You are on page 1of 18

PHẦN NỘI DUNG:

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1. Tổng quan về văn hóa doanh nghiệp:


1.1.1. Khái niệm:
Theo tổ chức lao động quốc tế ( Internation Labour Organization ILO ) "
Văn hóa doanh nghiệp là sự trộn lẫn đặc biệt các giá trị, các tiêu chuẩn, thói quen
và truyền thống, những thái độ ứng xử và lễ nghi mà toàn bộ chúng là duy nhất
đối với một tổ chức đã biết"
1.1.2. Đặc điểm:
Tính nhân sinh một nhóm người cùng làm việc với nhau trong tổ chức sẽ
hình thành nên, đặc trưng của đơn vị đó.

Tính giá trị: Trong thực tế, người ta hay áp đặt giá trị của tổ chức này cho
đơn vị khác nên dễ có nhận định “đúng-sai” về văn hoá của doanh nghiệp.

Tính ổn định: Văn hoá doanh nghiệp khi đã được định hình rất “khó thay
đổi”.

Tính tổng thể: Văn hóa của toàn bộ tổ chức nhìn từ góc độ tổng thể

Tính lịch sử: Văn hóa doanh nghiệp bắt nguồn từ lịch sử hình thành và phát
triển của doanh nghiệp.

Tính nghi thức: Mỗi doanh nghiệp có nghi thức, biểu tượng đặc trưng

Tính xã hội: Văn hóa doanh nghiệp, không giống như văn hóa dân tộc, nó là
một kiến lập xã hội.
Tính bảo thủ: Văn hóa doanh nghiệp một khi đã được xác lập sẽ khó thay
đổi theo thời gian

1.1.3. Nguồn gốc của văn hóa doanh nghiệp


Văn hóa doanh nghiệp được hình thành từ ba nguồn chính:
a) Niềm tin, giá trị và quan niệm của sáng lập viên và lãnh đạo doanh nghiệp

Sáng lập viên là người ghi dấu ấn đậm nét nhất lên Văn hóa doanh nghiệp,
đồng thời tạo nên nét đặc thù của Văn hóa doanh nghiệp. Xét từ một khía cạnh nào
đó, doanh nghiệp cũng giống như con người, thời kỳ đầu mới thành lập là khoảng
thời gian hình thành nhân cách. Trong thời kỳ này, người sáng lập có nhiệm vụ lựa
chọn hướng đi, môi trường hoạt động mà các thành viên sẽ tham gia vào doanh
nghiệp… Những sự lựa chọn này tất yếu sẽ phản ánh kinh nghiệm, tài năng, cá tính
và triết lý riêng của bản thân các sáng lập viên, có tác động không nhỏ trong việc
kiểm soát hành vi của nhân viên.Nhà lãnh đạo không chỉ là người quyết định cơ
cấu tổ chức và công nghệ của doanh nghiệp mà còn là người sáng tạo ra các biểu
tượng, các ý thức hệ, ngôn ngữ, niềm tin, nghi lễ và huyền thoại… của doanh
nghiệp. Qua quá trình xây dựng và quản lý doanh nghiệp, hệ tư tưởng và tính cách
của nhà lãnh đạo sẽ được phản chiếu lên Văn hóa doanh nghiệp.
b) Kinh nghiệm học hỏi được của các thành viên doanh nghiệp trong quá trình
phát triển

Có những giá trị Văn hóa doanh nghiệp không phải do sáng lập viên hay nhà
lãnh đạo tạo ra mà là do tập thể nhân viên trong doanh nghiệp tạo dựng nên, hay
còn gọi là những kinh nghiệm học hỏi được. Hình thức của những giá trị học hỏi
được thường rất phong phú, phổ biến là: những kinh nghiệm tập thể của doanh
nghiệp (kinh nghiệm có được khi xử lý những vấn đề chung bao gồm kinh nghiệm
về giao dịch với khách hàng hay kinh nghiệm khi ứng phó với sự thay đổi…);
những giá trị học hỏi được từ các doanh nghiệp khác (kết quả của quá trình nghiên
cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh, của chương trình giao lưu giữa các doanh
nghiệp…); Ngoài ra còn có các giá trị văn hóa được tiếp nhận trong quá trình giao
lưu với nền văn hóa khác (Thông qua việc gửi nhân viên tham dự những khóa đào
tạo ở nước ngoài) hay là những xu hướng và trào lưu xã hội…
c) Niềm tin và những giá trị của các thành viên mới và lãnh đạo mới

Không chỉ người sáng lập, nhân viên cũ và nhân viên mới hay nhà lãnh đạo
mới cũng góp phần hình thành Văn hóa doanh nghiệp. Cấu trúc Văn hóa doanh
nghiệp bao gồm: Những thực thể hữu hình; Những giá trị quan điểm; Nguyên tắc
mang tính ổn định tương đối. Vì thế bất cứ giá trị mong muốn nào mà lãnh đạo
mới muốn đưa vào đều là nguồn gốc làm nên Văn hóa doanh nghiệp.
1.1.4. Cấu trúc của văn hóa doanh nghiệp
Có nhiều cách để phân chia Văn hóa doanh nghiệp thành các yếu tố khác
nhau như vật thể, phi vật thể, các giá trị… Nhưng cách phân chia nổi tiếng và được
thừa nhận, áp dụng nhiều nhất là cách của Edgar H. Schein. Có thể dễ dàng bắt gặp
mô hình các lớp Văn hóa doanh nghiệp của ông trong rất nhiều công trình nghiên
cứu về Văn hóa doanh nghiệp. Ông có cách tiếp cận độc đáo từ hiện tượng đến bản
chất của một nền văn hóa doanh nghiệp. Giúp chúng ta có thể hiểu một cách đầy
đủ, sâu sắc những bộ phận cấu thành văn hóa đó. Ông đã chia Văn hóa doanh
nghiệp thành ba lớp.. Dựa vào đó ta có thể vẽ được một sơ đồ lớp cắt như sau:
(Nguồn: Internet)

Hình 1.1. Sơ đồ lớp cắt của văn hóa doanh nghiệp

1.1.5. Các cấp độ của văn hóa doanh nghiệp


Cấp độ 1 biểu hiện bên ngoài của DN gồm: Phong cách thiết kế kiến trúc xây
dựng, nội-ngoại thất Những nghi thức tập thể. Ngôn ngữ, cách ăn mặc…

Cấp độ 2 gồm chiến lược, triết lý, giá trị cốt lõi, quy định, huyền thoại, điều
cấm kỵ

Cấp độ 3 gồm niềm tin đến từ bên ngoài tổ chức như tôn giáo, tín ngưỡng tác
động đến giá trị chung

Chuẩn mực là quy tắc không chính thức về hành vi ứng xử được các thành viên
trong nhóm chia sẻ và bị ràng buộc tuân thủ.
1.1.6. Tác động của văn hóa doanh nghiệp
a) Tác động tích cực của văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp tạo nên phong thái của doanh nghiệp giúp phân biệt doanh
nghiệp này với doanh nghiệp khác
 Tạo nên lực hướng tâm chung cho tòan doanh nghiệp
 Khích lệ quá trình đổi mới và sáng chế
b) Tác động tiêu cực của văn hóa doanh nghiệp

Một doanh nghiệp có nền văn hóa tiêu cực là doanh nghiệp mà cơ chế quản lý
cứng nhắc theo kiểu hợp đồng, độc đoán, chuyên quyền và hệ thống tổ chức quan
liêu, gây ra không khí thụ động, sợ hãi của các nhân viên, khiến họ có tháiđộ thờ ơ
hoặc chống đối giới lãnh đạo
1.1.7. Vai trò của văn hóa doanh nghiệp
Thứ nhất, văn hóa tổ chức là công cụ triển khai chiến lược: Tạo sự khác
biệt với doanh nghiệp khác; Tạo sự hấp dẫn nhân tài; Tạo sự tin cậy của đối tác;
Tạo được hình ảnh và thương hiệu của doanh nghiệp; Tạo được niềm tin của cộng
đồng; Bảo vệ doanh nghiệp trước sự công phá từ bên ngoài.
Thứ hai, văn hóa tổ chức là cách tạo động lực cho người lao động và sự
đoàn kết cho doanh nghiệp: Tạo sự đoàn kết, gắn bó bên trong doanh nghiệp; Xây
dựng được những truyền thống tốt đẹp; Phát hiện những tài năng tiềm ẩn thông
qua các hoạt động văn hóa; Xây dựng được niềm tự hào của nhân viên về công ty
mình.
1.2. Tổng quan về Công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen.
1.2.1. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen.
a) Sơ lược về doanh nghiệp:
Tên doanh nghiệp: TẬP ĐOÀN HOA SEN tên đầy đủ Công ty cổ phần tập
đoàn Hoa Sen (tên tiếng anh: Hoa Sen Group) – chuyên chế biến sản xuất, kinh
doanh sản phẩm tôn thép. Công ty được thành lập vào ngày 08/08/2001 với số vốn
điều lệ ban đầu là 30 tỷ đồng. Sau khoảng thời gian dài xây dựng, phát triển, doanh
nghiệp đã có những bước vươn lên vững chắc để trở thành doanh nghiệp kinh
doanh trong lĩnh vực tôn – thép số 1 tại thị trường Việt Nam.
Địa chỉ trụ sở chính: Số 9, Đại lộ Thống Nhất, Khu công nghiệp Sóng Thần
II, Phường Dĩ An, Thành phố Dĩ An, Tỉnh Bình Dương, Việt Nam..
Văn phòng đại diện: 183 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 10, Quận Phú Nhuận,
TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 028.3999.0111 – fax: 028.3847.9882
Website: www.hoasengroup.vn
Số đăng ký kinh doanh: 3700381324
(Nguồn: Internet)
Hình 2.1. Hình ảnh công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen
b) Loại hình doanh nghiệp.

Là doanh nghiệp có vốn ngoài quốc doanh đầu tiên ở Việt Nam xây dựng
nhà máy sản xuất thép cán nguội. Trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó
khăn, Tập đoàn Hoa Sen vẫn giữ vững vị thế là doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh tôn, ống thép số 1 Việt Nam với hơn 40% thị phần tôn, gần 20% thị
phần ống thép, đồng thời cũng là doanh nghiệp xuất khẩu tôn hàng đầu
Đông Nam Á. Tiếp nối dây chuyền sản xuất tôn sử dụng công nghệ N.O.F số
4 (Non Oxidising Furnace - Lò đốt không oxy làm sạch bề mặt tôn), công
suất 120 ngàn tấn/năm đã đưa vào hoạt động tháng 3/2013, Tập đoàn Hoa
Sen đã đưa vào hoạt động các dây chuyền sản xuất của giai đoạn 2 dự án
Nhà máy Tôn Hoa Sen Phú Mỹ theo đúng tiến độ đầu tư, nâng tổng công
suất thép cán nguội lên 980.000 tấn/năm.

Hiện nay, công ty đã nâng số vốn điều lệ lên 4.446.252.130.000 đồng. Tiến hành
IPO trên sàn chứng khoán với mã chứng khoán là HSG từ ngày 08/11/2008. Doanh
nghiệp hiện đang chiếm 33,1% thị phần tôn và 20,3% thị phần ống thép theo thống
kê của Hiệp hội Thép Việt Nam.

Sản phẩm của tập đoàn Hoa Sen thường xuyên đạt chất lượng thuộc tiêu chuẩn
quốc tế. Cùng với giá cả phải chăng, dịch vụ khách hàng hợp lý đã giúp cho tập
đoàn luôn nhận được sự tin tưởng tới từ người tiêu dùng. Tính đến thời điểm hiện
tại, Hoa Sen Group đang có:

 11 nhà máy lớn


 300 chi nhánh phân phối, bán lẻ trên khắp cả nước
 Sản phẩm được tin dùng tại trên 70 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn cầu

Hoa Sen Group hoạt động chủ yếu ở các lĩnh vực ngành nghề kinh doanh như sau:

 Sản xuất tấm lợp bằng thép mạ kẽm, hợp kim nhôm kẽm, mạ kẽm phủ
sơn và mạ các loại hợp kim khác
 Sản xuất xà gỗ thép, xà gỗ mạ thép
 Sản xuất ống thép đen, ống thép mạ kẽm, ống thép mạ các loại hợp kim
khác
 Sản xuất lưới thép mạ, dây thép mạ kẽm, dây thép các loại
 Sản xuất tấm trần PVC
 Sản xuất các loại vật liệu xây dựng
 Mua bán vật liệu xây dựng, tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng
 Dịch vụ cho thuê kho và vận tải hàng hóa
 Sản xuất thép cán nguội dạng cuộn
 Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác
1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển.

 08/08/2001: Công ty cổ phần Hoa Sen, tiền thân của Tập đoàn Hoa Sen
được thành lập với số vốn điều lệ 30 tỷ đồng, với 22 nhân viên và 3 chi
nhánh
 Từ năm 2002 – 2003: Tăng số lượng chi nhánh lên 34, chủ yếu tập trung
ở khu vực miền Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ và Duyên hải Miền Trung
 08/08/2004: Đưa vào sản xuất dây chuyền Tôn mạ màu I, công xuất thiết
kế 45.000 tấn/năm
 Tháng 02/2005: Đưa vào hoạt động sản xuất dây chuyền Tôn mạ kẽm I,
công suất 50.000 tấn/năm tại KCN Sóng Thần 2 tỉnh Bình Dương
 19/03/2005: Khánh thành và đưa vào hoạt động dây chuyền mạ công
nghệ NOF công suất thiết kế 150.000 tấn/năm
 Tháng 11/2006: Thành lập Công ty cổ phần Tôn Hoa Sen với vốn điều lệ
320 tỷ đồng
 Tháng 01/2007: Nâng công suất 2 dây chuyền sản xuất Tôn mạ kẽm lên
100.000 tấn/năm. Đồng thời khánh thành nhà máy thép cán nguội Hoa
Sen với công suất thiết kế 180.000 tấn/năm
 Tháng 12/2007: Đổi tên thành Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen
 05/12/2008: Cổ phiếu của Hoa Sen được chính thức niêm yết trên sàn
giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Mã cổ phiểu: HSG
 Từ 2009 – 2010: Tăng số vốn điều lệ từ 570,39 tỷ đồng lên 1.007,91 tỷ
đồng
 Trong năm 2010 – 2011: Doanh thu xuất khẩu đạt 101 triệu USD
 Từ 2011 – 2019: Nhận hàng loạt các giải thưởng lớn về chất lượng, dịch
vụ thương hiệu

1.2.3. Những thành tựu tiêu biểu của công ty:

Trong năm 2020 tình hình hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Hoa Sen liên tục
nhận những thành tựu mới. Dù chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19 khiến hoạt
động kinh doanh bị gián đoạn nhưng doanh thu vẫn không ngừng tăng.

Tập đoàn Hoa Sen đạt lợi nhuận sau thuế quý vừa qua 400 tỷ đồng, gấp 4,8 lần
cùng kỳ năm ngoái, lũy kế cả năm tài chính lãi 1.100 tỷ đồng. Đó là số liệu ghi
nhận được tại báo cáo kết quả kinh doanh mới nhất của Hoa Sen từ ngày
01/07/2020 đến ngày 30/09/2020.
Lợi nhuận kinh doanh năm 2020 của Tập đoàn Hoa Sen (Ảnh: internet)
Theo đó, sản lượng tiêu thụ trong quý IV của công ty ước tính đạt 525.227 tấn,
doanh thu đạt 8.349 tỷ đồng, tăng lần lượt 46% và 31% so với năm ngoái. Lợi
nhuận sau thuế hợp nhất quý IV ước tính đạt 400 tỷ đồng, gấp 4,8 lần so với cùng
kỳ năm trước.

Lũy kế niên độ tài chính 2019-2020, sản lượng tiêu thụ đạt 1,6 triệu tấn, tăng 9%
so với cùng kỳ, hoàn thành 108% kế hoạch, doanh thu 27.538 tỷ đồng, bằng 98,2%
so với cùng kỳ, hoàn thành 98,4% kế hoạch. Tập đoàn này ghi nhận lợi nhuận sau
thuế 1.100 tỷ đồng, gấp ba lần so với cùng kỳ và gấp 2,8 lần kế hoạch. Với kết quả
kinh doanh trong năm 2020 được nhận xét là khá tốt, doanh nghiệp đã từng bước
trở lại nhóm doanh nghiệp có mức lãi sau thuế đạt nghìn tỷ.

Trong những năm tiếp theo, nhờ những dấu hiệu hồi phục của nền kinh tế vĩ mô,
các chính sách hỗ trợ kịp thời của chính phủ. Cùng với nền tảng, tiềm lực sẵn có
của Hoa Sen. Doanh nghiệp hứa hẹn sẽ tạo thêm nhiều động lực để tiếp tục duy trì
đà tăng trưởng tốt trong thời gian tới.
1.2.4. Tầm nhìn & sứ mệnh, slogan:
Tầm nhìn: Trở thành Tập đoàn kinh tế hàng đầu Việt Nam và khu vực. Trong đó,
lĩnh vực trọng tâm là sản xuất và phân phối các sản phẩm vật liệu xây dựng thông
qua chiến lược phát triển bền vững dựa trên chuỗi lợi thế cạnh tranh cốt lõi, song
song với mục tiêu phát triển cộng đồng, bảo vệ môi trường, góp phần mang lại giá
trị cao nhất cho cổ đông, người lao động, người tiêu dùng và xã hội.
Sứ mệnh: Cung cấp những sản phẩm và dịch vụ gắn liền với thương hiệu Hoa Sen,
đảm bảo chất lượng quốc tế, giá cả hợp lý, mẫu mã đa dạng, thân thiện môi trường,
đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, góp phần thay đổi diện mạo kiến trúc đất nước
và phát triển cộng đồng. Không ngừng đổi mới và phát triển để khẳng định tầm vóc
và sứ mệnh của một doanh nghiệp Việt Nam năng động, sáng tạo, tiên phong trong
cả lĩnh vực kinh doanh và các hoạt động cộng đồng, vươn cao vị thế trên thị trường
quốc tế.
Slogan : Trung thực - Cộng đồng - Phát triển
1.3. Cơ cấu tổ chức công ty.
1.3.1. Sơ đồ tổ chức:
TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC


SẢN XUẤT TÀI CHÍNH

PHÒNG PHÒNG
KẾ PHÒNG PHÒNG PHÒNG
ĐẠI QUAN
PHÒNG PHÒNG TÀI TỔ
DIỆN HOẠC XUẤT HỆ
SẢN KĨ CHÍNH CHỨC
LÃNH H KINH NHẬP KHÁC
XUẤT THUẬT KẾ HÀNH
ĐẠO DOAN KHẨU H
H TOÁN CHÍNH
HÀNG

NHÂN CÔNG
TRƯỞNG VIÊN NHÂN
PHÒNG QUẢN SẢN
SẢN LÍ SẢN XUẤT
XUẤT XUẤT

(Nguồn: Internet)
Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức
(Nguồn: Internet)
Hình 2.3. Ban lãnh đạo công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen
Ban Tái cấu trúc:
- Ông LÊ PHƯỚC VŨ – Trưởng Ban
- Ông TRẦN NGỌC CHU – Phó Ban chỉ đạo
- Ông TRẦN QUỐC TRÍ – Phó Ban điều phối
- Ông BÙI THANH TÂM – Phó Ban triển khai
Hội đồng Nhân lực:
- Ông LÊ PHƯỚC VŨ – Chủ tịch hội đồng
- Ông TRẦN NGỌC CHU – Phó Chủ tịch hội đồng thứ nhất
- Ông TRẦN QUỐC TRÍ – Phó Chủ tịch hội đồng thứ hai
- Ông BÙI THANH TÂM – Thành viên triển khai - Điều phối viên
Ban Kiểm toán nội bộ:
- Ông LÊ VŨ NAM – Trưởng Ban Kiểm toán nội bộ
- Ông LÊ ĐÌNH HẠNH – Phó Ban trực Ban Kiểm toán nội bộ
- Bà ĐỒNG THỊ THANH HẰNG – Kiểm toán viên nội bộ
Kế toán trưởng Tập đoàn: Bà NGUYỄN THỊ NGỌC LAN
Phụ Trách Quản Trị Công Ty Kiêm Trưởng Văn Phòng HĐQT & Chủ tịch
HĐQT: Ông BÙI THANH TÂM
1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của phòng ban:
Đại diện lãnh đạo là một thành viên Ban Giám đốc có trách nhiệm và quyền
hạn đảm bảo các quá trình cần thiết cả hệ thống quản lý chất lượng được thiết lập,
thực hiện và duy trì.
Phòng sản xuất là nơi sản xuất các sản phẩm thuộc lĩnh vực của doanh
nghiệp. Thông thường, nó sẽ được thực hiện tại các khu nhà máy, khu xưởng trong
doanh nghiệp. Công việc của phòng sản xuất rất quan trọng, chúng bao gồm nhiều
bộ phận có nhiều chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Trong đó, quản lý sản xuất sẽ
người chịu trách nhiệm giám sát, điều phối và đảm bảo sản xuất kịp tiến độ để bàn
giao cho khách hàng.
Phòng sản xuất của doanh nghiệp thường có nhiều vị trí công việc. Mỗi vị trí
sẽ có những chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Cụ thể phòng sản xuất sẽ có các vị trí
cơ bản sau: trưởng phòng sản xuất, nhân viên quản lý sản xuất và công nhân sản
xuất.
Trưởng phòng sản xuất: Vị trí công việc này thường chịu trách nhiệm quản
lý nhân viên về năng suất lao động, đảm bảo chất lượng sản phẩm và những vấn đề
liên quan đến nhân sự trong phòng sản xuất.
Nhân viên quản lý sản xuất: Nói về chức năng nhiệm vụ của phòng sản xuất,
không thể không nói đến nhân viên quản lý sản xuất. Theo đó, công việc của họ là
đảm bảo tiến độ sản xuất kịp thời, số lượng cũng như chất lượng hàng hóa đạt tiêu
chuẩn theo đúng kế hoạch đề ra.
Công nhân sản xuất: Vị trí công việc này cũng thuộc phòng sản xuất. Họ sẽ
chịu trách nhiệm dọn dẹp và vận hành thiết bị, máy móc, làm việc trên dây chuyền
lắp ráp. Đồng thời, tập hợp và kiểm tra sản phẩm cũng như tuân thủ tất cả hướng
dẫn và tiêu chuẩn an toàn của nhà máy.
Phòng kỹ thuật: là bộ phận giữ vai trò xây dựng và duy trì các cấu
trúc, máy móc, thiết bị, hệ thống và chương trình hoạt động của máy móc,
thiết bị trong các doanh nghiệp. Bộ phận này trực tiếp điều hành những
việc liên quan đến kỹ thuật, công nghệ và máy móc của doanh nghiệp
nhằm đảm bảo các hoạt động có liên quan đến kỹ thuật công nghệ diễn ra
thuận lợi, hiệu quả. Đồng thời, nhanh chóng sửa chữa, khắc phục các lỗi
có liên quan đến công nghệ, máy móc, tiến hành bảo dưỡng theo quy định,
đảm bảo hệ thống máy móc, thiết bị công nghệ làm việc suôn sẻ, không để
xảy ra tình trạng gián đoạn gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh
doanh.
Phòng Kế hoạch kinh doanh là đơn vị trực thuộc công ty có chức năng:
Tham mưu Ban lãnh đạo công ty thực hiện công tác quản lý hoạt động SXKD
trong phạm vi, ngành nghề kinh doanh của công ty. Xây dựng chiến lược phát triển
ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đảm bảo sự phát triển bền vững của Công ty.
Phòng xuất nhập khẩu: Vai trò của phòng xuất nhập khẩu là đảm bảo tài
sản của công ty được sử dụng hiệu quả, đồng thời vận dụng lợi thế của
công nghệ logistics để tối ưu hóa hiệu quả quá trình vận chuyển hàng hóa.
Phòng tài chính kế toán: Phòng tài chính kế toán Tổng công ty có
chức năng tham mưu, giúp việc Hội đồng thanh viên, Tổng giám đốc công
ty trong các lĩnh vực về công tác tài chính, kế toán; công tác quản lý vốn,
tài sản; công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ; công tác quản lý chi phí và
phân tích hoạt động kinh tế.
Phòng quan hệ khách hàng:  Tìm kiếm, thiết lập mối quan hệ khách hàng.
Đây là một công việc đặc thù chỉ có ở một số ngành nghề đặc trưng như ngân
hàng, tài chính, bất động sản,… Tổng hợp, phân tích, phân loại nhóm đối tượng
khách hàng. Nghiên cứu, đánh giá hành vi, tâm lý mua hàng của từng nhóm đối
tượng khách hàng đã phân loại. Lên kế hoạch, đề xuất, tổ chức các công việc
chương trình, sự kiện làm thỏa mãn, hài lòng nhu cầu khách hàng.
Phòng Tổ chức hành chính là bộ phận chuyên môn nghiệp vụ tham mưu
giúp Giám đốc về công tác tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương, thi đua, khen
thưởng, kỷ luật, đào tạo, quy hoạch, hành chính, văn thư, lưu trữ, y tế, quân sự và
bảo vệ chính trị nội bộ.

You might also like