You are on page 1of 4

Những dẫn chứng thông tin thiếu khách quan, đầy

mâu thuẫn của quan điểm trên:

Trang phục của người Hmong ở Việt Nam

Trong báo cáo thường niên gần đây nhất, năm 2021, Ủy ban Tự do Tôn
giáo Quốc tế Mỹ (USCIRF) vẫn coi Việt Nam là một quốc gia cần quan tâm
đặc biệt vì đàn áp, kiểm soát và vi phạm quyền tự do tín ngưỡng đối với
người dân," ông Frederick Davie, Ủy viên USCIRF phát biểu tại hội nghị
"Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin khu vực Đông Nam Á 2022" diễn ra vào
ngày 10 và 11/3.

'VN có cải cách nhưng không đáng kể'

Theo ông Frederick Davie, mặc dù đã có những cải cách khiêm tốn trong
những năm qua nhưng Việt Nam vẫn liên tục vi phạm việc đàn áp tôn giáo,
đặc biệt là đối với người dân tộc H'mong ở miền Bắc và những người dân
tộc Tây Nguyên theo đạo Tin Lành.
Ông Frederick nói: "Tại các địa phương ở Việt Nam, nhiều nhóm Tin Lành
hoặc Thiên Chúa giáo người dân tộc không những bị từ chối đăng ký với
chính quyền mà còn bị gán cho là kỳ lạ, sai trái, dị giáo.

"Những người dân tộc thiểu số theo đạo Cơ Đốc Giáo là những thành phần
dễ bị tổn thương nhất. Họ bị chà đạp, bắt giữ, giam cầm, tra tấn và buộc
phải bỏ đạo."

Ông Frederick Davie, Ủy viên Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Mỹ USCIRF

Luật sư Sean Nelson của ADF International - tổ chức luật sư nhân quyền
Thiên Chúa giáo, có trụ sở tại thủ đô Vienna, Áo, hỗ trợ pháp lí cho tự do
tôn giáo toàn cầu - cho rằng cần tiếp tục khuyến nghị Bộ Ngoại Giao Mỹ
đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC các nước cần đặc biệt quan tâm vì
thiếu tự do tôn giáo.

Để củng cố cho nhận định này, luật sư Sean Nelson đưa ví dụ về trường hợp
một học sinh người Thượng 19 tuổi tên Nie ở Đắk Lắk đã bị chính quyền
địa phương 'tấn công'. Ông nói:

"Trong thời gian qua, chính phủ Việt Nam đã dựa vào dịch Covid-19 để
siết chặt, tạo thêm khó khăn cho người miền núi. Tôi xin đưa ví dụ, như ở
DakLak, chính quyền địa phương đã tấn công, lấy đồ đạc, lao vào phòng
ngủ của những gia đình người Thượng, tịch thu điện thoại và các thiết bị di
động để ngăn họ liên lạc với bên ngoài.

"Một trong những người Thượng bị đàn áp là cậu học sinh 19 tuổi Nie,
người đã nhận nhiều bức thư mời từ chính quyền như là một hình thức đe
dọa, thậm chí kiểm soát gia đình cậu. Nie bị mời lên đồn công an 6 lần
trong vòng 4 ngày. Hiện cậu ta đang bị vấn đề về tâm lý do căng thẳng quá
mức. Những sự đàn áp này không chỉ dừng ở người Thượng hoặc Hmong,
mà còn có Hòa Hảo, Cao Đài."

Tham dự hội nghị "Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin khu vực Đông Nam Á
2022" còn có H'Biap Krong, một tín đồ Cơ đốc giáo người Thượng hiện
đang ở Thái Lan, từng phát biểu tại nhiều diễn đàn khu vực và quốc tế về
quyền phụ nữ dân tộc thiểu số và người bản địa. Từ năm 2016, H'Biap
Krong tị nạn sang Thái Lan để tránh bị trừng phạt vì hoạt động hỗ trợ
người Tin Lành bị đàn áp.

"Các dân tộc thiểu số Việt Nam sống qua nhiều thế hệ trên lãnh thổ Việt
Nam, chủ yếu ở năm tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên. Mặc dù được gọi là
dân tộc anh em nhưng người miền núi năm tỉnh miền Trung Việt Nam vẫn
bị phân biệt đối xử chỉ vì sự chênh lệch văn hóa và sự khác biệt trong niềm
tin. Tôi nắm trong tay danh sách các tù nhân theo đạo Tin Lành ở Tây
Nguyên," H'Biap Krong cho biết.
H'Biap Krong, một tín đồ Cơ đốc giáo người Thượng hiện đang ở Thái
Lan.

You might also like