You are on page 1of 10

KHOA CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH – BỆNH VIỆN

ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ


BÁO CÁO THỰC TẬP KHOA SIÊU ÂM
NGÀY 13/07/2020
CHỦ ĐỀ: SIÊU ÂM Ổ BỤNG
I. PHẦN HÀNH CHÁNH:
1. Họ tên bệnh nhân: TÔ KIỀU GIANG
Giới tính: Nữ; Tuổi: 65 Dân tộc: kinh.
2. Nghề nghiệp: Nội Trợ
3. Địa chỉ: Xã Vĩnh Trung, Huyện Vị Thủy, Tỉnh Hậu
Giang.
Số điện thoại: 0909224xxx.
4. Ngày vào viện: 8h ngày 13/07/2020
5. Địa chỉ liên lạc: TÔ BÍCH NGỌC (con). Số điện thoại:
0912356xxx

II. CHUẨN BỊ BỆNH NHÂN TRƯỚC SIÊU ÂM.


1. Chuẩn bị bệnh nhân.
- Siêu âm bụng tổng quát nên ăn nhẹ ( bửa ăn cuối
trước khi thăm khám, nên các thức ăn dễ tiêu), tránh
thức ăn nhiều dầu mỡ và thức ăn dễ sinh hơi gây đày
bụng, vì quá nhiều hơi sẽ làm hạn chế thăm khám
bằng siêu âm.
- Siêu âm khảo sát túi mật: nên nhịn ăn trên 6 tiếng
trước khi khám siêu âm vì khi ăn, túi mật sẽ co nhỏ,
gây khó khan thăm khám; nên có thể bỏ sót các tổn
thương nhỏ.
- Siêu âm khảo sát vùng tiểu khung: khảo sát niệu
quản, bàng quang, tuyến tiền liệt, tử cung, buồng
trứng và thai dưới 3 tháng cần nhịn tiểu đến khi siêu
âm.
- Siêu âm khảo sát dạ dày, tuỵ: bệnh nhân cần uống
nước trước khi khám.
2. Hướng dẫn bệnh nhân:
- Yêu cầu bệnh nhân nằm ngửa trên bàn khám.
- Bôi gel trong suốt trên vùng bệnh nhân cần khảo sát
để giúp đầu dò tiếp xúc chắc chắn với cơ thể và hạn
chế không khí chen vào giữa đầu dò và da bệnh nhân.
3. Phương tiện:
- Máy siêu âm Phillips C7-3.
- Đầu dò: Convex
III. GIẢI PHẨU–SINH LÝ CƠ QUAN SIÊU ÂM.
1. Gan:
- Năm mốc giải phẩu chính giúp phân chia gan phải
và gan trái và các phân thuỳ của chúng. Đó là dây
chằng liềm, dây chằng gan – dạ dày ( dây chằng tĩnh
mạch Arantius), túi mật, khe chính và rãnh.
2. Đường mật:
- Đường mật trong gan khó thấy nếu chúng không
giãn. Đường mật chính phân tích trên các lớp chéo
hoặc song song dưới sườn, đó là cấu trúc ống nằm
trước tĩnh mạch cửa, đường kính thường dưới 7mm,
có thể lớn hơn sau mổ hoặc ở người già.
- Trong trường hợp giãn do bít tắc, đường mật trong
gan giãn biểu hiện là những hình ống giảm âm trong
nhu mô gan giống hình “chân cua” hoặc “chân nhện”,
tụ về rốn gan, ở trước các nhánh của tĩnh mạch cửa.
Khi đường mật ngoài gan bị bít tắc, óng gan trái
thường giãn sớm hơn ống gan phải. Đường mặc
ngoài gan giãn, thấy trên các lớp cắt dưới sường
( ngang hoặc quặt ngược), là hình “khẩu súng 2 lòng”
ở cuống gan (tĩnh mạch cửa phía sau và ống mật phía
trước); cần phân biệt với hình giả do ống túi mật hoặc
động mạch gan tạo thành với tĩnh mạch cửa.
3. Túi mật:
- Để nghiên cứu túi mật, phải thăm khám bệnh nhân
lúc đói, nằm ngửa hoặc nghiêng trái và khi hít sâu.
Túi mật nằm ở mặt dưới gan, cạnh phải rốn gan và
cuống gan, hình túi bầu dục dẹt với đường kính lớn
trên cắt dọc từ 8 đến 12 cm, đường kính trên lớp cắt
ngang trung bình khoảng 3.5cm. Túi mật có thành
đều dưới 4mm. chứa dịch trong, trong trường hợp ứ
trệ túi mật có thể có vẩn âm bên trong.
4. Thận:
- Trên mặt cắt dọc thận (mặt cắt vành), thận hình
trứng. Mặt cắt ngang, thận hình tròn ở hai cực trên và
dưới, hoặc mở ra hình chữ C nếu mặt cắt đi qua rốn
thận.
- Kích thước thận thay đổi theo tầm vóc cơ thể và
trạng thái ứ nước, chiều dài 9-12cm, rộng 4-6 cm,
dày < 3.5cm
- Bờ đều nhưng có thể lồi lõm là di tích của thận bào
thai ( thận múi).
- Bên trái: có ấn lõm của lách làm cho thậ biến dạng
hình tam giác.
- Trục thận, nhất là thận phải, hơi nghiêng.
- Cấu trúc âm: ở ngoại vi nhu mô dày đều, giảm âm
so với gan, đồng nhất. Xoang thận có độ hồi âm rất
tang. Cấu trúc mạnh và hệ thống tiết trong xoang ít
khi nhìn thấy nên hình ảnh rỗng âm. Bể thận là một
cấu trúc rỗng âm rộng trên mặt cắt ngang qua rốn
thận.
5. Niệu quản:
- Hình ảnh niệu quản được ghi nhận rõ trong một số
điều kiện thuận lợi như tình trạng lợi niệu, giãn hệ
thống ống góp do tắc hoặc không.
- Trên mặt cắt dọc, niệu quản có hình ảnh cấu trúc
thành mỏng chứa dịch hồi âm, khẩu kính niệu quản
không quá 6mm.
6. Bàng quang:
- Trên mật cắt ngang qua bàng quang căng là cấu trúc
dịch không hồi âm dạng hình thang khi mật cắt gắn
với đáy bàng quang hoặc dạng hình bầu dục khi mật
cắt gần đỉnh bàng quang.
7. Lách:
- Lách hình cửa nón cụt, lõm ở mặt trong, lồi ở mặt
ngoài. Chủ mô lách có hồi âm giữa hồi âm của gan và
vỏ thận, chiều dài <12cm, chiều rộng <5cm và độ dày
<7cm.
8. Tuỵ:
- Là cơ quan nằm sau phúc mạc, chủ mô tuỵ ít. Với
chiều dài 12-15cm, chiều rộng 4-8 cm và độ dày 1-3
cm.
- Tuỵ bị che bởi hơi trong dạ dày và đại tràng nên khi
siêu âm cần cho bệnh nhân uống nước để khảo sát dễ
hơn.
- Tuỵ có 3 phần chính: đầu tuỵ <3cm, thân tuỵ < 2.5
cm và đuôi tuỵ <2.5cm.
- Cắt ngang the đường số IV, cắt dọc trước bụng theo
đường MC, tĩnh mạch cửa; sau lung dọc theo thận
trái, lách.
9. Bàng quang:
- Nằm trong tiểu khung, bình thường xẹp khi đầy
nước tiểu có hình cầu.
10. Tử cung:
- Tử cung hình nón cụt, dẹt ở trên, hẹp và tròn ở
dưới. Tử cung gồm có 3 phần:
- Thân tử cung: hình thang phần rỗng ở trên gọi là
đáy có hai sừng ,ở hai bên sừng là chỗ của hai vòi
trứng chạy vào tử cung, đồng thời là nơi bám vào của
dây chằng tròn. Kích thước thân tử cung từ 5-5,5cm.
- Eo tử cung thắt nhỏ dài 0,5cm.
- Cổ tử cung dài 2,5cm , rộng 2,5cm.
11. Tiểu khung:
- Bàng quang nằm trước.
- Âm đạo, tử cung nằm giữa.
- Trực tràng nằm sau.
- Các túi nằmg chung quanh vùng cổ-eo tử cung: Túi
cùng trước (tử cung- bàng quang). Túi cùng sau
(Douglas), hai túi cùng bên.
* Nguồn tham khảo: Phạm Minh Thông (2017) Siêu
Âm Tổng Quát tái bản lần 3 nhà xuất bản đại học
Huế.
IV. MÔ TẢ HÌNH ẢNH BÌNH THƯỜNG CƠ
QUAN CẦN SIÊU ÂM.
- Gan: Kích thước bình thường, nhu mô đều, không
có khối khu trú. Tĩnh mạch gan không giãn, không có
huyết khối. Tĩnh mạch cửa không giãn, bên trong
không có huyết khối..
- Đường mật: Trong gan không giãn, không có sỏi.
- Ống mật chủ: Không giản, không có sỏi.
- Túi mật: Thành không dày, dịch mật trong, không
giãn, không có Polyp, không có sỏi.
- Tuỵ: Kích thước bình thường, nhu mô đều, ống
Wirsung không giãn.
- Lách: Kích thước bình thường, nhu mô đều, tĩnh
mạch lách không giãn, không huyết khối.
- Thận phải: Kích thước bình thường, không to, nhu
mô đều, ranh giới nhu mô và đài bể thận rõ, đài bể
thận không giãn, không sỏi. Niệu quản không giãn,
không có sỏi.
- Thận trái: Kích thước bình thường, không to, nhu
mô đều, ranh giới nhu mô và đài bể thận rõ, đài bể
thận không giãn, không sỏi. Niệu quản không giãn,
không có sỏi.
- Bàng quang: Thành mỏng, nước tiểu trong, không
có sỏi.
- Tử cung: kích thước bình thường, siêu âm cơ đều.
Buồng trứng hai bên không có gì bất thường.
- Tiểu khung: không có khối bất thường. Không có
dịch tự do. Không có hạch to.
- Tiền liệt tuyến:
V. PHÂN TÍCH HÌNH ẢNH X-QUANG BẤT
THƯỜNG
Qua hình ảnh siêu âm ta ghi nhận:
- Gan :Gan không to, chủ mô dày sáng giảm âm vùng
thấp. Tĩnh mạch trên gan không giãn, tĩnh mạch cửa
gan không giãn.
- Túi mật : Túi mật không to, thành không dày, không
sỏi. Đường mật trong gan không dãn, không sỏi. Ống
mật chủ không dãn, không sỏi.
- Tuỵ : Không to, chủ mô đồng dạng, ống Wirsung
không dãn.
- Lách : Không to, chủ mô đồng dạng, tĩnh mạch lách
không giãn.
- Thận phải : Dài 66mm, dày 37mm, ngang 43mm, ứ
nước độ III, niệu quản đường kính: 8mm, chủ mô
dày: 2 đến 5 mm, niệu quản đoạn 1/3 trên có một cản
âm kích thước: 7mm.
- Thận trái : Không sỏi, không ứ nước, chủ mô phân
biệt, vỏ tủy rõ. Cận bể thận có 1 nang echo trống kích
thước: 30mm.
- Bàng quang : Không sỏi, thành không dày.
- Màng phổi hai bên : Không dịch
- Dịch ổ bụng : Không dịch, không hạch
- Động mạch chủ bụng : Không phình
- Tử cung – phần phụ: Vùng hố chậu phải không dịch
- Khác :
KẾT LUẬN:
- THẬN PHẢI TEO NHỎ
- Ứ NƯỚC ĐỘ III THẬN PHẢI CÓ SỎI NIỆU QUẢN
ĐOẠN 1/3 TRÊN
- GAN NHIỄM MỠ
- NANG THẬN TRÁI.

You might also like