiểm
toán. Chủ nhiệm kiểm toán lúc này sẽ trao đổi với các thành viên nhóm kiểm toán sẽ
trực tiếp đến đơn vị thực hiện cuộc kiểm toán như trưởng nhóm kiểm toán và các trợ
lý kiểm toán. Bên cạnh đó, các vấn đề về các mô hình cấu trúc phức tạp của doanh
nghiệp cũng được mang ra thảo luận trong cuộc họp.
Tiếp đến, như đã nói ở trên, các thủ tục kiểm toán nào được thực hiện sẽ phụ thuộc
vào việc liệu báo cáo tài chính năm ngoái có được kiểm toán bởi kiểm toán viên tiền
nhiệm hay không, trong đó:
 Khi báo cáo tài chính năm trước đã được kiểm toán bởi một đơn vị kiểm toán
khác, kiểm toán viên sẽ thu thập bằng chứng kiểm toán thích hợp về số dư đầu
kỳ bằng cách soát xét hồ sơ kiểm toán năm trước của kiểm toán viên tiền
nhiệm. Tuy nhiên, trong trường hợp không thể thu thập được hồ sơ kiểm toán
năm trước do các yếu tố cạnh tranh hay bảo mật, kiểm toán viên phải tiến hành
các thủ tục kiểm toán thay thế khác. Trong trường hợp thu thập được hồ sơ
kiểm toán năm trước, thì việc liệu có chấp nhận số dư đầu kỳ của khoản mục
phải dựa vào việc đánh giá năng lực chuyên môn và tính độc lập của kiểm toán
viên tiền nhiệm, bên cạnh việc liệu các bằng chứng kiểm toán năm trước có
được thu thập đầy đủ và thích hợp hay không. Hơn thế nữa, trong trường hợp
đơn vị được kiểm toán cố tình ngăn cản việc tiếp xúc với kiểm toán viên tiền
nhiệm, lúc này doanh nghiệp kiểm toán có thể nên từ chối thực hiện cuộc kiểm
toán.
 Khi báo cáo kiểm toán năm trước không được kiểm toán bởi doanh nghiệp
kiểm toán nào khác ở năm trước, hoặc thông qua hồ sơ kiểm toán của kiểm
toán viên tiền nhiệm không thu thập được đầy đủ các bằng chứng thích hợp,
kiểm toán viên sẽ tiến hành thực hiện các thủ tục kiểm toán thích hợp đối với
số dư đầu kỳ của cuộc kiểm toán năm đầu tiên.

Theo EY GAM, các thủ tục kiểm toán thích hợp có thể được thực hiện theo từng
khoản mục, ví dụ như:
 Đối với các khoản mục tài sản và nợ phải trả ngắn hạn, kiểm toán viên phải thu
thập các bằng chứng kiểm toán liên quan đến số dư đầu kỳ của cuộc kiểm toán
năm đầu tiên, trong đó:
o Với khoản phải thu khách hàng, nợ phải trả ngắn hạn, kiểm toán viên sẽ
kiểm tra các khoản thu chi trong kỳ hiện tại liên quan đến số dư đầu kỳ
của khoản phải thu khách hàng và nợ phải trả ngắn hạn, kiểm toán viên
sẽ thu thập được các bằng chứng thích hợp liên quan đến các cơ sở dẫn
liệu như tính hiện hữu, tính đầy đủ, đánh giá và phân bổ, quyền và nghĩa
vụ.

46
o Với các khoản mục hàng tồn kho, những thủ tục kiểm toán của kỳ hiện
hành đối với số dư hàng tồn kho cuối kỳ cung cấp rất ít bằng chứng
kiểm toán về số dư hàng tồn kho đầu kỳ. Vì vây, kiểm toán viên phải
tiến hành thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung (Subtest) để thu thập
các bằng chứng kiểm toán thích hợp, như là việc chứng kiến kiểm kê
thực tế hàng tồn kho trong kỳ hiện tại và tiến hành điều chỉnh thành số
dư đầu kỳ thông qua cộng, trừ các giao dịch nhập xuất trong kỳ, hay
thực hiện các thủ tục kiểm toán đối với việc tính giá trị hàng tồn kho đầu
kỳ, hay thực hiện các thủ tục kiểm toán đối với việc tính toán lợi nhuân
gộp và việc khóa sổ (xem xét tính đúng kỳ).
o Với khoản mục tiền, kiểm toán viên sẽ quan tâm đến thư xác nhận ngân
hàng năm trước và biên bản kiểm kê năm trước. Khi đó, kiểm toán viên
sẽ tiến hành liên hệ với kiểm toán viên tiền nhiệm để thu thập các thư
xác nhận ngân hàng năm trước và biên bản kiểm kê năm trước theo mẫu
của đơn vị kiểm toán năm trước

 Đối với các khoản mục tài sản và nợ phải trả dài hạn, kiểm toán viên phải thu
thập các bằng chứng kiểm toán liên quan đến số dư đầu kỳ của cuộc kiểm toán
năm đầu tiên, cụ thể là tài sản cố định và các khoản đầu tư và nợ dài hạn. Trong
đó, kiểm toán viên có thể thực hiện kiểm tra sổ sách kế toán, chứng từ kế toán
và các thông tin khác chứng minh cho số dư đầu kỳ. Ngoài ra, trong một số
trường hợp khác, đối với các khoản đầu tư và nợ dài hạn, kiểm toán viên, kiểm
toán viên có thể xin xác nhận từ bên thứ ba, như ngân hàng, đơn vị cho vay, các
nhà đầu tư,..v..v…
Tóm lại, các thủ tục kiểm toán thường được sử dụng tại EY trong các cuộc kiểm toán
năm đầu tiên như:
 Gửi thư xác nhận đối với các số dư đầu kỳ
 Thu thập các biên bản kiểm kê, bản giải trình, điều giải về các dịch chuyển tài
sản
 Đánh giá, soát xét hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm đánh giá mức độ tin cậy của
các tài liệu thu thập từ doanh nghiệp.
 Lấy mẫu chứng từ những tài sản có gía trị lớn, những chứng từ ghi tăng, giảm
trong năm
 Kiểm tra xem liệu các nghiệp vụ sau năm tài chính có được thực hiện hay
không (có nhận lại tài sản hay không, có thanh toán được nợ hay không)
 Kiểm tra các số dư lập dự phòng
 Tính toán lại giá trị khấu hao, lãi vay
 Tìm hiểu và đánh giá các chính sách kế toán đang áp dụng như phương pháp
tính giá hàng tồn kho, khấu hao, phân bổ chi phí trả trước, thời gian phân bổ,
thời gian sử dụng hữu ích.

47
Trên đây là toàn bộ quy trình thực hiện kiểm toán năm đầu tiên của EY và được minh
họa qua sơ đồ sau đây:

Hình 3.11: Quy trình thực hiện cuộc kiểm toán năm đầu tiên
(Nguồn: VACPA)

48
3.3.3. Minh họa quy trình kiểm toán phần hành tiền và tương đương tiền năm
đầu tiên.
3.3.3.1. Giới thiệu về đơn vị được kiểm toán
- Tên công ty: Công ty TNHH ABC (tên công ty đã được thay thế).
- Lĩnh vực hoạt động: công ty sản xuất nhựa và chuyên cung cấp hạt nhựa
nguyên sinh, nguyên liệu tái sinh.
- Một vài đặc điểm của doanh nghiệp:
 Đơn vị có trụ sở chính tại quận Tân Phú - thành phố Hồ Chí Minh.
 Quy mô: ngoài trụ sở chỉnh ở thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị còn đặt các
nhà máy ở Bắc Ninh và Long An.
3.3.3.2. Quy trình tiêu chuẩn của công ty trong việc kiểm toán phần hành Tiền
và tương đương tiền năm đầu tiên.
Như đã nói ở phần trên về việc lập kế hoạch kiểm toán và nhận dạng rủi ro đã được
trình bày cụ thể ở Hoạt động 2. Cho nên ở phần này, sẽ đi vào phần tìm hiểu về các
thủ tục về thử nghiệm cơ bản của phần hành Tiền và tương đương tiền. Các bước tác
giả sắp liệt kê dưới đây sẽ sử dụng hình ảnh minh họa từ giấy tờ làm việc (Working
paper) từ phần hành Tiền và tương đương tiền tại doanh nghiệp đó.
Các chứng từ tài liệu cần thu thập cho phần hành Tiền và tương đương tiền bao gồm:
- Bảng cân đối thử (Trial balance) và Sổ nhật ký chung (General legder) của
công ty được kiểm toán tại thời điểm ngày 31 tháng 12 của năm nay và năm
trước.
- Bảng chi tiết số dư nguyên tệ tài khoản tiền tại 31 tháng 12 của năm nay và
năm trước.
- Biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt, sổ phụ ngân hàng, thư xác nhận của ngân hàng
tại 31 tháng 12 năm nay và năm trước.
- Các hợp đồng tiền gửi phát sinh trong năm nay và năm trước.
Tiếp theo, hoạt động sẽ đi sâu vào chi tiết của từng loại thủ tục trong thử nghiệm cơ
bản:
Bước 1: Lập biểu chỉ đạo (Leadsheet)
Biểu chỉ đạo luôn là sheet được trình bày đầu tiên của giấy tờ làm việc, dựa vào WTB
mà trưởng nhóm kiểm toán đã gửi trước đó để làm biểu chỉ đạo. Do là kiểm toán năm
đầu tiên nên biểu chỉ đạo của nó cũng sẽ khác một chút so với kiểm toán các đơn vị
thông thường vì ở đây KTV phải kiểm tra lại số dư đầu kì tức số dư cuối năm trước có
sai sót gì trọng yếu hay không. Dưới đây là hình ảnh minh họa:

49
Hình 3.12: Biểu chỉ đạo
(Nguồn: Hồ sơ kiểm toán EY)
Như hình minh họa, thay vì như các cuộc kiểm toán thông thường khác thì ở cột số
liệu năm trước – 31.12.2020 chỉ cần cột “Số liệu đã kiểm toán 31.12.2020” thì đối với
cuộc kiểm toán năm đầu tiên cần thêm 2 cột nữa đó là : “Số liệu chưa kiểm toán
31.12.2020” và cột “ Tổng điều chỉnh” mục đích rà soát và kiểm tra lại số liệu năm
trước tương tự như làm đối với năm được kiểm toán. Bên cạnh đó, cũng có các cột
như phân tích biến động tăng giảm và tăng giảm bao nhiêu phần trăm để KTV có các
nhìn tổng quát về phần hành Tiền và tương đương tiền từ đó có các thử tục kiểm toán
sâu hơn. Như theo hình minh họa, KTV cần chú ý đến ba tài khoản có số dư tại ngày
31 tháng 12 năm 2021 là “Tiền Việt Nam – NHTMCP Tiên Phong –PGD Bình
Thạnh” số dư hơn 15 tỷ VND , “Tiền Việt Nam – NH Vietcombank” số dư hơn 6 tỷ
VND, “Tiền Việt Nam – NH Vietcombank PHTV” số dư hơn 100 tỷ VND, qua năm
2022 đơn vị được kiểm toán đã sử dụng những tài khoản này với những mục đích gì
và có dự định sẽ sử dụng nó như thế nào, KTV phải phỏng vấn kế toán đơn vị để biết
thêm.
Bước 2: Đối chiếu số dư tài khoản tiền gửi ngân hàng và tiền mặt (TB) với sổ phụ
ngân hàng và biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt.
Vì là cuộc kiểm toán năm đầu tiên nên ngoài việc đối chiếu số dư năm nay thì KTV
còn phải đối chiếu số dư năm trước để kiểm tra xem có sai sót trọng yếu gì hay không.
KTV sẽ lấy số liệu từ biểu chỉ đạo đã lập trước đó để đối chiếu với số trên sổ phụ ngân
hàng và biên bản kiểm quỹ của đơn vị, xem có sự chênh lệch nào giữa 2 số liệu
không, nếu có sẽ tìm hiểu nguyên nhân từ đâu và làm rõ với khách hàng.

50
Hình 3.13: Bảng đối chiếu tài khoản tiền gửi ngân hàng
(Nguồn: Hồ sơ kiểm toán EY)

Như hình minh họa, KTV sẽ lập bảng và đối chiếu số dư của cả hai năm, việc đối
chiếu bao gồm tài khoản tiền gửi ngân hàng là tiền Việt Nam và ngoại tệ. Cứ mỗi sổ
phụ ngân hàng dối chiếu thì KTV phải đánh dấu và đặt tên cho sổ phụ đó, ngoài ra
KTV phải ghi rõ ai là người chuẩn bị hay đối chiếu sổ phụ và ghi rõ tên mình và ngày
đối chiếu lên đó, sau đó lưu lại và nén thành một tệp chứng từ bản mềm lên trên EY
Canvas, sau này trưởng nhóm kiểm toán hay chủ nhiệm kiểm toán vào xem xét.

51
Trường hợp khi đối chiếu nếu bên đơn vị được kiểm toán chưa cung cấp kịp sổ phụ
ngân hàng nguyên nhân do bên ngân hàng gửi tới chưa kịp thì KTV yêu cầu đơn vị
chụp màn hình tài khoản internet banking của tài khoản thiếu đó tại ngày 31 tháng 12
xem trước sau đó theo dõi và nhận bản cứng sổ phụ ngân hàng sau. Đối với những
ngân hàng số dư cuối kì bằng không qua nhiều năm liền, KTV cần hỏi xem liệu tài
khoản đó đơn vị còn sử dụng hay không nếu không còn cần xin ngân hàng giấy báo
đóng tài khoản.
Như đã nêu ở bước 1, KTV cần chú ý đến ba tài khoản có số dư lớn, KTV đã phỏng
vấn và năm rõ được mục đích sử dụng của 3 tài khoản này. Mục đích của việc hiểu rõ
3 tài khoản này để cho trưởng nhóm kiểm toán hay chủ nhiệm kiểm toán vào xem giấy
giờ làm việc có cái nhìn rõ hơn.
Dưới đây là hình ảnh minh họa về đối chiếu tài khoản tiền mặt.

Hình 3.14: Đối chiếu tài khoản tiền mặt


(Nguồn: Hồ sơ kiểm toán EY)
Tương tự như tài khoản tiền gửi ngân hàng, KTV cũng đối chiếu số dư từ biểu chị đạo
với Biên bản kiểm kê tiền mặt tại quỹ và đánh số chứng từ là lưu lại thành tệp và đưa
lên hệ thống EY Canvas của công ty.
Bước 3: Tính lãi tiền gửi
Đối với bước này, tùy vào đặc điểm của từng đơn vị được kiểm toán mà sẽ có phát
sinh bước này hay không. Đối với những đơn vị mà có phát sinh các giao dịch gửi tiền
gửi vào ngân hàng hay mua trái phiếu thì lúc này KTV phải tính toán lại thu nhập tiền
lại đơn vị đã tính đúng hay chưa có sai sót gì trọng yếu không. Tương tư như các bước
trước thì việc tính lại cũng sẽ thực hiện cho cả hai năm, cho năm nay và năm trước.
Để biết được liệu KTV có tính lại đúng và đủ hay chưa thì, KTV phải phỏng vấn đơn
vị, trong năm có các giao dịch gửi tiền nào không hay có mua trái phiếu gì hay không,
có hợp đồng nào đã được tất toán, đơn vị có gia hạn hợp đồng hay không, có hợp đồng
nào điều chỉnh điều kiện hợp đồng không. Trên cơ sở đó, KTV sẽ yêu cầu đơn vị được

52
kiểm toán cung cấp đầy đủ các hợp đồng và phụ lục hợp đồng có liên quan để từ đó tự
tính lại thu nhập lãi tiền gửi.
Dưới đây là bảng minh họa bảng tự tính lãi tiền gửi của KTV và đối chiếu với số liệu
trên tài khoản 515 – Doanh thu tài chính ( bản chất tiền lãi).

Hình 3.15: Bảng tự tính lãi tiền gửi


(Nguồn: Hồ sơ kiểm toán EY)
Dựa vào hợp đồng thu thập được, KTV sẽ có được các thông tin về đối tượng tài
khoản, số tiền gửi, ngày bắt đầu và ngày kết thúc hợp đồng, kỳ hạn hợp đồng, lãi suất
tiền gửi từ đó tự tính ra được lãi suất. Ngoài ra, KTV còn xem điều kiện nhận tiền lãi
khi nào để tính lãi dự thu vào cuối kì rồi đối chiếu với tài khoản 515 xem đơn vị đã
tính đúng hay chưa. Đặc biệt là việc phân loại hợp đồng tiền gửi, xem cuối ký có hợp
đồng nào có kỳ hạn gốc dưới 3 tháng và đủ điều kiện xếp vào tương đương tiền hay
không để đưa vào thuyết minh hay báo cáo tình hình tài chính.
Theo hình minh họa, KTV đã lập bảng tính lại cho năm 2021 và năm 2020.
Bước 4: Đánh giá lại
Ở bước này, KTV cần xem liệu đơn vị được kiểm toán có số dư ngoại tệ không. Và
việc đánh giá sẽ được thực hiện theo quy định của Thông tư 200, dựa vào bảng số dư
nguyên tệ so đơn vị cung cấp, KTV phỏng vấn xem trong năm đơn vị giao dịch với
ngân hàng nào thường xuyên và sử dụng tỷ giá tại ngày 31 tháng 12 của ngân hàng đó
để đánh giá lại rồi đối chiếu với số liệu của đơn vị xem có chênh lệch hay không. Ở
bước này,ít xảy ra sai sót trọng yếu, nhưng không phải không có, và vẫn có một số kế
toán của đơn vị dùng chung một tỷ giá bán hoặc mua để đánh giá chung cho tất cả các
tài khoản ngoại tệ bao gồm bên nợ và bên có hoặc doanh nghiệp sử dụng nhiều tỷ giá
để đánh giá lại.
Hình ảnh minh họa việc đánh giá lại của KTV.

53
Hình 3.16: Đánh giá lại tài khoản ngoại tệ
(Nguồn: Hồ sơ kiểm toán EY)
Bước 5: Kiểm tra Cut-off
Đây là bước kiểm tra xem có những giao dịch chuyển tiền qua lại giữa hai ngân hàng
trước và sau ngày kết thúc niên độ có nguy cơ là bị cut-off ai hay không. Trường hợp
đã chuyển trả tiền rồi nhưng ngân hàng người nhận chưa nhận được hoặc trường hợp
Ngân hàng của bên khách hàng của đơn vị được kiểm toán báo đã chuyển tiền nhưng
bên ngân hàng của đơn vị được kiểm toán chưa nhận được thông báo tiền đã vào tài
khoản. Do đó, KTV cần thực hiện thủ tục này, thường thì KTV sẽ kiểm tra những giao
dịch 5 ngày trước và sau ngày 31 tháng 12 và những giao dịch này có lượng tiền giao
dich lớn hơn ngưỡng sai sót đáng kể đưa ra – ngưỡng này được trưởng nhóm kiểm
toán và chủ nhiệm kiểm toán ước tính trước đó.
Do đơn vị mà tác giả thực hiện không có giao dịch nào sảy ra 5 ngày trước và sau
ngày 31 tháng 12 lớn hơn ngưỡng sai sót đáng kể nên tác giả đã không thực hiện bước
này.
Bước 6: Theo dõi thư xác nhận Ngân hàng
Việc gửi thư xác nhận Ngân hàng và sau đó theo dõi thư gửi đi và gửi về được xem là
thủ tục quan trọng nhất đối với phần hành Tiền và tương đương tiền. KTV sẽ dựa vào
số lượng ngân hàng còn giao dịch của đơn vị được kiểm toán để lên danh sách gửi thư,
KTV sẽ gửi mẫu gửi thư cho bên đơn vị và sau đó đơn vị sẽ điền vào thông tin các
ngân hàng gửi thư xác nhận, ký và đóng dấu của đơn vị và gửi lại cho KTV để KTV là
người trực tiếp gửi thư đi và sau đó sẽ theo dõi thư về và đối chiếu số liệu với giấy tờ
làm việc của KTV.
Hình minh họa mẫu thư xác nhận gửi ngân hàng.

54
Hình 3.17: Mẫu thư xác nhận Ngân hàng
(Nguồn: EY GAM)
Mẫu theo dõi và kiểm soát thư xác nhận:

55
Hình 3.18: Mẫu theo dõi thư xác nhận Ngân hàng
(Nguồn: Hồ sơ kiểm toán EY)
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾT QUẢ THỰC TẬP HỌC KỲ
DOANH NGHIỆP VÀ CÁC GIÁ TRỊ NHẬN ĐƯỢC TỪ HỌC KỲ DOANH
NGHIỆP

4.1. Tổng kết kết quả thực hiện học kỳ doanh nghiệp
Trong thời kỳ hội nhập vào nền kinh tế thế giới, ngành nghề kiểm tiền dần dần cũng
đang mở rộng và phát triển ngày càng bền vững, trong đó công ty TNHH Ernst &
Young Việt Nam cũng không ngừng đạt được những bước tiến triển cao lớn nhằm
nâng tầm vị thế và uy tín của mình trên thị trường ngành nghề. Trong khoảng ba tháng
thực hiện học kỳ doanh nghiệp tại EY với những trải nghiệm thực tế đầy thú vị và
đáng học hỏi, tác giả không những hiểu biết được quy trình kiểm toán ở mỗi đơn vị
thuộc các lĩnh vực kinh doanh khác nhau mà còn cải thiện được khả năng xử lý các
tình huống khác biệt trên thực tế so với các chuẩn mực kiểm toán đã học. Cụ thể, tác
giả có thể nắm rõ một cách sâu sắc thủ tục kiểm toán cực kỳ quan trọng đối với khoản
mục Hàng tồn kho chính là thủ tục chứng kiến kiểm kê. Cùng với đó, như là một phần
hành mà tác giả được thực hiện thường xuyên trong suốt quá trình thực tập tại EY,
phần hành TSCĐ là một trong những phần hành để lại cho tác giả nhiều ấn tượng sâu
sắc nhất, với đầy đủ các thủ tục từ phân tích cơ bản đến kiểm tra chi tiết, qua đó thể
hiện một quy trình kiểm toán tương đối đầy đủ và phù hợp với chuẩn mực tại EY Việt
Nam. Tiếp đến, khi đã nắm được các công việc cần phải thực hiện đối với một cuộc
kiểm toán thường niên tại EY, tác giả được giao nhiệm vụ khó khăn hơn đó là tham
gia vào một cuộc kiểm toán năm đầu tiên. Chính vì những ấn tượng đậm nét khi
không thể tham khảo hồ sơ kiểm toán nội bộ từ năm trước và không thu thập được hồ

56
sơ kiểm toán của kiểm toán viên tiền nhiệm, lúc này tác giả đã thực hiện giấy tờ làm
việc từ những kinh nghiệm có được từ các cuộc kiểm toán đã tham gia. Tóm lại, mỗi
cuộc kiểm toán tác giả đã thực hiện tại EY đều mang mỗi giá trị bài học riêng và tác
giả cảm thấy rất may mắn khi trở thành một phần của nhóm kiểm toán khi tham gia
thực hiện kiểm toán ở mùa bận vừa rồi.

4.2. Các giá trị nhận được từ doanh nghiệp:


Xuyên suốt quá trình thực hiện học kỳ doanh nghiệp tại EY, người viết đã có cơ hội
làm việc và học tập trong một môi trường cực kỳ chuyên nghiệp, hòa đồng, luôn có sự
hỗ trợ giúp đỡ nhau giữa các đồng nghiệp. Bên cạnh đó không thể không nhắc đến sự
chỉ dạy tận tình của các anh chị trong nhóm kiểm toán, nhờ đó tác giả mới có thể hoàn
thành phần công việc của một trợ lý kiểm toán như quét tài liệu, kiểm tra chứng từ,
thực hiện các phần hành đơn giản như: Tiền, TSCĐ, Chi phí trả trước và các tài sản
khác, Doanh thu – Chi phí tài chính, Doanh thu – Chi phí khác,..v..v.. Quá trình thực
tập tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại nhiều kinh nghiệm quý báu và kiến thức bổ ích để
từ đó tác giả có thể tích lũy nhiều hơn các giá trị về công việc và cuộc sống. Đó chính
là bước đệm để tác giả theo đuổi các ước mơ lớn hơn trong sự nghiệp.
Trong kỳ thực tập này, để có thể hoàn thành bài Báo cáo một cách trọn vẹn, đầu tiên
tác giả muốn gửi lời cảm ơn đến Thầy/Cô khoa Kế toán trường Đại học Kinh tế
TP.HCM đã trang bị cho tác giả những kiến thức tốt nhất để có thể vận dụng vào thực
tế tại doanh nghiệp. Tiếp đến, tác giả muốn gửi lời cảm ơn đến công ty TNHH Ernst
& Young đã tạo những điều kiện thuận lợi để tác giả có thể thực hiện kỳ thực tập một
cách trọn vẹn nhất, bên cạnh chính là sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong nhóm
kiểm toán đã không ngại thời gian mà hỗ trợ người mới như tác giả. Cuối cùng, tác giả
xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Thầy Nguyễn Trí Tri, là giảng viên đã trực
tiếp hướng dẫn tác giả trong kỳ thực tập lần này, đã luôn luôn theo dõi quá trình thực
tập của tác giả để đảm bảo bài báo cáo được thực hiện đúng hạn theo quy định của nhà
trường.
Do sự hạn chế về thời gian chuẩn bị bài báo cáo, cũng như kinh nghiệm và trình độ
của tác giả chưa thể hiểu sâu sắc về quy trình kiểm toán của EY, do đó không thể
tránh khỏi các sai sót. Do đó, tác giả kính mong nhận được những đóng góp quý báu
và chân thành của Thầy/Cô.

57

You might also like