You are on page 1of 33

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN

BÁO CÁO MÔN HỌC

ĐỀ TÀI

VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN


VIỆT NAM TRONG VIỆC THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ
GIẢNG VIÊN: TRẦN NGỌC QUỲNH

MÃ MÔN HỌC:DC119DV02

LỚP MÔN HỌC :0400

NHÓM: 6

No. Full Name Student ID


1 Quảng Bảo Oanh 2190690
2 Trần Tuấn Khang 2195556
3 Phạm Phan Yến Nhi 22014523
4 Đỗ Xuân Quang 2175738
5 Nguyễn Phan Anh Khoa 2173076
6 Võ Sĩ Hoàng 2196302
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN

BÁO CÁO MÔN HỌC

ĐỀ TÀI

VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

VIỆT NAM TRONG VIỆC THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ


GIẢNG VIÊN: TRẦN NGỌC QUỲNH

MÃ MÔN HỌC:DC119DV02

LỚP MÔN HỌC :0400

NHÓM: 6

No. Full Name Student ID


1 Quảng Bảo Oanh 2190690
2 Trần Tuấn Khang 2195556
3 Phạm Phan Yến Nhi 22014523
4 Đỗ Xuân Quang 2175738
5 Nguyễn Phan Anh Khoa 2173076
6 Võ Sĩ Hoàng 2196302

i
LỜI CAM ĐOAN
“Chúng tôi đọc và hiểu về hành vi liêm chính học thuật. Chúng tôi cam đoan
bài báo cáo này được nghiên cứu bởi các thành viên trong nhóm. Chúng tôi xin đảm
bảo không vi phạm hành vi liêm chính học thuật”

ii
LỜI CẢM ƠN
Nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn tới thầy Phù Khải Hùng. Khi bắt đầu môn hoc,
chúng em đã nhận được rất nhiều những kiến thức hay và bổ ích với môn "Giới và
phát triển" từ thầy. Thầy đã tận tình giảng cho chúng em qua các buổi học online,
qua những cuộc thảo luận và các câu hỏi thực tiễn hỗ trợ cho chúng em hiểu đúng và
đủ các kiến thức thầy đề cập, chúng em có thể đưa ra ý kiến và biện luận bảo vệ
quan điểm của chính mình.Đây là một môn học Đại cương nhưng em thấy khá quan
trọng vì nhờ có môn học này và sự giảng dạy tận tình của thầy chúng em hiểu rõ hơn
về các mặt của bản thân và xã hội hiện nay. Chúng em cám ơn thầy đã có thể giúp
chúng em hoàn thành đề tài một cách tốt nhất.

iii
DẪN NHẬP
Ở Việt Nam, các vấn đề như quấy rối tình dục hoặc “gạ tình” đang trở thành những
vấn đề đau đầu trong xã hội. Tần suất này xuất hiện dày đặc hơn tạ môi trường công
sở. Các hành vi quấy rối hoặc gạ tình này khó có thể chứng minh được và cũng khó
xác định được hậu quả vì nó được thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau.Nhóm
chúng em đã lựa chọn đề tại “Quấy rối tình dục nơi công sở” để tìm hiểu rõ hơn về
cách hành vi này và đưa ra các lời giải thích và phương án tốt theo góc nhìn của
nhóm chúng em.

Mục tiêu của đề án: Nhóm chúng em có mong muốn qua đề tài này sẽ tích luỹ
được thêm kiến thức cho bản thân, có thể nhìn và nhận ra được các hành vi không
đúng và biết cách xử lí tôt nhất có thể. Ngoài ra, việc làm đề tài theo nhóm giúp
chúng em nâng cao tính tự giác, tự tìm tòi, chủ động trao đổi với nhau hơn.

iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................................................ii
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................................................iii
DẪN NHẬP......................................................................................................................................iv
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN...................................................................................................vi
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC..............................................................................................vii
1. TỔNG QUAN VỀ VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI THÔNG QUA THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.....................................................................................1
1.1 KHÁI NIỆM VỀ ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI................................................1
1.1.1 CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN............................................................................................................................1
1.1.2 ĐẶC ĐIỂM ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN............................................................................................................................................2
1.1.3 TÁC ĐỘNG HAI MẶT CỦA VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI-FPI...........2
1.2 VAI TRÒ CỦA FPI.............................................................................................................6
1.3 TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.......................................9
2. CÁC LOẠI HÌNH ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM.....................................................................................................................11
2.1. ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP QUA CỔ PHIẾU..........................................................................11
2.2. ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP QUA TRÁI PHIẾU......................................................................12
2.3. DÙNG HOẠT ĐỘNG QUỸ ĐẦU TƯ ĐỂ ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP.................................13
3. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM..........................14
3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN...........................................................14
3.2 LỢI ÍCH VÀ HẠN CHẾ CỦA DOANH NGHIỆP KHI LÊN SÀN CHỨNG KHOÁN
15
3.3 CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ CÔNG TY LÊN SÀN CHỨNG KHOÁN...................................16
4. DIỄN BIẾN CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN.........................................................18
5. VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN.............................................................20
6. LỢI THẾ VÀ BÂT LỢI CỦA VIỆT NAM ĐỂ THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ
NƯỚC NGOÀI QUA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN...........................................................21
KẾT LUẬN.....................................................................................................................................29
DANH MỤC THAM KHẢO.........................................................................................................30

v
vi
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
............................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC


STT HỌ VÀ TÊN MSSV CÔNG VIỆC

vii
1 Quảng Bảo Oanh 2190690 Tổng hợp word và chỉnh ISO bài báo cáo

Thực hiện nội dung các trường hợp bị quấy


2 Trần Tuấn Khang 2195556 rối tình dục và các hướng giải quyết
(Mục 2.1 và mục 4.1)
Thực hiện nội dung Nguyên nhân và
3 Phạm Phan Yến Nhi 22014523 Phương án đề xuất giải quyết và ngăn chặn
(Mục 5và mục 6)
Thực hiện nội dung các trường hợp bị quấy
4 Đỗ Xuân Quang 2175738 rối tình dục và các hướng giải quyết
(Mục 2.2 và mục 4.2)
Lên outline chủ đề. Thực hiện nội dung
5 Nguyễn Phan Anh Khoa 2173076 Khái niệm quấy rối tình dục nơi công sở
(Mục 1), trợ giúp tổng hợp báo cáo
Thực hiện nội dung Nguyên nhân xảy ra
quấy rối tình dục và Thống kê về hành vi
6 Võ Sĩ Hoàng 2196302
quấy rối tình dục nơi công sở
(Mục 3 và mục 4.3)

viii
1. TỔNG QUAN VỀ VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI
THÔNG QUA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

1.1 KHÁI NIỆM VỀ ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI


Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) là hình thức đầu tư gián tiếp xuyên biên giới.Nó bao gồm
các hoạt động mua tài sản tài chính nước ngoài để kiếm lời.Trong phạm vi thị trường chứng
khoán ở Việt Nam thì bao gồm các hoạt động: mua bán cổ phần, cổ phiêu, trái phiếu và các
giấy tờ có giá trị khác do doanh nghiệp phát hành trên thị trường chứng khoán hoặc các
định chế tài chính trung gian khác trên thị trường chứng khoán.

1.1.1 CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI


TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Góp vốn, mua, bán cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp nước sở tại chưa niêm yết,
chưa đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán và không trực tiếp tham gia quản lý,
điều hành doanh nghiệp;

Góp vốn, mua, bán cổ phần trong doanh nghiệp nước sở tại trên thị trường đăng ký giao
dịch) và thị trường chứng khoán niêm yết và không trực tiếp tham gia quản lý, điều hành
doanh nghiệp;

Mua, bán trái phiếu và các loại chứng khoán khác trên thị trường chứng khoán Việt Nam;

Mua, bán các giấy tờ có giá khác bằng đồng Việt Nam;

Ủy thác đầu tư bằng đồng Việt Nam thông qua tổ chức trung gian tài chính;

Góp vốn, chuyển nhượng vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (không trực tiếp tham gia
quản lý) trong các quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ theo quy định của pháp
luật về chứng khoán;

Các hình thức đầu tư gián tiếp khác theo quy định của pháp luật.

1
1.1.2 ĐẶC ĐIỂM ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
 Tính thanh khoản cao
 Tính bất ổn lớn
 Tính dễ đảo ngược
 Các đặc điểm khác: Hạn chế tỷ lệ sở hữu, tách bạch chi phối giữa quyền kiểm soát
và sở hữu

1.1.3 TÁC ĐỘNG HAI MẶT CỦA VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP
NƯỚC NGOÀI-FPI
A. TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC

Hiện nay xu hướng hội nhập hoá đang diễn ra trên toàn thế giới, trên mọi lĩnh vực, TTCK
cũng không ngoại lệ. Các nhà ĐTNN tham gia vào TTCK Việt Nam thông qua hình thức
đầu tư gián tiếp, đây được coi là hình thức đầu tư quốc tế quan trọng. Họ mang lại những
tác động tích cực đến sự phát triển đời sống kinh tế của nước ta ở các điểm:

Thứ nhất, góp phần làm tăng nguồn vốn trong thị trường nội địa và làm giảm chi phí vốn
thông qua đa dạng hoá rủi ro

Dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài khi đổ vào Việt Nam sẽ trực tiếp làm tăng lượng vốn
đầu tư gián tiếp trên thị trường vốn trong nước, tạo động lực mới hấp dẫn hơn cho các nhà
đầu tư khác mạnh dạn đầu tư bởi các nhà đầu tư trong nước sẽ “nhìn gương” các nhà đầu tư
gián tiếp nước ngoài để đầu tư, kết quả tổng đầu tư gián tiếp xã hội sẽ tăng lên, và sẽ kéo
theo sự gia tăng nguồn vốn nội địa
Thứ hai, với tiềm lực tài chính mạnh, các nhà ĐTNN góp phần tích cực vào phát triển tài
chính nội địa, hoàn thiện thị trường.
Việc gia tăng và phát triển bộ phận thị trường vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài sẽ làm cho
thị trường tài chính Việt Nam (đặc biệt là TTCK) trở nên đồng bộ, cân đối và sôi động hơn,
khắc phục được sự thiếu hụt, trống vắng và trầm lắng, thậm chí đơn điệu, kém hấp dẫn kéo
dài của thị trường này trong thời gian qua. Bởi nếu muốn gia tăng tính hấp dẫn cho các nhà

2
đầu tư nước ngoài thì nước sở tại phải tìm cách phát triển cơ sở hạ tầng và cấu trúc thượng
tầng nhờ phải xây dựng hành lang pháp lý thông thoáng, phải minh bạch hoá thông tin, phải
chống tham nhũng hiệu quả, phải xây dựng được chất lượng hàng hoá trên TTCK sao cho
phong phú và đa đạng,… Có như vậy, thì mới giữ chân và thu hút được các nhà đầu tư
nước ngoài sao cho họ cảm thấy khi đã đến thì không muốn đi và nếu chưa đến thì sẽ tìm
cách đến với TTCK Việt Nam. Như vậy, tất cả những điều này trực tiếp và gián tiếp góp
phần phát triển mạnh mẽ hơn các bộ phận và tổng thể thị trường tài chính nói riêng, các thể
chế và cơ chế thị trường nói chung trong nền kinh tế chuyển đổi Việt Nam.

Thứ ba, góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước theo các nguyên tắc và
yêu cầu kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế.

Sự gia tăng dòng vốn đầu tưgián tiếp nước ngoài yêu cầu chính phủ và các cơ quan Trung
Ương phải chủ động đổi mới và sử dụng hiệu quả các công cụ quản lý kinh tế của mình
theo nguyên tắc thị trường hơn, trong đó có việc sử dụng bảo lãnh nhà nước, quy định tỷ lệ
và sử dụng các công cụ dự phòng, dư nợ cũng như các công cụ khác của các định chế tài
chính – tiền tệ quốc gia và địa phương. Tất cả những điều này là cần thiết để đảm bảo sự
thu hút và khai thác có hiệu quả các tác động tích cực của dòng vốn đầu tư gián tiếp nước
ngoài. Hệ thống luật pháp, cũng như các cơ quan, bộ phận và cá nhân trong hệ thống quản
lý nhà nước liên quan đến thị trường tài chính, nhất là đến đầu tư gián tiếp nước ngoài sẽ
phải được hoàn thiện, kiện toàn và nâng cao năng lực hoạt động hơn theo yêu cầu, đặc điểm
của thị trường này, cũng như theo các cam kết hội nhập quốc tế. Đồng thời, thông qua tác
động vào thị trường tài chính, nhà nước sẽ đa dạng hoá các công cụ và thực hiện hiệu quả
việc quản lý của mình theo các mục tiêu lựa chọn thích hợp. Trên cơ sở đó, năng lực và
hiệu quả quản lý nhà nước đối với nền kinh tế nói chung, thị trường tài chính nói riêng sẽ
được cải thiện hơn.
B.MỘT SỐ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC
Thứ nhất, hệ thống tài chính trong nước dễ bị tổn thương và rơi vào khủng hoảng tài
chính một khi gặp phải các cú sốc từ bên trong cũng như bên ngoài nền kinh tế.

Khác với nguồn vốn FDI là nguồn vốn đầu tư có tính chất lâu dài chủ yếu dưới dạng vật
chất (xây dựng nhà máy, mua sắm thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu dùng cho sản xuất),

3
khó chuyển đổi hoặc thanh khoản, trong khi đó vốn đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài được thực
hiện dưới dạng đầu tư tài chính thuần tuý với các chứng khoán có thể chuyển đổi và mang
tính thanh khoản cao. Chính vì đặc trưng cơ bản này mà khi thị trường bắt đầu xuất hiện
những dấu hiệu bất ổn hoặc có những “cú sốc” từ thị trường thế giới sẽ làm các nhà đầu tư
dễ mất niềm tin và “rút vốn tháo chạy”, có nghĩa là họ bán tháo chứng khoán với giá sàn để
rút vốn ra khỏi thị trường càng sớm càng tốt. Điều này cộng với “tâm lý bầy đàn” vốn có
của thị trƣờng tài chính, nhà đầu tư này bán thì nhà đầu tƣ khác cũng bán theo do phản ứng
dây chuyền, làm sóng đô-mi-nô của các nhà đầu tƣ quốc tế như đã từng diễn ra trong cuộc
khủng hoảng tài chính – tiền tệ Châu Á năm 1997 là một ví dụ điển hình nhất. Trong tình
huống nhƣ vậy, một sự đổ vỡ, một cuộc khủng hoảng đầu tư – tài chính – tiền tệ, thậm chí
là khủng hoảng kinh tế hết sức tệ hại và bất khả kháng là hoàn toàn có thể xảy ra đối với
nƣớc tiếp nhận đầu tư, nếu không có và triển khai tốt các phương án phòng ngừa hiệu quả,
sẽ làm cho toàn bộ dòng vốn nước ngoài bị đảo ngược và hậu quả là thị trường sẽ sụp đổ.

Thứ hai, làm gia tăng nguy cơ bị mua lại, sáp nhập, khống chế và lũng đoạn tài chính đối
với các doanh nghiệp và tổ chức phát hành chứng khoán. Hơn nữa, sự lệ thuộc quá nhiều
vào luồng vốn quốc tế dẫn đến tình trạng lệ thuộc kinh tế, thậm chí là chính trị.
Nếu không có sự khống chế tỷ lệ nắm giữ chứng khoán là các cổ phiếu, cổ phần sáng lập,
đƣợc biểu quyết của các nhà đầu tư gián tiếp nƣớc ngoài thì khi tỷ lệ nắm giữ các chứng
khoán trên đạt đến một mức “vượt ngưỡng” nhất định nào đó sẽ cho phép các nhà ĐTNN
tham dự trực tiếp vào chi phối và quyết định các hoạt động sản xuất kinh doanh và các chủ
quyền khác của doanh nghiệp, tổ chức phát hành chứng khoán, thậm chí lũng đoạn doanh
nghiệp theo phương hướng, kế hoạch, mục tiêu riêng của mình, kể cả các hoạt động mua
lại, sáp nhập doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là, tính chất gián tiếp của vốn đầu tư nước
ngoài đã chuyển hoá thành tính trực tiếp. Nhà đầu tư gián tiếp sẽ chuyển hoá thành nhà đầu
tư trực tiếp. Thậm chí, về logic, quá trình “diễn biến hoà bình” này đạt tới quy mô và mức
độ nào đó còn có thể làm chuyển đổi về chất quyền sở hữu và tính chất kinh tế ban đầu của
doanh nghiệp và quốc gia.

Thứ ba, làm giảm tính độc lập của chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái.
Theo báo cáo của ngân hàng thế giới (IMF), dòng vốn FPI đang thách thức chính sách tiền
tệ và chế độ tỷ giá hối đoái. Dòng vốn đầu tư gián tiếp gia tăng khiến cho việc thực thi
4
chính sách tiền tệ trở nên phức tạp. Có những lúc Việt Nam phải đối mặt với tình trạng đôi
khi được gọi là “bộ ba bất khả thi” tức là cùng trong một lúc phải duy trì được tình trạng tỷ
giá hối đoái ổn định ( hoặc gần nhưcố định), chính sách tiền tệ độc lập và một tài khoản
vốn mở.
Thứ tư, làm tăng quy mô, tính chất và sự cấp thiết đấu tranh với tình trạng tội phạm kinh
tế quốc tế.
Đầu tư gián tiếp quốc tế không chỉ làm gia tăng các nguy cơ và tác hại của các hoạt động
đầu cơ, lũng đoạn kinh tế vi phạm các quy định pháp lý của nƣớc tiếp nhận đầu tư, mà còn
là mảnh đất màu mỡ sinh sôi và phát triển các loại tội phạm kinh tế có yếu tố nước ngoài,
thậm chí xuyên quốc gia, như hoạt động lừa đảo, hoạt động rửa tiền, hoạt động tiếp vốn cho
các kinh doanh phi pháp và hoạt động khủng bố, cùng các loại tội phạm và các đe dọa an
ninh phi truyền thống khác.

1.2 VAI TRÒ CỦA FPI


Thông thường, FPI là hình thức đầu tư quốc tế mà nhà đầu tư nước ngoài góp một số vốn
tối đa nào đó dưới hình thức mua chứng khoán để thu lợi nhuận nhung không tham gia điều
hành trực tiếp đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư. FPI là hoạt động đầu tư chủ yếu thông qua
thị trường tài chính. Mặc dù vậy, ranh giới hiện nay của vốn FPI cũng đã có nhiều thay đổi
do quá trình toàn cầu hóa và hội nhập, các nhà đầu tư vốn gián tiếp nước ngoài có thể tham
gia vào quản trị, điều hành công ti, hỗ trợ tiếp cận công nghệ, tiếp cận thị trường... trong
hoạt động của các công ti, qua đó đã góp phần mang lại các giá trị gia tăng cho doanh
nghiệp.
Trong thời gian qua, FPI được đánh giá là một nguồn lực quan trọng đối với sự phát triển
của nền kinh tế, đóng vai trò quan trọng đối với việc huy động vốn đầu tư nước ngoài vào
Việt Nam. Vai trò đó được thể hiện qua nhiều góc độ:
 Với doanh nghiệp nhận đầu tư:
Chủ doanh nghiệp sẽ coi đây là một nguồn lực tài chính hữu ích, chi phí huy động cạnh
tranh nhưng vẫn giữ được quyền điều hành trong sản xuất kinh doanh. Tuy không có sự
chuyển giao về công nghệ, kĩ năng quản trị, các doanh nghiệp vẫn có được cơ hội tiếp cận
với các chuẩn mực về quản trị công ti, tăng cường công khai minh bạch, nâng cao hiệu quả
kinh doanh và cạnh tranh... để tiếp tục thu hút nguồn vốn này.
5
 Với quốc gia nhận đầu tư:
Cùng với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, FPI là nguồn vốn góp phần quan trọng tác động
đến sự phát triển kinh tế. Đây là nguồn tài chính cho các nền kinh tế đang thiếu vốn, bù đắp
khoản thiếu hụt giữa nhu cầu đầu tư và tiết kiệm; góp phần cải thiện cán cân thanh toán
quốc tế. Ngoài ra, nguồn vốn này còn kích thích tiêu dùng, tăng thu nhập, qua đó nâng cao
mức sống của xã hội thông qua các hoạt động đầu tư theo mức giá và lãi suất thị trường
quốc tế.
Thị trường tài chính của quốc gia nhận đầu tư FPI sẽ nhận được lợi ích từ việc các thành
phần tham gia nền kinh tế chuyển biến tích cực nhằm đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư nước
ngoài. Các chuẩn mực quốc tế được áp dụng rộng rãi với các dịch vụ như dịch vụ tư vấn,
bổ trợ tư pháp và hỗ trợ kinh doanh, xác định hệ số tín nhiệm, bảo hiểm, kế toán, kiểm toán
và thông tin thị trường, từ đó dần hình thành nền văn hóa đầu tư hiện đại và hấp dẫn nguồn
vốn nước ngoài. Năng lực quản lý nhà nước cũng được nâng cao do nhu cầu bắt kịp với xu
thế hội nhập quốc tế, đòi hỏi cơ quan quản lý nhà nước phải có các công cụ giám sát thị
trường theo hướng công khai, minh bạch, cũng như đặt ra yêu cầu về báo cáo tài chính đáp
ứng các tiêu chuẩn quốc tế nhằm thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Doanh nghiệp nhà nước nhờ có động lực từ dòng vốn FPI sẽ là một phần thúc đẩy chương
trình cổ phần hóa doanh nghiệp, đẩy mạnh hoạt động phát hành trái phiếu chính phủ, trái
phiếu doanh nghiệp.
Đặc tính lưu chuyển nhanh của vốn FPI tạo ra cơ hội gia tăng dòng vốn một cách nhanh
chóng, tạo thành nguồn vốn quan trọng cho sự phát triển của tư nhân, bù đắp cho sự thiếu
hụt vốn dài hạn mà hệ thống ngân hàng chưa thể đáp ứng.
Tại Việt Nam, cùng với dòng chảy thành công về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài,
trong khoảng 5 năm trở lại đây đã tiếp tục trở thành điểm đến hấp dẫn của dòng vốn đầu tư
gián tiếp nước ngoài, từ đó góp sức chung với nguồn lực nội tại, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát
triển của nền kinh tế đất nước... Thống kê của ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho thấy,
trong giai đoạn từ năm 2015 đến tháng 7/2018, tổng vốn gián tiếp vào ròng đạt 6 tỉ USD,
cao gấp 4 lần tổng vốn gián tiếp vào ròng giai đoạn 2010 - 2014 (đạt 1,6 tỉ USD). Cũng tính
đến tháng 7/2018, giá trị danh mục đầu tư của nhà đầu tư từ Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc nằm
trong top 10 quốc gia có giá trị danh mục đầu tư lớn nhất trên thị trường chứng khoán

6
(TTCK) Việt Nam. Số lượng nhà đầu tư đến từ các nước Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc tăng
mạnh với mức khoảng 22% so với trước thời điểm xúc tiến đầu tư. Giá trị danh mục của
nhà đầu tư Nhật Bản và Hàn Quốc tăng gần gấp 2 lần và giá trị danh mục của nhà đầu tư
Mỹ tăng khoảng 3 lần so với trước khi xúc tiến đầu tư. Tổng số quỹ đầu tư nước ngoài đã
được Trung tâm Lưu kí Chứng khoán cấp mã số giao dịch chứng khoán cũng có sự tăng
trưởng đột phá. Tính đến tháng 6/2018 đã có 1.829 quỹ đầu tư, với tổng giá trị danh mục
đạt hơn 11 tỉ USD (chiếm hơn 30% tổng giá trị danh mục của nhà đầu tư nước ngoài). Sự
hiện diện của các quỹ đầu tư nước ngoài góp phần đa dạng hóa cơ cấu nhà đầu tư trên
TTCK, theo hướng phát triển hệ thống nhà đầu tư tổ chức, từ đó giảm thiểu những bất ổn
của thị trường do ảnh hưởng tâm lý đầu tư của nhà đầu tư cá nhân. Chỉ tính riêng năm 2017
đã cho thấy, Việt>Nam ghi nhận lượng vốn đầu tư nước ngoài vào ròng ở mức lớn chưa
từng thấy trong lịch sử TTCK Việt Nam với mức mua ròng 47.864 tỉ đồng (gấp 8 lần so với
giá trị mua ròng trong năm 2016). Giá trị vốn đàu tư gián tiếp vào ròng năm 2017 đạt hơn
2,9 tỉ USD, tăng hơn gấp đôi so với năm 2016 và mặc dù có nhiều biến động nhưng kết
thúc năm 2018, nguồn vốn này vẫn thặng dư ở con số khoảng 2,8 tỉ USD.
Tính đến hết tháng 10/2019, có 7.509 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài
với tổng giá trị góp vốn là 10,8 tỉ USD, tăng 70,5% so với cùng kì năm 2018 và vượt giá trị
của cả năm 2018.

1.3 TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM


Sau 7 năm thành lập, hiện nay TTCK Việt Nam đã trở thành một thực thể thị
trƣờng quan trọng không thể thiếu đối với nền kinh tế; bƣớc đầu mở ra một
kênh huy động vốn mới và hiệu quả; thúc đẩy quá trình cổ phần hoá (CPH)
DNNN và phát hành chào bán ra công chúng; đánh dấu một bước tiến quan
trọng trong quá trình xây dựng và phát triển TTCK theo xu hƣớng hội nhập
đƣợc thể hiện qua cấu trúc thị trường đang đƣợc điều chỉnh theo thông lệ
quốc tế, Trung tâm Lưu ký chứng khoán được thành lập và hoạt động độc lập,
Trung tâm Giao dịch chứng khoán (TTGDCK) TP HCM chuyển đổi thành Sở
Giao dịch chứng khoán (11/5/2007), từng bƣớc tiến tới CPH (cổ phần hóa).

7
2. CÁC LOẠI HÌNH ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

2.1. ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP QUA CỔ PHIẾU


Với hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài này, nhà đầu tư sẽ mua cổ phiếu của những
doanh nghiệp nước ngoài phát hành với số lượng nhất định. Họ sẽ không được can thiệp
vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phát hành cổ phiếu, nhưng vẫn có được lợi
nhuận từ phần vốn đầu tư.

Hình thức đầu tư gián tiếp bằng cách mua cổ phiếu có những đặc điểm như sau:

▪️Phía doanh nghiệp nhận được đầu tư có toàn quyền quyết định về hoạt động kinh doanh.

▪️Tuỳ theo quy định của từng quốc gia khác nhau mà lượng cổ phiếu tối đa nhà đầu tư được
mua vào cũng khác nhau.

▪️Phạm vi doanh nghiệp hạn chế bởi nhà đầu tư thường sẽ lựa chọn những doanh nghiệp có
tiềm năng để hạn chế tối đa rủi ro.

▪️ Lợi nhuận mà nhà đầu tư nhận được phụ thuộc vào số tiền mà doanh nghiệp nhận đầu tư
kiếm ra được. Theo đó, lợi nhuận thu được sẽ được chia theo hình thức cổ tức. Có nghĩa là
nhà đầu tư mua bao nhiêu cổ phiếu, họ sẽ nhận được lợi nhuận tương ứng.

Như vậy, ưu điểm của hình thức đầu tư này là khi doanh nghiệp gặp rủi ro trong tài chính,
thì các nhà đầu tư nước ngoài ít chịu những thiệt hại vì vốn đầu tư được phân chia ra cho
những cổ đông khác mua cổ phiếu. Tuy nhiên mặt hạn chế dễ nhận thấy nhất ở hình thức
này chính là bị thu hút vốn và những gì tinh túy nhất của chủ đầu tư nước ngoài bao gồm kĩ
thuật, công nghệ của chủ đầu tư nước ngoài do bị khống chế mức độ vốn góp.

2.2. ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP QUA TRÁI PHIẾU


Các nhà đầu tư thông qua hình thức trái phiếu, được hiểu là họ sẽ bỏ vốn tiền tệ ra mua trái
phiếu kiếm lời. Hình thức này khác với đầu tư cổ phiếu là trái phiếu đơn giản là một chứng

8
chỉ vay nợ mà người vay đồng ý trả cho người giữ trái phiếu một khoản tiền nhất định tại
một thời điểm nhất định trong tương lai đã được hai bên cùng thỏa thuận. Hình thức này
khác biệt hoàn toàn với cổ phiếu khi không chứa rủi ro hay may mắn, khác với hình thức
trên, trái phiếu chỉ đơn thuần là một giấy ghi nợ.Trong hình thức trái phiếu này chủ yếu là
những chủ thể lớn, ảnh hưởng đáng kể tới nền kinh tế như Chính phủ hay tập đoàn. Thay
vào việc vay tiền của ngân hàng, chủ thể sẽ phát hành trái phiếu bán lại cho ngân hàng và
nhà đầu tư để huy động đủ vốn cho hoạt động kinh doanh.

Đối với nhà đầu tư, hình thức trái phiếu này an toàn hơn so với đầu tư gián tiếp nước ngoài
bằng cổ phiếu bởi:

▪️ Nếu chủ thể phát hành trái phiếu có gặp vấn đề thua lỗ thì nhà đầu tư vẫn được đảm bảo
trả đủ và đúng hạn trái phiếu, còn với cổ phiếu thì không.

▪️ Với trường hợp chủ thể đã giải thể, phá sản thì chủ thể phát hành trái phiếu bắt buộc vẫn
phải ưu tiên hoàn lại đầy đủ cho nhà đầu tư trái phiếu trước.

▪️Có một vài loại trái phiếu được phát hành không bị tính thuế thu nhập. Với loại trái phiếu
này thì nhà đầu tư càng nhiều vốn thì càng thu được nhiều lợi nhuận.

Mặc dù vậy, trái phiếu vẫn có bất lợi nhất định. Bởi rất ít chủ thể phát hành trái phiếu cho
hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài, còn cổ phiếu thì nhiều hơn.

Ưu điểm của hình thức này là độ an toàn cao hơn đầu tư cổ phiếu vì cho dù làm ăn thua lỗ
công ty vẫn phải trả đủ tiền lãi, không cắt giảm như cổ phiếu. Nhưng điểm bất lợi ở đây là
rất ít công ty có chương trình tái đầu tư tiền lãi trái phiếu mà chủ yếu phổ biến chương trình

tái đầu tư cổ tức nhiều hơn.

2.3. DÙNG HOẠT ĐỘNG QUỸ ĐẦU TƯ ĐỂ ĐẦU TƯ GIÁN


TIẾP
Đầu tư qua hoạt động của các quỹ đầu tư cũng là một hình thức gián tiếp mà nhiều FDI
quốc tế lựa chọn ngoài cổ phiếu và trái phiếu. Tuy nhiên khi dùng quỹ đầu tư thì đơn vị chủ
quản bị phụ thuộc vào dòng vốn.

9
Hình 1: Mô hình hoạt động của Quỹ đầu tư

(nguồn: https://hopphaphoa.vn/dau-tu-gian-tiep-nuoc-ngoai-vao-viet-nam)

3. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TTCK VIỆT NAM

3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN


Nhằm tạo kênh huy động vốn phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước đã được Đảng và Nhà nước đặt ra và xác định cụ thể
từ đầu những năm 1990. Trong thời kỳ này, vấn đề vốn cho phát triển kinh tế đất nước ngày
càng trở nên cấp thiết, trong khi hệ thống các ngân hàng thương mại với tư cách là nguồn
vốn ngắn hạn không thể đáp ứng được. Thực tiễn này đòi hỏi phải sớm xây dựng thị trường
vốn nhằm thu hút các nguồn vốn trung và dài hạn, trong và ngoài nước.

Tháng 7/2000, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh đã được khai trương,
trở thành đơn vị tổ chức giao dịch chứng khoán tập trung đầu tiên của Việt Nam và tổ chức

10
phiên giao dịch lần thứ nhất vào ngày 28/7/2000, đánh dấu sự ra đời chính thức của thị
trường chứng khoán.

Năm 2003, Công ty quản lý quỹ tại Việt Nam VFM ra đời, đánh dấu sự tham gia của nhà
đầu tư tổ chức chuyên nghiệp trong nước đầu tiên, đồng thời mở đầu cho một dạng đầu tư
tập thể mới trên thị trường.

Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục có thêm bước tiến mới với sự ra mắt của Trung
tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vào năm 2005, hoạt động theo mô hình thị trường phi
tập trung (OTC), tổ chức thị trường thứ cấp cho các chứng khoán chưa niêm yết theo cơ
chế thỏa thuận và Trung tâm lưu ký chứng khoán vào năm 2006.

Thị trường chứng khoán còn ghi nhận một sự kiện mới vào năm 2009, đó là việc tổ chức thị
trường trái phiếu Chính phủ chuyên biệt. Đây là thị trường đóng vai trò then chốt trên thị
trường trái phiếu, nhằm đáp ứng hai mục tiêu là kênh huy động vốn hiệu quả cho ngân sách
nhà nước, hỗ trợ công tác phối hợp điều hành chính sách tài chính - tiền tệ của Chính phủ.

Năm 2017, thị trường chứng khoán phái sinh được đưa vào vận hành giúp đa dạng hóa
danh mục đầu tư, cung cấp công cụ phòng ngừa rủi ro, cải thiện cơ sở nhà đầu tư, đặc biệt
là các nhà đầu tư có tổ chức.

Sự ra đời của Luật Chứng khoán đầu tiên vào năm 2006, có hiệu lực từ 01/7/2007 trong bối
cảnh hội nhập quốc tế diễn ra, đồng thời để tạo cơ sở cho thị trường chứng khoán phát triển
nhanh, ổn định và đảm bảo lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; tạo điều kiện cho thị trường
chứng khoán hội nhập sâu rộng với các thị trường vốn quốc tế và khu vực, cũng như thực
hiện các cam kết của Việt Nam trong lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế,…

3.2 LỢI ÍCH VÀ HẠN CHẾ CỦA DOANH NGHIỆP KHI


LÊN SÀN CHỨNG KHOÁN
Dưới đây là những lợi ích hấp dẫn mà các công ty, doanh nghiệp sẽ đạt được sau khi chứng
khoán được niêm yết trên sàn chứng khoán. Cụ thể như sau:

11
Tạo cơ hội huy động vốn nhanh và dài hạn cho các công ty: Khi công ty niêm yết cổ phiếu
trên thị trường chứng khoán sẽ giúp gia tăng lượng tiền mặt, tiền vốn dựa trên cơ sở tính
thanh khoản cao của doanh nghiệp đã xác thực trên thị trường.

Giúp doanh nghiệp quảng bá sự uy tín: Để được lên sàn chứng khoán các công ty đều phải
đáp ứng được các yêu cầu khắt khe do sở giao dịch chứng khoán quy định. Do đó những
công ty được lên sàn chứng khoán là những công ty có độ uy tín. Lên sàn chứng khoán là
một cách thức quảng bá sự uy tín, chất lượng của doanh nghiệp trên thị trường. Qua đó tạo
cơ hội hợp tác và phát triển sản xuất - kinh doanh.

Tạo tính thanh khoản cho cổ phiếu: Khi doanh nghiệp được chính thức lên sàn chứng
khoán, các cổ đông sẽ thuận tiện trong việc chuyển nhượng, mua bán cổ phiếu mà họ đang
nắm giữ nhờ vào tính thanh khoản có được từ việc giao dịch cổ phiếu qua sàn giao dịch. Từ
đó sức hút cổ phiếu của các doanh nghiệp cũng gia tăng hơn.

Công ty sẽ hoạt động minh bạch, hiệu quả hơn dưới sự giám sát của công chúng đầu tư.

Hạn chế

Tuy nhiên việc lên sàn chứng khoán của các công ty cũng có những hạn chế nhất định như
sau:

Phát sinh thêm các chi phí: Khi công ty cổ phần đã là công ty đại chúng sẽ phát sinh thêm
một số chi phí về tuân thủ các nghĩa vụ pháp lý đặc thù như nghĩa vụ đăng ký, lưu ký cổ
phiếu; nghĩa vụ quản trị công ty với khuôn khổ riêng và chặt chẽ hơn; nghĩa vụ công bố
thông tin…

Việc giao dịch cổ phiếu dễ dàng trên các sàn cũng phát sinh nguy cơ công ty bị thâu tóm,
cơ cấu cổ đông không ổn định.

3.3 CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ CÔNG TY LÊN SÀN CHỨNG


KHOÁN
Để được lên sàn chứng khoán, các công ty phải đáp ứng các điều kiện do mỗi sàn chứng
khoán đưa ra. Căn cứ theo quy định của pháp luật (cụ thể là Điều 109, Nghị định Số
155/2020/NĐ-CP quy định về một số điều của Luật chứng khoán) và quy chế niêm yết do
12
Sở giao dịch ban hành, công ty để được lên sàn chứng khoán cần đáp ứng các điều kiện do
mỗi sàn giao dịch đưa ra như sau:

Các sàn chứng khoán


Điều kiện
Sàn HOSE Sàn HNX

Từ 120 tỷ đồng trở lên


Từ 30 tỷ đồng trở lên tính theo giá
Về vốn điều lệ tính theo giá trị ghi trên
trị ghi trên sổ kế toán.
sổ kế toán

Có ít nhất 2 năm hoạt


động dưới hình thức công Có ít nhất 1 năm hoạt động dưới
Thời gian hoạt động
ty cổ phần tính đến thời hình thức công ty cổ phần
điểm đăng ký niêm yết.

Tối thiểu 20% cổ phiếu


Tối thiểu 15% số cổ phiếu có
có quyền biểu quyết của
quyền biểu quyết của công ty do ít
Cơ cấu cổ đông công ty do ít nhất 300 cổ
nhất 100 cổ đông không phải cổ
đông không phải cổ đông
đông lớn nắm giữ.
lớn nắm giữ.

- Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm gần
nhất tối thiểu là 5%; 

- Không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một năm; 
Hiệu quả kinh doanh
- Không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký niêm yết;

Tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán báo cáo tài
chính.

Về cam kết nắm giữ cổ Cổ đông là cá nhân, tổ chức có đại diện sở hữu là thành viên
phần HĐQT, Ban kiểm soát, giám đốc (tổng giám đốc), phó giám

13
đốc (phó tổng giám đốc) và kế toán trưởng của công ty; cổ
đông lớn là người có liên quan với thành viên HĐQT, Ban
kiểm soát, giám đốc (tổng giám đốc), phó giám đốc (phó tổng
giám đốc) và kế toán trưởng của công ty phải cam kết nắm giữ
100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian sáu tháng kể
từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian sáu
tháng tiếp theo, không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu Nhà nước
do các cá nhân trên đại diện nắm giữ.

Về thủ tục niêm yết Có hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu hợp lệ theo quy định.

4. DIỄN BIẾN CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN


I. ĐIỂM CHỨNG KHOÁN
Điểm chứng khoán là chỉ số thể hiện sự tăng giảm của giá trị các cổ phiếu đang có trên thị
trường. Con số này có khả năng thể hiện toàn thị trường hoặc đối với từng chỉ số riêng biệt.
II. DIỄN BIẾN
Thị trường chứng khoán được cơ cấu dựa trên 3 hình thức là phương thức giao dịch, tính
chất chứng khoán giao dịch và tính lưu chuyển vốn

 Diễn biến dựa trên phương thức giao dịch bao gồm 2 dạng thị trường là :

Thị trường giao dịch ngay : mua bán với giá theo từng thời điểm trong ngày giao dịch. Tuy
nhiên người mua sẽ thanh toán và nhận cổ phiếu sau vài ngày (tùy theo quy định số ngày
của TTCK cụ thể). Thị trường này còn được gọi là thị trường thời điểm.

Thị trường tương lai : Mua bán cổ phiếu theo hợp đồng đã ký trước, trong đó giá cả được
thỏa thận ngay trong ngày giao dịch, người mua sẽ thanh toán và nhận cổ phiếu theo một kỳ
hạn trong tương lai

 Diễn biến dựa trên tính chất chứng khoán giao dịch sẽ bao gồm 3 dạng thị
trường là :

14
+ Thị trường cổ phiếu

+ Thị trường trái phiếu

+ Thị trường chứng khoán phái sinh

 Diễn biến dựa trên tính lưu chuyển vốn

Cơ cấu này bao gồm 2 dạng thị trường là thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Trong đó
thị trường sơ cấp là tiền đề giúp tạo nguồn chứng khoán để lưu thông, thị trường thứ cấp là
động lực giúp cho lưu thông chứng khoán thuận lợi.

Tuy nhiên, việc phân biệt 2 dạng thị trường này chỉ mang tính chất tương đối. Ta có thể
hiểu chức năng của 2 dạng thị trường này như sau :

+ Thị trường sơ cấp : giúp thu hút nguồn tiền nhàn rỗi để đầu tư thông qua hành động mua
chứng khoán.

+ Thị trường thứ cấp : Tiền thu được hoàn toàn thuộc về nhà đầu tư đã bán hoặc chuyển
nhượng chứng khoán cho các nhà đầu tư khác.

5. VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN


Một chiến lược dài hạn và kế hoạch tổng thể về xúc tiến đầu tư đã được xây dựng, với từng
chủ đề phù hợp với từng giai đoạn và nhu cầu của thị trường, đồng thời chuyển từ hình thức
đối thoại trong nước sang đối thoại kết hợp gặp gỡ trực tiếp với nhà đầu tư nước ngoài tại
các thị trường trọng điểm được lựa chọn, qua đó, tạo sự liên kết giữa chính sách và thực
tiễn thông qua sự tương tác và trao đổi trực tiếp giữa cơ quan quản lý, doanh nghiệp Việt
Nam và cộng đồng đầu tư nước ngoài.

Những thay đổi này đã nhận được sự phản hồi tích cực từ các nhà đầu tư nước ngoài đối
với nỗ lực tiếp cận và thu hút luồng vốn ngoại của Chính phủ Việt Nam.

Mặt khác, để thu hút nguồn vốn ngoại tốt hơn, cơ quan quản lý sẽ tiếp tục đa dạng hóa các
sản phẩm trên thị trường, đảm bảo NĐT trong và ngoài nước có nhiều cơ hội đầu tư, nhiều
sản phẩm đầu tư phù hợp với nhu cầu đầu tư trên thị trường. Song song với đó, tiếp tục thúc

15
đẩy phát triển các sản phẩm quỹ đầu tư có chất lượng theo thông lệ để nhằm thu hút
NĐT nước ngoài đầu tư dài hạn tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, phát triển các NĐT chuyên nghiệp trong nước nhằm thu hút dòng vốn dài hạn
chảy vào thị trường, tránh những biến động trên thị trường do tâm lý NĐT hoặc những biến
động của dòng vốn ngoại.

Ngoài ra, trong thời gian tới, cơ quan quản lý sẽ đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra,
giám sát hoạt động thị trường, tăng cường công tác giám sát, rà soát, nhận diện các mã cổ
phiếu có giao dịch bất thường; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, các hành vi vi
phạm nghĩa vụ báo cáo, công bố thông tin đảm bảo TTCK phát triển theo hướng minh bạch
và bền vững.

Cụ thể, theo thống kê của Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HoSE), từ đầu năm
đến giữa tháng 12/2020, các quỹ ETF niêm yết ở sàn này đã được nhà đầu tư nước ngoài
mua ròng xấp xỉ 4.000 tỷ đồng.

Từ đầu tháng 12/2020, thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức trở thành thị trường có
tỷ trọng lớn nhất trong rổ các thị trường cận biên theo hệ thống phân loại của MSCI. Việc
thị trường chứng khoán Việt Nam chiếm tỷ trọng cao trong nhóm thị trường cận biên của
MSCI sẽ thu hút một lượng vốn lớn từ các quỹ đầu tư bám theo chỉ số MSCI Frontier
Markets 100 Index.

6. LỢI THẾ VÀ BÂT LỢI CỦA VIỆT NAM ĐỂ THU HÚT


NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI QUA THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
a) Lợi thế của Việt Nam trong việc thu hút vốn đầu tư qua thị trường chứng khoán.

Một là, Việt Nam có nguồn lao động trẻ và tiềm năng, đang phát triển, đồng nội tệ ổn định
so với USD, GDP tăng trưởng nhanh.

16
Hai là,tình hình chính trị ổn định, TTCK có sự gia tăng về quy mô, thanh khoản tốt hơn
trước đây. Đồng thời về bộ máy, cấu trúc được cải thiện rõ rệt so với những năm trước tạo
mức độ uy tín hơn cho nhà đầu tư.

Ba là, các dòng cổ phiếu trụ cột của TTCK như NHTM, các doanh nghiệp xây dựng, doanh
nghiệp nông lâm hải sản... đều đang tìm lại được tốc độ phát triển của thời kỳ trước
COVID.

Bốn là, thị trường khu vực và thế giới đang rất khát nhiều nhóm hàng đặc chủng của Việt
Nam, đặc biệt là các nhóm hàng về lương thực, thực phẩm, may mặc, giầy dép và điện tử...
Do đó, Việt Nam có điều kiện để chủ động chọn hàng, chọn thị trường và cơ chế xuất hàng
thích ứng với năng lực sản xuất và phòng ngừa COVID trong điều kiện mới.

Các tia sáng nói trên cùng với các cơ chế chính sách và khát vọng phát triển được cổ súy
mạnh mẽ từ mọi cấp, mọi ngành đã và đang thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh vượt
qua sức ỳ do đại dịch COVID tác động.

Trong bối cảnh hiện nay, nếu các nhà đầu tư chuyên nghiệp có bản lĩnh đủ bình tĩnh để
nhìn thị trường bằng cái nhìn dài hạn hơn, tin tưởng hơn kèm theo việc phân tích tìm kiếm
những doanh nghiệp có xu hướng phát triển tốt, có cơ sở làm ăn nghiêm túc để đầu tư kích
hoạt ... thì giá cổ phiếu sẽ kéo nhau tăng lên trong tương lai không xa, sẽ giúp nhà đầu tư có
lợi nhuận đích thực thay vì ngồi chờ thời cơ. Giá của vốn luôn luôn phụ thuộc vào năng lực
cầu của thị trường, trong đó năng lực cầu của thị trường vốn lại phụ thuộc vào năng lực hấp
thụ vốn của nền kinh tế do con người tạo ra qua từng thời kỳ. Thị trường không dành cho
những nhà đầu tư yếu bóng vía, hay những nhà đầu tư chỉ nặng về tưởng tượng hô hào và
càng không thuộc về các hành vi chụp giật, lừa đảo trong việc thả mồi, phóng đại mức lãi
gấp đôi, gấp ba chỉ trong thời gian ngắn

b) Bất lợi của Việt Nam trong việc thu hút vốn đầu tư qua thị trường chứng khoán.

Thứ nhất, thông tin thị trường còn thiếu tính công khai, minh bạch, không được tổ chức
quản lý và giám sát kịp thời nên khả năng xảy ra rủi ro rất lớn như mất khả năng thanh
toán, lừa đảo, thao túng chứng khoán. Hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra còn gặp
17
nhiều khó khăn, do các hành vi vi phạm pháp luật trên thị trường ngày càng tinh vi, phức
tạp.

Ví dụ như một yếu tố tác động xấu tới thị trường thời gian qua phải kể đến yếu tố đầu cơ
lớn dẫn những sai phạm trên thị trường, ví dụ như vụ Trịnh Văn Quyết bán chui 74,8 triệu
cổ phiếu làm chao đảo thị trường chứng khoán bị cơ quan chức năng phát hiện thì chủ tịch
FLC Trịnh Văn Quyết vẫn tiếp tục thực hiện các hành vi sai phạm, tạo thanh khoản giả, “thổi
giá” cổ phiếu FLC , thao túng thị trường chứng khoán.

Thứ hai, về quy mô thị trường. Quy mô của TTCK Việt Nam so với các nước trong khu
vực vẫn còn nhỏ. Số lượng các doanh nghiệp niêm yết và đăng ký giao dịch lớn nhưng quy
mô nhỏ và không đồng đều. Trên thị trường chứng khoán chỉ có  một số công ty lớn ở lĩnh
vực kinh doanh tương đối ổn định, có mức tăng trưởng đều qua các năm, còn lại phần lớn
các công ty niêm yết vẫn chưa phải là công ty lớn nhất trong nền kinh tế và chưa đại diện
tiêu biểu cho sự đóng góp tỷ trọng lớn vào GDP của Việt Nam. Giá trị giao dịch chưa
tương xứng với giá trị vốn hóa của thị trường. Theo thống kê, tỷ suất quay vòng chứng
khoán hàng năm (GTGD/VHTT) toàn thị trường còn thấp (tỷ suất trung bình toàn thị
trường cổ phiếu là 41,6%, trong đó tỷ suất trung bình trên thị trường UPCoM rất thấp, chỉ
dạt 11,5%). TTCK Việt Nam cho đến nay vẫn chưa được coi là kênh huy động vốn hữu
hiệu của doanh nghiệp. Chức năng cung ứng vốn dài hạn cho nền kinh tế của TTCK Việt
Nam vẫn chưa thể hiện rõ.

Ba là, giá chứng khoán (chỉ số giá cổ phiếu VN - index ) tăng giảm thất thường, TTCK
trong thời gian qua vẫn chưa đảm bảo sự phát triển bền vững. Đặc biệt hiện nay, tâm lý của
các nhà đầu tư còn có sự bất ổn, điều này thể hiện rất rõ sự biến động của chỉ số giá cổ
phiếu VN - Index thời gian qua. Ví dụ : trong đại dịch covid 19 thì thị trường chứng khoán
Việt Nam tuy không giảm nhưng mức tăng trưởng rất thấp.

Bốn là, cấu trúc của TTCK còn chưa thực sự cân đối giữa các cấu phần và trong từng cấu
phần với nhau. Quy mô thị trường trái phiếu niêm yết chỉ tương đương khoảng 30% quy
mô của thị trường cổ phiếu niêm yết (tỷ lệ này tại các nước trong khu vực ASEAN bình
quân là 47,9%) [3]. Quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát hành ra công chúng

18
nhỏ hơn nhiều so với quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ. Hoạt
động huy động vốn đang tập trung ở nhóm các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ngân hàng, bất
động sản và chứng khoán trong khi các ngành nghề kinh doanh khác còn chiếm tỷ trọng
chưa cao.

Năm là, hoạt động của các tổ chức trung gian và hỗ trợ thị trường còn nhiều bất cập về tài
chính. Mặc dù các công ty chứng khoán đã phát hành thêm cổ phiếu, trái phiếu để tăng quy
mô vốn hoạt động hoặc vốn điều lệ từ các chủ sở hữu vốn, nhưng nhìn chung vốn điều lệ
vẫn còn thấp. Năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh của hệ thống các công ty chứng
khoán còn ở mức thấp, chất lượng hoạt động của các công ty chứng khoán chưa đồng đều,
khả năng thu hút vốn hạn chế cũng là khó khăn để tăng cường năng lực tài chính của công
ty chứng khoán,… 

Sáu là, các sản phẩm trên TTCK chưa thực sự đa dạng và chất lượng hàng hóa cần tiếp tục
được cải thiện. TTCK cơ sở vẫn tập trung chủ yếu vào các sản phẩm truyền thống như cổ
phiếu, trái phiếu Chính phủ (TPCP).

Bảy là, cơ sở vật chất, kỹ thuật và hạ tầng công nghệ thông tin còn hạn chế. Đội ngũ nhân
sự hành nghề có chuyên môn có giấy phép hành nghề, đặc biệt về chất lượng về nhân sự
lãnh đạo công ty còn thiếu và yếu về nghiệp vụ chuyên môn kinh doanh chứng khoán cũng
như tư vấn pháp luật về chuyển đổi doanh nghiệp. Đội ngũ nhân sự có trình độ nghiệp vụ
chuyên môn cao về quản lý tài sản chưa nhiều, chỉ tập trung chủ yếu vào một số công ty
lớn.

Tám là, số lượng nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam vẫn còn thấp so với nhiều nước trong
khu vực và trên thế giới. Nhà đầu tư cá nhân vẫn là đối tượng chiếm đa số trên thị trường
cổ phiếu (trên 99%), các nhà đầu tư có tổ chức chiếm tỷ lệ nhỏ nên đã ảnh hưởng đến hiệu
quả hoạt động của TTCK. Cơ sở nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu cũng chưa đa dạng,
thiếu vắng nhà đầu tư dài hạn có tiềm lực tài chính mạnh. Những nhà đầu tư chuyên nghiệp
chiếm tỷ trọng còn khiêm tốn, một số nhà đầu tư lớn nước ngoài mở tài khoản nhưng chưa
tham gia vào đầu tư. Các quỹ đầu tư nước ngoài tham gia thị trường trong nước thông qua

19
các tài khoản ủy thác cá nhân và đầu tư tập trung vào cổ phiếu các doanh nghịệp cổ phần
hóa.

Chín là, cơ quan quản lý nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán (SGDCK) và Trung tâm
giao dịch chứng khoán (TTGDCK), các công ty chứng khoán, công ty niêm yết trong công
tác quản lý, điều hành  hoạt động của TTCK còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn và còn những
hạn chế, yếu kém.

c) Một số giải pháp việc thu hút vốn đầu tư qua thị trường chứng

Một là, hoàn thiện khung pháp lý cho TTGDCK, các công ty chứng khoán. Hiện nay,
khung pháp lý cho TTCK vẫn chưa bao quát mọi hoạt động của thị trường, một số cơ chế
chính sách chưa theo kịp diễn biến của các giao dịch, cung - cầu về hàng hóa luôn mất cân
đối, ảnh hưởng đến tính thanh khoản của chứng khoán. Mặt khác, TTCK là thị trường bậc
cao, hoạt động theo nguyên tắc thị trường, nhưng không ít các hoạt động có liên quan đến
giao dịch, phát hành chứng khoán, lãi suất, cơ chế xác định giá, cơ chế đấu thầu,... lại chưa
tuân theo nguyên tắc thị trường. Do vậy, cần tiếp tục hoàn thiện các nguyên tắc, khuôn khổ
pháp lý để thúc đẩy TTCK phát triển một cách sâu, rộng theo hướng minh bạch, đồng bộ,
đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các nhà đầu tư và phù hợp với chuẩn mực quốc tế.

Cần sửa đổi Luật Chứng khoán trên cơ sở đồng bộ và thống nhất với các Luật liên quan
nhằm phát triển bền vững TTCK. Đồng thời ban hành đồng bộ các quy định mới về giao
dịch, công bố thông tin, niêm yết và đăng ký giao dịch. Bổ sung, hoàn thiện các cơ chế,
chính sách (bao gồm cả chính sách tài chính, chính sách thuế) theo hướng hỗ trợ các thị
trường bộ phận phát triển hiệu quả.

Hai là, tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các tổ chức tham gia thị
trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đối với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sử
dụng phương tiện truyền thông (báo chí, trang tin,…) đưa thông tin sai lệch, thông tin thiếu
đầy đủ, làm méo mó thông tin.

Cần nâng cao vai trò của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) trong việc quản lý
nhà nước về hoạt động chứng khoán và TTCK. UBCKNN phải có đủ thẩm quyền để thực
20
hiện có hiệu quả chức năng quản lý nhà nước về TTCK và xử lý những vấn đề có liên quan
đến chứng khoán và giao dịch chứng khoán.

Ba là, tăng cung hàng hóa cho thị trường, cải thiện chất lượng nguồn cung.

Tăng cường cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) gắn với niêm yết để tạo hàng
hóa có chất lượng cho TTCK. Khuyến khích các loại doanh nghiệp thực hiện IPO gắn với
niêm yết, đăng ký giao dịch trên TTCK; Phát triển các sản phẩm trái phiếu Chính phủ; Phát
triển các sản phẩm trái phiếu doanh nghiệp; Phát triển các sản phẩm chứng khoán phái sinh
và các sản phẩm khác.

Bốn là, phát triển và đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư. Phát triển mạnh các kênh cung cấp vốn
cả trong và ngoài nước cho thị trường, mở rộng hệ thống các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà
đầu tư có tổ chức; phát triển đầy đủ các định chế trung gian; đa dạng hóa các dịch vụ cung
cấp, đảm bảo đầy đủ các yếu tố cấu thành một thị trường vốn phát triển trong khu vực. Xây
dựng các quy định pháp lý nhằm phát triển loại hình quỹ thị trường tiền tệ; Đa dạng hóa
loại hình của quỹ đại chúng như quỹ của quỹ, quỹ ETF đòn bẩy,… Cần phát triển một số tổ
chức tạo lập thị trường là các công ty bảo hiểm, các quỹ hưu trí. Đây là những tổ chức có
năng lực tài chính mạnh, kinh doanh chuyên nghiệp, có khả năng liên kết cao,…

Năm là, xây dựng cơ chế phối hợp trong việc điều hành các chính sách có liên quan đến
TTCK. Các chính sách vĩ mô tác động mạnh đến TTCK là chính sách tài chính và chính
sách tiền tệ (CSTT). Do vậy, cần kiểm soát tốt lạm phát (CPI), đây là một trong những điều
kiện và tiền đề rất quan trọng để TTCK Việt Nam phát triển lành mạnh, hiệu quả và ổn
định. Kết hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa trong điều hành kinh tế vĩ
mô.

Sáu là, phát triển thị trường vốn theo hướng hiện đại, hoàn chỉnh về cấu trúc (bao gồm cổ
phiếu tập trung, thị trường quản lý OTC, thị trường trái phiếu vận hành theo thông lệ quốc
tế tốt nhất có khả năng liên kết với các thị trường khu vực và quốc tế).

Bảy là, hiện đại hóa hạ tầng, công nghệ thông tin và cải cách thủ tục hành chính cho TTCK.

21
Tăng cường đầu tư và áp dụng công nghệ thông tin để tổ chức giao dịch và quản lý giám sát
TTCK; Xây dựng hệ thống phần mềm ứng dụng lõi xử lý tập trung, đồng bộ hóa ứng dụng
và có khả năng quản lý; Xây dựng hệ thống đảm bảo an ninh, an toàn mạng. Bên cạnh đó,
cần xem xét loại bỏ các thủ tục hành chính, các loại giấy phép không cần thiết, nhưng cũng
đảm bảo yêu cầu của quản lý nhà nước để TTCK phát triển lành mạnh.

Tám là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững
TTCK. Tăng cường đào tạo đội ngũ quản lý, giám sát và tổ chức TTCK; tập trung đào tạo
những người tham gia hoạt động chứng khoản, các nhà đầu tư để họ có đủ năng lực, trình
độ quản lý cũng như hoạt động trên TTCK. Nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức nghề
nghiệp của nhân lực ngành Chứng khoán, trên cơ sở đó góp phần phát triển lành mạnh
TTCK.

22
KẾT LUẬN
Ngoài những phương án đã nêu trên, điều quan trọng nhất vẫn chính là trng mỗi con
người chúng ta nên có những cái nhìn khả quan hơn trong vấn nạn “Quấy rối tính
dục” không chỉ riêng những nơi công sở mà hiện hành bây giờ xuất hiện ở các
trường học, công viên,siêu thị,… rất nhiều nơi đều có thể xảy ra.

Ngoài ra, xã hội cũng cần phải lên tiếng nhiều hơn nữa về vấn đề này, để nó không
còn là “chuyện bình thường” mà những người trêu đùa thường nói và nên có những
mức án từ nhẹ đến nặng để có thể răn đe, ngăn chặn các tình trạng này để không còn
ai lo ngại khi tới cơ quan làm việc là một ám ảnh.

23
DANH MỤC THAM KHẢO
Theo báo Vietnamnet (2021).Quấy rối tình dục nơi công sở: Chỉ đùa thôi, làm gì mà
căng?. Tham khảo ngày 14/11/2021 tại

https://vietnamnet.vn/vn/doi-song/gia-dinh/quay-roi-tinh-duc-noi-cong-so-chi-dua-
thoi-lam-gi-ma-cang-757286.html

Theo ictnews (2021). Activision Blizzard bị nhấn chìm bởi bê bối tình dục nội bộ.
Tham khảo ngày 13/11/2021 tại

https://ictnews.vietnamnet.vn/game/activision-blizzard-bi-nhan-chim-boi-be-boi-
tinh-duc-noi-bo-292073.html

Theo IT info (2021.Vụ kiện và điều tra của Activision Blizzard đã giải thích.

Tham khảo ngày 13/11/2021 tại

https://br.atsit.in/vi/?p=133344

Theo Văn hóa EVN (2019). Làm gì để ngăn chặn quấy rối tình dục nơi công
sở.Tham khảo ngày 13/11/2021 tại

https://vanhoa.evn.com.vn/d6/news/Lam-gi-de-ngan-chan-nan-quay-roi-tinh-duc-
noi-cong-so-0-120-22291.aspx

Theo báo Vnexpress(2020).Quấy rối tình dục.Tham khảo ngày 14/11/2021 tại

https://vnexpress.net/quay-roi-tinh-duc-4062033.html

24

You might also like