You are on page 1of 5

A.

CÂU HỎI
1. Lấy 1 ví dụ về quan hệ pháp luật hành chính, nêu sự kiện pháp lý phát sinh
quan hệ và các yếu tố cấu thành?
2. Phân biệt năng lực chủ thể của cá nhân với năng lực chủ thể của cán bộ
công chức.
Năng lực chủ thể của cá Năng lực chủ thể của
nhân cán bộ công chức
Giống nhau
Năng lực chủ thể của cá Năng lực chủ thể của cán
nhân giống với năng lực bộ, công chức được pháp
chủ thể của cán bộ công luật quy định phù hợp với
chức: trong quan hệ pháp năng lực chủ thể của cơ
luật hành chính đều bao quan và vị trí công tác
gồm năng lực pháp luật của cán bộ công chức đó.
và năng lực hành vi Họ là cán bộ, công chức
khi họ thực hiện công
việc của mình. Còn ngoài
chức vụ, quyền hạn của
mình thì vẫn là một công
dân bình thường

Khác nhau
Cơ sở pháp lý Năng lực chủ thể của cá Năng lực chủ thể của cán
nhân được quy định trong bộ công chức thông qua
luật và văn bản dưới dưới các quyết định hành
luật. Chúng thường có cơ chính mà cụ thể là quyết
sở pháp lý suốt đời cho định bổ nhiệm. Nhà nước
cá nhân, trừ một số sẽ quy định quyền hạn,
trường hợp nhà nước phải nhiệm vụ cụ thể của mỗi
hạn chế. Ví dụ: Người người, mối quan hệ giữa
phạm tội có thể bị Tòa án họ với cơ quan, tổ chức
áp dụng hình phạt bổ đó.
sung: cấm đảm nhiệm Quyền và nghĩa vụ của
chức vụ, cấm hành nghề cán bộ, công chức được
hoặc làm công việc nhất quy định tại Luật Cán bộ,
định. công chức

Nội dung Năng lực chủ thể của cá Năng lực chủ thể của cán
nhân bao gồm năng lực bộ công chức bao gồm
pháp luật hành chính và năng lực pháp luật hành
năng lực hành vi hành chính và năng lực hành vi
chính và được xem xét cụ hành chính, tuy nhiên ta
thể trên hai phương diện không xem xét cụ thể trên
bởi khi tham gia vào hai phương diện này mà
quan hệ pháp luật hành được khái quát lại do:
chính các cá nhân không khả năng thực tế của cán
chỉ phụ thuộc vào các bộ, công chức đã được
quy định của pháp luật Nhà nước thừa nhận và
mà còn phụ thuộc nhiều Nhà nước đã giao cho
vào khả năng thực tế của cán bộ, công chức thực
mỗi cá nhân. hiện công việc trong bộ
máy nhà nước; khi đó,
năng lực chủ thể của cán
bộ, công chức phù hợp
với năng lực chủ thể của
cơ quan và vị trí công tác
của cán bộ, công chức đó

Thời điểm phát sinh Năng lực pháp luật hành Năng lực chủ thể của cán
chính của cá nhân phát bộ công chức phát sinh
sinh khi người đó ra đời khi cá nhân được nhà
và chấm dứt khi cá nhân nước giao đảm nhiệm
chết đi. một công vụ, chức vụ
Năng lực hành vi hành nhất định trong bộ máy
chính của cá nhân phụ nhà nước và chấm dứt khi
thuộc vào khả năng thực không còn đảm nhiệm
tế của từng cá nhân và công vụ, chức vụ đó nữa.
cách thức Nhà nước thừ Và trong năng lực chủ thể
nhận khả năng thực tế đó của cán bộ công chức,
Vd: công dân đủ 18 tuổi năng lực hành vi hành
trở lên được phép đăng chính xuất hiện và chấm
ký thi bằng lái xe dứt đồng thời với năng
lực pháp luật hành chính.

Yếu tố tác động Khi tham gia vào quan hệ Để trở thành cán bộ công
pháp luật hành chính, cá chức, đòi hỏi cá nhân
nhân phải đáp ứng những phải vượt qua những thử
yêu cầu cụ thể như độ thách mà nhà nước đặt ra
tuổi, trình độ đào tạo, sức như năng lực trình độ,
khỏe, khả năng tài chính tuổi tác, kinh nghiệm, lý
lịch, tình trạng sức khỏe;
xem xét chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của
cán bộ công chức trong
hệ thống cơ quan đó từ
đó nhà nước sẽ quy định
các quyền và nghĩa vụ
hành chính cho họ.

3. Phân biệt các hình thức thực hiện pháp luật hành chính
Thực hiện quy phạm pháp luật hành chính là việc các cơ quan, tổ chức, cá nhân
xử sự phù hợp với yêu cầu của quy phạm pháp luật hành chính khi tham gia vào
quản lý hành chính nhà nước.
Tùy thuộc vào nội dung của quy phạm pháp luật hành chính được thực hiện và
tư cách tham gia quản lý hành chính nhà nước của các cơ quan, cá nhân, tổ chức
mà việc thực hiện các quy phạm này có những hình thức cụ thể sau:
 Sử dụng quy phạm pháp luật hành chính là việc các cơ quan, tổ chức, cá
nhân thực hiện những hành vi được pháp luật hành chính cho phép. Các
chủ thể sử dụng quy phạm pháp luật hành chính nhà nước với tư cách là
đối tượng quản lí nhằm mục đích trước hết và chủ yếu là bảo đảm các
quyền và lợi ích của chính họ.
Ví dụ: Công dân thực hiện quyền khiếu nại đối với các quyết định hành
chính, hành vi hành chính,( thực hiện quyền khiếu nại quy định tại điều
30 HP 2013 và Luật khiếu nại), thực hiện quyền tự do đi lại, cư trú ( Điều
23, HP Nước CHXHCNVN 2013)
 Tuân thủ quy phạm pháp luật hành chính là việc các cơ quan, tổ chức, cá
nhân kiềm chế không thực hiện các hành vi mà pháp luật hành chính ngăn
cấm. Các chủ thể sử dụng quy phạm pháp luật hành chính nhà nước với
tư cách là đối tượng quản lí nhằm mục đích trước hết và chủ yếu là bảo
vệ lợi ích của nhà nước, quyền hoặc lợi ích hợp pháp của của các cơ
quan, tổ chức cá nhân khác
Ví dụ: Người dân không được đi ngược đường một chiều ( Quy định tại
khoản 4 điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong
lĩnh vực giao thông), công dân không được tẩy xóa chứng minh thư, sổ
hộ khẩu
 Sử dụng QPPL HC phụ thuộc vào ý chí chủ quan, thực hiện hay không
tùy vào chủ thể. Tuân thủ QPPL HC là yêu cầu chủ thể phải kiềm chế
không thực hiện các hành vi mà pháp luật cấm. Không tuân thủ tức là
hành vi trái pháp luật
 Chấp hành quy phạm pháp luật luật hành chính là việc các cơ quan, tổ
chức, cá nhân thực hiện những hành vi mà pháp luật buộc họ phải thực
hiện.
Ví dụ: Thực hiện việc đăng kí tạm trú, tạm vắng (quy định tại luật cư trú
năm 2006 sửa đổi bổ sung 2013), thực hiện nghĩa vụ lao động công ích,
thực hiện việc luân chuyển công tác dối với cán bộ, công nhân, viên chức
 Chấp hành QPPL HC là thực hiện những hành vi nhất định (xử sự tích
cực) còn tuân thủ QPPL HC là kiềm chế không thực hiện những hành vi
nhất định
 Áp dụng quy phạm pháp luật hành chính là việc các cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền căn cứ vào các quy phạm pháp luật hành chính để
giải quyết các công việc cụ thể phát sinh trong quá trình quản lí hành
chính nhà nước. Các chủ thể quản lí hành chính nhà nước đơn phương
ban hành các quyết định hành chính hay thực hiện các hành vi hành
chính để tổ chức việc thực hiện pháp luật một cách trực tiếp đối với các
đối tượng quản lí thuộc quyền. Việc áp dụng quy phạm hành chính phải
đáp ứng những yêu cầu nhất định để đảm báo hiệu lực quản lí của nhà
nước và các quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, cơ quan.
Ví dụ: Quyết định xử phạt của cảnh sát giông thông đối với hành vi vượt
đèn đỏ của người dân. Ở đây cảnh sát giao thông đã áp dụng quy định về
xử lí hành chính đối với trường hợp vi phạm luật giao thông đường bộ

B. CÁC NHẬN ĐỊNH SAU ĐÚNG HAY SAI? GIẢI THÍCH?


1. Cá nhân khi đạt đến độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật hành
chính thì có năng lực chủ thể để tham gia quan hệ pháp luật hành chính
Sai. Vì năng lực chủ thể của cá nhân được quyết định bởi năng lực pháp luật
hành chính và năng lực hành vi hành chính. Năng lực pháp luật hành chính là
khả năng cá nhân được hưởng các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ pháp lý
hành chính nhất định do nhà nước quy định, có từ khi sinh ra. Năng lực hành vi
hành chính là khả năng của cá nhân được Nhà nước thừa nhận mà với khả năng
đó họ có quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính đồng thời phải gánh chịu những
hậu quả pháp lý do hành vi của mình mang lại, cá nhân phải đạt được những
điều kiện nhất định thì mới có năng lực hành vi hành chính như tuổi, sức khỏe,
trình độ văn hoá...
Khi cá nhân đạt đến một độ tuổi nhất định nhưng lại mất đi khả năng nhận thức
và điều khiển hành vi thì họ sẽ không có năng lực hành vi hành chính và cá nhân
sẽ không có năng lực chủ thể
2. Trong quan hệ pháp luật hành chính luôn có ít nhất có 1 bên chủ thể đại
diện cho Nhà nước
Đúng. Vì chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính rất đa dạng. Điều
đặc biệt cơ bản của các chủ thể khi tham gia vào mối quan hệ pháp luật này là
phải có ít nhất một bên tham gia với vai trò là chủ thể có thẩm quyền trong hành
chính nhà nước.
3. Hoạt động chấp hành quy phạm pháp luật hành chính luôn làm phát sinh,
thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính cụ thể.
Sai. Vì cơ sở làm phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật hành
chính quy phạm pháp luật, sự kiện pháp lý và năng lực chủ thể của cơ quan, tổ
chức, cá nhân liên quan. Nếu như chỉ có hoạt động chấp hành quy phạm pháp
luật hành chính thì sẽ không phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ hành chính
cụ thể, mà cần có đầy đủ cả 3 cơ sở: quy phạm pháp luật, sự kiện pháp lý và
năng lực chủ thể của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan
4. Chỉ có cơ quan hành chính mới có quyền ban hành quy phạm pháp luật
hành chính
5. Cơ quan chuyên môn thuộc UBND không có quyền ban hành văn bản quy
phạm pháp luật hành chính
6. Thẩm phán có thể là chủ thể quản lý trong quan hệ pháp luật hành chính
7. Quan hệ pháp luật hành chính có thể phát sinh từ đề nghị của công dân
8. Quy phạm pháp luật hành chính chỉ quy định về quyền và nghĩa vụ của các
cá nhân
9. Công chức làm đơn khiếu nại do không đồng ý với quyết định kỷ luật là
hoạt động áp dụng pháp luật hành chính
10. Sự kiện pháp lý hành chính luôn thể hiện ở dạng hành động

You might also like