You are on page 1of 3

Đọc văn

SÓNG
<Xuân Quỳnh>
I. Tìm hiểu chung
1. Về tác giả Xuân Quỳnh:
- Cuộc đời bất hạnh, thiếu thốn tình thương (mồ côi mẹ từ nhỏ, trải qua sự đổ
vỡ của cuộc hôn nhân đầu tiên), luôn khao khát tình yêu thương.
- Đặc điểm thơ: tiếng lòng của người phụ nữ chân thành, đằm thắm, giàu yêu
thương, nhiều trắc ẩn, luôn khao khát đến da diết hạnh phúc bình dị của đời
thường (thơ in đậm vẻ đẹp nữ tính).
2. Về bài thơ “Sóng”:
a. Hoàn cảnh ra đời - xuất xứ:
- Viết năm 1967, trong chuyến đi thực tế về biển Diêm Điền (Thái Bình).
- In trong tập “Hoa dọc chiến hào” (1968)
b. Đề tài - chủ đề:
- Đề tài: Tình yêu đôi lứa
- Chủ đề: Mượn hình tượng sóng để thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ
khi đang yêu.
c. Hình tượng - kết cấu:
- Hình tượng thơ: xuyên suốt và bao trùm trong bài thơ là “sóng”.
+ nghĩa tả thực: sóng nước (sóng biển)
+ Ẩn dụ/tượng trưng: sóng lòng (tâm hồn của người phụ nữ khi yêu)
-> hình tượng nghệ thuật độc đáo, sinh động, giàu sức gợi.
- Kết cấu: song hành, quấn quýt, đan cài giữa “sóng” và “em”, có lúc phân tách
để soi chiếu những điểm tương đồng, có lúc hòa nhập tạo sự âm vang cộng
hưởng
-> thế giới nội tâm phức tạp của người phụ nữ khi đang yêu.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Khổ 1,2: vẻ đẹp nữ tính và khát vọng muôn thuở của con người trong TY
a. Khổ 1:
- Hai câu đầu: Đặc tính của sóng
+ 2 cặp tính từ đối lập (dữ dội, ồn ào><dịu êm, lặng lẽ): trạng thái biến thiên
phức tạp, khó lường của sóng.
+ quan hệ từ “liệt kê”: nhấn mạnh bản chất muôn đời xao động, khó đoán định,
luôn biến đổi của sóng.
-> thế giới nội tâm phức tạp, phong phú của người phụ nữ khi đang yêu (nét nữ
tính)
- Hai câu cuối: hành trình của sóng
+ rời sông (giới hạn)ra bể (vô hạn): khát vọng tìm kiếm tình yêu lớn lao đích
thực, để tìm sự thấu hiểu, giao hòa.
+ “tận”: nhấn mạnh khoảng cách địa lí vời vợi xa xôi, tô đậm khát khao da diết,
mãnh liệt của người phụ nữ trong hành trình chủ động đi tìm Ty của đời mình
(vẻ đẹp táo bạo, hiện đại)
-> khát vọng đi tìm TY đích thực.
b. Khổ 2: Quy luật muôn thuở của nhân loại về TY
- Quy luật muôn đời của sóng: xưa, sau đều bất biến về bản chất (luôn xao
động, luôn vươn mình ra biển rộng).
- Khẳng định khát vọng - chân lý trong cuộc đời con người: khao khát yêu và
được sống trong tình yêu, đặc biệt là tuổi trẻ.
2. Khổ 3, 4: Nỗi băn khoăn về cội nguồn của TY
- Hình ảnh thiên nhiên: muôn trùng sóng bể -> không gian mênh mông bát
ngát, kì vĩ tráng lệ -> giống như khát vọng đi tìm cội nguồn tình yêu trong em
(TY hóa lớn lao).
- Nỗi băn khoăn của “em”:
+ điệp ngữ “em nghĩ” (2 lần): những cơn sóng lòng cồn cào trong trái tim em,
“em” cố dùng lí trí để cắt nghĩa các hiện tượng tự nhiên và câu chuyện TY của
trái tim mình.
+ Điệp CHTT: Từ nơi nào sóng lên?; Gió bắt đầu từ đâu?; “Khi nào ta yêu
nhau?” -> âm hưởng khắc khoải, dồn dập; tô đậm được nỗi trăn trở về nơi khởi
nguồn của các hiện tượng tự nhiên, cội nguồn của TY đôi lứa.
=> cũng giống như sóng, gió, TY đến tự nhiên, bí ẩn, diệu kì, lí trí không làm
sao lí giải được.
3. Khổ 5: Nỗi nhớ nhung đậm sâu
- Hình tượng “con sóng”trở tới trở lui -> nhịp vỗ đập miên man bất tận của
sóng biển, cái xao động, xao xuyến trong lòng người.
- Đối lập: dưới lòng sâu>< trên mặt nước, ngày ><đêm, kết hợp với phép ẩn dụ
so sánh “sóng nhớ bờ/không ngủ được” -> khơi sâu nỗi nhớ nhung da diết, cồn
cào, nhớ đến thẫn thờ ngẩn ngơ.
- Dung lượng khổ thơ dài bất thường (6 dòng): hình ảnh sóng tràn bờ cho thỏa
nỗi nhớ mong/ nỗi nhớ dâng cao chất ngất, đòi hỏi XQ tự bộc lộ, tự giãi bày
một cách trực tiếp, chân thành, nồng nàn, say đắm.
=> nỗi nhớ trong TY, thường trực cả trong ý thức lẫn trong tiềm thức.
4. Khổ 6, 7: Sự thủy chung và niềm tin trong TY
a. Khổ 6: TY thủy chung
- Thủ pháp đối lập: xuôi><ngược, bắc><nam
- cách nói trái ngược với lẽ thường (xuôi nam ngược bắc ><xuôi bắc ngược
nam)
-> nhấn mạnh những bất trắc, gập ghềnh, chông gai cũng như sự vô thường của
cuộc đời; thể hiện cái tôi nhạy cảm, giàu trắc ẩn, luôn ý thức sự phức tạp khó
đoán định của cuộc đời.
- Đối lập về ý giữa hai câu trên với hai câu dưới: cuộc đời xuôi ngược trập
trùng><lòng em chỉ có duy nhất một phương - hướng về Anh!
-> khẳng định sự thủy chung, son sắt của “em” trong tình yêu.
=> vẻ đẹp nữ tính (hay lo, hay nghĩ, dự cảm, lo âu) và phẩm chất truyền thống
cao đẹp (sự thủy chung) của người phụ nữ trong TY.
b. Khổ 7: Niềm tin
- Em soi chiếu vào sóng để làm nổi bật điểm tương đồng:
+ trăm ngàn con sóng sẽ luôn đến được bờ dù muôn vời cách trở.
+ em luôn có niềm tin bất diệt vào tình yêu.
-> niềm tin mãnh liệt vào tình yêu.

You might also like