You are on page 1of 43

1.

BÀI ĐẠI CƯƠNG VỀ TRUYỀN NHIỄM


CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

1. Những thành tựu chính của y học đạt được trong thế kỷ XX, giúp giảm tử
vong và thương tật gây ra do bệnh nhiễm trùng là những điều sau đây, ngoại
trừ:
A. Phát triển kháng sinh liệu pháp.
B. Thanh toán bệnh sốt bại liệt ở một số khu vực.
C. Tìm ra vắc xin phòng bệnh.
D. Giảm tử vong do bệnh lao.
E. Tiêu diệt được bệnh thủy đậu.
2. Những đặc điểm nào sau đây phù hợp với bệnh truyền nhiễm, ngoại trừ:
A. Có thể tự khỏi.
B. Luôn tiến triển theo đúng chu kỳ gồm đủ 5 giai đoạn: ủ bệnh, khởi phát, toàn
phát, lui bệnh, hồi phục.
C. Là nguyên nhân gây tử vong và bệnh tật rất quan trọng tại các nước đang phát
triển.
D. Bệnh bao giờ cũng do một mầm bệnh nhất định gây ra.
E. Có khả năng lan tràn thành dịch.
3. Theo Tổ chức Y tế thế giới, số bệnh nhân tử vong có liên quan đến các bệnh
nhiễm trùng, truyền nhiễm chiếm tỷ lệ khoảng bao nhiêu phần trăm so với tử
vong chung trên toàn cầu:
A. 50%.
B. 40%.
C. 25%.
D. 10%.
E. 5%.
4. Thời kỳ ủ bệnh có các đặc điểm sau, ngoại trừ:
A. Bệnh có thể lây lan trong thời kỳ này.
B. Thời kỳ này có thể thay đổi dài hay ngắn tùy theo đường xâm nhập của mầm
bệnh.
C. Là thời kỳ vi sinh vật phát triển trong cơ thể.
D. Bệnh nhân có thể sốt trong thời kỳ này nếu cơ thể có sức đề kháng yếu.
E. Thời kỳ này có thể thay đổi dài hay ngắn tùy theo số lượng vi sinh vật bị
nhiễm nhiều hay ít.
5. Một chu kỳ đầy đủ của một bệnh truyền nhiễm diễn tiến qua các thời kỳ:
A. Ủ bệnh, nung bệnh, khởi phát, toàn phát, tử vong.
B. Ủ bệnh, khởi phát, toàn phát, tái phát, lui bệnh, tử vong.
C. Ủ bệnh, khởi phát, toàn phát, biến chứng, tái phát, lui bệnh, hồi phục.
D. Ủ bệnh, khởi phát, toàn phát, lui bệnh, hồi phục.
E. Ủ bệnh, khởi phát, toàn phát, tiến triển, hồi phục, lui bệnh.
6. Người lành mang trùng có các đặc điểm:
A. Không rối loạn chức năng, không tổn thương bệnh lý, có thể thải mầm bệnh ra
ngoài và làm lây lan.
B. Không rối loạn chức năng, không tổn thương bệnh lý, mọi xết nghiệm đều
bình thường.
C. Mang mầm bệnh trong người nhưng không lây lan được ra cộng đồng.
D. Không rối loạn chức năng, không tổn thương bệnh lý nhưng cấy máu có thể
phát hiện vi trùng.
E. Có mang mầm bệnh trong máu nhưng có thể tự lành bệnh mà hông cần điều
trị kháng sinh.
7. Các bệnh sau đây hay gây nhiều trường hợp người lành mang trùng, ngoại
trừ:
A. Bệnh tả.
B. Lỵ A míp.
C. Nhiễm não mô cầu.
D. Uốn ván.
E. Thương hàn.
8. Các bệnh nào dưới đây thuộc diện truyền nhiễm tối nguy hiểm, phải báo cáo
dịch quốc tế:
A. Dịch hạch, dịch tả, đậu mùa, sốt vàng.
B. Dịch hạch, dịch tả, sốt rét, sốt xuất huyết.
C. Dịch hạch, dịch tả, sốt vàng.
D. Dịch hạch, dịch tả, đậu mùa.
E. Dịch hạch, dịch tả, SARS, cúm ác tính.
9. Yếu tố nào sau đây quan trọng hàng đầu trong thực tế chẩn đoán một bệnh
truyền nhiễm:
A. Tiền sử chủng ngừa.
B. Tuổi, giới tính của bệnh nhân.
C. Nơi cư trú hoặc lui tới của bệnh nhân trước thời gian mắc bệnh.
D. Hoàn cảnh kinh tế gia đình bệnh nhân.
E. Nghề nghiệp, chức vụ của bệnh nhân.
10. Bệnh nào sau đây được xếp vào loại bệnh lây lan theo đường tiêu hóa:
A. Viêm gan siêu vi.
B. Sốt xuất huyết Dengue.
C. Quai bị.
D. Bạch hầu.
E. Thủy đậu.
11. Bệnh nào sau đây được xếp vaò loaị bệnh lây lan theo đường hô hấp:
A. Sốt bại liệt.
B. Bạch hầu.
C. Bệnh uốn ván.
D. Sốt xuất huyết Dengue.
E. Bệnh dịch hạch.
12. Chẩn đoán xác định một bệnh truyền nhiễm thông thường cần phải dựa
vào:
A. Yếu tố dịch tể, lâm sàng, cận lâm sàng và đáp ứng rõ rệt với điều trị đặc hiệu.
B. Chủ yếu dựa vào bệnh cảnh lâm sàng cấp tính và xét nghiệm vi sinh học.
C. Chủ yếu dựa vào kinh nghiệm lâm sàng và các yếu tố dịch tể.
D. Chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng đặc trưng của bệnh.
E. Phải phối hợp đầy đủ 3 yếu tố: Dịch tể, lâm sàng và xét nnghiệm.
13. Cách phân loại bệnh truyền nhiễm được sử dụng nhiều nhất trong y văn là:
A. Phân loại theo tác nhân gây bệnh.
B. Phân loại theo thể lâm sàng nặng hay nhẹ.
C. Phân loại theo địa chỉ cư trú.
D. Phân loại theo cơ chế lây truyền bệnh và nguồn bệnh.
E. Phân loại theo tuổi và giới tính.
14. Bệnh nhân truyền nhiễm có thể được cho xuất viện, khi:
A. Các triệu chứng lâm sàng đã khỏi, các xét nghiệm trở về bình thường, không
còn mang vi sinh vật gây bệnh, hết thời gian cách ly, tái phát hoặc biến chứng.
B. Đã nằm viện đủ thời gian quy định đôí với loại bệnh truyền nhiễm mà bệnh
nhân mắc phải.
C. Các triệu chứng lâm sàng đã khỏi, các xét nghiệm trở về bình thường.
D. Xét nghiệm kiểm tra tình trạng mang và bài tiết vi trùng cho thấy bệnh nhân
không còn là mối đe dọa lan truyền bệnh cho cộng đồng.
15. Trong bệnh truyền nhiễm, các đường lây truyền:
A. Từ người bị bệnh và người lành mang mầm bệnh.
B. Bệnh truyền nhiễm có thể lây bằng nhiều đường.
C. lây truyền theo đường quan hệ tình dục
D. Từ người bệnh và động vật bị bệnh.
E. Được cách ly vẫn chưa phòng ngừa được lây lan.
16. Chọn một câu đúng nhất. Phân loại bệnh truyền nhiễm theo đường lây:
A. Bệnh lây truyền theo đường tiêu hoá.
B. Bệnh lây truyền theo đường hô hấp.
C. Bệnh lây theo đường máu.
D. Bệnh lây truyền theo đường da và niêm mạc.
E. Tất cả đều đúng.
17. Phương pháp điều trị bệnh truyền nhiễm.
A. Chỉ điều trị đặc hiệu.
B. Vừa điều trị đặc hiệu vừa điều trị triệu chứng.
C. Điều trị đặc hiệu, điều trị triệu chứng, điều trị theo cơ chế bệnh sinh.
D. Điều trị đặc hiệu, điều trị triệu chứng, Điều trị theo cơ chế bệnh sinh và phải có
chế độ chăm sóc và dinh dưỡng hợp lý.
E. Tất cả đều sai.
18. Điều trị đặc hiệu bệnh truyền nhiễm.
A. Là diệt mầm bệnh (vi khuẩn, vi rút, rickettsia, ký sinh trùng, nấm...)
B. Tác động trên quá trình sinh bệnh nhằm ngăn cản hoặc điều chỉnh những rối
loạn bệnh lý..
C. Nhằm làm giảm các triệu chứng giúp cho người bệnh dễ chịu hơn.
D. Tất cả đều sai.
E. Tất cả đều đúng
19. Điều trị theo cơ chế bệnh sinh bệnh truyền nhiễm.
A. Là diệt mầm bệnh (vi khuẩn, vi rút, rickettsia, ký sinh trùng, nấm...)
B. Tác động trên quá trình sinh bệnh nhằm ngăn cản hoặc điều chỉnh những rối
loạn bệnh lý..
C. Nhằm làm giảm các triệu chứng giúp cho người bệnh dễ chịu hơn.
D. Tất cả đều sai.
E. Tất cả đều đúng
20. Điểm nào sau đây không phù hợp với tính chất thời kỳ nung bệnh của một
tác nhân gây bệnh:
A. Đa số trường hợp thời kỳ này không có triệu chứng.
B. Mỗi tác nhân gây bệnh có thời kỳ này không đổi.
C. Là khoảng thời gian tác nhân gây bệnh nhân lên và phát triển.
D. Ngắn dài tuỳ tác nhân gây bệnh.
E. Có sự tham gia của các yếu tố nội tại của cơ thể bệnh nhân.
21. Thời kỳ khởi phát điển hình của bệnh truyền nhiễm không có đặc điểm sau:
A. Có các triệu chứng lâm sàng đầu tiên.
B. Bệnh truyền nhiễm có thể khởi phát theo một trong 2 kiểu: từ từ hoặc đột ngột.
C. Là thời kỳ tác nhân gây bệnh chưa gây tổn hại cơ thể.
D. Chưa phải là lúc bệnh nặng và rầm rộ nhất.
E. Thường khởi đầu với sốt, đôi khi kèm rét run
2.KHÁNG SINH VÀ NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG
BỆNH TRUYỀN NHIỄM
1. Kháng sinh nhóm cephalosporin có các đặc điểm sau, ngoại trừ:
A. Là dẫn xuất của acid 7-aminocephalosporanic.
B. Thuộc nhóm betalactam.
C. Ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn.
D. Cephalosporin thế hệ II có phổ tác dụng rộng hơn so với thế hệ I khi chống
lại cầu khuẩn Gram dương.
E. Có thể gây ra phản ứng quá mẫn (sốt, phát ban, sốc phản vệ).
2. Kháng sinh nhóm carbapenem có đặc điểm sau, ngoại trừ:
A. Thuộc nhóm betalactam.
B. Phổ kháng khuẩn rộng, có hoạt tính rất mạnh trên vi khuẩn Gram âm.
C. Ertarpenem có tác dụng tốt đối với Pseudomonas và cầu khuẩn nhóm D.
D. Có hoạt tính mạnh với vi khuẩn kỵ khí.
3. Kháng sinh nhóm glycopeptid có đặc điểm:
A. Ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn.
B. Kháng sinh diệt khuẩn có tác dụng với các vi khuẩn Gram âm.
C. Vancomycin là kháng sinh thuộc nhóm này, không thấm qua màng não.
D. Vancomycin và Teicoplanin thuộc nhóm này và thường được chỉ định điều trị
nhiễm tụ cầu kháng methicilin.
E. Tất cả đều sai.
4. Cơ chế tác động của kháng sinh nhóm quinolones:
A. Ức chế enzyme dihydropteroate do đó phá vỡ quá trình chuyển hóa acid folic
của vi khuẩn.
B. Ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn.
C. Ức chế tổng hợp acid nucleic.
D. Ức chế tổng hợp protein.
E. Ức chế chức năng màng tế bào vi khuẩn.
5. Lựa chọn kháng sinh theo kinh nghiệm, không dựa vào:
A. Tiền sử dị ứng thuốc.
B. Các biểu hiện lâm sàng của bệnh.
C. Vị trí của ổ nhiễm khuẩn.
D. Yếu tố cơ địa của người bệnh: suy giảm miễn dịch, bệnh mạn tính, bệnh ác
tính…
E. Giá thành của kháng sinh.
6. Chỉ nên phối hợp kháng sinh khi:
A. Làm tăng phổ kháng khuẩn đối với nhiễm khuẩn nặng.
B. Nguy cơ nhiễm đồng thời nhiều loại vi khuẩn nhưng chưa có kết quả kháng
sinh đồ.
C. Để đạt được tác dụng hiệp đồng làm tăng tác dụng diệt khuẩn trên cơ địa suy
kiệt, vi khuẩn kháng thuốc…
D. Phòng ngừa xuất hiện chủng vi khuẩn kháng thuốc mới.
E. Tất cả đều đúng.
7. Sử dụng kháng sinh trong các bệnh nhiễm trùng cần chú ý đến:
A. Cơ chế tác dụng của kháng sinh.
B. Phổ kháng khuẩn của kháng sinh.
C. Đặc tính dược động của kháng sinh.
D. Tác dụng phụ có thể có của kháng sinh.
E. Thêm câu E tất cả
8. Kháng sinh nhóm betalactam có đặc tính sau, ngoại trừ:
A. Có thể có dạng uống, tiêm bắp, tiêm mạch.
B. Gây độc cho thai nên chống chỉ định ở phụ nữ mang thai.
C. Có thể gây tai biến dị ứng.
D. Tác động trên thành tế bào vi khuẩn.
E. Có thể bị hủy bởi betalactamase.
9. Thuốc nào sau đây thường được ghi nhận gây ra hội chứng Stevens Johnson:
A. Metronidazol.
B. Isoniazid.
C. Lincocin.
D. Penicilin.
E. Sulfamethoxazole- Trimethoprim.
10. Thuốc nào sau đây không thuộc nhóm Aminoglucoside:
A. Amikacin.
B. Eythromycin. = MACROILIDES
C. Kanamycin.
D. Tobramycin.
E. Streptomycin.
11. Vi khuẩn Hemophilus inluenzae kháng Ampicilline qua cơ chế:
A. Vi khuẩn có sự thay đổi về màng tế bào nên Ampicilline không thấm qua
được.= dòng stepto
B. Vi khuẩn có sự thay đổi về cấu trúc di truyền.
C. Vi khuẩn tiết betalactamase kháng Ampicilline.
D. Vi khuẩn mang một plasmid kháng thuốc.
E. Tất cả đều đúng.
12. Nguyên tắc sử dụng kháng sinh, chọn câu đúng:
A. Chọn kháng sinh phổ rộng cho tất cả các tình huống nhiễm trùng.
B. Các kháng sinh dùng cho mẹ có thể dùng cho con.
C. Dùng kháng sinh đường tĩnh mạch khi bệnh nhân nhập viện trễ.
D. Thời gian dùng kháng sinh không quá 10 ngày.
E. Kháng sinh lựa chọn phải nhậy cảm với tác nhân gây bệnh.
13. Có thể đánh giá tình trạng kháng thuốc bằng yếu tố:
A. Dấu hiệu lâm sàng không cải thiện.
B. Kháng sinh đồ cho biết là kháng thuốc.
C. Vi khuẩn vẫn mọc khi cấy bệnh phẩm lần thứ hai.
D. Nồng độ thuốc trong máu thấp hơn nồng độ ức chế tối thiểu.
E. Tất cả các yếu tố trên.
14. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về các nhóm thuốc:
A. Trong nhóm thuốc điều trị Mycobacter có Ofloxacine hoặc Ciprofloxacine.
B. Hiện nay nhóm Chloramphenicol thường được dùng thay thế ho nhóm
Cephalosporine thế hệ III vì có cùng phổ kháng khuẩn.
C. Nhóm Azole và Polyene dùng điều trị nấm.
D. Nhóm Sulfamide thường được phối hợp với Trimethoprim.
E. Thuốc kháng virus thường chuyên biệt cho từng loại virus khác nhau.
15. Kháng sinh nào sau đây có tác dụng tốt trên vi khuẩn Pseudomonas
aeruginosa:
A. Ceftazidime.
B. Chloramphenicol.
C. Cefotaxim.
D. Tetracyclin.
E. Vancomycine.
16.Kháng sinh nào sau đây thường được dùng để điều trị vi khuẩn yếm khí:
A. Pefloxacin.
B. Metronidazol.
C. Ampicilline.
D. Gentamycin.
E. Tetracyclin.
17. Tính chất dược động học nào sau đây của kháng sinh được xem là thuận
lợi cho điều trị bệnh nhân:
A. Thuốc có độ khuếch tán tập trung caoở các tạng trong ổ bụng.
B. Chất chuyển hóa có tính cách hợp đồng với phân tử mẹ.
C. Thuốc được chuyển hóa qua thận.
D. Thuốc không được hấp thu qua niêm mạc ống tiêu hóa.
E. Tất cả các tính chất trên.
18. Kháng sinh nào không thuộc nhóm quinolone:
A. Acid nalidixic.
B. Ciprofloxacin.
C. Levofloxacin.
D. Ticarcillin.
E. Moxifloxacin.
19. Nhóm kháng sinh nào sau đây có thể sử dụng an toàn trong thai kỳ:
A. Nhóm Sulfamide.
B. Nhóm Aminoside.
C. Nhóm Chloramphenicol.
D. Nhóm Penicillin, Cephalosporine.
E. Nhóm Quinolon.
20. Nhóm thuốc nào sau đây có tác dụng trên chủng vi khuẩn không điển hình
Rickettssia:
A. Nhóm Chloramphenicol.
B. Nhóm Cephalosporin.
C. Nhóm Cyclin.
D. A và C đúng.
E. A và C sai.
21. Thuốc kháng sinh nào sau đây được dùng để điều trị nhiễm Helicobacter
pylori:
A. Gentamycin.
B. Cephalosporin.
C. Ciprofloxacin.
D. Co- trimoxazol.
E. Clarithromycin.
3.BÀI SỐT XUẤT HUYẾT
(COI THÊM TN YDS 2008)
1. Trên thế giới, sốt xuất huyết Dengue chủ yếu xảy ra:
A. Châu Âu.
B. Châu Phi.
C. Vùng ôn đới.
D. Vùng nhiệt đới.
E. Châu Đại dương.

2. Những đặc điểm sau của sốt xuất huyết Dengue, ngoại trừ:
A. Việt Nam là một trong những nước có bệnh lưu hành mạnh.
B. Vius Dengue có 4 týp huyết thanh, giữa các týp có hiện tượng ngưng kết
chéo.
C. Vius Dengue có 4 týp huyết thanh, giữaa các týp không có hiện tượng ngưng
kết chéo.
D. Sốt, xuất huyết, thoát huyết tương có thể dẫn đến sốc và tử vong.
E. Muỗi Aedes aegypti là trung gian truyền bệnh.
3. Muỗi Aedes aegypti có đặc điểm, ngoại trừ:
A. Phân bố từ nông thôn đến thành thị, đồng bằng, ven biển đến miền núi.
B. Đẻ trứng sau đó phát triển thành bọ gậy.
C. Mật độ muỗi thường tăng vào mùa mưa.
D. Muỗi Aedes aegypti đực đốt vào ban ngày, chủ yếu chủ yếu vào sáng sớm
và chiều tối.= cái
E. Sau khi hút máu người bệnh, muỗi cái có thể truyền bệnh ngay nếu hút máu
người lành.

4. Ở nước ta, bệnh do nhiễm virus dengue thường gặp ở, ngoại trừ:
A. Khu vực đồng bằng sông Cữu long.
B. Các tỉnh ven biển miền Trung.
C. Các tỉnh miền Bắc.
D. Các tỉnh Tây nguyên.
E. Các tỉnh có khí hậu lạnh.

5. Vật chủ chủ yếu của virus dengue là:


A. Người.
B. Loài khỉ.
C. Lợn.
D. Muỗi Aedes aegypti.
E. Muỗi Aedes albopictus

6. Dấu hiệu nào sau đây có thể được cho là bệnh sốt xuất huyết Dengue, xuất
huyết nặng:
A. Xuất huyết dưới da.
B. Mắt – da vàng.
C. Xuất huyết tiêu hoá.
D. Hematocrit tăng.
E. Đái máu vi thể.
7. Xử trí ban đầu sau đây là thích hợp nhất cho một bệnh nhân nữ 18 tuổi nghi
sốt xuất huyết dengue với sốt 380C, mạch 84 lần/phút:
A. Cho uống ORS.
B. Dùng paracetamol.
C. Đắp khăn mát.
D. Truyền Ringer’s lactate.
E. Theo dõi bệnh nhân.

8. Một bệnh nhân nữ 22 tuổi bệnh 3 ngày, được xác định sốt xuất huyết Dengue
có nôn và người mệt mỏi-vật vã. Cách xử trí trước mắt là thích hợp nhất:
A. Cho uống ORS
B. Truyền dịch thích hợp.
C. Cho thuốc hạ nhiệt.
D. Để bệnh nhân yên nghĩ.
E. Lau mát toàn thân.

9. Tại tuyến cơ sở, khi tiếp nhận một bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue nặng,
động tác sau là thích hợp hơn cả:
A. Khám rồi chuyển bệnh nhân lên tuyến trên ngay lập tức.
B. Khám và lưu bệnh nhân để theo dõi và điều trị.
C. Truyền 1 chai dịch đẳng trường rồi cho về nhà theo dõi.
D. Truyền dịch thích hợp rồi chuyển bệnh nhân lên tuyến trên.
E. Cho bệnh nhân ở lại trạm xá rồi theo dõi sau.

10. Sốt xuất huyết dengue có sự hiện tượng giảm tiểu cầu trong máu:
A. Đúng.
B. Sai.

11. Các biểu hiện của thoát huyết tương trong sốt xuất huyết Dengue, ngoại trừ:
A. Xảy ra trong thời kỳ toàn phát.
B. Thường xuất hiện vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của sốt.
C. Tràn dịch trong các khoang ảo: màng phổi, màng bụng, mô kẻ…
D. Nếu thoát huyết tương nặng sẽ có biểu hiện của hội chứng sốc.
E. Thường đi kèm với biểu hiện xuất huyết.

12. Những đặc điểm của xuất huyết trong sốt xuất huyết Dengue, ngoại trừ:
A.Thường xảy ra trong thời kỳ toàn phát.
B. Xuất huyết dưới da dạng chấm, nốt, mảng xuất huyết.
C. Xuất huyết niêm mạc: chảy máu mũi, lợi, tiểu máu, kinh nguyệt kéo dài hay
sớm…
D. Thông thường bệnh nhân hết sốt.
E. Xuất huyết nội tạng: tiêu hóa, phổi, não… bệnh thường nặng.
13. Ở Việt Nam Bệnh sốt xuất huyết Dengue thường gặp nhiều nhất ở:
A. Tây nguyên.
B. Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
C. Các tỉnh duyên hải miền trung.
D. Các tỉnh vùng núi phía Bắc.
E. Các tỉnh đồng bằng sông Hồng.

14. Đối tượng mắc sốt xuất huyết với tần suất cao nhất là:
A. Trẻ 6 – 12 tháng.
B. Trẻ 5 – 9 tuổi.
C. Tuổi trung niên.
D. Tuổi thanh niên.
E. Người già trên 60 tuổi.

15. Hai rối loạn sinh học quan trọng nhất trong sốt xuất huyết là:
A. Rối loạn đông máu nội mạch rải rác và xuất huyết.
B. Tăng tính thấm mao mạch và giảm tiểu cầu.
D. Tăng tính thấm thành mạch và rối loạn đông máu.
E. Gan lớn và xuất huyết da, niêm mạc.

16. Khi chưa có xét nghiệm cận lâm sàng; biểu hiện nào sau đây gợi ý bệnh sốt
xuất huyết Dengue nhất:
A. Sốt cao, tử ban ngoài da, gan lớn và đau.
B. Sốt cao, đau bụng, tiêu chảy.
C. Sốt cao, co giật, xuất huyết tiêu hóa.
D. Sốt cao đột ngột, nhức đầu, chảy máu cam.

17. Xét nghệm được xem là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán sốt xuất huyết
Degue là:
A. Số lượng bạch cầu máu giảm.
B. Số lượng tiểu cầu máu giảm < 100.000/mm3.
C. Phản ứng miễn dịch men (ELISA).
D. Siêu âm có tràn dịch màng phổi, màng bụng.
E. HCT > 40%.

18. Những biện pháp sau giúp phòng ngừa sốt xuất huyết Dengue, ngoại trừ:
A. Phun thuốc diệt muỗi.
B. Làm sạch nơi bùn lầy, nước đọng.
C. Diệt lăng quăng.
D. Chích ngừa theo lịch.
E. Ngủ mùng, tránh muỗi đốt.

19. Trình bày triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của thể sốt xuất huyết
Dengue?
20. Trình bày triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của thể sốt xuất huyết Dengue
có dấu hiệu cảnh báo?
21. Trình bày chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue nặng?
4.CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ VIÊM MÀNG NÃO MỦ
1. Viêm màng não mủ có những đặc điểm sau, ngoại trừ:
A. Là tình trạng nhiễm khuẩn màng não cấp tính.
B. Có hội chứng màng não và hội chứng nhiễm khuẩn.
C. Các triệu chứng lâm sàng thương không đặc hiệu.
D. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ hạn chế tỷ lệ tử vong.
E. Thời gian điều trị không phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh.
2. Hiện nay ở nước ta căn nguyên gây viêm màng não mủ người lớn thường
gặp là:
A. Hemophilus influenza týp B
B. Phế cầu.
C. Não mô cầu.
D. Streptococus suis.
E. Listeria monocytogenes.
TRÍCH ĐOẠN GIÁO TRÌNH THẦY: Ở người trưởng thành hay gặp các vi
khuẩn Streptococcus suis, Nessiria meningiditis, trong đó S. Pneumonia đang
chiêm tỷ lệ cao.
3. Tần suất mắc viêm màng não mủ cao nhất ở nhóm tuổi:
A. Trẻ dưới 1 tuổi.
B. Người già > 60 tuổi.
C. Trẻ từ 1 tuổi đến 3 tuổi.
D. Nhóm tuổi thanh niên.
E. Nhóm tuổi trung niên.
4. Viêmmàng não mủ do Listeria monocytogenes có đặc điểm, ngoại trừ:
A. Có thể gặp ở sơ sinh.
B. Có thể gặp ở người lớn tuổi.
C. Đáp ứng điều trị phối hợp với Ampiciclin.
D. Tất cả đều đúng.
E. Tất cả đều sai.
5. Chẩn đoán Viêm màng não mủ, dựa vào:
A. Dịch tễ.
B. Hội chứng nhiễm khuẩn.
C. Hội chứng màng não.
D. Hội chứng dịch não tủy.
E. Tất cả đều đúng.
6. Chẩn đoán xác định viêm màng não mủ, dựa vào:
A. Hội chứng màng não + hội chứng nhiễm khuẩn.
B. Soi, cấy dịch não tủy tìm được vi khuẩn gây bệnh.
C. Dịch tễ + hội chứng màng não.
D. Hội chứng nhiễm khuẩn + dịch não tủy.
E. Hội chứng màng não + dịch não tủy.
7. Cần chẩn đoán phân biệt Viêm màng não mủ với:
A. Viêm màng não do virus.
B. Viêm màng não do lao, do vi khuẩn không sinh mủ khác.
C. Viêm màng não do ký sinh trùng.
D. Viêm màng não do nấm.
E. A,B,C,D đều đúng.
8. Cần phải chẩn đoán và điều trị sớm viêm màng não mủ; vì:
A. Các triệu chứng lâm sàng ít đặc hiệu.
B. Biến chứng thần kinh nặng và tỷ lệ tử vong cao.
C. Khó tìm được các tác nhân gây bệnh.
D. A,B,C đúng.
E. A, B, C sai.
9. Lứa tuổi dễ bị viêm màng não do não mô cầu là:
A. Người lớn > 50 tuổi.
B. Trẻ sơ sinh, trẻ nhủ nhi.
C. Thanh thiếu niên.
D. A,B,C sai.
E. A,B,C đúng.
10. Tác nhân Streptococus pneumoniae dễ gây viêm màng não mủ ở cơ địa:
A. Bệnh nhân có tiền căn tắm hồ bơi.
B. Bệnh nhân có phẩu thuật thần kinh.
C. Bệnh nhân được sinh ra từ me bị nhiễm trùng đường tiểu.
D. Bệnh nhân bị nghiện rượu.
E. Tất cả đều đúng.
11. Yếu tố nào sau đây không phù hợp với cơ chế gây bệnh trong viêm màng
não mủ:
A. Vi khuẩn tiết ra IgA protease tại niêm mạc hầu họng.
B. Vi khuẩn ức chế sự phóng thích các bạch cầu từ các hạch lympho vào máu.
C. Vi khuẩn đi qua màng choroid plexus, vào não thất.
D. Vi khuẩn tăng sinh trong khoang màng nhện.
E. Vi khuẩn từ âm đạo của mẹ đi vào máu, hệ hô hấp và màng não của trẻ sơ
sinh.
12. Các triệu chứng lâm sàng gợi ý viêm màng não mủ là:
A. Sốt cao, co giật, hôn mê sâu xảy ra sớm.
B. Sốt cao, nhức nửa đầu, tử ban ngoài da.
C. Sốt cao, có dấu màng não, tri giác kém linh hoạt.
D. Sốt vừa, chóng mặt, hạ huyết áp.
E. Sốt vừa, ói mửa, không có dấu màng não.
13. Thay đổi nào sau đây của dịch não tủy gợi ý cho bệnh viêm màng não
mủ:
A. Trị số Lactate dịch não tủy > 4 mmol/L.
B. Glucose dịch não tủy giảm so với ½ glucose/ máu cùng thời điểm.
C. Soi dịch não tủy thấy có vi khuẩn.
D. Bạch cầu dịch não tủy tăng, đa nhân trung tính chiếm ưu thế.
E. Tất cả đều đúng.
14. Nguyên tắc sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm màng não mủ:
A. Chỉ dùng sau khi có kết quả cấy vi khuẩn.
B. Giảm liều dần khi bbệnh nhân hết sốt, hết co giật.
C. Tiêm kháng sinh nội tủy nếu bệnh nhân không đáp ứng.
D. Nên phối hợp 2 kháng sinh ngay từ đầu.
E. Dùng đường tiêm tĩnh mạch trong suốt thời gian điều trị.
15. Kháng sinh sau đây có thể qua màng não tốt, ngoại trừ:
A. Chloramphenicol.
B. Erythromycin.
C. Penicillin.
D. Ampicillin
E. Ceftriaxone.
16. Nhóm kháng sinh được lựa chọn hàng đầu trong điều tri viêm màng não
mủ do vi khuẩn Gram âm là:
A. Imipenem.
B. Cephalosporine thế hệ III.
C. Aminoglycoside.
D. Chloramphenicol.
E. Ampicillin.
17. Phòng ngừa viêm màng não mủ bằng những biện pháp sau, ngoại trừ:
A. Chích ngừa vắc xin H. influenzae cho trẻ em.
B. Xử lý tốt phân và nước tiểu của bệnh nhân viêm màng não mủ.
C. Điều tri tích cực các ổnhiễm khuẩn cạnh màng não.
D. Dùng Rifampicin để làm sạch não mô cầu vùng mủi họng ở người có tiếp
xúc với bệnh nhân nhiễm não mô cầu.
E. Nhân viên phòng dưỡng nhi rửa tay sạch khi chăm sóc trẻ sơ sinh.
18. Trình bày tóm tắt triệu chứng lâm sàng của viêm màng não mủ ?
19. Trình bày ngắn gọn những biến đổi của dịch não tủy trong viêm màng não
mủ?
20. Trình bày tóm tắt phác đồ kháng sinh kinh nghiệm trongđiều trị viêm
màng não mủ?
21.Nêu ngắn gọn hóa dự phòng trong viêm màng não mủ?
5.TRẮC NGHIỆM BÀI TẢ
(COI THÊM TRẮC NGHIỆM YDS 2008)
Ở nước ta bệnh Tả thường xảy ra cao điểm vào các khoảng thời gian:
A. Xuân -Hè
B. He
C. Hè-Thu
D. Tháng 5 - 8
E. Tháng 3 - 8
D
73. Cách lây truyền chủ yếu trong bệnh Tả là
A. Từ người bệnh sang người lành do tiếp xúc trực tiếp
B. Gián tiếp qua nguồn nước
C. Thức ăn không nấu chín
D. Ruồi, nhặng
E. Gián, kiến
B
74. Bệnh Tả lan tràn chủ yếu do
A. Nguồn nước bị ô nhiễm
B. Thức ăn bị ruồi nhặng
C. Thức ăn bị gián
D. Hố xí không hợp vệ sinh
E. Không vệ sinh trước khi ăn và sau khi đi tiêu
A
75. Nguồn bệnh chủ yếu của bệnh dịch Tả là
A. Phân và chất nôn
B. Thức ăn bị nhiễm vi khuẩn
C. Nguồn nước bị nhiễm vi khuẩn
D. Người bệnh và người lành mang vi khuẩn
E. Không vệ sinh trong ăn uống
D
76. Vi khuẩn Tả có thể dễ dàng vượt qua hàng rào dịch vị khi
A. pH dịch vị thấp
B. Ăn một lượng lớn thức ăn để trung hòa bớt acid dịch vị
C. Bụng đói
D. Thức ăn nóng
E. Uống nhiều nước
B
77. Độc tố vi khuẩn Tả có tác dụng
A. Bong tế bào niêm mạc ruột non
B. Tăng tiết nước vào trong lòng ruột non
C. tăng thải điện giải và nước dữ dội.
D. Tăng tái hấp thu nước ở ruột già
E. Xâm nhập vào tế bào niêm mạc ruột
C
78. Nơi thích hợp nhất cho vi khuẩn Tả sinh sản và phát triển:
A. Ruột non
B. Tá tràng
C. Ruột non và tá tràng
D. Ruột non và ruột già
E. Ruột già và tá tràng
C
79. Tả là một bệnh cảnh:
A. Nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân
B. Nhiễm trùng, nhiễm độc cấp đường tiêu hoá
C. Nhiễm trùng đường tiêu hoá cấp
D. Nhiễm độc cấp dường tiêu hoá
E. Viêm dạ dày ruột cấp
B
80. Phân Tả có lổn nhổn những hạt trắng như hạt gạo do
A. Độc tố vi khuẩn
B. Xác bạch cầu đa nhân trung tính bị thoái hoá
C. Niêm mạc ruột bị bong ra
D. Chất nhầy được tiết ra từ các tế bào chế tiết ở thành ruột
E. Một phần thức ăn chưa tiêu hoá hết
D
81. Lâm sàng bệnh Tả không tìm thấy hình ảnh nào:
A. Nôn mửa - đi cầu xối xả - rối loạn nước điện giải
B. Nôn mửa - đi cầu xối xả - sốt - choáng kiệt nước
C. Nôn mửa - đi cầu xối xả - tiểu ít - chuột rút
D. Nôn mửa - đi cầu xối xả phân toàn nước trắng đục mùi tanh - kiệt nước
nhanh
E. Nôn mửa - đi cầu xối xả phân toàn nước lẫn các hạt trắng đục - tiểu ít -
choáng kiệt nước
B
82. Choáng trong Tả chủ yếu là:
A. Choáng nội độc tố
B. Rối loạn điện giải
C. Suy tuần hoàn cấp do nôn và tiêu chảy mất nước
D. Nhiễm trùng gram (-)
E. Suy thận cấp- nhiễm toan chuyển hóa
C
83. Lâm sàng bệnh dịch Tả, mất nước độ II khi trọng lượng cơ thể giảm
A. < 5%
B. > 5%
C. 6-9%
D. 10%
E. >10%
C
84. Trong bệnh Tả mất nước biểu hiện trên lâm sàng bằng
A. Da khô, casper (+)
B. Mắt trũng
C. Khát nước
D. Mạch nhanh
E. Tất cả đều đúng
E
85. Triệu chứng nôn xuất hiện sớm trong bệnh Tả do
A. Ăn quá nhiều thức ăn
B. Vi khuẩn phát triển ở dạ dày do pH dịch vị trở nên kiềm tính
C. Tăng nhu động ruột
D. Toan huyết
E. Độc tố Tả tác động lên bộ phận cảm thụ ở dạ dày, ruột
E
86. Điều nào sau đây không phải là tính chất của phân Tả
A. Toàn nước
B. Kiềm
C. Mùi tanh
D. Không nhầy máu
E. Nhuộm Gram phát hiện có vi khuẩn Tả
E
87. Ở người mắc bệnh Tả, vi khuẩn gây bệnh hiện diện ở:
A. Máu
B. Tại dạ dày
C. Phân và chất nôn
D. Nước tiểu
E. Túi mật
C
88. Xét nghiệm cần tiến hành ngay trước bệnh nhân nghi ngờ Tả:
A. Công thức máu
B. Độ quánh của máu
C. Tốc độ lắng máu
D. Soi tươi phân
E. Cấy phân
D
89. Soi tươi phân Tả dưới kính hiển vi cho thấy
A. Vi khuẩn di động dạng ruồi bay
B. Hồng cầu đứng từng đám
C. Xác bạch cầu bị thoái hóa
D. Tế tào niêm mạc ruột
E Không thấy gì
E
90. Cấy phân Tả cho kết quả sau
A. 1 giờ
B. 12 giờ
C. 24 giờ
D. 2 ngày
E. 3 ngày
C
91. Trước một bệnh nhân Tả mất nước độ II, lượng dịch cần bù ngay là
A. < 50ml/kg
B. 50 - 60ml/kg
C. 60 - 80 ml/kg
D. 80 - 100ml/kg
E. 100 - 110ml/kg
C
92. Kháng sinh và liều lượng ưu tiên được chọn điều trị Tả là:
A. Ofloxacine 400mg/ngày x 3 ngày
B. Ofloxacine 400mg/ngày uống x 5ngày
C. Ampiciline 1000mg/ngày x 3 ngày
D. Tetracycilline 2g/ngày x 5 ngày
E. Tetracycilline 2g/ngày x 3 ngày
E
93. Hiện nay bệnh Tả được dự phòng chủ yếu bằng:
A. Ăn chín uống sôi
B. Phát hiện sớm những bệnh nhân Tả để điều trị kịp thời
C. Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi tiêu
D. Hóa dự phòng tập thể khi có dịch xảy ra
E. Vệ sinh phân, nước, rác
A
94. Trong các biện pháp sau đây, điều nào là thiết yếu trong việc phòng chống
bệnh Tả
A. Giám sát Tả khi có dịch xảy ra
B. Cách li bệnh nhân để điều trị
C. Giáo dục sức khỏe cho cộng đồng
D. Sử dụng nguồn nước sạch
E. An toàn thực phẩm
C
6.BỆNH BẠCH HẦU
95. Bệnh nhân bạch hầu thanh quản diễn tiến qua 3 giai đoạn theo trình tự như
sau :
A. Khàn tiếng- khó thở- ngạt thở
B. Khó thở- ngạt thở-khàn tiếng
C. Ngạt thở-khàn tiếng-khó thở
D. Khàn tiếng-tắt tiếng-ngạt thở
A
96. Giai đoạn khó thở trong bạch hầu thanh quản được chia làm 3 mức độ, mức
độ 2 là:
A . Khó thở từng cơn, tăng khi kích thích
B. Khó thở liên tục, vật vã
C. Thở yếu dần
D. Khó thở nhanh nông
B
97. Trong các thể lâm sàng của bệnh Bạch Hầu có: ( chọn câu sai)
A. Bạch hầu thanh quản
B. Bạch hầu ác tính
C. Bạch hầu họng-amidan
D. Bạch hầu mũi, da, niêm mạc tiêu hóa. ở cơ quan khác
D
98. Giai đoạn khó thở trong bạch hầu thanh quản được chia làm 3 mức độ, mức
độ 1 là:
A. Khó thở từng cơn, tăng khi kích thích
B. Khó thở liên tục, bứt rứt lăn lộn, thở rít, lõm ngực
C. Thở yếu dần
D. Khó thở nhanh nông
A
99. Bạch hầu thanh quản có Khó thở nhanh nông, tím tái, lơ mơ, hôn mê. Phân
độ khó thở này là:
A. độ 1
B. độ 2
C. độ 3
D. độ 4
C
100. Tính chất của giả mạc trong bạch hầu họng - amiđan ( chọn câu sai):
A. Màu trắng xám hay trắng ngà
B. Dính chặt vào niêm mạc, khi bóc tách gây chảy máu
C. Màng giả bạch hầu rất dai và dễ tan trong nước = ko tan
D. Khi phát hiện màng giả cần điều trị ngay tránh biến chứng.
C
101. Dấu hiệu cổ bạnh" trong thể lâm sàng nào của bệnh bạch hầu?
A. Bạch hầu họng-amidan
B. Bạch hầu thanh quản
C. Bạch hầu ác tính
D. Bạch hầu mũi.
C
102. Chọn đáp án sai khi nói về bệnh bạch hầu ?
A. Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp.
B. Khi bị bệnh sẽ có miễn dịch bền vững suốt đời.= ko bền, có thể mắc lại
C. Lứa tuổi thường mắc bệnh là <15 tuổi
D. Trẻ <6 tháng ít mắc bệnh do kháng thể thụ động từ mẹ.
B
103. Ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu làm tổn hại tới nhiều cơ quan, và nhất
là:
A.Viêm cơ tim
B.Viêm đa dây thần kinh
C.Viêm gan.
D. a,b đúng.
D
104. Bạch hầu thanh quản có khó thở từng cơn, gia tăng khi kích thích, phân độ
khó thở này
A. độ 1
B. độ 2
C. độ 3
D. độ 4
A
105. Thể lâm sàng hay gặp và nhẹ nhất của bệnh bạch hầu là ?
A. Bạch hầu họng-Amidan
B. Bạch hầu ác tính
C. Bạch hầu thanh quản
A
106. Biến chứng của bệnh bạch hầu ?
A. Viêm cơ tim
B. Xuất huyết giảm tiểu cầu
C.Viêm đa dây thần kinh.
D. a,b,c đúng.
D
107. Trên lâm sàng để chẩn đoán xác định bệnh bạch hầu cần dựa vào
A. sốt
B. viêm họng
C. màng giả
D. a,b,c đúng
C
108. Huyết thanh kháng độc tố bạch hầu được viết tắt ?
A. SAT
B. SAD
C. VAT
D. ASD
B
109. Kháng sinh Erythromycine được sử dụng để diệt vi trùng trong bệnh
bạch hầu với liều ?
A. 500mg x 4 lần/ngày x 10-14 ngày
B. 250mg x 4 lần/ngày x 10-14 ngày
C. 500mg x 4 lần/ngày x 07 ngày
D. 250mg x 4 lần/ngày x 07 ngày
C
110. Tác nhân gây bệnh bạch hầu là:
A. Corynebacterium diphtheriae, trực khuẩn Gr(-).
B. Corynebacterium diphtheriae, trực khuẩn Gr(+).
C. Liên cầu khuẩn có giả mạc.
D. Liên cầu khuẩn tan huyết β nhóm A.
E. Vi khuẩn Streptococcus Pneumoniae.
B
111. Thuộc tính nào sau đây không phù hợp với vi khuẩn bạch hầu:
A. Hiếu khí.
B. Không di động, không tạo bào tử.
C. Có hình dùi trống hoặc quả tạ.
D. Có ngoại độc tố rất mạnh, là yếu tố gây bệnh chủ yếu.
E. Kết dính rất chặt với kháng thể vật chủ.
E
112. Dựa vào các đặc điểm nào người ta chia vi khuẩn bạch hầu làm 3 biotypes:
A. Vi khuẩn bạch hầu di động rất tốt.
B. Vi khuẩn tạo ra độc tố gây viêm cơ tim.
C. Có kháng nguyên chung là Polyosit.
D. Vi khuẩn nhạy cảm với acid và không chịu được nhiệt.
E. Vi khuẩn cộng sinh với các vi khuẩn khác mới phát triển.
C
113. Triệu chứng lâm sàng thường gặp của bạch hầu họng-amygdales như sau,
ngoại trừ:
A. Sốt rất cao trên 41 0C.
B. Có màng giả.
C. Sốt vừa phải 38 - 38 05C.
D. Màng giả xuất hiện trong vòng 1-2 ngày.
E. Màng giả màu trắng ngà.
A
114. Gián biệt bệnh bạch hầu họng với một số bệnh lý sau đây, ngoại trừ:
A. Viêm Amygdales có mủ.
B. Viêm họng do liên cầu tan huyết β nhóm A.
C. Bệnh nhiễm trùng tăng bạch cầu đơn nhân.
D. Nhiễm nấm Candida albican vùng vòm họng.
E. Dị vật đường thở.
E
115. Thuốc nào sau đây điều trị đặc hiệu cho bệnh bạch hầu:
A. Vancomycine + SAD.
B. Streptomycine + Chlorocide.
C. Penicilline + SAD.
D. Claforan + Corticoide.
E. Amikacine + Rulide.
C
116. Một số đặc điểm về dịch tể học của bệnh bạch hầu như sau, ngoại trừ:
A. Các loài khỉ, vượn, hầu nhân là ổ chứa vi khuẩn trong thiên nhiên.
B. Người là ổ chứa vi khuẩn bạch hầu.
C. Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp khi tiếp xúc với người bệnh.
D. Bệnh lây truyền bởi chất tiết đường hô hấp khi tiếp xúc người lành mang
trùng.
E. Có thể lây gián tiếp thông qua đồ dùng, đồ chơi, quần áo, thức ăn
A
117. Yếu tố nào liên quan đến sự hình thành dấu cổ bạnh trong bạch hầu họng
thanh quản:
A. Vi khuẩn bạch hầu gây áp xe cơ ức đòn chủm.
B. Độc tố gây phản ứng hệ hạch bạch huyết và phù nề mô mềm vùng cổ.
C. Độc tố tạo nên áp xe vùng cơ cắn và cơ nhai.
D. Bội nhiễm tụ cầu, liên cầu gây nên viêm amygdales có mủ.
E. Tổn thương nhu mô phổi đưa đến tràn khí dưới da ở vùng cổ.
B
118. Những biểu hiện lâm sàng của bạch hầu thanh quản như sau, ngoại trừ:
A. Khàn giọng.
B. Tiếng ho ông ổng hoặc rồ.
C. Nghe tiếng rít thanh quản.
D. Co kéo trên xương ức và khoảng gian sườn.
E. Khó thở nhanh nông
E
7 BÀI VIÊM GAN CẤP
135. Đặc điểm khởi phát của viêm gan vi rút A , E là
A. Từ từ
B. Kéo dài
C. Cấp tính
D. Không rõ ràng
E. Chủ yếu không triệu chứng
C
136. Đa số trường hợp viêm gan do vi rút B, C,D thường khởi phát:
A. Từ từ
B. Cấp tính
C. Đột ngột
D. Không xác định được
E. Đi với sốt cao
A
137. Về lứa tuổi , viêm gan siêu vi A cấp thường gặp ở:
A. Bất cứ tuổi nào
B. Trẻ em và người trẻ
C. Người trẻ
D. Trẻ em
E. Tuổi già
B
138. Vi rút gây viêm gan A và E lây truyền qua đường:
A. Tiêu hoá
B. Máu
C. Chu sinh
D. Tình dục
E. Hô hấp
A
139. Khi viêm gan vi rút B phối hợp vi rút D, thường diễn biến lâm sàng là
A. Nhẹ
B. Nặng, có thể gây viêm gan tối cấp
C. Thể thông thường
D. Nặng ở người cao tuổi
E. Mãn tính
B
140. Đặc điểm đường truyền bệnh của vi rút viêm gan A, E là do:
A. quan hệ tình dục
B. ruồi, nhặng
C. người nấu dùng tay bị nhiễm và không nấu kỹ thức ăn.
D. dùng chung bơm, kim tiêm
E. nguồn nước cung cấp bị nhiễm chất tiết của người bệnh
E
141. Đặc điểm dịch tễ học viêm gan vi rút B,C,D là:
A. Lây do nguồn nước sinh hoạt nhiễm chất thải của người bệnh
B. Số người bị nhiễm bệnh thấp
C. Bệnh chỉ có mặt ở Đông Nam Á
D. Lây nhiễm qua đường máu, dịch tiết, lây nhiễm từ mẹ sang con
E. Đỉnh cao là mùa hè và mùa đông
E
142. HBV được lây truyền chủ yếu qua:
A. Truyền bệnh chu sinh hoặc do tiêm chích.
B. Qua sửa
C. Chủ yếu do nhiễm trùng ở bào thai trong tử cung
D. Những thành viên khác của gia đình của bệnh nhân
E. Mẹ có anti - HBs (+)
A
143. Đặc điểm lâm sàng thời kỳ khởi phát của viêm gan vi rút cấp là:
A. Thường âm thầm khó phát hiện
B. Thường diễn biến từ từ
C. Trong thể điển hình, nổi bật nhất là uể oải, mệt mỏi , chán ăn , nôn ói , đau bụng nhẹ
và lâm râm ở hạ sườn phải
D. Sốt ,thường sốt cao
E. Đau cơ ,đau khớp là dấu hiệu thường gặp
C
144. Dấu hiệu lâm sàng xuất hiện đầu tiên và kéo dài lâu nhất trong viêm gan vi rút cấp
là:
A. Mệt mỏi , uể oải
B. Chán ăn
C. Đầy bụng , khó tiêu mỗi lần ăn
D. Đau bụng
E. Phát ban
A
145. Triệu chứng thực thể trong giai đoạn toàn phát của viêm gan vi rút cấp thường được
phát hiện:
A. Tình trạng nhiễm trùng , nhiễm độc
B. Toàn trạng thường tốt, gan hơi to và đau nhẹ, lách có thể hơi to
C. Dấu hiệu tăng áp tĩnh mạch cửa.
D. Dấu giãn mạch hình sao
E. Mệt mỏi
B
146. Trong giai đoạn toàn phát của viêm gan vi rút cấp một số biến chứng nguy hiểm gây
tử vong có thể xảy ra là:
A. Viêm gan bán cấp
B. Xơ gan
C. Ung thư gan
D. Viêm gan tối cấp
E. Viêm gan tắc mật
D
147. Trong viêm gan vi rút cấp, thường SGOT - SGPT đều tăng:
A. gấp 2 lần giá trị trên của trị số bình thường
B. từ 2 -5 lần giá trị trên của trị số bình thường
C. từ 5 lần trở lên so với trị bình thường , tỷ lệ SGPT / SGOT > 1
D. trên 5 lần giá trị trên của trị số bình thường, tỷ lệ SGPT / SGOT < 1
E. từ 2 -5 lần giá trị trên của trị số bình thường, tỷ lệ SGPT / SGOT > 1
C
148. Yếu tố tiên lượng quan trọng nhất về sinh học trong viêm gan vi rút cấp là
A. Bilirubin / máu tăng cao, cả trực tiếp và gián tiếp , chủ yếu là trực tiếp
B. Tỷ prothrombin
C. Siêu âm không có tắc mật.
D. Phosphatase / máu tăng
E. Alpha fetoprotein
B
149. Chẩn đoán nguyên nhân viêm gan vi rút cấp thường dựa vào:
A. Các yếu tố dịch tễ
B. Các yếu tố lâm sàng
C. Các yếu tố xét nghiệm sinh học SGOT, SGPT tăng cao
D. Sinh thiết dại thể gan
E. Các chỉ điểm huyết thanh vi rút như IgM -anti HAV, HBsAg và IgM anti HBc, anti
HCV, IgM anti HEV
A
150. Ở giai đoạn toàn phát của viêm gan vi rút cấp thường là hết sốt, vì vậy có
thể giống bệnh nào sau:
A. Nhiễm trùng đường mật
B. Bệnh do leptospira
C. Bệnh sốt rét
D. Nhiễm khuẩn huyết có biến chứng gan
E. Viêm gan do nhiễm độc
151. Các biện pháp chung để phòng bệnh viêm gan vi rút A, E cấp là:
A. Sát trùng ngoài da khi tiêm chích
B. Tiêm phòng trẻ sơ sinh
C. Hạn chế tiếp xúc với máu và dịch tiết
D. An toàn thực phẩm
E. Dùng kim-bơm tiêm một lần
D
152. Các biện pháp chung để phòng bệnh viêm gan vi rút B cấp là:
A. An toàn thực phẩm
B. Rửa tay trước khi ăn
C. Rửa tay sai khi đại tiện
D. An toàn truyền máu
E. Vệ sinh môi trường cung cấp nước sạch, quản lý phân đúng qui cách
D
153. Đặc điểm khởi phát của viêm gan vi rút A, E thường là:
A. Từ từ
B. Cấp tính nhưng kéo dài
C. Cấp tính
D. Không rõ ràng
E. Đột ngột hôn mê
B
154. Đặc điểm khởi phát của viêm gan vi rút B, C, D thường là:
A. Từ từ
B. Cấp tính hoặc từ từ
C. Rất cấp tính
D. Mơ hồ
E. Đau vùng gan
B
155. Trong giai đoạn toàn phát của viêm gan vi rút cấp một số biến chứng nguy
hiểm gây tử vong có thể xảy ra là:
A. Viêm gan bán cấp
B. Xơ gan
C. Ung thư gan
D. Viêm gan tối cấp
E. Viêm gan tắc mật
D
156. Biện pháp điều trị cấp cứu viêm gan vi rút tối cấp là, ngoại trừ:
A. Khẩu phần đạm 20 -30 g/kg/ngày
B. Uống Lactulose 30 - 60 g chia 4 lần/ngày cho đến khi có dấu hiệu tiêu chảy
C. Uống Neomycin 1 -1,5 g /ngày
D. Dung dịch Morihepamin tĩnh mạch
E. Thuốc kháng vi rút
A
157. Người ta có thể dùng gama-globulin khẩn cấp khi phơi nhiễm vi rút viêm
gan nào sau đây:
A. vi rút B
B. vi rút C
C. vi rút E
D. vi rút A
E. vi rút Epstein Barr
A/D
158. Tiêu chuẩn chỉ định Điều trị Viêm Gan C mạn:
A. Chỉ cần Anti HCV dương tính
B. HCV ARN trên ngưỡng
C. HCV ARN bình thường nhưng có kèm xơ gan
D. B và C đúng
E. Tất cả đều đúng
...
...
159. Tiêu chuẩn chỉ định điều trị Viêm Gan B mạn khi:
A. Chỉ số SGOT, SGPT bình thường
B. Chỉ cần HBV DNA > 104
C. Chỉ cần SGOT, SGPT gấp đôi bình thường
D. Chỉ cần HBSAg (+) và có kèm xơ gan
E. Tất cả đều đúng
*D
160. Trong Viêm Gan B, bệnh nhân được tạm ngưng điều trị thuốc kháng virus
khi:
A. Chỉ số men gan và HBV DNA trở về bình thường
B. HBEAg từ dương trính chuyển sang âm tính
C. Xuất hiện Anti HBEAg
D. Tất cả đều đúng
E. chỉ khi có đủ câu B và câu C
...

8 HIV AIDS

1.Theo nhận định của Tổ chức Y Tế Thế Giới, đến đầu thế kỷ XXI, tình hình
nhiễm HIV/AIDS sẽ trở nên quan trọng và gâu ảnh hưởng nặng nề nhất ở:
A. Phi Châu
B. Mỹ Châu
C. Đông Nam Á
D. Úc châu
E. Châu Mỹ La Tinh
2. Nhiễm trùng cơ hội phổi thường gặp nhất trên bệnh nhân nhiễm HIV ở các nước
Á-Phi là do:
A. Pneumocystis caini
B. Mycobacterium spp
C. Toxoplasma gondii
D. Cryptococcus neoformans
E.Tất cả các nguyên nhân trên
3. Đặc điểm dịch tễ học quan trọng của nhiễm HIV/AIDS ở các nước Á-Phi là:
A. Cung cấp máu không an toàn
B. Lây lan chủ yếu qua các tiếp xúc tình dục dị phái
C. Đường lây cho sinh nổi bật
D. Lây lan chủ yếu qua các thủ thuật xuyên qua da như: châm cứu, cắt lể, xỏ lỗ
tai…
E. Lây lan chủ yếu qua các tiếp xúc tình dục đồng phái
4. Hiện nay, theo khuyến cáo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới tại các nước đang phát
triển, với mục đích tầm soát dịch tễ học, một trường hợp nhiễm HIV được xác định
như sau:
A. 2 lần ELISA + 1 lần Western Blot
B. 2 lần Western Blot + 1 lần ELISA
C. 2 hoặc 3 lần ELISA
D. Cấy tìm HIV trong máu
E. Tìm p24 trong huyết thanh
5. Một người đàn ông 28 tuổi có tiếp xúc tình dục với phụ nữ mại dâm nghi
nhiễm HIV cách đây độ 4 tuần, nhiễm HIV chắc chắn khi:
A. ELISA ( )
B. Western Blot ( )
C. Cấy máu tìm thấy HIV (+)
D. CD4 < 200 / mm3
E. Tất cả các yếu tố trên
6. Một người nhiễm HIV có dấu hiệu định vị thần kinh, CT scan não thấy có nhiều
khối u chiếm chỗ, nguyên nhân thường gặp là:
A. Cryptococcus neoformany
B. Pneumocystis cainii
C. Toxoplasma gondii
D. Herpes simplex virus
E. Mycobacterium sp
7. Xét nghiệm nào sau đây quan trọng trong vấn đề theo dõi cụ thể một trường hợp
nhiễm HIV:
A. ELISA
B. Westem Blot
C. CD4
D. PCR
E. Tất cả các xét nghiệm trên
8. Hiện nay đa số tác giả đều công nhận giá trị của AZT trong:
A. Điều trị cho người nhiễm HIV giai đoạn muộn
B. Điều trị cho phụ nữ mang thai bị nhiễm HIV để giảm tỉ lệ lây lan cho con .
C. Điều trị sớm ngay khi chưa có dấu hiệu lâm sàng .
D. Rất an toàn và hiệu quả cho trẻ em
E. Tất cả đều không chính xác
9. Để tăng hiệu quả và giảm tác dụng độc hại của thuốc trên bệnh nhân nhiễm
HIV/ AIDS người ta đưa ra hướng điều trị phối hợp có nghĩa là:
A. Phối hợp một thuốc chống HIV với một loại kháng sinh để điều trị bội nhiễm
B. Phối hợp nhiều loại thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng cơ hội.
C. Phối hợp thuốc tăng cường miễn dịch và thuốc chống HIV
D. Phối hợp cùng lúc nhiều loại thuốc chống HIV có cùng tác dụng hoặc không
trên chu trình tăng sinh của HIV.
E. Tất cả các kiểu phối hợp trên.
10. Trong vấn đề phòng ngừa nhiễm HIV/AIDS qua con đường truyền máu, người
ta có các biện pháp như sau:
A. Làm xét nghiệm Western Blot cho tất cả người cho và người nhận máu
B. Làm xét nghiệm ELISA cho người cho máu
C. Làm xét nghiệm ELISA + Western Blot cho người cho máu
D. Người cho máu có ELISA(+) sẽ được làm lại Western Blot, nếu Western Blot
(-), máu của người này sẽ an tonaf cho người nhận.
E. Tất cả các câu trên đều sai

9.BỆNH THỦY ĐẬU

1. Khả năng lây lan của bệnh thủy đậu cho người tiếp xúc chưa có miễn dịch là:
A. 10 %.
B. 20 %.
C. 40 %.
D. 60 %.
E. 80 %.
2. Đặc điểm quan trọng của bóng nước trong bệnh thủy đậu là:
A. Cùng một lứa tuổi, bắt đầu ở thân mình, mặt rồi lan ra tứ chi.
B. Nhiều lứa tuổi khác nhau, bắt đầu ở tất cả các nơi trên cơ thể.
C. Cùng một lứa tuổi, bắt đầu ở khắp nơi.
D. Nhiều lứa tuổi khác nhau, bắt đầu ở thân mình, mặt rồi lan ra tứ chì.
E. Tất cả đều sai.
3. Biến chứng hay gặp nhất của bệnh thủy đậu là:
A. Viêm não.
B. Viêm phổi.
C. Hội chứng Reye.
D. Bội nhiễm da.
E. Dị tật bẩm sinh.
4. Liều lượng Acyclovir điều trị thủy đậu cho trẻ em từ 2 - 12 tuổi là:
A. 5mg/kg/ngày
B. 10mg/kg/ngày.
C. 20mg/kg/ngày.
D. 30mg/kg/ngày.
E. 40mg/kg/ngày.
10 SỞI
Câu hỏi lượng giá: Sởi
195. Yếu tố nguy cơ của bệnh sởi là :
a. Trẻ < 1 tuổi và trẻ lớn.
b. Trẻ bị suy dinh dưỡng.
c. Trẻ không được tiêm chủng .
d. Chỉ có b và c đúng
e. Tất cả câu trên
196. Vi rút sởi dễ bị:
a. tiêu diệt bởi nhiệt. Ở 560C nó bị phá huỷ trong 30 phút
b. bất hoạt bởi ánh sáng, siêu âm và một số tác nhân lý hoá khác
c. nhạy cảm với ether và làm cho vi rút vỡ ra thành từng mảnh nhỏ.
d. Chỉ có a và b đúng
e. Tất cả đều đúng
197. Vi rút sởi gây giảm bạch cầu vì:
a. Virus Sở phát tán chủ yếu trong các bạch cầu
b. Chính sự nhân lên của vi rút trong bạch cầu giải thích được sự giảm
bạch cầu
c. tăng tần suất vỡ nhiễm sắc thể của tế bào sởi
d. câu b và c đúng
e. Tất cả đều đúng
198. Hạt Koplik trong Sởi là do:
a. Bắt nguồn từ tuyến dưới niêm mạc như là một tổn thương viêm
b. Bao gồm dịch rỉ huyết thanh
c. Sự tăng sinh tế bào nội mô
d. Câu a và bc đúng
e. Tất cả đều đúng
199. Tính chất ko điển hình Ban Sởi là:
a. Các hạt Koplik và Ban dạng dát sẩn xuất hiện từ đầu đến chân .
b. Từ lúc ban xuất hiện cho đến khi ban bay kéo dài từ 5 - 6 ngày
c. Khi ban sởi bay, trên da bong vảy và để lai những nốt thâm đen không
đồng đều, có hình ảnh giống da báo
d. Ban Sởi bay từ chân đến đầu
e. Cấu a, b, c, d đúng.
200. Điều trị Sởi, câu nào sau đây là không đúng:
A. Vệ sinh thân thể, răng miệng.
B. Dùng Vitamin A
C Kháng sinh dự phòng
D. Dinh dưỡng đầy đủ
E. Điều trị triệu chứng

11 SÁN LÁ GAN
175. Về mặt cấu tạo, tất cả các loài sán lán đều có cấu tạo lưỡng tính, ngoại trừ:
A. Sán máng (Schistosoma)
B. Sán là gan bé (Clonorchis sinensis)
C. Sán lá gan lớn (Fasciola hepatica)
D. Sán lá ruột (Fasciolopsis buski)
E. Sán lá phổi (Paragonimus westermani)
A
176. Trong chu kỳ của sán lá gan nhỏ, vật chủ chính là:
A. Ốc
B. Cá rô
C. Cá chép
D. Cá giếc
E. Người
E
177. Trong chu kỳ của sán lá gan nhỏ, vật chủ phụ thứ I là:
A. Các loài ốc thuộc giống Bythinia, Bulimus
B. Cá rô
C. Cá trê
D. Cá trắm cỏ
E. Cá giếc
A
178. Trong chu kỳ của sán lá gan nhỏ, vật chủ phụ thứ II là:
A. Tôm
B. Cua
C. Ốc
D. Cá nước ngọt
E. Thực vật thuỷ sinh
D
179. Trong cơ thể người, sán lá gan nhỏ ký sinh ở vị trí nào sau đây:
A. Gan hoặc ống mật
B. Túi mật
C. Ống mật chủ
D. Thuỳ gan trái
E. Thuỳ gan phải
A
180. Các đặc điểm sau về chu kỳ của sán lá gan nhỏ đều đúng, ngoại trừ:
A. Sán lá gan nhỏ ký sinh trong gan và đẻ trứng, trứng theo ống dẫn mật vào
ruột và theo phân ra ngoài
B. Trứng rơi vào môi trường nước và phát triển thành ấu trùng lông
C. Người hoặc động vật (chó, mèo) uống nước lã có ấu trùng lông sẽ bị bệnh
D. Ấu trùng lông đến ký sinh ở ốc Bythinia, sau 3 tuần, phát triển thành vĩ ấu
trùng
E. Vĩ ấu trùng rời ốc đến ký sinh ở các thớ cơ của các loài cá nước ngọt tạo
thành nang trứng.
C
181. Người bị bệnh sán lá gan nhỏ do ăn:
A. Thịt bò tái
B. Nem thịt lợn
C. Gỏi cá giếc
D. Cua đá nướng
E. Rau sống
C
182. Sán lá gan nhỏ ký sinh ở người gây các thương tổn:
A. Dày thành ống mật, tắc ống mật
B. Viêm gan, xơ hoá lan toã ở khoãng cửa, gan thoái hoá mỡ
C. Loạn sản tế bào, ung thư gan.
D. Dày thành ống mật, tắc ống mật ; viêm gan, xơ hoá lan toã ở khoãng cửa,
gan thoái hoá mỡ.
E. Dày thành ống mật, tắc ống mật; Loạn sản tế bào, ung thư gan
D
183. Trong bệnh lý do nhiễm với số lượng nhiều sán lá gan nhỏ có triệu chứng
sau:
A. Rối loạn tiêu hoá, chán ăn, ăn không tiêu, đau âm ĩ vùng gan
B. Ngứa, dị ứng, phát ban, nổi mẫn
C. Bạch cầu toan tính 70-80%
D. Rối loạn tiêu hoá, chán ăn, ăn không tiêu, đau âm ĩ vùng gan ; ngứa, dị ứng,
phát ban, nổi mẫn
E. Rối loạn tiêu hoá, chán ăn, ăn không tiêu, đau âm ĩ vùng gan ; ngứa, dị ứng,
phát ban, nổi mẫn; bạch cầu toan tính 70-80%
D
184. Chẩn đoán bệnh sán lá gan nhỏ, dựa vào:
A. Các triệu chứng lâm sàng
B. Thói quen ăn cá gỏi
C. Tìm trứng (trong phân hoặc dịch hút tá tràng)
D. Hình ảnh siêu âm gan
E. Bạch cầu toan tính tăng cao.
...
...
185. Thuốc đặc hiệu điều trị sán lá gan nhỏ:
A. Chloroquin
B. Metronidazol
C. Albendazlo
D. Levamizol
E. Praziquantel
...
186. Phòng bệnh sán lá gan nhỏ:
A. Không ăn cá gỏi
B. Không ăn tôm sống
C. Không ăn cua nướng
D. Không ăn ốc
E. Uống nước đun sôi
*A
187. Ngoài người, vật chủ chính của sán lá gan lớn có thể là:
A. Gà, vịt
B. Lợn
C. Trâu, bò
D. Chuột
E. Chó, mèo
...
...
188. Vật chủ phụ thứ I của sán lá gan lớn:
A. Cá giếc
B. Tôm
C. Cua
D. Người
E. Ốc
...
189. Sán lá gan lớn trưởng thành sống ở vị trí nào sau đây trong cơ thể người:
A. Tế bào gan
B. Túi mật
C. Rảnh liên thuỳ gan
D. Ống dẫn mật
E. Bao gan
...
190. Người nhiễm sán lá gan lớn do ăn:
A. Các loại thực vật thuỷ sinh có chứa nang ấu trùng chưa nấu chín
B. Tôm cua nướng
C. Cá gỏi
D. Rau sống
E. Các loài thực vật thuỷ sinh có ấu trùng lông tơ bám vào chưa nấu chín.
...
191. Khi nhiễm với số lượng nhiều sán lá gan lớn, bệnh nhân có triệu chứng:
A. Vàng da, bón, thiếu máu, đau hạ sườn phải
B. Vàng da, đi cầu nhầy máu, thiếu máu, đau hạ sườn phải
C. Vàng da, tiêu chảy, thiếu máu, đau hạ sườn phải
D. Vàng da, sốt, đi cầu nhầy máu, đau hạ sườn phải
E. Vàng da, sốt, tiêu chảy, đau hạ sườn trái.
...
192. Chẩn đoán bệnh sán lá gan lớn giai đoạn trưởng thành dựa vào:
A. Tìm trứng trong phân hay dịch hút tá tràng
B. Siêu âm gan
C. Xét nghiệm máu bạch cầu toan tính tăng
D. Triệu chứng lâm sàng
E. Tiền sử ăn các loại thực vật thuỷ sinh chưa nấu chính.
...
193. Chẩn đoán bệnh sán lá gan lớn lạc chổ ở các cơ quan: mắt, tim, phổi, da
dựa vào:
A. Tìm trứng trong phân hay dịch hút tá tràng
B. Chọc dò sinh thiết các cơ quan; mắt, tim phổi, da
C. Hình ảnh siêu âm
D. Hình ảnh XQ
E. Chẩn đoán miễn dịch: tìm kháng thể trong máu
...
194. Thuốc đặc trị điều trị sán lá gan lớn là:
A. Metronidazol
B. Levamizole
C. Triclabendazol
D. Emetin
E. Bithiond

12 COVID

You might also like