You are on page 1of 16

HSHK Ôn thi vào 10: Sinh học

CHƯƠNG III: HỆ TUẦN HOÀN

A. KHÁI QUÁT VÀ TÓM TẮT, SƠ LƯỢC VỀ HỆ TUẦN HOÀN

1. HỆ TUẦN HOÀN MÁU, HỆ TUẦN HOÀN BẠCH HUYẾT


2. SINH LÝ TIM - BÀI 17 (phần CẤU TẠO TIM) VÀ BÀI 18 (phần TUẦN HOÀN
MÁU)
(1) Cấu tạo tim
(2) Đặc tính sinh lý của tim: a. Tính hưng phấn
b. Tính tự động
(3) Chu kỳ hoạt động của tim (chu kì tim)
(4) Điều hòa hoạt động tim: thể dịch (hoocmon) và thần kinh

3. SINH LÝ HỆ MẠCH - BÀI 17 (phần II) và BÀI 18


(1) Đặc tính và chức năng tuần hoàn
(2) Động mạch và tĩnh mạch
(3) Mao mạch
(4) Hệ thống mạch vành nuôi tim
(5) Huyết áp, Vận tốc máu, Tiết diện

4. MÔI TRƯỜNG TRONG CƠ THỂ


(1) Môi trường trong cơ thể
(2) Bạch huyết
(3) Nước mô
(4) Máu
(5) Mối liên hệ giữa các thành phần của môi trường trong cơ thể

5. HỆ BẠCH HUYẾT - MIỄN DỊCH - ĐÔNG MÁU


(1) Hệ bạch huyết
(2) Hệ miễn dịch
(3) Đông máu
B. KIẾN THỨC CHI TIẾT

I. HỆ TUẦN HOÀN MÁU, HỆ TUẦN HOÀN BẠCH HUYẾT

Hệ tuần hoàn máu Hệ tuần hoàn bạch huyết

Cấu Gồm tim và hệ mạch máu (Động Gồm các mạch bạch huyết (Mao
tạo mạch, mao mạch và tĩnh mạch) mạch bạch huyết, mạch bạch huyết
tạo thành hai vòng tuần hoàn, đó nhỏ, mạch bạch huyết lớn, ống bạch
là vòng tuần hoàn nhỏ và vòng huyết) và các hạch bạch huyết. Căn
tuần hoàn lớn. cứ vào phạm vi vận chuyển và thu
nhận bạch huyết, có thể chia hệ
bạch huyết thành 2 phân hệ, là
phân hệ lớn và phân hệ nhỏ.

Chức - Hệ tuần hoàn máu giúp luân - Thu nhận và chuyển đi những sản
năng chuyển máu và thực hiện sự trao phẩm do các tế bào thải ra.
đổi chất, trao đổi khí... - Tham gia bảo vệ cơ thể.
+ Vòng tuần hoàn nhỏ dẫn máu - Mang chất mỡ và các vitamin tan
qua phổi để thực hiện trao đổi khí trong dầu do ruột hấp thụ chuyển
O2 và CO2. về tim.
+ Vòng tuần hoàn lớn dẫn máu qua
tất cả các tế bào của cơ thể để
thực hiện sự trao đổi chất ở cấp
độ tế
bào.
- Tham gia bảo vệ cơ thể.
- Tham gia vào quá trình đông
máu.
II. SINH LÝ TIM
(1) Cấu tạo tim
- Tim được cấu tạo như 2 cái bơm:
+ Tim phải bơm máu vào phổi.
+ Tim trái bơm máu vào hệ thống tuần hoàn, cơ quan, mô, tế bào.
- Mỗi bên tim là 1 cái bơm có 2 buồng gọi là tâm nhĩ và tâm thất.
+ Tâm nhĩ nhỏ hơn → lực yếu hơn tâm thất: đẩy máu xuống tâm thất.
+ Tâm thất lớn lơn → lực lớn hơn tâm nhĩ: đẩy máu vào hệ tuần hoàn phổi hoặc
tuần hoàn hệ thống.

(2) Đặc tính sinh lý của tim (cách cơ


tim hoạt động)
a. Tính hưng phấn:
- Là khả năng đáp ứng với kích thích
của cơ tim.
- Tuân theo quy luật “Tất cả hoặc
không”. Có nghĩa là:
+ Dưới ngưỡng tác động (kích thích
chưa đủ lớn) => tim không co.
+ Kích thích tới ngưỡng (kích thích
đạt đủ lớn) => toàn bộ tế bào cơ của tim
co cùng lúc.
b. Tính tự động của cơ tim:
- Cơ tim hoạt động theo cơ chế tự
động nghĩa là khi lấy tim ra khỏi cơ thể,
cung cấp các thành phần cần thiết và chất
dinh dưỡng thì tim vẫn đập.

(3) Chu kỳ tim


- Tim co dãn theo chu kỳ, mỗi chu kỳ
gồm 3 pha:
+ Pha nhĩ co: 0.1 giây
+ Pha thất co: 0.3 giây
+ Pha dãn chung: 0.4 giây
- Sự phối hợp nhịp nhàng của các thành phần của tim qua 3 pha làm cho máu
được bơm theo một chiều từ tâm nhĩ vào tâm thất và tâm nhất lên động
mạch.
- Lưu lượng tim: là lượng máu tâm thất trái hoặc phải bơm vào động mạch
trong một phút. Lưu lượng tim phải bằng lưu lượng tim trái.
(4) Điều hòa hoạt động tim.
- Điều hoà nhờ hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm, trung khu điều hòa tim
mạch nằm ở hành não, chú ý giải thích: “nồng độ”, “thụ thể”, “áp lực”,...
+ Tăng áp: nồng độ O2 giảm → nồng độ CO2 tăng → thụ thể gửi xung
thần kinh → hành não → tim đập nhanh.
+ Giảm áp: khi áp lực tăng → thụ thể cảm nhận gửi xung thần kinh →
hành não → tim đập chậm.
- Điều hoà thể dịch: adrenalin, noradrenalin do phần tủy tuyến trên thận tiết
ra điều hòa hoạt động → làm tim đập nhanh.

III. SINH LÝ HỆ MẠCH


(1) Đặc tính và chức năng tuần hoàn
- 2 vòng tuần hoàn:
+ Tuần hoàn hệ thống
+ Tuần hoàn phổi

- Mạch:
+ Đặc điểm: thành phần các lớp
cơ, độ dày và độ đàn hồi thành mạch, tổng
tiết diện mạch, kích thước lòng mạch
- Vai trò:
+ Động mạch: vận chuyển máu dưới áp
lực cao đến mô
+ Tiểu động mạch: đóng – mở điều khiển lượng máu vào mao mạch
+ Mao mạch: trao đổi chất giữa máu và dịch kẽ.
+ Tiểu tĩnh mạch: nhận máu từ mao mạch, hợp lại, đổ vào tĩnh mạch lớn.
+ Tĩnh mạch: đưa máu từ tiểu tĩnh mạch về tim, là bể chứa máu và điều hoà
lượng máu theo nhu cầu

- Đặc tính:
+ Tính đàn hồi: Nguyên
nhân của tính đàn hồi của động
mạch là do thành của động mạch
được cấu tạo từ các sợi cơ trơn và
các sợi đàn hồi. Ý nghĩa của tính
đàn hồi này làm do máu chảy trong
động mạch thành dòng liên tục
mặc dù tim bơm máu thành từng đợt.
+ Tính co thắt: là khả năng co lại → lòng mạch hẹp lại → giảm lượng
máu đi qua → điều hòa lượng máu.

(2) Động mạch và tĩnh mạch


Mô Cấu tạo Có ở

Nội mạc Trơn nhẵn, tạo tính co thắt Tất cả các loại mạch

Sợi đàn hồi Tạo tính đàn hồi Động mạch


Tĩnh mạch

Cơ trơn Thay đổi đường kính mạch Động mạch


Tĩnh mạch
Tiểu động mạch

Mô liên kết Bảo vệ Động mạch


Tĩnh mạch
Tiểu tĩnh mạch

Van Giúp máu chảy về tim ngược Tĩnh mạch


chiều trọng lực Tiểu tĩnh mạch
(phần dưới cơ thể)
(3) Mao mạch
- Thành mạch chỉ có một lớp tế bào có lỗ mao mạch → dễ dàng trao đổi chất.
- Tổng diện tích lớn nhất → phù hợp với chức năng đưa chất đến từng tế bào
và làm vận tốc nhỏ nhất → đủ thời gian trao đổi chất.
- Có cơ vòng ở đầu mỗi mao mạch → điều tiết lượng máu.
(4) Hệ thống mạch vành nuôi tim
- Lấy máu khi tim dãn (khi tim co ép các động mạch này làm máu không đổ về)
vì vậy tim lấy chất dinh dưỡng ngược thời gian so với các cơ quan trong cơ
thể.
(5) Huyết áp, vận tốc
máu và tiết diện hệ mạch

- Huyết áp: Áp lực


của máu lên thành mạch,
giảm dần từ động mạch
→ mao mạch → tĩnh
mạch.
- Vận tốc máu chảy
trong hệ mạch, thấp nhất
ở mao mạch do cần thời
gian trao đổi chất với
từng tế bào
- Tiết diện: Tổng
diện tích mạch trong cơ
thể, cao nhất là mao mạch cho mao mạch phân phối máu đến từng tế bào →
cần rất nhiều.

IV. MÔI TRƯỜNG TRONG CƠ THỂ


(1) Môi trường trong cơ thể
1. Khái niệm
- Môi trường trong cơ thể (nội môi) là môi trường để tế bào có thể sống, hoạt
động và phát triển.
- Môi trường trong cơ thể người bao gồm: Máu, bạch huyết, nước mô.
2. Vai trò
- Môi trường trong cơ thể giúp tế bào trao đổi chất với môi trường ngoài: Các
chất dinh dưỡng và (O2) được máu vận chuyển từ cơ quan tiêu hóa và phổi
tới mao mạch khuếch tán vào nước mô rồi vào tế bào, đồng thời các sản
phẩm phân hủy trong hoạt động sống của tế bào khuếch tán ngược lại vào
nước mô rồi vào máu để đưa tới cơ quan bài tiết thải ra ngoài.
(2) Bạch huyết
1. Khái niệm
Bạch huyết là chất dịch chảy trong hệ mạch bạch huyết, được tạo thành từ
nước mô (nước mô liên tục thấm vào các mạch bạch huyết tạo thành bạch
huyết).
2. Vai trò
- Vận chuyển lipit và protein từ mô vào máu.
- Vận chuyển glixeryl và axit béo từ ruột về tĩnh mạch chủ rồi theo máu đổ về
tim.
- Tham gia bảo vệ cơ thể
- Điều hòa lượng nước trong cơ thể.
- Thải một số sản phẩm của quá trình trao đổi chất.

(3) Nước mô
1. Khái niệm
- Nước mô là chất dịch chứa trong các khoảng gian bào, được hình thành liên
tục từ máu, chiếm 15% khối lượng cơ thể.
2. Vai trò.
- Vận chuyển O2 và các chất dinh dưỡng từ mao mạch máu vào tế bào.
- Vận chuyển CO2 và chất thải từ tế bào vào mao mạch để rồi theo dòng máu
tới các cơ quan bài tiết để thải ra ngoài.
- Tham gia bảo vệ cơ thể.

(4) Máu
1. Các thành phần cấu tạo của máu
- Máu gồm huyết tương và huyết cầu (các tế bào máu). Các tế bào máu gồm:
Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu
a. Huyết tương
- Khái niệm: Huyết tương là chất lỏng của máu, màu vàng nhạt, trong suốt,
chiếm 55% tổng thể tích của máu.
- Thành phần
Các chất Tỉ lệ

- Nước 90%

- Các chất dinh dưỡng: protein, lipit, gluxit, vitamin,... 10%


- Các chất cần thiết khác: hoocmôn, kháng thể,..
- Các muối khoáng
- Các chất thải của tế bào: urê, axit uric,...
- Chức năng:
+ Duy trì máu ở thể lỏng
+ Vận chuyển các chất dinh dưỡng, chất thải, hoocmôn, muối khoáng
dưới dạng hòa tan.
+ Một số protein trong huyết tương tham gia vào cơ chế miễn dịch của
cơ thể

b. Huyết cầu
- Khái niệm: Huyết cầu là chất đặc của máu, ở dạng đặc quánh màu đỏ thẫm,
chiếm 45% tổng thể tích của máu.
- Thành phần: Huyết cầu gồm các tế bào máu được sản sinh từ tế bào mẹ
trong tủy xương. Huyết cầu gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.
* Hồng cầu
- Đặc điểm:
+ Chiếm 44% tổng thể tích của máu, có số lượng rất lớn
+ Không có nhân, ít bào quan → Tăng diện tích bề mặt, nhỏ gọn, không
tiêu tốn năng lượng trong quá trình làm việc
+ Hình đĩa lõm 2 mặt → Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc với O2 và CO2
+ Chứa huyết sắc tố hemoglobin - Hb có khả năng kết hợp lỏng lẻo với
O2 và CO2 làm cho máu có màu đỏ và giúp quá trình vận chuyển, trao
đổi khí diễn ra thuận lợi.
+ Màng hồng cầu có nhiều kháng nguyên trong đó có A, B, Rh+ quy định
nhóm máu
+ Không có khả năng phân chia mà được sản sinh từ tủy xương
+ Thời gian tồn tại: khoảng 130 ngày, sau đó sẽ được thay thế bởi các
hồng cầu mới có khả năng hoạt động tốt hơn
- Chức năng:
+ Vận chuyển O2 từ phổi về tim tới các tế bào, vận chuyển CO2 từ các tế
bào về tim đến phổi
+ Điều hòa sự cân bằng axit - bazơ của máu
+ Góp phần tạo áp suất thẩm thấu thể keo
+ Tạo độ nhớt cho máu
+ Quy định nhóm máu

* Bạch cầu
- Đặc điểm:
+ Tế bào trong suốt, có nhân, kích thước lớn, không có hình dạng ổn
định
+ Gồm 5 loại: Bạch cầu đơn nhân (bạch cầu mono), bạch cầu trung tính,
bạch cầu lympho, bạch cầu ái kiềm (bạch cầu ưa bazơ), bạch cầu ái
toan (bạch cầu ưa axit)
+ Số lượng ít hơn hồng cầu
+ Nơi sản sinh: Từ các tế bào gốc trong tủy đỏ của xương
+ Thời gian tồn tại ngắn
- Đặc tính:
+ Tính xuyên mạch: Có thể thay đổi hình dạng và xuyên qua các tế bào
thành mạch máu để đến bất kỳ nơi nào của cơ thể (Bạch cầu mono,
bạch cầu trung tính)
+ Chuyển động amip: Hình thành chân giả bao vây và tiêu diệt vi
khuẩn/tế bào già (Bạch cầu mono, bạch cầu trung tính)
+ Hóa ứng động và nhiệt ứng động (Bạch cầu mono, bạch cầu trung tính)
+ Thực bào (Bạch cầu mono, bạch cầu trung tính): Bắt giữ, tiêu diệt và
tiêu hóa vật lạ
+ Opsonin hóa: Sản xuất kháng thể tiêu diệt vi khuẩn, virus

- Chức năng: Bạch cầu tạo nên 3 hàng rào phòng thủ để bảo vệ cơ thể
Cơ chế Bạch cầu thực hiện Diễn biến

Thực bào Bạch cầu mono - Di chuyển đến nơi có vi khuẩn, virus xâm
(Đại thực bào), bạch nhập, thay đổi hình dạng để xuyên mạch
cầu trung tính - Hình thành chân giả, bắt, nuốt và tiêu hóa
Tiết kháng Bạch cầu lympho B - Nếu thoát khỏi hàng rào thực bào, vi khuẩn
thể và virus sẽ bị các tế bào lympho B vô hiệu hóa
bằng cách tiết kháng thể tương ứng với kháng
nguyên trên bề mặt vi khuẩn và vỏ virus, gây
phản ứng kết hợp với kháng nguyên và vô hiệu
hóa kháng nguyên

Phá hủy tế Bạch cầu lympho T - Nếu thoát khỏi bạch cầu lympho B và gây
bào nhiễm nhiễm cho các tế bào của cơ thể thì bạch cầu
bệnh lympho T sẽ phá hủy tế bào đã nhiễm bệnh
bằng cách gắn trên bề mặt của tế bào nhiễm
bệnh tại vị trí kháng nguyên và giải phóng các
phân tử protein đặc hiệu phá hủy tế bào
nhiễm bệnh

* Tiểu cầu
- Đặc điểm
+ Là các mảnh tế bào chất do tế bào mẹ sinh tiểu cầu trong tủy xương
phóng thích ra
+ Kích thước rất nhỏ, cấu trúc phức tạp, không có nhân, không có hình
dạng ổn định, dễ phá võ khi máu ra khỏi mạch, khi mạch bị xơ vữa,
rách.
+ Số lượng ít hơn hồng cầu
+ Nơi sản sinh: Các tế bào có nhân khổng lồ trong tủy đỏ của xương
+ Thời gian tồn tại ngắn: khoảng 8 - 12 ngày, chết ở gan, lá lách
- Chức năng
+ Tham gia quá trình đông máu khi cơ thể bị thương
+ Tiết các chất thu hút bạch cầu trung tính và bạch cầu mono về phía bị
viêm
+ Tiết ra các yếu tố tăng trưởng để kích thích sự phân bào trong các
nguyên bào sợi và cơ trơn giúp cho sự phục hồi các mạch máu

2. Chức năng sinh lí của máu


- Chức năng hô hấp: Máu tham gia vận chuyển khí O2 từ phổi đến tế bào và khí
CO2 từ mô đến phổi từ đó CO2 được thải ra ngoài qua động tác thở.
- Chức năng dinh dưỡng: Máu vận chuyển các chất dinh dưỡng được hấp thụ
từ ruột non đến các tế bào, cung cấp nguyên liệu cho tế bào nói riêng và cho
cơ thể nói chung
- Chức năng bài tiết: Máu vận chuyển các sản phẩm tạo ra từ quá trình trao
đổi chất như: urê, axit uric.. từ tế bào đến thận, tuyến mồ hôi để bài tiết ra
ngoài.
- Chức năng điều hòa thân nhiệt cơ thể: Máu mang nhiệt độ cao từ các cơ
quan trong cơ thể đến da, phổi và bóng đái để thải ra ngoài
- Chức năng bảo vệ cơ thể: Các tế bào bạch cầu bảo vệ cơ thể bằng cách thực
bào như ăn protein lạ, vi khuẩn có hại…, tạo kháng thể…
- Chức năng điều hòa sự cân bằng nội môi: Máu đảm bảo sự cân bằng nước, độ
pH và áp suất thẩm thấu của cơ thể.
- Máu đảm bảo tính thống nhất hoạt động của tất cả các hệ cơ quan trong cơ
thể.
3. Tính chất lý - hóa của máu
- Tỷ trọng của máu: Máu có tỷ trọng lớn hơn tỷ trọng của nước. Tỷ trọng của
máu người là 1,050 - 1,060, trong đó tỷ trọng của huyết tương là 1,028 - 1,030,
hồng cầu là 1,09 - 1,10.
- Độ quánh của máu: Máu có độ quánh gấp 4 - 4,5 lần nước, độ quánh sẽ tăng
khi cơ thể bị mất nước
- Áp suất thẩm thấu của máu.
- Độ PH và hệ đệm của máu.
+ Độ PH phản ánh nồng độ toan kiềm của máu
+ Hệ đệm:
• Hệ đệm bicacbonat
• Hệ đệm photphat
• Hệ đệm prôtêin

4. Nhóm máu, nguyên tắc truyền máu


- Có 2 loại kháng nguyên trên hồng cầu là A và B
- Có 2 loại kháng thể trong huyết tương là α và β

→ Có 4 loại nhóm máu: A, B, AB, O


A B AB O

Kháng nguyên A B A, B 0

Kháng thể β α 0 α, β

- Kháng thể α gây kết dính A, kháng thể β gây kết dính B
Hồng cầu của các nhóm máu người cho
Gây kết dính (x)
A B AB O

Huyết tương A (β) x x


của các
nhóm máu B (α) x x
người nhận
AB (0)
O (α, β) x x x

(5) Mối liên hệ giữa các thành phần của môi trường trong cơ thể
- Một số thành phần của máu thẩm thấu qua thành mạch máu → tạo ra nước
mô.
- Nước mô thẩm thấu qua thành mạch bạch huyết → tạo ra bạch huyết.
- Bạch huyết lưu chuyển trong mạch bạch huyết rồi lại đổ vào tĩnh mạch máu
và hòa vào máu.
- Máu, nước mô, bạch huyết còn có mối liên hệ thể dịch trong phạm vi cơ thể
và bảo vệ cơ thể (Vận chuyển hoocmôn, kháng thể, bạch cầu đi khắp các cơ
quan trong cơ thể)
III. HỆ BẠCH HUYẾT - MIỄN DỊCH - ĐÔNG MÁU
(1) Hệ bạch huyết
1. Cấu tạo
- Hệ bạch huyết được cấu tạo bởi các mạch bạch huyết (Mao mạch bạch
huyết, mạch bạch huyết nhỏ, mạch bạch huyết lớn, ống bạch huyết) và các
hạch bạch huyết.
- Bạch huyết có thành phần cấu tạo gần giống với máu, nhưng không có hồng
cầu.
2. Phân loại
Căn cứ vào phạm vi vận chuyển và thu nhận bạch huyết, có thể chia hệ bạch
huyết thành 2 phân hệ, đó là phân hệ lớn và phân hệ nhỏ.
- Phân hệ nhỏ: Thu nhận bạch huyết ở phần trên bên phải cơ thể → Tĩnh mạch
dưới đòn phải → Hệ tuần hoàn máu
- Phân hệ lớn: Thu nhận bạch huyết ở các phần còn lại của cơ thể → Tĩnh
mạch dưới đòn trái→ Hệ tuần hoàn máu
3. Chức năng
- Thu nhận và chuyển đi những sản phẩm do các tế bào thải ra.
- Tham gia bảo vệ cơ thể.
- Mang chất mỡ và các vitamin tan trong dầu do ruột hấp thụ chuyển về tim.
- Tham gia điều hòa hàm lượng protein và cân bằng thể tích tf mao mạch máu
vào dịch kẽ, tránh gây ứ đọng, phù nề làm tổn thương mô,...

(2) Miễn dịch

1. Khái niệm
Miễn dịch là khả năng của cơ thể
không mắc một bệnh nào đó, mặc
dù đang sống trong môi trường có
mầm bệnh.
2. Phân loại
Có 2 loại miễn dịch: Miễn dịch tự
nhiên và miễn dịch nhân tạo.
- Miễn dịch tự nhiên là miễn
dịch khi sinh ra đã có (bẩm sinh)
hoặc có được sau khi cơ thể bị mắc
một bệnh nào đó và tự khỏi (tập
nhiễm) khi ngẫu nhiên tiếp xúc với
mầm bệnh. Miễn dịch tự nhiên bao gồm miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch tập
nhiễm.
+ Miễn dịch bẩm sinh là hiện tượng khi sinh ra đã có khả năng miễn
dịch, không mắc một số bệnh nào đó (như bệnh toi gà, bệnh lở mồm
long móng…) do cơ thể có sẵn kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh
đó và bạch cầu có khả năng diệt tác nhân gây bệnh đó.
+ Miễn dịch tập nhiễm là miễn dịch có được sau khi cơ thể bị mắc một
bệnh nào đó và tự khỏi, sau đó không bao giờ mắc lại bệnh đó nữa
(như bệnh đậu mùa, sởi, quai bị,...) do chất kháng thể vẫn còn tồn tại từ
lần mắc bệnh trước vẫn còn tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các
tác nhân gây bệnh đó.
- Miễn dịch nhân tạo là miễn dịch có được do con người tạo ra bằng cách tiêm
chủng. Miễn dịch nhân tạo bao gồm miễn dịch nhân tạo chủ động và thụ
động
+ Miễn dịch nhân tạo chủ động: Khi tiêm vào cơ thể những vi khuẩn đã
được làm yếu đi hoặc chết thì bạch cầu tạo ra kháng thể tương ứng
chống lại sự xâm nhập của mầm bệnh. “Bản sao” kháng thể cũng được
hình thành, tồn tại trong cơ thể và có tác dụng phòng bệnh (sởi, lao,
ho gà, uốn ván, viêm gan B, ribôla…)
+ Miễn dịch nhân tạo thụ động: Được tạo ra sau khi tiêm huyết thanh,
kháng thể nhưng chỉ có tác dụng trong vài tuần lễ. Tiêm huyết thanh
phòng bệnh dại khi bị chó mèo cắn và có tính chất chữa bệnh
3. Vaccine.
Vaccine là dịch có chứa độc tố của vi khuẩn gây bệnh nào đó đã được làm yếu dùng
tiêm vào cơ thể người để tạo ra khả năng miễn dịch bệnh đó.

(3) Đông máu.

1. Khái niệm.
Là hiện tượng máu sau khi chảy ra khỏi
mạch bị đông lại thành cục máu bịt kín
vết thương, ngăn không cho máu tiếp
tục chảy ra nữa.
2. Ý nghĩa: Bảo vệ cơ thể chống sự
mất máu
3. Cơ chế.
- Trong huyết tương chứa 1 loại protein hòa tan gọi là chất sinh tơ máu
(fibrinogen) và ion canxi (Ca++).
- Trong tiểu cầu chứa 1 loại enzim có khả năng hoạt hóa chất sinh tơ máu
(fibrinogen) → thành tơ máu (fibrin).
- Khi tiểu cầu vỡ sẽ giải phóng enzim, enzim này kết hợp với ion canxi (Ca++)
làm chất sinh tơ (fibrinogen) → thành tơ máu (fibrin) ôm giữ các tế bào máu
tạo thành cục máu đông.
* Sơ đồ

You might also like