You are on page 1of 246

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP.

HCM
KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Nhiều tác giả

HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0


ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

NHÀ XUẤT BẢN TÀI CHÍNH


THÁNG 10 NĂM 2022
ii | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BAN CHỈ ĐẠO NỘI DUNG


TS Nguyễn Thị Hồng Nguyệt

CHỊU TRÁCH NHIỆM NỘI DUNG


TS Phạm Hải Châu
TS Phạm Đức Trung
ThS, NCS Nguyễn Thị Hoài Thanh
ThS Nguyễn Châu Thoại

BAN BIÊN TẬP


ThS, NCS Lê Thị Xoan
ThS Trần Huy Khôi
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | iii

ĐỀ DẪN HỘI THẢO


MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0,
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Môi trường luôn biến động mang tính bất định, bất trắc và khó lường như thiên
tai, dịch bệnh nguy hiểm, sự lây lan nhanh của Covid-19, tình trạng khí hậu biến đổi khí
hậu, ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng và sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên
thiên nhiên đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống, chất lượng sống thậm chí là đe dọa
đến sự sống lâu dài của muôn loài. Để đối mặt với vấn đề này nhiều quốc gia trên thế
giới đã kêu gọi phát triển các mô hình kinh tế mới hướng đến tăng trưởng xanh, phát
triển bền vững. Các chương trình của chính phủ theo mô hình mới cũng có nhiều tác
động tích cực lên sự thay đổi hành vi tiêu dùng và phương thức kinh doanh của nhà
đầu tư. Hơn nữa, sự phát triển khoa học công nghệ mạnh mẽ đặc biệt là sự phát triển
mạng internet và các nền tảng trực tuyến đã làm thay đổi mạnh mẽ thói quen tiêu dùng
đặc biệt là sự bùng nổ của các sàn giao dịch thương mại điện tử, các hình thức mua –
bán, giao dịch trực tuyến ngày càng tăng. Như vậy, trong thời đại mới với sự phát triển
mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đặc biệt là cuộc cách mạng 4.0 đòi hỏi có nhà quản trị
cần có những các thức, phương pháp kinh doanh mới phù hợp. Nhằm tìm kiếm những
mô hình kinh tế mới đáp ứng điều kiện mới hiện nay, Khoa Kinh tế Tài nguyên và Môi
trường – Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành
tổ chức hội thảo “Mô hình kinh tế trong thời đại 4.0, định hướng phát triển bền vững”.
Hội thảo đã nhận được 20 bài viết với sự tham gia của 33 tác giả trong và ngoài trường.
Nội dung các bài viết xoay quanh các vấn đề sau:
- Các mô hình, hình thức phát triển kinh tế trong thời đại công nghệ 4.0
- Các mô hình, hình thức phát triển kinh tế định hướng phát triển bền vững
- Các mô hình/nền tảng chuyển đổi số phát triển kinh tế trong thời đại 4.0
- Các mô hình kinh tế/nền tảng kinh doanh mới ứng phó đại dịch Covid-19
- Các lý thuyết kinh tế, kinh doanh mới trong thời đại mới
- Các chính sách kinh tế, xã hội môi trường trong giai đoạn mới hướng đến phát
triển bền vững.
- Các xu hướng mới về kinh tế, kinh doanh trong thời đại mới
- Các quan điểm mới về kinh tế, kinh doanh trong thời đại mới
Với sự tham gia của nhiều tác giả với các chủ đề khá đa dạng, chúng tôi kỳ vọng
hội thảo là dịp để các nhà nghiên cứu đóng góp nhiều ý tưởng có giá trị và là dịp để trao
đổi, chia sẻ những kiến thức, những hiểu biết của mình xoay quanh chủ đề nghiên cứu.
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | v

MỤC LỤC

ĐỀ DẪN.....................................................................................................................................iii
1. MÔ HÌNH KINH TẾ CHIA SẺ TRONG THỜI ĐẠI CÔNG NGHỆ 4.0
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN XANH, BỀN VỮNG................................................ 1
TS Nguyễn Thị Hồng Nguyệt
2. NHỮNG THÁCH THỨC TRONG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC
MARKETING DU LỊCH 4.0 TRÊN NỀN TẢNG ONLINE..................................... 7
ThS Hoàng Thị Vân, ThS Nguyễn Thị Bích Duyên
3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU CỦA VIỆT NAM THEO CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG
XANH THÔNG QUA PHƯƠNG PHÁP PHÂN PHỐI TRỄ TỰ HỒI QUY
(Autoregressive Distributed Lag – ARDL)................................................................. 15
PGS.TS Lê Hoàng Nghiêm, ThS Đặng Bắc Hải, ThS Trần Thị Diễm Nga,
ThS Sử Thị Oanh Hoa
4. MỐI QUAN HỆ GIỮA THẤT NGHIỆP VỚI TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ Ở CÁC NƯỚC THU NHẬP TRUNG BÌNH – THẤP
VÀ GIẢI PHÁP TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ BỀN VỮNG CHO
CÁC NƯỚC TRONG THỜI ĐẠI CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0.............. 26
ThS Lê Thị Xoan
5. KINH TẾ SỐ: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO
VIỆT NAM...................................................................................................................... 41
ThS Lê Thị Xoan, ThS Nguyễn Minh Hiếu
6. CHUYỂN ĐỔI SỐ – ĐỔI MỚI SÁNG TẠO LÀ GIẢI PHÁP VỰC DẬY
DOANH NGHIỆP HẬU COVID............................................................................... 52
ThS Nguyễn Thị Thanh, ThS Nguyễn Bá Huy, ThS Nguyễn Thị Kim Ngân
7. XU HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM............................................................... 58
ThS Nguyễn Hoàng An, ThS Nguyễn Thị Hoài Thanh
8. ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀO QUẢNG BÁ SẢN PHẨM
ĐẶC SẢN PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG......................... 68
ThS Nguyễn Thị Hoài Thanh
vi | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

9. CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TRUYỀN THỐNG


(HR) SANG MÔ HÌNH NHÂN SỰ ĐỐI TÁC KINH DOANH (HRBP)
TRONG NGÀNH DU LỊCH - KHÁCH SẠN NHÀ HÀNG LÀ ĐỊNH
HƯỚNG QUẢN LÝ HIỆU QUẢ VÀ BỀN VỮNG CỦA DOANH NGHIỆP..... 76
ThS Dương Lê Cẩm Thúy, Nguyễn Thái Toàn, Quảng Thị Phương
10. HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
TỈNH KIÊN GIANG THÔNG QUA CÁC NGHIÊN CỨU VỀ Ý ĐỊNH
KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
VÀ CAO ĐẲNG PHÍA NAM...................................................................................... 89
PGS.TS Phước Minh Hiệp, TS Đào Văn Tuyết, ThS Nguyễn Phan Hoài Vũ
11. KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN.......................................................................107
ThS Vũ Quốc Quý, TS Nguyễn Hữu Trinh
12. THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG DOANH NGHIỆP...........................117
TS Trần Thanh Toàn, ThS Trần Thành Phát
13. MỘT MÔ HÌNH BỔ SUNG HỖ TRỢ QUẢN LÝ VÀ THU THUẾ
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY...........................................................................132
ThS Nguyễn Đình Hiển
14. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI TIẾN HÀNH
CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM....................................138
ThS Nguyễn Hồng Sơn
15. CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ, THU HÚT CÁC DÒNG VỐN TẠI
TPHCM: GÓC NHÌN TỪ VIỆC ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC XÚC TIẾN
ĐẦU TƯ GẮN VỚI HOẠT ĐỘNG MARKETING ĐỊA PHƯƠNG.................151
TS Đinh Kiệm, ThS Nguyễn Phan Hoài Vũ

16. KHÓ KHĂN - THUẬN LỢI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHI PHÁT TRIỂN
KINH TẾ SỐ Ở VIỆT NAM.......................................................................................171
ThS Phạm Thành Phước
17. XÂY DỰNG ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH THÔNG MINH,
HƯỚNG TIẾP CẬN MỚI ĐỐI VỚI QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG CỦA DU LỊCH TỈNH BÌNH DƯƠNG HIỆN NAY.......................182
TS Đinh Kiệm
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | vii

18. CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP:
CHUYỂN ĐỔI NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.............................................196
ThS Nguyễn Trọng Hiếu
19. ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA CÁC QUỐC GIA
BẰNG CHỈ TIÊU GDP XANH.................................................................................204
ThS Nguyễn Châu Thoại
20. KHÁM PHÁ CÁC MÔ HÌNH MỚI CHO NGÀNH DU LỊCH
TRONG THỜI ĐẠI MỚI...........................................................................................212
TS Lê Quang Khôi, ThS Trần Huy Khôi
21. VĂN HÓA VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ...............................................................222
TS Trần Thanh Toàn, ThS Nguyễn Hoài Anh Phương
22. MỘT SỐ GỢI MỞ VỀ DU LỊCH XANH Ở NGHỆ AN.......................................228
TS Phạm Hải Châu
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 1

MÔ HÌNH KINH TẾ CHIA SẺ TRONG THỜI ĐẠI CÔNG NGHỆ 4.0


ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN XANH, BỀN VỮNG
TS Nguyễn Thị Hồng Nguyệt*

Tóm tắt
Bài viết viết này nhằm giới thiệu về mô hình kinh tế chia sẻ cũng như các hình thức của
mô hình kinh tế chia sẻ trong cuộc cách mạng 4.0 nhằm cho thấy sự phù hợp của mô
hình này với điều kiện, môi trường luôn biến động của xã hội hướng đến sự phát triển
bền vững. Theo đó, bài viết sẽ trình bày bối cảnh và sự cần thiết của mô hình kinh tế chia
sẻ. Kế đến, các hình thái của mô hình kinh tế chia sẻ sẽ được đề cập.
Từ khóa: Mô hình kinh tế, kinh tế chia sẻ, thời đại công nghệ 4.0.

GIỚI THIỆU
Vấn đề nổi bật của thế kỷ XX và XXI được cộng đồng đặc biệt chú ý, quan tâm là (1)
vấn nạn ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và sự sống
của muôn loài, (2) sự biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, khó lường và mang tính thảm
họa ngày càng nhiều, (3) sự khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức dẫn đến nguồn tài
nguyên cạn kiệt không đủ đáp ứng cho nhu cầu hiện tại thì rất khó đảm bảo cho nhu cầu
tương lai – cho các thế hệ sau này, (4) sự phát triển khoa học công nghệ như “vũ bão”
đặc biệt cuộc cách mạng khoa học 4.0 như hiện nay. Điều này cho thấy, môi trường và
điều kiện sống ngày càng khắc nghiệt hơn, con người muốn đảm bảo nguồn tài nguyên,
môi trường sống an toàn cho cuộc sinh tồn trong dài hạn thì phải có những thay đổi
thích nghi. Chính vì vậy, các giải pháp liên quan đến bảo vệ môi trường, chống biến đổi
khí hậu, sự phát triển bền vững là những thuật ngữ phổ biến, thường xuyên được đề
cập trong các chiến lược phát triển của các nước trên toàn thế giới cho đến các hội thảo
khoa học, đề tài nghiên cứu của nhiều đối tượng khác nhau ở các cấp, đơn vị khác nhau
trên toàn xã hội và các cấp bậc quản lý hành chính. Trong rất nhiều giải pháp được đề
cập, thì việc thay đổi mô hình kinh tế, thay đổi hành vi tiêu dùng được đặc biệt chú ý và
đạt được sự đồng thuận cao. Theo đó, các mô hình kinh tế, hành vi khách hàng cần tập
trung theo định hướng phát triển và tăng trưởng xanh, bền vững. Phát triển bền vững
là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn
hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Điều này có nghĩa là

*
Khoa Kinh tế Tài nguyên và Môi trường – Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TPHCM -
Email: nthnguyet@hcmunre.edu.vn
2 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

phát triển phải có sự kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, giải quyết các
vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường (Theo báo cáo Brundtland của Uỷ ban Môi trường
và Phát triển Thế giới – WCED, của Liên Hợp quốc năm 1987). Để phát triển bền vững,
các chuyên gia, nhà quản lý đưa ra nhiều mô hình kinh tế ứng dụng tuy nhiên hai mô
hình được cộng đồng ủng hộ và đồng thuận cao chính là mô hình kinh tế tuần hoàn và
kinh tế chia sẻ. Kinh tế tuần hoàn (circular economy) là một mô hình kinh tế trong đó các
hoạt động thiết kế, sản xuất và dịch vụ đặt ra mục tiêu kéo dài tuổi thọ của vật chất, và
loại bỏ tác động tiêu cực đến môi trường. Nói một cách khác, kinh tế tuần hoàn là một
hệ thống, trong đó các tài nguyên được tận dụng lại hoặc tái sử dụng, các dòng phế liệu
được biến thành đầu vào để tiếp tục sản xuất. Các hoạt động liên quan đến mô hình kinh
tế tuần hoàn là việc tái sử dụng (Reuse) thông qua chia sẻ (Sharing), sửa chữa (Repair),
tân trang (Refurbishment), tái sản xuất (Remanufacturing) và tái chế (Recycling) nhằm
tạo ra các vòng lặp kín (close-loops) nhằm giảm đến mức tối thiểu số lượng tài nguyên
sử dụng đầu vào và số lượng phế thải tạo ra, cũng như mức độ ô nhiễm môi trường
và khí thải. Mục đích của kinh tế tuần hoàn là nhằm kéo dài thời gian sử dụng các sản
phẩm, trang bị và cơ sở hạ tầng nhằm tăng năng suất của các tài nguyên này.

Mô hình kinh tế chia sẻ là thuật ngữ thường được dùng để mô tả các hiện tượng
chia sẻ ngang hàng trong sự tiếp cận hàng hóa và dịch vụ chưa tận dụng hết khả năng
hay công suất. Kinh tế chia sẻ ưu tiên cho việc sử dụng và khả năng tiếp cận sản phẩm
dịch vụ hơn là việc sở hữu chúng (Schor & Fitzmaurice, 2015; Reisch & Thogersen,
2015). Mô hình kinh tế chia sẻ ra đời nhằm giải quyết vấn đề hạn chế mức sử dụng tài
nguyên thiên nhiên và nguồn lực (Botsman & Rogers, 2010) dựa trên sự tăng cường ứng
dụng nền tảng công nghệ số (Martin, 2016), giúp thay đổi thái độ và hành vi của các
đối tượng hữu quan trong xã hội như nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu, các
nhóm dân cư và cộng đồng trong cách sống, kết nối, phát triển trong dài hạn (Dredge &
Gyimothy, 2015; Schor & Fitzmaurice, 2015; Reisch & Thogersen, 2015) với định hướng
phát triển xanh, bền vững. Hay nói cách khác, mô hình kinh tế chia sẻ là mô hình kinh tế
tiết kiệm sử dụng tài nguyên thiên nhiên và nguồn, bảo vệ môi trường và duy trì nguồn
tài nguyên cho thế hệ mai sau trên cơ sở huy động, phân bổ và khai thác nguồn lực một
cách tối ưu nhất.

Cả hai mô hình kinh tế tuần hoàn và kinh tế chia sẻ đều vì mục tiêu cao đẹp hướng
đến sự phát triển xanh, bền vững và được chính quyền, nhà nước Việt Nam khuyến
khích tạo điều kiện thúc đẩy thực hiện cả trong lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng. Tuy
nhiên, sự phát triển kinh tế chia sẻ trong nhiều doanh nghiệp và cả người tiêu dùng vẫn
chưa phát triển như tiềm năng đồng thời nhận thức của các bên liên quan vẫn còn giới
hạn. Vì vậy, bài viết này sẽ tập trung vào giới thiệu về nền kinh tế chia sẻ và vai trò của
kinh tế chia sẻ trong chiến lược phát triển xanh, bền vững.
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 3

1. LÝ THUYẾT VỀ KINH TẾ CHIA SẺ


Kinh tế chia sẻ (sharing economy) hay còn biết đến qua các thuật ngữ như “tiêu
dùng cộng tác” (collaborative consumption) “kinh tế hợp tác”, (collaborative economy),
hay “kinh tế ngang hàng” (peer economy) xuất hiện từ rất sớm – thời kỳ cổ đại (Belk,
2014) tuy nhiên đến thế kỷ XXI mới thật sự bùng nổ vì có ảnh hưởng tích cực đến tính
tiết kiệm kinh tế, hiệu quả sử dụng nguồn lực, bảo vệ tài nguyên môi trường (Martin,
2016) phù hợp với định hướng phát triển xanh, bền vững. Sự phát triển của kinh tế chia
sẻ diễn ra trong thời gian dài dưới những điều kiện khác nhau nên vẫn chưa có khái
niệm thống nhất về kinh tế chia sẻ. Tùy vào từng điều kiện, môi trường, góc độ mà kinh
tế chia sẻ được khái quát như sau:
– Theo nhà nghiên cứu Belk (2016), chia sẻ có từ rất lâu bắt nguồn từ việc chia sẻ
giữa bạn bè, người thân và các thành viên tin cậy trong cộng đồng với quy mô
nhỏ và phát triển cho đến thời hiện đại. Chia sẻ có thể phân thành hai nhóm,
chia sẻ giả và chia sẻ thật. Chia sẻ thật đề cập đến việc xác định cái chung, cái
chúng ta (ví dụ, dùng chung nhà, ghế đá, công viên, chia sẻ trách nhiệm,...); chia
sẻ giả thể hiện hành vi chia sẻ mang tính kinh tế dưới dạng kinh doanh theo
hình thức mô hình kinh tế chia sẻ.
– Theo hình thức kinh doanh: kinh tế chia sẻ hay còn gọi là “kinh tế hàng ngang”
hay “tiêu dùng hợp tác” thể hiện mối quan hệ với công nghệ và nền tảng kinh
doanh. Theo đó, mô hình kinh tế chia sẻ thể hiện mối quan hệ tương tác cho
phép những khách hàng – người tiêu dùng được sử dụng những sản phẩm,
hàng hóa, dịch vụ (thuê, mượn có tính phí) khi họ có nhu cầu mà không quan
tâm đến việc mua quyền sở hữu sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ đó. Lưu ý rằng,
các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được phân quyền này có đặc trưng là đang
nhàn rỗi hoặc chưa sử dụng hết công năng, công suất; nhờ sự phân quyền chia
sẻ mà hàng hóa, dịch vụ được tối ưu hiệu quả (Botsman & Rogers, 2010).
– Dưới góc độ khoa học công nghệ, mô hình kinh tế chia sẻ là mô hình kinh tế
mới dựa trên nền tảng kết nối internet, dữ liệu lớn (big data) và các thuật toán
ứng dụng. Trên cơ sở phát triển các ứng dụng trên nền tảng internet kết nối với
dữ liệu lớn tạo điều kiện thuận lợi cho việc chia sẻ nguồn tài nguyên, nguồn lực
trên diện rộng đáp ứng được đa dạng nhu cầu của khách hàng, người tiêu dùng
với chi phí thấp nhất có thể giúp phát huy được hiệu quả của sử dụng nguồn lực
góp phần bảo vệ môi trường và an sinh xã hội.
– Dưới góc nhìn của người tiêu dùng nền kinh tế chia sẻ có nhiều cơ hội thành
công vì đáp ứng được đa dạng nhu cầu với chi phí thấp nhất (chi phí bù đắp
cho sự chia sẻ). Trong đó, lòng tin chính là yếu tố nổi bật được quan tâm nhất.
Đối với khách hàng, người tiêu dùng, lòng tin đối với cộng đồng tốt là điều kiện
4 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

thuận lợi giúp người với người dễ chia sẻ hơn trong khi lòng tin trong cộng
đồng thấp chính là rào cản tạo sự e ngại, lo lắng cản trở hành vi chia sẻ trong
cộng đồng mặc dù hành vi này có lợi ích từ việc được bù đắp chi phí.
Ngoài ra, còn có một số quan điểm khác, tuy nhiên trong phạm vi bài viết này chỉ
nêu ra một số quan điểm, góc độ tạo điểm nhấn quan trọng riêng biệt của mô hình kinh
tế chia sẻ. Đây cũng có thể được xem là những đặc trưng nổi bật của nền kinh tế chia sẻ.

2. CÁC HÌNH THỨC CỦA MÔ HÌNH KINH TẾ CHIA SẺ NỔI BẬT


Một số hình thức của mô hình kinh tế chia sẻ phổ biến trên thế giới được đề cập
bao gồm:
– Ứng dụng đặt xe, giao hàng, đồ ăn (ví dụ, ứng dụng Grab): ứng dụng đặt xe, giao
hàng, đồ ăn sử dụng nguồn tài nguyên ô tô, xe máy nhàn rỗi, ít tham gia lưu
thông để tận dụng đáp ứng khách hàng có nhu cầu đặt xe, giao hàng, đồ ăn. Ứng
dụng này phân bổ hiệu quả nguồn lực thông qua việc kết nối nhu cầu khách
hàng với tài xế đăng ký tham gia ứng dụng gần nhất để thực hiện giao dịch.
Những giao dịch này thường tiết kiệm hơn nhiều so với mô hình kinh doanh
tương tự truyền thống.
– Hình thức chia sẻ ô tô trong cộng đồng (ví dụ, RelayRides, carpooling) là mô
hình chia sẻ dựa trên nguyên tắc nguồn tài nguyên, nguồn lực chưa khai thác
hết năng suất, khả năng vận hành để đáp ứng nhu cầu khách hàng, người tiêu
dùng khi cần thông qua ứng dụng có kết nối internet. Hình thức này thể hiện
dưới dạng cho thuê cá nhân hoặc cho thuê theo nhóm có nhu cầu giống nhau và
chia chi phí. Chi phí thuê dịch vụ này thường có chi phí thấp (thấp hơn khoảng
35% so với hình thức tương tự thông thường).
– Hình thức chia sẻ nhà ở cho người đi du lịch (ví dụ như Airbnb), hình thức này
cũng dựa trên nền tảng số hóa kết nối internet. Tương tự, như các hình thức
chia sẻ ô tô, phương tiện giao nhận, ứng dụng này cũng có chi thấp cho khách
hàng, người tiêu dùng có nhu cầu chia sẻ không gian nơi ở, lưu trú. Không gian
lưu trú là không gian chưa sử dụng hết công suất hoặc còn trống chưa sử dụng
và các không gian chia sẻ này không phải là các khách sạn hay resort. Cũng lưu ý
là hình thức thanh toán của hình thức này đều không dùng tiền mặt mà chuyển
khoản trực tuyến.
– Hình thức trao đổi tài nguyên, nguồn lực giữa các đơn vị, tổ chức với nhau.
Theo đó, đây là hình thức trao đổi tài nguyên, nguồn lực giữa các đơn vị, doanh
nghiệp có tài sản, máy móc, nhà kho, sản phẩm tồn kho thậm chí là chia sẻ kỹ
năng quản lý, đào tạo vận hành doanh nghiệp,... Việc trao đổi được dựa trên tài
nguyên và cả nguồn lực dư thừa hoặc chưa cần đến có thể trao đổi giữa các đơn
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 5

vị, doanh nghiệp khác trên cơ sở đôi bên cùng có lợi (có thể nhằm tiết kiệm vận
chuyển, tận dụng phân bổ tài nguyên hợp lý và hiệu quả hơn).
– Hình thức kêu gọi vốn đầu tư hay giúp đỡ tài chính trong cộng đồng (ví dụ, mô
hình KickStarter, peer lending) là hình thức liên quan đến nhu cầu tài chính,
tiền bạc trong khởi nghiệp hoặc việc khẩn cấp trong cộng đồng. Thông qua
phần mềm ứng dụng, thành viên có thể mô tả về dự án, ý tưởng kinh doanh hay
nhu cầu tài chính của mình mà các thành viên khác có khả năng, mong muốn
tài trợ, hỗ trợ hoặc đầu tư được. Những giao dịch này không qua ngân hàng
nhưng thu hút được nhiều đối tượng, thành phần tham gia vì có chi phí hấp dẫn
hơn ngân hàng. Đối với hình thức này, dữ liệu quá khứ và hiện tại của người cần
gọi vốn hay cần hỗ trợ tài chính là quan trọng trong quá trình xem xét cấp vốn,
hỗ trợ tài chính có tính phí.
– Hình thức chia sẻ nguồn lực, tìm lao động (ví dụ, TaskRabbit, housecare, Okiaf,
Wiido,...) là mô hình giúp kết nối giữa người cần người giúp việc, lao động và
người có đủ kỹ năng, sức khỏe phù hợp trao đổi giao dịch. Các ứng dụng này
hiện nay khá phổ biến được nhiều người biết đến. Chi phí tìm kiếm và dịch vụ
có giá phù hợp và thanh toán trực tuyến khi bên cần việc kết thúc công việc
được yêu cầu.
Các hình thức mô hình kinh tế chia sẻ vừa đề cập hiện nay đang dần phổ biến ở
nhiều nước trên thế giới. Các hình thức kinh tế chia sẻ này có đặc điểm chung là đều dựa
vào các thuật toán, tạo ứng dụng trên nền tảng internet kết nối dữ liệu lớn để mọi người
có thể trở thành thành viên, sẵn sàng chia sẻ thông tin và thực hiện giao dịch thành công.
Chi phí để thực hiện các giao dịch này thường là thấp hơn nhiều so với những dịch vụ
thông thường. Bên cạnh đó, sự tiện lợi của công nghệ cũng giúp các đối tượng gặp nhau
với chi phí thấp, thuận tiện, nhanh chóng và đơn giản nhất có thể. Chính vì vậy, kinh tế
chia sẻ là hình thức tiết kiệm kinh tế, hạn chế sử dụng tài nguyên, nguồn lực góp phần
bảo vệ môi trường và là mô hình tiềm năng đầy triển vọng trong điều kiện cách mạng
công nghiệp 4.0 định hướng phát triển xanh, bền vững.

4. KẾT LUẬN
Mô hình kinh tế chia sẻ là một mô hình phù hợp với phương châm phát triển xanh,
bền vững, phù hợp với mong muốn của đại bộ phận công chúng nên tiềm năng là rất
lớn. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi thì cũng có những thách thức, rào cản trong
quá trình thực hiện đặc biệt là việc quản lý chúng. Đôi khi các mô hình kinh tế chia sẻ
phát triển cùng tốc độ phát triển khoa học công nghệ như vũ bão mà các điều luật, chế
tài chưa thể bao phủ nên cũng có thể là một thách thức rất lớn trong đầu tư, vận hành.
Dù thế nào đi nữa thì mô hình kinh tế chia sẻ vẫn là mô hình đáng xem xét trong sự phù
hợp với điều kiện kinh doanh trong thời đại mới.
6 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Tài liệu tham khảo


Belk, R. (2014). You are what you can access: sharing and collaborative consumption
online. Journal of Business Research.
Botsman, R., & Rogers, R. (2010). What’s Mine Is Yours: The Rise of Collaborative Consumption.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2019). Báo cáo xây dựng Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ, năm
2019.
Dredge, D., & Gyimóthy, S. (2015). The Sharing Economy  Lưu trữ  2013-07-11 tại  Wayback
Machine, PwC.
Martin, C.J., R. (2016). The sharing economy: a pathway to sustainability or a nightmarish form
of neoliberal capitalism?
Reisch, L., Thogersen J. (2015). Handbook of Research on Sustainable Consumption.  Edward
Elgar Publishing.
Schor, J.B., Fitzmaurice, C.J. (2015). Collaborating and Connecting: The emergence of the sharing
economy.
Thủ tướng Chính phủ (2017). Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Thủ
tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự
2030 vì sự phát triển bền vững.
Thủ tướng Chính phủ (2019). Quyết định số Quyết định số 999/QĐ-TTg ngày 12 tháng 8 năm
2019 của Thủ tướng Chính phủ Chương phê duyệt Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ
tại Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ (2020). Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2020 của Thủ
tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền
vững giai đoạn 2021-2030.
Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-
2030, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 7

NHỮNG THÁCH THỨC TRONG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC


MARKETING DU LỊCH 4.0 TRÊN NỀN TẢNG ONLINE
ThS Hoàng Thị Vân*
ThS Nguyễn Thị Bích Duyên**

Tóm tắt
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra trên toàn thế giới đã và đang thay đổi sâu sắc
cách mọi người sống, làm việc, du lịch và giải trí, họ đang chuyển đổi và định hình lại ngành
du lịch. Mô hình du lịch 4.0 ra đời chính là kết quả tất yếu của sự phát triển chung của xã hội.
Cùng với sự phát triển của mô hình mới, các doanh nghiệp, các nhà quản lý du lịch cũng cần
phải thay đổi các chiến lược, kế hoạch marketing sản phẩm tương ứng phù hợp. Bài viết phân
tích thực tiễn phát triển ngành du lịch thế giới nói chung và mô hình du lịch 4.0 nói riêng, từ
đó chỉ ra những bài toán trong việc xây dựng chiến lược marketing sản phẩm mà cách doanh
nghiệp du lịch cần dành thời gian giải quyết trong quá trình chuyển đổi mô hình kinh doanh.

Từ khóa: Du lịch thế giới, du lịch 4.0, số hóa, chiến lược, quảng bá.

GIỚI THIỆU
Sự phát triển và ứng dụng của công nghệ kỹ thuật số đang thay đổi sâu sắc cách
mọi người sống, làm việc, du lịch và kinh doanh, và trong quá trình này, họ đang chuyển
đổi và định hình lại ngành du lịch. Phạm vi và sự tiếp nhận của công nghệ kỹ thuật số
khác nhau giữa các quốc gia, các lĩnh vực, tổ chức và địa điểm. Các cơ hội và rào cản
tạo ra một sân chơi không đồng đều, càng trở nên trầm trọng hơn do khoảng cách ngày
càng lớn giữa các doanh nghiệp du lịch định hướng công nghệ và kết nối toàn cầu, và
các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ truyền thống thường có đặc điểm là hoạt động kinh
doanh công nghệ thấp. Cho đến nay, nhiều sự chú ý tập trung vào tiếp thị kỹ thuật số
và thương mại điện tử như một cách tiếp cận thị trường mới, thu hút khách hàng và
xây dựng thương hiệu. Các công nghệ nâng cao năng suất nhìn chung nhận được sự
chú ý thấp trong ngành du lịch, trong khi các công nghệ đổi mới đang tạo ra, tùy chỉnh
và cung cấp theo những cách mới lạ hơn, các sản phẩm du khách mới, dịch vụ và trải
nghiệm. Do đó, chuyển đổi kỹ thuật số đang thúc đẩy du lịch theo những hướng mới

*
Khoa Kinh tế Tài nguyên và Môi trường – Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TPHCM
htvan@hcmunre.edu.vn
**
Khoa Kinh tế Tài nguyên và Môi trường – Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TPHCM
ntbduyen@hcmunre.edu.vn
8 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

và thường không thể đoán trước. Công nghệ kỹ thuật số có ý nghĩa quan trọng đối với
các doanh nghiệp du lịch ở mọi quy mô, đối với cấu trúc và hoạt động của chuỗi giá trị
và đối với toàn ngành du lịch. Sự hình thành và phát triển của mô hình du lịch 4.0 trên
thế giới đã thúc đẩy các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch và lữ hành thay đổi
các chiến lược kinh doanh, bắt kịp với xu thế phát triển chung của xã hội. Quá trình này
cũng đặt ra cho các doanh nghiệp nhiều bài toán liên quan đến việc xây dựng sản phẩm
và chiến lược quảng bá sản phẩm tương ứng.

1. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM


1.1. Thực trạng phát triển ngành du lịch trên thế giới
Năm 2020, đại dịch SARS-CoV-2 đã kéo lùi ngành du lịch thế giới quay lại cột mốc
của năm 1990 với tổng lượng khách du lịch du lịch thế giới sụt giảm 73% so với cùng
kì năm 2019 theo số liệu thống kê của UNWTO tính đến hết năm 2020. Tỉ lệ này đồng
nghĩa với sự sụt giảm hơn 1 tỉ lượt khách quốc tế tới các điểm đến trên thế giới, tương
ứng với việc ngành du lịch thế giới thất thu hơn 1,1 nghìn tỉ đô la Mỹ (USD) tổng thu
từ lượng khách quốc tế. Con số này cao gấp hơn 10 lần so với tổn thất mà ngành du lịch
thế giới đã phải hứng chịu do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2009
(UNWTO, International tourism highlights, 2008-2021).
Kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2009, ngành du lịch thế giới đã
có 10 năm tăng trưởng liên tục, đạt đến con số ấn tượng năm 2019 với 1.460 triệu lượt
khách du lịch quốc tế mang lại doanh thu 1.481 tỉ USD. Ngành du lịch trở thành một
trong những ngành kinh tế lớn nhất và có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới
(UNWTO, International tourism highlights, 2008-2021).

160 160
0 0
140 140
0 0

120 120
0 0

100 100
0 0
2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
2019 2020 2021

Lượng khách Doanh thu từ khách

Hình 1: Sơ đồ tổng lượng khách quốc tế và doanh thu từ khách quốc tế


giai đoạn 2009-2021
Nguồn: UNWTO, International tourism highlights, 2008-2021
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 9

Theo Phong vũ biểu năm 2022 của UNWTO, sự gia tăng tỉ lệ tiêm chủng vắc xin
kết hợp với sự nới lỏng các hạn chế đi lại đã và đang giúp giải phóng nhu cầu du lịch
đang bị dồn nén. Du lịch thế giới phục hồi vừa phải trong nửa cuối năm 2021, với lượng
khách quốc tế đến giảm 62% trong cả quý 3 và quý 4 so với mức trước đại dịch (2019).
Theo số liệu thống kê sơ bộ, lượng khách quốc tế đến trong tháng 12/2021 thấp hơn 65%
so với cùng kì năm 2019. Những tác động của các biến thể Omicron vẫn chưa có tác
động rõ ràng tới sự tăng trưởng của ngành du lịch toàn cầu (UNWTO, World Tourism
Barometer, 2022).
Đối với du lịch Việt Nam, từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, các chỉ tiêu phát
triển liên tục sụt giảm nghiêm trọng. Năm 2020, từ cuối tháng 3, Việt Nam dừng đón
khách quốc tế nên lượng khách giảm 80% so với năm 2019, chỉ đạt 3,7 triệu lượt; khách
du lịch nội địa giảm 34% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 56 triệu lượt; tổng thu từ khách
du lịch giảm 59% so với năm 2019, đạt 312.200 tỷ đồng. Năm 2021 là năm thứ hai du
lịch tiếp tục chịu ảnh hưởng thiệt hại, các chỉ tiêu phát triển du lịch tiếp tục giảm mạnh.
Trong 10 tháng đầu năm, khách du lịch quốc tế chưa đón, khách du lịch nội địa tiếp tục
giảm 42,5% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 32,25 triệu lượt; tổng thu từ khách du lịch ước
tính giảm 45,42% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 138.150 tỷ đồng. Ước tính cả năm 2021,
lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là 14.900 lượt; lượng khách du lịch nội địa đạt
40 triệu lượt; tổng thu từ khách du lịch đạt 180.000 tỷ đồng (GSO, 2020-2021).

2. DU LỊCH 4.0 – XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TẤT YẾU NGÀNH DU LỊCH


HIỆN NAY
a. Xu hướng phát triển du lịch 4.0 trên thế giới
Phát triển du lịch thông minh là xu hướng tất yếu trong thời đại cách mạng công
nghiệp lần thứ tư (cách mạng công nghiệp 4.0), khi những thành tựu khoa học và công
nghệ hiện đại được ứng dụng mạnh mẽ vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó
có du lịch. Vậy “Du lịch 4.0” nghĩa là gì?
Trong tiếng Anh, thuật ngữ “Du lịch 4.0” được gọi là “Tourism 4.0” – được hiểu là
du lịch trong thời đại công nghiệp 4.0. Du lịch 4.0 là phát triển du lịch một cách thông
minh với sự hỗ trợ của công nghệ số, để tạo ra và cung cấp các dịch vụ thuận tiện nhất
cho khách du lịch và làm du khách hài lòng. Du lịch 4.0 là kỷ nguyên ứng dụng kỹ thuật
số, công nghệ thực tế ảo, blockchain, công nghệ trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật, dữ liệu
lớn và rô bốt thế hệ mới vào ngành công nghiệp du lịch. Khách du lịch thời 4.0 dễ dàng
có thông tin liên lạc cụ thể về tất cả các khía cạnh của hành trình du lịch thông qua bất
kỳ thiết bị nào mà họ lựa chọn, bao gồm cả thiết bị di động, thiết bị đeo tay hoặc thiết bị
nào đó chưa xuất hiện trên thị trường.
10 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Thêm vào đó, xu hướng tiêu dùng của khách du lịch cũng thay đổi từ thanh toán
tiền mặt sang thanh toán thẻ, chuyển khoản, thanh toán qua ứng dụng trên điện thoại
thông minh. Sự bùng nổ các dịch vụ đặt vé máy bay, khách sạn, hành trình du lịch thông
qua các ứng dụng thông minh là một sự thay đổi đáng kể về hành vi tiêu dùng trong thị
trường du lịch.
b. Cơ hội phát triển du lịch 4.0 tại Việt Nam
Tại Việt Nam, du lịch 4.0 còn được hiểu là du lịch thông minh - là du lịch có sự kết
hợp của yếu tố công nghệ. Theo TS Lê Quang Đăng – Viện Nghiên cứu Du lịch (Đăng,
2019), du lịch thông minh là du lịch được phát triển trên nền tảng ứng dụng những
thành tựu của khoa học và công nghệ hiện đại, nó không cụ thể cho mỗi hoạt động
du lịch, mỗi loại hình du lịch, mỗi sản phẩm du lịch… Ở đâu, khi nào có sự ứng dụng
những thành tựu của khoa học và công nghệ hiện đại vào du lịch thì ở đó, khi đó có du
lịch thông minh. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ứng dụng công nghệ, làm tăng
hiệu quả cho công tác quản lý, hình thành “quản lý du lịch thông minh”; doanh nghiệp
ứng dụng công nghệ, làm tăng tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh, hình thành
“doanh nghiệp du lịch thông minh”; khách du lịch ứng dụng công nghệ hỗ trợ cho các
hoạt động du lịch, hình thành “khách du lịch thông minh”; điểm đến du lịch ứng dụng
công nghệ tiên tiến, hình thành “điểm đến du lịch thông minh”; và tương tự với “đô thị
du lịch thông minh”, “khu du lịch thông minh”,… Mức độ “thông minh” ở đây lệ thuộc
vào quy mô, tính chất và trình độ công nghệ được ứng dụng.
Trong thời đại công nghệ số, việc hỗ trợ cung cấp thông tin du lịch có ý nghĩa quan
trọng không chỉ đối với công tác quảng bá hình ảnh du lịch của Việt Nam mà còn có ý
nghĩa quan trọng đối với khách du lịch, doanh nghiệp và cộng đồng. Hình thức cung cấp
thông tin du lịch phổ biến nhất hiện nay là thông qua các hệ thống website, cổng thông
tin, trang thông tin điện tử, báo điện tử. Tại Việt Nam hiện nay, có thể nói 100% các cơ
quan quản lý du lịch, các nhà cung cấp dịch vụ du lịch, các đơn vị kinh doanh lữ hành
đều đã có website riêng thể hiện đầy đủ thông tin về doanh nghiệp và sản phẩm. Ngày
nay, với sự phát triển của công nghệ lập trình web, cho phép các nhà lập trình thiết kế,
tích hợp nhiều tính năng, tiện ích đa dạng trên nền tảng web hỗ trợ các hoạt động du
lịch như: bản đồ du lịch điện tử, chức năng booking online, thanh toán trực tuyến, tư
vấn trực tuyến, chăm sóc khách hàng trực tuyến, các chức năng quy đổi tiền tệ, dự báo
thời tiết… thậm chí có thể tạo ra sự tương tác trực tiếp của khách du lịch như góp ý,
phản ánh, bình luận về các sự kiện du lịch.
Theo thống kê của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), tỷ lệ khách
du lịch trong nước đặt phòng khách sạn trực tuyến và đặt tour trực tuyến đạt hơn 60%;
tỷ lệ khách du lịch quốc tế sử dụng hai dịch vụ này đạt hơn 75%, trong đó 70% khách
sử dụng các dịch vụ trực tuyến ở độ tuổi dưới 35 (Đăng, 2019). Một khảo sát khác với
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 11

khách du lịch quốc tế đến Việt Nam cho thấy, có tới 71% du khách tham khảo thông tin
điểm đến trên internet; 64% đặt chỗ và mua dịch vụ trực tuyến trong chuyến đi đến Việt
Nam. Các số liệu thống kê cho thấy, khách du lịch sử dụng internet, các tiện ích thông
minh, các thiết thông minh để tìm kiếm thông tin du lịch, tham khảo điểm đến, so sánh
và lựa chọn các dịch vụ du lịch hợp lý, thực hiện các giao dịch mua tour, đặt phòng,
mua vé máy bay, thanh toán trực tuyến… ngày càng có xu hướng gia tăng. Họ đang trực
tiếp trở thành những vị “khách du lịch thông minh” – nhân tố quan trọng của du lịch
thông minh. Đây chính là cơ hội cho du lịch Việt Nam để thúc đẩy và khai thác lĩnh vực
thương mại điện tử, nếu cần thiết chúng ta có thể hướng dẫn thêm cho khách du lịch và
khuyến khích các doanh nghiệp du lịch sử dụng thương mại điện tử trong các giao dịch.
Từ đó, chúng ta có thể bắt kịp với các nước khác trên thế giới.

3. NHỮNG THÁCH THỨC CHO CHIẾN LƯỢC MARKETING DU LỊCH 4.0


Bên cạnh những lợi ích mà nền công nghiệp 4.0 mang lại cho hoạt động quảng bá,
marketing du lịch như giảm chi phí, tăng mức độ tiếp cận thị trường, tăng hiệu quả tiếp
cận khách hàng mục tiêu dựa trên việc phân tích và dự báo thói quen tiêu dùng cá nhân,
các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch cũng như các cơ quan quản lý và quảng bá
du lịch cũng gặp nhiều khó khăn nhất định trong quá trình chuyển đổi. Có thể kể đến
một số vấn đề mà các doanh nghiệp, các nhà quản lý cần giải quyết như:
– Xây dựng chiến lược marketing du lịch quốc gia, đồng bộ từ Trung ương đến
địa phương. Việt Nam là một trong những quốc gia có tiềm năng du lịch rất lớn
nhưng chưa được quy hoạch một cách bài bản, các hoạt động du lịch diễn ra
vẫn mang tính chất tự phát hoặc mang tính cục bộ tại địa phương. Những năm
qua, Việt Nam đã xây dựng và ban hành các chiến lược phát triển du lịch Quốc
gia, tuy nhiên, việc triển khai trong thực tiễn vẫn còn nhiều vướng mắc và chưa
đồng bộ. Với xu hướng du lịch 4.0, Việt Nam cần có sự điều chỉnh về chiến lược
một cách toàn diện, trong đó có các định hướng chiến lược quảng bá du lịch
Quốc gia phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới.
– Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông (ITC)
Để phát triển du lịch trong thời đại 4.0, xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin
là vấn đề cấp thiết hàng đầu, nhờ vào hạ tầng công nghệ thông tin. Công nghệ
thông tin giúp thay đổi hoạt động phân phối trong du lịch, cho phép người
dùng tiết kiệm được thời gian tìm kiếm thông tin, tiếp cận được nhiều sản phẩm
du lịch phù hợp hơn từ đó lựa chọn được những sản phẩm phù hợp nhất.
– Xây dựng hệ thống số hóa cơ sở dữ liệu du lịch (OECD, 2020)
Số hóa không phải là xu hướng mới đối với ngành du lịch. Hiện nay rất nhiều
các đại lý du lịch truyền thống đã được thay thế bởi các đại lý trực tuyến, các sàn
giao dịch, các ứng dụng dịch vụ, mà nổi bật có thể kể đến như hệ thống bán vé
12 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

điện tử của các hãng hàng không, các trang điện tử đặt phòng lớn như booking.
com, agoda.com… Tuy nhiên, để đạt được sự số hóa đồng bộ cho tất cả các lĩnh
vực dịch vụ du lịch thì còn rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết.
Một khía cạnh mà nhiều nước trên thế giới đang tập trung giải quyết, đó là số
hóa điểm đến. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta sẽ cùng xem xét vấn đề
số hóa điểm đến phục vụ cho việc quảng bá du lịch của một địa phương, khu
vực hay quốc gia. Để đạt được hiệu quả marketing, việc số hóa điểm đến cần
đáp ứng được hai tiêu chí: vừa thể hiện được ưu điểm, giá trị của điểm đến, vừa
phải kích thích, khơi gợi, hấp dẫn du khách. Cơ sở dữ liệu của một điểm đến cần
được tích hợp đầy đủ tất cả các dịch vụ du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách
như nghỉ ngơi, ăn uống, tham quan, giải trí, di chuyển… Đây là một công việc
đòi hỏi các nhà cung cấp dịch vụ du lịch cần dành nhiều thời gian và tâm huyết
để có thể đề xuất ý tưởng và hợp tác trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu chung
phục vụ cho sự phát triển của địa phương. Đồng thời, trong quá trình đó, các
doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch cần phải có sự điều chỉnh trong chiến
lược xây dựng và bán sản phẩm, khi khách hàng có thể dễ dàng tìm hiểu và so
sánh về chất lượng và giá cả dịch vụ tại mỗi điểm đến từ nhiều nhà cung cấp
khác nhau. Việc xây dựng được chiến lược quảng bá giúp sản phẩm trở nên nổi
bật và thu hút khách hàng trong khi vẫn đảm bảo tính chính xác và phù hợp với
các tiêu chuẩn, quy định là bài toán ưu tiên hàng đầu mà các doanh nghiệp cần
phải giải quyết trong thời đại ngày nay.
Số hóa đang mang lại cơ hội chưa từng có cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch
vụ du lịch vừa và nhỏ du lịch tiếp cận thị trường mới, phát triển các sản phẩm và
dịch vụ du lịch mới, áp dụng các mô hình và quy trình kinh doanh mới, nâng cao
vị thế của họ trong chuỗi giá trị du lịch toàn cầu và tích hợp vào hệ sinh thái kỹ
thuật số. Số hóa mang lại những lợi ích tiềm năng đáng kể cho họ, giúp họ giải
phóng thời gian và nguồn lực để tập trung vào các nhiệm vụ chiến lược và tăng
năng lực để phát triển các mô hình kinh doanh mới, thâm nhập thị trường mới
hoặc quốc tế hóa hoạt động. Các doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ không đầu tư
vào số hóa của họ sẽ không tồn tại, chứ chưa nói đến phát triển mạnh trong tương
lai. Các điểm đến, doanh nghiệp và lĩnh vực du lịch rộng lớn hơn sẽ cần phải tiếp
nhận đầy đủ các công nghệ mới này để duy trì tính cạnh tranh và tận dụng tiềm
năng đổi mới, năng suất và tạo ra giá trị. Các nhà hoạch định chính sách có vai
trò quan trọng để giúp các doanh nghiệp du lịch thuộc mọi quy mô, bao gồm cả
các doanh nghiệp truyền thống hơn và nhỏ nhất, tham gia vào cuộc cách mạng kỹ
thuật số và phát triển mạnh mẽ để đáp ứng với những công nghệ chuyển đổi mô
hình này.
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 13

– Xây dựng sự tin tưởng cho khách hàng, gia tăng chất lượng trải nghiệm dịch vụ
trực tuyến
Với bất kì mô hình kinh doanh du lịch nào, xây dựng niềm tin cho khách hàng
cũng là yếu tố tiên quyết. Sự tin tưởng của khách hàng được thể hiện qua nhiều
mặt, trong đó nổi bật là sự tin tưởng rằng tiền của họ sẽ được chi tiêu tốt, tin
tưởng rằng họ sẽ nhận được các giá trị tương xứng với thời gian và chi phí họ bỏ
ra, tin tưởng rằng bạn sẽ mang lại những trải nghiệm du lịch họ mong muốn.
Theo nghiên cứu của Neilsen’s – Global Trust in Advertising – Australia, hai
hình thức quảng cáo đáng tin cậy nhất đối với những người được khảo sát là
sự giới thiệu từ người quen biết và qua ý kiến người tiêu dùng được đăng trực
tuyến (Nielsen, 2015).
Trong thời đại ngày nay, khi mà chỉ với một chiếc điện thoại có kết nối mạng,
bất kì ai cũng có thể trở thành những “travel blogger” cung cấp thông tin, nhận
xét về một dịch vụ, một điểm đến hoàn toàn dựa trên cảm nhận chủ quan và
trải nghiệm của bản thân. Mặt tích cực của việc này đó là một dịch vụ, một điểm
đến sẽ được biết đến nhiều hơn, thậm chí có hiệu quả cao hơn so với các chiến
lược quảng bá của doanh nghiệp và địa phương. Nhưng ngược lại, những hành
động đó đã tạo nên ma trận thông tin trên mạng, kết hợp với hiệu ứng đám
đông sẽ mang đến những ảnh hưởng tiêu cực nhất định đối với doanh nghiệp
và địa phương. Bài toán đặt ra cho các nhà cung cấp dịch vụ du lịch đó là phải
nhanh nhạy trong việc theo dõi thị trường, xử lý sự cố. Các chiến lược quảng bá
sản phẩm cần được xây dựng bởi các chiến lược gia có sự nhạy cảm cao với thị
trường và xã hội. Những sản phẩm quảng bá vừa phải đáp ứng yêu cầu làm nổi
bật sản phẩm, gây ấn tượng với khách hàng mục tiêu, vừa phải đảm bảo hạn chế
tối đa việc gây ra những tranh cãi trái chiều không đáng có liên quan đến các giá
trị văn hóa, lịch sử, xã hội.
– Việc gia tăng trải nghiệm khách hàng là một phần rất quan trọng trong việc gia
tăng tỷ lệ quay lại của khách hàng.
Theo bà Đặng Thúy Hà, Giám đốc khách hàng, NielsenIQ Việt Nam cũng chia
sẻ kết quả khảo sát cho thấy, hiện có 3 yếu tố khách hàng quan tâm nhất khi đi
du lịch là trải nghiệm được cá nhân hóa (82%), tiêu chuẩn an toàn cao (81%),
sự riêng tư (58%). Hiện tại xu hướng Game hóa du lịch là một trong những xu
hướng đang rất được quan tâm. Game hóa là việc ứng dụng các thành phần
của game (kỹ thuật, cách thức, luật chơi và những yếu tố khác,…) vào một hoạt
động bất kỳ với mục đích tạo động lực và hứng thú cho người dùng, thay đổi
nhận thức và khuyến khích họ chủ động tham gia tích cực hơn vào các hoạt
động tương tự trong tương lai.
14 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

– Đẩy mạnh quảng bá du lịch quốc tế, xây dựng các chuyên trang quảng bá du lịch
cho người nước ngoài.
Để phát triển du lịch Quốc gia, không thể thiếu các chiến lược tăng cường
hợp tác du lịch quốc tế, sử dụng các nền tảng quốc tế để quảng bá du lịch Việt
Nam. Các chuyên trang du lịch dành cho người nước ngoài là công cụ thể hiện
sự chuyên nghiệp của du lịch Việt Nam. Khách du lịch quốc tế sẽ được cung
cấp đầy đủ những thông tin cần thiết thúc đẩy sự sẵn sàng cho các chuyến đi
tới Việt Nam.

4. KẾT LUẬN
Với hơn một tỉ người đi du lịch hàng năm, mỗi một sự thay đổi nhỏ trong lĩnh vực
này cũng có tác động to lớn đến toàn xã hội. Mô hình du lịch 4.0 mới được xây dựng dựa
trên các tiến bộ công nghệ từ công nghiệp 4.0 có thể định hướng con đường chuyển đổi
không chỉ trong lĩnh vực du lịch mà còn là động lực cho sự phát triển tiếp theo của nhiều
ngành nghề, lĩnh vực khác. Trong quá trình đó, sự thay đổi của các nhà cung cấp dịch
vụ du lịch chính là yếu tố đầu tiên, mang tính quyết định tới sự phát triển chung của mô
hình. Sự chuyển đổi trong chiến lược xây dựng và bán sản phẩm là bước đi cần thiết và
quan trọng trong quá trình chuyển đổi này, tác động trực tiếp đến tương lai của mô hình
du lịch mới. Những giải pháp mà các chuyên gia truyền thông và tiếp thị đề xuất để giải
quyết các bài toán được đặt ra sẽ quyết định con đường phát triển của doanh nghiệp, của
địa phương và của cả mô hình du lịch thời đại mới – du lịch 4.0.

Tài liệu tham khảo


Đăng, L. (2019). Cách mạng công nghiệp 4.0 và tiến trình phát triển du lịch thông minh tại Việt
Nam. http://itdr.org.vn/nghien_cuu/cach-mang-cong-nghiep-4-0-va-tien-trinh-phat-
trien-du-lich-thong-minh-tai-viet-nam/
GSO (2020-2021). Thống kê du lịch.
Kotler & Keller (2012). Marketing Management, (14th Edition).
Lock, S. (2020). Global tourism industry - statistics & facts. https://www.statista.com/topics/962/
global-tourism/
Nielsen (2015). Global Trust in Advertising report. https://www.nielsen.com/ssa/en/insights/
report/2015/global-trust-in-advertising-2015/
OECD (2020). OECD Tourism Trends and Policies 2020. doi:10.1787/20767773 UNWTO.
(2008 - 2021). International tourism highlights.
UNWTO (2021). International tourism highlights.
UNWTO (2022). World Tourism Barometer, 20(2).
WTTC (2020). Economic Impact Reports.
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 15

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH ỨNG PHÓ


VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA VIỆT NAM THEO CHIẾN LƯỢC
TĂNG TRƯỞNG XANH THÔNG QUA PHƯƠNG PHÁP
PHÂN PHỐI TRỄ TỰ HỒI QUY
(Autoregressive Distributed Lag – ARDL)
PGS.TS Le Hoang Nghiem*
ThS Dang Bac Hai*, **
ThS Tran Thi Diem Nga*
ThS Su Thi Oanh Hoa*1

Tóm tắt
Là quốc gia dễ bị tác động bởi biến đổi khí hậu, Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách
nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu trong khi vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Bài nghiên cứu đánh giá hiệu quả của các chính sách theo Chiến lược Quốc gia về Tăng
trưởng Xanh (VGGS) của Việt Nam bằng cách xem xét tác động của các yếu tố kinh tế
và năng lượng trong nỗ lực kiểm soát phát thải CO2. Sử dụng phương pháp phân phối
trễ tự hồi quy (ARDL), mô hình nghiên cứu bao gồm hồi quy giữa lượng khí thải CO2
và các yếu tố kinh tế GDP, FDI, nguồn tiêu thụ năng lượng đã được thu thập trong giai
đoạn 1985-2018. Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố kinh tế FDI là một yếu tố quan
trọng giúp giảm thiểu phát thải CO2 trong giai đoạn này. Ngoài ra, yếu tố năng lượng có
sự tác động khác nhau đến sự phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính dựa vào nguồn năng
lượng sử dụng. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố kinh tế và tiêu thụ năng lượng
tái tạo giúp giảm lượng khí thải về lâu dài cho Việt Nam, điều này ngụ ý thành công ban
đầu của các chính sách tăng trưởng xanh đặc biệt là chính sách năng lượng trong việc
tăng tỷ trọng nguồn năng lượng tái tạo của Việt Nam.
Từ khóa: Chính sách biến đổi khí hậu, tiêu thụ năng lượng, GDP và FDI.

*
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TPHCM.
**
Trường Đại học Mở TPHCM.
*1
stohoa@hcmunre.edu.vn
16 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

1. GIỚI THIỆU
Sau nhiều năm tương đối ổn định, khí hậu Trái đất dần thay đổi (McKinsey, 2020).
Sự gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu đã dẫn đến các hiện tượng thời tiết cực đoan
và mực nước biển dâng cao, điều này gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế - xã hội. Các nhà
khoa học đã đưa ra nhiều bằng chứng thuyết phục về nguyên nhân gây ra biến đổi khí
hậu là do con người phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính vào khí quyển. Tại Việt Nam,
những năm qua quốc gia đã đạt được sự phát triển kinh tế nổi bật kể từ sau cuộc cải cách
năm 1986, tuy nhiên song song với phát triển kinh tế ấn tượng, mức phát thải CO2 cũng
tăng lên nhanh chóng. Theo Audinet và cộng sự (2016), cường độ phát thải Cacbon của
Việt Nam hiện ở mức gần gấp ba lần mức trung bình của thế giới và nếu Việt Nam tiếp
tục phát thải ở tốc độ hiện tại, dự báo tổng lượng phát thải sẽ tăng lên 495 triệu tấn CO2
vào năm 2030.
Là một quốc gia có đường bờ biển dài và dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu,
cho đến nay, Chính phủ Việt Nam đã tham gia nhiều tổ chức quốc tế và ban hành
nhiều chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu. Việt Nam đã thể hiện vai trò tích cực
của mình trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu bằng cách chủ động thực hiện trách
nhiệm giảm thiểu CO2 thông qua các chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, chính
sách ứng phó với biến đổi khí hậu đồng thời tham vấn và kêu gọi giúp đỡ từ các tổ chức
quốc tế (Anne Zimmer, 2015). Năm 2012, Việt Nam đã ban hành Chiến lược quốc gia về
tăng trưởng xanh (VGGS) nhằm mục đích tái cơ cấu nền kinh tế để đạt được mức tăng
trưởng các-bon thấp. VGGS đã cam kết giảm mục tiêu cường độ GHG bằng các nguồn
lực quốc gia và sự hỗ trợ của quốc tế. Chính sách tác động đến tất cả các bộ ngành, cơ
quan nhà nước và chính quyền, yêu cầu xây dựng một kế hoạch hành động để đạt được
mục tiêu trên (VGGS, 2012). Sau gần 10 năm, các chính sách đã đạt được một số thành
tựu (VPCP, 2019). Tuy nhiên việc đánh giá tổng thể về hiệu quả của các chính sách vẫn
còn thiếu sót. Nghiên cứu nhằm nỗ lực đánh giá tổng quan hiệu quả của các chính sách
trong nỗ lực giảm thiểu phát thải khí CO2 thông qua các yếu tố kinh tế, năng lượng.

2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Tại các nước phát triển, tăng trưởng kinh tế thường dẫn đến suy thoái môi trường
(Beckerman, 1992). Tuy nhiên, theo cách tiếp cận phát triển bền vững, chúng ta có thể
đạt được cả tăng trưởng kinh tế và môi trường bền vững. Dựa trên thực nghiệm của
đường cong Kuznet (1955), các nhà kinh tế đã giả định rằng tăng trưởng kinh tế thay vì
là mối đe dọa đối với môi trường, nó sẽ là giải pháp cuối cùng để cải thiện môi trường
(IBRD, 1992). Thông qua thực nghiệm, đường cong Kuznets Môi trường (EKC) là một
hình chữ U ngược giữa chất lượng môi trường và thu nhập bình quân đầu người. Trong
giai đoạn đầu của tăng trưởng kinh tế, suy thoái và ô nhiễm môi trường sẽ gia tăng,
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 17

nhưng tại đỉnh đường cong, xu hướng sẽ đảo ngược. Vì vậy, khi mức thu nhập tăng cao,
tăng trưởng kinh tế sẽ giúp cải thiện chất lượng môi trường (Stern, 2004). Do đó, tăng
trưởng kinh tế là con đường duy nhất để chất lượng môi trường được duy trì hoặc cải
thiện. Và con đường để các nước đang phát triển hướng tới phát triển bền vững là theo
đuổi nền kinh tế xanh (UNEP, 2011).
Nền kinh tế xanh hay nền kinh tế các-bon thấp trong chiến lược quốc gia về tăng
trưởng xanh (VGGS, 2012) Việt Nam tập trung vào ba định hướng chiến lược chính
là giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực năng lượng, xanh hóa sản xuất trong cả
nhà máy và nông nghiệp, xanh hóa lối sống và tiêu dùng. Chiến lược tăng trưởng xanh
mang lại những thách thức đặc biệt giai đoạn hiện nay hậu Covid còn nhiều khó khăn
nhưng đồng thời cũng mang lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp nước ta trong xu thế cả
thế giới tiến đến trung hòa Cacbon trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Dựa trên
định hướng của VGGS (2012), các yếu tố về kinh tế cụ thể là GDP; FDI và năng lượng
sẽ được đưa vào mô hình để đánh giá hiệu quả của các chính sách phát triển đồng thời
giảm phát thải CO2.
Thứ nhất, mối quan hệ giữa phát thải CO2 và các yếu tố kinh tế như GDP đã thu
hút nhiều nhà nghiên cứu trong các năm qua. Nhìn chung, trong mô hình hồi quy tuyến
tính, GDP thường dẫn đến tăng phát thải CO2, đường cong Kuznets thường được kiểm
tra bằng hồi quy bậc hai. Kết quả về tính hợp lệ của EKC còn nhiều tranh cãi, một số
quốc gia cho thấy mối quan hệ Kuznet, hình chữ U ngược giữa phát thải chất ô nhiễm
với thu nhập trong khi mối quan hệ này không tồn tại ở một số nước khác (Stern, 2004;
Dinda & Coondoo, 2006; Mrabet & Alsamara, 2017; Saboori & Sulaiman, 2013; Shahbaz
và cộng sự, 2019).
Thứ hai, yếu tố FDI đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của các nước
trên thế giới. Đặc biệt đối với Việt Nam, FDI đã đóng một vai trò rất quan trọng trong
thông qua việc thu hút vốn, nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, chuyển giao
công nghệ tiên tiến và khuyến khích đổi mới quy trình và sản phẩm (Hoàng & Dương,
2018). Tuy nhiên, mối liên hệ giữa FDI – phát thải môi trường đã trở thành một chủ đề
gây tranh cãi: liệu dòng vốn FDI có thể mang lại những tác động tiêu cực tốn kém hay
mang lại những tác động tích cực cho xã hội? Tang và Tan (2015) đã phát hiện ra rằng
FDI là yếu tố chính quyết định sự gia tăng phát thải CO2 ở Việt Nam trong giai đoạn
1976-2009. Cuộc tranh luận về tác động của FDI đối với môi trường ở các nước đang
phát triển đã tạo ra các giả thuyết đối lập nhằm hỗ trợ cho các lập luận. Giả thuyết về
thiên đường ô nhiễm (Pollution Haven Hypothesis – PHH) được đưa ra để giải thích sự
gia tăng FDI sẽ làm xấu đi môi trường của nước chủ nhà do các ngành công nghiệp gây
ô nhiễm ở các nước phát triển sẽ có xu hướng chuyển sang các nước đang phát triển để
giảm bớt các quy định về môi trường và áp lực xã hội. Giả thuyết này ủng hộ lập luận
18 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

rằng việc giảm phát thải ở nhiều nước phát triển một phần là do việc chuyển dịch các
hoạt động gây ô nhiễm sang các nước đang phát triển (Kearsley & Riddel, 2010). Mặc dù
các lý thuyết bị chi phối bởi quan điểm này của FDI là bất lợi đối với môi trường, nhưng
FDI đồng thời cũng có thể đóng góp giúp môi trường tốt hơn (Zarsky, 1999). Nghiên
cứu của Zhu, Duan, Guo và Yu (2016) cho rằng, các công ty nước ngoài nhạy cảm hơn
với môi trường do đó họ sử dụng các phương pháp thực hành sản xuất tốt hơn đồng thời
sử dụng công nghệ tiên tiến có lợi cho môi trường so với các đối tác trong nước, điều
được giải thích bởi giả thuyết Cải thiện ô nhiễm (Pollution halo hypothesis). Việc thu
hút FDI có thể dẫn tới các kết quả khác nhau ở các quốc gia là do việc chọn lọc nguồn
vốn FDI vào quốc gia mình trong đó có cân nhắc các chi phí môi trường tiềm ẩn liên
quan đến phát triển kinh tế.
Cuối cùng, tiêu thụ năng lượng là yếu tố chính dẫn đến phát thải CO2 ở Việt Nam
vì quốc gia này chủ yếu dựa vào nhiên liệu hóa thạch như dầu, khí đốt và than để làm
năng lượng. Nó giải phóng khí CO2 và các khí nhà kính khác, khiến chúng trở thành
nguyên nhân chính gây ra sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu. Nhiều nghiên cứu
thực nghiệm cho thấy việc gia tăng khí gây hiệu ứng nhà kính do việc tiêu thụ năng lượng
tăng cao (Ben Jebli, Ben Youssef, & Ozturk, 2015a; Kasman & Duman, 2015; Shahbaz,
Mahalik, Shah, & Sato, 2016). Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây còn cho thấy khả năng
giảm lượng khí thải CO2 thông qua tiêu thụ năng lượng tái tạo (Dogan & Seker, 2016;
Dong, Sun, Jiang, & Zeng, 2018; Saudi, Sinaga, & Jabarullah, 2019). Những tiến bộ về
sử dụng hiệu quả năng lượng cùng với sự phát triển của các nguồn năng lượng xanh
thay thế được công nhận là cách thức giúp đạt hiệu quả cao để rút ngắn sự suy giảm
về chất lượng môi trường và đạt được tăng trưởng bền vững (Saudi và cộng sự, 2019).
Bài nghiên cứu này sẽ kiểm tra hai mô hình với sự khác biệt của các nguồn năng lượng
không tái tạo và tái tạo để có thể so sánh nhằm đạt được sự hiểu biết toàn diện về các
chính sách năng lượng song song với các chính sách về phát triển kinh tế.

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. Dữ liệu và mô hình nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm điều tra lượng khí thải carbon dioxide (CO2), đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) hàng năm, tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (GDP) hàng
năm, tiêu thụ năng lượng từ dầu (OIL), tổng năng lượng tiêu thụ không thể tái tạo gồm
dầu, khí đốt và than (NONRE) và năng lượng tái tạo hydro(RE). Dữ liệu lấy giai đoạn
từ năm 1985 đến năm 2018 và được thu thập từ nhiều nguồn. Các biến nghiên cứu bao
gồm lượng phát thải CO2 được đo bằng lượng khí thải bình quân đầu người và được
lấy từ trang Knoema; giá trị GDP và FDI, tính bằng USD không đổi) từ Hội nghị Liên
Hợp quốc về Thương mại và Phát triển; OIL, NONRE và RE, được đo bằng terawatt-
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 19

giờ (TWh) mỗi năm, nguồn từ Global Change Data Lab of Oxford university của Our
World in Data.
Nghiên cứu tập trung phân tích các tác động ngắn hạn và dài hạn của tăng trưởng
kinh tế và tác động của lượng năng lượng tiêu thụ đối với phát thải CO2. Tất cả các biến
được chuyển đổi sang dạng logarit tự nhiên của chúng để đạt được bằng chứng thực
nghiệm nhất quán. Các mô hình được trình bày như sau:

ln CO
= 2t β 0+ β 1ln GDPt + β 2ln FDI t + β 3ln OILt + β 4ln REt + ε t
ln CO
=2t β 0+ β 1ln GDPt + β 2ln FDI t + β 3ln NONREt + β 4ln REt + ε t

Trong đó t và ε biểu thị thời gian và sai số.


3.2. Phương pháp nghiên cứu
Để kiểm tra vai trò của việc tiêu thụ năng lượng tái tạo và năng lượng không thể
tái tạo, nghiên cứu đã áp dụng phương pháp Phân phối trễ tự hồi quy (Autoregressive-
distributed lag_ARDL) nhằm phân tích mối quan hệ dài hạn (còn được gọi là kiểm
tra giới hạn). Theo Pesaran và cộng sự (2001), phương pháp ARDL cho phép các biến
có thể có tính dừng ở các bậc (I (0)) hoặc bậc (I (1)). Vì sự tiện ích này, phương pháp
ARDL đã được sử dụng trong nhiều nghiên cứu và trong nghiên cứu hiện tại (Bölük
& Mert, 2015).

4. KẾT QUẢ
4.1. Thống kê mô tả và kiểm tra tính dừng
Nghiên cứu trình bày tóm tắt của tất cả các biến trong Bảng 1 và Hình 1 dưới đây.
Bảng 1: Thống kê mô tả
Biến CO2 GDP FDI OIL NONRE RE
Trung bình 1.0593 811.11193 34554.42 124.3351 274.855 24.1121
Độ lệch chuẩn 0.7474 782.3353 41606.92 81.9573 220.8538 22.4584
Giá trị nhỏ nhất 0.2870 78.7743 40.791 23.4367 56.3898 1.384
Giá trị lớn nhất 2.81 2558.956 144991.3 289.0189 784.0884 80.7062

Nhìn chung, Việt Nam thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hàng năm là
34.554,42 USD, tổng sản phẩm nội địa bình quân đầu người là hơn 811 USD. Quốc gia
này đã sử dụng khoảng 124 terrawatt giờ năng lượng dầu, tiêu thụ năng lượng tái tạo
24.1121 terawatt giờ và tiêu thụ năng lượng không thể tái tạo 274.855 terawatt giờ (dầu,
20 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

năng lượng khí đốt tự nhiên và năng lượng than) mỗi năm. Vì vậy, Việt Nam đã phát
thải hơn 1,0593 lượng khí thải carbon vào môi trường.
Hình 1 trình bày các xu hướng của sáu chuỗi thời gian, làm nổi bật xu hướng tăng
của tất cả các biến trong giai đoạn 1985-2018. Bảng 2 trình bày bài kiểm tra tính dừng
cụ thể bằng phương pháp ADF (Augmented Dickey Fuller). Kết quả thể hiện rằng tất cả
các biến đều có tình dừng bậc 1 trong chuỗi thời gian từ năm 1985 đến năm 2018.
Phát thải khí CO2
trên đầu người GDP FDI

Lượng năng lượng tái tạo tiêu Lượng năng lượng không tái tạo tiêu
Dầu (terawatt-hours) thụ (terawatt-hours) thụ (terawatt-hours)

Lưu ý: NONRE dành cho năng lượng dầu, khí đốt tự nhiên và than đá, RE dành cho tiêu thụ năng
lượng tái tạo hydro.
Hình 1: Xu hướng theo thời gian của các biến

Bảng 2 : Kết quả kiểm tra tính dừng


Các biến ADF Test Tính dừng
lnCO2 -3.900*** I (1)
lnGDP -3.346** I (1)
lnFDI -2.902* I (1)
lnOIL -6.106*** I (1)
LnNONRE -4.992.*** I (1)
lnRE -4.106*** I (1)
Lưu ý: Mức ý nghĩa tại *10%; ** 5%; *** 1%.
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 21

Do đó, phương pháp kiểm định đường bao (Bound Test) (Pesaran và cộng sự,
2001) được sử dụng để phân tích thực nghiệm. Nó cung cấp kết quả tốt hơn các phương
pháp tiếp cận đồng liên kết đa biến trong trường hợp các mẫu nhỏ. Thử nghiệm đồng
liên kết này có thể được sử dụng bất kể mức độ ổn định của các biến cơ bản cho dù
chúng là I (0), I (1) hay kết hợp của cả hai.
Bảng 3: Kết quả Kiểm định đường bao (Bound Test)
Biến phụ thuộc: lnCO2
Mô hình hồi quy với OIL và RE Mô hình hồi quy với NONRE và RE
(Mô hình 1) (Mô hình 2)
F value = 17.930 F value = 4.721
Prob. Lower Limit I(0) Upper Limit I(1) Prob. Lower Limit I(0) Upper Limit I(1)
1% 3.74 5.06 1% 3.74 5.06
5% 2.86 4.01 5% 2.86 4.01
10% 2.45 3.52 10% 2.45 3.52

Theo kết quả trong Bảng 3, với khoảng tin cậy 1%, giá trị thống kê F được tính
toán trong mô hình 2 là 4,721, cao hơn I (0), trong khi mô hình 1 có giá trị thống kê F là
17,930, trên I (1) giá trị. Bài nghiên cứu kết luận rằng có mối quan hệ đồng liên kết dài
hạn giữa các biến độc lập GDP, FDI, OIL, NONRE, RE và biến phụ thuộc CO2. Kết quả
này cũng cho thấy lượng khí thải carbon trong hai mô hình đã ảnh hưởng đến tất cả các
biến độc lập trong dài hạn.
4.2. Kết quả ARDL trong ngắn hạn và dài hạn
Các ước tính dài hạn và ngắn hạn của ARDL được trình bày trong Bảng 4. ADJ
trong kết quả của Error Correction Term có ý nghĩa với dấu đúng ở mức 5% (đối với
mô hình 1) và ở mức 1% (đối với mô hình 2), hỗ trợ bằng chứng về mối quan hệ lâu dài
ổn định giữa các biến. Hệ số trong 2 mô hình lần lượt là -1,5542 (mô hình 1) và -3,0412
(mô hình 2) cho thấy rằng độ lệch so với mức cân bằng dài hạn của phát thải CO2 trong
một năm được điều chỉnh 155,42% và 304,12% so với năm sau.
Các mô hình có thống kê Durbin – Watson lần lượt là 2.3483 (mô hình 1) và
2.4896 (mô hình 2), nằm xa trung tâm của phân phối chuẩn (d = 3). Do đó, nghiên cứu
này không có hiện tượng tự tương quan. Bên cạnh đó, kiểm định Ramsey RESET (Kiểm
định sai dạng mô hình hồi quy) được sử dụng để tìm kiếm các biến bị bỏ qua hoặc sai
sót dạng hàm trong nghiên cứu này. Sử dụng giá trị p có ý nghĩa 0,05, kiểm định RESET
trong 2 mô hình là không có ý nghĩa, cho thấy không có vấn đề thiên vị biến bị bỏ qua
trong mô hình.
22 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Kết quả trong Bảng 4 thể hiện, về dài hạn, có sự khác biệt về tác động của hai yếu
tố kinh tế. Trong mô hình 1 dựa trên dầu mỏ là năng lượng không tái tạo, GDP sẽ tăng
phát thải CO2 trong khi ở mô hình 2 (tổng năng lượng là than, dầu và khí đốt là năng
lượng không tái tạo) không có tác dụng (không có ý nghĩa thống kê). Biến FDI giúp
giảm phát thải CO2 trong mô hình 1 và tạo ra tác động tích cực rất nhỏ đến phát thải
CO2 trong mô hình 2 (βlnFDI = 0,027). Dấu hiệu này cho chúng ta thấy được bước đầu
thành công của các chính sách kinh tế nhằm thu hút đầu tư thân thiện với môi trường
và sản xuất xanh hơn. Nước ta nên có những quy định chặt chẽ hơn để lựa chọn nguồn
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào trong nước nhằm chuyển đổi sang nền kinh tế
các-bon thấp.
Đối với tiêu thụ năng lượng, kết quả cũng giống như các nghiên cứu khác, năng
lượng không tái tạo đóng góp đáng kể vào việc phát thải CO2 trong cả hai mô hình trong
khi năng lượng tái tạo giúp giảm phát thải.
Bảng 4: Bảng kết quả trong ngắn hạn và dài hạn của 2 Mô hình
Biến phụ thuộc: lnCO2
Mô hình hồi quy với OIL và RE Mô hình hồi quy với NONRE và RE
(Mô hình 1) (Mô hình 2)
Biến Hệ số P-value Biến Hệ số P-value
ADJ -1.5542** 0.029 ADJ -3.0412*** 0.009
Ước lượng hệ số trong dài hạn
lnGDP 0.3305** 0.011 lnGDP -0.0195 0.857
lnFDI -0.1661*** 0.000 lnFDI 0.0276** 0.030
lnOIL 1.2977*** 0.001 lnNONRE 1.0159*** 0.000
lnRE -0.1705** 0.044 lnRE -0.1553*** 0.002
Ước lượng hệ số trong ngắn hạn
ΔlnGDP (1) -0.5472* 0.070 ΔlnGDP (4) 0.8859** 0.019
ΔlnFDI (2) 0.2198* 0.068 ΔlnFDI (1) -0.1458* 0.057
ΔlnOIL(1) -0.9342 0.201 ΔlnNONRE1 (2) -1.5358** 0.007
ΔlnRE (2) 0.3749** 0.029 ΔlnRE (2) 0.5454** 0.011
Constant -9.8688** 0.024 Constant -16.2881*** 0.009
R2 0.9309 R2 0.9633
Adj - R2
0.7138 Adj - R2 0.8481
Diagnostic test statistics
Durbin-Watson Test 2.3483 Durbin-Watson Test 2.4896
Ramsey-RESET test 0.96 0.4941 Ramsey-RESET test 2.49 0.1996
Lưu ý: Mức ý nghĩa tại *10%; ** 5%; *** 1%.
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 23

Hệ số CO2/GDP giai đoạn 1985-2018 Hệ số CO2/GDP giai đoạn 2010-2018

Hình 2. Biểu đồ về Tỷ lệ CO2/ GDP

CUSUMsq of Model 1 CUSUMsq of Model 2

Hình 3. Biểu đồ tổng tích lũy của Mô hình 1 và Mô hình 2 bình phương

5. KẾT QUẢ & THẢO LUẬN


Nghiên cứu này đã đánh giá hiệu quả của các chính sách biến đổi khí hậu thông
qua chiến lược phát triển xanh của Việt Nam. Nghiên cứu được thực hiện bằng cách
điều tra mối quan hệ giữa các yếu tố kinh tế, tiêu thụ năng lượng và lượng khí CO2 phát
thải ở Việt Nam. FDI và tiêu thụ năng lượng tái tạo, năng lượng không tái tạo là các
yếu tố quyết định lượng phát thải CO2 trong giai đoạn 1985-2018. Hai mô hình với các
nguồn tiêu thụ năng lượng khác nhau đã cho kết quả thực nghiệm thể hiện thành công
bước đầu của VGGS, tăng trưởng kinh tế có thể là một giải pháp thiết yếu cho bền vững
môi trường ở Việt Nam mặc dù hiện nay nước này còn dựa vào FDI chứ không chỉ là
từ GDP.
24 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Các phát hiện khác của nghiên cứu là xác nhận ảnh hưởng của các nguồn tiêu thụ
năng lượng là năng lượng không tái tạo và năng lượng tái tạo đến lượng phát thải CO2 ở
Việt Nam. Cả hai mô hình đều cho thấy kết quả nhất quán về tác động tích cực và đáng
kể từ năng lượng không tái tạo; tác động tiêu cực từ việc tiêu thụ năng lượng tái tạo đến
phát thải CO2 trong dài hạn. Năng lượng xanh chỉ ra những cách hiệu quả để hạn chế
ô nhiễm môi trường nhằm theo đuổi sự phát triển bền vững. Vì vậy, Việt Nam cần tiếp
tục tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo và giảm tiêu thụ năng lượng không tái tạo để có một
môi trường tốt hơn. Mặc dù nghiên cứu mới chỉ thử nghiệm năng lượng tái tạo hydro,
nhưng các chính sách năng lượng cần được khuyến khích nhiều hơn để tăng mức tiêu
thụ năng lượng từ các nguồn tái tạo khác nhau, giúp giảm phát thải CO2, bảo vệ môi
trường đồng thời phát triển kinh tế. Ngoài ra, các chính sách liên quan đến thúc đẩy
năng lượng tái tạo cho các hộ gia đình như năng lượng mặt trời và cũng như thay đổi sở
thích của khách hàng sang các sản phẩm tiết kiệm năng lượng phải được chú trọng để
phát triển cộng đồng có lối sống xanh và tiêu dùng bền vững.

Tài liệu tham khảo


Al-Mulali, U., Saboori, B., & Ozturk, I. (2015). Investigating the environmental Kuznets
curve hypothesis in Vietnam. Energy Policy, 76, 123-131. doi: https://doi.org/10.1016/j.
enpol.2014.11.019
Apergis, N., & Payne, J. E. (2009). CO2 emissions, energy usage, and output in Central America.
Energy Policy, 37(8), 3282-3286. doi: https://doi.org/10.1016/j.enpol.2009.03.048
Ben Jebli, M., & Ben Youssef, S. (2015b). Output, renewable and non-renewable energy
consumption and international trade: Evidence from a panel of 69 countries. Renewable
Energy, 83, 799-808. doi: https://doi.org/10.1016/j.renene.2015.04.061
Bölük, G., & Mert, M. (2015). The renewable energy, growth and environmental Kuznets curve
in Turkey: An ARDL approach. Renewable and Sustainable Energy Reviews, 52, 587-595.
doi: https://doi.org/10.1016/j.rser.2015.07.138
Demena, B. A., & Afesorgbor, S. K. (2020). The effect of FDI on environmental emissions:
Evidence from a meta-analysis. Energy Policy, 138, 111192. doi: https://doi.org/10.1016/j.
enpol.2019.111192
Dogan, E., & Seker, F. (2016). Determinants of CO2 emissions in the European Union: The role
of renewable and non-renewable energy. Renewable Energy, 94, 429-439. doi: https://doi.
org/10.1016/j.renene.2016.03.078
Dong, K., Sun, R., Jiang, H., & Zeng, X. (2018). CO2 emissions, economic growth, and the
environmental Kuznets curve in China: What roles can nuclear energy and renewable
energy play? Journal of Cleaner Production, 196, 51-63. doi: https://doi.org/10.1016/j.
jclepro.2018.05.271
Hoang, Q. C., & Duong, T. C. (2018). Analysis of foreign direct investment and economic
growth in Vietnam. International Journal of Business, Economics and Law, 15(5).
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 25

Karsch, N. M. (2019). Examining the Validity of the Environmental Kuznets Curve. Consilience,
(21), 32-50.
Kasman, A., & Duman, Y. S. (2015). CO2 emissions, economic growth, energy consumption,
trade and urbanization in new EU member and candidate countries: A panel data analysis.
Economic Modelling, 44, 97-103. doi: https://doi.org/10.1016/j.econmod.2014.10.022
Kearsley, A., & Riddel, M. (2010). A further inquiry into the Pollution Haven Hypothesis and
the Environmental Kuznets Curve. Ecological Economics, 69(4), 905-919. doi: https://doi.
org/10.1016/j.ecolecon.2009.11.014
Saudi, M. H. M., Sinaga, O., & Jabarullah, N. H. (2019). The Role of Renewable, Non-renewable
Energy Consumption and Technology Innovation in Testing Environmental Kuznets
Curve in Malaysia. International Journal of Energy Economics and Policy, 9(1), 299-307.
Shahbaz, M., Haouas, I., & Hoang, T. H. V. (2019). Economic growth and environmental
degradation in Vietnam: Is the environmental Kuznets curve a complete picture? Emerging
Markets Review, 38, 197-218. doi: https://doi.org/10.1016/j.ememar.2018.12.006
Tang, C. F., & Tan, B. W. (2015). The impact of energy consumption, income and foreign direct
investment on carbon dioxide emissions in Vietnam. Energy, 79, 447-454. doi: https://doi.
org/10.1016/j.energy.2014.11.033
VGGS (2012). Decision on the approval of the national green growth strategy. Prime Minister.
Hanoi, Vietnam, Socialist Republic of Vietnam.
VPCP (2019). Đánh giá Chiến lược tăng trưởng xanh. http://vpcp.chinhphu.vn/Home/Danh-
gia-Chien-luoc-tang-truong-xanh/20197/26244.vgp
Zarsky, L. (1999). Havens, halos and spaghetti: untangling the evidence about foreign direct
investment and the environment. Paper presented at the OECD Conference on Foreign
Direct Investment and the Environment, The Hague.
Zhu, H., Duan, L., Guo, Y., & Yu, K. (2016). The effects of FDI, economic growth and energy
consumption on carbon emissions in ASEAN-5: Evidence from panel quantile regression.
Economic Modelling, 58, 237-248. doi: https://doi.org/10.1016/j.econmod.2016.05.003
Zimmer, A., et al. (2015). What motivates Vietnam to strive for a low-carbon economy? — On
the drivers of climate policy in a developing country. Energy for Sustainable Development,
24, 19-32.
26 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

MỐI QUAN HỆ GIỮA THẤT NGHIỆP VỚI TĂNG TRƯỞNG


KINH TẾ Ở CÁC NƯỚC THU NHẬP TRUNG BÌNH – THẤP
VÀ GIẢI PHÁP TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ BỀN VỮNG CHO
CÁC NƯỚC TRONG THỜI ĐẠI CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
ThS Lê Thị Xoan*

Tóm tắt
Tăng trưởng kinh tế và thất nghiệp là hai chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng, thể hiện
tình trạng phát triển của một nền kinh tế, và mối quan hệ giữa hai chỉ tiêu này được rất
nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, trong đó nghiên cứu của Okun (1962) là nghiên cứu
tiên phong làm nền tảng cho nhiều nghiên cứu tiếp theo về mối quan hệ giữa hai chỉ
tiêu này. Mỗi nghiên cứu khác nhau có thể rút ra kết luận rất khác nhau, điều này cũng
do nhiều nguyên nhân, nhưng chung quy lại chủ yếu là tùy thuộc vào đặc điểm kinh
tế xã hội và những chính sách quản lý kinh tế của mỗi quốc gia hay mỗi khu vực, đặc
biệt là chính sách về lao động. Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả tìm hiểu về mối
quan hệ giữa chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ thất nghiệp thông qua mô hình
hồi quy cho dữ liệu bảng của 18 quốc gia nằm trong nhóm thu nhập trung bình – thấp,
nhằm mục đích xem xét với điều kiện kinh tế xã hội của các quốc gia có thu nhập này
thì mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ thất nghiệp như thế nào, qua đó lý giải
nguyên nhân của mối quan hệ này, cuối cùng là đề xuất một số gợi ý chính sách cho vấn
đề tăng trưởng kinh tế bền vững cho các quốc gia trong thời đại mới, đặc biệt là trong
thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Kết quả cho thấy xét chung cho nhóm 18
quốc gia nghiên cứu, tăng trưởng kinh tế và thất nghiệp có mối quan hệ tuyến tính với
nhau. Khi tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 1% thì tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm đi tương ứng
0.3230273%. Cuối cùng, tác giả có một số đề xuất về vấn đề tăng trưởng kinh tế bền vững
cho các quốc gia nghiên cứu trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Từ khóa: Tăng trưởng kinh tế, thất nghiệp, mối quan hệ, nước thu nhập trung bình –
thấp.

Khoa Kinh tế Tài nguyên và Môi trường – Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TPHCM.
*

Email: ltxoan@hcmunre.edu.vn.
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 27

1. GIỚI THIỆU
Thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế là hai chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng, phản
ánh tình trạng của một nền kinh tế. Cho đến nay, có rất nhiều tác giả đã nghiên cứu về
mối quan hệ giữa hai chỉ tiêu này bằng nhiều phương pháp khác nhau. Trong số đó,
nghiên cứu tiên phong, cũng là nghiên cứu nổi tiếng nhất là nghiên cứu của Okun đưa
ra vào năm 1962. Trong nghiên cứu này, Okun cho rằng giữa thất nghiệp và tăng trưởng
kinh tế có mối quan hệ ngược chiều, và khi thất nghiệp giảm 3%, thì tăng trưởng kinh tế
sẽ tăng lên 1% (Okun A, 1962). Điều này được phát biểu thành một định luật, gọi là định
luật Okun. Sau này có nhiều tác giả đã tiến hành các nghiên cứu về mối quan hệ giữa
hai chỉ tiêu kinh tế này ở những quốc gia khác nhau (Ahmed K, Khali S, Saeed A., 2011;
Huruta AD, Sasongko G, Saputri RC., 2020), hoặc cho những khu vực gồm nhiều quốc
gia (Malley J, Molana H., 2008; Kim J, Yoon JC, Jei SY., 2020) bằng nhiều phương pháp
trong những thời kỳ khác nhau. Các nghiên cứu này cho thấy mối quan hệ giữa hai chỉ
tiêu này thể hiện phức tạp hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu ban đầu của Okun. Điều
này cũng được giải thích bởi nhiều lý do khác nhau. Trong phạm vi bài viết này, tác giả
nghiên cứu về mối quan hệ giữa hai chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ thất nghiệp cho
18 quốc gia được chọn ngẫu nhiên nằm trong nhóm những quốc gia có thu nhập trung
bình – thấp, bao gồm Trung Quốc, Colombia, Costa Rica, Ecuador, Ai Cập, Ghana,
Indonesia, Ấn Độ, Lào, Mexico, Myanmar, Mongolia, Philippines, Thái Lan, Ukraine,
Uzbekista, Việt Nam, Panama trong thời kỳ 1991-2021 để xem mối quan hệ giữa hai chỉ
tiêu này ở các nhóm quốc gia có mức thu nhập trung bình – thấp như thế nào, từ đó tìm
ra nguyên nhân của mối quan hệ này, cuối cùng là đề xuất một số chính sách để góp
phần duy trì và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững cho các quốc gia trong thời đại
mới, nhất là trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU


Trong các nghiên cứu về mối quan hệ giữa thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế,
nghiên cứu của Okun được xem là cơ sở cho các nghiên cứu về hiện tượng kinh tế này
(Okun A, 1962). Trong đó, Okun cho rằng thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế có mối
quan hệ ngược chiều, và khi tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 3%, thì sản lượng sẽ tăng lên
1%. Phát biểu này được gọi là định luật Okun. Một dạng phổ biến hơn của Định luật
Okun, gọi là phiên bản gap của Okun, sử dụng mức thay đổi của sản lượng và mức thay
đổi của tỷ lệ thất nghiệp. Theo phiên bản này, khi tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 2%, thì
thay đổi tương đối của sản lượng sẽ tăng lên 1%. Sau nghiên cứu của Okun, có nhiều
nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỷ lệ thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế, và cho ra nhiều
kết quả khác nhau. Điển hình như nghiên cứu như của Lee J. (2000) tiến hành nghiên
cứu tại 16 quốc gia thuộc thành viên của tổ chức OECD trong thời gian từ năm 1955
đến năm 1996; Sögner L và Stiassny A. (2002) nghiên cứu cho 15 quốc gia thuộc thành
28 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

viên của tổ chức OECD trong thời gian từ 1960-1999 chỉ ra rằng có mối quan hệ giữa
tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ thất nghiệp. Tuy nhiên, các ước tính về hệ số thể hiện mối
quan hệ giữa hai chỉ tiêu này khác nhau đáng kể giữa các quốc gia và khu vực (Sögner L,
& Stiassny A., 2002). Niranjala, S. A. U. (2019) cũng nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng
trưởng và thất nghiệp trong giai đoạn 1991-2017 ở Sri Lanka thông qua việc thực hiện
luật Okun, sử dụng cách tiếp cận thử nghiệm ARDL Bound. Các kết quả thực nghiệm
khẳng định sự tồn tại của Luật Okun là mối quan hệ tiêu cực giữa thất nghiệp và tăng
trưởng kinh tế ở Sri Lanka. Năm 2020, Ethiopi cũng nghiên cứu mối quan hệ giữa thất
nghiệp và tăng trưởng kinh tế (GDP) với bộ dữ liệu chuỗi thời gian theo năm cho giai
đoạn 2009-2018 bằng cách liên hệ dự đoán định luật Okun với phân tích xu hướng
đồ họa. Kết quả chỉ ra rằng thất nghiệp có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế
của Ethiopia, nơi tỷ lệ thất nghiệp gia tăng dẫn đến sự sụt giảm của GDP thực tế. Đến
nay, nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy có mối liên hệ nghịch rõ ràng giữa tỷ lệ thất
nghiệp và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, và hệ số thể hiện mối quan hệ giữa hai chỉ tiêu này
khá phù hợp như trong định luật Okun (Huang HC, Yeh CC., 2013; Amor MB, Hassine
MB., 2017; Rahman M., Mustafa M., 2017).
Tuy nhiên có nhiều nghiên cứu lại không cho thấy có mối liên hệ giữa tỷ lệ thất
nghiệp và tăng trưởng kinh tế. Moosa IA (2008) nghiên cứu về mối quan hệ của hai chỉ
tiêu này ở Arab: Algeria, Egypt, Moroco và Tunisia và nhận thấy rằng tăng trưởng sản
lượng không chuyển thành tăng mức việc làm cho bốn quốc gia này, có nghĩa là hai chỉ
tiêu này không có mối quan hệ với nhau. Tiếp theo đó, một số nghiên cứu mới hơn, sử
dụng nhiều phương pháp khác nhau, đặc biệt là các công cụ phân tích kinh tế lượng
hiện đại, cũng cho thấy không có mối quan hệ giữa hai chỉ tiêu kinh tế này. Chẳng hạn
nghiên cứu của Alhdiy FM, Johari F, Mohd Daud SN, Abdul Rahman A (2015) về mối
quan hệ trong ngắn hạn và dài hạn giữa tăng trưởng kinh tế và thất nghiệp ở Ai Cập
trong khoảng thời gian từ quý 1 năm 2006 đến quý 2 năm 2013 khẳng định rằng không
có mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế này.
Tương tự, nghiên cứu của Sadiku M, Ibraimi A, Sadiku L (2015) ở Macedonia với dữ
liệu hàng quý trong giai đoạn 2000-2012 cũng chỉ ra bằng chứng chắc chắn và không
xác nhận mối liên hệ nghịch giữa tỷ lệ thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế. Còn nghiên
cứu của Alhdiy, F. M., Johari, F., Daud, S. N. M., & Rahman, A. A. (2015) thực hiện cho
dữ liệu theo quý, từ quý 1/2006 đến quý 2/2013 thì cho thấy không có mối quan hệ giữa
tăng trưởng kinh tế và thất nghiệp trong dài hạn, tuy nhiên hai chỉ tiêu này lại có mối
quan hệ trong ngắn hạn.
Từ kết quả các nghiên cứu trên cho thấy, mối quan hệ giữa tỷ lệ thất nghiệp và tỷ
lệ tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia hay các nhóm quốc gia được phân tích trong các
thời kỳ khác nhau thì có thể rất khác nhau. Một số trường hợp không cho thấy có mối
quan hệ rõ ràng giữa tăng trưởng kinh tế và thất nghiệp, một số nghiên cứu lại cho thấy
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 29

mối quan hệ ngược chiều rõ ràng giữa thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên hệ
số phụ thuộc giữa hai chỉ tiêu này có thể khác nhau rất nhiều, đặc biệt là chênh lệch
nhiều so với kết quả nghiên cứu ban đầu của Okun (1962), được phát biểu trong định
luật Okun, hoặc là có nghiên cứu lại cho thấy mối quan hệ giữa hai chỉ tiêu này chỉ tồn
tại trong một khoảng thời gian nhất định nào đó. Sự khác nhau về mối quan hệ giữa hai
chỉ tiêu này được các nhà nghiên cứu giải thích bởi nhiều lý do khác nhau, nhưng chung
quy lại là tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế xã hội cũng như chính sách quản lý kinh tế xã
hội của từng quốc gia trong từng giai đoạn cụ thể.

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. Mô hình nghiên cứu
Để thấy được mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thất nghiệp, nghiên cứu này
tiến hành thực hiện hồi quy dữ liệu bảng cho biến tăng trưởng kinh tế (biến phụ thuộc)
và biến thất nghiệp (biến độc lập) của 18 quốc gia được chọn ngẫu nhiên trong số các
quốc gia có mức thu nhập trung bình – thấp trong giai đoạn từ năm 1991-2021.
Đối với các nghiên cứu cho dữ liệu bảng, các quan sát có sự thay đổi cả về không
gian và thời gian, nên thông thường các nghiên cứu ước lượng hồi quy cho dữ liệu bảng
thường sử dụng mô hình hồi quy OLS, mô hình hiệu ứng cố định (FEM) và mô hình
hiệu ứng ngẫu nhiên (REM) (Egger, 2000; Egger & Pfaffermayr, 2003; Silva & Silvana
2006; Rahman, R., Shahriar, S., Kea, S., 2019). Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng
phần mềm Stata để thực hiện các ước lượng và kiểm định nhằm lựa chọn mô hình tối ưu
giữa OLS, REM và FEM. Cụ thể, kỹ thuật ước lượng được thực hiện như sau:
Lựa chọn mô hình: Ước lượng mô hình FEM và REM và kiểm định sự phù hợp của
mô hình. Tiếp theo tiến hành kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình tốt hơn giữa
FEM và REM. Tiến hành ước lượng mô hình OLS và tiến hành kiểm định sự phù hợp
của mô hình qua hệ số prob. Nếu hệ số prob < 0.05 thì mô hình hồi quy là phù hợp, và
ngược lại. Tiếp đến, tiến hành các kiểm định để lựa chọn mô hình tốt nhất giữa FEM,
REM, OLS. Sau khi lựa chọn được mô hình tốt nhất, tiến hành các kiểm định sau mô
hình để phát hiện các khuyết tật (nếu có) của mô hình, gồm kiểm định phương sai sai số
thay đổi và kiểm định tự tương quan cho mô hình được lựa chọn. Nếu không phát hiện
khuyết tật của mô hình (không bị phương sai sai số thay đổi và không bị tự tương quan)
thì mô hình được chọn trong số các mô hình OLS, FEM, REM được dùng cho nghiên
cứu. Nếu mô hình được chọn có biểu hiện các khuyết tật, tiến hành khắc phục bằng cách
sử dụng mô hình GLS để ước lượng mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ
lệ thất nghiệp.
Kiểm định sự phù hợp của mô hình: kiểm định Wald của mô hình với hệ số Prob.
Nếu hệ số Prob < 0.05 thì hệ số R bình phương của mô hình hoàn toàn có ý nghĩa giải
30 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

thích được sự tác động của các yếu tố độc lập lên yếu tố phụ thuộc và mô hình là hoàn
toàn phù hợp. Trường hợp này tăng trưởng kinh tế và thất nghiệp có mối quan hệ với
nhau, và ngược lại.
Kiểm định các hệ số hồi quy: sau khi xác định mô hình phù hợp với dữ liệu nghiên
cứu, tiến hành ước lượng và kiểm định các hệ số hồi quy thông qua hệ số P-value. Nếu
P-value < 0.05 thì hệ số hồi quy của biến quan sát có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Nếu
P-value > 0.05 (và < 0.1) thì hệ số hồi quy của biến quan sát có ý nghĩa thống kê ở mức
10% (trong trường hợp này tăng trưởng kinh tế và thất nghiệp có mối tương quan với
nhau). P-value > 0.1 thì hệ số hồi quy của biến quan sát không có ý nghĩa thống kê (trong
trường hợp này tăng trưởng kinh tế và thất nghiệp không có mối tương quan với nhau).
Mô hình hồi quy thể hiện mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thất nghiệp
được ước lượng như sau:
GGDPit = β0 + β1Uit + ε (1)

Trong đó:
GGDPit là tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia i năm t (tốc độ tăng GDP),
Uit là tỷ lệ thất nghiệp của quốc gia i năm t β0 là hằng số; ε là phần dư.
3.2. Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu dùng cho nghiên cứu gồm tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng trưởng GDP của
18 quốc gia trong nhóm các quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp, được thu thập
cho giai đoạn 1991-2021 từ ngân hàng thế giới để phân tích mối quan hệ giữa hai chỉ tiêu
này. Như vậy dữ liệu nghiên cứu gồm 18 * 31 = 558 quan sát, là loại dữ liệu cân bằng.

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


4.1. Thống kê mô tả dữ liệu
Bảng 1. Mô tả dữ liệu về tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước
Quốc gia Giá trị trung bình Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất
Trung Quốc 9.247261 2.239702 14.23086
Coasta Rica 4.18047 -4.050908 9.201104
Colombia 3.355584 -7.048151 10.56329
Ecuador 2.683347 -7.787607 8.211021
Ai Cập 4.320854 1.125405 7.156284
Ghana 5.373344 .5139416 14.04712
Ấn Độ 5.921999 -6.596081 8.947963
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 31

Quốc gia Giá trị trung bình Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất
Indonesia 4.5985 -13.12673 8.220007
Lào 6.475163 .5030318 8.619266
Mexico 6.475163 .5030318 8.619266
Mongolia 4.364915 -9.256466 17.29078
Myanmar 4.364915 -9.256466 17.29078
Panama 5.318528 -17.94486 15.33582
Philippines 5.318528 -17.94486 15.33582
Thái Lan 3.734221 -7.634035 8.55826
Ukraina 3.734221 -7.634035 8.55826
Uzbekistan 4.333187 -11.2 9.473005
Việt Nam 6.656202 2.588925 9.54048
Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả

Bảng 2. Mô tả dữ liệu về tỷ lệ thất nghiệp của các Quốc gia


Quốc gia Giá trị trung bình Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất
Trung Quốc 4.007 2.37 5
Coasta Rica 7.492387 3.93 17.954
Colombia 11.49923 7.8 20.52
Ecuador 4.333226 3.08 6.427
Ai Cập 10.16245 7.84 13.15
Ghana 6.154 3.49 10.46
Ấn Độ 5.64471 5.27 7.99
Indonesia 5.195839 2.62 8.06
Lào 1.5 0.71 2.6
Mexico 4.040935 2.6 7.1
Mongolia 6.081355 3.9 7.24
Myanmar 6.081355 3.9 7.24
Panama 4.154194 2.285 12.854
Philippines 4.154194 2.285 12.854
Thái Lan 1.31571 0.25 3.4
Ukraina 7.812613 1.9 11.86
Uzbekistan 7.073065 1.9 13.3
Việt Nam 1.925097 1.0 2.87
Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả
32 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Bảng 1 cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế ở nhóm 18 quốc gia khác nhau có sự
chênh lệch khá nhiều. Trong đó Trung Quốc là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao
nhất với mức bình quân 9.247261%/năm, còn Ecuador là quốc gia có tốc độ tăng trưởng
kinh tế chậm nhất với mức trung bình 2.683347%/năm trong thời kỳ 1991-2021. Bên
cạnh đó, bảng 1 cũng cho thấy rất nhiều quốc gia trong số này có sự chênh lệch về tốc độ
tăng trưởng kinh tế giữa các thời kỳ rất lớn như Coasta Rica, Colombia, Ecuador, India,
Indonesia, Mongolia, Myanmar, Panama, Philippines, Thái Lan, Ukraina, Uzbekistan
với mức chênh lệch giữa mức tăng trưởng kinh tế thấp nhất và cao nhất rất lớn. Chỉ có
một số ít quốc gia có mức tăng trưởng kinh tế khá ổn định giữa các thời kỳ như Trung
Quốc, Ai Cập, Lào, Mexico và Việt Nam. Về tỷ lệ thất nghiệp, thống kê ở bảng 2 cho
thấy nhìn chung các quốc gia trong nhóm này có mức thất nghiệp khá cao, trong đó
Colombia là quốc gia có mức thất nghiệp bình quân cao nhất với tỷ lệ 11.49923%/năm,
kế tiếp là Ai Cập với mức bình quân 10.16245%/năm. Thái Lan là quốc gia có mức thất
nghiệp bình quân thấp nhất với mức thất nghiệp 1.31571%/năm, kế tiếp là Việt Nam với
mức thất nghiệp bình quân 1.925097%/năm.
Cũng như tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp của các quốc gia qua
các thời kỳ khác nhau cũng chênh lệch nhau khá nhiều, cụ thể như Coasta Rica với
mức thấp nhất 3.93%/năm, mức cao nhất 17.954%/năm; Panama với mức thấp nhất
2.285%/năm, cao nhất 12.854%/năm; Coasta Rica với mức thấp nhất 3.93%/năm,
mức cao nhất 17.954%/năm; Uzbekistan có mức thấp nhất 1.9%/năm, mức cao nhất
13.3%/năm.
Hình 1. Mô tả dữ liệu về tốc độ tăng trưởng kinh tế (Ggdp)
và tỷ lệ thất nghiệp (U) ở các QG
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 33

Nguồn: World Bank

4.2. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thất nghiệp ở các quốc gia thu nhập
trunh bình thấp
Kết quả kiểm định tính dừng
Tiến hành kiểm định Levin-Lin-Chu để kiểm tra tính dừng cho biến tốc độ tăng
trưởng kinh tế của các quốc gia với giả thuyết:
Ho: Dữ liệu bảng chứa nghiệm đơn vị
Ha: Dữ liệu bảng không chứa nghiệm đơn vị
Kết quả kiểm định tính dừng cho biến tốc độ tăng trưởng kinh tế của các quốc gia
như trong bảng 3.
Bảng 3. Kiểm định tính dừng cho biến tốc độ tăng trưởng kinh tế
Statistic p-value
Unadjusted t -11.0678
Adjusted t* -4.5617 0.0000
Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả
34 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Kiểm định Levin-Lin-Chu để kiểm tra tính dừng cho biến tỷ lệ thất nghiệp của các
quốc gia với giả thuyết:
Ho: Dữ liệu bảng chứa nghiệm đơn vị
Ha: Dữ liệu bảng không chứa nghiệm đơn vị
Kết quả kiểm định tính dừng cho biến tỷ lệ thất nghiệp của các quốc gia như trong
bảng 4.

Bảng 4. Kiểm định tính dừng cho biến tỷ lệ thất nghiệp


Statistic p-value
Unadjusted t -6.5001
Adjusted t* -1.5942 0.0555
Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả

Kết quả kiểm định ở bảng 3 có hệ số P-value = 0.0000<0.05, cho thấy biến tốc độ
tăng trưởng kinh tế dừng ở dữ liệu gốc với mức ý nghĩa α = 5%. Kết quả kiểm định tính
dừng cho biến tỷ lệ thất nghiệp ở bảng 4 có hệ số P-value = 0.055 < 0.1 cho thấy biến tỷ
lệ thất nghiệp dừng ở dữ liệu gốc với mức ý nghĩa α = 10%.

Bảng 5. Kết quả kiểm định mô hình FEM


Prob > F = 0.0633
GGDP Coef. Std. Err t P>|t| Adj R - squared [95% Conf. Interval]
U -.1853582 0.099615 -1.86 0.063 -.3810394 .0103231
_cons 5.591503 0.5408431 10.34 0.0000 4.529084 6.653922
Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả

Bảng 6. Kết quả kiểm định mô hình REM


Prob > chi2 = 0.0099
GGDP Coef. Std. Err t P>|t| Adj R - squared [95% Conf. Interval]
U -.2222609 0.0861288 -2.58 0.010 -.3910702 -.0534515
_cons 5.78136 0.6626896 8.72 0.0000 4.482513 7.080208
Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 35

So sánh mô hình FEM và REM ở bảng 5 và bảng 6 cho thấy mô hình REM có hệ
số Prob > F = 0.0099 < 0.05 nên mô hình phù hợp với dữ liệu nghiên cứu ở mức ý nghĩa
α = 5% . Mô hình FEM có hệ số Prob > F = 0.0633 > α = 0.05 nên mô hình FEM không
phù hợp với dữ liệu nghiên cứu. Để chắc chắn mô hình tốt hơn giữa FEM và REM, tiến
hành kiểm định Hausman để lựa chọn, kết quả như sau:
Bảng 7. Kiểm định Hausman so sánh mô hình FEM và REM
b) (B) (b-B) sqrt(diag(V_b-V_B))
fe re Difference S.E.
U -.1853582 -.2222609 .0369027 .0500498
chi2(1) = (b-B)’[(V_b-V_B)^(-1)](b-B)= 0.54 Prob>chi2 =.....0.4609
Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả

Kết quả kiểm định Hausman ở bảng 7 để so sánh lựa chọn giữa mô hình FEM và
REM có hệ số Prob>chi2 = 0.4609 > 0.05, cho thấy mô hình REM phù hợp hơn mô hình
FEM. Tiếp tục kiểm định mô hình OLS và so sánh với mô hình REM để lựa chọn mô
hình tốt hơn. Kết quả như sau:
Bảng 8. Kết quả kiểm định mô hình OLS
Prob > chi2 = 0.0000
GGDP Coef. Std. Err t P>|t| Adj R - squared [95% Conf. Interval]
U -.2927133 0.0565813 -5.17 0.000 -0.4038526 -0.181574
_cons 6.143824 0.3475044 17.68 0.000 5.461242 6.826406
Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả

So sánh mô hình REM và mô hình OLS bằng cách kiểm tra hệ số nhân Breusch và
Pagan Lagrangian cho các hiệu ứng ngẫu nhiên, kết quả ước lượng cho mô hình hồi quy
giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ thất nghiệp của các quốc gia có dạng:
Ggdp = Xb + u + e (3)

Kết quả ước lượng như sau:


Bảng 9. So sánh mô hình REM và mô hình OLS
Prob > chibar2 = 0.0000 Var sqrt(Var)
Ggdp 21.02883 4.58572
u 3.836694 1.958748
e 16.65897 4.08154
Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả
36 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Kết quả bảng 9 cho thấy hệ số Prob > chibar2 = 0.0000 < 0.05, cho thấy mô hình
REM phù hợp hơn mô hình OLS.
Tiến hành kiểm định phương sai sai số thay đổi của mô hình hồi quy REM giữa tốc
độ tăng trưởng kinh tế với tỷ lệ lạm phát với phương trình có dạng:
Ggdp= Xb + u + e (4)

Kết quả ước lượng như sau:


Bảng 10. Kiểm định phương sai sai số thay đổi cho mô hình REM
Prob > chibar2 = 0.0000 Var sqrt(Var)
Ggdp 21.02883 4.58572
u 3.836694 1.958748
e 16.65897 4.08154
Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả

Tiến hành kiểm định hiện tượng tự tương quan cho mô hình REM với giả thuyết:
H0: Không có hiện tượng tự tương quan chuỗi.
Ha: Có hiện tượng tự tương quan chuỗi.
Kết quả kiểm định Wooldridge cho dữ liệu bảng, kết quả kiểm định cho thấy hệ
số Prob > F = 0.0140 < α = 0.05, bác bỏ giả thiết H0, kết luận có hiện tượng tự tương
quan chuỗi.
Cuối cùng, khắc phục hiện tượng tự tương quan và hiện tượng phương sai sai số
thay đổi của mô hình REM bằng mô hình GLS, kết quả như sau:
Bảng 11. Kết quả hồi quy GLS
Wald chi2(1) = 43.57
Prob > chi2 = 0.0000
Ggdp Coef Std. Err z P>|z| [95% Conf Interval]
U -.3230273 .0489382 -6.60 0.0000 -.4189444 -.2271102
_cons 6.898542 .3060475 22.54 0.0000 6.2987 7.498384
Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả

Mô hình thể hiện mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ thất nghiệp:
Ggdp = 6.898542 – 0.3230273 U (5)
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 37

Phương trình 5 cho thấy khi tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 1% thì tốc độ tăng trưởng
kinh tế giảm đi 0.3230273%, tương đương với khi tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 3% thì tốc
độ tăng trưởng kinh tế giảm xuống xấp xỉ 1%. Đây là kết quả gần như hoàn toàn trùng
khớp với kết quả trong nghiên cứu ban đầu của Okun (1962) về hai chỉ tiêu kinh tế này
(phiên bản gap của Okun).

5. KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH CHO VẤN ĐỀ TĂNG


TRƯỞNG KINH TẾ BỀN VỮNG Ở CÁC QUỐC GIA CÓ MỨC THU NHẬP
TRUNG BÌNH – THẤP
5.1. Kết luận
Kết quả phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ thất nghiệp ở 18
quốc gia có thu nhập trung bình – thấp cho thấy giữa hai chỉ tiêu này có mối quan hệ
phụ thuộc với nhau, khi tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 1% thì tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm
đi 0.3230273%, tương đương với khi thất nghiệp tăng lên 3% thì tốc độ tăng trưởng kinh
tế giảm xuống xấp xỉ 1%. So với kết quả kiểm nghiệm mối quan hệ giữa hai chỉ tiêu
này trong nghiên cứu ban đầu của Okun (1962) và một số nghiên cứu được thực hiện
tiếp theo sau đó (Huang HC, Yeh CC., 2013; Amor MB, Hassine MB., 2017; Rahman
M, Mustafa M., 2017) thì ở nhóm 18 quốc gia nghiên cứu có hệ số phụ thuộc giữa tăng
trưởng kinh tế và tỷ lệ thất nghiệp gần như phù hợp với luật Okun. Với kết quả phân tích
mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thất nghiệp ở các quốc gia trong nhóm những
quốc gia có mức thu nhập trung bình – thấp và kết quả tổng quan các nghiên cứu về mối
quan hệ giữa hai chỉ tiêu này, có thể kết luận rằng, khi nghiên cứu trên một tổng thể lớn,
thông thường kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ nghịch rõ ràng giữa tốc độ
tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ thất nghiệp. Điều này cũng không khó hiểu, bởi khi có việc
làm, lao động sẽ tạo ra sản phẩm mới, và do đó có đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Xét
trên phạm vi lớn, điều này càng hiển nhiên. Tuy nhiên khi nghiên cứu cho phạm vi hẹp
hơn, thường là cho mỗi quốc gia hay nhóm ít quốc gia, có thể không cho thấy mối quan
hệ rõ ràng giữa hai chỉ tiêu kinh tế này, bởi lẽ ngoài số lượng lao động, tăng trưởng kinh
tế còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác, và thông thường khi tăng tỷ lệ thất nghiệp,
nhóm lao động có trình độ thấp, năng suất lao động thấp với việc làm không chính
thống thường dễ bị thất nghiệp trước, điều này đôi khi không gây tác động đáng kể đến
tăng trưởng kinh tế. Mà lúc này những yếu tố khác ngoài số lượng lao động có việc làm
lại có thể gây tác động quan trọng hơn đến tăng trưởng kinh tế. Chẳng hạn, trong mô
hình tăng trưởng của Solow (1956) cho thấy mức tiết kiệm, tốc độ tăng dân số, sự tiến bộ
của khoa học công nghệ tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế, trong đó, Solow
đặc biệt coi trọng yếu tố khoa học công nghệ đối với tăng trưởng kinh tế (Solow, R. M.,
1956). Tiếp theo đó, năm 1998, Lucas tiếp tục đưa ra mô hình tăng trưởng khi xét đến
yếu tố vốn đã tính đến cả yếu tố vật chất và con người. Trong đó theo Lucas, vốn con
38 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

người là toàn bộ các tài nguyên - kiến thức, tài năng, kỹ năng, năng lực, kinh nghiệm, trí
thông minh và trí tuệ của các cá nhân trong một quốc gia, tức là đặc biệt quan tâm yếu tố
con người về mặt chất (Lucas Jr, R. E., 1988). Ngoài ra, các nghiên cứu khác còn chứng
minh rằng những yếu tố khác lao động và khoa học công nghệ như thể chế (Platje, J.,
2008; North, D. C., 1989), tài nguyên thiên nhiên (Sachs, J. D., & Warner, A., 1995) cũng
có tác động đến tăng trưởng kinh tế. Như vậy, ngoài số lượng lao động, rất nhiều yếu tố
khác có tác động đến tăng trưởng kinh tế, và những yếu tố này ngày một thể hiện vai trò
quan trọng hơn. Do vậy, việc tăng hay giảm số lượng lao động thông qua tăng hay giảm
tỷ lệ thất nghiệp có khi đủ sức gây tác động đến tăng trưởng kinh tế của một hay một
nhóm quốc gia, cũng có khi chưa đủ sức gây tác động. Điều này còn phụ thuộc vào tính
chất, đặc điểm của nguồn lao động của mỗi quốc gia/nhóm quốc gia, đặc biệt là chất
lượng và năng suất lao động, cũng như phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế xã hội, những
chính sách quản lý kinh tế khác nhau của mỗi quốc gia/nhóm quốc gia.
5.2. Một số gợi ý chính sách cho vấn đề tăng trưởng kinh tế bền vững ở các quốc
gia có thu nhập trung bình – thấp trong thời đại của cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0

Khái niệm Công nghiệp 4.0 hay nhà máy thông minh lần đầu tiên được đưa ra tại
Hội chợ công nghiệp Hannover tại Cộng hòa Liên bang Đức vào năm 2011. Công nghiệp
4.0 nhằm thông minh hóa quá trình sản xuất và quản lý trong ngành công nghiệp chế
tạo. Sự ra đời của Công nghiệp 4.0 tại Đức đã thúc đẩy các nước tiên tiến khác như Mỹ,
Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ thúc đẩy phát triển các chương trình tương tự nhằm duy trì
lợi thế cạnh tranh của mình. Bản chất của cách mạng công nghiệp 4.0 là dựa trên nền
tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình,
phương thức sản xuất; nhấn mạnh những công nghệ đang và sẽ có như công nghệ in 3D,
công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, người máy,... Từ
khái niệm và bản chất của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, kết hợp với kết quả nghiên
cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ thất nghiệp cho nhóm 18 quốc gia
nghiên cứu, để giải quyết bài toán tăng trưởng kinh tế bền vững ở các quốc gia này trong
thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, theo tác giả, trong mô hình tăng trưởng
kinh tế của các quốc gia cần chú trọng thực hiện những vấn đề sau:
Thứ nhất, đối với yếu tố lao động, cần tập trung chú trọng nâng cao chất lượng
để có thể đáp ứng được yêu cầu về trình độ kỹ thuật cao trong thời kỳ mới, từ đó giúp
các quốc gia tăng năng suất lao động. Đây là vấn đề hết sức quan trọng và cấp thiết vì
nhìn chung chất lượng và năng suất lao động ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung
bình còn hạn chế, trong khi yêu cầu về lao động trong thời đại của cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0 là phải có trình độ và kỹ năng tay nghề cao mới có thể đáp ứng được.
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 39

Thứ hai, chú trọng vấn đề ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, tích cực hơn
nữa trong vấn đề hợp tác quốc tế để chuyển giao công nghệ, tiếp thu khoa học kỹ thuật
tiên tiến từ các quốc gia phát triển hơn.
Thứ ba, chú trọng vấn đề sử dụng tài nguyên thiên nhiên tiết kiệm, hiệu quả, đảm
bảo phát triển bền vững, trong đó hết sức quan tâm đến vấn đề chế tạo vật liệu mới thân
thiện với môi trường, góp phần hạn chế sử dụng vật liệu từ tự nhiên, đặc biệt là các tài
nguyên thiên nhiên không tái tạo được.
Thứ tư, tích cực cải thiện thể chế chính sách, tạo môi trường thông thoáng để tăng
cường thu hút đầu tư từ quốc gia ngoài, góp phần tiếp thu khoa học công nghệ tiên
tiến, cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng, tạo việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó,
có những chính sách phù hợp cũng sẽ góp phần kích thích sự phát triển của nền kinh tế
trong nước.
Thứ năm, phát huy tối đa nguồn lực nội tại, đặc biệt khai thác hiệu quả nhất các
nguồn tài nguyên sẵn có, nhất là tài nguyên con người và các loại tài nguyên thiên nhiên.
Thứ sáu, đa dạng hóa các lĩnh vực kinh tế, trong đó chú trọng kinh tế số, thương
mại điện tử, nhất là trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19 vẫn tiếp tục gây những khó khăn
nhất định cho việc phát triển kinh tế theo các kênh truyền thống.

Tài liệu tham khảo


Ahmed, K., Khali, S., & Saeed, A. (2011). Does There Exist Okun’s Law in Pakistan?’. International
Journal of Humanities and Social Science, 1(12), 293-99.
Alhdiy FM, Johari F, Mohd Daud SN, Abdul Rahman A (2015). Short and long term relationship
between economic growth and unemployment in Egypt: an empirical analysis. Mediterr
J Soc Sci, 6(4).
Amor MB, Hassine MB (2017). The relationship between unemployment and economic growth:
is Okun’s Law valid for the Saudi Arabia case? Int J Econ Bus Research, 14(1), 44-60;
Egger, P. & Pfaffermayr, P. (2003). The Proper Panel Econometric Specification of the Gravity
Equation: A Three–way Model with Bilateral Interaction Effects. Empirical Economics, 28,
571-80
Egger, P. (2000). A Note on the Proper Econometric Specification of the Gravity Equation.
Economic Letters, 66, 25-31.
Huruta, A. D., Sasongko, G., & Saputri, R. C. (2020). An Empirical Test of Okun’s Coefficient in
Indonesia. Review of Integrative Business and Economics Research, 9, 140-156.
Huruta, A. D., Sasongko, G., & Saputri, R. C. (2020). An Empirical Test of Okun’s Coefficient in
Indonesia. Review of Integrative Business and Economics Research, 9, 140-156.
40 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Kim, J., Yoon, J. C., & Jei, S. Y. (2020). An empirical analysis of Okun’s laws in ASEAN using
time-varying parameter model. Physica A: Statistical Mechanics and Its Applications, 540,
123068.
Lee, J. (2000). The robustness of Okun’s law: Evidence from OECD countries. Journal of
macroeconomics, 22(2), 331-356.
Lucas Jr, R. E. (1988). On the mechanics of economic development. Journal of monetary
economics, 22(1), 3-42.
Malley, J., & Molana, H. (2008). Output, unemployment and Okun’s law: Some evidence from
the G7. Economics Letters, 101(2), 113-115.
Moosa, I. (2008). Economic growth and unemployment in Arab countries: Is Okun’s law Valid.
Journal of Development and Economic Policies, 10(2), 7-24.
Niranjala, S. A. U. (2019). Examining the Effects of Unemployment on Economic Growth in Sri
Lanka (1991-2017). Journal of Economics and Sustainable Development.
North, D. C. (1989). Institutions and economic growth: An historical introduction. World
development, 17(9), 1319-1332.
Okun A. M. (1962), Potential GNP: Its Measurement and Significance, American Statistical
Association. Proceedings of the Business and Economics Statistics Section, 98-104.
Platje, J. (2008). “Institutional capital” as a factor of sustainable development‐the importance
of an institutional equilibrium. Technological and Economic Development of Economy,
14(2), 144-150.
Rahman, M., & Mustafa, M. (2017). Okun’s law: evidence of 13 selected developed countries.
Journal of Economics and Finance, 41(2), 297-310.
Rahman, R., Shahriar, S., Kea, S. (2019). Determinants of Exports: A Gravity Model Analysis of
the Bangladeshi Textile and Clothing Industries. FIIB Business Review, 8(3), 229-44.
Sachs, J. D., & Warner, A. (1995). Natural resource abundance and economic growth.
Sadiku, M.; Ibraimi, A. & Sadiku, L. (2015). Econometric Estimation of the Relationship between
Unemployment Rate and Economic Growth of FYR of Macedonia. Procedia Economics
and Finance, 19, 69-81.
Silva, J.M.C.S. & Silvana, T. (2006). The log of gravity. The Review of Economics and Statistics,
88(4), 641-58.
Sögner, L., & Stiassny, A. (2002). An analysis on the structural stability of Okun’s law--a cross-
country study. Applied Economics, 34(14), 1775-1787.
Solow, R. M. (1956). A contribution to the theory of economic growth. The Quarterly Journal
of Economics, 70(1), 65-94.
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 41

KINH TẾ SỐ: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN


CHO VIỆT NAM
ThS Lê Thị Xoan*
ThS Nguyễn Minh Hiếu**

Tóm tắt
Hiện nay, trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với sự phát triển nhanh
chóng của công nghệ số, cùng với đó là yêu cầu về trao đổi thông tin, trao đổi hàng hóa
trong thời kỳ đại dịch Covid 19 bùng phát, khi mà dịch bệnh làm đứt gãy các chuỗi cung
ứng hàng hóa cũng như khó khăn trong vấn đề tiếp cận trao đổi thông tin, gây khó khăn
rất lớn cho các hoạt động thương mại truyền thống, kinh tế số càng trở nên quan trọng
và có nhiều cơ hội để phát triển nhanh chóng khắp toàn cầu. Bài viết này nhằm giới
thiệu về kinh tế số, thực trạng phát triển kinh tế số trên thế giới và Việt Nam trong thời
gian qua, đặc biệt xem xét những thành tựu đạt được và những khó khăn, thách thức còn
gặp phải, từ đó có một số đề xuất cho vấn đề phát triển kinh tế số của Việt Nam trong
thời gian tới.
Từ khóa: Kinh tế số, giải pháp phát triển kinh tế số, Việt Nam.

1. GIỚI THIỆU

Trong điều kiện hiện nay, kinh tế số đang là vấn đề được hầu hết các nước quan
tâm đầu tư phát triển và có sự tăng trưởng nhanh chóng trên toàn thế giới. Theo nhóm
cộng tác kinh tế số Oxford, kinh tế số được hiểu là một nền kinh tế vận hành chủ yếu
dựa trên công nghệ số, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua Internet.
Kinh tế số bao gồm tất cả các lĩnh vực và nền kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, dịch
vụ; tài chính,…) mà công nghệ số được áp dụng. Về bản chất, chúng ta có thể thấy đây là
các mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của nền kinh tế dựa trên ứng dụng công
nghệ số và tạo ra các giá trị về kinh tế lớn thúc đẩy phát triển đất nước. Theo báo cáo của
UNCTAD (Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển), nền kinh tế số có thể
được gắn với việc sử dụng các công nghệ tiên tiến hiện đại như robot, trí tuệ nhân tạo

*
Khoa Kinh tế Tài nguyên và Môi trường – Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TPHCM.
Email: ltxoan@hcmunre.edu.vn
**
Khoa Kinh tế Tài nguyên và Môi trường – Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TPHCM.
Email: nmhieu@hcmunre.edu.vn
42 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

(AI), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây, dữ liệu lớn và in ba chiều (3D). Cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã và đang mang lại nhiều sự thay đổi cơ bản về kinh
tế, xã hội toàn thế giới. Sự bùng nổ và phổ biến của internet và các công nghệ kỹ thuật số
đã mang lại nhiều cơ hội cho con người để để tham gia và kết nối vào thị trường kinh tế
số, đặc biệt là giới trẻ, nơi mà các rào cản của thị trường là nhỏ hơn, với rất nhiều cơ hội
để tiếp cận và chia sẻ thông tin, kiến thức với các cộng đồng có chung lợi ích và gia tăng
sự hợp tác trong các hoạt động sản xuất kinh doanh. Vai trò của kinh tế số càng được
thể hiện quan trọng hơn trong thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, khi mà vai
trò của công nghệ thông tin được phát huy và sử dụng hiệu quả, cùng với đó là sự tiện
ích của kinh tế số trong bối cảnh nhu cầu kết nối giữa con người với nhau ngày càng trở
nên quan trọng, và càng đặc biệt quan trọng trong bối cảnh nền kinh tế các nước vẫn
đang phải đối mặt với những thách thức từ đại dịch Covid 19. Bài viết này nhằm làm
rõ về bản chất của kinh tế số, thực trạng phát triển kinh tế số trên thế giới và đặc biệt là
ở Việt Nam. Cuối cùng là đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế số cho Việt Nam
trong thời gian tới.

2. THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ TRÊN THẾ


GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
2.1. Thực trạng và xu hướng phát triển kinh tế số trên thế giới

Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ thông tin, kinh tế số ngày
càng phát triển và trở nên quan trọng đối với nền kinh tế. Đến năm 2021 được xem là
năm bùng nổ của kinh tế số thể hiện qua lượng dữ liệu về kinh tế được luân chuyển qua
Internet. Báo cáo của Global Digital 2022 cho thấy, hiện các thiết bị kết nối toàn cầu là
26,5 tỷ USD; người dùng số thế giới (kết nối Internet) từ 18-54 tuổi là 3,8 tỷ USD; quy
mô nền kinh tế số chiếm khoảng 15,5% GDP toàn cầu, tương đương 12,7 nghìn tỷ USD.
Thời gian gần đây, kinh tế số toàn thế giới đang phát triển rất nhanh. Theo Báo cáo về
kinh tế số của Diễn đàn thương mại và phát triển của Liên Hợp Quốc (UNCTAD), năm
2019 kinh tế số ICT/VT đóng góp khoảng 4,5% GDP toàn cầu, kinh tế số internet/nền
tảng đóng góp 15,5% GDP toàn cầu. Con số tương ứng tại nước Mỹ là 6,9% và 21,6%
GDP và tại Trung Quốc là 6% và 30% GDP. Một nghiên cứu của Microsoft cũng chỉ ra
rằng kinh tế số đóng góp cho GDP khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2017 khoảng
6%, năm 2019 khoảng 25% và năm 2021 là khoảng 60% GDP. Trong số đó, Trung Quốc
là nước điển hình thành công về phát triển kinh tế số, với mức tăng trưởng luôn rất cao,
và chủ yếu dựa trên các cấu phần kinh tế số Internet/nền tảng và kinh tế số ngành/lĩnh
vực. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế, quy mô của nền kinh tế số Trung Quốc đã tăng từ 15%
GDP năm 2008 lên 37% vào năm 2019, trong đó cấu phần kinh tế số ICT/VT chiếm
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 43

phần nhỏ và ổn định ở mức khoảng 6-7% GDP hàng năm, trong khi cấu phần kinh tế số
Internet/nền tảng tăng nhanh từ 7% GDP năm 2008 lên 30% GDP vào năm 2019. Theo
dự báo của Diễn đàn Kinh tế thế giới (Word Economic Forum), đến năm 2025 nhu cầu
nhân lực có kỹ năng số hoá vẫn tiếp tục tăng cao, đặc biệt là các công việc về phân tích
dữ liệu, chiến lược số hoá, marketing kỹ thuật số, chuyên gia chuyển đổi số, lưu lượng
dữ liệu hàng tháng của toàn thế giới sẽ tăng từ 230 exabyte (năm 2020) lên 780 exabyte
vào năm 2026. Bên cạnh đó, thị trường lao động từ nay đến năm 2025 đang rất “khát”
nhân lực ngành Kinh tế số – Kinh doanh kỹ thuật số. Cụ thể là nguồn nhân lực số theo
hướng tập trung phát triển nhân lực công nghệ số đáp ứng kỹ năng mới liên quan đến
điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, kiến trúc hệ thống, kỹ nghệ phần mềm,
thiết kế giao diện và trải nghiệm người dùng, an toàn thông tin mạng.

Tại khu vực Đông Nam Á, nơi có khoảng 670 triệu người, kinh tế Internet được
dự báo đạt 1.000 tỷ USD vào năm 2030 sau khi đã có thêm 60 triệu người dùng internet
mới kể từ khi bắt đầu xảy ra dịch Covid-19, nâng tổng số lên 440 triệu người đang sử
dụng internet, với hàng chục triệu người tham gia mua sắm và giao hàng trực tuyến.
Theo Báo cáo e-Conomy SEA 2020 chỉ tính riêng cấu phần kinh tế số Internet/nền tảng
năm 2020 tại khu vực này đã đạt khoảng 105 tỷ USD (tăng 5% so với 2019), và dự kiến
đến 2025 sẽ đạt 309 tỷ USD. Trong số đó, Indonesia là nước có doanh thu kinh tế số
Internet/nền tảng cao nhất với 44 tỷ USD năm 2020, tiếp theo là Thái Lan với 18 tỷ USD
và Việt Nam với 14 tỷ USD. Còn trong báo cáo “Nền kinh tế số Đông Nam Á năm 2019”
do Google, Temasek và Bain thực hiện nhấn mạnh những xu hướng nổi bật nhất của
ngành Công nghiệp số được ghi nhận trong năm 2019, phân tích tiềm năng hiện tại và
tương lai của nền kinh tế số Đông Nam Á tại 6 thị trường lớn nhất bao gồm Indonesia,
Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Số liệu báo cáo cho thấy nền
kinh tế số của khu vực vừa đạt một cột mốc mới, chạm ngưỡng 100 tỷ USD lần đầu tiên
vào 2020, tăng 72 tỷ USD so với năm 2019. Nền kinh tế số tại Malaysia, Philippines,
Singapore và Thái Lan đang tăng trưởng ở mức từ 20% đến 30% mỗi năm. Còn theo Báo
cáo e-Conomy SEA 2020, chỉ tính riêng cấu phần kinh tế số Internet/nền tảng năm 2020
đã đạt khoảng 105 tỷ USD (tăng 5% so với năm 2019) và dự kiến đến năm 2025 sẽ đạt
309 tỷ USD. Hai đại diện dẫn đầu trong khu vực này là Indonesia và Việt Nam có tốc độ
tăng trưởng vượt mức 40%/năm. Đến năm 2025, nền kinh tế số trong khu vực được dự
báo sẽ tăng gấp 3 lần năm 2019, chạm mức 300 tỷ USD, rút ngắn khoảng cách với những
thị trường phát triển hơn về tỷ lệ đóng góp vào GDP.

Mặc dù công nghệ kỹ thuật số đang đi đầu trong sự phát triển và mang đến cơ hội
rất lớn cho các quốc gia để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và kết nối công dân với
các dịch vụ và việc làm, đặc biệt là trong thời kỳ khủng hoảng, từ thiên tai đến đại dịch
44 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

như thế giới đã trải qua với Covid-19, công nghệ kỹ thuật số là thứ giúp mọi người, từ
chính phủ, doanh nghiệp và người dân kết nối với nhau. Với vai trò quan trọng cũng
như xu thế tất yếu của việc sử dụng công nghệ số như hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ
của kinh tế số là hiển nhiên và cũng là điều cấp thiết. Tuy vậy theo báo cáo từ ngân hàng
thế giới vào cuối năm 2021, trên thế giới còn gần 3 tỷ người vẫn ngoại tuyến, phần lớn
tập trung ở các nước đang phát triển. Và khoảng cách sử dụng vẫn là một thách thức.
Gần một nửa (43%) dân số thế giới không sử dụng Internet di động, mặc dù sống ở các
khu vực có phủ sóng băng thông di động. Ngoài ra có khoảng 1 tỷ người trên thế giới
không thể chứng minh danh tính của họ, điều này hạn chế khả năng tiếp cận các dịch vụ
và cơ hội sử dụng các dịch vụ kỹ thuật số. Khoảng cách giới vẫn tồn tại và trên toàn cầu
khi có 62% nam giới truy cập mạng, còn nữ giới là 57%. Tỷ lệ người sử dụng Internet ở
khu vực thành thị cao gấp đôi so với khu vực nông thôn, về tuổi tác cũng có chênh lệch
lớn khi có 71% dân số trẻ từ 15-24 tuổi trên thế giới đang sử dụng Internet, so với 57%
của tất cả các nhóm tuổi khác.

Với tiềm năng của công nghệ kỹ thuật số để mở rộng khả năng tiếp cận thị trường
và là những cơ hội giúp các quốc gia đầu tư vào phát triển kỹ thuật số là một khía cạnh
quan trọng trong công tác giảm nghèo và bất bình đẳng thu nhập. Theo số liệu thống kê
của Ngân hàng thế giới, nền kinh tế kỹ thuật số năm 2021 tương đương với 15,5% GDP
toàn cầu, tăng trưởng nhanh hơn gấp 1,5 lần so với GDP toàn cầu trong 15 năm qua.
Nghiên cứu này cũng cho thấy rằng mức độ thâm nhập băng thông rộng di động ở châu
Phi tăng 10% sẽ dẫn đến tăng 2,5% GDP bình quân đầu người. Trong môi trường hậu
COVID-19, các nỗ lực số hóa sẽ tăng tốc trên toàn cầu, nhưng hầu hết các nước đang
phát triển hiện không sở hữu các công cụ và môi trường phù hợp cho điều đó. Mặc dù
các công nghệ mới đang lan truyền nhanh chóng trên khắp thế giới, tuy nhiên ước tính
có tới 37% dân số toàn cầu, tương đương 2,9 tỷ người vẫn chưa bao giờ sử dụng Internet.
Theo báo cáo của hội nghị Liên hiệp quốc về thương mại và phát triển năm 2021, ở
nhóm các quốc gia phát triển, tỷ lệ người sử dụng internet là 90%, trong khi ở nhóm
các quốc gia đang phát triển, con số này chỉ chiếm 20%. Như vậy nhìn chung trong thời
gian qua, kinh tế số đã có sự phát triển nhanh chóng về mức độ đóng góp của nền kinh
tế cũng như số lượng người tham gia vào nền kinh tế này, tuy vậy con số cũng cho thấy
ở nhiều nơi trên thế giới, kinh tế số vẫn chưa được quan tâm phát triển, cho đến nay,
internet vẫn còn xa lạ với rất nhiều người, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.
2.2. Thực trạng và xu hướng phát triển kinh tế số tại Việt Nam

Việt Nam cũng là nước có sự phát triển khá nhanh của kinh tế số. Với dân số
khoảng 97 triệu người, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ
phát triển kinh tế số ở mức khá trong khu vực ASEAN. Kinh tế Việt Nam đang thay đổi
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 45

nhanh thông qua việc áp dụng công nghệ số. Một số ngành công nghiệp tại Việt Nam
đang được số hóa nhanh chóng, bao gồm thương mại điện tử, du lịch và Fintech. Theo
Báo cáo e-Conomy SEA năm 2020, chỉ tính riêng cấu phần kinh tế số Internet/nền tảng,
Việt Nam đã đạt 14 tỷ USD, đứng thứ 3 ASEAN, nhưng là nước có tốc độ tăng trưởng
trong lĩnh vực này cao nhất với mức tăng 16%/năm. Nước có mức tăng cao tiếp theo là
Indonesia với 11%/năm, và Thái Lan 7%/năm. Báo cáo này cũng dự báo đến năm 2025,
kinh tế số Internet/nền tảng Việt Nam sẽ đạt mức 52 tỷ USD. Riêng năm 2021, Tổng cục
Thống kê Việt Nam ước tính kinh tế số Việt Nam đạt khoảng 163 tỷ USD, chiếm khoảng
8,2% GDP cả nước, trong đó cấu phần kinh tế số ICT/VT đạt 126 tỷ USD, chiếm 5,5%
GDP, kinh tế số Internet/nền tảng đạt 14 tỷ USD, chiếm 1% GDP và kinh tế số ngành/
lĩnh vực đạt khoảng 23 tỷ USD, chiếm 1,7% GDP. Đến nay, phát triển kinh tế số được
nhiều quốc gia xem như là một xu thế tất yếu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Trong những năm gần đây, mô hình kinh tế số cũng đang rất phát triển tại Việt Nam,
đóng góp rất lớn vào tốc độ phát triển kinh tế chung của cả nước. Đặc biệt nhất là các
mô hình cung cấp dịch vụ chia sẻ phương tiện giao thông, chia sẻ nơi lưu trú, mua bán
hàng online, ví tiền điện tử, các dịch vụ truyền hình có trả phí,... Đã có nhiều ứng dụng
có thể cài trên điện thoại, giúp người sử dụng có thể gọi xe ô tô, xe máy, giao - nhận
hàng, đặt vé máy bay, đặt đồ ăn, thuê phòng lưu trú, thuê gia sư, thuê giúp việc, thuê
dịch vụ sửa chữa các thiết bị trong gia đình,… thậm chí người dùng cũng có thể kết nối
bác sĩ chăm sóc sức khoẻ tại nhà. Việt Nam có lợi thế về dân số đông, hệ thống chính trị
ổn định, là người đi sau nên càng có nhiều tiềm năng cho nền kinh tế số phát triển một
cách nhanh chóng.

Về phía nhà nước, Chính phủ Việt Nam cũng thể hiện rõ quyết tâm, định hướng
và nỗ lực hành động mạnh mẽ trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số. Nhận thức
tầm quan trọng của nền kinh tế số, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã luôn
quan tâm, sớm có nhiều chủ trương, giải pháp thực hiện Cách mạng công nghiệp 4.0
và chuyển đổi sang nền kinh tế số. Các chủ trương này được thể hiện trong các văn bản
như: Nghị quyết số 36-NQ/TW, ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh phát
triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế; Nghị
quyết số 41/NQ-CP ngày 26/5/2016 về chính sách ưu đãi thuế thúc đẩy việc phát triển
và ứng dụng công nghệ thông tin và Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 4/5/2017 về tăng cường
năng lực tiếp cận Cách mạng công nghiệp 4.0. Tháng 8/2018, Ủy ban Quốc gia về Chính
phủ điện tử được thành lập do Thủ tướng Chính phủ trực tiếp làm Chủ tịch Ủy ban;
Nghị quyết số 52/NQ-TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc
Cách mạng công nghiệp 4.0; Gần đây nhất, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 52-NQ/
TW đặt mục tiêu đến năm 2025 nền kinh tế số Việt Nam sẽ đạt 20% GDP; Quyết định
số 749/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi
46 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Theo đó, Việt Nam thuộc nhóm
ít các nước trên thế giới sớm ban hành chiến lược chuyển đổi số quốc gia, chiến lược về
một quốc gia số. Ngoài ra còn có các mục tiêu cụ thể khác như đến năm 2025, kinh tế số
chiếm 20% GDP; năm 2030 chiếm 30% GDP; 50% dân số có tài khoản thanh toán điện
tử vào năm 2025 và đến năm 2030 là 80% dân số. Bên cạnh đó, nhiều chỉ tiêu khác được
Chính phủ đề ra trong nghị quyết này như: Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh
vực đạt tối thiểu 10%; Tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt trên 10%;
Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt trên 80%; Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ
và vừa sử dụng nền tảng số đạt trên 50%; Tỷ lệ nhân lực lao động kinh tế số trong lực
lượng lao động đạt trên 2%. Kinh tế số còn được nhà nước quan tâm phát triển khi thể
hiện tại Đại hội Đảng lần thứ XIII đã nhất trí thông qua Nghị quyết của Đại hội, khẳng
định rõ, đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ,
đổi mới sáng tạo, nhất là những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư,
thực hiện chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, nâng cao năng suất, chất lượng,
hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Với những chính sách quan tâm đến kinh tế số từ phía nhà nước, cùng với xu thế
tất yếu phát triển kinh tế số. Kinh tế số cuả Việt Nam thể hiện những thành tựu đáng
kể. Theo báo cáo “Nền kinh tế số Đông Nam Á 2020”, tốc độ tăng trưởng kinh tế số của
Việt Nam luôn tăng trưởng ở mức hai con số, dẫn đầu khu vực cùng với Indonesia. Nền
kinh tế số tại Việt Nam từ 3 tỷ USD năm 2015 đã tăng lên 12 tỷ USD vào năm 2019 và
14 tỷ USD năm 2020. Dự kiến đến năm 2025 bứt phá lên 52 tỷ USD, bao gồm các lĩnh
vực: Thương mại điện tử, du lịch trực tuyến, truyền thông trực tuyến và gọi xe công
nghệ. Trong số các lĩnh vực kinh tế số, thương mại điện tử đã góp phần đáng kể thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Theo báo cáo thương mại điện tử năm 2020, doanh
thu thương mại điện tử B2C tăng trưởng giai đoạn 2015-2019 luôn ở hai con số với
mức tăng trưởng trung bình cả giai đoạn là 25,4%, thương mại điện tử Việt Nam luôn
chiếm thị phần lớn. Còn theo số liệu báo cáo Bảng xếp hạng các doanh nghiệp thương
mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam do iPrice insights cập nhật vào ngày 03/03/2020 cho
thấy, Shopee Việt Nam tiếp tục dẫn đầu trong cả năm 2019 về lượng truy cập website,
đạt trung bình 38 triệu lượt/tháng. Theo sau lần lượt là Thegioididong với 28 triệu lượt/
tháng, Sendo với 27,2 triệu lượt/tháng, Lazada với 27 triệu lượt/tháng và Tiki với 24,5
triệu lượt/tháng. Tuy nhiên, hiện nay tất cả các doanh nghiệp thương mại điện tử trong
nước đều phải mua giao diện lập trình ứng dụng (API) của Google để có thông tin về
khách hàng của mình. Đại dịch Covid-19 đã phần nào thúc đẩy quá trình phát triển
kinh tế số đi nhanh hơn. Việt Nam đã phát triển nhiều phương thức trực tuyến trong
điều hành, làm việc, đào tạo của các cơ quan quản lý, doanh nghiệp, trường học,... Hiện
nay, phổ biến nhất trong các doanh nghiệp đó là số hóa trong lưu trữ, xử lý dữ liệu từ
sản xuất đến đưa sản phẩm ra thị trường. Tại Việt Nam, mức giá cước dịch vụ Internet
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 47

vừa phải, cước dịch vụ internet băng thông rộng cố định ở mức thấp nhất trong khu vực
châu Á - Thái Bình Dương. Cùng với đó, thương mại điện tử, giao dịch kinh tế không
dùng tiền mặt ngày càng phát triển tại Việt Nam, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp kịp
thời nắm bắt, ứng dụng các công cụ của kinh tế số cũng như quá trình thực hiện Chính
phủ điện tử được triển khai nhanh và quyết liệt hơn. Tất cả những nỗ lực này khiến cho
kinh tế số ở Việt Nam phát triển khá nhanh và đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy
vậy, với một nước đang phát triển như Việt Nam, những hạn chế nhất định trong việc
tiếp cận và ứng dụng, vận hành kinh tế số là điều không thể tránh khỏi. Cho đến nay,
vấn đề ứng dụng và phát triển kinh tế số ở nước ta vẫn gặp rất nhiều hạn chế, thách thức
nhất định, cụ thể như sau:

Thứ nhất là do hạn chế về nhận thức của cộng đồng xã hội. Hiện nay ở nước ta, việc
nhận thức về phát triển kinh tế số ở cả cấp độ quản lý nhà nước, cấp độ doanh nghiệp và
của người dân chưa cao. Kiến thức của các cá nhân cũng như tổ chức về kinh tế số còn
hạn chế, cùng những thời cơ và thách thức đối với sự phát triển chưa đồng đều ở các
cấp, các ngành dẫn tới nhu cầu, kế hoạch và hành động nắm bắt xu thế kinh tế số chưa
kịp thời. Vấn đề chuyển đổi số ở một số cấp, ngành, địa phương và các doanh nghiệp
hạn chế. Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách, đến năm 2019, có tới
85% doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam vẫn nằm ngoài nền kinh tế số và chỉ có 13%
ở cấp độ mới bắt đầu. Nhận thức về kinh tế số, nhu cầu và hành động theo xu thế kinh
tế số còn chậm chạp, chưa đồng đều, chưa thống nhất từ trên xuống dưới là những hạn
chế góp phần làm chậm xu hướng số hóa nền kinh tế ở nước ta.
Thứ hai, môi trường pháp lý và thể chế cho phát triển kinh tế số chưa hoàn thiện
và thiếu đồng bộ, cụ thể như vấn đề quản lý và thu thuế đối với các hoạt động thương
mại trực tuyến, đặc biệt là kinh doanh qua các mạng xã hội và cung cấp dịch vụ xuyên
biên giới, vấn đề bảo đảm quyền lợi cho người lao động và người tiêu dùng qua thế giới
mạng, việc xử lý, giải quyết những tranh chấp, xung đột về lợi ích của các chủ thể tham
gia các hoạt động kinh doanh, thương mại và dân sự trên môi trường số. Bên cạnh đó,
hệ thống văn bản pháp luật ban hành còn thiếu đồng bộ, thiếu các quy định về giao dịch
dữ liệu, bảo vệ cơ sở dữ liệu, dữ liệu cá nhân, thông tin riêng tư, cũng như tạo lập niềm
tin trên không gian số; thiếu quy định về quyền cá nhân,… Các quy định về định danh
số và xác thực điện tử cho người dân chậm được ban hành.
Thứ ba, thách thức lớn về an ninh mạng, bảo mật an toàn thông tin. Kinh tế số dựa
trên nền tảng công nghệ thông tin, Internet luôn chứa đựng nguy cơ lớn về bảo mật, an
toàn thông tin, tài chính và tính riêng tư của dữ liệu và của các chủ thể tham gia kinh
tế số. Theo một thống kê gần đây của Trend Micro, một công ty công nghệ đến từ Nhật
Bản, Việt Nam là một trong những quốc gia bị tấn công mạng nhiều nhất Đông Nam
Á. Hiện tại, mức độ quan tâm và đầu tư cho vấn đề bảo mật thông tin số cũng đã và
48 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

đang được các doanh nghiệp tại Việt Nam chú trọng hơn. Cũng theo số liệu của Trend
Micro, các mối đe dọa tấn công bảo mật nguy hiểm nhất tại Việt Nam bao gồm mã độc
tống tiền (ransomware), mã độc ngân hàng (banking malware), mã độc macro (macro
malware) và mã độc qua email. Trong đó, khối Ngân hàng là mục tiêu bị tội phạm công
nghệ tấn công nhiều nhất. Năm 2018, Việt Nam nằm trong Top 3 quốc gia bị tấn công
mạng nhiều nhất toàn cầu.
Thứ tư, hạ tầng phục vụ quá trình chuyển đổi số còn nhiều hạn chế. Quá trình
chuyển đổi số chậm, thiếu chủ động do hạ tầng phục vụ quá trình chuyển đổi số còn
nhiều hạn chế. Cụ thể như ở khu vực nông thôn, miền núi, việc trang bị internet hay hệ
thống thanh toán qua ATM, mua bán hang qua mạng,… vẫn còn rất hạn chế. Thể chế
và quy định pháp luật cho chuyển đổi số và các hoạt động kinh tế số của Việt Nam được
đánh giá là chậm hoàn thiện. Hành lang pháp lý cho thí điểm triển khai áp dụng các mô
hình kinh doanh, dịch vụ mới còn thiếu. Hiện nay ở nước ta, người dân vẫn có thói quen
sử dụng nhiều tiền mặt trong thanh toán, cộng thêm đó là thiếu cơ sở hạ tầng hỗ trợ như
vấn đề thanh toán qua thẻ, qua mạng internet,... là những yếu tố thách thức, trở ngại đối
với phát triển kinh tế số của Việt Nam.
Thứ năm, nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu chuyển đổi sang kinh tế số. Nhân
tố quan trọng nhất trong cạnh tranh và phát triển kinh tế số là nguồn nhân lực có trình
độ cao về công nghệ thông tin. Tuy nhiên, nguồn nhân lực công nghệ thông tin của Việt
Nam còn ít về số lượng, chưa bảo đảm về chất lượng. Trong khi giáo dục Việt Nam chưa
theo kịp xu thế phát triển như vũ bão của kinh tế số. Thương mại điện tử đóng góp chính
cho sự phát triển kinh tế số nhưng nguồn nhân lực trong lĩnh vực này đòi hỏi lao động
vừa có kiến thức về công nghệ, vừa phải hiểu biết về thương mại để nắm bắt kịp thời các
xu hướng mới, ứng dụng một cách hiệu quả nhất, an toàn nhưng hiện nay, các kỹ năng
này đều là điểm yếu của lao động Việt Nam. Việt Nam hiện có khoảng 900.000 nhân lực
công nghệ thông tin, tuy nhiên tỷ lệ lao động qua đào tạo tay nghề chỉ đạt 60%, vẫn còn
khoảng cách xa so với yêu cầu chuyển đổi số. Sự thiếu hụt nguồn nhân lực công nghệ
thông tin về cả số lượng và chất lượng là một thách thức lớn đối với sự phát triển kinh
tế số của Việt Nam.

3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI
GIAN TỚI
Với thực trạng phát triển cùng với những hạn chế hiện nay đối với vấn đề phát
triển kinh tế số tại Việt Nam, để thúc đẩy phát triển nhanh hơn nền kinh tế số của nước
ta trong thời gian tới, có thể thực hiện một số giải pháp như sau:

Thứ nhất là đối với phía các nhà quản lý kinh tế, cần đổi mới tư duy lãnh đạo
quản lý và năng lực điều hành nền kinh tế, hoàn thiện thể chế, tạo khuôn khổ pháp luật
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 49

thúc đẩy phát triển kinh tế số. Bất kể lĩnh vực nào của nền kinh tế, muốn phát triển
vững mạnh thì vấn đề chính sách, thể chế liên quan là yếu tố hết sức quan trọng. Điều
này được thực hiện tốt khi mà các cấp lãnh đạo có được nhận thức đúng đắn và có năng
lực điều hành tốt để đảm bảo nền tảng cho sự phát triển kinh tế. Trong khi cả các cấp
lãnh đạo, các cơ quan quản lý vẫn còn những hạn chế nhất định trong việc tiếp cận và
vận hành kinh tế số cùng như đưa ra và thực thi các chính sách điều hành nhằm hỗ trợ
cho vấn đề phát triển kinh tế số, thì thay đổi nhận thức của người lãnh đạo đối với vấn
đề này là yêu cầu hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, thay đổi thể chế, chính sách là yêu cầu
cấp thiết vì thể chế, chính sách mới là yếu tố quyết định phát triển kinh tế số chứ không
phải là công nghệ. Khung thể chế và pháp lý đóng vai trò quan trọng trong quá trình
số hóa. Những chính sách hợp lý về bản quyền, quyền sở hữu trí tuệ và tự do hóa thị
trường nghiên cứu khoa học sẽ tạo ra những bước đột phá cho Việt Nam trong quá trình
chuyển đổi số. Về vấn đề xây dựng khung hành lang pháp lý, về phía các nhà quản lý nên
quy định về mức phí tiếp cận các bộ dữ liệu khác nhau, như dữ liệu đất đai, môi trường,
dữ liệu cảm biến từ xa, hoặc dữ liệu bản đồ, và cho phép các đơn vị, cá nhân có thể tiếp
cận với mức phí theo quy định. Trong thời đại số, thời đại mà những dữ liệu như bản đồ
số và hình ảnh vệ tinh được coi như yếu tố sản xuất mới, việc đưa yếu tố sản xuất mới
này vào diện bí mật là biện pháp hạn chế không cần thiết và sẽ cản trở dòng lưu chuyển
dữ liệu số thông suốt giữa các cơ quan nhà nước, đặc biệt là việc cung cấp thông tin cho
chính những người nghiên cứu, việc khó tiếp cận thông tin dẫn đến nhiều hạn chế về kết
quả nghiên cứu. Điều này ảnh hưởng đến khả năng ban hành các quyết định kịp thời và
có căn cứ của chính quyền các cấp, các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu, nhất là trong
các lĩnh vực như đô thị hóa và ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, cần phải triển khai
thực hiện chính sách về phát triển kinh tế số quyết liệt hơn.
Thứ hai, về phía người dân, cần tập thói quen sử dụng các phương tiện công nghệ
cũng như nâng cao hiểu biết về công nghệ kỹ thuật số để nắm bắt những thông tin
nhanh và kịp thời về thị trường cũng như các thông tin kinh tế xã hội cần thiết khác,
thay đổi thói quen mua sắm, thanh toán theo kiểu truyền thống bằng các phương thức
hiện đại như mua sắm trực tuyến, thanh toán qua thẻ tín dụng,... nhằm thúc đẩy phát
triển kinh tế số.
Thứ ba, đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật số. Như đã nêu ở trên, một trong những
nguyên nhân hạn chế phát triển kinh tế số ở nước ta là hạ tầng kỹ thuật số còn nhiều hạn
chế. Phát triển hệ thống hạ tầng số quốc gia đồng bộ, rộng khắp, đảm bảo đáp ứng yêu
cầu kết nối, lưu trữ, xử lý dữ liệu, thông tin, các chức năng về giám sát, bảo đảm an ninh,
an toàn mạng. Xây dựng, phát triển hạ tầng băng thông rộng chất lượng cao. Nâng cấp
mạng di động 4G, phát triển mạng di động 5G phủ sóng rộng khắp để có thể theo kịp
xu hướng thế giới. Công nghệ 5G sẽ tạo cơ sở hạ tầng tốt cho việc kết nối theo xu hướng
50 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

IoT, mở ra nhiều cơ hội kinh doanh lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các
doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs). Mở rộng kết nối Internet trong nước, khu vực và quốc
tế; chuyển đổi toàn bộ mạng Internet Việt Nam sang ứng dụng giao thức Internet thế hệ
mới. Triển khai việc tích hợp cảm biến và ứng dụng công nghệ số vào hệ thống hạ tầng
giao thông, điện, nước, quản lý đô thị. Xây dựng hệ thống hạ tầng thanh toán số quốc
gia đồng bộ, thống nhất để thúc đẩy việc thanh toán không dùng tiền mặt. Khuyến khích
mọi thành phần kinh tế có đủ năng lực tham gia xây dựng hạ tầng kỹ thuật số. Trong
chiến lược hạ tầng số, Việt Nam đặt mục tiêu xếp hạng Top 30 thế giới trước năm 2025.
Thứ tư, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin phục vụ cho chuyển
đổi kinh tế số, tăng cường hợp tác quốc tế về công nghệ số và kinh tế số. Nguồn nhân
lực công nghệ thông tin đóng vai trò hết sức quan trọng. Chương trình đào tạo nhân lực
công nghệ thông tin cần hướng đến đẩy nhanh xã hội hóa giáo dục công nghệ thông tin.
Cập nhật giáo trình đào tạo công nghệ thông tin gắn với các xu thế công nghệ mới như
IoT, AI, công nghệ Robot. Phát triển nguồn nhân lực theo hướng tăng cường năng lực
tiếp cận, tư duy sáng tạo và khả năng thích ứng với môi trường công nghệ liên tục thay
đổi và phát triển. Nghiên cứu nội dung, phương pháp đào tạo nhằm xây dựng nguồn
nhân lực có khả năng tiếp nhận các xu thế công nghệ sản xuất mới; tập trung vào thúc
đẩy đào tạo về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học, ngoại ngữ, tin học; xây dựng
chương trình đào tạo, đào tạo lại kiến thức nghề nghiệp; cung cấp khả năng tự học tập
một cách linh hoạt, phù hợp đối với từng tổ chức, cá nhân,… Việt Nam cũng cần cải
thiện kỹ năng mềm cho người lao động, qua đó củng cố khả năng thích ứng của họ trong
một môi trường mà bản chất công việc và việc làm cụ thể đang thay đổi nhanh chóng.
Phát triển và nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo gắn với các trung tâm nghiên cứu khoa
học - công nghệ, trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia lấy doanh nghiệp làm trung tâm,
trường đại học và viện nghiên cứu là chủ thể nghiên cứu mạnh. Bên cạnh đó, việc đẩy
mạnh hợp tác quốc tế và áp dụng hiệu quả công nghệ số là một trong những giải pháp
quan trọng, góp phần tạo động lực mới cho tăng trưởng và phục hồi kinh tế, bảo đảm
phát triển bền vững, bao trùm và toàn diện. Đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực số hóa là
một nhân tố góp phần xây dựng môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển
giữa các quốc gia. Có các chính sách kết nối với cộng đồng khoa học, công nghệ trong
nước với nước ngoài, đặc biệt với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Thứ năm, bảo đảm an toàn, an ninh mạng. Hiện nay vấn đề an toàn, an ninh mạng
ở Việt Nam còn rất kém. Đây là hạn chế rất lớn cho vấn đề ứng dụng và vận hành của
kinh tế số. Để làm được điều này, cần tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng hiện đại, băng
thông đủ rộng để vượt qua các cuộc tấn công gây nghẽn mạng, thành lập hệ thống máy
lưu trữ dự phòng để chuyển hướng dữ liệu trước các cuộc tấn công và phục hồi sau tấn
công mạng. Thường xuyên rà soát, phát hiện, khắc phục lỗ hổng bảo mật trên toàn hệ
thống, bổ sung thiết bị, phần mềm chuyên dụng có khả năng kiểm tra, kiểm soát an
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 51

ninh, an toàn thông tin trên môi trường mạng viễn thông, Internet, tần số vô tuyến
điện… Xây dựng, triển khai thực hiện các giải pháp kỹ thuật nhằm kiểm tra, phát hiện
các nguy cơ gây mất an ninh thông tin. Đảm bảo xử lý kịp thời các nguy cơ gây mất an
ninh, đe dọa gây mất an ninh thông tin ở Việt Nam. Đồng thời, xây dựng các chế tài xử
phạt đủ sức răn đe đối với các đối tượng vi phạm luật an toàn, an ninh mạng.
Thứ sáu, đẩy mạnh triển khai chương trình chuyển đổi số quốc gia, đặc biệt là các
giải pháp đào tạo kỹ năng, phát triển nguồn nhân lực số; chuyển đổi số doanh nghiệp;
và phát triển thị trường số nội địa. Phát triển mạnh mẽ thị trường số nội địa bao gồm thị
trường số chính phủ, thị trường số ngành, lĩnh vực, và thị trường số xã hội.

Tài liệu tham khảo


Bộ Thông tin và Truyền thông, tình hình phát triển kinh tế số tại Việt Nam. https://aita.gov.vn/
tinh-hinh-phat-trien-kinh-te-so-tai-viet-nam
Thủ tướng Chính phủ (2017). Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 4/5/2017 về tăng cường năng lực tiếp
cận Cách mạng công nghiệp 4.0.
Lê Thị Thanh Huyền. Phát triển kinh tế số ở Việt Nam theo tinh thần Đại hội lần thứ XIII
của Đảng. https://hcma3.hcma.vn/tintuc/Pages/dua-nghi-quyet-dh13-vao-cuoc-song.
aspx?CateID=638&ItemID=50154
Tạp chí Tài chính, Thực trạng và giải pháp phát triển nền kinh tế số tại Việt Nam. https://
tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/thuc-trang-va-giai-phap-phat-trien-nen-kinh-
te-so-tai-viet-nam-346308.html
Thủy Diệu. Ba kịch bản giúp kinh tế số đột phá vào năm 2025. https://vneconomy.vn/ba-kich-
ban-giup-kinh-te-so-dot-pha-vao-nam-2025.htm#:~:text=Theo%20b%C3%A1o%20
c%C3%A1o%20e%2DConomy,%2C%20v%C3%A0%20Th%C3%A1i%20Lan%207%25
Bộ Chính trị (2014). Nghị quyết số 36-NQ/TW, ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh
phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.
Chính phủ (2016). Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 26/5/2016 về chính sách ưu đãi thuế thúc đẩy
việc phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin.
Bộ Chính trị (2019). Nghị quyết số 52/NQ-TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham
gia cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
Thủ tướng Chính phủ (2020). Quyết định số 749/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê
duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
Google, Temasek & Bain (2019). The E-Conomy SEA 2019 Report. https://storage.googleapis.
com/gweb-economy-sea.appspot.com/assets/pdf/e-Conomy_SEA_2020_Report.pdf
World Bank (2021). “Capturing the impacts of digitalization on jobs through a CGE model - an
application to Vietnam”.
52 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

CHUYỂN ĐỔI SỐ – ĐỔI MỚI SÁNG TẠO


LÀ GIẢI PHÁP VỰC DẬY DOANH NGHIỆP HẬU COVID
ThS Nguyễn Thị Thanh*1
ThS Nguyễn Bá Huy*
ThS Nguyễn Thị Kim Ngân*

Tóm tắt
Trong bối cảnh nền kinh tế đang dần phục hồi từ sau đại dịch Covid-19, chuyển đổi số
và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của thế giới, không chỉ
thúc đẩy kinh doanh mà còn mang đến nhiều cơ hội lớn. Cuộc Cách mạng công nghiệp
4.0, Cách mạng Xanh và hội nhập toàn cầu thì nhu cầu thị trường, nhu cầu sản xuất, tiêu
dùng đã thay đổi rất nhanh và mạnh mẽ. Sự đổi mới là rất quan trọng cho các doanh
nghiệp khởi nghiệp bởi vì nó là cách duy nhất để làm nổi bật giữa các đối thủ cạnh tranh.
Từ khóa: Chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong bối cảnh nền kinh tế đang dần phục hồi từ sau đại dịch Covid-19, chuyển
đổi số đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của thế giới, không chỉ thúc đẩy kinh
doanh mà còn mang đến nhiều cơ hội lớn.
Theo nghiên cứu của Mastercard Việt Nam (2021), đại dịch là chất xúc tác giúp
thay đổi thói quen thanh toán của người tiêu dùng. Trong đó, 60-70% người dân Đông
Nam Á đã giảm sử dụng tiền mặt; 75% người dân châu Á - Thái Bình Dương sẽ tiếp tục
sử dụng thanh toán không tiếp xúc sau đại dịch; 91% người dân khu vực châu Á - Thái
Bình Dương đã sử dụng hình thức thanh toán không tiếp xúc vì lý do an toàn Covid-19.
Điều này cho thấy hành vi khách hàng đối với giải pháp số đã thay đổi vĩnh viễn từ sau
đại dịch.
Tại Việt Nam, theo Tổng cục Thống kê (2021), doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm
98% trong số 760.000 doanh nghiệp. Trong đó, nhiều doanh nghiệp truyền thống ít áp
dụng các nền tảng số và các giải pháp công nghệ vào kinh doanh là những đơn vị chịu
nhiều thiệt hại nhất. Những doanh nghiệp có mức độ chuyển đổi số cao lại chịu tác động

*
Khoa Kinh tế Tài nguyên và Môi trường – Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TPHCM.
*1
ntthanh@hcmunre.edu.vn
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 53

tiêu cực nhẹ hơn, thậm chí còn tăng trưởng tốt hơn. Vì thế, việc đổi mới bằng chuyển
đổi số được xem như “cú huých” để mỗi doanh nghiệp chuyển mình mạnh mẽ.
Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, Cách mạng Xanh và hội nhập toàn cầu thì nhu
cầu thị trường, nhu cầu sản xuất, tiêu dùng đã thay đổi rất nhanh và mạnh mẽ. Phát biểu
tại Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN (WEF ASEAN, 2018), Chủ tịch WEF
ASEAN Klaus Schwab cho rằng so với cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ ba, Cách
mạng Công nghiệp lần thứ tư toàn diện hơn, với những công nghệ mới như trí thông
minh nhân tạo, mạng lưới vạn vật kết nối, điện toán đám mây, robot… sẽ định hình lại
phương cách sản xuất, hình thức tiêu thụ, cách thức chúng ta giao tiếp, thậm chí là cách
chúng ta sống, đồng thời sẽ ảnh hưởng tới không chỉ cách con người sinh hoạt, như thế
nào, mà còn “định nghĩa” lại xem chúng ta là ai.

2. LÝ THUYẾT
2.1. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Cuộc cách mạng thứ 4 là cuộc cách mạng nghiêng về các công nghệ số, Internet
với mục đích biến thế giới thực thành một thế giới số. Việt Nam, với việc đi sau và thừa
hưởng những thành tựu từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 do thế giới để lại cũng giúp
chúng ta tiết kiệm được một cơ số thời gian nghiên cứu (Klaus Schwab, 2019).
Các lĩnh vực mà cuộc cách mạng công nghiệp tác động đến bao gồm:
Lĩnh vực kỹ thuật số: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật Internet (Internet of Things),
Lưu trữ và xử lý dữ liệu lớn (Big Data).
Lĩnh vực vật lý: In 3D, Vật liệu mới, Robot cao cấp, xe tự lái. Lĩnh vực công nghệ
sinh học.
Lĩnh vực năng lượng mới.
Cũng như các nước trên thế giới, Việt Nam có rất nhiều lĩnh vực hiện đang hoạt
động trên nền cách mạng 4.0 như: Viễn thông, nông nghiệp, thiết bị an ninh và nhà
thông minh...
Internet of things đang trong giai đoạn khởi phát, mở ra nhiều cơ hội phát triển cho
Việt Nam, nó đã và đang diễn ra với hàng loạt ứng dụng như: tự động hóa nông nghiệp,
phân tích dữ liệu, y tế, xây dựng... IoT đã và đang tác động đến cách sống, cách làm việc,
giao tiếp và thay đổi cả hệ giá trị của con người trong tương lai theo hướng tích cực.
2.2. Đổi mới sáng tạo
Đổi mới (Innovation) thường được hiểu là sự mở đầu cho một giải pháp nào đó
khác với các giải pháp đã triển khai. Bên cạnh đó, có nghiên cứu còn cho rằng đổi mới
chính là sáng tạo (Lu và cộng sự, 2015).
54 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Đổi mới là khả năng của các cá nhân, các công ty hoặc thậm chí quốc gia để khám
phá những ý tưởng theo cách khác biệt và thành công nhằm gia tăng giá trị cho thị
trường, chính phủ và xã hội. Có nghĩa là, thành công của một doanh nghiệp không chỉ
dựa trên tiềm năng tạo ra thu nhập mà còn dựa trên cách ý tưởng của bạn tạo ra tác động
hoặc ảnh hưởng tích cực đến con người.
Khái niệm này thường được kết hợp với các sản phẩm, nhưng cũng có thể xảy ra ở
cấp độ công nghệ, quy trình, dịch vụ, quản lý và tiếp thị. Điều quan trọng là sự đổi mới
phải được sử dụng một cách chính xác để nâng cao hiệu quả, năng suất và hoạt động
kinh doanh của các công ty khởi nghiệp, thậm chí làm tăng tầm ảnh hưởng đến các công
ty đã và đang vận hành một cách lâu đời.
2.3. Đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp
Sự đổi mới là rất quan trọng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp bởi vì nó là cách
duy nhất để làm nổi bật giữa các đối thủ cạnh tranh. Thực tiễn cho thấy, đổi mới hiện
nay liên quan đến tuổi thọ của doanh nghiệp, tức là khi một công ty không còn lo lắng,
quan tâm về khía cạnh của sự đổi mới, họ sẽ bị cạnh tranh và vượt qua, do đó họ có nguy
cơ thất bại trên thị trường.
Khách hàng được hưởng phần lớn là nhờ vào nhận thức của họ về giá trị của
những gì họ được trình bày, được bình luận. Khách hàng mua hoặc sử dụng một sản
phẩm mang lại những lợi ích nhất định, cho dù các tính năng tốt nhất vượt trội so với
các đối thủ cạnh tranh, tuy nhiên sẽ có lựa chọn thay thế với giá thấp hơn.
Đổi mới sáng tạo là quá trình dựa trên ý tưởng kinh doanh sáng tạo, tạo ra sản
phẩm mới; hoặc sản phẩm cũ nhưng có điểm khác nổi trội, ưu việt hơn so với những
sản phẩm, dịch vụ đã từng có trên thị trường và được phát triển nhanh chóng vượt bậc.

3. GIẢI PHÁP
3.1. Ba yếu tố trong doanh nghiệp trong xu thế chuyển đổi số
Thứ nhất, công nghệ mới: xu hướng CN 4.0, AI, VR, Big Data, Blockchain thành
chuyển đổi số dẫn đến thay đổi nhiều xu hướng trong marketing, hành vi tiêu dùng
khách hàng, quản lý hệ thống nhân sự…
Thứ hai, kinh doanh quốc tế: đặt ra những chiến lược có quy mô và liên tục nghiên
cứu, thâm nhập thị trường các quốc gia khác. Quá trình thiết lập mối quan hệ đối tác,
khách hàng là quyết định cốt lõi để thành công.
Thứ ba, thương hiệu riêng: Marketing phải thể hiện được thành quả của hoạt động
nghiên cứu sản phẩm dịch vụ, khách hàng và nghiệp vụ kinh doanh. Mục đích cuối cùng
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 55

marketing là giúp doanh nghiệp tăng trưởng trong dài hạn và phát triển thương hiệu.
Marketing phải thể hiện hợp nhất giá trị nội hàm của sản phẩm và nội dung quảng cáo,
luôn lấy sự thành thật với bản thân làm xuất phát điểm, chỉ có cách đó doanh nghiệp
mới phát triển ổn định, bền vững và lâu dài.
Nhận biết rõ năng lực cạnh tranh của mình, hiểu được sự khác biệt với đối thủ
cạnh tranh, nắm kỳ vọng và sự mong muốn thật sự của khách hàng.
3.2. Nội dung cần đổi mới và sáng tạo trong hoạt động kinh doanh
Thứ nhất, chiến lược phát triển của doanh nghiệp cần thay đổi theo hướng đổi mới
sáng tạo để có được lợi thế cạnh tranh. Chiến lược chỉ tập trung chủ yếu vào cắt giảm
chi phí sẽ kém hiệu quả hơn chiến lược cung cấp sản phẩm và dịch vụ một cách sáng tạo.
Thứ hai, cơ cấu lao động, việc làm, kỹ năng của người lao động sẽ thay đổi rất
mạnh mẽ. Nghiên cứu của Trường Oxford Martin cho biết dưới tác động của cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0 có khoảng 47% số việc làm tại Mỹ có nguy cơ bị tự động hóa trong
một hoặc hai thập kỷ tới, với đặc thù là quy mô triệt tiêu việc làm rộng hơn nhiều với tốc
độ nhanh hơn nhiều so với những lần dịch chuyển thị trường lao động trong các cuộc
cách mạng công nghiệp trước đây.
Thứ ba, phương thức quản lý, điều hành, tốc độ và quy mô phát triển của doanh
nghiệp thay đổi nhanh chóng. Với sự phát triển của công nghệ, thời gian để doanh nghiệp
thống lĩnh thị trường được rút ngắn đáng kể. Bằng việc áp dụng công nghệ và sáng tạo,
một doanh nghiệp mới có thể nhanh chóng vượt qua các doanh nghiệp lâu năm trong
cùng ngành hàng trong một thời gian ngắn với tốc độ và quy mô khó tưởng tượng.
Đổi mới và sáng tạo là cực kỳ cần thiết trong hoạt động kinh doanh, chúng là
bước đệm duy nhất và có độ bật lớn nhất để đưa các doanh nghiệp đi đến với mức
doanh thu cao.
Để thực hiện điều này, các doanh nghiệp cần ưu tiên áp dụng các phương thức
thanh toán hiện đại để nhanh chóng đạt hiệu quả tối đa. Tính liền mạch và an toàn của
thanh toán số cho phép doanh nghiệp lập kế hoạch kinh doanh tốt hơn, tiết kiệm chi phí
và tối ưu hóa nguồn tài chính, từ đó đạt mức tăng trưởng cao hơn.
Trường hợp điển hình:
Hiện tại, các ngân hàng đã và đang triển khai mạnh mẽ các gói giải pháp số cho
doanh nghiệp đi cùng với những ưu đãi về phí và các chương trình khuyến mãi hấp dẫn.
Ví dụ: Điển hình tại OCB - một trong số ít ngân hàng tiên phong trong chiến lược
chuyển đổi số từ rất sớm tại Việt Nam đã cho ra mắt gói OCB ProPay.
56 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Điểm đặc biệt của OCB ProPay chính là thiết kế linh hoạt theo đặc thù kinh doanh
và nền tảng công nghệ của từng doanh nghiệp, giúp cho việc thanh toán nhanh chóng, tối
ưu chi phí. Sản phẩm đặc biệt phù hợp cho doanh nghiệp quy mô nhỏ hoặc mới thành lập
đang tìm kiếm một gói giải pháp thanh toán số tinh gọn, tiện lợi với chi phí thấp.
Đối với các doanh nghiệp SMEs, gói OCB ProPay nâng cao mang đến các tiện ích
thiết yếu nhưng đầy đủ, giúp doanh nghiệp tối ưu quản lý dòng tiền thông qua các giải
pháp: Tài khoản định danh trực quan và dễ nhớ, BankHub, ngân hàng số OCB OMNI
và tài khoản thanh toán Smart Account.
OCB Propay chuyên biệt dành cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đặc
thù như: FMCG, trường học, logistics, thương mại hay bất động sản,... khách hàng sẽ
được OCB tư vấn giải pháp chuyển đổi số toàn diện từ các dịch vụ: Open API, ERP Link,
tài khoản định danh, ngân hàng số OCB OMNI và gói tài khoản đặc quyền ưu tiên.
Giải pháp thanh toán số này giúp doanh nghiệp tiết giảm đến 80% thời gian công
tác kế toán báo cáo, đồng thời kết nối dữ liệu 2 chiều giúp doanh nghiệp quản lý dòng tiền
hiệu quả. Đồng thời, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí nhờ vào các chương trình miễn
phí tư vấn, miễn phí chuyển khoản trong và ngoài hệ thống, miễn phí dịch vụ chi lương và
thẻ doanh nghiệp, miễn phí nộp ngân sách nhà nước, miễn phí tài khoản số đẹp…

4. KẾT LUẬN
Doanh nghiệp thành công là các doanh nghiệp có tầm nhìn dài hạn, nắm bắt đúng
và trúng nhu cầu thị trường, biết được ngành, lĩnh vực nào là “thời” theo xu hướng phát
triển của thị trường.
Doanh nghiệp muốn thành công trong tương lai cần tận dụng lợi thế đến từ cuộc
Cách mạng công nghiệp 4.0 một cách chủ động. Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ làm thay
đổi sâu sắc cơ cấu việc làm, nghề nghiệp, thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng thương
mại điện tử và các mô hình kinh doanh mới.
Theo các chuyên gia, bối cảnh bình thường mới là thời điểm vàng cho tái cấu trúc
khi doanh nghiệp theo định hướng số hóa. Đây không còn là trào lưu mang tính nhất
thời, mà đã trở thành một xu hướng tất yếu quyết định sự sống còn của một doanh
nghiệp, cần sớm thực hiện để đảm bảo lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ.
Sự đổi mới và sáng tạo trong kinh doanh là yếu tố then chốt trong một doanh nghiệp
dù lớn hay nhỏ. Nó quyết định sự phát triển của doanh nghiệp đó. Một doanh nghiệp vận
dụng tối đa sự sáng tạo và đổi mới trong kinh doanh sẽ phát triển mạnh mẽ nhưng chỉ
đảm bảo trong một khoảng thời gian nhất định, không chắc rằng sự sáng tạo đó sẽ giúp
doanh nghiệp tiếp tục phát triển trong tương lai, vì vậy cần luôn luôn vận dụng sáng tạo và
đổi mới trong kinh doanh để duy trì sự phát triển vượt bậc cho doanh nghiệp.
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 57

Việc sự đổi mới là rất quan trọng cho các doanh nghiệp bởi vì nó là cách duy nhất
để làm nổi bật giữa các đối thủ cạnh tranh. Thực tiễn cho thấy, đổi mới hiện nay liên
quan đến tuổi thọ của doanh nghiệp, tức là khi một công ty không còn lo lắng, quan tâm
về khía cạnh của sự đổi mới, họ sẽ bị cạnh tranh và vượt qua, do đó họ có nguy cơ thất
bại trên thị trường.

Tài liệu tham khảo


Đặng Đức Thành (2019). Vì sao doanh nghiệp cần đổi mới sáng tạo. https://www.quanlynhanuoc.
vn/2019/09/17/vi-sao-doanh-nghiep-can-doi-moi-sang-tao- bai-
Klaus Schwab (2019). Định hình cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. NXB Thế Giới.
Lu, K., Zhu, J., & Bao, H. (2015). High-performance human resource managementand firm
performance: The mediating role of innovation in China. Industrial Management & Data
Systems, 115(2), 353-382.
Minh Khoa (2018). Cách mạng công nghiệp 4.0 là gì, Báo chất lượng Việt Nam. http://hvcsnd.
edu.vn/nghien-cuu-trao-doi/dai-hoc-40/cuoc-cach-mang-cong- nghiep-4-0-la-gi-4319
Nhĩ Anh (2021). Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là động lực quan trọng phát triển kinh
tế. https://vneconomy.vn/khoa-hoc-cong-nghe-va-doi-moi- sang-tao-la-dong-luc-quan-
trong-phat-trien-kinh-te-
Tổng cục Thống kê (2021). Thông cáo báo chí kết quả sơ bộ tổng điều tra kinh tế năm 2021.
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2022/01/thong-cao-bao-chi-ket-
qua-so-bo-tong-dieu-tra-kinh-te-nam-2021/
Tuyết Mai (2021). Covid-19 thay đổi thói quen chi tiêu thúc đẩy chuyển dịch sang các công nghệ
thanh toán mới nổi. https://thitruongtaichinhtiente.vn/covid- 19-thay-doi-thoi-quen-
chi-tieu-thuc-day-chuyen-dich-sang-cac-cong-nghe-thanh-toan-moi-noi-34566.html
58 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

XU HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI CÁC NGÂN HÀNG


THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM
ThS Nguyễn Hoàng An*
ThS Nguyễn Thị Hoài Thanh*

DẪN NHẬP
Chuyển đổi số (Digital Transformation) là một khái niệm đang được nhắc tới
thường xuyên trong những năm gần đây. Cụ thể thì đó là sự tích hợp các công nghệ kỹ
thuật số vào tất cả các lĩnh vực hoạt động của một doanh nghiệp, được bổ trợ bởi những
nền tảng khoa học hiện đại, vận dụng các công nghệ tiên tiến từ trong sản xuất đến với
đời sống, bên cạnh việc tận dụng các công nghệ này để thay đổi căn bản cách thức vận
hành, mô hình kinh doanh và đồng thời cung cấp các giá trị mới cho khách hàng của
doanh nghiệp đó cũng như tăng tốc các hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, nó còn có nghĩa
là cải tiến trong nhiều lĩnh vực liên quan đến dịch vụ bao gồm: tự động hóa quy trình,
nâng cao trải nghiệm khách hàng, tích hợp dữ liệu, và nâng cao tính linh hoạt của tổ
chức và bán hàng. Chuyển đổi số đang ngày một thay đổi nhận thức của những nhà lãnh
đạo, những người có khả năng quyết định hướng đi và khả năng chuyển đổi thành công
của tổ chức. Bộ máy chính quyền của nhiều quốc gia sau khi nhận ra tầm quan trọng
của chuyển đổi số trong việc gia tăng hiệu quả hoạt động và đảm bảo an ninh quốc gia,
đã lập tức bước vào một cuộc đua mới trong việc áp dụng chuyển đổi số. Tại Việt Nam,
chuyển đổi số cũng được xem là một xu hướng tất yếu đối với tất cả các lĩnh vực kinh
doanh, là một trong những mục tiêu được quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp,
nhất là những doanh nghiệp có sự ưu tiên chú trọng về mặt phát triển công nghệ. Chính
phủ Việt Nam cũng đặc biệt quan tâm đến vấn để chuyển đổi số trong cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0, với việc nhanh chóng đề ra các chương trình liên quan và triển khai đi
vào hoạt động thì bước đầu đã cho thấy có những dấu hiệu tích cực khả quan tác động
lên các doanh nghiệp, trong đó có lĩnh vực ngân hàng – là lĩnh vực mà xu hướng chuyển
đổi số đã và đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ và rõ rệt hơn. Chuyển đổi số trong ngân
hàng được hiểu là sự thay đổi về văn hóa, tổ chức và cách thức hoạt động của ngân hàng
thông qua công nghệ. Chuyển đổi số trong các doanh nghiệp nói chung và chuyển đổi số
trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng hầu hết trải qua 3 giai đoạn: Số hóa toàn diện (Digital
Transformation), Số hóa quy trình (Digitalization), và Số hóa thông tin (Digitization).

*
Khoa Kinh tế Tài nguyên và Môi trường – Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TPHCM.
Email: nhan@hcmunre.edu.vn
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 59

Đối với ngành ngân hàng, việc tăng lên về số người dùng, số lượng dữ liệu lưu trữ
và đặc biệt sự tăng lên về các nghiệp vụ ngân hàng bắt buộc các hệ thống Ngân hàng
phải luôn thay đổi và cập nhật công nghệ mới. Đến giai đoạn 2020-2021, do ảnh hưởng
bởi dịch bệnh Covid-19, việc đi lại và thực hiện các hoạt động giao dịch trực tiếp gặp
phải nhiều khó khăn, không chỉ đối với ngành ngân hàng mà cho toàn xã hội. Đây thật
sự là một thách thức to lớn trong việc duy trì hoạt động kinh doanh và giữ vững được
ổn định tiền tệ cũng như chất lượng dư nợ tín dụng trong hệ thống ngân hàng. Tuy
nhiên trong thách thức cũng mở ra nhiều cơ hội để các ngân hàng khai thác, trong đó cụ
thể là các ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP). Dễ nhận thấy, định hướng và phát
triển chuyển đổi số chính là một trong những xu hướng giúp giữ vững hoạt động kinh
doanh của hệ thống ngân hàng trong thời gian vừa qua. Do đó, việc nắm bắt chính xác
xu hướng chuyển đổi số tại các ngân hàng sẽ giúp cho các ngân hàng có hướng đi cụ thể,
rõ nét và có các hoạt động phù hợp với tình hình chung trong thời gian sắp tới. Đó là
mục tiêu chính của đề tài “Xu hướng chuyển đổi số tại các ngân hàng thương mại cổ
phần ở Việt Nam”.

1. XU HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI SỐ LĨNH VỰC NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚI
Thế giới đã chứng kiến sự mở rộng và phát triển nhanh chóng của xu hướng ngân
hàng số trong vài năm qua. Nhưng phải đến khi đại dịch Covid-19 bùng phát vào đầu
năm 2020, với những tác động và ảnh hưởng đến toàn xã hội nói chung, thì nhu cầu và
sự cần thiết phải có các giải pháp công nghệ số đối với ngân hàng mới được khắc họa
rõ nét. Các ngân hàng từ lâu đã nhận ra sự cần thiết phải hiện đại hóa một số hệ thống
này, nhưng gần đây mới bắt đầu dành thời gian để xem xét đầu tư công sức và tiền bạc
vào đó. Trước đây, việc thay thế một hệ thống trong ngân hàng sẽ tốn một lượng tiền
lớn và thường không mang lại lợi tức đầu tư trong ngắn hạn. Việc thay thế toàn bộ có
thể mất nhiều năm nỗ lực và đầu tư nhiều nguồn lực. Cũng có rủi ro đáng kể ở khâu vận
hành trong việc thay thế hệ thống do sự phức tạp của quá trình chuyển đổi hệ thống và
khả năng có thể làm gián đoạn hoạt động nghiệp vụ hàng ngày tại các ngân hàng. Ngoài
ra, việc hiện đại hóa một hệ thống luôn phải đối mặt với một trở ngại: hầu hết các hệ
thống truyền thống vẫn có thể đủ khả năng để thực hiện các nghiệp vụ chính trong hoạt
động của ngân hàng. Vì vậy, không có gì lạ khi đại đa số các ngân hàng chọn cách giữ hệ
thống truyền thống và tiếp tục chịu đựng những hạn chế của hệ thống này. Đấy cũng là
một vấn đề đáng lưu tâm, nhưng bên cạnh đó một tình trạng khác cũng đồng thời đang
diễn ra, đó là nhiều ngân hàng ngày nay phải đối mặt với những thách thức: hết hạn hợp
đồng bảo trì và hỗ trợ hệ thống truyền thống, việc tùy chỉnh và tích hợp hệ thống được
thực hiện một cách chắp vá, ghi chép thô sơ và khó tháo gỡ, đồng thời ngày càng khan
hiếm và đắt đỏ việc tìm kiếm nhân lực đã quen với với các công nghệ truyền thống như
ngôn ngữ COBOL và hệ thống siêu máy tính. Cùng với mức độ tùy biến cao của hầu hết
60 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

các hệ thống cũ, việc nâng cấp hệ thống có thể tương đương với việc xây dựng một hệ
thống hoàn toàn mới. Xu hướng chuyển đổi số đang được chú trọng, nguồn tiền chuyển
đổi đang có, các dịch vụ hiện đại đang tiến triển, từ đó dẫn tới nhu cầu hiện đại hóa hệ
thống ngân hàng là cấp thiết.
Khi một ngân hàng chuyển đổi số các hệ thống cốt lõi của mình, ngân hàng đó cần
phải xem xét tốc độ của quá trình số hóa và cần hiểu đầy đủ về tác động của quá trình
hiện đại hóa đối với ngân hàng của mình theo đúng tình hình của chính ngân hàng đó
(theo Deloitte). Chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng giúp đẩy nhanh hành trình của
khách hàng trong quá trình tiếp cận dữ liệu đám mây và đón nhận quá trình chuyển đổi
số bằng cách hiện đại hóa các hệ thống, ứng dụng, quy trình và hệ sinh thái cốt lõi của
khách hàng. Trong cuộc khủng hoảng toàn cầu hiện nay, vai trò của các công ty tài chính
quan trọng hơn bao giờ hết. Các ngân hàng và thị trường tài chính phải thực hiện các
chương trình đổi mới của các chính phủ với tốc độ nhanh chỉ trong vài tuần, không phải
vài năm như trước đây, đồng thời tự động tái tạo và đáp ứng các yêu cầu về vấn đề bảo
mật và tuân thủ quy tắc. Để duy trì đà phát triển mạnh mẽ, các doanh nghiệp cần một
đối tác tin cậy để giúp số hóa và hiện đại hóa ngân hàng với các chuyên gia trong ngành
để cải thiện mọi khía cạnh của ngân hàng và chuyển quản lý dữ liệu sang dạng đám mây
hiệu quả, an toàn và nhanh chóng. Trong vòng 2 đến 3 năm tới, việc tăng cường sự linh
hoạt và chủ động trong hoạt động sẽ là ưu tiên hàng đầu của các ngân hàng và tổ chức
tài chính. Xu hướng định hình lại các mô hình kinh doanh, thúc đẩy chuyển đổi hoạt
động và biến khái niệm “Extreme digital” trở thành cốt lõi của ngành tài chính ngân
hàng trong tương lai. Một số trường hợp chuyển đổi số trong ngành ngân hàng được
đánh giá là thành công tính đến nay như trường hợp của ngân hàng DBS (Singapore) với
giải pháp tự động hóa quy trình bằng robot, hay còn gọi là RPA, trong đó các chương
trình phần mềm có thể mô phỏng quá trình thực thi của con người đối với các quy trình
được xác định rõ ràng, có thể lặp lại (RPA không chỉ giúp tăng tốc các quy trình của hệ
thống ngân hàng mà còn có thể giúp giảm chi phí tự động hóa thông qua việc tái sử dụng
các đối tượng tự động hóa đã phát triển); trường hợp của ngân hàng Isbank (Thổ Nhĩ
Kỳ) khi áp dụng thành công trong việc di chuyển/chuyển đổi các máy chủ, ứng dụng và
dữ liệu hoạt động sang nền tảng kỹ thuật số mà không làm gián đoạn các dịch vụ quan
trọng hiện tại của ngân hàng; và tương tự với trường hợp của ngân hàng Citibank trong
việc bảo mật dữ liệu khách hàng trong quá trình chuyển đổi; tại Mỹ, JPMorgan Chase
là một trong những tổ chức tài chính lớn nhất ở quốc gia này, đã thành lập một nhóm
gồm 50.000 nhà công nghệ để nâng cao nền tảng trên Mobile Banking, đẩy mạnh thanh
toán điện tử, tăng cường an ninh mạng và khai thác sức mạnh của AI hướng tới phục
vụ khách hàng tốt hơn, và theo US Bank cho biết, 60% giao dịch cho vay của ngân hàng
này được thực hiện qua các kênh số; trường hợp của NAB, một trong những tổ chức tài
chính lớn nhất tại Australia, đã lựa chọn công ty phần mềm Khoros làm đối tác công
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 61

nghệ để hỗ trợ hoạt động chuyển đổi số của ngân hàng, điển hình là nâng cao khả năng
ứng dụng AI, đồng thời chuyển đổi cách thức tương tác giữa ngân hàng với khách hàng,
theo đó 94% tương tác của khách hàng với ngân hàng được thực hiện bằng kênh số;…
Theo báo cáo khách hàng tại Ngân hàng của EPAM Continuum năm 2021, có đến
56% người khảo sát sử dụng điện thoại di động truy cập vào ứng dụng ngân hàng ít nhất
một lần một tuần và có đến 24% khách hàng sử dụng ứng dụng ngân hàng trên điện
thoại của họ mỗi ngày. Điều này cho thấy xu hướng thuận tiện trong tiếp cận các dịch
vụ ngân hàng thông qua ứng dụng trên điện thoại thông minh, đặc biệt là đối với nhóm
khách hàng Gen Z (nhóm người độ tuổi trẻ, năng động, nắm bắt công nghệ nhanh,…),
số lượng người dùng ứng dụng ngân hàng chiếm đến 38%, cao hơn đối với nhóm người
sử dụng dịch vụ ngân hàng truyền thống (25%). Theo đó, xu hướng chung chuyển đổi
số ngân hàng hiện nay đang tập trung vào cải thiện các tính năng trên ứng dụng di động
nhằm tăng trải nghiệm khách hàng. Khách hàng có thể dễ dàng sử dụng các dịch vụ
ngân hàng như chuyển tiền, gửi tiết kiệm, vay tiêu dùng, thanh toán hóa đơn,… chỉ trên
một ứng dụng. Đối với các ngân hàng hiện nay, họ không còn giới hạn truy cập thông
tin qua trang website để giao dịch mà trực tiếp xây dựng các ứng dụng trên điện thoại
thông minh, gắn kèm những tiện ích và dịch vụ ngân hàng cơ bản trên chính những ứng
dụng này để giúp cho trải nghiệm dịch vụ ngân hàng được dễ dàng hơn. Các ứng dụng
ngân hàng trên thế giới đã tích hợp thêm các nội dung như thanh toán hoá đơn, đặt vé
xem phim, vé máy bay, và xây dựng cổng kết nối để thanh toán trực tiếp, giúp người
dùng giảm số thao tác của mình khi thực hiện 1 giao dịch. Các dịch vụ ngân hàng giờ đây
trở nên thuận tiện và gần gũi với thói quen tiêu dùng của người dùng hơn.

2. THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG HỆ THỐNG CÁC NGÂN HÀNG


TMCP TẠI VIỆT NAM
Dựa trên Báo cáo thường niên 2020 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, có đến
95% ngân hàng thương mại đã và đang xây dựng hoặc có kế hoạch xây dựng chiến lược
chuyển đổi số, trong đó 38% ngân hàng thương mại đã phê duyệt chiến lược chuyển đổi
số hoặc tích hợp trong chiến lược phát triển kinh doanh/công nghệ thông tin; 42% ngân
hàng thương mại đang xây dựng chiến lược chuyển đổi số. Trong đó phần lớn các nghiệp
vụ Ngân hàng đã được số hóa hoàn toàn. Điều này cho thấy các ngân hàng TMCP tại
Việt Nam có sự quan tâm mạnh mẽ, xây dựng được các chiến lược phát triển gắn liền với
chuyển đổi số nhằm đi tắt đón đầu thị trường tài chính trong nước và quốc tế.
Các ngân hàng TMCP trong nước đã bắt đầu đưa ngân hàng điện tử vào sử dụng
từ những năm 2010, bước đầu sơ khai là thực hiện các giao dịch trực tiếp trên nền tảng
website, tuy nhiên những giao dịch này còn hạn chế, chủ yếu phục vụ các tác vụ cơ bản
như tra cứu thông tin tài khoản, chuyển tiền và nhận tiền trong cùng hệ thống. Bên cạnh
62 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

đó, vào thời điểm này nhận thức của người dùng chưa cao, những người sử dụng dịch vụ
ngân hàng có xu hướng tìm đến sự an toàn, giao dịch trực tiếp tại các chi nhánh, phòng
giao dịch của ngân hàng đó.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cùng sự phát triển của nền tảng số và sự
phổ biến của các thiết bị di động thông minh, người dùng ngày càng tiếp cận với công
nghệ nhiều hơn. Qua đó có thể thấy được sự phổ biến và cập nhật công nghệ hiện đại
của người dân Việt Nam, nó tạo tiền đề và sự thuận lợi cho sự phát triển công nghệ nói
chung và cuộc cách mạng số 4.0 nói riêng tại Việt Nam. Cùng với đó, trong đại dịch
Covid-19 đã làm thay đổi thêm các cách thức tiếp cận và cách thức thanh toán đối với tất
cả các ngành nghề, thúc đẩy sự chuyển dịch sang các hình thức thanh toán kỹ thuật số.
Sự giữ khoảng cách trong xã hội và việc buộc phải đóng cửa nhiều cơ sở kinh doanh, địa
điểm tập trung công cộng đã làm bộc lộ những hạn chế của việc sử dụng tiền mặt. Các
ứng dụng đặt hàng tích hợp thanh toán, các tiện ích thanh toán, nạp rút tiền mà không
cần đến trực tiếp điểm giao dịch được mở rộng. Mặc dù xu hướng này có thể đến từ việc
hạn chế di chuyển, hạn chế tiếp xúc nhưng đây cũng là bằng chứng về sự tin tưởng mạnh
mẽ của người tiêu dùng dành cho ngân hàng cũng như sự hiện diện ngày càng tăng của
tài chính trong mọi yếu tố cuộc sống của chúng ta.
Tính đến tháng 2/2022, có đến 30% phần trăm người dùng từ 15 tuổi trở lên sở
hữu tài khoản ngân hàng thông qua ứng dụng trên điện thoại thông minh, sử dụng
22.7% người dùng thanh toán cho cách dịch vụ nhận, chuyển tiền và 18.7% người dùng
sử dụng cho việc thanh toán trực tuyến (theo Báo Cáo Việt Nam DIGITAL 2022 của We
Are Social và Hootsuite). Điều này cho thấy xu hướng tăng lên của việc mua sắm trực
tuyến tại Việt Nam, nó thúc đẩy phần nào việc thanh toán không dùng tiền mặt và là
một động lực để các Ngân hàng chuyển đổi số một cách tích cực. Dự báo được đưa ra từ
một cuộc khảo sát do Ernst và Young thực hiện gần đây, trong đó 42% ngân hàng Việt
Nam đã sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi số. Trong khi đó, có 28% ngân hàng đã đưa
chiến lược số hóa vào hoạt động kinh doanh của mình.
Các ngân hàng bắt đầu xây dựng các ứng dụng công nghệ trực tiếp trên các thiết
bị di động, xây dựng hệ sinh thái nhằm kết nối và tạo tiện lợi cho khách hàng trong các
giao dịch tài chính. Người dân hiện nay có thể thuận tiện thanh toán các hoá đơn như
tiền điện, tiền nước, truyền hình cáp hay có thể trực tiếp mua vé xem phim, mua vé máy
bay thông qua các ứng dụng ngân hàng, khả năng thanh toán hiện tại là không biên giới.
Bạn có thể đặt phòng khách sạn hay tour du lịch tại nước ngoài với một vài thao tác đơn
giản trên các ứng dụng. Nhìn chung, hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng
đã cho ra mắt ứng dụng ngân hàng số sử dụng trên điện thoại di động và máy tính như:
VCB Digibank, VietinBank iPay, BIDV SmartBanking, VPBank Online, eBank X của
TPBank, Ebanking của HDBank, Mobile banking của Eximbank, Agribank E-Mobile
Banking, Omni-Channel của OCB, SCB Mobile Banking,...
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 63

Hoạt động chuyển đổi số cũng mang lại nhiều nguồn thu nhập cho ngân hàng,
trong những năm gần đây, nhằm các ngân hàng có xu hướng giảm các nguồn thu nhập
từ lãi cho vay, tăng các nguồn thu nhập ngoài lãi như bảo hiểm, phí dịch vụ, phí ngân
hàng điện tử. Việc thúc đẩy khách hàng sử dụng nhiều các sản phẩm ngân hàng điện tử
giúp các Ngân hàng mở rộng tập khách hàng và khai thác một cách hợp lý hơn.

Hình 1. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ của các hệ thống ngân hàng tại Việt Nam

Qua bảng số liệu thấy được, trong 6 tháng đầu năm 2022, Thu nhập ngoài lãi có
xu hướng gia tăng tỷ trọng, bình quân chiếm 27%, trong cơ cấu thu nhập của các ngân
hàng. Đóng góp chủ yếu cho nguồn thu này là nhờ thu nhập từ phí tăng trưởng mạnh
ở nhóm ngân hàng tư nhân (37% so với cùng kỳ) và đối với nhóm ngân hàng nhà nước
có xu hướng thu hẹp (-16,5%). Nguyên nhân là các Ngân hàng lớn như Vietcombank,
Vietinbank, BIDV triển khai các gói dịch vụ không đồng để thu hút và cải thiện tiền gửi
không kỳ hạn (CASA). Các ngân hàng đều ghi nhận phí thanh toán qua ngân hàng số
và phí từ thẻ đạt mức tăng trưởng khả quan, khi số lượng và giá trị giao dịch trực tuyến
tăng nhanh trong 6 tháng đầu năm.

3. MỘT SỐ NGÂN HÀNG TIÊU BIỂU TRONG HOẠT ĐỘNG CHUYỂN ĐỔI
SỐ TẠI VIỆT NAM
Vietcombank
Tháng 7/2020, Vietcombank ra mắt ứng dụng VCB Digibank trên nền tảng kết
hợp các ứng dụng ngân hàng điện tử hiện có và nâng cấp thêm một số tính năng nhận
64 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

diện khuôn mặt, Cảm biến vân tay, Push Authentication với nhiều lớp tăng cường bảo
mật và tùy chỉnh cho khách hàng đem lại sự thuận tiện nhanh chóng cho khách hàng
cũng như hiệu quả kinh doanh cho Ngân hàng. Đến tháng 6/2021, Vietcombank tiếp tục
nâng cấp ứng dụng cho phép khách hàng mở tài khoản trực tuyến, ứng dụng giải pháp
định danh trực tuyến eKYC giúp khách hàng mở tài khoản vào bất cứ thời điểm nào, tại
bất kỳ đâu, không bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Đây là những phát triển nổi
bật trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hạn chế các kênh giao dịch trực tiếp tại Ngân hàng.
TPBank
TPBank được xem là một trong những Ngân hàng đi đầu trong chuyển đổi công
nghệ với nhiều sản phẩm “sản phẩm kỹ thuật số” online và offline một cách đầy ấn
tượng với LiveBank và mới đây là phiên bản nâng cấp LiveBank+. Với việc hợp tác với
các công ty fintech hàng đầu để cung cấp dịch vụ ngân hàng trên nền tảng dịch vụ và ví
điện tử, từ đó thu hút được thêm khách hàng mới từ các kênh đối tác tạo nên sự đa dạng
sinh thái số, từ đó cho phép TPBank tận dụng các cơ hội có được trong cả thời kỳ đại
dịch và cả khi nền kinh tế phục hồi, khẳng định mình là một trong những ngân hàng
hàng đầu trên thị trường về công nghệ ngân hàng.
Kết quả đạt được sau chuyển đổi số của TPBank: Người dùng kỹ thuật số của
TPBank tăng 38% lên 2,9 triệu người vào năm 2021, so với 2,1 triệu người vào năm 2020.
Người dùng eBank của TPBank tăng 53,3% từ 1,5 triệu người vào năm 2020 lên 2,3 triệu
người vào năm 2021. Cuối năm 2021, người dùng hoạt động trên thiết bị di động của
TPBank đạt 85%.
Vietinbank
Là một trong những ngân hàng có tiềm lực tài chính mạnh, quy mô khách hàng
rộng lớn, Vietinbank cũng chuyển mình thông qua cách mạng chuyển đổi số trong
những năm gần đây. Việc tích hợp các sản phẩm nghiệp vụ ngân hàng vào ứng dụng
trên thiết bị di động được thị trường đón nhận một cách tích cực, các sản phẩm thanh
toán hóa đơn, giao dịch trực tuyến mang nhiều ưu điểm. Ngoài ra Vietinbank cũng xây
dựng hệ thống mở tài khoản trực tuyến thông qua công nghệ xác thực khuôn mặt eKYC,
giúp tăng số lượng khách hàng sử dụng tài khoản ngân hàng lên đáng kể. Đột phá của
Vietinbank nằm ở sản phẩm ALIAS, cho phép cá nhân, hộ kinh doanh có thể tự đặt
những biệt danh cho tài khoản của mình để sử dụng trực tiếp mà không cần phải nhớ
số tài khoản.
Nhìn chung các Ngân hàng TMCP tại Việt Nam đang bắt kịp những xu hướng
chuyển đổi số của thế giới, mang lại sự thuận tiện cho người dùng và đáp ứng được nhu
cầu 24/7 của các cá nhân, doanh nghiệp.
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 65

4. ĐỀ XUẤT
Hệ thống ngân hàng lõi có thể được chia thành ba loại chính:
(1) Hệ thống kế thừa: Đây là nền tảng độc quyền hoặc nền tảng đóng, thường là các
hệ thống máy tính lớn, cung cấp giải pháp “một cửa”. Để vận hành thì khá phức
tạp và thường sử dụng mô hình đã được thông qua và cấp phép nhiều năm.
(2) Nền tảng hướng dịch vụ: Các nền tảng này cung cấp thiết kế dựa trên kiến trúc
hướng dịch vụ (SOA) và hỗ trợ xử lý thời gian thực. Chúng thường được xem là
các giải pháp phần mềm được quản lý như một dịch vụ (SaaS), với các mô hình
đăng ký và cấp phép.
(3) Nền tảng đám mây: Các nền tảng này sử dụng kiến trúc dựa trên điện toán đám
mây để truy cập các dịch vụ bên trong và bên ngoài khác thông qua giao diện
lập trình ứng dụng (API). Chúng hỗ trợ xử lý thời gian thực, có bản chất là đám
mây và thường sử dụng mô hình đăng ký trả cho mỗi lần sử dụng.
Với các giải pháp công nghệ được mô tả ở trên, các ngân hàng hiện có thể chuyển
đổi các chức năng hệ thống lõi của họ thông qua một loạt các lựa chọn. Để xác định
hướng hành động tốt nhất, các ngân hàng cần có một bức tranh toàn cảnh về tình trạng
hiện đại hóa dựa trên tính bền vững của hệ thống hiện có và đánh giá mức rủi ro, nhu
cầu đổi mới sản phẩm và dịch vụ, mức độ khẩn cấp chuyển đổi và độ phức tạp của chiến
lược dữ liệu.
Một số lựa chọn để các ngân hàng TMCP có thể xem xét như sau:
Chờ và xem (không làm gì): Duy trì các hệ thống hiện có và khả năng hiện tại của
chúng trong thời gian ngắn hạn, đồng thời quan sát thị trường và các quy định/chỉ đạo
khi cần xác định các bước nâng cấp tiếp theo. Kịch bản này phù hợp với các ngân hàng
có hệ thống bền vững nhưng có thể không có chỉ số đánh giá mức rủi ro hoặc trường
hợp kinh doanh liên quan đến việc chuyển đổi hệ thống lõi.
Nâng cấp: Thực hiện di chuyển dữ liệu, nâng cấp ở mức cơ bản cho hệ thống hiện
có (chẳng hạn như nâng cấp phiên bản) mà ít liên quan đến các thay đổi đối với chức
năng hoặc công nghệ ứng dụng hiện có. Cách tiếp cận này giúp giảm thiểu gián đoạn
quá trình vận hành hệ thống khi có sự thay đổi và mở ra con đường cho sự thay đổi bức
phá hơn trong tương lai, nhưng nó có thể không đáp ứng được nhu cầu của thị trường
và doanh nghiệp.

Tái cấu trúc: Hiện đại hóa các hệ thống ngân hàng lõi mà không làm thay đổi về
mặt bản chất, đảm bảo rằng cơ sở dữ liệu của chúng sử dụng các công nghệ hiện tại (ví
dụ: chuyển đổi từ COBOL sang Java). Điều này giúp cải thiện khả năng đọc, khả năng
66 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

bảo trì và khả năng mở rộng của cơ sở mã hệ thống và có thể cho phép tính sẵn sàng trên
đám mây của các hệ thống lõi hiện có.
Nâng cao: Triển khai một hệ thống lõi song song để đáp ứng các yêu cầu nâng cao
mà các hệ thống lõi truyền thống không thể xử lý. Hệ thống lõi mới có thể chạy một loạt
các dịch vụ khác biệt và/hoặc là mục tiêu của việc di chuyển dữ liệu từ các hệ thống lõi
cũ. Điều này đưa ra một giải pháp sáng tạo cho các ngân hàng đang tìm cách duy trì các
sản phẩm và dịch vụ hiện có và đạt được sự chuyển đổi nhanh chóng.
Thay thế: Thực hiện thay thế các hệ thống lõi hiện có bằng các giải pháp mới hiện
đại. Phương án này phù hợp với các ngân hàng sẵn sàng trả khoản đầu tư ban đầu cao
hơn và có thể tính toán một cách đầy đủ các rủi ro liên quan, giúp đẩy nhanh quá trình
tung ra sản phẩm mới.
Bên cạnh đó, để đánh giá một cách toàn diện hơn về bức tranh chung của việc
chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng, cần nhận định rằng, công nghệ bảo mật ngày
càng phát triển, các rào cản đối với tài chính được giảm xuống nhưng đi kèm với nó là
những rủi ro về bảo mật thông tin và bảo mật về tài chính, giờ đây chúng ta có thể dễ
dàng mở các tài khoản được xác thực qua AI, công nghệ xác thực khuôn mặt, tuy nhiên
các công nghệ này có thể bị sao chép, khai thác các lỗ hổng trên các cổng thanh toán để
đánh cắp thông tin dẫn đến rủi ro mất tiền của khách hàng. Các ngân hàng TMCP cần
chú trọng thêm về các vấn đề bảo mật, các lớp xác thực để tránh bị mất thông tin, gây
thất thoát tài chính cho khách hàng và chính ngân hàng.
Tầm quan trọng của mức độ hỗ trợ và dịch vụ có thể được thể hiện rõ hơn thông
qua các tương tác đến từ thế giới thực. Các ứng dụng công nghệ số phát triển tuy nhiên
ngân hàng sẽ không hoàn toàn xoá bỏ không gian vật lý trực tiếp của họ, mà có thể thực
hiện khai thác và phát triển sao cho hợp lý hơn. Các ngân hàng TMCP tập trung xây
dựng các không gian trải nghiệm công nghệ số ngay chính các chi nhánh, điểm giao dịch
để người dân có sự thích nghi và trải nghiệm hiệu quả, mang tính chất đào tạo và thay
đổi hành vi khách hàng chuyển đổi sang những hình thức giao dịch mới.
Các vấn đề về chữ ký điện tử và giao kết hợp đồng điện tử. Hiện nay Luật và các
văn bản hướng dẫn thi hành vẫn chưa quy định rõ về các giao kết hợp đồng điện tử
dẫn đến chưa thể phát triển những giao dịch mang tính chất trực tuyến, quy mô lớn.
Hiện tại, những quy định liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử chỉ
được quy định khá chung từ Điều 33 đến Điều 38 Luật Giao dịch điện tử năm 2005,
chưa bao quát hết các vấn đề liên quan của loại hợp đồng này. Như vậy Ngân hàng
nhà nước và các cơ quan ban ngành cần có những chính sách và quy định rõ ràng hơn
giúp cho việc thúc đẩy chuyển đổi số trong toàn bộ nền kinh tế nói chung và ngành
ngân hàng nói riêng.
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 67

5. KẾT LUẬN
Cho đến nay, chuyển đổi số luôn được xem là một vấn đề phức tạp. Sự lựa chọn
giữa thay thế, cải tiến, tái cấu trúc hoặc nâng cấp hệ thống lõi có thể khó khăn. Chuyển
đổi số trong ngân hàng không chỉ đơn giản là việc ứng dụng các công nghệ mới như
trí tuệ nhân tạo (AI), Blockchain... mà thay vào đó là quá trình chuyển đổi toàn bộ từ
mô hình, chiến lược, văn hóa kinh doanh của ngân hàng trên nền tảng công nghệ số.
Mỗi ngân hàng đều khác nhau, vì vậy không có cách tiếp cận chung cho tất cả. Tùy
thuộc vào quy mô, khả năng tài chính cũng như nguồn lực mà mỗi ngân hàng sẽ có
mức độ chuyển đổi số khác nhau. Việc chuyển đổi này cho phép tạo mới hoặc sửa
đổi quy trình hoạt động, mô hình kinh doanh, văn hóa và gia tăng trải nghiệm khách
hàng, bắt kịp các yêu cầu thay đổi của thị trường và đáp ứng được nhu cầu ngày càng
cao của khách hàng.

Tài liệu tham khảo


BA – Consumer Bankers Association (2022). The Great Digital Transformation: America’s
leading Banks investing in technology to better serve customers. Digital innovation &
Mobile Banking.
Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính (2021). Thời điểm vàng để phát triển thanh toán không
dùng tiền mặt. https://mof.gov.vn/webcenter/portal/ttncdtbh/pages_r/l/chi-tiet-
tin?dDocName=MOFUCM215714
Epam Continuum (2021). Consumer Banking Report 2021.
IBM (2021). Chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng.
https://www.ibm.com/blogs/client-voices/banking-invisible-digital-transformation/
https://www.ibm.com/cn-zh/industries/banking-financial-markets/core-banking-
digital-transformation
Luigi Wewege, Jeo Lee (2020). The Digital Banking Transformation: Disruption. Synergy toward
FinTech Frontier.
Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2020). Báo cáo thường niên. NXB Thông tin và Truyền thông,
Hà Nội.
Simon Kemp (2022). Digital 2022: VietNam. https://datareportal.com/ reports/digital-2022-
vietnam?rq=vietnam%20
Terrar, D. (2015). What is Digital Transformation? http://www.theagile elephant.com/what-is-
digitaltransformation/
68 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ


VÀO QUẢNG BÁ SẢN PHẨM ĐẶC SẢN
PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG
ThS Nguyễn Thị Hoài Thanh*

Tóm tắt
Cùng với xu hướng và tốc độ phát triển của chuyển đổi số vào trong tất cả các lĩnh vực,
theo đó thị trường du lịch Việt Nam hiện nay có nhiều sự thay đổi nhờ sự phát triển của
công nghệ 4.0. Du khách ngày càng nâng cao nhu cầu về cơ hội trải nghiệm nhiều hơn
với những nét văn hóa của vùng đất mình đi qua, đặc biệt là tìm hiểu nét tinh hoa đặc
sản địa phương. Tuy nhiên, thực trạng hoạt động quảng bá các đặc sản quà tặng du lịch
tại Việt Nam nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách và chưa theo kịp đà
tăng trưởng của du lịch trong những năm gần đây. Về việc giới thiệu và truyền thông các
đặc sản quà tặng vẫn chưa được quan tâm đầu tư và quản lý hiệu quả, công tác quảng bá
chưa đồng bộ và chuyên nghiệp. Bài viết đề cập đến thực trạng hoạt động quảng bá đặc
sản địa phương, đề xuất ứng dụng chuyển đổi số vào trong hoạt động quảng bá đặc sản
gắn với vùng du lịch, nhằm thuận lợi cho việc giới thiệu và phát triển các thương hiệu
đặc sản, đồng thời cũng là một kênh tham khảo thuận tiện cho nhà cung cấp; từ đó đề ra
một số giải pháp đối với nhóm giải pháp ưu tiên và nhóm giải pháp theo lộ trình.
Từ khóa: Chuyển đổi số, chuyển đổi số trong ngành du lịch, đặc sản, đặc sản quà tặng, du
lịch, quảng bá du lịch.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
“Chuyển đổi số” (Digital transformation) là khái niệm được nhắc đến nhiều trong
thời đại bùng nổ công nghệ thông tin và đang trở nên phổ biến trong thời gian gần đây,
mô tả việc ứng dụng công nghệ vào các khía cạnh của doanh nghiệp. Nếu đạt hiệu quả,
hoạt động này sẽ thay đổi toàn diện cách thức mà một doanh nghiệp hoạt động, tăng
hiệu quả hợp tác, tối ưu hóa hiệu suất làm việc và mang lại giá trị cho khách hàng. Nói
cách khác cuộc cách mạng 4.0 mở ra cả cơ hội và thách thức cho tất cả các lĩnh vực, đòi
hỏi mọi thành phần phải thực hiện các giải pháp chuyển đổi số, hình thành một hệ thống
tích hợp và trao đổi dữ liệu thông minh. Chuyển đổi số thực sự đã mang đến những lợi
ích cho mọi hoạt động trong doanh nghiệp, từ khâu quản lý, điều hành đến kinh doanh

Khoa Kinh tế Tài nguyên và Môi trường – Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TPHCM.
*

Email: nththanh@hcmunre.edu.vn.
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 69

và phát triển. Quá trình chuyển đổi số thành công sẽ hỗ trợ doanh nghiệp giảm bớt các
chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng, tăng trưởng bền vững. Thời gian qua,
đại dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế nói chung và du lịch
nói riêng. Việc ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý, điều hành, quảng bá các sản
phẩm, dịch vụ du lịch trên môi trường số là một trong những giải pháp quan trọng giúp
du lịch phục hồi, phát triển bền vững.

2. VÀI NÉT VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG NGÀNH DU LỊCH


Chuyển đổi số là quá trình đòi hỏi sự đổi mới về tư duy nhận thức, sự phối hợp
chặt chẽ để hành động; kiến thức, năng lực và nguồn lực để triển khai thực hiện. Chuyển
đổi số trong ngành du lịch có thể hiểu là sự chuyển dịch từ mô hình kinh doanh, tiếp thị
truyền thống sang tập trung vào khách hàng theo mô hình chuỗi giá trị số, dựa trên dữ
liệu. Với lĩnh vực du lịch, ngày 30/11/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết
định số 1671/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin trong
lĩnh vực du lịch giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025”. Theo đó, cơ quan
quản lý Nhà nước về du lịch; các khu, điểm du lịch; các doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu
trú, nhà hàng, hướng dẫn viên du lịch... đều nỗ lực ứng dụng những nền tảng công nghệ
thông minh, các trang mạng xã hội để quảng bá và phục vụ du khách thuận tiện, hiệu
quả hơn. Hiện có một số ứng dụng trong quản lý, điều hành, thống kê, cơ sở dữ liệu,
truyền thông về du lịch Việt Nam; các ứng dụng tăng cường tiện ích và trải nghiệm hoạt
động rất hiệu quả. 100% cơ quan quản lý du lịch từ Trung ương đến địa phương của Việt
Nam đã có website du lịch. Ở quy mô quốc gia, ngành du lịch đã xây dựng và đưa vào
hoạt động nhiều sản phẩm công nghệ hữu ích, nổi bật nhất có thể kể đến app “Du lịch
Việt Nam an toàn” - một nền tảng tích hợp đa tiện ích quan trọng như bản đồ số du lịch
an toàn, liên thông dữ liệu y tế về tình hình dịch bệnh ở các địa phương, cung cấp thông
tin các cơ sở dịch vụ du lịch an toàn... kể cả việc du khách có thể gửi ngay phản ánh tới
Tổng cục Du lịch. Đặc biệt, công tác truyền thông du lịch trên các nền tảng số ngày càng
được đẩy mạnh với các dự án như: Google Arts & Culture - Kỳ quan Việt Nam; “Việt
Nam: Đi để yêu!” trên Youtube, nền tảng tiện ích Trang vàng Du lịch Việt Nam...
Trong đó, dự án Google Arts & Culture - Kỳ quan Việt Nam ra mắt đầu năm 2021
đã đánh dấu lần đầu tiên du lịch Việt Nam xuất hiện trên nền tảng trực tuyến nổi tiếng
Google Arts & Culture - nơi đặt các bộ sưu tập của trên 2.000 bảo tàng trên thế giới, nơi
hội tụ tinh hoa nghệ thuật, văn hóa, lịch sử các quốc gia.
Trong quá trình bình thường hóa công tác phòng chống dịch bệnh, một số lượng
lớn các dự án du lịch văn hóa số mới đã xuất hiện. ngành du lịch đã tăng tốc đổi mới. Để
thích ứng với trạng thái bình thường mới, các mô hình kinh doanh du lịch đang chuyển
dịch ngày càng mạnh mẽ, quyết liệt hơn nhờ vào công nghệ số hóa. Hầu hết các doanh
70 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

nghiệp lữ hành, du lịch đều lựa chọn áp dụng công nghệ với những tính năng hiện đại,
vừa quảng bá rộng rãi được thông tin đến du khách, vừa tiết kiệm được thời gian, vừa
tối ưu hóa được hiệu suất làm việc.
Thực tế cho thấy, hiện nay, nhu cầu của khách hàng đã thay đổi, thể hiện từ bước
khách có thể tự đặt vé máy bay, đặt phòng, thanh toán trực tuyến, đánh giá dịch vụ sau
trải nghiệm… tất cả đều được thực hiện trên môi trường số. Du khách có thể truy cập
tìm kiếm thông tin công ty lữ hành, lưu trú, nhà hàng, các dịch vụ du lịch… từ bất cứ
đâu, tại bất kỳ thời điểm nào từ các thiết bị cầm tay hoặc máy tính có kết nối Internet…
Đó là lợi thế so sánh, là tiện ích vượt trội, không dễ thực hiện ở môi trường kinh doanh
du lịch truyền thống.
Nhờ công nghệ số, liên thông dữ liệu thống kê du lịch mà các doanh nghiệp có
được tệp dữ liệu lớn về khách hàng, giúp các doanh nghiệp dễ dàng phân tích được thị
trường: Khách thích tìm hiểu gì, ở đâu, ăn món nào; khách thích mua gì, chơi đâu, sở
thích ra sao… Thông qua phân tích thống kê giúp doanh nghiệp biết được mối quan tâm
cũng như các nhu cầu của khách hàng. Qua đó, thu hút khách hàng tiềm năng, cải thiện
doanh số, tạo cơ sở giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.
Trong xu thế chung, ngành du lịch đang chủ động chuyển đổi số, tiếp cận và tham
gia mạnh mẽ vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Những người làm du lịch đang tự
nâng cấp mình, nâng cấp hệ thống, trang bị tri thức về công nghệ số… nhằm đáp ứng
việc quản lý, vận hành và đặc biệt là đáp ứng yêu cầu của khách hàng, những tín đồ thích
xê dịch, ưa trải nghiệm và đòi hỏi ngày càng cao.

3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ ĐẶC SẢN QUÀ TẶNG TẠI CÁC
VÙNG DU LỊCH Ở VIỆT NAM
Gần đây, thông qua sự phát triển của mạng xã hội, việc tìm hiểu thông tin về du
lịch cũng như các đặc sản vùng miền cũng trở nên thuận tiện hơn rất nhiều. Công nghệ
4.0 thực hiện chuyển đổi số cho doanh nghiệp du lịch thể hiện thông qua một số hình
thức như:
– Công nghệ thực tế ảo: được sử dụng phổ biến trong các quá trình truyền thông,
quảng bá doanh nghiệp du lịch như khách sạn, resort, khu du lịch sinh thái, sản
vật, đặc sản,… nhằm đạt được hiệu quả tối ưu. Các công nghệ được ứng dụng
để phục vụ ngành du lịch như 3D Tour, 360 VR Tour cho phép doanh nghiệp
giới thiệu dịch vụ, sản phẩm của mình đến khách hàng một cách chân thực và
chuyên nghiệp. Các chuyến tham quan thực tế ảo sẽ dễ dàng thể hiện toàn bộ
không gian của khách sạn, resort, giúp người xem có cái nhìn khách quan cũng
như được tương tác, trải nghiệm thực tế. Qua đó nâng cao khả năng thuyết phục
khách hàng lựa chọn doanh nghiệp.
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 71

Tại một số tỉnh thành địa phương được xem là có hoạt động du lịch phát triển thì
trong những năm qua, nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số trong
phát triển du lịch, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch, do vậy đã nhanh nhạy làm
mới cách tiếp thị, xây dựng sản phẩm du lịch nhằm tiếp cận và đáp ứng nhu cầu
du khách. Cụ thể như: thành phố Đà Nẵng là một trong những địa phương tiên
phong ứng dụng nền tảng công nghệ để phát triển du lịch thông qua các hoạt
động xúc tiến du lịch, truyền thông quảng bá theo xu hướng hiện đại; Đà Nẵng
gần đây cũng đã triển khai ứng dụng VR360 mang thông điệp “Một chạm đến
Đà Nẵng” tại địa chỉ vr360.danangfantasticity.com; Hà Nội cũng là một trong
những địa phương tỏ ra năng động bậc nhất trong việc chuyển đổi số để thu hút
khách du lịch, cuối tháng 8/2021, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tại Hà Nội đã
chính thức ra mắt công nghệ tham quan trực tuyến 3D tour (tiếng Việt và tiếng
Anh), được tích hợp trên website của bảo tàng (vnfam.vn). Nhờ công nghệ thực
tế ảo mà nhiều doanh nghiệp dễ dàng phân tích được thị hiếu, thói quen của
du khách từng thị trường để có định hướng tiếp cận phù hợp: khách châu Âu
thích tìm hiểu gì, ở đâu, ăn món nào…; khách châu Á thích mua gì, chơi đâu,
đến vùng khí hậu ra sao…? Quan trọng nữa là kết hợp với nghiên cứu thị trường
thực tế để tạo được tệp ‘big data’ (kho dữ liệu) về nhu cầu các hãng lữ hành.
– Trí tuệ nhân tạo: Dựa trên một khảo sát của Adobe năm 2019 về chuyển đổi
số, trí tuệ nhân tạo là xu hướng được ứng dụng phổ biến nhất. Nhiều doanh
nghiệp du lịch hiện nay đã ưu tiên chú trọng đưa trí tuệ nhân tạo vào quá trình
hoạt động, tăng tính cá nhân hóa cho khách hàng của mình. Điển hình là một
vài khách sạn ở Nhật Bản đã cho phép các “nhân viên” robot phục vụ khách
hàng, mang đến cho họ những trải nghiệm độc đáo, ấn tượng. Xu hướng du lịch
thông minh dựa vào trí tuệ nhân tạo đang đáp ứng các nhu cầu trải nghiệm sâu,
số hóa dữ liệu về điểm đến và đáp ứng các dịch vụ theo chuỗi giá trị của khách
hàng. Xu hướng này cũng sẽ đòi hỏi sự phát triển của những ứng dụng số thông
minh, những lời giải tối ưu nhất cho từng nhóm nhu cầu riêng của khách du
lịch. Khách du lịch ngày càng có xu hướng chủ động hơn trong việc lựa chọn các
dịch vụ, xây dựng chương trình và phương án đi du lịch, hay chủ động kết nối
với các nhà cung cấp dịch vụ thông qua công nghệ số. Xu hướng này tác động
trực tiếp đến quá trình hình thành cũng như tiêu thụ sản phẩm du lịch và tạo ra
sự tương tác nhiều chiều với các đối tượng, chủ thể trong ngành du lịch. Vì thế,
để khách hàng có thể chủ động, ngành du lịch cần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến
quảng bá, đồng thời tạo ra những ứng dụng giải pháp thân thiện mang tính ứng
dụng cao có thể đáp ứng xu hướng du lịch của khách hàng.
72 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

– Chatbot: Chatbot sẽ trở nên hoàn thiện hơn trong các năm tới nhờ những bước
tiến lớn trong việc xử lý ngôn ngữ tự nhiên và phân tích biểu hiện cảm xúc của
con người. Việc xử lý tốt ngôn ngữ tự nhiên sẽ gây tác động mạnh đến ngành
dịch vụ theo chiều hướng tích cực. Ứng dụng được công nghệ này, các doanh
nghiệp du lịch sẽ dễ dàng hiểu thấu khách hàng hơn. Từ đó nâng cao chất lượng
sản phẩm, dịch vụ. Áp dụng chatbot cũng giảm bớt gánh nặng cho lực lượng
lao động. Tuy nhiên việc sử dụng máy móc sẽ mang đến yêu cầu rõ ràng, cụ thể.
Đôi khi tạo ra sự khó đồng cảm về cảm xúc giữa khách hàng và doanh nghiệp.
Những hoàn thiện mới của chatbot hi vọng sẽ mang đến những trải nghiệm
người dùng tuyệt vời hơn.
Vừa qua, Trung tâm Thông tin du lịch đã huy động sự đồng hành của Tập đoàn
Công nghệ Vietsens, đồng thời kết nối, phối hợp với các cơ quan, đối tác để xây
dựng hệ thống các sản phẩm ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong ngành
du lịch. Đây chính là nền tảng hình thành hệ sinh thái chuyển đổi số du lịch,
giúp cho các chủ thể dễ dàng tiếp cận và thực hiện chuyển đổi số nhanh hơn.
Trong đó, Thẻ Du lịch thông minh, ứng dụng Du lịch Việt Nam - Vietnam
Travel, ứng dụng Quản trị và Kinh doanh du lịch, Trang vàng Du lịch Việt
Nam, hệ thống cơ sở dữ liệu Du lịch Việt Nam được xem là những sản phẩm cốt
lõi hỗ trợ thiết thực cho khách du lịch, chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch, hướng
dẫn viên, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch. Cùng với đó, nhiều sản phẩm
thông minh và tiện ích giúp đáp ứng tối ưu nhu cầu của người dùng, tiêu biểu
như hệ thống quản lý phòng tại các cơ sở lưu trú, hệ thống vé điện tử, hệ thống
kiểm soát ra vào tự động, bãi đỗ xe thông minh, máy bán nước tự động, phần
mềm quản lý bán hàng, hệ thống quản lý khách hàng, hệ thống quản lý chương
trình khuyến mãi, chữ ký số, hợp đồng điện tử, hóa đơn điện tử, sản vật vùng
miền, hệ thống thuyết minh điện tử…
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 73

Hình 1. Hệ thống các sản phẩm ứng dụng chuyển đổi số trong ngành du lịch

Hệ thống sản phẩm được tổng hợp trong sơ đồ trên thể hiện mối liên hệ giữa sản
phẩm với chủ thể tham gia hay sử dụng sản phẩm, do Trung tâm Thông tin du lịch
thuộc Tổng cục Du lịch đã kết nối, phối hợp với các đối tác chiến lược triển khai xây
dựng, nhằm mang đến những tiện ích và hỗ trợ thiết thực cho cơ quan quản lý nhà nước,
doanh nghiệp và du khách, hướng tới hình thành hệ sinh thái chuyển đổi số du lịch.
Trong đó tại mục 2.16. Sản vật Việt Nam, là hệ thống hỗ trợ giới thiệu, quảng bá những
sản vật chất lượng, đặc trưng của các địa phương trên toàn quốc nhằm góp phần kết nối
cung cầu, thúc đẩy tiêu thụ sản vật địa phương. Với các tính năng như Quản lý thông tin
sản vật, nhà cung cấp sản vật vùng miền; Quản lý đơn hàng, cập nhật đơn hàng, quản lý
doanh thu; Quản lý tem chứng nhận tiêu chuẩn chống hàng giả, hàng nhái; Hỗ trợ công
cụ giúp thanh toán điện tử, xuất hóa đơn điện tử dễ dàng, nhanh chóng. Là kênh quảng
bá sản vật vùng miền được cho là uy tín; khả năng kết nối, giới thiệu và tiếp cận đến toàn
bộ khách du lịch trên hệ thống của Tổng cục Du lịch. Theo đó, để được hiện diện trong
tập danh mục của hệ thống này, các nhà cung cấp cần phải đăng ký tài khoản trên Trang
vàng Du lịch Việt Nam và kích hoạt chức năng; đồng thời cần phải đồng ý với các điều
khoản cũng như cung cấp các thông tin cần thiết để xác thực nguồn gốc sản vật, sau khi
đăng ký sẽ có bước kiểm duyệt nhà cung cấp; Sau khi được kiểm duyệt, nhà cung cấp
sẽ có thể đăng dịch vụ quảng bá và thực hiện các nghiệp vụ quản lý khác. Đây được cho
là một kênh tham khảo hữu ích cho người sử dụng hệ thống khi muốn tìm hiểu về các
đặc sản vùng miền, tuy nhiên cần có đánh giá sâu hơn về tính khách quan khi thông tin
74 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

chủ yếu được cung cấp một chiều từ phía các nhà cung cấp, mà chưa thể hiện rõ vai trò
tham gia từ phía cộng đồng.
Bên cạnh đó, kho dữ liệu du lịch tại cổng thông tin du lịch thông minh rất đa dạng,
gồm: thông tin về các khu, điểm du lịch; thông tin sự kiện du lịch; doanh nghiệp lữ hành;
nhà hàng, quán ăn; cơ sở lưu trú du lịch; tham quan thực tế ảo VR 360 tại 19 điểm du lịch
của tỉnh; hiển thị vị trí của các cây ATM; các điểm vui chơi giải trí, các dịch vụ du lịch,...

4. ỨNG DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀO QUẢNG BÁ ĐẶC SẢN QUÀ TẶNG
PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG
Hiện nay, các quốc gia đang bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 dựa trên
nền tảng công nghệ số, và khái niệm “du lịch thông minh” đã xuất hiện trong lĩnh vực
du lịch và ngày càng trở nên phổ biến. Du lịch thông minh là hoạt động du lịch được xây
dựng trên nền tảng công nghệ số và hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến, đặc biệt là
Internet. Sự tương tác và kết nối chặt chẽ giữa cơ quan quản lý, doanh nghiệp và khách
du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng đồng thời giúp các công ty hoạt động
hiệu quả hơn. Với lượng dữ liệu khổng lồ về thông tin du lịch và kinh doanh du lịch, du
khách có thể dễ dàng lựa chọn phương thức du lịch phù hợp với mình, trải nghiệm các
hình thức du lịch thú vị và nâng cao chất lượng sản phẩm của ngành du lịch. Ngoài ra,
du lịch thông minh dựa trên công nghệ mới sẽ nâng cao sức hấp dẫn của sản phẩm du
lịch, tăng hiệu quả quảng cáo, tiếp thị sản phẩm của ngành du lịch, góp phần thay đổi
hành vi của du khách. Đây là những lợi ích chính mà du lịch thông minh mang lại. Tóm
lại, chuyển đổi số sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế nói chung và ngành du lịch
nói riêng. Điều này sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch trong
nước và mang lại những thay đổi tốt hơn không chỉ cho khách hàng mà còn cho doanh
nghiệp du lịch. Trong khi đó, thành công của chuyển đổi số trong ngành du lịch cũng sẽ
giúp ngành du lịch Việt Nam bắt kịp đà phát triển của ngành du lịch toàn cầu.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chuyển đổi số ngành du lịch vẫn chưa dễ
dàng, thuận lợi như mong muốn. Những khó khăn chính hiện nay chủ yếu là: Thiếu
nguồn lực (bao gồm cả nguồn lực tài chính, công nghệ và nhân lực); Rào cản văn hóa
doanh nghiệp; Việc thiếu dữ liệu (bao gồm báo cáo, phân tích thông tin); tầm nhìn của
người lãnh đạo; và đặc biệt kể đến những tác động từ đại dịch Covid-19;… những vấn đề
này đã tác động lớn đến quá trình chuyển đổi số của ngành du lịch Việt Nam nói chung
cũng như công tác truyền thông, quảng bá các đặc sản quà tặng địa phương nói riêng.
Để làm tốt công tác quảng bá đặc sản địa phương, cần thiết có những giải pháp
nhằm phát triển cơ sở hạ tầng hệ thống thông tin số và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
số trong quảng bá sản phẩm du lịch.
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 75

Tài liệu tham khảo


Diệp Anh (2022). Chuyển đổi số là vấn đề sống còn của các doanh nghiệp du lịch. https://
baochinhphu.vn/chuyen-doi-so-la-van-de-song-con-cua-cac-doanh-nghiep-du-lich-
102220518174450392.h
Tấn Lực (2022). Chuyển đổi số, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp du lịch. https://
congnghe.tuoitre.vn/chuyen-doi-so-tang-suc-canh-tranh-cho-doanh-nghiep-du- lich-
20220811122705128.htm
Tổng cục Du lịch (2020). Tình hình hoạt động của ngành Du lịch năm 2020 và triển khai nhiệm
vụ đến năm 2030; Báo cáo.
Tổng cục Du lịch – Trung tâm thông tin du lịch (2022). Chuyển đổi số trong ngành Du lịch
– Chuyển đổi nhận thức và thống nhất hành động. https://nentangso. vietnamtourism.
gov.vn/
ThS Lê Thị Vân Anh (2022). Giải pháp phát triển ứng dụng công nghệ số vào hệ sinh thái du
lịch Việt Nam. Tạp chí Công thương, số T9/2022.
Thủ tướng Chính phủ (2020). Quyết định số 147/QĐ-TTg Phê duyệt Chiến lược phát triển du
lịch Việt Nam đến năm 2030.
76 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TRUYỀN THỐNG


(HR) SANG MÔ HÌNH NHÂN SỰ ĐỐI TÁC KINH DOANH (HRBP)
TRONG NGÀNH DU LỊCH- KHÁCH SẠN NHÀ HÀNG
LÀ ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÝ HIỆU QUẢ VÀ BỀN VỮNG
CỦA DOANH NGHIỆP
. ThS Dương Lê Cẩm Thúy*
Nguyễn Thái Toàn**
Quảng Thị Phương***

Tóm tắt
Với tốc độ phát triển tương đối nhanh, quy mô các loại hình dịch vụ ngày càng đa dạng
và mở rộng, ngành du lịch-khách sạn nhà hàng đang ngày càng khẳng định được vị thế
trên bản đồ phát triển kinh tế - xã hội nước ta trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ. Song
điều này cũng đồng thời đặt ra cho hoạt động khách sạn - nhà hàng nhiều vấn đề cần
quan tâm, đặc biệt là bài toán quản trị nguồn nhân lực thích ứng trong thời kỳ mới.
Ngày nay trong xu thế áp dụng các phương thức quản trị tiến tiến hiện đại, mô hình
quản trị nhân sự truyền thống trong chừng mực nào đó không thể đáp ứng đầy đủ nhu
cầu quản lý trên góc độ thực hiện các mục tiêu chung gắn với hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, việc này đòi hỏi phải cải tiến công tác quản lý, ứng dụng mô hình mới
thích hợp hơn, HRBP ra đời, đã đáp ứng khá tốt yêu cầu chuyển đổi phương thức quản
trị mà nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam, kết quả cho thấy rất khả quan. Trong bài viết
này nhóm tác giả đi sâu phân tích việc chuyển đổi từ mô hình HR truyền thống sang
HRBP trong lĩnh vực khách sạn-nhà hàng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững
của doanh nghiệp, qua đó gợi ý một số giải pháp thực hiện.
Từ khóa: Mô hình quản trị truyền thống, mô hình HRBP, Khách sạn-Nhà hàng, đối tác
kinh doanh.

1. KHÁI NIỆM HRBP VÀ BỐI CẢNH RA ĐỜI


Khái niệm HRBP được nêu ra lần đầu tiên trong cuốn sách Human Resources
Champion (tạm dịch là chinh phục nghề nhân sự) vào năm 1997 của nhà quản trị nhân

*
Trường Đại học Lao Động Xã hội (CSII) TPHCM.
**
Công ty CP Deli.
***
Công ty 3M Việt Nam.
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 77

sự hiện đại: Dave Ulrich. Ông cho rằng, dưới sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và
truyền thông số, xã hội sẽ thay đổi, con người sẽ thay đổi và HR sẽ thay đổi. Như vậy
khái niệm quản trị nhân sự truyền thống cần bổ sung và tái định nghĩa, bổ sung thêm
các chức năng, nhiệm vụ sao cho phù hợp với sự phát triển xu thế của môi trường quản
trị nguồn nhân lực. Vào năm 2010, khái niệm HRBP lần đầu tiên được các Công ty, các
Tập đoàn đa quốc gia vận dụng như là một mô hình quản lý mới tại Việt Nam. Trước
đây, Phòng Nhân sự truyền thống (HR) tại các công ty tập trung phát triển chủ yếu ở
mảng vận hành các chức năng nhân sự (C&B, Tuyển dụng, L&D,...) là chính, nhưng
dưới sự phát triển của thị trường trong và ngoài nước, người ta nhận thấy sự phát triển
của công ty luôn gắn liền với sự phát triển của từng cá nhân và con người trong tổ chức,
trong bối cảnh cần kết hợp công tác quản trị nhân sự với các mục tiêu chiến lược kinh
doanh của công ty(4). Xu thế đó buộc các HR phải thay đổi tư duy và cách thức làm việc.
Năm 2011,để bắt kịp xu thế thị trường, nhiều công ty bắt đầu triển khai và chuyển đổi
sang mô hình HRBP. Đầu tiên có thể kể đến các tập đoàn đa quốc gia như Unilever Việt
Nam, Coca-Cola Việt Nam, Accord,... tận dụng lợi thế rất tốt từ công ty mẹ đã áp dụng
thành công mô hình HRBP. Năm 2013, Tập đoàn Tân Hiệp Phát mạnh dạn triển khai
và áp dụng mô hình HRBP tại doanh nghiệp đã mang lại một số kết quả bước đầu. Có
thể nói, đây là công ty đầu tư Việt Nam đầu tiên áp dụng mô hình HRBP trong doanh
nghiệp. Bên cạnh đó là các công ty đa quốc gia, các công ty thuộc ngành ngân hàng
(HSBC, ANZ, VPBank,…). Năm 2014, qua quá trình triển khai, chắt lọc và phát triển mô
hình HRBP phù hợp với môi trường làm việc Việt Nam, chính thức đánh dấu sự trưởng
thành mẽ của HRBP trong các doanh nghiệp Việt Nam. Các Doanh nghiệp bắt đầu nhận
thấy những giá trị và đóng góp của mô hình cũng như đội ngũ nhân sự làm HRBP. Hàng
loạt các doanh nghiệp lớn, tập đoàn bắt đầu kế hoạch triển khai và phát triển mô hình
HRBP tại doanh nghiệp của mình như công nghệ thông tin (TVGROUP, 8 LARION,
VNG, AMIGO,…), tập đoàn đa ngành nghề như VINGROUP, YAMAHA,… và công ty
chuyên về tư vấn quản trị nhân lực, tái cơ cấu (L&A,). Từ năm 2015 đến nay, các công
ty, tập đoàn đa quốc gia trong lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ sau khi nhận rõ lợi
ích của mô hình quản trị nhân sự mới đều mạnh dạn tổ chức vận dụng mô hình HRBP
vào doanh nghiệp như Lazada, Mobifone, Điện Quang, DFS, Propzy, K&G, Phúc Long,
TH, LA VIE, BITEX, Hoàng Gia, Bình Tây, Gamaloft, Logistics Hàng không... Bên cạnh
các công ty, tập đoàn đa quốc gia ứng dụng mô hình HRBP (theo LinkedIn), nhìn rộng
ra thế giới, số liệu đến năm 2018 đã có hơn năm triệu chuyên gia HRBP hiện đang làm
việc với vai trò này trên toàn thế giới.
1.1. Khái niệm HRBP
HRBP là viết tắt của cụm từ Human Resource Business Partner, tạm dịch ra tiếng
Việt là “Nhân sự – đối tác kinh doanh” hay có người gọi tắt là “Đối tác nhân sự”. Từ
này xuất phát từ cụm từ “Quản lý nguồn nhân lực chiến lược” từ những năm 1990. Tuy
78 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

nhiên đến năm 1997 thì thuật ngữ này đã được Dave Ulrich cụ thể hóa hơn trong cuốn
sách “Human Resource Champions”. Tại đây, ông đã đề cập đến khái niệm “HRBP –
Human Resource Business Partner” (2). Hiểu theo từ cấu tạo “HR + Business Partner”:
là sự điều phối của bộ phận nhân sự gắn vai trò là đối tác với các phòng ban khác trong
việc thực hiện chiến lược kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp(1)(3).

Hình 1. Giao thoa khu vực tác nghiệp của Nhân sự đối tác chiến lược (HRBP)
Nguồn: Semoscloud

1.2. Vai trò và nhiệm vụ của HRBP


Để đảm nhiệm công việc có 4 vai trò chính yếu được phân định trong mô hình
HRBP bao gồm (Dave Ulrich, 2016; Kissimmee, 2019):
– Vai trò là Đối tác chiến lược (Strategic Partner): Có nhiệm vụ tư vấn và điều chỉnh
chiến lược nhân sự, đáp ứng nhu cầu thay đổi theo tình hình của doanh nghiệp;
nắm vững thước đo năng lực của toàn bộ nhân sự; nhận diện chiến lược kinh
doanh mới và ảnh hưởng của bộ máy nhân sự; hiểu rõ tầm quan trọng của nhân
tài đối với doanh nghiệp; tái cấu trúc nhân sự theo mục tiêu…
– Vai trò là Quản lý hoạt động (Operations Manager): HRBP có nhiệm vụ tuyên
truyền văn hóa, quy định, quy trình làm việc, chính sách đến nhân viên; giám sát
nhân viên trong suốt quá trình làm việc và đưa ra đánh giá về thái độ, tác phong;
cập nhật các chương trình có sự thay đổi và bổ sung đến toàn bộ nhân viên.
– Vai trò người xử lý Phản ứng khẩn cấp (Emergency Responder): Có nhiệm vụ
nhận, xử lý và phản hồi các thông tin trước những thắc mắc, khiếu nại của nhân
viên; bên cạnh đó còn dự trù các tình huống có thể xảy ra để phản ứng nhanh
chóng và kịp thời nhất, tránh xảy ra nhiều rủi ro.
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 79

– Vai trò là Người hòa giải (Employee Mediator): Giải quyết các mâu thuẫn; ứng phó
trước những thay đổi đột ngột cấu trúc nhân sự trong tổ chức; giải quyết vấn đề có
liên khác liên quan đến nội bộ.
* Những nhiệm vụ chủ yếu mà HRBP phải thực hiện (ITD Vietnam – Center for
Management Development, 2019): Đánh giá nhu cầu phát triển của đội ngũ
nhân lực, đề xuất và triển khai các giải pháp nhân sự liên quan; Đề xuất với ban
giám đốc các sáng kiến nhân sự phù hợp với mục tiêu phát triển kinh doanh;
Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết kế vận hành và phát triển tổ chức; Xây
dựng và quản lý các hoạt động đào tạo nhân sự; Phân tích và báo cáo dữ liệu
nhân sự dựa trên nhu cầu kinh doanh của toàn công ty.
* Năng lực của một HRBP hay một lãnh đạo HRBP yêu cầu cần có (ITD Vietnam
– Center for Management Development, 2019): Phải có nhiều năm kinh nghiệm
trong lĩnh vực nhân sự hoặc liên quan; Tính linh hoạt, có kỹ năng giải quyết vấn
đề và có kỹ năng giao tiếp và thuyết trình; Cần có kỹ năng quản lý dự án và hiệu
suất; Có kỹ năng phân tích và ra quyết định dựa trên nguồn dữ liệu hiện có; Am
hiểu về thị trường và các ưu tiên trong kinh doanh, đồng thời có kiến thức về
lĩnh vực kinh doanh của công ty.
1.3. HRBP và xu hướng chuyển đổi chức năng quản trị nhân sự trong tương lai
Với việc vận hành theo mô hình tiến tiến HRBP, sẽ giúp các HR trước đây trở
thành một đối tác kinh doanh linh hoạt, bộ phận nhân sự không còn là quản lý sự vụ
hành chính cứng nhắc và tạo ra chi phí nữa, mà ngược lại, nó chủ động tham gia vào
các công đoạn chiến lược kinh doanh liên quan, góp phần thực hiện thành công chiến
lược kinh doanh chung, giúp tăng lợi nhuận bền vững cho công ty. Trong tương lai, vai
trò của HRBP ngày càng thể hiện sự cần thiết và quan trọng đối với doanh nghiệp, như
một cầu nối giữa ban điều hành, bộ phận nhân sự, quản lý cấp cao và nhân viên sẽ được
tăng cường.
Đồng thời, với sự phát triển của công nghệ số ngày nay đã tạo ra những giải pháp
hữu hiệu giúp các chuyên gia nhân sự làm việc hiệu quả và tối ưu hơn.Nhờ đó các
chuyên viên HR sẽ được giảm nhẹ các tác vụ hành chính như trước đây và đảm nhiệm
thêm các vai trò chiến lược đầy đủ của một HRBP. Họ có thể thực hiện điều này bằng
cách “outsource” các công việc vận hành cho các trợ lý kỹ thuật số, tức là các phần mềm
nhân sự thông minh (Kissimmee, 2019; MyHRFuture, 2020).

2. SỰ KHÁC NHAU GIỮA HR VÀ HRBP


Có sự khác nhau giữa mô hình HR và HRBP. Quản lý Nguồn nhân lực truyền
thống (HRM) hiện nay là quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính chủ yếu
80 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

trong việc tuyển dụng, lựa chọn, giới thiệu nhân viên, đưa ra định hướng, đào tạo và
phát triển, đánh giá kết quả hoạt động của nhân viên, quyết định lương thưởng và cung
cấp quyền lợi, tạo động lực cho nhân viên, duy trì quan hệ đúng đắn với nhân viên và
công đoàn của họ, đảm bảo an toàn cho nhân viên, các biện pháp phúc lợi và lành mạnh
tuân theo luật lao động của đất nước. Khác với mô hình HR, ứng dụng mô hình HRBP
hiện là xu thế mới nổi và ngày càng được các doanh nghiệp lớn tin tưởng sử dụng vi tính
linh hoạt và hiệu quả trong quản lý hiện đại của nó (Kissimmee, 2019). Mô hình HRBP
được đánh giá là bàn đạp để hội nhập môi trường toàn cầu hóa với sự quyết định sinh
tồn của doanh nghiệp thời đại ngày nay. Câu hỏi được đặt ra là tại sao doanh nghiệp cần
ứng dụng mô hình HRBP nhất là đối với lĩnh vực quản trị khách sạn-nhà hàng ? Phân
tích sự khác nhau giữa HR và HRBP thể hiện rõ mô hình HR trước đây bộc lộ nhiều bất
cập. Hiện trạng tại các doanh nghiệp, tập đoàn chưa chuyển đổi số và sử dụng mô hình
HR cũ còn nhiều hạn chế như: Hoạt động doanh nghiệp đang dùng nhiều nguồn lực con
người để quản lý, làm báo cáo phân tích, họp hành; thời gian của lãnh đạo điều hành,
trưởng phòng, người quản lý mất nhiều cho việc kiểm soát công việc của nhân viên;
đang sử dụng nhiều phần mềm riêng lẻ, rời rạc: Kế toán, Nhân sự,...; có nhiều thông tin
hoạt động trong doanh nghiệp chưa được ghi nhận tích hợp; thiếu thông tin, thông tin
không chính xác khi thực hiện công việc do thiếu kết nối; chưa có hệ thống dữ liệu đầy
đủ để có thể phân tích, tối ưu và tìm ra các cách thực hiệu quả hơn. Mặt khác, HR trước
đây tương đối đơn chiều trong hoạt động tuyển dụng, tuyển mộ,… kết nối với bộ phận
kinh doanh và các bộ phận khác trong doanh nghiệp, không nắm vững sản phẩm, dịch
vụ của doanh nghiệp và định hướng phát triển kinh doanh của công ty. Ứng dụng mô
hình HRBP mới sẽ đem lại những lợi ích như: giảm chi phí, tăng doanh thu, lợi nhuận,
phát triển thị phần, xây dựng kênh mới tiếp cận khách hàng, phòng ngự trước đối thủ
cạnh tranh về nguồn lực, tính kết nối giữa phòng nhân sự với phòng kinh doanh và các
phòng ban khác trong doanh nghiệp, chuyển đổi số và quản trị sự thay đổi.
Quản lý nguồn nhân lực trong bối cảnh kinh doanh hiện nay thường gắn với 10
tiêu chuẩn quản trị là: hiệu quả chi phí, tính cạnh tranh, tính gắn kết, uy tín, giao tiếp,
sáng tạo, lợi thế cạnh tranh, năng lực, thay đổi và cam kết. Đối với mô hình HRBP
nhìn chung vẫn có cùng trách nhiệm quản lý, kỹ năng nghiệp vụ như HR truyền thống,
nhưng so với HR truyền thống, HRBP bao quát và vượt trội hơn, chịu áp lực việc phối
hợp mang lại giá trị (value-based) chứ không phải dựa vào việc hoàn thành các hoạt
động (activity-based). Do đó đòi hỏi người làm HRBP phải hiểu rõ bản chất kinh doanh
của doanh nghiệp, đóng vai trò tư vấn và cung cấp dịch vụ cho các phòng ban nhằm đảm
bảo mỗi phòng ban có được nguồn nhân lực tốt nhất để hoàn thành KPI của mình theo
chiến lược chung của công ty.
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 81

Để phân biệt được sự khác nhau giữa HRBP và HR truyền thống. Chúng ta hãy
tham khảo 3 cấp độ ảnh hưởng của bộ phận HR trong bộ phận kinh doanh công ty
(MyHRFuture, 2020):
Cấp 1: Tổ chức Quản lý nhân sự (tuyển dụng và c&b);
Cấp 2:Triển khai nhiệm vụ Phát triển nhân sự (L&D);
Cấp 3: Lập kế hoạch Định hướng - xây dựng - đào tạo - phát triển tổ chức nhân
sự trên nền tảng phối hợp nhằm đáp ứng mục tiêu chiến lược kinh doanh cụ thể của
Công ty;
Như vậy phân cấp phân công nhiệm vụ cụ thể: Cấp 1 và 2 là do HR truyền thống
quản lý, cấp 3 là do HRBP quản lý. Vì mục đích của việc xây dựng và áp dụng thành
công của mô hình HRBP là tạo ra giá trị cho nhân viên và cho tổ chức. Điều quan trọng
ở đây là giá trị đó được tạo ra không phải do những gì những người trong bộ phận Nhân
sự biết và làm, mà là do giá trị được tạo ra cho những người khác trong tổ chức. Vì vậy,
công việc của một NS-ĐTKD không phải là làm công việc nhân sự để định hướng mục
đích, và tầm nhìn gói gọn trong nội bộ hệ thống nhân sự hiện hữu, mà trên thực tế là
thực hiện công việc mở rộng, đa mục đích tạo điều kiện cho công ty của họ gặt hái nhiều
thành công bền vững trên thị trường kinh doanh.

Nguồn: Base.VN
82 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TRONG LĨNH VỰC
NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN
3.1. Một số khái niệm thuộc lĩnh vực kinh doanh khách sạn-nhà hàng
Theo khái niệm của chuyên ngành du lịch thì “Kinh doanh khách sạn-nhà hàng
là một hình thức kinh doanh dịch vụ nhằm đáp ứng các nhu cầu về nghỉ ngơi, ăn uống,
vui chơi giải trí và các nhu cầu khác của khách sạn du lịch trong thời gian lưu trú tạm
thời”(6). Hoạt động kinh doanh khách sạn có lao động trực tiếp đông, mà sản phẩm chủ
yếu của khách sạn là dịch vụ, do đó nó cần phải có một khối lượng lao động lớn. Nguồn
lao động trong khách sạn là tập hợp đội ngũ cán bộ nhân viên đang làm việc tại khách
sạn, góp sức lực và trí lực tạo ra sản phẩm đạt được những mục tiêu về doanh thu, lợi
nhuận cho khách sạn. Lao động trong khách sạn có tính công nghiệp hoá cao, làm việc
theo một nguyên tắc có tính kỷ luật nghiêm ngặt. Trong quá trình lao động cần thao tác
kỹ thuật chính xác, nhanh nhạy và đồng bộ.Trong khách sạn thời gian làm việc hết sức
căng thẳng về tinh thần, có nhân viên phải làm việc 24/24 giờ trong ngày, công việc lại
mang tính chuyên môn hoá cao, do vậy nó cũng phải cần một khối lượng lao động lớn
để hoán chuyển, thay thế để có thể đảm bảo được chất lượng sản phẩm cũng như sức
khoẻ của người lao động.
Kinh doanh khách sạn-nhà hàng bao gồm các chức năng (6): Chức năng sản
xuất, chức năng lưu thông và tổ chức tiêu thụ sản phẩm. Kinh doanh khách sạn vì mục
tiêu thu hút được nhiều khách du lịch, thoả mãn nhu cầu của khách sạn du lịch ở mức
độ cao, đem lại hiệu quả kinh tế cho ngành du lịch, cho đất nước và cho chính bản thân
khách sạn.
Các loại hình dịch vụ trong khách sạn-nhà hàng
Hầu hết các sản phẩm trong khách sạn đều là dịch vụ. Nó được phân chia làm 2
loại là: Dịch vụ chính và Dịch vụ bổ sung.
Dịch vụ chính. Là những dịch vụ không thể thiếu được trong kinh doanh khách
sạn-nhà hàng và trong mỗi chuyến đi của du khách, bao gồm dịch vụ lưu trú và dịch vụ
ăn uống. Các dịch vụ này đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của con người đó là ăn và
ngủ. Đối với khách sạn thì nó đem lại nguồn doanh thu chính và giữ vị trí quan trọng
nhất trong các loại hình kinh doanh của khách sạn. Song yếu tố để tạo nên sự độc đáo
trong sản phẩm khách sạn lại là ở sự đa dạng và độc đáo của dịch vụ bổ sung
Dịch vụ bổ sung. Là những dịch vụ đưa ra nhằm thoả mãn nhu cầu đặc trưng và
bổ sung của khách, là những dịch vụ tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu lại của khách ở
khách sạn cũng như làm phát triển mức độ phong phú và sức hấp dẫn của chương trình
du lịch.
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 83

Vị trí của ngành kinh doanh khách sạn-nhà hàng: Là điều kiện không thể không
có để đảm bảo cho du lịch tồn tại và phát triển, khách sạn là nơi dừng chân của khách
trong hành trình du lịch của họ. Khách sạn-nhà hàng cung cấp cho khách những nhu
cầu thiết yếu (ăn uống, nghỉ ngơi…) và những nhu cầu vui chơi giải trí khác. Kinh
doanh khách sạn tạo ra sức mạnh tổng hợp, góp phần đưa ngành du lịch phát triển, tạo
công ăn việc làm trong ngành, tạo nguồn thu ngoại tệ lớn cho ngành, là cầu nối giữa
ngành du lịch với các ngành khác.
3.2. Công tác quản trị nhân sự khách sạn-nhà hàng
Cũng giống như công tác quản trị nhân sự truyền thống (HRM), quản lý nguồn
nhân lực trong một doanh nghiệp khách sạn-nhà hàng là công tác quản lý các lực
lượng lao động của một tổ chức, công ty, xã hội, nguồn nhân lực. Thực hiện trách nhiệm
thu hút, tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, và tưởng thưởng người lao động, đồng thời giám
sát lãnh đạo và văn hóa của tổ chức, và bảo đảm phù hợp với luật lao động và việc làm.
Trong ngành khách sạn-nhà hàng, chất lượng dịch vụ khách hàng và khả năng đáp ứng
của nhân viên có ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh và uy tín của khách sạn-nhà hàng.
Hiệu suất của quản lý bố trí nhân viên là điều quan trọng nhằm thúc đẩy sự cạnh tranh
nâng cao hiệu quả thực sự của các chuỗi khách sạn-nhà hàng. Để làm được điều này đòi
hỏi công tác quản trị nhân lực phải đề ra nhiều giải pháp hữu hiệu nhằm thu hút, tuyển
dụng, đào tạo, phát triển và duy trì các nhân viên thực sự yêu nghề, có năng lực và có
trách nhiệm, và tìm cách để giữ chân họ trong tổ chức. Chức năng của quản lý nhân sự
trong các nhà hàng khách sạn chính là đưa ra một chiến lược đúng đắn nhằm quản lý tài
năng mạnh mẽ và tạo ra văn hóa doanh nghiệp phát triển liên tục, hiệu suất cao và cam
kết trên toàn tổ chức để cung cấp dịch vụ xuất sắc cho khách hàng một cách thiết thực.
Chương trình hoạt động cung ứng dịch vụ KS-NH đôi lúc là dịch vụ mở, độ linh hoạt
cao, đòi hỏi việc bố trí nhân sự phải thích ứng kịp thời do đó nhiệm vụ quản lý nguồn
nhân lực phục vụ mục tiêu hoạt động và kinh doanh đối với KS-NH là nhiệm vụ hết sức
quan trọng và rất phức tạp.
Quản trị nhân sự khách sạn-nhà hàng đây là một chuỗi các hoạt động từ xây
dựng mô tả công việc, thu hút tuyển dụng, tuyển chọn, đào tạo, đánh giá, tổ chức lao
động và quản trị tiền lương trong một thực thể kinh doanh dịch vụ là khách sạn-nhà
hàng. Công tác quản trị nhân sự tốt giúp khách sạn-nhà hàng hoạt động ổn định, hiệu
quả, đảm bảo doanh thu và lợi nhuận. Để thỏa mãn những nhu cầu ngày càng cao của
khách hàng thì điều quan trọng nhất mà các khách sạn-nhà hàng cần làm đó chính là cải
thiện chất lượng phục vụ, nói chính xác hơn là quản lý đào tạo một đội ngũ nhân viên
khách sạn-nhà hàng thật tốt. Để đào tạo được một đội ngũ nhân viên chất lượng cao,
nhiệt huyết hết mình vì công việc mang lại hiệu quả hoạt động kinh doanh tổng thể thì
đòi hỏi rất cao công việc quản trị nguồn nhân lực thật đồng bộ và hiệu quả.
84 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Như vậy với công việc ngày càng đa dạng phức tạp càng cao, mô hình quản trị
nhân sự truyền thống HRM hiện nay cho thấy sự “quá tải” và giảm “hiệu suất quản lý”.
Kinh nghiệm quản lý nhiều nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia và Malaysia
cho thấy các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực du lịch (du lịch lữ hành, khách sạn-nhà
hàng, resort, các khu resort và khu vui chơi phức hợp) thường chú trọng đầu tư vào
HRBP như “phương tiện cốt lõi” bởi những hiệu quả mà bộ phận này mang lại. Doanh
nghiệp quy mô nhỏ thường chưa dễ dàng tiếp cận mô hình HRBP vì muốn hình thành
HRBP, đòi hỏi doanh nghiệp phải đáp ứng nguồn nhân lực nhất định, những người này
để có thể tác nghiệp tốt, yêu cầu họ phải là những người có kiến thức, ngoài kỹ năng
chuyên sâu về nhân sự; đồng thời hiểu biết tương đối toàn diện về hoạt động sản xuất
kinh doanh, có tầm nhìn về hoạch định chiến lược trung và dài hạn để trở thành đối tác
với các phòng ban khác trong việc thực hiện tham mưu gắn kết hoạt động quản trị nhân
lực với chiến lược kinh doanh tổng thể của đơn vị.
Sự chuyển đổi giữa mô hình nhân sự HR truyền thống sang mô hình HRBP nhân
sự đối tác chiến lược kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn nhà hàng thực sự là một thách
thức và là bước ngoặt lớn đối với các doanh nghiệp kinh doanh loại hình dịch vụ nói
trên. Muốn làm điều này yêu cầu trước tiên bộ phận lãnh đạo cao cấp cần có sự thống
nhất cao, mạnh dạn thay đổi tư duy cũng như xác định lại vai trò của bộ phận nhân sự
tại doanh nghiệp.

4. PHƯƠNG THỨC CHUYỂN ĐỔI TỪ HR SANG HRBP ĐỐI VỚI MỘT


DOANH NGHIỆP KHÁCH SẠN-NHÀ HÀNG
Sự chuyển đổi giữa mô hình nhân sự HR truyền thống sang mô hình HRBP
nhân sự đối tác chiến lược kinh doanh thực sự là một thách thức và là bước ngoặt lớn đối
với các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực khách sạn-nhà hàng hiện nay. Để chuyển đổi
thành công từ mô hình HR truyền thống sang mô hình HRBP, kinh nghiệm từ các công
ty lớn, các tập đoàn đa quốc gia chỉ ra cần phải tiến hành qua bốn mục tiêu thay đổi và
bốn giai đoạn vận hành chủ yếu như sau:
Bốn mục tiêu thay đổi (Kissimmee (2019); ITD Vietnam – Center for Management
Development, 2019)
Thứ nhất, thay đổi chính sách và cách thức cung ứng dịch vụ nhân sự. Một nhân
sự HRBP hoạt động giống như một tư vấn viên để cung cấp các giải pháp phù hợp nhất
về con người. HRBP có nhiệm vụ tư vấn song hành cùng việc quản trị, tư vấn cách bố trí
nhân sự thích hợp và tham gia các chiến lược kinh doanh.
Thứ hai, bài học thực tiễn thành công qua đại dịch vừa qua cho những doanh nghiệp
luôn chú trọng chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. Thay đổi quan
niệm cũ vì lãnh đạo quá chú trọng đến vấn đề lợi nhuận doanh nghiệp dẫn đến các mối
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 85

quan hệ tinh thần cộng đồng gắn bó của người lao động không bền chặt. Cần quan tâm
chăm sóc người lao động tại doanh nghiệp, tạo môi trường làm việc gắn với cân bằng cuộc
sống. Việc này cần xét đến mong đợi của thế hệ những người lao động mới và giải quyết
yêu cầu về môi trường làm việc của họ. Tạo cơ hội để phát triển, đãi ngộ xứng đáng. Có
một môi trường làm việc cạnh tranh, cân bằng giữa công việc và đời sống.
Thứ ba, xây dựng năng lực của đội ngũ nhân sự tích cực trong việc ứng phó với
những thay đổi bao gồm khách hàng mới, thị trường mới, khu vực mới, sản phẩm mới,
dịch vụ mới, và các thách thức phát triển nguồn lực để đáp ứng các thay đổi nói trên.
Thứ tư, phát triển năng lực của đội ngũ HRBP. Vì còn rất mới, đội ngũ HRBP cần
phải nắm được vai trò và trách nhiệm của mình. Họ không còn làm việc đơn thuần ở
những công việc hành chính cơ bản mà chi phối trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh và
lợi nhuận.
Bốn quy trình vận hành (Kissimmee (2019); ITD Vietnam – Center for Management
Development, 2019)
Thứ nhất, chuyển đổi mô hình nhân sự phải đi vào thực chất. Sai lầm phổ biến
nhất mà các tổ chức nhân sự mắc phải khi chuyển đổi qua mô hình nhân sự mới HRBP
là thiếu thực chất, mang tính hình thức. Đội ngũ HRBP tham gia được phân công nhiệm
vụ theo chức danh về mặt hình thức mà không được giao quyền và trách nhiệm cho họ,
hoặc sự phân công không rõ ràng còn chồng chéo nhau. Đội ngũ này phải được giao
quyền hạn nhất định và hoạt động thực chất, họ thực sự phải tham gia tư vấn cho dự án
kinh doanh qua góc nhìn của nhân sự. Giản lược vai trò cũ, tập trung xây dựng vai trò
mới gắn với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ hai là xác định đúng mục tiêu và tham gia vào kinh doanh. Xác định ba đến
năm năng lực HRBP cốt lõi sẽ để thúc đẩy và vận hành theo những mục tiêu và đề án
kinh doanh của doanh nghiệp. Cuối cùng là thúc đẩy quá trình chuyển đổi mô hình
nhân sự trên quy mô toàn thể mang tính rộng rãi hơn.
Thứ ba là thiết kế chương trình nội dung đào tạo giảng dạy,chuyển giao tri thức về
mô hình mới cho HRBP và nhân viên liên quan phải phù hợp với điều kiện đặc điểm của
nguồn nhân lực hiện có, để đủ năng lực giải quyết các vấn đề kết hợp nhiệm vụ quản trị
nguồn nhân lực gắn với nhiệm vụ hoạt động kinh doanh của đơn vị. Vì sự chuyển đổi
không diễn ra trong một sớm một chiều nên các HRBP trong tương lai cần có cơ hội học
hỏi và thực hành các kỹ năng, trong khi việc đào tạo cần được duy trì theo thời gian và
nội dung nên hiệu chỉnh cho phù hợp.
Thứ tư, giai đoạn phác thảo trách nhiệm cụ thể của người làm hoặc bộ phận đảm
trách HRBP. Phác thảo những gì HRBP sẽ phải chịu trách nhiệm trong thời gian đầu
khoảng từ 6 đến 12 tháng đầu tiên.
86 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

5. GỢI Ý MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SANG HRBP ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP
Về phía doanh nghiệp ngành du lịch nói chung và khách sạn-nhà hàng nói riêng thời
gian qua do tác động của đại dịch Covid-19, mọi hoạt động gần như tê liệt (92% khách sạn
nhà hàng ngưng hoạt động) (Tổng cục Thống kê). Hậu quả nặng nề nhất được ghi nhận ở
TPHCM và một số tỉnh thành miền Trung và Tây Nam bộ là đội ngũ nhân viên làm việc ở
nhiều khách sạn-nhà hàng (KS-NH) sau thời gian đầu tạm nghỉ việc,giảm lương sau đó do
KS-NH đóng cửa nên hầu hết đã nghỉ việc, lo tìm kiếm công việc khác để mưu sinh, hiện
lực lượng lao động này hầu hết đã bị thất tán, khó khăn để phục hồi sau đại dịch, không
thể một sáng một chiều có nguồn bù đắp lực lượng lao động để tham gia sản xuất kinh
doanh, đã tạo nên áp lực nặng nề cho bộ phận quản trị nhân lực một khi KS-NH được
phép mở cửa trở lại. Bài toán khôi phục sản xuất thời kỳ hậu Covid-19 nêu trên đang là
thách thức nghiêm trọng, buộc doanh nghiệp phải nhanh chóng điều chỉnh thích ứng,
đưa ra chiến lược phù hợp để tồn tại, phục hồi và phát triển. Đáng lưu ý nhất, hậu đại
dịch chính là thời điểm thách thức bộ phận nhân sự phát huy vai trò của mình trong
việc xây dựng chiến lược quản trị nhân sự phù hợp và hiệu quả nhất, thích ứng trong
tình hình mới hiện nay. Việc phục hồi lực lượng lao động trong thời kỳ “bình thường
mới” là nhiệm vụ hết sức quan trọng, phải được đặt lên hàng đầu. Tiếp theo, về chiến
lược lâu dài đối với nhiệm vụ đổi mới và nâng cao hiệu quả của công tác quản trị nhân
lực, xem xét các yêu cầu và nhiệm vụ của doanh nghiệp trước yêu cầu chuyển đổi từ mô
hình quản trị nhân lực truyến thống HRM sang mô hình HRBPM cần tiến hành các giải
pháp cơ bản sau đây:
Thứ nhất, phân tích đánh giá thực trạng về nguồn nhân lực của doanh nghiệp:
Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, định hướng mục tiêu phát triển kinh doanh,
xét tính khả thi của việc chuyển đổi mang lại kết quả, từ đó lên kế hoạch tổng thể để triển
khai ứng dụng mô hình HRBP.
Thứ hai, điều kiện các nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất: Tài chính, công nghệ,
thiết bị, cơ sở hạ tầng. Kết nối chuyển đổi số với quá trình chuyển đổi quan điểm, nội
dung quản lý, mô hình, nguyên tắc, quy trình, cách thức mới thông qua sử dụng công
nghệ, công cụ, hạ tầng, nền tảng số trong doanh nghiệp nhằm kiến tạo những lợi thế
cạnh tranh vượt trội cho tổ chức.
Thứ ba, mạng lưới về nguồn nhân lực trong hoạt động KS-NH mang tính đặc thù
cao. Hiệu suất của quản lý bố trí nhân viên là điều quan trọng nhằm thúc đẩy sự cạnh
tranh nâng cao hiệu quả thực sự của các chuỗi khách sạn-nhà hàng. Do đó cần lên kế
hoạch năm rõ về số lượng, chất lượng nguồn nhân lực tại các phòng ban đơn vị, đặc biệt
là phòng nhân sự và phòng kinh doanh. Sau khi nắm rõ hiện trạng về nguồn nhân lực
hiện có, lập kế hoạch về định hướng đào tạo nội bộ hoặc từ bên ngoài hoặc tiến hành
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 87

tuyển dụng mới để đáp ứng các tiêu chuẩn của vị trí trong mô hình thuộc hệ thống bản
đồ nhân lực từ đó lập kế hoạch ứng dụng chuyển đổi mô hình HRBP đã lựa chọn.
Thứ tư, xây dựng quy chế, quy trình, chính sách, sự phân quyền ủy quyền, thực sự
trao trách nhiệm và quyền lợi cho vị trí HRBP đúng nghĩa là cầu nối giữa nhân viên, bộ
phận kinh doanh với các nhóm chức năng của HR (tuyển dụng, đào tạo, C&B,…).
Thứ năm, tái cơ cấu tổ chức phòng nhân sự với năng lực đủ mạnh để đảm nhận
nhiệm vụ mới, quá trình tác nghiệp cần có kế hoạch điều phối và gắn kết với phòng kinh
doanh để tạo sự đồng bộ liên hoàn trong thực hiện các mục tiêu chiến lược kinh doanh
chung của doanh nghiệp. Phát huy tối đa thế mạnh, ưu điểm của các thành viên trong
quá trình tác nghiệp. Hoàn thiện mô tả công việc vị trí HRBP thể hiện rõ tính chất công
việc tham gia trực tiếp vào các hoạt động của bộ phận kinh doanh, đưa ra các giải pháp
phát triển tổ chức, nhằm nhất quán giữa chiến lược nhân sự và mục tiêu kinh doanh của
công ty, lập và quản lý ngân sách về lương bổng, phúc lợi của phòng.
Thứ sáu, xây dựng lộ trình cho việc thực hiện ứng dụng mô hình HRBP, duy trì và
kiểm soát, đánh giá hiệu lực và hiệu quả của việc ứng dụng mô hình HRBP trong doanh
nghiệp. Kinh nghiệm từ các công ty lớn, tập đoàn đa quốc gia là áp dụng ngay từ các tiểu
dự án, phòng ban đơn vị, sau đó triển khai toàn bộ công ty, tập đoàn, điều chuyển, bổ
nhiệm song hành cùng việc đào tạo nội bộ từ các HRBP được đào tạo chuyên nghiệp từ
các trường, các trung tâm.

6. KẾT LUẬN
Trong bối cảnh các phương pháp quản trị kinh doanh hiện đại gắn với công nghệ
số đang lan tỏa sâu rộng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đứng trước
trào lưu và sự tất yếu phải đổi mới để thích nghi trong hoạt động quản lý, công tác quản
trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp ngày nay không chỉ thực hiện đơn thuần các
công việc truyền thống như tuyển dụng, đào tạo, lương bổng-phúc lợi, định mức, quan
hệ lao động, ATLĐ,… Tiến hơn một bước, việc ra đời mô hình HRBP thật sự là bước
đột phá trong phương thức quản trị nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu đổi mới
công tác nhân sự của doanh nghiệp mà ở đó các mục tiêu kinh doanh luôn đòi hỏi sự
bố trí đồng bộ và linh hoạt để cùng hệ thống thực hiện và thúc đẩy kinh doanh hiệu quả
toàn doanh nghiệp. Mặc dù các tập đoàn du lịch quản lý hệ thống khách sạn nhà hàng
cao cấp trên thế giới như Accord, Aman, Four Seasons, (6)… đã nghiên cứu vận dụng
mô hình HRBP từ lâu và đã cho thấy hiệu quả từ việc áp dụng trong quản lý, nhưng
đối với thị trường Việt Nam mô hình này còn rất mới, các doanh nghiệp du lịch nói
chung và ngành kinh doanh khách sạn nhà hàng nói riêng cũng đang cân nhắc việc tiếp
cận chuyển đổi cách thức, tuy nhiên trước áp lực đòi hỏi về sự phát triển bền vững của
doanh nghiệp, sớm muộn buộc các doanh nghiệp KS-NH phải lựa chọn mô hình này để
phát triển bền vững và chuyên nghiệp trong môi trường toàn cầu hóa hiện nay.
88 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Tương lai hứa hẹn mang đến những thành công mong đợi cho doanh nghiệp.
Điều này sẽ giúp cho HR truyền thống vươn tới tầm hơn với HRBP khi cơ hội trao đến.
Nhưng làm sao để các nhà quản trị nhân lực doanh nghiệp từ HR mở rộng hơn nữa
về tương lai nghề nghiệp hay nói cách khác, chuyển đổi HR trở thành HRBP một cách
thành công thì lại là một câu chuyện không hề đơn giản đối với các doanh nghiệp KS-
NH tại Việt Nam hiện nay.

Tài liệu tham khảo


Dave Ulrich (2016). The Evolution of the HR Business Partner.
Nguồn website: https://jobsgo.vn/blog/hrbp-la-gi-cong-viec-thuong-ngay-cua-hrbp/https://
linkpower.vn/hrbp-toan-tap/mo-hinh-hrbp. [Ngày truy cập: 12 tháng 09 năm 2021].
https://eodvietnam.com.vn/2021/08/03/hrbp-lo-trinh-phat-trien-ban-thankhi-hr-
khong-chi-la-hanh-chinh-nhan-su/.[Ngày truy cập: 17 tháng 09 năm 2021]. https://amis.
misa.vn/11663/hrbp/. [Ngày truy cập: 26 tháng 09 năm 2021].
ITD Vietnam – Center for Management Development (2019). HRBP là gì? Vai trò của HRBP
đối với doanh nghiệp.
Kissimmee (2019). Manager, HR Business Partner.
MyHRFuture (2020). What does it mean to be a HR Business Partner today?
Tổng Cục Thống kê. Báo cáo Thống kê kinh tế xã hội hằng năm (2019, 2020, 2021).
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 89

HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
TỈNH KIÊN GIANG THÔNG QUA CÁC NGHIÊN CỨU VỀ Ý ĐỊNH
KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
VÀ CAO ĐẲNG PHÍA NAM
PGS.TS Phước Minh Hiệp*
TS Đào Văn Tuyết**
ThS Nguyễn Phan Hoài Vũ***

Tóm tắt
Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (HSTKNĐMST) được xem là một khuôn khổ
khái niệm được thiết lập để thúc đẩy sự phát triển kinh tế và áp dụng công nghệ thông
qua tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và phát triển doanh nghiệp nhỏ trong thời
gian ban đầu. Các hệ sinh thái khởi nghiệp đóng một vai trò quan trọng được xem như
là chìa khóa đột phá phát triển trong các mục tiêu tăng trưởng kinh tế-xã hội. Trong
bài viết này nhóm tác giả tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi
nghiệp của sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng phía Nam, TPHCM và Đồng bằng
sông Cữu Long (ĐBSCL) với 6 nghiên cứu điển hình được phân tích nhằm rút ra được
những yếu tố cốt lõi để làm cơ sở cho việc bổ sung hoàn chỉnh việc xây dựng phát triển
HSTKHĐMST cho vùng ĐBSCL nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng.
Từ khóa: Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, ý định khởi nghiệp, tỉnh Kiên Giang.

1. GIỚI THIỆU
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng
thời gian qua đã quan tâm thúc đẩy phong trào khởi nghiệp (start-up) nhằm thực hiện
mục tiêu phát triển kinh tế và đã đạt được những kết quả bước đầu. Xây dựng hệ sinh
thái khởi nghiệp ĐMST nhằm tạo môi trường thuận lợi cho các cá nhân, nhóm hay
doanh nghiệp khởi nghiệp là một mục tiêu quan trọng mà các tỉnh, thành đang hướng
tới như là một chiến lược “chìa khóa” trong hoạt động đổi mới sáng tạo nhằm tạo đột
phá trong phát triển kinh tế-xã hội địa phương. Hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST thực

*
Phó Chủ tịch Hội đồng Biên tập tạp chí Khoa học và Công nghệ trường Đại học Bình Dương.
**
Trường Đại học Bình Dương.
***
Khoa Kinh tế Tài nguyên và Môi trường – Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TPHCM.
Email: nphvu@hcmunre.edu.vn
90 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

chất là tạo môi trường cho mối tương tác diễn ra giữa một loạt các bên liên quan là các
tổ chức và cá nhân để thúc đẩy sự hình thành các doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới
sáng tạo và tăng trưởng doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME). Nhờ đó, những năm gần đây,
nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp (startups) với công nghệ mới ra đời, gặt hái được thành
công và ngày càng khẳng định vị thế cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập sâu rộng nền
kinh tế toàn cầu. Đối với tỉnh Kiên Giang, qua thực tiễn khởi nghiệp vẫn còn tồn tại
nhiều bất cập, do Hệ sinh thái KNĐMST chỉ mới bước đầu hình thành nên mức độ đáp
ứng, lan tỏa còn hạn chế, đòi hỏi các startups phải vượt qua nhiều khó khăn, thử thách
trước các trở lực cả từ phía khách quan lẫn chủ quan nên kết quả khởi nghiệp đổi mới
sáng tạo (KNĐMST) ở địa phương còn rất hạn chế. Bài viết này, nhóm tác giả tổng hợp
phân tích thông qua các nghiên cứu điển hình của các Viện, Trường đại học về các yếu
tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của giới trẻ và sinh viên ở các trường đại học khu
vực phía Nam và vùng ĐBSCL thời gian qua, từ đó đúc rút nội dung và gợi ý một số giải
pháp nhằm hoàn thiện HSTKNĐMST tại Kiên Giang góp phần đẩy mạnh phát triển
hoạt động KNĐMST trong tỉnh một cách bền vững trong thời gian tới.

2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM


2.1. Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, ý định khởi nghiệp và hành vi
Khái niệm
Theo văn bản số 844/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc quyết định phê
duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”,
doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là “loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng
trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới, và
có thời gian hoạt động không quá 5 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp lần đầu”. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) trong Báo
cáo Khởi nghiệp 2012, cũng đã chỉ ra rằng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo gắn liền với việc
“tìm cách tạo ra giá trị, thông qua việc tạo hoặc mở rộng hoạt động kinh tế, bằng cách
xác định và khám phá sản phẩm, quy trình hoặc thị trường mới”.
Ý định khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và hành vi
Ý định khởi nghiệp có thể được định nghĩa là sự liên quan ý định của một cá nhân
để bắt đầu một doanh nghiệp (Souitaris và cộng sự, 2007); là một quá trình định hướng
việc lập kế hoạch và triển khai thực hiện một kế hoạch tạo lập doanh nghiệp (Gupta &
Bhawe, 2007). Ý định khởi nghiệp của một cá nhân bắt nguồn từ việc họ nhận ra cơ hội,
tận dụng các nguồn lực có sẵn và sự hỗ trợ của môi trường để tạo lập doanh nghiệp của
riêng mình (Kuckertz & Wagner, 2010). Ý định khởi nghiệp của sinh viên xuất phát từ
các ý tưởng của sinh viên và được định hướng đúng đắn từ chương trình giáo dục và
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 91

những người đào tạo (Schwarz và cộng sự, 2009). Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước
về hành vi liên quan đến ý định khởi nghiệp dựa trên mô hình lý thuyết của Ajzen (1991)
cho rằng các đặc điểm cá nhân có ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp như tính sáng tạo,
mức độ chấp nhận rủi ro, khả năng chịu đựng, nền tảng gia đình (Eda Gurel và công sự,
2010; Anabela Dinis và cộng sự, 2013). Bên cạnh đó, theo lý thuyết hành vi của cá nhân
có sự hoạch định (TPB) do Ajzen (1991) đề xuất đã chỉ ra rằng ý định khởi nghiệp kinh
doanh của cá nhân chịu tác động môi trường tương tác bên trong và bên ngoài bởi 3 yếu
tố chính, bao gồm: (1) Thái độ cá nhân đối với hành vi khởi nghiệp; (2) Chuẩn chủ quan;
(3) Nhận thức kiểm soát hành vi về tính khả thi. Trong đó thái độ đối với hành vi khởi
nghiệp, theo Luthje và Franke (2003) được giải thích bởi: nhu cầu thành đạt; xu hướng
chấp nhận rủi ro và quỹ tích kiểm soát nội bộ (gọi chung là đặc điểm tính cách).

Hình 1: Lý thuyết hành vi hành động hợp lý (TPB)

Nhiều nghiên cứu nhận ra rằng nhận thức mong muốn bao gồm thái độ của một
người và nhận thức khả thi liên quan đến tự tin vào năng lực bản thân hay khả năng
kiểm soát hành vi nhận thức (Krueger và cộng sự, 1994; Guerrero và cộng sự, 2006;
Devonish và cộng sự, 2010).
Với Kristandy, S. J., và Aldianto, L. (2015) thì cho rằng sở thích cá nhân, cơ hội
kinh doanh, môi trường kinh doanh và sự tự tin ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh
doanh khi nghiên cứu môi trường khởi nghiệp đối với sinh viên ở Indonesia. Theo Linh
và cộng sự (2016) cho rằng nhận thức mong muốn trong khởi nghiệp và nhận thức khả
thi trong khởi nghiệp có ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp. Bên cạnh đó theo Drucker
(1999) và nhiều học giả khác khẳng định khởi nghiệp doanh nghiệp là bước đi với hình
thức mở, luôn gắn bó chặt chẽ với đổi mới sáng tạo, hay nói ngược lại đổi mới sáng tạo
chính là công cụ chính hình thành nên khởi nghiệp. Sự sáng tạo là yếu tố không thể
thiếu trong các cuộc khởi nghiệp thành công của các doanh nghiệp. Bất kỳ một tổ chức
cá nhân nào nếu không muốn chọn lựa đi lối mòn như những doanh nghiệp đang tồn
tại trên thị trường, đều phải thay đổi tư duy và tạo ra sự khác biệt.
1.2. Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Theo Tổ chức Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) định nghĩa hệ sinh thái khởi nghiệp
là “một hệ thống các trụ cột liên quan lẫn nhau tác động đến khả năng của các chủ
92 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

doanh nghiệp trong việc tạo ra và mở rộng hoạt động đầu tư mạo hiểm một cách bền
vững”. Hoặc cụ thể hơn trong Báo cáo Khởi nghiệp 2014 của OECD cho rằng HSTKN là
tổng hợp các mối liên kết chính thức và phi chính thức giữa các chủ thể khởi nghiệp (đã
tồn tại hoặc tiềm năng), các tổ chức khởi nghiệp (ví dụ: công ty, nhà đầu tư mạo hiểm,
nhà đầu tư thiên thần, hệ thống ngân hàng), các cơ quan liên quan (trường đại học, các
cơ quan nhà nước, các quỹ đầu tư công) và tiến trình khởi nghiệp (tỉ lệ thành lập doanh
nghiệp, số lượng doanh nghiệp có tỉ lệ tăng trưởng tốt, số lượng các nhà khởi nghiệp,
tinh thần bán hàng và tham vọng kinh doanh) tác động trực tiếp đến môi trường khởi
nghiệp tại địa phương. Theo Khung hướng dẫn về thực hiện KNĐMST của Bộ Khoa học
và Công nghệ, Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (Startup ecosystem): bao
gồm các cá nhân, nhóm cá nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST và các chủ thể hỗ trợ
doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển, trong đó có chính sách và luật pháp của nhà nước
(về thành lập doanh nghiệp, thành lập tổ chức đầu tư mạo hiểm, thuế, cơ chế thoái vốn,
v.v.); cơ sở hạ tầng dành cho khởi nghiệp (các khu không gian làm việc chung, cơ sở –
vật chất phục vụ thí nghiệm, thử nghiệm để xây dựng sản phẩm mẫu, v.v.); vốn và tài
chính (các quỹ đầu tư mạo hiểm, nhà đầu tư cá nhân, các ngân hàng, tổ chức đầu tư tài
chính, v.v.); văn hóa khởi nghiệp (văn hóa doanh nhân, văn hóa chấp nhận rủi ro, mạo
hiểm, thất bại); các tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp, các huấn luyện viên
khởi nghiệp và nhà tư vấn khởi nghiệp; các trường đại học; các khóa đào tạo, tập huấn
cho cá nhân, nhóm cá nhân khởi nghiệp; nhà đầu tư khởi nghiệp; nhân lực cho doanh
nghiệp khởi nghiệp; thị trường trong nước và quốc tế.
Thực tiễn cho thấy rằng các hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST thường xuất hiện ở
những nơi đã có một cơ sở tri thức tương đối vững vàng và được đánh giá cao, sử dụng
số lượng lớn các nhà khoa học và các kỹ sư. Các tổ chức này là nguồn cung cấp nhân lực
có kỹ năng cao, họ là những người khởi sự doanh nghiệp. Các tổ chức tri thức như các
trường đại học, các phòng thí nghiệm nghiên cứu công và phòng thí nghiệm nghiên cứu
-phát triển (R&D) do doanh nghiệp thực hiện một số vai trò trong việc gieo giống cho
các cụm. Một hệ sinh thái khởi nghiệp được hình thành bởi con người, startup trong các
giai đoạn và các loại hình tổ chức khác nhau tại cùng một địa điểm (địa điểm vật lý hoặc
địa điểm ảo), tương tác như một hệ thống để xây dựng nên những công ty khởi nghiệp.
Các tổ chức này có thể được chia thành nhiều loại: các trường đại học, các tổ chức tài
trợ, các tổ chức hỗ trợ (như vườn tự ươm, bộ máy gia tốc, không gian làm việc chung),
các tổ chức nghiên cứu, các tổ chức cung cấp dịch vụ (như dịch vụ tài chính, pháp lý)
và tập đoàn lớn. Các tổ chức khác nhau thường tập trung vào các phần khác nhau trong
các giai đoạn tham gia trong quá trình phát triển cụ thể của chức năng của hệ sinh thái
và hệ sinh thái khởi nghiệp. Về cơ bản, theo định nghĩa của World Economic Forum
(2013) có thể khái quát các yếu tố cấu thành một hệ sinh thái khởi nghiệp như sau: (1)
Thị trường; (2) Nguồn nhân lực; (3) Nguồn vốn và tài chính; (4) Hệ thống hỗ trợ khởi
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 93

nghiệp (mentors, advisors,…); (5) Khung pháp lý và cơ sở hạ tầng; (6) Giáo dục và Đào
tạo; (7) Các trường đại học, học viện; (8) Văn hóa quốc gia; (9) Các công ty hay nguồn
lực hỗ trợ về mảng IT.

Hình 2. Các thành phần cơ bản của Hệ Sinh thái khởi nghiệp
Nguồn: Startup Commons

HSTKN nếu chia theo chức năng nhiệm vụ sẽ gồm 3 chức năng chính như sau:
(1) Chức năng Khởi nghiệp: startup, cộng đồng khởi nghiệp,.. (2) Chức năng Hỗ trợ:
Chính phủ, trường đại học, viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm, các doanh nghiệp lớn,
các chuyên gia và cố vấn… (3) Chức năng Đầu tư: nhà đầu tư Thiên thần.
1.3. Khởi nghiệp ĐMST đối với sinh viên:
Vai trò xác lập Hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo đối với hệ thống các
trường đại học/cao đẳng được xem là thành tố quan trọng. Việc thúc đẩy tầng lớp sinh
viên có tiềm năng khởi nghiệp từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường cũng như sau khi tốt
nghiệp rời trường có ý nghĩa quan trọng đối với nhà trường và của cả địa phương trong
nhiệm vụ đào tạo phát triển đội ngũ doanh nhân cho xã hội. Thêm vào đó trong giai
đoạn hiện nay, kinh tế nước ta nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng bị suy thoái nặng
sau đại dịch, phục hồi chậm, tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội đang có chiều hướng gia tăng.
Đặc biệt là tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên (lứa tuồi từ 15-24) trong ba năm trở lại
đây tăng khá nhanh: năm 2013 là 6,17%, năm 2016 là 6,65% và đến 2020 con số 7,21%
94 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

(Tổng cục Thống kê, 2020), đó là chưa tính đến tác động của đại dịch Covid-19 đang
còn kéo dài, điều này đã gây nhiều khó khăn cho sinh viên khi mong muốn gia nhập
thị trường lao động. Trường đại học bên cạnh chức năng đào tạo nguồn nhân lực, vai
trò của nhà trường ngày nay càng trở nên quan trọng trong hoạt động nghiên cứu khoa
học, phát triển công nghệ và hợp tác với khu vực doanh nghiệp (DN) để thương mại
hóa, ứng dụng các kết quả khoa học và công nghệ. Sau khi có được ý tưởng khởi nghiệp
khả thi, nhà trường thực hiện đồng thời nhiều hoạt động hỗ trợ, cụ thể là thực hiện các
nội dung hỗ trợ cơ bản: ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ SV khởi nghiệp. Đẩy mạnh
các hoạt động thông tin, truyền thông. Đào tạo kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho SV.
Đào tạo đội ngũ giảng viên nguồn phục vụ công tác cố vấn, đào tạo kiến thức, kỹ năng
cho SV khởi nghiệp. Kết nối doanh nhân và DN, nhà đầu tư, các tổ chức ươm tạo và
thúc đẩy khởi nghiệp, các tổ chức truyền thông, các tổ chức phi chính phủ, khối công để
hình thành nên hệ sinh thái hỗ trợ SV triển khai thực tế dự án khởi nghiệp. Kết nối với
các trường đại học, cao đẳng trong khu vực để hình thành nên các liên minh hỗ trợ SV
triển khai thực tế dự án khởi nghiệp. Phát triển các mô hình hỗ trợ vệ tinh (hợp tác xã
sinh viên, các mô hình kinh doanh thử nghiệm), mô hình các câu lạc bộ (câu lạc bộ khởi
nghiệp, sáng tạo, công nghệ số, nghiên cứu khoa học). Tạo môi trường hỗ trợ SV khởi
nghiệp. Hỗ trợ nguồn kinh phí từ Quỹ Hỗ trợ khởi nghiệp của nhà trường và các sự kiện
kết nối kêu gọi đầu tư từ các nhà đầu tư thiên thần, đầu tư mạo hiểm,…
1.4. Hệ sinh thái KNĐMST tại Việt Nam và Kiên Giang
Tại Việt Nam, theo Đề án Hỗ trợ Hệ sinh thái Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đến
năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày
18/5/2016, Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Việt Nam đã được định hình
và phát triển, đến nay đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận và đang ngày càng
phát triển mạnh mẽ. Với hơn 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, Việt Nam được
các tổ chức quốc tế đánh giá xếp thứ 3 trong nhóm ba hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo
năng động nhất khu vực Đông Nam Á, đứng sau Indonesia và Singapore.
Hiện nay VN tập trung phát triển mạnh HSTKNDMST, đã hình thành và phát
triển nhanh, đa dạng gồm 79 cơ sở ươm tạo công nghệ và doanh nghiệp. 40 tổ chức tăng
tốc khởi nghiệp, 138 trường đại học có không gian sáng tạo dành cho sinh viên khởi
nghiệp; 291 khu công nghiệp và 4 khu công nghệ cao quốc gia.
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 95

Nguồn: Vẽ dựa trên số liệu của GEM Global Report 2019/2020

2. THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG THÚC ĐẨY KNĐMST


Tỉnh Kiên Giang là một trong số ít địa phương có điều kiện tự nhiên, tài nguyên
thiên nhiên đa dạng, vừa có đồng bằng, rừng nguyên sinh, đồi núi, biển đảo; nơi giao
thoa văn hóa của nhiều dân tộc; lao động siêng năng chịu khó, có kho tàng di sản văn
hóa phong phú, đa dạng; có lợi thế, tiềm năng phát triển cả nông, lâm nghiệp, thủy
sản, công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Theo Cục Thống kê Kiên Giang, tính đến tháng
6/2021, Kiên Giang có 10.374 doanh nghiệp hoạt động (chủ yếu doanh nghiệp nhỏ và
vừa – DNNVV), Kiên Giang hiện xếp thứ 18 trên cả nước về số lượng doanh nghiệp
đang hoạt động, chiếm 13% số DN đang hoạt động tại Đồng bằng sông Cửu Long và
0,9% của cả nước. So với năm 2020, số doanh nghiệp đang hoạt động tại Kiên Giang
giảm 2,6%. Khối DN địa phương đã và đang đóng góp vào sự tăng trưởng và ổn định
kinh tế - xã hội, góp phần tích cực giải quyết việc làm, thu nhập cho người lao động,
đóng góp ngân sách Nhà nước và thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Số lao động
đang làm việc trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh gần 106 ngàn người. Để tiếp tục
tạo môi trường thuận lợi cho DNNVV theo phương hướng nâng cao chất lượng, phát
triển về số lượng, đạt hiệu quả kinh tế, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế xã hội,
tạo thêm nhiều việc làm, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường. Bên cạnh
96 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

đó khi khối doanh nghiệp trong tỉnh phát triển trên tầm cao mới sẽ thúc đẩy nâng cao
năng lực quản trị, năng lực tiếp cận thị trường và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp,
đặc biệt là DNNVV trên địa bàn tỉnh. Đảm bảo các doanh nghiệp phát triển hiệu quả và
bền vững. Những năm gần đây, hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở địa bàn tỉnh
Kiên Giang có nhiều chuyển biến với nhiều ý tưởng và mô hình đa dạng, sáng tạo có
hàm lượng khoa học công nghệ ngày càng cao, số lượng doanh nghiệp trẻ tham gia thị
trường ngày càng tăng. Tuy nhiên gắn với điều kiện tài nguyên thiên nhiên thuận lợi và
cơ cấu hoạt động xã hội vốn có nên phần lớn các DN vận hành theo mô hình kinh doanh
truyền thống, tận dụng nguồn có sẵn của địa phương, chưa có yếu tố đổi mới sáng tạo
nhiều trong sản phẩm và ứng dụng công nghệ trong sản xuất, bán hàng. Hệ sinh thái
khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của tỉnh có nhiều tiềm năng, song vẫn đang ở giai đoạn
hình thành. Các phong trào khởi nghiệp trong tỉnh còn hoạt động phân tán, thiếu tập
trung; các mối liên kết giữa các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp chưa được hình
thành đồng bộ. Vai trò của Nhà nước trong hỗ trợ các hoạt động cho doanh nghiệp khởi
nghiệp sáng tạo còn hạn chế; thiếu chính sách rõ ràng để phát triển hệ sinh thái khởi
nghiệp sáng tạo. Đặc biệt là ý tưởng khởi nghiệp chưa nhiều, nguồn lực đầu tư hạn hẹp,
thiếu tính đổi mới sáng tạo, thiếu các dịch vụ hỗ trợ về tiếp cận tài chính, tư vấn hỗ trợ
để thương mại hóa sản phẩm, phát triển doanh nghiệp thành công, chưa tương xứng với
tiềm năng.Nhìn chung, hoạt động KNĐMST ở tỉnh chưa có sự đột phá, bởi đây là một
vấn đề mới, địa phương chưa có đủ kinh nghiệm cũng như điều kiện để thúc đẩy công
tác này đạt hiệu quả. Bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế về cách thức triển khai, lúng
túng trong việc đề ra những giải pháp hoàn thiện chính sách đáp ứng nhu cầu thực tiễn
của địa phương (vì thiếu các căn cứ có tính khoa học), hệ thống thông tin về KNĐMST
ở Kiên Giang cũng chưa rõ ràng, chưa có những đánh giá cụ thể về điểm mạnh, điểm
yếu, những cơ hội và thách thức của địa phương trong quá trình triển khai thúc đẩy khởi
nghiệp… Việc kiến tạo được một hệ sinh thái KNĐMST phù hợp, hỗ trợ hiệu quả cho
hoạt động của các DN khởi nghiệp, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển các ý
tưởng mới sáng tạo, là yếu tố then chốt để phát huy vai trò của khoa học - công nghệ
đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh hiện nay. Bởi hệ sinh thái khởi nghiệp
của tỉnh nhìn chung chỉ mới bước đầu định hình, hoạt động khởi phát chưa rõ nét, chưa
được phân tích đánh giá cụ thể để có những định hướng phù hợp. Thực tiễn trên yêu cầu
công tác đánh giá hiện trạng cần được thực hiện chi tiết, đầy đủ, cập nhật, cùng với đó
các khảo sát về ý định khởi nghiệp của đối tượng, thanh niên nói chung và của sinh viên
nói riêng cần được quan tâm tiến hành, qua đó có những hoạch định phù hợp bổ sung
kịp thời cho HSTKHĐMST. Vai trò tiên phong của các tổ chức nghiên cứu, trường đại
học trong việc nghiên cứu đánh giá hoạt động này chưa được xác định rõ và thiếu sự kết
hợp đồng bộ. Ngoài ra, một tồn tại mang tính chủ quan đó là Hệ sinh thái khởi nghiệp
ĐMST tại Kiên Giang được xây dựng còn non trẻ, kinh nghiệm chưa đủ để thực sự thúc
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 97

đẩy hoạt động ươm mầm khởi nghiệp nhằm khai thác các tiềm năng, các nguồn lực xã
hội sẵn có tại địa phương.
Để triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển HSTKNĐMST, tỉnh Kiên Giang
đã triển khai các Kế hoạch số 94/KH-UBND của UBND tỉnh ngày 10 tháng 05 năm
2018 và Kế hoạch số 69/KH-UBND ngày 25/3/2022 với nội dung thực hiện việc Hỗ trợ
KNĐMST trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 và triển khai thực hiện ngay nhiệm vụ này
trong năm 2022. Theo các kế hoạch này nội dung triển khai thực hiện tập trung vào 3
nhiệm vụ chính gồm: (1) Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về KNĐMST; (2) Tổ chức
trao đổi về khởi nghiệp trong cộng đồng, tổ chức hội thảo, tập huấn, đào tạo bồi dưỡng
kiến thức về KNĐMST; (3) Hỗ trợ, khuyến khích các hoạt động KNĐMST. Trước đây
tỉnh Kiên Giang đã có các chương trình kết hợp hoạt động với các trường đại học, cao
đẳng và trường nghề, các tổ chức xã hội trong và ngoài tỉnh để tổ chức các hội thảo
nhằm thúc đẩy ý tưởng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, hội thảo hệ sinh thái khởi nghiệp
ĐMST, các cuộc thi tuyển chọn ý tưởng khởi nghiệp… Tuy nhiên, các hoạt động khởi
nghiệp chủ yếu từ “Vườn ươm doanh nghiệp” tỉnh Kiên Giang vẫn ở tần suất thấp, thiếu
sự đa dạng, thiếu sự tham gia mạnh mẽ của nhiều tổ chức, đặc biệt các trường học và nhà
đầu tư. Các ý tưởng khởi nghiệp chưa thực sự dựa vào các tiến bộ của khoa học và công
nghệ như là những phương tiện cứu cánh để xây dựng ý tưởng mà chỉ ở mức tận dụng
lập nghiệp. Đối chiếu theo thang đánh giá tại công văn số 1919/BKHCN-PTTTDN, ký
ngày 13/6/2017, cấp độ khởi nghiệp và hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của
tỉnh Kiên Giang đang ở cấp độ 2 – cấp độ Hệ sinh thái cơ bản.

3. PHÂN TÍCH CÁC NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH VỀ Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP
CỦA SINH VIÊN
3.1. Phân tích các nghiên cứu
Nghiên cứu 1: của nhóm tác giả Phạm Cao Tố, Nguyễn Ngọc Mai, Lê Thanh Tiệp
và Nguyễn Đức Thuận (2016) về “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của
sinh viên năm 2 và năm 3 vùng Đông Nam Bộ. Dữ liệu được thu thập bằng cách phỏng
vấn trực tiếp 280 sinh viên năm 2 và năm 3 tại một số Trường Đại học, Cao đẳng vùng
Đông Nam Bộ, Tổng số sinh viên được khảo sát đạt yêu cầu của bảng hỏi có 278 nữ và
133 nam. Trong đó số sinh viên có ý định khởi nghiệp chiếm 84,19%. Qua quá trình
nghiên cứu và tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA, nhóm tác giả đã xác định
được 4 nhóm nhân tố có ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên vùng Đông
Nam Bộ bao gồm:
Sự đam mê và sẵn sàng chuẩn bị nguồn lực: liên quan đến sự đam mê kinh doanh,
và sẵn sàng chuẩn bị nguồn lực để khởi nghiệp kinh doanh.
98 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Kinh nghiệm làm việc: kinh nghiệm được tích lũy trong quá trình tham gia việc
làm trước đây chịu ảnh hưởng đáng kể trong tương lai tự tạo việc làm và khởi
nghiệp kinh doanh.
Giáo dục và nền tảng gia đình: thể hiện sự ảnh hưởng từ phía nhà trường và gia
đình, cho thấy sự giáo dục từ nhà trường và nền tảng gia đình ảnh hưởng đến ý
định khởi nghiệp của sinh viên.
Thái độ sẵn sàng chấp nhận rủi ro để khởi nghiệp: với thái độ và tâm thế sẵn sàng
để khởi nghiệp, chấp nhận rủi ro và được sự ủng hộ từ gia đình, ý định khởi nghiệp
của sinh viên sẽ cao hơn.
Nghiên cứu 2 của Nguyễn Thị Bích Liên (2019) về: “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý
định khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”. Phương pháp
nghiên cứu định tính sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung với sự tham gia của 2
nhóm (1 nhóm cựu sinh viên đã khởi nghiệp năm đầu sau khi tốt nghiệp; 1 nhóm sinh
viên năm cuối có ý định khởi nghiệp kinh doanh, mỗi nhóm 10 người), nhằm thẩm định
mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Mẫu được chọn
theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện với kích thước n = 424 gồm 10 trường đại học
trên địa bàn TPHCM: Trường ĐH Kinh tế TPHCM, Trường ĐH Ngoại Thương, Trường
ĐH Tài Chính Marketing, Trường ĐH Kinh tế-Luật, Trường ĐH Hoa Sen, Trường ĐH
Văn Lang, Trường ĐH Công nghệ TPHCM, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, Trường
ĐH Tôn Đức Thắng, Trường ĐH Văn Hiến. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 5 yếu tố
ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh,
Kết quả phân tích hồi qui thu được R2 điều chỉnh = 0,616; giá trị kiểm định mô hình đạt
yêu cầu, các giá trị kiểm định t đều có ý nghĩa thống kê; kết quả kiểm tra các vi phạm giả
định của mô hình hồi qui đều không bị vi phạm. xếp theo trình tự mức độ quan trọng
từ cao xuống thấp: Nguồn vốn (b = 0,316); Đặc điểm tính cách (b = 0,262); Nhận thức
tính khả thi (b = 0,251); Giáo dục khởi nghiệp (b = 0,237); Chuẩn chủ quan (b = 0,202);
Ngoài ra, cũng đã tìm thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về ý định khởi nghiệp của
sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh theo giới tính.
Nghiên cứu 3: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh
viên khối ngành quản trị kinh doanh tại các trường đại học/cao đẳng ở thành phố Cần
Thơ của nhóm tác giả: Nguyễn Quốc Nghi, Lê Thị Diệu Hiền, Mai Võ Ngọc Thanh
(2016). Đối tượng nghiên cứu là sinh viên ngành QTKD đang học năm 3, năm 4 tại các
trường ĐH/CĐ trên địa bàn TP Cần Thơ. Khảo sát tập mẫu, nhóm tác giả đã tiến hành
khảo sát với 400 sinh viên ngành QTKD trong khoảng thời gian từ 10/2013 đến 11/2013
tại các trường: ĐH Cần Thơ (100), ĐH Tây Đô (100), CĐ Cần Thơ (100) và CĐ Kinh
Tế - Kỹ Thuật Cần Thơ (100). Trong đó, số sinh viên có ý định KSDN chiếm 92,75%,
tương đương với 371 sinh viên. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, với mức ý nghĩa 5%
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 99

nên mô hình hồi quy thiết lập phù hợp, giá trị R2 điều chỉnh = 0,519 có nghĩa là 51,9%
sự biến thiên của ý định KSDN được giải thích bởi các nhân tố được đưa vào mô hình.
Có 4 yếu tố tác động đến ý định KSDN của sinh viên ngành QTKD, thứ tự tác động bao
gồm: Thái độ và sự đam mê (b = 0,556); Sự sẵn sàng kinh doanh (b = 0,114); Quy chuẩn
chủ quan (b = 0,112); và nhân tố giáo dục (b = 0,108);. Trong đó, nhân tố Thái độ và sự
đam mê có tác động mạnh nhất đối với ý định KSDN của sinh viên ngành QTKD tại các
trường ĐH/CĐ ở TP Cần Thơ.
Nghiên cứu 4 của Võ Văn Hiền và Lê Hoàng Vân Trang (2021) nghiên cứu hướng
đến mục tiêu xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng khởi nghiệp kinh doanh của
sinh viên trường đại học Tiền Giang. Một Nghiên cứu Pilot (mẫu thực nghiệm) nhằm
xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học
Tiền Giang. Các tác giả tiến hành nghiên cứu dựa trên lý thuyết hành vi dự định của
Ajzen (1991) kết hợp với các nghiên cứu liên quan để xây dựng mô hình nghiên cứu đề
xuất gồm bảy nhân tố tác động đến ý định khởi nghiệp. Nghiên cứu sử dụng phương
pháp chọn mẫu phi xác suất, trong đó chọn mẫu định mức sẽ thực hiện phân nhóm tổng
thể theo hai thuộc tính kiểm soát là bậc đào tạo (cao đẳng và đại học), tỷ lệ sinh viên đại
học là 58,76% và cao đẳng là 41,24%. Như vậy, chọn mẫu định mức với 280 sinh viên
phân bổ theo bậc đào tạo và khoa quản lý ngành sẽ có 08 kết hợp là 2 bậc đào tạo và 4
khoa quản lý ngành. Nghiên cứu định lượng được tiến hành để kiểm định độ tin cậy
thang đo và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ý định khởi nghiệp thông
qua phân tích hồi quy tuyến tính bội. Mô hình có trị số R2 hiệu chỉnh = 0,551, giá trị
Sig. = 0,000 < 0,05 (mức ý nghĩa 5%), cho thấy mô hình có ý nghĩa thống kê. Ngoài ra,
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có năm nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của
sinh viên, sắp xếp theo mức độ ảnh hưởng giảm dần là: Đặc điểm tính cách (b = 0,343);
Giáo dục khởi nghiệp (b = 0,272); Kinh nghiệm (b = 0,267); Nhận thức kiểm soát hành
vi (b = 0,207); Quy chuẩn chủ quan (b = 0,147).
Nghiên cứu 5: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên
Trường Đại học Nam Cần Thơ của nhóm tác giả Nguyễn Văn Định, Lê Thị Mai Hương,
Cao Thị Sen. Nghiên cứu nhằm xác định “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi
nghiệp của sinh viên Trường đại học Nam Cần Thơ.” Phương pháp thực hiện đề tài là
định tính để xác định mô hình nghiên cứu và định lượng để xác định và đo lường mức
độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ý định khởi nghiệp. Trong nghiên cứu này sử dụng
mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu.
Mô hình nghiên cứu đề xuất gồm: (1) đặc điểm tính cách, (2) thái độ với hành vi khởi
nghiệp, (3) nguồn vốn, (4) nhận thức kiểm soát hành vi, (5) chuẩn chủ quan và (6) môi
trường giáo dục ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp qua biến trung gian sự tự tin về tính
khả thi Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ kết quả khảo sát trực tiếp bằng bảng câu hỏi
với 310 sinh viên năm ba và năm tư của Khoa Kinh tế và Khoa Kiến trúc - Xây dựng và
100 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Môi trường. Kết quả nghiên cứu mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) cho thấy có 05 nhân
tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên theo mức độ giảm dần là: Đặc điểm
tính cách (β = 0,329); Thái độ đối với hành vi khởi nghiệp (β = 0,162); Môi trường giáo
dục (β = 0,139); Nhận thức kiểm soát hành vi (β = 0,101) và Nguồn vốn (b = β = 0,099).
Bên cạnh đó, kết quả cũng đã chỉ ra chuẩn chủ quan không có tác động đến ý định khởi
nghiệp của sinh viên đang học tại nhà trường.
Nghiên cứu 6: của nhóm tác giả tại trường Đại học An Giang gồm Châu Thị Ngọc
Thùy và Huỳnh Lê Thiên Trúc (2020). Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định
khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học An Giang (TĐAG). Quá trình khảo sát được
thực hiện với 400 sinh viên, có 152 sinh viên Khoa Kinh tế, 92 sinh viên Khoa Nông
nghiệp - Tài nguyên thiên nhiên, 64 sinh viên Khoa Công nghệ thông tin, 34 sinh viên
Khoa Du lịch và Văn hóa nghệ thuật, chiếm tỉ lệ lần lượt là 38%, 23%, 14,3%, 16,2% và
8,5%. Về giới tính, nữ là 232, chiếm tỉ lệ 58%; nam là 168, chiếm tỉ lệ 42%. Kết quả cho
thấy cả 6 yếu tố trong mô hình lý thuyết đều có ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của
sinh viên TĐAG được sắp xếp theo trình tự mức độ quan trọng từ cao xuống thấp, bao
gồm: Môi trường khởi nghiệp (MTKN) (b = 0,369); Giáo dục khởi nghiệp ở trường đại
học (GDKN) (b = 0,187); Nhận thức kiểm soát hành vi (KSHV) (b = 0,135); Chuẩn
chủ quan (CCQ) (b = 0,108); Xu hướng chấp nhận rủi ro (CNRR) (b = 0,098); Sự tự tin
(STT) (b = 0,094). Đồng thời, cũng đã tìm thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về
ý định khởi nghiệp của sinh viên TĐAG theo các đặc điểm: Giới tính; Khoa đang tham
gia học; Thành phần gia đình.
Bảng 1. Bảng tổng hợp đánh giá lựa chọn về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định
khởi nghiệp ĐMST của sinh viên khu vực phía Nam
Nghiên Nghiên Nghiên Nghiên Nghiên Nghiên
Các nhân tố ảnh hưởng cứu 1 cứu 2 cứu 3 cứu 4 cứu 5 cứu 6
đến ý định khởi nghiệp ( Đông (TP Hồ (TP Cần (Tiền (Nam (An
Nam Bộ) Chí Minh) Thơ) Giang) Cần Thơ) Giang)
+ Đặc điểm tính cách x 2 x 1 1 x
+ Môi trường khởi nghiệp x x x x x 1
+ Môi trường Giáo dục khởi 3 4 4 2 3 2
nghiệp và nền tảng gia đình
+ Nhận thức kiểm soát x 3 x 4 4 3
hành vi
+ Xu hướng chấp nhận rủi 4 x 2 x 2 5
ro sẵn sàng kinh doanh
+ Chuẩn chủ quan x 5 3 5 x 4
+ Sự tự tin và đam mê 1 x 1 x x 6
+ Kinh Nghiệm 2 x x 3 x x
+ Nguồn vốn x 1 x x 5 x
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 101

3.2. Nhận xét


Qua phân tích 6 nghiên cứu điển hình (Pilot) cho vùng Đông Nam bộ, TP Hồ Chí
Minh và 3 tỉnh thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long gồm Tiền Giang, An Giang
và TP Cần Thơ (trong đó Cần Thơ có hai nghiên cứu tại hai thời điểm cách nhau 5 năm
là 2016 và 2021). Các NC điển hình này đã khảo sát trên quy mô ban đầu là 2.491 sinh
viên thuộc các năm học 2, 3 và 4 của 4 trường đại học và cao đẳng thuộc vùng Đông
Nam Bộ, của 10 trường đại học trên địa bàn TPHCM, của 2 trường đại học Tiền Giang
và An Giang và của 4 trường đại học và cao đẳng tại TP Cần Thơ. Trong sinh viên được
khảo sát chung chỉ có 2.065 sinh viên có ý định khởi nghiệp là đối tượng khảo sát cần
tiếp cận nghiên cứu (chiếm tỷ lệ 82,90% trong tổng số) cho thấy trong các nghiên cứu
điển hình vừa nêu đã khám phá được 9 nhân tố có ảnh hưởng đến hành vi về ý định khởi
nghiệp của sinh viên (có 5 nhân tố bị loại do không đạt tiêu chuẩn thống kê).
Trong các nhân tố này thì nhân tố Môi trường giáo dục thúc đẩy khởi nghiệp
đều được hầu hết 6 nghiên cứu đề lựa chọn khám phá; tiếp đến là nhân tố Xu hướng
chấp nhận rủi ro sẵn sàng kinh doanh, nhân tố Nhận thức kiểm soát hành vi và nhân
tố Chuẩn chủ quan cũng được ghi nhận xác định trong nhân tố lựa chọn (có 4 nghiên
cứu lựa chọn), nhân tố Đặc điểm tính cách, nhân tố Sự tự tin và đam mê cũng được xác
định với vị trí tác động đến ý định khởi nghiệp như là những nhân tố tác động hàng đầu
trong mỗi nghiên cứu. Tiếp đến nhân tố Nguồn vốn, nhân tố Kinh nghiệm (có 2 nghiên
cứu lựa chọn). Còn đối với nghiên cứu tại An Giang thì nhân tố Môi trường khởi nghiệp
được lựa chọn như là nhân tố hàng đầu trong ý định khởi nghiệp của sinh viên ở đây.
Tóm lại trong 9 nhân tố được khám phá có ảnh hưởng thực sự đến ý định khởi nghiệp
của sinh viên có thể tổng hợp là thành 3 nhóm chính gồm:
Nhóm tương tác do môi trường xã hội (Môi trường giáo dục đào tạo, rũi ro kinh
doanh, chuẩn chủ quan,…);
Nhóm nhận thức, kiểm soát, năng lực hành vi nội tại (kinh nghiệm, đặc điểm tính
cách cá nhân, sự tự tin, đam mê,…);
Nhóm nhân tố tài chính và cơ sở vật chất (nguồn vốn, các hỗ trợ khác…).

4. GỢI Ý MỘT SỐ GIẢI PHÁP KẾT HỢP XÂY DỰNG HOÀN THIỆN HỆ SINH
THÁI KNĐMST TẠI KIÊN GIANG
Từ kết quả nghiên cứu phân tích tổng hợp các nghiên cứu điển hình nêu trên
nhóm tác giả gợi ý một số giải pháp nhằm bổ sung hoàn thiện Hệ sinh thái khởi nghiệp
ĐMST như sau:
Nhóm tương tác do môi trường xã hội:
Thứ nhất, Nhà nước nói chung và tỉnh KG nói riêng cần có chương trình tuyên
truyền và đề cao hình ảnh doanh nhân KNĐMST, nâng cao vị thế xã hội của tầng lớp
102 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

doanh nhân và cần có những ưu đãi xứng đáng cho những kết quả mà doanh nghiệp
KNĐMST mang lại cho đời sống xã hội. Qua đó vị thế doanh nhân thành đạt được coi
trọng. Đây chính là cách để tạo tác động tích cực tới quan điểm thanh niên nói chung và
sinh viên nói riêng (TN/SV) đối với việc khởi nghiệp đổi mới.
Thứ hai, Để KNĐMST không chỉ là phong trào, việc truyền thông rộng rãi hướng
đến mục tiêu xây dựng nên tảng khởi nghiệp của tỉnh là điều kiện hết sức cần thiết gắn
với những không gian pháp lý thông thoáng nhất định, hạ tầng kiến trúc phù hợp và đặc
biết nhằm nâng cao nhận thức của thanh niên/sinh viên đối với KNĐMST. Do đó cần có
sự phối hợp từ TW đến địa phương, có sự phối hợp giữa các Ban ngành, đoàn thể trong
việc triển khai các hoạt động thông tin tuyên truyền, phổ biến quan điểm, cơ chế, chính
sách hiên hành về KNĐMST trong đó chú trọng đối tượng chính là thanh niên /sinh
viên.Tổ chức các hoạt động truyên thông, tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức tinh
thần về KNĐMST. Xây dựng chương trình truyền thông, tư vấn, hướng nghiệp-khởi
nghiệp, lập nghiệp, phổ biến các cơ chế chính sách hỗ trợ KNĐMST, theo tinh thần của
Kế hoạch số 63/KH-UBND và Kế hoạch số 94/ KH-UBND của UBND tỉnh Kiên Giang
về kế hoạch hỗ trợ KNĐMST trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 và trong năm 2022.
Thứ ba, Hoàn thiện hệ thống chính sách thúc đẩy KNĐMST phù hợp với nhu cầu
hỗ trợ của thanh niên/sinh viên tham gia KNĐMST. Do hệ thống chính sách chung từ
TW đến tỉnh về khuyến khích KNĐMST hiện nay được đánh giá là thiếu sự nhất quán
và đồng bộ, chưa có văn bản thống nhất, gây trở ngại cho việc thực hiện, hành lang
pháp lý cần thiết để doanh nghiệp làm tiền đề khởi nghiệp và hoạt động cũng chưa rõ
ràng. Việc thúc đẩy TN/SV có động lực mạnh mẽ đến KNĐMST, tất yếu phải cải thiện
môi trường kinh doanh hiện tại, đặc biệt cần xây dựng hành lang pháp lý thuận lợi cho
KNĐMST. Ở nước ta nói chung, khung pháp lý cho khởi nghiệp đã bước đầu hình
thành, tuy nhiên, các quy định hỗ trợ DN khởi nghiệp chưa thể hiện thống nhất trong
một đạo luật riêng mà còn rải rác ở nhiều văn bản khác nhau. Điều này cho thấy việc tạo
dựng khung pháp lý thống nhất, đồng bộ, đặc biệt xem xét việc xây dựng một đạo luật
cụ thể và văn bản dưới luật cho KNĐMST là việc cần làm.
Tiếp đến các quy định về sở hữu trí tuệ của Việt Nam đối với các doanh nghiệp
KNĐMST chưa chặt chẽ và cơ chế thực thi quyền sở hữu trí tuệ của các chủ thể này
không đảm bào và dẫn đến sự xâm phạm quyền lợi của bên sử dụng.
Thứ tư, thông qua chính sách chung của Bộ GD&ĐT, các trường đại học/cao đẳng
trên địa bàn tỉnh cần tăng cường các chương trình giáo dục về khởi nghiệp đổi mới sáng
tạo để trang bị cho sinh viên các kiến thức cập nhật, kỹ năng chuyên về khởi nghiệp,
đổi mới sáng tạo; khơi dậy tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của sinh viên. Các
trường Đại học /cao đẳng cần gắn kết chặt chẽ với các địa phương trong triển khai thực
hiện hoạt động hỗ trợ KNĐMST, chú ý sớm xây dựng ngay tại trường Hệ Sinh thái
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 103

KNĐMST để tận dụng các nguồn lực sẵn có như : Cộng đồng doanh nghiệp, Cộng đồng
cựu sinh viên, các nhà khoa học và chuyên gia của nhà trường.Về đào tạo khởi nghiệp
cho học sinh tại địa phương, trong khi chờ đợi Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng chương
trình đào tạo đưa giáo dục kinh doanh, khởi nghiệp vào giáo dục Trung học phổ thông,
các hoạt động nói chuyện chuyên đề, tác động khởi nghiệp trong việc phát triển kinh
tế và các tấm gương khởi nghiệp thành công điển hình cần nhân rộng. Để có phát triển
tối đa tiềm năng khởi nghiệp và thu hút đầu tư tại Kiên Giang, hoạt động đào tạo khởi
nghiệp cần tổ chức định kỳ thường xuyên theo từng quý qua hệ thống rộng khắp từ đào
tạo khởi nghiệp tại các cấp ấp, xã, huyện, tỉnh với sự tham gia của các Hội, Đoàn thể địa
phương để phát triển được tiềm năng khởi nghiệp toàn tỉnh.
Nhóm nhận thức, kiểm soát năng lực hành vi nội tại:
Thứ nhất, nâng cao nhận thưc kiểm soát hành vi của thanh niên /sinh viên đối với
KNĐMST. Trong các NC nêu trên cho thấy ảnh hưởng tích cực từ việc kiểm soát hành
vi nhận thức đến ý định KNĐMST của thanh niên /sinh viên. Thực tế cho thấy nhận
thức kiểm soát hành vi của TN/SV xuất phát từ sự tự tin và được trang bị các kiến thức,
kỹ năng cần thiết cũng như sự am hiểu về việc KNĐMST. Nâng cao khả năng nhận thức
kiểm soát hành vi, tạo ra động lực, kích thích TN/SV sáng tạo ý tưởng và hành động với
tinh thần tự tin “tự thân lập nghiệp” là hết sức cần thiết. Do đó những tác động nhằm
nâng cao nhận thức kiểm soát hành vi của TN/SV rất quan trọng và cần quan tâm.
Để tăng cường khả năng nhận thức kiểm soát của TN/SV trước hết cần chú trọng đến
chương trình giáo dục KNĐMST trong các nhà trường, thông qua đó tạo ảnh hưởng
tích cực tới ý định KNĐMST của TN/SV.
Rõ ràng, khi xã hội có những động thái tích cực thông qua các chính sách nhằm
đồng hành cùng TN/SV KNĐMST xây dựng quốc gia khởi nghiệp ĐMST, điều này sẽ
tác động trực tiếp đến nhận thức cộng đồng nói chung và TN/SV về KNĐMST.Việc
triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ công đồng KNĐMST tại địa phương cần đi
vào nội dung thực chất, phải phù hợp với hoàn cảnh KT-XH địa phương, gắn với việc
phát huy hiệu quả từng giai đoạn cụ thể trong quá trình KNĐMST.
Thứ hai, trong KNĐMST, mức độ rủi ro và khả năng thất bại là khá cao, do đó để
thúc đẩy KNĐMST cần phải giáo dục, trang bị cho những người tham gia KNĐMST nói
chung và TN/SV nói riêng tinh thần, thái độ dám chịu thất bại, dám chấp nhận sai và
sửa sai. Hay nói cách khác, KNĐMST cần gắn liền với việc tạo dựng văn hóa KNĐMST
và thái độ tích cực cho giới trẻ bên cạnh việc truyền thông tới cộng đồng xã hội.Ngoài
ra cũng cần chú trọng việc tạo dựng niềm tin và văn hóa khởi nghiệp cho TN/SV đây
là việc làm hệt sức quan trọng và cần thiết. Thêm vào đó, để làm tốt nhiệm vụ này cần
khuyến khích và tạo điều kiện cho TN/SV học tập trải nghiệm thực tế từ sớm, qua đó
giúp họ tích lũy kinh nghiệm cho bước KNĐMST sắp tới.
104 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Thứ ba, Để thúc đẩy phát huy năng lực nội tại của TN/SV địa phương, nhà trường
và cộng đồng doanh nghiệp nói riêng cần đổi mới nhận thức, quan điểm và mục tiêu
trong giáo dục gắn với KNĐMST, mở ra cho TN/SV một định hướng lập nghiệp mới
bên cạnh định hướng nghề nghiệp truyền thống, đó là định hướng đào tạo kiến thức kỹ
năng không chỉ làm công ăn lương mà phải có tinh thần tự tin mạnh dạn đột phá bằng
một tinh thần doanh nhân, tính thần KNĐMST tự tạo việc làm và làm chủ.
Nhóm nhân tố tài chính và cơ sở vật chất:
Thứ nhất, đẩy mạnh hỗ trợ tài chính cho hoạt động KNĐMST của TN/SV. Vì các
nghiên cứu cho thấy vốn và những vấn đề liên qua đến vay vốn là trở ngại lớn nhất của
SV khi bắt tay KNĐMST. Do đó Nhà nước và chính quyền địa phương, cần có những
chính sách ưu đãi cụ thể hơn trong kinh doanh nhất là tạo nguồn vốn hỗ trợ cho hoạt
động KNĐMST. Đối với các cho các doanh nghiệp thuộc đối tượng KNĐMST, đặc biệt
là các doanh nghiệp mới thành lập cần có chính sách hỗ trợ như miễn giảm thuế thu
nhập doanh nghiệp, thuế suất ưu đãi, hỗ trợ nguồn vốn vay ưu đãi; Ngoài ra cần cải
thiện các điều kiện kinh doanh, giảm thiểu các thủ tục hành chính phức tạp, minh bạch
hóa các chính sách, tạo điều kiện thuận lợi nhất để TN/SV tham gia KNĐMST có thể
tiếp cận các thông tin và sự trợ giúp, tăng cường sự hỗ trợ tài chính cho hoạt động khởi
nghiệp thông qua các nhà tài trợ, các quỹ đầu tư cho khởi nghiệp tại địa phương.
Thứ hai, theo Quyết định 844 của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 18/5/2016
đã khuyến khích thành lập Quỹ Hỗ trợ Khởi nghiệp ĐMST dành cho sinh viên trong
các trường ĐH/ CĐ. Tính chất của Quỹ có tính cách xã hội do nhà trường quản lý,
cần được mở rộng theo quy mô xã hội hóa.Mục đích của việc thành lập Quỹ là tìm
kiếm và thúc đẩy khả năng đổi mới sáng tạo giúp SV có thể hiện thực hóa các ý tưởng
KNĐMST của mình. Khi đi vào hoạt động Quỹ Hỗ trợ KNĐMST hướng đến bốn mục
tiêu cụ thể gồm: (1) Nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính bước đầu cho KNĐMST; (2)
Góp phần thúc đẩy ý định KNĐMST của sinh viên; (3) Góp phần phát triển và nhân
rộng phong trào KNĐMST của sinh viên; (4) Giữ vai trò kết nối, huy động, kết nối các
nhà đầu tư, cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức tài chính nói chung theo hướng
chuyên nghiệp và chuyên môn hơn. Như vậy, rõ ràng việc thành lập Quỹ Hỗ trợ
KNĐMST ở ngay trong các trường ĐH/CĐ là hết sức cần thiết nhưng để bảo đảm khả
năng nguồn tài chính vững mạnh cần sự góp sức của các nguồn lực của xã hội như từ
các doanh nghiệp,các nhà tài trợ, nguồn vốn ưu đãi của địa phương,… để Quỹ khi đi
vào hoạt động sẽ trở thành một kênh tài chính khả thi hỗ trợ cho hoạt động KNĐMST
tại nhà trường và địa phương.
Thứ ba, Về cơ sở hạ tầng: hỗ trợ ươm tạo hoạt động KNĐMST trên địa bàn tỉnh.
Kinh nghiệm từ các địa phương tổ chức KNĐMST thành công cho thấy cần đến các tổ
chức vườn ươm để thúc đẩy các nhà khởi nghiệp tương lai. Đây là nơi mà các doanh
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 105

nhân có được các kỹ năng kỹ thuật và kiến thức về sản phẩm và thị trường, và có cơ hội
phát triển sự hiểu biết về cơ cấu tổ chức, các chiến lược và hệ thống thích hợp. Đó cũng
là nơi mà trong quá trình kinh nghiệm làm việc của mình, họ sẽ nhận ra các cơ hội thị
trường và tìm cách khai thác chúng. Do đó cần củng cố trung tâm ươm tạo KNĐMST
tại Tỉnh, cần tổ chức mở rộng hệ thống ươm tạo rộng khắp theo cụm tuyến xã, huyện để
tạo điều kiện dễ dàng cho tác nhân khởi nghiệp tại địa phương và nhất là xây dựng hệ
thống hỗ trợ người khởi nghiệp. Bên cạnh đó, về cơ chế tổ chức: đề nghị các hoạt động
đầu tư cho khởi nghiệp kinh doanh tổ chức thông qua hệ thống quản lý của Sở Kế hoạch
& Đầu tư và tổ chức cơ chế một cửa để tác nhân khởi nghiệp dễ dàng trong các thủ tục
hành chánh, xây dựng doanh nghiệp.

Tài liệu tham khảo


Ajzen, I. (1991). The theory of planned behavior. Organizational Behavior and Human Decision
Processes, 50(2), 179-211. doi:10.1016/0749-5978(91)90020-T.
Châu Thị Ngọc Thùy và Huỳnh Lê Thiên Trúc (2020). Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học An Giang. Tạp chí Công Thương, số
6/2020.
Deeb, G. (2017). How to Build a Startup Ecosystem, Entrepreneur Asia Pacific. Truy cập ngày
20/08/2018, https://www.entrepreneur.com/article/302488
Krueger Jr., N. F., & Reilly, M. D. (2000). Competing Models of Entrepreneurial Intentions.
Journal of Business Venturing, 15(5/6), 411. doi:10.1016/S0883-9026(98)00033-0
Lee, S. M., Lim, S. B., Pathak, R. D., Chang, D., & Li, W. (2006). Influences on students attitudes
toward entrepreneurship: A multi-country study. International Entrepreneurship and
Management Journal, 2(3), 351–366. doi:10.1007/s11365-006-0003-2
Maslow, A. H. (1970). Unmotivated Behaviour. In Motivation and Personality (3rd ed.), 62-72.
New York: Longman. doi:10.1037/h0039764
Nguyễn Thị Bích Liên (2019). Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Công Thương, số 5/2019.
Nguyễn Quốc Nghi, Lê Thị Diệu Hiền, Mai Võ Ngọc Thanh (2016). Các nhân tố ảnh hưởng đến
ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên khối ngành quản trị kinh doanh tại các trường
đại học/cao đẳng ở thành phố Cần Thơ. Tạp chí Nghiên cứu Khoa học, Trường Đại học
Văn Hiến, số 10 tháng 2/2020.
Nguyễn Văn Định, Lê Thị Mai Hương, Cao Thị Sen (2021). Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định
khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Nam Cần Thơ. Tạp chí Kinh tế và QTKD, 17(2)
165-181.
OEDC (2013). Entrepreneurial Ecosystems and Growth-oriented Entrepreneurship, Summary
Report of an International Workshop Organised by the OECD and the Netherlands
Ministry of Economic Affairs, the Hague, 2013.
106 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Phạm Cao Tố, Nguyễn Ngọc Mai, Lê Thanh Tiệp và Nguyễn Đức Thuận (2016). Các nhân tố
ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên năm 2 và năm 3 vùng Đông Nam bộ.
Shane, S., Locke, E. a., & Collins, C. J. (2003). Entrepreneurial motivation. Human Resource
Management Review, 13(2), 257-279. doi:10.1016/S1053-4822(03)00017-2
Startup Commons. Startup Ecosystem, Website Startup Commons. Truy cập ngày 18/08/2018,
http://www.startupcommons.org/what-is-startup-ecosystem.html
Võ Văn Hiền và Lê Hoàng Vân Trang (2021). Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng khởi
nghiệp kinh doanh của sinh viên trường đại học Tiền Giang. Tạp chí Kinh tế và QTKD,
16(2) 170-192.
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 107

KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ


MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
ThS Vũ Quốc Quý*
ThS Nguyễn Hữu Trinh**

Tóm tắt
Phát triển kinh tế tư nhân (KTTN) ở nước ta là một trong những vấn đề được Đảng, nhà
nước và các nhà khoa học quan tâm. Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu về tính tất
yếu khách quan của KTTN, vai trò, vị trí và các tác động của nó đến nền kinh tế xã hội.
Trong phạm vi bài viết này, nhóm tác giả sẽ trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến KTTN
ở Việt Nam và đề xuất một số giải pháp phát triển.
Từ khóa: Kinh tế tư nhân, phát triển kinh tế tư nhân, nhân tố ảnh hưởng, doanh nghiệp.

1. DẪN NHẬP
Hiện nay Việt Nam đang trong thời kỳ đổi mới và phát triển kinh tế với mục tiêu
sớm đưa đất nước nhanh chóng hội nhập chung vào nền kinh tế toàn cầu. Đảng Cộng
sản Việt Nam (ĐCSVN) thực hiện phát triển kinh tế nhiều thành phần, kinh tế Nhà
nước (KTNN) đóng vai trò chủ đạo có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã
hội chủ nghĩa (XHCN), tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế (TPKT) khác có cơ hội
phát triển, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.
Phát triển KTTN tại nước ta gắn liền với những thay đổi tư duy con người về vai
trò của khu vực kinh tế này trong nền kinh tế. Từ việc chỉ được thừa nhận là một thành
phần kinh tế sau “Đổi mới” thì đến nay KTTN đã được đánh giá cao, là “một động lực
kinh tế” (Đại hội XI), và là “động lực quan trọng của nền kinh tế” (Đại hội XII). Chính
quá trình “cởi trói” này đã giải phóng sức sản xuất của KTTN và tạo điều kiện cho
KTTN đóng góp tích cực vào tiến trình phát triển kinh tế quốc gia.
Thực tiễn đã cho thấy rằng, qua hơn 35 năm thực hiện đường lối đổi mới, nền
kinh tế nước ta đã phát triển vượt bậc, trong đó các doanh nghiệp khu vực KTTN đã
có những đóng góp tích cực cho xã hội về mọi mặt, như: huy động các nguồn vốn
trong xã hội tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần giải quyết công ăn

*
Khoa Kinh tế Tài nguyên và Môi trường – Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TPHCM.
Email: vqquy@hcmunre.edu.vn
**
Khoa Chính trị - Hành chính, ĐHQG TPHCM. Email: nhtrinh@vnuhcm.edu.vn
108 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

việc làm cho người lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đóng góp ngày càng nhiều
cho ngân sách nhà nước (NSNN), thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển thể
chế KTTT định hướng XHCN… góp phần đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc
tế của Việt Nam.

2. TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN


SỰ PHÁT TRIỂN
2.1. Các quan điểm và đặc điểm của kinh tế tư nhân
2.1.1. Các quan điểm
KTTN là loại hình kinh tế phát triển dựa trên sở hữu tư nhân về toàn bộ các yếu tố
sản xuất (cả hữu hình và vô hình) được đưa vào sản xuất kinh doanh (SXKD). Nó hoàn
toàn tự chủ, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, cụ
thể là: tự chủ về vốn, tự chủ về quản lý, tự chủ về phân phối sản phẩm, tự chủ lựa chọn
hình thức tổ chức, quy mô, phương hướng sản xuất kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về
kết quả hoạt động SXKD trước pháp luật của Nhà nước. Hiện nay có một số cách hiểu
về KTTN như sau:
Cách hiểu thứ nhất: Khu vực KTTN gồm các doanh nghiệp tư nhân (DNTN) trong
nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài dưới dạng liên doanh hay 100%
vốn nước ngoài. Các DNTN trong nước bao hàm cả các hợp tác xã nông nghiệp và các
doanh nghiệp phi nông nghiệp. Việc hiểu khu vực KTTN theo nghĩa rộng như vậy tạo
cơ sở đánh giá hết tiềm năng của KTTN đối với phát triển kinh tế Việt Nam, song lại
gặp khó khăn trong công tác thống kê, khi muốn tách bạch phần góp vốn của Nhà nước
trong các công ty cổ phần, cũng như trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Hơn nữa, theo cách phân biệt này, việc phân tích đôi khi sẽ gặp khó khăn, bởi không
phải tất cả các bộ phận trong khu vực KTTN đều được Nhà nước đối xử như nhau. Các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhìn chung luôn nhận được những điều kiện
thuận lợi hơn các DNTN trong nước, cũng như công ty trách nhiệm hữu hạn, hộ kinh
doanh cá thể.
Cách hiểu thứ hai: Khu vực KTTN cũng có thể được hiểu là khu vực kinh tế ngoài
quốc doanh. Cách nhìn này dựa trên việc chia nền kinh tế thành ba khu vực kinh tế:
Khu vực kinh tế quốc doanh, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và khu vực kinh tế có
vốn đầu tư nước ngoài. Một số chuyên gia cho rằng việc đưa khu vực kinh tế có vốn đầu
tư nước ngoài (KTĐTNN) ra khỏi khu vực KTTN trong nước sẽ không đánh giá đúng
tiềm năng, cũng như vai trò của khu vực này cho sự phát triển kinh tế Việt Nam đặc biệt
trong điều kiện kinh tế mở, từng bước hội nhập sâu vào nền kinh tế hiện nay.
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 109

Cách hiểu thứ ba: Khu vực KTTN bao gồm các loại hình DN khu vực KTTN trong
nước, nhưng không bao hàm hộ kinh doanh cá thể. Cách hiểu này bộc lộ nhiều hạn chế.
Tuy nhiên, các số liệu thống kê của Việt Nam thường theo cách phân loại này.
Theo quan điểm của ĐCSVN tại ĐHĐBTQ lần thứ X: việc hiểu KTTN tiếp tục
gắn liền với khái niệm TPKT. ĐCSVN xác định có 5 TPKT: KTNN, KTTTH, KTTN (cá
thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), KTTBNN, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. KTTN gồm:
kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân, được xác định có vai trò quan trọng, là động lực
của nền kinh tế. Quan điểm của ĐCSVN tại ĐHĐBTQ lần thứ XII và ĐHĐBTQ lần thứ
XIII: việc hiểu KTTN tiếp tục gắn liền với khái niệm TPKT. ĐCSVN xác định KTTN là
một động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các TPKT bình đẳng, hợp
tác và cạnh tranh theo pháp luật...
Trong khi đó, khi bàn về KTTN (Nguyễn Thanh Tuyền, 2006) lại cho rằng KTTN
gắn liền với sở hữu tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc
dân, trong đó “KTTN là khu vực kinh tế gắn liền với loại hình sở hữu tư nhân. Trong
đó các chủ thể của nó tự chủ tiến hành sản xuất kinh doanh vì lợi ích trực tiếp của cá
nhân, hay tập thể cá nhân hoạt động dưới những hình thức kinh tế khác nhau, dù có
thuê hay không thuê lao động”. Từ các quan điểm về KTTN như trên, có thể kết luận
rằng: KTTN là thành phần kinh tế gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và KTTBTN hoạt động
dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp kinh doanh dựa
trên vốn sở hữu tư nhân.
2.1.2. Đặc điểm của kinh tế tư nhân
KTTN ở Việt Nam là một vấn đề khá nhạy cảm trong giai đoạn trước và sau “Đổi
mới” (1986) với cách hiểu và nhìn nhận đôi khi rất không đồng nhất. Tuy vậy KTTN vẫn
đã được thừa nhận và trưởng thành trong thời gian qua, trong quá trình “Đổi mới” đó
nền kinh tế quốc dân đã tự kiểm chứng và cho thấy sự cần phải phát triển đa dạng các
thành phần kinh tế. Mỗi thành phần kinh tế tồn tại trong nền KTTT ở Việt Nam đều có
những đặc điểm riêng của nó, trong đó KTTN Việt Nam có các đặc điểm như sau:
Thứ nhất, KTTN là thành phần kinh tế (TPKT) dựa trên hình thức sở hữu tư nhân
về vốn, tư liệu sản xuất. Quy mô và hình thức sở hữu rất đa dạng: sở hữu tư nhân một
chủ (dưới hình thức DNTN), sở hữu hỗn hợp (dưới các hình thức: công ty cổ phần, công
ty TNHH, công ty hợp danh).
Thứ hai, bộ máy và đội ngũ quản lý gọn nhẹ và rất năng động, bộ máy tổ chức điều
hành doanh nghiệp do chủ doanh nghiệp quyết định; có thể tự điều hành hoặc thuê
mướn người điều hành doanh nghiệp.
Thứ ba, việc lựa chọn lĩnh vực đầu tư và sản xuất, phân phối sản phẩm do chủ
doanh nghiệp tự quyết định. Quy mô, số lượng sản phẩm sản xuất phụ thuộc vào năng
110 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

lực tài chính, khả năng vốn của doanh nghiệp và hầu hết các sản phẩm sản xuất ra trước
hết là nhằm phục vụ cho thị trường trong nước. Tuy vậy, đặc điểm nổi bật của KTTN
nước ta là tuyệt đại đa số các DN còn nhỏ và yếu, năng suất, năng lực cạnh tranh còn
thấp, thời gian hoạt động còn ngắn trong bối cảnh môi trường sản xuất kinh doanh chưa
ổn định và còn chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro bất khả kháng.
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế tư nhân
Hiện nay KTTN Việt Nam đang có những bước đi mạnh mẽ, có vai trò to lớn trong
toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Để có được thành công đó, ngoài việc thực hiện đúng đắn
các chủ trương chính sách của nhà nước thì các yếu tố tác động đến phát triển KTTN
cũng cần được làm rõ để từ đó có những giải pháp phát triển
2.2.1. Các yếu tố về chính sách
Điều 33 Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013) quy định:
“Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không
cấm”. Tuy vậy, trong giai đoạn kinh tế nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung (trước năm
1986), tại Việt Nam khu vực KTTN không được thừa nhận, điều đó đã gây nên một số
tình trạng bất ổn về kinh tế, gây không ít thiệt hại cho sự phát triển kinh tế của quốc gia.
Sau “Đổi mới” (1986) với việc chính thức công nhận KTTN là một trong những bộ phận
cấu thành nền kinh tế quốc dân chính là giai đoạn tiền đề trước khi Luật Doanh nghiệp
tư nhân và Luật Công ty được Quốc hội khóa VIII chính thức thông qua ngày 21 tháng
12 năm 1990.
Kế đến, Luật Doanh nghiệp (LDN) đã được Quốc hội khóa X thông qua ngày 12
tháng 6 năm 1999 để thay thế Luật công ty và Luật DNTN trước đó; lần lượt LDN các
năm 2005, 2014 và LDN 2020 lần lượt ra đời, các Luật này quy định về việc thành lập, tổ
chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và các hoạt động liên quan của doanh nghiệp…
Bên cạnh các đạo luật về kinh tế, quan điểm của ĐCSVN cũng thống nhất về phát
triển kinh tế nhiều thành phần, cụ thể: Các quan điểm về đường lối phát triển kinh tế
của ĐCSVN tại Văn kiện ĐHĐBTQ các thời kỳ khẳng định “chủ trương thực hiện nhất
quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động
theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, đó chính là
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN” (ĐCSVN, Văn kiện ĐHĐBTQ, 2001, tr.86);
“Hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển mạnh KTTN trở thành một trong những
động lực của nền kinh tế” (ĐCSVN, Văn kiện ĐHĐBTQ, 2011, tr.83); Nền KTTT định
hướng XHCN có quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều TPKT, trong đó KTNN giữ vai trò chủ đạo,
KTTN là một động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các TPKT bình
đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật... (ĐCSVN, Văn kiện ĐHĐBTQ, 2021).
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 111

Quan điểm trên của ĐCSVN cho thấy, phát triển các TPKT trong đó có KTTN là chủ
trương nhất quán, là vấn đề chiến lược lâu dài trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội (CNXH) ở Việt Nam. Bên cạnh đó, Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành
Trung ương Đảng khóa XIII cũng đã được ban hành, tiếp tục khẳng định yêu cầu phát
triển KTTN trở thành động lực của nền KTTT định hướng XHCN.
2.2.2. Các yếu tố liên quan đến việc thực thi các quy định và hoạt động của bộ máy nhà
nước đối với khu vực kinh tế tư nhân
Hiện nay, các Bộ, ngành đã có rất nhiều các cải cách liên quan đến KTTN nhưng
thực tế cho thấy vẫn còn khoảng cách lớn giữa quy định và thực thi các luật này. Một
trong những vướng mắc lớn nhất hiện nay trong thể chế, pháp luật gắn liền với hoạt
động của DN là quy định về quản lý, kiểm tra chuyên ngành còn rất nhiều phiền hà cho
DN, thời gian thực hiện các thủ tục này vẫn còn kéo dài, chi phí tuân thủ của DN tăng
cao. Chính vì các vấn đề này mà các chỉ số trong hỗ trợ hoạt động DN trong các báo cáo
các năm có xu hướng giảm. Bên cạnh đó, bộ máy quản lý nhà nước đối với KTTN “còn
nhiều bất cập, chưa hiệu quả và còn nặng cơ chế xin - cho” (Ban kinh tế Trung ương,
2017, tr.258). Hiện nay, theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB), chỉ số hiệu quả
chính quyền của Việt Nam nằm dưới mức trung bình của thế giới dù đã có rất nhiều cải
thiện đáng kể và xét về tổng thể vẫn còn kém về năng lực quản trị quốc gia (Ban kinh tế
Trung ương, 2017).
2.2.3. Các yếu tố liên quan đến sự bất bình đẳng trong cơ chế chính sách đối với khu vực
kinh tế tư nhân trong tương quan với kinh tế nhà nước và khu vực FDI
Dù đã trải qua một thời gian rất dài để thay đổi nhận thức về KTTN trong mối
quan hệ với các khu vực kinh tế khác nhưng hiện nay, các DN nhà nước vẫn là khu vực
kinh tế vẫn còn được hưởng rất nhiều các ưu đãi trong kinh doanh. Các ưu đãi này đã
làm méo mó thị trường và đôi khi dẫn đến việc sử dụng các nguồn lực kém hiệu quả.
Các ưu đãi cho DN nhà nước có thể kể đến là: ưu thế được cấp vốn từ ngân sách; được
tạo điều kiện hơn trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng; ưu thế
trong tiếp cận đất đai, mặt bằng SXKD; các ưu đãi khác về thuế quan hay các DN nhà
nước trong các lĩnh vực độc quyền không minh bạch trong cơ chế định giá đã tạo nên sự
bất bình đẳng giữa DN khu vực tư nhân với DN nhà nước.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn hội nhập hiện nay, các DN khu vực KTTN lại chịu áp
lực cạnh tranh rất lớn từ phía các DN nước ngoài. Các DN khu vực KTTN trong nước
chủ yếu hoạt động trong thị trường nội địa, năng lực cạnh tranh thấp, khả năng tiếp cận
các nguồn lực để hoạt động kinh doanh chủ yếu từ sự vận động chính bản thân DN,
trong khi đó các DN nước ngoài luôn được mời gọi đầu tư và nhận được các ưu đãi đặc
biệt mà các ưu đãi thuế hay ưu đãi trong tiếp cận các yếu tố đất đai, mặt bằng kinh doanh
112 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

là rất rõ ràng, điều đó làm tăng thêm các thuận lợi cho DN nước ngoài nhưng lại tăng
thêm khó khăn cho các DN khu vực KTTN (Ban kinh tế Trung ương, 2017).
2.2.4. Các yếu tố liên quan đến nội lực và văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp
Các DN ở Việt Nam hầu hết có “quy mô nhỏ và vừa, nguồn lực tài chính, trình
độ năng lực cạnh tranh thấp kém…chưa có tầm nhìn, chiến lược kinh doanh dài hạn; ý
thức tự giác chấp hành pháp luật của nhà nước còn hạn chế” (Ban kinh tế Trung ương,
2017, tr.258). Các doanh nhân chưa được đào tạo cơ bản về sản xuất kinh doanh, còn
thiếu trách nhiệm với xã hội; hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp chưa hiệu quả
và hầu hết các DN chưa tham gia vào hiệp hội DN (khoảng 70% các DN - VCCI, 2018),
điều đó cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các DN khu
vực KTTN nước ta.

3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM


Thứ nhất, đổi mới, bổ sung, hoàn thiện môi trường pháp lý, bảo đảm cho KTTN
phát triển.
Môi trường pháp lý về KTTN ở Việt Nam hiện nay còn rất chông chênh và khó
đoán định, các chính sách xã hội đối với KTTN vẫn còn bất cập nên chính điều đó làm
cho KTTN chưa phát huy tiềm năng thế mạnh của nó. Vì vậy, về phía Chính phủ, Nhà
nước và cả chính quyền địa phương Vùng cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện, bổ sung cơ
chế, chính sách cho phù hợp để KTTN có cơ hội phát triển. Chẳng hạn như: có cơ chế
quản lý phù hợp, có chính sách đào tạo nguồn nhân lực, các hỗ trợ về pháp lý cho DN,
ban hành Luật mới để thay thế các bộ luật đã lỗi thời lạc hậu; các Thông tư, Nghị định…
phải có tính điều chỉnh kịp thời để khắc phục những đạo luật chưa phù hợp trước đó.
Đổi mới kinh tế từ lý luận đến thực tiễn ở Việt Nam từ khi bắt đầu cho đến nay
cũng đã trên 35 năm (1986). Mặc dù đã có nhiều văn bản pháp luật, dưới Luật hay có
nhiều sự chỉnh sửa, bổ sung, phát triển, hoàn thiện về môi trường pháp lý nhưng thực
tế hiện nay, các quy định của pháp lý vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, gây cản trở cho khu
vực KTTN phát triển. Do đó, để phát triển KTTN cũng như thực hiện hội nhập khu
vực và quốc tế, Nhà nước, chính quyền tỉnh, thành phố trong vùng ĐNB là cần phải
hoàn thiện hệ thống pháp luật, các văn bản hướng dẫn phù hợp và thống nhất nhằm
tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi cho KTTN phát triển, cụ thể: rà soát lại hệ thống văn
bản, trên cơ sở đó bãi bỏ những văn bản ban hành trái với Luật Doanh nghiệp, kịp thời
hướng dẫn ban hành những văn bản mới đúng đắn, khách quan, phù hợp với Luật này,
hoặc bổ sung cho Luật. Bên cạnh đó, cần xem xét các loại văn bản khác, nếu có những
văn bản cản trở sự phát triển của KTTN hoặc thể hiện bất bình đẳng, phân biệt KTTN
với thành phần kinh tế khác thì kịp thời khắc phục nhằm tạo điều kiện cho KTTN phát
triển thuận lợi hơn.
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 113

Hiện nay, thực tế còn nhiều thủ tục hành chính khá rườm rà, gây tốn thời gian,
thậm chí dễ dẫn đến hành vi tiêu cực nên để KTTN vùng ĐNB phát triển, cơ quan quản
lý cần xem xét, kiến nghị với Chính phủ xóa bỏ những thủ tục đó, ban hành thủ tục
hành chính đơn giản, phù hợp pháp luật nhằm tạo môi trường hành chính lành mạnh
và thông thoáng.
Thứ hai, cần có một chính sách khẳng định rõ ràng về việc các doanh nghiệp khu
vực KTTN trong nước sẽ là trụ cột của nền kinh tế quốc dân và của năng lực cạnh tranh
quốc gia.
Trong thời gian qua, các phát biểu về sự tăng trưởng vượt bậc của khu vực kinh tế
tư nhân đã che lấp một thực tế rằng các doanh nghiệp khu vực KTTN trong nước thuộc
khu vực được đăng ký chính thức mới chỉ đóng góp vỏn vẹn 8,2% GDP (TCTK, 2020).
Phần lớn của mức đóng góp 38,64% vào GDP bởi khu vực kinh tế tư nhân là từ các
hộ kinh doanh, là khu vực kinh tế vốn vẫn đang bị xem là thuộc khu vực không chính
thức. Với việc khu vực DNNN ngày một chiếm tỷ trọng nhỏ hơn do quá trình cải cách
DNNN, rõ ràng là khu vực KTTN cần phải tăng trưởng nhanh hơn, hiệu quả hơn, với
năng suất cao hơn nhằm tránh tình trạng nền kinh tế sẽ bị phụ thuộc quá nhiều vào khu
vực có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực hộ kinh doanh có mức năng suất thấp hơn.
Thứ ba, tăng cường công tác quản lý của nhà nước, tạo điều kiện cho KTTN phát
triển KTTN là một bộ phận trong tổng thể các bộ phận cấu thành nền kinh tế quốc gia.
Việc làm thế nào để KTTN phát triển đúng định hướng và lộ trình Nhà nước đã
vạch ra đó là xây dựng nền KTTT định hướng XHCN thì KTTN cũng như các thành
phần kinh tế khác phải bắt buộc nằm trong sự quản lý của Nhà nước về cả tầm vĩ mô
và vi mô. Tuy vậy, để thực hiện tốt và nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước đối với sự
phát triển của KTTN cần thực hiện các giải pháp: (i) Thực hiện phân định rõ chức năng,
quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan quản lý KTTN trong địa bàn của tỉnh, thành
phố trong vùng ĐNB; phân công, phân cấp từ tỉnh đến huyện, xã, các cơ quan chuyên
môn một cách hợp lý, tránh chồng chéo, trùng lắp, hoặc bỏ trống; (ii) Thực hiện tốt
công tác phối hợp giữa chính quyền, cơ quan chuyên môn của tỉnh với bộ ngành Trung
ương và Chính phủ nhằm tạo điều kiện, môi trường thuận lợi nhất trong quản lý KTTN,
tạo môi trường thông thoáng cho KTTN phát triển nhưng vẫn nằm trong sự quản lý
chặt chẽ của cơ quan bộ ngành, Chính phủ và chính quyền địa phương; (iii) Đẩy mạnh
cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động quản lý doanh nghiệp ở cấp tỉnh, huyện,
phường, xã nhằm làm cho hoạt động doanh nghiệp, hoạt động hành chính cùng thuận
chiều phát triển; tránh nhũng nhiễu, quan liêu, hách dịch trong quan hệ công tác giữa
cán bộ và doanh nghiệp; Giảm bớt các chi phí trung gian, các khâu trung gian trong việc
giải quyết các thủ tục hành chính; (iv) Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức chính quyền
toàn tỉnh, thành phố trong vùng ĐNB có phẩm chất đạo đức tốt, chuyên môn phù hợp,
114 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ, tập huấn nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm
nhằm phục vụ tốt hoạt động quản lý điều hành nền kinh tế của tỉnh nói chung và KTTN
nói riêng. Ngoài ra Chính quyền các cấp của tỉnh, thành phố cần thực hiện tốt công tác
thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động KTTN. Làm tốt công tác này sẽ kịp thời ngăn
chặn những hành vi tiêu cực trong KTTN cũng như phát hiện, xử lý kịp thời những hiện
tượng tiêu cực nảy sinh. Từ đó, tạo ra môi trường lành mạnh cho KTTN phát triển, vừa
khuyến khích, động viên những doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt động
đúng pháp luật, có hiệu quả kinh tế cao, làm ăn chân chính, vừa đào thải những doanh
nghiệp, đơn vị sản xuất, kinh doanh có hành vi bất chính.
Thứ tư, Nâng cao năng lực của doanh nghiệp trong việc ứng dụng và nâng cao trình
độ công nghệ.
Công nghệ có thể được chuyển giao từ nước ngoài hoặc từ khu vực doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài. Việc ứng dụng, nhận chuyển giao công nghệ một cách có
chiến lược, kiên trì, liên tục và thông minh sẽ dẫn đến tích lũy về bí quyết, công nghệ,
kiến thức và sau đó là sáng tạo và phát minh, sáng chế. Các doanh nghiệp khu vực tư
nhân cũng cần được hỗ trợ để đảm bảo việc ứng dụng công nghệ và kiến thức sẽ dẫn đến
năng suất cao hơn, tăng trưởng mạnh mẽ hơn. Để thực hiện được điều này, các doanh
nghiệp cần có quá trình tích tụ vốn đủ để thực hiện việc đổi mới công nghệ, nghiên cứu
và phát triển. Ngân sách cho hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và phát triển
phải được phân bổ dựa trên các tiêu chí về hiệu quả, năng lực, bất kể đơn vị nghiên cứu
và phát triển đó thuộc khu vực kinh tế nào. Cần có một chính sách rõ ràng nhằm hỗ trợ
sự hình thành và phát triển của các doanh nghiệp, đơn vị, viện nghiên cứu khoa học và
công nghệ tư nhân. Các quy định hiện hành cần được rà soát và cải cách nhằm đảm bảo
rằng các doanh nghiệp, viện hoặc trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ sẽ có thể
được thành lập một cách đơn giản hơn và có thể được công nhận một cách dễ dàng và
minh bạch hơn. Các doanh nghiệp và đơn vị nghiên cứu tư nhân cần được đảm bảo cơ
hội bình đẳng trong việc tiếp cận tới các nguồn ngân sách dành cho hoạt động nghiên
cứu khoa học của Chính phủ. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy các doanh nghiệp và tổ
chức nghiên cứu thuộc khu vực tư nhân tỏ ra rất hiệu quả trong việc thu hút thêm nguồn
vốn bổ sung từ chính khu vực tư nhân cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên
cứu phát triển, qua đó giúp nâng cao trình độ khoa học công nghệ của quốc gia và trình
độ ứng dụng khoa học công nghệ, sáng tạo tại khu vực doanh nghiệp.
Thứ năm, Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phát huy tài năng trí tuệ, kinh
nghiệm của các chủ doanh nghiệp khu vực KTTN.
Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng trong phát triển kinh tế
thế giới nói chung và ở nước ta nói riêng. Điều đó cho thấy nâng cao nguồn nhân lực
trong toàn bộ nền kinh tế nói chung hay cho khu vực KTTN là điều hết sức cần thiết.
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 115

Một trong những hạn chế lớn nhất của KTTN ở nước ta là nguồn nhân lực không đáp
ứng được yêu cầu phát triển của nó. Trên thực tế, lao động của khu vực KTTN hầu như
dựa vào lực lượng lao động chính là công nhân, trình độ tay nghề không đồng đều, thời
gian đào tạo ngắn trong khi đây là khu vực kinh tế phát triển, đòi hỏi tay nghề cao nên
hầu hết lao động không thể đáp được nhu cầu phát triển. Để đáp ứng được yêu cầu này,
bản thân DN khu vực KTTN, các tỉnh, thành phố của cần thực hiện một số vấn đề cơ
bản sau đây:
Sự hỗ trợ của chính quyền cho doanh nghiệp: (i) Hình thành các khu vực đào tạo
chuyên môn kỹ thuật chất lượng cao nhằm phục vụ cho công tác nhân sự hiện tại; (ii)
Hình thành, xây dựng chương trình nội dung đào tạo các trường Đại học, Cao đẳng,
Trung cấp chuyên nghiệp, Trung cấp dạy nghề trên địa bàn phải gắn liền với các khu
công nghiệp, các cơ sở sản xuất và nhu cầu thực tiễn của DN; và (iii) Có chính sách thu
hút nguồn nhân lực chất lượng cao từ các tỉnh, thành khác, từ các quốc gia khác.
Đối với bản thân doanh nghiệp khu vực KTTN: (i) DN có thể thuê chuyên gia
đầu ngành trong nước, của nước ngoài phục vụ cho sản xuất kinh doanh; xây dựng kế
hoạch đào tào người tài phục vụ cho hiện tại và làm nguồn cho tương lai bằng cách cử
cán bộ, công nhân viên đi tập huấn các chương trình có liên quan do Nhà nước, Chính
phủ tổ chức, đi đào tạo, học tập kinh nghiệm làm việc ở các DN trong nước hay các nước
tiên tiến có trình độ cao, thực hiện chiến lược săn nhân tài trong các trường đại học, cao
đẳng có danh tiếng, thu hút người tài bằng những chính sách đãi ngộ cụ thể nhằm tạo
bước chuyển biến mạnh mẽ về phát triển nhân lực chất lượng cao; (ii) Chủ động đổi mới
tư duy kinh doanh, nâng cao năng lực quản trị sản xuất, chuẩn hóa các tiêu chuẩn đầu ra
của sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước; (iii)Tăng cường đổi mới
sáng tạo trong sản xuất, đổi mới mô hình sản xuất phù hợp gắn với mục tiêu phát triển
bền vững; tăng cường liên kết, hợp tác phát triển các chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị, nâng
cao vị thế sản phẩm của DN trong chuỗi giá trị toàn cầu.

4. KẾT LUẬN
Kinh tế tư nhân bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân, là thành
phần kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, hoạt động dưới hình thức là hộ
kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp của tư nhân (Doanh nghiệp tư nhân,
Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, Công ty trách nhiệm hữu hạn có 2 thành
viên trở lên, Công ty hợp danh, Công ty cổ phần).Văn kiện ĐHĐBTQ của ĐCSVN các
thời kỳ từ sau đổi mới đến nay (1986) luôn khẳng định: KTTN là một bộ phận của nền
kinh tế nước nhà, được thừa nhận tồn tại, phát triển một cách bình đẳng và kinh doanh
tự do theo quy định của pháp luật; là thành phần kinh tế có lịch sử lâu năm, có những
đóng góp rất thiết thực trong việc tạo công ăn việc làm cho mọi tầng lớp nhân dân, làm
giàu cho bản thân và tạo ra ngày càng nhiều của cải vật chất cho xã hội.
116 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Hiện nay, Việt Nam đang là quốc gia đang phát triển, để đưa đất nước vào nhóm
những nước phát triển, nhà nước cần phải huy động mọi tiềm lực trong mọi tầng lớp để
phát triển kinh tế. Do vậy, dù cho KTTN ở Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn và còn
nhiều hạn chế trong bước đường phát triển nhưng với sự cố gắng của mình cùng với sự
khuyến khích của nhà nước bằng những chính sách hợp lý, hi vọng rằng KTTN sẽ là một
trong những động lực thúc đẩy các thành phần kinh tế khác, góp phần trong sự thành
công quá trình phát triển và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Tài liệu tham khảo


Ban kinh tế Trung ương (2017). Đổi mới doanh nghiệp nhà nước và phát triển kinh tế tư nhân
trong giai đoạn hiện nay. Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội.
Bộ kế hoạch và Đầu tư (2020). Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam. Nxb Thống kê.
Đảng Cộng sản Việt Nam (1986). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI. Nxb Chính
trị Quốc gia sự thật, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2006). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Nxb Chính trị
Quốc gia sự thật, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2011). Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Nxb Chính trị
Quốc gia sự thật, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2016). Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII. Nxb Chính
trị Quốc gia sự thật, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2021). Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII. Nxb Chính
trị Quốc gia sự thật, Hà Nội.
Lê Duy Bình, Đoàn Hồng Quang (2015). Ưu đãi dành cho doanh nghiệp nhà nước - Bằng chứng
từ thực tế. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.
Mai Hồng Quỳ (2012). Tự do kinh doanh và vấn đề bảo đảm quyền con người tại Việt Nam. Nxb
Lao động.
Nguyễn Thanh Tuyền (2006). Sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 117

THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG DOANH NGHIỆP


TS Trần Thanh Toàn*
ThS Trần Thành Phát**

Tóm tắt
Trong thời đại hiện nay, chúng ta gần như đã không còn xa lạ với cụm từ “chuyển đổi
số” nữa. Với thành công của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CN4.0), chuyển đổi
số hiện đang là xu hướng tất yếu, là vấn đề sống còn đối với các quốc gia, tổ chức, doanh
nghiệp và người tiêu dùng trên toàn thế giới.
Chuyển đổi số là việc ứng dụng công nghệ để thay đổi mô hình kinh doanh của doanh
nghiệp, từ đó tạo thêm nhiều cơ hội và giá trị mới, giúp doanh nghiệp gia tăng tốc độ
tăng trưởng và đạt doanh số tốt hơn, chuyển đổi số chính là tái cấu trúc tư duy trong
phối hợp giữa dữ liệu, quy trình và con người nhằm tạo ra nhiều giá trị mới.
Chuyển đổi số có những lợi ích dễ nhận biết đối với doanh nghiệp như cắt giảm chi phí
vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn trong thời gian dài, lãnh đạo ra quyết
định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo thông suốt kịp thời, tối ưu
hóa được năng suất làm việc của nhân viên… những điều này giúp tăng hiệu quả hoạt
động và tính cạnh tranh của tổ chức, doanh nghiệp được nâng cao.
Từ khóa: Chuyển đổi số, ích lợi chuyển đổi số trong doanh nghiệp.

Summary
We are practically all familiar with the phrase “digital transformation” in today’s social
era. With the success of the fourth industrial revolution (CN4.0), digital transformation
has become an unavoidable trend for countries, organizations, corporations, and
consumers all over the world.
Digital transformation is the use of technology to modify a company’s business model,
resulting in more new prospects and values, as well as assisting firms in growing and
improving sales. To develop new values, the goal is to restructure thinking using a
combination of data, procedures, and people.

Trường Đại Học Văn Lang.


*

Mendel University in Brno ( Cộng hòa Séc).


**
118 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Businesses gain from digital transformation in a variety of ways, including lower


operating expenses, longer consumer reach, and faster and more accurate decision
making thanks to the reporting system. Organizations and corporations can improve
their operational efficiency and competitiveness by implementing timely transparency
and optimizing staff productivity.
Keywords: Digital transformation, benefits of digital transformation in business.

1. CHUYỂN ĐỔI SỐ
Chuyển đổi số (digital transformation) là việc sử dụng công nghệ số hay ứng dụng
công nghệ số trên cơ sở các dữ liệu số hoặc dữ liệu đã được số hóa để thay đổi mô hình
nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh nhằm tạo ra nhiều cơ hội và giá trị mới, cải thiện
và nâng cao hiệu quả hoạt động, tính cạnh tranh của tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp.
Doanh nghiệp chuyển đổi số là việc tích hợp, áp dụng công nghệ số để nâng cao hiệu
quả kinh doanh, hiệu quả quản lý, nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của doanh nghiệp
và tạo ra các giá trị mới.
Trong thời đại xã hội hiện nay, chúng ta gần như đã không còn xa lạ với cụm
từ “chuyển đổi số” nữa. Với thành công của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4
(CN4.0), chuyển đổi số hiện đang là xu hướng tất yếu, là vấn đề sống còn đối với các
quốc gia, tổ chức, doanh nghiệp và người tiêu dùng trên toàn thế giới. Những sự thay
đổi to lớn về năng suất lao động, trải nghiệm của người dùng và các mô hình kinh doanh
mới đang được hình thành cho thấy vai trò và tác động to lớn trong cuộc sống xã hội
hiện nay của chuyển đổi số, nó tác động đến mọi ngành nghề, như: công nghiệp, nông
nghiệp, thương mại và dịch vụ kinh doanh…
Chuyển đổi số là việc ứng dụng công nghệ để thay đổi mô hình kinh doanh của
doanh nghiệp, từ đó tạo thêm nhiều cơ hội và giá trị mới, giúp doanh nghiệp gia tăng tốc
độ tăng trưởng và đạt doanh số tốt hơn, chuyển đổi số chính là tái cấu trúc tư duy trong
phối hợp giữa dữ liệu, quy trình và con người nhằm tạo ra nhiều giá trị mới.
Chuyển đổi số là khái niệm ra đời trong thời đại internet bùng nổ, đang trở nên
phổ biến trong thời gian gần đây, mô tả việc ứng dụng công nghệ số vào tất cả các
khía cạnh của doanh nghiệp. Nếu đạt hiệu quả, hoạt động này sẽ thay đổi toàn diện
cách thức mà một doanh nghiệp hoạt động, tăng hiệu quả hợp tác, tối ưu hóa hiệu
suất làm việc và mang lại giá trị cho khách hàng.
Chuyển đổi số là sự tích hợp đầy đủ các công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các lĩnh
vực của một doanh nghiệp, ứng dụng các công nghệ để thay đổi cách thức vận hành,
mô hình kinh doanh và đem đến những giá trị mới cho khách hàng của doanh nghiệp.
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 119

Chuyển đổi số còn là sự thay đổi về văn hóa của doanh nghiệp, đòi hỏi doanh
nghiệp cần liên tục cập nhật, thay đổi theo những cái mới, và thoải mái chấp nhận
những điều thất bại.
Đối với Việt Nam, chuyển đổi số còn được hiểu theo nghĩa là quá trình thay đổi mô
hình doanh nghiệp từ dạng truyền thống sang dạng doanh nghiệp số. Dựa trên những
ứng dụng công nghệ mới, Internet vạn vật, điện toán đám mây... Để thay đổi phương
thức điều hành, lãnh đạo, qui trình thực hiện, văn hóa của doanh nghiệp. Không chỉ
giữ vai trò quan trọng ở các doanh nghiệp mà chuyển đổi số còn có vai trò quan trọng
trong nhiều lĩnh vực khác của xã hội như: Chính phủ, y học khoa học, truyền thông đại
chúng...
Chính vì chuyển đổi số có những lợi ích dễ nhận biết đối với doanh nghiệp như
cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn trong thời gian dài, lãnh
đạo ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo thông suốt kịp
thời, tối ưu hóa được năng suất làm việc của nhân viên… những điều này giúp tăng hiệu
quả hoạt động và tính cạnh tranh của tổ chức, doanh nghiệp được nâng cao.
Chuyển đổi số còn góp phần gia tăng năng suất lao động. Nghiên cứu của Microsoft
cho thấy, năm 2017, tác động của chuyển đổi số tới tăng trưởng năng suất lao động ở vào
khoảng 15%, đến năm 2020, con số này là 21%.
Chuyển đổi số có thể dễ bị nhầm lẫn với khái niệm Số hóa.
Để phân biệt hai khái niệm này, có thể hiểu rằng: 
– Số hóa là quá trình hiện đại hóa, chuyển đổi các hệ thống thường sang hệ thống
kỹ thuật số (chẳng hạn như chuyển từ tài liệu dạng giấy sang các file mềm trên
máy tính, số hóa truyền hình chuyển từ phát sóng analog sang phát sóng kỹ
thuật số…);
– Chuyển đổi số là khai thác các dữ liệu có được từ quá trình số hóa, rồi áp dụng
các công nghệ để phân tích, biến đổi các dữ liệu đó và tạo ra các giá trị mới hơn.
Có thể xem Số hóa như một phần của quá trình Chuyển đổi số.
• Đối với doanh nghiệp, chuyển đổi số mang rất nhiều lợi ích như:
– Thu hẹp khoảng cách giữa các phòng ban trong doanh nghiệp: Khi ứng dụng
chuyển đổi số, sự liên kết thông tin giữa các phòng ban trong doanh nghiệp
được kết nối với một nền tảng hệ thống công nghệ đồng nhất nhanh chóng. Mỗi
phòng ban vẫn có các phần mềm riêng để phục vụ cho nghiệp vụ chuyên môn
nhưng vẫn có thể giao tiếp với các bộ phận khác thông qua hệ thống giao tiếp
nội bộ. Điều này giúp cho các vấn đề phát sinh trong doanh nghiệp được giải
quyết ngay khi xảy ra, giúp cho sự vận hành trong doanh nghiệp không bị tắc
120 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

nghẽn không rõ nguyên nhân, gây tác động xấu đến doanh nghiệp, như: phục
vụ khách hàng bị chậm trễ, lượng hàng bán được giảm sút,…
– Tăng sự minh bạch và hiệu quả trong hệ thống quản trị doanh nghiệp: Tham
gia quá trình chuyển đổi số, CEO của doanh nghiệp có thể chủ động và dễ truy
xuất báo cáo về các hoạt động của doanh nghiệp. Mọi hoạt động của doanh
nghiệp, như: CBCNV ghi nhận doanh số, biến động nhân sự, khách hàng tìm
hiểu sản phẩm... được thể hiện trên các phần mềm quản trị doanh nghiệp, điều
này giúp giảm sự chậm trễ, giúp CEO quản lý doanh nghiệp hiệu quả và minh
bạch hơn so với khi không áp dụng chuyển đổi số.
– Tối ưu hóa năng suất CBCNV: Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp khai thác
được tối đa năng lực làm việc của CBCNV trong công ty, bởi những công việc có
giá trị gia tăng thấp, hệ thống có thể tự động thực hiện mà doanh nghiệp không
cần tốn chi phí trả lương cho CBCNV, đồng thời cũng giúp CBCNV có thêm
thời gian để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, thực hiện các công việc quan
trọng khác.
Chuyển đổi số cũng giúp người quản lý dễ dàng đánh giá chất lượng công việc
của từng CBCNV qua số liệu báo cáo nhận lại cuối ngày, cuối tuần, cuối tháng hoặc
cuối quý.
– Nâng cao khả năng cạnh tranh: Nếu doanh nghiệp sở hữu nền tảng chuyển đổi
số sẽ có thể triển khai và vận hành doanh nghiệp hiệu quả, chính xác và chất lượng. Bởi
các giải pháp quản trị và vận hành chuyển đổi số sẽ tăng tính hiệu quả và chính xác trong
các quyết định của doanh nghiệp. Đồng thời, chuyển đổi số cũng giúp doanh nghiệp
nâng cao khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong việc tương tác nhanh
chóng với khách hàng, chính sách chăm sóc và phục vụ khách hàng,…
Những lợi ích dễ dàng nhận biết nhất của chuyển đổi số với doanh nghiệp đó là
giảm chi phí vận hành, tiếp cận khách hàng trong thời gian dài, lãnh đạo dễ dàng báo
cáo kịp thời và tối ưu hóa được năng suất công việc cho CBCNV… Những điều này làm
tăng tính hiệu quả cũng như sự cạnh tranh tổ chức, doanh nghiệp được nâng cao.
Một số lợi ích chính của chuyển đổi số:
– Làm giảm chi phí nhờ tiết kiệm thời gian trong các qui trình.
– Phân cấp sản xuất bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển và liên
lạc từ xa.
– Cải thiện hiệu quả hoạt động và năng suất.
– Tạo điều kiện tốt cho các cơ hội kinh doanh và doanh thu mới, cho phép tạo ra
các sản phẩm và dịch vụ mới.
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 121

– Làm tăng tốc độ phản ứng với những thay đổi của nhu cầu trên thị trường.
– Tạo ra một lợi thế cạnh tranh cho công ty bằng cách nâng cao chất lượng của các
sản phẩm/dịch vụ được sản xuất.
– Thúc đẩy văn hóa đổi mới, chuẩn bị cho công ty để lường trước bất kỳ sự gián
đoạn nào.
– Cải thiện sự tích hợp và hợp tác nội bộ bằng cách tạo điều kiện giao tiếp giữa các
bộ phận.
– Hỗ trợ cho việc ra quyết định bằng cách phân tích dữ liệu – Thu hút tài năng
mới, thúc đẩy sự công nhận của các hệ thống và đánh thức sự quan tâm của các
chuyên gia chuyên ngành.

2. VAI TRÒ CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ


Chuyển đổi số là tổng thể công nghệ số hóa dữ liệu và ứng dụng dữ liệu dựa trên
nền tảng kỹ thuật số. Công nghệ ở đây được hiểu là một hệ thống, trong đó có trang
thiết bị kỹ thuật số, có các chương trình kỹ thuật số, có dữ liệu đầu vào ở dạng số, có con
người, có phương thức tổ chức hoạt động… liên kết, tác động qua lại lẫn nhau và cho
kết quả đầu ra những sản phẩm có hiệu suất lớn về giá trị sản xuất.
Về vị trí, có thể thấy chuyển đổi số là nội dung cơ bản trong trụ cột kỹ thuật số
của cuộc cách mạng CN 4.0, chuyển đổi số đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc cách
mạng CN 4.0. Hiện nay, khái niệm chuyển đổi số trở nên phổ biến, rộng khắp trên toàn
xã hội. Trong đó, doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước là những tổ chức tiên
phong và xem chuyển đổi số là xu thế bắt buộc, tất cả là nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh, sức cạnh tranh và thực hiện thành công chiến lược xây dựng chính quyền số, nền
kinh tế số và xã hội thông minh trong thời kỳ cách mạng CN 4.0.
Chuyển đổi số đối với doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước giúp xây
dựng nên những cơ sở dữ liệu từ giá trị thực (biến đổi giá trị nghe, nhìn, cảm nhận được
từ thế giới thực) sang dạng số (dạng điện toán được lưu trữ trên máy tính), nên rất thuận
lợi cho việc quản lý, khai thác sử dụng. Dữ liệu số hóa đã trở thành tài sản của các doanh
nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước. Dữ liệu ngành càng được bổ sung, liên kết, tích
hợp với nhau đã giảm được nhiều kinh phí xây dựng dữ liệu đơn lẻ, không đồng bộ như
trước đây.
Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước không những
giải quyết công việc hiện tại hiệu quả mà quan trọng hơn là hoạch định được tầm nhìn
chiến lược để thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 có hiệu quả nhất. Một
nghiên cứu quốc tế đã chỉ ra rằng doanh nghiệp chuyển đổi số có năng suất và lợi nhuận
cao gấp đôi so với doanh nghiệp chưa chuyển đổi số.
122 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

3. CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI


Theo báo cáo của CISCO & IDC năm 2020 về mức độ chuyển đổi số của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) tại 14 quốc gia thuộc khu vực châu Á Thái Bình Dương,chỉ
có khoảng 3% các doanh nghiệp cho rằng chuyển đổi số chưa thực sự quan trọng đối
với hoạt động của mình, thấp hơn nhiều so với mức 22% năm 2019. Có tới 62% doanh
nghiệp kỳ vọng chuyển đổi số giúp doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới;
56% doanh nghiệp nhận thấy sự cạnh tranh đang thay đổi và chuyển đổi số giúp doanh
nghiệp giữ được nhịp độ tốt. Thống kê cho thấy các doanh nghiệp đã có nhận thức rõ
ràng về tầm quan trọng của chuyển đổi số.
Kết quả nghiên cứu của McKensey chỉ ra rằng, vào năm 2025, mức độ tác động của
chuyển đổi số tới GDP của nước Mỹ là khoảng 25%, với đất nước Brazil là 35%, còn ở
các nước châu Âu là khoảng 36%. Từ đây, có thể thấy khả năng tác động của chuyển đổi
số đối với tăng trưởng GDP là rất lớn.
Tốc độ chuyển đổi số tại các khu vực và quốc gia là khác nhau, tùy thuộc vào mức
độ phát triển công nghệ và tốc độ chuyển đổi mô hình doanh nghiệp. Trong đó khu vực
châu Âu được đánh giá là khu vực có tốc độ chuyển đổi số nhanh nhất, tiếp đến là Mỹ
và quốc gia tại châu Á.
• Kinh nghiệm từ Thái Lan
Thái Lan được xem như là một hình mẫu chuyển đổi số trong khu vực Đông Nam
Á. Với sự nhận thức rõ ràng của các nhà lãnh đạo Thái Lan về tầm quan trọng của chuyển
đổi số, bắt đầu từ năm 2017, chính quyền nước này đã đưa ra kế hoạch 5 năm đầy tham
vọng là chuyển đổi số cho toàn bộ hệ thống công quyền, từ quản lý công cho đến hỗ trợ
du lịch, cảnh báo thảm họa thiên nhiên và nâng cao hiệu quả của nông nghiệp.
Bước đi đầu tiên trên hành trình chuyển đổi số của Thái Lan là thực hiện chiến
lược phát triển chính phủ điện tử 4.0, nhằm hiện thực hóa 4 nội dung chính đã được Cục
Chính phủ Điện tử (EGA) đưa ra trong Kế hoạch Phát triển chính phủ số. Đó là:
– Xây dựng Chính phủ tích hợp, bao gồm việc tích hợp thông tin và điều hành
giữa các cơ quan nhà nước với nhau, hướng tới mục tiêu thiết lập dịch vụ chia
sẻ hiệu quả theo một quan điểm chính phủ của công dân.
– Điều hành thông minh, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) và
các công nghệ liên quan, thông qua Big Data và Internet vạn vật để hỗ trợ công
việc cho công chức.
– Lấy người dân làm trung tâm của việc cung cấp dịch vụ, nhằm cung cấp các dịch
vụ dựa trên nhu cầu của từng công dân.
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 123

– Thúc đẩy chuyển đổi, tập trung vào thay đổi tổ chức thông qua nhiều khía cạnh,
có chiến lược phát triển cụ thể và được thực hiện bởi EGA, bao gồm nguồn
nhân lực, quy trình làm việc, công nghệ và luật pháp.
Mong muốn xây dựng chính phủ số hiệu quả, EGA của Thái Lan chú trọng phát
triển các chương trình đào tạo để nâng cao kiến thức về số hóa cho các nhân viên khu
vực công, cho phép các nhân viên khu vực công giải quyết các vấn đề phức tạp hơn bằng
cách phân tích, dự báo và sử dụng dữ liệu lớn. Để làm được điều này, Thái Lan đã thành
lập Học viện chuyển đổi số – nơi chuyên đào tạo kiến thức công nghệ cho các công chức
nhà nước. Ngoài ra, EGA cũng hướng đến cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật với mục tiêu
nâng cao chất lượng dịch vụ công và tăng sự hài lòng của người dân đối với các chương
trình của chính phủ.
Trong quá trình thực hiện chuyển đổi số của Thái Lan, các cơ quan trung ương có
vai trò quan trọng trong việc chỉ đạo, điều hành các chiến lược chính phủ điện tử và tầm
nhìn chuyển đổi số, trong đó Bộ Kinh tế số và EGA nắm giữ vị trí chủ chốt trong các vấn
đề tích hợp cơ sở hạ tầng, dữ liệu và các nỗ lực số hóa của chính phủ Thái Lan.
• Kinh nghiệm từ Pháp
Trong công cuộc chuyển đổi số của mình, một trong những cách làm được Pháp
chú trọng là xây dựng Chương trình phát triển Chính phủ điện tử từ cấp Trung ương
đến địa phương (Chương trình DCANT 2018-2020) với kỳ vọng “cùng xây dựng dịch
vụ số địa phương thông suốt và hiệu quả”. Chương trình DCANT có 4 trục ưu tiên gồm:
– Nền tảng chia sẻ chung;
– Quản trị hành chính công trên nền tảng chia sẻ;
– Phương pháp tiếp cận dữ liệu tổng thể và chuyển dịch cấp độ số hóa;
– Tất cả các địa phương đều phải tham gia vào Chương trình DCANT.
Theo chia sẻ kinh nghiệm từ Cục Kỹ thuật số và Hệ thống thông tin Nhà nước, cơ
quan liên bộ (DINSIC) của Pháp, chuyển đổi công nghệ số ở địa phương phải đối mặt
với một số thách thức như: Quy hoạch mạng lưới địa phương (xây dựng mạng lưới và
hạ tầng); Bảo đảm bình đẳng trong tiếp cận công nghệ số và Phát triển nền hành chính
công nghệ số.
Bên cạnh Chương trình DCANT, Pháp còn có công cụ đơn giản hóa thủ tục hành
chính số; định danh số và FranceConnect. Theo đó, FranceConnect là công cụ để kết nối
với nhau, chia sẻ cùng sử dụng dữ liệu mà không cần cải tổ lại tất cả. Chẳng hạn như các
địa phương sẽ phát triển một công cụ dữ liệu và chia sẻ với nhau mà không cần phải tìm
một công cụ dữ liệu mới.
124 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

• Kinh nghiệm từ Malaysia


Để chuyển đổi số thành công, Malaysia đã xây dựng kế hoạch Công nghiệp tổng
thể tạo nền móng vững chắc cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Thực hiện kế hoạch
này, Malaysia đã tích cực áp dụng những công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo (AI),
tự động hóa trong công nghiệp…, giúp cải thiện khả năng cạnh tranh toàn cầu của đất
nước, tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn và dựa vào tri thức, công nghệ để phát triển kinh tế.
Bên cạnh đó, Malaysia cũng tập trung xây dựng chính sách khoa học công nghệ và sáng
tạo, đồng thời nhận thức rõ tăng trưởng dựa vào sáng tạo là trọng tâm thúc đẩy sự phát
triển của đất nước.
Malaysia cũng đang tạo một hệ sinh thái mới để thu hút các bên liên quan vào các
lĩnh vực như hoá học, thiết bị y tế, dệt may, cao su, thực phẩm và các hoạt động sản xuất
khác. Malaysia cũng đang chuẩn bị cơ sở hạ tầng, kiến thức, năng lực và cả nguồn nhân
lực để sẵn sàng cho cách mạng công nghiệp 4.0. Chính phủ nước này đặt ra nhiệm vụ
đến năm 2025-2026, Malaysia thực hiện 4 mục tiêu quốc gia: Tăng hiệu quả lao động;
Tăng đầu tư đóng góp cho GDP; Nâng cao năng lực đổi mới; Có nhiều nguồn nhân lực
với kỹ năng cao hơn. Để đạt được những mục tiêu này, với kỳ vọng có thể cạnh tranh
trên thị trường quốc tế và trở thành quốc gia phát triển bền vững trước năm 2025,
Malaysia đang đẩy mạnh tìm kiếm các nguồn nhân lực liên quan đến trí tuệ nhân tạo
(AI) và tăng cường các giải pháp để tiếp xúc với công nghệ nhanh hơn và đúng hơn, tạo
nên một nền công nghiệp cao cấp và phát triển hơn.
Có thể nói, mỗi quốc gia có những chiến lược khác nhau để đạt được đích đến
thành công trên hành trình chuyển đổi số và tất cả đều là những kinh nghiệm quý để
Việt Nam nghiên cứu và có những bước chuyển đổi số phù hợp cho riêng mình.
• Kinh nghiệm từ Nhật Bản
Đặt vấn đề chuyển đổi số tại Nhật Bản là làm thế nào để bảo đảm an toàn cho
người dân trong thiên tai, tình hình dịch bệnh. Để giải quyết một cách cơ bản vấn đề
trên, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định cải cách quy chế một cách toàn diện, xóa bỏ
quản lý hành chính theo chiều dọc. Một sự đột phá là thành lập Cục Kỹ thuật số (Digital
Agency), dự kiến sẽ được thành lập vào tháng 9/2021.
Chuyển đổi số thân thiện với con người là mục tiêu của Nhật Bản trong quá trình
chuyển đổi số tại nước này, đồng thời đưa ra 10 nguyên tắc cơ bản trong định hướng
tới xã hội số: Mở/Minh bạch, Công bằng/Đạo lý, An toàn/An tâm, Liên tục/Ổn định/
Tăng cường, Giải quyết các vấn đề xã hội; Nhanh chóng/Linh hoạt; Bao trùm/Đa dạng,
Sự xâm nhập vào cuộc sống, Tạo ra giá trị mới; Sự nhảy vọt/Đóng góp cho cộng đồng
quốc tế.
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 125

Ông Naritoshi Masuda, CEO NTT DATA Việt Nam cho biết: “WinActor, một giải
pháp RPA (Robotic Process Automation) do Tập đoàn NTT Nhật Bản nghiên cứu và
phát triển, đã giành được thị phần hàng đầu tại thị trường Nhật Bản 5 năm liên tiếp kể
từ năm 2016, và chúng tôi gia nhập thị trường Việt Nam vào năm 2017, WinActor sẽ là
một trong những giải pháp trong Chuyển đổi kỹ thuật số (DX) giúp các DN thúc đẩy
quá trình số hóa và tự động hóa để cải thiện khả năng cạnh tranh và trải nghiệm của
khách hàng”.
Trong tương lai, nếu như RPA có thể thao tác trên các hệ thống trang bị AI hoặc
chính RPA có chức năng AI, RPA có thể thực hiện những công việc phức tạp và cao cấp
hơn. Năm 2025, 1/3 khối lượng công việc của nhân viên văn phòng sẽ được RPA thực hiện.

4. CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI VIỆT NAM


Tốc độ chuyển đổi số tại các khu vực và quốc gia là khác nhau, tùy thuộc vào mức
độ phát triển công nghệ và tốc độ chuyển đổi mô hình doanh nghiệp. Trong khu vực
châu Âu được đánh giá là khu vực có tốc độ chuyển đổi số nhanh nhất, tiếp đến là Mỹ
và quốc gia tại châu Á.
Các doanh nghiệp tại Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức trong
cuộc đua chuyển đổi số.
Tại Việt Nam, các mô hình chuyển đổi số cũng đang tạo ra những dịch vụ có ích
cho người dân và tận dụng một cách hiệu quả nguồn lực nhàn rỗi của xã hội.
Tuy nhiên, họ cũng tạo ra những mâu thuẫn, thay đổi cơ bản với mô hình kinh
doanh truyền thống. Thế mạnh công nghệ mới đang giúp cho các doanh nghiệp khởi
nghiệp giành lợi thế trên các lĩnh vực công nghiệp truyền thống. Xu thế này tạo ra những
thay đổi quan trọng trong chuỗi giá trị các ngành công nghiệp cũng như chuỗi cung ứng
toàn cầu. Trong bối cảnh của nền kinh tế số hiện nay, đòi hỏi các tổ chức, doanh nghiệp
và mô hình truyền thống phải có sự thay đổi mạnh mẽ để tiếp tục tồn tại và phát triển.
Việt Nam với dân số 97 triệu người và là nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh
nhất nhì khu vực, dân số trẻ năng động và có khả năng tiếp cận công nghệ cao nhanh
chóng, các chuyên gia đánh giá nước ta có tiềm năng rất lớn trong việc chuyển đổi số.
Đây là những cơ hội mạnh mẽ để các doanh nghiệp Việt Nam tạo ra sự đột phá trên thị
trường nhờ vào chuyển đổi số.
Đáng chú ý, số doanh nghiệp mới bắt đầu biết về chuyển đổi số chiếm tới trên 80%.
Cũng theo khảo sát, chỉ có 6,6% doanh nghiệp cho rằng đủ nguồn lực để thay đổi hoàn
toàn từ hệ thống cũ sang hệ thống công nghệ mới, 34,6% doanh nghiệp sẽ thay đổi từng
bước do không đủ nguồn lực, 27,5% đang trong quá trình chuẩn bị vốn và nguồn lực và
có tới 31,1% doanh nghiệp vẫn chưa làm gì để theo kịp CMCN 4.0.
126 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Tại Việt Nam có tới hơn 80% lãnh đạo doanh nghiệp muốn chuyển đổi số và
65% doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư mạnh vào chuyển đổi số, tuy nhiên lại có đến
53,7% doanh nghiệp gặp vấn đề về các giải pháp làm việc nội bộ.
Theo Báo cáo “Chỉ số phát triển kỹ thuật số của doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực
châu Á - Thái Bình Dương” của CISCO cho thấy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt
Nam đang đối mặt với những trở ngại trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số như thiếu
kỹ năng số và nhân lực (17%), thiếu nền tảng công nghệ thông tin đủ mạnh để cho phép
chuyển đổi kỹ thuật số (16,7%), thiếu tư duy kỹ thuật số hoặc các thách thức về văn hóa
kỹ thuật số trong doanh nghiệp (15,7%),... Mới chỉ có một số ít doanh nghiệp vừa và nhỏ
Việt Nam đang bước đầu đầu tư vào công nghệ đám mây (18%), an ninh mạng (12,7%),
nâng cấp phần mềm, phần cứng để chuyển đổi số (10,7%).
Hiện nay, rào cản lớn nhất mà doanh nghiệp Việt Nam gặp phải khi áp dụng công
nghệ số là chi phí cao trong ứng dụng công nghệ số. Để áp dụng được các công cụ kỹ
thuật số, các phần mềm quản lý chuyên dụng, đòi hỏi doanh nghiệp cần có một lượng
chi phí tương đối lớn, đặc biệt là đầu tư vào các mua sắm thiết bị máy móc mới hoặc
dây chuyền tự động hóa hiện đại, cũng như đồng bộ hóa lại cơ sở hạ tầng về công nghệ
thông tin trong doanh nghiệp.
Thiếu cơ sở hạ tầng về công nghệ số cũng vì thế trở thành khó khăn lớn đối với
doanh nghiệp. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin lạc hậu, thiếu đồng bộ sẽ gây cản trở
trong việc áp dụng và kết nối các hệ thống giải pháp và phần mềm công nghệ thông tin
cho các hoạt động liên quan tới nhân viên, đối tác và khách hàng.
Bên cạnh đó là rủi ro rò rỉ dữ liệu cá nhân/doanh nghiệp. Sự phát triển nhanh
chóng của công nghệ thông tin tạo ra động lực để phát triển kinh tế - xã hội, nhưng cũng
làm nảy sinh những nguy cơ về lỗ hổng bảo mật, tạo điều kiện cho tội phạm mạng lợi
dụng tiến hành các hoạt động vi phạm pháp luật. Trong khi đó, đa phần doanh nghiệp
Việt Nam chưa nhận thức hết được tầm quan trọng trong việc đầu tư áp dụng các giải
pháp hỗ trợ để bảo mật thông tin.
Thiếu nhân lực nội bộ để ứng dụng công nghệ số cũng là một khó khăn lớn đối
với các doanh nghiệp Việt Nam. Bởi, để áp dụng được các công cụ kỹ thuật số vào trong
quy trình sản xuất, kinh doanh, không chỉ đòi hỏi lao động trong doanh nghiệp phải
biết cách sử dụng hệ thống máy móc, thiết bị, phần mềm hiện đại, mà còn phải bảo đảm
khả năng sửa chữa khi có lỗi phát sinh và tiến hành các hoạt động bảo trì, bảo dưỡng
thường xuyên.
Bên cạnh những hạn chế về nguồn lực, thì hạn chế trong nhận thức và tâm lý cũng
là những rào cản khiến nhiều doanh nghiệp đang đứng ngoài cuộc trong xu thế chuyển
đổi số hiện nay.
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 127

Chuyển đổi số đòi hỏi doanh nghiệp phải sẵn sàng thay đổi, sẵn sàng từ bỏ các mô
hình kinh doanh truyền thống để thiết lập mô hình kinh doanh mới, thiết lập lại quy
trình làm việc, loại bỏ những công đoạn trung gian, rườm rà trên cơ sở ứng dụng công
nghệ số.
Tâm lý ngại thay đổi, ngại từ bỏ những tập quán kinh doanh truyền thống được
duy trì nhiều năm khiến doanh nghiệp cảm thấy khó khăn khi tiến hành chuyển đổi số.
Đó là lý do khiến một bộ phận các doanh nghiệp cho biết, họ đã bắt đầu sử dụng công
nghệ số từ khi có đại dịch Covid-19, nhưng sẽ quay lại cấu trúc cũ khi hết dịch bệnh
(3,1%). Một số doanh nghiệp khác chưa áp dụng công nghệ số và cũng không có ý định
áp dụng công nghệ số trong tương lai (3,1%).
Chuyển đổi số đòi hỏi doanh nghiệp/tổ chức phải có một quyết tâm thay đổi từ
gốc, liên tục thách thức những thói quen, không ngừng thử nghiệm cái mới và học
làm quen với thất bại. Chính vì thế, nhiều doanh nghiệp rất khó khăn trong quá trình
chuyển đổi số vì không thể nào thay đổi được cách thức làm việc truyền thống đã tồn
tại nhiều năm.
Ngoài ra, hành lang chính sách, pháp luật của Nhà nước về chính phủ điện tử, các
giao dịch, thủ tục hành chính trên nền tảng số vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Đây
cũng là các thách thức, hạn chế cho doanh nghiệp khi xác định chiến lược, xây dựng kế
hoạch chuyển đổi số (tiêu chuẩn công nghệ, giao dịch thương mại điện tử, chứng thực
số, thuế, hải quan,…).
Trong đó, hai vấn đề hiện nay đang diễn ra gây khó khăn cho quá trình này. Cụ
thể, các doanh nghiệp nhỏ rất khó tiến hành chuyển đổi số nên cần có khung pháp lý
nào đó để các sở ban ngành hoặc các đơn vị tài trợ cho các doanh nghiệp nhỏ tiến hành
chuyển đổi số thành công. Đa số doanh nghiệp nước ngoài hay đơn vị phát triển tài
chính vẫn đang ngần ngại đưa ra công cụ mới liên quan đến kinh tế số vì họ chưa thấy
bộ khung pháp lý cho hoạt động đó.
Khi mọi doanh nghiệp đều coi chuyển đổi số là bước đi chiến lược, khi doanh
nghiệp khác đang ứng dụng công nghệ hàng ngày để nâng cao năng suất, dành thời gian
cho những công việc tạo ra nhiều giá trị hơn thì doanh nghiệp của ya vẫn loay hoay thực
hiện việc chấm công, tính lương thủ công, tuyển dụng mãi không đủ nhân sự.
Doanh nghiệp nên biết cách phân chia và xác định nhóm công việc ưu tiên khi
thực hiện chuyển đổi số trong quản lý nhân sự. Hoạt động tuyển dụng vẫn đang đáp
ứng đủ chất lượng và số lượng ứng viên. Ưu tiên chuyển đổi số, tìm giải pháp giúp khắc
phục thực trạng chấm công tính lương trước tiên để tự động hóa, nâng cao sự chính xác
và thời gian thực hiện nghiệp vụ C&B.
128 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Theo kết quả của khảo sát “Thực trạng chuyển đổi số trong doanh nghiệp trong
bối cảnh Covid-19” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Tập
đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) thực hiện, đại dịch Covid-19 bùng nổ
đã gây ra hậu quả nặng nề đối với nền kinh tế, tạo ra cú huých mạnh mẽ khiến 25,7% số
doanh nghiệp được khảo sát, trước đây chưa quan tâm đến việc áp dụng công nghệ số,
đã bước đầu áp dụng và có ý định sẽ tiếp tục sử dụng những công nghệ này trong tương
lai. 17,3% doanh nghiệp cho biết, họ vẫn chưa ứng dụng công nghệ số nhưng có quan
tâm tới việc áp dụng công nghệ số từ khi xảy ra Covid-19. Có thể thấy, tuy chưa thực sự
thay đổi trong hành động, xong Covid-19 cũng đã góp phần chuyển biến nhận thức -
yếu tố quan trọng hàng đầu của một bộ phận doanh nghiệp về công cuộc chuyển đổi số.
Tính đến nay, chuyển đổi số đã diễn ra hầu hết các loại hình doanh nghiệp và ở
nhiều mức độ khác nhau.

Hình 1. Quan điểm và nhận thức của doanh nghiệp đối với công nghệ số
Nguồn: VCCI và VNPT (2020)

5. GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG DOANH NGHIỆP VIỆT NAM


Để đẩy mạnh chuyển đổi số trong doanh nghiệp, cần thực hiện các giải pháp sau:
– Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện môi trường thể chế, pháp lý đáp ứng yêu cầu
trong điều kiện kinh tế số, chuyển đổi số. Chính phủ cần xây dựng và công bố quy hoạch
ngành về phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin. Trên cơ sở đó, ban hành các quy
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 129

chuẩn trao đổi thông tin giữa các cơ quan, đơn vị để tạo sự liên kết, đồng bộ trong quá
trình đầu tư và phát triển hạ tầng dựa vào ứng dụng công nghệ thông tin.
Mặt khác, để tạo điều kiện cho chuyển đổi số, trong thời gian tới, cần tiếp tục phát
triển hạ tầng số, đặc biệt là sớm triển khai chính thức mạng di động 5G. Hình thành và
tổ chức điều phối mạng lưới chuyên gia tư vấn về chuyển đổi số cho các doanh nghiệp,
hỗ trợ đào tạo chuyển đổi số, tư vấn chuyển đổi số cho các doanh nghiệp.
Cần hỗ trợ ứng dụng giải pháp công nghệ chuyển đổi số cho các cơ sở sản xuất,
kinh doanh thông qua việc xây dựng các biện pháp hỗ trợ bao gồm các chỉ dẫn giải pháp
công nghệ cho các nhóm đối tượng khác nhau chia theo quy mô, giai đoạn phát triển
kinh doanh và theo lĩnh vực, ngành nghề.
– Doanh nghiệp cần có chiến lược kỹ thuật số thật sự thu hút và hấp dẫn, điều
chỉnh chuyển đổi số phù hợp với mục tiêu kinh doanh. Doanh nghiệp cần xác định được
ý tưởng, mục đích và nắm chắc các cơ sở về chuyển đổi số, xác định trọng tâm và đối
tượng mà doanh nghiệp hướng tới. Khi đã có ý tưởng và chiến lược chuyển đổi số, điều
quan trọng là phải tiếp cận, sắp xếp nó để chuyển đổi thành công. Chuyển đổi số không
chỉ dựa vào công nghệ thông tin, mà còn phải phù hợp với tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu
và giá trị của tổ chức.
– Doanh nghiệp cần đào tạo đội ngũ nhân lực có các kỹ năng, kiến thức chuyên
môn liên quan đến chuyển đổi số.
Việc chuyển đổi số đòi hỏi đội ngũ CBCNV của doanh nghiệp phải thích ứng và
vận hành theo mô hình mới, có được các kỹ năng, kiến thức chuyên môn sẽ đem lại
hiệu quả khi thực hiện chuyển đổi số. Do đó, doanh nghiệp cần đào tạo và trang bị cho
nhân viên các kỹ năng cần thiết, năng lực sáng tạo và khả năng thích ứng nhanh với môi
trường công nghệ thay đổi liên tục.
– Doanh nghiệp cần áp dụng công nghệ số để từng bước kết nối các hệ thống hiện
có thành một hệ thống thông tin xuyên suốt từ kinh doanh đến các nghiệp vụ quản trị
trong doanh nghiệp; xây dựng cơ sở dữ liệu chung trong toàn bộ doanh nghiệp; đầu tư
vào nghiên cứu và phát triển (R&D) để tạo ra các thay đổi trong sản phẩm, dịch vụ và
không ngừng nâng cấp các hệ thống hiện tại; áp dụng công nghệ số mới để bảo đảm an
toàn thông tin, an ninh mạng cho dữ liệu của toàn doanh nghiệp.
Các nền tảng công nghệ phục vụ chuyển đổi số ngày càng trở nên phổ biến, nhưng
việc lựa chọn nền tảng phù hợp với quy mô và nguồn lực của doanh nghiệp lại không hề
dễ. Cần phải bảo đảm đáp ứng được tiêu chí: tối ưu, hiện đại, bắt kịp xu hướng và có các
tính năng thực sự phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu thực tế trong
quá trình vận hành. Ngoài ra, doanh nghiệp cần quan tâm đến các chính sách và công
130 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

cụ bảo mật để bảo vệ các bí mật kinh doanh, thông tin khách hàng và phòng ngừa rủi ro
trong hoạt động của doanh nghiệp.
Theo ông Alfonso Garcia Mora, số hóa là một trong những bước phát triển quan
trọng định hình thế giới và có thể thắp sáng con đường dẫn đến một tương lai xanh bền
vững. Tuy nhiên, để đạt mục tiêu này cần phải thực hiện bốn bước chính gồm có sẵn
chính sách, cơ sở hạ tầng, dịch vụ và kỹ năng; đồng thời đảm bảo không ai (đặc biệt là
phụ nữ) bị loại khỏi các hệ thống kỹ thuật số.

KẾT LUẬN
Chúng ta đang sống trong một thế giới kỹ thuật số, toàn cầu hóa và siêu kết nối,
được đặc trưng bởi sự thay đổi ở cấp độ xã hội và công nghệ, tính di động và kết nối liên
tục tạo ra ảnh hưởng lớn.
Ngày nay, chuyển đổi số không chỉ là một sự lựa chọn. Các doanh nghiệp cần phải
tự tạo ra và cạnh tranh trong thế giới được chi phối bởi các công nghệ tiên tiến.
Chuyển đổi số là một quá trình dài với nhiều thách thức đặt ra buộc các Chính
phủ, doanh nghiệp và mọi người phải thay đổi. Tuy nhiên, chuyển đổi số sẽ giúp Chính
phủ ngày càng cải thiện chất lượng công việc của CBCNV, cải thiện dịch vụ công, giúp
giảm ách tắc và phục vụ nhu cầu của người dân hiệu quả hơn.
Chuyển đổi số cũng giúp doanh nghiệp tiết giảm được chi phí hoạt động bởi khả
năng kết nối vô hạn của quá trình số hóa, không cần nguồn lực có sẵn, mặc dù quá trình
này còn vô vàn khó khăn do nguồn nhân lực chưa hoàn thiện mà hầu hết các doanh
nghiệp phải đào tạo lại. Do đó, cần nhanh chóng nâng cấp hệ thống số hóa giúp công
cuộc chuyển đổi số hoàn thiện nhằm đáp ứng xu hướng hiện nay.
Cùng với cách mạng 4.0, chuyển đổi số chính là chìa khóa giúp các doanh nghiệp
có thể bắt kịp xu thế phát triển của thế giới mới. Các doanh nghiệp giờ đây không thể
thờ ơ với những tác động và lợi ích mà chuyển đổi số mang lại.

Tài liệu tham khảo


Đỗ Văn Viện (2021). Chuyển đổi số - Hướng đi bền vững cho doanh nghiệp trong cuộc Cách
mạng công nghiệp 4.0. Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 17, tháng 6/2021.
Nguyễn Thị Hoàng Quyên (2020). Chuyển đổi số - Hướng đi bền vững cho doanh nghiệp. Viện
Nghiên cứu Phát triển KTXH tỉnh Bắc Ninh.
Quang Vinh (2020). Hành trình chuyển đổi số của một số quốc gia trên thế giới.
Vân Anh (2022). Chuyển đổi số có thể giúp các doanh nghiệp tăng gấp đôi năng suất, lợi nhuận.
ICT News.
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 131

VCCI và VNPT (2020). Chuyển đổi số: Giải pháp giúp doanh nghiệp vượt qua đại dịch Covid-19
và phát triển. Nxb Thông tin và Truyền thông.
Vũ Thị Vân, Vũ Hải Thúy (2020). Thực trạng hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp và một
số kiến nghị. https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/thuc-trang-hoat-dong-cua-
doanh-nghiep-khoi-nghiep-va-mot-so-kien-nghi-329826.html
dantri.com.vn; vnpt.com.vn; Kinhtedothi.vn
https://fsivietnam.com.vn
https://danang.gov.vn/
https://thanhnienviet.vn/2020/10/19/bo-3-giai-phap-toan-dien-thuc-day-chuyen-doi-so-tai-
doanh-nghiep/
132 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

MỘT MÔ HÌNH BỔ SUNG


HỖ TRỢ QUẢN LÝ VÀ THU THUẾ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
ThS Nguyễn Đình Hiển*

Tóm tắt
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã bắt đầu, mỗi tổ chức, cá nhân và đặc biệt là các
chính phủ khó có thể nằm ngoài cuộc cách mạng công nghệ này; trong đó thuế và
công bằng xã hội thông qua thuế là những yếu tố mang tính nền tảng và quan trọng
cho mỗi quốc gia. Những vấn đề nổi cộm liên quan đến thuế đã được thể hiện trên
đại chúng ở Việt Nam, trong đó có những dẫn dắt mà nó có thể dẫn đến méo mó nền
kinh tế, kém công bằng xã hội. Tác giả sẽ tổng hợp, phân tích và hy vọng tìm ra những
điểm bất cập; đồng thời gợi ý những giải pháp mang tính bổ sung, với sự hỗ trợ của
nền tảng công nghệ.
Từ khóa: Xuất hóa đơn thuế GTGT, quản lý thu thuế, giảm trừ gia cảnh thuế TNCN,
minh bạch và công bằng thông qua nộp thuế.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong bối cảnh đang phát triển của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 như hiện nay,
nhiều mô hình kinh doanh cũng như mô hình quản lý có nhiều sự thay đổi để (1) đáp
ứng được sự phát triển trong môi trường nhiều thay đổi và (2) để đạt được các lợi thế
cạnh tranh, thông qua việc tăng thêm nguồn thu hoặc tiết kiệm được thời gian và chi
phí, hoặc cả hai; đồng thời có thể đạt được những lợi ích gia tăng khác. Một trong những
ngành có những thay đổi lớn trong hoạt động quản lý gần đây là ngành thuế. Trong thời
gian vừa qua, ngành thuế đã chuyển hoàn toàn từ việc dùng hóa đơn in sẵn sang sử dụng
hóa đơn điện tử, trong đó cơ quan thuế các cấp có thể kiểm tra được việc sử dụng hóa
đơn một cách cập thời, tập trung thông qua nền tảng công nghệ thông tin (Bộ Tài chính,
2021). Có thể những thay đổi gần đây của ngành thuế chưa phải là phiên bản hoàn chỉnh
cuối cùng, nhưng có thể nói, đây là nền tảng quản lý cơ bản để thực hiện các biện pháp
thu và quản lý thuế khác trong tương lai, nhằm giải quyết các vấn đề nổi cộm mà nhà
nước và xã hội đã nêu ra trên các phương tiện truyền thông đại chúng (Lưu Thủy, 2022;
Trâm Anh, 2022). Bên cạnh đó, Chính phủ đã đưa vào vận hành quản lý công dân bằng
căn cước công dân gắn chip có mã định danh duy nhất, với nền tảng công nghệ và dữ

*
Khoa Kinh tế Tài nguyên và Môi trường – Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TPHCM -
Email: ndhien@hcmunre.edu.vn
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 133

liệu lớn, được quản lý tập trung, cũng sẽ có tác dụng hỗ trợ quan trọng trong hoạt động
quản lý của ngành thuế. Các quy định khung về thuế đã được xây dựng và áp dụng khá
ổn định trong hàng chục năm qua; tất nhiên, trong bất cứ ngành nào, ít hay nhiều đã có
những yêu cầu điều chỉnh các chi tiết cho phù hợp với tình hình thực tế. Những yêu cầu
điều chỉnh đó có xu hướng như nào, bài viết này sẽ xem xét các vấn đề đã được đặt ra ở
trên, thông qua các nguồn dữ liệu thứ cấp, trong phạm vi hai loại thuế: Thuế thu nhập
cá nhân (TNCN) và thuế giá trị gia tăng (GTGT). Từ đó tác giả phân tích các dữ liệu
thu thập được, tìm kiếm sự liên quan giữa hai loại thuế đã nêu và các vấn đề chung của
nó, với mong muốn đưa ra các gợi ý và các điều kiện thực hiện cho một “tiểu mô hình”
mới, trên nền tảng công nghệ khả thi trong ngắn hạn, để góp phần đạt được các mục
tiêu kinh tế, xã hội và quản lý nhà nước; đảm bảo công bằng xã hội, minh bạch trong các
hoạt động kinh tế và bình đẳng trong môi trường kinh doanh.

2. NHỮNG TỒN TẠI, HỆ LỤY VÀ TÌM KIẾM GIẢI PHÁP


Gần đây có một số học giả và các nhà quản lý cho rằng, mức giảm trừ gia cảnh đối
với thuế thu nhập cá nhân là lỗ thời, không đáp ứng thực tiễn; họ cho thấy mấy năm
gần đây điều kiện kinh tế của người dân khó khăn do dịch Covid-19, thu nhập người
lao động giảm nhưng thuế TNCN vẫn tăng đều đặn. Cụ thể, chỉ mới quý đầu của năm
nay, số thuế TNCN đã ước đạt 43,3% kế hoạch, tăng tới 20,6% (Lưu Thủy, 2022). Nhiều
chuyên gia cũng cho rằng phần thuế TNCN hiện nay mới tập trung vào những người
“có tóc” - những người có hợp đồng lao động, vẫn còn nhiều đối tượng có thu nhập cao
nhưng chưa nộp thuế TNCN. Các nhà nghiên cứu cũng nhận định có 2 nguyên nhân:
(1) Quy định về mức giảm trừ gia cảnh không phù hợp thực tế và (2) cách tính thuế lũy
tiến rườm rà, khoảng cách giữa các bậc thuế quá dày – thu nhập vừa nhích lên thì đã rơi
vào bậc chịu thuế suất cao hơn. PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cũng nhận định “giảm trừ gia
cảnh hiện tại là không đủ để đảm bảo đời sống cho những gia đình có thu nhập trung
bình” (Vũ Dũng, 2022). PGS.TS Ngô Trí Long cho rằng việc lấy CPI làm thước đo điều
chỉnh mức tính thuế TNCN, giảm trừ gia cảnh đã lạc hậu khi nền kinh tế không ngừng
tăng trưởng, giá hàng hóa, dịch vụ tăng cao khiến người nộp thuế phải tốn nhiều chi phí
để trang trải cuộc sống (Lưu Thủy, 2022). Đồng tình với quan điểm này, Thời báo Kinh
tế Việt Nam, bản điện tử số đăng ngày 04/04/2022, cũng cho rằng cần thiết phải tăng
mức giảm trừ gia cảnh vì mức giảm trừ hiện nay là thấp, cách thức giảm trừ cũng bị “cột
cứng” ở mức cố định (Trâm Anh, 2022). Tuy nhiên, thực tế những học giả ngành thuế
đều thừa nhận rằng thuế thu nhập cá nhân được cho là loại thuế có tính công bằng cao
nhất (Lê Quang Cường, & Nguyễn Kim Quyến, 2020), vì nó đánh trực tiếp vào phần
thu nhập cá nhân tăng thêm với mức thuế suất cao hơn, đảm bảo người thu nhập càng
cao thì càng phải đóng góp thuế nhiều hơn. Bên cạnh đó, khả năng thu đủ thuế trực thu
cũng phản ánh trình độ quản lý xã hội, góp phần đảm bảo sự công bằng trong xã hội, vì
134 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

nó quản lý đến từng cá nhân và nguồn thu nhập của họ dù họ kiếm được thu nhập từ
nhiều nguồn khác nhau; tuy vậy nó là loại thuế khó thu hơn các loại thuế gián thu. Cũng
chính bởi vậy, dữ liệu từ OECD cho thấy các nước ở khu vực nghèo, có trình độ phát
triển thấp thường tập trung vào thu thuế gián thu và lấy đó là nguồn thu chính của họ
(Organisation for Economic Cooperation and Development, 2020) – điều đó càng thể
hiện sự kém công bằng xã hội vì thuế gián thu “cào bằng” trên người tiêu dùng, không
phân biệt người giàu hay người nghèo (Dora Benedek, Juan Carlos Benítez & Charles
Vellutini, 2022); Thực tế cũng cho thấy, thuế trực thu chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu
thuế của những nước phát triển hơn nhiều lần so với những nước đang phát triển và
kém phát triển; Các nước nghèo và đang phát triển có tổng thu thuế TNCN tương đương
khoảng 1% đến 4% GDP, trong khi các nước phát triển có tỷ trọng này khoảng 8% đến
10% (Dora Benedek, Juan Carlos Benítez & Charles Vellutini, 2022). Hiện tại tỷ trọng
thuế TNCN của Việt Nam chiếm dưới 2% GDP (Trương Bá Tuấn, 2022). Thêm vào đó,
tỷ lệ thuế trực thu trên GDP của Việt Nam so với một số nước trong khu vực vẫn ở thứ
hạng thấp hơn (Viện nghiên cứu kinh tế và Chính sách, 2020). Do vậy, tác giả nhận thấy
số liệu tăng tỷ trọng thuế thu nhập cá nhân trên tổng thu của ngành thuế Việt Nam gần
đây cũng có thể là một tín hiệu tốt dưới góc độ quản lý nhà nước và công bằng xã hội
trong hoàn cảnh Việt Nam hiện nay; phần tăng thêm có thể còn do nhiều cá nhân trước
kia chưa thực hiện nghĩa vụ của mình, thì nay đã phải thực hiện nghĩa vụ thuế của mình.
Trong khi đó, đối với loại thuế thứ 2 mà tác giả xem xét, thuế GTGT có đặc điểm
các đơn vị kinh doanh có thể quản lý, giám sát lẫn nhau; nhưng nó chỉ phát huy tốt khi
tất cả các chủ thể kinh doanh có xuất hóa đơn tài chính khi bán hàng. Trong phạm vi bài
viết này, tác giả không làm một bản điều tra, nhưng có thể dễ quan sát thấy sự thất thu
thuế GTGT có phần do các đơn vị kinh doanh không xuất hóa đơn tài chính; Đặc biệt là
một khối lượng lớn những người làm kinh doanh nhỏ. Bên cạnh chính sách hỗ trợ mang
tính điều tiết đối với người làm kinh doanh nhỏ một cách rõ ràng thì việc quản lý thuế
đối với đối tượng này là điều cần thiết. Nếu không, ngân sách vừa không thu được thuế
của người tiêu dùng, vừa không quản lý và thu được thuế thu nhập từ hoạt động kinh
doanh. Việc này không chỉ là sự thất thu lớn cho ngân sách nhà nước (Tràng An, 2018)
đồng thời nó còn tạo ra sự bất bình đẳng trong môi trường kinh doanh, tạo ra hệ lụy
của các loại hàng hóa kém chất lượng, nguồn gốc hàng hóa và nguyên vật liệu đầu vào
không rõ ràng, hàng lậu qua biên giới. Đây cũng là bài toán đau đầu của các nhà quản
lý thuế; mới đây Tổng cục thuế có phát động phong trào khuyến khích nhận hóa đơn
khi mua hàng (Trâm Anh, 2022), đồng thời phải dùng đến những chiêu khuyến khích
như “chương trình vui chơi có thưởng” – người nhận hóa đơn tài chính khi mua hàng sẽ
được dự thưởng, quay số để có cơ hội trúng thưởng có trị giá đến 50 triệu đồng; tuy vậy
cách khuyến khích này tôi cho rằng cũng ít có tác dụng vì sự may rủi của chương trình,
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 135

ít hấp dẫn người dân tham gia. Nhưng nếu vì quyền lợi trực tiếp của bên mua, các cá
nhân mua hàng sẽ có động cơ yêu cầu bên bán xuất hóa đơn; từ đó phát huy được chức
năng giám sát lẫn nhau của thuế GTGT như đã đề cập đối với các hoạt động kinh doanh.
Qua những thông tin và những thảo luận ở trên, chúng ta có thể thấy có sự liên hệ
giữa thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng. Thuế thu nhập cá nhân có mức giảm
trừ gia cảnh thấp, lỗ thời, “cột chặt”,… Trong khi những cá nhân tiêu dùng lại không
giám sát những người kinh doanh xuất hóa đơn giá trị gia tăng. Trong lúc đó, một đòi
hỏi khác của các cấp chính quyền hiện nay là chuyển đổi số, tận dụng công nghệ trong
cuộc cách mạng 4.0 vẫn còn chưa được triển khai một cách mạnh mẽ, chưa tận dụng
được thế mạnh của cuộc cách mạng 4.0. Chính vì vậy, tác giả gợi ý về một “tiểu mô hình”
về quản lý thuế, thu thuế và ứng dụng công nghệ có thể được triển khai cùng lúc, trên
nền tảng và những thành tựu đã được thực hiện, như: nền tảng công nghệ, mạng 4G phủ
rộng, hóa đơn điện tử, dữ liệu công dân điện tử, quản lý hóa đơn theo mã như đã triển
khai tại Thông tư 78/TT-BTC,... Cụ thể gợi ý về mô hình này: Tương tự như các doanh
nghiệp, nhà nước cho phép các cá nhân sử dụng tiền khấu trừ thuế GTGT như một phần
của mức giảm trừ gia cảnh. Mức khấu trừ có thể bằng chính khoản thuế GTGT mà họ
đã nộp, hoặc theo một tỷ lệ trong giới hạn chi tiêu nào đó mà những nhà làm chính sách
thuế cần nghiên cứu kỹ hơn, ở mức đủ khuyến khích lợi ích cho các cá nhân để họ đòi
hỏi bên bán xuất hóa đơn; từ đó tạo thói quen cần có hóa đơn tài chính khi mua hàng.
Ví dụ một người có thu nhập 30 triệu đồng/tháng, thuộc diện phải chịu thuế thu nhập
cá nhân. Nếu người đó chi tiêu hết 20 triệu/tháng và giả sử quy định cho phép được giảm
trừ 30% trên số tiền chi tiêu có chứng từ hợp lệ, thì mức giảm trừ gia cảnh của họ sẽ được
cộng thêm là 30% của 20 triệu, tức là 6 triệu đồng. Điều này không chỉ hỗ trợ giải quyết
các vấn đề nổi cộm của cả hai loại thuế như đã nói ở trên, mà trước mắt nó cũng có tác
dụng kích cầu tiêu dùng, điều mà những nhà làm chính sách đang thực hiện thông qua
việc giảm thuế suất thuế GTGT trong thời gian vừa qua.
Để thực hiện điều này, về nguyên lý, mỗi cá nhân đã có mã căn cước công dân, đã
có mã số thuế cá nhân, cơ quan quản lý thuế chỉ cần phát triển thêm chức năng khai
nhận thông tin hóa đơn chi tiêu do cá nhân khai báo trên hệ thống thuế (đã có sẵn). Nội
dung ghi nhận quan trọng nhất là mã hóa đơn, mã số thuế cá nhân và số tiền để được
ghi nhận cho những chi tiêu của cá nhân đó. Về cơ bản, thông qua ứng dụng hóa đơn
điện tử, các dữ liệu về bên mua và bên bán đã có sẵn trên các cơ sở dữ liệu trong phạm vi
kiểm soát của cơ quan thuế, việc khai báo phần giảm trừ gia cảnh chủ yếu để xác minh
và nâng cao ý thức yêu cầu hóa đơn tài chính của mỗi cá nhân khi mua hàng. Phần còn
lại là công việc của nền tảng 4.0 - cái mà công việc chính của nó là: Xử lý dữ liệu lớn, trí
tuệ nhân tạo và kết nối vạn vật; để từ đó, cán bộ thuế chỉ cần đối chiếu kiểm tra trên hệ
thống phần mềm hoặc nền tảng web.
136 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

3. KẾT LUẬN
Như vậy, với việc chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ của cuộc cách mạng 4.0,
tạo điều kiện để chúng ta có thể ứng dụng “tiểu mô hình” này như một biện pháp bổ
sung, kết hợp các biện pháp quản lý thuế khác để việc giải quyết các vấn đề nổi cộm về
quản lý thuế như đã nêu. Đồng thời hỗ trợ cơ quan thuế thu đúng, thu đủ thuế cho ngân
sách nhà nước, đảm bảo tính bình đẳng trong kinh doanh giữa các thành phần kinh tế;
minh bạch trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, giám sát nguồn gốc và chất lượng
hàng hóa, và góp phần đảm bảo xã hội công bằng trong việc phân phối lại thu nhập.

Tài liệu tham khảo


Bộ Tài chính (2021). Thông tư 78/2021/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế 2019 về hóa đơn,
chứng từ.
Dora Benedek, Juan Carlos Benítez và Charles Vellutini (2022). Personal Income Tax Has
Untapped Potential in Poorer Countries. Trang tin của Quỹ tiền tệ thế giới – IMF. https://
blogs.imf.org/2022/03/24/personal-income-tax-has-untapped-potential-in-poorer-
countries/, truy cập ngày 9/9/2022.
Lưu Thủy (2022). Thuế thu nhập cá nhân: Quá lỗ thời so với 10 năm trước. Sài Gòn Giải Phóng
– Đầu tư Tài chính. https://www.saigondautu.com.vn/kinh-te/thue-thu-nhap- ca-nhan-
qua-loi-thoi-so-voi-10-nam-truoc-108056.html, truy cập ngày 06/9/2022.
Organisation for Economic Cooperation and Development (2020). Tax structures in Asia and
the Pacific. OECD. https://www.oecd-ilibrary.org/sites/db29f89a-en/index.html?itemId=/
content/publication/db29f89a-en, truy cập ngày 06/9/2022.
Trâm Anh (2022). Mức giảm trừ gia cảnh lạc hậu khiến người lao động thiệt đơn thiệt kép, Bộ
tài chính phản hồi ra sao? Thời báo Kinh tế Việt Nam. https://vneconomy.vn/muc-giam-
tru-gia-canh-lac-hau-khien-nguoi-lao-dong-thiet-don-thiet-kep-bo-tai-chinh-phan-
hoi-ra-sao.htm, truy cập ngày 06/9/2022.
TS. Lê Quang Cường và TS. Nguyễn Kim Quyến (2020). Giáo trình thuế. Nhà xuất bản Kinh tế
TPHCM, Thành phố Hồ Chí Minh.
Tràng An (2018). Không xuất hóa đơn VAT, khách hàng thiết, Nhà nước thất thu. Báo Nhân
Dân. https://nhandan.vn/khong-xuat-hoa-don-vat-khach-hang-thiet-nha-nuoc-that-
thu-thue-post320847.html, truy cập ngày 06/9/2022.
Trâm Anh (2022). Tổng cục thuế khuyến khích khách hàng lấy hóa đơn khi mua hàng. Thời báo
Kinh tế Việt Nam. https://vneconomy.vn/tong-cuc-thue-khuyen-khich-khach- hang-lay-
hoa-don-khi-mua-hang.htm, truy cập ngày 06/9/2022.
Trương Bá Tuấn (2022). Phát triển bền vững nguồn thu ngân sách ở Việt Nam. Viện chiến lược
và Chính sách tài chính. https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-
tin?dDocName=MOFUCM221186, truy cập này 9/9/2022.
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 137

Viện nghiên cứu kinh tế và Chính sách, 2020, “Phân tích cấu trúc, xu hướng và gánh nặng thuế
tại Việt Nam hướng đến một hệ thống thuế công bằng”, Tài liệu hội thảo ngày 16/12/2020.
Vũ Dũng, 2022, “Thu thuế thu nhập cá nhân 7 tháng đã gần đạt mức dự toán cả năm”, Tạp
chí Kinh tế Sài Gòn, https://thesaigontimes.vn/thu-thue-thu-nhap-ca-nhan-7-thang-da-
gan-dat-muc-du-toan-ca-nam/, truy cập ngày 22/9/2022.

Bài viết tham dự Hội thảo khoa Kinh tế Tài nguyên và Môi trường
“Mô hình kinh tế trong thời đại 4.0 định hướng phát triển bền vững”.
138 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI TIẾN HÀNH


CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
ThS Nguyễn Hồng Sơn*

Tóm tắt
Chuyển đổi số (Digital Transformation) là việc sử dụng dữ liệu và công nghệ số để thay
đổi một cách tổng thể và toàn diện tất cả các khía cạnh của đời sống kinh tế - xã hội. Hiện
nay, chuyển đổi số đang được các doanh nghiệp Việt Nam hướng tới như một chiến lược
chính để cải tổ, định hình hoạt động trong thời đại mới. Tuy vậy, dường như cách thức
chuyển đổi số đang là một bài toán khó đối với rất nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là đối với
các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam. Trong khung khổ của bài viết này, những
quan điểm cơ bản, những thuận lợi và thách thức chủ yếu của quá trình chuyển đổi số sẽ
được nêu ra để bàn luận, ngõ hầu đặt nền móng cho giải pháp có tính hệ thống của quá
trình chuyển đổi số trên quy mô lớn tại các doanh nghiệp của Việt Nam.
Từ khóa: Chuyển đổi số, chuyển đổi số doanh nghiệp, giải pháp tổng hợp.

1. CHUYỂN ĐỔI SỐ LÀ XU HƯỚNG CHUNG CỦA NỀN QUẢN TRỊ HIỆN ĐẠI
1.1. Chuyển đổi số là gì?
Thế giới đang đứng trước tác động của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 với nền
tảng là công nghệ số, đang chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số. Chuyển
đổi số là nội dung cơ bản của cách mạng công nghiệp 4.0, là việc sử dụng dữ liệu và công
nghệ số để thay đổi phương thức phát triển, cách sống, cách làm việc của con người với
mục tiêu tăng hiệu quả quản lý; nâng cao năng suất lao động; sự hài lòng của người dân
và doanh nghiệp; tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Hiểu một cách đơn giản thì chuyển đổi số là: Quá trình thay đổi tổng thể và toàn
diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên
nền tảng các công nghệ số. Chuyển đổi số không chỉ giúp tăng năng suất, giảm chi phí
mà còn mở ra không gian phát triển mới, tạo ra các giá trị mới ngoài các giá trị truyền
thống vốn có.

*
Khoa Kinh tế Tài nguyên và Môi trường – Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TPHCM -
Email: sonnh@hcmunre.edu.vn
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 139

Sự khác nhau giữa Ứng dụng công nghệ thông tin và Chuyển đổi số
Ứng dụng công nghệ thông tin là tối ưu hóa quy trình đã có, theo mô hình hoạt
động đã có, để cung cấp dịch vụ đã có.
Chuyển đổi số là thay đổi quy trình mới, thay đổi mô hình hoạt động mới, đưa vào
tư duy mới để cung cấp dịch vụ mới hoặc cung cấp dịch vụ đã có theo cách mới.
1.2. Quan điểm chỉ đạo chuyển đổi số tại Việt Nam
“Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm
2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt có 8 ngành, lĩnh vực cần được ưu tiên
chuyển đổi số trước. Đây là văn bản vừa mang tính chiến lược, vừa mang tính kế hoạch
hành động để các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp căn cứ vào đó triển
khai chuyển đổi số trong hoạt động của cơ quan, đơn vị mình.
Nhấn mạnh quan điểm người dân là trung tâm của chuyển đổi số, Chương trình
xác định rõ, những lĩnh vực có tác động xã hội, liên quan hàng ngày tới người dân, thay
đổi nhận thức nhanh nhất, mang lại hiệu quả, giúp tiết kiệm chi phí cần được ưu tiên
chuyển đổi số trước, bao gồm: Y tế, Giáo dục, Tài chính - Ngân hàng, Nông nghiệp, Giao
thông vận tải và logistics, Năng lượng, Tài nguyên và Môi trường, Sản xuất công nghiệp.
• Y tế
Y tế là một trong những lĩnh vực Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm
2020 xác định cần ưu tiên chuyển đổi số trước.
Chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế sẽ tập trung vào các nhiệm vụ như: Phát triển
nền tảng hỗ trợ khám, chữa bệnh từ xa để hỗ trợ người dân được khám, chữa bệnh từ xa,
giúp giảm tải các cơ sở y tế, hạn chế tiếp xúc đông người, giảm nguy cơ lây nhiễm chéo;
100% các cơ sở y tế có bộ phận khám chữa bệnh từ xa; thúc đẩy chuyển đổi số ngành y tế.
Xây dựng hệ thống chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh dựa trên các công nghệ số;
ứng dụng công nghệ số toàn diện tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh góp phần cải cách
hành chính, giảm tải bệnh viện, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, sử dụng hồ sơ
bệnh án điện tử tiến tới không sử dụng bệnh án giấy, thanh toán viện phí, hình thành các
bệnh viện thông minh. Xây dựng nền tảng quản trị y tế thông minh dựa trên công nghệ
số, tích hợp thông tin, dữ liệu, hình thành cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế.
Thử nghiệm sáng kiến “Mỗi người dân có một bác sĩ riêng” với mục tiêu mỗi người
có một hồ sơ số về sức khỏe cá nhân, trên cơ sở đó được bác sĩ tư vấn, chăm sóc như
là bác sĩ riêng, hình thành hệ thống chăm sóc y tế số hoàn chỉnh từ khâu chăm sóc sức
khỏe ban đầu, dự phòng đến điều trị.
140 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Tạo hành lang pháp lý cho khám chữa bệnh từ xa và đơn thuốc điện tử nhằm bảo
đảm người dân có thể tiếp xúc bác sỹ nhanh, hiệu quả, giảm chi phí và thời gian vận
chuyển bệnh nhân.
• Giáo dục
Các nhiệm vụ, giải pháp sẽ được chú trọng để chuyển đổi số lĩnh vực giáo dục tại
Việt Nam là: phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ
số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng nền
tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Phát triển công nghệ phục vụ giáo dục, hướng tới đào tạo cá thể hóa.
100% các cơ sở giáo dục triển khai dạy và học từ xa, trong đó thử nghiệm chương
trình đào tạo cho phép học sinh, sinh viên học trực tuyến tối thiểu 20% nội dung chương
trình. Ứng dụng công nghệ số để giao bài tập về nhà và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
trước khi đến lớp.
• Tài chính – Ngân hàng
Để chuyển đổi số lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng, sẽ xây dựng tài chính điện tử và
thiết lập nền tảng tài chính số hiện đại, bền vững. Triển khai ứng dụng toàn diện công
nghệ số trong các ngành thuế, hải quan, kho bạc, chứng khoán.
Chuyển đổi số trong các ngân hàng thương mại để cung cấp dịch vụ ngân hàng
số theo hướng phát triển đa dạng các kênh phân phối, đổi mới sáng tạo, tự động hóa
quy trình, thúc đẩy hợp tác với các công ty công nghệ tài chính (Fintech) và trung
gian thanh toán trong việc xây dựng hệ sinh thái dịch vụ tài chính ngân hàng. Việc
này nhằm thúc đẩy phổ cập tài chính quốc gia, đưa dịch vụ tài chính – ngân hàng đến
gần hơn những đối tượng vùng sâu, vùng xa chưa có khả năng tiếp cận hoặc chưa
được ngân hàng phục vụ dựa vào sự đổi mới sáng tạo của công nghệ như thanh toán
di động, cho vay ngang hàng.
Bên cạnh đó, hỗ trợ khả năng tiếp cận vốn vay nhờ các giải pháp chấm điểm tín
dụng với kho dữ liệu khách hàng và mô hình chấm điểm đáng tin cậy.
• Nông nghiệp
Với lĩnh vực này, sẽ phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng chú trọng
nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác, tăng tỷ trọng của nông nghiệp công
nghệ số trong nền kinh tế.
Thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp phải dựa trên nền tảng dữ liệu. Tập
trung xây dựng các hệ thống dữ liệu lớn của ngành như về đất đai, cây trồng, vật nuôi,
thủy sản. Xây dựng mạng lưới quan sát, giám sát tích hợp trên không và mặt đất phục vụ
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 141

các hoạt động nông nghiệp. Thúc đẩy cung cấp thông tin về môi trường, thời tiết, chất
lượng đất đai để người nông dân nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng, hỗ trợ chia
sẻ các thiết bị nông nghiệp qua các nền tảng số.
Ứng dụng công nghệ số để tự động hóa các quy trình sản xuất, kinh doanh; quản
lý, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm, bảo đảm nhanh chóng, minh bạch,
chính xác, an toàn, vệ sinh thực phẩm.
Đặc biệt, sẽ xem xét thử nghiệm sáng kiến “Mỗi nông dân là một thương nhân,
mỗi hợp tác xã là một doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số” với mục tiêu mỗi người
nông dân được định hướng, đào tạo ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, cung cấp,
phân phối, dự báo (giá, thời vụ…) nông sản, đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử.
Thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ trong công tác quản lý để có các chính sách,
điều hành kịp thời phát triển nông nghiệp như dự báo, cảnh báo thị trường, quản lý
quy hoạch.
• Giao thông vận tải và logistics
Triển khai chuyển đổi số lĩnh vực Giao thông vận tải và logistics, sẽ tập trung phát
triển hệ thống giao thông thông minh, tập trung vào các hệ thống giao thông đô thị,
đường cao tốc, quốc lộ. Chuyển đổi các hạ tầng logistics như cảng biển, cảng thủy nội
địa, hàng hông, đường sắt, kho vận…
Chú trọng phát triển nền tảng kết nối giữa các chủ hàng, các nhà giao vận và khách
hàng thành hệ thống một cửa cho phép chủ hàng có thể tìm ra phương tiện tối ưu nhằm
vận chuyển hàng hóa và các kho bãi chính xác, hỗ trợ việc đóng gói và đăng ký, hoàn
thiện quá trình xử lý các văn bản hành chính liên quan.
Đồng thời, chuyển đổi việc quản lý kết cấu hạ tầng giao thông, phương tiện kinh
doanh vận tải, quản lý người điều khiển phương tiện, cho phép quản lý kết cấu hạ tầng
giao thông số, đăng ký và quản lý phương tiện qua hồ sơ số, cấp và quản lý giấy phép
người điều khiển phương tiện số.
• Năng lượng
Chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng ưu tiên tập trung cho ngành điện lực
hướng đến tối đa hóa và tự động hóa các mạng lưới cho việc cung ứng điện một cách
hiệu quả.
Kết nối các đồng hồ đo điện số để cải thiện tốc độ và sự chính xác của hóa đơn,
xác định sự cố về mạng lưới nhanh hơn, hỗ trợ người dùng cách tiết kiệm năng lượng và
phát hiện ra các tổn thất, mất mát điện năng.
142 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

• Tài nguyên và Môi trường


Thực hiện chuyển đổi số lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường, giải pháp được ưu
tiên là xây dựng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu lớn toàn diện nhằm quản lý hiệu
quả lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Cụ thể như, cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia; cơ
sở dữ liệu về lĩnh vực khác (nền địa lý quốc gia; quan trắc tài nguyên và môi trường; đa
dạng sinh học; nguồn thải; viễn thám; biển và hải đảo; biến đổi khí hậu; khí tượng - thủy
văn; địa chất - khoáng sản…).
Xây dựng bản đồ số quốc gia mở làm nền tảng phát triển các dịch vụ số phát triển
kinh tế - xã hội; triển khai những giải pháp thông minh trong quan trắc, giám sát, quản
lý, xử lý sự cố môi trường, cảnh báo sớm thiên tai.
• Sản xuất công nghiệp
Chuyển đổi số trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp sẽ được triển khai theo hướng
chú trọng phát triển các trụ cột: xây dựng chiến lược và cơ cấu tổ chức thông minh, xây
dựng nhà máy thông minh, vận hành thông minh, tạo ra các sản phẩm thông minh, xây
dựng dịch vụ về dữ liệu và phát triển kỹ năng số cho người lao động.
Với mỗi ngành, lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số kể trên, trong “Chương trình
chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, Thủ tướng Chính
phủ cũng giao cụ thể trách nhiệm chủ trì, triển khai các nhiệm vụ, giải pháp cho các Bộ,
cơ quan (Thủ tướng Chính phủ, 2020).

2. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM
2.1. Thuận lợi
* Quan điểm nhất quán từ phía Chính phủ
Chuyển đổi số phải là công cụ quan trọng trong xây dựng nền kinh tế độc lập tự
chủ, gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả; thực hiện
đổi mới công nghệ, đa dạng hóa thị trường và các chuỗi cung ứng sản phẩm, nâng cao
chất lượng sản phẩm để góp phần phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Chuyển đổi số phải để người dân, doanh nghiệp hưởng lợi từ dịch vụ công, tiện ích
xã hội thuận tiện hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn. Tạo thói quen cho người dân, doanh
nghiệp sử dụng các dịch vụ trực tuyến thông qua tuyên truyền, hướng dẫn. Mọi chính
sách hướng đến người dân và phải có công dân số.
Huy động hiệu quả mọi nguồn lực xã hội tham gia chuyển đổi số; phát huy sức
mạnh của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ, tham gia tích cực của cộng đồng doanh
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 143

nghiệp và người dân. Việc chuyển đổi số được triển khai trên tất cả các lĩnh vực, ngành
nghề nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm, tránh tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí.
Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp; coi trọng
công tác truyền thông, tạo sự ủng hộ, đồng thuận của người dân, doanh nghiệp.
* Đại dịch Covid-19 thúc đẩy chuyển đổi số
Sau những lúng túng ban đầu, để thích nghi với hoàn cảnh mới, các doanh nghiệp
bắt đầu áp dụng hình thức làm việc tại nhà, họp hành và giao việc đều chuyển đổi sang
online. Về thực chất đây chính là một số hình thái đơn giản của chuyển đổi số.
Theo cách hiểu phổ biến nhất, chuyển đổi số trong tổ chức, doanh nghiệp là
quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng
công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây
(Cloud)... thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công
ty, v.v... Chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích như cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận
được nhiều khách hàng hơn trong thời gian dài hơn, lãnh đạo ra quyết định nhanh
chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo thông suốt kịp thời. Qua đó, hiệu quả hoạt
động và tính cạnh tranh của tổ chức, doanh nghiệp được nâng cao,...
Với tinh thần đó, nhiều doanh nghiệp đã chủ động bắt tay vào chuyển đổi số giữa
đại dịch. Tuy nhiên là một việc mới, chưa có tiền lệ, vậy phải bắt đầu như thế nào? Theo
các nhà quản lý, từ kinh nghiệm đúc rút ra: “Có ba điều cần phải làm: Đầu tiên là sẵn
sàng về phương diện lãnh đạo. Người lãnh đạo cần hiểu mình muốn gì và công nghệ có
thể chuyển đổi công ty của mình thế nào. Thứ hai là sẵn sàng về phương diện tổ chức.
Cần sự tham gia của cả tổ chức để làm nên sự chuyển đổi. Chúng ta cần đào tạo và phát
triển nhân sự. Thứ ba là sẵn sàng về phương diện công nghệ. Điều này cần được phát
triển song song với yếu tố nhân sự”.
Từ thực tiễn, theo đánh giá của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Covid-19 đã thúc
đẩy nhận thức chuyển đổi số của ngành này nhanh hơn từ 3-5 năm, tạo bước nhảy vọt
cho thanh toán số. Thống kê mới nhất của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, số lượng và
giá trị giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đều tăng trưởng mạnh trong đại dịch,
đặc biệt là số lượng và giá trị giao dịch qua kênh điện thoại di động tăng mạnh.
* Nhiều doanh nghiệp Việt Nam chủ động chuyển đổi số
Theo báo cáo của Cục Đăng ký kinh doanh, tính đến cuối năm 2021, cả nước có
khoảng 870 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động; hơn 26.000 hợp tác xã với tổng số
6,8 triệu thành viên, 2,5 triệu lao động và hơn 5,1 triệu hộ kinh doanh. Quy mô các cơ
sở sản xuất kinh doanh ở Việt Nam chủ yếu là vừa và nhỏ (chiếm trên 94%), còn lại là
các doanh nghiệp quy mô lớn và tương đối lớn. Hoạt động chuyển đổi số trên thực tế
144 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

đã diễn ra như một nhu cầu tự nhiên của rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là
chuyển đổi số trong lĩnh vực kinh doanh nhằm thích ứng với những biến đổi đang diễn
ra sâu rộng của nền quản trị toàn cầu (Bộ Kế hoạch và đầu tư, 2021).
Điểm qua một số tên tuổi đang trực tiếp kinh doanh trên các sàn thương mại điện
tử như Sendo, Tiki, Lazada, Shopee… và trên 200.000 cơ sở sản xuất kinh doanh khác
như E-invoice, Ihoadon hay Misa Meinvoice thì hầu hết doanh nghiệp đều trang bị và
sử dụng chữ ký số; hơn 60% các doanh nghiệp trên cả nước đang sử dụng phần mềm kế
toán (Bravo, 3Tsoft, Misa) giúp tiết kiệm nhân lực, chi phí và tăng cường tính chuyên
nghiệp của đội ngũ nhân viên, góp phần gia tăng giá trị thương hiệu của doanh nghiệp
đối với khách hàng và nhà đầu tư.
Hiện nay, phần lớn các cơ sở sản xuất kinh doanh đã ứng dụng các phần mềm,
giải pháp vào hoạt động quản lý bán hàng, bán hàng trực tuyến, đa kênh, tiếp thị, quản
lý quan hệ khách hàng, quản trị kênh phân phối, cụ thể: cả nước có khoảng 100.000
cửa hàng đang sử dụng phần mềm Kiot Việt cho hoạt động quản lý bán hàng tại các
cửa hàng bán lẻ và bán hàng đa kênh; con số này tương tự đối với các phần mềm Sapo,
Haravan, Nhanh.
Bên cạnh các hoạt động chuyển đổi mô hình bán hàng, tiếp thị, quản trị và vận
hành, nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh nhận thấy chuyển đổi số là một cơ hội để sáng
tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới, hướng tới thay đổi bản chất doanh nghiệp. Điều
này đang góp phần tạo ra các doanh nghiệp y tế số, giáo dục số, nông nghiệp số, logistic,
giao nhận, thương mại, xuất nhập khẩu, nhà hàng, khách sạn, du lịch... hoạt động theo
những phương thức mới, dựa trên việc kết nối các hệ thống công nghệ, dữ liệu và xử lý
thông tin tự động.
* Số lượng doanh nghiệp FDI của Việt Nam tương đối lớn
Sau khi gia nhập WTO năm 2007, Việt Nam đã đón một lượng lớn FDI vào năm
2008 với số vốn đăng ký lên tới 64 tỷ USD, cao gấp hơn 3 lần so với năm 2007. Tuy
nhiên, vì nhiều lý do, đặc biệt là khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và khủng
hoảng nợ công châu Âu vào năm 2010, dòng vốn FDI vào Việt Nam trong giai đoạn
2009-2012 có sự sụt giảm đáng kể, trước khi hồi phục lại và dao động tương đối ổn định
trong giai đoạn kế tiếp 2013-2019.
Năm 2020, do tác động của đại dịch Covid-19, nền kinh tế thế giới chịu thiệt hại
nặng nề, khiến các dòng vốn đầu tư ra nước ngoài giảm mạnh – đặc biệt là đầu tư FDI,
và Việt Nam cũng bị ảnh hưởng. Cụ thể, tổng lượng vốn FDI vào Việt Nam năm 2020
giảm 6,7% so với năm 2019, với giá trị khoảng 21 tỷ USD, trong đó vốn đăng ký cấp mới
là 14,6 tỷ USD và vốn đăng ký điều chỉnh là 6,4 tỷ USD.
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 145

Về cơ cấu vốn FDI trong giai đoạn này, giá trị vốn đăng ký cấp mới luôn cao hơn
(gấp khoảng 2-3 lần) vốn đăng ký điều chỉnh, cho thấy Việt Nam liên tục thu hút các
nhà đầu tư mới vào thị trường.
Bước sang năm 2021, mặc dù tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam diễn biến
phức tạp hơn năm 2020, kết quả thu hút FDI vào Việt Nam 11 tháng đầu năm 2021 vẫn
tương đối khả quan. Tổng lượng vốn đăng ký mới đạt 14,1 tỷ USD, tăng 3,76% so với
cùng kỳ, trong khi tổng lượng vốn đăng ký điều chỉnh đạt trên 8 tỷ USD, tăng 26,7% so
với cùng kỳ năm 2020.
Tính lũy kế đến cuối năm 2021, Việt Nam đã thu hút tổng cộng hơn 405,4 tỷ USD
với hơn 34424 dự án đầu tư FDI (Trung tâm WTO và Hội nhập – VCCI, 2021).
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là khu vực đặc biệt năng động, quan hệ mật
thiết với thị trường khu vực và thế giới, chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu xuất khẩu
của Việt Nam và cũng góp phần lớn trong cơ cấu GDP của Việt Nam. Khu vực này luôn
bám sát tiến trình chuyển đổi số của các nền kinh tế trên thế giới.
* Nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, vị thế
quốc tế ngày càng được nâng cao
Tính đến cuối năm 2021, Việt Nam đã tham gia và ký kết 15 Hiệp định thương mại
tự do thế hệ mới, trong đó có tất cả các nền kinh tế lớn nhất, phát triển nhất trên thế giới.
Tính chung năm 2021, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 668,54 tỷ
USD, tăng 22,6% so với năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 19%; nhập khẩu tăng 26,5%.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2021 đạt 336,31 tỷ USD, tăng 19% so với năm
trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 91,09 tỷ USD, tăng 14,2%, chiếm 27,1%
tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 245,22
tỷ USD, tăng 20,9%, chiếm 72,9%. Trong năm 2021 có 35 mặt hàng đạt kim ngạch xuất
khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 93,8% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 8 mặt hàng xuất khẩu
trên 10 tỷ USD, chiếm 69,7%).
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa năm 2021 đạt 332,23 tỷ USD, tăng 26,5% so với
năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 114,03 tỷ USD, tăng 21,8%; khu vực
có vốn đầu tư nước ngoài đạt 218,21 tỷ USD, tăng 29,1%. Trong năm 2021 có 47 mặt
hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 94,1% tổng kim ngạch nhập
khẩu (Tổng cục Thống kê, 2021).
Độ mở lớn của nền kinh tế vừa là cơ hội, vừa là áp lực cho quá trình chuyển đổi số
của nền kinh tế Việt Nam.
146 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

2.2. Thách thức và khó khăn trong chuyển đổi số tại doanh nghiệp Việt Nam
Bên cạnh những thành công bước đầu còn khiêm tốn, đối với không ít doanh
nghiệp, hoạt động chuyển đổi số vẫn còn nhiều thách thức cần được giải quyết, cụ thể
là các vấn đề sau:
* Trở ngại về nhận thức, năng lực của doanh nghiệp:
Phần lớn các cơ sở sản xuất kinh doanh chưa có nhiều kinh nghiệm về ứng dụng,
khai thác công nghệ. Việc có thể hiểu, hình dung và nhận thức được các thay đổi đang
diễn ra sẽ ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động của doanh nghiệp là điều không dễ dàng.
Do đó, quyết định thực hiện chuyển đổi số hay không sẽ cần nhiều thời gian. Ngoài ra,
khi nhận thức được về vai trò, ý nghĩa thì chuyển đổi số thành công vẫn là một thách
thức không nhỏ. Sự hạn chế của doanh nghiệp xuất phát từ việc không chắc chắn về lợi
nhuận đầu tư công nghệ, năng lực sử dụng công nghệ trong nội bộ còn yếu, tài chính
hạn hẹp và những vướng mắc về pháp lý, v.v... Theo khảo sát của Ngân hàng Thế giới, có
trên 75% doanh nghiệp nhỏ và vừa và 63% doanh nghiệp lớn của Việt Nam hiện chưa
rõ lợi nhuận đầu tư công nghệ bằng bao nhiêu, cũng như việc đầu tư đó có phù hợp với
nhu cầu của họ hay không. Chưa đến 60% doanh nghiệp nhỏ và vừa cho biết, họ thiếu
thông tin về những công nghệ hiện có, thiếu kỹ năng để sử dụng công nghệ. Các doanh
nghiệp này cũng cho biết việc tiếp cận nguồn tài chính nước ngoài còn hạn chế [6].
Điển hình như các sàn thương mại điện tử ở Việt Nam dựa trên nền tảng số được
phát triển trong nước (Sendo, Tiki) có khả năng cạnh tranh thấp so với các đối thủ trong
khu vực Đông Nam Á (Lazada, Shopee), do không tiếp cận được nguồn đầu tư từ nước
ngoài. Đồng thời, các doanh nghiệp số của Việt Nam còn ít (khoảng 250 doanh nghiệp)
so với các quốc gia khác trong khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, như Malaysia (450
doanh nghiệp) hoặc Indonesia (530 doanh nghiệp), v.v...
* Hạn chế về thị trường và các giải pháp chuyển đổi số:
Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa hình thành các cơ quan, tổ chức đóng vai trò như
một kênh độc lập để đánh giá khách quan ưu, nhược điểm của các giải pháp công nghệ,
qua đó giúp doanh nghiệp có đủ thông tin để đưa ra lựa chọn phù hợp. Đồng thời, đây
cũng là những thông tin hữu ích, minh bạch, phân tích cho các cơ sở sản xuất kinh
doanh trong quá trình chuyển đổi số thấy được các khía cạnh (tính sẵn sàng, hiệu quả
của giải pháp kinh doanh số, phân tích các công nghệ số, rủi ro, kinh phí đầu tư...) để có
giải pháp tự hoàn thiện mình.
* Hạn chế về nguồn lực tài chính cho chuyển đổi số:
Các dự án chuyển đổi số có thể tốn rất nhiều kinh phí đầu tư, trong khi năng lực
tài chính của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa còn khá hạn chế.
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 147

Theo khảo sát từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) năm 2020, có
đến 55,6% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho rằng chi phí ứng dụng công nghệ là hạn
chế lớn nhất. Chi phí thay đổi quy trình, đào tạo nhân sự để thích ứng với quy trình
mới; chi phí đầu tư cho hệ thống công nghệ thông tin như việc phải triển khai một số hệ
thống công nghệ thông tin sẽ dẫn tới việc tăng đầu tư và các chi phí vận hành hệ thống.
* Khung thể chế phục vụ chuyển đổi số ở Việt Nam còn cồng kềnh:
Mặc dù Chính phủ đã tăng cường Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số theo Quyết
định số 1619/QĐ-TTg ngày 24/9/2021, các Ủy ban tương tự cũng được thành lập ở cấp
tỉnh, trong đó Chủ tịch UBND tỉnh là người đứng đầu Ủy ban. Tuy nhiên, ở khâu vận
hành, các nhiệm vụ lớn trong chương trình chuyển đổi bị dàn trải, khiến cho công tác
phối hợp và triển khai chính sách gặp nhiều thách thức. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ của
Chính phủ còn hạn chế đối với các doanh nghiệp số hoặc doanh nghiệp đang muốn đầu
tư vào các công cụ số. Hỗ trợ từ khu vực công vẫn chỉ tập trung cho hoạt động nghiên
cứu và phát triển thay vì cho nâng cấp công nghệ và thương mại hóa công nghệ (Ngân
hàng Thế giới, 2021).
* Thiếu hệ sinh thái thuận lợi thúc đẩy các cơ sở sản xuất kinh doanh chuyển
đổi số:
Môi trường kinh tế số tại Việt Nam còn khá khiêm tốn, ngoài chỉ số mật độ thuê
bao internet băng rộng, các chỉ số khác còn rất hạn chế, cụ thể: chưa có các định hướng
công nghệ trọng tâm, mang tính thương hiệu của Việt Nam thông qua các dự án nghiên
cứu và đầu tư lớn; doanh nghiệp công nghệ số của Việt Nam hiện có mức đầu tư thấp
vào phát triển khoa học và công nghệ để đổi mới so với các doanh nghiệp quốc tế. Ngành
công nghiệp công nghệ thông tin và điện tử viễn thông có tỷ lệ nội địa chỉ đạt 15%. So
sánh với các nước, tỷ lệ nội địa hóa của các doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại
Việt Nam năm 2017 là 33,2%, năm 2018 là 36,3% (trong khi Trung Quốc là 68%, Thái
Lan là 57%) (Bộ Thông tin và Truyền thông, 2022).

3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG


GIAI ĐOẠN MỚI
3.1. Điều kiện để thực hiện thành công chuyển đổi số
- Có quan điểm chỉ đạo thống nhất: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số;
- Có công nghệ hiện đại mang tính đồng bộ;
- Có đội ngũ chuyên gia giỏi;
- Có bà đỡ tài chính chủ động và tích cực cho quá trình chuyển đổi số;
- Có sự kết nối tốt giữa các doanh nghiệp với ngành công nghệ thông tin.
148 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

3.2. Giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số cho doanh nghiệp:
Đánh giá thật khách quan thì Việt Nam vẫn còn đi sau thế giới về mặt công nghệ,
cũng như chưa làm chủ được các công nghệ lõi của chuyển đổi số ngay từ các hệ thống
nền tảng cơ bản. Để các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số thành công, Việt Nam
cần xây dựng các giải pháp ngắn hạn kết hợp song song với dài hạn như sau:
* Quan điểm chỉ đạo từ cơ quan quản lý nhà nước:
- Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong triển khai chuyển đổi số; khẩn
trương ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp
luật phục vụ chuyển đổi số; đẩy mạnh triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm
được phân công tại Kế hoạch hoạt động từ năm 2022, từ chỉ đạo của Thủ tướng Chính
phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia tại các phiên họp quan trọng, đặc biệt là 12 nhiệm vụ
chưa hoàn thành và những nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.
Tập trung chỉ đạo xây dựng Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số thực chất, hiệu
quả ở tất cả các cấp, các ngành, lĩnh vực.
- Tập trung kết nối với các nền tảng dùng chung; khẩn trương xây dựng, nâng cấp
các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành và đẩy mạnh
kết nối với Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ, hình thành Hệ thống thông tin phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ
dựa trên dữ liệu theo thời gian thực, bảo đảm đồng bộ, nhất quán, chính xác.
- Các Bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo, rà soát, đánh giá an toàn thông tin,
an ninh mạng và triển khai các giải pháp bảo đảm an ninh, an toàn các hệ thống thông
tin, cơ sở dữ liệu, tránh lộ lọt thông tin.
- Đẩy mạnh công tác số hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý, khai thác, chỉ
đạo, điều hành của địa phương và kết nối, chia sẻ dữ liệu với hệ thống thông tin báo cáo
Chính phủ, Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ; đồng thời, cung cấp các tiện ích phục vụ người dân, doanh nghiệp. Lựa chọn và
công bố các nền tảng số mà địa phương mình tập trung thúc đẩy trong năm 2022 để giải
quyết các vấn đề của người dân trong phát triển kinh tế - xã hội. Triển khai hoạt động
Tổ công nghệ số cộng đồng hiệu quả hơn, tích cực hơn để hỗ trợ, hướng dẫn người dân
sử dụng các nền tảng số.
- Tập trung phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi
số và bảo đảm an ninh, an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin của cơ quan nhà
nước, đây là việc rất quan trọng. Tăng cường hợp tác quốc tế trong chuyển đổi số, trao
đổi chia sẻ kinh nghiệm.
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 149

- Tăng cường công tác tuyên truyền về lợi ích của chuyển đổi số đến người dân,
doanh nghiệp; giúp người dân, doanh nghiệp nâng cao nhận thức, hiểu rõ về lợi ích và
hiệu quả. Các cơ quan truyền thông nghiên cứu, bố trí dành thời lượng nhất định để
truyền thông về chuyển đổi số...
* Đổi mới chính sách đào tạo nhân lực: Với nội dung chính là Nâng cao kỹ
năng số tại doanh nghiệp: Người lao động cần có kỹ năng phù hợp để tận dụng thế
mạnh của công nghệ số, (Chú ý: việc phân bố kỹ năng không đồng đều có thể gia tăng
sự bất bình đẳng).
Tỷ lệ người lao động được đào tạo đến một tiêu chuẩn khu vực (và thế giới) trong
lực lượng lao động của Việt Nam hiện còn thấp và số lượng sinh viên tham gia các
chương trình đào tạo sau đại học còn rất thiếu. Với tốc độ thay đổi nhanh chóng và sự
bất ổn định về yêu cầu của việc làm trong tương lai, Việt Nam có thể cân nhắc 5 phương
án bổ trợ như sau:
– Bồi dưỡng nhân tài trẻ về công nghệ số thông qua chương trình học bổng quy
mô lớn để chuẩn bị cho sinh viên sẵn sàng trước thời đại số;
– Xây dựng các chương trình chuyển đổi số quốc gia kết hợp phát triển kỹ năng
liên quan đến kinh tế số với tài trợ và cố vấn của các doanh nhân số;
– Thúc đẩy việc đưa công nghệ vào giáo dục từ các giai đoạn đầu;
– Thu hút nhân tài từ những kiều bào đang tham gia các lĩnh vực số trên thế giới;
– Khuyến khích phát triển kỹ năng mềm cho người lao động, như kỹ năng tư
duy phản biện, giải quyết vấn đề, truyền thông, làm việc nhóm, sáng tạo, và
quản lý...
* Đề cao năng lực đổi mới sáng tạo, ưu đãi doanh nghiệp chủ động hội nhập số:
Duy trì năng lực cạnh tranh, đổi mới sáng tạo liên tục là điều kiện bắt buộc đối với các
doanh nghiệp.
Hiện nay, hầu hết sự hỗ trợ của Chính phủ đều hướng vào các nỗ lực nghiên cứu
và phát triển, thay vì tạo điều kiện thuận lợi cho lan tỏa, áp dụng và thích ứng công nghệ
mới của các doanh nghiệp. Để hợp lý hơn, Chính phủ có thể ưu tiên các phương án:
– Hạ thấp rào cản gia nhập, đặc biệt là đối với các công ty có năng lực công
nghệ cao;
– Cải thiện chính sách cạnh tranh và việc triển khai thực hiện chính sách;
– Khuyến khích, thúc đẩy các doanh nghiệp nhỏ khởi nghiệp trong ngành công
nghệ số. Bên cạnh đó, Nhà nước cần tạo điều kiện để doanh nghiệp được tiếp
cận nguồn tài chính, thông tin nhằm phát triển kỹ năng công nghệ số một cách
tối ưu nhất.
150 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

* Hỗ trợ ứng dụng giải pháp công nghệ chuyển đổi số cho doanh nghiệp:
Việt Nam cần xây dựng các gói hỗ trợ, bao gồm các chỉ dẫn giải pháp công nghệ
cho các cơ sở sản xuất kinh doanh. Đơn vị tham gia được hỗ trợ tối đa 50% chi phí ứng
dụng các giải pháp trên nền tảng số để tự động hóa, nâng cao hiệu quả quy trình kinh
doanh, quản trị, sản xuất, công nghệ trong doanh nghiệp và chuyển đổi mô hình kinh
doanh; xây dựng các gói hỗ trợ theo các ngành nghề, lĩnh vực ưu tiên như sản xuất, chế
biến/chế tạo, nông nghiệp, giao thông vận tải, logistic, du lịch.

Tài liệu tham khảo


Bộ Kế hoạch và đầu tư, Cục đăng ký kinh doanh (2021).
Bộ Thông tin và Truyền thông (2022). Đề án xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp công
nghệ số Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Covid-19 thúc đẩy nhận thức chuyển đổi số của ngành ngân hàng nhanh hơn từ 3-5 năm.
Website: https://special.nhandan.vn/doanhnghiepchuyendoiso_covid19/
Ngân hàng Thế giới (2021). Việt Nam chuyển đổi số: Con đường tới tương lai. Báo cáo chính
sách Điểm lại tháng 8/2021, mục 1, trang 1-66.
Tổng cục Thống kê (2021). Website: www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2022/01/
vuot-qua-kho-khan-xuat-nhap-khau-nam-2021-ve-dich-ngoan-muc/
Thủ tướng Chính phủ (6/2020). Quyết định số 749/QĐ-TTg “Chương trình Chuyển đổi số quốc
gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
Trung tâm WTO và Hội nhập – VCCI (2021). Báo cáo nghiên cứu, Đầu tư trực tiếp của Australia
tại Việt Nam. Đánh giá hiệu quả thực tế và Những giải pháp chính sách, trang 15.

 
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 151

CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ, THU HÚT


CÁC DÒNG VỐN TẠI TPHCM: GÓC NHÌN TỪ VIỆC
ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC XÚC TIẾN ĐẦU TƯ GẮN VỚI
HOẠT ĐỘNG MARKETING ĐỊA PHƯƠNG
TS Đinh Kiệm*
ThS Nguyễn Phan Hoài Vũ**

Tóm tắt
Cải thiện môi trường đầu tư là sự tác động chính sách có chủ đích của chủ thể quản lý
của quốc gia, của lãnh đạo các địa phương vào các yếu tố môi trường đầu tư nhằm làm
cho các yếu tố này vận động, tạo ra sự thay đổi theo chiều hướng tốt hơn đối với môi
trường đầu tư. Xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi thông thoáng sẽ tạo cơ hội và động
lực cho các doanh nghiệp (DN) từ các DN nhỏ và vừa trong nước cho đến các công ty
đa quốc gia đầu tư làm ăn có hiệu quả, tạo công ăn việc làm và mở rộng hoạt động sản
xuất kinh doanh. Vì thế cải thiện môi trường đầu tư thu hút các dòng vốn xã hội là một
vấn đề thiết yếu của các quốc gia nói chung và các địa phương nói riêng, đặc biệt là trong
bối cảnh nền kinh tế nước ta đang hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới.
Bài viết này nhóm tác giả phân tích việc cải thiện môi trường đầu tư dưới góc nhìn hoạt
động xúc tiến đầu tư gắn với công tác marketing địa phương (Marketing Places), và gợi
ý một số giải pháp.
Từ khóa: Cải thiện môi trường đầu tư, marketing địa phương, xúc tiến đầu tư, TPHCM.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng hiện có nhiều cơ hội, tiềm năng trong
việc thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài. Chính phủ VN các năm qua cũng đã mở cửa thị
trường kinh tế, chào đón các nhà đầu tư nước ngoài bằng những chính sách ưu đãi với
các dự án đầu tư. Các chính sách này chính là đòn bẩy lớn trong việc thúc đẩy kinh tế
tăng trưởng, nâng cấp hệ thống công nghệ, tạo ra nguồn lao động có trình độ kỹ thuật
cao, đã đem lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế nước ta. Để thực hiện phát triển môi trường
đầu tư kinh tế bền vững, quan điểm định hướng phát triển của nước ta được đề ra tại Đại

Trường Đại học Lao động Xã hội (CSII) TPHCM.


*

Khoa Kinh tế Tài nguyên và Môi trường – Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TPHCM.
**

Email: nphvu@hcmunre.edu.vn
152 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

hội Đảng toàn quốc XIII là: “Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế, pháp
luật đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập, ổn định, cụ thể, minh bạch. Tăng cường hiệu lực,
hiệu quả các thiết chế thi hành pháp luật, bảo đảm chấp hành pháp luật nghiêm minh.
Bảo đảm đầy đủ quyền tự do, an toàn trong hoạt động kinh doanh; huy động, phân bổ,
sử dụng hiệu quả các nguồn lực theo nguyên tắc thị trường. Xây dựng, thử nghiệm, hoàn
thiện khuôn khổ pháp lý, trước hết là pháp luật về doanh nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo,
sở hữu trí tuệ, thương mại, đầu tư, kinh doanh để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình
chuyển đổi số quốc gia và phát triển các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh tế mới, kinh tế
số, cung cấp dịch vụ công, quản lý và bảo vệ môi trường… theo nguyên tắc thị trường.”
(Đảng Cộng sản Việt Nam). Hiện nay nhiệm vụ cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh
quốc gia là một trọng tâm đổi mới chính sách quản lý công tại Việt Nam trong những
năm gần đây. Tính đến năm 2020, môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam có nhiều
chuyển biến tích cực, được các nhà đầu tư quốc tế như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ,
Đài Loan, khối EU, Singapore,… đánh giá cao trong việc cố gắng cải thiện ngày càng
thông thoáng và hấp dẫn hơn (Chính phủ, 2018). Nhờ đó chất lượng tăng trưởng kinh
tế từng bước được cải thiện, cơ cấu kinh tế bước đầu dịch chuyển sang chiều sâu, hiệu
quả sử dụng các yếu tố đầu vào cho nền kinh tế được cải thiện đáng kể, tăng độ mở nền
kinh tế và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn. Khu vực doanh nghiệp tư nhân
trong nước đóng góp ngày càng lớn và trở thành một động lực quan trọng thúc đẩy
phát triển kinh tế đất nước.Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, vẫn còn không ít
tồn tại, thiếu đồng bộ, cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, hạn chế mang tính căn cơ trong việc
cải thiện đầy đủ và thực chất môi trường đầu tư kinh doanh và việc nâng cao năng lực
cạnh tranh của Việt Nam trên trường quốc tế. Để tập trung nghiên cứu việc cải thiện
môi trường đầu tư, tạo chính sách thông thoáng để thu hút nguồn vốn từ các doanh
nghiệp FDI cũng như khối doanh nghiệp tư nhân dưới góc nhìn từ hoạt động quảng bá
marketing địa phương (Marketing Places) gắn kết với hoạt động xúc tiến đầu tư, nhóm
tác giả đi sâu phân tích các nội dung liên quan xuất phát từ cơ sở lý luận, thực tiễn quản
lý trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư ngày càng
hiệu quả hơn.

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Theo Ngân hàng thế giới (WB, 2004), Môi trường đầu tư là tập hợp những yếu tố
đặc thù địa phương đang định hình cho các cơ hội và động lực để DN đầu tư có hiệu
quả, tạo việc làm và mở rộng sản xuất. Với quan niệm này, môi trường đầu tư bao gồm
các yếu tố của một địa phương tạo nên cơ hội và điều kiện để các DN đầu tư có hiệu quả,
đồng thời tác động đến việc mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất và tạo công ăn việc làm
cho địa phương. Cụ thể các yếu tố này gồm: yếu tố về thể chế pháp luật, chính trị, yếu tố
về thể chế pháp luật, chính trị. yếu tố thị trường – sự đồng bộ của hệ thống thị trường,
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 153

yếu tố về hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH. Nghiên cứu về môi trường đầu tư là rất cần
thiết cho công tác quản lý vĩ mô của nhà nước. Hoạt động kinh doanh của các nhà đầu
tư đều chịu sự tác động của các yếu tố cấu thành môi trường đầu tư, các yếu tố của môi
trường đầu tư lại luôn biến động, luôn thay đổi theo từng thời điểm, từng ngành, từng
khu vực và từng quốc gia.
Tuy nhiên, làm thế nào để cải thiện môi trường đầu tư của một địa phương, một
vùng lãnh thổ nhằm thu hút đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước? Chính quyền
sở tại cần đáp ứng những yêu cầu gì cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước
ngoài để họ đầu tư vào vùng hay địa phương mình, nhất là khi cạnh tranh giữa các vùng
lãnh thổ để thu hút vốn đầu tư vào địa phương mình ngày càng trở nên mạnh mẽ?....
Câu trả lời thuộc về việc nhận thức quản lý hành chính công của những người có trách
nhiệm quản lý lãnh thổ/địa phương. Trong hoạt động quản lý công và ban hành chính
sách, kinh nghiệm cho thấy, các đơn vị quản lý nhà nước địa phương thường tiến hành
nhiều biện pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư ngày càng tốt hơn, trong đó ngoài
các biện pháp cải thiện khung liên quan đến nội hàm quản lý hành chính, hai nội dung
quan trọng khác được vận dụng khá phổ biến và mang lại kết quả tích cực đó là hoạt
động quảng bá, xúc tiến đầu tư gắn liền với hoạt động marketing địa phương (Marketing
Places – còn gọi là tiếp thị quốc gia, marketing lãnh thổ,…).
2.1. Xúc tiến đầu tư
Đến nay vẫn chưa có khái niệm chính thức về xúc tiến đầu tư, nhưng theo các nội
dung tại Quyết định số 03/2014/QĐ-TTg ngày 14/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ,
thì xúc tiến đầu tư hiểu theo nghĩa hẹp (đối với lĩnh vực đầu tư nước ngoài) là tổng thể
các biện pháp, các hoạt động nhằm định hướng nhà đầu tư nước ngoài đến với các cơ
hội đầu tư tại một quốc gia hay thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư vào một nước. Các
hoạt động này do các quan chức chính phủ, các nhà khoa học, các doanh nghiệp... thực
hiện dưới nhiều hình thức như: các chuyến thăm ngoại giao cấp chính phủ, tổ chức các
hội thảo khoa học, diễn đàn đầu tư, tham quan khảo sát, hội chợ,... và thông qua các
phương tiện thông tin, xây dựng các mạng lưới văn phòng đại diện ở nước ngoài.
* Vai trò của xúc tiến đầu tư (UNIDO, 1994): Hoạt động xúc tiến đầu tư có những
vai trò chính yếu sau đây:
Thứ nhất, Kết nối với nhà đầu tư nước ngoài: Xúc tiến đầu tư đóng vai trò gắn kết
giữa nhà đầu tư với quốc gia/địa phương thu hút như cầu nối. Đầu tư là hoạt động có
quy mô nguồn vốn lớn và vốn này được sử dụng lưu giữ và vận hành trong suốt quá
trình đầu tư, thời gian thu hồi vốn lâu nên chịu tác động của các yếu tố không ổn định
như: điều kiện tự nhiên, xã hội, chính trị, kinh tế. Giá trị của hoạt động đầu tư rất lớn
và thành quả là công trình hoạt động ngay tại nơi nó được tạo dựng nên, do đó các điều
154 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

kiện về địa lý kinh tế, tài nguyên, địa hình tại đó có ảnh hưởng lớn. Do đó, xúc tiến đầu
tư sẽ giúp nhà đầu tư trả lời những câu lợi ích mà nhà đầu tư nhận được trong tương lai...
Thứ ba, Thông qua hình thức cũng như mức độ của hoạt động xúc tiến đầu tư, các
nhà đầu tư có thể đánh giá đúng hơn về tầm quan trọng, tiềm năng và những ưu đãi của
chính phủ nước chủ nhà dành cho các nhà đầu tư, giúp cho các nhà đầu tư tiết kiệm
được thời gian và chi phí, dễ dàng hơn trong việc lựa chọn nơi đầu tư hợp lý để đem lại
hiệu quả cao nhất.
Thứ tư, Đối với nước/địa phương nhận đầu tư là tạo dựng hình ảnh tốt đẹp với
nhà đầu tư. Do đó, xúc tiến đầu tư là biện pháp tốt để xây dựng hình một đất nước/ địa
phương giàu tiềm năng và luôn sẵn sàng những cơ hội đầu tư hấp dẫn hứa hẹn sẽ mang
lại nhiều lợi nhuận.
Thứ năm, Nâng cao tính cạnh tranh với các nước khác, các địa phương khác trong
thu hút đầu tư nguồn vốn trong và ngoài nước. Vấn đề này, các nhà đầu tư khó có điều
kiện hiểu và đánh giá đầy đủ về dự án của một nước/địa phương nếu không thông qua
hoạt động xúc tiến của nước đó. Mỗi nước/địa phương đều có những lợi thế so sánh và
đều muốn phát huy cũng như làm cho cộng đồng quốc tế hiểu được lợi thế so sánh này.
Thứ sáu, Xúc tiến đầu tư giúp nước chủ nhà tìm hiểu nhà đầu tư, vì mỗi nhà đầu tư
lại có một mô hình và động cơ kinh doanh khác nhau. Vì vậy, hoạt động xúc tiến đầu tư
sẽ giúp các cơ quan xúc tiến thu thập thông tin từ nhà đầu tư, từ đó tìm hiểu được điểm
mạnh, điểm yếu của họ.
Thứ bảy, Xúc tiến đầu tư giúp nước chủ nhà chủ động lựa chọn tìm kiếm các nhà
đầu tư tiềm năng. Căn cứ vào nhu cầu và thực tế của quốc gia mà lựa chọn ngành, lĩnh
vực mũi nhọn cần thu hút đầu tư, từ đó nước chủ nhà có thể định hướng rõ ràng đối
tượng mà mình muốn xúc tiến đầu tư.
2.2. Marketing địa phương (Marketing Places) hay còn gọi là marketing lãnh thổ
Những thách thức trong cạnh tranh ngày càng gay gắt trên phạm vi toàn cầu đòi
hỏi các quốc gia, thành phố, tỉnh thay đổi cách nhìn của họ. Lợi thế so sánh của các yếu
tố sản xuất cơ bản không còn là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế nữa. Lý do là
tất cả đều mang tính tương đối. Khi nền kinh tế thế giới ngày càng có xu hướng toàn
cầu hóa, thì lợi thế trong việc xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên hay lao động rẻ ngày
càng mờ nhạt (Fairbanks & Lindsay, 1997). Một cách nhìn về địa phương mà nhiều nhà
hoạch định chính sách đều đồng ý đó là việc xem một địa phương như là một thương
hiệu gọi là thương hiệu địa phương, để tiếp thị nó (Kotler và cộng sự, 2002), gọi chung
là tiếp thị địa phương (Marketing Places). Ngày nay nhiều nước trên thế giới, Chính
phủ sẽ quyết định “tiếp thị” bản thân quốc gia mình thông qua hoạt động marketing
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 155

địa phương một cách tích cực, chiến lược này được thiết lập thông qua việc thiết lập cơ
quan xúc tiến đầu tư (UNIDO, 1994). Marketing địa phương là một lĩnh vực khoa học
còn rất mới tại Việt Nam, cả về học thuật và thực tiễn. Các địa phương nói chung còn
hạn chế trong nhận thức về vai trò xây dựng hình ảnh của mình đối với các nhà đầu
tư và khách hàng từ bên ngoài lãnh thổ, dẫn đến việc thu hút vốn đầu tư, du khách và
đội ngũ lao động chuyên nghiệp từ bên ngoài chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế
của địa phương. Theo P.Kotler, “Marketing địa phương được định nghĩa là việc thiết kế
hình tượng của một vùng lãnh thổ để thoả mãn nhu cầu của những thị trường mục tiêu.
Điều này thành công khi người dân và các doanh nghiệp sẵn lòng hợp tác với cộng đồng
và sự mong chờ của những người du lịch và các nhà đầu tư”. Như vậy chúng ta có thể
hiểu rằng marketing địa phương là những chính sách, giải pháp, hoạt động của chính
quyền, tổ chức, người dân nhằm hiểu biết và thỏa mãn nhu cầu, mong muốn của nhà
đầu tư nước ngoài, qua đó, thu hút nhiều dự án đầu tư vào một địa phương. Chiến lược
Marketing địa phương đòi hỏi các vùng lãnh thổ, các địa phương không chỉ nắm vững
nhu cầu của khách hàng mà còn hiểu biết sâu sắc các quy trình ra quyết định của khách
hàng để có giải pháp thích hợp thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến với địa phương.
Hoạt động marketing lãnh thổ của một địa phương phụ thuộc đồng thời vào các nhân
tố bên ngoài và bên trong địa giới quản lý. Điều này đòi hỏi chủ thể marketing lãnh thổ
cần phải nhận biết và thích nghi tốt nhất với các nhân tố bên ngoài trên cơ sở kết hợp
huy động và sử dụng hiệu quả các nhân tố bên trong. Đối với các nhân tố bên ngoài, cần
đặc biệt quan tâm đến nhân tố môi trường thể chế - luật pháp cũng như hành vi lựa chọn
địa điểm của nhà đầu tư. Đối với nhóm nhân tố bên trong, lãnh đạo địa phương và đơn
vị chức năng (như Sở KHĐT) có vai trò quyết định đến việc tạo lập môi trường đầu tư
của địa phương nhằm thu hút hiệu quả FDI.
2.3. Sự cần thiết của hoạt động xúc tiến đầu tư và marketing địa phương đối với một
quốc gia/ địa phương trong giai đoạn hiện nay
Thực tiễn quản lý đầu tư cho thấy các dòng vốn đầu tư trong nước và FDI không
thể được xem như một thứ nghiễm nhiên có được. Do ngày nay trong chiến lược hội
nhập, toàn cầu hóa, các quốc gia vẫn tiếp tục tự do hóa, các công ty đa quốc gia đang bị
thu hút về những nơi nào có những điều kiện phát huy hợp lý nhất. Hơn nữa theo WB
(2020), dòng vốn FDI trên toàn cầu sẽ giảm sút trong những năm tới, một phần do suy
thoái kinh tế vốn có và một phần do ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid-19
(Đặng Hoài Linh, 2020). Sự cạnh tranh về thu hút FDI giữa các quốc gia và vùng lãnh
thổ khác nhau dường như bắt đầu nóng hơn và gay gắt hơn. Kết quả là đang có một một
bước chuyển để phát huy hiệu quả hơn từ cách tiếp cận thu hút thiên về quản lý chính
sách sang cách tiếp cận thiên về xúc tiến quảng bá marketing để cạnh tranh thu hút đầu
tư (Chính phủ, 2018). Bước chuyển này tập trung vào khái niệm về khuyến khích đầu
tư cùng các kỹ thuật được sử dụng và việc hình thành các chiến lược thích ứng với các
156 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

điều kiện và nhu cầu đầu tư khác nhau của các nguồn vốn. Tầm quan trọng được đánh
giá cao của các nguốn vốn trong và ngoài nước đối với phát triển một nền kinh tế và sự
cạnh tranh mạnh mẽ hơn giữa các địa phương làm cho việc xúc tiến đầu tư trở thành
một hoạt động ngày càng được chú trọng gia tăng không chỉ ở các nước phát triển mà
còn ở các nước đang phát triển (Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, 2017).
Xây dựng chiến lược Marketing địa phương là tìm cách phát huy những đặc thù
riêng của địa phương mình nhằm hấp dẫn những thị trường và khách hàng muốn nhắm
tới, vì thế nó phải dựa trên tiêu chí coi nhà đầu tư và khách hàng là trọng tâm. Cạnh
tranh giữa các địa phương với nhau không chỉ là chất lượng sản phẩm và giá cả rẻ, mà
còn cạnh tranh bằng cơ chế - chính sách, sự tận tụy - chuyên nghiệp của bộ máy nhà
nước, thái độ ứng xử văn minh lịch sự của người dân, uy tín của doanh nhân và thương
hiệu của doanh nghiệp.

3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VỀ CÔNG TÁC XÚC TIẾN ĐẦU TƯ VÀ


MARKETING ĐỊA PHƯƠNG TẠI TPHCM
Thành phố Hồ Chí Minh đã tập trung đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư gắn với
hoạt động marketing địa phương trong nhiều năm qua, nhờ vậy đã góp phần quảng bá,
thúc đẩy hoạt động đầu tư phát triển các nguồn lực kinh tế doanh nghiệp xã hội, nhất là
sau thời điểm khi Việt Nam ký kết và tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA),
trở thành nền kinh tế có độ mở lớn. Nhìn lại kết quả xúc tiến quảng bá với sau hơn 35
năm mở cửa, hội nhập và cải cách thể chế quản lý và môi trường đầu tư kinh doanh, Việt
Nam nói chung và TPHCM nói riêng đã trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu
tư (NĐT) trong và ngoài (UBND thành phố Hồ Chí Minh, 2021). Các hoạt động cụ thể
được ghi nhận như sau:
Theo Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM (ITPC, 2021), hoạt động
xúc tiến thương mại và đầu tư gắn với công tác quảng bá marketing địa phương được
ITPC phối hợp chặt chẽ với các sở ban ngành của Thành phố đã mang lại nhiều kết quả
khích lệ, cụ thể để cung cấp một cách hệ thống và đồng bộ thông tin về đặc thù của điểm
đến đầu tư, ITPC đã phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Du lịch, Sở Tài nguyên
và Môi trường, Sở Công thương,… để thực hiện các chương trình giới thiệu quảng bá
về môi trường đầu tư tại địa phương. Giai đoạn từ 2016 đến 2020 dưới sự chỉ đạo của
Thành ủy, UBND Thành phố đã tập trung trọng tâm vào các hoạt động gồm: Nghiên
cứu tiềm năng, thị trường, xu hướng và đối tác đầu tư; Xây dựng hình ảnh, tuyên truyền,
quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng, cơ hội và kết nối đầu tư thông
qua công tác quảng bá marketing địa phương; Hỗ trợ, hướng dẫn, tạo thuận lợi cho hoạt
động đầu tư trong và ngoài nước; Xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu phục vụ
cho hoạt động xúc tiến đầu tư và quảng bá; Xây dựng danh mục dự án thu hút đầu tư;
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 157

Xây dựng các ấn phẩm, tài liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư; Đào tạo, tập huấn,
tăng cường năng lực về xúc tiến đầu tư gắn với marketing địa phương; Hợp tác trong nước
và quốc tế về xúc tiến đầu tư. Theo Báo cáo của Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu
tư TPHCM (ITPC), ghi nhận các hoạt động điển hình gồm:
– Tính từ 2016 đến tháng 12/2020, ITPC đã tổ chức được 201 hoạt động xúc tiến
thương mại và đầu tư trong và ngoài nước thông qua các sự kiện hội chợ - triển lãm
thương mại và đầu tư, khảo sát thị trường, kết nối doanh nghiệp, tổ chức các hội nghị
xúc tiến đầu tư, giới thiệu môi trường và các dự án đầu tư địa phương, tiếp xúc và trao
đổi với đoàn doanh nghiệp các nước… góp phần đẩy mạnh thu hút đầu tư, hỗ trợ doanh
nghiệp trong nước phát triển thị trường xuất khẩu, mở rộng thị phần sang các tỉnh/
thành lân cận và cả nước. Tiếp đón và chủ động làm việc với hơn 300 đoàn gồm các
cơ quan xúc tiến, doanh nghiệp và các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài như Hàn
Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Cuba, Nga, Mỹ, Ấn Độ,
Canada, Colombia, các nước khối EU, Úc,… đến tìm hiểu về môi trường và các dự án
đầu tư tại Thành phố. ITPC đã phối hợp với Sở KH và ĐT chuẩn bị hệ thống các tài liệu
giúp quảng bá và giới thiệu hình ảnh, chính sách ưu đãi của điểm đến đầu tư TPHCM,
lĩnh vực đầu tư ưu tiên thu hút mời gọi với các nhà đầu tư, góp phần tăng cường sức hút
đầu tư và cải thiện niềm tin của doanh nghiệp trong và ngoài nước vào môi trường đầu
tư kinh doanh thông thoáng của Thành phố.
– Bên cạnh đó, theo Báo cáo của ITPC (2020), ghi nhận đến 12/2020, IPTC Đã
tổ chức được 124 hoạt động xúc tiến xuất khẩu nhằm hỗ trợ kết nối giao thương giữa
doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh và doanh nghiệp nước ngoài (B2B); 65 hoạt
động kết nối (B2B) giữa doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh với các nước như: Nhật
Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore, Indonesia, Thái Lan, Lào, Malaysia, Dubai,
Israel, Nga, Ý, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Pháp, Ba Lan,...
– Tổ chức hệ thống đối thoại giữa doanh nghiệp và Chính quyền Thành phố: đã
giải đáp 1.760 câu hỏi vướng mắc của doanh nghiệp về thuế, bảo hiểm xã hội, chính sách
đầu tư, công nghệ thông tin, quản lý thị trường bất động sản, xây dựng… qua mạng và
qua 12 Hội nghị đối thoại trực tiếp giữa doanh nghiệp với lãnh đạo các sở, ban ngành
Thành phố (ITPC, 2021).
– Cập nhật và cung cấp thông tin cần thiết cho doanh nghiệp qua Cổng thông tin
điện tử thương mại và đầu tư (MIS), đã cập nhật mới 15 tài liệu về hướng dẫn và bí kíp
xuất khẩu, nâng tổng số lên 88 tài liệu; có 749 tài liệu báo cáo của 68 sản phẩm trong 21
ngành hàng ứng với từng thị trường, được thực hiện theo 3 cấp: thị trường ngành hàng
cấp 1, thị trường sản phẩm cấp 2 và sản phẩm kết hợp với thị trường quốc gia (PMC
– Product Market Combination); cập nhật biểu thuế xuất nhập khẩu 2018 (phiên bản
tiếng Anh) (Vũ Duy Vĩnh, Vũ Hoàng Yến, 2017).
158 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

– Tổ chức Chương trình truyền hình chủ đề: Xúc tiến thương mại - đầu tư - du
lịch; Quảng bá marketing địa phương và công tác cải cách hành chính, đã thực hiện 12
số phát sóng trên kênh truyền hình VTV9 định kỳ lúc 18g30 vào Chủ nhật tuần cuối mỗi
tháng với nhiều thông tin hữu ích cho cộng đồng doanh nghiệp thành phố cũng như các
nhà đầu tư nước ngoài.
– Năm 2020, giữa bối cảnh khó khăn do đại dịch Covid-19 bùng nổ, Trung tâm
Xúc tiến Thương mại và Đầu tư đã năng động tìm cách phục vụ doanh nghiệp và thực tế
đã có những hoạt động xúc tiến đầu tư đáng ghi nhận. Theo ITPC, trong các năm 2019,
2020, ITPC đã thực hiện hơn 200 hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư (XTTM-ĐT)
trong nước và nước ngoài. Trong đó có nhiều hội thảo tổ chức trực tuyến (online) để
đảm bảo tính cập nhật thông tin và đáp ứng trong tình hình đại dịch Covid-19 đang diễn
ra. Cùng với việc tiếp tục khai thác thu hút những thị trường đã có, các chương trình
XTTM-ĐT ở nước ngoài của TPHCM trong năm 2019 được mở rộng thêm đến một số
nước tiềm năng trong các khu vực trên thế giới. Trong đó tập trung vào các thị trường
như Singapore, Lào, Myamar trong ASEAN; Đức, Nga, Anh, Hà lan tại khu vực châu
Âu; Hoa Kỳ, Canada, Cuba tại khu vực châu Mỹ; Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông
tại khu vực Đông Bắc Á. Gắn với công tác xúc tiến, công tác marketing địa phương cũng
được chú trọng triển khai quảng bá đối với các thị trường mới ở châu Mỹ, châu Âu.
ITPC cũng còn tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến mời gọi đầu tư cho thành phố. Trong
đó, Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2019 đã mời gọi đầu tư 210 dự án, với tổng vốn đầu tư
gần 1,2 triệu tỷ đồng tương đương gần 54 tỷ USD vào các lĩnh vực hạ tầng giao thông, cơ
sở hạ tầng, nông nghiệp, thương mại – dịch vụ, chỉnh trang đô thị, giáo dục, y tế (ITPC,
2021; Vũ Duy Vĩnh & Vũ Hoàng Yến, 2017)...
Trong hoạt động XTTM-ĐT trong nước, ITPC cũng đã mở rộng quảng bá và kết
nối nhiều kênh thương mại nội địa cho DN qua các hoạt động quảng bá sản phẩm DN
của thành phố đến các tỉnh thành; kết nối đưa hàng Việt Nam vào nhiều kênh bán hàng
trong nước và nước ngoài; phối hợp với các tỉnh thành XTTM-ĐT...
Tổ chức thành công 38 hội nghị, hội thảo cung cấp thông tin cho doanh nghiệp
trong nước về thị trường, ngành hàng; Ký kết 12 biên bản thỏa thuận hợp tác trong lĩnh
vực xúc tiến thương mại và đầu tư hỗ trợ doanh nghiệp (trong đó có doanh nghiệp khởi
nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo); 42 hoạt động xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước nhằm
kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào 04 ngành công nghiệp trọng yếu,
09 lĩnh vực ưu tiên và 07 chương trình đột phá của Thành phố; 35 hoạt động hỗ trợ
doanh nghiệp Thành phố phát triển thị trường nội địa, mở rộng thị phần sang các tỉnh/
thành lân cận và cả nước. 7116 hoạt động B2B giữa doanh nghiệp với các nước. 7224
hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp thành phố phát triển thị trường nội địa (ITPC, 2021).
Theo ITPC, trong năm 2020 và đầu năm 2021, Trung tâm ITPC tiếp tục tổ chức
mở rộng các chương trình XTTM, XTĐT ở nhiều quốc gia, nhiều thị trường, nghiên cứu
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 159

thêm những phương thức mới xúc tiến xuất khẩu và đẩy mạnh thị trường trong nước
cho DN; Tiếp tục chủ động mời gọi các nhà đầu tư vào các dự án thuộc 7 chương trình
đột phá, 4 ngành công nghiệp trọng yếu, 9 lĩnh vực dịch vụ ưu tiên của thành phố, các
dự án thuộc Đề án đô thị thông minh, góp phần phát triển kinh tế xã hội, cải thiện môi
trường kinh doanh, môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của thành phố, tạo
niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài và DN trong nước.
Bên cạnh các chương trình xúc tiến thương mại – đầu tư ở nước ngoài nhằm đẩy
mạnh xuất khẩu và thu hút đầu tư trực tiếp, năm 2019, ITPC còn tổ chức nhiều hội chợ,
triển lãm, hội nghị, hội thảo tại thành phố; tích cực quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp
đến các tỉnh, thành; tổ chức các chương trình huấn luyện - đào tạo, trang bị cho doanh
nghiệp kiến thức hội nhập, thông tin thị trường, các chính sách thương mại – đầu tư của
các nước, giúp doanh nghiệp tránh những rủi ro trong kinh doanh (ITPC, 2021).
Tổ chức gắn kết đối thoại với các nhà đầu tư nước ngoài với hình thức Hội nghị
Bàn tròn. Trong năm 2019, đúc kết thành công các hội nghị trước, đã mở rộng thêm các
hội nghị gồm “Hội nghị Bàn tròn giữa chính quyền TP HCM và Hiệp hội doanh nghiệp
Anh quốc tại Việt Nam”, “Hội nghị Bàn tròn giữa lãnh đạo TP HCM và các doanh
nghiệp Nhật Bản, ghi nhận các đề xuất của doanh nghiệp nước nhằm xây dựng môi
trường đầu tư, kinh doanh của thành phố ngày càng tốt hơn.
- Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM (ITPC), tổ chức định kỳ hội
nghị hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm cập nhật kịp thời các nguồn thông tin về chính
sách quản lý, được ITPC cụ thể hóa qua việc triển khai hội nghị gặp gỡ các nhà đầu tư
trong và ngoài nước nhằm giới thiệu các quy định cập nhật tại các văn bản pháp luật
như: Luật Đầu tư năm 2014, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 sửa đổi, (bổ sung
năm 2013), Luật thuế xuất nhập khẩu 2016, và các văn bản hướng dẫn thi hành khác.
Ngoài ra còn thông báo đến các nhà đầu tư về các chính sách ưu đãi đầu tư cập nhật
để thu hút nguồn vốn FDI hiện nay là: miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu, thuế thu nhập
doanh nghiệp hoặc cho thuê đất với mức giá ưu đãi. Theo đó, để xác định chế độ ưu đãi
đầu tư với từng dự án thì dựa vào những tiêu chí sau: dựa vào địa điểm đầu tư; dựa vào
lĩnh vực kinh doanh; dựa vào số lượng việc làm tạo ra; dựa vào tổng mức đầu tư,… (ITPC,
2021; UNIDO, 1994).

4. KẾT QUẢ TÌNH HÌNH THU HÚT CÁC NGUỒN ĐẦU TƯ TRONG VÀ
NGOÀI NƯỚC CHO PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG DOANH NGHIỆP TẠI
TPHCM
4.1. Thu hút nguồn đầu tư nước ngoài tại TPHCM thời kỳ 2015-2020 (UBND Thành
phố Hồ Chí Minh, 2021; Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Thế giới, 2018; Cục
Thống kê TPHCM)
Sau hơn 35 năm đổi mới và phát triển, nền kinh tế Việt Nam nói chung và TPHCM
nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu ghi nhận, một trong những thành tựu nổi bật đó
160 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

là lĩnh vực hoạt động thu hút đầu tư cho mục tiêu phát triển kinh tế doanh nghiệp. Áp
dụng chính sách mở cửa hội nhập, chính sách ưu đãi, tạo môi trường kinh doanh hấp
dẫn, nhờ đó trong những năm qua Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng đã thu hút
được một số lượng lớn dự án và nguồn vốn FDI.

Hình 1. Quy mô hoạt động đầu tư từ nguồn FDI vào Việt Nam thời kỳ 2010-2021
Nguồn: Tổng hợp và vẽ từ số liệu Cục Đầu tư Nước ngoài và Tổng cục Thống kê
2021* số liệu tính đến cuối tháng 9/2021

Môi trường đầu tư địa phương TPHCM có nhiều điểm mạnh thu hút về FDI được
các nhà đầu tư đánh giá cao như: môi trường an ninh-chính trị ổn định, có vị trí địa lý
thuận lợi giao thương với thế giới, vừa là trung tâm kết nối của cả nước và khu vực, vừa
là cửa ngõ để thâm nhập các nền kinh tế ở khu vực phía tây Bán đảo Đông Dương, cùng
với các chính sách thông thoáng, ưu đãi, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư. Bên cạnh đó nhìn
trên tầm quốc gia, Việt Nam là quốc gia có quy mô dân số lớn, lực lượng lao động trẻ và
có tính cơ động cao; chi phí lao động thấp hơn và giá thuê các khu công nghiệp trung
bình cũng thấp hơn 45% đến 50% so với các nước trong khu vực (Thái Lan, Malaysia,
Indonesia) (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Thế giới, 2018). Thể chế, luật pháp và
sự minh bạch của Việt Nam cũng đang dần được hoàn thiện, gắn với hội nhập sâu rộng
quốc tế (với việc Việt Nam đã ký kết các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới quan
trọng như CPTPP, EVFTA, RCEP hay kết thúc đàm phán UKVFTA để hội nhập kinh
tế quốc tế), điều này không những tạo điều kiện cho các nhà đầu tư yên tâm hoạt động
lâu dài mà còn giúp các doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu
một cách thuận lợi. Phân theo địa bàn đầu tư, nguồn FDI hiện nay đã đầu tư phân bổ
trên địa bàn 58 tỉnh, thành phố trên cả nước.Nếu xét về số dự án, các nhà ĐTNN vẫn tập
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 161

trung đầu tư nhiều tại các thành phố lớn, có cơ sở hạ tầng thuận lợi như Thành phố Hồ
Chí Minh, Hà Nội, Bắc Ninh, (Trong đó, TP Hồ Chí Minh dẫn đầu cả về số dự án mới
(33,3%)). Qua thực tiễn cho thấy một khi môi trường đầu tư được thông thoáng thu hút
các nguồn lực xã hội vào hoạt động đầu tư phát triển sẽ tạo nên những tác động mạnh
mẽ, nhiều mặt tới phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Nhận thức được vai trò và ý
nghĩa đó, với sự điều hành linh hoạt các chính sách ưu đãi về đầu tư của Trung ương
cũng như sự vận dụng của địa phương, đặc biệt từng bước xây dựng và hoàn thiện thể
chế, môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn TPHCM. Thực tiễn quản lý đầu tư cho
thấy, khả năng thu hút nguồn vốn xã hội đầu tư trên một địa bàn lãnh thổ phụ thuộc
vào điều kiện môi trường đầu tư hiện hữu của địa phương, thể hiện qua các yếu tố như
vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, nguồn tài nguyên, chi phí, đặc biệt là cơ chế, chính sách,
nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội khác của địa phương.Thông qua quá trình phát
triển kinh tế ở Việt Nam và TPHCM các năm qua cho thấy có rất nhiều giải pháp thực
thi cho bài toán thu hút đầu tư, nhưng tính hiệu quả trong dài hạn vẫn còn là vấn đề
đáng quan tâm. Các địa phương phải làm thế nào để tạo dựng môi trường đầu tư hấp
dẫn, hỗ trợ phát triển hệ thống doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn trong điều kiện
cạnh tranh là câu hỏi đang được đặt ra. Một cách tiếp cận khác khá hiệu quả mà nhiều
nước đã áp dụng thành công thời gian qua để góp phần giải quyết vấn đề này đó là vận
dụng nguyên lý của marketing địa phương gắn với hoạt động xúc tiến đầu tư để quảng
bá giới thiệu về môi trường đầu tư ở địa phương. Ngày nay, hoạt động Marketing và xúc
tiến không chỉ có ý nghĩa ở phạm vi doanh nghiệp, ngành nghề nào đó mà đang được
phát triển ngày càng mạnh mẽ trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, vào những vùng lãnh
thổ khác nhau. TPHCM có thể vận dụng tính ưu việt của marketing địa phương để cải
thiện và tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh cho phát triển kinh tế địa phương từ
bài học thành công của các nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Malaysia,...
Về tình hình đầu tư nước ngoài, giai đoạn 2016-2020, theo số liệu từ Cục Thống
kê và Sở Kế hoạch Đầu tư TPHCM, tính chung, tổng vốn đầu tư cấp mới và điều chỉnh
(bao gồm tăng và giảm vốn), góp vốn mua cổ phần là 29,8 tỷ USD, tăng 111,5% so giai
đoạn 2011-2015. Đến cuối năm 2020, trên địa bàn thành phố có 10.321 dự án đầu tư
nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư kể cả cấp mới và tăng vốn là 49,2 tỷ USD.
Nếu tính riêng cho giai đoạn gần đây 2015-2020, số dự án FDI đầu tư đang ký mới hàng
năm tại TPHCM tăng bình quân hàng năm là 24,19% nhưng về quy mô vốn đăng ký thì
giảm trung bình 10,03% (hình 2). Về Lĩnh vực đầu tư hoạt động SXKD chủ yếu phân bố
với 4 ngành chính: Thương mại (24,10%); hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ
(24,02%); Kinh doanh bất động sản (20,12%); Sản xuất công nghiệp (12,41%) (hình 4).
162 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Hình 2. Dự án đầu tư nước ngoài FDI cấp phép tại TPHCM thời kỳ 2015-2020
Nguồn: Vẽ theo số liệu của Cục Thống kê TPHCM, 2015-2020

Về Cơ cấu đầu tư theo quốc gia và vùng lãnh thổ, hiện có hơn 32 quốc gia và vùng
lãnh thổ tham gia đầu tư trên địa bàn, trong đó chiếm tỷ trọng vốn lớn nhất phải kể
đến Singapore (26,08%); Hàn Quốc (18,06%); Nhật Bản (10,98%); British Virgin Islands
(9,29%); Cayaman Islands (6,2%) (hình 3).

Thái Lan 1.22%


CHLB Đức 1.71%
Hong Kong 2.28%
Trung Quốc 2.47%
Đài Loan 2.90%
Vương Quốc Anh 3.39%
Hoa Kỳ 3.49%
Hà Lan 3.85%
Cayaman Islands 6.29%
British Virgin Islands 9.29%
Nhật Bản 10.98%
Hàn Quốc 18.06%
Singapore 26.08%
0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00%

Hình 3. Tỷ trọng vốn đầu tư FDI chia theo Quốc gia và Vùng lãnh thổ tại TPHCM
thời kỳ 2018-2020
Nguồn: Vẽ theo số liệu của Cục Thống kê TPHCM, 2015-2020
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 163

Hình 4. Tỷ trọng vốn đầu tư FDI chia theo lĩnh vực SXKD tại TPHCM
thời kỳ 2018-2020
Nguồn: Vẽ theo số liệu của Cục Thống kê TPHCM, 2015-2020(5)

Những thành tích trong thu hút FDI của TPHCM nêu trên là rất đáng ghi nhận.
Đóng góp rõ nét của dòng vốn FDI đầu tư vào địa bàn TPHCM là làm thay đổi cơ cấu
trong suốt 10 năm qua từ 2011-2020. Trong giai đoạn đầu, xu hướng chính của dòng
vốn này có vẻ như tập trung vào thị trường dịch vụ mới nổi trên địa bàn như xây dựng,
khách sạn, nhà ở phân khúc cao cấp, ngân hàng và tài chính và viễn thông (Bộ Kế hoạch
và Đầu tư, Ngân hàng Thế giới, 2018; Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương,
2017). Đến các năm gần đây dòng vốn FDI như chảy vào lĩnh vực sản xuất hàng xuất
khẩu như may mặc, giày da, hàng điện tử ngày càng rõ nét nhất là lĩnh vực công nghiệp
công nghệ cao. Xu hướng này dẫn đến sự thay đổi từ khuyến khích dòng vốn sang
khuyến khích về lĩnh vực công nghiệp, hàng công nghệ,… Điều này cũng được thấy qua
sự biến động vốn đầu tư các dự án FDI tiếp tục giảm quy trung bình trên mỗi dự án đầu
tư trong thời gian gần đây. Xu hướng này phản ánh sự thay đổi của chính sách FDI về
phân bổ vai trò tham gia trong chuỗi cung ứng toàn cầu của các tập đoàn công nghiệp
lớn trên thế giới.
Tuy nhiên nếu xét về số dự án đầu tư FDI, quy mô vốn của dự án, vốn trung bình/
dự án còn thấp, lĩnh vực đầu tư chưa đồng bộ theo quy hoạch ngành nhất là thu hút dự
án có hàm lượng khoa học công nghệ cao chưa đạt như mong muốn, tỷ trọng đầu tư vào
một số ngành dịch vụ còn cao. Điều này chưa thực sự mang lại hiệu quả cho Thành phố
164 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

về tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách. Về phía quản lý địa phương, nhìn nhận khách
quan vẫn còn một số những hạn chế nhất định như chưa chú trọng đúng mức và tính
hiệu quả của việc tiếp cận trực tiếp nhà đầu tư để thực hiện công tác quảng bá marketing
địa phương và xúc tiến đầu tư. Công tác quảng bá marketing còn thiếu chuyên nghiệp
và không liên tục. Ngoài ra về vĩ mô, môi trường đầu tư tại địa phương chưa đáp ứng
đầy đủ yêu cầu của các nhà đầu tư về một số khía cạnh như: Tính công khai, minh bạch,
ổn định, dễ dự báo về thể chế, chính sách và luật pháp; tính thực thi pháp luật nghiêm
minh, thống nhất, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư chưa đảm bảo; thủ
tục hành chính đơn giản và bảo đảm thời gian đã quy định vẫn còn hạn chế,… Tóm lại,
với hai thập kỷ qua, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đóng góp một phần quan
trọng vào sự phát triển kinh tế chung của TPHCM. Đặc biệt trong thập niên gần đây từ
2011-2020, số lượng dự án và vốn đăng ký đã tăng lên nhanh chóng, cột mốc được ghi
nhận cao nhất là năm 2015 tổng vốn đầu tư đăng ký mới lên tới 2,810 tỷ USD tương ứng
555 dự án (năm 2017 chỉ đạt 2,345 tỷ USD, dự án là 802 dự án). Sự gia tăng này cho thấy
các nhà đầu tư đã có niềm tin và coi TPHCM là một điểm đến đầu tư tin cậy và hấp dẫn.
4.2. Thực trạng khuyến khích phát triển doanh nghiệp đầu tư trong nước
TPHCM tiếp tục thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế tư
nhân nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng trở thành một động lực quan
trọng của kinh tế Thành phố. Khuyến khích, hỗ trợ để hình thành chiến lược phát triển
các doanh nghiệp có quy mô lớn, tiềm lực mạnh, có khả năng cạnh tranh cao ở khu vực
và quốc tế.

Hình 5. Cơ cấu doanh nghiệp tại TPHCM năm 2020


Nguồn: Vẽ theo số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư và Cục Thống kê TPHCM
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 165

Theo Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội 5 năm 2015-2020 của
UBND TPHCM (UBND Thành phố Hồ Chí Minh, 2021). Giai đoạn 2016 đến năm 2020
do tình hình kinh tế trong nước có sự tăng trưởng mạnh mẽ, nên tổng số doanh nghiệp
nội địa được cấp phép thành lập mới tại TPHCM tăng nhanh, đạt 209.109 doanh nghiệp
với tổng vốn đăng ký là 2.810.406 tỷ đồng, chiếm 31,9% trong tổng số DN đăng ký mới
của cả nước. Nếu so với giai đoạn 2011-2015 tăng 58% về số lượng doanh nghiệp và tăng
236% về tổng vốn đăng ký (UBND Thành phố Hồ Chí Minh, 2021). Đạt tốc độ tăng bình
quân hàng năm về số dự án đăng ký mới là 5,44%/năm, và tăng 41,71%/năm so về quy
mô vốn (hình 5). Tính chung tổng vốn đăng ký và bổ sung là 4.398.275 tỷ đồng, tăng
177% so với cùng kỳ (bảng 2).
Bảng 2. Tình hình đầu tư phát triển hệ thống doanh nghiệp trong nước
tại Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2011-2020
Tổng số doanh nghiệp được Vốn đăng ký
Thời kỳ
cấp phép thành lập mới (tỷ đồng)
Giai đoạn 2011-2015 132.109 837.013
Giai đoạn 2026-2020 209.109 2.810.406
Trong đó:
+ Năm 2019 44.000 697.354
+ Năm 2020 40.302 1.115.256
Nguồn: Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội 5 năm (2015-2020), phương
hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp 5 năm của UBND_TPHCM (2020-2025) (10)

Doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân phát triển mạnh đã tác động tích cực đến
chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn theo đúng hướng, tạo công việc làm cho người
dân thành phố và người dân các tỉnh khác về thành phố làm việc. Đã có 1.547.579 lượt
lao động được giải quyết việc làm, trong đó có 659.922 chỗ làm mới. Bình quân mỗi năm
giải quyết việc làm cho 309.516 lượt lao động và 131.984 chỗ làm mới (UBND Thành
phố Hồ Chí Minh, 2021; Cục Thống kê TPHCM).
166 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Hình 6. Thực trạng việc cấp phép thành lập doanh nghiệp trong nước
thời kỳ 2015-2020 tại TPHCM
Nguồn: Vẽ theo số liệu của Cục Thống kê TPHCM, 2015-2020

5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ DƯỚI
GÓC NHÌN HOẠT ĐỘNG MARKETING ĐỊA PHƯƠNG VÀ XÚC TIẾN
ĐẦU TƯ
5.1. Giải pháp chung
• Giải pháp trước mắt:
Hiện nay, TP Hồ Chí Minh đang chú trọng thực hiện các giải pháp khắc phục các
tác động tiêu cực của dịch Covid-19. Để đảm bảo môi trường hoạt động khu vực doanh
nghiệp sớm phục hồi. Theo đó, tập trung hỗ trợ DN duy trì hoạt động sản xuất - kinh
doanh trong điều kiện bảo đảm an toàn. Bên cạnh đó, đánh giá tình hình và đề ra các giải
pháp thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các chính sách hỗ trợ DN nhỏ và vừa theo Luật Hỗ
trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017; ban hành kế hoạch hỗ trợ và phát triển DN nhỏ
và vừa năm 2021 và giai đoạn 2021-2025... Đổi mới, mở rộng và triển khai thực hiện có
hiệu quả quy định về hỗ trợ lãi vay theo Chương trình kích cầu đầu tư của Thành phố.
Tiếp tục đẩy mạnh chương trình kết nối ngân hàng - DN nhằm tạo điều kiện để DN tiếp
cận nguồn vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi...
• Giải pháp lâu dài:
Về giải pháp mang tính bao trùm đó là tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư địa
phương, là nền tảng của sự thu hút thành công các nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp
trong và ngoài nước. Thành phố Hồ Chí Minh đã đề ra 10 nhóm giải pháp để cải thiện
môi trường đầu tư nhằm thu hút nhà đầu tư nước ngoài với quy mô và chất lượng dự án
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 167

ngày càng tốt hơn. Theo đó, tập trung vào những vấn đề chính yếu (Vũ Duy Vĩnh, Vũ
Hoàng Yến (2017): Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính; Thực hiện trách nhiệm chung
trong công tác phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan có liên quan; Xây dựng điều kiện
thuận lợi để các doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn lực đất đai trong hoạt động khai
thác đầu tư; Tiến hành chuyển đổi số và khoa học - công nghệ; Tăng cường đầu tư công;
Tổ chức tốt công tác quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng; Đào tạo nguồn lao động cung
ứng cho thị trường; Hỗ trợ các DN tiếp cận nguồn lực tài chính; tạo hành lang pháp lý
và an ninh trật tự; tập trung khắc phục các tác động tiêu cực do dịch Covid-19.
5.2. Giải pháp hỗ trợ về xúc tiến đầu tư và marketing địa phương để thu hút đầu tư
Qua nhiều thập kỷ áp dụng chính sách cải thiện môi trường đầu tư hiệu quả.
Chiến lược thu hút vốn FDI thế hệ mới tại VN nói chung và địa bàn TPHCM nói riêng
đang được xây dựng nhằm đáp ứng đòi hỏi phát triển kinh tế địa phương cho giai đoạn
2021-2026. Chiến lược này được đưa ra là nhằm khắc phục những nhược điểm của FDI
trong thời gian vừa qua, phát huy ưu điểm và tiếp tục đẩy mạnh thu hút FDI cho phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời gian tới. Ngoài nhiệm vụ chính là cải thiện
tốt nhất môi trường đầu tư để đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư, một nhiệm vụ khá
quan trọng khác là củng cố, hoàn thiện hoạt động xúc tiến đầu tư gắn với marketing địa
phương ngày càng chuyên nghiệp, hiệu quả. Để làm được điều này, cần phải chú trọng
các nội dung sau:
- Thứ nhất, kết hợp với các sở ban ngành liên quan rà soát, xác định các ngành, lĩnh
vực ưu tiên cần thu hút, các thị trường cần nhắm đến đề mời gọi, mục tiêu nhằm định
hướng thu hút đầu tư một cách chủ động; hiệu quả, đảm bảo sự nhất quán giữa mục tiêu
thu hút đầu tư, thiết kế chính sách và việc thực thi chính sách của chính quyền thành
phố,từ đó xây dựng kế hoạch hành động, bài bản, thống nhất nhằm quảng bá đến nhà
đầu tư hiện tại và tiềm năng liên quan cung cấp nguồn vốn FDI.
- Thứ hai, Soát xét lại hệ thống tài liệu văn bản phục vụ công tác xúc tiến đầu tư và
marketing hiện có, do tình hình kinh tế thế giới và khu vực có nhiều biến động do cuộc
chiến tranh thương mại Mỹ -Trung, nhất là bối cảnh đại dịch Covid-19 đang hoành
hành chưa có dấu hiệu sớn chấm dứt nên nhiều tài liệu không còn phù hợp, nhu cầu
của nhà đầu tư có nhiều thay đổi và có những yêu sách thực tế hơn nhằm ngăn ngừa rủi
ro do khủng hoảng kinh tế xã hội mang lại nên bộ phận tham mưu (ITPC, Sở Kế hoạch
&ĐT,…) cần rà soát bổ sung từ phương thức quảng bá tiếp cận (online hoặc offline)
đến nội dung cập nhật (đánh giá điều kiện chính sách bình thường mới, Các hiệp định
FTA mới được ký kết, tình hình tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nâng
cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, huy động nguồn nhân lực, công trình hạ tầng
logistics mới, điều kiện tiếp cận kinh tế số tại địa phương,…).
168 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

- Thứ ba, Đối với hoạt động marketing địa phương, cần quảng bá, cung cấp thông
tin về thị trường lao động Việt Nam, năng lực đào tạo nghề và hệ thống giáo dục đào
tạo nói chung mà địa bàn TPHCM đang có ưu thế, xem đây như là một chuyên đề quan
trọng để thông tin đến các nhà đầu tư nắm biết về điều kiện đáp ứng từ nguồn nhân lực
địa phương, ngoài việc cung cấp thông tin còn tạo niềm tin cho nhà đầu tư trước khi
quyết định chọn TPHCM là điểm đến đầu tư.

- Thứ tư, Hoạt động xúc tiến đầu tư cần linh hoạt gắn với thực hiện công tác
marketing địa phương thông qua nhiều phương tiện xúc tiến đầu tư khác nhau để cải
thiện hình ảnh của đất nước, địa phương mình và giới thiệu cơ hội cho các nhà đầu tư.
Cần cải tiến các hoạt động xúc tiến trước đây, đặc biệt chú trọng các công đoạn biên
soạn phát hành tài liệu giới thiệu, hướng dẫn quy trình thực hiện đầu tư, và các bản
tin cập nhật về chính sách. Cần ưu tiên cho việc xây dựng và duy trì các trang web trên
internet có chất lượng cao vì đây là một trong những công cụ tiếp thị hữu hiệu và ít tốn
kém nhất. Các cuộc hội thảo, hội nghị xúc tiến đầu tư cần được tổ chức một cách chuyên
nghiệp và bài bản hơn, chú ý lồng ghép giữa hoạt động xúc tiến với hoạt động marketing
địa phương để nâng cao hiệu quả truyền thông. Có thể mời các nhà đầu tư đang thành
công hiện nay trên địa bàn TPHCM tham gia vào các hoạt động xúc tiến quảng bá.

- Thứ năm, Theo kết quả khảo sát của Tổ chức Quốc tế về kinh doanh (Pháp) thực
hiện vào năm 2011 đối với 1.426 DN công nghiệp tại 4 địa phương lớn của Việt Nam,
gồm cả khu vực FDI và DN tư nhân trong nước, các yếu tố quan trọng nhất mà các nhà
đầu tư quan tâm khi thực hiện đầu tư được sắp xếp theo các thứ tự sau: (1) Sự ổn định
về kinh tế và chính trị; (2) Chi phí lao động; (3) Chính sách thuế; (4) Khung pháp lý; và
(5) Chất lượng kết cấu hạ tầng. Như vậy, bên cạnh việc quảng bá điều về cải thiện môi
trường về chính sách ưu đãi thu hút đầu tư, các đơn vị thực hiện công tác xúc tiến và
marketing địa phương cần lưu ý về các nội dung định hướng mà các nhà đầu tư quan
tâm, đưa các tiêu chuẩn đánh giá này trong nội dung khi thiết kế trình bày chương trình
quảng bá xúc tiến đầu tư và marketing địa phương.

- Thứ sáu,Tổ chức đào tạo, tập huấn tăng cường năng lực nghiệp vụ về xúc tiến đầu
tư và hoạt động marketing địa phương. Từng bước nâng cao trình độ của cán bộ chuyên
trách làm xúc tiến đầu tư; cử cán bộ thực hiện công tác xúc tiến đầu tư đi học hỏi kinh
nghiệm tại một số địa phương có hoạt động xúc tiến đầu tư. Đồng thời gửi cán bộ tham
gia các khóa đào tạo, tập huấn, tăng cường năng lực về xúc tiến đầu tư trong các ngành,
lĩnh vực do Trung tâm Xúc tiến đầu tư phía Bắc, Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch
và Đầu tư; Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương tổ chức. Bện cạnh đó, tiếp tục
nâng cao trình độ về ngoại ngữ cho cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư. Từng bước xây
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 169

dựng đội ngũ làm công tác xúc tiến đầu tư nhằm đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.

- Thứ bảy, Xây dựng chương trình hành động cụ thể trong việc kết nối, hợp tác
với các tổ chức, Hội, Hiệp hội doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm xây dựng kênh
thông tin hiệu quả về môi trường đầu tư, định hướng thu hút đầu tư trong hoạt động xúc
tiến đầu tư vào các khu công nghiệp.Tăng cường kết nối để xây dựng các chương trình
công tác, làm việc cụ thể với các tổ chức. Tổng hợp biên soạn lại một cách hệ thống các
nội dung kêu gọi đầu tư (nước ngoài tại Việt Nam như Cơ quan hợp tác phát triển quốc
tế Hàn Quốc (KOICA), Cơ quan xúc tiến thương mại và đầu tư Hàn Quốc (KOTRA),
Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA)... để đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến và thu
hút đầu tư vào khu công nghiệp…

KẾT LUẬN
Thực tế chứng minh rõ ràng không phải một quốc gia, một địa phương có sẵn điều
kiện thiên nhiên ưu đãi và xã hội thuận lợi để tự thân “hữu xạ tự nhiên hương” trong
trường hợp thu hút mời gọi đầu tư đối với các dòng vốn trong và ngoài nước. Vì tầm
quan trọng của của mỗi nhân tố mang tính lợi thế thu hút đều có sự khác biệt giữa mỗi
địa phương. Kinh nghiệm các nước trên thế giới cho thấy, môi trường chính sách về đầu
tư có tầm quan trọng đặc biệt đối với một địa bàn có dân số đông tạo thị trường đủ lớn,
có vai trò trung tâm kinh tế của quốc gia, dễ tiếp cận các nguồn tài nguyên và nguồn lực
lao động như TPHCM. Quá trình quản lý cho thấy rằng một chính sách thông thoáng
tạo môi trường đầu tư thuận lợi kết hợp với một chương trình xúc tiến đầu tư gắn với
công tác marketing địa phương tích cực và được tiến hành bài bản và chuyên nghiệp là
điều kiện tối quan trọng và tiên quyết cho thành công của công tác mời gọi các nhà đầu
tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư trong các giai đoạn sắp đến.

Tài liệu tham khảo


Bộ Chính trị (2019). Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng
hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài
đến năm 2030.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Thế giới (2018). Chiến lược và định hướng chiến lược thu hút
FDI thế hệ mới giai đoạn 2018-2030.
Bộ Tài chính (2018). Chính sách thuế và ưu đãi đầu tư trong đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Kỷ yếu hội nghị 30 năm thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Chính phủ (2018). Chiến lược và định hướng chiến lược thu hút FDI thế hệ mới giai đoạn 2018-
2030.
Cục Thống kê TPHCM. Báo cáo tình hình kinh tế xã hội các năm 2016, 2017, 2018, 2019, 2020.
170 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII. NXB Chính trị
Quốc gia Sự Thật.
Đặng Hoài Linh (2020). Thu hút vốn FDI vào Việt Nam trong giai đoạn hậu đại dịch Covid-19.
Tổng cục Thống kê (2020). Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý IV/2019 và năm 2020.
Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư (ITPC) (2021). Báo cáo tình hình hoạt động các năm
2018, 2019, 2020. Các Bản tin Xúc tiến Thương mại và Đầu tư các năm 2017-2020.
UBND Thành phố Hồ Chí Minh (2021). Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội 5
năm (2015-2020), phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp 5 năm (2020-2025).
UNIDO (1994). Cẩm nang cho các Cơ quan xúc tiến đầu tư (Guidelines for investment Promotion
Agencies).
Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương - Trung tâm Thông tin tư liệu (2017). Đầu tư trực
tiếp nước ngoài: Một số vấn đề về thực trạng và giải pháp.
Vũ Duy Vĩnh, Vũ Hoàng Yến (2017). Việt Nam - 30 năm thu hút và sử dụng FDI. Tạp chí
Nghiên cứu Tài chính kế toán, 05(166)-2017.
Các trang điện tử:
https://plo.vn/thoi-su/10-nhom-giai-phap-cai-thien-moi-truong-dau-tu-o-tphcm-973422.
html
http://itpc.hochiminhcity.gov.vn/web/vi/assistance/documents/ban_tin_xttm_dt
http://itpc.hochiminhcity.gov.vn/-/webinar-chuyen-oi-e-thich-ung-an-toan-linh-hoat-voi-
Covid-19-chuyen-e-quan-tri-doanh-nghiep-thong-minh-viec-can-lam-khi-doa
https://ppp.tphcm.gov.vn/tin-tuc.html
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 171

KHÓ KHĂN - THUẬN LỢI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHI PHÁT


TRIỂN KINH TẾ SỐ Ở VIỆT NAM
ThS Phạm Thành Phước*

Tóm tắt
Bài viết giới thiệu về nền kinh tế số cũng như xu hướng chuyển đổi tất yếu của tất cả các
nền kinh tế trên thế giới. Theo đó, nền kinh tế Việt Nam cũng chịu sự ảnh hưởng bởi sự
thay đổi này. Bài viết phân tích các thuận lợi cũng như khó khăn của các doanh nghiệp
nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung khi bước trước thềm của sự chuyển đổi.
Từ khóa: Mô hình kinh tế số, chuyển đổi số.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Lựa chọn mô hình tăng trưởng kinh tế mới nào được xem là phù hợp nhất cho nền
kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh, bền vững, đưa Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập
trung bình, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, giải quyết tốt các vấn đề về xã hội và
môi trường, ứng phó hiệu quả trước những cú sốc nhiều mặt từ bên ngoài, đây là câu hỏi
cũng như trăn trở băn khoăn của hầu hết các doanh nghiệp trong nước của Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn giao thoa của những quan niệm mô hình phát triển
kinh tế kiểu cũ so với mô hình phát triển kinh tế dựa trên công nghệ và kỹ thuật. Có
nghĩa là mô hình tăng trưởng dựa chủ yếu vào các yếu tố đầu vào truyền thống là vốn,
lao động, tài nguyên… sang sử dụng ngày càng nhiều các yếu tố như vốn con người, ứng
dụng tiến bộ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Mô hình tăng trưởng mới đã được gợi mở, đó là tăng trưởng trên cơ sở sử dụng
hiệu quả các nguồn lực, tiến bộ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Đặc biệt là đẩy
mạnh đột phá xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ tạo nền tảng thúc đẩy sự phát
triển của những ngành mới, lĩnh vực mới, xã hội số, chính phủ số… và nhất là kinh tế số.
Trên thực tế, kinh tế số đã mang lại rất nhiều ưu thế cho các công ty, tập đoàn lớn
trên toàn cầu. Cụ thể, các doanh nghiệp lớn trên toàn cầu hầu hết đều liên quan đến
những nền tảng số, kinh tế số (Google, Apple, Amazon, Microsoft hay Alibaba). Những
ưu điểm nổi bật nhất trong những thế mạnh mà kinh tế số mang lại có thể kể tới: tăng
trưởng thương mại điện tử, thúc đẩy người dùng sử dụng internet và phát triển hệ thống

Khoa Kinh tế Tài nguyên và Môi trường – Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TPHCM.
*

Email: ptphuoc@hcmunre.edu.vn
172 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

hàng hóa và dịch vụ kinh tế số. Ngoài ba ưu điểm này, phát triển kinh tế theo định
hướng kinh tế số còn bảo đảm tính minh bạch. Cần hiểu rằng, minh bạch là một trong
những điểm mạnh của kinh tế số được nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm.
Sự minh bạch gián tiếp làm giảm lượng tiền tham nhũng thông qua các hoạt động trực
tuyến và hiển nhiên sẽ giúp kiểm soát tốt nền kinh tế hơn.
Đối với Việt Nam, kinh tế số có những đóng góp không nhỏ trong sự hội nhập
của các doanh nghiệp vào chuỗi công nghệ toàn cầu. Trong nền kinh tế số, các doanh
nghiệp buộc phải đổi mới quy trình sản xuất - kinh doanh truyền thống sang mô hình
theo hệ sinh thái, liên kết từ khâu sản xuất, thương mại đến sử dụng và điều này sẽ làm
tăng năng suất cũng như hiệu quả lao động. Nền tảng công nghệ thông tin và truyền
thông (ICT) được xem là hạt nhân của chuyển đổi số, được đánh giá là phần quan trọng
nhất của nền kinh tế số lõi (Core Digital Economy). Việc phát triển tốt nền tảng này sẽ
góp phần giúp Việt Nam vượt qua bẫy thu nhập trung bình, tiến lên phát triển nhanh
chóng, bền vững.
Theo Trần Thọ Đạt (2021), hiện tại, phần lớn DN Việt Nam, đặc biệt là doanh
nghiệp tư nhân đang sử dụng công nghệ tụt hậu 2-3 thế hệ so với mức trung bình của
thế giới. Đầu tư R&D (ở cả phạm vi quốc gia và của khu vực DN) đều ở mức thấp so với
các nước trong khu vực và trên thế giới, thậm chí còn có xu hướng giảm dần về tỷ lệ.
Mô hình tăng trưởng theo chiều rộng, khai thác các nguồn lực sẵn có, không có
những đòi hỏi khắt khe về trình độ và ý thức người lao động, đã khiến cho chúng ta
chưa học hỏi và cải thiện được nhiều về năng lực quản trị, trình độ chuyên môn, kỹ
năng làm việc cho các doanh nghiệp trong nước để giúp Việt Nam tránh được “bẫy gia
công lắp ráp”, đây là một mức thấp của bẫy thu nhập trung bình. Điều này khá chính xác
đối với các sản phẩm không cần kỹ thuật công nghệ cao như: may mặc, nông nghiệp...
Tuy nhiên, nó sẽ khác hoàn toàn đối với những sản phẩm trong các ngành công nghiệp
cao hay công nghệ cao. Đây vẫn là hướng đi khá phổ biến mà lịch sử đã chứng minh
được qua sự thành công của các tập đoàn lớn. Cụ thể là trên thế giới có rất nhiều doanh
nghiệp rất thành công với các mô hình này và lần lượt trở thành các ông lớn trong mảng
mình từng gia công như: Acer, Asus,... và gần đây nhất là Foxconn trong mảng thiết bị
điện tử. Ở Việt Nam, nổi bật nhất là Trường Hải Thaco, chuyên gia công lắp ráp cho các
thương hiệu xe lớn như: Kia, Mazda, Hyundai, Peugeot, BMW, Foton, Mitsubishi Fuso.
Ngoài ra, còn có các công ty như Logigear, FPT chuyên gia công phần mềm cho các tập
đoàn lớn trong lĩnh vực dầu khí như: Halliburton, Baker Hughe. Điều này cũng thật đơn
giản để lý giải, với một nước đang phát triển thì gia công, lắp ráp cho các ngành công
nghệ cao là bước đi ngắn nhất để tiếp cận các công nghệ, kỹ thuật, phương cách làm việc
của các tập đoàn lớn. Và cũng là cách ngắn nhất để chúng ta có thể học hỏi ở họ phương
thức chuyển đổi số, phát triển kinh tế số ngay trong lòng doanh nghiệp của họ.
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 173

2. LÝ THUYẾT VỀ KINH TẾ SỐ - CHUYỂN ĐỔI SỐ


Theo nhóm cộng tác kinh tế số Oxford, kinh tế số được hiểu đó là một nền kinh
tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành
thông qua Internet. Kinh tế số bao gồm tất cả các lĩnh vực và nền kinh tế (công nghiệp,
nông nghiệp, dịch vụ, sản xuất, phân phối, giao thông vận tải, logistic, ngân hàng,…) mà
công nghệ số được áp dụng.
Một cách tổng quát, Kinh tế số là nền kinh tế sử dụng kiến thức, thông tin được số
hóa để hướng dẫn, nâng cao phân bổ nguồn lực, năng suất, mang lại tăng trưởng kinh
tế chất lượng cao. Một nền kinh tế trong đó bao gồm các mô hình kinh doanh và quản
lý tạo ra sản phẩm, dịch vụ số hoặc hỗ trợ cung cấp dịch vụ số cho chính phủ, doanh
nghiệp và người dân. Phát triển kinh tế số là sự hội tụ của nhiều công nghệ mới, như: dữ
liệu lớn, điện toán đám mây, Internet vạn vật – IOT, blockchain – Chuỗi khối, Trí tuệ
nhân tạo AI, mạng không dây 5G. Công nghệ mới cho phép con người xử lý khối lượng
công việc lớn, đưa ra quyết định thông minh hơn. Điều này cũng đồng nghĩa với phân
tích dữ liệu lớn tạo ra cấp độ mới trong phát triển kinh tế số.
Về bản chất, đây là các mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của nền kinh tế
dựa trên ứng dụng công nghệ số. Có thể thấy những ứng dụng của kinh tế số hàng ngày
bao gồm: thương mại điện tử xuyên biên giới, bán lẻ trực tuyến, đồng tiền số chung, nền
tảng công nghiệp số, học trực tuyến, khám bệnh trực tuyến, làm việc từ xa, vận chuyển,
giao nhận, quảng cáo trực tuyến… cũng được tích hợp công nghệ số để đáp ứng nhu cầu
thuận tiện cho con người.
Theo cách phân đoạn của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, nền kinh tế của một quốc gia
bất kỳ luôn phát triển với quá trình gồm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 là tăng trưởng theo
chiều rộng dựa vào tài nguyên, vào nhân lực giá rẻ, tài nguyên thiên nhiên và vốn. Giai
đoạn 2 là dựa vào nâng cao hiệu quả của nền kinh tế, trọng tâm là nâng cao hiệu quả sử
dụng nguồn lực. Giai đoạn 3 là tăng trưởng dựa vào đổi mới sáng tạo. Cho dù giai đoạn
nào cũng cần đổi mới sáng tạo nhưng ở giai đoạn 3 đổi mới sáng tạo là trọng tâm. Tuy
nhiên, nhìn lại quá trình phát triển của nền kinh tế Việt Nam, thì sau cả một quá trình
tái cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng, nền kinh tế chúng ta vẫn dừng ở khúc cuối
của giai đoạn 1, vẫn chưa chuyển sang giai đoạn 2.
Chúng ta đang bước vào một trạng thái mới, một giai đoạn thực hiện chiến lược
phát triển kinh tế xã hội mới, và bước vào một thập kỷ mới – thập kỷ của cách mạng
công nghiệp 4.0 và kinh tế số, chuyển đổi số. Vì thế áp lực chuyển đổi mô hình tăng
trưởng đang rất mạnh.
Do vậy, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất
lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế, tăng trưởng dựa vào khoa học - công nghệ
174 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

và đổi mới sáng tạo… là nhiệm vụ cơ bản, trọng yếu, có ý nghĩa quyết định đối với việc
thực hiện mục tiêu phát triển nhanh và bền vững đất nước trong giai đoạn hiện nay.
Trong đó, kinh tế số cần được xem là ưu tiên hàng đầu trong kỷ nguyên 4.0 và chuyển
đổi số sẽ là trọng tâm của sự ưu tiên này.
Với mỗi một doanh nghiệp, mỗi cách thức vận hành, mô hình tổ chức khác nhau
thì định nghĩa về chuyển đổi số cũng khác. Nhưng nhìn chung, có thể hiểu chuyển đổi
theo nghĩa rộng là “định hình lại các ngành bằng cách tái cơ cấu các mô hình hoạt động
và kinh doanh hiện có”. Ở cấp độ công ty, Chuyển đổi số (Digital Transformation) có
nghĩa là tích hợp các giải pháp số vào cốt lõi của doanh nghiệp, thay đổi sâu sắc cách
hoạt động của doanh nghiệp bằng cách tạo ra các quy trình kinh doanh mới, trải nghiệm
khách hàng và văn hóa tổ chức. Nó không chỉ mang tái tạo lại những phương pháp
truyền thống mà còn có thể sáng tạo những phương pháp mới để đáp ứng những kỳ
vọng thay đổi của thị trường.
Theo nghiên cứu năm 2017 của Microsoft tại khu vực châu Á TBD, năm 2017, tác
động mà chuyển đổi số mang lại cho GDP là khoảng 6%, năm 2019 là 25% và tới năm
2021 là 60% (Biểu đồ 1).

TĂNG TRƯỞNG GDP TẠI CHÂU Á


THÁI BÌNH DƯƠNG
70%
60%
60%

50%

40%
10% 6%

0%
2017 2019 2021

Biểu đồ 1: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP TẠI CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG

Kết quả nghiên cứu của McKinsey chỉ ra rằng, vào năm 2025, mức độ tác động của
chuyển đổi số tới GDP của nước Mỹ là khoảng 25%, với đất nước Brazil là 35%, còn ở
các nước Châu Âu là khoảng 36%. Từ đây, có thể thấy khả năng tác động của chuyển đổi
số đối với tăng trưởng GDP là rất lớn.
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 175

Tốc độ chuyển đổi số tại các khu vực và quốc gia là khác nhau, tùy thuộc vào mức
độ phát triển công nghệ và tốc độ chuyển đổi mô hình doanh nghiệp. Trong đó khu vực
châu Âu được đánh giá là khu vực có tốc độ chuyển đổi số nhanh nhất, tiếp đến là Mỹ
và quốc gia tại châu Á.

3. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ


Tại Việt Nam, các mô hình chuyển đổi số cũng đang tạo ra những dịch vụ có ích
cho người dân và tận dụng một cách hiệu quả nguồn lực nhàn rỗi của xã hội. Tuy nhiên,
họ cũng tạo ra những mâu thuẫn, thay đổi cơ bản với mô hình kinh doanh truyền thống.
Thế mạnh công nghệ mới đang giúp cho các doanh nghiệp khởi nghiệp giành lợi thế
trên các lĩnh vực công nghiệp truyền thống. Xu thế này tạo ra những thay đổi quan trọng
trong chuỗi giá trị các ngành công nghiệp cũng như chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong bối
cảnh của nền kinh tế số hiện nay, đòi hỏi các tổ chức, doanh nghiệp và mô hình truyền
thống phải có sự thay đổi mạnh mẽ để tiếp tục tồn tại và phát triển.
Với dân số 96 triệu người và là nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất nhì
khu vực, dân số trẻ năng động và có khả năng tiếp cận công nghệ cao nhanh chóng, các
chuyên gia đánh giá Việt Nam có tiềm năng rất lớn trong việc chuyển đổi số. Đây là
những cơ hội mạnh mẽ để các doanh nghiệp Việt Nam tạo ra sự đột phá trên thị trường
nhờ vào chuyển đổi số.

4. NHỮNG THUẬN LỢI TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ ĐỂ PHÁT


TRIỂN THEO HƯỚNG NỀN KINH TẾ SỐ
Dù là nước đi sau trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhưng Việt Nam có
nhiều lợi thế khi bước vào kỷ nguyên phát triển kinh tế số, cụ thể như sau:
Thứ nhất, nguồn nhân lực đông, dồi dào, cơ cấu dân số trẻ, chất lượng nguồn nhân
lực ngày càng cải thiện là thế mạnh giúp người Việt Nam nắm bắt công nghệ cũng như
thích ứng khá nhanh với cái mới trong nền kinh tế số. Theo Tổng cục Thống kê (2021),
tính đến năm 2020, Việt Nam có dân số khoảng 97,58 triệu người. Lực lượng lao động
trong độ tuổi lao động năm 2020 ước tính là 48,3 triệu người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo
có bằng, chứng chỉ từ sơ cấp trở lên năm 2020 là 24,1%, cao hơn 1,3 điểm phần trăm so
với năm 2019.
Thứ hai, Việt Nam có nền tảng hạ tầng khá thuận lợi cho việc chuyển đổi và ứng
dụng số. Hạ tầng số là yếu tố nền tảng then chốt trong xây dựng chính phủ số, phát triển
kinh tế số, xã hội số, nên hạ tầng viễn thông phải chuyển dịch thành hạ tầng số (bao gồm
hạ tầng viễn thông internet và điện toán đám mây).
176 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Đối với hạ tầng viễn thông internet, giữa tháng 01/2021, Việt Nam đã chuyển đổi
hoàn toàn địa chỉ internet từ giao thức internet thế hệ 4 (IPv4) sang thế hệ 6 (IPv6). Đây
là giao thức mặc định trong mạng 5G và internet kết nối vạn vật (IoT), là tài nguyên số
giúp phát triển mạng internet, hạ tầng, dịch vụ số. Việt Nam là nhóm các quốc gia đầu
tiên trên thế giới áp dụng mạng 5G – công nghệ có khả năng truyền tải dữ liệu mạnh,
nhanh hơn nhiều lần so với 3G và 4G, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ kinh tế số. Quan
trọng hơn, không như các công nghệ trước đây hầu hết phải nhập khẩu,Việt Nam đã
dần làm chủ và sản xuất được các thiết bị 5G
Còn đối với điện toán đám mây, tháng 12/2020, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông
tin và Truyền thông) đã công bố và trao chứng nhận cho 5 doanh nghiệp Việt làm chủ
các nền tảng điện toán đám mây, gồm: Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội
Viettel, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tập đoàn Công nghệ CMC,
Công ty Cổ phần VNG và Công ty Cổ phần VCCorp. Đây là các nền tảng đáp ứng được
Bộ tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá và lựa chọn giải pháp nền tảng điện toán đám mây phục vụ
chính phủ điện tử/chính quyền điện tử, trong đó có 69/153 chỉ tiêu về an toàn, an ninh
thông tin (Ngọc Bích, 2021).
Thứ ba, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế
nhanh nhất khu vực và thế giới. Kinh tế Việt Nam tăng trưởng liên tục trong vòng hơn
30 năm qua và những năm gần đây luôn duy trì tốc độ tăng trưởng khoảng 7%/năm.
Mặc dù năm 2020, GDP chỉ tăng 2,91% so với năm trước, song trong bối cảnh đại dịch
Covid-19 ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, thì đây là thành công lớn
(Tổng cục Thống kê, 2020).
Theo báo cáo “Nền kinh tế số Đông Nam Á 2020”, tốc độ tăng trưởng kinh tế số
của Việt Nam luôn tăng trưởng ở mức hai con số, dẫn đầu khu vực cùng với Indonesia.
Nền kinh tế số tại Việt Nam từ 3 tỷ USD năm 2015 đã tăng lên 12 tỷ USD vào năm 2019
và 14 tỷ USD năm 2020 (Biểu đồ 2). Dự kiến đến năm 2025 bứt phá lên 52 tỉ USD, bao
gồm các lĩnh vực: Thương mại điện tử (TMĐT), du lịch trực tuyến, truyền thông trực
tuyến và gọi xe công nghệ.
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 177

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ SỐ CỦA


Tỷ USD VIỆT NAM
16 1 14
2
14

10

6 3

2
2015 2019 2020

Biểu đồ 2. TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ SỐ CỦA VIỆT NAM

TMĐT đã góp phần đáng kể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Theo báo
cáo TMĐT năm 2020, doanh thu TMĐT B2C tăng trưởng giai đoạn 2015-2019 luôn ở
hai con số với mức tăng trưởng trung bình cả giai đoạn là 25,4%, quy mô doanh thu năm
2019 tăng gấp 2,5 lần so với năm 2015.
Một trong những thuận lợi kế tiếp trong quá trình chuyển đổi sang môn hình kinh
tế số, đó là sự ủng hộ và đi tiên phong trong công tác chuyển đổi số của chính phủ Việt
Nam. Với vai trò dẫn dắt phát triển của kinh tế số, có hai nhiệm vụ quan trọng là chiến
lược phát triển kinh tế số và quản lý nhà nước về kinh tế số. Nhà nước cần là một bên
tham gia “chủ động và đi đầu”, một người dùng tiên phong trong nền kinh tế số quốc
gia. Việt Nam với một nền kinh tế năng động và dễ thích ứng, và với lợi thế của người đi
sau sẽ có cơ hội có thể “đi tắt, đón đầu” trong việc chuyển đổi thành công từ nền kinh tế
truyền thống sang nền kinh tế số.
Thứ tư, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chính sách, thể hiện quyết tâm lớn trong
định hướng, hành động và tận dụng mọi cơ hội của cuộc CMCN 4.0 nhằm thúc đẩy
phát triển kinh tế số ở Việt Nam. Cụ thể, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã
luôn quan tâm, sớm có nhiều chủ trương, giải pháp thực hiện Cách mạng công nghiệp
4.0 và chuyển đổi sang nền kinh tế số. Các chủ trương này được thể hiện trong các văn
bản, nghị quyết, quyết định nhằm đặt mục tiêu đến năm 2025 nền kinh tế số Việt Nam
sẽ đạt 20% GDP; hay “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng
đến năm 2030”. Theo đó, Việt Nam thuộc nhóm ít các nước trên thế giới sớm ban hành
chiến lược chuyển đổi số quốc gia, chiến lược về một quốc gia số. Với mục tiêu rất cao
mà Chương trình đề ra, cần phải quyết liệt phấn đấu mới thực hiện được như: Đến năm
178 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

2025, kinh tế số chiếm 20% GDP; năm 2030 chiếm 30% GDP; 50% dân số có tài khoản
thanh toán điện tử vào năm 2025 và đến năm 2030 là 80% dân số.
Đại hội Đảng lần thứ XIII đã nhất trí thông qua Nghị quyết của Đại hội, khẳng
định rõ, đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ,
đổi mới sáng tạo, nhất là những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư,
thực hiện chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, nâng cao năng suất, chất lượng,
hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Thứ năm, hệ thống chính trị và nền kinh tế vĩ mô Việt Nam luôn duy trì ổn định.
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế nhanh và một nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu rộng
với thế giới, sự gia tăng thu nhập của người dân, sự lớn mạnh của tầng lớp trung lưu và
thị trường rộng lớn với gần 100 triệu dân. Đây thực sự là nền tảng thúc đẩy kinh tế số
nói chung và thương mại điện tử nói riêng phát triển.

5. MỘT SỐ HẠN CHẾ, THÁCH THỨC


Bên cạnh những thuận lợi thì những khó khăn thử thách luôn đồng hành trong bất
kỳ cuộc cách mạng đổi mới nào. Các thách thức đó bao gồm:
Một là, nhận thức, kiến thức của nhiều cán bộ, doanh nghiệp và người dân về kinh
tế số, cùng những thời cơ và thách thức của nó đối với sự phát triển của đất nước còn
chưa đồng đều ở các cấp, các ngành dẫn tới nhu cầu, kế hoạch và hành động nắm bắt
xu thế kinh tế số còn chưa kịp thời, nhanh nhạy, sự chuyển đổi số ở một số cấp, ngành,
địa phương và các doanh nghiệp còn hạn chế. Báo cáo kinh tế Việt Nam thường niên
do Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (2019) công bố đã chỉ ra, có tới 85% doanh
nghiệp công nghiệp Việt Nam vẫn nằm ngoài nền kinh tế số và chỉ có 13% ở cấp độ mới
bắt đầu. Nhận thức về kinh tế số, nhu cầu và hành động theo xu thế kinh tế số còn chậm
chạp, chưa đồng đều, thống nhất từ trên xuống dưới, từ chính quyền đến doanh nghiệp
và người dân là một hạn chế góp phần làm chậm xu hướng số hóa nền kinh tế Việt Nam.
Hai là, môi trường pháp lý và thể chế cho phát triển kinh tế số ở nước ta vừa thiếu,
vừa nhiều lỗ hổng, chưa chặt chẽ, đồng bộ, minh bạch và mang tính kiến tạo. Thời gian
qua, do sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ, kinh tế số cùng các phương
thức kinh doanh và các ý tưởng sáng tạo mới xuất hiện và chưa có tiền lệ trước đây làm
cho các cơ quan quản lý nhà nước tỏ ra khá lúng túng trong quản lý các hoạt động kinh
tế số, như: vấn đề quản lý và thu thuế đối với các hoạt động thương mại trực tuyến, nhất
là kinh doanh qua các mạng xã hội và cung cấp dịch vụ xuyên biên giới, vấn đề bảo đảm
quyền lợi cho người lao động và người tiêu dùng qua thế giới mạng, việc xử lý, giải quyết
những tranh chấp, xung đột về hoạt động cũng như lợi ích của các chủ thể tham gia các
hoạt động kinh doanh, thương mại và dân sự trên môi trường số.
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 179

Ba là, thách thức về an ninh mạng, bảo mật, an toàn thông tin. Việt Nam là một
trong những quốc gia bị tấn công mạng nhiều nhất và cũng dễ bị tổn thương nhất khi bị
tấn công mạng. Hệ thống thông tin của Việt Nam còn tồn tại nhiều điểm yếu, lỗ hổng
bảo mật dễ bị khai thác, tấn công, xâm nhập. Theo kết quả đánh giá an ninh mạng do
Tập đoàn công nghệ Bkav thực hiện, trong năm 2019, chỉ tính riêng thiệt hại do virus
máy tính gây ra đối với người dùng Việt Nam đã lên tới 20.892 tỷ đồng (tương đương
902 triệu USD), hơn 1,8 triệu máy tính bị mất dữ liệu do sự lan tràn của các loại mã độc
mã hóa dữ liệu tống tiền (ransomware), trong đó có nhiều máy chủ chứa dữ liệu của các
cơ quan, gây đình trệ hoạt động của nhiều cơ quan, doanh nghiệp (Lê Văn Thắng, 2020).
Bốn là, nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu chuyển đổi sang kinh tế số. Việt
Nam đang thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là nhân lực công nghệ thông
tin và truyền thông. Giáo dục Việt Nam chưa theo kịp xu thế phát triển như vũ bão của
kinh tế số, kinh tế sáng tạo trong cách mạng công nghiệp 4.0. Thương mại điện tử có
đóng góp chính cho sự phát triển kinh tế số, thì nguồn nhân lực trong lĩnh vực này đòi
hỏi lao động vừa có kiến thức về công nghệ, vừa phải hiểu biết về thương mại để nắm
bắt kịp thời các xu hướng mới, ứng dụng một cách hiệu quả nhất, an toàn nhất. Tuy vậy,
các kỹ năng này đều là điểm yếu của lao động Việt Nam. Theo Sách Trắng thương mại
điện tử Việt Nam năm 2019, các kỹ năng chuyên ngành công nghệ thông tin – thương
mại điện tử khó tuyển dụng hiện nay gồm có: kỹ năng khai thác, sử dụng các ứng dụng
thương mại điện tử (49% doanh nghiệp được khảo sát đồng ý), tiếp đến là kỹ năng quản
trị, kỹ năng xây dựng kế hoạch, triển khai dự án, kỹ năng quản trị cơ sở dữ liệu…

6. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ CHO CÁC DOANH NGHIỆP Ở


VIỆT NAM
Giải pháp phát triển kinh tế số số cho các doanh nghiệp ở Việt Nam, chúng ta thấy
hiện nay các giải pháp này nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số ở Việt Nam, cần chú
trọng các giải pháp sau:
Thứ nhất, quán triệt và thực hiện tốt quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng,
Nhà nước trong việc chủ động tham gia, tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng
công nghệ 4.0, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp thông minh, phát triển nền kinh tế số
trong toàn hệ thống chính trị và doanh nghiệp. Theo đó chúng ta cần phải phải đổi mới
tư duy, thống nhất nhận thức, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà
nước trong phát triển nền kinh tế số, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận
và hoạt động trong môi trường kinh tế số. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao
nhận thức của toàn dân hưởng ứng và đồng hành cùng doanh nghiệp nhằm tạo môi
trường, điều kiện thuận lợi cho phát triển doanh nghiệp thông minh ở Việt Nam. Từ đó
chúng ta có thể thấy qua việc phát triển kinh tế số có thể nâng cao nhận thức của người
dân về vai trò của nền kinh tế số trong đời sống kinh tế – xã hội và ý thức trong sử dụng
các dịch vụ điện tử để hướng đến một nền kinh tế không dùng tiền mặt.
180 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Thứ hai, xây dựng và hoàn thiện khung khổ pháp lý, cơ chế, chính sách tạo điều
kiện thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ
chuyển đổi, phát triển trong nền kinh tế số. Nhà nước tạo môi trường thuận lợi và ban
hành cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tự chuyển đổi sang thành các
doanh nghiệp thông minh, các doanh nghiệp khởi nghiệp. Xây dựng và triển khai Chiến
lược quốc gia về phát triển các doanh nghiệp công nghệ, ưu tiên phát triển các doanh
nghiệp công nghệ số, doanh nghiệp công nghệ cao thực hiện thiết kế, sáng tạo và sản
xuất tại Việt Nam.
Thứ ba, đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ kinh tế – xã hội để đáp ứng đòi hỏi của nền
kinh tế số hiện nay. Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử với hạ tầng công nghệ
thông minh. Hình thành và vận hành một chính quyền điện tử đủ mạnh, thông suốt, thủ
tục hành chính gọn nhẹ, nhanh chóng tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh
nghiệp. Xây dựng và phát triển đồng bộ hạ tầng dữ liệu quốc gia, hình thành hệ thống
trung tâm dữ liệu quốc gia, các trung tâm dữ liệu vùng và địa phương kết nối đồng bộ và
thống nhất. Xây dựng cơ sở dữ liệu số của Chính phủ và chính quyền các cấp, tạo điều
kiện để mọi công dân, nhất là doanh nghiệp có điều kiện tham gia thuận tiện nhất.
Thứ tư, thực hiện biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn nhân
lực cho nền kinh tế số cụ thể như chúng ta thấy sự thiếu hụt nguồn nhân lực công nghệ
thông tin được xem là một trong những thách thức lớn đối với sự phát triển nền kinh tế
số của Việt Nam.
Thứ năm, chú trọng công tác bảo vệ an ninh kinh tế, an ninh thông tin, an ninh
mạng. Tập trung bảo đảm an ninh thông tin, an ninh mạng không chỉ ở cấp quốc gia mà
còn ở từng cơ quan, đơn vị các cấp và từng doanh nghiệp, nhất là hệ thống tài chính –
tiền tệ và các cơ quan chính phủ được số hóa.
Ngoài ra, Việt Nam cần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực cho
nền kinh tế số. Nghiên cứu thay đổi nội dung, phương pháp đào tạo nhằm xây dựng
nguồn nhân lực có khả năng tiếp nhận các xu thế công nghệ sản xuất mới.

7. KẾT LUẬN
Chuyển đổi số ở các doanh nghiệp là điều tất yếu nếu muốn tồn tại và phát triển, là
điều kiện tiên quyết của nền kinh tế số. Việt Nam tuy là nền kinh tế đang phát triển, là
quốc gia đi sau nhưng được thừa hưởng khá nhiều từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Tuy nhiên, thuận lợi luôn đi kèm với các khó khăn và thử thách, nền kinh tế số rất dễ
tổn thương và chịu ảnh hưởng mạnh bởi cơ sở hạ tầng internet và phải đối mặt với các
thách thức về an ninh mạng, bảo mật, an toàn thông tin và đặc biệt là cần phải có nguồn
nhân lực kỹ thuật cao, nguồn lao động trí thức dồi dào để có thể để có thể đáp ứng yêu
cầu ngày càng cao của nền kinh tế số.
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 181

Tài liệu tham khảo


Chính phủ (2016). Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 26/5/2016 về chính sách ưu đãi thuế thúc đẩy
việc phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 4/5/2017 về
tăng cường năng lực tiếp cận Cách mạng công nghiệp 4.0.
Chuyển đổi số là gì và quan trọng như thế nào trong thời đại ngày nay? https://danang.gov.vn/
chinh-quyen/chi-tiet?id=2391&_c=100000174
Lê Thủy Tiên (2022). Kinh tế số là gì? Đặc điểm và vai trò của kinh tế số? https://luatminhkhue.
vn/kinh-te-so-la-gi-dac-diem-va-vai-tro-cua-kinh-te-so.aspx
Bộ Chính trị (2014). Nghị quyết số 36-NQ/TW, ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh
phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.
Bộ Chính trị (2019). Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ
trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Ngọc Bích (2021). Việt Nam tiên phong chuyển đổi số: Nỗ lực làm chủ hạ tầng số. https://
www.vietnamplus.vn/viet-nam-tien-phong-chuyen-doi-so-no-luc-lam-chu-ha-tang-
so/694967.vnp
Phan Trọng Phức (2021). Bàn về giải pháp phát triển kinh tế số trong bối cảnh hiện nay. Tạp chí
Kinh tế và Dự báo, số 07 tháng 3/2021. https://kinhtevadubao.vn/ban-ve-giai-phap-phat-
trien-kinh-te-so-trong-boi-canh-hien-nay-18742.html
Rumana Bukht and Richard Heeks (2017). Defining, Conceptualising and Measuring the Digital
Economy. Paper No. 68, Centre for Development Informatics, Global Development
Institute, SEED.
Tô Trọng Hùng (2022). Nhận thức về kinh tế số và một số giải pháp phát triển nền kinh tế số
ở Việt Nam. https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/nhan-thuc-ve-kinh-te-so-va- mot-so-
giai-phap-phat-trien-nen-kinh-te-so-o-viet-nam-81304.htm
Tổng cục Thống kê (2021). Tình hình lao động việc làm quý IV và năm 2020.
Tổng cục Thống kê (2020). Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2020.
Thủ tướng Chính phủ (2020). Quyết định số 749/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê
duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
Trần Thọ Đạt (2021). Mô hình của ngành mới, lĩnh vực mới, kinh tế số. https://thoibaonganhang.
vn/mo-hinh-tang-truong-trong-ky-nguyen-40-111062.html
182 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

XÂY DỰNG ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH THÔNG MINH,


HƯỚNG TIẾP CẬN MỚI ĐỐI VỚI QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG CỦA DU LỊCH TỈNH BÌNH DƯƠNG HIỆN NAY
TS Đinh Kiệm*

Tóm tắt
Ảnh hưởng lan rộng của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 thực sự đã tạo nên sự đột
phá với tốc độ siêu tốc không thể ngờ đến khi thông tin, mọi hình ảnh tại điểm du lịch
có thể nhanh chóng được kết nối, chia sẻ cho tất cả mọi người ở mọi lúc, mọi nơi. Ngày
nay phát triển du lịch thông minh (DLTM) đã trở thành xu hướng tất yếu trong thời kỳ
cách mạng công nghiệp lần thứ tư, khi mà công nghệ thông tin hiện đại được ứng dụng
mạnh mẽ vào đời sống xã hội. Ở Việt Nam nói chung và Bình Dương nói riêng, đang
từng bước tiếp cận nền kinh tế số, cùng với định hướng xây dựng trở thành đô thị thông
minh, Bình Dương bước đầu đã có những tiền đề nhất định để phát triển mạnh loại hình
du lịch thông minh và điểm đến du lịch thông minh.
Từ khóa: Thành phố thông minh, du lịch thông minh, điểm đến du lịch thông minh, công
nghệ thông tin và truyền thông.

GIỚI THIỆU
Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác động sâu sắc đến phương thức quản lý và kinh
doanh du lịch, hình thành các xu hướng du lịch mới như du lịch thông minh, du lịch
sáng tạo, du lịch tuần hoàn,… Khác với du lịch truyền thống, du lịch thông minh chú
trọng đến lợi ích của du khách nhưng lại đảm bảo mức chi phí thấp, an toàn và thuận
tiện nhất trên cơ sở ứng dụng công nghệ và sử dụng các thiết bị hiện đại và thông tin,
dữ liệu toàn cầu… Du lịch thông minh xét theo hoạt động chung của một điểm đến thì
nó là một lĩnh vực cụ thể trong tổng thể hoạt động của đô thị thông minh. Vừa qua, tại
thành phố New York (Mỹ), Diễn đàn Cộng đồng Thông minh Thế giới (ICF) đã công
bố danh sách 21 địa phương, khu vực được vinh danh là đô thị có chiến lược phát triển
thành phố thông minh tiêu biểu của thế giới năm 2020. Việt Nam có một đô thị được
vinh danh trong danh sách này, đó là Vùng thông minh Bình Dương. Đây là một thuật
ngữ được sử dụng thời gian gần đây, gắn với đề án xây dựng “thành phố thông minh” đã
được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Dương thông qua. Đáng lưu ý, đây là năm thứ hai Bình
Dương được lọt vào danh sách Smart 21 (lần đầu tiên là năm 2019). Như vậy với bối

*
Trường Đại học Lao động Xã hội (CSII) TPHCM, dinh.kiem@gmail.com; 0913159535.
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 183

cảnh Bình Dương phát triển đô thị thông minh đã được ghi nhận, đây cũng là “đòn bẩy”
tạo động lực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội Bình Dương sau đại dịch Covid-19
và cũng còn là môi trường thuận lợi thúc đẩy cho bước tiến hành vận dụng phát triển
hoạt động du lịch thông minh trên địa bàn tỉnh. Với nghiên cứu này nhóm tác giả sẽ
dựa trên những tiêu chí xây dựng điểm đến du lịch thông minh trong môi trường chi
phối của hệ sinh thái du lịch thông minh, đồng thời căn cứ thực trạng phát triển du lịch
của tỉnh cùng với những thành tựu đã đạt được theo tiêu chí “vùng thông minh Bình
Dương” mà quốc tế công nhận để tiếp cận gắn kết với hoạt động du lịch thông minh, từ
đó định hướng nội dung và giải pháp xây dựng điểm đến du lịch Bình Dương, để sớm
trở thành một điểm đến du lịch thông minh theo tiêu chuẩn toàn cầu mà các chuyên gia
Ủy ban Châu Âu (EC) đã nghiên cứu đề xuất.

1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM


1.1. Du lịch thông minh
Thuật ngữ “du lịch thông minh” mới xuất hiện ở Việt Nam trong khoảng một vài
năm trở lại đây, được nhắc đến nhiều khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 chính thức
diễn ra ở nước ta. Theo Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (Tổng cục Du lịch): “Du lịch
thông minh là du lịch được phát triển trên nền tảng ứng dụng thành tựu khoa học và công
nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin truyền thông nhằm tạo ra những giá trị, lợi
ích, dịch vụ tốt nhất, đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách, doanh nghiệp, cơ quan quản
lý du lịch và cộng đồng”.

Hình 1. Các thành phần của du lịch thông minh


Nguồn: Pam Lee, William Cannon Hunter, Namho Chung (2019)
184 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Khái niệm về du lịch thông minh từ hình 1 và 2, cho thấy rằng du lịch thông minh
không phải là một mục tiêu cuối cùng, nhưng với sự trợ giúp của công nghệ, đổi mới và
hợp tác, nó sẽ mang lại trải nghiệm du lịch tốt hơn, thịnh vượng xã hội, nâng cao hiệu
quả và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và các điểm đến, đồng thời dẫn đến sự
bền vững đối với môi trường cạnh tranh chung .Theo Neuhofer & Buhalis và ctg (2012)
phân tích du lịch thông minh kéo dài ba lớp trên cả ba thành phần gồm:
- Lớp thông tin thông minh nhằm thu thập dữ liệu.
- Lớp trao đổi thông minh để hỗ trợ khả năng liên kết.
- Lớp xử lý thông minh giúp phân tích, hình dung, tích hợp và sử dụng thông
minh dữ liệu.
Mục đích của du lịch thông minh là nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên, tối đa
hóa khả năng cạnh tranh và tăng cường tính bền vững thông qua việc ứng dụng công
nghệ vào đổi mới và áp dụng thực tiễn kinh doanh.
Theo Gretzel và Jamal (2009) thì du lịch thông minh bao gồm 3 thành phần chính:
- Điểm đến du lịch thông minh: Là điểm đến du lịch sáng tạo, được xây dựng trên
cơ sở hạ tầng công nghệ tiên tiến, đảm bảo sự phát triển bền vững các khu vực du lịch,
có thể tiếp cận được với mọi người, tạo thuận lợi cho sự tương tác của khách truy cập
và hội nhập vào môi trường xung quanh, làm tăng chất lượng của trải nghiệm tại điểm
đến, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân. Theo Buhalis và Amaranggana (2) cho
rằng: Điểm đến du lịch thông minh có lợi thế như sau: (1) Công nghệ gắn liền mới môi
trường; (2) Các quy trình đáp ứng ở cấp độ vi mô và vĩ mô; (3) Thiết bị của người dùng
cuối ở nhiều điểm tiếp xúc; và (4) Các bên liên quan tham gia sử dụng nền tảng này một
cách linh hoạt như một hệ thống thần kinh của não bộ.
- Kinh nghiệm thông minh: Là những trải nghiệm du lịch qua trung gian công nghệ
và sự tăng cường trao đổi thông tin qua việc cá nhân hóa, nhận thức bối cảnh và theo
dõi thời gian thực.
- Hệ sinh thái kinh doanh du lịch thông minh: Là hệ sinh thái kinh doanh phức tạp
tạo ra và hỗ trợ việc trao đổi các nguồn lực du lịch kết hợp với kinh nghiệm du lịch.
1.2. Điểm đến du lịch thông minh (Smart Tourism Destination)
Theo Viện Phát triển Đổi mới của Tây Ban Nha (SEGITTUR) cùng với Cơ quan
tiêu chuẩn hóa quốc gia AENOR. Theo tổ chức này, điểm đến du lịch thông minh là
“Một khu vực du lịch đổi mới sáng tạo, dễ tiếp cận với mọi người và được xây dựng dựa
trên cơ sở hạ tầng công nghệ hiện đại, đảm bảo sự phát triển bền vững của lãnh thổ, tạo
điều kiện cho sự tương tác của du khách và sự tích hợp của họ với môi trường xung quanh
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 185

và nâng cao chất lượng trải nghiệm của họ tại các điểm đến và chất lượng cuộc sống của
người dân” . Nhiều định nghĩa khác về điểm đến du lịch thông minh cũng đã được các
nhà nghiên cứu đề xuất, nhưng hầu hết các nhà nghiên cứu đều đồng ý rằng điểm đến
du lịch thông minh có thể được xác định bằng không gian du lịch với sự hỗ trợ của các
ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT) và các công nghệ nâng cao
khác (Internet vạn vật, điện toán đám mây và các hệ thống dịch vụ Internet người dùng
cuối, v.v.) nhằm cố gắng cải thiện trải nghiệm của du khách khi tiếp cận điểm đến đó,
đồng thời cung cấp chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người dân. Tuy nhiên, các nhà
nghiên cứu cũng lưu ý rằng công nghệ không phải là yếu tố duy nhất khiến ngành Du
lịch trở nên thông minh. Các nguyên tắc của du lịch thông minh đòi hỏi có tính đồng
bộ nhất là ở khâu quản lý nâng cao kinh nghiệm du lịch, nâng cao hiệu quả quản lý tài
nguyên, tối đa hóa khả năng cạnh tranh, bên cạnh với việc đảm bảo khía cạnh bền vững
của kinh tế - xã hội của một điểm đến.
1.3. Hệ sinh thái du lịch thông minh (Smart Tourism Ecosystem)
Khái niệm hệ sinh thái vào du lịch thông minh đầu tiên đã được đề xuất bởi Zhang,
Li, và Liu (2012), người đã đề xuất khái niệm cơ bản về du lịch thông minh dựa trên
nguồn gốc và điều kiện phát triển của du lịch thông minh. Sau này, Zhu, Zhang, và Li
(2014) đã mở rộng khái niệm hệ sinh thái du lịch thông minh cụ thể hơn, đã đề xuất năm
yếu tố của hệ thống du lịch thông minh: khách du lịch, chính phủ, khu danh lam thắng
cảnh, doanh nghiệp và trung tâm trao đổi thông tin. Và theo, Gretzel, Werthner, Koo,
và Lamsfus (2015) đã nghiên cứu mở rộng khái niệm, phát triển trong cấu trúc của hệ
sinh thái một mô hình mới bao gồm người tiêu dùng du lịch (khách du lịch), người tiêu
dùng dân cư (người dân), nhà cung cấp du lịch (doanh nghiệp du lịch), nhà cung cấp từ
các ngành khác, chính phủ, truyền thông, tổ chức quản lý điểm đến, công nghệ kỹ thuật
số, tất cả nhúng trong một không gian (điểm đến du lịch).
Hệ sinh thái du lịch thông minh tập trung đề cập đến môi trường tương tác một
cách toàn diện nhất để mô tả nền tảng khái niệm và quản lý/vận hành của du lịch thông
minh. Hệ sinh thái du lịch thông minh dựa trên ý tưởng mọi lớp cắt hình thành nên nền
tảng du lịch thông minh không hoạt động riêng lẻ, mà nó phải tương tác trong một tổng
lộ tuyến hướng đến tạo dựng thành công mô hình thành phố thông minh.Hệ sinh thái
này tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ các mối quan hệ trong một môi trường hòa nhập
dựa trên các hoạt động cụ thể và mạng lưới kinh doanh du lịch nói chung (Moore, 1993).
Du lịch thông minh tất yếu phải nằm trong hệ sinh thái này để phát triển. Hệ sinh thái
du lịch thông minh được cấu tạo bởi các thành phần khác nhau gồm khách hàng, người
đóng vai trò điều phối thị trường, chính phủ,… Gắn kết với những khái niệm này, du
lịch thông minh hoạt động vận hành trong môi trường hệ sinh thái du lịch chủ yếu dựa
trên dựa trên bốn yếu tố: (1) công nghệ kỹ thuật số được sử dụng bởi (2) người tiêu dùng
186 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

(khách du lịch, người dân), (3) doanh nghiệp (doanh nghiệp du lịch, doanh nghiệp từ
các ngành khác), và (4) du lịch điểm đến (không gian do DMO: Destination Marketing
Orgnization, chính phủ quản lý). Du lịch thông minh là một hiện tượng có nền tảng
vững chắc về công nghệ (Gretzel, Reino, và cộng sự, 2015). Theo Xiang và Fesenmaier
(2017), những tiến bộ gần đây như điện toán đám mây, cảm biến và GPS được sử dụng
rộng rãi, thực tế ảo và tăng cường cũng như việc áp dụng đầy đủ các phương tiện truyền
thông xã hội và công nghệ di động đã thúc đẩy sự xuất hiện của sự thông minh trong
du lịch. Du lịch thông minh tận dụng ba thành phần công nghệ: Điện toán đám mây,
Internet của hệ thống dịch vụ internet bao gồm tất cả các ứng dụng và phần cứng cho
phép sử dụng hai thành phần công nghệ khác này. Chúng có thể bao gồm các ứng dụng
đích, thực tế ảo và tăng cường, cảm biến, NFC, mã QR, iBeacons, kết nối phổ biến thông
qua Wi-Fi, các trang web và mạng xã hội thế hệ mới nhất hoặc chatbot (Huang, Goo,
Nam & Yoo, 2017).
Cấp độ người tiêu dùng tập trung vào việc cung cấp hỗ trợ thông minh dựa trên
thời gian thực và hiểu biết toàn diện về trải nghiệm du lịch (Xiang & Fesenmaier, 2017)
và bởi chất lượng cuộc sống của cư dân tốt hơn. Từ quan điểm du lịch, công nghệ thông
tin được nâng cao kinh nghiệm bằng cách cung cấp tất cả thông tin thời gian thực
liên quan về điểm đến và các dịch vụ của điểm đến trong giai đoạn lập kế hoạch, tăng
cường khả năng tiếp cận thông tin thời gian thực để hỗ trợ khách du lịch khám phá các
điểm đến trong chuyến đi và kéo dài thời gian tương tác để hồi tưởng lại trải nghiệm
bằng cách cung cấp phản hồi sau chuyến đi (Buhalis & Amaranggana, 2015). Do đó, ‘du
khách thông minh’ có thể được mô tả như một và khách du lịch có đầy đủ thông tin,
những người quan tâm đến tính bền vững và trách nhiệm của điểm đến mà du khách ấy
ghé thăm. Chính khách du lịch là người sẵn sàng chia sẻ dữ liệu và đổi mới, sử dụng các
công nghệ thông minh, tương tác năng động với các bên liên quan khác.
Cấp độ kinh doanh được xây dựng dựa trên quyền truy cập vào dữ liệu được chia
sẻ thúc đẩy hợp tác và chia sẻ tài nguyên giữa các doanh nghiệp (Xiang & Fesenmaier,
2017). Nó kết hợp việc sử dụng dữ liệu nội bộ và công nghệ hiện đại trong doanh nghiệp
để hỗ trợ tiếp thị, lợi nhuận và khả năng cạnh tranh, cũng như dữ liệu từ môi trường bên
ngoài được hỗ trợ bởi chia sẻ dữ liệu. ‘Doanh nghiệp thông minh’ có thể tích hợp đầy đủ
các ứng dụng bên trong và bên ngoài và trao đổi dữ liệu từ đám mây, lấy dữ liệu lịch sử
và thời gian thực từ dữ liệu lớn và áp dụng các hệ thống được kết nối và tương tác. Điều
này sẽ hỗ trợ liên kết giữa các hệ thống giá trị, nâng cao hiệu quả tập thể và lợi nhuận của
hệ sinh thái kinh doanh, và tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp (Buhalis
& Leung, 2018). Các doanh nghiệp du lịch vận hành nhiều hệ thống ứng dụng như hệ
thống quản lý tài sản (PMS), hệ thống điểm bán hàng (POS), hệ thống bán hàng và tiếp
thị (S&M), hoặc hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (eCRM).
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 187

Cấp độ điểm đến đồng hành với hai cấp độ trước đó bằng cách tăng khả năng cạnh
tranh và nâng cao chất lượng cuộc sống của tất cả các bên liên quan, bao gồm cả người
dân và khách du lịch (Boes, Buhalis, & Inversini, 2016). Theo Buhalis và Amaranggana,
(2015) dựa trên dữ liệu có sẵn, sáng kiến du lịch thông minh giúp các DMO, chính
quyền địa phương và các doanh nghiệp du lịch đưa ra quyết định trong thời gian thực
và thích ứng rất nhanh với sự thay đổi của môi trường. Chia sẻ dữ liệu tại một địa điểm
du lịch yêu cầu hệ thống thông tin thông minh kết nối tất cả các bên liên quan trong
một điểm đến, tích hợp dữ liệu từ các nguồn khác nhau và cho phép chia sẻ động và
thời gian thực ra quyết định. Ý tưởng thông minh điểm đến du lịch bắt nguồn từ khái
niệm thành phố thông minh, nơi mà sự thông minh được kết hợp trong di chuyển, sinh
hoạt, con người, quản trị, kinh tế và môi trường (Giffinger và cộng sự, 2007). Một thành
phố thông minh có thể được định nghĩa là một thành phố được hỗ trợ bởi sự hiện diện
phổ biến và việc sử dụng rộng rãi các công nghệ thông tin tiên tiến, kết nối với các hệ
thống và lĩnh vực đô thị khác nhau, cho phép thành phố kiểm soát các nguồn lực sẵn
có một cách an toàn, bền vững và hiệu quả để cải thiện kết quả kinh tế và xã hội (Bibri
& Krogstie, 2017). Thành phố thông minh là trung tâm tri thức quản lý thông tin, công
nghệ và đổi mới, cố gắng đạt được mục tiêu quản lý hiệu quả, phát triển bền vững và
chất lượng cuộc sống tốt hơn cho cư dân (Caragliu, Del Bo, & Nijkamp, 2011). Kể từ
khi ra đời trong môi trường đô thị, phương pháp tiếp cận thông minh cũng đã được áp
dụng cho các điểm đến du lịch (Ivars-Baidal, Celdrán-Bernabeu, Mazón, & Perles-Ivars,
2017). Thực thi khái niệm thông minh trong một điểm đến du lịch là rất quan trọng kể
từ khi kết nối, tốt hơn được thông báo và khách du lịch gắn bó tương tác động với điểm
đến dẫn đến nhu cầu đồng tạo sản phẩm du lịch và gia tăng giá trị cho tất cả các bên liên
quan đến du lịch. (Neuhofer và cộng sự, 2012).

2. PHƯƠNG THỨC TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH THÔNG MINH


GẮN VỚI MỘT ĐIỂM ĐẾN
Theo Gretzel, Xiang, Z., Koo và cộng sự (2015). Du lịch thông minh có thể được
thực hiện theo bất kỳ cách thức nào, cung cấp để đạt được kết quả của việc quản lý tài
nguyên nâng cao, tính bền vững và khả năng cạnh tranh. Có 5 cách chính để làm điều
này, 5 phương pháp được gợi ý bao gồm; tùy chọn tiếp cận du lịch thông minh, sáng
kiến về du lịch thông minh bền vững, chia sẻ thông tin du lịch thông minh, công cụ
nghiên cứu và quản lý du lịch thông minh và kinh nghiệm du lịch thông minh.
2.1. Tùy chọn tiếp cận du lịch thông minh
Để một doanh nghiệp du lịch xác định du lịch thông minh là một sáng kiến hay,
họ phải chứng minh rằng họ có thể cho phép quyền truy cập cho tất cả mọi người, cả
về mặt vật lý và kỹ thuật số. Điều này có nghĩa là mọi người đều có quyền truy cập vào
188 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

nhà cung cấp, bất kể tuổi tác, giới tính, tôn giáo, chủng tộc, tình trạng sức khỏe... Một
điểm thu hút du lịch thông minh hoặc điểm đến cần có cơ sở hạ tầng giao thông phát
triển tốt cho phép tất cả mọi người đi du lịch (ví dụ: có xe lăn, và thang máy cho phụ
huynh có xe đẩy, v.v.). Điều này cũng nên bao gồm các tùy chọn có giá hợp lý, thường
sẽ là giao thông công cộng.  Khả năng tiếp cận du lịch thông minh cũng bao gồm giao
tiếp ngôn ngữ. Kinh nghiệm, nhiều khách du lịch đã vật lộn rất nhiều kể từ khi chuyển
đến Trung Quốc hoặc một quốc gia sử dụng ngôn ngữ khác. Nhiều điểm tham quan của
Trung Quốc không cung cấp thông tin cho khách du lịch không hiểu tiếng Trung Quốc.
Những chỗ khác chỉ cung cấp bản dịch của một số thông tin cơ bản, hoặc sơ sài, thậm
chí là sử dụng cả google dịch.
 2.2. Sáng kiến du lịch thông minh bền vững
Du lịch bền vững luôn đi đầu trong nhiều kế hoạch và hoạt động của các công ty du
lịch hiện nay và đều nhằm những mục đích cải thiện hoạt động du lịch.  Một điểm quan
trọng của du lịch thông minh đó là sự bền vững. Các công ty du lịch muốn ứng dụng
các sáng kiến du lịch thông minh thành công thì cần phải tập trung nhiều vào tính bền
vững; giảm lượng khí thải carbon, áp dụng các phương pháp thân thiện với môi trường...
Có nhiều cách để các tổ chức thực hiện các sáng kiến DLTM, có thể sử dụng công
nghệ thông minh để cải thiện các hoạt động bền vững của họ. Thành phố Helsinki đã
chứng minh cam kết của họ về du lịch bền vững qua Sustainable Flow Festival và Estonia
có phát minh Green Key. Ở cấp độ lớn hơn, có nhiều khách sạn và khu nghỉ dưỡng sinh
thái trên khắp thế giới cũng như các hình thức du lịch có lợi cho xã hội như du lịch
tình nguyện.  Tất nhiên, chỉ có các hoạt động bền vững thôi thì không đủ điều kiện làm
doanh nghiệp du lịch như một nhà cung cấp du lịch thông minh. Những ứng dụng này
cần được củng cố bởi công nghệ, chẳng hạn như việc sử dụng ánh sáng bảng điều khiển
năng lượng mặt trời...
2.3.  Chia sẻ thông tin về du lịch thông minh
Một trong những tiến bộ quan trọng giúp du lịch thông minh phát triển hơn trong
những năm gần đây là sự phát triển của các nền tảng chia sẻ thông tin. Việc thông số
hóa xã hội hiện đại đã mở ra rất nhiều cơ hội cho các nhà cung cấp du lịch chia sẻ thông
tin du lịch cho khách du lịch.
Sự phát triển của phương tiện truyền thông xã hội, mã QR, XR, VR... và các chương
trình ứng dụng hiện đại đã cung cấp cho các doanh nghiệp du lịch những cơ hội trước
đây chưa từng có.
Các tổ chức du lịch hiện có thể sử dụng những cơ hội mới này để cung cấp thông
tin trước, trong và sau chuyến đi của khách du lịch. Họ cũng có thể sử dụng các phương
thức quảng cáo và tiếp thị hiệu quả hơn trên các nền tảng trực tuyến này.
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 189

Các tổ chức đã tận dụng những tính năng mới của việc chia sẻ thông tin du lịch
thông minh bằng cách áp dụng vào các phương tiện chia sẻ thông tin điện tử, ví dụ như
trong một bảo tàng hoặc triển lãm, khuyến khích sử dụng các hashtag cụ thể và gắn thẻ
vị trí và phát triển các ứng dụng tùy chỉnh.
2.4. Công cụ nghiên cứu và quản lý du lịch thông minh
Ngày nay có rất nhiều phương pháp thu thập và giám sát thông tin. Các tổ chức
hiện có rất nhiều dữ liệu trong tầm tay họ.
Việc áp dụng các công cụ quản lý và nghiên cứu du lịch thông minh, như thiết kế
bộ theo dõi lưu lượng du lịch hoặc phát triển chương trình CRM phù hợp, giúp cải thiện
đáng kể kết quả kinh doanh.
Một ví dụ điển hình về điểm đến đã triển khai công cụ nghiên cứu và quản lý du
lịch thông minh là Malaga, họ đã giới thiệu một ứng dụng đỗ xe để giúp du khách đỗ xe
hiệu quả hơn và giảm tắc nghẽn.
2.5. Kinh nghiệm du lịch thông minh
Các điểm đến, điểm tham quan và các nhà cung cấp du lịch khác hiện đang áp
dụng các phương pháp công nghệ tiên tiến để phát triển và nâng cao trải nghiệm du lịch.
Bao gồm từ các ứng dụng thực tế đến chơi game và công nghệ thực tế ảo.
Tại Vương quốc Anh, The Hub hotel from Premier Inn đã ứng dụng vào thực tế
qua bản đồ được treo trên tường trong tất cả các phòng của khách sạn. Khi khách du
lịch xem bản đồ này qua một thiết bị thông minh, bản đồ sẽ hiện ra những thông tin bổ
sung cụ thể hơn về các địa điểm hot trong khu du lịch.

3. TỔNG QUAN VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH DƯƠNG
Bình Dương hiện có lợi thế về vị trí địa lý -kinh tế đặc biệt, là cửa ngỏ về phía Tây
Bắc của các tỉnh Đông Nam Bộ và vùng Nam Tây Nguyên, là một trung tâm lớn về kinh
tế công nghiệp, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Có vai trò vệ tinh cho trung tâm kinh
tế TPHCM và giử vai trò quan trọng thúc đẩy công nghiệp và dịch vụ đối với vùng kinh
tế trọng điểm phía Nam. Bình Dương được đánh giá là địa phương luôn khẳng định tính
năng động, đổi mới sáng tạo, có chính sách thu hút đầu tư thông thoáng để tăng tính
hiệu quả quản lý và thích ứng trước môi trường thay đổi. Đối với hoạt động du lịch, Bình
Dương tuy là một ngành còn non trẻ, nhưng với quyết tâm đổi mới sáng tạo để phát
triển, hiện là một địa điểm du lịch mới từng bước tạo sự hấp dẫn thu hút du khách trong
và ngoài nước. Theo Cục Thống kê Bình Dương, hiện nay mức tăng trưởng trung bình
hằng năm giai đoạn 2016-2020 của ngành Du lịch Bình Dương vào khoảng 5-6%. Trong
190 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

đó mức tăng trưởng lượng khách hằng năm khoảng 5% và tăng trưởng về doanh thu
du lịch khoảng 9%/năm. Kết quả doanh thu du lịch năm 2016 đạt 994,02 tỷ đồng, đến
năm 2019 đã đạt 1.287 tỷ đồng; tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt khoảng 9%/năm.
Về lượng khách, năm 2016, tỉnh đón 2.949.084 lượt khách, đến năm 2019 đón 3.388.631
lượt khách. Mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 4,74% về lượt khách (trong đó
khách nội địa tăng 4,44% và khách quốc tế tăng 10,39%). Tổng doanh thu lưu trú và lữ
hành năm 2016 là 675,7 tỷ đồng, đến năm 2019 là 1.038,9 tỷ đồng tăng bình quân hàng
năm là 15,42%. (xem bảng 1)
Bảng 1. Tình hình kinh doanh ngành du lịch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016-2020
Tốc tăng bình
Năm 2016 2017 2018 2019 2020
quân 5 năm (%)
1-Tổng lượt khách
2.949.084 3.073.748 3.211.682 3.388.631 2.557.595 4,74%
du lịch (lượt)
Trong đó:
142.000 176.500 184.000 191.000 133.000 10,39%
+ Khách quốc tế
+ Khách nội địa 2.807.084 2.897.248 3.027.682 3.197.631 2.424.595 4,44%
2-Tổng doanh thu
994,02 1.083 1.134 1,287 615,50 8,99%
du lịch(tỷ đồng)
Nguồn: Cục Thống kê; Sở Văn Hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương

Thành tựu đạt được nhờ vào những giải pháp tích cực trong công tác quản lý nhà
nước, dịch vụ, quảng bá và truyền thông. Dù còn rất mới so với các tình lân cận nhưng
du lịch Bình Dương đã chú trọng ứng dụng công cụ công nghệ thông tin và truyền thông
và hoạt động, từng bước tiếp cận công nghệ 4.0 để đưa những ứng dụng mới vào công
tác quảng bá, giới thiệu, cung cấp thông tin nhằm nâng cao tính tương tác giữa du lịch
địa phương với du khách trong và ngoài nước. Sắp tới, trên nền tảng tiếp tục xây dựng
thành phố thông minh, Bình Dương chú trọng phát triển du lịch thông minh.Theo các
chuyên gia nhận định, cùng với cơ hội phát triển, du lịch thông minh cũng đặt ra cho
ngành Du lịch Bình Dương nhiều thách thức trước yêu cầu chuyển đổi số phù hợp, thích
ứng và đồng bộ, nhất là trong bối cảnh du lịch thông minh đã trở thành tiêu chí hướng
tới phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Muốn
phát triển du lịch thông minh, Bình Dương cần nghiên cứu thấu đáo điều kiện nội lực
cũng như môi trường tương tác từ đó có cái nhìn tổng quan, toàn diện và học hỏi kinh
nghiệm từ nhiều quốc gia, cần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác với nhiều tổ chức, chuyên
gia toàn cầu và đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp thực hiện những giải pháp cần
thiết để phục vụ đô thị thông minh, trong đó có mục tiêu quan trọng là xây dựng trở
thành điểm đến du lịch thông minh.
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 191

4. MỘT SỐ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU TRONG THỰC HIỆN ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH
THÔNG MINH
Bình Dương là một trong những địa phương công bố Đề án Đô thị thông minh
tương đối sớm so với cả nước (năm 2016), trọng tâm là quy hoạch vùng đổi mới sáng
tạo. Đề án lấy nòng cốt là một số địa phương phát triển kinh tế xã hội mạnh của tỉnh,
được quy hoạch bài bản, gồm: thành phố Thủ Dầu Một (bao gồm cả khu vực «thành phố
mới»), thị xã Dĩ An, Thuận An, Tân Uyên, Bến Cát. Với các nhiệm vụ chính gồm các dự
án trọng điểm của Đề án Thành phố Thông minh, như: xây dựng khu công nghiệp khoa
học công nghệ; Trung tâm Thương mại thế giới WTC; Mô hình phát triển đô thị theo
định hướng giao thông công cộng (TOD)... Hoàn thiện và đồng bộ hóa cơ sở dữ liệu của
từng ngành để làm nền tảng xây dựng Trung tâm Điều hành thành phố thông minh. Sau
gần một năm triển khai, đến nay Tỉnh đã chuẩn bị những bước đầu quan trọng như: xây
dựng kho dữ liệu dùng chung; phát triển hệ sinh thái dữ liệu mở, tích hợp và chia sẻ; xây
dựng trung tâm mô phỏng và dự báo kinh tế - xã hội tại thành phố mới Bình Dương…
Đây là những cơ sở dữ liệu quan trọng không chỉ trong công tác quản lý hành chính Nhà
nước mà cho nhiều ngành nghề, trong đó có Ngành du lịch.
Du lịch thông minh cốt lõi được xây dựng trên nền tảng của công nghệ và truyền
thông, giúp tăng sự tương tác, kết nối giữa nhà quản lý, doanh nghiệp và khách du lịch,
và cư dân địa phương, nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách, đồng thời giúp việc
quản lý thuận tiện, hiệu quả hơn. Như vậy đề thực hiện, phát triển du lịch thông minh
mang tính đồng bộ trong mối liên kết quản lý lãnh thổ với các chủ thể tham gia, Bình
Dương sẽ chú trọng phát triển du lịch thông minh trên bệ phóng của nền tảng đô thị
thông minh đang từng bước hình thành.
Nhằm mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ Viễn thông Công nghệ Thông tin (ICT),
Công ty CP Công nghệ và Truyền thông Việt Nam (VNTT) chính thức đầu tư và dựa
vào khai thác Trung tâm dữ liệu Datacenter được xây dựng tại Thành phố mới Bình
Dương từ năm 2013, là 1 trong 4 trung tâm dữ liệu lớn nhất nước ta. Tại đây luôn đảm
bảo đầy đủ những điều kiện tối ưu để cung cấp cho doanh nghiệp các dịch vụ ICT theo
tiêu chuẩn quốc tế. Đây cũng là những điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp sử dụng
công nghệ thông tin và truyền thông trong chuyển đổi số để phát triển sản xuất, kinh
doanhnói chung và ngành du lịch tận dụng khai thác trong hoạt động nói riêng. Ngoài
ra trong năm 2019, VNTT đã ký kết chương trình hợp tác triển khai dịch vụ với Tập
đoàn Viễn thông NTT East (Nhật Bản), chuẩn bị hạ tầng công nghệ xây dựng thành phố
thông minh và trong các lĩnh vực nghiên cứu, triển khai một số dịch vụ trên nền tảng
điện toán đám mây.Để sớm đưa ứng dụng khoa học, công nghệ vào hoạt động tuyên
truyền, quảng bá xúc tiến du lịch gắn với xây dựng thành phố thông minh, Ngành du
lịch Bình Dương từng bước triển khai xúc tiến, quảng bá xây dựng thương hiệu; quản lý
192 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

khách du lịch và hoạt động du lịch, thực hiện việc chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hoá
và du lịch tỉnh đang từng bước triển khai số hoá toàn bộ điểm đến, sản phẩm du lịch
của tỉnh; bản đồ số dịch vụ du lịch; triển khai số hoá các di sản văn hoá, các khu di tích
lịch sử, văn hoá trọng điểm trên địa bàn tỉnh kết hợp ứng dụng công nghệ thực tế ảo,
thực tế ảo... Tiếp tục hoàn thiện CSDL về tài nguyên môi trường, tài nguyên du lịch, tài
nguyên nước, khí hậu,… Bên cạnh đó dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở VHTT&DL
đã nghiên cứu kế hoạch ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào phát triển, quảng
bá hình ảnh du lịch như công nghệ GIS, công nghệ thực tế ảo (VR), công nghệ thực tế
ảo tăng cường (AR), công nghệ thực tế ảo hỗn hợp (MR), công nghệ 3D, 4D, 5D, công
nghệ cảm biến và nhận dạng... tiến tới phát triển du lịch thông minh.Ngoài ra trong lĩnh
vực thương mại điện tử, Tỉnh còn khuyến khích các doanh nghiệp đang tham gia cung
ứng sản phẩm và dịch vụ trên địa bàn, nghiên cứu ứng dụng rộng rãi công nghệ trong
thanh toán dịch vụ du lịch hướng tới giảm thiểu thanh toán bằng tiền mặt; khuyến khích
khách du lịch sử dụng các hình thức thanh toán điện tử trên các thiết bị du lịch thông
minh. Việc tiếp cận các phương tiện thông tin truyền thông ngày càng thuận lợi, với
tiện ích đa dạng nên các ứng dụng công nghệ thông tin có sự lan tỏa rất lớn, có thể nói
du lịch thông minh là thị trường tiềm năng lớn cho du lịch Việt Nam nói chung và tỉnh
Bình Dương nói riêng… Bình Dương hiện nay đang học tập có chọn lọc mô hình được
xem là chìa khóa thành công của thành phố thông minh về công nghiệp Eindhoven của
Hà Lan, ngoài nội dung cốt lõi là thành phố thông minh, tỉnh còn hướng đến tiếp cận
theo cách tổ chức điểm đến du lịch thông minh, mà Hà Lan cũng là quốc gia đi đầu xây
dựng nhiều điểm đến du lịch thông minh được thế giới công nhận.

5. GỢI Ý MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỂ BÌNH DƯƠNG TRỞ THÀNH
ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH THÔNG MINH
Thứ nhất, để hướng đến phát triển du lịch thông minh, các Sở, Ngành của tỉnh cần
sớm hoàn thiện chiến lược phát triển du lịch Bình Dương. Trong đó chú trọng đến việc
liên kết hợp tác với TPHCM và các tỉnh Đông Nam Bộ và Nam Tây Nguyên để khai thác
tiềm năng du lịch khu vực phía Nam. Cơ quan quản lý cần đưa vấn đề phát triển du lịch
thông minh vào chiến lược phát triển du lịch của Tỉnh; đồng thời, trong xây dựng giải
pháp phát triển du lịch thông minh phải đảm bảo kết nối thông minh, chú trọng liên
kết giao thông đô thị, tạo môi trường cho doanh nghiệp hợp tác và cơ quan nhà nước
đồng hành cùng doanh nghiệp… Để du lịch thông minh phát triển mạnh cần có những
chính sách quản lý thiết thực và hiệu quả từ chính quyền địa phương. Ngoài ra trong
quản lý vận hành điểm đến du lịch thông minh cần phải xác định rõ bốn chủ thể của du
lịch thông minh là: Các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, du khách và người
tham gia làm du lịch. Mỗi chủ thể trên cũng phải là chủ thể thông minh. Hệ sinh thái du
lịch thông minh là sự hợp lực thông minh của cả bốn chủ thể nói trên.
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 193

Thứ hai, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong hoạt động du lịch; xây
dựng hệ sinh thái đa chiều cho hoạt động kinh doanh du lịch, nhằm nâng cao chất lượng
điểm đến du lịch, hệ sinh thái đa chiều phải dựa trên nên tảng của công nghệ 4.0. Hỗ trợ
các doanh nghiệp chuyển đổi số, quảng bá hình ảnh, thông tin nhanh chóng về các sản
phẩm dịch vụ du lịch, chương trình kích cầu khuyến mãi du lịch,… đến người dân và du
khách. Bên cạnh đó cần nghiên cứu xây dựng Trung tâm Điều hành Du lịch Thông minh
(IOC) để phối hợp với Trung tâm dữ liệu Datacenter Bình Dương là nơi tổng hợp toàn
bộ thông tin, dữ liệu liên quan đến du lịch và chuyên ngành, Thu thập dữ liệu về hiện
trạng và những dự báo phát triển trong ngắn hạn,dài hạn của ngành du lịch. Tăng hiệu
quả quản lý ngành du lịch, đảm bảo an ninh trật tự, điều hành toàn diện hoạt động du
lịch trên địa bàn, quản lý thông tin lưu trú của khách du lịch và khách lưu trú. Sẵn sàng
ghi nhận các phản ánh góp ý, đánh giá sự hài lòng của người dân trong công tác quản
lý. Bên cạnh đó, các thông tin (sự kiện, lễ hội,điểm du lịch,…) cần được giám sát tính
trung thực về nội dung trước khi đăng tải. Qua đó, chính quyền có thể quảng bá thông
tin về tài nguyên du lịch một cách chính thống đến người dân, tạo sự tin tưởng,yên tâm
và đảm bảo cho du khách khi tới tham quan.
Thứ ba, theo các chuyên gia, du lịch thông minh đang trở thành một tiêu chí phát
triển, hướng tới phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh. Việc ứng dụng
du lịch thông minh không chỉ cho du khách mà cả người dân địa phương cũng được
hưởng lợi. Do đó trong quá trình thực hiện, cần có sự thống nhất giữa các cơ quan quản
lý địa phương điểm đến. Điều đầu tiên là thu thập, xây dựng cơ sở dữ liệu từ du khách
như cách mà các thành phố lớn trên thế giới đã làm từ nhiều năm qua. Nên huy động
các DN đóng góp sáng kiến để làm du lịch thông minh, bởi chính các DN mới có dữ
liệu từ khách hàng. Khuyến khích để DN sẵn sàng chia sẻ trên tinh thần cùng hưởng lợi.
Điều quan trọng không kém là làm du lịch cần quan tâm đến lợi ích của người dân địa
phương khi phát triển du lịch cũng phải để người dân được hưởng lợi.
Thứ tư, để đạt mục tiêu trở thành điểm đến du lịch thông minh, quá trình thực
hiện cần tổ chức khảo sát, kiểm kê, đánh giá các tài nguyên du lịch cũ và mới trên địa
bàn tỉnh; qua đó xây dựng hệ thống bản đồ thông tin địa lý (GIS) về cơ sở dữ liệu thông
minh tài nguyên du lịch. Tổ chức ký kết với các tập đoàn, công ty kỹ thuật công nghệ lớn
để thực hiện Dự án Du lịch thông minh tại Bình Dương nhằm đưa ra ứng dụng du lịch
một cách rộng rãi trên các phương tiện cá nhân du khách như điện thoại thông minh,
máy tính,… với mục tiêu xây dựng ứng dụng giúp du khách có thông tin nhanh chóng,
chính xác các điểm đến, lịch trình, địa điểm mua sắm và ăn uống, nhà hàng, khách sạn,
thông tin đường dây nóng của cơ quan quản lý khi cần… Ứng dụng được phát triển trên
2 nền tảng Android và iOS, gồm tiếng Anh, tiếng Việt và có thể phát triển thêm các ngôn
ngữ khác.
194 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Thứ năm, chú trọng công tác đào tạo chuyển giao công nghệ phải phù hợp với các
đối tượng sử dụng từ cơ bản đến nâng cao, đáp ứng yêu cầu khai thác của đơn vị quản
lý sử dụng. Nội dung đào tạo tập trung vào khai thác các phân hệ của hệ thống. Đối với
nội dung đào tạo nâng cao cần tập trung vào bộ phận cốt yếu đảm nhận công tác quản
lý điều hành hệ thống là những chuyên viên có trình độ và hiểu biết về công nghệ thông
tin ở mức độ nhất định.

KẾT LUẬN
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế ngày càng sâu rộng, Với xu
thế hiện nay của các đô thị thông minh, vừa có lợi thế về tiềm năng du lịch thì việc định
hướng phát triển trở thành một điểm đến du lịch thông minh trên nền tảng hạ tầng kỹ
thuật của một thành phố thông minh đã được nhìn nhận như một xu thế tất yếu của
thế kỷ 21. Sự phát triển và thâm nhập của khoa học và công nghệ vào đời sống, từ môi
trường tương tác của du khách thông minh sẽ giúp giải quyết được những thách thức
cho định hướng phát triển trở thành điểm đến du lịch thông minh. Bình Dương đã được
quốc tế công nhận là “Vùng thông minh Bình Dương” cũng không thể nằm ngoài xu thế
tất yếu đó.Tuy nhiên để thực hiện thành công như Kế hoạch số 5165/KH-UBND ngày
21/10/2020 của UBND tỉnh Bình Dương về Kế hoạch thực hiện Chiến lược Phát triển Du
lịch đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã vạch ra, trước hết xuất phát từ yêu
cầu nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường thương mại tự do, từ quy luật điều
chỉnh của thị trường theo hành vi khách du lịch, vấn đề hướng đến đô thị thông minh,
trong đó có phát triển du lịch thông minh tại Bình Dương là một cấu phần không thể
thiếu cho sự phát triển bền vững. Cùng với tiềm năng và thế mạnh của Tỉnh hiện có,
định hướng phát triển du lịch thông minh sẽ thúc đẩy ngành du lịch phát triển bền vững
trong tương lai.

Tài liệu tham khảo


Benckendorff, P., Moscardo, G. and Murphy, L. (2005). High tech versus high touch: Visitor
responses to the use of technology in tourist attractions. Tourism Recreation Research,
30(3), 37-47.
Boes, K., Buhalis, D., Inversini, A. (2016). Smart tourism destinations: ecosystems for tourism
destination competitiveness. International Journal of Tourism Cities, 2(2), 108-124.
Boes, K., Buhalis, D., & Inversini, A. (2015). Conceptualising smart tourism destination dimensions.
In I. Tussyadiah, & A. Inversini (Eds.). Information and communication technologies in
tourism 2015, 391-403. Cham: Springer. doi:10.1016/S0160-7383(01)00012-3
Buhalis, D. (2003). Etourism: Information technology for strategic tourism management. Harlow:
Pearson Education.
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 195

Buhalis, D., & Amaranggana, A. (2014). Smart tourism destinations. In Z. Xiang, & I. Tussyadiah
(Eds.), Information and communication technologies in tourism 2014 (pp. 553–564).
Cham: Springer. doi:10.1007/978-3-319-03973-2
Cục Thống kê Bình Dương (2015-2020). Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương năm 2015-2020.
Đỗ Hiền Hoà và Phan Thanh Huyền (2018). Du lịch thông minh –xu thế của thời đại mới. Tạp
Chí Công Thương, Bộ Công Thương số tháng 7/2018.
Gretzel, U., Sigala, M., Xiang, Z., & Koo, C. (2015). Smart tourism: Foundations and
developments. Electronic Markets, 25(3), 179-188. doi:10.1007/s12525-015-0196
Sở Văn Hóa Thể Thao và Du lịch Bình Dương (2020). Báo cáo Tình hình hoạt động của ngành
qua các năm 2019, 2020.
Tổng cục Thống kê (2011-2019). Niên giám thống kê Việt Nam 2010-2020, Hà Nội.
UBND Tỉnh Bình Dương (2020). Kế hoạch số 5165/KH-UBND ngày 21/10/2020 về Thực hiện
Chiến lược Phát triển Du lịch đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Lê Quang Đăng (2019). Cách mạng công nghiệp 4.0 và tiến trình phát triển du lịch thông minh
tại Việt Nam. http://itdr.org.vn/nghien_cuu/cach-mang-cong-nghiep-4-0-va-tien-trinh-
phat-trien-du-lich-thong-minh-tai-viet-nam/
Neuhofer, B., Buhalis, D., & Ladkin, A. (2012). Conceptualising technology enhanced
destination experiences. Journal of Destination Marketing and Management, 1(1-2), 36-
46. doi:10.1016/j.jdmm.2012.08.001
Neuhofer, B., Buhalis, D., & Ladkin, A. (2015). Smart technologies for personalized experiences:
A case study in the hospitality domain. Electronic Markets, 25, 243-254. doi:10.1007/
s12525-015-0182
Pam Lee, William Cannon Hunter, Namho Chung (2019). Smart Tourism City: Developments
and Transformations. A paper, Published: 12 May 2020. http://www.mdpi.com/journal/
sustainability
Tổng cục Du lịch (2018). Xu hướng phát triển của du lịch thế giới và tác động tới du lịch Việt
Nam. Hội thảo khoa học.
Wang, D., Li, X., Li, Y. (2016). China’s “smart tourism destination” initiative: A taste of the
service-dominant logic. Journal of Destination Marketing & Management, 2(2), 59-61.
Các trang Web:
https://vov.vn/xa-hoi/binh-duong-day-manh-trien-khai-xay-dung-thanh-pho-thong-
minh-900425.vov
https://vov.vn/xa-hoi/chia-khoa-xay-dung-thanh-pho-thong-minh-cua-binh-duong-701534.
vov
https://tienphong.vn/binh-duong-duoc-vinh-danh-co-chien-luoc-phat-trien-thanh-pho-
thong-minh-tieu-bieu-post1351451.tpo
196 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TRONG LĨNH VỰC


NÔNG NGHIỆP: CHUYỂN ĐỔI NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
ThS Nguyễn Trọng Hiếu*

Tóm tắt

Cách mạng công nghiệp 4.0 đang làm biến chuyển mọi mặt trong đời sống xã hội. Nông
nghiệp không phải là ngoại lệ. Rất nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng đã làm
cho nông nghiệp đang ngày càng trở nên thông minh hơn, bền vững hơn (được gọi là
nông nghiệp 4.0). Khái niệm Nông nghiệp 4.0 chính là tập trung chủ yếu vào sản xuất
thông minh dựa trên các thành tựu đột phá trong công nghệ thông tin, công nghệ sinh
học, công nghệ nano,…

Là một nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, Cách mạng 4.0 là cơ hội quý giá để
Việt Nam có thể nắm bắt các công nghệ mới nhằm thúc đẩy nhanh hơn tiến trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển với các nền kinh tế phát
triển khác. Chuyên đề cung cấp bối cảnh và sự phát triển của Nông nghiệp 4.0, hiện
trạng cùng các đề xuất giải pháp hướng đến phát triển nền nông nghiệp Việt Nam hiện
đại và bền vững .

Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0, nông nghiệp 4.0.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nông nghiệp là ngành kinh tế có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế Việt
Nam, giữ vai trò chiến lược trong dài hạn, là bệ đỡ quan trọng cho an ninh, an sinh, an
dân của đất nước. Mặc dù đã có 1 số bước chuyển mình nhưng vẫn tồn tại thực tế nông
nghiệp Việt Nam vẫn còn tương đối lạc hậu so với các nước tiên tiến và tồn tại nhiều
khó khăn. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, biến đổi khí hậu, dịch bệnh và nhất là cuộc
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư thì chuyển đổi số, áp dụng các công nghệ 4.0 trong
nông nghiệp là xu hướng tất yếu, là “chìa khóa” cho phát triển bền vững ngành nông
nghiệp Việt Nam.

*
Khoa Kinh tế Tài nguyên và Môi trường – Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TPHCM.
Email: nthieu@hcmunre.edu.vn
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 197

2. LÝ THUYẾT
2.1. Cách mạng 4.0
Trong những năm gần đây, Cách mạng Công nghiệp 4.0 chính là chủ đề thường
xuyên được thảo luận tại Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF). Klaus Schwab, người sáng
lập WEF, cho rằng kỷ nguyên của Cách mạng Công nghiệp 4.0 đã tới với những biến
đổi xã hội có tốc độ, phạm vi, ảnh hưởng hoàn toàn khác với trước đây. Cách mạng
Công nghiệp 4.0, hay viết tắt là CMCN 4.0, đề cập đến kỷ nguyên cách mạng đang diễn
ra trong đó công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) giữ vai trò chủ đạo. Cuộc
cách mạng sẽ làm bùng nổ những đổi mới sáng tạo công nghệ trong sáu lĩnh vực: Trí tuệ
nhân tạo (AI), Robot, Internet vạn vật (IoT), Xe không người lái, In ba chiều và Công
nghệ nano (Cục Thông tin Khoa học Công nghệ Quốc gia, 2019).
CMCN 4.0 sẽ bao gồm một loạt các công nghệ mới sử dụng dữ liệu lớn để kết hợp
thế giới vật lý, sinh học và kỹ thuật số lại với nhau theo cách tác động tới tất cả các lĩnh
vực của cuộc sống.
2.2. Nông nghiệp 4.0
Hiệp hội Máy Nông nghiệp châu Âu (European Agricultural Machinery, 2017), đã
phân tích quá trình phát triển nông nghiệp trên thế giới và cho rằng các cuộc cách mạng
trong nông nghiệp cũng phát triển tương tự như quá trình phát triển của các cuộc cách
mạng công nghiệp (Khương Nha, & Duy Tín, 2017; Kiên Nguyễn, 2019).
Nông nghiệp 1.0 xuất hiện vào khoảng năm 1910, ở giai đoạn này chủ yếu dựa vào
sức lao động và phụ thuộc thiên nhiên do đó năng suất lao động thấp, quy mô sản xuất
nhỏ lẻ, quá trình trao đổi thương mại chưa sôi động, chủ yếu tự cung, tự cấp nông sản
giữa các quốc gia.
Nông nghiệp 2.0 còn gọi là Cách mạng xanh, bắt đầu vào những năm 1950, mà
điển hình là Ấn Độ, sử dụng các giống lúa mì lùn cải tiến; giai đoạn mà canh tác kết
hợp sử dụng hóa học hóa trong phân bón và thuốc bảo vệ thực vật; cơ khí phục vụ nông
nghiệp phát triển, máy cày làm đất và máy móc phục vụ công nghệ sau thu hoạch, quá
trình trao đổi nông sản toàn cầu diễn ra mạnh mẽ, từng bước hình thành rõ phân vùng
nông nghiệp thế giới.
Nông nghiệp 3.0 diễn ra vào khoảng năm 1990 đã tạo bước đột phá về công nghệ
nhờ áp dụng các thành tựu khoa học về công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới,
thiết bị định vị toàn cầu (GPS), các công nghệ làm đất, công nghệ sau thu hoạch sử dụng
rộng rãi trên toàn cầu và từng bước áp dụng các công nghệ điều khiển tự động và cảm
biến, giao dịch nông sản thương mại điện tử, từ đó đã góp phần nâng cao năng suất, chất
lượng nông sản và trao đổi nông sản.
198 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Nông nghiệp 4.0, sự phát triển diễn ra đồng thời với phát triển của thế giới về công
nghiệp 4.0 là giai đoạn ứng dụng mạnh mẽ các thiết bị cảm biến kết nối internet (IOT),
công nghệ đèn LED, các thiết bị bay không người lái, robot nông nghiệp và quản trị tài
chính trang trại thông minh,... Thuật ngữ nông nghiệp 4.0 được phân tích và sử dụng
đầu tiên tại Đức.
2.3. Một số lĩnh vực triển khai nông nghiệp 4.0
Ứng dụng cảm biến kết nối vạn vật ở hầu hết các trang trại nông nghiệp (IOT
Sensors); Canh tác trong nhà kính, nhà lưới, sử dụng công nghệ thủy canh, khí canh;
Ứng dụng tế bào quang điện (Solar cells) để sử dụng hiệu quả không gian, giảm chi phí
năng lượng; Ứng dụng Robot thay cho việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi; Ứng dụng các
thiết bị bay không người lái (Drones) và các vệ tinh (Satellites) để khảo sát thực trạng
thu thập dữ liệu của các trang trại, Ứng dụng Internet, điện thoại di động, điện toán đám
mây để nâng cao hiệu quả hoạt động của công nghệ tài chính phục vụ trang trại…
2.4. Lợi ích của nông nghiệp 4.0
Chuyển đổi số sẽ mang lại lợi ích vượt trội và là tác nhân góp phần quan trọng vào
phát triển bền vững ngành nông nghiệp Việt Nam, điều này được thể hiện qua các vai
trò chủ yếu dưới đây:
Chuyển đổi số giúp ngành nông nghiệp Việt Nam giảm thiểu rủi ro, thiệt hại do
biến đổi khí hậu. Nông nghiệp là ngành phụ thuộc nhiều vào thời tiết, khí hậu. Việt
Nam là một trong năm quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Ứng dụng
công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo), Data Analytics (phân tích dữ liệu) vào quản lý rủi ro sẽ
giúp cảnh báo sớm (72 giờ trước khi cơn bão đi qua)(Báo Lý luận chính trị, 2022), từ đó,
các cấp, ngành, người nông dân sẽ có biện pháp ứng phó kịp thời, hạn chế được rủi ro
do biến đổi khí hậu, sản xuất nông nghiệp hiệu quả và bền vững hơn.
Việc canh tác từ khâu làm đất đến việc bón phân, bơm tưới và thu hoạch đều sử
dụng các thiết bị hỗ trợ thông minh. Ngoài ra, hệ thống tưới tiêu và giám sát đều được
thực hiện qua điện thoại. Những ứng dụng này giúp giảm một nửa chi phí sản xuất và
công sức lao động, giảm 50% lượng khí thải nhà kính, tăng năng suất 30%, từ đó giúp
tăng thu nhập cho người nông dân.
Chuyển đổi số giúp ngành nông nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Ứng dụng công nghệ Internet vạn vật (IoT),
dữ liệu lớn (Big Data), công nghệ sinh học đã giúp phân tích dữ liệu về môi trường, các
loại đất, cây trồng, các giai đoạn sinh trưởng của cây. Dựa trên những dữ liệu được cung
cấp, người sản xuất sẽ đưa ra những quyết định phù hợp (bón phân, tưới nước, phun
thuốc bảo vệ thực vật, thu hoạch,…), nhờ đó, giảm được chi phí, giảm ô nhiễm nguồn
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 199

nước và đất đai, bảo vệ được sự đa dạng sinh học. Hơn nữa, việc tích hợp và ứng dụng
công nghệ số vào sản xuất giúp người tiêu dùng có thể truy xuất và theo dõi được các
thông số này theo thời gian thực và yên tâm về chất lượng nông sản. Ngoài ra, ứng dụng
công nghệ số trong nông nghiệp giúp tăng cường kết nối giữa người sản xuất, tiêu dùng,
giữa cung - cầu, hạn chế được tình trạng “được mùa mất giá, được giá mất mùa”, nhờ đó
sản xuất nông nghiệp hiệu quả và bền vững hơn.
Chuyển đổi số trong nông nghiệp giúp cho việc quản lý, điều hành ngành nói
chung và doanh nghiệp nói riêng hiệu quả hơn. Đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn (NN&PTNT), việc ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa vào trong điều
hành, quản lý sẽ giúp cho việc ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ
thống báo cáo thông suốt kịp thời, làm tăng hiệu lực quản lý và hiệu quả điều hành. Đối
với doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp, công nghệ số còn giúp tăng hiệu quả điều
hành, cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn. Nhờ đó, hiệu quả
hoạt động và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp được nâng cao. Vì vậy, chuyển đổi
số trong nông nghiệp được xác định là tạo dựng môi trường, sinh thái số nông nghiệp
làm nền móng, kiến tạo thể chế, thúc đẩy chuyển đổi từ “sản xuất nông nghiệp” sang
“kinh tế nông nghiệp” mà mục đích cuối cùng là nhằm phát triển một nền nông nghiệp
hiệu quả và bền vững..
2.5. Thực trạng chuyển đổi 4.0 trong nông nghiệp tại Việt Nam
2.5.1. Thực trạng
Một thực tế là mặc dù là nước nông nghiệp, nhưng nông nghiệp Việt Nam vẫn
còn tương đối lạc hậu so với các nước tiên tiến. Nông nghiệp nước ta chủ yếu phát triển
theo số lượng, dựa vào tài nguyên thiên nhiên, sức lao động, do vậy chi phí đầu vào cao,
chi phí lao động lớn (chiếm 40%-50% giá thành sản phẩm). Quy mô canh tác của nông
nghiệp nước ta phần lớn là nhỏ lẻ, manh mún khó áp dụng những mô hình canh tác
hoặc công nghệ tiên tiến mới. Tổng hợp các báo cáo tại Diễn đàn Nông dân Việt Nam
cho thấy: Hiện nay cả nước đang có 13,8 triệu hộ nông dân với 78 triệu mảnh ruộng nhỏ.
Bình quân 2,2 lao động và 0,4-1,2 ha một hộ, thiếu vốn, kiến thức, sản xuất thủ công và
manh mún (69% số hộ có quy mô dưới 0,5 ha đất nông nghiệp). Tài nguyên đất hạn chế,
bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người chỉ bằng 8,7% so trung bình của thế
giới (Báo lý luận chính trị, 2022). Trong bối cảnh này, nông nghiệp Việt Nam chủ yếu
phát triển theo số lượng, dựa vào tài nguyên và lao động, chi phí vật tư quá cao, sử dụng
quá nhiều nước, lao động nên hiệu quả thấp. Sản xuất chia cắt, không theo chuỗi do vậy
không kiểm soát được chất lượng cũng như không truy xuất được nguồn gốc.
Về thành tựu, Vào ngày 01/7/2016, Việt Nam đã có 5.897,5 ha nhà kính, nhà lưới,
nhà màng ở 327 xã. Trong số đó, có 2.854,3 ha (48,4%) trồng hoa; 2.144,6 ha (36,4%)
200 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

trồng rau; 661,1 ha (11,2%) gieo trồng cây giống; 237,5 ha (4%) nuôi trồng thủy hải sản
(Ban Kinh tế Trung ương, 2021).
Hầu hết các công nghệ số cơ bản đã từng bước được ứng dụng trong các lĩnh vực
của ngành nông nghiệp ở các địa phương. Một số doanh nghiệp lớn như VinEco, Hoàng
Anh Gia Lai, Nafood, Dabaco, Vinamilk, TH True milk… đã ứng dụng công nghệ số vào
điều hành sản xuất, phân phối và tiêu thụ sản phẩm. Hiện cả nước có trên hai triệu hộ
nông dân sản xuất nông nghiệp được đào tạo kỹ năng về chuyển đổi số, có gần 50 nghìn
sản phẩm nông nghiệp được đưa lên các sản thương mại điện tử với hàng nghìn giao
dịch được thực hiện Ước tính hết năm 2021, cả nước có gần 12% tổng số doanh nghiệp
nông nghiệp ứng dụng công nghệ số vào sản xuất (Ban Kinh tế Trung ương, 2021).
Chuyển đổi số lĩnh vực nông nghiệp đã giúp kết nối 9 triệu hộ nông dân với các
doanh nghiệp chế biến, thương mại và 100 triệu người tiêu dùng trên cả nước, hàng tỷ
người dùng trên thế giới. Nhờ đó, ngành nông nghiệp Việt Nam có thể thay đổi từ mô
hình sản xuất nhỏ lẻ, kém hiệu quả sang mô hình sản xuất mới, có sự liên kết chuỗi
giá trị.
2.5.2. Cơ hội và thách thức
Cơ hội: Tiềm năng chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp còn rất lớn, có thể ứng
dụng trên toàn lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản… Bên cạnh đó, Việt
Nam trở lại bình thường hậu đại dịch Covid-19, sự trở lại của ngành F&B và du lịch,
cơ cấu dân số trẻ, sức mua tốt kèm theo xu hướng quan tâm nhiều hơn tới giá trị dinh
dưỡng, các sản phẩm nông nghiệp có nguồn gốc minh bạch. Xu hướng nông nghiệp hữu
cơ organic đã hình thành và có tương lai phát triển mạnh.
Thách thức: Đứt gãy chuỗi cung ứng và biến đổi khí hậu dẫn đến sự gia tăng chi
phí nguyên liệu (thức ăn, phân bón,…), chi phí sản xuất và kho vận tăng cao, ảnh hưởng
tới lợi nhuận trên toàn chuỗi giá trị. Yêu cầu về sự minh bạch nguồn gốc sản phẩm và giá
trị dinh dưỡng ngày càng được người tiêu dùng đề cao. Phần lớn hoạt động sản xuất vẫn
phụ thuộc nhiều vào nhân lực thủ công khiến năng suất thấp mà tổn thất sau thu hoạch
cao, dẫn tới chi phí sản xuất nông nghiệp cao, chất lượng không đồng đều làm giảm khả
năng cạnh tranh khi doanh nghiệp tham gia vào các thị trường quốc tế. Bên cạnh đó,
Nhận thức và trình độ của nông dân còn hạn chế, Quy mô sản xuất nông nghiệp còn
nhỏ và phân tán. Nhiều người dân và cả doanh nghiệp thiếu vốn để ứng dụng chuyển
đổi số. Cơ sở dữ liệu khoa học đồng bộ về môi trường, thị trường, công nghệ còn thiếu.
Việc tổng hợp dữ liệu cũng gặp nhiều khó khăn.
2.6. Giải pháp
Lựa chọn mô hình phát triển phù hợp: Nông nghiệp luôn là lĩnh vực được ưu tiên
phát triển hàng đầu ở nước ta. Cách mạng công nghiệp 4.0 là cơ hội để Việt Nam nắm
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 201

bắt công nghệ mới, thu hẹp khoảng cách để tổ chức cơ cấu nông nghiệp theo hướng
thông minh hơn, bền vững hơn. Tuy nhiên, với hiện trạng của nước ta, không thể phát
triển theo kiểu đồng loạt mà cần phải lựa chọn công nghệ phù hợp, sản phẩm phù hợp
gắn với mỗi vùng, miền và thị trường. Bên cạnh đó, chúng ta cần ưu tiên phát triển nông
nghiệp 4.0 ở các vùng có điều kiện, đi đôi với sản xuất nông nghiệp truyền thống.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Xây dựng chính phủ điện tử và chuyển đổi
số trong công tác quản lý để việc đề xuất, chỉ đạo, thực hiện các chính sách chuyển đổi
số nông nghiệp hiệu quả. Khuyến khích doanh nghiệp, lao động trẻ tham gia chuyển đổi
số. Đào tạo các chuyên gia chuyển đổi số trong nông nghiệp giỏi cả lý thuyết lẫn thực
hành. Tăng cường truyền thông, tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn kỹ năng cho nông
dân. Đào tạo người dân về việc sử dụng sàn thương mại để quảng bá sản phẩm. Kết nối
các tổ chức như hội Phụ nữ, hội Nông dân và hợp tác xã để giúp đỡ lẫn nhau trong quá
trình áp dụng công nghệ. Khuyến khích người dân sử dụng các thiết bị điện tử hiện đại,
tham gia thảo luận về cách ứng dụng công nghệ cao. Mời các nông dân đã chuyển đổi số
thành công chia sẻ kinh nghiệm của mình.
Các trường đại học cần đổi mới đào tạo nguồn nhân lực, tiếp cận các công nghệ
mới theo xu thế thời đại phục vụ nông nghiệp thông minh 4.0. Các viện nghiên cứu
cần có chiến lược nghiên cứu phần mềm và phần cứng ứng dụng giải pháp IoT, tạo ra
các công nghệ mới có tính ứng dụng cao phục vụ nông nghiệp thông minh 4.0. Các địa
phương cần tiến hành đào tạo nguồn nhân lực toàn diện các đối tượng trực tiếp tham gia
nông nghiệp thông minh 4.0 bao gồm: nhà quản lý, cán bộ kỹ thuật, doanh nghiệp/Hợp
tác xã và nông dân; đồng thời có chính sách khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo phát triển có
chọn lọc, hiệu quả nhất nông nghiệp thông minh 4.0.
Mô hình liên kết chặt chẽ từ 4 nhà: Nhà nước – Nhà khoa học – Nhà doanh
nghiệp và Nhà nông. Nông nghiệp 4.0 của nước ta nên lấy doanh nghiệp làm trung tâm,
từ đó phát triển các mô hình liên kết giữa doanh nghiệp với địa phương, doanh nghiệp
với các trường đại học, nhà khoa học và doanh nghiệp với các startup khởi nghiệp. Từ
đó hình thành nên một hệ sinh thái phát triển bền vững.
Giải pháp về vốn đầu tư: Để nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn, Ngành nông
nghiệp cần sớm công bố kế hoạch phát triển ngành chi tiết.Đơn giản hóa thủ tục, quy
trình; tăng cường số lượng các khu, vùng nông nghiệp; doanh nghiệp nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao được cấp phép công nhận. Tăng cường triển khai việc cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản trên đất nông nghiệp. Hỗ trợ nông dân lập kế
hoạch kinh doanh và trả nợ. Xây dựng chính sách để thu hút các tập đoàn nước ngoài
đầu tư vốn FDI cho các dự án chuyển đổi số nông nghiệp ở Việt Nam.
Xây dựng nền tảng cơ sở dữ liệu: Thực hiện chuyển đổi số, kinh tế số trong nông
nghiệp phải dựa trên nền tảng dữ liệu. Thay đổi thói quen ghi chép nhật ký canh tác và
202 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

nhật ký chăn nuôi của nông dân trên giấy rồi số hóa trên thiết bị điện tử bằng cách tập
huấn, hướng dẫn nông dân tham gia mô hình ghi nhật ký sản xuất. Các cơ quan thuộc
bộ cần thống kê chi tiết các dữ liệu quan trọng liên quan đến phạm vi quản lý của mình.
Cần tập trung xây dựng các hệ thống dữ liệu lớn, trong đó tập trung vào đất trồng lúa,
cây ăn quả, cây công nghiệp, đất rừng, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.Thiết kế mạng lưới
quan sát, giám sát tích hợp trên không và mặt đất phục vụ các hoạt động nông nghiệp.
Tăng cường việc cung cấp thông tin về môi trường, đất đai, thời tiết để giúp người nông
dân nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng. Đồng thời, các cơ quan quản lý cần hỗ
trợ chia sẻ các thiết bị nông nghiệp qua các nền tảng số.
Thiết kế phần mềm quản trị dữ liệu và phân công cá nhân, tổ chức ở địa phương
sử dụng phần mềm để thu thập, cập nhật, khai thác, quản lý và bảo quản cơ sở dữ liệu.

3. KẾT LUẬN
Cách mạng công nghiệp 4.0 là sự tích hợp của công nghệ số, công nghệ sinh học
và vật lý sẽ tạo ra nền sản xuất thông minh, trong đó nông nghiệp là lĩnh vực được ưu
tiên triển khai cùng cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm tạo ra sản phẩm thực phẩm có
chất lượng cao và an toàn. Nền nông nghiệp nước ta trong những năm gần đây đã đạt
được những thành tựu nhất định, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả
và giá trị gia tăng trong nông nghiệp. Tuy nhiên, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi
mới cách thức sản xuất trong nông nghiệp còn chậm, phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ, năng
suất, chất lượng, giá trị gia tăng nhiều mặt hàng còn thấp. Vì vậy, việc phát triển ngành
nông nghiệp theo định hướng cách mạng công nghiệp 4.0 là xu thế tất yếu để tạo ra bước
phát triển nhảy vọt về khoa học công nghệ và tăng trưởng kinh tế, nhằm đưa nền nông
nghiệp nước ta trở thành nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập với nền nông nghiệp của
các nước tiên tiến trên thế giới. Các giải pháp toàn diện giữa Nhà nước – Nhà khoa học
– Nhà doanh nghiệp, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng nền tảng dữ liệu và thực hiện
các giải pháp nhằm nâng cao mức đầu tư sẽ góp phần đẩy Nhanh tiến trình chuyển đổi
4.0, từ đó sẽ tạo ra sản phẩm nông sản có chất lượng tốt, giá trị gia tăng cao, giá thành
hạ và có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường trong và ngoài nước.

Tài liệu tham khảo


Ban Kinh tế Trung ương (2021). Chuyển đổi số nông nghiệp - nông thôn trong tiến trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Hà Nội, ngày 17/12/2021. 
Báo lý luận chính trị. http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/thuc-tien/item/4172-chuyen-
doi-so-trong-nong-nghiep-nham-phat-trien-ben-vung-nganh-nong-nghiep-viet-nam.
html, 4.2022.
Khương Nha, Duy Tín (2017). Cách mạng Công nghiệp 4.0 là gì? https://news.zing.vn/cach-
mang-cong-nghiep-40-la-gi-post750267.html. Ngày 29.5.2017.
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 203

Kiên Nguyễn (2019). Cách mạng 4.0 là gì ? Nó sẽ ảnh hưởng thế nào đến Việt Nam? https://
blogchiasekienthuc.com/dan-cong-nghe/cach-mang-4-0-la-gi.html#vii-anh-huong-cua-
cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-4-tai-viet-nam. Ngày 10/5/2019.
Cục Thông tin Khoa học Công nghệ Quốc gia (2019). Nông nghiệp 4.0 - dự báo các công nghệ
nông nghiệp trong tương lai. Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ,
Cục Thông tin Khoa học Công nghệ Quốc gia.
Nguyễn Kiểm (2021). Diễn đàn nông dân với chuyển đổi số trong nông nghiệp. https://www.
qdnd.vn, ngày 02/12/2021.
Trần Như Khuyên, Đặng Thanh Sơn (2020). Cách mạng công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực nông
nghiệp và định hướng phát triển ngành chế biến nông sản thực phẩm ở Việt Nam.
204 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA CÁC QUỐC GIA
BẰNG CHỈ TIÊU GDP XANH
ThS Nguyễn Châu Thoại*

Tóm tắt
Bài viết tính toán và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu GDP xanh của 40 quốc
gia đại diện nước phát triển và nước đang phát triển từ số liệu của Ngân Hàng Thế Giới
năm 2018 nhằm đưa ra nhận xét về phát triển bền vững của các quốc gia. Kết quả cho
thấy mức chênh lệch bình quân giữa GDP và GDP xanh là 1,59% với các yếu tố Lượng
Carbon, Tỷ lệ tiết kiệm tài nguyên và Lượng chất thải đều có tác dụng nghịch chiều với
GDP xanh – phù hợp với giả định. Tuy nhiên không xác định được sự khác biệt giữa các
nước phát triển và nước không phát triển. Vì thế, các quốc gia muốn hướng đến phát
triển bền vững, trong hoạt động sản xuất và tiêu dùng cần giảm lượng phát thải carbon,
giảm chất thải và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Từ khóa: GDP xanh, phát triển bền vững, tăng trưởng xanh.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong hơn 2 thế kỷ đã qua, khái niệm phát triển kinh tế đó việc tập trung tăng
trưởng tối đa lợi nhuận từ sản xuất hàng hóa và cung cấp dịch vụ. Từ đó phát sinh
những thất bại trầm trọng của thị trường, không xem xét hoặc đánh giá thấp các khía
cạnh môi trường, sinh thái, văn hóa xã hội dẫn đến xã hội phát triển mất cân bằng. Vấn
đề này đã được các nhà kinh tế đưa ra từ những năm 60, 70 của thế kỷ trước. Như năm
1967 E.J. Mishan đã cảnh báo chi phí của sự phát triển kinh tế và “thảm họa của sự phát
triển”. Tiếp đến, các tác phẩm “Blueprint for survival” (Edward Goldsmith & Robert
Allen, 1972), “Only one Earth: The Care and Maintenance of a Small Planet” (Barbara
Ward, 1972), “The limits of Growth” (Donella H. Meadows, Dennis L. Meadows & Jøgen
Randers, 1972) (Viện chiến lược chính sách tài nguyên và môi trường). Cũng bắt đầu từ
đây, các nhà kinh tế, nhà khoa học và nhà quản lý đã bắt đầu qua tâm đến vần đề phát
triển bền vững trong đó, bên cạnh yếu tố kinh tế, yếu sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi
trường được chọn là các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững tại các quốc gia. Bên cạnh
đó, theo Holger Rogall (2011), xét về phương diện các vấn đề toàn cầu vào đầu thế kỷ
XXI – Biến đổi khí hậu, đói nghèo, sử dụng quá mức tài nguyên thiên nhiên, công bằng

Khoa Kinh tế Tài nguyên và Môi trường – Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TPHCM.
*

Email: ncthoai@hcmunre.edu.vn
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 205

trong phân phối - thì kinh tế truyền thống với tầm nhìn ngắn hạn dựa vào lợi ích kinh tế,
phải được chuyển sang kinh tế mới với tầm nhìn dài hạn mà trong đó phải học cách tôn
trọng những khả năng chịu đựng của thiên nhiên (sử dụng hiệu quả tài nguyên và bảo
vệ môi trường) và các nguyên tắc công bằng trong phân phối thu nhập cho các đối tượng
(Holger Rogall, 2021). Như vậy, phát triển bền vững được định nghĩa là sự kết hợp giữa
tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội với bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên hiệu
quả, trở thành xu thế phổ biến của hầu hết các quốc gia trên thế giới (OECD, 2010).
Nhằm mục đích đánh giá phát triển bền vững của quốc gia, các nhà kinh tế và quản lý
đã đưa ra chỉ tiêu “GDP xanh” (Tổng sản phẩm quốc nội xanh). Trong nghiên cứu này,
chúng tôi tập trung vào vấn đề tìm hiểu và tính toán chỉ tiêu GDP xanh và xác định một
số nguyên nhân chủ yếu tác động đến GDP xanh của các quốc gia.

2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


Theo OECD (2010), phát triển bền vững là quá trình phát triển đáp ứng ba tiêu
chí tăng trưởng kinh tế trong dài hạn, bảo vệ môi trường và phân phối công bằng xã
hội. Nhằm đánh giá quá trình phát triển của các quốc gia, không thể dùng chỉ tiêu GDP
thông thường vì chúng không bao gồm các yếu tố phản ánh hoạt động sử dụng nguồn
tài nguyên thiên nhiên, hoạt động bảo vệ môi trường… GDP chỉ báo cáo liên quan đến
sản lượng kinh tế và không xem xét các yếu tố quan trọng ảnh hưởng tính bền vững,
tăng trưởng xanh và xã hội ngày càng tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế. Hơn nữa,
trong quá trình phát triển, sự gia tăng sản xuất và tiêu dùng gây thiệt hại đến hệ sinh thái
và môi trường, làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường từ đó ảnh
hưởng xấu đến tăng trưởng và phát triển tương lai.
Một thước đo chỉ số thay thế về tăng trưởng kinh tế kết hợp các hậu quả môi
trường bao gồm sự cạn kiệt của tài nguyên nhiên thiên và ô nhiễm môi trường đó là
hạch toán GDP xanh. Chỉ số GDP xanh (Green GDP) ra đời làm thước đo cho sự phát
triển bền vững của các quốc gia. Có nhiều quan điểm về GDP xanh như GDP xanh là
một chỉ số nhằm đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế bằng việc khấu trừ chi phí về
môi trường kinh tế (Đinh Thị Thúy Phương, 2015).

Công thức tính GDP xanh được Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông
tư số 02/2011/TT-BKHĐT, quy định giải thích nội dung, phương pháp tính các chỉ tiêu
trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia trong đó có chỉ tiêu GDP xanh theo công
thức: GDP xanh = GDP – Ω (Trần Quang Vũ, 2013; Bộ kế hoạch và Đầu tư, 2011).
Trong đó Ω là tổng chi phí khử chất thải và tiêu dùng tài nguyên của các hoạt động kinh
tế gồm: Chi phí khử chất thải từ các hoạt động sản xuất, tiêu dùng cần được khử; Giá trị
sản xuất của các ngành khai thác; Chi phí sử dụng đất. Theo thống kê Liên hợp quốc,
tính chỉ tiêu GDP xanh có thể xuất phát từ bảng I/O mở rộng hoặc theo cách hạch toán
206 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

môi trường (trong SEEA) (Đinh Thị Thúy Phương, 2015), theo các phương pháp hạch
toán GDP phổ biến, các công thức đưa ra như sau: (1) GDP xanh tính theo dòng chi tiêu:
GDP xanh = (IC + ECc) + C + (CF – EC) + X – M với IC là tiêu dùng trung gian, ECc là
chi phí môi trường, C là tiêu dùng cuối cùng, CF là tổng tích lũy tài sản, EC là giá trị tổn
thất và xuống cấp tài nguyên, môi trường, X và M là giá trị xuất khẩu và nhập khẩu. (2)
Theo phương pháp giá trị gia tăng có tính đến yếu tố môi trường: GDP xanh = ΣEVAi
– ECh = NDP – EC; trong đó: EVAi là tổng giá trị gia tăng thuần của sảm phẩm i, ECh
là chi phí xử lý ô nhiễm môi trường do tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình gây ra. NDP
là tổng sản phẩm trong nước thuần. Công thức tính GDP xanh của Stjepanović, Tomić
và Škare (2017), GDP xanh là phần còn lại của GDP sau khi trừ đi các yếu tố: lượng
khí thải CO2 nhân với giá thị trường carbon, chi phí cơ hội của một tấn chất thải có thể
được sử dụng để sản xuất năng lượng điện, và mức tiết kiệm được điều chỉnh của sự suy
giảm tài nguyên thiên nhiên tính theo tỷ lệ phần trăm của tổng thu nhập quốc dân trên
mỗi quốc gia. Công thức như sau: GDP xanh = GDP – KCO2*PCDM – TW*74Kwh*Pe –
(GNI/100)*%NRD; với GDP là tổng sản phẩm quốc nội, KCO2 là lượng khí carbon phát
thải quy đổi; PCDM : giá thị trường bình quân của carbon, Tw là tổng lượng chất thải phát
sinh; Pe là giá bình quân 1 KW điện thương mại và sản xuất tại mỗi quốc gia; 74 Kwh
là là năng lượng trong một tấ chất thải, thể hiện một năng lượng điện có thể thu được
từ chất thải; GNI là tổng thu nhập quốc dân; Và NRD (%) là tiết kiệm có điều chỉnh sử
dụng tài nguyên thiên nhiên so với GNI bao gồm: thể hiện sự cạn kiệt nguồn tại nguyên
thiên nhiên như suy giảm tài nguyên thiên nhiên bao gồm tổng của sự suy giảm rừng
thuần, cạn kiệt năng lượng và cạn kiệt khoáng sản - Suy giảm rừng thuần là đơn giá thuê
tài nguyên nhân với lượng gỗ tròn khai thác vượt mức so với sinh trưởng tự nhiên. Sự
cạn kiệt năng lượng là tỷ số giữa giá trị của nguồn năng lượng dự trữ với thời gian dự
trữ còn lại (giới hạn ở mức 25 năm) bao gồm than, dầu thô và khí tự nhiên. Mức độ suy
giảm khoáng sản là tỷ số giữa giá trị của trữ lượng tài nguyên khoáng sản với thời gian
sử dụng còn lại của trữ lượng (giới hạn là 25 năm) bao gồm thiếc, vàng, chì, kẽm, sắt,
đồng, niken, bạc, bauxit và phốt phát.

Như vậy, trong nhiều phương pháp tính GDP xanh, vấn đề tính toán giá trị các
yêu tố liên quan đến sử dụng tài nguyên, môi trường gặp rất nhiều khó khăn do nguồn
số liệu không đầy đủ, phương pháp tiếp cận không thống nhất, mỗi quốc gia, tổ chức
có cách tiếp cận khác nhau gây nên sự không đồng nhất kết quả tính GDP xanh vì thế
không thể đánh giá khách quan về phát triển bền vững giữa các quốc gia với nhau. Để
thống nhất phương pháp tiếp cận, trong bài viết này, chúng tôi sử dụng phương pháp
luận của Stjepanović, Tomić và Škare (2017) để tính toán GDP xanh. Đây là cách tiếp cận
phù hợp cho các quốc gia khác nhau, do nó phản ánh một cách đầy đủ nhất về các yếu tố
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 207

tài nguyên, môi trường trong phương pháp tính toán GDP xanh so với các phương pháp
khác, với cơ sở dữ liệu đầy đủ mà tất cả các quốc gia đều có thể thu thập được.

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Bài viết giải quyết các mục tiêu đưa ra bằng các phương pháp tính toán GDP xanh
theo công thức của Stjepanović, Tomić và Škare (2017) [5], và xác định các yếu tố ảnh
hưởng đến GDP xanh của mỗi quốc gia bằng cách xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính
giữa mối quan hệ giữa các yếu tố tài nguyên, môi trường mà tác giả này đã đề xuất. Công
thức tính GDP xanh áp dụng như sau: GDP xanh = GDP – KCO2*PCDM – TW*74Kwh*Pe –
(GNI/100)*%NRD (*). Tất cả các giá trị đều được tính bằng USD theo giá cân bằng sức
mua (PPP) tại cùng thời điểm năm 2018. Mô hình hồi quy tuyến tính tổng quát dạng
Y = f(Xi) trong đó Y là GDP xanh (tỷ USD); Xi là các yếu tố liên quan đến tài nguyên
và môi trường. Mô hình cụ thể như sau: GDP xanh = βo + β1KCO2 + β2TW + β3NRD
+ β4D + ê. Trong đó βi là các hệ số hồi quy, KCO2 là tổng lượng CO2 quy đổi hàng năm
(Kilo tấn), TW là tổng lượng rác thải thương mại và công nghiệp (tấn), NRD (%) là tỷ
lệ điều chỉnh tiết kiệm tài nguyên, và D là yếu tố so sánh GDP xanh giữa nhóm quốc
gia phát triển và quốc gia đang phát triển (D=1: quốc gia phát triển, D= 0 quốc gia đang
phát triển).

Dấu kỳ
Biến Mô tả Đơn vị tính
vọng
GDP xanh Tổng sản phẩm quốc nội xanh USD (PPP)
KCO2 Tổng lượng CO2 quy đổi Kilo Tấn (-)
TW Tổng lượng chất thải Tấn (-)
Tỷ lệ tiết kiệm tài nguyên điều
NRD (%) (-)
chỉnh
D=1: quốc gia phát triển
D Quốc gia (+/-)
D=0: quốc gia đang phát triển

Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ trang web của Ngân hàng thế giới (World
Bank) và một số trang web khác (xem tài liệu tham khảo [9]): Các số liệu GDP, GNI,
KCO2, TW thu thập nguồn Ngân hàng thế giới; Giá thị trường carbon (PCO2) thu thập
từ nguồn các nước OECD tại thời điểm 2018 là 70,43USD/tấn (giá PPP) (oecd.org/
tax); và giá điện bình quân (Pe) thu thập từ tổ chức theo dõi giá năng lượng thế giới
(globalpetrolprices.com). Tất cả số liệu thu thập vào cùng mốc thời gian năm 2018, tổng
số quốc gia quan sát là 40 quốc gia, trong đó có 21 quốc gia phát triển và 19 quốc gia
đang phát triển.
208 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


4.1. Chỉ tiêu GDP xanh
Dữ liệu thu thập 40 quốc gia, bao gồm cả các nước phát triển và nước đang phát
triển trong đó có Việt Nam.
Bảng 2. Kết quả tính toán GDP xanh và các chỉ tiêu chính
Chỉ tiêu Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn
GDP XANH (Tỷ USD) 0,4891 20.533,12 17.267,81 3.845,12
GDP (Tỷ USD) 0,4892 20.611,86 17.395,64 3.863,45
KCO2 (1000 tấn) 190 10.313.460 648.827,5 1.786.198,19
Tỷ lệ NRD (%) 0,001 12,91 1,61 2,48
Lượng chất thải rắn (Tấn) 100 1.238.630 113.363,75 237.869,23
So sánh GDP/GDP xanh (%) 0,001 12,81 1,59 2,42
Nguồn: data.worldbank.org/indicator, và tính toán của tác giả

Thu thập dữ liệu và tính toán GDP xanh theo công thức (*), kết quả cho thấy GDP
xanh bình quân các quốc gia là 17.267,81 tỷ USD, giá trị lớn nhất là 20.533,12 tỷ USD
(Nước Mỹ) và giá trị nhỏ nhất là là 0,4892 tỷ USD (NƯỚC Tongo) có độ lệch chuẩn là
3.845,12 tỷ USD. Tương tự chỉ tiêu lượng Carbon (CO2) cũng có sự chênh lệch lớn, bình
quân mỗi quốc gia phát thải 648.827 (1000 tấn) năm 2018, lớn nhất hơn 10 triệu và nhỏ
nhất chỉ 190 (1000 tấn). Tỷ lệ chênh lệch giữa GDP và GDP xanh bình quân là 1,59%,
các quốc gia phát triển hầu hết có tỷ lệ chênh thấp hơn bình quân, nhưng cũng có một
số quốc gia cao hơn bình quân như Úc có chênh lệch là 2,5%. Và một số quốc gia trong
nhóm nước đang phát triển có tỷ lệ nhỏ hơn bình quân trong đó có Việt Nam (1,26%).
Chỉ tiêu phát thải carbon, các nước phát triển phát thải CO2 cao hơn nước đang phát
triển (bảng 3). Tỷ lệ tiết kiệm tài nguyên bình quân là 1,61. Các nước phát triển có tỷ
lệ %NRD không có khác biệt các nước đang phát triển có thể cao hơn cũng như thấp
hơn tùy theo điều kiện phát triển của mỗi quốc gia, như Úc có %NRD là 2,58 cao hơn
bình quân nhưng Việt Nam có %NRD là 1,34, thấp hơn bình quân trong khi đó Nhật có
%NRD rất thấp gần bằng 0. Với chỉ tiêu lượng chất thải, số liệu thu thập được cũng cho
thấy sự biến động gần như hai chỉ tiêu trên.
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 209

Bảng 3. Chỉ tiêu GDP xanh một số quốc gia


% Chênh lệch
GDP xanh GDP CO2 NRD Tw
Quốc gia GDP/ CO2/
(Tỷ USD) (Tỷ USD) (1000 tấn) (%) (Tấn)
GDPx GDPx
Úc (PT) 1.397,02 1.432,88 386.620 2,5826 139.070 2,5028 27,67
Mỹ (PT) 20.533,12 20.611,86 4.981.300 0,6058 622.590 0,3820 24,26
Nhật (PT) 4.954,31 4.954,80 1.106.150 0,0080 21.110 0,0099 22,32
Brazil (ĐPT) 1.878,52 1.916,54 1.427.710 2,0597 416.280 2,0042 76,02
Ấn Độ (ĐPT) 2.674,46 2.7011,12 2.434.520 0,9905 666.510 0,9864 91,02
Thái Lan (ĐPT) 496.70 506,611 257.860 2,0512 84.140 1,9555 51,81
Việt Nam (ĐPT) 304,82 308,70 220.352 1,3457 87.750 1,2699 71,42
*Ghi chú: PT: nước phát triển; ĐPT: nước đang phát triển.
Nguồn: data.worldbank.org/indicator

Như vậy, các chỉ tiêu thống kê tính toán giá trị GDP xanh từ dữ liệu của Ngân
Hàng Thế giới phản ánh được sự phát triển các quốc gia có hướng đến bền vững hay
không. Giá trị GDP xanh có chênh lệch với giá trị GDP càng thấp cho thấy quốc gia này
càng có xu hướng phát triển bền vững, và cũng dựa vào giá trị GDP xanh để so sánh phát
triển bền vững giữa các quốc gia với nhau.
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến GDP xanh
Thực hiện phân tích, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu GDP xanh, bài
viết sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính. Kết quả như sau (bảng 4):
Bảng 4. Kết quả mô hình hồi quy
Biến số Hệ số hồi quy - β Sai số chuẩn Hệ số Beta Sig
Hằng số 3.957.718.955 1,7804 0,0300
KCO2 -69,005 986,42 -71,255 0,0000
NRD (%) -2.618.241.291,28 357.741.380,70 -0,864 0,0000
TW -28.514,91 10.804,51 -2,639 0,0128
D -1.872.936.874,71 2.166.738.566 -0,864 0,3952
R2hiệu chỉnh 0,8113
F 3.063.016 0,000

Kiểm định mức ý nghĩa của mô hình cho thấy R2 hiệu chỉnh bằng 0,8113 cho thấy
mô hình được giải thích bởi các biến độc lập là 81,13%. Kiển định mức độ thích hợp của
210 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

mô hình có thống kê F có mức ý nghĩa bằng 0,000, nghĩa là mô hình phù hợp để phân
tích. Kiểm định các hệ số hồi quy của các biến độc lập, chỉ có biến D (so sánh sự khác
biệt chỉ tiêu GDP xanh giữa quốc gia phát triển và đang phát triển) không có ý nghĩa
thống kê mức 5%. Biến độc lập CO2, NRD và TW có hệ số hồi quy lần lược là -69,005;
-2.618.241.291,28 và -28.541,91 nghĩa là với mức ý nghĩa 5%, và các yếu tố khác không
đổi: khi lượng carbon của các nước giảm 1000 tấn thì GDP xanh tăng 69,005 tỷ USD; Tỷ
lệ tiết kiệm tài nguyên giảm 1% thì GDP xanh tăng hơn 2.618 tỷ USD và Lượng chất thải
giảm 1000 tấn thì GDP xanh tăng hơn 28,5 tỷ USD. So sánh mức độ ảnh hưởng của các
yếu tố tại cột hệ số beta (bảng 4) thấy rằng yếu tố lượng carbon (CO2) bằng -71,255 có
ảnh hưởng rất lớn gần như toàn bộ đến sự thay đổi của GDP xanh).
Như vậy, các yếu tố chính đóng góp vào việc đánh giá chỉ tiêu GDP xanh theo công
thức của Stjepanović, Tomić và Škare (2017) bao gồm lượng phát thải carbon, lượng
chất thải và tỷ lệ tiết kiệm tài nguyên đều ảnh hưởng đến sử thay đổi của chỉ tiêu GDP
xanh, tức là ảnh hưởng đến phát triển bền vững các quốc gia. Cho đến hiện tại, phương
pháp này được xem là tốt nhất. Tuy nhiên, mặc dù phản ánh đầy đủ, rõ ràng các yếu tố
tài nguyên, môi trường trong tính toán GDP xanh hơn các phương pháp khác, nhưng
hạn chế cũng không ít, vẫn còn nhiều yếu tố tài nguyên, môi trường khác chưa được đưa
và tính toán do thiếu số liệu hoặc khó quan sát… giá trị này cũng rất lớn ảnh hưởng đến
giá trị GDP xanh. Trong tương lai, cần phát triển phương pháp mới phản ánh đầy đủ
hơn các yếu tố tài nguyên, môi trường để có được chỉ tiêu GDP xanh tốt nhất cho đánh
giá phát triển bền vững quốc gia.

5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


Bài viết sử dụng phương pháp tính GDP xanh của tác giả Stjepanović, Tomić và
Škare (2017) dựa trên số liệu 40 quốc gia thu thập từ nguồn Ngân Hàng Thế Giới và tổ
chức các nước phát triển OECD để tính toán GDP xanh cho thấy mức độ tin cậy của bài
viết. Kết quả cho thấy sự chênh lệch giữa GDP và GOD xanh bình quân là 1,59%. Các
yếu tố chính tác động đến GDP xanh của các quốc gia là lượng phát thải carbon – quan
trọng nhất, lượng chất thải và tỷ lệ sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên. Ngoài ra kết quả
nghiên cứu cũng cho thấy chưa có sự khác biệt nào về giá trị GDP xanh giữa các nước
phát triển và các nước đang phát triển.
Kết quả nghiên cứu đã đóng góp thêm thông tin tham khảo cho việc đánh giá phát
triển bền vững của các quốc gia và đưa ra các chính sách phát triển phù hợp. và đưa ra
một số kiến nghị nhằm định hướng phát triển bền vững các quốc gia cần ưu tiên: (1) Tập
trung các giải pháp giảm phát thải carbon trong hoạt động sản xuất, tiêu dùng của tất cả
các lĩnh vực kinh tế từ công nghiệp, nông nghiệp đến dịch vụ; (2) sử dụng hiệu quả các
nguồn tài nguyên và giảm chất thải.
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 211

Tài liệu tham khảo


Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2011). Thông tư số 02/2011/TT-BKHĐT, quy định giải thích nội dụng,
phương pháp tính các chỉ tiêu trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia trong đó có chỉ tiêu
GDP xanh.
Đinh Thị Thúy Phương (2015). Đề xuất hoàn thiện phương pháp tính chỉ tiêu GDP xanh Việt
Nam. Tổng cục Thống kê.
Nguyễn Trung Dũng (2011). Holger Rogall – Kinh tế học bền vững – Lý thuyết kinh tế và thực tế
của phát triển bền vững. NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ.
OECD (2010). The Green Growth Strategy Overview.
OECD (2011). Hướng tới tăng trưởng xanh: Quá trình giám sát: Chỉ tiêu OECD.
Stjepanović, Tomić, & Škare (2017), Green GDP: an analyses for developing and developed
countries.
Trần Quang Vũ (2013). Xây dựng tiêu chí đánh giá tăng trưởng kinh tế xanh cho Việt Nam,
Viện Kinh tế. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Viện chiến lược chính sách tài nguyên và môi trường. Kinh tế học bền vững-một tư duy kinh tế
mới, tịnh hướng phát triển bền vững trong thế kỷ XXI. http://isponre.gov.vn/home/dien-
dan/477-kinh-te-hoc-ben-vung-mot-tu-duy-kinh-te-moi-dinh-huong-cho-phattrien-
ben-vung-trong-the-ky-21
Số liệu thu thập từ trang số liệu thống kê Ngân hàng Thế giới và các tổ chức khác như sau (Tải
số liệu tháng 6/2022):
- GDP: https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.MKTP.CD
- CO2: https://data.worldbank.org/indicator/EN.ATM.CO2E.KT
- GNI: https://data.worldbank.org/indicator/NY.GNP.MKTP.CD
- NRD: https://data.worldbank.org/indicator/NY.ADJ.DRES.GN.ZS
Giá thị trường carbon (CO2). https://www.oecd.org/tax/tax-policy/effective-carbon-rates2021-
highlights-brochure.pdf
Giá điện Pe. https://www.globalpetrolprices.com/electricity_prices/#hl81
212 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

KHÁM PHÁ CÁC MÔ HÌNH MỚI CHO NGÀNH DU LỊCH


TRONG THỜI ĐẠI MỚI
TS Lê Quang Khôi*
ThS Trần Huy Khôi*

Tóm tắt
Du lịch là ngành đóng góp lớn vào nền kinh tế của các nước đang phát triển và là động
lực quan trọng của thương mại quốc tế. Tuy nhiên, sự phát triển du lịch trong bối cảnh
hiện nay bị tác động rất lớn bởi quá trình hội nhập hóa, toàn cầu hóa, cùng với sự phát
triển không ngừng của khoa học, công nghệ. Bên cạnh đó, sự biến đổi khí hậu, ô nhiễm
môi trường, dịch bệnh đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển du lịch toàn cầu và du lịch
Việt Nam. Đặc biệt đại dịch Covid-19 tác động trực tiếp đến hành vi, quyết định đi du
lịch của du khách, đưa toàn ngành du lịch vào thế phải không ngừng thay đổi để thích
nghi và đáp ứng được các nhu cầu về du lịch trong tình hình mới. Các tác giả đưa ra một
số phân tích về sự phát triển du lịch trong và ngoài nước hiện nay ở Việt Nam và đưa ra
một số mô hình phát triển trong tương lai. Các phân tích này xuất phát từ thực tiễn nhu
cầu của khách du lịch, hoạt động cung cấp các sản phẩm, dịch vụ du lịch của các công
ty, đơn vị làm du lịch nhằm phát triển du lịch ở Việt Nam phù hợp xu hướng chung của
du lịch trên thế giới.
Từ khóa: Du lịch, mô hình du lịch, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, kinh tế từ thiện, kinh
tế tôn giáo, kinh tế bền vững.

1. BỐI CẢNH CỦA DU LỊCH NÓI RIÊNG VÀ TOÀN BỘ NỀN KINH TẾ


Con người và thiên nhiên đang đối mặt với nhiều thách thức mới, chuẩn mực mới
do sự tác động qua lại lẫn nhau tạo ra nhiều biến động không thể dự báo với hậu quả
nghiêm trọng. Trong bối cảnh đó Du lịch có mối liên hệ mật thiết với : đại dịch, biến đổi
khí hậu, bất ổn chính trị, nhân quyền, nhập cư và các vấn đề biên giới,... Kết quả là các
nước có ngành du lịch phát triển mạnh như Việt Nam đang đau đầu vì sụt giảm doanh
thu, nhân lực thất nghiệp, nguồn lực bị lãng phí... Trong khi trước đó vài năm du lịch
tăng trưởng với tốc độ đáng kinh ngạc ở nhiều địa phương. Sự tăng trưởng mất kiểm
soát này đã tạo ra một ngành công nghiệp tiêu thụ cực kỳ lớn, tạo ra một lượng lớn ô
nhiễm và chất thải, phá hủy hệ sinh thái, gia tăng bất bình đẳng xã hội và phát triển vượt
quá mức bền vững (Ateljevic, 2020; Benjamin và cộng sự, 2020).

*
Khoa Kinh tế Tài nguyên và Môi trường.
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 213

Các nước có ngành du lịch đều gặp phải những vấn đề nói trên chính vì vậy cần có
các mô hình du lịch thân thiện với thiên nhiên hơn. Trong giai đoạn đầu của ngành du lịch
việc tiêu thụ quá mức và ít quan tâm đến tác động đến môi trường và cộng đồng diễn ra
phạm vi toàn cầu. Theo khái niệm về sự phát triển của triết học Mác Lenin khi sự gia tăng
về số lượng đạt đến ngưỡng thì sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất. Tương tự như vậy, khi tốc
độ tăng trưởng về chiều rộng của ngành du lịch dừng lại, các yếu tố về chiều sâu như chất
lượng, dịch vụ chăm sóc và phúc lợi của cộng đồng giờ đây phải được ưu tiên.
Những câu hỏi về vai trò tương lai của du lịch trong xã hội dẫn đến những lựa chọn
khôn ngoan hơn, lâu dài hơn và một tương lai bền vững hơn cho ngành du lịch. Việt
Nam đã và đang thực hiện các bước để trả lời những câu hỏi này, nhưng vẫn còn nhiều
việc phải làm. Bài nghiên cứu gợi ý thêm rằng hệ thống kinh tế mà phần lớn hoạt động
du lịch đã được xây dựng dựa trên đó chịu trách nhiệm về cơ bản đối với ngành du lịch.
Nó đề xuất các khuôn khổ kinh tế thay thế dựa trên các hệ thống giá trị khác nhau để
thiết kế một tương lai du lịch có trách nhiệm và trưởng thành hơn cho Việt Nam và các
nước có điều kiện tương đương. Tuy nhiên, điều này đầu tiên đòi hỏi việc loại bỏ những
chuẩn mực không còn phù hợp với thời đại này.

2 . SỰ THÍCH ỨNG CỦA GIẢ ĐỊNH TRONG NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI NHIỀU
BIẾN ĐỘNG
Sự thách thức các khái niệm quan trọng trong các nền kinh tế ví dụ GDP với vai
trò là thước đo tiến bộ và đề xuất một “hệ thống đánh giá” về các chỉ số chất lượng
cuộc sống như bình đẳng, sức khỏe thể chất và tinh thần, giáo dục, hạnh phúc, đổi mới .
Hay là sự xuất hiện các chỉ số về xử lí chất thải (The Plastics Management Index, Global
Waste Index), và phục hồi các hệ thống sinh thái bị tổn thương cùng với sự thanh lập
các tổ chức giám sát (BIR World Recycling Convention). Bên cạnh đó một số nhà kinh
tế học thụy điển Karl-Göran Mäler – thành viên ủy ban giải nobel kinh tế dựa trên kinh
tế học phúc lợi tân cổ điển đưa ra khung lý thuyết để đo lường các tác động đến môi
trường trong thị trường cạnh tranh. Khung này được thành lập dựa trên “cách tiếp cận
cân bằng chung” đối với các vấn đề môi trường. Gần đây hơn Kate Raworth, một nhà
kinh tế học tại Đại học Oxford cũng phê bình mô hình tăng trưởng kinh tế và cho rằng
việc theo đuổi lợi nhuận là vô giá trị nếu nó phải trả giá bằng con người (Raworth, 2017).
Bà đề xuất một mô hình kinh tế khác, được gọi là kinh tế học bánh rán, cân bằng giữa
công bằng xã hội và tiến bộ trong những hạn chế về môi trường của tăng trưởng, đòi hỏi
những giá trị mới, ưu tiên mới và thước đo mới.
Trong nhiều thập kỷ, các nhà kinh tế học đã bỏ qua sự cần thiết của các hệ thống
kinh tế mới dựa trên các giả định và giá trị khác nhau. Năm 1973, Schumacher đưa các
vấn đề về tâm lí vào các câu hỏi kinh tế, do đó mở rộng lĩnh vực ra quyết định kinh
214 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

tế và hành vi với cuốn sách “Nhỏ vẫn đẹp: Kinh tế như thể con người quan trọng”
(Schumacher, 1973). Thuật ngữ nền kinh tế xanh lần đầu tiên được đặt ra trong một
báo cáo tiên phong năm 1989 cho Chính phủ Vương quốc Anh bởi một nhóm các nhà
kinh tế môi trường hàng đầu, mang tên Kế hoạch chi tiết cho nền kinh tế xanh (Pearce,
Markandya and Barbier, 1989).Gần đây nhất vào năm 2019, một nhóm các nhà kinh
tế chính thống do người đoạt giải Nobel Joseph Stiglitz dẫn đầu đã tiến hành công việc
này để xác định lại hạnh phúc xã hội. Các sáng kiến kinh tế khác hoạt động để thúc đẩy
sự thay đổi giá trị tương tự bao gồm: EU Blue Economy Observatory Cổng Thông tin
Kinh tế Xanh của Liên minh châu Âu; The Mediterranean Blue Economy Stakeholder
Platform: một nền tảng kết nối khu vực để chia sẻ kiến thức và hỗ trợ sự phát triển của
nền kinh tế xanh.
Như vậy mục tiêu chung liên kết những ý tưởng của các nhà kinh tế này là nhu cầu
hoạt động kinh tế phải tập trung vào những điều tốt đẹp hơn. Đến giai đoạn hiện nay
hỗ trợ sự thay đổi này, các số liệu và chỉ số thay thế đã được thiết kế như Chỉ số Hành
tinh Hạnh phúc; Tổng Hạnh phúc Quốc gia và các Mục tiêu Phát triển Bền vững của
Liên hợp quốc.
Cuộc khủng hoảng hiện nay đòi hỏi ngành du lịch phải “lớn mạnh” và gắn kết với
nỗ lực rộng lớn hơn của các thành phần kinh tế khác để tạo ra một thế giới tái tạo và bền
vững hơn. Một cách hiệu quả, đại dịch bắt buộc du lịch cấu trúc lại hoạt động, và nhận
ra rằng các giả định mà nó dựa trên thành công trong quá khứ đang thay đổi quá nhanh.
Xem xét các giả định của các hệ thống kinh tế này là bước đầu tiên để hình dung lại về
du lịch Việt Nam.
Những câu hỏi như: Làm thế nào để du lịch có thể được tái thiết kế để trở thành
một động lực vì lợi ích lớn ( bất bình đẳng thu nhập hay ô nhiễm môi trường)? Làm thế
nào để du lịch có thể phù hợp với toàn xã hội và góp phần giải quyết các cuộc khủng
hoảng mang tính hệ thống ( cân bằng lợi ích công đồng và doanh nghiệp)? Làm thế nào
để các giá trị từ truyền thống triết học và tinh thần của thế giới như tôn giáo có thể được
tích hợp vào thiết kế du lịch?
Nhóm tác giả xem xét lại các giả định làm cơ sở cho các mô hình kinh tế này đã xác
định sự phát triển của du lịch như sau: tư lợi thúc đẩy hành vi lý tưởng của con người;
chỉ có cạnh tranh mới có thể dẫn đến tiến bộ kinh tế; thu nhập nhiều hơn tương đương
với hạnh phúc hơn; thị trường công bằng và giá cả nói lên sự thật; khuyến khích tiêu
dùng vì lợi ích riêng của mình; tập trung vào ngắn hạn; đánh giá cao chủ sở hữu so với
các bên liên quan khác; coi tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là thước đo
quan trọng nhất; và bỏ qua các giá trị của con người (có lẽ là hạn chế nhất của tất cả).
Đáp án cho những câu hỏi phía trên chính là các mô hình được trình bày trong phần
dưới bài nghiên cứu.
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 215

3 . KHÁM PHÁ CƠ CẤU KINH TẾ MỚI CHO DU LỊCH


Các mô hình kinh tế mới phải đánh giá chính xác các giao dịch một cách khác biệt
bằng cách xác định lại các nguồn lực hoặc các hình thức vốn được trao đổi. Để tạo ra
lợi ích lớn hơn thay vì giải trí đơn thuần, giá trị du lịch phải thể hiện các hình thức vốn
khác ngoài vốn tài chính. Việc xem xét lại các nguồn lực thay thế như vốn xã hội, vốn tự
nhiên, vốn ủy thác, vốn nhân ái, vốn đổi mới, vốn văn hóa, vốn kinh nghiệm và vốn tri
thức là cơ sở để xác định lại khung kinh tế mới cho xã hội và cho du lịch. Vì những hoạt
động này được cho là có giá trị (như trong nhiều nền văn hóa bản địa), nên bản chất của
du lịch thay đổi từ các hoạt động chỉ mang tính giao dịch, tài chính để bao gồm các hoạt
động dựa trên các mối quan hệ, sự sáng tạo và các giá trị nhân văn khác như lòng nhân
ái, sự tin cậy, lòng hào hiệp, tính chính trực, sự trung thực và lòng dũng cảm. Các loại
tài nguyên này, mặc dù khó đo lường, không khan hiếm hoặc dễ bị cạn kiệt khi sử dụng,
cũng như vốn tài chính. Trong số các cơ cấu kinh tế mới định giá các mô hình thay thế
này được đề cập dưới đây và mức độ phù hợp của từng cơ cấu đối với du lịch phát triển
hơn sẽ được thảo luận.
3.1. Kinh tế chia sẻ - Sharing economy
Kinh tế chia sẻ trong tiếng Anh là Sharing Economy, hoặc Shareconomy,
Collaborative Consumption, Collaborative Economy. Nền kinh tế chia sẻ là một mô
hình kinh tế được mà các hoạt động mua, cung cấp hoặc chia sẻ quyền truy cập vào hàng
hóa và dịch vụ dựa trên mạng lưới ngang hàng, thường được cung cấp bởi các nền tảng
trực tuyến theo cộng đồng.
Kinh tế chia sẻ là mô hình kinh tế thay thế phổ biến nhất, thách thức quyền sở
hữu kinh tế và đề xuất một hệ thống trong đó tài sản hoặc dịch vụ được chia sẻ, miễn
phí hoặc có tính phí. Nền kinh tế này hợp tác tạo ra các thị trường mới và đang “làm
rung chuyển nền tảng của một hệ thống công nghiệp được duy trì trên các chuỗi giá trị
thương mại” (Dredge & Gylmothy, 2017, tr.1). Các giả định cổ điển về “đánh giá quá cao
quyền sở hữu” và “chỉ có cạnh tranh mới có thể dẫn đến tăng trưởng” được xem xét lại
với sự ra đời của kinh tế chia sẻ.
Du lịch cung cấp nhiều tùy chọn sáng tạo cho các đại lý để chia sẻ tài nguyên,
chẳng hạn như chia sẻ phương tiện (xe đạp, ô tô), chia sẻ hoặc trao đổi chỗ ở, lướt sóng
đi văng và tổ chức bữa tối tại nhà và các sự kiện khác. Mặc dù Airbnb và Uber kì lân công
nghệ với các giao dịch kiếm tiền được thực hiện thông qua các thuật toán và hệ thống
thiết bị thông minh (điện thoại, máy tính) đã chứng tỏ sự hấp dẫn của kinh tế chia sẻ.
Tuy nhiên thành công của họ đã phần nào bóp méo lý tưởng của mô hình này vì vẫn có
một phần lớn chi phí để duy trì mạng lưới và tạo lợi nhuận cho các công ty sở hữu các
mô hình này.
216 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Cần khuyến khích các hình thức mang tính xã hội hoá cao hơn là các công ty Mỹ.
Đó là trường hợp kinh tế chia sẻ là thành phố Amsterdam, thành phố Chia sẻ đầu tiên
của châu Âu, hiện đang được nhiều người khác tiếp nối. Tại các thành phố này, cơ sở hạ
tầng được tạo ra để người dân và khách du lịch có thể chia sẻ hoặc thuê các sản phẩm và
dịch vụ khi cần thiết. Đối với một nền kinh tế hợp tác thành công, vốn xã hội rất quan
trọng vì nó tạo ra các mạng lưới để xác định các nguồn lực được chia sẻ. Ngoài ra, vốn
ủy thác là cần thiết để cho phép hợp tác minh bạch và cởi mở giữa các đại lý.
3.2. Kinh tế tri thức – Knowledge economy
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, OECD Kinh tế tri thức là nền kinh tế
dựa trực tiếp vào việc tạo ra, phân phối và sử dụng tri thức và thông tin.
Có thể giải thích cụ thể hơn đó là nền kinh tế trong đó việc tạo ra, truyền bá và sử
dụng tri thức là động lực chủ yếu của sự tăng trưởng, của quá trình tạo ra của cải và việc
làm trong tất cả các ngành kinh tế.” (Tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương,
APEC).

Như vậy kinh tế tri thức chuyển trọng tâm từ mục tiêu về tài chính sang giải phóng
sức sáng tạo, trí tuệ và năng lượng của con người. Sự sáng tạo là cần thiết để đổi mới
trước những thử thách to lớn mà kinh tế nói chung và du lịch nói riêng hiện đang phải
đối mặt. Các thước đo thành công của một nền kinh tế trí thức là lượng thay đổi, sự đa
dạng, học hỏi và thích ứng.

Sự mới lạ cũng rất quan trọng để đưa vào trải nghiệm du lịch và trong thiết kế các
điểm đến. Do đó việc cải thiện kĩ năng, trình độ học vấn và thái độ của nhân viên du lịch
là rất quan trọng. Mặc dù ngành nào đòi hỏi sự học hỏi và thích ứng với thay đổi tuy vậy
đa số công việc trong ngành du lịch bị hạ giá, trả lương thấp và không phát huy hết tiềm
năng của nhân viên.

Việc tạo ra các công việc có ý nghĩa hơn và xây dựng các sản phẩm và dịch vụ có
giá trị sẽ thúc đẩy nền kinh tế du lịch sáng tạo hơn. Các chương trình giáo dục và đào
tạo đổi mới cùng với cam kết đầu tư và làm giàu của khu vực tư nhân có thể mang lại sự
thay đổi này. Sáng kiến Tương lai Giáo dục Du lịch, với sự tham gia của một số học giả
New Zealand, đã phát triển các khuyến nghị về việc thiết kế lại các chương trình giáo dục
du lịch để tạo thêm năng lực cho các nghề nghiệp có ý nghĩa dựa trên các giá trị, sự sáng
tạo và đổi mới (Sheldon & Fesenmaier, 2011). Các doanh nhân xã hội và các chuyên gia
xã hội là những gương mẫu quan trọng cho loại hình du lịch mới này. Để xây dựng một
nền kinh tế trí thức cho Việt Nam, việc đầu tư cho giáo dục đặc biệt khu vực đại học và
sau đại học cần được quan tâm nhiều hơn nữa.
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 217

3.3. Kinh tế từ thiện – ECONOMY OF CHARITY


Doanh nghiệp thông thường được xây dựng để đáp ứng nhu cầu cơ bản cho khách
hàng trực tiếp tuy nhiên trong thời đại mới nó có thể đáp ứng loại nhu cầu cao cấp hơn.
Vì vậy vì các doanh nghiệp du lịch đang từng bước thay đổi thay đổi mô hình truyền giúp
đỡ khách hàng trong các nhu cầu cao cấp hơn. Đặc biệt trong nền kinh tế từ thiện, khách
hàng cần thoả mãn nhu cầu giúp đỡ cộng đồng trong xã hội. Ví dụ, Intrepid Travel, một
công ty điều hành tour du lịch, đã thiết kế trang web của mình để khách hàng có thể,
trong khi đặt tour du lịch, tặng cho trẻ em nghèo một kỳ nghỉ; Karma Kitchen là một
chuỗi nhà hàng quốc tế không tính phí bữa ăn mà thay vào đó mời khách hàng thanh
toán tiền cho khách hàng tiếp theo .
Ở Việt Nam hình thức này đã xuất hiện tuy nhiên số lượng còn hạn chế và mang
tính phong trào. chương trình “Thắp sáng niềm tin” được tổ chức hằng năm, Công ty
Dịch vụ Lữ hành Saigontourist cũng góp phần mang đến những niềm vui nho nhỏ giúp
đỡ các học sinh khiếm thị, nạn nhân chất độc da cam, bệnh nhân nghèo, nạn nhân bão
lụt… ở mọi miền Tổ quốc vươn lên trong cuộc sống. “Chung sức” với Saigontourist,
Công ty Du lịch Vietravel - chi nhánh tại Hà Nội (Vietravel Hanoi) cũng vừa xây dựng
hàng loạt chương trình tour kết hợp hoạt động từ thiện tới trường học còn khó khăn
thuộc các tỉnh vùng núi phía Bắc như: Hà Giang, Lai Châu và Cao Bằng với tên gọi “Áo
ấm cho em”.

Hoạt động từ thiện thể hiện một hành vi đóng góp trong khi hoạt động thông
thường có xu hướng khai thác môi trường bên ngoài và làm biến đổi yếu tố ban đầu để
thỏa mãn nhu cầu. Các giả định vốn có về “thu nhập nhiều hơn tương đương với hạnh
phúc hơn” và “tư lợi thúc đẩy hành vi lý tưởng của con người” đang bị thách thức trong
nền kinh tế phi lợi nhuận. Kinh tế từ thiện bao gồm việc thay đổi tư duy từ tiêu dùng
sang đóng góp, từ quan tâm đến các giao dịch sang phát triển lòng tin và từ cô lập với
cộng đồng (Mehta, 2012). Biểu hiện rõ ràng nhất của hình thức này là trang thông tin
chỗ ở miễn phí Couchsurfing.com. Thông thường khách đến ở nhờ có thể giúp đỡ chủ
nhà trong một số công việc đơn giản thậm chí họ có thể không phải làm gì mà vẫn được
ở miễn phí trong một vài ngày. Trường hợp này thể hiện lòng tốt tại một điểm du lịch
(của chủ nhà hoặc khách du lịch) thông qua các mạng lưới kết nối dựa trên nền tảng
internet.
Trên khắp thế giới có rất nhiều ví dụ về các sản phẩm du lịch được thiết kế cho mà
Việt Nam có thể học hỏi. Amsterdam’s Untourist Guide đã thiết kế những trải nghiệm
cho khách du lịch để giúp ích cho môi trường như câu cá lấy nhựa trong các kênh đào.
Tuy nhiên việc xây dựng một nền kinh tế hào phóng đối với Việt Nam đòi hỏi nhiều
nguồn lực tài chính ngoài tấm lòng nhân ái và truyền thống văn hóa. Vì trên thực tế Việt
218 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Nam vẫn còn là nước đang phát triển, nền kinh tế còn nhiều hạn chế về năng suất và
sản lượng.
3.4. Kinh tế tôn giáo- Economics of Religion
Kinh tế học tôn giáo đã xuất hiện từ thập niên 1980 không những trở thành một
ngành chuyên biệt trong nghiên cứu tôn giáo mà còn là một ngành của Kinh tế học.
Theo nhà nghiên cứu Laurence Iannaccone (1998): Kinh tế tôn giáo là nghiên cứu
sử dụng các công cụ và phương pháp của kinh tế để nghiên cứu tôn giáo như một biến
số phụ thuộc hoặc để nghiên cứu tôn giáo như một biến số độc lập về những kết quả
kinh tế xã hội khác. Kinh tế tôn giáo nhấn mạnh vào các truyền thống tôn trọng tất cả
mọi người, mọi sinh vật và môi trường, đồng thời làm nổi bật tính liên kết và tính nhân
văn chung giữa tất cả mọi người. Vì vậy, nó là liều thuốc giải độc cho sự tách biệt và chia
rẽ đang tràn ngập phần lớn xã hội ngày nay. Nền kinh tế tôn giáo phát triển dựa trên vốn
tinh thần thường bắt nguồn từ văn hóa, truyền thống, lối sống và tín ngưỡng của người
dân địa phương và bản địa. Ví dụ người dân tộc thiểu sổ ở các địa phương như Sapa, Tây
Nguyên hay Điện Biên có nền văn hoá tín ngưỡng khác biệt so với thành phố lớn và đó
chính là điểm thu hút khách du lịch đến với những địa phương này.
Mặt khác nữa kinh tế tôn giáo tôn trọng đặc tính vốn có của địa điểm và hiểu được
giá trị phi vật thể được lưu giữ bởi nền văn hóa và vùng đất. Phương thức tiếp cận này
góp phần kiểm định lại các giả thuyết về “GDP là thước đo thành công tốt nhất”. Charles
Eisenstein trong cuốn sách “Kinh tế học thiêng liêng” đã đưa ra các nguyên lý của một
nền kinh tế tôn giáo bao gồm tốc độ tăng trưởng chậm, văn hóa cho tặng, tập trung vào
nền kinh tế địa phương, phân phối bình đẳng của cải và tách bạch rõ các chi phí xã hội
và môi trường (Eisenstein, 2011). Du lịch trong bối cảnh kinh tế tôn giáo đặt các giá trị
tinh thần vào trung tâm của việc ra quyết định và trong việc thiết kế trải nghiệm du lịch
(Duda & Doburzyński, 2019). Những điểm đến có truyền thống tâm linh và tín ngưỡng
mạnh mẽ có thể tái thiết kế du lịch trưởng thành hơn dựa trên những giá trị này Ví dụ,
Nepal hay Ấn độ đã phát triển du lịch dựa trên các giá trị tinh thần của truyền thống
Phật giáo. Trong khi Việt Nam đã và đang nắm bắt những giá trị tinh thần của riêng
mình trong lĩnh vực du lịch, thì sự phát triển không ngừng của vốn tinh thần, vốn văn
hóa và vốn từ bi sẽ tiếp tục nuôi dưỡng loại hình kinh tế này.
3.5. Kinh tế bền vững - Sustainable economy

Nền kinh tế bền vững là nền kinh tế sử dụng các mô hình và nguyên tắc phổ biến
làm mô hình cho hoạt động kinh tế (Fullerton, 2015). Có thể coi đó là sự mở rộng của
kinh tế xanh – green economy khi các nền kinh tế còn chưa đạt mức để sử dụng công
nghệ mới nhưng vẫn hướng đến việc phát triển bền vững. Nó đòi hỏi tư duy dài hạn, có
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 219

hệ thống, bác bỏ quan điểm cho rằng du lịch tách biệt với phần còn lại của cộng đồng và
liên tục thu hút sự tham gia của cộng đồng vào việc ra quyết định.
Bên cạnh đó có những nghiên cứu cho thấy ngày càng có nhiều khách du lịch
mong muốn đóng góp cho các địa phương du lịch. Ví dụ họ có thể tham gia vào các hoạt
động cải thiện môi trường, thu gom rác thải,… một cách tự nguyện (http://vacne.org.
vn/). Do đó việc thiết kế các tua du lịch có thể góp phần tạo điều kiện khách du lịch có
thể đóng góp vào những điều tốt đẹp hơn (Sheldon, 2020).
Do hoạt động du lịch từ trước đến nay khá lãng phí (lãng phí thực phẩm, sử dụng
quá nhiều nước, các tiện nghi không được sử dụng trong khách sạn, v.v.) nên có nhiều
cơ hội để phát triển loại hình kinh tế này. Việc khuyến khích các doanh nghiệp du lịch
áp dụng các thực hành xanh như tái chế chất thải do khách du lịch tạo ra và sử dụng
năng lượng xanh và nâng cao nhận thức về các lựa chọn bền vững của khách du lịch
bằng các biện pháp như lượng khí thải carbon của khách du lịch, cả hai đều có thể giúp
phát triển một nền kinh tế chu chuyển. Một ví dụ về tái chế tiện nghi là Clean the World
– một doanh nghiệp xã hội hợp tác với các khách sạn lớn để làm sạch và tái chế xà phòng
khách sạn không sử dụng, sau đó gửi đến các quốc gia có nhu cầu. Nền kinh tế tuần
hoàn chuyển trọng tâm từ vốn tài chính sang bảo vệ vốn và tài nguyên thiên nhiên. Nó
cũng sử dụng vốn tri thức để thiết kế các giải pháp sáng tạo nhằm tối đa hóa hiệu quả
nguồn lực và giảm thiểu tác động tiêu cực từ du lịch.
Bên cạnh đó Du lịch còn góp phần tái tạo các nguồn tài nguyên bị cạn kiệt và góp
phần phát triển các cộng đồng địa phương. Con đường tái tạo của mỗi địa điểm là duy
nhất và không thể dễ dàng theo dõi bằng một bộ chỉ số tiêu chuẩn, như đối với du lịch
bền vững. Tương tự như nền kinh tế cộng đồng, người bản địa, văn hóa, trí tuệ và các
giá trị đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định con đường tái tạo cho du lịch. Ví
dụ, Quần đảo Hawaii đang lập chiến lược phát triển du lịch hậu đại dịch, dựa trên các
giá trị bản địa của Hawaii [như malama (quan tâm) và kuleana (trách nhiệm)] (Cơ quan
Du lịch Hawaii, 2020). Cách tiếp cận tái tạo của họ cũng bao gồm các quá trình mở rộng
để thu thập ý kiến đóng góp của cộng đồng trong việc xác định con đường tương lai cho
du lịch. Du lịch bền vững còn khá mới mẻ ở Việt Nam cần được quan tâm nhiều hơn
nữa đại diện cho một cách tiếp cận toàn diện và trưởng thành để thiết kế tương lai của
du lịch và kết hợp nhiều trong số năm hệ thống khác đã được thảo luận ở trên.

4. KẾT LUẬN
Ngành du lịch vượt qua giai đoạn khó khăn không phải dễ dàng, nhưng là một
quá trình cần thiết trong bối cảnh thế giới hiện nay. Giai đoạn này sẽ tạo ra sự thay đổi
cơ bản về chất của tất cả các bên liên quan đến du lịch để mang lại lợi ích lớn hơn, bền
vững hơn.
220 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Có những nước sớm áp dụng mô hình mới này, chẳng hạn như hợp tác xã du
lịch, có thể đóng vai trò là những người xây dựng cầu nối cho hệ thống giá trị mới và
xứng đáng được khuyến khích và hỗ trợ trong những nỗ lực của họ (Sheldon & Daniele,
2016). Sự phản ánh và học hỏi sâu sắc của tất cả những người tham gia sẽ hỗ trợ quá
trình chuyển đổi và tư duy của các nhà kinh tế học tiến bộ và các học giả khác có thể
cung cấp cái nhìn sâu sắc, nguồn cảm hứng và định hướng cho các nhà lãnh đạo du lịch
và các nhà hoạch định chính sách khi họ vật lộn với tương lai. Quá lâu rồi, du lịch đã
ở trong một tầng hầm tách biệt với các lĩnh vực khác, mà không tiếp thu những tư duy
mới nhất từ các lĩnh vực đồng minh. Chuyển đổi du lịch thế giới cũng như ở Việt Nam
sang mô hình mới sẽ là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự đổi mới về thể chế được thiết lập
để tạo ra sự thay đổi giá trị sâu sắc Nó cũng sẽ yêu cầu các bên liên quan hợp tác không
cạnh tranh; và khách du lịch, người dân và các tổ chức để hành động một cách tự nhiên,
quan tâm và sáng tạo. Khi du lịch “đến tuổi trưởng thành” và bước qua cánh cổng đến
một kỷ nguyên mới, sức mạnh độc đáo của nó trong việc đóng góp vào hạnh phúc của
tất cả chúng sinh ở Việt Nam có thể được hiện thực hóa.

Tài liệu tham khảo


Benjamin, S., Dillette, A. and Alderman, D. (2020). ‘We can’t return to normal’: committing
to tourism equity in the post-pandemic age. Tourism Geographies, May, 22(3), 476-483.
E.F. Schumacher. Changing the Paradigm of Bigger Is Better April 2003. Bulletin of Science
Technology & Society, 23(2), 114-124.
Howkins, J. (2011). The Creative Economy, Penguin, London, Trang 267.
Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam (vacne.org.vn).
https://medblueconomyplatform.org/about/medbesp/
Irena Ateljevic Transforming the (tourism) world for good and (re)generating the potential
‘new normal’ May 2020. Tourism Geographies, Pages 467-475.
A. V. Kneese† and J. L. Sweeney(1985). Handbook of Natural Resource and Energy Economics,
1, 3-60.
Klein, N. (2014). This Changes Everything: Capitalism vs the Climate, Simon and Schuster, New
York, NY, p. 576.
Lew, A., Cheer, J., Haywood, M., Brouder, P. and Salazar, N. (2020). Visions of travel and
tourism after the global COVID-19 transformation of 2020. Tourism Geographies, 22(3),
455-466.
Mehta, N. (2012). Designing for generosity. TEDxBerkeley Talk, No. February.
Nowak, M. (2008). Generosity: a winner’s advice. Nature, 456(7222), 579.
Park, S., Kahnt, T. and Tobbler, P. (2017). A neural link between generosity and happiness.
Nature Communications, 8(1), 10.
Plastics Management Index (backtoblueinitiative.com).
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 221

Raworth, K. (2017). Doughnut Economics: Seven Ways to Think like a 21st - Century Economist,
Chelsea Green Publishing, VT, Tr. 320.
Richards, G. (2020). Designing creative places: the role of creative tourism. Annals of Tourism
Research, Vol. 85.
Roy, A. (2020). The Pandemic is a Portal. Financial Times, London, April 3.
Sharmer, O. and Kaufer, K. (2013). Leading from the Emerging Future: From Ego-System to Eco-
System Economics. Berrett-Koehler Publishers, San Francisco, CA.
Sheldon, P. (2020). Designing tourism experiences for inner transformation. Annals of Tourism
Research, Vol. 83.
Sheldon, P. and Daniele, R. (Eds) (2016). Social Entrepreneurship and Tourism: Principles,
Practices, Philosophies, Springer, New York, NY.
Stiglitz, J., Fitoussi, J. and Durand, M. (2019). Measuring What Counts: The Global Movement
for Well-Being, The New Press, New York, NY, Tr. 240.
Verisk_Maplecroft_Waste_Generation_Index_Overview_2019.pdf (circularonline.co.uk).

222 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

VĂN HÓA VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ


TS Trần Thanh Toàn*
ThS Nguyễn Hoài Anh Phương**

Tóm tắt
Văn hoá và kinh tế là hai lĩnh vực có tác động qua lại với nhau. Không thể có văn hoá
xuống cấp suy đồi mà kinh tế phát triển.
Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa là một trong những mối quan
hệ rất cơ bản phản ánh trình độ và chất lượng của sự phát triển bền vững đất nước.
Văn hoá bao giờ cũng là động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế, mặt khác, kinh
tế phát triển là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển văn hoá của cộng đồng.
Lịch sử thế giới cũng như nước ta đã chứng minh nguyên lý đó. Tuy nhiên, trong quá
trình phát triển nhân loại, một số nước lãnh thổ đã từng có nền văn hoá cao, được xem
là cái nôi của nền văn minh nhân loại, thì ngày nay các nước đó không phải là những
nước có nền kinh tế phát triển, thậm chí chỉ là những nước đang phát triển.

Summary
Culture and the economy are two fields that interact with each other. It is impossible to
have a degrading culture and an economic development.
The relationship between economic development and cultural development is one of
the very basic relationships that reflects the level and quality of the country’s sustainable
development.
Culture is always an important driving force for economic development, on the other
hand, economic development is a favorable condition for the cultural development of
the community.
The world history as well as our country has proven that principle. However, in the
process of human development, some territorial countries used to have high culture,
considered the cradle of human civilization, but today these countries are not countries
with economic economic development, even just developing countries.

*
Trường Đại học Văn Lang.
**
Mendel University In Brno ( Cộng hoà Séc).
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 223

1. VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ


Trong thời kỳ toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế hiện nay, việc phát triển bền vững
đất nước phụ thuộc nhiều vào việc giải quyết hài hòa và hợp lý mối quan hệ lớn giữa
phát triển kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Nhận
thức toàn diện và sâu sắc về mối quan hệ này trong xây dựng và phát triển đất nước hiện
nay là vấn đề vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn.
Từ việc xem xét sự phát triển của nhiều quốc gia, người ta tìm thấy những dấu ấn
và đặc trưng văn hoá của các quốc gia trong phát triển kinh tế, thực tế không chỉ thừa
nhận sự tác động của các yếu tố văn hoá vào quá trình phát triển kinh tế, mà còn xem xét
vai trò của văn hoá cũng như tầm quan trọng của việc đưa các yếu tố văn hoá vào hoạt
động sản xuất kinh doanh để phát triển kinh tế.
Văn hoá và kinh tế có sự gắn bó tác động biện chứng với nhau, kinh tế phải đảm
bảo cho nhu cầu sống tối thiểu của con người, sau đó mới đảm bảo điều kiện cho văn
hoá phát triển kinh tế không thể phát triển nếu không có một nền tảng văn hoá, đồng
thời văn hoá không chỉ phản ánh kinh tế mà còn là nhân tố tác động đến phát triển
kinh tế.
Với mối quan hệ đó, sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc chỉ có thể hiệu quả,
chừng nào quốc gia đó đạt được sự phát triển kết hợp hài hoà giữa kinh tế với văn hoá.

2. QUAN NIỆM VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA


Văn hoá mang tính đặc thù của từng quốc gia, từng khu vực được coi là những di
sản quý báu đã tích lũy được qua nhiều thế hệ, mang đậm bản sắc dân tộc. Với quá trình
phát triển, kế thừa và giữ gìn bản sắc riêng, nó còn tiếp thu những tinh hoa văn hoá của
quốc gia, dân tộc khác, làm cho văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc vừa có tính hiện đại phù
hợp với sự phát triển kinh tế trong điều kiện cách khoa học, kỹ thuật, làm cho vai trò
của văn hoá trong hoạt động kinh tế càng được nâng cao và thiết thực khơi dậy mọi tiềm
năng sáng tạo của con người, đem lại sự phát triển cao với tốc độ cao và hài hoà trong
hoạt động sản xuất – kinh doanh.
Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên nhiều mặt của nền kinh tế, bao gồm: tăng
trưởng GDP; hoàn chỉnh cơ cấu, thể chế kinh tế, nâng cao thu nhập trên đầu người và
chất lượng cuộc sống. Phát triển kinh tế hiện nay được nhấn mạnh là phát triển bền
vững nền kinh tế của mỗi quốc gia.
Nội dung cơ bản của phát triển kinh tế gồm:
- Tăng trưởng kinh tế là điều kiện đầu tiên, bao gồm: gia tăng về quy mô sản lượng
và năng suất trong nền kinh tế, diễn ra trong thời gian tương đối dài và ổn định;
224 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

- Sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế, thể hiện qua tỷ trọng giữa các ngành, các thành
phần kinh tế, các vùng, miền theo hướng tiến bộ, hợp lý hơn... Trong đó, tỷ trọng của
vùng nông thôn giảm tương đối so với tỷ trọng đô thị, tỷ trọng các ngành công nghiệp,
dịch vụ tăng;
- Thu nhập GDP bình quân trên đầu người ổn định và nâng cao hơn, đời sống của
đại bộ phận nhân dân được cải thiện;
- Trình độ tư duy khoa học của xã hội phát triển;
- Nền kinh tế mở và năng động, giàu khả năng thích ứng;
- Là một quá trình tiến hóa theo thời gian và do những nhân tố nội tại quyết định.
Mục tiêu của phát triển bền vững là: đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về
văn hóa tinh thần; sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận của xã hội; sự hài hòa
giữa con người và tự nhiên. Ba trụ cột của phát triển bền vững là: phát triển bền vững về
kinh tế, xã hội và môi trường.
Tăng trưởng kinh tế bền vững là tăng trưởng kinh tế không chỉ bao hàm tăng thu
nhập bình quân đầu người mà phải hướng tới phát triển bền vững của cả hiện tại và
tương lai, chú trọng cả ba nhân tố: kinh tế, xã hội và môi trường; duy trì tốc độ tăng
trưởng cao trong dài hạn, tăng thu nhập phải gắn với nâng cao chất lượng cuộc sống hay
tăng phúc lợi và xóa đói giảm nghèo. Tăng trưởng không nhất thiết phải đạt tốc độ cao
mà cần ở mức độ hợp lý, bền vững.
Năm 1988, UNESCO đã phát động thập kỷ quốc tế phát triển văn hoá. Trong bài
phát biểu nhân lễ phát động Thập kỷ quốc tế phát triển văn hoá, ông Federico Mayor -
Tổng giám đốc UNESCO đã nhấn mạnh: “Khi các mục tiêu tăng trưởng kinh tế được
đặt ra mà tách rời môi trường văn hoá thì kết quả thu được sẽ rất khập khiễng, mất cân
đối cả về mặt kinh tế lẫn mặt văn hoá, đồng thời tiềm năng sáng tạo của mỗi dân tộc sẽ
suy yếu đi rất nhiều

3. THỰC TRẠNG
Sau hơn 30 năm đổi mới, nền kinh tế tăng trưởng liên tục và ổn định, cơ cấu kinh
tế chuyển dịch theo hướng tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải
thiện. Nước ta hiện trở thành nước có thu nhập trung bình, cơ cấu kinh tế chuyển dịch
theo hướng tiến bộ.
Trên thực tế, môi trường văn hóa kinh doanh, và xây dựng văn hóa ở doanh nghiệp
Việt Nam còn nhiều vấn đề bất cập, không chỉ và không thể khắc phục bằng pháp luật
mà cần xuất phát từ văn hóa, đạo đức kinh doanh.
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 225

Vấn đề ô nhiễm thực phẩm, vi phạm nghiêm trọng những quy định về vệ sinh an
toàn thực phẩm, đạo đức kinh doanh... để lại nhiều hậu quả cho người sử dụng và nền
kinh tế, như trong thời qua như như: cà phê bẩn, hồ tiêu nhuộm pin; tôm xuất khẩu
bơm thêm chất cho nặng cân, thuốc chữa ung thư làm từ than tre, thuốc giả; thực phẩm
chức năng làm từ dầu thực vật... đã làm ảnh hưởng xấu đến thương hiệu quốc gia và gây
phẫn nộ trong nhân dân, cần được xử lý nghiêm minh.
Thực hiện quan điểm phát triển bền vững, việc gắn kết mục tiêu tăng trưởng GDP
với thực hiện các chỉ tiêu về xã hội, môi trường, giải quyết hài hòa phát triển kinh tế với
văn hóa ở nước ta thời gian qua đạt được kết quả quan trọng. Chỉ số phát triển con người
(HDI) của nước ta bao gồm: mức tăng GDP, tuổi thọ, xóa mù chữ và phổ biến giáo dục
tiểu học, giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo có xu hướng liên tục tăng trong những
năm qua, đây là vấn đề rất tốt… Nhất là trong dịch Covid-19 vừa qua, với sự chấp hành
tốt các chỉ thị của Chính phủ đất nước ta không ai phải bị chết vì bệnh dịch này.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, thực tiễn giải quyết mối quan hệ giữa kinh
tế và văn hóa còn tồn tại không ít hạn chế. Phát triển kinh tế chưa bền vững, chất lượng
tăng trưởng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, chưa tương
xứng với tiềm năng; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa còn chậm; cơ cấu nội bộ ngành chưa hợp lý.
Nền tảng để nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa được
hình thành đầy đủ, tiềm ẩn nhiều yếu tố gây mất ổn định, các nguy cơ lớn mà Đảng chỉ
ra đối với sự phát triển vẫn hiện hữu. Việc tổ chức triển khai thực hiện quan điểm gắn
tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa còn chưa đồng bộ và triệt để.
Trong quá trình quy hoạch và xây dựng các chương trình, dự án phát triển kinh tế
- xã hội, nhiều nơi mới chỉ tập trung vào lợi ích kinh tế, chưa chú ý đúng mức đến phát
triển văn hóa, giáo dục, y tế và môi trường cho người lao động.
Việc xây dựng nếp sống văn hóa chưa có chuyển biến tích cực, nhất là trong hoạt
động lễ hội, giao tiếp cộng đồng, xây dựng văn hóa giao thông và công sở.
Phát triển văn hóa phải hài hòa với phát triển kinh tế, do đó chúng ta cần phát huy
tối đa sức mạnh của văn hóa, làm cho các nhân tố văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực,
trong mọi phương diện chính trị, kinh tế, xã hội, pháp luật, kỷ cương và mọi quan hệ
của con người với tự nhiên, xã hội và chính mình, biến văn hóa thành một nguồn lực nội
sinh quan trọng nhất của phát triển.
Kinh nghiệm thực tế của một số quốc gia phát triển thành công trên thế giới đã cho
thấy, các yếu tố văn hoá và truyền thống, trong đó có tính cộng đồng và ý thức dân tộc,
được thể hiện rất cao trong kinh tế, quan hệ làm ăn, kinh doanh; sự ham học hỏi, ham
226 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

hiểu biết; sự cần cù vươn lên; tính nghiêm túc, kỷ luật cao trong công việc đã được nhấn
mạnh và được coi là nhân tố thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế và đảm bảo một sự
phát triển cân đối, bền vững của các nước này.
Một số giải pháp góp phần giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và
phát triển văn hóa.
Để góp phần tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, trong
thời gian tới cần phải thực hiện những phương hướng và giải pháp sau:
- Nâng cao nhận thức, trước hết là cho cơ quan lãnh đạo, quản lý, cơ quan hoạch
định chính sách kinh tế - xã hội, các tổ chức/doanh nghiệp về sự cần thiết phải gắn kết
giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa ngay trong đơn vị/tổ chức mình, từng
chính sách phát triển; kiên quyết đấu tranh chống tiêu cực tách rời mục tiêu kinh tế với
mục tiêu văn hóa và xã hội.
- Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển văn hóa, cần nâng cao đời
sống mọi mặt, cả về vật chất lẫn tinh thần cho tổ chức/nhân dân.
Đẩy mạnh phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, luôn hỗ trợ các vùng còn nhiều
khó khăn. Hình thành hệ thống đô thị phân bố hợp lý ở các vùng; phát triển hài hòa giữa
thành thị và nông thôn.
- Phát huy vai trò của văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ đối với tăng trưởng
kinh tế và phát triển đất nước nói chung, trong đó tập trung xây dựng nền văn hóa tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, vừa kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của
cộng đồng các dân tộc Việt Nam, vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại để văn hóa
thực sự trở thành nền tảng tinh thần của xã hội. Phát triển và nâng cao nguồn nhân lực,
nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.
Phát triển mạnh khoa học và công nghệ làm động lực nâng cao năng suất, chất
lượng, hiệu quả, phát triển nhanh, bền vững nền kinh tế. Hướng hoạt động khoa học
- công nghệ vào mục tiêu đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế tri thức, kinh tế số.
- Xác định mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa là mối quan hệ biện chứng, làm
tiền đề, điều kiện cho nhau cùng phát triển.
Cùng với ưu tiên đổi mới về kinh tế, cần phải quan tâm đúng mức vào phát triển
văn hóa, xây dựng con người mới, tạo lập môi trường lành mạnh cho phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, trong từng thời điểm ở từng ngành, từng vùng và địa phương, có thể nhấn
mạnh nhân tố kinh tế hay văn hóa cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể, khắc phục bệnh
giáo điều, máy móc hay chủ quan, duy ý chí.
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 227

- Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát
huy vai trò làm chủ và giám sát của nhân dân trong quá trình thực hiện gắn tăng trưởng
kinh tế với phát triển văn hóa. Các cấp, các ngành thường xuyên kiểm tra, giám sát và
rút kinh nghiệm để kịp thời xử lý những vấn đề do thực tiễn đặt ra trong việc xử lý mối
quan hệ giữa kinh tế và văn hóa.

KẾT LUẬN
Trong giai đoạn hiện nay, để phát triển nền kinh tế theo hướng nhân văn, chúng
ta rất cần những con người có văn hoá, có tri thức, có tâm huyết, đức hạnh để làm nhà
sản xuất, kinh doanh giỏi. Bởi vì, bất kỳ hoạt động sản xuất, kinh doanh nào cũng phải
có trách nhiệm xã hội, trách nhiệm xã hội phải trở thành nhân tố quan trọng hàng đầu
của đạo đức kinh doanh.
Thực tế cho thấy, một chính sách phát triển đúng đắn phải là chính sách làm cho
các yếu tố văn hoá thấm sâu vào tất cả các lĩnh vực hoạt động sáng tạo của con người.
Hàm lượng trí tuệ, hàm lượng văn hoá trong các lĩnh vực của đời sống con người càng
cao bao nhiêu thì khả năng phát triển kinh tế - xã hội càng trở nên hiện thực bấy nhiêu.
Đó là việc làm cần thiết để chúng ta có thể thực hiện đi đến mục tiêu “dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Tài liệu tham khảo


Nguyễn Thị Ngọc Anh (2005). Sự gắn kết giữa kinh tế và văn hóa - Chìa khóa cho sự phát triển
lâu bền của xã hội. Tạp chí Triết học.
Nguyễn Trọng Chuẩn (2000). Tiến bộ xã hội - Một số vấn đề lý luận cấp bách. Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội.
Phạm Duy Đức (2018). Văn hóa trong kinh tế ở Việt Nam hiện nay. http://lyluanchinhtri.vn/
Viện Văn hóa và Phát triển.
Võ Thị Hoa (2019). Thực tiễn nhận thức và giải quyết mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa ở nước
ta trong hơn 30 năm đổi mới. https://tapchicongsan.org.vn/
Văn phòng Trung ương Đảng (2016). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII. Văn
phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, tr.104.
http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=382&idmid=&ItemID=19041
228 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

MỘT SỐ GỢI MỞ VỀ DU LỊCH XANH Ở NGHỆ AN


TS Phạm Hải Châu*

ĐẶT VẤN ĐỀ
Xã hội ngày càng phát triển, ô nhiễm môi trường và suy giảm tài nguyên trở thành vấn
đề nóng của nhân loại. Con người ngày càng có xu hướng tìm về với thiên nhiên thay vì
du lịch tới các khu đô thị nhộn nhịp.
Xu thế hiện nay,trên thế giới và ở Việt Nam: thay vì chọn những điểm tham quan đông
đúc hay khu nghỉ dưỡng sang trọng, du khách sẽ khám phá tự nhiên ở khoảng cách gần
hơn và tham gia các hoạt động trong đời sống người bản địa, từ đó nâng cao nhận thức
về bảo vệ môi trường.

1. KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH VÀ DU LỊCH XANH


* Du lịch:
- Theo  Tổ chức Du lịch Thế giới  (World Tourist Organization), một tổ chức
thuộc Liên Hợp Quốc, Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành,
tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục
đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích
khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường
sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch
cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư
(Wikipedia).
- Luật Du lịch Việt Nam 2005 đã đưa ra khái niệm như sau: “Du lịch là các hoạt
động liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình
nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời
gian nhất định” (dangcongsan.vn).
* Du lịch xanh:
- Hiệp hội Du lịch Sinh thái Quốc tế định nghĩa: du lịch xanh là loại hình du lịch
có trách nhiệm với môi trường, góp phần vào việc bảo tồn tự nhiên và duy trì văn hóa
địa phương, gắn liền với giáo dục môi trường.

*
Khoa Kinh tế Tài nguyên và Môi trường – Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TPHCM.
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 229

- Du lịch xanh là loại hình du lịch dựa vào tự nhiên, văn hóa, có giáo dục môi
trường, đóng góp cho nỗ lực bảo tồn, phát triển bền vững và thu hút sự tham gia tích
cực của cộng đồng địa phương (Nghean.gov.vn).
- Du lịch xanh hấp dẫn du khách vì nhiều yếu tố: phong cảnh hùng vĩ hoang sơ,
động thực vật quý hiếm, những nền văn hóa tách biệt, kiến thức mới mẻ về thế giới và
hơn cả là những trải nghiệm mang tính cá nhân.

2. THỰC TRẠNG
Đất nước Việt Nam chúng ta thì có rất nhiều điểm để phân tích về du lịch xanh
nhưng tác giả xin lấy 2 điểm ở Nghệ An làm minh họa:
2.1. Rừng Pù mát
Vườn Quốc Gia Pù Mát nằm trên địa giới hành chính của 3 huyện: Anh Sơn, Con
Cuông, và Tương Dương, đường ranh giới phía Nam của Vườn Quốc Gia (VQG) chạy
dọc theo đường biên giới Việt Lào. Vườn Quốc Gia Pù nằm trong vùng khí hậu nhiệt
đới gió mùa. Lượng mưa trung bình hàng năm ở đây là 1.800 mm và nhiệt độ trung bình
23,5 oC. 
Nằm trên dải đất miền Trung, Vườn quốc gia Pù Mát có nhiều thuận lợi trong
việc phát triển du lịch: diện tích rộng lớn, tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài động
vật rừng, thực vật rừng mới được khám phá trong thời gian gần đây: 2.500 loài thực vật
thuộc 160 họ và gần 1.000 loài động vật… (Dulich.Nghean.gov.vn). 
Đặc biệt, một khung cảnh thiên nhiên hoang sơ như chưa hề có bàn tay của con
người chạm đến: Rừng nguyên sinh thượng nguồn Khe Thơi, Khe Bu, Khe Choăng, Cao
Vều… Thác Khe Kèm, suối nước Mọc, sông Giăng, rừng săng lẻ và những nét văn hoá
đặc trưng của dân tộc Thái, H’mông, Đan Lai – nét hoang sơ là món quà của thiên nhiên
ban tặng cho VQG Pù Mát. 
Nét đặc trưng độc đáo
Với giới khoa học, cái tên Pù Mát không có gì xa lạ bởi đây là một trong những nơi
đầu tiên phát hiện loài thú quý hiếm: Sao la. Với diện tích vùng lõi rộng 94.804 ha và
vùng đệm rộng 86.000 ha, trải rộng trên 3 huyện Tương Dương, Con Cuông và Anh Sơn
của tỉnh Nghệ An, Pù Mát chính là nơi ở của người Thái – dân tộc đã sống ở đây nhiều
đời. Nét hoang sơ hùng vĩ của núi rừng Pù Mát được pha lẫn với nét văn hoá độc đáo,
tinh tế của người Thái. Họ sinh sống ở hầu hết các thôn bản, trong các nhà sàn bằng gỗ
với nghề trồng lúa nước. Ở những vùng đồi, họ tham gia trồng cây hoặc đốt nương làm
rẫy, trồng màu hoặc các loại cây lương thực khác; chăn nuôi gia súc gia cầm; làm các sản
phẩm mây tre đan và dệt vải truyền thống. Vải thổ cẩm của người Thái nổi tiếng về tính
230 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

độc đáo, màu sắc sặc sỡ và bền đẹp. Giữ truyền thống lâu đời, người Thái sinh sống tập
trung theo dòng họ, mỗi cộng đồng dân cư có tín ngưỡng và tập tục riêng, có những lễ
hội gắn liền với các mùa bội thu và sản xuất nông nghiệp. Nhảy sạp, uống rượu cần là
đặc trưng không thể trộn lẫn trong sinh hoạt thường ngày của người Thái…
Cho đến hiện nay lượng du khách đến thăm rừng Pù mát đã có nhưng còn lẽ tẻ,
doanh thu hoạt động du lịch không đáng kể….

Pù Mát với vẻ đẹp thiên nhiên đậm chất hoang sơ (Ảnh: Pumat.vn)

Pù Mát cũng có nhiều động vật đến từ nhiều loài khác nhau, đảm bảo sự đa dạng
sinh học, đặc biệt là Sao La, một loài thú vô cùng quý hiếm được phát hiện đầu tiên ở
Pù Mát.

Sao la được phát hiện đầu tiên ở Pù Mát (Ảnh: Pumat.vn)


MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 231

Loài vượn bạc má quý hiếm tại Vườn quốc gia Pù Mát (Ảnh: Pumat.vn)

Điểm đặc biệt khiến mọi người khi đến thăm khu Vườn quốc gia Pù Mát vô cùng
thích thú là chất đơn sơ, mộc mạc mà cũng không kém phần hùng vĩ của rừng xanh…
vẫn còn được giữ gìn gần như là vẹn nguyên, không chịu nhiều tác động của bàn tay con
người…
2.2. Hệ thống đảo Chè thanh chương
Quần thể đảo chè Thanh Chương có diện tích hơn khoảng gần 100 hecta, tọa lạc
tại huyện Thanh Chương, Nghệ An. Quần thể đảo chè Thanh Chương nơi có những đảo
chè bậc thang xanh tươi uốn lượn mênh mông sông nước lớn nhất Nghệ An đã mang
đến cho tất cả mọi người đến nơi đây những trải nghiệm vô cùng thú vị... 

Quần thể đảo chè Thanh Chương đẹp nhất vào buổi sáng sớm khi trời còn sương.
Bạn có thể tận hưởng một ngày với đầy năng lượng với hương thơm của chè và khí hậu
mát mẻ, trong lành,... chẳng khác gì trở về với thiên nhiên những nơi nổi tiếng thế giới…
232 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Chắc chắn rằng khi đến đây các bạn sẽ phải reo lên vì ngạc nhiên trước khung cảnh
thiên nhiên vô cùng tươi đẹp, bao trùm lên không gian rộng lớn là một màu xanh đầy
sức sống, xanh trời, xanh nước và xanh chè,… Cảnh tượng yên bình và thơ mộng khiến
cho tâm hồn mỗi người bỗng thư thái đến lạ…

Trong tháng quí 2 năm 2022, lượng khách du lịch đến du lịch đảo chè đạt 98.000
lượt, tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 10 tỷ đồng (Dulich.Nghean.gov.vn).
Nguồn thu từ du lịch ở đây còn rất nhỏ so với tiềm năng hiện nay do khách chưa
có lưu trú, chủ yếu khách đến chụp ảnh, checkin … rồi lại đi… chưa có các sản phẩm
du lịch đồng bộ…
Nhận thức về bảo vệ môi trường của người dân và du khách còn hạn chế…
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 233

3. NHÌN RA THẾ GIỚI


Quốc đảo Maldives và bài học kinh nghiệm

Quốc đảo Maldiver (Ảnh: CNN)

Maldives là đảo quốc nằm ở phía nam quần đảo Lakshadweep thuộc Ấn Độ Dương,
với khoảng 1.192 đảo nhỏ, dân số chưa đầy 500.000 người. Du lịch là ngành kinh tế lớn
nhất và là ngành mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn nhất với hơn 60% trao đổi ngoại hối
và đóng góp khoảng 23,9% vào GDP của Maldives (Wikipedia).
Hơn 90% thuế là từ các khoản thuế nhập khẩu và du lịch. Năm 2018, quốc đảo này
đón khoảng 1,4 triệu lượt khách quốc tế (lớn hơn gấp 3 lần dân số bản địa), tổng thu từ
khách du lịch đạt khoảng 2,74 tỷ USD (Wikipedia).
Đã được mệnh danh là “thiên đường nghỉ dưỡng” của châu Á và Thế giới, Maldives
đã có chính sách đầu tư, phát triển du lịch bài bản, khoa học hướng đến phát triển bền
vững, trong đó, đặc biệt là chính sách phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh
gắn với gìn giữ, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường và bảo tồn sinh vật biển.
Chính sách phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh của Maldives được thể
hiện ở các quy định cụ thể về sức chứa môi trường với việc kiểm soát môi trường xây
dựng và đảm bảo an sinh cho người lao động trong ngành du lịch.
234 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Cụ thể: Các cơ sở lưu trú đều phải thực hiện đánh giá tác động môi trường; Các
resort trên đảo có diện tích xây dựng không quá 30%; Thực hiện các khu vực phân khu
chức năng bảo tồn sinh thái; Tất cả bungalow có mặt tiền hướng biển với chiều dài 5m;
Không công trình nào được cao hơn ngọn dừa; Phải để không gian mở trên đảo bằng
diện tích công trình trên mặt nước; Phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh,
Maldives đã nỗ lực thay thế nguồn cung cấp năng lượng điện hóa thạch bằng các nguồn
năng lượng tái tạo như năng lượng gió và mặt trời với mục tiêu giảm lượng khí thải các-
bon và chi phí phát điện,... (nhadautu.vn).
Vì các đảo đều xa đất liền, thiếu hụt nguồn nước ngọt, Maldives đã có Chiến lược
kết hợp hệ thống tái tạo năng lượng và nguồn nước. Theo kế hoạch, đến năm 2030,
Maldives sẽ thay thế hoàn toàn các nguồn năng lượng hóa thạch bằng năng lượng tái
tạo, và trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới có lượng các-bon trung tính.
Hiện nay, hầu hết khu nghỉ dưỡng trên các đảo của Maldives đều sử dụng hệ thống
lọc nước biển thành nước ngọt và hệ thống hứng, thu gom nước mưa, đáp ứng tốt nhu
cầu sử dụng nước ngọt trong ngành du lịch.
Rác thải luôn được phân loại ở mọi nơi, mọi lúc, kể cả đối với du khách.
Chất thải hữu cơ tại nhà bếp cũng được ủ làm phân để bón cho vườn rau trên đảo.
Giấy được đốt và rác thải nhựa được ép ra để tái chế. Rác thải thủy tinh được nghiền ra
để trộn trong xi-măng xây dựng. Cho đến nay, 100% resort trên đảo tuân thủ chính sách
phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh và đạt chứng nhận nhãn Travelife Gold
(nhadautu.vn).
Với những nỗ lực trong hành động của Chính phủ cùng người dân, du lịch Maldives
đang phát triển chuyên nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh và bền vững. Maldives có
thể trở thành mô hình điển hình về phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh, có
thể nghiên cứu áp dụng cho phát triển du lịch của Việt Nam.

4. ĐỊNH HƯỚNG CỦA NHÀ NƯỚC


Phát triển du lịch xanh là xu hướng tất yếu trong chiến lược phát triển bền vững,
đã và đang được triển khai ở nhiều nước trên thế giới.
Tại Việt Nam, năm 2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1658 phê
duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
Ngành du lịch với tính chất là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, có tính liên ngành, liên
vùng và xã hội hóa cao, phát triển theo xu hướng xanh đóng vai trò quan trọng trong
việc thực hiện các mục tiêu quốc gia về tăng trưởng xanh.
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG | 235

5. MỘT SỐ GỢI Ý VỀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH XANH


5.1. Nhóm giải pháp công tác tuyên truyền cho người dân và du khách…
Du lịch xanh sẽ là xu hướng lựa chọn tất yếu của nhân loại, đề cao ý thức con người
trong bảo vệ thiên nhiên, giữ gìn bản sắc văn hoá, quán triệt tinh thần phát triển du lịch
xanh trong từng đề án phát triển du lịch, từng doanh nghiệp, sản phẩm du lịch cụ thể.
“Du lịch không rác thải nhựa”; “Du khách không thải rác bừa bãi”; “Du lịch gắn
với bảo vệ môi trường”.
5.2. Nhóm giải pháp tích hợp các quy hoạch phát triển du lịch xanh vào quy hoạch của
tỉnh và kế hoạch của ngành; Gắn kết triển khai hiệu quả Bộ tiêu chí du lịch xanh…
đến cộng đồng doanh nghiệp và người dân;
5.3. Nhóm giải pháp Đa dạng sản phẩm du lịch xanh và theo định hướng xuyên suốt
phát triển du lịch xanh, bền vững, gắn du lịch xanh trên các nền tảng văn hoá của
dân bản địa…
Sản phẩm du lịch xanh gắn kết với thiên nhiên: Như các sản phẩm về chè, về mật
Ong, Cam Thanh Đức về Cam Vinh, về bưởi thanh chương…. và rất nhiều sản
phẩm khác..
5.4. Nhóm giải pháp về Công nghệ Số đẩy mạnh quảng bá xúc tiến du lịch xanh
Đưa những công nghệ số hóa vào quảng cáo du lịch xanh trong nước và thế giới….
làm cho mọi người dân trên thế giới có thể tham quan tìm hiểu du lịch xanh bản địa một
cách nhanh nhất, đầy đủ nhất, sống động nhất… qua các Video, hình ảnh 3D…
5.5. Nhóm giải pháp về đào tạo và cơ chế chính sách hỗ trợ
Đào tạo cho những người làm du lịch, nhân viên các công ty du lịch lữ hành…
Đào tạo lớp lớp cho bà con nhân dân sống ở những xã trung tâm của đảo chè về ý
thức du lịch xanh, du lịch cộng đồng xanh…
Có cơ chế khuyến khích khen thưởng cho những người làm du lịch xanh tốt, giỏi.
Tham mưu cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển du lịch xanh cho các cơ sở tiên phong
phát triển du lịch;
Tăng cường liên kết hợp tác phát triển du lịch xanh giữa các doanh nghiệp trong và
ngoài tỉnh, giữa doanh nghiệp lữ hành với cơ sở lưu trú và khu, điểm du lịch;
236 | HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

6. LỜI KẾT VÀ TÂM HUYẾT


Du lịch xanh là xư thế, là tất yếu trong giai đoạn hiện nay và sắp tới… Du lịch xanh
phải dựa trên 3 trụ cột chính: con người, môi trường, lợi ích. Trong đó việc cân bằng
giữa lợi ích kinh tế, bảo tồn văn hóa và bảo vệ môi trường là rất quan trọng.
Đối với chủ đề này luôn luôn gắn kết chặt chẻ với trường Đại học Tài Nguyên và
môi trường trên 3 khía cạnh rất quan trọng phù hợp với phát triển xu thế thời đại, đó là:
Một là, Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái cho cộng đồng..
Hai là, Xử lý rác và chất thải, nói không với rác thải nhựa, gìn giữ môi trường xanh
Ba là, Du lịch xanh gắn kết hài hòa với lợi ích kinh tế của Bà con và doanh nghiệp
du lịch, doanh nghiệp lữ hành… đảm bảo cho tương lai bền vững …Kiên trì mục tiêu
du lịch xanh…

Tài liệu Tham khảo


Du lịch – Wikipedia tiếng Việt
https://dangcongsan.vn/kinh-te/
https://Nghean.gov.vn
https://Dulich.Nghean.gov.vn
https://Quảngnam.gov.vn
https://nhadautu.vn/
https://thiennhienmoitruong.vn/
Wikipedia tiếng Việt: Quốc đảo Madiver
https://phumat.vn/
http://thanhchuong.nghean.gov.vn
http://concuong.nghean.gov.vn
http://anhson.nghean.gov.vn
Hội thảo khoa học và công nghệ
MÔ HÌNH KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TPHCM
Khoa Kinh tế Tài nguyên và Môi trường
Nhiều tác giả

Chịu trách nhiệm xuất bản:


Giám đốc - Tổng biên tập
PHAN NGỌC CHÍNH

Biên tập:
TRẦN THỊ BẢO NGỌC

Trình bày, bìa, sửa bản in:


NGUYÊN CHÂU
Đối tác liên kết
Nguyễn Thị Hồng Nguyệt

NHÀ XUẤT BẢN TÀI CHÍNH


FINANCE PUBLISHING HOUSE (Tên viết tắt: FPH)
Số 7 Phan Huy Chú, P. Phan Chu Trinh, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
ĐT: 024.3826.4565 – 0913.035.079
Email: phongbientap.nxbtc@gmail.com – Website: fph.gov.vn

CHI NHÁNH NHÀ XUẤT BẢN TÀI CHÍNH


TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
138 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
ĐT: 028 38596002

In 200 cuốn, khổ (20 x 28) cm, tại Công ty TNHH in ấn Lê Minh Quân
F12/16K/4M ấp 6, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, TPHCM
Số xác nhận ĐKXB: 3628-2022/CXBIPH/2-92/TC
Số QĐXB: 308/QĐ-NXBTC cấp ngày 17 tháng 10 năm 2022
ISBN: 978-604-79-3395-2. In xong và nộp lưu chiểu năm 2022

You might also like