You are on page 1of 3

KHỔ 1

Nhà thơ Hàn Mặc Tử được biết đến với sức sáng tạo nhất trong số các
nhà Thơ mới. Thơ của Hàn Mặc Tử thường mang khuynh hướng lẵng mạn;là
tiếng nói của một tâm hồn yêu cuộc sống, yêu cảnh vật, yêu con người. Bài thơ
“Đây thôn Vĩ Dạ” là một trong những bài thơ tiêu biểu của nhà thơ, thể hiện
một bức tranh đẹp về một miền quê đất nước, là tiếng lòng của một con người
tha thiết yêu đời, yêu người. Qua khổ đầu của bài thơ Hàn Mạc tử đã cho người
đọc thấy được cảnh đẹp nơi thôn Vĩ.
Đây thôn Vĩ Dạ được sáng tác năm 1938, in trong tập thơ Điên;
khởi hứng từ bức ảnh người con gái thôn Vĩ gửi tặng. Đến với khổ đầu của bài
thơ hàn mạc thử đã gợi ra một khung cảnh thiên nhiên xứ Huế bình yên, thơ
mộng.
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Khổ thơ bắt đầu bằng một câu hỏi: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” câu
hỏi tu từ ; vang lên như một lời trách móc nhẹ nhàng, duyên dáng, thân tình,
cũng có thể là lời nhà thơ tự vấn lòng mình. Đại từ xưng hô “anh” gợi sự thân
mật gật gũi; là sự phân thân của tác giả bộc lộ tâm tư nỗi niềm. Động từ “chơi”
gợi ra sự quen thuộc gắn bó của tác giả với vùng quê thôn Vĩ. Sự độc đáo trong
dùng từ, sử dụng liên tiếp 7 chữ nhưng 6 chữ là thanh bằng tạo âm điệu êm ái,
nhẹ nhàng; cho thấy nỗi buồn tha thiết, tiếc nuối của tác giả. Câu thơ đâu không
chỉ là lời hỏi, lời tự trách mà còn là lời mời tha thiết ấm áp.
Qua ba câu thơ sau, khung cảnh thiên nhiên và con người hiện lên trong
hoài niệm, tưởng tượng của Hàn Mặc Tử rất đỗi bình dị, quen thuộc:
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Điệp từ “nắng” được nhắc lại 2 lần; “ nắng hang cau” “Nắng mới lên” là ánh
nắng sớm buổi bình minh. Ánh sáng tinh khôi, trong trẻo rực rỡ ấy làm sáng
bừng không gian rộng lớn; ánh nắng mỡ màng trên thân cau, thước đo mực
nắng. “nhìn”động từ cảm nhận bước đi thời gian. Đến câu thơ thứ ba “Vườn ai
mướt quá xanh như ngọc”Câu thơ như lời khen ngợi, trầm trồ, ngạc nhiên thốt
lên trước vẻ đẹp thanh tao, mơn mởn của cỏ cây, thiên nhiên. Hàn Mặc Tử sử
dụng tính từ trạng thái “mướt” kết hợn với phụ từ chỉ mức độ “ quá” và biện
pháp tu từ so sánh “xanh như ngọc” để cho người đọc có thể cảm nhận được
bức tranh thin nhiên tràn ngập sắc xanh mơn mởn; khu vườn thôn Vĩ đẹp lỗng
lẫy lấp lãnh như một viên ngọc khổng lồ dưới ánh nắng ban mai. Câu hỏi tu từ
“Vườn ai mướt quá” một lời trầm trồ khen ngợi buột ra tự nhiên khi chợt nhận
ra vẻ đẹp bất ngờ của khu vườn. Câu thơ cuối cùng nêu lên vẻ đẹp của con
người xứ Huế. “Lá trúc che ngang” thể hiện sự xuất hiện kín đáo, e ấp, duyên
dáng.“Mặt chữ điền” để chỉ người có khuôn mặt phúc hậu. Hình ảnh con người
bất ngờ xuất hiện trên cái nền thiên nhiên tươi sáng thơ mộng khiến bức tranh
cuộc sống thêm nồng ấm. Gợi ra một vẻ đẹp bình dị hài hòa giữa thiên nhiên và
con người thôn Vĩ.
Với những biệp pháp nghệ thuật đặc sắc điệp từ, so sánh, câu hỏi tu từ,
hình ảnh biểu hiện nội tâm, bút pháp lãng mạn đầy sức gợi tả, ngôn ngữ tinh tế,
giàu liên tưởng, Hàn Mặc Tử đã họa nên bức tranh nên thơ, tươi đẹp của một
miền quê thôn Vĩ Dạ đẹp mơ mộng, bình dị. Qua đó cho thấy tình yêu to lớn
của ông đối với mảnh đất yên bình, trù phú này. Tuy nhiên, ẩn sau mỗi ý thơ là
nỗi niềm luyến tiếc, vấn vương về người và cảnh nơi đây.
“Đây thôn Vĩ Dạ” là một bức tranh đẹp về một miền quê đất nước, là
tiếng lòng của một con người tha thiết yêu đời, yêu người. Đặc biệt qua khổ một
của bài thơ tác giả đã cho người đọc một cái nhìn đầy màu sắc tươi trẻ về một
bức tranh thiên nhiên đẹp một cách mộc mạc
KHỔ 2
Nhà thơ Hàn Mặc Tử được biết đến với sức sáng tạo nhất trong số các
nhà Thơ mới. Thơ của Hàn Mặc Tử thường mang khuynh hướng lẵng mạn;là
tiếng nói của một tâm hồn yêu cuộc sống, yêu cảnh vật, yêu con người. Bài thơ
“Đây thôn Vĩ Dạ” là một trong những bài thơ tiêu biểu của nhà thơ, thể hiện
một bức tranh đẹp về một miền quê đất nước, là tiếng lòng của một con người
tha thiết yêu đời, yêu người. Qua khổ đầu của bài thơ Hàn Mạc tử đã cho người
đọc thấy được cảnh đẹp nơi thôn Vĩ.
Đây thôn Vĩ Dạ được sáng tác năm 1938, in trong tập thơ Điên; khởi
hứng từ bức ảnh người con gái thôn Vĩ gửi tặng. Qua khổ hai của bài thơ Hàn
Mạc tử đã cho người đọc thấy được nói về hình ảnh một đêm trăng sáng, sông
nước nơi xứ Huế.
Đây thôn Vĩ Dạ được sáng tác năm 1938, in trong tập thơ Điên; khởi
hứng từ bức ảnh người con gái thôn Vĩ gửi tặng. Đến với khổ thở hai tác giả đã
thể hiện hoài niệm của tác giả về cảnh sông nước đêm trăng, đồng thời cũng bộ
lộ tâm trạng của nhà thơ:
"Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?"
Hai câu đầu của bài thơ đã hiện lên với điểm nhìn có sự mở rộng; cảnh
sắc sông nước xứ Huế. Mở đầu khổ thơ với hình ảnh " gió" và "mây"; Gió và
mây luôn luôn gắn bó với nhau; nhưng trong khổ thơ này hai sự vật ấy lại chia
làm đôi ngả "Gió theo lối gió, mây đường mây”; điệp từ,cách ngắt nhịp 4/3 cho
thấy sự vận động ngược chiều. Khung cảnh thiên nhiên gợi sự chia ly, xa cách.
Mọi sự xuất hiện của cảnh vật đều gợi cảm giác buồn. Cả dòng nước trôi cũng
không nằm ngoài âm hưởng chung ấy: "Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay". Có
thể nói hàn mặc tử đã vô cùng khéo léo thể hiện biện pháp nghệ thuật nhân hóa,
động từ để thể hiện sự chuyển động khẽ khàng, nhẹ nhàng của cảnh vật; gợi ra
không gian song nước thơ mộng êm đềm yên tĩnh và biện nghệ thuật ẩn dụ để
tượng trưng cho dòng đời hờ hững, lững lờ. Qua đó cho thấy không gian phảng
phất nỗi buồn ảm đạm hiu hắt được phụ họa cùng thiên nhiên.
Trong khung cảnh sông nước nên thơ, thời gian chuyển biến linh hoạt.
Thoắt cái, cảnh vật đã chuyển sang một buổi đêm trăng huyền ảo:

"Thuyền ai đậu bến sông trăng đó?


Có chở trăng về kịp tối nay?"
Hai câu thơ sau gợi ra tâm trạng của tác giả. Cảnh sông nước được miêu
tả gắn với hình tượng trăng. Sông trở thành “sông trăng”; ẩn dụ, cách nói tượng
trưng giàu hình ảnh; Trăng dưới ngòi bút tài hoa của Hàn Mặc Tử bỗng trở đẹp
kì diệu, huyền ảo. Hình ảnh thuyền và bến đều là những hình ảnh quen thuộc
trong văn học gợi nhắc đến tình cảm đôi lứa. Động từ chở trăng; ẩn dụ hình ảnh
viên mãn hy vọng về một hạnh phúc tròn đầy. Câu hỏi tu từ Có chở trăng về kịp
tối nay?" và từ kịp thể hiện sự mong chờ khắc khoải. Không gian cảnh song
nước xứ Huế đẹ thơ mộng bồng bềnh và tâm trạng hoài nghi, mong mỏi nhưng
xen lẫn lỗi buồn cùng những dự cảm lo âu của hàn mạc tử.
Với những biệp pháp nghệ thuật đặc sắc ẩn dụ, câu hỏi tu từ, hình ảnh
biểu hiện nội tâm, bút pháp lãng mạn đầy sức gợi tả, ngôn ngữ tinh tế, giàu liên
tưởng, Hàn Mặc Tử đã họa nên bức tranh nên thơ, đẹp kì ảo của một đêm trăng
vùng sông nước và tâm trạng của tác giả.
“Đây thôn Vĩ Dạ” là một bức tranh đẹp về một miền quê đất nước, là
tiếng lòng của một con người tha thiết yêu đời, yêu người. Đặc biệt qua khổ hai
của bài thơ tác giả đã cho người đọc một bức tranh song trăng đẹp huyền ảo
cùng cảm xúc tâm trạng trong lòng hàn mặc tử.

You might also like