You are on page 1of 8

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ


GIÁO ÁN
VI SINH 1
Bài 2: CÁCH PHA CHẾ VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ MÔI TRƯỜNG NUÔI CẤY VI
KHUẨN
Giảng viên: Nguyễn Huỳnh Kim Ngân
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY VI SINH 1
Tên bài giảng: Cách pha chế và sử dụng một số môi trường nuôi cấy vi khuẩn
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
*KIẾN THỨC:
- Hiểu rõ được vai trò của từng thành phần trong môi trường cấy đối với sự tăng trưởng
của vi khuẩn.
- Nhận diện được hình dạng, màu sắc các loại khúm khuẩn mọc trên từng loại môi trường
nuôi cấy và sự biến đổi của môi trường khi có vi khuẩn mọc.
- Biết cách chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu; biết cách pha chế và bảo quản thành công
các loại môi trường nuôi cấy thông dụng.
* KỸ NĂNG:
- Quan sát, suy luận.
- Pha chế được các môi trường nuôi cấy vi khuẩn thông thường.
* THÁI ĐỘ:
- Ý thức tự học, thái độ cẩn thận, tỉ mỉ, nghiêm túc khi học.
- Vận dụng và liên hệ được các kiến thức vi sinh vào việc học tập và nghiên cứu.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Máy chiếu và bài giảng để phục vụ cho việc nắm vững kiến thức của sinh viên.
- Phòng học trang bị micro, loa, bảng, phấn phục vụ cho việc giảng dạy.
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Hỏi đáp tìm tòi
- Diễn giảng
- Chốt kiến thức bằng câu đố
IV. TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG:
- Cách pha chế và sử dụng một số môi trường nuôi cấy vi khuẩn thông dụng
V. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
BƯỚC 1: Ổn định lớp (2 – 3 phút)
- Lớp trưởng báo cáo sỉ số lớp
- Hỏi tình hình lớp về việc soạn bài, chuẩn bị bài mới. Lớp trưởng có chuẩn bị đầy
đủ bảng, phấn, máy chiếu không?
- Kiểm tra đèn, quạt và vệ sinh của lớp học.
BƯỚC 2: Kiểm tra bài cũ “Các phương pháp nhuộm thông thường” (5 phút)
a. Quy trình nhuộm Gram cần bao nhiêu loại thuốc nhuộm? Nêu quy trình và cách đọc
kết quả.
→ Trả lời: Quy trình nhuộm gram cần 4 loại thuốc nhuộm: Crystal violet, lugol, cồn
tuyệt đối, Safranin.
Quy trình nhuộm Gram:
Bước 1: Làm phiến phết vi khuẩn.
Bước 2: Phủ dung dịch Crystal violet lên phiến phết vi khuẩn 45 giây. Rửa dưới vòi nước
chảy nhẹ.
Bước 3: Phủ dung dịch lugol lên phiến phết 30 giây. Rửa dưới vòi nước chảy nhẹ.
Bước 4: Phủ cồn tuyệt đối trong 5 giây. Rửa dưới vòi nước chảy nhẹ.
Bước 5: Phủ dung dịch Safranin 30 giây. Rửa dưới vòi nước chảy nhẹ.
Bước 6: Để khô lame và soi vi khuẩn với vật kính dầu 100x
Đọc kết quả nhuộm Gram: Hình dạng (hình cầu, hình que,…), màu sắc (Xanh tím (Gram
dương), Đỏ hồng (Gram âm)), cách sắp xếp (đơn, đôi, ba, chùm, chuỗi,….) → Kết luận:
Cầu khuẩn hay Trực khuẩn, bắt màu Gram dương hay Gram âm.
b. Dùng phương pháp nhuộm nào để nhuộm vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis?
Tại sao?
→ Dùng phương pháp nhuộm Kháng acid để nhuộm Mycobacterium tuberculosis. Do
cấu trúc thành tế bào của vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis có lớp lipid nên khó bắt
màu các phương pháp nhuộm thông thường , nhưng nếu dùng thuốc nhuộm carbon
fuchsin và hơ nóng vi khuẩn sẽ dễ bắt màu hơn.
BƯỚC 3: Giảng bài mới (35’)
Cấu trúc Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của SV
1. Mở bài Môi trường là nguồn dinh Tại sao cần môi trường → Vì môi trường là
dưỡng dùng để nuôi cấy, trong nuôi cấy vi khuẩn? nguồn dinh dưỡng
phân lập, tăng sinh và dùng để nuôi cấy,
định danh vi khuẩn. phân lập, tăng sinh và
Để đáp ứng những yêu định danh vi khuẩn
cầu đó, môi trường nuôi Môi trường nuôi cấy cần → Phải có nguồn
cấy phải hội đủ các tính có những yêu cầu gì dinh dưỡng cần thiết
chất: cho sự phát triển của
+ Chứa đầy đủ các loại vi khuẩn: nito,
chất dinh dưỡng cần thiết: carbon, protid, muối,
nito, carbon, protid, acid …
amin, muối khoáng,
nguyên tố vi lượng, yếu tố
tăng trưởng
+ Điều kiện hóa lý thuận
lợi: độ ẩm, nhiệt độ, pH,
áp lực thẩm thấu.
2. Phát I. Các thành phần trong Các môi trường nuôi cấy → Các loại đường
triển bài môi trường nuôi cấy thường có các thành phần (Glucose, lactose,…),
Tìm hiểu về công thức nào? muối, agar, pepton,…
của môi trường nuôi cấy
Peptone, sản phẩm thủy
phân protein, acid amin
(nước hầm infusion, cao
extract các loại…)
→ Nguồn cung cấp
carbon, nito cho vi khuẩn
(Carbon source –
Nitrogen source)
Đường glucose, lactose và
một số chất khác
→ Nguồn năng lượng
(Energy source)
Máu, huyết thanh, trích
tinh nấm men, vitamin,
PAB
→ Cung cấp yếu tố tăng
trưởng (Growth factor)
chất dinh dưỡng
NaCl, phosphate, acetate,
citrate
→ Giữ áp lực thẩm thấu,
muối đệm ổn định pH
Phosphate, sulfate,
magesium, calcium, sắt
→ Muối khoáng và các
chất vi lượng
Kháng sinh, phẩm nhuộm,
hóa chất khác…
→ Chất ức chế chọn lọc,
phân biệt
Phenol red, neutral red,
brom thymol blue
→ Chỉ thị màu
Agar, albumin, alginate,
gelatin
→ Chất tạo pha rắn, làm
nền cho vi khuẩn mọc
Nước thêm vào khi pha
chế
→ Dung môi hòa tan và
tạo độ ẩm’
II. Phân loại môi trường Phân loại trong môi → Một số phân loại
nuôi cấy vi khuẩn trường nuôi cấy như thế môi trường thường
nào? gặp
- Theo thành phần
môi trường
- Theo trạng thái vật

- Theo dạng thành
phẩm
- Theo đặc điểm dinh
dưỡng và công dụng
của môi trường
Có rất nhiều loại môi
trường nuôi cấy vi khuẩn.
Một số loại thường dùng
được sắp xếp và phân chia
theo các tiêu chí khác
nhau:
- Theo thành phần môi
trường:
→ Môi trường nuôi cấy
tự nhiên: Tách chiết từ
nguồn thiên nhiên, chứa
các chất hữu cơ khác nhau
không biết rõ thành phần
hóa học vì vậy còn được
gọi là môi trường không
xác định về mặt hóa học.
Môi trường tự nhiên chứa
dịch chiết thịt bò, hoặc
dịch chiết nấm men. Vì
dụ: môi trường mạch nha,
môi trường LB, môi
trường cao thịt Pepton
Môi trường nuôi cấy tổng
hợp: Đây là loại môi
trường biết rõ về các
thành hóa học nên còn
được gọi là môi trường
xác định. Môi trường
chứa các dung dịch pha
loãng của hóa chất tinh
khiết, không có nấm men,
động vật hoặc mô thực
vật, thường được sử dụng
cho các mục đích nghiên
cứu.Ví dụ: Môi trường
Gause
Môi trường bán tổng hợp:
Môi trường tự nhiên như
một số thành phần hóa
học đã được xác định rõ.
- Trạng thái vật lý: Đặc,
bán đặc, lỏng
→ Môi trường đặc:
Những môi trường có bổ
sung thêm thạch (Agar –
Agar) hay silica gel
Môi trường bán đặc:
Những môi trường chỉ
chứa một lượng nhỏ thạch
(từ 0,2 – 0,7% ), được sử
dụng để quan sát khả
năng di chuyển và hoạt
động của các vi sinh vật.
Môi trường lỏng: Những
môi trường không bổ
sung các chất làm đông
đặc, tồn tại ở dạng lỏng,
- Dạng thành phẩm: thạch
đứng, thạch nghiêng,
thạch nghiêng sâu, canh
cấy lỏng, hộp thạch petri
- Đặc điểm dinh dưỡng và
công dụng của môi
trường: chia thành 7 nhóm
→ Môi trường dinh
dưỡng căn bản
→ Môi trường bổ
→ Môi trường chuyên
chở
→ Môi trường phong phú
→ Môi trường chọn lọc –
phân biệt
→ Môi trường định danh
hay môi trường sinh hóa
→ Môi trường lưu giữ
chủng giống vi khuẩn
III. Quy trình chung trong Các bước pha chế môi
pha chế các loại môi trường gồm:
trường - Cân đong từng thành
phần theo công thức; hoặc
các môi trường đã thành
phẩm cân theo tỉ lệ trên
hướng dẫn sử dụng rồi
thêm nước cất ứng với thể
tích cần pha.
- Đun cho tan hỗn hợp
đến khi không thấy hạt
bột còn đọng trên đũa
khuấy
- Điều chỉnh đúng pH yêu
cầu bằng NaOH.N, HCl.N
hay NaOH 10%, HCl
10% nếu cần.
- Ghi rõ tên loại môi
trường lên các vật chứa:
bình cầu, ống nghiệm,…
để tránh nhầm lẫn
- Phân phối ra ống
nghiệm trước, autoclave
sau; hoặc autoclave khử
khuẩn môi trường trước,
rồi phân phối vào ông
nghiệm hoặc đĩa Petri vô
khuẩn
- Có những môi trường
không yêu cầu autoclave
nên phải đọc kỹ hướng
dẫn sử dụng trước khi đổ
môi trường.
- Đối với các ống thạch
nghiêng và thạch sâu, giữ
đúng độ nghiêng cần thiết
để sau khi nguội đặc, môi
trường có đúng dạng như
mong muốn
- Với môi trường đổ hộp
Petri, cần ủ 37⁰C để làm
ráo mặt thạch và kiểm tra
ngoại nhiễm.
- Lưu trữ môi trường đã
pha chế, nếu là ống
nghiệm phải vặn nút chặt,
nếu là hộp Petri giữ trong
ngăn mát tủ lạnh, nên gói
kín trong bao nylon để giữ
lâu môi trường không bị
khô.
IV. Đặc điểm và cách pha 1.
chế một số loại môi
trường thông dụng

You might also like